Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Tóm lại, để thu hút có hiệu quả FDI, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau nhưng lại gắn bó rất chặt chẽ với nhau nêu trên . Một mặt, Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, mặt khác cần tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết về đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Phải biết kết hợp lợi ích của cả hai bên, tức là trong khi theo đuổi mục tiêu tổng thể kinh tế- xã hội mà Việt Nam đã đề ra thì chính phủ Việt Nam cũng phải cần quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp có sự mâu thuẫn về mục đích gây ảnh hưởng tới bên này hoặc bên kia, thì hai bên cần có sự thảo thuận để có thể tối đa hoá các điều kiện và lợi ích của nhau, bởi về nguyên tắc FDI chỉ phát huy tốt nhất khi thoả mãn tốt nhất mục đích, quyền lợi hai bên. Nhưng có lẽ thuyết phục hơn cả đối với các nhà đầu tư FDI vẫn là việc Việt Nam cần phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc đang được các nhà đầu tư quan tâm trên cơ sở quan điểm nhận thức mới nhằm khôi phục lòng tin của họ đối với hoạt động FDI ở nước ta và duy trì mở rộng hoạt động của các đường dây nóng” không để “ nguội “đi mmọt cách nhanh chóng . chính nhưũng biểu hiện cụ thể này kết hợp với đường lối chính sách mới sẽ tỏ rõ thiện chí và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường thu hút FDI.

doc46 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% vốn dăng ký), với số sản phẩm bình quân 140.000 xe ôtô/năm. một đặc điểm tương đối nổi bật của các dự án đầu tư sản xuất ôtô xe máy là bên cạnh các hoạt động cuả chính bản thân các dự án này có tác động đến việc hình thành các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng tương ứng. Các dự án vệ tinh này thường là những bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp cơ khí sẵn có của Việt Nam, trong đó có cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong SXKD, thậm cí có nguy cơ phá sản -Lĩnh vực viễn thông: đến nay đã có 14 dự ándt nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 1.545 triệu USD, trong đó số vốn đã thực hiện là 388 triệu USD (bằng 25% vốn đăng ký). Trong số các dự án ở lĩnh vực này, có đến 94% số dự án đầu tư theo hình thức hợp đòng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% theo hình thức liên doanh để sản xuất các thiết bị vật tư bưư điện. đặc biệt, đây là lĩnh vực không có dự án đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. -Hoạt động kinhdoanh khách sạn, du lịch: là lĩnh vực ngay từ đầu đã biểu hiện còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác nên ngay từ đầu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù số dự án cũng như vốn đăng ký vào nghành này có tỷ trọng chưa cao trong tổng số dự án cũng như tổng vốn FDI tại Việt Nam, đến nay cũng đã có 202 dự án với 4.834,8 triệu USD đăng ký đầu tư xây dựng khách sạn, văn phòng,căn hộ cho thuê, pháy triển đô thị . đây cũng là tình trạng cung vượt quá cầu ở một số thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đã Nẵng, Hải Phòng. -Lĩnh vực công nghiệp hoá chất: đến nay đã thu hút được 89 dự án với tổng số vốn đăng ký 1.117 triệu USD (36 dự án 100% vốn nước ngoài,48 liên doanh, 5 hợp đồng hợp tác kinh doanh ) trong đó số vốn đã thực hiện là397,6 triệu USD( bằng35,6% tổng vốn đăng ký). -Lĩnh vực dệt may giày dép: là nghành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư cho mỗi lao động thấp, triển khai SXKD nhanh;dặc điểm này rất thích hợp với điều kiện kinh tế và trình độ pháy triển thời kỳ đầu tiến hành CNH-HĐH của nước ta. đến nay đã có 250 dự án với tổng số vốn đăng ký 2.396 triệu USD; trong đó vốn thực hiện là 1.079 triệu USD. Đây là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện đạt vào loại cao. 2.2.4 Tình hình xuất nhập khẩu của doanh ngiệp FDI Theo số liệu thống kê của vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại, kết quả XNK của các doanh ngiệp FDI được chia ra các năm như sau(không tính dầu khí): Bảng 7: Kim nghạch XNK của các doanh ngiệp FDI Đơn vị :triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1989-1991 52 192 1992 112 230 1993 140 491 1994 165 750 1995 403 1653 1996 786 2232 1997 1497 2700 1998 1982 2900 1999 2590 3382 2000(quý 1) 66174 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại Từ số liệu bảng 7 ta thấy: -Về nhập khẩu: kim nghạch NK tăng mạnh qua các năm là do tiến độ triển khai xây dựng, sản xuất của các doanh ngiệp được thực hiện theo lịch trình đã xét duyệt. Hàng hoá nhập chủ yếu là máy móc,thiết bị phục vụ cho xây dựng cơ bản, hình thành doanh ngiệp và vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên,việc NK tăng cũng chưa phản ánh hết tốc độ đầu tư. thực tế cho thấy, mặc dù kim nghạch NK có tăng nhưng trị giá thiết bị máy móc NK lại giảm (nhất là cuối năm 1996), chứng tỏ tốc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm. -Về xuất khẩu: kết quả XK được phản ánh bằng sự tăng trưởng của kim nghạch XK của các doanh ngiệp FDI tăng mạnh qua các năm chứng tỏ doanh ngiệp FDI đã đóng góp đáng kể trong kim nghạch XK của cả nước , làm thay đổi cơ cấu hàng XK, tăng dần tỷ lệ XK hàng công nghiệp, hàng có kỹ thuật coa trong cơ cấu hàng XNK của Việt Nam. -Tỷ trọng XK của các doanh ngiệp FDI: Bảng 8: Tỷ trọng XK của các doanh ngiệp FDI Năm Doanh nghiệp FDI Cả nước Tỷ lệ 1996 786.000.000 6.868.000.000 11,4% 1997 1.479.653.000 8.758.900.413 17,09% 1998 1.982.638.000 9.323.648.397 21,25% 1999 2.365.000.000 11.520.600.002 22,5% 2000(quý 1) 665.000.000 650.800.000 26% Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại Qua bảng 5 ta thấy XK của các doanh ngiệp FDI tăng ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch XK của toàn bộ nền kinh tế ( trên 20%). -Cơ cấu đầu tư và cơ cấu XK: theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, tổng kết tình hình đầu tư trong những năm qua( 1998 -3/2000) cơ cấu đầu tư và XK trong lĩnh vực như sau: Bảng 9: Cơ cấu đầu tư và XK của các doanh ngiệp FDI Lĩnh vực kinh tế Số dự án Trị giá vốn đầu tư Tỷ lệ % Doanh thu 1000 USD Trị giá XK 1000 USD 1. Công nghiệp 1.203 12.642.542 35,2 11.659.257 5.021.565 Công nghiệp nặng 500 6.474.370 5.715.376 1.997.524 Công nghiệp nhẹ 577 3.774.759 3.389.864 2.656.922 Công nghiệp thực phẩm 126 2.393.383 7,2 2.554.017 367.119 2.Dỗu khí 23 2.558.268 5,7 1.391.764 3.Nông lâm thuỷ sản 294 3.030.477 371.529 Nông lâm nghiệp 245 1.874.827 1.227.743 309.714 Thuỷ sản 49 15.556.560 25,3 164.021 61.815 4. Du lịch-Dịch vụ KS 315 9.059.044 1.221.007 KS-DL-VP-Căn hộ 156 8.099.955 641.405 Văn hoá-Y tế-Giáo dục 76 433.107 208.45 Dịch vụ 119 525.982 11,7 121.152 5.Xây dựng 221 4.204.727 679.906 Xây dựng 208 3.401.187 601.322 XD Hạ Tầng KCX-KCN 13 803.45 7,8 58.284 6.GTVT-Bưu điện 97 2.804.627 1.822.965 7.Tài chính-Ngân hàng 48 542.25 1,5 261.409 Tổng cộng 2.339 35.786.144 17.197.429 11.248.000 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại Từ số liệu trên ta thấy: cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể(32% trong tổng số vốn đầu tư ). Doanh thu, doanh số của các doanh ngiệp thuộc lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, cũng có những lĩnh vực chiếm giá trị lớn như du lịch,khách sạn lại không có khả năng XK và đạt doanh thu không cao. -Về cơ cấu hàng XK: Cơ cấu hàng XK trước tiên phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư Do vậy, tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp càng lớn thì tỷ lệ XK hàng công nghiệp càng cao(chiếm khoảng 44,6%),điều này càng khảng định chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực SX hàng công nghiệp của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương đúng đắn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. -Về cơ cấu thị trường XK: thị trường XK của các doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn do các nhà đầu tư nước ngoài quyết định. Trong số các nước có quan hệ hợp tác đầu tư với Việt Nam thì các nước châu á đầu tư lớn nhất, như: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Và cũng chính các nước này NK hàng hoá nhiều nhất từ các doanh nghiệp FDI Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan , năm1998, chỉ riêng thị trongường Nhật Bản và các nước ASEAN, trị giá kim nghạch XK của các doanh nghiệp FDI đạt 886,9 triệu USD, chiếm 44,7%. Các nước , các khu vự còn lại như EU đạt 456triệu USD,chiếm 30%, Hoa Kỳ đạt 107,4 triệu USD, chiếm 5,4%; Nga 4 triệu, các nước khác đạt 28,4 triệu,chiếm 26%. -Tỷ trọng XK chung của cả nước thời kỳ 1992-1998 cho thấy Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ giữ vai trò trong các năm 1991-1995(chiếm bình quân trên 30% tổng kim nghạch XK của các doanh nghiệp FDI). Sau đó giảm dần,năm 1998 chỉ còn 15,8% kim nghạch XK nhưng các nước ASEAN không có sự thay đổi lớn trong suốt thời kỳ 1991-1998(chiếm tỷ trọng bình quân là 21,5% kim nghạch XK). -Tỷ trọng XK vào EU tăng khá đều trong các năm qua: Năm 1991, EU mới đạt 5,7% kim nghạch XK của ta, nhưng tới năm 1998 đã chiếm 22,5%. Riêng trong khối FDI, tỷ lệ XK cũng đạt 30% kim nghạch của cả khối. Phân tích cơ cấu XK một số mặt hàng chính vào các thị trường chính trong các năm 1998,1999 ta thấy: -XK vào thị trường ASEAN: Bảng 10: XK của các doanh nghiệp FDI vào thị trường ESEAN năm 1998 Đơn vị: 1000 USD Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Brunei 183 183 Campuchia 9 8.086 17.086 Indonéia 7.89 97 707 707 3 164 7.897 1693.79 Lào 225 1.419 226.419 Malãiia 250 262 342 288 601 29.232 1772.23 Mianma 8 1.026 9.026 Philippine 638 71 231.814 940.814 Singapore 2.828 1.499 259 82 1.881 7.67 3.827 57.494 416.199 Thái Lan 168 138 1.131 2.615 67 188.492 565.238 Tổng 10.968 1.667 494 344 4.752 10.655 4.884 525.642 1396.57 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại -XK vào thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga Bảng 11: XK vào thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga Đơn vị: 1000 USD Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Nhật Bản 3.553 19.600 4 - 6.049 90.809 3.452 193.942 428.282 Mỹ 411 553 703 - 82.956 16.204 479 6.071 127.892 Nga - - - - 1.106 549 - 2.388 7.112 Tổng 3.963 20.213 707 66 100.111 107.563 3.931 202.401 563.286 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại -XK vào thị trường EU Bảng 12: XK vào thị trường EU Đơn vị: 1000 USD Thị trường Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Anh - 6.515 136 27.571 7.272 1.623 16.210 59.326 Aó - - - 390 122 38 915 1.464 Bỉ 107 - - 77.989 6.468 25 28.421 113.009 Bồ Đào Nha - - - 206 41 28 803 1.007 Đan Mạnh - - - 986 865 1.159 3.296 6.305 Đức 41 569 - 21.176 32.144 9.264 33.032 96.239 Hà Lan 199 - 27 13.302 8.196 4.143 11.008 36.875 Hy Lạp 1.289 - - 1.188 183 - 1.085 2.585 Italia 459 - - 18.637 5.312 1.746 10.470 36.637 Phần Lan - - - 2.067 833 212 1.788 4.909 Tây Ban Nha 20 - - 4.505 2.674 681 8.580 16.459 Thuỵ Điển 45 - - 2.456 1.889 2.490 4.149 11.028 Thuỵ Sĩ - 202 - 1.253 999 - 2.907 5.361 Cộng 999 7.285 176 183.393 88.263 21.765 154.021 455.915 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại - Thị trường khác đạt 528.363.854 USD Như vậy, XK của các doanh ngiệp FDI sang Nhật Bản các nước ASEAN Kim nghạch tuy có tăng 10% so với năm 1997 (975 so với 886 triệu USD) và chiếm phần lớn kim nghạch của khối(37,6%) nhưng thị phần lại giảm (từ 44,7% xuống 37,6%). XK sang thị trường Nhật Bản vẫn không thay đổi về thị phần. Kim nghạch XK sang EU tăng cao gần 50%. XK sang thị trường Nga và Mỹ có tăng hơn năm trước nhưng chậm. + Năm 1999 -XK vào thị trường Mỹ, Nhật và Nga Bảng 13: XK của các doanh nghiệp FDI vào thị trường Mỹ, Nhật và Nga năm 1999 Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Nhật Bản 4.864 12.407 - - 21.996 13.543 287.064 287.064 428.282 Hoa Kỳ - 850 - - 96.465 178 22.321 22.321 127.892 Nga - - - 433 202 - 5.961 5.961 7.112 Cộng 4.864 13.257 - 433 118.663 13.721 306.346 306.346 563.286 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại -XK sang thị trường ASEAN Bảng 14: XK của các doanh ngiệp FDI vào thị trường ASEAN năm 1999 Thị trường Gạo Hải sản Cà phê Cao su Giầy dép Dệt may Điện tử Hàng khác Tổng trị giá Brunei - - - - - - - 116 116 Campuchia - 93 1 - 44 9 - 5.546 5.684 Indonéia 519 - - - 951 - 164 9.903 11.726 Lào - - - - - 101 225 245 346 Malãiia 7.751 651 - 357 3.019 601 25.430 72.807 Mianma - - - - - 61 - 620 681 Philippine 145 - - - 403 262 - 9.767 229.940 Singapore 785 1.623 681 748 6.970 10.578 3.827 38.672 68.265 Thái Lan 128 201 - - 356 2.615 10.130 17.410 157.075 Tổng 9.328 2.568 682 748 9.081 15.151 401.373 107.709 546.640 Nguồn : Vụ Đầu Tư-Bộ Thương Mại Năm 1999, XK của các doanh nghiệp FDI vào thị trường EU + Mặt hàng : hải sản, cà phê, cao su, giầy dép, dệt may, điện tử và một số hàng khác +Tổng kim nghạch: 684.425 triệu USD Theo số liệu trong các bảng trên, cơ cấu thi trường XK của các doanh nghiêpppj cũng không có sự thay đổi lớn so với năm 1998, thị trường XK chủ yếu vẫn là các nước châu á và chiếm lớn nhất vẫn là thị trường Nhật Bản và các ASEAN: 75 triệu USD chiếm 37,6%. Nhìn chung, hoạt động XK của các doanh nghiệp FDI ngày càng có xu hướng phát triển cả về số lượng lẫn tốc độ và ngày càng đóng vai trò to lớn trong hoạt động XK của đất nước, góp phần tăng trưởng kinh tế và bình ổn cán cân thương mại. 2.3 Một số nhận xét về thực trạng hoạt động FDI trong thời gian vừa qua Hoạt động FDI trong thời gian vừa qua đã thực sự có tác động tích cực, có vị trí quan trọng, góp phần chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng CNH-HĐH. ảnh hưởng của loại hình kinh tế này đang ngày càng rõ nét và lan rộng trên nhiều mặt trong đời sống KT-XH của đất nước ta. Tuy vậy không phải ở bất cứ đâu, thời gian nào hoạt động này cũng đưa lại kết quả như mong muốn và so với mục tiêu nhà nước ta đã đề ra cho FDI htì không phải dự án nào cũng đạt được. Điều này là khó tránh khỏi đối với chúnh ta ở giai đoạn đầu. Tuy niên có thể nói rằng đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với nước ta (chưa đầy 20 năm). Mặt khác nhu cầu thu hút vốn nước ngoài của Việt Nam còn lớn, cơ sở cho hoạt động đầu tu nước ngoài lại thiếu thốn nên Việt Nam chưa có điều kiện lựa chọn, do đó có những dự án chỉ đạt được một hoặc một số mục tiêu nhưng hoàn cảnh buộc chính phủ ta chấp nhận. Qúa trình thực hiện FDI trong thời gian qua bộc lộ một số vấn đề sau cần quan tâm giải quyết: 2.3.1 Vấn đề về một số quan hệ trong liên doanh a. Quan hệ giữa phương thức góp vốn và lợi ích của các bên đối tác đầu tư Thực tế về phương thức và việc thực hiện góp vốn là việc góp vốn của bên Việt Nam thường được thực hiện một lần ngay khi dự án bắt đầu triển khia xây dựng cơ bản, trong khi đó việc góp vốn của bên nước ngoài thường được thực hiện rải ra trong một thời gian dài. Như vậy, có những thời kỳ tỷ lệ góp vốn thực tế của Việt Nam cao hơn hẳn bên nước ngoài, nhưng theo quy định thì lợi ích mà hai bên được hưởng cũng như vị thế trong điều hành hoạt động của lien doanh lại theo tỷ lệ với phần vốn pháp định đã được ghi trong giấy phép đầu tư. điều này một mặt gây thua thiệt cho bên Việt Nam cả về kinh tế lẫn quyền điều hành liên doanh, mặt khác làm mất đi yếu tố kinh tế để ràng buộc và thúc đẩy bên nước ngoài thực hiện việc góp vốn đầy đủ và đúng tiến độ. Việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong hoàn cảnh thiếu vốn và các nguồn lực khác là cách tạo thêm diều kiện để phía Việt Nam tham gia vào liên doanh, nhưng có nhược điểm là khi cần khuyến khích cần khuyến khích đầu tư chính phủ Việt Nam tiến hành giảmt giá thuê đất, điều này đồng nghỉa với việc chúng ta chấp nhận giảm xuông về quy mô gốp vốn của phía Việt Nam trong một liên doanh nào đó và việc này đã tồn tại ởm một số cơ quan, doanh nghiệp…Khi đang chiếm giữ được một diện tích đất đai nào đó, họ sẵn sàng mời chào, kêu gọi đầu tư nước ngoài, bất chấp những dự án mà họ thamgia đàm phán có liên quan đến chuyên môn, hiểu biết hay kinh nghiệm của cơ quan doanh nghiệp mình không. Kết quả là nếu dự án thành hiện thực thì không những hoạt động của liên doanh đó rất kém hiệu quả mà rất có thể làm tổn hại đến lợi ích chung của đất nước ta.Kết cục , nếu dự án đầu tư trở thành hiện thực, thì không những hoạt động của liên doanh đó rất kém hiệu quả mà cũng rất có thể làm tổn hại đến lợi ích chung của đất nước ta; hơn nữa số cán bộ của bên việtnam ổ dạng này, do không có chuyên môn và sự am hiểu nên không có khả năng tham gia điều hành liên doanh, đã trở thành những bên đối tác lệ thuộc và làm thuê cho chủ đầu tư nưức ngoài. Trên thực tế vừa qua, việc góp vốn bằng thiết bị, máy móc, nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật… bên Việt Nam chỉ mới có được một số nhà xưởng, công trình (cũ), số còn lại chủ yếu là của bên nưức ngoài. Thu hút máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghệ… hiện đại từ các nhà đầu tư nước ngoài là mong muốn và là những điều đạt được đáng phấn khởi của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy vậy, do thiếu chặt chẽ trong quản lý, yếu trong khả năng kiểm tra kiểm soát… của bên Việt Nam nên vẫn tồn tại bên nước ngoài đưa vào thực hiện những dự ná đầu tư những thiết bị kém chất lượng hơn dự kiến, không những thế một số trường hợp còn khai tăng giá so với giá trị thực của thiết bị; hoặc như trong việ chuyển giao công nghệ, ở một số trường hợp, mặc dù công nghệ đã loại phổ biến như bên Việt Nam bị ép buộc phải chấp nhận và chịu lệ phí chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp này, ta thấy quy luật kinh tế vận động theo hướng thu lợi (hay thua thiệt) với cấp số nhân, tức là nếu việc tăng giá (hay chịu lệ phí chuyển giao công nghệ) thực hiên trong việc mua bán thiết bị (công nghệ) thì mức độ có lợi (thiệt hại) chỉ diễn ra một lần qua trao đổi, nhưng khi số giá trị này đưa vào trong việc góp vốn (và nếu liên doanh hoạt động có lãi) thì việc bên nước ngoài thu lợi còn bên Việt Nam chịu thiệt sẽ diễn ra trong cả qua trình hoạt đôngj sản xuất-kinh doanh của dự án và bên nước ngoài lợi bao nhiêu thì bên Việt Nam thiệt bấy nhiêu. b. Về vấn đề con ngưòi trong mối quan hệ giữa thực lực với vị trí và một số tranh chấp của các bên đối tác trong liên doanh Trong hầu hết các dự án được triển khai hoạt động vào thời kỳ đầu thì không chỉ riêng số cán bộ thuộc các cơ quan, doanh nghiệp tham gia liên doanhđơn thuần bằng quyền sử dụng đất mà nhìn chung số cán bộ của bên Việt Nam trong các liên doanh đều là những người xuất thân hoặc từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc từ các doanh nghiệp nhà nước ít năng động và yếu kém hay nói cách khác đó là những doanh nghiệp ít vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, chưa thích nghi được với cơ chế thị trường… Bản thân một số cán bộ trong diện này chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tổ chức, hoạt động của nền kinh tế hiện đại nên họ rất thiếu kiến thức trong giao dịch, thương lượng hợp đồng , tổ chức quản lý SXKD cũng như kiểm soát hoạt động của liên doanh. Sự chênh lệch về trình độ đã dẫn đến tình trạng hoặc bên Việt Nam mất quyền đièu hành chi phối và lệ thuộc vào cách điều hành liên doanh của bên nước ngoài hoặc làm nảy sinh những tramh chấp khó giải quyết. Khi những đại diện cho bên Việt Nam tham gia vào bộ máy của liên doanh chưa khẳng định được vị trí của mình thì theo logic, họ cũng dễ mất khả năng đứng ra bẩo vệ các quyền lợi chính đáng của công nhân Việt Nam. Trong khi đó,với mục đích thu lợi nhuận cao nên một số nhà đầu tư nước ngoài đã cố tình không thực hiện một số chế độ theo qui định như kéo dài thời gian lao động, trả lương thấp hơn mức tối thiểu, không thực hiện các chế đọ bảo hiểm,…không những thế họ còn có biểu hiện đối xử không tốt với người Việt Nam. Về phía người lao động Việt Nam thì còn có nhiều người thiếu về pháp luật, nhất là luật lao động nên có những đòi hỏi khôgn phù hợp với lợi ích của mình . những điều nêu trên là nguyên nhân cơ của đến mâu thuẫn giữa giới chủ với người lao động dẫn đến việc tranh chấp căng thẳng trong một số doanh nghiệp FDI. c. Việc tiêu thụ sản phẩm Trong liên doanh, do bên Việt Nam chưa có khả năng tạo ra những mẫu mã hàng hoá phù hợp với thị hiếu của khách hàng quốc tế và thiếu điều kiện để tiéep cận với thị trường quốc tế nên việc tiêu thụ ssản phẩm gần như ‘khoán trắng’ cho bên nước ngoài. Đây lại là cơ hội cho một số đối tác nước ngoài thực hiện giá bán sản phẩm thấp hơn thực tế để thu chênh lệch , gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Một số doanh nghiệp tồn tại trên danh nghỉa là liên doanh nhưngvề thực chất lại là bên Việt Nam thực hiện gia công cho nước ngoài nên chỉ được hưởng lợi ích rất thấp. Trong một số liên doanh khác bên nước ngoài lại cản trở việc XK sản phẩm của doanh nghiệp sang một số thị trường vốn là bạn hàng truyền thống của Việt Nam nếu ở đó đã có liên doanh sản xuất sản phẩm cùng loại của họ, chẳng hạn trước đây Trung Quốc là thị trường tương đối lý tưởng của bột giặt Viso, Nga là thị trường của xà phòng thơm General thì khi tham gia liên doanh, các chủ đầu tư nước ngoài đã không cho thực hiện việc xuất khẩu này vì ở hai nước đó đã có dự án đầu tư cùng loại của họ. 2.3.2 Về cơ cấu đầu tư FDI Cơ cấu FDI theo nghành và lãnh thổ chưa đạt được như nhà nước ta mong muốn, còn tương đối bất cập so với công cuộc CNH-HĐH cũng như sự phảt triển bền vững cúa dất nước. Chúng ta đã có các chính sách ưu đãi để hướng dẫn, thu hút đầu tư nước ngoài theo chiến lược phát triển kinh tế nghành và vùng lãnh thổ. Thế nhưng, các cấp độ ưu đãi chưa tương ứng với mức độ chênh lệch về điều kiện giữa cá nghành, các vùng nên đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu vào những nghành có khả năng đạt hiệu quả cao, những đại bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi truờng kinh tế-xã hội. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp đang có xu hướng chững lại và giảm dần vì đây là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn dài, trình độ quản lý dự án còn nhiều hạn chế. Đến cuối năm 1999 trong lĩnh vực này đã có tới 74 dự án đầu tư nước ngoài bị giải thể trước thời hạn với số vốn 287 triệu USD. Trong đó, 35 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt và chế biến nông sản, 39 dự án chế biến gỗ và chế biến lâm sản. Cũng trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, các dự án nước ngoài lại tập trung chủ yếu vào các vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ba vùng này đã chiếm tới 63,5% tổng số dự án và 70% vốn đầu tư. Trong khi đó, có 15 tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc, tuy vẫn là những địa bàn có nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển nông-lâm nghiệp và có nhu cầu lớn về thu hút đầu tư, nhưng do điều kiện khó khăn nên hầu như chưa có dự án đầu tư nước ngoài nào vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp ở các vùng này. Đối với các lĩnh vực khác ta thấy số dự án đầu tư nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu vào các điai phương có điều kiện thuận lợi – chỉ riêng 10/61 tỉnh, thành phố có điều kiện thuận lợi đã thu hút tới 87,8% so với tổng số đầu tư nước ngoài vào cả nước. Về phía các nghành, các địa phương vẫn tồn tại hiện tượng cạnh tranh nhau giữa các nghành, các địa phương trong thu hút đầu ngoài trực tiếp nước ngoài. Một số công ty nước ngoài khi đến Việt Nam tìm hiểu các điều kiện để đầu tư nhưng qua tiếp xúc với một số địa bàn và lĩnh vực cụ thể, họ có thể thấy “cách mời chào” khác nhau mặc dù vấn đề đó có cùng một điều khoản trong luật đầu tư. Những hiện tượng “gây nhiễu” như vậy đôi lúc làm cho nhà đầu tư nước ngoài mất phương hướng, thậm chí làm cho họ giảm độ tin cậy vào sự nhất quán trong thực hiện một số điều khoản, quy định của Việt Nam. Tình trạng thiếu đồng nhất về quy hoạch cũng như cách kêu gọi vốn đầu tư giữa các nghành, các địa phương đã trở thành yếu tố tác động tiêu cực, cản trở chiến lược kêu gọi, hướng dẫn đầu tư nước ngoài theo nghành và vùng lãnh thổ của cả nước. 2. 3.3 Vấn đề thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được những kết quả tốt, những chuyển biến tích cực, ngày càng có vị trí cao, thực sự góp phần quan trọng làm tăng kim nghạch xuất khẩu của nước ta. Tuy vậy, hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp này hiện nay đang có những biểu hiện theo xu hướng sản xuất hàng thay thế nhập khẩu hơn là hướng về xuất khẩu. Một xu hướng không những có lợi mà có khi còn gây nên những tác động trong chiến lược CNH, HĐH của ta. Qua phân tích tình hình thực tế hoạt dộng sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ta có thể đánh giá được một số vấn đề (đã bộc lộ hoặc đang tiềm ẩn), những ý định, monh muốn của một số nhà đầu tư nước ngoài đối với những sản phẩm do doanh nghiệp của mình sản xuất ra. Có lẽ, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi nghiên cứu, tìm hiểu các điều kiện của nước ta để tính toán cho dự án đầu tư họ đều nhìn nhận ở Việt Nam như một thị trường nhiều tiềm năng: với số dân đông, sức mua hiện nay tuy còn ở mức thấp nhưng rất có triển vọng nâng cao trong tương lai… Họ cho rằng, thay vì việc sản xuất ở nước khác và muốn nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam thì phải thông qua nhiều điêù kiện khó khăn, thuế nhập khẩu cao, bị động trong nắm bắt thị trường tiêu thụ hàng hoá… bằng đầu tư trực tiếp để sản xuất hàng hoá tại Việt Nam. Điều này giúp họ vừa chiếm lĩnh được thị trường khi hàng hoá cùng loại chưa có doanh gnhiệp nào sản xuất, hoặc có doanh nghiệp Việt Nam ở trình độ thấp sản xuất với giá thành cao hiện nay, vừa giành được ưu thế cạnh tranh trong tương lai, khi sản phẩm của họ trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Xuất phát từ những tính toán như vậy nên khi theo yêu cầu của ta, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng cam kết và đồng ý ghi trong giấy phép là xuất hàng hoá phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu. Nhưng khi thực tế doanh nghiệp đi vào sản xuất-kinh doanh họ đã lấy lý do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, tác động của khủng hoảng cũng như một số điều kiện bất khả kháng từ bên ngoài… để hướng sản xuất của họ vào thị trường Việt Nam, cứ từng bước như vậy họ cố gắng làm giảm dần tính hiệu lực của một số điều khoản được ghi trong giấy phép đầu tư để rồi chuyển hướng từ sản xuất hướng về xuất khẩu sang sản xuất cho thay thế nhập khẩu. Các công ty nước ngoài, sau khi được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam, xem đó là điều kiện hợp pháp để quảng cáo, tuyên truyền cho hàng hoá, nhãn hiệu, khuyếch đại năng lực của công ty mẹ, cũng như đưa hàng của công ty con sản xuất tại nước khác vào bán ở thị trường Việt Nam. Tóm lại, phân tích thực trạng khối lượng cũng như tổng số vốn đầu tư FDI mà Việt Nam thu hút được trong thời gian qua cho thấy sau giai đoạn ‘ khởi động’ ( 1988-1990) với tổng vốn đầu tư của cả 3 năm mới chỉ đạt 1,5 tỷ USD là giai đoạn tăng trưởng nhanh, ‘sôi động” của hoạt động FDI (1991-1995), với đỉnh cao năm 1995 với lượng vốn đăng kký là 6,530 tỷ USD nhưng trong 4 năm tiếp theo (1996-1999) có sự suy giảm liên tục; năm 2000 đã có dấu hiệu của sự phục hồi, tuy nhiên còn là quá nhỏ bé so với nhu cầu thu hút. Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động FDI bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế, chẳng hạn như cơ cấu đầu tư về lãnh thổ hay nghành nghề còn nhiều bất hợp . Chương 3 một số giải pháp nhằm thu hút FDI tại Việt Nam Theo như phân tích ở chương 2 thì nguồn FDI tại Việt Nam từ năm 1997 liên tục giảm sút. Mặc dù năm 2000 nguồn vốn này đã bắt đầu phục hồi song lại chưa mạnh nếu không muốn nói là không đáng kể so với năm 1999. Vì vậy cần thiết phải tiếp tục có những biện pháp thúc đẩy việc thu hút thì mới mong đạt được mục tiêu tăng trưởng FDI liên tục, đạt được mức vốn thực hiện là 11 tỷ USD. Sau đây là một số giải pháp đề xuất: 3.1 Thống nhất quan điểm nhận thức chung về FDI Khu vực FDI là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và ngày càng phát triển cùng với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế sthế giới. đó là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, của xu hế toàn cầu hoa , khu vực hoá, hoàn toàn không phải là giải pháp nhất thời để bù đắp tình trạng thiếu vốn hiện tại. Trên tinh thần đó, cần thống nhất quan điểmnhận thức chung về FDI, đặc biệt là sự cần thiết, vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam,mối quan hệ giữa phát huy nội lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,giữa thu hút FDI và bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh xã hội, bảo hộ sản xuất trong nước… Chỉ trên cơ sở thống nhất các quan điểm cơ bản mới tạo nên sự ổn định, nhất quán trong xây dựng luật pháp, chính sách, chỉ đạo điều hành hoạt động FDI. 3.2 Xây dựng danh mục kêu gọi FDI Hàng năm hay từng thời kỳ, Việt Nam cần phải công bố danh mục các dự án quốc gia kêu gọi FDI. đây chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động xúc tiến đầu tư đồng thời cũng là một gợi ý đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các dự án được lựa chọn vào danh mục này cần phải có sự thống nhất về chủ chương và quy hoạch và được bố trí vốn làm dự án tiền khả thi. Muốn vậy chúng ta cần phải xây dựng qui hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu để xác định rõ phạn vi hoạt động của FDI và của đầu tư trong nước, đặc biệt là các nghành như điện, điện tử, xi măng, sắt thép, rượu bia, nước giải khát, sữa, mía đường,chất tẩy rửa,… Việt Nam cũng cần nghiên cứu đánh giá để có qui hoạch phát triển mang tính khả thi vé các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-Xhcủa địa phương và vùng lãnh thổ và qui hoạch phát triển nghành kinh tế –kỹ thuật. Trước mắt cần tập chung các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- kỹ thuật- xã hội và thu hút vốn đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp đã phê duyệt. 3.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI a. Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đấu tư trực tiếp nước ngoài, tạo diều kiện thuận lợi cho hoạt động FDI phát triển theo đúng địng hướng phát triển kinh tế-xã hội và phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xây dựng, hoàn thiện này cần theo hướng : thiết lập mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trông nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh, tiến tới xoá bỏ dần sự phân biệt về chính sách đầu tư có liên quan đến quyền , nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trước mắt, rà soát lại tất cả các loại giá cả hàng hoá, dịch vụ, lệ phí do nhà nước qui định… để cóo sự điều chỉnh hợp lý, thu hẹp và tiến tớí áp dụng mặt bằng giá thống nhất đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. b. cần phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước nước ngoài để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới ; nghiên cứu và thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư mới như công ty hợp danh, công ty quản lý vốn; sửa đổi bổ sung Nghị định số 103/199/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của chính phủ về giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư FDI mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước ; Việt Nam cũng cần học tập nước ngoài như Trung Quốc là nghiên cứu xây dựng mô hình kinh tế mở. Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư FDI nói riêng và đầu tư nước ngoài nói chung có được một ‘sân chơi’ rộng lớn hơn, cần phải mở rộng lĩnh vực thu hút FDI phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở cửa thị trường bất động sản cho ngưòi Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư FDI tham gia đầu tư tại Việt Nam; xây dựng cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng và kinh doanh nhà ở, phát triển khu đô thị mới; đồng thời để nhanh chóng bắt kịp với trình độ khoa học kỹ thuật , tiếp cận sâu rộng hơn với khu vực và thế giới, nhà nước ta cần khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ thông tin, chuyển giao công nghệ hiện đại, kể cả công nghệ nguồn, phát triển nguồn nhân lực; từng bước mở rộng khả năng hợp tác đầu tư trông lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch- những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng. c. Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư FDI theo quyết định số 53/1999/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1999 của thủ tướng chính phủ. d. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động FDI theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới việc xoá bỏ kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lẫi suất theo nguyêntức thị trưòng có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. e. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước và cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư FDI. Xây dựng chính sách thuế khuyến khích đầu tư FDI sản xuất phụ tùng, linh kiện, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phâm cho phép các dự án sản xuất nguyên liệu phụ trợ hàng XK được hưởng ưu đãi tương tự như các dự án đầu tư sản xuất hàng XK. Việc bảo hộ phải có thời hạn hợp lý có hiệu quả, và chỉ đối với một số sản phẩm quan trọng. Việc bảo hộ sản xuất trong nước phải được đặt trong bối cảnh Việt Nam tham gia ASEAN, AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO, nghĩa là sẽ phải chấp nhận cạnh tranh ác liệt do xu thế tự do hoá đầu tư và thương mại mang đến. Do đó bảo hộ sản xuất không chỉ là riêng cho doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp FDI trên đất Việt Nam vì nó là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, là pháp nhân Việt Nam. Bảo hộ sản xuất phải có điều kiện và phải có thời gian hợp lý để doanh nghiệp có dx đopỏi mới công nghệ, thiết bị nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ hơn giá nhập khẩu; kiên quyết không bảo hộ những cung cách làm ăn không có hiệu quả, làc hậu, cản bước tiến cuẩ CNH-HĐH. f. Giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm cho phép các tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài được cho các nhà đầu tư FDI thuê lại đất trrong thời hạn cấp quyền sử dụng đất. Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn. 3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI a.Nâng cao trách nhiệm của các bộ, các nghành, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý các doanh nghiệp FDI theo luật định, bảo đảm hiệu quả hoạt động của các trung tâm xử lý ‘nóng’; định kỳ tiếp xúc với các doanh nghiệp, đối thoại với các nhà đầu tư FDI để tìm hiểu những vưóng mắc của họ. Cần mạnh dạn hơn nữa trong việc phân cấp, uỷ quyền hơn nữa cho các địa phương trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trên đại bàn để đơn giản hơn nữa thủ tục, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Việc phân cấp này phải trên cơ sở đảm bảo bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về qui hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế; trong đó chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đốivới hoạt động sau giấy phép của các dự án FDI; tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, nghành trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ chưong phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả việc phải chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư cấp sai qui định. Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI. Đối với doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh, các Bộ ,nghành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cần động viien khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển, đồng thời cần có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế. Đối với các dự án đang triển khao thực hiện, các Bộ ,nghành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tích cực doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh. Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy viêc triển khai trong một thời gian và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án. Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, cần kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho nhà đầu tư khác. b. Kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới các khu công nghiệp (KCN) và đánh giá tình hình triển khai các KCN đã có quyết định thành lập; bổ sung các mô hình về KCN nhỏ phục vụ cho việc phát triển nghành nghề ở nông thôn và chỉnh trang đô thị; điều chỉnh cơ chế chúnh sách đầu tư phát triển hạ tầng trong và ngoài hàng rào; tách việc cho thuê đất nguyên thổ và kinh doanh hạ tầng. 3.5 Cải tiến các thủ tục hành chính Đẩy mạnh cải cách hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư FDI. Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý và tổ chức quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối trung ương và ở địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư FDI. Để tạo bước căn bản về thủ tục hành chính, cần thực hiện các giải pháp sau: -Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và đại phương trong quản lý hoạt động đầu tư FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trrong việc giải quyết các vấn đề phát sinh; duy trì thường xuyên việc tiếp xúc của cơ quan quản lý Nhà nước với các nhà đầu tư FDI. -Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư FDI theo hướng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục cấp phép đầu tư , mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư; rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép,các qui định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó bãi bỏ những loại giấy phép, qui định không cần thiết đối với hoạt động FDI. -Các Bộ , các nghành và địa phương phải qui định rõ ràng , công khai các thủ tục hành chính, đơn giản hoá và giảm bớt các thủ tục không cần thiết; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp sách nhiễu, cửa quyền, tiêu cực và vô trách nhiệm cuả cán bộ công quyền. 3.6 Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư Khi mà hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ở giai doạn đầu thì các chủ đầu tư nước ngoài còn đang tiếp cận, thăm dò và lựa chọn thì hoạt động xúc tiến đầu tư như ‘bà mối’ giúp các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước rút ngắn thời gian tìm hiểu, tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến làm ăn với nhau. Có thể nói xúc tiến đầu tư tác động trực tiếp tới FDI, là công cụ đeer chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu cuả hệ thống các khuyến khích tac động đến các nhà đầu tư tiềm tàng ở nước ngoài. đồng thời caanf phải xúc tiến đầu tư vì có quá nhiều cơ hoọi đầu tư trên thế giới, sự lựa chọn của nhà đầu tư là phải trên lượng thông tin kịp thời vad chính xảctên ccơ sở so sánh mức độ sinh lợi và rủi ro. Cạnh tranh thu hút FDI cũng là cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến, vận động đầu tư. Chúng ta cần phải có những biện pháp xúc tiến sau: Đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư -Đẩy mạnh vận động đầu tư một cách chủ động theo các chương trình, dự án trọng điểm ; xúc tiến đầu tư theo nghành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và đối tác cụ thể, hưóng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ nguồn như: Châu Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nga…tiếp tục vận động nhà đầu tư Nhật Bản, Đài Loan, Singapore có tiềm lực, thế mạnh ở những lĩnh vực ta có nhu cầu; có kế hoạch vận động trực tiếp các tập đoàn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ… -Phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Ngoại Giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương Mại trong việc nghiên cứu thị trường đầu tư thế giới và khu vực, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính…,phối hợp trao đổi thông tin: tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại từ bên ngoài thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại nước ngoài của Việt Nam ở các nước và địa bàn trọng điểm để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tiết kiệm. Tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau với các tổ chức xúc tiến đầu tư nước ngoài quốc tế; trước hết lầ trong khuôn khổ của ASEAN, APEC, hợp tác ASEAN-ÂU, hợp tác với các cơ quan xúc tiến đầu tư của Nhật, Mỹ, các nước EU và các tổ chức quốc khác… Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hiệp hội hoặc câu lạc bộ các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam; Tăng cường phối hợp chặt chẽ với csc cơ quan xúc tiến thương mại của các nước ở Việt Nam để giới thiệu luật pháp, chính sách , quảng bá các chương trình, dự án đầu tư; Tổ chức định kỳ các cuộc gặp cộng đồng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để tìm hiểu tình hình, tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI đang đầu tư đầu tư tại Việt Nam. Công bố danh mục dự án gọi vốn FDI ; soạn thảo in tài liệu,sách phổ biến luật pháp, chính sách về FDI bằng các thứ tiếng thôngdụng như Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc… Đồng thời, các bộ các nghành , Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố phải chủ động và có trách nhiệm hướnh dẫn, chỉ đạo đàm phán, ký kết hợp đồng các dự án FDI. b. Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án FDI mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án FDI đang hoạt động. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc để cácdn đầu tư FDI hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà FDI có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật Việt Nam. -Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đàn quốc tế, các hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ tác AIA, ASEAN, APEC, ASEM, các cuộc hội thảo về đầu tư ở trong và ngoài nước; sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, mạng Internet, tiếp xúc trực tiếp… -Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài để tạo dựng hình ảnh mới về Việt Nam; tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dư luận xã hội. -Các cơ quan đại diện ngoại giao-thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc vận động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng diểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương. -Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương. -Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đấù tư ra nước ngoài của cá nước, các tập doàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luậl pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. -Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng tuyên truyền đối ngoại trên cơ sở sử dụng thông tin hiện đại. X ây dựng và đưa vào trang Web về đầu tư trực tiếp nước nước ngoài để phục vụ việc cung cấp thông tin cập nhật vèe chủ chương, chính sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công. 3.7 Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI Vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước. Trước hết, trong liên doanh các cán bộ bên Việt Nam là người đại diện cho quyền lợi phía Việt Nam nên họ phải là những người có đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ . Có như vậy, họ mới đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, cho người lao động Việt Nam khi cần, tránh tình trạng bị ‘lép vế’ trước bên nước ngoài. Tiếp đến, đối với những công nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn FDI, bao gồm cả liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, nghĩa là bao gồm cả hình thức có lãnh đạo doanh nghiệp FDI là người Việt Nam hay không, thì ngoài trình độ tay nghề cũng phải có một hiểu biết nhất định về luật pháp, chẳng hạn như luật lao động, thì mới biết abỏ vệ những lợi ích hợp lý của mình. Muốn vậy, cần phải; -Tổ chức bồi dưỡng, năng cao trình độ về luật pháp, chính sách, chuyên môn, ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ làm hợp tác với nước ngoài. Thí điểm hình thức thi tuyển hoặc có cơ chế bổ nhiệm hợp lý các chức vụ quan trọng trong liên doanh. Rà soát, sàng lọc để năng cao chất lượng cán bộ, chấm dứt tình trạng hễ có đất góp vốn thì mặc nhiên được cử người của mình tham gia vào Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc. Phối hợp với Bộ lao động, Thương binh và xã hội và các doanh nghiệp nước ngoài tổ chức tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động. * * * Tóm lại, để thu hút có hiệu quả FDI, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau nhưng lại gắn bó rất chặt chẽ với nhau nêu trên . Một mặt, Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, mặt khác cần tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết về đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Phải biết kết hợp lợi ích của cả hai bên, tức là trong khi theo đuổi mục tiêu tổng thể kinh tế- xã hội mà Việt Nam đã đề ra thì chính phủ Việt Nam cũng phải cần quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp có sự mâu thuẫn về mục đích gây ảnh hưởng tới bên này hoặc bên kia, thì hai bên cần có sự thảo thuận để có thể tối đa hoá các điều kiện và lợi ích của nhau, bởi về nguyên tắc FDI chỉ phát huy tốt nhất khi thoả mãn tốt nhất mục đích, quyền lợi hai bên. Nhưng có lẽ thuyết phục hơn cả đối với các nhà đầu tư FDI vẫn là việc Việt Nam cần phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc đang được các nhà đầu tư quan tâm trên cơ sở quan điểm nhận thức mới nhằm khôi phục lòng tin của họ đối với hoạt động FDI ở nước ta và duy trì mở rộng hoạt động của các ‘đường dây nóng” không để “ nguội “đi mmọt cách nhanh chóng . chính nhưũng biểu hiện cụ thể này kết hợp với đường lối chính sách mới sẽ tỏ rõ thiện chí và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường thu hút FDI. Nếu làm nhất định ta sẽ thấy hiệu quả của những quết tâm và thiện chí đó. Kết luận Những thành tựu thu được trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, sự thông thoáng của luật đầu tư nước ngoài, đồng thời cho thấy rõ việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu KT-XH, vào thắng lợi của đường lối đổi mới, vào việc củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động FDI trong những năm qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể KT-XH của hoạt động đầu tư trực tiếp còn chưa cao; môi trường pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà…; đặc biệt từ năm 1997, do nhiều nguyên nhân, nhịp độ tăng trưởng của hoạt động này liên tục giảm sút, tuy năm 2000 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc. Vì vậy, việc cải thiện toàn diện môi trường FDI tại Việt Nam là vấn đề tất yếu trong giai đoạn hiện nay và hy vọng rằng các giải pháp nêu ra trong bài viết này sẽ đóng góp được phần nhỏ bé trong nỗ lực thu hút FDI tại Việt Nam. Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đồng thời lại phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đặc biệt là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu, về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước trong khu vực. Nhưng sự ổn định về chính trị cùng với chính sách nhất quán và lâu dài ‘Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước’, những lợi thế vốn có về tài nguyên, con người sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trường đầu tư Việt Nam. Cùng với những nỗ lực và quyết tâm thu hút FDI của chính phủ, Việt Nam chắc vẫn sẽ là một địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong khu vực và trên toàn thế giới. tài liệu tham khảo 1. Vũ Chí Lộc(1997), giáo trình đầu tư nước ngoài , NXB GD 2. Bài " các nguồn vốn nước ngoài ở Việt Nam : thực trạng và những khuyến nghị chính sách", tạp chí "những vấn đề kinh tế thế giới" số2(70) 2001 3. Bài "đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ 1988-1999", tạp chí "những vấn đề kinh tế thế giới" số2(64) 2000 4. Bài "vấn đề việc làm ở Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế số 260 1/2000 5. Bài "một số vấn đề về quản lý kinh doanh ở các liên doanh với nước ngoài", tài chính, tháng 12/1998 6. Bài "Giải pháp gì cho sự giảm sút đầu tư FDI vào Việt Nam" những vấn đề kinh tế ngoại thương số 1/1998" 7. Bài "đầu tư FDI vào Việt Nam trước cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu á", nghiên cứu kinh tế 5/1998 8. Bài "tổng quan đầu tư FDI tại Việt Nam", Thương Mại, số 3+4 năm 1999 9. Bài "cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội", thời báo kinh tế Việt Nam, 6/2000 10. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 . 11. Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2000 12. Nghị quyết của chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005 số 09/2001/NQ-CP 13. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc tổ chức thực hiện nghị quyết 09/2001/NQ-CP 14. Nghị định 10/CP ngày 18/2/1998 về một số biện pháp khuyến khích bảo đảm đầu tư 15. Nghị định 24/CP ngày 31/7/2000 về qui định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung năm 2000 16. Tài liệu tham khảo phục vụ sửa đổi luật ĐTNG năm 2000 17. Tập tài liệu của Vụ Đầu Tư - Bộ Thương Mại 18. Niên giám thống kê năm 1999,2000 Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương 1: khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung 3 1.1.2 Khái niệm về FDI theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 5 1.2 Vai trò của FDI 7 1.2.1 Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư (là nước đang phát triển) 7 1.2.2 Những đóng góp cụ thể của FDI đối với Việt Nam 9 Chương 2: Vài nét về thực trạng FDI tại Việt Nam 13 2.1 Thực trạng cấp giấy phép FDI tại Việt Nam 13 2.1.1 Tình hình chung 13 2.1.2 Về các đối tác được cấp giấy phép đầu tư 14 2.1.3 Về địa bàn đầu tư 15 2.1.4 Giấy phép đầu tư theo nghành kinh tế 16 2.1.5 Về các hình thức đầu tư 17 2.2 Tình hình thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam 18 2.2.1 Tiến độ thực hiện vốn FDI 18 2.2.2 Về vấn đề góp vốn của hai bên đối tác 19 2.2.3 Đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu 20 2.2.4 Tình hình xuất nhập khẩu của doanh ngiệp FDI 21 2.3 Một số nhận xét về thực trạng hoạt động FDI trong thời gian vừa qua 28 2.3.1 Vấn đề về một số quan hệ trong liên doanh 28 2.3.2 Về cơ cấu đầu tư FDI 31 2.3.3 Vấn đề thực hiện chiến lược CNH hướng về xuất khẩu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 32 Chương 3: một số giải pháp nhằm thu hút FDI tại Việt Nam 34 3.1 Thống nhất quan điểm nhận thức chung về FDI 34 3.2 Xây dựng danh mục kêu gọi FDI 34 3.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI 35 3.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI 37 3.5 Cải tiến các thủ tục hành chính 38 3.6 Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư 39 3.7 Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI 41 kết luận 44 Tài liệu tham khảo 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0068.doc
Tài liệu liên quan