Bên cạnh hoàn thiện chế độ hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị sản xuất kinh doanh, thì chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 thay thế Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chính sách tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.Tuy nhiên, hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp mới này vẫn còn những bất cập trong một số nội dung hạch toán.
31 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giữa đồng tiền ngoại tệ với đồng tiền nước ta, tức là giá cả của đơn vị tiền tệ nước ngoài trên thị trường tiền tệ của Việt Nam. Tỷ giá hối đoái được hình thành khách quan và phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu trên thị trường tiền tệ. Do vậy, tỷ giá ngoại tệ sẽ thường xuyên biến động. Khi tỷ giá hối đoái biến động sẽ kéo theo sự biến động của ngoại tệ hiện có của doanh nghiệp và các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ, do đó việc xác định tỷ giá hối đoái là rất phức tạp.
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ, ta thường sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi sổ. Sử dụng tỷ giá hối đoái để ghi nhận các khoản chênh lệch. Nghiên cứu về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái giúp doanh nghiêp hiểu sâu sắc hơn về chế độ hạch toán của nó. Chuẩn mực kế toán số 10 ra đời là kịp thời và cần thiết. Trong chuẩn mực kế toán số 10 về chênh lệch tỷ giá hối đoái còn nhiều bất cập. Nghiên cứu về việc thay đổi tỷ giá nhằm hạn chế những rủi ro đó. Nắm rõ thực trạng và những vấn đề tồn tại tồn tại trong việc hạch toán sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong mọi hoạt động.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Khái niệm và phân loại về chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái là sự chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một lượng tiền tệ khác sang đơn vị kế toán theo tỷ hối đoái khác nhau.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện) ở doanh nghiệp bao gồm:
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng để hình thành TSCĐ (giai đoạn trước hoạt động).
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư xây dựng.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính, gồm:
-Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động).
-Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2. Nguyên tắc về chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán ( nếu được chấp nhận).Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam, hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán về nguyên tắc phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả và TK 007 “ngoại tệ các loại”.
Đối với tài khoản thuộc doanh thu, hàng tồn kho, TSCĐ, chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, bên nợ các tài khoản vốn bằng tiền,...khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Đối với các tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia quyền, tỷ giá nhập trước xuất trước...).
Đối với bên có của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên nợ của các tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch; cuối năm tài chính các số dư nợ phải trả hoặc dư nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.
Đối với bên nợ của các tài khoản nợ phải trả, hoặc bên có của các tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Trường hợp mua, bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì hạch toán theo tỷ giá thực tế mua, bán.
Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch ( đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
Đối với doanh nghiệp vừa hoạt động kinh doanh, vừa đầu tư xây dựng cơ bản,nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì cũng xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái này vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.
Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ ở năm tài chính hiện tại.
Xử lí chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kì và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) như sau:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng,khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu chêch lệch tỷ giá hối đoái)
Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng,chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ, hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính,hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm ( kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).
Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và ở thời điểm quyết toán,bàn giao TSCĐ đã đưa vào sử dụng (Lỗ,hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào chi phí tài chính,hoặc doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (nếu lớn, kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài :
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được tính ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở nước ngoài hoạt động độc lập được phản ánh luỹ kế trên tài khoản 413-chênh lệch tỷ giá hối đoái và chủi được tính vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính khi doanh nghiệp thanh ký các khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài.
1.3. Hạch toán tổng hợp:
1.3.1.Tài khoản sử dụng:
TK 635:Chi phí tài chính
TK 515:Doanh thu tài chính
TK 1112:Tiền mặt bằng ngoại tệ
TK 1122:Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ
TK 1132:Tiền đang chuyển
TK 413:Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Kết cấu:
Bên nợ:
+Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh,kể cả hoạt động đầu tư XDCB.
+Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB ( giai đoạn trước hoạt động).
+Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính(lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu tài chính.
+Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB vào doanh thu tài chính hoặc doanh thu chưa thực hiện.
Bên có:
+Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh,kể cả hoạt động đầu tư XDCB.
+Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB ( giai đoạn trước hoạt động).
+Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính(lỗ tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính.
+Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB vào chi phí tài chính hoặc chi phí trả trước dài hạn
Dư nợ: Số chênh lệch tỷ giá hối doái phát sinh,hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB(giai đoạn trước hoạt động,chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính.
Dư có: Số chênh lệch tỷ giá hối doái phát sinh,hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB(giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập bảng CĐKT cuối năm tài chính.
TK 413 có 3 TK cấp 2:
TK 4131: Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính.
TK 4132:Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB.
TK 007:Ngoại tệ các loại
Bên nợ TK 007:Ngoại tệ thu vào
Bên có TK 007:Ngoại tệ chi ra
TK 007 phải mở chi tiết cho từng loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại tệ
1.3.2.Phương pháp hạch toán các ngiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
1.3.2.1. Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá thực tế trong quy đổi ngoại tệ:
Khi phát sinh các nghiệp vụ ghi tăng ngoại tệ:
Bán hàng thu ngoại tệ:
Căn cứ vào lượng ngoại tệ đem bán, kế toán ghi vào bên nợ TK 007
Căn cứ vào tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng hiện hành, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế thực tế lúc bán
Có TK 511, 515, 711: Tỷ giá thực tế thực tế lúc bán
Có TK3331: Tỷ giá thực tế thực tế lúc bán
Thu nợ, vay nợ bằng ngoại tệ
Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) : Tỷ giá thực tế lúc thu nợ, vay nợ
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 132, 138... : Tỷ giá thực tế lúc cho nợ
Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) : Tỷ giá thực tế lúc thu nợ, vay nợ
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 138... : Tỷ giá thực tế lúc cho nợ
Đồng thời ghi nợ TK 007: Nguyên tệ và chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam
Căn cứ vào lượng ngoại tệ mua được kế toán ghi vào bên nợ TK007
Dựa vào giá mua thực tế kế toán ghi sổ:
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế lúc mua
Có TK 1111, 1121, 331: Giá thực tế lúc mua
Khi phát sinh các nghiệp vụ ghi giảm ngoại tệ:
Chênh lệch tỷ giá khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ được ghi vào doanh thu (nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc chi phí hoạt động tài chính(nếu lỗ tỷ giá).
Nếu lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 611: Mua vật tư,hàng hoá(Ghi theo tỷ giá thực tế)
Nợ TK 211, 213: TSCĐ(Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Dịch vụ( Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 133
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế lúc xuất ngoại tệ
Nếu lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 611: Mua vật tư,hàng hoá(Ghi theo tỷ giá thực tế)
Nợ TK 211, 213: TSCĐ(Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Dịch vụ( Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 133
Có TK 1112, 1122:Tỷ giá thực tế lúc xuất ngoại tệ
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái
Đồng thời ghi có TK 007
Mua chịu vật tư, hàng hoá dịch vụ nhận nợ bằng ngoại tệ.
Tại thời điểm ghi nhận nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 627, 641, 642…: Tỷ giá thực tế lúc mua
Nợ TK 133: Thuế VAT theo phương pháp khấu trừ (Tỷ giá thực tế lúc mua)
Có TK 331: Theo tỷ giá thực tế lúc nợ
Tại thời điểm trả nợ cho người bán, một mặt kế toán ghi đơn lượng ngoại tệ chi ra vào bên có TK 007, mặt khác kế toán căn cứ vào tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ và tỷ giá thực tế xuất quỹ để ghi sổ kế toán :
Nợ TK 331: Tỷ giá thực tế lúc nợ
Nợ TK 635(Có TK 515): Chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế lúc xuất quỹ
Trả nợ bằng ngoại tệ:
Nợ TK 311, 315, 341, 342, 334, 336, 338…: Tỷ giá thực tế lúc nợ
Nợ TK 635 (Có TK 515): Chênh lệch tỷ giá
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá xuất ngoại tệ
Đồng thời ghi có TK 007
Bán ngoại tệ thu tiền Việt Nam:
Nợ TK 1111, 1121, 131: Giá thực tế lúc bán
Nợ TK 635 (Có TK 515): Số chênh lệch
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế lúc xuất ngoại tệ
Đồng thời ghi có TK 007: Nguyên tệ, chi tiết cho TGNH, TM
1.3.2.2. Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá hạch toán đổi ngoại tệ
Khi phát sinh các nghiệp vụ ghi tăng ngoại tệ
Bán hàng thu ngoại tệ
Căn cứ vào lượng ngoại tệ đem bán, kế toán ghi vào bên nợ TK007
Căn cứ vào tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng hiện hành, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá hạch toán lúc bán
Có TK 511, 515, 711: Tỷ giá thực tế thực tế lúc bán
Có TK 3331: Tỷ giá thực tế thực tế lúc bán
Có TK 515 (Nợ TK 635): Số chênh lệch
Thu nợ, vay nợ bằng ngoại tệ
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) : Tỷ giá hạch toán lúc thu nợ, vay nợ
Có TK 341, 311 : Tỷ giá hạch toán
Có các TK 131, 132, 138... : Tỷ giá hạch toán lúc cho nợ
Đồng thời ghi nợ TK 007
Mua ngoại tệ bằng tiền Việt Nam
Căn cứ vào lượng ngoại tệ mua được kế toán ghi vào bên nợ TK007
Dựa vào giá mua thực tế kế toán ghi sổ
Nợ TK 1112, 1122: Tỷ giá hạch toán lúc mua
Có TK 1111, 1121, 331: Tỷ giá thực tế lúc mua
Có TK 515 (Nợ TK 635): Số chênh lệch
Khi phát sinh các nghiệp vụ ghi giảm ngoại tệ
Chênh lệch tỷ giá khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán ngay bằng ngoại tệ được ghi vào doanh thu (nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc chi phí hoạt động tài chính(nếu lỗ tỷ giá)
Nếu lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 611: Mua vật tư,hàng hoá (Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua )
Nợ TK 211, 213: TSCĐ ( Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Dịch vụ( Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 133
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá hạch toán lúc xuất ngoại tệ
Nếu lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ
Nợ TK 151, 152, 153, 156, 611: Mua vật tư,hàng hoá(Ghi theo tỷ giá thực tế)
Nợ TK 211, 213: TSCĐ( Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 623, 627, 641, 642: Dịch vụ( Ghi theo tỷ giá thực tế lúc mua)
Nợ TK 133: Tỷ giá thực tế
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá hạch toán lúc xuất ngoại tệ
Có TK 331, 311, 341: Tỷ giá hạch toán
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái
Đồng thời ghi có TK 007 theo nguyên tệ và chi tiết cho tiền mặt, TGNH riêng
Trả nợ bằng ngoại tệ
Nợ TK 311, 315, 341, 342, 334, 336, 338…: Tỷ giá hạch toán
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá hạch toán
Đồng thời ghi có TK 007
Bán ngoại tệ thu tiền Việt Nam
Nợ TK 1111, 1121, 131: Tỷ giá thực tế lúc bán
Nợ TK 635 (Có TK 515): Số chênh lệch
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá hạch toán
Đồng thời ghi có TK 007: chi tiết cho TGNH, TM
1.3.2.3. Xử lí chênh lệch tỷ giá hối đoái
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Ở thời điểm cuối năm tài chính, Công ty quản lý Quỹ phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ). Công ty quản lý Quỹ phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) (TK 4132) và của hoạt động kinh doanh (TK 4131):
Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 132, 136, 138, 311, 331,...
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).
Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
Có các TK111(1112), 112(1122), 131, 132, 136, 138, 311, 331,..
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có của TK 4132) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).
Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
1.3.3. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
1.3.3.1Hạch toán các nghiệp vụ ngoại tệ phát sinh trong kì:
Chênh lệch tỷ giá khi thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lương xây dựng, lắp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao bằng ngoại tệ:
Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241...: Tỷ giá thực tế ngày giao dịch
Nợ TK 133
Nợ TK 413 (4311): Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Nếu lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 151, 152, 211, 213, 241...:Tỷ giá thực tế ngày giao dịch
Nợ TK 133:
Có TK 413 (4311): Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá thực tế xuất ngoại tệ
Chênh lệch tỷ giá khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (Nợ phải trả người bán, nợ vay dài hạn, nợ nội bộ...).
Nếu lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,...: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ
Nợ TK 413 (4131): Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Nếu lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái:
Nợ TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,...: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận nợ
Nợ TK 413 (4131): Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122: Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán
Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư được phản ánh luỹ kế trên TK 4132 cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB.
Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) của hoạt động đầu tư (giai đoạn trước hoạt động) trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 4132) tính ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước (nếu lỗ tỷ giá); hoặc TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái).
Hoặc
Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Lỗ tỷ giá hối đoái).
Có TK 413 : Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
1.3.3.2.Hạch toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong hoạt động đầu tư XDCB.
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ hoặc lãi) đã thực hiện trong giai đoạn đầu tư được luỹ kế trong giai đoạn đầu tư đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển ngay toàn bộ, hoặc phân bổ trong thời gian đối đa là 5 năm (phản ánh trên TK 242, hoặc TK 3387) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính.
Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 :Chi phí trả trước.
Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 : Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng, Công ty chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm được phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, số dư Nợ, hoặc Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán.
Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng chuyển sang hoạt động kinh doanh số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được xử lý như sau:
Kết chuyển số dư Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 242 - Chi phí trả trước để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Có TK 413 :Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
Kết chuyển số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện để phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 : Doanh thu chưa thực hiện.
1.4. Hình thức ghi sổ kế toán.
1.4.1. Hình thức nhật kí chung.
1.4.2. Hình thức chứng từ ghi sổ.
1.4.3. Hình thức nhật kí-chứng từ.
1.4.4.Các mẫu sổ theo quy định hiện hành.
PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2.1.Thực trạng về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái:
2.1.1. Những bất cập trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 về việc thay đổi tỷ giá hối đoái.
Trong thông tư 105/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS10)- Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái quy định và hướng dẫn các nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các khoản mục tiền tệ được hướng dẫn ở đoạn 2.4 và 2.5 như sau:
“Đối với bên Có của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”.
“Đối với bên Nợ của các Tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các Tài khoản nợ phải thu, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”.
Theo tôi hướng dẫn như vậy là chưa đúng trong một số trường hợp và trong những trường hợp đó nếu vận dụng như Thông tư hướng dẫn sẽ hạch toán sai tỷ giá. Có thể đơn cử hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Giả sử có một bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ:
Nợ TK 1112, 1122
Có TK 131
Bút toán này có thể được dùng để phản ánh số tiền khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp và cũng được dùng để phản ánh số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp.
Nếu là phản ánh số tiền khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp, theo hướng dẫn của Thông tư, bên Có của Tài khoản nợ phải thu được ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bút toán sẽ được ghi:
Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 131: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Nếu là phản ánh số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp thì hướng dẫn của Thông tư không còn đúng nữa. Rõ ràng bên Có của Tài khoản nợ phải thu trong trường hợp này không thể ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, mà phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Bởi vì, mặc dù nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến bên Có của Tài khoản nợ phải thu nhưng không phải là ghi giảm một khoản nợ phải thu đã được ghi nhận trước đó, mà đây là nghiệp vụ được ghi nhận ban đầu và được coi như một khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và trừ vào số tiền đã nhận ứng trước. Như vậy về bản chất nghiệp vụ này làm phát sinh tăng một tài sản đồng thời phát sinh tăng một khoản nợ phải trả. Thật vậy, đến cuối kỳ kế toán, nếu doanh nghiệp chưa bán hàng cho khách hàng thì khoản nhận ứng trước này sẽ được báo cáo ở chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” (mã số 313) thuộc phần Nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán. Vậy trong trường hợp này bên Có của Tài khoản nợ phải thu phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch và không có phát sinh chênh lệch tỷ giá:
Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch
Có TK 131: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch
Khi doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và trừ vào số tiền khách hàng đã ứng trước, kế toán sẽ định khoản bút toán doanh thu:
Nợ TK 131
Có TK 511
Lúc này, bên Nợ Tài khoản nợ phải thu không ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch như hướng dẫn của Thông tư, mà phải ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, tỷ giá ghi trên sổ kế toán ở đây chính là tỷ giá mà doanh nghiệp đã ghi ban đầu khi nhận ứng trước tiền của khách hàng. Bởi vì nghiệp vụ này tuy phát sinh liên quan đến bên Nợ tài khoản nợ phải thu nhưng không phải là ghi nhận ban đầu làm phát sinh tăng một khoản nợ phải thu, mà nó phải được hiểu là phát sinh giảm một khoản nợ phải trả liên quan đến số tiền doanh nghiệp đã nhận ứng trước. Khi đó bút toán trên sẽ được ghi:
Nợ TK 131: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 511: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá
Ví dụ sau sẽ minh hoạ cho trường hợp trên:
Ngày 5/1/N, khách hàng A chuyển khoản để ứng trước tiền cho doanh nghiệp X là 10.000 USD, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.600 VNĐ/USD;Ngày 20/1/N, doanh nghiệp X bán hàng cho khách hàng A với giá bán 10.000 USD và trừ vào số tiền đã nhận ứng trước, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.650 VNĐ/USD.Các bút toán được ghi nhận tại doanh nghiệp X như sau:Ngày 5/1/N: Nợ TK 1122: 10.000 x 15.600 = 156 trđ
Có TK 131.A: 10.000 x 15.600 = 156 trđ
Ngày 20/1/N: Nợ TK 131.A: 10.000 x 15.600 = 156 trđ
Nợ TK 635: 10.000 x 50 = 0,5 trđ
Có TK 511: 10.000 x 15.650 = 156,5 trđ
Trường hợp 2: Giả sử có một bút toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ:
Nợ TK 331
Có TK 1112, 1122
Bút toán này có thể được dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp và cũng được dùng để phản ánh số tiền doanh nghiệp ứng trước cho nhà cung cấp.
Nếu là phản ánh số tiền doanh nghiệp trả nợ cho nhà cung cấp, theo hướng dẫn của Thông tư, bên Nợ của Tài khoản nợ phải trả được ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bút toán sẽ được ghi:
Nợ TK 331: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 1112, 1122: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Nếu là phản ánh số tiền doanh nghiệp ứng trước cho nhà cung cấp thì hướng dẫn của Thông tư không còn đúng nữa. Rõ ràng bên Nợ của Tài khoản nợ phải trả trong trường hợp này không thể ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, mà phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch. Bởi vì, mặc dù nghiệp vụ kinh tế này phát sinh liên quan đến bên Nợ của Tài khoản nợ phải trả nhưng không phải là ghi giảm một khoản nợ phải trả đã được ghi nhận trước đó, mà đây là nghiệp vụ được ghi nhận ban đầu và được coi như một khoản nợ phải thu của doanh nghiệp cho đến khi nhà cung cấp bán hàng cho doanh nghiệp và trừ vào số tiền đã ứng trước. Như vậy về bản chất nghiệp vụ này làm phát sinh tăng Nợ phải thu đồng thời phát sinh giảm Tiền. Thật vậy, đến cuối kỳ kế toán, nếu nhà cung cấp chưa bán hàng cho doanh nghiệp thì khoản ứng trước này sẽ được báo cáo ở chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” (mã số 132) thuộc phần Nợ phải thu trên Bảng cân đối kế toán. Vậy trong trường hợp này bên Nợ Tài khoản nợ phải trả phải được ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch:
Nợ TK 331: Ghi theo TGHĐ ngày giao dịch
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 1112, 1122: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Khi nhà cung cấp bán hàng cho doanh nghiệp và trừ vào số tiền doanh nghiệp đã ứng trước, kế toán sẽ định khoản bút toán mua hàng:
Nợ TK 152, 156
Có TK 331
Lúc này, bên Có Tài khoản nợ phải trả không ghi theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch như hướng dẫn của Thông tư, mà phải ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, tỷ giá ghi trên sổ kế toán ở đây chính là tỷ giá mà doanh nghiệp đã ghi nhận ban đầu khi ứng trước tiền cho nhà cung cấp. Bởi vì nghiệp vụ này tuy phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản nợ phải trả nhưng không phải là ghi nhận ban đầu làm phát sinh tăng một khoản nợ phải trả, mà nó phải được hiểu là phát sinh giảm một khoản nợ phải thu liên quan đến số tiền doanh nghiệp đã ứng trước. Khi đó bút toán trên sẽ được ghi:
Nợ TK 152, 156: Ghi theo TGHĐ tại ngày giao dịch
Nợ TK 635: Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá)
Có TK 331: Ghi theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá)
Ví dụ sau sẽ minh hoạ cho trường hợp trên:
Ngày 15/1/N, doanh nghiệp B chuyển khoản để ứng trước tiền cho nhà cung cấp Z là 20.000 USD, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.600 VNĐ/USD, giả sử tỷ giá ghi sổ của tiền gửi ngân hàng là 15.500 VNĐ/USD;Ngày 29/1/N, nhà cung cấp Z bán hàng cho doanh nghiệp B với giá bán 20.000 USD và trừ vào số tiền đã ứng trước, tỷ giá giao dịch trong ngày là 15.650 VNĐ/USD.Các bút toán được ghi nhận tại doanh nghiệp B như sau: Ngày 15/1/N: Nợ TK 331.Z: 20.000 x 15.600 = 312 trđ
Có TK 1122: 20.000 x 15.500 = 310 trđ
Có TK 515: 20.000 x 100 = 2 trđ
Ngày 29/1/N: Nợ TK 156: 20.000 x 15.650 = 313 trđ
Có TK 331.Z: 20.000 x 15.600 = 312 trđ
Có TK 515: 20.000 x 50 = 1 trđ
2.1.2. Hạch toán bảo hộ rủi ro thay đổi tỷ giá bằng hợp đồng quyền chọn:
Trường hợp mua tài sản :
Để tránh rủi ro tỷ giá tăng lên khi doanh nghiệp mua tài sản trả chậm bằng ngoại tệ,doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng quyền chọn cho phép mua ngoại tệ để thanh toán.Các bút toán được ghi trong toàn bộ qua trình như sau:
Khi mua ngoại tệ trả chậm bằng ngoại tệ, tại ngày mua ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 214,...: Ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch
Có TK 331: Ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch ( tỷ giá giao ngay)
Cũng tại ngày nay, doanh nghiệp mua hợp đồng quyền chọn và phản ánh phí quyền chọn:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
Đến cuối năm, đánh giá lại số dư khoản phải trả,ghi
Nếu tỷ giá tăng:
Nợ TK 4131: Lỗ tỷ giá
Có TK 331: Phần chênh lệch tỷ giá(Tỷ giá cuối năm >tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 635: Phần lỗ tỷ giá
Có Tk 4131
Nếu tỷ giá giảm:
Nợ TK 331: Phần chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá cuối năm < tỷ giá ghi sổ)
Có TK 4131: Lãi tỷ giá.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 4131
Có TK 515: Phần lãi tỷ giá
Khi đáo hạn, nếu tỷ giá hiện hành lớn hơn tỷ giá hợp đồng và phản ánh các bút toán, ghi:
Mua ngoại tệ để thanh toán:
Nợ TK 1112, 1122: Ghi theo tỷ giá hiện hành
Có TK 1111, 1121: Ghi theo tỷ giá hợp đồng
Có TK 515: Lãi tỷ giá (Tỷ giá hiện hành > tỷ giá hợp đồng)
Thanh toán nợ:
Nợ TK 331: Ghi theo tỷ giá cuối năm
Nợ TK 635: Phần chênh lệch tỷ giá xuất > tỷ giá hợp đồng.
Có TK 515: Phần chênh lệch tỷ giá xuất < tỷ giá hợp đồng
Có TK 1112, 1122: Ghi theo tỷ giá xuất
Trường hợp bán hàng:
Để tránh rủi ro tỷ giá giảm đi khi doanh nghiệp bán hàng thu chậm bằng ngoại tệ ,doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng quyền chọn cho phép bán ngoại tệ.Các bút toán được ghi trong toàn bộ quá trình như sau:
Khi bán hàng thu chậm bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 131: Ghi theo tỷ giá ngày giao dịch ( tỷ giá giao ngay)
Có TK 511: Ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch.
Cũng tại ngày này, doanh nghiệp mua hợp đồng quyền chọn và phản ánh phí quyền chọn:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
Đến cuối năm, đánh giá lại số dư khoản phải trả, ghi;
Nếu tỷ giá giảm:
Nợ TK 4131: Lỗ tỷ giá
Có TK 131: Phần chênh lệch tỷ giá(Tỷ giá cuối năm < tỷ giá ghi sổ)
Đồng thời,ghi:
Nợ TK 635: Phần lỗ tỷ giá
Có Tk 4131
Nếu tỷ giá tăng:
Nợ TK 131:Phần chênh lệch tỷ giá (Tỷ giá cuối năm < tỷ giá ghi sổ)
Có TK 4134: Lãi tỷ giá.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 4134
Có TK 515:Phần lãi tỷ giá
Khi đáo hạn,nếu tỷ giá hiện hành nhỏ hơn tỷ giá hợp đồng,doanh nghiệp thực hiện hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112: Ghi theo tỷ giá hợp đồng
Nợ TK 635: Phần chênh lệch tỷ giá hợp đồng <tỷ giá cuối năm
Có TK 131: Ghi theo tỷ giá cuối năm
Có TK 515: Lãi tỷ giá (tỷ giá hợp đồng > tỷ giá cuối năm)
Khi đáo hạn,nếu tỷ giá hiện hành lớn hơn tỷ giá hợp đồng,doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112: Theo tỷ giá hiện hành
Nợ TK 635: Phần chênh lệch tỷ giá hiện hành < tỷ giá cuối năm
Có TK 515: Phần chênh lệch tỷ giá hiện hành >tỷ giá cuối năm.
Có TK 131: Theo tỷ giá cuối năm
2.2. Phương hướng hoàn thiện:
2.2.1.Hoàn thiện những bất cập trong chuẩn mực kế toán số 10.
Để kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được đúng đắn và toàn diện, việc qui đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán để ghi sổ không nên căn cứ vào “bên Có của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Nợ của các tài khoản nợ phải thu” hay “bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả hoặc bên Có của các tài khoản nợ phải thu” mà phải căn cứ vào bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên tinh thần đó, theo tôi nội dung hướng dẫn của Thông tư ở đoạn 2.4 và 2.5 như đã nêu ở đầu bài viết cần được sửa lại như sau:
“Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ làm tăng nợ phải trả hoặc tăng nợ phải thu thì phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch”;
“Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ làm giảm nợ phải trả hoặc giảm nợ phải thu thì phải được ghi sổ bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán”.
2.2.2.Hạn chế rủi ro ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái bằng hợp đồng quyền chọn.
Trong nền tài chính chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhiều doanh nghiệp rất thành công trong sản xuất kinh doanh nhưng lại không chú ý đến việc phòng chống rủi ro, trong đó có rủi ro về thay đổi tỷ giá hối đoái.Với nhiều rủi ro tiềm ẩn như thế,doanh nghiệp có thể tránh được rủi ro này nhưng khó có thể tránh được rủi ro khác.Ngay cả trong trường hợp tránh được rủi ro do khác nhau giữa tài khoản có và tài sản nợ, doanh nghiệp cũng chưa hẳn tránh được rủi ro do biến động của tỷ giá.Nếu một đối thủ cạnh tranh nhập hàng để bán ở thị trường trong nước và đồng tiền thanh toán của nhà nhập khẩu đó đang mất giá so với đồng tiền ghi sổ, nhà nhập khẩu sẽ có một lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp vì họ cần ít tiền hơn để mua ngoại tệ đó. Vậy rủi ro do thay đổi tỷ giá mà doanh nghiệp gặp phải khi có sự biến động tỷ giá hối đoái theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp.Để hạn chế rủi ro này, doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tài chính.Hợp đồng quyền chọn là một trong số công cụ đó.Hợp đồng quyền chọn là loại hợp đồng cho phép người nắm giữ quyền để mua hay bán tài sản xác định với mức giá xác định trong một kỳ thời gian.
2.2.3.Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Bên cạnh hoàn thiện chế độ hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái trong đơn vị sản xuất kinh doanh, thì chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 thay thế Quyết định số 999TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với các chính sách tài chính áp dụng cho các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính.Tuy nhiên, hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp mới này vẫn còn những bất cập trong một số nội dung hạch toán.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ biết được những tồn tại bất cập trong việc hạch toán nó.Theo quy định của chế độ kế toán hành, chuẩn mực kế toán Việt Nam trong đó có chuẩn mực kế toán số 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái quy định cụ thể.Doanh nghiệp chủ động trong việc khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái nhằm hạn chế rủi ro, giảm thiệt haị cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp đưa ra các biện pháp phù hợp hơn.Việc nghiên cứu về hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái còn nhiều vấn đề cần xét đển.Trên đây chỉ là một khía cạnh nghiên cứu nhỏ.Chúng ta cần nghiên cứu bổ sung nhằm hoàn thiện phương háp hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tạp chí kế toán số tháng 12/2006.
2.Tạp chí kế toán số tháng 8/2006.
3.Thông tư 105/2003/TT-BTC.
4.Chuẩn mực kế toán số 10 (VAS 10 )
5. Giáo trình Kế toán tài chính .Chủ biên:PGS.TS.Đặng Thị Loan
6. Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp (Theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006) TS. Nguyễn Phương Liên, chủ biên
MỤC LỤC
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35997.doc