Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, những năm gần đây, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta đã từng bước chuyển sang nền KTTT như là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển. Trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực king tế Nhà nước đã bộc lộ đầy đủ nhũng yếu kém và lâm vào tình trạng sa sút, khủng hoảng.
Để cơ cấu lại sở hữu Nhà nướcvà cải cách khu vực kinh tế Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của nó, vấn đề CPH DNNN đã và đang được đặt ra một cách cơ bản cả về lý luận và thực tiễn. Sự trình bày khái quát trên đây về những vấn đề của CPH các DNNN, với mục đích đóng góp một phần nhỏ trong công cuộc CPH DNNN đang được chính phủ tiến hành trong một số năm qua. Tuy nhiên, do việc CPH doanh nghiệp ở nước ta đang trong giai đoạn thí điểm nên thiết nghĩ còn nhiều vấn đề phải được các cấp, các nghành nghiên cứu để góp phần vào việc thúc đẩy quá trình CPH đạt được kết quả mong muốn.
20 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận thức, quan điểm lý luận và giải pháp trong qui trình sử lý các vấn dề kinh tế – kỹ thuật – nghiệp vụ liên quan đến tiến trình CPH.
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu CPH một bộ phận DNNN nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát về quá trình CPH - tư nhân hóa ở các nước trên thế giới đến việc phân tích thực trạng khu vực kinh tế quốc doanh nhằm đánh giá quá trình thực hiện CPH ở Việt Nam, tiếp đó nêu ra một số giải pháp và kiến nghị để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại gây chậm trễ cho tiến trình CPH.
Tuy nhiên do lần đầu làm quen với công việc nghiên cứu nên không tránh khỏi những sai sót, Em rất mong được sự hương dẫn, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Chương I
Lý luận về Cổ PHần hoá DNNN
Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần trong CNTB.
Như chúng ta đã biết, sự hình thành nền kinh tế hàng hoá dựa trên 2 điều kiện: sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. KTTT là sự phát triển ở trình độ cao của kinh tế hàng hoá với sự ra đời của hệ thống Ngân hàng, thị trường tài chính và công ty cổ phần. Các hình thức kinh tế này, trước hết là sản phẩm của sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhưng đều có chung một cội nguồn ở sự phát triển xã hội hoá sở hữu tư nhân. Để xác định cơ sở khoa học nhằm định hướng cho quá trình chuyển đổi các DNNN thành công ty cổ phần trong nền KTTT của nước ta hiện nay, chúng ta hãy cùng điểm qua vài nét về sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần trong CNTB.
Hình thái sơ khai của công ty cổ phần là doanh nghiệp có một chủ sở hữu tư nhân độc lập. Đây là hình thái phổ biến thống trị trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ và trong giai đoạn đầu của CNTB tự do cạnh tranh. ở đó, sở hữu của người chủ tư nhân được duy trì và phát triển bằng lao động của bản thân hoặc thuê mướn với vốn liếng sẵn có và sự tính toán của người chủ sở hữu trên cơ sở những đòi hỏi của thị trường. Phương thức này có đặc điểm người sở hữu đồng thời là người lao động và người đó chỉ có thể làm giàu bằng lao động của chính mình. Do vậy, sự phát triển sản xuất rất chậm chạp, qui mô mở rộng từ từ tuỳ theo sự phát triển của thị trường của từng địa phương và khu vực.
Hình thức kinh doanh 1 chủ ngày càng phát triển theo những qui luật kinh tế nội tại của nền sản xuất TBCN thì qui mô tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn. Với mục đích kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, bị chi phối bởi cạnh tranh vàđộc quyền, quá trình phát triển đã làm cho các tư bản nhỏ lần lượt bị đánh bại và bị thu hút vào các tư bản lớn. Do đó, hình thái kinh doanh 1 chủ dần nhường chỗ cho các hình thức kinh doanh chung vốn lần lượt ra đời.
Xét về mặt lịch sử, hình thành kinh doanh chung vốn là bước tiến hoá trong chế độ tín dụng từ phương thức kinh doanh chủ yếu dựa vào vay mượn sang hình thức kinh doanh dựa vào góp vốn. Vì vậy, xét về mặt sở hữu hình thái kinh doanh này là điểm xuất phát của hình thái công ty cổ phần với tư cách là sự chung vốn của nhiều người cùng tham gia kinh doanh, cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Hình thái này có 2 loại hình chủ yếu:
+ Hình thái kinh doanh hợp tác xã của những người sản xuất hàng hoá nhỏ nhằm chống lại quá trình tan rã và phá sản của họ trước phương thức kinh doanh TBCN.
+ Hình thái công ty chung vốn của các nhà tư bản với 3 hình thức chủ yếu là công ty dân sự, công ty hợp danh và công ty hợp tư đơn giản.
Công ty cổ phần ra đời đánh dấu sự chuyển hướng nền kinh tế từ trạng thái vay mượn chủ yếu qua ngân hàng hoặc vhung vốn sang huy động vốn trên thị trường tài chính. Có thể thấy rằng, công ty cổ phần ra đời mang những đặc điểm mới cho phép nó thích ứng với những đòi hỏi của sự phát triển nền KTTT hiện đại mà những hình thái khác không thể đáp ứng được. Chúng ta có thể nêu ra một số đặc điểm chủ yếu sau:
+ Công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân và cổ đông chỉ có trách nhiệm trong phần vốn góp của mình. Điều này cho phép công ty có tư cách pháp lý đầy đủ để huy động những lượng vốn lớn lớn nằm rải rác trong các cá nhân trong xã hội .
+ Cơ cấu tổ chức trong công ty cổ phần đã thực hiện việc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh, tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu giữa 1 bên là đông đảo công chúng mua cổ phần và một bên là đội ngũ các nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các công cuộc kinh doanh qui mô lớn.
+ Các cổ phiếu và trái phiếu của các công ty cổ phần được chuyển nhượng dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Điều này tạo nên sự di chuyển linh hoạt các luồng vốn xã hội theo các nhu cầu và cơ hội đầu tư đa dạng của các công ty và công chúng.
Như vậy nhờ vai trò và sự ưu việt của công ty cổ phần trong nền KTTT mà nó được coi là con đường hữu hiện chất để cải tạo các DNNN đồng thời vẫn giữ được vai trò của khu vực kinh tế nhà nước bằng cách di chuyển linh hoạt các nguồn vốn cổ phần của mình vào các công ty cổ phần ở các lĩnh vực cần thiết có sự kiểm soát và điều tiết của nhà nước.
Tóm lại, trải qua thời kỳ lịch sử phát triển lâu dài từ hình thái sơ khai là doanh nghiệp 1 chủ rồi đến hình thái kinh doanh chung vốn và cuối cùng là công ty cổ phần, công ty cổ phần đã thực sự trở thành 1 phát minh quan trọng trong lịch sử phát triển các hình thái kinh doanh nghiệp kể từ cuộc cách mạng trong công nghiệp của TBCN chứ không đơn thuần chỉ là sản phẩm thụ động của sự phát triển nền KTTT.
Cổ PHần hoá là gì?
Qua CPH hình thức sở hữu tại doanh nghiệp đã chuyển sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữ hỗn hợp, và chính từ đây dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động của công ty. DNNN sau khi CPH sẽ chở thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp.
Việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu cho phép thực hiện triệt để những nguyên tắc quản lý kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng tự quản lý trong sản xuất kinh doanh, nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như óc sáng tạo của người lao động và người lãnh đạo.
mục tiêu của CPH
Với mục tiêu của CPH DNNN là huy động vốn của toàn xã hội để đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, tạo động lực bên trong thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng tài sản và làm thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, thì CPH đang đựơ coi là nhu cầu cấp bách của cải cách DNNN cần tiến hành liên tục, có hiệu quả.
Khu vực kinh tế nhà nước và quá trình CPH các DNNN.
Kinh tế nhà nước ( hay kinh tế quốc doanh) được hiểu là khu vực kinh tế bao gồm những doanh nghiệp do nhà nước nắm toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Kinh tế nhà nước có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và có tác dụng quan trọng và thiết thực trong cơ cấu kinh tế mỗi nước. Tuy nhiên, tuỳ theo chủ trương, chính sách và điều kiện cụ thể của mỗi nước mà khu vực kinh tế nhà nước có phạm vi và mức độ hoạt động khác nhau.
Đối với các nước đang phát triển, dựa vào học thuyết kinh tế chỉ huy và kế hoạch hoá tập trung đã vận dụng học thuyết Mác – Lênin để thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất mà nhà nước là đại diện, coi đó là nền tảng kinh tế để xoá bỏ sự phân hoá giàu nghèo và bất công trong xã hội do KTTT và chế độ tư hữu gây ra, xây dựng 1 xã hội công bằng do nhân dân lao động làm chủ.
Đối với các nước đang phát triển, sau khi thoát khỏi chế độ thực dân kiểu cũ và giành được độc lập về chính trị thì sự can thiệp trực tiếp của nhà nước thông qua quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế của tư bản nước ngoài và xây dựng các cơ sở công nghiệp quốc doanh trở nên rất phổ biến.
Như vậy, dù phát triển theo hướng nào mõi nước đều có khu vực kinh tế nhà nước. Sự khác nhau chủ yếu là ở mức độ chiếm giữ của sở hữu nhà nước. Sự khác nhau chủ yếu là ở mức độ chiếm giữ của sở hữu nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực cũng như mục tiêu và cách thức hoạt động của các DNNN ở mỗi mước.
Bắt đầu từ cuối những năm 70 đến nay, xu hướng phổ biến trên thế giới là đánh giá lại vai trò và hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước khi gắn quan điểm tài chính như một tiêu chuẩn quan trọng trong việc đo lường kết quả hoạt động chung của các DNNN. Do đó, các nước đều nhận thấy rằng hầu hết các DNNN đều hoạt động thiếu hiệu quả do sự điều tiết trực tiếp của nhà nước trên các quyết định liên quan đến quyền sở hữu của mình. Sự hoạt động thiếu hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước dẫn đến thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài kéo dài ở nhiều nước do các khoản trợ cấp bù lỗ, cho vay với lãi suất ưu đãi ngày càng tăng. Đồng thời với quá trình sắp xếp và chấn chỉnh lại khu vực kinh tế nhà nước, sự thay đổi tư duy của các hoạch định chính sách ở các quốc gia về vai trò điều tiết của nhà nước trong nền KTTT đã cho phép các nước đặt vấn đề CPH các DNNN như 1 bộ phận trong chiến lược tăng trưởng mới nhằm khai thác các động lực kinh tế tư nhân và KTTT.
Trong việc xác định các mục tiêu để tiến hành CPH các DNNN các nước đều tiến hành với 2 mục tiêu cơ bản sau:
1.Nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN
2. Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước
Ngoài 2 mục tiêu cơ bản và trực tiếp trên, tuỳ theo điều kiện của mỗi nước mà các mục tiêu CPH được bổ xung thêm. Đối với cá nước tư bản phát triển không còn cần thiết nữa.
3. Thu hút các nhà đầu tư vào các ngành trước đây nhà nướcđộc quyền nhưng xét thấy không cần thiết nữa.
4. Tạo điều kiện cho nhà nước tập trung vào các ngành then chốt, tạo cơ sở cho sự tăng trưởng mới.
5. Thực hiện phân phối có lợi cho các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, tạo sự ổn định về mặt xã hội.
Đối với các nước đang phát triển, nhìn chung điều đề cập đến 5 mục tiêu trên và còn bổ xung thêm 1 số mục tiêu có tính đặc thù.
6. Giảm gánh nặng nợ nước ngoài
7. Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước
8. Xây dựng và phát triển thị trường tài chính trong nước. Về phương pháp cồ phần hoá, thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới gồm 3 hình thức sau:
+ Bán cổ phần cho công chúng
+ Bán cổ phần cho tư nhân
+ Nhân viên người quản lý và các công nhân mua lại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tuỳ điều kiện mỗi nước mà kết hợp sử dụng phương pháp nào cho hợp lý.
5. CPH ở Việt Nam là sự lựa chọn tất yếu
Do đặc điểm nước ta vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp nên những ảnh hưởng của nó vẫn tồn tại ở đại bộ phận các doanh nghiệp. Vì thế, khi chuyển sang cơ chế mới các DNNN thường làm ăn kém hiệu quả, không có lãi. Lúc đó nhà nước buộc phải có chính sách tài trợ, bao cấp. Tài trợ là một sách lược luôn luôn cần thiết nhằm đảm bảo cho các DNNN hoạt động tốt theo chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ. Còn bao cấp là một việc không đáng làm, nó chỉ làm cho các doanh nghiệp ngày càng ỷ lại, thiếu tinh thần trách nhiệm mà Nhà nước lại phải bù lỗ. Trong điều kiện ngân sách luôn thiếu hụt thì đây thực sự là môt gánh nặng nếu doanh nghiệp này thực ra không cần phải duy trì hình thức quốc doanh. Theo báo cáo của ban đổi mới doanh nghiệp Trung Ương, năm 1996 tổng số nợ là 174.797 tỷ đồng, năm 1999 lên tới 199.060 tỷ dồng. Trong đó nợ phải trả là 126.366 tỷ đồng và nợ phải thu là 72.644 tỷ đồng. So với tổng số vốn toàn bộ doanh nghiệp, số nợ phải thu chiếm tới 62 % và số nợ phải trả là 109%, trong khi khả năng thanh toán rất thấp, nợ quá hạn hoặc khó đòi chiếm tỷ lệ không nhỏ đang là gánh nặng đối với nhiều DNNN. Ngoài phần vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm các doanh nghiệp còn phải vay tới 85% vốn Nhà nước với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên vẫn có một ít DNNN làm ăn có hiệu quả, phát triển được nhưng tốc độ tăng trưởng không đều giữa các ngành và chưa tạo ra sự liên kết phát triển bền vững.
Hiện nay cả nước có khoảng 5280 doanh nghiệp, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có 22 tỷ đồng( khoảng 1,4 triệu USD), trong đó số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng ( khoảng 300 nghìn USD) chiếm tới 65,45%, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng (trên 650 nghìn USD) chỉ chiếm 21%. Đặc biệt số doanh nghiệp do địa phương trực tiếp quản lý qui mô còn nhỏ bé hơn nhiều, trong đó số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng ( khoảng 65 nghìn USD) còn chiếm hơn 30 %. Nhiều doanh nghiệp cùng loại thì hoạt động trung tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp quản lý và trên cùng 1 địa bàn tạo ra sự cạnh tranh không đáng có. Do dàn trải về ngành nghề từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ, manh mún về vốn trong khi vốn đầu tư của Nhà nước rất hạn chế đã gây chi phối xé lẻ các nguồn lực không tập trung được cho những lĩnh vực then chốt.
Thiếu vốn cũng là nguyên nhân làm cho công nghệ của chúng ta không được cải thiện, sản phẩm làm ra thường kém chất lượng, giá cả lại cao dẫn đến năng lực cạnh tranh kém, bị thua thiệt trong hội nhập về kinh tế thế giới. Các máy móc, thiết bị được trang bị thường nhập với các chủng loại và thế hệ rất khác nhau. Theo kết quả khảo sát của Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường thì dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50 %, có tới 38% ở dạng phải thanh lý. Do nhiều lý do khác nhau không ít trường hợp chúng ta nhập khẩu những máy móc không đúng tiêu chuẩn và qui cách
Hơn nữa, việc đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT, công nhân lành nghề chưa được chú trọng hoặc chưa phù hợp với xu thế phát triển, chưa có những ràng buộc về mặt lợi ích để người lao động phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là tình trạng tham nhũng, lãng phí.... rất khó kiểm soát đang là những nhân tố làm khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động kém hiệu quả.
Bên cạnh những khó khăn chủ quan xuất phát từ nội bộ nền kinh tế, các tác động tiêu cực do hội nhập kinh tế thế giới mang lại như cuộc khủng hoảng Tài chính – Tiền tệ khu vực gần đây đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy tính cấp bách phải nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển đất nước một cách ổn định vững chắc trong tương lai lâu dài.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc này Nghị quyết Hội nghị Trung Ương IV( khoá VIII) của Đảng đã dành một phần quan trọng cho mục tiêu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các DNNN, phấn đấu đưa chúng thực sự trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm nòng cốt để thực hiện thành công tiến trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới. Tiếp theo, Chính phủ đã có chỉ thị số 20/TTG ngày 20/4/1998, trong đó đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện và quyết tâm thông qua đợt sắp xếp này để hình thành một cơ cấu doanh nghiệp hợp lý mạnh mẽ được quản lý tốt. CPH là 1 trong 4 nội dung quan trọng của quá trình đổi mới sắp xếp ( bao gồm: Đổi mới cơ chế quản lý DNNN, tổ chức lại, củng cố và hoàn thiện Tổng công ty Nhà nước, CPH DNNN và áp dụng các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê những DNNN có qui mô nhỏ.)
Chương II
Thực trạng Cổ PHần hoá
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam
1. Tiến trình CPH doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam
Sớm nhận thức được tầm quan trọng cũng như sự nan giải trong tiến trình thực hiện, chủ trương CPH một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Chính phủ đặt ra từ đầu những năm 1990 và chính thức triển khai từ giữa năm 1992 với những văn bản:
- Nghị quyết hội nghị lần 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 11/1991) đã ghi: “Chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành Công ty Cổ phần và thành lập một số Công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”.
- Nghị quyết của Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chỉ đạo của DNNN ( số NQ/TW) đã chỉ rõ: tuỳ loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho cán bộ công nhân viên... và bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp”.
- Thông báo số 63 TB/TW ngày 4/4/1991 của Bộ chính trị khẳng định tiếp tục triển khai tích cực và vững chắc CPH doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới.
- Nghị quyết kỳ họp số 10 Quốc hội khoá VIII ngày 26/12/1991 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991 -1995 đã ghi: “ Thí điểm về việc CPH một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rut ra một số kinh nghiệm và thêm nguồn vốn phát triển”.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc Hội , Chính phủ đã ban hành các văn bản
- Quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ) về tiếp tục chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần .
- Quyết định số 203/CT ngày 8/6/1992 chọn 7 doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ chỉ đạo thí điểm và giao nhiệm vụ cho mỗi bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn một đến hai doanh nghiệp thí điểm chuyển thành công ty cổ phần.
- Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm CPH doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước
- Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Nghị định số 25/Cp ngày 26/3/1997 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổ một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996.
- Chỉ thị số 658/TTg ngày 20/8/1997 cuảThủ tướng Chính phủ về thức đẩy chiển khai vững chắc CPH DNNN .
Thực hiện Quyết định số 202/CT, cac bộ ngành đã hương dẫn các DNNN đăng ký thực hiện trhí điểm chuyên sang công ty cổ phần . Trên cơ sở lố lượng DNNN đã đăng ký, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng( nay là Thủ tướng Chính phủ ) đã ra Quyết định số 203/CT ngày 8/6/1992 chọn 7 DNNN do chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành công ty cổ phần:
1.Nhà máy Xà phòng Việt nam (Bộ Công nghiệp)
2.Nhà máy Diêm Thống Nhất (Bộ Công nghiệp)
3.Xí Nghiệp nguyên vật liệu chế biến thức ăn gia súc Hà Nội (Bộ nông nghiệp).
4.Xí nghiệp chế biến gỗ lạng Long Bình (Bộ thương mại)
5.Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng (Bộ thương mại).
6.Xí nghiệp Dệt da may Legamex (TP.HCM).
7.Xí nghiệp sản xuất bao bì (TP.HN)
Sau một thời gian làm thử, 7 DNNN được Chính phủ chọn thí điểm đều xin rút, hoặc không đủ điều kiện để tiến hành CPH như Legamex, Nhà máy Xà phòng Việt Nam v..v...
Hơn 30 doanh nghiệp đã ký với Bộ Tài chính để thí điểm thực hiện CPH và 3 DNNN xin chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn theo chỉ thị số 84/TTg. Sau 4 năm thực hiện Quyết định 202/CT có 5 doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần :
1. Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển ( thuộc Bộ Giao Thông ).
2. Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (TP HCM)
3. Công ty Cổ phần Giầy Hiệp An (Bộ Công Nghiệp )
4. Công ty Cổ phầnChế biên hàng xuất khẩu Long An (Tỉnh Long An)
5.Công ty chế biên thức ăn gia súc (Bộ Nông nghiệp)
Trong đó, doanh nghiệp đi tiên phong trong chủ trương CPH là Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển (thuộc Tổng Công ty Hàng Hải), tiếp sau là Công ty Cổ phần cơ điện lạnh TPHCM. Hai công ty này đã hoàn thành việc CPH và chính thức hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 1/10/1993. Hai DNNN chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn là Công ty dịch vụ và Thương Mại tổng hợp quận Hồng Bàng(Hải phòng) và Công ty Gạch Bông Đức Tân (TPHCM).
Sau vài năm thực hiện đã rút ra được một số kinh nghiệm để bổ xung và sửa đổi chế độ về CPH, 7/5/1996 Chính phủ đã ra nghị Quyết số 28/CP thay cho Nghị quyết số 202/CT với những quy định cụ thể rõ ràng hơn . Thực hiện Nghị định số 28/CP công tác CPH đã được quan tâm hơn, các ngành các cấp đã chiển khai về một số công việc sau:
Củng cố tổ chức, bổ sung thành viên vào Ban Chỉ đạo CPH, kiện toàn và thành lập Ban Chỉ đạo CPH ở địa phương .
Đến đầu năm 1998 có 36 tỉnh, thành phố, bộ, ngành và các Tổng Công ty 91 đã đăng ký hơn 200 doanh nghiệp thực hiện CPH chiếm 3% số DNNN.
Từ khi có Nghị định số 28/CP, đã thực hiện CPH được 13 doanh nghiệp, số doanh nghiệp đang tiến hành ở các bước xác định giá trị doanh nghiệp. Đầu năm 1998 có khoản 18 doanh nghiệp thực hiện CPH chuyển sang hoạt động theo Luật Công ty. Trong số 18 doanh nghiệp có 1 DNNN không lắm vững cổ phần là Công ty Đầu tư sản xuất và Thương Mại Hà Nội(Xí nghiệp Mộc). Còn lại 17 Công ty cổ phần, Nhà nước nắm ít nhất 18%, cao nhất 51 cổ phần công ty; Cổ đông do người lao động trong công ty chiếm 18-50%, cổ phẩn còn lại do cổ đông ngoài xã hội năm giữ. Hầu hết các công ty này sau khi chuyển sang Công ty Cổ phần đều kinh doanh phát triển, có tiến bộ về mọi mặt, Nhà nước và doanh nghiệp đều có lợi.
Sau một thời gian thí điểm rút ra một kinh nghiệm, tại Thông báo số 63/TB - TU ngày 4/4/1997, Bộ Chính trị đã tổng kết và cho ý kiến chỉ đạo tiếp tục triền khai vững chắc CPH DNNN. Ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/4998/NĐ/CP về “Chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần, kèm theo phụ lục danh mục các loại DNNN để lựa chọn CPH”. Theo phụ lục này chỉ có một số doanh nghiệp đặc biệt Nhà nước chưa CPH và một số doanh nghiệp quan trọng Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, còn lại cơ bản các DNNN khác đều chuyển thành Công ty Cổ phần.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nghị định số 44/CP có những điểm mới, thông thoát, với những quy định cụ thể, chặt chẽ sát với thực tế, giải quyết những băn khoăn thắc mắc của nhiều doanh nghiệp khi tiến hành CPH. Chẳng hạn như:
- Về đối tượng huy động vốn cổ phần không chỉ bó khung trong công nhân viên chức mà theo hướng mở rộng “ huy động vốn toàn xã hội”.
- Về nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị thực tế của tài sản doanh nghiệp trước khi tiến hành CPH Bộ tài chính đã có thông tư 104/1998/TT-BTC hướng dẫn cách tính toán cụ thể giá trị thực tế của tài sản doanh nghiệp và xác định lợi thế của doanh nghiệp qua tỷ xuất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân 3 năm trước khi CPH (chỉ tính tối đa 30% vào giá trị thực tế của doanh nghiệp).
- Về chính sách ưu đãi đối với người lao động khi DNNN chuyển sang Công ty Cổ phần được xác định tương đối cụ thể và thoả đáng: mỗi năm làm việc người lao động được mua tối đa 10 cổ phần với mức ưu đãi giảm 30% (tổng giá trị ưu đãi tập thể ngưòi lao động không vượt quá 20% tổng giá trị vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Riêng đối với DNNN có vốn tích luỹ trên 40% giá trị doanh nghiệp thì tổng giá trị ưu đãi cho tập thể người lao động không vượt quá 30% và trả dần trong vòng 10 năm không phải chịu lãi...
Có thể nói việc giải quyết quyền lợi của người lao động trong DNNN được CPH theo quy định của Nghị định 44/CP là tương đối hợp lý, hợp tình có tác dụng thu hút người lao động tham gia tích cực vào CPH DNNN.
2.Những thành tựu đạt được.
Tính đến giữa quý III năm 2000, cả nước đã có 415 DNNN được CPH, một số còn ít so với mục tiêu đặt ra. Theo dự kiến của Chính phủ thì cuối năm 2000 sẽ có khoảng 1.000 DNNN chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần. Kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở một số doanh nghiệp điển hình trước và sau khi CPH chứng tỏ rằng CPH là một chủ trương đúng. Mục tiêu của chủ trương này huy động thêm vốn, đổi mới phương thức quản lý để tăng hiệu quả kinh tế, tạo động lực cho phát triển, qua đó cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước. Đánh giá về thành công của chủ trương này ta hãy xem xét những mục tiêu đạt được:
- Về huy động vốn: theo tính toán của các nhà kinh tế, hiện nay còn một lượng vốn nhà rỗi khoảng 8 tỷ $. CPH chính là biện pháp có hiệu quả để huy động nguồn vốn này cho phát triển kinh tế nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất có hiệu quả. Thống kê 415 DNNN CPH có giá trị phần lớn vốn Nhà nước là 1.649 tỷ đồng qua CPH đã thu thêm được 1.432 tỷ đồng thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào. Đồng thời thông qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước đã thu lại 814 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và dùng vào việc giải quyết chính sách cho người lao động trong DNNN thực hiện CPH về số tuyệt đối thì đây chưa phải là lớn, nhưng về mặt tỷ lệ thì rất đáng kích lệ.
Phần vồn nhà nước tại các doanh nghiệp khi CPH được xác định lại, nhìn chung đều tăng lên từ 10 -15% so với giá trị ghi trên sổ sách. Như vậy, khi thực hiện CPH, vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH không mất đi mà tăng lên.
Tuy nhiên, số lượng 415 DNNN cổ phần mới chỉ chiếm 7% tổng số DNNN hiện có, Số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH so với tổng số vốn Nhà nước tại các DNNN hiện nay chỉ chiếm 1%. Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp và Nhà nước CPH còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa có tác động đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn cuả khu vực DNNN.
- Về đổi mới phương thức quản lý kinh tế và hiệu quả sản xuất kinh doanh: Trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Hội đồng Quản trị và cao hơn là Đại hội Cổ đông điều hành nên hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường xuyên được giám sát. Lợi ích của doanh nghiệp được gắn chặt với lợi ích của cổ đông nên người lao động trong doanh nghiệp là những chủ nhân thực sự. Cũng thông qua Đại hội Cổ đông và Hội đồng Quản trị trí tuệ tập thể đã được phát huy, nhờ đó mà phương thức quản lý kinh tế không ngừng được đổi mới cho phù hợp với tình hình biến động của nền kinh tế xã hội.
-Về doanh thu : Bình quân các doanh nghiệp đều tăng gấp 2 lần so với trước khi CPH . Điển hình là công ty Cổ phần Cơ điện lạnh đã phát triển vượt bậc trong năm 1999 doanh thu đạt 478 tỷ đồng, gấp 4 lần so với trước khi CPH là 46 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết năm 1999 doanh số là 86 tỷ đồng, tăng gấp 1.5 lần so với trước khi CPH là 55 tỷ đồng.
-Về lợi tức cổ phần: bình quân đạt 1-2% tháng. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phải chịu sức ép lớn của cuộc khủng khoản khu vực thì mức độ lợi tức cổ phần như vậy là cao và được các cổ đông chấp nhận.
-Về vốn: tăng lên 2.5 lần so với trước CPH.
-Về nộp ngân sách: Tăng bình quân 2 lần so với trước khi CPH. Điển hình là Công ty Cơ điện lạnh TP HCM tăng gấp 3 lần.
Một số Công ty Cổ phần khác, do những kho khăn về thị trường nên doanh số, lợi nhuận, nộp ngân sách chưa tăng nhưng nền nếp, kỷ cương trong quản lý đã được thiết lập lại.
-Về việc làm và thu nhập cho người lao động. Do phải mở rộng sản xuất kinh doanh bảo đảm sự phát triển nên các doanh nghiệp này đã tạo thêm nhiều việc làm, lao động tăng bình quân 12%, Thu nhập của người lao động tại các công ty cổ phần tăng lên bình quân 20% ( chưa kể cổ tức). Năm 1999 thu nhập của công nhân viên Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển đạt 4 triệu đồng/người/tháng, gấp gần 3 lần so với trước khi CPH .
3. những mặt chưa được và nguyên nhân.
- Tuy nhiên theo đánh giá chung thì việc triển khai thực hiện còn chậm và không đồng đều giữa các ngành, các địa phương, các tổ chức Tổng Công ty Nhà nước; kết quả đạt được mặc dù có tính thuyết phục cao nhưng chưa tạo thành sức bật lôi kéo phong trào CPH đi lên. Tình hình trên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra song một số nguyên nhân chủ yếu thể hiện trên các vấn đề sau:
- CPH DNNN là công việc mới mẻ, phức tạp, vì vậy nghiên cứu các cơ chế chính sách CPH còn chậm chạp. Các văn bản ban hành thiếu đồng bộ, quy trình triển khai phức tạp, còn nhiều mặt chưa hợp lý. Như các văn bản pháp quy về thực hiện chủ trương không chế tỷ lệ mua cổ phần của các cán bộ, quản lý và cá nhân trong lần mua đầu tiên đã làm giảm nhiệt tình và niềm tin của người lao động; thủ tục pháp lý về nhà xưởng, đất đai, xác định giá trị doanh nghiệp còn rườm rà, mất nhiều thời gian, đặc niệt là đối với các doanh nghiệp thuộc các Bộ, Tổng Công ty 91. Đồng thời, trong thời gian dài chậm quy định phạm vi DNNN được CPH, chưa đề ra mục tiêu CPH hàng năm để phấn đấu thực hiện.
- Chưa có môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Một số nơi coi công ty cổ phần là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên không được ưu ái như DNNN. Mặt khác, do Luật Công ty trước dây và Luật Doanh nghiệp Nhà nước đều chưa quy định rõ vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp đã sở hữu có vốn nhà nước góp, nên mỗi nơi vận theo nhận thức riêng, không thống nhất.
- Về nhận thức: Do CPH đụng chạm đến lợi ích cả lợi ích cục bộ của ngành, đơn vị và cả lợi ích cá nhân, thêm nữa là thói quen trì trệ thích yên ổn, ngại thay đổi nên không khí ít Tổng Công ty ngần ngại chỉ đạo triển khai CPH vì e rằng khi một công ty thành viên được CPH tính độc lập sẽ cao hơn, ít lệ thuộc vào Tổng công ty hơn. Cũng có những đơn vị có đề án tổng thể sắp xếp lại DNNN trong phạm vi quản lý nhưng lại không có chương trình kế hoạch cụ thể, việc triển khai mang tính chất đối phó, hình thức.
- Ngay cả Ban Chỉ đạo CPH ở Trung ương và địa phương do phải kiêm nhiệm nhiều niệc nên chưa tập trung vào công tác chỉ đạo dẫn đến công việc chậm trễ, kéo dài.
- Hơn nữa việc tuyên truyền quán triệt tư tưởng chỉ đạo về CPH còn bị xem nhẹ. Chưa có một chế tài cụ thể đối với việc chấp hành chủ trương CPH. Do đó chưa tạo được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực của toàn xã hội đối với chủ trương CPH .
- Ngoài các lý do trên còn một nguyên nhân khác. Trước hết tình trạng tài chính nhập nhèm, nợ động dây dưa, nhiều năm không quyết toán được. Giá trị doanh nghiệp cũng là một vấn đề. Hầu hết ở các doanh nghiệp, giá trị được phản ánh trên sổ sách khác xa với giá trị thực của doanh nghiệp. Không ít người đã khai thác triệt để sự không rõ ràng của hệ thống tài chính doanh nghiệp để đưa mua lợi cho bản thân.
4 Quan điểm và biện pháp để xúc tiến cổ phần hoá.
Để khắc phục những hạn chế và nguyên nhân gây ảnh hưởng chậm tới quá trình CPH, Chính phủ đã nhấn mạnh công tác CPH và chuyển đổi hình thức sở hữu DNNN nói chung phải được đặt ở vị trí trung tâm trong lộ trình đổi mới và sắp xếp lại DNNN. Chính phủ đã có những nhắc nhở, phê bình kịp thời trong việc triển khai thực hiện CPH .
Tiếp theo Quyết định số 51/2000/QĐ-TTg, ngày 7/7/2000, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2000/QĐlTTg về giao chỉ tiêu CPH và đa dạng hoá hình thức sở hữu doanh nghiệp năm 2000. Theo Quyết định, này năm 2000 sẽ có 692 DNNN được chuyển hình thức sở hữu. Trong 3 năm từ năm 2000-2002 dự kiến sẽ CPH 1.673 DNNN chiếm 73,7% trong tổng số 2.280 DNNN thuộc diện phải sắp xếp lại trong thời gian này. Số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp dự kiến CPH trong 3 năm 2000-2002 là 311.977 người, bằng 72,7% tổng lao động trong doanh nghiệp thuộc diện phải sắp xếp thời kỳ này và chỉ bằng 1.9% tổng số lao động đang làm việc tại 5.280 DNNN hiện nay. Về quy mô, các doanh nghiệp thuộc diện sắp sếp nói chung cũng như thực hiện CPH, giao, bán, khoán, cho thuê nói riêng đa phần là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 75% và thuộc những ngành nhà nước không cần nắm giữ.
Qua đây, Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm CPH theo định kỳ hướng xã hội là: CPH là sự kết hợp kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân chứ không phải là tư nhân hoá hoàn toàn, hơn nữa Nhà nước vẫn là duy trì hình thức quốc doanh đối với một số doanh nghiệp đặc biệt có vai trò quan trọng. Để đảm bảo mục tiêu đã định, trong thời gian tới chúng ta cần làm tốt một số việc sau đây:
- Do trong CPH cũng có tư nhân hoá nên việc bán cổ phần cho các cá nhân là điều tất nhiên, do đó cần qui định tỷ lệ cổ phần bán cho người nước ngoài cho phù hợp để thu hút tối đa nguồn lực cho phát triển kinh tế.
- Các cấp các ngành, các DNNN cần quán triết sâu sắc và có nhận thức đầy đủ, đúng đắn chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới và phát triển các DNNN với tiến trình cụ thể cho từng năm của Chính phủ, từ đó triển khai thực hiện với phương châm tích cực, vững chắc, tạo sự chuyển biến rõ rệt .
- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, trước hết là trong các DNNN về các chủ trương CPH với những sửa đổi bổ sung về chế độ khuyến khích tạo sự quan tâm của toàn xã hội với chủ trương quan trọng.
- Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cho ngưòi lao động, tích cực giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công chương trình CPH .
- Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, ban hành với các Nghị định về CPH để phù hợp với yêu cầu và những vấn đề đặt ra trong CPH : từ đối tượng, chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa các cấp công nhân với nông dân, đảm bảo sự công bằng cho xã hội, có chính sách hỗ trợ những ngưòi có thu nhập thấp, giảm bớt nhũng người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong doanh nghiệp.
- Chính phủ giao nhiệm vụ và phân cấp mạnh cho các bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh, thành phố xử lý các vấn đề cụt hể nẩy sinh, giải quyết nhanh các yêu cầu không cần phải chờ đợi kéo dài.
- Các ngành, các địa phương cần tiến hành phân loại sắp xếp DNNN do mình quyết định thành lập, phân loại thành :
+Trước mắt là một số ít các doanh nghiệp Nhà nước cần giữ 100% vốn Nhà nước hoặc có cổ phần chi phố mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không có khả năng đầu tư vốn.
+Các doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 1 tỷ đồng làm ăn thua lỗ triền miên thì cho thuê, sát nhập, bán, giao không cho công nhân sử dụng hoặc phá sản.
+ Các doanh nghiệp còn lại không phụ thuộc qui mô, ngành nghề đều thuộc diện CPH với bước đi thích hợp.
- Các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố lập Ban Chỉ đạo CPH cần khẩn trương thành lập ngay thư các văn bản hướng dẫn của Trung ương. Riêng một số Bộ và các thành phố lớn có thành lập Ban Chỉ đạo CPH hoạt động theo chế độ chuyên trách để giúp UBND thành phố và các Bộ giải quyết các công việc về CPH .
Hoàn thiện hệ thống Luất doanh nghiệp và các Luật khác có liên quan. Cần quán triệt các tư tưởng mới của Luật doanh nghiệp đến các cơ quan chức năng.Bởi vì các DNNN sau khi được chuyển đổi sẽ được điều chỉnh theo luật này, thế nhưng không ít các cơ quan chức năng vẫn cong sử dụng những qui định cũ đã lỗi thời để gây khó khăn cho cac hoạt động của doanh nghiệp.
-Tiếp tục đẩy nhanh qúa trình CNH, HĐH, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, trình độ dân trí làm cơ sở cho CPH đi lên.
Trên đây là một số việc cần thiết để chúng ta đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả của CPH góp phần xây dựng một nên kinh tế phát triển, đứng vững trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tránh xa nguy cơ tụt hậu, đảm bảo mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Chương III- Trình bày một doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị đínhố 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của chính phủ về chuyển DNNN thành Công ty Cổ phần. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương hướng dẫn quy trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần.
Hưởng ứng nghị định này doanh nghiệp Kính mắt Tràng Tiền đã chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hoá.
Các thành phần ban đổi mới của doanh nghiệp gồm Ban Gáim đốc làm trưởng ban, kế toán trưởng làm uỷ viên thường trực, các trưởng phòng, ban kế hoạch, sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ, kỹ thuật làm uỷ viên và mời đồng chí bí thư Đảng uỷ (hoặc chi bộ) chủ tịch công đoàn tham gia làm uỷ viên ban đổi mới quản lý tại đơn vị mình.
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tổ chức thực hiện.
Ban quản lý tại doanh nghiệp: chuẩn bị tài liệu về:
+ Hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp.
+ Tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc đang quản lý.
+ Vật tư hàng hoá ứ đọng, kém, mất phẩm chất và đề ra hướng giải quyết.
Bước 2:
1. Xây dựng phương án cổ phần hoá .
Doanh nghiệp đã kiểm kê tài sản, vật tư, tienè vốn công nợ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã phân loại tài sản gồm:
- Tài sản đang dùng
- Tài sanr không cần dùng
- Tài sản xin thanh lý
- Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tiến hành quyết định giá trị của doanh nghiệp.
Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hoá.
Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. Đăng ký mua cổ phiếu tại kho bạch Nhà nước.
Chương IV
Một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy CPH DNNN
trong thời gian tới
Những quan điểm cơ bản cần quán triệt:
1.1 Dưới góc độ KTTT, CPH không phải là tư nhân hoá:
Về vấn đề nay, sự phân tích về tính chất xã hội hóa của hình thái cổ phần so với các hình thái công ty khác ở phần trên đã xem xét rõ. Vấn đề cần xem xét ở đây là liệu rằng ciệc chuyển một phần các DNNN có làm cho tính chất XHCN của nề kinh tế có bị suy yếu đi hay không. Trong vấn đề này ít nhất có một điều đã rõ là, không phải tỷ lệ kinh tế thuộcDNQD càng lớn về mặt lượng thì tính chất xã hội hoá càng cao. Đây là một sự nhầm lẫn về nhận thức đã được thực tiễn lịch sử kiểm chứng và xác nhận. Thách thức về mặt lý luận là ở chỗ, CPH một bộ phận DNNN sẽ có tác động, ảnh hưởng gì đến tính chất XHCN. Câu trả lời ở đây sẽ tuỳ thuộc vào cách tiếp cận để giải quyết vấn đề.
+ Theo quan điểm truyền thống của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, DNQD được coi là hình thức mang tính chất xã hội hoá trực tiếp và cao nhất, DNQD đã trở thành hình thái độc quyền biểu thị tính chất xã hội hoá của sản xuất, hoàn toàn là CNXH. Chính cách biểu hiện này đã khiến cho quá trình quốc doanh hoá trở thành xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế và như đã xem xét, đã bị thực tiễn bác bỏ.
+ Ngược lại, nếu đứng từ góc độ KTTT, như đã trình bày ở phần trên, cả về phương tiện logíc lẫn lịch sử, hình thái cỏ phần chính là hình thái biểu hiện tính chất xã hội hoá cao nhất và hiệu quả của nó cũng đã được thử thách qua thời gian. Và theo logíc, không thể chuyển sang KTTT mà không chấp nhận hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu đã tạo ra bản thân nó.
Vì thế, chúng ta có thể đi đứn nhận xét rằng: nếu đứng từ góc độ kinh tế kế hoạch hoá tập trung mà cho rằng, CPH một bộ phận DNNN là một quá trình tư nhân hoá, rằng vì thế mà tính chất XHCN của nền KTTT bị xói mòn, thì ngay cả khi đó là một lập luận logíc đi nữa thì nó cũng đã trở nên không còngiá trị phương pháp luận, một khi cơ chế kinh tế đã thay đổi để chuyển sang một cơ chế kinh tế hác.CPH không phải là tư nhân hoá, mà là hình thái tổ chức sản xuất mang tính xã hội hóa cao nhất, đối lập với kinh tế tư nhân.
1.2 Công ty cổ phần trong đó Nhà nước nắm cổ phần khống chế vẫn là DNNN:
Như đã trình bày phần trên, việc chuyển một bộ phận DNNN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận sang công ty cổ phần chỉ là sự thay đổi về hình thức quản lý nhằm huy động thêm vốn để trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ, từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; tách biệt quyền sở hữu về quyền kinh doanh một cách tương đối, tạo tính tự chủ kinh doanh cho các DNNN. Tuy các công ty cổ phần của Nhà nước, vừa hoạt động theo luật công ty vừa hoạt động theo luật DNNN nhưng những DNNN ấy do nhà nước thành lập và quan trọng hơn, nhà nước là chủ sở hữu cơ bản nhất, nắm quyền quyết định trong hội đồng quản trị. Như vậy, trong công ty cổ phần, lợi ích của nhà nước không ngừng tăng lên, những ưu thế về vốn, công nghệ và quản lý được phát huy - điều mà các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp tư nhân khó có được.
Nước ta để thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cần phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu, đa dạng hoá các loại hình tổ chức : Doanh nghiệp do vốn ngân sách cấp hoàn toàn, doanh nghiệp có cổ phần khống chế và cổ phần đặc biệt của Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có cổ phần khống chế của Nhà nước. Trong tất cả các hình thức trên, sở hữu là lợi ích của chủ sở hữu Nhà nước không hề bị xâm phạm. Vấn đề chỉ là lựa chọn đại diện của Nhà nước tham gia hội đồng quản trị sao cho vừa đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, vừa bảo vệ được lợi ích của cổ đông Nhà nước.
Ngoài ra, khi tìm hiểu mô hình DNNN và giải pháp cải cách DNNN của một số nước trên thế giới, hầu hết các nước điều thống nhất quan điểm: CPH DNNN là một hình thức tổ chức mà không chuyển đổi sở hữu. Nếu cả Chính phủ và tư nhân cùng sở hữu thì nó vẫn được gọi là DNNN chứ không phải là doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: các công ty cổ phần trong đó Nhà nước nắm cổ phần thống chế vẫn là DNNN. Vì thế CPH một bộ phận DNNN cần được thúc đẩy nhằm góp phần tích cực củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
Làm rõ vấn đề sở hữu và lợi ích tròng các DNNN
Để khắc phục những hạn chế của cơ chế quản lý cũ, Nhà nước đã ban hành các quyết định nhằm thử nghiệm về mô hình quản lý mới. Theo hướng đó, bộ máy quản lý DNNN sẽ được tổ chức theo mô hình: Hội đồng quản trị là cơ quan điều hành cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và người lao động, Nhà nước cử hội đồng quản trị, hội đồng quản trị cử giám đốc. Tuy nhiên, tất cả các cải cách, hoàn thiện cơ chế trên đều không thực hiện được triệt để nếu không làm rõ các quyền so hữu và các lợi ích trong DNNN hiện nay. Chỉ có làm rõ các vấn đề như: hiện tại trong các DNNN bao gồm những loại vốn hay tài sản nào, do ai sở hữu, lợi ích của đối tượng sở hữu như thế nào,... mới thực sự làm nền tảng cho: xác định giá trị doanh nghiệp, các giải pháp cổ phần hóa,...
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, song tựu trung lại theo các công trình nghiên cứu đều thống nhất chia vốn tài sản trong các DNNN làm ba loại:
Thứ nhất, vốn biểu hiện bằng tiền, tài sản hữu hình, vô hình,... của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu về vốn, tài sản thì Nhà nước cần chỉ rõ đối tượng nào đại diện mình, chủ sở hữu vốn và tài sản trong cá DNNN.
Thứ hai, vốn sức lao động do người lao động (từ giám đốc đế cán bộ công nhân viên) sở hữu, hiên nay,lao động trong biên chế của Nhà nước trong DNNN thực tế là góp vốn sức lao động chứ không phải là bán sức lao động. Như vậy, tiền lương chỉ phản ánhphần nào giá trị sức lao động. Về vấn đề này, nhà nước cần nhanh chóng thay đổi cơ chế sang hình thức bán sức lao động theo cơ chế thị trường. Có như vậy mới tạo ra thị trường sức lao động, vấn đề cải biến cơ chế quản lý trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Thứ ba, vốn đầu tư mà biểu hiện là tài nguyên, cơ sở hạ tầng, đất đai, môi trường,... mà Nhà nướcthay mặt nhân dân thực hiện quyền sở hữu về loại vốn này không thay đổi và luôn thuộc về Nhà nước.
Tóm lại, làm rõ ba loại chủ sở hữu về ba loại vốn trong các DNNN hiện nay là vấn đề cần quán triệt cho mọi giải pháp về cải biến cơ chế quản lý hay chuyển đổi các hình thức sở hữu hoặc đa dạng các hình thức sở hữu đối với DNNN.
CPH DNNN và định hướng XHCN:
Hiện nay, một vấn đề trở ngại không nhỏ đang đặt ra rằng việc tiến hành CPH một bộ phận DNNN có làm đi chẹch hướng XHCN hay không; về lâu dài, nó có tác dụng xấu về mặt chính trị đối với nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay hay không;...Đây là một vấn đề cần khai thông tốt để góp phần trực tiếp vào chương trình CPH của Chính phủ, đẩy mạnh tốc độ CPH vừa đúng hướng vừa hiệu quả hơn.
Như đã trình bày ở phần trên, việc chọn lựa một bộ phận DNNN đủ điều kiện để tiến hành CPH là nhằm mục điách giảm bớt gánh nặng ngân sách, đa dạng hoá sở hữu theo xu hướng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,... Có thể nói, công ty cổ phần là hình ảnh thu nhỏ của nền kinh tế nhiều thành phần, là sản phẩm sáng tạo của loài người trong tiến hoá và phát triển kinh tế, không phải là sản phẩm của một hệ, một màu sắc chính trị nào.
Như vậy, CPH là góp phần tạo thêm chất lượng, nội dung mới, hoàn toàn không đi chệch hướng XHCN của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần nước ta.
Ngoài những vấn đề mang tính lý luận trên, thực tế việc triển khai thí điểm CPH một số DNNN của nước ta trong giai đoạn vừa qua cho thấy, để thực hiện tốt công tác này, chúng ta cần phải xác địng rõ một số quan điểm sau:
Một là, việc lựa chọn những doanh nghiệp để cổ phần hóa phải đặt trong chương trình tổng thể đổi mới và sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước. Chương trình này phải đưa ra được ba nhóm DNNN với những giải pháp đổi mới khác nhau: 1, nhóm DNNN vẫn duy trì 100% vốn Nhà nước; 2, nhóm các doanh nghiệp được CPH dưới nhiều hình thức; 3, nhóm các doanh nghiệp phải được xử lý Luật phá sản.
Hai là, việc lựa chọn doanh nghiệp nào để CPH là thuộc thẩm quyền và chức năng của Nhà nước với tư cách là người sở hữu, chứ không tuỳ thuộc vào ý kiến giám đốc và tập thể lao động trong doanh nghiệp.
Ba là, dựa trên bảng cân đối tài sản và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định mục tiêu cổ phần hóa cụ thể, phù hợp với từng loại doanh nghiệp, như loại cần huy động thêm vốn, loại cần thu hồi vốn để đầu tư các lĩnh vực khác, lên để cho người quản lý và lao động làm chủ...
Bốn là, mọi tài sản của doanh nghiệp trươc khi CPH đều thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ quỹ phúc lợi tập thể. Là người chủ sở hữu, Nhà nước có trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, thì đương nhiên Nhà nước cũng có trách nhiệm với phần “ vốn tự có” của doanh nghiệp tuy nhiên, đây là vấn đề được hình thành do những chính sách và quy định cũ để lại, nên việc xử lý phải hết sức linh hoạt và cụ thể đối với từng doanh nghiệp.
Năm là, việc xác định giá trị của những doanh nghiệp được cổ phần hoá, chú ý đến cả hai yếu tố cấu thành; giá trị hữu hình và giá trị vô hình để kết hợp 2 phương pháp tính giá trị theo thống kê kế toán và theo tỷ xuất lợi nhuận bình quân.
Sáu là, phương pháp bán cổ phiếu ở những doanh nghiệp được CPH cần được thực hiện công khai, rõ ràng, thủ tục đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người để tránh sự nạm dụng của những người thực thi cũng như sự nghi ngờ của công chúng.
Bảy là, Nhà nước không chỉ chú ý đến thu hồi vốn, mà cần xác định những khoản phí tổn nhất định vì lợi ích lâu dài của sự phát triển đất nước. Những khoản phí tổn bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động tìm việc làm mới, bán cổ phiếu theo giá ưu đãi cho những nhóm xã hội nhất định, cho vay tiền để mua không lãi xuất hoặc với lãi xuất thấp cho những đối tượng nhất định .... Ngoài ra còn có những chi phí về các hoạt động tư vấn , quảng cáo , kiểm toán môi giới đầu tư qua cổ phiếu ...
Tám là, các doanh nghiệp được CPH trong khuôn khổ luật công ty cả về hình thức tổ chức quản lý, lẫn cả hình thức lẫn hoạt động tài chính. Vì vậy nhà nước cần thành lập một cơ quan hoạt động như một công ty tài chính quốc gia với đội ngũ các nhà sáng lập và quản trị để thay mặt Nhà nước quản lý và thực hiện các hoat động đầu tư phần vốn cuả Nhà nước trhông qua các Công ty cổ phần.
Chín là, các doanh nghiệp được CPH phải có sự giải quyết rõ ràng phải rứt điểm các vấn đề tồn động tài chính và lao động trước khi chuyển sang Công ty cổ phần theo đúng những quy định ban hành của Nhà nước.
2. Các giải pháp cơ bản để tiến hành cổ phần hóa trong thời gian tới.
Để tiến hành trương trình CPH có kết quả, cần phải xác lập những điều kiện kinh tế vĩ mô cần thiết đó là.
1.Môi trường pháp lý cho sự chuyển đổi sở hữu trong các doanh nghiệp CPH
2. Sự hình thành phát triển chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán
3. Xác lập một cơ quan nhà Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện chương trình này
Đối với môi trường pháp lý cho sự chuyển đổi sở hữu trong các doanh nghiệp được cổ phần hoá. Nhà nước đã ban hành một số quyết định và thông tư trong quá trình thí điểm. Tuy nhiên khi triển khai trên diện rộng thì phải có sự nghiên cứu kỹ và ban hành Bộ luật đặc biệt – có thể gọi là luật chuyển đổi sở hữu nhà nước được Quốc hội thông qua và phê chuẩn để làm cơ sở bảo đảm về mặt pháp luật và tính hợp hiến của quá trình hoá các DNNN.
Đối với việc xây dựng thị trương chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán. Nhà nước cần phải chuẩn bị những điều kiện sau.
xây dựng hệ thống kiểm toán độc lập và có những văn bản luật qui định vai trò chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức này.
đẩy mạnh hoạt động đến mọi đối tượng để tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính làm bảo hiểm tham gia vào thị trường này.
Thành lập công ty tài chính quốc gia để quản lý kinh doanh nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp được cổ phần hoá.
Nhà nước cần soạn thảo những quy định cụ thể, cho phép một số tổ chức tài chính quốc tế tham gia vào thị trường này để tạo môi trường và động lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính của Việt Nam để dần dần nâng cao trình dộ ngang tầm với đòi hỏi của hoạt động thị trưòng chứng khoán trong nươc và quốc tế
Đối với việc thành lập một cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình CPH DNNN, thực hiện ở các nước cũng như trong giai đoạn thí điểm vừa qua ở nước ta ch o thấy sự cần thiết phải có một cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm theo dõi chỉ đạo và có đầy đủ thẩm quyền quyết dịnh đến quá trình này cơ quan này bao gồm các chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực tài chính, Pháp luật, ngân hàng, quản trị kinh doanh ... để chỉ đạo điều hành có kết quả chương trình CPH hết sức khó khăn và phúc tạp này, cơ quan này trong thời gian bao lâu là tuỳ thuộc vào mục tiêu và kết quả của quá trình đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước phạm vi và mức cho phép chuyển đổi các DNNN sang các hình thức Công ty cổ phần.
Phần kết luận
Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế, những năm gần đây, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta đã từng bước chuyển sang nền KTTT như là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển. Trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực king tế Nhà nước đã bộc lộ đầy đủ nhũng yếu kém và lâm vào tình trạng sa sút, khủng hoảng.
Để cơ cấu lại sở hữu Nhà nướcvà cải cách khu vực kinh tế Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và vai trò của nó, vấn đề CPH DNNN đã và đang được đặt ra một cách cơ bản cả về lý luận và thực tiễn. Sự trình bày khái quát trên đây về những vấn đề của CPH các DNNN, với mục đích đóng góp một phần nhỏ trong công cuộc CPH DNNN đang được chính phủ tiến hành trong một số năm qua. Tuy nhiên, do việc CPH doanh nghiệp ở nước ta đang trong giai đoạn thí điểm nên thiết nghĩ còn nhiều vấn đề phải được các cấp, các nghành nghiên cứu để góp phần vào việc thúc đẩy quá trình CPH đạt được kết quả mong muốn.
Danh mục tàI liệu tham khảo
1. trần công bảy:
Tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Việt nam, TC phát triển kinh tế, 3/1999
2. trương công hùng:
CảI cách DNNN, TC nghiên cứu kinh tế số 257, 10/1999
3. Vũ xuân kiều:
Cổ phần hoá một bộ phận DNNN, TCCS số 13,7/1999
4.ngô xuân lộc:
Cổ phần hoá một yêu cầu bức thiết của cảI cách DNNN,TCCS số 17,1998
5.nguyễn ngọc quang:
Cổ phần hoá DNNN- Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB KHXH,1996
6.nguyễn hữu phùng:
Cổ phần hoá nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, TCCS số 13, 1998
7. đào xuân lâm ;ngô quang minh:
Kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế thị trường -NXB Sự thật, HN 1992
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35242.doc