Đề tài Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ

Ngoài ra, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng tham gia đề án thành lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu nhằm thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm quy định về xuất nhập khẩu hàng dệt may hoặc có dấu hiệu xuất khẩu tăng đột biến về số lượng hàng xuất hoặc giá giảm quá thấp. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ truyền thống gặp nhiều khó khăn, Nhà nước cần sử dụng quỹ thưởng xuất nhập khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu . Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ củ thể cho các doanh nghiệp tìm kiếm và khai thac thị trường hoàn toan mới như cấp tín dụng dài hạn, lãi suất thấp . Các doanh nghiệp cần nghiên cứu quy chế tín dụng xuất khẩu vào Mỹ . Trong chiến lược phát triển ngoại thương của ta hiện nay, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo ví nó rất phù hợp với điều kiện lao động và sản xuất của Việt Nam . Bước sang những năm tới Việt Nam sẽ thực hiện hàng loạt những cam kết quốc tế và khu vực về hội nhập nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế .

doc40 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị trường, đặc biệt là thị trường bình dân và thu nhập thấp . Chính nhờ chính sách giá rẻ nhưng không vi phạm luật bán chống phá giá của Mỹ mà nhiều mặt hàng như : quần áo, đồ chơi trẻ em, giày dép, hàng dệt kim ….của Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn ở Mỹ . * Đa dạng các mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên cũng là biện pháp quan trọng để chiếm lĩnh thị trường Mỹ . Đó là kinh nghiệm của nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc . Nhờ có đổi mới liên tục về mẫu mã mà xe hơi của Nhật Bản thâm nhập mạnh vào thị trường, canhn tranh được với xe hơi sản xuất của Mỹ . Hay như kinh nghiệm của Trung Quốc : lúc đâu khi mới được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, Trung Quốc thâm nhập thị trường Mỹ chủ yếu bằng những mặt hàng tận dụng lao động nhiều như : hàng dệt may, giày dép, đồ da ….nhưng hiện nay, Trung Quốc đã đưa hàng chục nhóm ngành xuất khẩu vào Mỹ trong đó 10 mặt hàng sau đây chiếm 77% kim ngạch xuất khẩu của trung quốc vào Hoa Kỳ : máy móc thiết bị, máy móc cơ khí, giày dép, đồ chơi, đồ gỗ, may mặc, đồ nhựa, đồ da, dụng cụ quang học, hàng dệt kim . * Có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài để làm ra hàng xuất khẩu đưa vào thị trường Mỹ : Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc và Campuchia : sau khi được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc của Mỹ, các nước này giành những ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hàng xuất khẩu sang Mỹ, nhờ vậy mà Campuchia thu hút vốn đầu tư đài loan Hồng Kông, Singapore, họ đổ xô đến Campuchia để tận dụng ưu đãi về hạn nghạch của Mỹ giành cho nước này . Nhìn chung kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ kể trên đều có thể áp dụng ở mức độ khác nhau cho Việt Nam . III. THỰC TRẠNG Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3, 6 tỷ USD; thì sang năm 2004 đạt 4, 3 tỷ USD và cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9, 5 tỷ USD, 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 6, 8 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ năm 2002 đã đạt con số 420 triệu USD, năm 2003 đạt 4, 5 tỷ USD tăng 307, 1% so với năm 2002, năm 2005 đạt 2 tỷ USD, tháng 9 / 2007 xuất khẩu sang Mỹ đạt 379 triệu USD tăng tới 47, 8% so với cùng kỳ năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ năm 2008 đạt 5, 2 tỉ USD, tăng 16% so với năm 2007. Đây là mức tăng khá mạnh trong bối cảnh khó khăn chung về ngành xuất khẩu hàng hoá của nước ta trước cơn suy thoái kinh tế toàn cầu do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ diễn ra vào năm 2008 (Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm như sang Mỹ giảm 9, 8% xuống còn 469, 3 triệu USD, sang EU giảm 20, 3% xuống còn 126, 3 triệu USD, sang Nhật Bản giảm 8, 7% xuống còn 74, 85 triệu USD… Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giảm mạnh là Bỉ giảm 40, 7%, Italy giảm 40, 6%, Nga giảm 63, 8%, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 49, 8% ) cho thấy dệt may vẫn là một thế mạnh của xuất khẩu . Hiện nay với hơn 2000 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may với hơn 2 triệu lao động và hàng vạn cơ sở sản xuất may cá thể, Việt Nam có lợi thế về nhân công lao động có thể làm ra lượng sản phẩm lớn với giá thành thấp nhưng các nhà sản xuất nắm ít thông tin về luật kinh doanh, thương mại và thị hiếu của thị trường Mỹ . Phần lớn các sản phẩm dệt may trước đây không xuất trực tiếp sang Mỹ mà phải thông qua các nước thứ 3 . Đây là một vấn đề bấp cập cần được quan tâm nhiều hơn . Mỹ là thị trường chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chương trình giám sát chống bán phá giá vẫn được áp dụng. 1. Cơ cấu hàng việt nam xuất khẩu sang Mỹ Việt nam xuất khẩu sang Mỹ đa phần là hàng may mặc chia ra làm hai chủng loại chính : hàng dệt thường và hàng dệt kim với kim ngạch xuất khẩu qua các năm như sau : Cơ cấu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang mỹ Mặt hàng 1998 1999 2000 Kim ngạch ( % ) Kim ngạch ( % ) Kim ngạch ( % ) Dệt thường 24, 53 81, 22 27, 5 80, 04 30, 23 78, 05 Dệt kim 5, 67 18, 78 6, 7 19, 96 8, 5 21, 95 Tổng cộng 30, 2 100 34, 2 100 38, 73 100 Nguồn : Bộ Thương mại Số liệu trên cho thấy hàng dệt thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với hàng dệt kim trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ . Sỡ dĩ vậy là do thị hiếu của người dân Mỹ thích hàng dệt thường và do thực trạng công nghệ dệt của Việt Nam đang chú ý đổi mới trang thiết bị, lắp đặt các dây chuyền sản xuất đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng hiểu quả Việt nam xuất khẩu sang mỹ đa dạng rất nhiều mặt hàng nhiều chủng loại có hơn 20 chủng loại mặt hàng như : áo ( áo thun, áo jacket, áo khoác, áo sơ mi, …) ; quần ( short, jean …) ; bộ quần áo ( bộ quần áo thể thao, vest, trẻ em, …) ; khăn ; găng tay và một số loại khác . Bảng số liệu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ Đơn vị : triệu USD Chủng loại 2005 2006 2007 6/2008 Áo jacket 416, 67 450 209, 722 201.480 Áo sơ mi 158, 25 172, 11 204, 25 148, 9 Quần thun 367, 89 545, 78 611, 29 778 Quần áo trẻ em 61, 125 91, 8 87, 436 106, 678 Quần jean 0, 47 0, 664 1, 328 3, 697 Vải 2, 095 4, 29 5, 606 .8, 894 Khăn 0, 765 1, 1875 1, 790 2, 898 Nguồn : Tin thương mại ( internet ) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy các mặt hàng xuất khẩu sang mỹ tăng qua các năm, có thể phân tích củ thể một số mặt hàng sau để làm rõ : + Áo sơ mi : mỹ là thị trường nhập khẩu áo sơ mi lớn nhất của việt nam, năm 2007 đạt kim ngach 204, 25 triệu USD tăng 18, 67% so với năm 2006 chiếm 43, 9% kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi . giá xuất khẩu trung bình là 4, 6 triệu USD /chiếc thấp hơn 1, 92 USD so với năm 2006 . trong sáu tháng đầu năm 2008 xuất 31, 1 triệu cái trị giá 148, 9 triệu USD chiếm 46, 2 % tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8% về lượng và 3, 6% về giá trị so với năm 2007 . + Áo jacket : nhìn chung năm 2006 kim ngach áo jacket xuất khẩu sang mỹ đạt 450 triệu USD tăng 8% so với năm 2005 chiếm 53 % tổng kim ngạch xuất khẩu áo jacket của việt nam . giá bán trung bình là 11.2 USD /chiếc tăng 6% so với năm 2005 ( 10.8 USD /chiếc ) . trong sáu tháng đầu năm 2008 đạt 201 triệu USD đây là mặt hàng mang tính thời vụ cao và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong những tháng tới. + Quần áo trẻ em : trong năm 2006, xuất khẩu quần áo trẻ em vào thị trường Mỹ đạt gần 41 triệu chiếc, kim ngạch 91, 8 triệu USD, chiếm 61% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, đơn giá xuất khẩu sang đây cũng tăng đáng kể, đạt 2, 24 USD/chiếc FOB, tăng 68% so với năm 2005. trong sáu tháng đầu năm 2008 đạt 106 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007, chiếm 77% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này. + Quần jean : là mặt hàng khá phổ biến và có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu nhanh qua các năm . đặc biệt là vào năm 2008 trong 10 tháng đạt 2, 6 triệu cái, tri giá 16, 7 triệu USD, tăng 203% về lượng và 308, 8% về tri giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá quần jean xuất khẩu trung bình của Việt Nam tăng nhẹ 2, 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7, 8 USD /cái, FOB. Kim ngạch XK quần jean của Việt Nam qua các tháng (ĐVT: triệu USD) + Vải : năm 2007 xuất khẩu vải sang mỹ đạt 10, 389 triệu USD, năm 2008 đạt 14, 616 triệu USD tăng 40, 68% ( 2007 ) . mặc dầu kim ngạch xuất khẩu vải chưa cao nhưng vải cũng là một mặt hàng có triển vọng tại thị trường mỹ . Bên cạnh những chủng loại kể trên, Việt nam đang ngày càng đa dạng các mặt hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường Mỹ . 1.1. Các phương pháp thâm nhập thị trường Mỹ Việt Nam đã áp dụng đối với hàng dệt may Việt nam hiện nay đã và đang áp dụng hữu hiệu các phương thức xâm nhập thị trường mỹ như sau : * Bán trực tiếp cho nhà kinh doanh mỹ ở những mặt hàng có mức thuế suất nhập khẩu chênh lệch không nhiều so với quy chế tối hậu quốc * Gia công trực tiếp * Gia công và bán trung gian các nước thứ ba như : Hongkong, Đài loan, Singapore.. 1.1. Một vài doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ Trong 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 1100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, tăng 200 đơn vị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng doanh nghiệp mới tham gia xuất hàng lần đầu là 400. Trong số đó có khá nhiều đơn vị có kết quả xuất khẩu cao như Cty TNHH Yakjin Việt Nam, Cty TNHH Terratex Việt Nam, Cty Cổ phần Tiên Hưng...  Theo số liệu thống kê, 5 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ cao nhất đều thuộc về các công ty nước ngoài và liên doanh gồm Cty TNHH HANSAE Việt Nam, Cty TNHH Han-Soll Vina (HSV), Cty TNHH Quốc tế Chutex, Cty TNHH NamYang International Việt Nam và Công ty TNHH NamYang International Việt Nam. Ở khối doanh nghiệp trong nước, Công ty cổ phần May Sông Hồng là đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong nửa đầu năm nay, đạt 35, 7 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ của một số doanh nghiệp điển hình Doanh nghiệp xuất khẩu điển hình 6T – 2008 6T- 2007 08/07 (%) Cty TNHH HANSAE Việt Nam 108.076.265 79.324.054 36, 25 Cty TNHH Han-Soll Vina (HSV) 63.765.087 48.174.948 32, 36 Cty TNHH Quốc tế Chutex 39.795.097 45.348.175 -12, 25 Cty TNHH NamYang International Việt Nam 36.717.893 41.202.148 -10, 88 Cty TNHH NOBLAND Việt Nam 36.338.411 27.262.566 33, 29 Cty Cổ phần May Sông Hồng 35.780.873 28.593.751 25, 14 Cty TNHH EINS VINA 35.252.401 14.049.823 150, 91 Cty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam 33.517.556 24.240.436 38, 27 Cty TNHH Seshin Việt Nam 32.435.202 10.247.943 216, 50 Cty TNHH Vina Korea 32.112.172 26.527.999 21, 05 Cty Cổ phần May Đức Giang 24.951.340 28.056.919 -11, 07 Cty Cổ phần May Sài Gòn 3 23.032.009 10.612.188 117, 03 Cty TNHH Poong In Vina 22.897.260 614.189 3.628, 05 Cty LD Vĩnh hưng 22.584.509 22.924.530 -1, 48 Cty TNHH May XK Lâm Thanh 20.990.729 12.522.675 67, 62 Cty TNHH Dệt may Hoa Sen 20.169.956 17.132.514 17, 73 Cty TNHH NB Việt Nam 2 20.011.749 34.883.331 -42, 63 Cty Cổ phần May và DV Hưng Long 19.823.341 16.910.399 17, 23 Cty TNHH SX Upgain (Việt Nam) 19.088.125 24.136.034 -20, 91 Cty May Quốc tế WOOJIN Việt Nam 18.750.059 16.723.328 12, 12 Cty TNHH Viet Pacific Clothing 18.217.864 15.995.279 13, 90 Cty TNHH Youn-gone Nam Định 17.731.606 14.040.796 26, 29 Cty Cổ phần May 10 16.634.375 21.141.321 -21, 32 Cty TNHH SHINSUNG Việt Nam 16.276.709 13.994.959 16, 30 Cty TNHH Minh Trí 15.865.693 15.897.033 -0, 20 Cty TNHH Orange Fashion 15.665.987 17.256.366 -9, 22 Cty TNHH Yakjin Việt Nam 15.263.317 #N/A #N/A Cty Quốc tế Việt Pan -Pacific 14.665.500 13.784.480 6, 39 Cty TNHH Terratex Việt Nam 14.347.375 #N/A #N/A Cty Global Sourcenet 14.085.117 12.425.565 13, 36 Tổng Cty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ 14.051.792 14.587.668 -3, 67 Cty TNHH All Super (Việt Nam) 13.099.131 10.215.152 28, 23 Cty Cổ phần May Nam Định 12.406.380 10.167.377 22, 02 Cty TNHH Kisco Vina 12.373.882 1.916.057 545, 80 Cty TNHH Domex Việt Nam 11.837.297 8.645.261 36, 92 Cty Cổ phần SX-XNK Dệt may Đà Nẵng 11.662.121 8.828.771 32, 09 Cty TNHH Dệt may Eclat Việt Nam 11.644.487 1.347.355 764, 25 Cty TNHH Sae Hwa Vina 11.613.714 17.960.454 -35, 34 Cty TNHH KOVINA FASHION 11.596.219 11.168.782 3, 83 Tổng Cty Cổ phần May Việt Tiến 17.140.596 23.619.089 -27, 43 Cty TNHH May thêu M.D.K 11.424.639 14.225.075 -19, 69 Cty May Đồng Tiến 11.407.965 7.532.891 51, 44 Cty TNHH Kollan Việt Nam 11.314.023 10.113.768 11, 87 XN Fashion Garment Ltd 11.153.538 8.738.271 27, 64 Cty LD may Vigawell Việt Nam 10.812.923 12.667.530 -14, 64 Cty TNHH Hai Vina 10.712.758 9.452.362 13, 33 Cty TNHH Ivory Việt Nam 10.670.308 2.817.115 278, 77 Cty TNHH May mặc Kim Hồng 10.268.834 4.887.205 110, 12 Cty TNHH Panko Vina 9.967.258 8.569.285 16, 31 Cty Cổ phần May Phương Nam 9.555.162 11.313.684 -15, 54 Cty TNHH Quốc tế Y trang Roo Hsing 9.544.292 7.879.207 21, 13 Cty TNHH May mặc King Star 9.514.277 8.690.986 9, 47 Cty May Grace Sun Việt Nam 9.482.811 8.331.624 13, 82 Cty TNHH May XK Đức Thành 9.446.509 6.976.097 35, 41 Cty TNHH May thêu Thuận phương 9.279.208 5.286.114 75, 54 Cty TNHH Lee & Vina 9.170.932 2.301.783 298, 43 Cty Cổ phần May Hưng Yên 9.058.046 15.091.379 -39, 98 Cty TNHH Esquel Garment Manufacturing (Việt Nam) 8.794.508 11.481.686 -23, 40 Cty TNHH May mặc Quốc tế Phú Nguyên 8.751.495 6.240.909 40, 23 Cty BEEAHN Việt Nam 8.685.555 10.583.862 -17, 94 Cty Cổ phần SX XNK May Sài gòn 8.617.973 9.615.905 -10, 38 Cty TNHH Cartina Enterprises Việt Nam 8.614.115 1.841.659 367, 74 Cty Cổ phần May Sài Gòn 2 8.562.286 6.278.757 36, 37 Cty Cổ phần Tiên Hưng 8.410.214 #N/A #N/A Cty Cổ phần Việt Hưng 8.323.922 9.184.122 -9, 37 Cty Cổ phần SX hàng thể thao 8.255.733 2.639.809 212, 74 Cty TNHH Valley View Việt Nam 8.239.746 4.384.243 87, 94 Cty TNHH TAV 8.207.223 3.698.558 121, 90 Cty TNHH May mặc UNITED SWEETHERTS Việt Nam 8.077.372 8.838.383 -8, 6 Nguồn : tin thương mại ( internet ) 2. Những khó khăn của sản phẩm dệt may việt nam xuất khẩu vào Mỹ 2.1. Hạn chế của hoạt động xuất khẩu ngành may - Giá thành sản phẩm may mặc còn cao vì năng suất lao động của công nhân ngành may thấp hơn so với một số nước trong khu vực chủ yếu lao động thủ công, trình độ công nghệ máy móc chứa cao . Bên cạnh đó nguyên vật liệu ngành may chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài biểu hiện : 70% nguyên liệu cho ngành dệt may phải nhập khẩu tư nước ngoài . Tính chung 7 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1, 3 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006. Nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. - 70% trị giá xuất khẩu hàng may mặc thực hiện qua phương thức gia công, trong khi đó thị trường mỹ chủ yếu thực hiện nhập khẩu trực tiếp ( mua đứt, bán đoạn sản phẩm ) - Sản phẩm may việt nam chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới - Tiêu chuẩn hóa chất lượng chưa được coi trọng các công ty may xuất khẩu chưa quan tâm và chú trọng nhiều đến chất lượng cũng như các tiêu chuẩn vế chất lượng sản phẩm dệt may : độ an toàn…. - Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, các thiết kế ít sáng tạo và độc đáo - Trình độ marketing và tiếp thị sản phẩm yếu, chủ yếu phụ thuộc vào đối tác nước ngoài đặt gia công, chưa chú trọng đến xây dựng thương hiệu cho hàng việt nam - Sự am hiểu thị trường Mỹ chưa nhiều 2.2. Sản phẩm dệt may khi xuất sang mỹ gặp khó khăn do những quy định ngặt nghèo của Mỹ * Luật pháp Mỹ quy định rất chặt chẽ về chất lượng sản phẩm, về nhãn mác hàng hóa, về giấy chứng nhận xuất xứ hàng dệt may * Sản phẩm hàng dệt may không được ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, chẳng hạn sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng để không lây lan mầm bệnh từ người sang …sản phẩm xuất sang Mỹ phải đáp ứng quy định về an toàn, sức khỏe cộng đồng liên bang cũng như từng bang . Mỹ đã đưa ra một danh mục an toàn sản phẩm gồm có những tiêu chuẩn như sau : - Người tiêu dùng bị thương do sử dụng sản phẩm lỗi có thể kiện người mua ra pháp luật và nhà cung cấp có thể bị phạt một khoản tiền lớn vì những thiệt hại do tinh trạng thương tật gây ra . nghiêm trọng hơn là có thể bị đưca ra tòa án mỹ à ủy ban an toan sản phẩm tiêu dùng mỹ ( CPSC ) vì hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm vi phạm quy định về tính an toàn - Cơ quan chính phủ và cục thẩm phán mỹ có quyền dừng hoạt động nhập khẩu vào mỹ hoặc có thể yêu cầu người mua hàng ngừng bán các sản phẩm lỗi - Chính phủ có thể yêu cầu ngưoif mua thu hồi các hàng hóa bị lỗi và bản thân người mua phải thôngbáo cho người tiêu dùng vê tình trạng hàng hóa và hoàn lại tiền cho người tiêu dùng . đây là quá trinh tốn kém, mất nhiều thơi gian và có thể bị phạt nặng nếu các biện pháp giải quyết không ổn thỏa . - CPSC có chức năng đưa ra các quy định an toàn sản phẩm và giúp ngươi tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm không an toàn và đặt trách nhiệm lên nhà sản xuất, nhập khẩu và bán lẻ . CPSC đưa ra các yêu cầu báo cáo chặt chẽ với các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và các nhà bán lẻ . - CPSC áp dụng hình thức phạt nặng cho những nhà sản xuất và nhập khẩu và nhà bán lẻ có hành vi vi phạm . mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ khi vi phạm cũng sẽ tăng lên đến 15 triệu đô la Mỹ, trước đây mức phạt này tối đa là vài triệu đô la Mỹ. vì vậy phải thực hiện kiểm liên quan đến an toàn sản phẩm thì mới thực hiện giao hàng. - Tất cả các loại vải 100% bông, tơ, gai, axetat hoặc lụa và vải pha co chứa các loại sợi kể trên với trọng lượng nhỏ hơn 2.6 0z/sq yd . - Tất cả các loại vải cào tuyết 100% bông và tơ và các loại vải pha khác từ loại sợi này . Tất cả các màu sắc cũng phải kiểm tra vì nhuộm ở những lần khác nhau gây ảnh hưởng đến tỷ lệ đốt cháy vải cào tuyết. Tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. - Riêng với các sản phẩm len xuất khẩu vào Mỹ còn phải có visa nhập khẩu của hải quan Mỹ - Hàng rào hạn ngạch quota nên hàng việtnam xuất khẩu vào Mỹ phải cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu hàng dệt may đã có mặt trên thị trường Mỹ như Hongkong, Trung Quốc, Đài Loan, với kim ngạch hàng năm rất lớn - Mỹ ít thực hiện gia công mà mua đứt đoạn bán đoạn ở sản phẩm dệt may . 3. Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ 3.1 Cơ hội Ngành dệt may Việt Nam hiện có hơn 2000 doanh nghiệp sử dụng gần 2 triệu lao động kim ngạch xuất khẩu dệt may vẫn là một thế mạnh và có nhiều cơ hội - Trước đây, hàng dệt may của nước ta vào Mỹ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 4 đến 5 lần tùy theo các mặt hàng so với các nước khác . Khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết năm 2001, thuế nhập khẩu các mặt hàng sẽ giảm 30-40% nên kim ngạch sẽ gia tăng . - 12/2006 Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR) . Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. PNTR là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ, được đối xử bình đẳng như các nước khác do không bị Mỹ áp đặt hạn ngạch.( Ông Vũ Đình Tân - Phó GĐ Cty TNHH may Minh Trí - cho biết: "100% sản phẩm của công ty đều được tiêu thụ tại thị trường Mỹ, những tháng cuối năm 2006, công ty gặp rất nhiều khó khăn do thiếu hạn ngạch (quota) xuất hàng. Hy vọng PNTR được thực hiện để "hàng rào" quota sẽ được gỡ bỏ. XK hàng sang Mỹ đã có "luật chơi" rõ ràng theo Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ và WTO, nay lại thêm PNTR nên không còn đáng ngại") . - Nhà nước có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu : xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu . 3.2 Thách thức Mặc dù hàng dệt may việt nam có nhiều cỏ hội xuất khẩu sang thị trường mỹ nhưng thách thức đặt ra cũng không ít : - Do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu, dệt may đã giảm 2/3, xuống còn 5 - 20%, trong khi chúng ta chưa nhận thức hết được những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án khi sản xuất kinh doanh khó khăn. Trước mắt, doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhiều phía mà trước hết là từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế ở nhiều thị trường lớn, sức ép cạnh tranh do Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiêp nước ngoài, do cơ chế giám sát dệt may của Hoa Kỳ, và tình trạng đình công của công nhân ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn. - Khó khăn lớn nhất là cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều ra chống bán phá giá. Sức ép này còn làm cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may nữa do sợ rủi ro. Nhiều DN phải bỏ nhiều tiền để vận động hành lang, thuê các công ty luật để đối phó cơ chế chống bán phá giá của Hoa Kỳ”. Qua hai lần công bố kết quả giám sát vào tháng 10/2 007 và tháng 5/2008, phía Hoa Kỳ tuy không tìm thấy bằng chứng Việt Nam bán phá giá, nhưng do sức ép, nhiều khả năng cơ chế này vẫn được Hoa Kỳ gia hạn thêm một năm nữa. Trong những năm tới nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi nền kinh tế chưa thoát khỏi suy thoái, hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch, mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng. Doanh nghiệp dệt may cần phấn đấu nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu phụ liệu đáp ứng yêu cầu ràng buộc về tỷ lệ nội địa hóa, yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa rất cao lên đên hơn 60% trong khi thực tế thì con số này còn thấp hơn nhiều do chất lượng vải của ta còn quá kém nên hầu hết nguyên liệu phải nhập khẩu . ngay quần áo xuất khẩu sang EU chỉ có tỷ lệ nhỏ đáp ứng tiêu chuẩn để cấp Form A, còn quần áo xuất theo chứng chỉ xuất xứ forrm t, nghĩa là chưa đủ tiêu chuẩn được hưởng mức thuế ưu đãi cao nhất . đối với mỹ, điều kiện để được hưởng chế dộ ưu đãi thuế quan còn khó khăn và phức tạp hơn so với EU - Khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm các doanh nghiệp việt nam còn yếu . bên cạnh đó tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất ra sản phẩm dệt may còn thấp - Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng trình độ tay nghề còn hạn chế : chất lượng lao động Việt Nam hiện nay đang là một vần đề khó với các nhà quản lý dệt may . theo thông kê của hôi dệt may thêu đan thành phố ho chí minh, số người lao động tốt nghiệp câp 3 chi đạt 4%, cấp 2 chiếm 61%, cap 1 chiếm 21%, về chất lượng chuyên môn thì có 12, 5% trường dạy nghề chuyên nghiệp được đào tạo chính quy, 12, 7 % đào tạo tại chức 14, 5 % đào tạo ngắn hạn trong khi đó 60.3 % chưa được đào tạo ở nước ngoài 4. Cơ chế - chính sách của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu Xét vể mặt cơ sở pháp lý và chính sách, các chính sách cả về vi mô và vĩ mô cần phải được cải cách triệt để và toàn diện . Việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm, chưa đạt hiểu quả cao như mong muốn . Thị trường tín dụng, tài chính còn manh nha, nhỏ bé . việc quản lý đất đai, hình thành khung khổ điểu tiết hành chính cũng là một vấn đề đó . Chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng cũng là vấn đề bức xúc hiện nay . Bên cạnh đó cải cách doanh nghiệp nhằm tại điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển một cách có hiểu quả là một trong những thách thức của hàng dệt may Việt Nam . Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý xuất nhập khẩu của nước ta nói riêng còn nhiều bất cập, gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp . Quy định thiếu nhất quán, thủ tục phiề hà, đặc biệt là thủ tục miễn giảm thuế quan và thủ tục hoàn thuế nhập khẩu . Doanh nghiệp cần in tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, nơi sản xuất lên sản phẩm của mình cũng phải xin giấy phép của Bộ Văn Hóa thong tun để được in và giấy phép nhập khẩu máy in . hàng dệt may xuất khẩu của ta chủ yếu theo hạn ngạch nhưng cơ chế phân bổ hạn ngạch hiện nay còn nhiều bất hợp lý . Cơ chế phân bổ hạn ngạch đồng đều tuy giải quyết được vấn đề xã hội nhưng còn nhiều hạn chế về phương diện kinh tế vì các nhà kinh doanh nước ngoài thường muốn ký hợp đồng với một hoặc một số doanh nghiệp có uy tín thay vì phải ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp cùng một lúc .Đó là chưa kể đến sự lãng phí do sự bỏ lỡ đặc tính “ lợi ích tăng theo quy mô ” của các doanh nghiệp có quy mô lớn song không đủ hạn ngạch để xuất khẩu . Khắc phục thiếu sót này, từ tháng 12 /1998 việc đấu thầu một phần hạn ngạch dệt may đã được tiến hành thí điểm tạo ra một bước tiến mới trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu . Việc cung cấp các thong tin cần thiết ( thị trường, sản phẩm )cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ các cơ quan chức năng là chưa hiểu quả, thiếu một sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của nhà nước . Tình trạng này dẫn đến hiện tượng là thông tin thị trường mà các doanh nghiệp việt nam có được thường chậm hơn so và thiếu chính xác, không đồng bộ ; việc sử dụng các thông tin của nhau cũng rất khó khăn . Đây cũng là một trở ngại lớn, làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam 5 . Kết luận – bài học kinh nghiệm Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu, không những thị trường có dung lượng lớn, mà hàng nhập khẩu vào mỹ cũng rất đa dạng và phong phú về mẫu mã, chủng loại và chất lượng . Tuy nhiên tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất mạnh, thị trường Mỹ hoatk động theo cơ chế tự do cạnh tranh, hàng hóa của Mỹ nhập khẩu hơn 150 nước . Hàng dệt may của việt nam trong những năm qua vào mỹ tuy có tăng nhưng tính canh tranh không cao so với các đối thủ : Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ . Cho nên muốn đẩy mạnh hoạt động hàng dệt may xuất khẩu sang mỹ cần phải áp dụng những giải pháp hợp lý mang tính đặc thù của ngành vừa phải áp dụng những biện pháp chung mà bất cứ ngành hàng nà muốn đảy mạnh xuất khẩu cũng phải áp dụng . Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà Nước để hàng hóa Việt Nam có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường Mỹ . Thâm nhập thị trường Mỹ sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam hôi nhập thành công ở khu vực và toàn cầu IV. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 1. Giải pháp nhắm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam 1.1. Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc nâng cao tay nghề của công nhân, có chính sách ưu đãi để giữ công nhân giỏi - Tiếp tục đầu tư để đổi mới trang thiết bị, máy móc ; đầu tư chiều sâu phải đồng bộ và hoàn thiện cho từng dây chuyền sản xuất để đổ mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, loại bỏ những thiết bị quá cũ và lạc hậu . Không nhất thiết phải sử dụng những thiết bị thật hiện đại mà tùy thuộc vào điều kiện tài chính, mặt hàng, tính đồng bộ về công nghệ trong dây chuyền để chọn thiết bị đầu tư cho thích hợp . Mặt khác, cân ưu tiên phụ tùng thay thế, công nghệ, thiết bị tạo ra các mặt hàng ưu tiên . Đối với từng chuyên ngành hepj cần quan tâm : Ngành sợi : Các dây chuyền thuộc thê hệ thập kỷ 60, 70 cần được thay đổi . các hệ thống máy bông cần được thay đổi trước . Nâng cấp máy chải để đạt độ phân chải cao . Bổ sung hệ thống chải kỹ bông hiện đại cho các dáy chuyền làm sợi chất lượng cao . Thay thế kéo dài máy ghép cũ bằng các bộ kéo dài hiện đại, bổ sung máy đã cũ để tăng tốc độ lên 10-15% . Trang bị máy nối về hiện đại cho các dây chuyền làm sợi cao cấp, sợi cho dệt kim . Xây dựng các buồng bảo trì sửa chữa nhỏ có trình độ tiên tiến được trang bị máy đủ chính xác . Hướng chọn thiết bị, công nghệ, phụ tùng cần tạp trung vào những nhà máy có dây chuyền làm sợi cao cấp, sợi bông ..Trong khi đó các nhà máy làm sợi chi số trung bình, có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn thì chọn thiết bị của Châu Á . Mặt khác, cũng tùy thuộc vào điêug kiện củ thể mà lựa chọn thiết bị công nghệ phù hợp. Ngành dệt: Đối với dệt thoi, nhất thiết phải dựa trên cơ sở mặt hàng mũi nhọn đã xác định để lựa chọn công nghệ cho phù hợp trên cơ sở 8 nhóm sản phẩm đã hình thành trong những năm qua và những sản phẩm mới theo yêu cầu của thi trường .Do đó hướng đầu tư là hiện đại hóa côn nghệ từng bước, song sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn quốc tế . Về máy dệt, đầu tư các thiết bị không thoi hiện đại, giảm dần máy dệt có thoi, nhất là các máy khổ hẹp . Phấn đấu đến năm 2010 chỉ còn một lượng nhỏ máy dệt có thoi dùng dể dệt một số mặt hàng truyền thống . Công đoạn hồ mắc các thiết bị cũ phải hay thế để đạt được trục hồ chất lượng cao cung cấp cho dệt hiện đại . Đối với dệt thoi cho đến nay ngành dệt kim Việt Nam có loại thiết bị : dệt kim tròn, dệt kim đan doc, dệt kim phẳng, dệt kim bit tat . song để có được sản phẩm dệt kim hoàn chỉnh phải đặc biệt quan tâm đến ai khâu nhuộm – xử lý hoàn tất và cắt – may . Từ nay đến năm 2010, ngành dệt may Việt Nam cần được thay thế toàn bộ thiết bị cũ, bổ sung nâng cấp một số thiết bị còn sủ dụng được . đầu tư đồng bộ một số dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến để làm một số các mặt hàng chủ yếu theo từng vùng quy hoạch làm nòng cốt cho từng khu vực . Hơn thế nữa, từng bước đầu tư các thiết bị xử lý hoàn tất để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm theo yêu cầu của thị trường . Đến năm 2010, ngành dệt cần hoàn thiện thiết bị cũng như công nghệ trong tàn ngành đối với các doanh nghiệp lớn và sản xuát hàng xuất khẩu . Ngành nhuộm - xử lý hoàn tất : Đây là công đoạn quan trọng nhất trong ngánh dệt, ngoài yếu tố ảnh hưởng đến chat lượng sản phẩm, giá trị của sản phẩm được quyêt định bởi khâu xử lý hoàn tất . Do vậy, lựa chọn thiết bị - công nghệ ở công đoạn này càn được quan tâm và đầu tư thích đáng . Muốn chất lượng sảng phẩm cao và nâng cao giá trị mặt hàng phải nhanh chóng đỏii mới trang thiết bị và công nghệ nhuộm – xử lý hoàn tất . Ngành may : Công nghệ ngành may càn được đầu tư, nâng cấp để theo kịp các nước trong khu vực và dảm bảo yêu cầu thị trường . Đối với ngành dệt may . thị trường mẫu mốt thay đổi rất nhanh và nhạy cảm . vì vậy công nghệ và thiết bị phải đáp ứng được những yêu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường . Đối với khâu sản xuất, áp dụng đưa thiết kế giác sơ đồ trên máy tính, máy trải vải tụ động và khâu cắt cho các doanh nghiệp lớn . Thay đổi, bổ sung các máy ép dính có chất lượng cao xung như trang bị các má cắt tự động theo chương trình, cắt bằng tia laze . Đối với khâu ráp sản phẩm thay mới các máy may công nghiệp và may chuyên dụng có thời gian sử dụng trêm 10 năm . Tăng tỷ lệ các máy may chỉ có cắt chỉ, lại mũi tự động . Đưa thiết bị tự động có chuyên môn hóa cao vào các dây chuyền sản xuất . Đối với khâu hoàn thiện sản phẩm, đầu tư các loại máy : thùa khuyết, đính cúc tự động, máy là ép định hình sản phẩm, thiết bị là ủi chất lượng cao . Đầu tư thêm một số phân xưởng giặt mài hoàn thiện sản phảm dệt may . nói cách khác trong hoạt động đàu tư chiều sâu, cần đầu tư các nhà máy mới trong toàn ngành tạ ra các sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn. Do đặc thù các doanh nghiệp dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiểu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu .Giải pháp cho vấn đề này là có thể tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh : công ty mẹ - công ty con . công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn hiệu của một công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ luôn ổn định . - Quan tâm thỏa đáng để đầu tư vào công nghiệp thiết kế thời trang, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các công ty may lớn đầu tư vào máy tính trợ giúp thiết kế và sản xuất – công nghệ CAD-CAM (Computer Added Design – Computer Added Manufacturing ) công nghệ CAD-CAM có nhiều công dụng : vẽ phác thảo trên máy, tạo ra nhứng mẫu cắt chính xác, mô tả được chất liệu vải, tạo ra được bản vẽ kỹ thuật đầy đủ …….Việc sử dụng loại máy nàygiúp cho doanh nghiệp tạo ra được những mẫu mã đáp ưnhs được yêu cầu đa dạng của thị trường Mỹ - Tạo những thương hiệu sản phẩm uy tín - Chú ý tính độc đáo về sản phẩm thông qua việc sưt dụng chất liệu thổ cẩm, sản phẩm thêu tay, đan, ren…. - Chú ý đến chát liệu làm ra sản phẩm may : đa số người Mỹ có sở thích tiêu dùng hàng dệt kim, hàng vải coton hoặc chất liệu có hàm lượng coton cao. - Đầu tư thỏa đáng vào công nghệ bao bì sản phẩm . Bao bì không nhưngx phải tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn mà còn nêu bật được thông tin về tính chất và chất lượng sản phẩm . Thiết kế bao bì cần phải phù hợp với bao bi quốc tế ( ghi rõ bằng tiếng anh xuất xứ, có ghi mã vạch ), bao bì phải gọn gàng để giảm chi phí vận chuyển, lưu kho . - Hiện nay công nghiệp Mỹ chưa hiểu biết nhiều về chất lượng hàng hóa may mặc Việt Nam . Các công ty dệt may Việt Nam nên tiêu chuẩn hóa chất lượng sản xuất theo sản phẩm theo tiêu chuản quốc tế, thực hiện quản lý chất lượng theo iso 9000 tạo lòng tin cho khách hàng nước ngoài trong đó có khách hàng Mỹ . 1.2. Đảm bảo hợp đồng xuất khẩu lớn đúng thời hạn Đây cũng là một biểu hiện khả năng cạnh tranh của nhà cung cấp vì các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ . Trong khi đó các hợp đồng đặt hàng của Mỹ thường rất lớn : 50 -100 ngàn cả triệu lố sản phẩm ( mỗi lô 12 sản phẩm ), thời gian cung cấp thường ngắn ( 3 tháng trở lại ) . Để cạnh tranh với các nước trong khu vực đặc biệt là với các doanh nghiệp Trung Quốc về khả năng cung úng thì việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp ngành may có ý nghĩa quan trọng . Vai trò của hiệp hội ngành may càn phải được nâng cao lên một bước, trở thành đầu mối đưa ra các khuyến cáo về đầu tư về hợp tác sản xuất ……..để đảm bảo một lô hàng do nhiều doanh nghiệp thực hiện nhưng vẫn đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu đồng nhất, có chất lượng cao . 1.3. Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may Qua khảo sát thị trường Mỹ cho thấy rằng trừ những “ hàng hiệu ” được các hãng của Ý, Pháp có giá đắt còn hàng may mặc do Trung Quốc, Ấn Độ, Mêhico sản xuất giá rất rẻ, nhiều thứ còn rẻ hơn Việt Nam . Hàng may Việt chưa có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới thì nên tiếp tục duy trì chính sách định giá thấp để thỏa mãn thị trường bình dân của Mỹ . để nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may mặc cho các doanh nghiệp cần chú ý đến các biện pháp như : - Xác định sản phẩm mũi nhọn, có thế mạnh để đầu tư công nghệ mới tạo ra các sản phẩm tăng về số lượng, chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao . - Có chính sách khuyến khích nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí nhân công trên một đơn vị sản phẩm . - Xây dựng tiêu chuẩn quản trị ISO 9000 trong xí nghiệp may, vì hợp lý hóa quy trình sản xuất góp phần giảm được sản phẩm hỏng, tăng thế cạnh tranh, đổi mới công nghệ, tăng khả năng phát triển phù hợp với xu thế hội nhập . - Tìm kiếm nguyên liệu trong nước, kể cả nguyên liệu từ các doanh nghiệp có vốn đâu tư FDI và doanh nghiệp có KCX để giảm giá thành của sản phẩm . Sản phẩm ngành dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may . Tạo lập mối quan hệ giữa dệt và may . Thành lập bộ phận chuyên trách nắm nhu cầu của ngành may để đặt hàng cho ngành dệt có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý . Phát triển hệ thống công ty sản xuât phụ liệu may trong nước . Ngay từ đầu phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm phu hợp với yêu cầu may xuất khẩu . Thiết lập các chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước . quỹ thưởng xuất khẩu có 5% dành cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước va ưu tiên hạn ngạch cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu nội địa là biện pháp tốt cho vấn đề này - Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng đội ngũ làm công tác thị trường năng động và vững mạnh, lập các văn phòng giao dịch tại các thành phố lớn của Mỹ và thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm để đẩy mạnhvì hoạt động tiếp thị, phân phối, tăng cường quảng cáo, khuyêchs trương kinh doanh . - Liên kết với các hãng nước ngoài để sử dụng thương hiệu sản phẩm của họ, điều này cho phép định giá sản phẩm cao, nhưng vấn mang tính cạnh tranh so với gía của các hãng gốc sản xuất - Quan tâm đến công nghệ thiết kế thời trang vì thị trường Mỹ ít đặt gia công mà mua theo FOB Cũng cần lưu ý là các công ty may mặc xuất khẩu Việt Nam không nên định giá quá thấp so với giá thành hiện hành trên thị trường Mỹ . Nếu không thì sẽ bị xem là bán phá giá và sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá vào mặt hàng đó . 2. Các biện pháp đưa nhanh sản phẩm may Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Trong 1 – 2 năm đầu kể từ khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực, việc tăng nhanh khối lượng và doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ có ý nghĩa quan trọng vì theo quy định của luật thương mại mỹ, hiệp định song phương về hang dệt may giữa nước Mỹ với các nước xuất khẩu khác như sau : Mức quota nhập khảu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ được xác định dựa trên cơ sở trị giá hoặc khối lượng hàng dệt đã đưa vào thị trường mỹ Để đẩy mạnh xuất khẩu cần áp dụng những phương thức nhằm xâm nhập thị trường : 2.1. Trong thòi gian đầu vẫn duy trì gia công, bán và phân phối qua trung gian để đưa hàng vào mỹ - Nhận gia công cho cac công ty của han quốc, đài loan, hongkong để qua đó họ đưa hàng vào Mỹ - Nhận gia công cho các hãng may lớn của Mỹ - Xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường trung gian 2.2. Xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Mỹ Khác với thị trường EU và Nhật Bản, các doanh nghiệp Mỹ ít sử dụng gia công mà họ thường áp dụng phương thức mua bán đứt đoạn . Nên vấn đề ở đây là các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải thực hiện các công việc : - Tìm kiếm khách hàng Mỹ, đẩy mạnh hoạt động marketing - Đầu tư vào công nghệ thiết kế thời trang, tạo ra những sản phẩm may có mã phù hợp với yêu câu của người tiêu dùng Mỹ - Đăng ký nhãn hiệu bản quyền từng bước tạo lập thương hiệu có uy tín 2.3. Thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại Mỹ (selling in the USD) Sau khi thử nghiệm sự tiếp nhận của thị trường Mỹ đối với sản phẩm may của mình qua việc bán cho một nhà nhập khẩu Mỹ ( selling to ), khi có được uy tín và đủ tiềm lực các doanh nghiệp có thể thiết lập phân phối trực tiếp hàng hóa đến tay người tiêu dùng . Cách tôt nhất để thực hiện điều này là: - Tạo lập mối quan hệ công chúng : Trước mắt các doanh nghiệp lớn có thể tạo lập thông qua mối quan hệ tôt đẹp đã có với các hãng may và tập đoàn quốc tế nổi tiếng đê giới thiệu với công chúng Mỹ về sản phẩm may mặc Việt Nam . Có thể liên kết với thương nhân việt kiều để từng bước quan hệ với thị trường Mỹ . - Thiết lập các đại lý bán hàng ở Mỹ để giao hàng nhanh chóng đến tận tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng . Cần tìm đại lý có uy tín và có chế độ hoa hồng thỏa đáng để khuyến khích bán hàng ở đại lý . trên thị truòng Mỹ, cộng đồng người Việt, kể cả người Việt gốc Hoa ở Mỹ là những kênh quan trọng giói thiệu hàng hóa việt nam . Do vậy, chúng ta cần chú ý thâm nhập thị trường Mỹ trước hết thông qua các khu phố, siêu thị và chợ nơi có cộng đồng người Việt sinh sống ở California, Boston, Washington D.c, Newyork, Houston… 3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp Để đạt được thành công trong việc thâm nhập thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chú ý : * Ngay từ bay giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định phương hướng kinh doanh rõ, các đầu mối tiêu thụ, các đối tác, bạn hàng thích hợp …để có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu ngay khi đến lúc thích hợp . * Hiện nay sản phẩm dệt may của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của một số các công ty Mỹ . Do vậy, các công ty muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhất thiết phải chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cũng cần đổi mới day chuyền công nghệ sản xuất va biện pháp quản lý nhằm thực hiện nâng cao hiểu quả sản xuất . * Có chiến lược đầu tư sản xuất nguyên phị liệu trong nước có chất lượng cao để giảm chi phí sản xuất sản phẩm dệt may nhằm nâng cao tính cạnh tranh về giá trên thị trường Mỹ . * Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm quen với thương mại điện tử để cập nhật thông tin, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm khách hàng, và đặc biệt là tạo phong cách kinh doanh hiện đại phù hợp với các đối tác Mỹ . *Tăng cường vai trò của Tổng công ty dệt may Trong các hoạt động hỗ trợ tài chính, lam đầu mối xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ và giải quyết các vần đề mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không giải quyết được : tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước, giao dịch buôn bán chuyển giao công nghệ, mẫu mốt sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường ……Phát huy vai trò của Công ty tài chính dệt may, các Công ty tài chính cần trở thành đầu mối thu hút vốn và cân đối nhu cầu các đơn vị dệt may trong Tổng Công Ty và các đơn vị trong Hiệp hội dệt may . 4. Giải pháp đối với nhà nước 4.1. Nhà nước cân có các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trong nước và ngoài nước Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất và nâng cao kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ nói riêng cần đầu tư mạnh mẽ để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong nước . Công ty tài chính dệt may cần phát huy vai trò bằng cách thay mặt cho tập đoàn các doanh nghiệp dệt may trong nước đế huy động vốn, sau đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp đơn lẻ . Về phía các doanh nghiệp dệt may, phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để huy động vốn trong nước và nâng cao hiểu quả kinh doanh . Ngoài ra, ngành dệtt cần đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, cần những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài dưới mọi hình thức – các xí nghiệp liên doanh, cổ phần hay 100% vốn nước ngoài . Với ngành may, hiện đang có hai quản điểm trái ngược nhau . Thứ nhất, cho rằng hiện năng lực Ngành may đã dư thừa trong khi thị trường tiêu thụ đang gặp khó khăn . Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may không cần vốn lớn, có thể thu hút vốn đầu tư cổ phần trong nước . Vì vậy, hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này sẽ làm giảm sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài – vốn có ưu thế hơn về nguồn vốn, công nghệ cũng như khả năng tiếp cận thị trường với các doanh nghiệp nội địa . Tuy nhiênthu hút vốn đầu tư nước ngoài và lĩnh vực này vẫn rất cần thiết nếu Việt Nam muốn có một ngành công nghiệp may thực sự hướng tới xuất khẩu . Các sản phẩm may của các doanh nghiệp này, với ưu thế về công nghệ, nguyên liệu, mẫu mã sẽ mở đường cho sản phẩm may với nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới . Tuy nhiên, nên tập trung vào đầu tư các mặt hàng mới, phức tạp mà các doanh nghiệp hiện chưa sản xuất ra được cũng như ưu tiên phân bổ hạn ngạch xuất khẩu sang EU cho các doanh nghiệp trong nước, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường phi hạn ngạch .Thu hút sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức môi trường thế giới cho “ sản phẩm công nghiệp xanh và sạch ” . Hiện các doanh nghiệp đang khó khăn trong nguồn vốn để thay đổi công nghệ dệt – nhuộm theo ISO9000 và ISO1400 . Kinh nghiệm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước quan tâm đến vấn đề này như Hà Lan, Đức, Canada …mà các nước xuất khẩu sản phẩm dệt may trong khu vực như Ấn Độ, Nêpan đã áp dụng thành công có thể là một bài học kinh nghiệm tôt cho Việt Nam giải quyết vấn đề này . 4.2. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành may Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may vốn có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn còn hạn hẹp, Nha nước cần tổ chức các đoàn thương mại qua lại nhau, các chuyến đi khảo sát thị trường, mở showroom, website, tham quan triển lãm hội chợ ….Nên thành lập trung tâm thương mại, siêu thị thời trang dệt may hoặc trung tâm kinh tế dệt may với các chức năng sau : - Cung cấp thông tin về cơ hội giữa gia công, mua bán hàng may ở các khu vực thị trường thế giới nhất là thị trường Mỹ - Môi giới thuê mướn, mua bán máy móc, trang thiết bị ngành may - Tổ chức bình chọn “Top –ten ” trong sản phẩm dệt may để khuyến khích nâng cao chất lượng hàng dệt may . - Tư vấn kỹ thuật, buôn bán, thủ tục hải quan …đối với các doanh nghiệp ngành may . 4.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu Để thực hiện giải pháp này, trước hết cần đơn giản hóa thủ tục nhập nguyên vật liệu, hàng mẫu, bản vẽ . Ngành dệt may cần được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi hợp lý, chính sách thưởng đại lý, tổ chức đào tạo cho các đại lý, cần có chế độ trợ cấp giá thỏa đáng cho doanh nghiệp và thị trườg . Kể từ ngày 11/01/2007, mức hạn ngạch, visa và các yêu cầu liên quan đến hệ thống truyền dữ liệu visa dệt may điện tử - ELVIS đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được loại bỏ. Mức hạn ngạch được đặt ra và sửa đổi trong các văn bản . Tuy nhiên, với thị trường Mỹ là áp dụng cơ chế giám sát đặc biệt đối với hàng Việt Nam xuất khẩu. Để ngăn chặn các nguy cơ về tự vệ và chống bán phá giá, Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp trước đây đã áp dụng hình thức cấp phép để kiểm tra số lượng và giá cả xuất khẩu.. kể từ ngày 22/6/2007, Liên bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp trước đây đã bãi bỏ giấy phép tự động (E/L) và chủ trương xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu theo phương pháp “hậu kiểm” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại. Bộ Thương mại cũng đã tạm dừng việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng dệt may, bán thành phẩm dệt may và nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Mỹ. Đồng thời, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ như cấp C/O hay phối hợp với hải quan quản lý xuất khẩu. Phương án xuất khẩu tự động vẫn vấp phải sự phản đối gay gắt của một số doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị tư nhân có quy mô vừa và nhỏ ở phía Nam. Theo những doanh nghiệp này, cấp visa tự động có thể dẫn tới nguy cơ chuyển tải bất hợp pháp, sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ và tiêu chuẩn hạn ngạch của Việt Nam để xuất khẩu hàng của một nước thứ 3. Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại, đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu dệt may, vốn đang tăng trưởng rất chậm từ đầu năm tới nay. Bộ Thương mại cho biết sẽ kiểm soát chặt và có biện pháp xử lý mạnh tay với các trường hợp gian lận. Tình hình thực hiện hạn ngạch ở 12 mã hàng được cấp visa tự động, tính đến 20/6: Nguồn: Bộ Thương mại STT Cat. Tổng nguồn HN 2005 Tỷ lệ HN đã sử dụng Kim ngạch XK (USD) 1 200 241, 252 17.67% 169, 814.15 2 301 694, 171 0% 3 332 279, 684 0% 4 341/641 967, 847 42.94% 19, 461, 787.73 5 345 192, 014 0.86% 111, 211.50 6 351/651 596, 799 16.50% 3, 646, 080.06 7 352/652 2, 267, 643 16.50% 4, 486, 821.02 8 359-C/659-C 342, 803 15.77% 990, 573.61 9 447 60, 052 15.48% 1, 764, 599.20 10 620 3, 887, 620 43.04% 375, 573.46 11 632 168, 140 2.21% 67, 991.75 12 645/646 175, 276 2.91% 231, 141.50 Việc thành lập Tổ cơ động là bước đi tiếp theo trong quá trình này và giúp cơ quan quản lý có thêm một công cụ để giám sát chặt chẽ xuất khẩu hàng hóa và ngăn chặn hành vi sai trái có thể gây tổn hại cho xuất khẩu dệt may. Theo đó, đã tạm dừng việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng dệt may, bán thành phẩm dệt may và nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Hoa Kỳ; tiếp tục hoàn thiện việc nối mạng điều hành với Tổng cục Hải quan để có cơ sở dữ liệu xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ làm cơ sở đối chiếu với số liệu của phía Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường kiểm soát việc cấp Chứng nhận xuất xứ (C/O). Mặt khác, sử dụng thông tin/dữ liệu của Tổng cục Hải quan và C/O do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cấp làm cơ sở để quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Ngoài ra, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng tham gia đề án thành lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu nhằm thực hiện kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm quy định về xuất nhập khẩu hàng dệt may hoặc có dấu hiệu xuất khẩu tăng đột biến về số lượng hàng xuất hoặc giá giảm quá thấp. Trong bối cảnh thị trường tiêu thụ truyền thống gặp nhiều khó khăn, Nhà nước cần sử dụng quỹ thưởng xuất nhập khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu . Hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ củ thể cho các doanh nghiệp tìm kiếm và khai thac thị trường hoàn toan mới như cấp tín dụng dài hạn, lãi suất thấp . Các doanh nghiệp cần nghiên cứu quy chế tín dụng xuất khẩu vào Mỹ . Trong chiến lược phát triển ngoại thương của ta hiện nay, hàng dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo ví nó rất phù hợp với điều kiện lao động và sản xuất của Việt Nam . Bước sang những năm tới Việt Nam sẽ thực hiện hàng loạt những cam kết quốc tế và khu vực về hội nhập nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế . KẾT LUẬN Thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu, chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm trong tỷ trọng xuất khẩu của nước ta . Mỹ có dung lượng lớn đa dạng va phong phú vê các mặt hàng nhập khẩu . Tuy nhiên với cơ chế hoạt động tự do tạo nên môi trường cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt . Hàng dệt may Việt Nam tuy có nhiều hạn chế nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và đều qua các năm vê kim ngạch cũng như chủng loại sản phẩm . Mặc dầu vậy nhưng tính cạnh tranh trên thi trường Mỹ so với các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan …vẫn còn yếu về các mặt . Bên cạnh đó hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ còn gặp nhiều khó khăn nhưng có những cơ hội cũng như những nguy cơ đe dọa . Cho nên, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ cần áp dụng những giải pháo vừa mang tính đặc thù của ngành hàng vừa mang tính chất chung mà bất cứ ngành hàng nào muốn đẩy mạnh xuất khẩu cũng phải áp dụng . Ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành thì cần sự hỗ trợ trực tiếp cũng như gián tiếp của Nhà nước để hàng dệt may Việt Nam có chỗ đứng ổn định và vững chắc trên thị trường Mỹ . Thâm nhập thành công thị trường Mỹ đó là một bước tiến giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập thành công ở khu vực và toàn cầu . TÀI LIỆU THAM KHẢO http.mofa.gov.vn Sách chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010 (Bộ thương mại) Tạp chí thương mại số 23/2001 Tạp chí thương mại số 5 /2001 Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 6/2001 Tạp chí thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 2 /2001 Sách “ Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ”Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng ) Doanh nghiệp Việt nam trên tiến trình hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. - NXB Văn hoá thông tin, 2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22389.doc
Tài liệu liên quan