Đề tài Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia, GQVL (120CP) huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An

Chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách việc làm và GQVL. Có ý nghĩa chính trị, Kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng của mỗi Quốc gia là sự thể hiện rõ nhất, quan điểm của Đảng và nhà nước trong việc xây dựng KH phát triển Kinh tế XH và các KH GQVL trong mỗi thời kỳ như: xác định chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới hàng năm, chỉ tiêu nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, chỉ tiêu nâng cao hệ số lao động được đào tạo nghề xác định chỉ tiêu giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị. Thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề GQVL thông qua chương trình 120/CP, trong những năm qua, việc cho vay và quản lý nguồn Quỹ Quốc gia hỗ tợ việc làm tại huyện Quỳ châu Tỉnh Nghệ An đã thực hiện tương đối tốt, đã góp phần không nhỏ trong công tác XĐGN của địa phương,cùng với các nguồn vốn khác tại địa phương như vốn 327. Về lồng ghép giữa các công trình: Chương trình việc làm GQVL, chương trình XĐGN, chương trình 661, chương trình 327, chương trình 135 CP. Đã đem lại hiệu quả cao một cách rõ rệt, giải quyết việc làm cho số lao động chưa có việc làm ở địa phương, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm một con số đáng kể, giảm TNXH tăng thu nhập người lao động góp phần XĐGN trên địa bàn huyện nhà. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hơn nữa, đồng thời có sợ phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chủ trương, đường lỗi chính sách của Đảng và nhà nước, trong đó đặc biệt quan tâm tới chương trình việc làm và GQVL cho người lao động.

doc47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình mục tiêu quốc gia, GQVL (120CP) huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời lao động phải trải qua các bước sau: Thử việc nếu đạt yêu cầu, bên tuyển dụng và người lao động tiến hành ký kết hợp đồng lao động, bước đầu người lao động phải thực hiện nghĩa vụ của 1 công chức dự bị "Theo nghị định 115/2003/NĐ - CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ". Sau khi hết thời hạn công chức dự bị, người lao động mới được chính thức tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước. Nhận xét về công tác tuyển chọn, tuyển dụng lao động tại địa phương. Nếu công tác tuyển dụng, tuyển chọn lao động tại địa phương thực hiện đúng theo các trình tự ở trên thì chắc chắn chất lượng cán bộ chất lượng lao động sẽ tốt và hiệu quả lao động sẽ cao. Nhưng trên thực tế, công tác tuyển dụng lao động ở địa phương còn có nhiều những vấn đề bất cập cần phải khắc phục như: Trước kia khi chưa có những quy định mới của Chính phủ về công tác tuyển dụng, sự dụng và quản lý cán bộ công chức, viên chức Nhà nước, công tác tuyển dụng, tuyển chọn lao động tại huyện Quỳ Châu được thực hiện qua các bước. - Thông báo tuyển dụng - Nhận và thẩm định hồ sơ - Xét tuyển - Hợp đồng lao động dài hạn - Thi tuyển công chức - Chính vì không qua bước thi tuyển hơn nữa xét tuyển dễ xẩy ra các hiện tượng tiêu cực nên chất lượng lao động thấp, nhiều người lao động khi được tuyển dụng đã không được đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công việc được giao, ngoài ra công tác tuyển dụng lao động nhiều khi không thông qua các phòng ban chức năng mà bị áp đặt từ trên xuống hoặc tuyển dụng bố trí sắp xếp người lao động không đúng sở trường ngành nghề mà người lao động đã đào tạo (trái ngàn, trái nghề) 1.2 Phân công lao động theo chức năng: 1.2.1. Khối uỷ ban: * Sơ đồ quản lý thuộc khối UBND huyện Quỳ Châu Chủ tịch UBND Huyện Phó chủ tịch Phụ trách Kinh tế Phó chủ tịch Phụ trách NN Phó Chủ tịch Phụ trách Văn xã Dân Tộc NN NT CS HT CN XD TN MT T Tra NV- LĐTBXH Tư pháp TC KH VP UBDSTE GD ĐT VH TT Y Tế * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Chủ tịch UBND: Chủ tịch UBND huyện Quỳ Châu là người lãnh đạo cao nhất về mặt chính quyền địa phương là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định tại điều 127 luật tổ chức HĐND và UBND, điều 126 luật tổ chức HĐND và UBND. - Các phó chủ tịch: Chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND về việc thực hiện các nhiệm về quyền hạn do chủ tịch UBND giao phó. - Các phòng ban trực thuộc: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện cùng cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương và thực hiện chức năng quản Nhà nước ở địa phương và thực hiện mốt số một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sử uỷ quyền của UBND cùng cấp và theo quyết định của pháp luật, góp ý phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của pháp luật, góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cung cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên, thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu trách nhiệm và báo cáo trước UBND, cơ quan chuyên môn cấp trên báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp khi được yêu cầu 1.2.2 Phòng nội vụ LĐ-TBXH - Trưởng phòng: Phụ trách chung và là người chịu trách nhiệm chính trước UBND về công việc của Phòng - Phó phòng: Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và UBND về công việc được giao. - Các bộ phận: Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về hiệu quả công việc. 1.3 Phân công lao động theo chuyên môn nghiệp vụ đào tạo: * Khối UB (Phụ lục) + Nhận xét việc bố trí phân công lao động theo chuyên môn nghệ nghiệp đào tạo tại các phòng ban. - Việc phân công lao động theo số lượng và chuyên môn nghệ nghiệp được đào tạo thuộc khối UBND đã được thực hiện tương đối tốt, do việc bố trí, phân công lao động hợp lý nên năng suất lao động đạt tương đối cao, cán bộ công chức, viên chức thuộc các bộ phận đã phát huy hết khả năng, trình độ đã được đào tạo trong công việc. Tuy nhiên có một vài cán bộ, vì những lý do riêng đã phải đảm nhiệm nhưngc công việc trái với chuyên môn đã được đào tạo, nhưng UBND huyện huyện đã có chương trình kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cho một số cán bộ này để sau này có một trình độ chuyên môn cho phù hợp với công việc đang làm. * Phòng NV - LĐTBXH (phụ lục 2) + Nhận xét việc phân công lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo làm việc tại phòng: Phòng NV - LĐTBXH hiện nay gồm 8 biên chế trong đó có 3 người được phân công theo đúng chuyên môn, chuyên ngành đào tạo đó là nhữ người làm ở bộ phận kế toán tài vụ, tiền lương, tiên công, lao động việc làm, tổ chức chính quyền cơ sở. Còn lại 5 người chưa được phân công theo đúng chuyên môn chuyên ngành đào tạo. Hiện nay để đáp ứng công tác chuyên môn, phòng cần có kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội, có kế hoạch cử cán bộ học và bồi dưỡng thêm các kiến thức về Nhà nước. 1.4. Chất lượng lao động: * Khối uỷ ban (phụ lục 1) + Nhận xét về chất lượng cán bộ công chức, viên chức thuộc khối uỷ ban căn cứ vào biểu phụ lục 1 cho thấy chất lượng cán bộ viên chức, công chức tại các phòng ban thuộc khối uỷ ban nhân dân tương đối đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công việc với hiệu quả cao. * Phòng NV - LĐTBXH (phụ lục 2) + Nhận xét về chất lượng lao động của phòng: Chất lượng lao động của phòng hiện nay theo mặt bằng tại địa phương không phải là quá thấp nhưng vấn đề quan trọng là chưa bố trí lao động làm đúng chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo. Vậy phòng cần có kế hoạch xắp xếp, bố trí hoặc đào tạo lại số cán bộ đó để được đáp ứng nhu cầu công tác của phòng cho phù hợp. 1.5. Hiệp tác lao động: Phân công và hiệp tác lao động là khâu quan trọng nó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình lao động phân công lao động càng sâu thì hợp tác lao động càng rộng, phân công lao động là bố trí người lao động làm công việc chuyên môn đã được đào tạo và phù hợp với năng lực của người lao động để họ phát huy hết khả năng của mình tạo ra năng xuất lao động cao. Hiệp tác lao động dựa trên phân công lao động, hiệp tác lao động là sự phối hợp giữa các bộ phận và giữa những người lao động, trong lao động, nhiều khi kết quả của bộ phận này phụ thuộc vào kết quả của bộ phận khác, phân công và hiệp tác lao động tốt thì công việc sẽ tiến triển tốt, người này vắng thì sẽ có người khác làm thay. Tại phòng NV - LĐTBXH huyện Quỳ Châu việc phân công và hiệp tác lao động đã được thực hiện tương đối tốt. Trong công việc ngoài việc chuyên môn của từng người ra, các cán bộ trong phòng còn tìm hiểu học hỏi thêm chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác do phòng quản lý năm vừa qua trong phòng có 2 người đi học tài chức nhưng vẫn bố trí các cán bộ trong phòng đảm nhận công việc của người đi học. Thực tế năm 2005 phòng cử 2 cán bộ đi học lớp tài chức nhưng công việc của phòng vẫn được hoàn thành một cách xuất sắc. 1.6. Thực trạng về điều kiện lao động ở địa phương: Năm 2004 được sự nhất trí của UBND huyện phòng NV - LĐTBXH được bố trí 4 phòng kề nhau các phòng làm việc được bố trí thêm máy vi tính, bàn ghế làm việc sang trọng và các thiết bị khác để phục vụ cho nhu cầu làm việc của phòng. 1.7. Đào tạo và đào tạo lại để phát triển nguồn nhân lực 1.7.1. Số cán bộ công chức đã được đào tạo năm 2005 * Về chuyên môn: - Cao đẳng, đại học:4 người * Về lý luận chính trị: cao cấp 2, trung cấp:10 * Về quản lý Nhà nước - Chuyên viên: 5 người - Cán sự: 1 người * Nâng bậc lương: 10 người Nhận xét: Do nhu cầu công việc của các phòng việc đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cho cán bộ công chức là điều kiện tất yếu. Nhưng trên thực tế tại địa phương, việc cử cán bộ đi học nhiều khi không phải do nhu cầu công việc, chưa gắn với nhu cầu đào tạo mà do những nguyên nhân khác ví dụ như: Học để hoàn thiện bằng cấp, học để lên lương, học để chuyên ngành…bởi vậy cho nên cứ có lớp là cho đi học, không cần biết lớp đó đào tạo chuyên ngành gì, có phục vụ chuyên môn của các phòng ban hay không ví dụ: cán bộ kế toán thì học nông nghiệp, nông nghiệp thì đi học kế toán. 1.7.2. Số cán bộ công chức cần phải đào tạo lại * Về chuyên môn: - Cao đẳng, đại học: 6 * Quản lý Nhà nước: - Chuyên viên:7 1.8. Tạo động lực trong lao động Tạo động lực trong lao động tức là dùng đòn bẩy kinh tế để kích thích lao động hăng say làm việc. Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp do hưởng lương từ ngân sách nên việc tạo động lực cho cán bộ công chức có phần nào hạn hẹp hơn các doanh nghiệp (trừ một số đơn vị sự nghiệp có thu). Hiện nay vấn đề tạo động lực cho người lao động tại địa phương được thể hiện qua các vấn đề sau: * Tạo động lực về vật chất: - Thông qua việc nâng lương - Thông qua tiền thưởng - Thông qua việc đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ phòng nơi làm việc * Tạo động lực về tinh thần: - Thông qua việc tổ chức thăm hỏi khi lao động bị ốm đau hay gặp tai nạn rủ ro Tổ chức tặng quà nhân ngày lễ, tết hay nhân dịp các ngày kỷ niệm nào đó: Sinh nhật, kỷ niệm ngày thành lập. - Tổ chức tham quan học tập nghỉ mát - Riêng đối với lao động nữ, vào các ngày 8/3, 20/10 hàng năm cơ quan tổ chức các buổi toạ đàm động viên, tặng quà nhằm động viên chị em. 1.9. Xây dựng mức biên chế tại địa phương Hàng năm căn cứ vào nhu cầu công tác của các phòng ban và số lượng biên chế do tỉnh phân bổ cho địa phương, Phòng NV - LĐTBXH xây dựng kế hoạch mức biên chế cho toàn huyện trình UBND tỉnh và Sở Nội vụ phê duyệt Mực biên chế của huyện Quỳ Châu năm 2005 như sau: + Quản lý Nhà nước: 85 người + Sự nghiệp giáo dục: 420 người + Văn hoá thể dục thể thao: 10 người + Sự nghiệp khác: 12 người + Bầu cử: 4 người Tổng số biên chế do tỉnh phê duyệt 53 người được bố trí trong các phòng ban: + Văn phòng HĐND-UBND: 12 người + Phòng nội vụ lao động thương binh xã hội: 8 người + Phòng tư pháp: 2 người + Phòng thanh tra: 5 người + Phòng nông nghiệp: 4 người + Phòng kế hoạch tài chính: 10 người + Phòng giáo dục: 420 người + Phòng VH-TT: 10 người + Phòng dân tộc: 2 người + Phòng môi trường tài nguyên: 5 người + Uỷ ban dân số GĐ trẻ em: 3 người + Phòng hạ tầng: 5 người + Phòng công nghiệp dịch vụ: 3 người + Sự nghiệp khác: 12 người Nhận xét về mức biên chế của địa phương năm 2005 theo như biên chế của tỉnh duyệt và căn cứ nhu cầu công việc của các phòng ban chuyên môn, với mức biên chế như trên là đủ, với số lượng biên chế trên chỉ cần bố trí công chức làm đúng chuyên môn chuyên ngành được đào tạo. 2. Tiền lương: 2.1. Chấm công để trả lương. Đối với khối uỷ ban và các đơn vị phải có bảng chấm công làm căn cứ để trả lương hàng tháng, công việc chấm công tuỳ thuộc vào các cơ quan đơn vị giao cho các bộ phận đảm nhiệm công việc này, nhưng thường thì giao cho bộ phận kế toán tài vụ trong cơ quan đảm nhận công việc này. Bảng chấm công (Phụ lục 5) Cách trả lương hàng tháng được tính như sau: Lương tháng = Đơn giá thời gian ngày công làm việc thực tế + Phụ cấp (nếu có) Đơn giá tiền lương thời gian = Tổng số tiền lương theo ngạch bậc/số ngày công theo quy định (tuấn làm việc 40 giờ) Cách tính lương ngoài giờ: - Ngoài giờ ngày thường được tính = 150% đơn giá tiền lương, ngày nghỉ hàng tuần = 200%. - Ngày lễ tết: 300% - Nếu thêm vào ban đêm được công thêm 30%. 2.2. Trả lương và quản lý quỹ tiền lương * Nguồn để trả lương Đối với các đơn hành chính sự nghiệp, nguồn để lương được trích từ ngân sách Nhà nước, bộ phận kế toán tài vụ căn cứ vào số ngày công, giờ công để thanh toán tiền lương cho người lao động theo thang lương, bảng lương của Nhà nước quy định tại thông tư: 25/CP. Đơn vị tiền trả lương công người lao động vào các giữa tháng (khoảng ngày 15 hàng tháng) * Thời gian tiêu chí nâng lương: Theo quy định của Nhà nước tại thông tư số: 45/CP ngày 11 tháng 3 năm 1996 của ban tổ chức cán bộ chính phủ (nay là Bộ nội vụ) về hướng dẫn chế độ nâng bậc lương thường xuyên hành năm đối với các bộ, công chức khu vực hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể. Trong đó quy định. + Điều lệ thời gian: - Đủ 24 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương - Đủ 36 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương + Về điều kiện tiêu chuẩn: - Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao - Đủ điều kiện tiêu chuẩn thời gian để xét nâng lương * Quy chế trả lương của các đơn vị có thu - Đối với một số đơn vị có thu, ngoài tiền lương hưởng theo thang bảng lương của Nhà nước quy định đơn vị còn có thêm khoản tiền được trích từ nguồn thu do lợi nhuận để chia cán bộ, nhân viên (gọi là hệ số điều chỉnh). Hệ số điều chỉnh cao hay thấp tuỳ thuộc vào đơn vị có lợi nhuận nhiều hay ít. Nhưng do quy định của Nhà nước không được vượt quá 2,5 lần mức lương do Nhà nước quy định. Ví dụ: 1 người lao động có hệ lương đang hưởng theo thang bảng lương của Nhà nước là 2,45, PCKV là 0,5. Đơn vị có hệ số điều chỉnh tăng thêm là 1,5, vậy tiền lương của người của lao động đó được tính như sau: - Tiền lương được hưởng theo thang bảng lương của Nhà nước sẽ là: (2,42 x 310.000đ) + (0,5 x 310.000đ) = 905.200đ - Tiền lương được tính tăng thêm từ hệ số điều chỉnh sẽ là: 1,5 x 310.000đ = 465.000đ Tổng thu nhập của người lao động là: 905.200đ + 465.000đ = 1.370.200đ * Phụ cấp tiền lương đang áp dụng ở địa phương - PCKV: 0,3 - Phụ cấp lãnh đạo, chức vụ: + Phưởng phòng: 0,3 + Phó phòng: 0,2 - Các chức danh bầu cử được hưởng như sau: + Chủ tịch HĐND và UBND: 4,9 + Phó chủ tịch HĐND và UBND: 4,0 Nếu tái cử sẽ được hưởng thêm 5% mức lương tối thiểu * Chế độ thưởng đang áp dụng + Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp không có thu tại địa phương thì chế độ hưởng được áp dụng như nhau, tức là vào dịp cuối năm khi tổng kết các cơ quan bình xét nếu ai đạt lao động tiến xuất sắc thì được hưởng với số tiền 100.000đ/người/năm kèm theo giấy khen của chủ tịch UBND huyện. + Đối với các đơn vị sự nghiệp thu thì mức thưởng phụ thuộc vào số tiền đợc trích để chi thưởng, thường thì các đơn vị này đến cuối năm mới phân bổ tiền thưởng. * Chế độ phúc lợi xã hội: Do đặc điểm của địa phương hiện nay không ổn định nên các công trình phúc lợi xã hội cộng không được chú trọng đầu tư nên có phần ảnh hưởng tới đời sống và tinh thần của nhân dân địa phương, hiện nay có 3 xã nhân dân địa phương đang bức xúc về vấn đề di dời dân để làm thuỷ điện, nhân dân 3 xã cũng rất mong Nhà nước, huyện sớm triển khai để nhân dân ổn định đời sống. * Quản lý quỹ tiền lương: Các cơ quan, đơn vị đầu năm phải xây dựng dự toán quỹ tiền lương cho cả năm và cụ thể từng quý, tháng gửi cho phòng TC-KH, phòng TC-KH căn cứ vào dự toán của đơn vị, lập tổng hợp dự toán báo cáo UBND huyện và sở tài chính vật giá để duyệt chi kho bạc Nhà nước là nơi quản lý quỹ lương và giám sát việc chi tiêu của các đơn vị có sử dụng ngân sách Nhà nước. 3. Quản lý Nhà nước về tiền lương: Do đặc thù của địa phương không có nhiều doanh nghiệp hoạt động nên công tác quản lý Nhà nước về tiền lương cũng không có nhiều phức tạp, chủ yếu khi có văn bản mới của Chính phủ và địa phương về những vấn đề liên quan đến tiền lương tiền công thì lúc đó địa phương sẽ mở hội nghị tấp huấn để triển khai thực hiện với vai trò chức năng của mình, Phòng NV-LĐTBXH có trách nhiệm triển khai hướng dẫn và giám sát việc thực hiện của các đơn vị đóng trên địa bàn đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong lĩnh vực xây dựng quy chế trả lương cho doanh nghiệp theo đúng các quy định của Nhà nước và pháp luật. Việc quảnlý và xét duyệt nâng lương theo định kỳ hàng năm cho cán bộ công chức, viên chức thuộc khối uỷ ban do hội đồng xét duyệt và quyết định, chủ tịch UBND huyện làm chủ tịch hội đồng, giúp việc cho hội đồng nâng lương là cơ quan chức năng đó là phòng NV-LĐTBXH huyện, các phòng ban căn cứ vào tiêu chí xét duyệt nâng lương, lập danh sách những người đủ điều kiện được đề nghị nâng lương gửi đền duyệt một lần tại phòng NV-LTBXH, sau đó xét duyệt tại hội đồng nâng lương của huyện sau khi xét duyệt tại cấp huyện, hồ sơ được đem về xét duyệt ở Sở nội vụ tỉnh, nếu Sở nội vụ nhất trí phê duyệt thì sau đó chủ tịch hội đồng nâng lương của huyện ra quyết định nâng lương cho từng người lao động. 4.Việc thực hiện pháp luật lao động tại địa phương Để đáp ứng sao cho phù hợp và kịp thời với tình hình đổi mới của đất nước, bộ luật lao động của nước Cộng hoà XHCN đã được Quốc hội khoá X thứ XI sữa đổi bổ sung và thông qua ngày 2 tháng 4 năm 2002. Trong cơ chế thị trượng hiện nay, đã xẩy ra rất nhiều các mối quan hệ trong lao động trên thị trường lao động. Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa người lao động với người sử dụng lao động. Trong các mối quan hệ này phải do pháp luật nói chung và luật lao đồng nói riêng điều chỉnh việc thực hiện pháp luật lao động tại địa phương đã được mọi người lao động và các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên có một số không ít các doanh nghiệp lợi dụng các khe hở trong bộ luật để "lách luật" về lĩnh vực ATVSLĐ, BHXH đặc biệt là vi phạm trong hợp đồng lao động. Trước tình hình trên, chính quyền địa phương đã hết sức quan tâm tới việc tuyên truyền pháp luật lao động tới mọi người dân băng mọi hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua việc tuyên truyền làm cho người lao động hiểu biết thêm pháp luật, đâu là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và để họ tìm cách tự bảo vệ mình, ngoài công tác tuyên truyền pháp luật, chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động trong các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn./. Phần II Chuyên đề chuyên sâu Đề tài Tạo việc làm thông qua chương trình 120/CP tại huyện Quỳ Châu, thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình Chương I Cơ sở lý luận thực tiễn của vấn đề tạo việc làm thông qua chương trình 120/CP I. Bản chất của tạo việc làm thông qua chương trình 120/CP 1. Bản chất của tạo việc làm: Tạo việc làm là việc đầu tư vốn để tạo ra những chỗ làm việc mới, giúp người lao động chưa có việc làm, có được việc làm, người thiếu việc làm có thêm việc làm đầy đủ hơn. Tạo việc làm thông qua chương trình 120/CP là việc cho vay vốn từ quỹ quốc gia GQVL theo nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của HĐBT (nay là Chính phủ). 2. Mục tiêu của tạo việc làm Chương trình mục tiên quốc gia về việc làm giai đoạn 2001 - 2005 của Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể như sau: + Mỗi năm, giải quyết việc làm cho từ 1,4 - 1,5 triệu lao động. + Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống còn 5% vào năm 2005. + Nâng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn lên 85% vào năm 2005. + Nâng tỷ lệ cơ cấu lao động trong lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp xuống còn 55% tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng lên 21% trong dịch vụ lên 24% vàn năm 2005. + Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25 - đến 30% vào năm 2005 (tức là khoảng tà 5 đến 5,5 triệu lao động) Các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển việc làm được tiến hành theo 3 hướng sau: * Phát triển kinh tế - xã hội ổn định việc làm cho những người đã có việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới bằng biện pháp tập trung chỉ đạo một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm tạo nhiều việc làm. * Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia * Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động được triển khai với các dự án sau: + Dự án cho vay vốn theo các dự án nhỏ GQVL thông qua quỹ hỗ trợ việc làm + Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm dịch vụ việc làm. + Dự án điều tra thống kê lao động và xây dựng hệ thống tìm thị trường lao động + Dự án đào tạo, bồi dưỡng các hệ làm công tác quản lý lao động - việc làm. Vì vậy phát triển kinh tế, tạo mở việc làm là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được coi là hoạt động quan trọng nhất, nó quyết định đến việc tăng hay giảm chỗ làm việc trong thị trường lao động, ngoài ra nó còn hỗ trợ trực tiếp GQVL cho từng lao động yếu thế trong thị trường lao động. 3. Một số quy định đối với vấn đề cho vay vốn GQVL 3.1 Hoàn thiện các chính sách về lao động việc làm: * Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Thực hiện tốt các chính sách về dân số KHHGĐ để giảm tỷ lệ sinh (giảm c ung về số lượng lao động ). Kết hợp phát triển, mở rộng các cơ sở trung tâm đào tạo và dạy nghề cho người lao động (nâng cao chất lượng cung lao động ). Thực hiện tốt việc kích cầu lao động: Có cơ chế và các chính sách mới để thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước phát triển mạnh, trong đó đặc biệt khuyết khích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới. Khuyết khích sự phục hồi và phát triển của các làng nghề truyền thống để giải quyết việc làm cho những lao động ở khu vực nông thôn, tăng tỷ lệ thời gian lao động ở khu vực này. * Chính sách phát triển thị trường lao động: Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm DVVL tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các hệ thống cơ sở vệ tinh để cung cấp các dịch vụ tư vấn, giới thiệu viêc làm và chắp nối các thông tin về truyền thông lao động cho những việc làm hoặc những người đang làm việc nhưng muốn chuyển sang làm công việc khác. * Xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của Nhà nước và của địa phương. Ngoài nguồn quỹ của trung ương, hàng năm các địa phương cân đối ngân sách và nên tính một tỷ lệ nhỏ bổ sung cho nguồn quỹ hỗ trợ việc làm của địa phương. 3.2 Kết quả thực hiện chương trình việc làm từ năm 2001 - 2005 +Kết quả thực hiện chung của tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số LĐ được GQVL (ngàn người) 1.220 1.235 1240 1245 1.300 Tỷ lệ thất nghiệp TT (%) 5.58 6.01 6.85 6.74 6.5 Tỷ lệ sử dụng Thời gian LĐ ở nông thôn (%) 72.11 72.90 71.13 73.42 74.52 Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo 10.00 16.00 17.60 19.20 20.10 So với mục tiêu đặt ra, chương trình việc làm và các chỉ tiêu về lao động việc làm chưa đạt được đến năm 2005 số lao động thu hút thêm chỉ đạt được 94% tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có tăng nhưng chưa đạt kế hoạch đã đề ra (75-80%) tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị còn cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra (6,5% so với 5%). Sở dĩ kết quả như vậy là do vấn đề GQVL có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức tăng GDP hàng năm bình quân ở tỉnh Nghệ An chỉ đạt khoảng từ 67 đến 70% KH. Vì vậy với kết quả đã đạt được như trên vẫn có thể khẳng định chương trình việc làm đã đạt được những thành tích đáng kể nhưng chưa mỹ mãn. 3.3 Kết qủa thực hiện chương trình của Huyện Quỳ Châu (Từ 2001 – 2005) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Số LĐ được GQVL ( người) 260 250 268 298 320 Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở Nông thôn 80 76 75 76 76 Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo 3.0 4.2 5.6 5.8 6.0 Trong những năm qua việc triển khai thực hiện chương trình GQVL của Huyện còn nhiều hạn chế , xong cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về tình hình lao động và GQVL Từ 2001 đến 2005 số lao động có việc làm chiếm khoảng 90% lực lượng lao động và hàng năm cũng tăng lên đáng kể, bình quân mỗi năm tăng 274 người, do vậy năm 2001 tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt mức cao 80%. Đến năm 2005 giảm còn 78%. Nguyên nhân do bước đầu người dân đã đưa cơ giới hoá vào phục vụ sản xuất để một phần thay thế sức lao động của con người, vì thế mà lao động ở nông thôn thiếu việc làm. Tóm lại: Để thực hiện tốt và hiệu quả chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm thì ngoài sự hỗ trợ về các cơ chế chính sách của nhà nước cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, phải có sự lồng ghép đan xen giữa các chương trình Quốc gia khác để tận dụng mọi nguồn lực sẵn có với phương châm " Phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực". Quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu mà chương trình đã đề ra về vấn đề việc làm và GQVL. II. Chương trình 120 CP Ngày 11 tháng 4 năm 1992 HĐBT ( nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 120/HĐBT. Nội dung Nghị quyết đề cập đến các vấn đề: Chủ trương phương hướng và một số biện pháp GQVL trong những năm tới, một trong những biện pháp cơ bản để GQVL cho người lao động mà Nghị quyết đề ra là thành lập Quỹ Quốc gia về GQVL ( sau này thường gọi là vốn 120/CP). 1.Nguồn hình thành Quỹ: Quỹ Quốc gia GQVL được hình thành từ 2 nguồn: + Trích từ nguồn ngân sách Quốc gia: Hàng năm Trích từ ngân sách nhà nước một tỷ lệ để bổ sung cho Quỹ do Quốc hội thông qua, quỹ bắt đầu được thành lập năm 1992 sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 120/HĐBT. Đây là nguồn chính mỗi năm bình quân ngân sách nhà nước bổ sung thêm khoảng 200 tỷ đồng vào nguồn quỹ này. + Nguồn viện trợ từ các nước trên Thế Giới và các tổ chức Quốc tế cho Việt nam về lĩnh vực GQQVL. 2.Mục tiêu và nguyên tắc quản lý và vận hành Quỹ. 2.1. Mục tiêu: Quỹ cho vay với lãi xuất thấp ( mức lãi xuất được quy định theo từng giai đoạn, thời kỳ ). Để khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc, lãi xuất của quỹ thường thấp hơn lãi xuất của các ngân hàng thương mại. Quỹ thành lập với mục tiêu chính là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, không phải là Quỹ XĐGN mà chỉ góp phần XĐGN. 2.2 Nguyên tắc quản lý và vận hành Quỹ. + Quỹ được quản lý tập trung ở Trung ương và được cho vay qua ngân hàng chính sách XH ( trước kia là do Kho bạc Nhà nước). Thủ tục và thể lệ cho vay được thống nhất chung trong cả nước. + Quỹ được sử dụng trên nguyên tắc Bảo tồn và tăng lên. + Vốn phân chia cho từng địa phương, đến hạn thu hồi lại vốn và lãi để cho vay tiếp hoặc quay vòng theo từng dự án hoặc điều chỉnh sang địa phương khác. 3. Cơ chế và kênh cho vay. + Cho vay theo dự án: Người vay vốn ( đối tượng được vay). Bắt buộc phải xây dựng dự án và dự án đó phải có tính khả thi đem lại hiệu quả và bảo toàn vốn vay, đối tượng vay vốn được Quy định rõ tại Thông tư số 06/2002/TTLB.BLĐTBXH/BTC-BKHĐT đó là hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh hoặc là thành viên trong các đoàn thể quần chúng. + Cho vay qua hệ thống Ngân hàng chính sách XH. + Mức vay: Được quy định tại thông tư số 06/2002/TTLB. Cụ thể, đối với hộ và nhóm hộ gia đình. Mức vay tối đa không quá 15 triệu đồng/ một chỗ làm việc, đối với hộ sản xuất kinh doanh không quá 200 triệu/ một dự án và không quá 15 triệu/ một chỗ làm việc. + Điều kiện vay vốn: Các đối tượng vay vốn phải lập dự án xin vay và dựa án phải tạo ra chỗ làm việc mới, th hút thêm lao động vào làm việc. Dự án phải có xác định của địa phương nơi thực hiện dự án. Người vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại nơi vay vốn và thực hiện dự án. Các đối tượng vay vốn phải tín chấp hoặc thế chấp tài sản theo các quy định sau. + Đối tượng vay dưới 15 triệu đồng không phải thế chấp tài sản nhưng phải có Bảo lãnh bằng tín chấp của cấp có thầm quyền. + Đối tượng vay trên 15 triệu đồng phải có tài sản thế chấp theo quy định của Bộ tài chính. 4. Thời hạn vay và lãi suất tiền vay 4.1 Thời hạn vay. Thời hạn vay vốn phụ thuộc vào dự án xin vay và mục đích sử dụng vốn vay, hiện nay tại Thông tư số 06/2002/TTLB. Quy định các mức thời hạn vay như sau: + Thời hạn 12 tháng đối với các dự án: Chăn nuôi Gia cầm, dịch vụ, kinh doanh nhỏ. + Thời hạn 24 tháng đối với đối với các dự án: Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời hạn sinh trưởng trên 12 tháng, nuôi trồng thuỷ sản, con đặc sản, chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản. + Thời hạn 36 tháng đối với các dự án: Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy lông , lấy sữa, lấy sừng, đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thuỷ bộ vừa và nhỏ, cải tạo vườn cây ăn quả, cây công nghiệp. +Thời gian 60 tháng đối với các dự án: Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp ngắn ngày. 4.2 Lãi suất tiền vay: Tuỳ thuộc vào từng thời điểm mà quy định lãi suất phải thấp hơn mức lãi suất ngân hàng thương mại, mức cụ thể từng thời kỳ do Bộ tài chính Quy định sau khi đã tham khảo ý kíên của Bộ LĐTBXH. Hiện nay mức lãi suất đang áp dụng 0,65% năm. 5. Thủ tục cho vay. Người vay vốn tại nguồn 120CP cần phải có những thủ tục sau. 5.1 Lập Hồ sơ dự án vay vốn: Hồ sơ dự án vay vốn bao gồm: + Dự án: Người vay vốn phải xây dựng dự án theo mẫu đã Quy định và phải được các cấp có thầm quyền phê duyệt ( kèm theo danh sách từng hộ vay nếu là dự án nhóm hộ gia đình). - Dự án nhóm Hộ gia đình được xác định theo mẫu. - Dự án nhóm hộ sản xuất kinh doanh cung được xác định theo mẫu. + Phiếu thẩm định dự án: có mẫu. Các hộ làm công tác tín dụng ngân hàng chính xách XH phối hợp với cán bộ Phòng Nội vụ - LĐTBXH và chủ dự án tiến hành thẩm định cơ sở của dự án và kết luận tính khả thi của dự án. + Biểu tổng hợp dự án: Sau khi đã hoàn thành các thủ tục: Xây dựng dự án, thẩm định dự án, lập danh sách các hộ vay vốn. Phòng Nội vụ - LĐTBXH tổng hợp tất cả các dự án xin vay theo mẫu biểu. + Văn bản đề nghị của các cấp có thẩm quyền. Sau khi đã làm đủ các thủ tục cần thiết và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ dự án đề nghị các cấp có thẩm quyền đề nghị bằng văn bản với ban chỉ đạo (BCĐ) vay vốn của Tỉnh để giải quyết, Hồ sơ xin vay vốn được lập thành 4 bộ, trong đó gửi ban chỉ đạo một bộ, Phòng Nội vụ - LĐTBXH 1 bộ,Ngân hàng chính sách XH 1bộ và chủ dự án một bộ. 5.2 Duyệt dự án. Sau khi đã đẩy đủ Hồ sơ và các thủ tục cần thiết khác chủ dự án cùng với các thủ trưởng cơ quan chức năng thường là thường trực UBND hoặc trưởng khối các đoàn thể quần chúng của UBND Huyện. Và lãnh đạo Phòng Nội vụ - LĐTBXH về ban chỉ đạo (BCĐ) Tỉnh để tiến hành duyệt dự án ( thường là tại trụ sở của cơ quan Sở LĐTBXH Tỉnh) Tại đây chủ dự án phải thuyêý trình trước ban chỉ đạo và các chuyên viên giúp việc BCĐ về nội dung và nêu rõ tính khả thi của dự án nếu được thực hiện: 5.3 Giải ngân: Sau khi được BCĐ Tỉnh duyệt từ 7 đến 10 ngày UBND Tỉnh ra Quyết định cho vay: Ngân hàng chính sách XH căn cứ vào Quyết định để tiến hành giải ngân. 5.3 Giám sát việc thực hiện vốn vay. Định kỳ hoặc đột xuất, Ngân hàng chính sách XH hoặc cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các dự án và người vay vốn về sử dụng vốn đúng mục đích hay không, tình hình thu hút thêm lao động hoặc không tạo thêm được chỗ làm việc mới cho gnười lao động của các chủ dự án và các hộ vay vốn. Khi kiểm tra nếu phát hiện bên vay có sử dụng tiền vay sử dụng sai mục đích, không thu hút thêm lao động hoặc không tạo thêm được chỗ làm việc mới cho cho người lao động, thì chủ dự án (hoặc người vay vốn) sẽ bị thu hồi vốn vay và xử lý theo thể lệ cho vay. CHƯƠNG II Thực trạng việc thực hiện cho vay vốn nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm tại huyện quỳ châu I. Khái quát chung về tình hình địa phương. 1. Thực trạng quy mô nguồn nhân lực. 1.1 Quy mô về số lượng lao động. Theo điều tra tháng 11 năm 2005 của phòng Thống kê huyện Quỳ Châu, dân số trong thời điểm điều tra của Huyện Quỳ Châu có 53.104 người = 10.931 hộ số người trong độ tuổi lao động được thể hiện qua bảng sau: Tổng số dân > 15 Tuổi Tỷ lệ Nam Tỷ lệ Nữ Tổng 53.104 27.608 69 11.595 42 16.012 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy, số người từ 15 tuổi trở lên tại địa phương là rất cao: Chiếm 69% so với tổng dân số. Trong đó tỷ lệ nam chiếm 42%, Nữ chiếm 58%. 1.2 Chia theo nhóm tuổi: Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ Từ 15 - < 30 8.834 32 Từ 30 -< 50 12.423 45 Trên 50 6.349 23 Nhận xét: Căn cứ bảng số liệu cho thấy: ở nhóm tuổi từ 30 đến 50 có số lượng cao nhất: Chiếm 45%, tiếp theo là nhóm từ 15 đến dưới 30 chiếm 32% và có tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi, ở nhóm này chỉ chiếm 23%. Qua những con số trên đã cho thấy rằng tỷ lệ lao động trẻ địa phương là rất cao và nhu cầu về việc làm là rất lớn. 1.3. Trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá Số lượng Tỷ lệ % Không biết chữ 113 0.41 Cấp I 8.006 29 Cấp II 10.491 38 Cấp III 9.110 33 Nhận xét: Theo số liệu trên cho ta thấy: Số lao động có trình độ cấp II chiếm tỷ lệ cao nhất. 38%, Cấp III là 33%. Cấp I là 29% còn số lao động không biết chữ chiếm 0.41%. 1.4 .Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ Trên đại học 0 0 Cao Đẳng - Đại Học 276 1.0 Trung cấp 11.043 40 Chưa qua đào tạo 16.288 59 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Số lao động chưa qua đào tạo tại địa phương còn rất cao: Chiếm 59%. Số lao động có trình độ CĐ,ĐH chỉ chiếm 1% đây là tỷ lệ tương đối thấp so với nhiều địa phương trong cả nước. Như vậy địa phương cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích học nghề cho người ở địa phương. Như ở huyện Quỳ châu đã thành lập được Trung tâm hướng nghiệp và Dạy nghề từ 20/10/2005 đến nay đã dạy được 4 lớp dạy nghề miến phí được 150 em học sinh thành thạo tay nghề được cấp chứng chỉ, như lớp Điện dân dụng, May công nghiệp và đã khuyến khích các em dân tộc tiếp tục để lớp ngày một đông. 1.5 Chia theo lĩnh vực ngành nghề hoạt động. Ngành nghề Số lượng Tỷ lệ Nông lâm nghiệp 20.153 73 Tiểu thủ công nghiệp 4.693 17 Dịch vụ 2.760 10 Nhận xét: Căn cứ bảng số liệu trên cho ta thấy. Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp có số lao động tham gia nhiều nhất. Chiếm tỷ lệ 73%, sau đó đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp 17%. Cuối cùng là nghề Dịch vụ chỉ chiếm 10% Đây là một cơ cấu chưa hợp lý, vậy chính quyền địa phương cần nghiên cứu tìm biện pháp để giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ Công nghiệp và Dịch vụ Tóm lại:Lực lượng lao động tại huyện Quỳ Châu tỉnh Nghệ an là rất lớn, nên vấn đề việc làm và GQVL cho người lao động tại đây đang là vấn đề bức xúc và nan giải mà các cấp chính quyền cần phải quan tâm và tháo gỡ kịp thời. Trong cơ chế thị trường vấn đề chất lượng lao động là rất quan trọng vì nó quyết định đến năng suất lao động xã hội. Chính vì những lý do trên, chính quyền các cấp tại địa phương cần quan tâm và quan tâm hơn nữa tới việc học nghề và đào tạo nghề tại địa phương để cung cấp kịp thời cho những lao động có tay nghề kỹ thuật cao cho thị trường lao động tại địa phương và các địa phương khác trong cả nước. 2. Sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương trong lĩnh vực việc làm và GPVL. Thực hiện Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của HĐBT ( nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, UBND huyện Quỳ Châu Tỉnh Nghệ An đã ra quyết định thành lập ban chỉ đạo và GQVL của Huyện do đồng chí PCT UBND huyện trực tiếp làm trưởng ban, lãnh đạo các ban ngành. Gồm Phòng NV-LĐTBXH, Phòng Tài Chính Vật giá kế hoạch, Ngân hàng chính xách XH, Phụ nữ… UBND huyện giao nhiệm vụ cụ thể cho BCĐ thực hiện công tác tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công việc quản lý cho vay vốn, hướng dẫn triển khai các thông tư liên hệ về chính sách cho vay. Nguồn Quỹ Quốc gia hỗ trợ về GQVL hàng năm chuyện viên của các ngành thành viên BCĐ tổ chức kiểm tra thẩm định và xét duyệt các dự án nhỏ, nhờ trình UBND huyện ra quyết định cho vay vốn theo số vốn do Trung ương cấp và số vốn thu hồi tại địa phương. -Thực hiện thông tư liên tịch số 34/2005/TTCT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 9/12/2005 của Bộ KHĐT, Bộ TCKH, Bộ LĐTBXH. Thông tư này hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/04/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ Quốc gia về việc làm. Nội dung thông tư này hơi khác một chút là. Các dự án vay vốn từ 100 triệu trở xuống thì huyện thẩm định ra Quyết định cho vay vốn. Còn các dự án trên 100 triệu là Tỉnh thẩm định, ra Quyết định cho vay vốn. Hiểu rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng về lợi ích to lớn của Chương trình 120/CP, trong những năm qua công tác GQVL theo Chương trình 120/CP , đã được địa phương thực hiện tương đối tốt. Được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ và chính Quyền các cấp, công tác GQVL đã được đưa vào nghị Quyết Đại hội đảng bộ và nghị Quyết của HĐND các cấp, trong đó đề ra mục tiêu, phương hướng và những biện pháp cụ thể để thực hiện chương trình việc làm và giải quyết việc làm. Đối với Chương trình của Huyện do HĐND huyện thông qua và được thực hiện triển khai gồm 3 phía.. + Cho vay từ nguồn Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm. + Đào tạo nghề gắn với việc làm. + Các dự án đầu tư XDCB tập trung về chương trình 135 CP. để GQVL. Phương án triển khai . hàng năm mở hội nghị triển khai và giao KH cho các xã, thị trấn để thực hiện, theo kế hoạch của huyện giao mỗi năm Huyện phải giẩi quyết khoảng 500-1000 lao động có chỗ làm việc mới. Riêng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm phải giải quyết việc làm từ 300-500l ao động. II. Sự cần thiết phải thưc hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về tạo việc làm. Trước những vấn đề nổi cộm về LĐ-VL và sự nghiệp CNH_HĐH đất nước hiện nay, cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình về việc làm, trong đó phải đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực tạo thêm chỗ làm việc mới cho người lao động bởi vì: * Trong tình hình hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn tương đối cao (6,5 -7%). * Lực lượng lao động XH tiếp tục tăng. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,75%/năm, trong đó tỷ lệ tăng của lực lượng lao động XH là 2,9%/năm. Ước tính trong 5 năm tới (2005-2010) nhà nước ta phải tạo và GQVL cho từ 7,5-8 triệu LĐ, tức là mỗi năm nhà nước ta phải GQVL cho từ 1,3 - 1,5 triệu việc làm cho người LĐ. * Do chuyển đổi cơ chế kinh tế, việc sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý trong khu vực nhà nước, nên một số lao động trong khu vực kinh tế phải nghỉ việc theo Quyết định: 111/HĐBT; 176/HĐBT. Và Quyết định 315/HĐBT ( nay là Chín phủ). Ngoài ra tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở nông thôn còn thấp ( chỉ từ 40-50%) Trong đó nhu cầu được làm việc của lực lượng lao động này còn cao. Hơn nữa muốn tự tạo việc làm và tạo thêm chỗ làm việc, ngươig lao động còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn và cơ chế chính sách, vì vậy đảng và nhà nước cần có những cơ chế chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển để hỗ trợ cho người lao động tự atọ và tạo thêm việc làm. Trước những đòi hỏi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, công cuộc cách mạng KHKT công nghệ và xu thế toàn cầu hoá kinh tế đã đătl lực lượng LĐ ở nước ta trước những yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động trong thời kỳ mới. Hiện nay tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và được học nghề của nước ta là rất thấp, trong khi đó, trong khi đó việc phân hộ LĐ lại không hợp lý giữa các vùng miền, trong sản xuất chưa áp dụng triệt đề các tiến bộ KHKT nên năng suất LĐ còn thấp, hiện nay cơ cấu về trình độ đào tạo của LĐ ở nước ta là: 1/1,25/7 trong khi đó cơ cấu tiên tiến đòi hỏi là 1/4/10 tức là có 1 Đại học, có 4 Trung học chuyên nghiệp và có 10 công nhân kỹ thuật. *Việc phân công lao động có trình độ còn bất hợp lý, nước ta là một nước nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong khi đó các cán bộ có trình độ cao và làm việc chủ yếu ở các Trung tâm đo thị và các thành phố lớn, cụ thể là: + Làm việc ở Trung ương. 90%. + Làm việc ở Tỉnh. 80%. + Làm việc ở Huyện. 2%. Hơn nữa hàng năm đội ngũ cán bộ KHKT được bổ sung thêm 8%, trong khi đó số người ra khỏi đội ngũ là 12&. Vậy nhà nước cần có Chương trình đào tạo lại cho đội ngũ những người làm công tác KHKT để bộ sung thêm cho số cán bộ bị thiếu hụt đó. Chính vì vậy: Tạo việc làm - GQVL và công tác quản lý bố trí xắp sếp nguồn nhân lực hợp lý, hiệu quả luôn là hướng ưu tiên trong toàn bộ hệ thống chính sách kinh tế xã hội của nước ta. III. Thực trạng tạo việc làm theo chương trình 120/CP tại huyện Quỳ Châu - Nghệ An. 1. Thực hiện các quy trình cho vay. 1.1. Đối tượng được vay: Theo thông tư số 06/TTLT-BLĐT TBXH-BTC-BKHĐT ngày 10 tháng 4 năm 2002 giữa bộ LĐ TBXH-BTC-BKHĐT quy định cụ thể những đối tượng được vay vốn từ nguồn vốn 120/CP đó là: + Hộ và nhóm hộ đình. + Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực TTCN, XD vận tải, thương mại dịch vụ: Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, tổ hợp sản xuất, hộ gia đình và cá nhân làm kinh tế trang trại. Khi được BCĐ tính giao chỉ tiêu vốn hàng năm Phòng NV-LĐTBXH huyện thông báo cho các cơ quan, đơn vị, xã phường, các đoàn thể biết nếu đơn vị nào có nhu cầu vay vốn giúp cho các đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện. 1.2. Quy trình cho vay: Quy trình vay vốn được thực hiện qua các bước sau: Khi có chỉ tiêu đ thông báo đ xây dựng dự án đ Chính quyền địa phương phê duyệt đ BCĐ vay vốn tỉnh duyệt dự án đ UBND tỉnh ra quyết định cho vay đ Ngân hàng chính sách giải ngân. Đối với dự án ngóm hộ gia đình, người vay vốn theo mẫu có sẵn gửi cho dự án, chủ dự nán tập hợp số giấy đề nghị. Vay vốn của các hộ gia xin vay vốn và lập danh sách trích ngang của các hộ vay cho vào hồ sơ dự án, danh sách được đặt sau dự án. Căn cứ danh sách trích ngang và đơn xin của các hộ, chủ dự án phối hợp cùng cán bộ tín dụng thuộc Ngân hàng chính sách xã hội kiểm tra thẩm định cơ sở của các hộ tham gia dự án, nếu cơ sở đảm bảo dự án có tính khả thi, khi dự án được duyệt và UBND tỉnh ra quyết định cho vay thì Ngân hàng chính xã hội sẽ tiến hành giải ngân tới các hộ vay. 2. Hiệu quả dụng vốn vay và giám sát việc thực hiện: 2.1. Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn vay (kết quả sản xuất kinh doanh) được tính theo ngyên tắc: Lãi ròng = Lãi danh nghĩa - Lãi gốc Hoặc Lãi = Tổng thu - tổng chi phí Từ năm 2001 - 2005 huyện Quỳ Châu có 26 dự án nhỏ được vay vốn từ quỹ quốc gia hộ trợ việc làm với tổng số vốn là: 2.037 triệu đồng tạo việc làm cho 1068 lao động. Số tiền vay được các chủ dự án đầu tư vào lĩnh vực - Trồng cây ăn quả: 6 dự án số vốn 238 triệu - Chăn nuôi trâu bò sinh sản: 20 dự án số vốn 1.799 triệu đồng - Đại bộ phân người vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả qua đánh giá sơ bộ và thu nhập bình quân của số dự án trồng cây ăn quả: 150-200 nghìn đồng/tháng Chăn nuôi trâu bò sinh sản 200 -300 nghìn đồng/tháng Thông qua việc vay vốn, người lao động có thêm thu nhập ổn định đời sống, nhiều gia đình mua sắm được những tài sản có giá trị như: Tivi màu, xe máy. 2.2. Giám sát việc thực hiện vốn: Ngân hàng Chính sách xã hội cùng các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các dự án, các hộ vay vốn về sử dụng vốn vay và hiệu quả đem lại qua kiểm tra, nếu phát hiện người vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, không đem lại hiệu quả thì lập tức hộ đó sẽ bị thu hồi lại số vốn đã vay và sẽ bị sử lý theo quy định của thể lệ vay. 3. Thực trạng thu hồi vốn vay: Từ năm 2001 - 2005 huyện Quỳ Châu có 26 dự án nhỏ được vay vốn từ nguồn quỹ quốc gia hộ trợ việc làm với tổng số vốn là: 2.037 triệu đồng. Trong đó có 17 dự án đã thu hồi vốn và lãi (thời hạn 24 tháng) còn 9 dự án chưa đến thời hạn thu hồi. Có 6 dự án trông cây ăn quả, 3 dự án phát triển chăn nuôi trâu bò sinh sản. Hầu hết các dự án đến hạn đều trả lãi và gốc đúng thời hạn. 4. Kết quả thực hiện cho vay từ năm 2001 - 2005. - Số dự án: 26 - Tổng số vốn: 2.037 triệu đồng + Tổng số lao động thu hút 1.068.000 lao động. + Số dự án đã thanh toán đúng hạn: 17 dự án + Số dự án chưa thanh toán (chưa đến hạn): 9 dự án + Số dự án nợ quá hạn: 0 + Mức vay trên một chỗ làm việc mới hiện nay - Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Từ 5 - 7 triệu - Đối với chăn nuôi đại gia súc: từ 7- 10 triệu - Đối với chăn nuôi khác: từ 3 - 5 triệu - Đối với trồng trọt: từ 5 - 8 triệu 5. Những tồn tại cần phải khắc phục: Qua nhưng năn thực hiện việc cho vay từ quỹ quốc gia hộ trợ việc làm tại huyện Quỳ Châu còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục như sau: + Thời gian từ khi dự án được duyệt đến khi giải ngân còn kéo dài so với thời gian quy định: Sau khi dự án đã được duyệt chỉ trong vòng từ 5 - 7 ngày là phải tiến hành giải ngân, nếu không sẽ ảnh hưởng tới thời vụ hoặc cơ hội đối với người vay vốn (nhưng ở địa phương thời gian này thường 15 - 20 ngày) + Có một số dự án đến hạn trả vốn và lãi còn chậm hiệu quả kinh tế chưa cao (vì do trình độ còn hạn chế hay đưa vào phong tục tập quán) + Biện pháp thu hồi vốn của Ngân hàng chính sách còn chậm, chưa có phương án chia giai đoạn để thu hồi. 6. Phương hướng mục tiêu phát triển năm 2006-2010 * Vùng Thị trấn: - Thành lập Trung tâm dạy nghề của huyện (đào tạo nghề ngắn hạn đúng tiêu chuẩn Quốc gia) - Tổ chức thêm các hoạt động Dịch vụ thương mại từ 2 đến 3 cơ sở hàng năm để thu hút thêm lao động có việc làm. * Vùng nông thôn, nông nghiệp * Xây dựng thêm các chủ dự án nhỏ, vừa phù hợp với từng địa phương nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. - Mỗi dự án phải xây dựng vốn vay từ 100 triệu đến 200 triệu đồng bình quân mỗi hộ vay không quá 10 triệu đồng. - Xây dựng từ 3 đến 4 dự án nhằm giải quyết việc làm cho 250 đến 300 lao động có việc làm ổn định. - Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động mỗi năm đưa 70 đến 100 lao động đi làm việc tại nước ngoài. - Dạy nghề liên kết cho các khu công nghiệp mỗi năm 200 đến 300 lao động. - Động viên khuyến khích hộ gia đình, cá nhân có điều kiện làm giàu chính đang và thu hút thêm lao động có việc làm. IV. Biện pháp và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý và cho vay vốn theo chương trình 120/CP. 1. Một số biện pháp. + Quản lý và cho vay phải tuân thủ theo trình tự các bước đã quy định trong thể lệ cho vay. + Phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của các dự án, cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. + Muốn GQVL phải gắn với phát triển và tăng trưởng kinh tế của địa phương để tạo nhiều chỗ làm việc mới. + Nhân dân tự tạo việc làm chính, địa phương phải vận dụng cơ chế chính của Nhà nước một cách linh hoạt, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn giúp bao tiêu sản phẩm. + Phải quan tâm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, chú ý những nghề có thế mạnh của địa phương như: Dệt thổ cẩm, trồng nấm. + Tập trung phát triển các loại hình trang trại, đây là hình thức thu hút rất nhiều lao động tại chỗ, hạn chế lao động ở các nơi khác đến. 2. Một số kiến nghị. + Giải quyết việc làm cho lao động xã hội là trách nhiệm của các cấp, các ngành nêu trên cần phải có sự. Kết hợp giữa các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. + Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi và khuyến khích trong lĩnh vực Lao động GQVL đối với các huyện miền núi, nơi có trình độ dân trí và trình độ người lao động còn thấp về lĩnh vực. Chính sách đào tạo nghề, học nghề. + Đề nghị Trung ương xem xét điều chỉnh lại mức lãI xuất cho vay, ví mức lai xuất như hiện nay là chưa phù hợp( mức lãi xuất là 0.65%). V. Kết luận: Chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách việc làm và GQVL. Có ý nghĩa chính trị, Kinh tế xã hội cực kỳ quan trọng của mỗi Quốc gia là sự thể hiện rõ nhất, quan điểm của Đảng và nhà nước trong việc xây dựng KH phát triển Kinh tế XH và các KH GQVL trong mỗi thời kỳ như: xác định chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới hàng năm, chỉ tiêu nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, chỉ tiêu nâng cao hệ số lao động được đào tạo nghề xác định chỉ tiêu giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị. Thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề GQVL thông qua chương trình 120/CP, trong những năm qua, việc cho vay và quản lý nguồn Quỹ Quốc gia hỗ tợ việc làm tại huyện Quỳ châu Tỉnh Nghệ An đã thực hiện tương đối tốt, đã góp phần không nhỏ trong công tác XĐGN của địa phương,cùng với các nguồn vốn khác tại địa phương như vốn 327. Về lồng ghép giữa các công trình: Chương trình việc làm GQVL, chương trình XĐGN, chương trình 661, chương trình 327, chương trình 135 CP. Đã đem lại hiệu quả cao một cách rõ rệt, giải quyết việc làm cho số lao động chưa có việc làm ở địa phương, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm một con số đáng kể, giảm TNXH tăng thu nhập người lao động góp phần XĐGN trên địa bàn huyện nhà. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao hơn nữa, đồng thời có sợ phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chủ trương, đường lỗi chính sách của Đảng và nhà nước, trong đó đặc biệt quan tâm tới chương trình việc làm và GQVL cho người lao động. Phụlục Đặt vấn đề…………………………………………………………1 Phần I: Những Vấn đề chung…………………………………………………..2 I.Khái quát chung………………………………………….……………..2 1. Khái quát………………………………………………………….…...2 2. Khái quát tình hình quá trình phát triển phòng NV – LĐTBXH……....8 3. Chức năng nhiệm vụ của phòng…………………………………..….10 4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2006………………………………..…11 5. Đặc điểm dân số………………………………………………..…….12 II. Thực trạng công tác quản lý lao động…………………..………13 Quản lý nguòn nhân lực……………………………………….…….13 2. Tiền lương…………………………………………………...……….23 3. Quản lý Nhà nước về tiền lương………………………………….….25 4. Thực hiện biển pháp lao động tại địa phương……………….……….26 Phần II: Chuyên đề chuyên sâu…………………………………………….27 Chương I: Cơ sở thực tiễn………………………………………………..…..28 I.Bản chất của tạo việc làm……………………………………………..28 1. Bản chất tạo việc làm…………………………………………………28 2. Mục tiêu tạo việc làm……………………………………..…………28 3. Một số quy định đối với vấn đề vay vốn……………………………..29 II. Chương trình 120/CP……………………………………………………..…..31 Nguồn hình thành quỹ……………………………………………….31 2.Mục tiêu và nguyên tắc quản lý………………………………………32 3. Cơ chế và kênh cho vay………………………………………………32 4. Thời hạn vay và lãI suất………………………………………………33 5. Thủ tục cho vay………………………………………………………34 ChươngII: Thực trạng việc thực hiện cho vay vốn………………35 I.Khái quát chung về tình hình…………………………………...…...35 1. Thực trạng quy mô nguồn nhân lực…………………………,,,,…….35 2. Sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng……………………………,,…….38 II. Sự cần thiết phải thực hiện chương trình…………,………..39 III. Thực trạng tạo việc làm theo chương trình 120/CP……..40 Thực hiện các quy trình cho vay………………………………,……40 Hiệu quả sự dụng vốn vay……………………………………,,,……41 Thực trạng thu hồi vốn vay……………………………………,……42 Kết quả thực hiện cho vay……………………………………,……..42 Những tồn tại cần khắc phục……………………………………,,….43 Phương hướng mục tiêu phát triển………………………………,….43 IV. Biện pháp và một số kiến nghị……………………………….…….44 Một số biện pháp…………………………………………….………44 Một số kiến nghị ……………………………………………...…….44 V. Kết luận……………………………………………………………….……44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC860.doc
Tài liệu liên quan