Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín -Tỉnh Hà Tây

- Đối với địa phương + Cần lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nhân rộng ra toàn xã. + Tổ chức thường xuyên các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ những hộ nghèo trong hoạt động sản xuất, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong xã. - Đối với hộ nông dân + Tích cực tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm sản xuất để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình

doc76 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - Huyện Thường Tín -Tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quân là 3947.73 nghìn đồng/ năm, trong đó mức đầu tư của hộ khá là 4634.77 nghìn đồn/ năm, bằng 2,66 lần hộ nghèo và bằng 1,22 lần hộ trung bình. Điều này chứng tỏ với diện tích trồng trọt có hạn, để nâng cao thu nhập nhóm hộ khá đã năng động hơn biết tìm nguồn thu khác bằng cách mở rộng chăn nuôi, phù hợp với đồng vốn và năng lực kinh tế của mình. 4.1.3.3. Đối với hoạt động phi nông nghiệp Nhằm nâng cao thu nhập, tận dụng sức lao động lúc nông nhàn, trong những năm gần đây ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia các hoạt động khác ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Đối với các nông hộ ở chỗ có lợi thế về giao thông, địa lý có thể phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có thể làm các dịch vụ như xay xát, tuốt lúa, vận chuyển… yêu cầu đối với loại hộ này là phải có nguồn vốn lớn, có lao động và khả năng nắm bắt thị trường. Làm kinh doanh dịch vụ có thể đem lại thu nhập cao song cũng dễ gặp rủi ro, chi phí đầu tư cho dịch vụ chủ yếu là vốn ban đầu. Đối với các hộ buôn bán chi phí còn bao gồm cả khâu vận chuyển, các hao hụt trong dự trữ và nợ đọng của khách hàng, qua điều tra đại đa số các hộ làm dịch vụ buôn bán đều gặp khó khăn trong khâu thu hồi vốn. Những hộ làm dịch vụ xay xát, làm thuê khác, khoản chi phí lớn thứ hai ngoài vốn là chi phí khấu hao tài sản, chi phí nhiên liệu. Loại hình dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn, vất vả hơn nhưng không bị nợ động vốn. Hoạt động phi nông nghiệp thứ hai là phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như: nghề làm chăn bông, nghề điêu khắc gỗ, thêu. Mấy năm gần đây nghề làm chăn bông và nghề điêu kắc khá phát triển nhờ phát triển ngành nghề mà trong xã đã xuất hiện nhiều ông chủ lớn với nhiều lao động thuê ngoài, góp phần giải quyết dư thừa lao động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân. Ưu điểm của các loại hình nghề nghiệp này là chi phí bỏ ra không lớn (trừ các ông chủ lớn), có thể tận dụng được hầu hết các nông hộ tham gia. Theo kết quả điều tra có tới 59 hộ/ 100 hộ kiêm ngành nghề, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 loại hình nông hộ và hiện nay loại hình này đang có xu hướng phát triển mạnh. 4.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra. 4.1.4.1. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt. Để thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu, để giảm bớt sai số trong các chỉ tiêu kết quả, trong phân tích chúng tôi tính bình quân cho một hộ/năm. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt được tổng hợp từ giá trị sản xuất từ cây lúa, vườn tược. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra được thể hiện qua biểu 11 Cây lúa là cây trồng chủ yếu của nông hộ, vì vậy nó đem lại thu nhập chính và ổn định hơn so với các ngành khác. Tổng diện tích cây lúa bình quân trên hộ là 2035,61m2. Với năng xuất bình quân 378,92 kg/sào/năm. Trong đó nhóm hộ trung bình và hộ khá có năng xuất cao hơn do hộ có mức đầu tư chi phí tốt hơn, bón phân hợp lý hơn, biết chọn giống phù hợp với chất đất. Với giá bán bình quân 1,90 nghìn đồng/kg lúa thì giá trị sản xuất của hộ thu từ lúa của hộ trong một năm là 4182,81 nghìn đồng. Trong đó hộ khá là 3941,89 nghìn đồng/năm, hộ nghèo là 4259,99 nghìn đồng/năm. Như vậy GTSX từ lúa của hộ nghèo cao hơn là do có diện tích đất canh tác lớn hơn chứ không phải là do năng suất cao hơn. Một thực trạng đang diễn ra trong các nông hộ đó là hiện tượng một số hộ khá đang có xu hướng tánh dần khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp, để hướng vào đầu tư ở lĩnh vực mang lại thu nhập cao hơn. Qua điều tra cho thấy một số hộ khá cho những hộ khác thuê lại hoàn toàn ruộng đất hoặc một phần ruộng đất canh tác khó và ở xa. Còn nhóm hộ nghèo do không có kiến thức, vốn nên họ lại thường thuê lại ruộng đất đó để sản xuất Biểu 11: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra. Diễn giải ĐVT BQC Theo nhóm hộ HK HTB HN I. Lúa 1. Diện tích m2 1917,75 1791,50 1971,51 2030,61 2. Năng xuất Kg/sào 378,92 380,63 379,11 362,53 3. Sản lượng Kg 2017,95 1899,13 2076,19 2049,92 4. Giá bán 1000đ 1,90 1,90 1,90 1,90 5. Thu từ sản phẩm phụ 1000đ 113,50 149,29 144,29 169,63 II. Vườn 1. Diện tích m2 76,22 79,88 75,66 62,47 2. GTSX 1000đ 188,92 192,25 187,14 189,53 III. Tổng GTSX ngành trồng trọt bình quân hộ 1000đ 4182,81 3949,89 4296,14 4253,99 Nguồn thu: Tổng hợp từ phiếu điều tra. Ngoài thu nhập chính từ thóc, trong đề tài còn liệt kê các khoản thu từ sản phẩm phụ như rơm, rạ với mức bình quân 15.000đ/sào. Đối với cây vụ đông trong những năm gần đây do sự phát triển của ngành nghề trong xã, thu nhập từ ngành nghề hấp dẫn hơn nên toàn bộ diện tích trồng màu không được sử dụng có hiệu quả, thay vào đó là 2 vụ lúa/năm. Còn các khoản thu nhập lớn từ các cây lâu năm (như cam, nhãn, bưởi...) hàng năm đem lại cho các hộ có vườn từ 200 nghìn đồng đến 1000 nghìn đồng. Nếu tính bình quân cho các hộ điều tra thì thu nhập từ vườn là 188,92 nghìn đồng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của nông hộ. Bình quân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt mang lại cho nông hộ là 4182,81 nghìn đồng/hộ/năm. Nhìn chung trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt thì chủ yếu vẫn là cây lúa. Vì vậy để nâng cao giá trị sản xuất, tránh lãng phí tài nguyên đất, xã cần có chính sách khuyến khích nông hộ sản xuất rau màu vụ đông, tăng nguồn thu cho nông hộ. 4.1.4.2. Kết quả sản xuất nghành chăn nuôi chăn nuôi. Qua điều tra đa số các nông hộ chỉ chăn nuôi lợn, gà vịt là chủ yếu. Xét biểu 12. Đối với lợn thịt mỗi năm các hộ cho xuất chuồng trung bình 3,05 con trọng lượng bình quân mỗi con là 73 kg, trong đó hộ khá có trọng lượng bình quân/con là cao hơn cả, với giá bán trung bình 9,5 nghìn đồng/kg hơi. Chúng tôi xác định được GTSX từ lợn thịt là 2808,11 nghìn đồng đối với hộ khá, hộ trung bình là 2278,80 nghìn đồng và với hộ nghèo là 1418,73 nghìn đồng trên hộ trong năm. Qua đây ta thấy rõ được sự yếu kém của nhóm hộ nghèo trong hoạt động sản xuất chăn nuôi này. Đối với lợn nái thì ở các hộ điều tra chủ yếu do nhóm hộ khá và hộ trung bình chăn nuôi. Nhóm hộ nghèo không chăn nuôi lợn nái. Mỗi lợn nái mỗi năm cho 2 lứa lợn/năm với số con từ 7 đến 12 con một lứa. Trọng lượng khi bán của lợ từ 7 đến 14 kg tuỳ theo nông hộ. Giá bán từ 10 đến 14 nghìn đồng/1 kg tuỳ theo trọng lượng của lợn con xuất chuồng. Bình quân sản xuất chăn nuôi lợn nái mang lại là 625,45 nghìn đồng/hộ/năm. Đối với chăn nuôi gia cầm các nông hộ vẫn chủ yếu là nuôi gà, vịt, ngan... với số đầu gia cầm bình quân/hộ/năm là 39,68 con. Trọng lượng mỗi con khoảng 1,81 kg/con với giá bán bình quân là 17,48 nghìn đồng/1kg. Với hộ khá số đầu gia cầm cao hơn mức trung bình, bình quân 54 con/hộ/năm. Trọng lượng trên 1 con ở nhóm hộ này cũng cao hơn nhưng giá bán lại thấp hơn một chút. GTSX từ chăn nuôi gia cầm của hộ khá là 1940,44 nghìn đồng, hộ trung bình là 1029,13 nghìn đồng và của hộ nghèo là 477,82 nghìn đồng. Bình quân chung của ba loại hộ thì giá trị sản xuất thu từ chăn nuôi gia cầm là 1287,67 nghìn đồng/hộ/năm. Biểu 12: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra Diễn giải ĐVT BQC Phân theo nhóm hộ HK HTB HN I. Lợn thịt Số con/năm Con 3,05 4,02 3,24 2,16 TLXCBQ/con Kg 72,58 73,53 72,91 69,14 Tổng TLXC/năm Kg 222,28 295,59 239,87 149,34 Giá bán hơi 1000đ/kg 9,5 9,5 9,5 9,5 5. GTSX (GO1) 1000đ 2111,70 2808,11 2278,80 1418,73 II. Lợn nái 1. Số lợn nái Con 0,30 0,35 0,31 0 2. Số lứa đẻ trên năm Lứa 1.88 2 2 3. Số con bình quân/ lứa Con 7.11 7.65 7.52 - 4. TLBQ 1 lợn con xuất chuồng kg 9.60 10.13 10.25 - 5. Tổng TLXC/ năm Kg 46.99 64.25 47.79 - 6. Giá bán 1000đ/kg 12.50 13.5 13.2 - 7. GTSX (GO2) 1000đ 625,45 732,32 630,82 - III. Gia cầm 1. Số đầu gia cầm Con 39,68 54,42 34,21 17,66 2. TLBQ/con Kg 1,81 2,02 1,72 1,69 3. Tổng TL đàn GC Lg 72,23 109,50 55,54 29,86 4. Giá bán 1000đ/kg 17,48 17,72 17,49 16,01 5. GTSX (GO3) 1000đ 1287,67 1940,44 1029,13 477,82 IV. GTSX vật nuôi khác 1000đ 565.01 807.32 478,13 170,49 V. Tổng GTSX ngành CN/hộ 1000đ 4880.74 6288.19 4416.88 2067,28 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra. Ngoài 3 loại phổ biến trên một số hộ còn chăn nuôi một số vật nuôi khác như trâu, bò, cá... những con vật này đều đem lại giá trị khá nhưng số hộ chăn nuôi rất ít nên chúng tôi không hạch toán thành khoản mục riêng mà tính gộp vào phần các hoạt động chăn nuôi khác. GTSX bình quân hộ của hình thức chăn nuôi này là 565.01 nghìn đồng/hộ/năm. Trong đó hộ khá là 807,32 nghìn đồng, hộ trung bình là 478,13 nghìn đồng và hộ nghèo là 170,49 nghìn đồng/hộ/năm. Như vậy ngành chăn nuôi đem lại GTSX cho hộ khá là 6288,19 nghìn đồng/năm, gấp 3.04 lần hộ nghèo và 1,42 lần hộ trung bình. Điều này chứng tỏ ngành chăn nuôi ở xã phát triển còn chậm đặc biệt ở nhóm hộ trung bình và nghèo. Sản xuất chăn nuôi còn mang tính chất tận dụng, tính hàng hoá chưa cao. 4.1.4.3. Kết quả sản xuất kinh doanh từ hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ Những năm gần đây hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của nông hộ tương đối phát triển, nó đóng góp một phần không nhỏ trong cơ cấu thu nhập của nông hộ. Loại hình sản xuất kinh doanh này biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng hai hình thức phổ biến đó là ngành nghề và dịch vụ. Đối với ngành dịch vụ đòi hỏi phải có lượng vốn ban đầu lớn, khả năng kinh doanh của chủ hộ phải tốt. Khi giao thông càng thuận lợi, thu nhập của nhân dân ngày một cao thì loại hình dịch vụ càng phong phú và đa dạng Đối với chăn nuôi gia cầm các nông hộ vẫn chủ yếu là nuôi gà, vịt, ngan... với số đầu gia cầm bình quân/hộ/năm là 39,68 con. Trọng lượng mỗi con khoảng 1,81 kg/con với giá bán bình quân là 17,48 nghìn đồng/1kg. Với hộ khá số đầu gia cầm cao hơn mức trung bình, bình quân 54 con/hộ/năm. Trọng lượng trên 1 con ở nhóm hộ này cũng cao hơn nhưng giá bán lại thấp hơn một chút. GTSX từ chăn nuôi gia cầm của hộ khá là 1940,44 nghìn đồng, hộ trung bình là 1029,13 nghìn đồng và của hộ nghèo là 477,82 nghìn đồng. Bình quân chung của ba loại hộ thì giá trị sản xuất thu từ chăn nuôi gia cầm là 1287,67 nghìn đồng/hộ/năm. Biẻu 13. Kết quả sản xuất kinh doanh tư hoạt động sản xuất phi nông nghiệp Diễn giải ĐVT BQC Phân theo nhóm hộ So sánh (%) HK HTB HN HK/HTB HTB/HN HK/HN I. ngành DV -Vốn đầu tư Ng.đ 1725.90 2837.78 1319.05 0 215.14 - - -doanh thu Ng.đ 2309.74 3862.93 1731.62 0 223.08 - - -thu nhập Ng.đ 583.84 1025.15 412.57 0 248.48 - - II. NGành nghề 1. Số người tham gia/hộ Người 1.63 1.97 1.57 0.4 125.48 392.50 492.50 2.Số người LĐ bình quân/năm Người 215 235 205 197 114.63 104.06 119.29 3. TNBQ người/ ngày Ng.đ 11.27 12.5 10.75 10.04 116.28 107.07 124.50 4. TNBQ hộ/năm Ng.đ 3999.35 5792.59 3384.68 787.14 171.14 429.99 735.90 Nguôn: Tổng hợp tư phiếu điêu tra Xtoán thu nhập sau khi đã trừ đi chi phí. Như đã trình bày, ngành nghề có thể huy động được sức lao động của người già, trẻ em, và tận dụng được tốt thời gian dảnh dỗi, nên số người tham gia lĩnh vực này khá cao, bình quân1.63 người tham gia/hộ. Các lao động nông nghiệp có khả năng tham gia hoạt động ngành nghề khoảng 215 ngày/năm, với thu nhập bình quân từ 007 dến 20 nghìn đồng tuỳ theo mức độ và tích chất công việc mà họ đảm nhận (tính chung là 11.27 nghìn đồng người/ngày ). Vì thế ngành nghề một năm có thể đem lại thu nhập trong một hộ khoảng 3999.35 nghìn đồng/năm ( trong đó hộ khá là 5792.59 ngìn đồng /hộ, hộ trung bình là 3384.68 nghìn đồng/hộ), còn ở hộ nghèo có thu nhập từ ngành nghề thấp, do ít người có khả năng tham gia sản xuất ngành nghề, họ có nhiều nhân khẩu nhưng lại ít lao động nên thu nhập bình quân /người thấp. 4.1.5. Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cùng lúc thực hiện nhiều hoạt động sản xuất khác nhau; vì thế thu nhập của hộ nông dân là một chỉ tiêu phức tạp, nó được tổng hợp từ tất cả các nguồn thu của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh mà nông hộ tham gia. Biểu 14 hạch toán và tổng hợp chi tiết các khoản thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Đối với nhóm hộ khá trong một năm tổng thu nhập bình quân là 12742.32 nghìn đồng (bình quân 241.86 nghìn đồng người/tháng) trong đó 15.33% là từ trồng trọt, 12.98% từ chăn nuôi còn lại là từ hoạt động ngành nghề, dịch vụ khác. Thấp hơn nhóm hộ khá, nhóm hộ trung bình đem lại tổng thu nhập 1 năm là 8567.06 nghìn đồng (bao gồm 34.89% là từ nông nghiệp) còn lại là phi nông nghệp. Thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ trung bình là 162.26 nghìn đồng/tháng. Hộ nghèo có thu nhập bình quân thấp hơn nhiều so với hai nhóm hộ kia ( chỉ có 97,30 nghìn đồng ngườim/tháng) với cơ cấu thu nhập là 51.64% từ trồng trọt, 6,35% từ chăn nuôi còn lại là từ hoạt động sản xuất khác. Qua biểu 14 ta cũng thấy nhóm hộ khá không những có thu nhập cao hơn nhóm còn lại về mặt giá trị mà cơ cấu thu nhập cũng khác biệt lớn. Nếu tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp của hộ khá là 28.31% thì hộ trung bình là 34.89% và hộ nghèo là 57.99%. Điều này chứng tỏ trong khả năng có hạn của diện tích đất canh tác, hộ khá đã biết vận dụng kiến thức của mình, áp dụng những hiểu biết của mình đầu tư sang các lĩnh vực hoạt động sản xuất khác có hiệu quả và thu nhập cao hơn. Nhóm hộ trung bình thực chất hiệu quả sản xuất từ nông nghiệp không cách xa hộ khá, qua điều tra năng suất lúa của hộ trung bình và hộ khá là tương đương, song trong lĩnh vực chăn nuôi thì nhóm này rất kém đặc biệt là trong chăn nuôi gia cầm. Quy mô đàn gia cầm của nhóm hộ này nhỏ và cũng chưa có xu hướng phát triển theo qui mô lớn. Hơn thế nữa các hộ này không mấy năng động trong nền kinh tế thị trường. Ngoài nguồn thu ổn định từ nông nghiệp, hộ cũng tham gia khá mạnh trong các lĩnh vực ngành nghề nhưng chủ yếu vẫn là bỏ sức lực nên thu nhập thấp hơn. Nhóm hộ nghèo qua điều tra chủ yếu có thu nhập thấp do gặp rủi ro, hoặc có hoàn cảnh éo le, có người già, có người ốm đau bệnh tật hay gia đình đông con, ít lao động, lại thiếu vốn sản xuất. Trong những năm gần đây các tổ chức xã hội tạo điều kiện cho phát triển kinh tế thông qua các chương trình cho vay vốn ưu đãi, đã có nhiều hộ nhờ đó mà thoát khỏi tình trạng khó khăn song vẫn còn nhiều hộ sử dụng vốn vay không có hiệu quả, nên vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Tổng hợp thu nhập các hộ điều tra trên toàn xã bình quân là 9745.56 nghìn đồng/hộ/năm, trong đó từ nông nghiệp là 3324.03 chiếm 33.18%. Nhìn chung ngành nông nghiệp của xã chưa mấy phát triển đặc bịêt là ngành chăn nuôi. Song bên cạnh đó nhờ có sự phát triển của nhiều loại hình ngành nghề trong xã làm cho kinh tế nông hộ của xã phát triển hơn. 4.1.5. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra Tình hình chi tiêu và tích lũy của nhóm hộ điều tra thể hiện qua biểu 15 Chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của hộ. Hộ khá ngoài các khoản đầu tư lớn cho kinh doanh thì lượng chi tiêu cho sinh hoạt cũng cao hơn . Đặc biệt là cho thực phẩm và xây dựng, mua sắm. cũng qua quá trình làm kinh tế, hộ khá có quan hệ rộng hơn nên các khoản chi cho các mối quan hệ xã hội cao nhóm hộ còn lại. Với tổng thu nhập của hộ khá là 12741.32 nghìn đồng/năm thì chi cho sinh hoạt của hộ là 8232.99 nghìn đồng (chiếm 64.62% TNHH) còn lại là tích luỹ được một khoản l4508.33 nghìn đồng (chiếm 35.38% TNHH). Biểu 15: Một số chi tiêu cho sinh hoạt và khả năng tích luỹ của hộ Diễn giải BQC H K HTB HN SL (1000đ) CC (%) SL (1000đ) CC (%) SL (1000đ) CC (%) SL (1000đ) CC (%) Tổng thu nhập hỗn hợp 1. Chi cho đời sống sinh hoạt - Lương thực thực phẩm - Giáo dục, y tế, văn hoá - Xây dựng, mua sắm - Chi cho quan hệ xã hội - Chi khác 2. Tích luỹ 9617.33 6506.61 4406.05 742.45 441.58 526.89 394.80 3110.72 100 67.64 70,33 11,900 7,13 8,72 6,34 32.36 12741.32 8232.99 5116.8011029.95 827.42 659.4655599.36 3508,33 100 64.62 62,15 12,51 10,05 8,01 7,28 35.38 8567.09 5831.08 4150.05 615.77 274.65 478.74 311.97 2736.01 100 68,06 71,17 10,56 4,71 8,21 5,35 31.94 5160,60 4995.41 3807.00 604.94 126.88 269.75 185.83 164.99 100 96.80 76,21 12,11 2,54 5.42 3,72 3.20 Nguồn: Tổng từ phiếu điều tra Đối với hộ nghèo, chi cho ăn uống cũng lớn nhưng chủ yếu là lương thực,thực phẩm. Các khoản chi còn lại đều thấp hơn hai nhóm hộ kia. Tổng thu nhập hỗn hợp của hộ nghèo là 5160,6 nghìn đồng/năm. Sau khi trừ đi các khoản chi thì mỗi năm chỉ còn 164.99 nghìn đồng dành tích luỹ. Chính vì vậy tiền mặt của hộ nghèo rất thấp nên vốn đầu tư cho sản xuất luôn bị thiếu. Hộ trung bình có cơ cấu chi tiêu vừa phải. Nhóm hộ này biết cách ổn định cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng phù hợp với thu nhập làm ra. Hàng năm sau khi đã chi 5831.18 nghìn đồng cho sinh hoạt gia đình thì hộ vẫn tích luỹ được 2636.01 nghìn đồng (bằng 31.13% TNHH của hộ). * Nhận xét chung về thực trạng sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra . Trên đây chúng tôi đã trình bày những vấn đề tổng quát nhất về thực trạng sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra. Nhìn chung các nông hộ bước đầu cũng đã biết cách hoà nhập vào xu hướng của nền kinh tế thị trường. Họ cũng đã định hướng được nền kinh tế của hộ gia đình, xác định sản xuất nông nghiệp làm nền tảng song bên cạnh sản xuất nông nghiệp nông hộ cũng tham gia hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp khác. Mặc dù nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp không ổn định như trong sản xuất nông nghiệp nhưng nó mang lại thu nhập cao hơn và giải quyết được tình trạng khó khăn trước mắt. 4.2. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập tiến hành sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy sự phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định chính xác các nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa to lớn nhằm giúp nông hộ xây dựng được phương án sản xuất, bố trí sắp xếp nguồn lực hạn chế một cách hợp lý, có biện pháp nâng cao trình độ quản lý, tổ chức sản xuất nâng cao thu nhập cho nông hộ. Qua kết quả điều tra xã Tiền Phong chúng tôi thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát trỉên kinh tế nông hộ như sau: 4.2.1. Các nhân tố về nguồn lực 4.2.1.1. Trình độ văn hoá của chủ hộ Trước hết xem xét trình độ văn hoá của chủ hộ, cơ sở để người nông dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổng kết được kinh nghiệm kinh doanh và sản xuất để làm giàu. Biểu 16 cho thấy bình quân có 12% chủ hộ có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên, 29% có trình độ văn hoá cấp II và tới 59% chủ hộ có trình độ văn hoá cấp I. Hộ khá có trình độ văn hoá cấp II là 40,63%, giảm dần xuống ở hộ trung bình là 24,19% và hộ nghèo là 16,66%. ở nhóm hộ nghèo không có trình độ cấp III trong khi đó ở nhóm hộ khá là 31,24%. Trình độ văn hoá có sự khác nhau lớn giữa các nhóm hộ khá và hộ nghèo, trình độ văn hoá cao nhất ở nhóm hộ khá và thấp nhất ở nhóm hộ nghèo. Biểu 16: Trình độ văn hoá của chủ hộ phân theo nhóm hộ Chỉ tiêu HK HTB HN Tính chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1.Tổng số hộ 2.Trình độ VH của chủ hộ. - Cấp I - Cấp II - Cấp III trở lên 32 9 13 10 100,00 28,13 40,63 31,24 62 45 15 2 100,00 72,58 24,19 3,23 6 5 1 - 100,00 83,33 16,66 - 100 59 29 12 100,00 59,06 29,00 12,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Như vậy trình độ văn hoá của chủ hộ còn liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ vì vậy đối với nhóm hộ nghèo và hộ trung bình cần được đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường, kiến thức văn hoá để các hộ đó tự làm giàu cho gia đình mình. 4.2.1.2. Đất đai Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông hộ, do đó sản xuất nông nghiệp là tất yếu, hơn nữa đất đai là yếu tố nguồn lực quan trọng đấu tiên để tiến hành sản xuất nông nghiệp. Xã Tiền Phong có diện tích đất tự nhiên là 458 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,17% đây là con số không nhỏ trong một xã. song do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là thấp ( 0.2552 ha). Chất lượng đất canh tác của xã tương đối tốt nhưng sự phân phối không đều, mặt khác xã vẫn chưa thực hiện hoàn toàn việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Chính vì những đặc điểm trên nên hoạt động trồng trọt không còn là nguồn thu chính của hộ nông dân nữa, điều này nó chỉ tồn tại trong nhóm hộ nghèo. Còn ở nhóm hộ khá và hộ trung bình đã thấy được cần phải tạo ra các nguồn thu khác chính vì vậy chăn nuôi và các ngành nghề phi nông nghiệp trở thành nguồn thu chính của nhóm hộ khà và hộ trung bình, điều này dẫn đến việc sử dụng đất canh tác của xã không mấy hiệu quả, toàn bộ diện tích đất màu của xã không được sử dụng vào trồng cây vụ đông mà chỉ độc canh hai vụ lúa trong năm. Từ thực trạng đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ trong xã, chính quyền xã cần có những giải pháp nhanh chóng và hợp lý cần thực hiện để giải quyết tình trạng trên đặc biệt cần phải nhanh chóng hoàn thành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, có biện pháp khuyến khích giúp hộ nông dân chuyển dịch đất canh tác sao cho có hiệu quả kinh tế cao hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác. 4.2.1.3. Vốn đầu tư cho sản xuất Kết quả điều tra cho thấy số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất 50-60%. Nông dân vay vốn chủ yếu để mua giống cây trồng, con gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu và đầu tư cho hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đối với nhóm hộ nghèo sản xuất chính vẫn là trồng trọt và chăn nuôi nên nhu cầu vốn đầu tư cũng không quá lớn song nó cũng thật sự là vấn đề nan giải khi thu nhập hàng năm rất thấp, nhiều hộ chỉ đủ tiêu dùng cho sinh hoạt. Vốn của nông hộ chủ yếu vẫn tồn tại dưới dạng hiện vật, những công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy hộ nghèo không thể hoặc không dám đầu tư vào các hoạt động sản xuất cần nhiều vốn hoặc lĩnh vực mà đối với họ là gặp nhiều rủi ro. Điều này dẫn đến hiệu quả đầu tư của nhóm hộ nghèo thấp hơn các nhóm hộ khác. Nhóm hộ khá do hàng năm vốn tích luỹ cao nên khả năng đầu tư lại cho sản xuất cũng cao hơn, họ không chỉ đầu tư tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn đủ khả năng về vấn đề đầu tư vào các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, là những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy có thể nói số lượng vốn của nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng sản xuất, lĩnh vực sản xuất của nông hộ từ đó nó gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ gia đình. Nhìn chung tình trạng thiếu vốn đầu tư đang tồn tại ở hầu hết các hộ nông dân, cả ở nhóm hộ khá, trung bình và hộ nghèo, vì vậy nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn. Hiện nay các hình thức tín dụng trong nông thôn phát triển khá mạnh song thủ tục vay vốn còn rườm rà, gây tâm lý lo ngại cho người dân. Từ thực tiễn như vậy trong thời gian tới để kinh tế hộ xã phát triển hơn nữa và không để tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất xảy ra thì các hộ, xã, các cấp, các đoàn thể cần có những biện pháp tích cực hơn nữa trong việc vay vốn và cho vay vốn, để đồng vốn vay tới được tay người nông dân và để việc sử dụng vốn vay được đúng mục đích và có phát huy được hiệu quả cao. 4.2.2. Về thị trường Trong kinh tế nông hộ nói riêng và các ngành kinh tế nói chung thì thị trường là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến quy mô sản xuất, khả năng đa dạng hóa sản xuất của nông hộ. Sản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng, mức độ tham gia trên thị trường của các hộ nông dân ngày càng tăng. Do vậy kéo theo sự phát triển đa dạng hàng hoá trên thị trường nông sản phẩm, thị trường các hàng hoá khác ở cả đầu vào và đầu ra. Thị trường đầu vào có ảnh hưởng đến đầu tư sản xuất, đặc biệt trong khi sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, giá cả ở thị trường đầu vào sẽ giúp nông hộ chủ động trong việc đầu tư vốn vào sản xuất kịp thời, góp phần nâng cao kết quả sản xuất của nông hộ. Ngày nay thị trường tiêu thụ ngày càng quan trọng, có giải quyết được sản phẩm đầu ra thì các hộ nông dân mới có thể tái sản xuất, đầu tư vào sản xuất tốt, đa dạng hoá được các ngành nghề sản xuất. Đối với các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ của xã luôn đòi hỏi tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bảo đảm sản phẩm hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ, có như vậy mới kích thích được sản xuất từ đó hạn chế được mức dư thừa lao đông trong nông thôn , góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu sản xuất mà tiêu thụ kịp thời sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng số vòng quay của vốn. Trong nền kinh tế thị trường vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đến sản xuất hay ngừng sản xuất, quyết định đến qui mô của sản xuất ngành nghề. Như vậy thị trường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế. Nếu không có một mô hình thị trường hoàn chỉnh, thì khó có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêng. 4.2.3. Về khoa học công nghệ Như ta đã biết khoa học công nghệ quyết định đến năng suất cây trồng vật nuôi, quyết định đến năng suất lao động và làm cho hiệu quả công việc tăng lên gấp nhiều lần. Từ thực tế nghiên cứu ở xã Tiền Phong tôi nhận thấy đại đa số các nông hộ sản xuất do trình độ văn hoá thấp nên họ không hiểu biết và nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ, không áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc rất ít ở nhóm hộ nghèo và hộ trung bình. ở nhóm hộ khá do có trình độ cao hơn, có vốn nên việc áp dụng tiến bộ khoa học diễn ra triệt để hơn nên hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi ở nhóm hộ khá cũng cao hơn nhóm hộ khác. Trong năm qua xã đã thành lập ban khuyến nông nhằm thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân. Mặc dù chưa đạt được thành tựu gì lớn, Song đây mới là bước đầu, ban khuyến nông xã cần thực tế hơn, tổ chức nhiều cuộc họp mặt để trao đổi những kinh nghiệm giữa hộ nông dân với những người làm ăn giỏi trong xã, trong vùng có như vậy mới tạo được lòng tin của nông dân, giúp họ yên tâm đầu tư sản xuất. 4.2.4. Vấn đề cơ sở hạ tầng - Về hệ thống thuỷ lợi: là xã nằm bên bờ con sông Nhuệ, là nơi cung cấp nước ngọt chủ yếu cho sản xuất trồng trọt của xã, địa hình của xã là tương đối bằng phẳng và trong xã có một hệ thống kênh mương dày đặc nên việc cung ứng nước rất thuận tiện. - Về giao thông: trong xã đã và đang thực hiện kế hoạch bê tông hoá, nhựa hoá các đường giao thông chính trong xã. Các đường liên thôn của xã hầu hết đã được bê tông hoá, nhựa hoá. Song một số đoạn đường rải đã đang có hiện tượng xuống cấp, chính quyền xã cần có kế hoạch tu bổ lại đảm bảo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân trong xã. - Về hệ thống điện: sự cung ứng điện là tương đối tốt, 100% số hộ trong xã được dùng điện, nguồn điện tương đối ổn định ngay cả vào giờ cao điểm giúp các hộ trong xã yên tâm sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nắm bắt được thông tin văn hoá xã hội, thông tin về thị trường thông qua các phương tiên nghe nhìn. Nhìn chung cơ sở hạ tầng của xã là tương đối tốt góp phần nâng cao bộ mặt nông thôn trong xã, đó cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế hộ nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng của xã phát triển đi lên. 4.3. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong 4.3.1. Nhận xét chung về kinh tế nông hộ Qua nghiên cứu, điều tra tìm hiểu chúng tôi đưa ra một số nhận xét chung về kinh tế nông hộ ở xã như sau: Tiền Phong là xã đất chật người đông, diện tích đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là rất thấp, bình quân là 0.2552(ha ). Kinh tế nông hộ của xã phát triển còn chậm đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, do giới hạn của đất đai, hơn nữa trình độ sử dụng ruộng đất còn thấp, chủ yếu là độc canh cây lúa. Nên trong cơ cấu thu nhập của nông hộ từ ngành nông nghiệp là rất thấp, bình quân các nhóm hộ là 33.18% (biểu 14). Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao (66.92%). Như vậy nông hộ đã biết phát huy lợi thế trong hoạt động sản xuất ngành nghề truyền thống (ngành tiểu thủ công nghiệp) và các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp khác, giúp giải quyết được lao động dư thừa lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho hộ. Mặc dù thu nhập bình quân hộ của xã còn thấp, hộ khá bình quân là 12741.32 nghìn đồng/hộ/năm, hộ trung bình là 8567.09 nghìn đồng/hộ/năm và hộ nghèo là 5160,6 nghìn đồng. Song trong cơ cấu thu nhập của nông hộ lại thể hiện một chiều hướng tiến bộ, tỷ trọng thu nhập từ ngành tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ khá cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông hộ trong tương lai với tốc độ cao. 4.3.2. Khó khăn và vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong 4.3.2.1. Khó khăn - Trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp nên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. - Ngành nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất cơ bản đối với kinh tế nông hộ của xã như đất đai của xã có quy mô nhỏ và có xu hướng giảm xuống do quá trình tách hộ. Trong khi đó trình độ sử dụng ruộng đất của hộ nông dân còn nhiều hạn chế, chủ yếu là sản xuất lúa, chưa có sự thâm canh, luân canh cây trồng tốt, việc sử dụng đất còn lãng phí, chưa gắn sử dụng đất với bảo vệ đất.Xã vẫn chưa hoàn hành việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. - Các hộ nông dân vẫn còn e ngại trong việc đầu tư các giống cây trồng mới, con giống có giá trị kinh tế cao vì lo sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. - Trong khi hầu hết các nông hộ đều thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất thì hộ lại chưa dám mạnh dạn vay vốn, chưa có kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả của đồng vốn. - Trong hoạt động sản xuất ngành nghề đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là nghề điêu khắc gỗ nên hoạt dộng sản xuất của nghề này diễn ra chậm và mang tính chất nhỏ, lẻ. Còn với nghề làm chăn bông thì hoạt động sản xuất diễn ra với quy mô và cường độ cao do có thị trường rộng lớn song nó chỉ diễn ra hoạt động sản xuất tập trung từ tháng 6 đến tháng 12 trong năm. Các tháng còn lại thì hầu như không diễn ra hoạt động sản xuất của nghề tiểu thủ công nghiệp này. Chính vì vậy tình trạng dư thừa lao động vẫn tồn tại trong xã vào những tháng đầu năm. 4.3.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết - Quy mô đất đai của nông hộ còn nhỏ và manh mún, thiếu tập trung, chưa hoàn hiện việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân - Thiếu việc lúc nông nhàn dẫn đến thu nhập của nông hộ giảm xuống và tệ nạn xã hội trong nông thôn gia tăng. - Trong cơ cấu thu nhập của nông hộ, xét trong nội bộ ngành nông nghiệp thì tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm phần lớn. - Tình trạng thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật đang tồn tại ở phần lớn các nông hộ. - Thị trường kém phát triển đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của ngành tiểu thủ công nghiệp trong xã. - Vấn đề ô nhiễm môi trường đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân, đặc biệt ở những hộ tham gia hoạt động sản xuất chăn bông. Để kinh tế nông hộ của xã phát triển nhanh chóng đúng với tiềm năng của xã. Nhà nước, chính quyền xã cần có những chính sách cụ thể, đồng bộ để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giải quyết tốt những vấn đề tồn tại trong phát triển kinh tế nông hộ ở xã, góp phần xây dựng một bộ mặt nông thôn mới giàu đẹp hơn. 4.4. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong 4.4.1. Định hướng phát triển kinh tế nông hộ ở xã Tiền Phong Căn cứ vào phương hướng phát triển kinh tế của xã trong những năm tới, Đảng bộ xã Tiền Phong đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế nông hộ của xã như sau: Phát huy vai trò kinh tế nông hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Cần tạo mọi điều kiện, khuyến khích nông hộ làm giàu, biến mỗi hộ trở thành một cơ sở sản xuất hàng hoá. Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi thuỷ sản và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Đưa ra các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai của các hộ trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây con, cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Tận dụng mọi nguồn lực đẩy mạnh thâm canh hoá, đa dạng hoá trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp các làng nghề truyền thống dựa trên lợi thế so sánh của xã, của vùng. Góp phần giải quyết phần nào lao động dư thừa trong xã đồng thời tăng thu nhập cho nông hộ. Việc bố trí phát triển ngành nghề sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề khác đồng thời chú trọng đến bảo vệ môi trường sinh thái. Bước đầu tiến hành tích tụ ruộng đất giữa các thành viên trong hộ, làm cơ sở nền tảng cho quá trình tích tụ ruộng đất trên quy mô lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn. 4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong Xuất phát từ các đặc điểm kinh tế xã hội của xã, dựa vào thực trạng sản xuât kinh doanh của nông hộ xã, thông qua sự phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế nông hộ, khai thác những lợi thế, tiềm năng sẵn có từ đó giúp cho sự phát triển kinh tế hộ nông dân của xã phát triển hiệu quả hơn. Các giải pháp đó gồm: Giải pháp về đất đai Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai là yếu tố quyết định vì không có đất thì không có quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đất canh tác của xã phân bố không đều và manh mún. Các cấp có thẩm quyền cần có những biện pháp hợp lý để vận động nông hộ tiến hành dồn điền đổi thửa cho nhau để có diện tích đất canh tác trên mảnh lớn hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư thâm canh, tăng cường sản xuất hàng hoá nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Đồng thời hoàn thành nốt việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân. Giải pháp về vốn Để tiến hành sản xuất hàng hoá nông nghiệp rất cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy giải pháp về vốn là rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế nông hộ. Về phía Nhà nước cần mở rộng hơn nữa các chương trình cho vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng, các ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, đoàn thanh niên... việc cho vay vốn phải xác định được đúng đối tượng được vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay có đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, các phương pháp thu hồi vốn phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình vay phải giám sát các hoạt động của hộ được vay vốn thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, tránh tình trạng sử dụng vốn vay không có khả năng hoàn trả vốn. Ngoài ra có thể cho hộ nông dân vay vốn bằng hiện vật thông qua hoạt động kinh doanh của HTX dịch vụ như các tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, các dịch vụ sản xuất bằng cách này có thể theo dõi chính xác qua trình sản xuất của các hộ vay và đảm bảo đúng mục đích trong việc vay vốn của nông hộ. Về phía nông hộ trước tiên phải biết cách huy động vốn từ nguồn vốn tự có của bản thân, vốn vay từ bạn bè và quan trọng là xác định được kế hoạch sử dụng và phân bổ số vốn đó cho từng khâu sản xuất sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả đồng vốn là cao nhất. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Nhìn chung trình độ văn hoá của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, kiến thức về thâm canh, về khoa học công nghệ, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh của chủ hộ bằng việc tăng cường các hoạt động khuyến nông, mở các lớp truyền bá kinh nghiệm sản xuất, các buổi tập huấn, họp mặt trao đổi kinh nghiệm, thông tin, từ đó giúp nông dân có sự chuyển biến về nhận thức, giúp nông hộ làm quen với cơ chế thị trường, xoá bỏ những tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước. Giải pháp về khoa học kỹ thuật Nội dung chủ yếu của giải pháp này là nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất bằng phương pháp khuyến nông. Đối với những hộ làm nông nghiệp cần tập trung nâng cao kỹ năng sản xuất của hộ, từ khâu chọ giống, làm đất canh tác, chăm sóc đến khâu thu hoạch, phổ biến cho hộ quy trình sản xuất lúa lai, lúa đặc sản mang tính chất hàng hoá cao. Để thực hiện tốt điều này cần tăng cường công tác khuyến nông, tuyên truyền phổ biến những giống cây trồng, vật nuôi có đặc tính tốt. Trợ giúp cho hộ khâu kỹ thuật trong quy trình sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình điển hình để chuyển giao khoa học kỹ thuật có hiệu quả. Đối với những hộ có tham gia hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến khích các hộ mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu, lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp vào một số khâu có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra xã cũng cần có biện pháp nhân rộng các hoạt động sản xuất ngành nghề ra toàn xã, thông qua các tổ chức đoàn thể giới thiệu những ngành nghề tiều thủ công nghiệp mới nhằm giải quyết lao động khi nhàn rỗi, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ 5. Mở rộng thị trường tiêu thụ Mở rộng thị trừơng tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội nông thôn nói chung và kinh tế hộ xã Tiền Phong nói riêng. Vì chỉ khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích thích được sự phát triển của sản xuất hàng hoá, kích thích đầu tư thâm canh, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi cũng như đa dạng hoá ngành nghề. Để làm được điều đó cần có các giải pháp sau: - Có chính sách giúp đỡ, hướng dẫn nông hộ nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao không chỉ đáp ứng được thị trường trong vùng mà còn trong cả nước. - Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức trung gian tiêu thụ sản phẩm do xã sản xuất ra. - Huyện cần tạo điều kiện hỗ trợ trong việc xây mới chợ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống đường giao thông để nông sản phẩm hàng hoá và các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp được nhanh chóng chuyển đến người tiêu dùng - Đẩy mạnh công tác dự báo, phổ biến rộng rãi thông tin thị trường, các thông tin về khoa học công nghệ để nông hộ nắm bắt được kịp thời và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình mình, làm sao mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phần V Kết luận và kiến nghị 5.1. Kết luận Trong thời gian thực tập xã Tiền Phong, được sự giúp đỡ tận tình của các phòng ban trong xã cùng một số nông hộ trong địa bàn xã, đến nay chúng tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ tại xã Tiền Phong - huyện Thường Tín - tỉnh Hà Tây” Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ xã Tiền Phong, qua quá trình điều tra tìm hiểu chúng tôi đưa ra kết luận sau. Trước hết xem xét những mặt làm được ta thấy các nông hộ sau một thời gian làm quen đều đã bắt đầu thích nghi với nền kinh tế thị trường và xu hướng sản xuất hàng hoá. Các hộ đã biết cách lựa chọn sản xuất các sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó trong sản xuất nông nghiệp phần lớn các nông hộ đều đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cộng với sự ra đời của HTX dịch vụ và ban khuyến nông đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông hộ phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình. Ngoài sản xuât nông nghiệp đa số các nông hộ đều biết tận dụng lao động lúc nông nhàn để tăng thu nhập thông qua nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh khác nhau. Đặc biệt là hai nghề sản xuất truyền thống của xã đó là nghề điêu khắc gỗ và nghề làm chăn bông. Thu nhập đem lại từ các hoạt động phi nông nghiệp này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của nông hộ hiện nay. Song song với quá trình phát triển kinh tế của mình các nông hộ đang bước vào giai đoạn đầu của quá trình tích tụ ruộng đất, hiện nay đã xuất hiện một vài trang trại với quy mô nhỏ, đó là cơ sở để xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được, Trong sự phát triển của kinh tế nông hộ xã tiền phong, còn một số tồn tại cơ bản đòi hỏi cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền. Đó là việc chưa rõ ràng trong định hướng sản xuất lâu dài của nông hộ, khả năng sử dụng đất đai còn kém, hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp. Trong sản xuất nông nghiệp còn mất cân đối giữa tỷ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các hoạt động phi nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện để nông hộ tách hẳn khỏi hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đề tài nghiên cứu, phân tích một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ. Trong đó có một số yếu tố mà nông hộ có thể điều chỉnh được để có thể đưa kinh tế hộ gia đình mình đi lên nhưng cũng có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nông hộ. Vì thế, các nông hộ rất cần nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cơ quan Nhà nước, các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương để kinh tế nông hộ của xã thực sự phát triển, đúng với tiềm năng. 5.2. Kiến nghị Để cho kinh tế hộ nông dân của xã Tiền Phong được phát triển đúng với tiềm năng của nó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Đối với Nhà nước + Nâng cao trình độ dân trí thông qua việc đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho toàn dân + Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông hộ phát triển sản xuất. + Mở rộng các chương trình cho vay vốn thông qua các quỹ tín dụng với lãi suất ưu đãi, thời gian hợp lý và thủ tục đơn giản. + Cần có những chính sách phù hợp với điều kiện hiện tại của nông hộ, giúp cho hộ nông dân phát triển thuận lợi hơn như chính sách thuế, trợ giá, ứng dụng hướng dẫn kỹ thuật, khuyến nông để nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ - Đối với địa phương + Cần lựa chọn xây dựng mô hình kinh tế sản xuất trong kinh tế hộ mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó nhân rộng ra toàn xã. + Tổ chức thường xuyên các hoạt động khuyến nông nhằm đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có chính sách hỗ trợ những hộ nghèo trong hoạt động sản xuất, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong xã. - Đối với hộ nông dân + Tích cực tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm sản xuất để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn của mình + Mạnh dạn đầu tư vào một số ngành có khả năng mang lại thu nhập cao. + Biết cách huy động và sử dụng vốn có hiệu quả.. mục lục Biểu 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh(%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 01/00 02/01 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 458 100 458 100 458 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 342,76 74,84 341,30 74,52 339,7 74,17 99,57 99,53 99,55 A Đất cây hàng năm 304,23 88,76 304,03 89,08 303,43 89,32 99,93 99,80 99,87 - Đất lúa 296,73 97,53 298,30 98,12 298,3 98,34 100.53 100.00 100.27 - Đất cây hàng năm khác 6,27 2,47 5,72 1,88 5,13 1,69 91,23 89,69 90,46 b. Đất cây ăn quả 9,74 2,84 10.34 3.03 11.47 3.37 106.16 110.64 108.40 c. Đất mặt nước 28,79 8,4 27.19 7.97 27.09 7.97 94.44 99.63 97.04 2. Đất chuyên dùng 61,20 13,36 63,17 13,79 63,98 13,97 103,22 101,28 102,25 a. Đất xây dựng 4,85 7,48 5,32 8,42 5,64 8,82 109,69 106,02 107,86 b. Đất giao thông 24,42 39,54 25,20 39,89 26,85 40,4 104,23 102,58 103,41 c. Đất thuỷ lợi 22,32 36,47 23,32 36,92 23,32 36,45 104,48 100,00 102,24 d Đất chuyên dùng khác 9,83 16,06 9,33 14,77 9,17 23,15 94,90 98,29 96,60 4. Đất thổ cư 49,18 10,74 50,18 10,96 50,52 11,03 102,03 100,68 101,36 5. Đất chưa sử dụng 4,86 1,06 4,35 0,95 3,8 0,83 89,51 87,36 88,44 * Một số chỉ tiêu - Đất NN/khẩu NN(m2) 603,66 591,92 584,98 98.83 98.06 98.45 - Đất NN/ hộ NN(m2) 2636,62 2587,58 2552,22 98.63 98.14 98.39 Nguồn: Ban thống kê xã Tiền Phong Biểu 2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 So sánh (%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) SL(ha) CC(%) 01/00 02/01 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 7375 100 7518 100 7644 100 101,93 101,68 101,81 - Khẩu nông nghiệp Khẩu 5678 76,99 5766 76,70 5807 75,97 101,55 100,71 101,13 - Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 1697 23,01 1752 23,30 1837 24,03 103,24 104,82 104,03 2. Tổng số hộ Hộ 1638 100,00 1669 100 1697 100,00 101,89 101,68 101,79 - Hộ thuần nông Hộ 521 31,81 509 30,50 492 28,99 97,69 96,67 97,18 - Hộ kiêm ngành nghề dịch vụ Hộ 974 59,43 1006 60,28 1035 61,00 103,28 102,88 103,08 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 143 8,70 154 9,25 170 10,01 107,69 110,38 109,04 3. Tổng số lao động Người 3945 100,00 4041 100 4077 100,00 102,43 100,89 101,66 - Lao động nông nghiệp Người 3147 79,77 3216 79,58 3315 78,86 102,19 103,08 102,64 - Lao động phi nông nghiệp Người 798 20,23 825 20,42 862 21,14 103,38 104,48 103,93 4. Một số chỉ tiêu - Số khẩu bình quân /hộ Khẩu 4,50 4,51 4,50 100.22 99.80 100.01 - Số lao động bình quân /hộ Khẩu 2,41 2,42 2,40 100.41 99.27 99.84 Nguồn: Ban thống kê xã Tiền Phong Biểu 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh (%) GIá TRị (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 01/00 02/01 BQ Tổng giá trị sản xuất 31667,16 100 3296,32 100 34805,76 100 104,10 105,59 104,85 1. Nông nghiệp 10125,35 31,97 10166,28 30,84 10194,38 29,29 100,40 100,28 100,34 a- Trồng trọt 5325,25 52,59 5341,12 52,54 5347,60 52,45 100,29 100,12 100,21 b- Chăn nuôi 4800,10 47,41 48,25,16 47,46 4847,28 47,55 100,52 100,16 100,49 2. CN-TTCN-XD 16287,44 51,43 17322,67 53,14 18822,68 54,08 106,36 108,66 107,51 3. Thương mại - dịch vụ 5254,37 16,59 5475,37 16,61 5788,20 16,63 104,21 105,71 104,96 * Một số chỉ tiêu - GO/ hộ 19,33 19,75 20,51 102.17 103.85 103.01 - GO/ khẩu 4,29 4,38 4,55 102.10 103.88 102.99 Nguồn: Ban thống kê xã Tiền Phong Biểu 10: Chi phí sản xuất ngành trồng trọt của hộ điều tra Diễn giải BQC HK HTB HN SL (kg) GT (1.000đ) SL (kg) GT (1.000đ) SL (kg) GT (1.000đ) SL (kg) GT (1.000đ) I. Chi phí sản xuất lúa 1 sào/ năm Giống Phân chuồng Đạm Lân Kali Làm đất Dịch vụ Lao động thuê Thuốc BVTV Thuế nông nghiệp II . Diện tích trồng lúa (sào) III.Chi phí cho trồng lúa của hộ IV.Chi hoạt động trồng trọt khác 5,02 301,00 15,96 33,05 10,00 - 15,80 - - 8,7 327,19 42,26 45,18 44,69 38,53 25,00 42,00 26,86 15,52 34,50 14,79 5.33 1743.92 55.57 4,78 315,34 16,25 35,50 10,12 - 15,80 - - 8,7 337,13 42,63 47,30 45,50 39,05 25,30 42,00 26,56 19,92 34,15 14,79 4.98 1678.91 57.28 5,07 302,19 15,87 34,78 9,98 - 15,80 - - 8,7 327,43 43,10 45,33 44,44 38,26 24,95 42,00 26,86 13,72 34,72 14,79 5.48 1792.67 54.92 5,85 212,25 15,38 35,02 9,63 15,80 - 8,7 271,68 42,30 32,29 43,06 38,52 24,08 42,00 26,86 - 34,02 14,79 5.64 1532.28 53.11 V. ngành Tổng chi phí cho trồng trọt của hộ 1798.47 1736.19 1847.59 1505.69 Trong đó IC 1713.84 1661.37 1761.06 1505.69 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Biểu 11: Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi của hộ điều tra Diễn giải BQC HK HTB HN Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) I. Chi nuôi lợn Giống Thức ăn Thú y Chi phí khấu hao Chi phí khác II. Chi phí cho gia cầm Giống Thức ăn Thú y Chi phí khác III. Chi hoạt động chăn nuôi khác IV. Tổng chi phí ngành chăn nuôi Trong đó IC là 2577,91 430,72 1827,59 73,31 144,66 101,72 1087,69 244,54 684,48 61,54 97,13 154,81 3820,41 67,48 16,71 70,89 2,84 5,61 3,95 28,47 22,48 62,93 5,66 8,93 4,05 100,00 2849,95 477,38 1972,43 81,25 187,81 130,81 1410,93 341,30 857,72 86,57 125,34 173,89 4434,77 4246,96 64,26 16,75 69,21 2,85 6,59 4,59 31,82 24,19 60,79 6,14 8,89 3,92 100,00 2570,30 429,89 1847,77 73,25 126,97 92,42 979,80 209,79 629,96 51,95 88,10 156,82 3706,62 3579,65 69,34 16,73 71,89 2,85 4,94 3,60 10,25 21,43 64,36 5,31 9,00 4,23 100,00 1208,81 190,41 846,66 31,57 97,45 42,72 478,57 87,63 323,98 27,06 39,90 32,21 1739,59 1642,14 69,49 15,75 70,04 2,61 8,06 3,53 27,51 18,31 67,69 5,69 8,34 1,85 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Biểu 14: Tổng hợp thu nhập và cơ cấu thu nhập của nhóm hộ điều tra Diễn giải BQC HK HTB HN Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 1. Ngành trồng trọt - Giá trị sản xuất (GO) 4182,81 3949,89 4296,14 4253,99 - Chi phí trung gian (IC) 1713.84 1661.37 1761.06 1505,69 - Giá trị gia tăng (VA) 2468.97 2288.52 2535.08 2748,30 - Thu nhập hỗn hợp (MI) 2306.92 24.64 1953.01 16.63 2378.95 28.10 2664,87 51,64 2. Ngành chăn nuôi GO 4590,72 5788,19 4216,88 2067,28 IC 3676,94 4246,96 3579,65 1642,14 VA 913,78 1541,23 637,23 425,14 MI 769,12 8.21 1353,42 11,53 510,26 6.03 327,69 6,35 3. Ngành nghề-dịch vụ 4583,17 48.95 6817,64 58.07 3797,25 44.85 787,14 15,25 - Thu từ ngành nghề 3399,36 74,17 5792,59 84,36 3384,68 89,14 787,14 100 - Thu từ dịch vụ 583,81 25,83 1025,15 15,04 412,57 10,86 0 0 4. Các khoản thu khác 1704,39 18,20 1617,25 13,47 1780,63 21.03 1380,90 26,75 - Làm thuê 835,69 49,03 762,05 47,12 878,21 49,32 789,05 57,14 - Lương, trợ cấp xã hội 760,67 44,63 723,07 44,71 804,67 45,19 506,65 36,69 - Thu khác 108,03 6,34 148,3 9,17 97,76 5,49 85,20 6,67 5. Tổng thu nhập bq hộ/năm 9363.60 100,00 11741.32 100,00 8336,22 100,00 5160,60 100,00 6. Thu nhập bq người/năm 2127.41 2734.29 1894,60 1167,56 7. Thu nhập bq người/tháng 177.28 222.88 157,88 97.30 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0031.doc
Tài liệu liên quan