Đề tài Thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Chiêm Hoá

Chiêm Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, là vùng có địa hình phức tạp bị chia cắt bởi các dãy núi. Nhân dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí, trình độ thâm canh của nông hộ phát triển không đồng đều, sản xuất còn tự túc, tự cấp, vì vậy đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vị trí của huyện nằm sâu trong lục địa xa các trung tâm kinh tế của cả nước, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, có phần hạn chế về giao lưu kinh tế. Trong những năm qua huyện đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, bước đầu đã đem lại kết quả khá toàn diện. Tuy nhiên nền kinh tế của huyện nói chung, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn trong trình trạng phát triển chưa mạnh mẽ; sản xuất nông lâm nghiệp còn mang tính manh mún, phân tán, chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, chưa tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá và thị trường tiêu thụ với quy mô lớn, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu quả thấp; sản lượng nông sản có tăng xong chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tỷ trọng trong chăn nuôi còn thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phát huy thế mạnh chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò); đòi hỏi khách quan cần có sự sắp xếp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng khai thác tiềm năng to lớn trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

doc66 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Chiêm Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 + Năng suất (tạ/ha) 14,3 15,5 17,6 22,4 26,6 + Sản lượng (tấn) 1.952 2.109,5 2.478 4.001,1 7.776 - Cây đậu tương + Diện tích (ha) 251,6 338,6 199 273,5 715 + Năng suất (tạ/ha) 12,5 13,8 15,5 16,4 16,5 + Sản lượng (tấn) 316 467,7 308 447,8 1.182 -Cây khoai lang + Diện tích (ha) 330 714,7 586 657,5 928 + Năng suất (tạ/ha) 31,1 37,8 39,7 49 49,4 + Sản lượng (tấn) 498 1.246 2.837 2.871 3.246,5 - Cây mía + Diện tích (ha) 954,5 985 835 896,7 809 + Năng suất (tạ/ha) 450 450 450 450 700 + Sản lượng (tấn) 42.953 44.313 37.575 40.353,3 56.630 - Cây chè + Diện tích (ha) 46 46 46 46 46 + Năng suất (tạ/ha) 27,6 54 54 54 54 + Sản lượng (tấn) 127 250 250 250 250 Nguồn số liệu: Phòng Nông nghiệp và PTNT Chiêm Hoá cung cấp Sản xuất nông nghiệp từ năm 2001 dến năm 2005 trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp: Không khí lạnh tăng cường rét đậm kéo dài. Vụ xuân, lượng mưa phân bố không đều, hạn hán kéo dài ở đầu vụ xuân, vụ đông đã ảnh hưởng đến diện tích gieo cấy, năng suất sản lượng các loại cây trồng. Nhưng do có sự chỉ đạo sát sao từ huyện đến cơ sở từ khâu làm đất, chuẩn bị giống, bố trí thời vụ, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, công tác thuỷ lợi ... cho nên sản xuất nông nghiệp từ năm 2001 - 2005 có bước chuyển biến tích cực, công tác cầy lật đất qua đông, diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt khá và đặc biệt là diện tích gieo trồng cây lạc hàng hoá từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Năng suất cây trồng năm sau cao hơn năm trước là do nông dân đã chú trọng trong đầu tư thâm canh. Diện tích sử dụng giống lai, giống mới được đưa vào sản xuất hàng năm đều tăng. Tổng sản lượng lương thực năm 2001 là 62.453 tấn đến năm 2004 là 70.504,3 tấn, năm 2005 đạt 73.284 tấn. - Kết quả sản xuất từng loại con: Biểu 3: Kết quả chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ lợi Hạng mục 2001 2002 2003 2004 2005 + Đàn trâu (con) 33.160 34.888 35.375 35.709 36.627 + Đàn bò (con) 1.420 1.668 2.025 2.450 3.254 + Đàn lợn (con) 50.493 52.301 57.581 59.164 64.245 + Đàn gia cầm (con) 600.000 601.611 736.410 592.180 942.703 Nguồn số liệu: Phòng Nông nghiệp và PTNT Chiêm Hoá cung cấp Biểu 4: Kết quả trồng rừng nhân dân, kiên cố kênh mương - Lâm nghiệp + Trồng rừng nhân dân (ha) 557,7 443,1 715 609 700 - Thuỷ lợi + Kiên cố hoá kênh mường (km) 77,65 66,61 0,6 31,1 58,78 Nguồn số liệu: Phòng Nông nghiệp và PTNT Chiêm Hoá cung cấp 2.2. Cơ cấu sản xuất: Sản xuất Nông - lâm nghiệp của huyện trong những năm qua được phát triển, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất; triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, bước đầu hình thành vùng chuyên canh. Năm 2005, sản lượng lương thực (thóc + ngô) đạt 73.274 tấn/82.179 tấn đạt 89,2% kế hoạch, tăng bình quân 7,43%/năm. bình quân lương thực đầu người 528 kg/năm, hệ số sử dụng đất ruộng đạt 2.46 lần. Năng suất lúa bình quân đạt 55,7 tạ/ha tăng bình quân 6,12%/năm, trong đó lúa lai đạt 61 tạ/ha; năng suất ngô đạt bình quân 40,4 tạ/ha tăng bình quân 5,02%/năm. Chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, năm 2005: Diện tích cây lạc là 1.569,8 ha, năng suất đạt 29,1 tạ/ha, sản lượng đạt 4.563,8 tấn, diện tích tăng bình quân 7,1%/năm; đậu tương 307,9 ha, năng suất đạt 16,8 tạ/ha, diện tích tăng bình quân 17,07%/năm. Ổn định và tập trung thâm canh 725 ha mía, năng suất 60 tấn/ha. Hình thành vùng sản xuất lạc hàng hoá tại xã Phúc Sơn, Minh Quang, mía tại xã Vinh Quang, Trung Hoà. trồng mới, trồng lại 645,9 ha cây ăn quả. Tổng đàn gia súc, gia cầm hàng năm đều tăng nhưng với tốc độ chậm, năm 2005 tổng đàn đạt là: Đàn trâu: 36.627 con, đàn bò 3.254 con, đàn lợn 64.245 con, đàn gia cầm 942.703 con, ổn định diện tích mặt nước 326 ha để nuôi thả cá, duy trì phát triển 84 lồng cá. - Kết quả năng suất, sản lượng, giá trị hàng hoá từng loại cây. con Tổng giá trị sản xuất năm 2005 đạt : 434.579 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2001 - 2005 là 10,12%. Tỷ trọng các ngành kinh tế năm 2005 - Nông - lâm nghiệp: 57,3% - Công nghiệp - xây dựng: 15,8% - Dịch vụ: 29,9% Thu nhập thực tế bình quân đầu người năm 2005 đạt 4.800.000 đông/người/tháng. Sản xuất nông - lâm nghiệp tiếp tục phát triển, tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất; triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; bwocs đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh. Năm 2005, sản lượng lương thực (thóc + ngô) đạt 73.274 tấn/82.179 tấn đạt 89,2% kế hoạch, tăng bình quân 7,43%/năm. bình quân lương thực đầu người 528 kg/năm, hệ số sử dụng đất ruộng đạt 2.46 lần; giá trị thu nhập bình quân/ha canh tác đạt 29,8 triệu đồng, tăng 4,8 triệu đồng; cơ cấu giống lúa lai hàng năm chiếm 45 - 60%, ngô lai trên 80% diện tích gieo trồng. Chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày Diện tích cây lạc là 1.569,8 ha, năng suất đạt 29,1 tạ/ha, sản lượng đạt 4.563,8 tấn, diện tích tăng bình quân 7,1%/năm; đậu tương 307,9 ha, năng suất đạt 16,8 tạ/ha, diện tích tăng bình quân 17,07%/năm. Ổn định và tập trung thâm canh 725 ha mía, năng suất 60 tấn/ha. Hình thành vùng sản xuất lạc hàng hoá tại xã Phúc Sơn, Minh Quang, mía tại xã Vinh Quang, Trung Hoà. trồng mới, trồng lại 645,9 ha cây ăn quả. Riêng cây nhãn, vải, cam quýt mới đạt 24,7%. 3. Đánh giá kết quả so với tiềm năng: - Một số kết quả đã đạt được: Đã xây dựng và tổ chức bình tuyển, chọn lọc nhân thuần giống trâu "Ngố" tại xã Hoà Phú, quy mô 135 con trâu giống để tạo điều kiện mở rộng dự án trên địa bàn huyện. Tổng đàn gia suc, gia cầm hàng năm đều tăng nhưng với tốc độ chậm: Đàn trâu: 36.627 con, đàn lợn: 64.245 con, gia cầm: 942.700 con, riêng đàn bò tăng gấp 3 lần; ổn đinh diện tích mặt nước 326 ha để nuôi thả cá, duy trì phát triển 84 lồng cá. Trong chăn nuôi có những hộ gia đình điển hình nuôi từ 50 - 100 con lợn, 500 - 800 con gia cầm; mở rộng diện tích trồng ngô, cỏ voi, cỏ ghinê để làm thức ăn cho gia súc. Trồng rừng tập trung hàng năm đảm bảo kế hoạch tỉnh giao. Tổng diện tích rừng từ năm 2001 - 2005 là 5.000 ha, trong đó trồng rừng tập trung 1.755 ha, trồng cây nhân dân 3.245 ha, độ che phủ của rừng là 68,3%. Đã sử dụng giống keo lai sản xuất bằng phwong pháp giâm hom, giống keo lai tai tượng nhập ngoại để nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng. Bước đầu thực hiện cơ chế liên doanh trồng rừng nguyên liệu giữa Lâm trường với hộ gia đình. Tổ chức các biện pháp quản lý, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng: Diện tích rừng tự nhiên 77.792 ha, rừng trồng 9.716,9 ha, khoanh nuôi tái sinh (giai đoạn 2001 - 2005) 15.731 ha. ĐÃ cơ bản chuyển đổi diện tích trồng sả trên đất lâm nghiệp để trồng lại rừng; thực hiện quy hoạch, giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình quản lý sử dụng tại xã Trung hà, Tân An. Bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của nhân dân đã đầu tư làm mới và nâng cấp 55 công trình thuỷ lợi đầu mối, kiên cố hoá 241 km kênh, đưa diện tích lúa được tưới chắc cả năm đạt 3.962 ha, chiếm 64,6% diện tích cấy lúa. Đã triển khai thực hiện quy hoạch kiến thiết đồng ruộng, dồn điền, đổi thửa, gắn với phát triển hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng ở 318/396 thôn của 29 xã, thị trấn. Thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống cán bộ khuyến nông; hệ thống sản xuất, cung ứng giống, vật tư nông - lâm nghiệp, nâng cao chất lượng công tác dự báo, phòng trừ sâu bệnh, công tác thú y. Cùng với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây trồng, huyện Chiêm Hoá đã triển khai thực hiện một số dự án chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của bà con nông dân trong vùng dự án, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi. Từ năm 2004, Chiêm Hoá đã thực thi dự án bình truyển, nhân thuần giống trâu ngố tại xã Hoà Phú với số lượng ban đầu 121 con, trong đó có 98 trâu cái sinh sản. Sau một năm triển khai dự án, đàn trâu đã tăng thêm 82 trâu nghé. Kết quả theo dõi cho thấy: Trọng lượng nghé lúc sinh ra là 31kg, 3 tháng tuổi nặng 82 kg và lúc 12 tháng tuổi đạt trong lượng 237 kg, nặng hơn 40 kg đối chứng. Đây là cơ sở để huyện xây dựng dự án cải tạo đàn trâu, tiến hành bình tuyển lại toàn bộ đàn trâu trên địa bàn 29 xã, thị trấn. Chọn lọc những trâu đực đủ tiêu chuẩn (từ cấp 1 trở lên) làm trâu đực giống, phân bổ hợp lý, dảm bảo tỷ lệ trâu đực với trâu cái là 1/15. Quản lý chặt chẽ đàn trâu giống, theo dõi quản lý công tác phối giống , tránh đồng huyết, cận huyết . loại thải toàn bộ trâu đực không đủ tiêu chuẩn. Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho từng hộ gia đình để từng bước khôi phục tầm vóc, chất lượng đàn trâu. Đảm bảo trọng lượng trâu nghé sinh ra phải đạt từ 25 kg trở lên, trâu 36 tháng tuổi đạt trọng lượng 270 kg trở lên đối với trâu cái và 310 kg trở lên đối với trâu đực. Cùng với việc đánh giá hiệu quả dự án cải tạo đàn trâu ở Hoà Phú để rút kinh nghiệm triển khai ở tất cả các xã trong huyện. Đồng thời, xúc tiến quảng bá thương hiệu trâu Chiêm Hoá, kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm từ thịt trâu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu Hưởng ứng chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, những năm gần đây, bà con nông dân Chiêm Hoá đã mạnh dạn đưa mô hình nuôi cá ruộng vào sản xuất vụ đông. Bước đầu đem lại hiệu qủa nhất định. Vụ đông năm 2005, toàn huyện đã tận dụng diện tích trằm thụt không thể đưa vào trồng màu để nuôi thả cá ruộng với tổng diện tích 200ha. Riêng xã vùng cao Trung Hà có 155,5 ha ruộng được đưa vào sản xuất vụ đông , trong đó có 55,5 ha ruộng thả cá, tăng gấp 2 lần so với diện tích cá ruộng vụ đông 2004. Hầu hết các hộ gia đình ở 17 thôn bản trong xã đều giành một phần diện tích ruộng chủ động nước để nuôi cá. Một số gia đình đã tự đầu tư con giống để nuôi cá trên toàn bộ diện tích ruộng từ 0,2 đến 0,3 ha. Những gốc giạ sau thu hoạch được giữ nguyên không cầy xới, bà con đắp bờ, giữ nước ở độ sâu trung bình từ 30 - 40 cm rồi thả cá vào nuôi. Bình quân 1.000m thả 10 kg cá giống, sau 3 tháng cho thu hoạch 40kg cá thịt, trừ chi phí, thu nhập đạt trên 800.000đồng. Năm 2005,, tổng sản lượng cá ruộng vụ đông ở Trung Hà ước đạt 20 tấn, cao nhất từ trước đến nay. Cá ruộng vụ đông ở Trung Hà chủ yếu là giống chép lai 3 màu trôi, mè, rô phi đơn tính... Nuôi cá ruộng vừa tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, mầm dạ, côn trùng, vừa góp phần cải tạo, tăng độ phì cho đất. Khác với cây trồng, nuôi cá ruộng vụ đông không phụ thuộc vào thời gian thu hoạch nhất định. Tuỳ thuộc vào thời vụ sản xuất vụ xuân năm sau mà thu hoạch cá sớm hay muộn hơn ít ngày, thu nhập từ nuôi cá ruộng cũng cao hơn hẳn với một số loại cây màu vụ đông. Cá ruộng là một sản phẩm được ưa chuộng và rẽ tiêu thụ bởi thịt mềm, thơm, ngon, đặc biệt dùng để chế biến mắm ruộng, một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng cao. Nuôi cá xen lúa và nuôi ruộng vụ đông là mô hình kinh tế hiệu quả đã và đang được đông đảo nông dân vùng cao ứng dụng vào sản xuất, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc trong xã. Trước đây, chăn nuôi lợn ở Chiêm Hoá chỉ mang tính nhỏ lẻ, mỗi hộ chỉ nuôi từ 1-2 con. Do đó, không có sự đầu tư về chuồng trại, thức ăn, lợn chậm lớn và không mang lại hiệu quả kinh tế. năm 2005, gia đình anh Ma Văn Sơn ở xã Tri Phú, Trương Quang Học ở thôn Càng Nộc, xã Hoà Phú, Nguyễn Văn Quyết ở Đầm Hồng xã Ngọc Hội đã áp dụng mô hình chăn nuôi lợn và chuyển đổi phương pháp chăn nuôi theo hướng công nghiệp, mang lại hiệu quả cao. Qua học hỏi kỹ thuật chăn nuôi kết hợp với vốn kiến thức tích luỹ được sau 2 năm theo học lớp trung cấp chăn nuôi thú y của tỉnh anh Sơn đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, chăn nuôi lợn hướng nạc, bình quân mỗi lứa 100 con, sau 4 tháng, trọng luợng mỗi con khi xuất chuồng đạt 80 kg - 100 kg. Thu nhập chăn nuôi lợn thịt cuả gia đình anh Sơn trong năm 2005 đạt trên 200.000.000đồng. Ở thôn Hợp Long, xã Yên Nguyên, hàng chục gia đình đã tận dụng nguồn nước khe lạch ven rừng để đào ao thả cá và nuôi vịt siêu trứng. Gia đình anh Trần Văn Niên có đàn vịt siêu trứng 1200 con và hơn 200 con gà mái đẻ hàng tháng anh áp dụng biện pháp khử trùng và tiêm phòng cho đàn gia cầm theo đúng liều lượng và thời gian quy định. Do đó, đàn vịt khoẻ mạnh, không bị dịch bệnh và cung cấp trứng đều đặn. Bình quân 2 ngày, gia đình anh Niên thu nhặt 2000 quả trứng giao cho các lò ấp trứng trong huyện và huyện bạn Hàm Yên. Chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn đã tạo việc làm cho 4 lao động trong gia đình với mức thu nhập1.200.000đ/ nguời/ tháng. Cùng với anh Niên ở Yên Nguyên ông Nguyễn Thanh Hải ở Ngọc Hội cũng đầu tư vào chăn nuôi lợn hướng nạc và nuôi vịt siêu trứng. Đàn vịt gần 1000 con của gia đình ông được chăm sóc tốt, tiêm phòng đầy đủ, cung cấp 700 đến 800 quả trứng mỗi ngày. Ông đầu tư lò ấp trứng, cung cấp thực phẩm và con giống cho bà con nông dân trong vùng. Hầu hết các hộ gia đình ở thôn Đầm Hồng 1, xã Ngọc Hội đều tận dụng dải đất ven sông Gâm và các khu đồi thấp để trồng cây ăn quả. Suốt 4 mùa, các loại cây ăn quả như nhãn, vải, cam quýt... thay nhau trổ hoa. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để gia đình anh Nguyễn Văn Quyết đầu tư vào nuôi ong mật và mang lại nguồn thu tương đối ổn định. Thấy được hiệu quả kinh tế từ 50 thùng ong nội, năm 2005, anh Quyết về tận công ty ong trung ương để học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn nuôi thí điểm 20 thùng ong ngoại. Vùa nuôi, vừa nhân đàn, đến cuối năm, gia đình anh đã có 212 thùng ong ngoại, một nửa trong số đó đã cho thu hoạch. Vào giữa mùa hoa, trung bình một tuần, anh quay lấy mật 2 lần, lượng mật ong đã tiêu thụ được trên 3 tấn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Nhiều bà con nông dân đã tìm đến trang trại của anh Quyết để học tập kinh nghiệm nuôi ong, nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao thu nhập. Tổ nhân dân Quảng Thái, thị trấn Vĩnh Lộc nằm ở ven ngòi Quẵng, chảy ra sông Gâm, rất thuận lợi cho các gia đình phát triển kinh tế bằng nghề nuôi cá lồng, chủ yếu là cá chiên, một loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, được khách hàng ưa chuộng. Từ những con cá chiên đánh bắt được trên sông Gâm, bà con thu gom về nuôi tập chung theo lứa, theo lồng. Khác với thức của cá trắm, cá mè là rau cỏ thì thức ăn của cá chiên là giun đất và cá con. Bù lại, cá chiên có khả năng kháng bệnh rất cao, kể cả vào mùa mưa lũ. Hiện tại, Quảng Thái có 70 lồng cá chiên trị giá hàng trăm triệu đồng. Gia đình anh Vũ Văn Kiệm là một điển hình về mô hình chăn nuôi con giống đặc sản gồm 1 đàn hươu sao 12 con đã cắt nhung, một bể baba hơn trăm con chuyên cung cấp cho các nhà hàng đặc sản và 5 lồng cá chiên đến tuổi thu hoạch. Mỗi con cá chiên nặng từ 1,5 - 2 kg có giá bán 170.000đồng/kg. Thu nhập từ chăn nuôi của gia đình anh Kiệm trong 2 năm gần đây đạt từ 50 đến 70 triệu đồng. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xác định được con giống phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, nhiều nông dân Chiêm Hoá đã thực sự trở thành chủ nhân của những mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn thiết thực góp phần đưa nền kinh tế của huyện vùng cao Chiêm Hoá ngày càng phát triển. - Xu thế phát triển thành vùng chuyên canh các loại cây, con: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX và Nghị quyết số 05 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh vàê chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi. Huyện có chủ trương phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng hàng hoá và quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung gắn với thị trường để đạt giá trị cao nhất trên 1 đơn vị diện tích gồm các vùng: Vùng sản xuất lạc hàng hoá với quy mô 3.000ha/năm, vùng trồng đậu tương 915 ha/năm, vùng mía nguyên liệu đường 900 ha, vùng trồng rau an toàn 10 ha. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tạo việc làm tăng thu nập cho người lao động. Duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm, tiếp tục thực hiện các dự án về chăn nuôi bình tuyển, chọn lọc nhân thuần giống trâu Ngố tại huyện, quy hoạch và chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tập trung, xây dựng và phát huy các làng nghề truyền thống tại địa phương. 4. Một số tồn tại của cơ cấu sản xuất hiện tại và nguyên nhân: - Tồn tại: Sản xuất nông nghiệp có phát triển, sản lượng thực có tăng xong chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện; tỷ trong trong chăn nuôi còn thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phát huy được thế mạnh chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò). Sản xuất còn manh mún, phân tán, chuyển dich cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa tạo được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá và thị trường tiêu thụ với quy mô lớn. Việc ứng dụng tiến bộ vào sản xuất còn chậm. Sản lượng lương thực và diện tích cây lạc, đậu tương chưa đạt kế hoạch đề ra, chưa chủ động về giống cây trồng (như giống lạc), công tác quy hoạch bố trí cây trồng ở các xã quy hoạch sản xuất lạc hàng hoá chưa cụ thể; nhiều xã thực hiện chưa nghiêm túc lich thời vụ, nhất là vụ mùa do không quy hoạch riêng diện tích đất mạ dẫn đến gieo trồng chậm, ảnh hưởng đến sản xuất vụ sau: Việc chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hon còn chậm. Vùng nguyên liệu mía đường phát triển chưa ổn định, vững chắc, do Công ty đường chưa có hệ thống chính sách thiết thực, phù hợp với người nông dân. Việc phát triển đàn trâu, đặc biệt là công tác chọn lọc giống trâu thực hiện chưa đồng bộ ở tất các xã, thị trấn , một số xã vẫn để phát triển tự nhiên. Tỉnh chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cho các hộ dân có trâu đực nhưng không đạt tiêu chuẩn làm giống để tiến hành thiến hoạn, loại thải đàn trâu đực cóc; mặt khác do một số hộ dân thấy lợi ích trước mắt, nhận thức về công tác lai tạo giống nhằm nâng cao tầm vóc đàn trâu của còn hạn chế. Do vậy việc tuyên truyền, vận động thực hiện còn gặp khó khăn. Trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân chuyển sang nuôi bò, số máy nông nghiệp phục vụ làm đất ngày càng tăng, nhu cầu cày bừa bằng trâu giảm nên đã ảnh hưởng khong nhỏ đến việc duy trì và phát triển đàn trâu của huyện. Chương trình phát triển đàn lợn đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện do vậy đàn lợn phát triển nhanh về số lượng. Tuy nhiên việc phát triển đàn lợn hướng nạc còn chậm, chưa có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung vơi quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là phát triển theo hướng quy mô hộ gia đình, chưa phát triển nhiều cơ sở sản xuất chăn nuôi tập trung. - Nguyên nhân: Về vấn đề quy hoạch: Công tác quy hoạch chưa đồng bộ từ thôn bản, các xã, thị trấn chưa phát huy và khai thác được lợi thế của địa phương (đồng đất, điều kiện kinh tế ...), dẫn đến công tác quy hoạch cho sản xuất nông - lâm nghiệp còn chậm. - Về công nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm: Chưa có cơ sở chế biến bảo quản tại địa phương, do vậy sản lượng nông lâm sản sản xuất ra còn sơ chế bảo quản thủ công tại hộ gia đình, dẫn đến chất lượng nông lâm sản bán ra thị trường đạt giá trị thấp, chưa khuyến khích được các hộ nông dân đầu tư thâm canh trong sản xuất. -Việc áp dụng cac tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất còn gặp nhiều trở ngại như: Ruông đất manh mún, trình độ dân trí, phong tục tập quán lạc hâu, bảo thủ ... Khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất nhưng máy mó thiết bị lại cũ và lạc hậu ... do đó năng suất cây trồng thấp, nhiều xã do địa hình phức tạp, khó khăn thì lao động chủ yếu vẫn là chân tay và gia súc. - Thu nhập dân cư nông thôn còn thấp, do đó sức mua tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến dung lượng tiêu thụ của thị trường, chưa thể hiện được vai trò vừa là thị trường tiêu thụ vừa là thị trường sản xuất. 5. Bài học kinh nghiệm: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, triền khai các chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch nghiêm túc phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở; chú trọng tiếp thu kinh nghiệm, các tiến bộ khó học, kỹ thuật, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành, các nhà khoa học cả về vật chất và kỹ thuật. Qua nghiên cứu tìm hiểu rút ra một số kinh nghiệm sau: - Đưa nông nghiệp vào sản xuất hàng hoá. - Tập trung phát triển những cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh thành ngành sản xuất hàng hoá chủ yếu, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm nhằm: + Sử dụng hết tiềm năng sẵn có + Bảo vệ môi trường sinh thái - Tập trung thâm canh sản xuất lương thực để vượt ngưỡng an toàn về lương thực. - Phát triển kinh tế hộ, coi kinh tế hộ là kinh tế trang trại là lực lượng cơ bản, trực tiếp làm nông nghiệp. - Quy hoạch hướng dẫn hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá. - Thực hiện hệ thống chính sách nhằm khuyến khích ngành sản xuất hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất nông nghiệp xuất khẩu. - Trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá sản xuất các loại sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp. II/ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH PHAT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ. * Để phát triển kinh tế một cách bền vững phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải theo hướng sản xuất hàng hoá. Với nhận thức đó huyện Chiêm Hoá cần quán triệt quan điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở xây dựng hệ thống kinh tế mở, tạo điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hoá, liên kết kinh tế với các tỉnh khác, khắc phục tình tình trạng tự cung, tự cấp khép kín, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực, coi lương thực có sức cần cứng rắn. Phát triển chè mía bảo đảm cung cấp một phần lớn nguyên liệu cho nhu cầu của các nhà máy chế biến của tỉnh. Mở rộng diện tích lạc, đậu tương và cây ăn quả và sản xuất rau xanh thực phẩm. Đây là hướng phát triển kinh tế hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Chiêm Hoá nói riêng, phát triển hàng hoá như vậy sẽ tăng nha nh được giá trị sản lượng các sản phẩm hàng hoá và tăng tỷ suất hàng hoá trong sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường. * Chuyển cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để phát triển kinh tế một cách bền vững, nâng cao mức sống của người dân thì huyện Chiêm Hoá cần phải gắn chặt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành kinh tế nông nghiệp, có như vậy mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện nhà. * Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng khai thác hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là lợi thế so sánh với bảo vệ môi trường sinh thái. Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách bền vững và tạo ra môi trường sinh thái tốt thì cùng với các biện pháp khác, cần phải có một cơ cấu kinh tế nông nghiệp có tác động tích cực trong việc chặn đứng việc suy thoái môi trường, hạn chế tối đa hoá sự ô nhiễm môi trường do con người gây ra, đồng thời từng bước cải thiện và xác lập sự cần bằng sinh thái. * Chuyển đổi cơ cấu cây tròng, vật nuôi phải phát huy được vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ câu giống cây trồng, vật nuôi của huyện Chiêm Hoá cần phải quán triệt hơn nữa đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy vai trò và tác dụng tích cực của thành phần kinh tế, mặt khác cơ cấu các thành phần kinh tế là nội dung của phát triển kinh tế. Do đó chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phải bao hàm cả việc biến đổi cơ cấu các thành phần kinh tế sao cho chúng có mối liên hệ tương tác một cách biện chứng và phát huy được vai trò, tác dụng tích cực của mỗi thành phần kinh tế, đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc giải phóng năng lực sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG LÂM NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM TỚI HUYỆN CHIÊM HOÁ ĐỂ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG I/ MỤC TIÊU: Bước vào thực hiện mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2006 - 2010, huyện Chiêm Hoá đứng trước những thuận lợi hết sức cơ bản, là huyện có tiềm năng và nguồn lực để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp với khối lượng nông - lâm sản hàng hoá lớn như: Cây lâm nghiệp, cây lúa, cây ngô, lạc, đàn trâu. Nguồn khoáng sản đa dạng và có trữ lượng lớn, có vùng sinh thái phong phú, nguồn thuỷ sinh dồi dào, gắn với khu di tích lịch sử, văn hoá ... Đó là những điều kiện thuận lợi để huyện Chiêm Hoá phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản; khai thác chế biến khoáng sản ... Bên cạnh những điều kiện thuận lợi huyện Chiêm Hoá cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức, đó là kinh tế của huyện chưa phát triển, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, chưa thu hut đựơc đầu tư, khoảng cách và trình độ phát triển của huyện so với các địa phương khác còn lớn. Vì vậy nhiệm vụ của huyện là cần phát huy truyền thống đoàn kết, phát huy nội lực, nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức để phát triển kinh tế gắn với tiến bộ xã hội nhanh, mạnh và vững chắc. 1. Mục tiêu chung: Phát huy có hiệu quả mọi tiềm năng, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Xác định cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2010 là: Nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Phát triển mạnh kinh tế Nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản trên cơ sở nhu cầu thị trường; phát huy lợi thế tự nhiên của từng xã, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá Việt Nam. Quy hoạch và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản phải gắn kết công nghệ bảo quản chế biến, thị trường tiêu thụ. Gắn với việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn 2. Mục tiêu cụ thể: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 11,75%. - Tập trung phát triển 4 loại cây trồng chính (Lúa, ngô, lạc, đậu tương) - Đến năm 2010 sản lượng lương thực đạt 77.600 tấn, tăng bình quân hàng năm 1,6%; đảm bảo an ninh lương thực, năng suất lúa bình quân 62,2 tạ/ha, lúa lai 69 tạ/ha. Duy trì và ổn định 10.600 ha lúa, 2.515 ha ngô. - Tập trung thâm canh hàng năm diện tích lạc hàng hoá 3.000 ha, năng suất đạt 31,9 tạ/ha; đậu tương 1.473 ha, năng suất đạt 19,8 tạ/ha. - Duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo bình quân mỗi hôi từ 2 - 3 con trâu, bò; từ 3 con lợn và trên 80 con gia cầm trở lên/hộ. Tỷ lệ đàn gia súc, gia cầm tăng bình quân hàng năm: Đàn trâu 3%, đàn bò 15%, đàn lợn 6%, gia cầm 10%. - Trồng mới 5.450 ha rừng; trong đó rừng tập trung 2.850 ha, trồng cây nhân dân 2.620 ha, khai thác 141.000 m3 gỗ rừng trồng, khai thác 21.500 tấn tre nứa nguyên liệu; giữ vững độ che phủ của rừng trên 70%. 3. Xác định các loại cây trồng, vật nuôi, bố trí thành vùng chuyên canh tập trung: Phát triển nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến đối với các mặt hàng nông sản chủ lực. Lựa chon với những cây trồng thích hợp với địa hình vùng cao, có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, chú trọng vùng nghèo, vùng dân tộc ít người, chuyển đổi cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hoá lớn trên một đơn vị diện tích và đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. a) Trồng trọt: - Cây lương thực: Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt: 77.602 tấn, trong đó thóc 65.959 tấn, ngô 11.643 tấn. Duy trì đầu tư thâm canh 10.600 ha lúa, năng suất bình quân đạt 62,2 tạ/ha, sản lượng đạt 65.959 tấn, diện tích ngô: 2.515 ha, năng suất đạt: 46,3 tạ/ha, sản lượng 11.643 tấn tại 29/29 xã, thị trấn. - Cây công nghiệp lâu năm: Cây mía: Quy hoạch, mở rộng diện tích trồng mía nguyên liệu tập trung tại các xã Vinh Quang, Kim Bình, Xuân Quang, Yên Nguyên, Trung Hoà, Hoà Phú, Tân Thịnh, Phúc Thịnh, Tri Phú, Ngọc Hội với diện tích 880 ha. - Cây công nghiệp hàng năm: + Cây lạc: Triển khai thực hiện tại các hộ của 15 xã gồm: Yên Nguyên, Hoà Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Tân An, Hà Lang, Trung Hà, Bình An, Hồng Quang, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Xuân Quang. Thời gian thực hiện từ vụ xuân năm 2006 đến hết năm 2010 với diện tích năm 2006 là: 2.500 ha đến năm 2010 đạt: 3.000 ha. + Cây đậu tương: Quy hoạch triển khai thực hiện tại 8/29 xã cụ thể tại các xã: Vinh Quang, Hoà An, Trung Hoà, Kim Bình, Linh Phú, Tri Phú, Bình Nhân, Ngọc Hội. - Cây ăn quả: 770,93 ha, trong đó tập trung đầu tư phát triển vùng cam xã Trung Hà, Hà Lang với diện tích 295,5 ha. b) Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên cơ sở tận dụng ưu thế của huyện miền núi; tập trung phát triển đàn trâu theo hướng bán công nghiệp, phát triển chăn nuôi bò, lợn hướng nạc, gia cầm theo quy mô trang trại, hộ gia đình. - Chăn nuôi đại gia súc: + Đàn trâu: Chú trọng phát triển 16 xã vùng quy hoạch: Bình An, Hồng Quang, Thổ Bình, Minh Quang, Trung hà, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Hà Lang, Hùng Mỹ, Yên Lập, Bình Phú, Phú Bình, Kiên Đài, Kim Bình, Tri Phú, Linh Phú đến năm 2010 đạt 26.566 con. Ngoài vùng quy hoạch: 15.894 con. + Đàn bò: Phát triển ở 29 xã, thị trấn đến năm 2010 đạt 9.460 con. - Chăn nuôi tiểu gia súc: Phát triển 13 xã vùng quy hoạch Vĩnh Lộc, Tân An, Xuân Quang, Phúc Thịnh, Ngọc Hội, Tân Thịnh, Hoà Phú, Trung Hoà, Vinh Quang, Hoà An, Yên Nguyên, Nhân Lý, Bình Nhân đến năm 2010 đạt 43.400 con. Ngoài vùng quy hoạch 42.580 con. - Chăn nuôi gia cầm: Các xã vùng quy hoạch Hoà Phú, Yên Nguyên, Vĩnh Lộc, Hoà An, Tân Thịnh, Trung Hoà, Xuân Quang, Phúc Thịnh, Ngọc Hội, Vinh Quang, Tân An là 745.793 con. Ngoài vùng quy hoạch 772.259 con. - Khai thác diện tích mặt nước hiện có, xây dựng thêm các hồ thuỷ lợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản tập trung với mục đích sản xuất hàng hoá; xây dựng cơ sở ươm cá giống tại xã Hoà An, Tân An, Trung Hà, Minh Quang để phục vụ nhu cầu tại chỗ và các huyện lân cận. Vận động nhân dân nuôi cá lồng trên sông Gâm, Ngòi Quãng (thị trấn Vĩnh Lộc, các xã Trung Hoà, Vinh Quang, Ngọc Hội). Khuyến khích nuôi các loài cá đặc sản (cá Chiên, cá Bỗng, cá Lăng). Chuyển đổi 20 ha ruộng chuyên canh 2 vụ lúa sang chuyên nuôi cá chép ruộng làm nguyên liệu mắm cá ruộng tại các xã: STT Xã Diện tích (ha) STT Xã Diện tích (ha) 1 Tân An 2 5 Phúc Sơn 2 2 Hà Lang 3 6 Minh Quang 3 3 Trung Hà 4 7 Thổ Bình 2 4 Hùng Mỹ 2 8 Bình An 2 Vận động nhân dân quy hoạch thiết kế đồng ruộng (chuôm, đường mương) hợp lý để nuôi cá xen lúa, nuôi cá ruộng vụ đông, mở rộng diện tích đất sử dụng 3 vụ. II/ NỘI DUNG QUY HOẠCH: 1. Về trồng trọt: Mục tiêu đến năm 2010: - Sản lượng lương thực: + Mục tiêu: Đến năm 2010 tổng sản lượng lương thực đạt: 77.602 tấn, trong đó thóc 65.959 tấn, ngô 11.643 tấn. Duy trì đầu tư thâm canh 10.600 ha lúa, năng suất bình quân đạt 62,2 tạ/ha, sản lượng đạt 65.959 tấn, diện tích ngô: 2.515 ha, năng suất đạt: 46,3 tạ/ha, sản lượng 11.643 tấn tại 29/29 xã, thị trấn. - Cây lạc: 3.000 ha tập trung ở 15 gồm: Yên Nguyên, Hoà Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Tân An, Hà Lang, Trung Hà, Bình An, Hồng Quang, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Xuân Quang, năng suất đạt 31,9 tạ/ha, sản lượng đạt 9.569 tấn. - Cây đậu tương: 1.473 ha. Trong đó vùng chuyên canh 8/29 xã Vinh Quang, Hoà An, Trung Hoà, Kim Bình, Linh Phú, Tri Phú, Bình Nhân, Ngọc Hội: 865 ha, ngoài vùng chuyên canh 608 ha, năng suất đạt: 19,8 tạ/ha. sản lượng đạt 2.923 tấn. - Cây mía: Quy hoạch, trồng mía nguyên liệu tập trung tại các xã Vinh Quang, Kim Bình, Xuân Quang, Yên Nguyên, Trung Hoà, Hoà Phú, Tân Thịnh, Phúc Thịnh, Tri Phú, Ngọc Hội với diện tích 880 ha. Năng xuất đạt: 63 tấn / ha. Sản lượng đạt hàng năm 55.440 tấn. - Cây ăn quả: Đầu tư thâm canh 295,5 ha cây cam tại xã Trung Hà, Hà Lang, đến năm 2010 năng suất đạt 7,5 tấn / ha, sản lượng đạt 2.216 tấn. - Tiêu thụ sản phẩm: Tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ Tướmg Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. 2) Về chăn nuôi mục tiêu đến năm 2010 - Chăn nuôi đại gia súc: + Đàn trâu: 42.640 con. + Đàn bò: 6.550 con. - Chăn nuôi lợn: 85.980 con. - Chăn nuôi gia cầm: + Quy hoạch chăn nuôi gia cầm tập chung chủ yếu ở các xã vùng thấp (Yên Nguyên, Hoà Phú, Tân Thịnh, Phúc Thịnh, Tân An , Hoà An, Trung Hoà, Vinh Quang, Ngọc Hội, Xuân Quang và thị trấn Vĩnh Lộc).Các xã khác tự quy hoạch tuỳ theo điều kiện quỹ đất của xã và nhu cầu chăn nuôi gia cầm. Đến năm 2010 có 810 hộ chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 100 con trở lên (11 xã trong vùng quy hoạch). Trong đó nuôi gà 578 hộ, nuôi vịt 232 hộ; hộ có quy mô 100 con: 280 hộ, hộ có quy mô 200 con: 240 hộ, quy mô 300 - 400 con: 186 hộ, quy mô 500 con trở lên: 104 hộ. + Quy hoạch chăn nuôi gia cầm giống: Quy hoạch các hộ chăn nuôi gia cầm giống bố mẹ tai các xã Yên Nguyên (3 hộ), Phúc Thịnh (4 hộ) và Vinh Quang (3 hộ). Quy hoạch 5 cơ sớ ấp trứng gia cầm tại Yên Nguyên 2 cơ sở, Phúc Thịnh 2 cơ sở, Vinh Quang 1 cơ sở. Vận động nhân dân giảm chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ lẻ. Không chăn nuôi gia cầm trong khu nội thị thị trấn Vĩnh Lộc, khu đông dân cư ở các trung tâm xã và các thị tứ. + Xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm: Xây dựng một cơ sở giết mổ gia cầm kết hợp giết mổ gia súc tại tổ nhân dân Rẹ 1 thị trấn Vĩnh Lộc, vào năm 2007 với công suất 50 con lợn, 5 con trâu bò, 200 con gia cầm/ngày. - Dự kiến đến năm 2010 xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại các xã Yên Nguyên, Hoà Phú, Vinh Quang với công suất mỗi cơ sở 10 con lợn,. 100 con gia cầm/ngày. - Thuỷ sản: + Cải tạo diện tích ao hiện có, thâm canh tăng năng xuất cá ao bằng biện pháp đầu tư giống, thức ăn tinh, phân bón áp dụng các biện pháp thâm canh cá ao. + Chuyển một phần diện tích đất chằm thụt canh tác cây trồng nông nghiệp kém hiệu quả sang làm ao nuôi cá, tổng diện tích chuyển đổi là 50 ha nằm rải rác trên địa bàn các xã trong huyện. + Xây dựng các cơ sở nuôi ương cá giống tại xã Hoà An, Tân An, Trung Hà, Minh Quang để sản xuất ra cá giống cung ứng cho nhu cầu nuôi thả trên địa bàn huyện. + Vận động nhân dân nuôi cá lồng trên sông Gâm, ngòi Quãng (Thị trấn Vĩnh Lộc, các xã Trung Hoà, Vinh Quang, Ngọc Hội). Khuyến khích nuôi các loài cá đặc sản (cá chiên, cá Bỗng, cá Lăng). +Chuyển đổi 20 ha ruộng chuyên canh 2 vụ lúa sang chuyên nuôi cá chép ruộng làm nguyên liệu sản xuất mắm cá ruộng tại các xã. III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1) Công tác chỉ đạo: - Trồng trọt: Tập trung phát triển 4 loại cây trồng chính: Lúa (10.600ha), ngô (2.515ha), lạc (3000 ha), đỗ tương (1.473 ha); trong đó trú trọng phát triển thế mạnh cây lạc hàng hoá, sản lượng 9.569 tấn. Ổn định diện tích mía, chè, cây ăn quả hiện có. Quy hoạch bố trí cây trồng hợp lý đảm bảo tận dụng mọi khả năng về diện tích, luân canh tăng vụ, kiên quyết không để diện tích đất bỏ hoang, nâng hệ số sử dụng dất ruộng lên 2,8 lần/năm. Bố trí cơ cấu giống hợp lý với thời vụ, ổn định diện tích lúa lai chiếm 50 - 55% diện tích cấy lúa hàng năm. Thâm canh trên toàn bộ diện tích gieo trồng; chỉ đạo kiên quyết việc làm đất đảm bảo đúng kỹ thuật, đúng tiến độ để gieo trồng, đúng thời vụ. Cụ thể các ngành như sau: * Trồng trọt: - Phòng Tài chính - kế hoạch, Phòng nông nghiệp và PTNT Phòng Tài nguyên - Môi trường, Hạt kiểm lâm Chiêm Hoá hướng dẫn UBND các xã , thị trấn trong vùng quy hoạch tiến hành rà soát, quy hoạch vùng sản xuất. - Trên cơ sở vùng quy hoạch sản xuất. Phòng nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, theo dõi tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện theo đề án đã xây dựng - Trạm giống vật tư NLN Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức cho các hộ nông dân đăng ký vật tư và có trách nhiệm cung ứng đày đủ số lượng, đảm bảo chất lượng các loại vật tư đã đăng ký đến từng hộ nông dân kịp thời theo kế hoạch, phục vụ kịp thời cho sản xuất. - Trạm Bảo vệ thực vật thường xuyên kiểm tra, dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời; thông báo và hướng dẫn cho nông dân cách phòng trừ có hiệu quả. - Ngân hàng nông nghiệp và PTNT tiến hành thẩm định kịp thờitạo điều kiện tốt nhất cho các hộ nông dân vay vốn ngay từ đầu vụ sản xuất. - UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm chính tronmg việc tổ chức thực hiện, phối hợp với các cơ quan có liên quan và các đoàn thể, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện. - Các Hợp tác xã NLN trong vùng quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với Trạm giống vật tư NLN huyện tiếp vật tư, phân bón cung ứng đến hộ nông dân bảo về chất lượng, số lượng theo nhu cầu đăng ký của nông dân. - Các hộ nông dân phải chịu trách sự giảm sát, chỉ đạo của UBND xã, HTX và các cơ quan chuyên môn của huyện về thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất. * Chăn nuôi: Triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện phòng chống dịch bệnhgia súc, gia cầm; thực hiện nghiêm ngặt công tác thú y; chủ động đối phó với dịch bệnh, hạn chế thấp nhất khi có dịch bệnh xảy ra. Tích cực thực hiện chương trình phát triển thuỷ sản đến năm 2010. 2) Cơ chế chính sách: Đi đôi với việc thực hiện nghiêm túc những chính sách kinh tế Nhà nước đã ban hành để hỗ trợ, khuyến khích, động viên và làm các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất như chính sách về đất đai, chính sách vay vốn tián dụng, chính sách thuế, chính sách phát triển kinh tế tran trại và các chính sách hỗ trợ sản xuất đối với cao, vùng sâu, xa. Huyện cần nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ mang tính cụ thể phù hợp với điều kiện của huyện để giúp hộ nông dân phát triển kinh tế hộ, trong đó cần chú trọng những biện pháp sau: 2.1 Trồng trọt: Nhà nước hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho các tổ chức cá nhân tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân. Thực hiện việc hỗ trợ cước vận chuyển cho tổ chức, cá nhân tham gia tiêu thụ Tiếp tục thực hiện hỗ trợ gái giống lúa lai, ngô lai cho các xã vùng 135. Hỗ trợ về giống cho các hộ nông dân mạnh dạn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển cây lạc, cây đậu tương nhằm tăng năng suất, chất lượng. Các chính sách hỗ trọ như: 60% giống mới, 40% phân bón để thực hiện mô hình chuyển đổi giống mới. Hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm các hoạt động xây dựng thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. 2.2 Chăn nuôi: - Đàn trâu, bò: Đề nghị hỗ trợ kinh phí bình tuyển toàn bộ đàn trâu, bò trên địa bàn các xã, thị trấn. Hỗ trợ 40% kinh phí mua trâu, bò đực giống, hỗ trợ kinh phí luân chuyển trâu, bò đực giống, hỗ trợ kinh phí thiến hoạn trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm giống, hỗ trợ kinh phí cho hệ thống quản lý đàn trâu, bò giống như: đào tạo cán bộ, tập huấn kỹ thuật cho người chăn nuôi, sổ sách theo dõi, kìm bấm số tai ... - Đàn lợn: Huyện cần có chính sách khuyến khích phù hợp (cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới) cho các tổ chức cá nhân phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp với quy mô trang trại. - Đàn gia cầm: Hỗ trợ lãi suất cho các hộ gia đình có nhu cầu chăn nuôi với quy mô lớn gắn với quy hoạch khu vực giết mổ tập trung. Hỗ trợ quy hoạch mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng, các cơ sở giết mổ tập trung tại các xã, thị trấn. Hỗ trợ cho việc đào tạo tập huấn cho nông dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia cầm , đặc biệt là cúm gia cầm. 3) Về kỹ thuật: - Công tác giống: Đưa nhanh các giống lúa lai, lúa thuần, giống ngô, giống lạc, giống đậu tương có năng suất, chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn vào sản xuất. Lựa chọn con giống trâu, bò có đủ tiêu chuẩn làm giống. + Lựa chọn các giống cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. + Bình tuyển những giống trâu đực và trâu cái đủ tiêu chuẩn để làm giống, những trâu đực xếp cấp tổng hợp từ cấp I trở lên và trâu cái xếp cấp tổng hợp từ cấp II trở lên, tiến hành đánh số tai để quản lý theo đúng quy định của quản lý giống. Quản lý chặt chẽ việc xuất, nhập đàn trâu giống đã được chọn lọc. Thực hiện thiến hoạn những trâu đực không đủ tiêu chuẩn làm giống tại các vùng có trâu đực giống tốt. Tại những vùng chưa có trâu đực giống tốt thì tiến hành loại thải dần. Thực hiện chăn nuôi bò thịt Brahman thuần tại những xã có điều kiện, đồng thời tiến hành tuyển chọn những bò, bê đực tốt giữ lại để cải tạo đàn bò vàng địa phương. Tuyển chọn những con cái đủ tiêu chuẩn của đàn bò vàng địa phương để lai tạo với bò lai Sinel nhằm nâng cao tầm vóc của đàn bò địa phương. Tiến hành chọn lọc bình tuyển đàn lợn móng cái, chọn nững con đủ tiêu chuẩn sản xuất giống lai lai tạo với con đực móng cái thuần (nái thuần chủng để sản xuất ra nái nền thương phẩmcho lai tạo với lợn ngoại tạo ra con lai F1 có năng suất chất lượng lợn thịt. Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn hướng nạc theo hình thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế toàn huyện. + Đầu tư xây dựng cơ sở nuôi gà bố, mẹ để cung cấp sản xuất ra những con giống đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lâu dài, hạn chế tới mức thấp nhất việc nhập con giống từ các tỉnh khác để tránh việc lây , phát sinh dịch bệnh. - Công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: Hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở tăng cường bám sát thôn bản, đồng ruộng, hộ gia đình để hướng dẫn chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để người dân áp dụng trong sản xuất. Công tác chuyển giao phải gắn với từng loại cây trồng, từng vùng quy hoạch. - Công tác khuyến nông: Công tác khuyến nông có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Do đó thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi của huyện, nhất là trong việc đua tiến bộ khoa học đến các hộ nông dân trong những năm tới cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình khuyến nông để lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của huyện. + Tăng cường củng cố hệ thống khuyến nông từ huyện đến cơ sở các xã, thị trấn, thôn bản làm cho hệ thống khuyến nông ddur năng lực giúp huyện quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu theo quy định hiện hành. Phổ biến những tiến bộ về kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi; công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, những kinh nghiệm điển hình tiên tiến về kỹ thuật và quản lý trong nông nghiệp . Cung cấp những thông tin về thị trường giá cả để các hộ nông dân bố trí sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. + Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, đặc biệt là cán bộ khuyến nông cơ sở, đảm bảo mỗi xã ít nhất có 1 cán bộ khuyến nông xã và mỗi thôn bản có 1 cán bộ khuyến nông thôn bản + Hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin truyên truyền khác. + Hàng vụ tổ chức tập huấn về kỹ thuật cho người nông dân để giúp người dân nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản. + Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho người sản xuất. + Xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất. + Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. + Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn để nhân ra diện rộng. + Tư vấn chính sách, pháp luật về: Đất đai, thuỷ sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, về phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản. + Dịch vụ đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại , thị trường, giá cả. + Tư vấn hỗ trợ trong việc lập các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn của huyện. Tư vấn hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản; quản lý sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. + Quảng bá giới thiệu các sản phẩm, mặt hàng nông lâm sản trên địa bàn, giúp nông dân tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm. 4. Các giải pháp khác: - Vấn đề thị trường, tiêu thụ sản phẩm: Quá trình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá thì thị trường phải là yếu tố quyết định và quan trọng nhất. Vì vậy phải mở rộng và phát triển thị trường, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá. Để thực hiện được giải pháp về thị trường, đối với điều kiện cụ thể của huyện Chiêm Hoá cần: + Đào tạo đội ngũ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, quan hệ với các cơ quan làm tư vấn cho địa phương để đổi mới, đa dạng hoá sản xuất và ổn định việc tiêu thụ sản phẩm. Để làm được vậy thì cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi gắn liền với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý ví mô của Nhà nước. + Sản phẩm nông nghiệp hiện nay tiêu thụ trên thị trường là sản phẩm thô tươi sống chưa qua ché biến, bảo quản do đó thị trường bị thu hẹp cả chiều rộng và chiều sâu, bởi vì sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính thời vụ, cho nên khi có thì ồ ạt, rất nhiều nhưng trong khoảng thời gian ngắn mà nhu cầu thì lại quanh năm. Chính vì vậy chúng ta phải phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông sản phẩm thì sẽ kéo dài thời gian tiêu thụ mà chất lượng sản phẩm không thay đổi. + Tuyên truyền và khuyến khích thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân,nên ăn có chất lượng chứ không phải ăn về số lượng để no bụng. Nếu thay đổi được nhận thức đó thì sẽ thay đổi được sinh hoạt, cách tiêu dùng, nâng cao sức mua của dân cư, qua đó tác động đến thị trường. Ngoài việc thích ứng để khai thác, thị trường tỉnh Tuyên Quang nói chung và thị trường huyện Chiêm Hoá nói riêng phải chú trọng đến các thị trường khác ở trong nước. Từng bước phân tích tìm kiếm thị trường, thông qua xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ. - Giải pháp ruộng đất: + Thực hiện nhanh chóng luật đất đai, sớm hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. + Khuyến khích việc chuyển đổi, tích tụ và tập trung ruông đất vào những người có khả năng sản xuất kinh doanh giỏi. + Nghiên cứu và tìm hướng giải quyết về mặt pháp lý những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh khi quá trình tích tụ và tập trung đất diến ra nhanh chóng. + Cần phải triệt để hoàn thành việc giao đất, khoán rừng cho nông dân. KẾT LUẬN Vấn đề chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi để đảm bảo phát triển kinh tế một cách bền vững ở huyện Chiêm Hoá là quá trình phải trải qua nhiều nấc thang của sự phát triển. Do đó thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng chuyen canh tập trung theo hướng có hiệu quả đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm không ngừng đổi mới và đưa những giải pháp thích hợp. Nó được xác định là nội dung cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nhằm chuyển nền nông nghiệp từ sản xuất lạc hậu, thủ công tự cấp sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá có trình độ khoa học nông nghiệp phát triển tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm một cách vững chắc, ổn định cho xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Chiêm Hoá đã thu được những thành tự đáng kể nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định như: còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, năng suất lao động; năng suất ruộng đất thấp; thu nhập của người nông dân chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do đó Chiêm Hoá xác định phát triển kinh tế nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong những năm tiếp theo. Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy huyện Chiêm Hoá cần phải được tổng kết thực tiễn một cách toàn diện đầy đủ, mặt khác cần tìm tòi những chính sách phù hợp và có hiệu quả cao đồng thời cần thiết phải có sự giúp đơc chỉ đạo thông nhất từ TW đến địa phương đường lối chính sách và công cụ quản lý kinh tế mới có thể tạo ra những thế lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Chiêm Hoá. Với đề tài "Thực trạng và những giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trông, vật nuôi và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện huyện Chiêm Hoá" cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Đức Thọ em đã hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Song do thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn chưa nhiều nên chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, em mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cám ơn. Chiêm Hoá, ngày tháng năm 2007 Sinh viên thực tập Trương Thị Thu Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện sản xuất nông lâm nghiệp 2001- 2005, dự kiến mục tiêu, giải pháp thực hiện sản xuất nông lâm nghiệp 2006-2010. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hoá 2. Báo cáo tham luận kết quả công tác 5 năm của phòng Nông nghiêp và PTNT huyện Chiêm Hoá từ 2001 -2005. 3. Đề án phát triển trồng trọt, chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hoá 4. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2005 - 2010. 5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyen Quang lần thứ XIV. 6. Giáo trình kinh tế học phát triển - Nhà xb lý luận chính trị 7. Dự án phát triển vùng sản xuất lạc, đậu tương hàng hoá. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hoá 8. Dự án phát triển chăn nuôi trên địa bàn huyện Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chiêm Hoá 9. Giáo trình Quản lý kinh tế - Khoa Khoa học quản lý trường Đại học KTQD Hà Nội 10. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5379.doc
Tài liệu liên quan