Thực hiện hợp đồng, nguyên đơn đã thuê tàu chở hàng đến cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn vào ngày 26-12-1993 và hoàn tất việc dỡ hàng vào ngày 11-01-1994. Vinacontrol Hải Phòng cấp chứng thư giám định ngày 02-02-1994, Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng thư giám định ngày 14-02-1994.
Đến ngày 20-1-1994 bị đơn mới trả cho nguyên đơn 849.447,50 USD
Ngày 21-02-1994 hai bên đã cùng nhau ký với công ty Hoa Anh ( Việt Nam) một Bản thoả thuận, theo đó bbị đơn đã trả cho nguyên đơn 849.447,50 USD, số tiền còn lại công ty Hoa Anh sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho nguyên đơn, bị đơn sẽ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán này nữa. Nhưng công ty Hoa Anh không nghiêm chỉnh thực hiện cam kết, chỉ trả một phần tiền, mặc dù nguyên đơn đã nhiều lần đôn đốc bị đơn.
14 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp về án lệ trọng tài và tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Khi chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với nước ngoài cảu Đảng và Nhà nước ta thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia một cách tích cực bằng cách mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đã đóng góp có hiệu quả trong việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều daonh nghiệp Việt Nam đã cố gắng thực hiện đúng hợp đồng với thương nhân nước ngoài, đồng thời yêu cầu thương nhân nước ngoài thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng để đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Nhưng trong thực tế, ký kết và thực hiện hoạt động ký kết cũng phát sinh những tranh chấp và cần phải giải quyết tranh chấp đó.
Để tìm hiểu thêm thực tiễn xét xử các tranh chấp giưũa các doanh nghiệp Việt Nam em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về án lệ trọng tài và tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu”. Em xin chân thành cảm ơn thầy Tuấn đã hướng dẫn cho em hoàn thành đề tài này.
Nội dung
1. Khái quát về án lệ trọng tài.
Trên thị trường thế giới, hàng hoá được sản xuất ở nước này và bán cho nước khác. Từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, hàng phải vận tải đường dài bằng các loại phương tiện qua biên giới các nước phải làm thủ tục thông quan. Việc thanh toán tiền phải qua Ngân hàng của các nước. Hàng đi đường dài và trong thời gian dài có thể bị rủi ro, hư hỏng, mất mát. Ai phải gánh chịu chi phí đó? Người mua và người bán phải giao dịch, đàm phán và thoả thuận với nhau về nghĩa vụ cảu từng bên, trong đó phải quan tâm trứoc hết dến các vấn đề quan trọng như :
- Giao hàng ở địa điểm nào và theo phương thức nào?
- Vào thời điểm nào và ở đâu rủi ro về hàng hoá chuyển từ người bán sang người mua?
- Vào thời điểm nào và ai phải chịu chi phí về vận chuyển, bốc xếp hàng và các chi phí liên quan đến bảo hiểm, làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Xưa kia, khi chưa có quy tắc về mau bán hàng ngày như ngày nay, các bên mua và bán phải mất nhiều công sức và thời gian để đàm phán và thoả thuận với nhau một khối lượng công việc vừa nhiều, vừa phức tạp. Không ít trường hợp xảy ra tranh chấp kéo dài, cản trở việc phát triển thương mại giữa các khu vực.
Để khắc phục những khó khăn, cản trở đó, các thương nhân lớn, các tổ chức hỗ trợ thương mại và các tổ chức quốc tế đã soạn thảo một số quy tắc chung để tạo thuận lợi cho đôi bên mua và bên bán dựa vào đó để đàm phán, nhanh chóng thoả thuận với nhau về hợp đồng mua bán hàng hoá. Các quy tắc đó dựa theo các tập quán thương mại, lặp đi lặp lại nhiều lần trong thực tế và tồn tại có thể chỉ ở một vùng hay một nước, dần dần được hoàn thiện, bổ sung thành điều kiện thương mại quốc tế.
2. Nguyên nhân về vụ kiện do người xuất khẩu vi phạm hợp đồng.
2.1 Vụ kiện do do người giao hàng kém phẩm chất.
Nguyên đơn là một công ty Nga, bị đơn là một doanh nghiệpViệt Nam.
Các vấn đề cần được giải quyết :
- Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận phẩm chất được lập ra ở nước người xuất khẩu.
- Giá trị pháp lý của biên bản giám định phẩm chất được lập ra ở nước người nhập khẩu.
- Người nhập khẩu đã huỷ hàng kém phẩm chất thì có quyền đòi trả lại hàng không.
Ngày 04 - 10 – 1993 giưũa nguyên đơn và bị đơn ký hợp đồng số 829/ 93, theo đó bị đơn bán cho nguyên đơn 110MT lạc nhân theo điều kiện CIF cảng Vladi vostok. Hợp đồng quy định phẩm chất của lạc nhân theo 6 chỉ tiêu, trong đó độ ẩm của lạc là 9%. Đồng thời hợp đồng quy định: “ Sự phù hợp của phẩm chất hàng được giao với các chỉ tiêu của hợp đồng phải được xác nhận bằng giấy chứng nhận phẩm chất được cấp bởi tổ chứuc kiểm tra có thẩm quyền là Vinacontrol”.
“ Hàng được coi là người bán giao hàng và người mua nhận về mặt chất lượng theo giấy chứng nhận phẩm chất được cấp ở cảng bốc hàng có tác dụng cuối cùng, trong đó phản ánh các chỉ tiêu phẩm chất được quy định trong hợp đồng”.
Ngày 18-03-1994, thực hiện hợp đồng , người bán giao 7 container lạc lấy vận đơn hoàn hảo có số lượng 105 NT. Ngày 25-04-1994 hàng đến cảng Vladivostok, người mua đỗ 7 container lạc xuống cầu cảng. Người mua mời công ty giám định đến giám định 2 container tại cảng Vladivostok. Ngày 26-05-1994 công ty giám định cấp biên bản giám định phẩm chất 2 container lạc đã kết luận là lạc kém phẩm chất, độ ẩm 13%, lạc mốc, mọc mầm.
Năm container còn lại người mua chở đến Rostopnadonu. Ngày 16-06-1994 người mua mời công ty giám định ở Rostopnadonu đến giám định lô lạc đã kết luận lạc kếm phẩm chất theo hợp đồng. Ngày 28-06-1994 người mua lạc nội địa đã huỷ toàn bộ lô lạc và lập biên bản huỷ khi người nhập khẩu giao 7 container lạc cho người mua nội định. Người mua Nga đã khiếu nại người bán Việt Nam đòi giao thay thế hàng đúng phẩm chất hoặc trả lại tiền hàng. Người bán bác khiếu nại, sau nhiều lần khiếu nại không được, người mua đòi người bán hoàn trả tiền hàng. Nhưng hợp đồng đã quy định giấy chứng nhận phẩm chất do Vinacontrol cấp có tác dụng cuối cùng nên bị đơn không chịu trách nhiệm. Qua sự việc đó trọng tài đã phân tích như sau: Người mua hàng và người bán hàng đã cùng thoả thuận với quyết định trong hợp đồng và được Vinacontrol cấp giấy chứng nhận phẩm chất. Điều đó chứng tỏ người mua bị ràng buộc bởi giấy này. Tuy nhiên người mua không bị ràng buộc một cách tuyệt đối bởi vì nếu Vinacontrol điều hành kiểm tra không đúng phương pháp tiêu chuẩn quy định, người mua được quyền bác bỏ. Trong trường hợp này, người nhập khẩu Nga không yêucầu người xuất khẩu Việt Nam giám định lô lạc, cũng không yêu cầu người xuất khẩu Việt Nam dùng chỉ định quốc tế làm giám định lô lạc, do đó người nhập khẩu không thể bác bỏ.
2.2 Vụ kiện về việc giao hàng không đúng tiêu chuẩn xuất khẩu:
Nguyên đơn là một công ty Ba lan, bị đơn là một doanh nghiệp Việt nam.
Các vấn đề được cần giải quyết:
Luật áp dụng cho hợp đồng.
Giá trị hiệu lực của giấy chứng nhận phẩm chất và biên bản giám định phẩm chất.
Những thiệt hại phải bồi thường.
Ngày 05-04-1998, nguyên đơn và bị đơn đã ký hợp đồng số 101/98, theo đó nguyên đơn mua của bị đơn 12NT chè đen loại D và 10NT chè đen loại PS theo đường không FOB Hải Phòng, tổng giá trị hợp đồng là 22,376$ thanh toán bằng thẻ tín dụng ( L/C ) không huỷ ngang.
Vinacontrol đã cấp giấy chứng nhận phẩm chất ngày 07-05-1998, trong đó kết luận chung là chè phù hợp với hợp đồng. Sau khi hàng được dỡ tại cảng đến thì theo bản giám định thì 10NT chè đen loại PS đúng phẩm chất theo hợp đồng , còn 12NT chè đen loại D thì sai phẩm chất.
Vì hàm lượng Ferromagnetic quá cao nên lô hàng này đã không được phếp nhập vào Ba lan do không thể dùng làm thực phẩm, vì thế nguyên đơn đã khởi kiện ra trọng tài và yêu cầu bị đơn hoàn trả lại toàn bộ số tiền của 12NT chè đen loại D. Cước phí vận chuyển lô hàng từ cảng Hải Phòng đến cảng Gdynia, trả tiền phạt do lưu giữ tàu tại cảng Ba lan kể từ ngày 12-05-1998, chi phí lưu hàng tại cảng Gdynia ở Ba lan , trả lãi đối với số tiền chậm trả, trả mọi phí tổn liên quan tới trao đổi thư từ. Còn bị đơn trình bày là chè đen có tính hấp thụ cao và dễ bị hư hỏng nếu để lâu, hàng đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phẩm chất hàng phù hợp với hợp đồng bởi Vinacontrol. Theo sự việc trên trọng tài đã đưa ra những lý lẽ và đi đến quyết định đúng đắn.
Thứ nhất về luật áp dụng cho hợp đồng thì do hai bên đều ký, mặc dùn người xuất khẩu đã mời Vinacontrol kiểm tra phẩm chất cho lô hàng chè xuất khẩu, nhưng giấy chứng nhận phẩm chất này không có giá trị ràng buộc tuyệt đối đối với người nhập khẩu, bởi vì người nhập khẩu chưa có thoả thuận về kiểm tra phẩm chất ở cảng bốc hàng là cuối cùng, trọng tài đã đưa ra lý do:
Giấy giám định phẩm chất ghi rõ ràng cứ không ghi chung chung
Qua 2 lần giám định ở cảng dỡ hàng cho kết quả như nhau.
Trọng tài không thừa nhận ý kiến của bị đơn và không tán thành quan điển của bị đơn.
Chính Vinacontrol đã có công văn gửi trọng tài.
Trọng tài đã kết luận bị đơn đã giao chè đen loại D không đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và phải chịu trách nhiệm trước nguyên đơn.
3. Nguyên nhân về vụ kiện do người nhập khẩu vi phạm hợp đồng.
3.1 Vụ kiện về nhập khẩu trả thiếu tiền hàng.
Nguyên đơn là một công ty Nga, bị đơn là một doanh nghiệp Việt Nam ( người nhập khẩu).
Các vấn đề cần được giải quyết :
Nghĩa vụ trả tiền đã được chuyển cho ngườ khác hay chưa.
Số tiền hàng còn nợ.
Giữa nguyên đơn và bị đơn đã đăng ký hai hợp đồng mua bán ngày 14-11-1993 và ngày 18-11-1993, theo đó, nguyên đơn bán cho bị đơn 11.650MT sắt xây dựng theo điều kiện CIF cảng Việt Nam, tổng trị giá là 3.030.800 USD, thanh toán ngay 90% trị giá hàng khi hàng đến cảng đến, còn 10% thanh toán sau khi nhận hàng xong và có chứng thư giám định của Vinacontrol. Thời gian giao hàng là tháng 11 và 12 năm 1993.
Thực hiện hợp đồng, nguyên đơn đã thuê tàu chở hàng đến cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn vào ngày 26-12-1993 và hoàn tất việc dỡ hàng vào ngày 11-01-1994. Vinacontrol Hải Phòng cấp chứng thư giám định ngày 02-02-1994, Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh cấp chứng thư giám định ngày 14-02-1994.
Đến ngày 20-1-1994 bị đơn mới trả cho nguyên đơn 849.447,50 USD
Ngày 21-02-1994 hai bên đã cùng nhau ký với công ty Hoa Anh ( Việt Nam) một Bản thoả thuận, theo đó bbị đơn đã trả cho nguyên đơn 849.447,50 USD, số tiền còn lại công ty Hoa Anh sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho nguyên đơn, bị đơn sẽ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán này nữa. Nhưng công ty Hoa Anh không nghiêm chỉnh thực hiện cam kết, chỉ trả một phần tiền, mặc dù nguyên đơn đã nhiều lần đôn đốc bị đơn.
Không được bị đơn và công ty Hoa Anh trả hết tiền hàng, nguyên đưon đã khởi kiện bị đơn ra trọng tài đòi bị đơn phải trả 560.754,91 USD gồm : tiền hàng còn thiếu, lãi suất ngân hàng, lệ phí ngân hàng.
Trong văn thư gửi trọng tài,bị đơn lập luận như sau:
Ngày 21-02-1994 các bên cùng nhau ký biên bản thoả thuận thanh toán, trong đó bên bán và bên mua chấp nhận việc chuyển nghĩa vụ thanh toán theo hai hợp đồng mua bán từ người mua sang công ty Hoa Anh. Vì vậy, người mua không còn trách nhiệm thanh toán cho người bán nữa,
Thực hiện bản thoả thuận trên, công ty Hoa Anh đã trả cho người bán 785.000 USD và nhờ người mua thanh toán 820.000USD, như vậy chững tỏ công ty Hoa Anh đã cố gắng thực hiện nghĩa vụ, và số tiền mà công ty Hoa Anh còn nợ người bán không còn là số tiền lớn như là ghi trong đơn kiện của người bán ( nguyên đơn). Người mua đẫ được giải phóng khỏi nghĩa vụ thanh toán cho người bán sau khi Bản thoả thuận ngày 21-2-1994 đã được ký kết. Vì vậy cần xem xét lại tư cách của bị đơn.
Không đồng ý với ý kkiến cảu bị đơn, nguyên đơn trình bày rằng Bản thoả thuận thanh toán ngày 21-02-1994 là vô hiệu, vì không phù hợp với luật pháp Việt Nam và Bản thoả thuận này không loại trừ nghĩa vụ pháp lý của bị đơn( người mua) về thanh toán theo hợp đồng mua bán đã ký.
Qua đó trọng tài đã đưa ra những quyết định như sau :
a) Nghĩa vụ trả tiền đã được chuyển hay chưa theo Bản thoả thuận ba bên ngày 21-02-1994
Đại diện cho công ty Hoa Anh ký vào Bản thoả thuận ngày 21-02-1994 là bà Ngô Thị A không có giấy uỷ quyền của giám đốc, cũng không có dấu của công ty Hoa Anh. Tuy nhiên, ba bên đã tự nguyện ký kết Bản thoả thuận này, không có sự nhầm lẫn, lừa dối hoặc ép buộc của bên nào. Trên thực tế, nguyên đơn đã căn cứ vào Bản thoả thuận này nhận từ công ty Hoa Anh 785.000 USD ( do công ty Hoa Anh trực tiếp trả) và 820.000 USD ( do người mua trả theo đề nghị của công ty Hoa Anh). Trong quá trình nhận tiền từ công ty Hoa Anh, nguyên đơn không nêu ra sự vô hiệu của Bản thoả thuận, mà đến khi không nhận đủ tiền thì mới đặt ra vấn đề vô hiệu của Bản thoả thuận. Vì thế, nguyên đơn không có đủ căn cứ để kết luận Bản thoả thuận đó là vô hiệu.
Tuy vậy, trọgn tài xem xét và nhận thấy Bản thoả thuận thanh tóan ngày 21-02-1994 có một số thiếu sót về nội dung, đó là :
- Phần cuối Bản thoả thuận ghi “ Bản thoả thuận này là một bộ phận không thể tách rời cảu hợp đồng chính” Đây là một sai sót nghiêm trọng về pháp lý, vì công ty Hoa Anh không phải là một bên ký vào hợp đông chính, đông thời lúc đó công ty Hoa Anh không có quyền trực tiếp xuất nhập khẩu. Vì thế Bản thoả thuận không đủ hiệu lực để giải phóng hoàn toàn người mua( bị đơn) khỏi nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng mua bán đã ký với người bán ( nguyên đơn).
- Bản thoả thuận không ghi số tiền còn nợ phải thanh toán là bao nhiêu, tính toán căn cứ vào đâu mà chỉ ghi tiền đã trả là 849.447,50 USD.
- Bản thoả thuận không quy định rõ phương thức thanh toán , thời hạn thanh toán.
Từ đó ,trọng tài kết luận Bản thoả thuận ngày 21-02-1994 không đủ hiệu lực để giải phóng nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người mua, cho nên người mua vẫn còn nghĩa vụ trả tiền cho người bán và và nguyên đơn kiện người mua là có cơ sở.
b) Về số tiền hàng còn nợ
Trong đơn kiện , nguyên đơn đòi bị đơn phải trả tổng cộng 560.754,91 USD gồm tiền hàng còn thiếu , lãi ngân hàng, lệ phí ngân hàng Trong văn thư ngày 20-4-1995 gửi trọng tài , nguyên đơn lại đòi tổng cộng là 523.386,11 USD. Cuối cùng trong văn thư ngày 29-5-1995 nguyên đơn lại đòi bị đơn 650.962,00 USD. Như vậy, nguyên đơn không nhất quán về số tiền đòi bị đơn phải trả và trọng tài không thừa nhận số tiền do nguyên đơn đưa ra.
Trong khi đó , bị đơn căn cứ vào các biên bản giám định do Vinacontrol cấp sau khi cân hàng tại cảng đến để tính tổng số tiền phải trả, đó là 2.836.975,50 USD. Trọng tài thừa nhận cách tính toán của bị đơn là hợp lý ,phù hợp với quy định của hợp đồng và thông lệ buôn bán quốc tế .
Ngày 06-12-1994 , nguyên đơn , bị đơn và công ty Hoa Anh đã ký biên bản quyết toán , theo đó số tiền đã trả cho nguyên đơn là 2554.447,51 USD. Nguyên đơn không phản đối số tiền đã nhận ghi trong biên bản quyết toán này.
Từ đó trọng tài xác định số tiền hàng còn nợ nguyên đơn là: 2.836.917,50USD-2.554.447,51USD = 282.469,99 USD.
c) Về tiền lãi suất ngân hàng và lệ phí ngân hàng
Trọng tài không chấp nhận yêu cầu đòi lãi suất ngân hàng của nguyên đơn, bởi vì chính nguyên đơn đã góp phần làm cho việc trả tiền hàng cho mình bị chậm lại .Điều này thể hiện ở chỗ là nguyên đơn đã ký Bản thoả thuận tay ba ngày 21-2-1994, đòi trả tiền hàng từ công ty Hoa Anh không phải là người mua hàng của mình .
Về lệ phí ngân hàng , nguyên đơn không có quyền đòi bị đơn bồi thường vì đây là chi phí đương nhiên nguyên đơn phải chịu.
3.2 Vụ kiện về người nhập khẩu không thực hiện hợp đồng.
Nguyên đơn là một doanh nghiệp Việt Nam ,bị đơn là một công ty Hoa Kỳ.
Các vấn đề cần được giải quyết :
-Nghĩa vụ trả tiền hàng của bị đơn.
- Tính tiền lãi suất
Nguyên đơn và bị đơn đã ký 2 hợp đồng mua bán số 24-X2 ngày 08-7-1999 và số 29-X2 ngày29-7-1999, theo đó nguyên đơn bán cho bị đơn 44MT hạt tiêu đen theo điều kiện FOB cảng Thành phố Hồ Chí Minh , thanh toán bằng D/P , các chứng từ được yêu cầu gồm: vận đơn hoàn hoả đã xếp lên tàu ,hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ,phiếu đóng gói.
Thực hiện hợp đồng số 24-X2, nguyên đơn đẫ giao 14 MT hạt tiêu đen, lấy vận đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu ký ngày 24-7-1999. Nguyên đơn lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng A ở Tiền Giang thu hộ 61.230 USD và ngân hàng A đã đồng ý thu hộ .ngân hàng A đã gửi bộ chứng từ tới ngân hàng North Banc (Hoa kỳ) nhờ ngân hàng này thu tiền theo D/P . Sau đó ngân hàng A và nguyên đơn đã nhièu lần gửi fax đòi tiền từ ngân hàng North Banc và bị đơn nhưng vẫn không được trả.
Thực hiện hợp đồng số 29-X2 nguyên đơn đẫ giao cho bị đơn 30 MT hạt tiêu đen ,lấy vận đơn hàon hảo đã xếp hàng lên tàu ký ngày 20-8-1999 . Nguyên đơn đã nạp bộ chứng từ nhờ ngân hàng Việt nam B ở Hậu Giang thu hộ 134150 USD theo D/P .Ngân hàng Việt Nam B đã đồng ý và đã gửi bộ chứng từ cho ngân hàng North Banc (Hoa Kỳ) nhờ thu tiền theo D/P . Tiếp theo Ngân hàng Việt Nam B cùng nguyên đơn đã nhiều lần gửi telex,Fax, thư đòi tiền từ Ngân hàng North Banc và bị đơn nhưng vẫn chưa được trả tiền .
Hết ngày 30-12-1999, nguyên đơn không nhận được tiền hàng ,nguyên đơn đã khởi kiện bị đơn ra trọng tài đòi trả 195380 USD tiền hàng và lãi suất 9%/năm .tính từ ngày nhận hàng 10/9/1999 đến ngày trọng tài xét xử .Trước những vấn đề đặt ra trọng tài đã đưa ra những quyết định chính xác với những lý lẽ chặt chẽ, trước hết là :
Khi hai bên đã ký hợp đồng mua hàng thì bị đơn phải có nghĩa vụ trả tiền hàng cho nguyên đơn . Theo phương thức thanh toán D/P ,bị đơn phải trả tièn hàng cho nguyên đơn thì mới nhận được bộ chứng từ ngân hàng, trong đó có vận đơn để nhận hàng . Trên thực tế , bị đơn chưa trả tiền hàng nhưng đẫ nhận được hàng và bán lô hàng đó cho ngưòi khác thì bị đơn có nghĩa vụ phải trả tiền hàng cho nguyên đơn, điều này rõ ràng bị đơn đã cố tình vi phạm nghãi vụ trả tiền hàng vì khi đã hết hạn bị đơn lại kéo dài thời hạn nhưng đến thời hạn kéo dài mà bị đơn vẫn chưa trả. Còn về tiền lãi suất , ngày 10-9-1999 là ngày bị đơn nhận xong hàng . ảtọng tài xác định mốc thời gian hợp lý để tính lãi suất sẽ là từ ngày 20-9-1999,mức lãi suất là 9%/năm do nguyên đơn tính toán là quá cao và không phù hợp mức lãi suất tiền vay do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố . Từ đó , trongj tài chấp nhận đối với thời gian chậm trả tiền hàng từ ngày 20-9-1999 đến ngày 8-7-2000 , nguyên đơn chỉ được hưởng lãi suất theo mức lãi suất tiền vay trung bình do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố vào thưòi gian này là 5%/năm; Ngân hàng North Banc khi đã thu được tiền hàng thì phải chuyển trả số tiền đó cho ngân hàng nhờ thu Việt Nam . Còn khi không thu được tiền từ người nhập khẩu và Ngân hàng đòi lại bộ chứng từ thì Ngân hàng North Banc phải có nghĩa vụ trả lại bộ chứng từ đó .Việc Ngân hàng North Banc im lặng , không trả tiền ,cũng như không trả lại bộ chứng từ cho Ngân hàng Việt Nam là hoàn toàn sai trái, là vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ nhờ thu theo D/P .Ngân hàng Việt Nam có quyền khiếu nại và kiện ngân hàng North Banc nếu cần.
4. Các biện pháp giải quyết có hiệu quả những tranh chấp phát sinh và có lien quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu.
4.1 Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp một cách phù hợp.
Việc lựa chọn giải quyết tranh chấp trước hết phải căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu và luật áp dụng cho hợp đồng đó. Trước hết phải đọc hợp đồng, nếu hợp đồng quy định phương pháp giải quyết tranh chấp thì phải sử dụng đúng phương pháp đó.
Về nguyên tắch trọng tài hoàn toàn tôn trọng sự thoả thuận của 2 bên trong hợp đồng nên trọng tài chưa thụ lý đơn kiện mà đề nghị bên đi kiện thương lượng với bên bị kiện.
Khi hợp đồng không có quy định gì về phương pháp giải quyết tranh chấp thì phải đọc luật áp dụng cho hợp đồng.
để tiết kiệm thời gian và chi phí, thương lượng giữa 2 bên không bắt buộc phải tuân theo thủ tục tố tụng nào nên tranh chấp có thể được giải quyết nhanh chóng.
Hoà giải có sự tham gia của người thứ 3 chỉ nên chọn khi cả hai bên có thiện chí, sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khách quan.
4.2 Vận dụng đúng luật tố tụng hay quy tắc tố tụng của trọng tài khi đi kiện
Thứ nhất : tuân thủ đúng quy định tố tụng về việc nộp hồ sơ kiện có đầy đủ nội dung và bằng chứng.
Thứ hai : Nghiên cứu và vận dụng đúng các quy định về tố tụng sẽ kịp thời bổ sung các tài liệu, chứng từ
Thứ ba : Vận dụng đúng luật tố tụng thì mới mới có thể tiến hành kháng cáo kịp thời theo trình tự, xét xử phúc thẩm khi tranh chấp được xét xử bằng toà án.
Thứ tư : Vận dụng đúng quy tắc của trọng tài.
Thứ năm : nghiên cứu vận dụng đúng các quy định về tố tụng thì có thể đề xuất kiến nghị.
Thứ sáu : khi cơ quan xét xử tuân thủ đúng quy định tố tụng.
Từ đó có thể thấy vận dụng đúng luật tố tụng của nhà nước toà án hay quy tắc của trọng tài là một biện pháp mà các bên đương sự cũng như cơ quan xét xử cần sử dụng để làm cho việc giải quyết tranh chấp có hiệu quả.
C. Kết luận.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã cố gắng thực hiện đúng hợp đồng với thương nhân nước ngoài và cũng yêu cầu ngược lại. Nhưng trong thực tế, việc thực đúng theo hợp đồng còn là một vấn đề nan giải đối với nhà kinh doanh. Do đó cần sự quyết định của trọng tài, trọng tài phân tích và đưa ra những quyết định đúng đắn cho những sự việc bị đưa ra tố tụng, trọng tài tìm hiểu thực tiễn xét xử các tranh chấp giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, từ đó góp phần hạn chế tranh chấp hoặc giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn.
Mục lục
Mở đầu.
Nội dung:
Khái quát về án lệ trọng tài.
Nguyên nhân về vụ kiện do người xuất khẩu vi phạm hợp đồng
. 2.1 Vụ kiện do người giao hàng kém phẩm chất .
Vụ kiện về việc giao hàng không đúng tiêu chuẩn xuất khẩu .
Nguyên nhân về vụ kiện do người nhập khẩu vi phạm hợp đồng .
3.1 Vụ kiện về người nhập khẩu trả thiếu tiền hàng .
3.2 Vụ kiện người nhập khẩu không thực hiện hợp đồng .
4. Các biện pháp giải quyết có hiệu quả những tranh chấp phát sinh từ và có liên quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu.
4.1 Lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp một cách phù hợp.
4.2 Vận dụng đúng luật tố tụng của nước toà án hay quy tắc tố tụng của trọng tài khi đi kiện .
C .Kết luận.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Ngoại thương Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội
2. Báo Ngoại thương Sài Gòn.
- PGS – TS Trần Văn Chu –Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, nhà xuất bản thế giới,2003
- PGS – TS Hoàng Ngọc Thiết – Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu - án lệ trọng tài và kinh nghiệm – Trường Đại Học Ngoại thương Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7134.doc