Đề tài Thực trạng và những giải pháp thực hiện thắng lợi con đường quá độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam giúp ta hiểu thêm rằng quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB ở Việt Nam là một quá trình lâu dài đầy khó khăn và thử thách nhưng cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng và rực rỡ. Sự thành công ấy đòi hỏi sự chun sức chung lòng của toàn Đảng toàn dân ta, lịch sử và kinh nghiệm phát triển của Việt Nam cũng như các quốc gia lân cậncho phép chúng ta tin tưởng hơn vào một Việt Nam có thể tiến bước mạnh mẽ trên con đường xây dựng CNXH. Trong những năm đã qua, đất nước Việt Nam chúng ta đã đi được bước tiến dài, những kết quả tuyệt vời. Nhưng mỗi thời kì khác nhau của đất nước cần có những bước đột phá khác nhau, cần xung dột mới để bước tiếp. Nếu chúng ta bằng lòng và chủ quan có nghĩa là chúng ta không thể cất cách cao xa nhanh và vững chắc trong cuộc đua toàn cầu như mơ ước. Do vậy chún ta cần tranh thủ những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước, thực hiện tốt những phương hướng mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại đó, Đảng và nhân dân đặt niềm tin rất lớn ở thanh niên vì thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, người kế tục sự nghiệp của cha anh. Với những truyền thống vẻ vang của mình thanh niên Việt Nam sẽ cống hiến cho công cuộc đổi mới xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân.

doc19 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp thực hiện thắng lợi con đường quá độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam – hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng trừu mến ấy từ lâu đã in sâu trong tâm khảm của những người con yêu nước. Chúng ta tự hào về một Việt Nam có nghìn năm văn hiến, một Việt Nam với những trang sử vàng chói ngời những chiến công oanh liệt của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược bạo tàn, và ngày nay chúng ta càng tự hào hơn nữa khi chứng kiến đất nước đang thực sự chuyển mình từng giờ từng phát thay da đổi thịt trên con đường phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Chúng ta hãnh diện, tự hào và hạnh phúc với một đất nước VIệt Nam có một vị thế hoàn toàn mới, một đất nước Việt Nam thực sự đàng hoàng to đẹp trong cảm nhận của bạn bè quốc tế. Đảng của chúng ta đã thực sự vĩ đại và thành công trong hơn 20 năm qua đã chèo lái con tàu Việt Nam kiên định trên con đường đi lên CNXH. Là người con của quê hương chúng ta không thể không biết đến con đường mà đất nước ta đang đi và phải vượt qua, nhiệm vụ mà cả nước ta phải làm. Đó chính là lí do em chọn đề tài này. Thông qua việc tìm hiểu tài liệu cho bài tiểu luận này em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS Tô Đức Hạnh, những bài giảng của thầy giúp em nhận thức dầy đủ và sâu sắc hơn về sự phát triển của đất nước mình. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong thầy bỏ qua và bổ sung cho bài viết hoàn thiện hơn. MỤC LỤC I) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 3 1) Thời kì quá độ và các loại hình quá độ đi lên CNXH. 3 1.1) Thời kì quá độ lên CNXH. 3 1.2) Các loại hình quá độ đi lên CNXH. 3 1.3) Tính tất yếu khách quan đối với các nước đi lên CNXH. 3 2) Con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 4 2.1) Tính tất yếu khách quan đối của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 4 2.2) Khả năng nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. 4 a) Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. 5 b) Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. 5 II) THỰC TRẠNG CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 6 A) Thành tựu: 6 1) Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc (giai đoạn 1986-2006). 6 1.1) Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. 7 1.2) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 9 1.3) Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh. 9 1.4) Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá. 10 1.5) Khoa học và công nghệ có tiến bộ 11 1.6) Văn hoá - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên. 11 1.7) Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng. 12 2) Việt Nam thời kì đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội đât nước giai đoạn hiện nay. 13 B) Hạn chế, tồn tại, khó khăn. 14 C) Nguyên nhân của hạn chế 15 III) NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THẮNG LỢI CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ CNXH Ở VIỆT NAM. 16 1) Từng bước phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 16 2) Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN. 16 3) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. 16 4) Các giải pháp khác. 16 KẾT LUẬN 18 Danh mục tài liệu tham khảo 19 NỘI DUNG I) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. 1) Thời kì quá độ và các loại hình quá độ đi lên CNXH. 1.1) Thời kì quá độ lên CNXH. Thời kì quá độ là thời kì cải tiến cách mạng sâu sắc triệt để, và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới – XHXHCN. Về mặt kinh tế, đây là thời kì bao gồm những mảng, những phần, những bộ phận của CNTB, CNXH xem kẽ lẫn nhau, tác động vào nhau, lồng vào nhau, thời kì tồn tại những hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế cả kinh tế TBCN, kinh tế XHCN, kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ cùng tồn tại vừa hợp tác thống nhất nhưng vừa mâu thuẫn vừa cạnh tranh gay gắt với nhau. Thời kì này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH. Thời kì này được chia làm nhiều bước quá độ nhỏ, bao nhiêu bước tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước, nhưng các nước càng lạc hậu nà đi lên CNXH thì thời kì quá độ càng kéo dài và chia làm nhiều bước quá độ nhỏ. 1.2) Các loại hình quá độ đi lên CNXH. Thời kì quá độ đi lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi nước đi lên CNXH. Tuy nhiên do đặc điểm của từng nước là khác nhau, có nước nền kinh tế còn lach hậu kém phát triển, có nước nền kinh tế phát triển theo CNTB, vì vậy hình thức quá độ lên CNXH cũng khác nhau. a) Quá độ từ CNTB lên CNXH. Loại hình này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xá hội loài người. Đó là loại hình quá độ đối với các nước đã trải qua giai đoạn phát triển TBCN, nên đã có sẵn tiền đề về cơ sở vật chất kĩ thuật vì thế công cuộc quá độ chỉ còn là biến những tiền đề ấy thành cơ sở vật chất của CNXH, thiết lập một quan hệ sản xuất mới, một nhà nước mới, một xã hội mới – XHCN. b) Quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN. Loại hình này phản ánh quy luật phát triển nhảy vọt của lịch sử với các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển cũng có khả nắng quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN. Tuy nhiên để có thể tiến lên CNXH các nước này cần phải có đầy đủ các điều kiện khách quan và chủ quan. Về điều kiện khách quan: các nước này phải có sự giúp đở của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã đi lên CNXH về vốn, kĩ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí…, về điều kiện chủ quan: giai cấp vô sản ở các nước này đã giành được chính quyền về tay mình, phải có Đảng dựa trên lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo đồng thời phải xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc. 1.3) Tính tất yếu khách quan đối với các nước đi lên CNXH. Thời kì quá độ lên CNXH là tất yếu khách quan đối với mọi nước đi lên CNXH, đó là do đặc điểm của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và của cuộc cách mạng vô sản quy định. Cuộc cách mạng vô sản khác với các cuộc cách mạng trước đó ở chỗ các cuộc cách mạng trước giành được chính quyền là kết thúc cuộc cách mạng và các cuộc cách mạng đều nhằm xây dựng một chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Còn cuộc cách mạng vô sản thì việc giành được chính quyền mới là bước khởi đầu, còn vấn đề chủ yếu hơn là giai cấp vô sản phải xây dựng một xã hội mới một cách toàn diện cả về lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất, cả về cơ sở kic thuật lẫn kiến trúc thượng tầng, cả tồn tại xã hội và ý thức xã hội vì vậy phải có một thời kì tương đối lâu dài đó là thời kì qúa độ lên CNXH. 2) Con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam. 2.1) Tính tất yếu khách quan đối của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Do đặc điểm đất nước ta: nền kinh tế thấp kém do đó chúng ta lựa chon con đường quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đó là con đường phù hợp với điều kiện nước ta vì: Đây là con đương phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ xây dựng xã hội mới – xã hội XHCN không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử. CNXH khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử. Đây là con đường phù hợp với cách mạng VIệt Nam, đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Nhân dân ta đã tiến hành thắng lợihai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, thực chất là chống CNTB rất tốn kém. Vì vậy khi hòa bình, chúng ta không thể lại đưa nước ta phát triển theo con đường TBCN. Trên thế giới đã có rất nhiều nước phát triển theo con đường TBCN, những kết quả là chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển còn lại châu Phi đói, châu Á nghèo, châu Mĩ – Latinhh nợ nần chồng chất. Ngày nay chỉ có đi lên CNXH mới giữ vững được độc lập tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho người dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và CNXH của nhân dân ta như vậy là sự lựa chon của chính lịch sử dân tộc lạo vừa phù hợp với su thế của thời đại. Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta là một tất yếu khách quan. 2.2) Khả năng nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. a) Khả năng về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. Nước ta có khả năng thực hiện quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chúng ta có những điều kiện khách quan và chủ quan sau: Về khách quan, chúng ta không có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến xây dựng CNXH nhưng chúng ta đi lên CNXH trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển hết sức mạnh mẽ làm cho lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hóa cao, do đó các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau trong qúa trình phát triển. Vì vậy muốn phát triển các nước ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đó là xu thế tất yếu của thời đại. Việt Nam muốn phát triển phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài trong quá trình đó cho phép chúng ta tranh thủ tận dụng được vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển để phát triển nền kinh tế của đất nước. Về chủ quan, chúng ta có đầy đủ các điều kiện chủ quan má VI.Lênin đã đưa ra: dân số nước ta tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã xây dựng những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Đồng thời chúng ta đã xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, Đảng lãnh đạo nhân dân ta giành lại độc lập dân tộc, bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. Thành tựu công cuộc đổi mới của nước ta đã chứng minh điều đó. b) Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. Quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB ỏ nước ta thực chất đây chính là con đường phát triển “rút ngắn” lên CNXH ở nước ta. Về chính trị, bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua sự thống trị của giai cấp tư sản, của kiến trúc thượng tần TBCN trong nền kinh tế xã hội ở nước ta. Về kinh tế, bỏ qua ở đây không phải là xóa bỏ kinh tế tư nhân mà là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuấtTBCN, của kinh tế tư bản tư nhân, do đó phải biết tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với việc sử dụng biện pháp thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Việc hình thành những quan niệm về CNXH và con đường lên CNXH là một công việc rất khó khăn. Mô hình xây dựng chế độ XNCH chưa có trong thực tiễn lịch sử, càng chưa có khi chúng ta xây dựng một nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta. Đây là một vấn đề rất mới mẻ. Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ: “CNXH là gì? Là mọi ngườu được ăn no, mặc ấm, sung sướng và tự do… CNXH là làm cho dân giàu nước mạnh… thế ta đã đến đấy chưa? Chưa đến, CNXH không thể làm mau được mà phải làm dần dần”. CNXH là “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng”. Tóm lại “ xã hội ngày càng tiến lên, vật chất càng tăng, tinh thần càng tốt, đó là CNXH”. Do vậy, quán triệt tư tưởng đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xác định mục tiêu của CNXH ở nước ta là: xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. II) THỰC TRẠNG CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM. Rõ ràng chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn CNTB với phương thức “phát triển rút ngắn” nhằm đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xây dựng XHCN, đương nhiên là một sự nghiệp to lớn, lâu dài đầy khó khăn phức tạp nhưng thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lí. 20 năm đổi mới trôi vút qua nhưng điều kì diệu là hôm nay, chúng ta nhìn thấy một cách rõ rang những điều đã làm được trong 20 năm đổi mớilà một sự kì diệu. Thực tiễn 20 năm đổi mới đã đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài, đã hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của chặng đường đầu thời kì quá độ và bước sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của chúng ta đang tiến lên phía trước, bởi chủ nghĩa xã hội đổi mới của Việt Nam là biểu hiện sinh động sự thống nhất biện chứng thuộc tính khoa học và thuộc tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Với thành công ngày càng to lớn của công cuộc đổi mới, đất nước ta, một lần nữa trở thành nơi gửi gắm niềm tin và sự kì vọng của bạn bè quốc tế. Việt Nam hôm nay đang được nhìn nhận một cách đầy ngưỡng mộ “đường lối đổi mới trong đó kết hợp kinh tế thị trường với kế hoạch tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế là con đường của những người mở đường mới mẻ trong lịch sử… hi vọng rằng Đảng cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã từng chiến thắng trong cuộc đấu trang dầy gian khổ trước đây, sẽ thành công trước thách thức mới trên chặng đường chưa một ai đi qua” (lời chào mừng đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX ĐCSVN, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 53). A) Thành tựu: 1) Việt Nam trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc (giai đoạn 1986-2006). Sau chiến tranh với sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bắt tay ngay vào xây dựng đât nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn: đất nước nghèo nàn, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, vết thương chiến tranh nặng nề, các thế lực thù địch bao vây cấm vận, trình độ quản lí kinh tế còn non yếu, hệ thống XHCN thế giới khủng hoảng và sụp đổ. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã mang lại những biến đổi rất căn bản trong mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Những thành tựu to lớn và rất quan trọng do công cuộc đổi mới mang lại đã và đang tạo đà cho đất nước bước sang một thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xét về thời gian, thế kỉ XX ở Việt Nam là đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng xét về ý nghĩa thì đó lại là thời kì Việt Nam bắt đầu giương cao ngọn cờ CNXH và thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công cuộc đổi mới, như bạn bề quốc tế đánh giá là có “tầm quan trọng lịch sử và mang ý nghĩa siêu quốc gia”. Những bước đi đầu tiên của Việt Nam trong thiên niên kỉ thứ ba đã cho thấy sự khởi đầu của một thời kì tăng trưởng kinh tế mới. Trong suốt 5 năm, 2001-2005 kinh tế Việt Nam tăng trưởng lien tục với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Nếu như năm 2001 GDP tăng 6,9% thì năm 2005 đạt 8,4% đưa tốc độ tăng GDP bình quân trong 5 (2001-2005) năm đạt 7,5%, cao hơn 0,6% so với tốc dộ tăng bình quân của 5 năm trước (1996-2000). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 23,24% năm 2001 xuống còn 20,7% năm 2005 mặc dù nuôi trồng thủy hải sản đã có những bước tiến vượt bậc. Công nghiệp tăng trưởng10,3% /1 năm, dịch vụ tăng 7%/1 năm, xuất khẩu đạt 32,2 tỉ USD, tăng 2,2 lần so với năm 2000 với tốc độ tăng bình quân 17%/1 năm. Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 326.000 tỉ đồng tương đương 38,7% GDP. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng trở lại sau khung hoảng đạt 59 tỉ USD (2005), trong khi tỉ trọng vốn đầu tư từ nhà nước có xu hướng giảm từ 59,8% (2001) xuống 51,5% (2005). Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, trong 5 năm tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống gần một nửa theo tiêu chuẩn Việt Nam (10% theo tiêu chuẩn quốc tế). Những thành tích đó dẫu còn rất nhiều vấn đề, đã khẳng định Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi những áp lực của khủng hoảng kinh tế thế giới cuối thế kỉ XX, phát triển nhanh và vững chắc trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới dận giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định như một điểm sáng trong phát triển kinh tế tại châu Á và thế giới. Việt Nam đang trở thành miền đất hứu đối với các nhà đầu tư, các công ti đa quốc gia đến từ mọi miền trái đất. Chúng ta đang đứng trước cơ hội có thể tạo ra những bước đột phá mới trong vận mệnh của cả dân tộc. Giai đoạn 2001-2005 có một vị trí đặc biệt như một bản lề tạp tiền đề cho một thời kì đổi mới sâu rộng hơn, triệt để hơn. 1.1) Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng GDP: 2002: 7,1%, 2003: 7,3%, 2004: 7,7% Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế so với kế hoạch đề ra và tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trong cả ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Về nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản): mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại lớn nhưng giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm đạt 5,4%, cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 4,8%, trong đó nông nghiệp tăng 4,0%, lâm nghiệp tăng 1,3%, ngư nghiệp tăng 10,7%. Việt Nam đã có 5 sản phẩm cây trồng xuất khẩu với số lượng lớn trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu. Riêng sản xuất lương thực có thể gọi là kì tích của nước ta. Từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu trong thời kì trước đổi mới, Việt Nam đã vươn lên không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn có lương thực xuất khẩu ngày vàng tăng, và nhiều năm đứng vững vị trí thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1 triệu tấn, từ 34,3 triệu tấn (bình quân đàu người đạt 435,5 Kg) năm 2001 lên 399 triệu tấn (bình quân đầu người 480 Kg) vào năm 2005. Năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩn được 5,2 triệu tấn gạo, chiếm 30% sản lượng. Thủy sản là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may và giầy dép. Lâm nghiệp tăng trưởng chậm hơn so với nông nghiệp và thủy sản nhưng cũng đã có chuyển biến theo hướng tích cực, đó là đã chú trọng hơn vào bảo vệ và chăm sóc rừng, từn bước chuyển hướng từ lâm nghiệp do nhà nước quản lí là chính sang thu hút sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế. Nhờ đó tăng tốc độ che phủ rừng từ 33,7% (2000) lên 38% (2005). Về công nghiệp và xây dựng: đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân trong 5 năm là 10,3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung nền kinh tế, và được coi là đầu tầu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Năng lực sản xuất của nhiều ngành công nghiệp đã tăng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đới sống kinh tế và đóng góp lớn cho xuất khẩu. Giá trị hành công nghiệp xuất khẩu trong 5 năm (2001-2005) đạt trên 79 tỉ USD và chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩn trong cả nước. Những sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu lớn năm 2005 là dầu thô 7378 triệu USD, 1dệt may 4806 triệu USD, giầy dép 3005 triệu USD. Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước. Cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng. Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kết quả, hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2. Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm tăng gần 7%/năm (kế hoạch 6,8%). Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơn mức tăng GDP. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng khoảng 15%/năm (kế hoạch 11 - 12%). Ngành du lịch phát triển khá, cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm du lịch. Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu. Bưu chính - viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005 đạt 19 máy điện thoại và 3,2 thuê bao Internet trên 100 dân; 100% xã có điện thoại, hầu hết các xã có điểm bưu điện - văn hoá hoặc điểm bưu điện. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, đào tạo, văn hoá... đều có bước phát triển. 1.2) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỉ trọng của nông–lâm–ngư nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 23,24% năm 2001 xuống còn 20,7% năm 2005, công nghiệp tăng trưởng bình quân 10,3% 1 năm, dịch vụ tăng 7% 1 năm. Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế và vùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm 2005; lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%; lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%. Tỉ trọng lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lên 25% năm 2005. Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp khoảng 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế. 1.3) Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh, vượt mức dự kiến trên 30% so với kế hoạch, (gấp 2 lần so với 5 năm trước). Vốn đầu tư của dân tăng nhanh; tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP tăng từ 35,4% năm 2001 lên gần 39% năm 2005. Vốn đầu tư trong nước chiếm 72% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Đầu tư đã tập trung hơn cho những mục tiêu quan trọng. Lĩnh vực kinh tế chiếm 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 13%, công nghiệp và xây dựng trên 44%, giao thông, bưu điện trên 12%); lĩnh vực xã hội chiếm gần 27% (nhà ở, cấp thoát nước, công trình công cộng khác gần 14%, giáo dục, đào tạo gần 4%, y tế - xã hội trên 2%, văn hoá, thể thao gần 2%, khoa học và công nghệ trên 1%). Quy mô vốn đầu tư ở các vùng đều tăng; vùng nghèo, xã nghèo được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn (đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,2%; giao thông vận tải, bưu điện 27%; giáo dục, đào tạo 8,9%; y tế - xã hội 6,9%; văn hóa, thể thao 4,3%; khoa học và công nghệ 3,1%). Vốn đầu tư của doanh nghiệp tăng nhanh, không chỉ phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ mà còn tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục được duy trì và tăng thêm, tạo nhiều công trình kết cấu hạ tầng và sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trong đó có nhiều công trình lớn, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế. 1.4) Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá. Cùng với củng cố kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, đến hết năm 2005 có 31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học ở bậc tiểu học đạt 97,5%. Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng và trình độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt. Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 12,9%/năm và dạy nghề dài hạn tăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm. Các trường sư phạm từ trung ương đến địa phương tiếp tục được củng cố và phát triển. Chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực. Bước đầu đã hình thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật, gắn dạy nghề với tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo. Đổi mới giáo dục đang được triển khai từ giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Việc xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã đạt kết quả bước đầu. Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông và dạy nghề đã được thành lập. Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể. Năm 2005, chi cho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách nhà nước; đã huy động được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua việc phát hành công trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ bên ngoài. Cơ sở vật chất của ngành đã được tăng cường, đặc biệt là đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 1.5) Khoa học và công nghệ có tiến bộ Khoa học công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp..., đã tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Khoa học xã hội và nhân văn đã có tiến bộ trong việc điều tra, nghiên cứu, cung cấp tư liệu và luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Khoa học tự nhiên đã tăng cường các hoạt động điều tra nghiên cứu, đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và phòng, tránh thiên tai. Bước đầu đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hoá phương thức giao nhiệm vụ nghiên cứu như đấu thầu cạnh tranh hoặc hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu ứng dụng cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết hoặc ký hợp đồng với các tổ chức khoa học và công nghệ. Tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong nước đã có bước phát triển; hoạt động khoa học, công nghệ được mở rộng và nâng cao hiệu quả. Công tác bảo vệ môi trường đạt được những kết quả bước đầu. Hoạt động điều tra cơ bản về môi trường được duy trì; việc ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm môi trường có tiến bộ; đã ban hành một số chính sách về bảo vệ môi trường. 1.6) Văn hoá - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên. Trong 5 năm, đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới. Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so với 5 năm trước. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80,65%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng (năm 2000) lên trên 10 triệu đồng (năm 2005), tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người được nâng lên. Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia. Đến cuối 2005, tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (kế hoạch là 10%, theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 - 2005). Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Hoạt động y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn. Một số dịch bệnh mới như dịch viêm phổi cấp (SARS) được ngăn chặn, khắc phục nhanh. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong cả nước đều có trạm y tế, trên 65% trạm có bác sĩ. Một số cơ sở y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Sản xuất thuốc trong nước đã chiếm khoảng 45% thị phần thuốc chữa bệnh. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện. Việc phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống dưới 25% năm 2005, đạt kế hoạch; tỉ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn 18%o. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 68 tuổi vào năm 1999 đã nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005. 1.7) Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quan trọng. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng; việc thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương, song phương khác đã góp phần tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 5 năm đạt trên 110,6 tỉ USD, tăng 17,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra (kế hoạch 16%/năm); năm 2005, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, gấp đôi năm 2000. Xuất khẩu dịch vụ 5 năm đạt trên 21 tỉ USD, tăng 15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang một số nước và khu vực, nhất là Hoa Kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 5 năm khoảng 130 tỉ USD, tăng khoảng 19%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 5 năm ước trên 21 tỉ USD, tăng 10,3%/năm. Nhập siêu hàng hoá 5 năm là 19,4 tỉ USD, bằng 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, tuy ở mức cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần trong 3 năm cuối của kế hoạch 5 năm, riêng năm 2005 là 14%. Cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 35,8% năm 2005; hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 29% xuống 24,5%; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 33,9% lên 39,8%. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, năm 2005, nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng chiếm 32,5%; nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 61,3%; nhóm hàng tiêu dùng chiếm 6,2%. Vốn đầu tư từ nước ngoài tăng khá, cả vốn ODA và vốn FDI. Việc ký kết các hiệp định về vốn ODA trong 5 năm qua được duy trì đều đặn với tổng giá trị đạt khoảng 15 tỉ USD; vốn giải ngân đạt 7,7 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đào tạo nguồn nhân lực; xoá đói, giảm nghèo; tăng cường thể chế; bảo vệ môi trường. Vốn FDI có bước chuyển tích cực, tổng mức vốn đăng ký đạt gần 20 tỉ USD, vượt trên 33% so với kế hoạch; tổng vốn thực hiện khoảng 14,3 tỉ USD, vượt 30% so với kế hoạch và tăng 13,6% so với 5 năm trước. Năm 2005, các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP, chiếm trên 33% tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 50% nếu kể cả dầu khí), đóng góp trên 10% tổng thu ngân sách nhà nước (ước tính cả dầu khí thì gần 34%), tạo việc làm cho khoảng 90 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu có một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Kế hoạch 5 năm 2001-2005 kết thúc nửa chặng đường thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thập kỉ đàu tiên của thế kỉ XXI với mục tiêu tổng quất của chiến lược 10 năm 2001-2010 “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại..., vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển, có sự tăng trưởng liên tục trên 10% và mở rộng thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2006 đạt 490,819 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2005 trong đó các khu vực kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với nền kinh tế định hướng XHCN: kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng 31,8%, kinh tế ngoài quốc doanh 30,3%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 32,8%. Tỉ trọng đầu tư cho công nghiệp đã được chú ý tăng dần trong tổng đàu tư xã hội, đưa năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng. Năm 2005 tỉ trọng 36,87%, năm 2006 là 38,73%. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao nên đời sống dân cư nhìn chung ổn định và từng bước được cải thiện. Năm 2006 là một cột mốc cực kì quan trọng trong quá trình theo đuổi sự thịnh vượng của Việt Nam. Việc gia nhập tổ quốc thương mại thế giới (WTO) đã khẳng định mức độ tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tròn 20 năm kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới. 2) Việt Nam thời kì đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế xã hội đât nước giai đoạn hiện nay. Năm 2007, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (8,44%, cao nhất trong 10 năm qua). Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt mức quốc hội đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, thương mại trong nước và dịch vụ tiếp tục phát triển, xuất khẩu đạt hơn 48,3 tỉ đồng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 20,3 tỉ USD mức cao nhất từ trước đến nay (tăng xấp xỉ 70% so với 2006). Vốn ODA cam kết dàng cho Việt Nam cũng đã lên trên 5,4 tỉ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Các lĩnh vực khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, y tế, xóa đói giảm nghèo.... đều có chiều hướng chuyển biến theo chiều hướng tích cực, tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 15,47% (2006) xuống 14,75% (2007), đời sống nhân dân được cải thiện. Cải cách hành chính được đây mạnh theo hướng công khai minh bạch và đơn gian hóa thủ tục. Phòng chống tham nhũng có chuyển biến tích cực. Đặc biệt trong năm 2007 đã diễn ra nhiều sự kiện sôi động mang ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế đất nước ta. Đó là năm chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO từ 11-01-2007. Chúng ta đã sẵn sàng đón nhận những có hội mới và đương đầu với những thách thức mới, năm đầu tiên con tàu Việt Nam vươn ra con biển lớn đạt được vụ mùa bội thu. Có thể nói, bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2007 có gam màu tươi sáng là chủ đạo, trong đó hai ngành công nghiệp và thương mại tiếp tục chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, giá trị sản xuất công nghiệp có nhịp độ tăng trưởng 17,1%, kim ngạch xuất khẩu có nhịp độ tăng trưởng 21,5% so với năm 2006. Năm 2007 đã khép lại, năm 2008 mở ra đưa con thuyền Việt Nam tới bến bờ hội nhập. Năm 2008 là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo điều kiện hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và chiến lược phát triển 10 năm 2001-2010. Kì họp thứ 2 quốc hội khóa XII đã thông qua nghị quyết về nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2008 với mục tiêu: “phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với cải thiện đời sống của nhân dân, phấn đấu vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp ngay trong 2008. Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Chủ động thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội... Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước”. Trong 2 tháng đầu năm 2008 nền kinh tế tiếp tục phát triển, các cân đối vĩ mô của kinh tế vẫn được giữ vững, sản xuất tăng trưởng khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Trong 2 tháng đầu năm giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,3% so với cùng kì năm trước (năm trước là 17,5%). B) Hạn chế, tồn tại, khó khăn. Bên cạnh những thành tựu nước ta tiềm ẩn những khó khăn thử thách. Năng suất lao động nước ta còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp không tiêu thụ được cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy nước ta chủ yếu vẫn là một nước nhập siêu. Về yếu tố lao động, bên cạnh những yếu tố tích cực, còn nhiều hạn chế bất cập. Trình độ người lao động chưa cao. Tỉ lệ thất nghiệp hàng năm vẫn còn nhiều. Năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp là 6,4%, năm 2005 là 5,3%. Sự phát triển xã hội, kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội có được, nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh còn hạn chế trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế còn thấp, kém bền vững, chỉ số tăng giá, nhập siêu cao, khả năng kiểm soát dịch bệnh ở người, cây trồng vật nuôi, phòng và chống thiên tai chưa cao, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tẩng và nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội và quản lí nhà nước chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế tăng trưởng chưa thực sự ổn định, lạm phát tăng cao. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong nước có xu thế tăng lên, môi trường sinh thái ô nhiễm. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt yêu cầu. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm. Nội dung và các biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa cụ thể. Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, nhất là cổ phần hoá, còn nhiều vướng mắc. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động chưa qua đào tạo vẫn là phổ biến, lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao. Hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ sức vượt qua những khó khăn về cạnh tranh và thị trường. Nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những giấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Biểu hiện rã nhất là tỉ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% (12-2006) tới 15,7% (tính đến tháng 2 năm 2008). Bên cạnh đó là tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức đáng ngại (ước tính vào khoảng 9,3% tới 9,7% GDP năm vừa qua), giá tài sản tăng rất cao, thể hiện ở giá nhà đất tăng quá nhanh, có nguy cơ tạo ra tình trạng “bong bóng” trên thị trường bất động sản. Xu hướng này tiếp nối một đợt “bong bóng” trên thị trường chứng khoán xảy ra đầu năm 2007. Giáo dục và đào tạo đã có nhiều tiến bộ, song chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, cơ cấu còn bất hợp lí, chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực, nhân tài. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo mới đạt 25%. Các tệ nạn xã hội, nhất là nghiện ma túy và mại dâm lan rộng. Số người nhiễm HIV và mắc AIDS tăng, trật tự an toàn xã hội chưa được đảm bảo. C) Nguyên nhân của hạn chế. Năng lực chỉ đạo còn bất cập, nhất là năng lực nắm bắt dự báo tình hình chưa sát với diễn biến thị trường, một số lĩnh vực điều hành còn chậm, lúng túng, kém hiệu quả Cơ chế, chính sách về văn hoá - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Nhiều cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo được động lực mạnh để phát triển. Việc thực hiện nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng chưa tốt, kỉ cương kỉ luật chưa nghiêm. III) NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THẮNG LỢI CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ CNXH Ở VIỆT NAM. 1) Từng bước phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, phát triển lực lượng sản xuất. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong nửa sau thế kỉ XX, dòng thác công nghiệp đã lan nhanh cả bề sâu và bề rộng, tại Đông Á và các nước trong vùng này nối đuôi nhau trong quá trình phát triển. Công cuộc đổi mới đã đưa Việt Nam hội nhập vào làn sóng công nghiệp trong khu vực từ đầu thập niên 1990 nhưng vào đầu thế kỉ XXI giữa Việt Nam và các nước lân cận còn mọt khoảng cách lớn về trình độ phát triển. Mặt khác, lực lượng lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn, ngoải ra còn có hơn 400 nghìn lao động đang làm việc ở nước ngoài, trong đó nhiều người làm việc trong những điều kiện khó khăn nên nếu trong nước có nhiều cơ hội việc làm, đa số họ sẽ không chọn con đường lao động ở xứ người. Như vật Việt Nam phải đẩy mạnh công nghiệp hóa để phát triển nhanh hơn, để thu hút lao động nhiều hơn, tạo tiền đề rút ngắn khoảng cách với các nước. Công nghiệp hóa theo hướng ưu tiên tạo ra công ăn việc làm, còn góp lớn vào thực hiện công bằng xã hội. 2) Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN. Phải xây dựng từng bước quan hệ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời thực hiện đa dạng hóa quan hệ sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhưng trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò hủ đạo để đảm bảo nền kinh tế nước ta phát triển theo đúng định hướng XHCN. Đường lối phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần có tác dụng to lớn và có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong việc động viên mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngòai, lấy nội lực làm chính để xây dựng kinh tế phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. 3) Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đứng trước xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nền kinh tế nước ta không thể là một nền kinh tế khép kín, mà là phải tích cự mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Chúng ta “mở cửa” nền kinh tế, thực hiện đa dạng đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm thu hút các nguồn lực phát triển từ bên ngoài tranh thủ nhữn thành tựu, những thế mạnh của thế giới đặ biệt là vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí. 4) Các giải pháp khác. Giải pháp nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển khoa học công nghệ vào đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo với bảo vệ môi trường thiên nhiên, cải thiện môi trưởng thể chế và công tác hoạch định chính sách. Bên cạnh đó thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát: cần thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ năng động và hiệu quả, điều chỉnh tăng trưởng kinh tế, hạn chế tăng chi phí. Về xã hội, Việt Nam cần thực hiện các chính sách hướng vào phát triển và lành mạnh hóa xã hội, thực hiện công bằng xã hội, tạo động lực phát triển sản xuất, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giầu hợp pháp. Chúng ta phải củng cố và xây dựng nền vản hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững và phát huy nhưng truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các biện pháp cắt giảm chi phí nhằm giảm bớt sức ép với nền kinh tế: chấm dứt tình trạng bong bong trên thị trường nhà đất, theo đó việc giám sát hoạt động ngân hàng và quy định mức trần cho vay mua bất động sản cso thể kiềm chế lạm phát. Chính sách hướng nhiều hơn vào cơ chế thị trường, siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công nghiệp, tách rời ảnh hưởng của đồng USD đồng thời quản lí dòng vốn… KẾT LUẬN Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam giúp ta hiểu thêm rằng quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB ở Việt Nam là một quá trình lâu dài đầy khó khăn và thử thách nhưng cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng và rực rỡ. Sự thành công ấy đòi hỏi sự chun sức chung lòng của toàn Đảng toàn dân ta, lịch sử và kinh nghiệm phát triển của Việt Nam cũng như các quốc gia lân cậncho phép chúng ta tin tưởng hơn vào một Việt Nam có thể tiến bước mạnh mẽ trên con đường xây dựng CNXH. Trong những năm đã qua, đất nước Việt Nam chúng ta đã đi được bước tiến dài, những kết quả tuyệt vời. Nhưng mỗi thời kì khác nhau của đất nước cần có những bước đột phá khác nhau, cần xung dột mới để bước tiếp. Nếu chúng ta bằng lòng và chủ quan có nghĩa là chúng ta không thể cất cách cao xa nhanh và vững chắc trong cuộc đua toàn cầu như mơ ước. Do vậy chún ta cần tranh thủ những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước, thực hiện tốt những phương hướng mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại đó, Đảng và nhân dân đặt niềm tin rất lớn ở thanh niên vì thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, người kế tục sự nghiệp của cha anh. Với những truyền thống vẻ vang của mình thanh niên Việt Nam sẽ cống hiến cho công cuộc đổi mới xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân. Cuối cùng một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Tô Đức Hạnh đã hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng của PGS.TS Tô Đức Hạnh. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin (nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Tạp chí kinh tế và dự báo số 1 tháng 2 năm 2008. Tạp chí tia sáng số 5 ngày 5 tháng 3 năm 2008. Kinh tế Việt Nam 2001-2005 lí luận và thực tiễn (nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội - 2006). Thời báo kinh tế Việt Nam – Ra ngày 02-4-2008. Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế-xã hội (Bộ kế hoạch và đầu tư, số 24, tháng 12-2007)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10791.doc
Tài liệu liên quan