Đề tài Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương đã thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng trưởng không ngừng. Vì thế, quan hệ mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế cũng nhờ thế mà phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự xuất hiện của nhiều phương thức thanh toán, trong đó hình thức thanh toán bằng thư tín dụng có vị trí, vai trò quan trọng nhất. Với những ưu điểm nổi bật của mình, thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán được hầu hết các quốc gia sử dụng, với tỷ lệ chiếm khoảng 70% tổng số giao dịch thanh toán quốc tế. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từng bước gắn với hội nhập,đáp ứng các yêu cầu của quốc tế. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không nhỏ các lỗi,tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng thư do pháp luât quy định chưa rõ ràng,một số quy định còn hạn chế và do không am hiểu tường tận, áp dụng không đồng bộ thông lệ quốc tế,pháp luật quốc gia. Trong thời gian tới pháp luật cần có những thay đổi nhất định quy định cụ thể,điều chỉnh thống nhất quan hệ thanh toán tín dụng chứng từ để hạn chế thấp nhất các lỗi,tranh chấp có thể xẩy ra. Làm sáng tỏ tầm quan trọng của thanh toán bằng tín dụng thư, phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất những giải pháp đối với pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng nhằm góp phần nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế cũng chính là giải pháp cho bài toán của nền kinh tế Việt Nam trước xu thế hội nhập. Với suy nghĩ như vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng” 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Làm rõ vai trò quan trọng cuả phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong nền kinh tế,phân tích thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng và thực tiễn áp dụng từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng. Đề xuất một số giải pháp cơ bản, thiết thực đối với pháp luật, nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được trình bày thành hai chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về thanh toán bằng thư tín dụng Chương II: Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU - 1 - CHƯƠNG I - 3 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG - 3 - VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG - 3 - 1. Khái niệm thanh toán bằng thư tín dụng - 3 - 1.1. Khái quát chung về thư tín dụng - 3 - 1.1.1. Định nghĩa thư tín dụng (Letter of credit – L/C) - 3 - 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của Thư tín dụng (L/C) - 4 - 1.1.3. Nội dung của thư tín dụng - 6 - 1.1.4. Phân loại thư tín dụng - 10 - 1.2. Thanh toán bằng L/C - 16 - 1.2.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của thanh toán bằng L/C - 16 - 1.2.2. Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng - 18 - 1.2.3. Vai trò của thanh toán bằng thư tín dụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 19 - 2. Quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng - 21 - 2.1. Luật áp dụng cho quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) - 21 - 2.1.1. Luật quốc gia điều chỉnh quan hệ thanh toán bằng thư tín dụng - 22 - 2.1.2. Các thông lệ quốc tế và tập quán ngân hàng quốc tế - 22 - 2.2. Các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thanh toán bằng thư tín dụng - 23 - 2.2.1. Bên yêu cầu mở thư tín dụng( Applicant For Letter Of Credit) - 23 - 2.2.2. Bên phát hành thư tín dụng - 23 - 2.2.3. Bên thụ hưởng thư tín dụng - 23 - 2.3.4. Các chủ thể khác có liên quan - 24 - 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên - 24 - 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu mở thư tín dụng - 24 - 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên phát hành thư tín dụng - 25 - 2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của bên thụ hưởng thư tín dụng - 25 - 2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác có liên quan - 25 - CHƯƠNG II - 27 - THỰC TRẠNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT - 27 - VỀ THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG - 27 - 1. Thực trạng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng - 27 - 1.1. Thực trạng các quy định về điều kiện chủ thể tham gia thanh toán bằng thư tín dụng - 27 - 1.1.1.Đối với chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng - 28 - 1.1.2. Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng - 29 - 1.2. Thực trạng các quy định về thư tín dụng và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng - 31 - 1.2.1. Thực trạng các quy định về thư tín dụng - 31 - 1.2.2. Thực trạng các quy định về thủ tục và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng - 32 - 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng - 35 - 2.1. Lỗi về mặt hình thức và nội dung chứng từ - 35 - 2.1.1. Lỗi khi kiểm tra hối phiếu - 35 - 2.1.2. Lỗi khi kiểm tra hóa đơn thương mại - 36 - 2.1.2. Lỗi khi kiểm tra chứng từ vận tải - 37 - 2.1.3. Lỗi khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm - 37 - 2.1.4. Các chứng từ mâu thuẫn nhau - 38 - 2.2. Lỗi trong khi tiến hành kiểm tra chứng từ ngân hàng - 38 - 2.2.1. Ngân hàng không kiểm tra hết lỗi của chứng từ - 38 - 2.2.2. Ngân hàng không phát hiện hết các khác biệt khi kiểm tra chứng từ - 38 - 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng - 39 - KẾT LUẬN - 43 - PHỤ LỤC - 1 - PHỤ LỤC 1 - 1 - Giấy đề nghị mở thư tín dụng - 1 - PHỤ LỤC 2 - 3 - Thư tín dụng không thể hủy ngang trả tiền ngay - 3 - PHỤ LỤC 3 - 6 - Thư tín dụng hủy ngang trả tiền ngay - 6 - PHỤ LỤC 4 - 9 - Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận - 9 - PHỤ LỤC 5 - 12 - Thư tín dụng không thể huỷ ngang không xác nhận - 12 -

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước có thẩm quyền cấp. Các giấy phép này chứng minh năng lực chủ thể của tổ chức xin phép thực hiện dịch vụ thanh toán. - Có phương án hoạt động thanh toán, trong đó chứng minh: + Dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính. Quy định này là nhằm loại bớt những chủ thể không đủ điều kiện thanh toán và đảm bảo cho hoạt động thanh toán của các tổ chức này mang tính thường xuyên, đạt hiệu quả cao. + Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán được phép thực hiện. + Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán xin phép thực hiện. Các quy định này đều không nằm ngoài mục đích bảo vệ lợi ích của chính các chủ thể cung ứng dịch vụ thanh toán, của khách hàng và của nền kinh tế xã hội. Khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, do đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ (với tư cách là một loại ngoại hối) nên pháp luật quy định các ngân hàng và tổ chức không phải là ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đối với ngân hàng: Các ngân hàng thực hiện các thanh toán quốc tế phải là “Các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối và có điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế”. Việc quy định điều kiện này chính là nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý cho các giao dịch thanh toán do Ngân hàng thực hiện đối với khác hàng của mình. - Đối với các tổ chức không phải là ngân hàng, để được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải có đủ những điều kiện như: + Được phép hoạt động ngoại hối theo quy định của pháp luật; + Dịch vụ thanh toán quốc tế là cần thiết và có liên quan chặt chẽ với hoạt động chính; + Đáp ứng các điều kiện vật chất phù hợp với dịch vụ thanh toán quốc tế; + Có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để quản lý và thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Có thể nhận ra rằng pháp luật hiện hành quy định các điều kiện trên đây chính là nhằm hạn chế quyền cung ứng dịch vụ thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng của các tổ chức, đặc biệt là đối với những tổ chức không phải là tổ chức tín dụng. Sở dĩ như vậy là bởi vì, thanh toán quốc tế là hoạt động có tính phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao mà các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng rất khó đáp ứng. Quy định như vậy có thể xem là hợp lý, phù hợp với thông lệ chung của thế giới và đảm bảo an toàn cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán. 1.1.2. Đối với chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng Chủ thể này được hiểu là các tổ chức, cá nhân là nhà nhập khẩu/người mua trong quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế. Chủ thể này muốn sử dụng dịch vụ thanh toán bằng thư tín dụng, cần có đủ những điều kiện sau đây: - Có tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ; - Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng. Đối với L/C trong thanh toán quốc tế, bên xin mở cần có thêm điều kiện sau: + Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Nếu không có giấy phép này thì bên đó phải uỷ thác việc mở L/C qua đơn vị khác và phải chịu phí uỷ thác. + Giấy phép nhập khẩu hàng hoá. Nhà xuất khẩu, người bán, hai bên thụ hưởng để được thanh toán phải có các điều kiện sau: + Có tài khoản mở tại ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở L/C . + Nếu mở tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì yêu cầu trên địa bàn của ngân hàng đó có ngân hàng cùng hệ thống với ngân hàng mở và giữa ngân hàng này và ngân hàng có tài khoản của người thụ hưởng phải có quan hệ thanh toán bù trừ. Thanh toán bằng L/C không là quá mới mẻ tại Việt Nam, nhưng thực tế luật thực định cho thấy chưa có những quy phạm trực tiếp quy định về chủ thể tham gia thanh toán bằng L/C mà chỉ gián tiếp thông qua việc quy định chủ thể tham gia thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Như vậy có thể thấy, pháp luật thanh toán bằng L/C là rất ít và phân bố rải rác không hệ thống. Văn bản tồn tại chủ yếu dưới hình thức Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước, chỉ dừng lại ở mức nêu ra định nghĩa cơ bản, sơ lược. Vì thế việc hiểu và áp dụng không thống nhất, dẫn đến phát sinh những tranh chấp không đáng có. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng. Gần đây, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO mang lại rất nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho các hoạt động ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Trong bối cảnh hiện trạng pháp luật ở Việt Nam về thanh toán bằng thư tín dụng còn quá sơ sài thì việc các bên tham gia quan hệ thanh toán thường áp dụng theo quy định của UCP 500 là điều tất yếu và hoàn toàn dễ hiểu. Một trong những yếu tố rất cần những quy định chặt chẽ của pháp luật đó là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ đặc biệt là của người yêu cầu mở L/C và của ngân hàng mở L/C. Tuy nhiên, đây là hoạt động nhạy cảm nên việc điều chỉnh những thoả thuận đó theo một khuôn khổ nhất định sẽ tránh được nhiều tranh chấp do không cùng hiểu rõ ràng. 1.2. Thực trạng các quy định về thư tín dụng và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng 1.2.1. Thực trạng các quy định về thư tín dụng Theo quy định hiện hành, số tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng và thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày bên mua nhận mở thư tín dụng. Về giá trị tối thiểu của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định giá trị tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng trong bối cảnh hiện nay là không hợp lý. Đưa ra quy định này, có lẽ nhà làm luật cho rằng chỉ những giao dịch có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên) mới được thanh toán bằng L/C, vì phương thức thanh toán này là một quy trình phức tạp, mức phí cao do độ an toàn lớn và có thể làm tăng chi phí giao dịch cho các bên thanh toán. Tuy nhiên, quy định như vậy có thể sẽ làm giảm khả năng tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình thanh toán và làm mất đi tính chủ động, linh hoạt của họ trong quá trình lựa chọn dịch vụ thanh toán. Trên thực tế, các chủ thể trong từng giao dịch nhất định đều tự ý thức được hợp đồng nào cần phải thanh toán bằng thư tín dụng, hợp đồng nào không. Vì lẽ đó, việc giới hạn số tiền này là không cần thiết và không hợp lý. Hơn nữa, một số tiền cụ thể là 10 triệu đồng cũng không thể đánh giá được điều gì, bởi số tiền đó có thể là rất lớn đối với người này nhưng lại quá nhỏ bé với người khác. Nên chăng, cần phải có thay đổi về quy định này. Về thời hạn hiệu lực của thư tín dụng, pháp luật hiện hành quy định thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng, kể từ ngày ngân hàng bên mua mở thư tín dụng, nhưng lại không định nghĩa hay giải thích cụ thể nào về khái niệm thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng. Trong khi đó, UCP 500 lại đưa ra những quy định khá cụ thể về vấn đề này, theo đó “ngày hiệu lực quy định cho việc trả tiền chấp nhận hoặc chiết khấu sẽ được hiểu là thời gian cần thiết để việc xuất trình chứng từ vẫn còn hiệu lực”. Hơn thế nữa, Điều 42 của UCP 500 còn quy định: “Ngày hết hạn là nơi xuất trình các giấy chứng từ: a. Tất các các tín dụng phải quy định ngày hết hạn và nơi xuất trình chứng từ để thanh toán, chấp nhận hoặc quy định nơi xuất trình chứng từ để chiết khấu, trừ trường hợp thư tín dụng được chiết khấu tự do. Ngày hết hạn thanh toán chấp nhận hoặc chiết khấu được hiểu là ngày hết hạn xuất trình chứng từ. b. Trừ trường hợp như được quy định trong Điều 44 a, phải được xuất trình trong hoặc trước ngày hết hạn hiệu lực của tín dụng đó. c. Nếu ngân hàng phát hành quy định tín dụng có hiệu lực trong “một tháng” hoặc “sáu tháng”... nhưng không quy định tính từ ngày nào thì ngày phát hành tín dụng sẽ được xem như ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực đó. Các ngân hàng nên ngăn chặn các quy định thời hạn hiệu lực như vậy. Hiện tại, nếu như luật Việt Nam quy định cụ thể thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là ba tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng thì UCP 500 lại quy định thoáng hơn, theo đó các bên có thể tự thỏa thuận ngày có hiệu lực của thư tín dụng. Nếu không có thỏa thuận thì ngày phát hành tín dụng sẽ được xem như ngày bắt đầu tính từ thời hạn hiệu lực đó. Như vậy, về vấn đề này, có thể nhận thấy rằng UCP 500 có hướng quy định tiến bộ hơn so với pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó đảm bảo quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quá trình giao dịch thanh toán. Đi xa hơn, thay vì giới hạn thời gian có hiệu lực của thư tín dụng thì UCP 500 còn quy định về gia hạn hiệu lực của thư tín dụng (tại Điều 44) như sau: “Nếu ngày hết lực của tín dụng hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ quy định trong tín dụng hoặc được xác định trong điều 43 trùng vào ngày mà vào ngày đó ngân hàng nghỉ việc vì những lý do không phải là những lý do nói ở điều 17, thì ngày hết hiệu lực được quy định đó hoặc ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình chứng từ kể từ ngày giao hàng, tuỳ trường hợp sẽ được ra hạn cho đến ngày làm việc đầu tiên tiếp sau đó”. 1.2.2. Thực trạng các quy định về thủ tục và quy trình thanh toán bằng thư tín dụng Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Thống đóc Ngân hàng Nhà nước quy định: “việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền và nghĩa vụ.. của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng do các bên tham gia thanh toán thoả thuận áp dụng và theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”. Như vậy, theo quy định hiện hành, các bên tham gia quan hệ thanh toán có quyền tự do thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Điều 15 UCP quy định “các ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, tính chính xác, tính chân thực hoặc sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào hoặc ghi thêm vào các chứng từ đó, hoặc các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hoặc sự hữu hiệu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện hoặc về thiện chí hoặc các hành vi hoặc thiếu sót, khả năng thanh toán, sự thực hiện nghĩa vụ hoặc tín nhiệm của những người gửi hàng, những người nhận hàng, những người chuyên chở, những người giao nhận hoặc những người bảo hiểm hàng hoá hoặc của bất cứ người nào khác”. Điều này không phải nói về sự miễn trách của ngân hàng mà chủ ý là để mô tả việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra một cách có ý thức theo những tiêu chuẩn về hình thức. Ngân hàng “không được bỏ qua sự cẩn thận thích đáng cũng như việc thi hành trách nhiệm kiểm tra được yêu cầu”. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là “cẩn thận thích đáng “ thì UCP 500 chưa quy định rõ. Điều này có thể làm nẩy sinh những rủi ro trên thực tế mà người mua phải chịu, chẳng hạn như việc hàng hoá nhận không đúng yêu cầu trong khi tiền đã giao hết. Trên cơ sở nguyên tắc kiểm tra chứng từ nghiêm ngặt về mặt hình thức, việc kiểm tra chứng từ phải thực hiện theo ba tiêu chuẩn: - Tính đầy đủ của chứng từ: hiểu với nghĩa là chứng từ đầy đủ điều kiện để thanh toán mà không phải chỉ là sự đầy đủ về nội dung của chứng từ. - Sự hoàn chỉnh về mặt hình thức: Vấn đề này được quy định tại điều 15 UCP 500, theo đó chứng từ phải được kiểm tra xem hình thức bề ngoài có phù hợp với các điều kiện của L/C hay không; - Việc loại trừ mọi khiếu nại: trách nhiệm kiểm tra chứng từ về mặt phù hợp bề ngoài của nó với các điều kiện của L/C có nghĩa là các chứng từ mà hình thức bề ngoài của chứng từ thể hiện mâu thuẫn nhau sẽ không được chấp nhận. UCP 500 quy định một sự đồng nhất tích cực nghĩa là các chứng từ đơn lẻ phải phù hợp với nhau về mặt nội dung, có sử dụng các khái niệm tương đương và đồng nghĩa. Nguyên nhân không đồng nhất giữa các chứng từ có thể phát sinh từ nhiều cách mô tả đặc điểm hàng hoá khác nhau. Sự mô tả chỉ phải đồng nhất từng từ một giữa một hoá đơn thương mại và L/C. Trong tất cả các chứng từ khác chúng chỉ được mô tả một cách tổng thể. Từ đó có thể phát sinh khiếu nại khi các chi tiết mô tả được đưa ra một cách quá tải vào các chứng từ hay hóa đơn thương mại. Như vậy, kiểm tra bề mặt của chứng từ là một nguyên tắc chủ đạo của phương thức tín dụng thư nhưng UCP cũng không quy định rõ thế nào là “tính bề mặt”. Trên thực tế có thể dẫn đến ở mỗi ngân hàng việc hiểu và vận dụng khái niệm “tính bề mặt” của chứng từ sẽ khác nhau, phụ thuộc vào nhận thức của họ. Sẽ tốt hơn chăng nếu ngân hàng và người mua cùng phối hợp kiểm tra tính bề mặt của chứng từ để tránh lừa đảo, sự giả mạo do có thêm người kiểm tra cùng ngân hàng, chứ không chỉ trong trường hợp có sai biệt như quy định hiện nay của UCP. Thời gian kiểm tra chứng từ được quy định trong UCP là “không quá 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ”. Trong thời gian này, các ngân hàng sẽ quyết định nhận chứng từ hay từ chối chứng từ và thông báo cho bên gửi chứng từ biết đến quyết định đó. Như vậy, sẽ nẩy sinh vắn đề là thời điểm kết thúc 7 ngày này có phải nằm trong hiệu lực của L/C hay không. Hơn nữa, có thể linh hoạt gia hạn thêm thời gian cho ngân hàng để kiểm tra tính chân thực bề mặt của chứng từ nếu ngân hàng phát hiện sự nghi vấn. Bởi nếu bộ chứng từ có lỗi nhưng ngân hàng lại kiểm tra vượt quá thời hạn trên thì sẽ mất quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ đó. Về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ nói trên, thông lệ quốc tế đòi hỏi các ngân hàng kiểm tra chứng từ theo “tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế”. Các tiêu chuẩn này phản ánh trong UCP 500 nhưng chưa thật đầy đủ, chi tiết. Ví dụ như khi có sai biệt trong bộ chứng từ, ucp 500 không đề cập tới các sai biệt nào có thể bỏ qua mà không chịu trách nhiệm gì và những sai biệt nào không thể bỏ qua. Vì vậy, nếu ngân hàng phát hành từ chối chứng từ thì có thể bị cho là từ chối không hợp lý, nhưng nếu tiếp nhận thì lại có thể bị người mua từ chối trả tiền. Về vấn đề người hưởng quyền lợi chấp nhận sửa lỗi L/C, người hưởng lợi có thể thông báo chấp nhận sửa đổi hoặc từ chối sửa đổi, hoặc chấp nhận ngầm sửa đổi L/C khi xuất trình chứng từ phù hợp với L/C để sửa đổi. Điều này có thể gây bất lợi cho người nhập khẩu khi chuẩn bị các phương tiện để nhận hàng. Do đó, để UCP 500 có thể được thi hành tốt nhất tại Việt Nam thì pháp luật cần quy định thêm về vấn đề này. Tóm lại, có thể nhận xét rằng thực trạng pháp luật về thanh toán bằng L/C ở Việt Nam còn nhiều điểm bất cập và hạn chế. Những bất cập, hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một trong các nguyên nhân rất cơ bản là do những yếu kém của bản thân các ngân hàng về chuyên môn nghiệp vụ, cùng với những thiếu sót, khiếm khuyết và sự chậm chạp, kém tương thích trong chính sách của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường. UCP 500 tuy là bản quy tắc tiến bộ và được công nhận rộng rãi trên thế giới, nhưng để có thể áp dụng một cách hiệu quả bộ quy tắc này vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước thì lại đòi hỏi phải có những xử lý thích hợp của Nhà nước trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý của nền kinh tế thị trường. 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đối với các giao dịch thanh toán trong nước tuy đã được pháp luật quy định nhưng còn khá sơ sài, thiếu sự đồng bộ và chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tín dụng chứng từ. Còn đối với giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán bằng thư tín dụng chủ yếu mới được áp dụng tại Việt Nam trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, kể từ khi UCP 500 có hiệu lực ngày 1/1/1994. Đến nay, hình thức thanh toán bằng thư tín dụng đã bắt đầu được áp dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại quốc tế giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài (ước tính rằng việc áp dụng hình thức này chiếm vào khoảng 70% tổng giá trị thanh toán quốc tế của Việt Nam). Thực tiễn pháp lý cho thấy rằng việc áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu sau đây: 2.1. Lỗi về mặt hình thức và nội dung chứng từ 2.1.1. Lỗi khi kiểm tra hối phiếu Trong thực tế, các Hối phiếu do nhà xuất khẩu lập và xuất trình để thanh toán thường hay mắc phải các lỗi như: ghi không đúng về kì hạn của hối phiếu, ký phát đòi tiền không đúng người quy định trong L/C… Có thể dẫn ra đây một vài ví dụ như: - Hối phiếu do công ty TNHH DOME lập, đáng lẽ ghi trả tiền theo lệnh của ngân hàng, nhưng do sơ suất nên công ty TNHH DOME lại ghi trả tiền theo lệnh của chính mình. - L/C số 01M2308431410080 do ngân hàng mở cho công ty 319 - BQP, quy định hối phiếu kì hạn 60 ngày sau ngày vận đơn, nhưng công ty 319 lập hối phiếu kỳ hạn 60 ngày mà không ghi rõ sau ngày nào. Do những lỗi trên đây là khá đơn giản, có thể sửa chữa được nên ngân hàng yêu cầu hai công ty này sửa lại cho phù hợp với L/C. 2.1.2. Lỗi khi kiểm tra hóa đơn thương mại Hóa đơn thương mại được xem như là bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C, vì trong trường hợp không dùng hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để thanh toán tiền hàng. Hóa dơn thương mại liệt kê rõ danh mục hàng hóa xuất giao cho người nhập khẩu, quy cách, phẩm chất, số lượng, số kiện, trọng lượng, đơn vị hàng hóa cùng với đơn giá và số tiền thanh toán. Mẫu hóa đơn thương mại thường do công ty lựa chọn và soạn thảo nên thường mắc nhiều lỗi như mô tả hàng hóa không đúng với yêu cầu của L/C, sai sót về chính tả, ghi sai mã hàng hóa, sai sót về số lượng, giá cả, số L/C, không ghi điều kiện cơ sở giao hàng... Ví dụ, trường hợp của công ty TNHH kinh doanh và may mặc Việt Đức xuất hàng theo L/C số 01M2804A905451922 cho công ty KeyTech của Hàn Quốc. L/C yêu cầu phải chi tiết hàng hóa như sau: “100% cotton, grey carded sheeting noren on Automatic Iooms with arw or aws inch tape selvage plain 1x1 weaver first quality, 63 inch wide, 60x60, yarns 20/20, export packing seaworthy sales”. Hóa đơn đầy đủ chi tiết trên và thêm “warp:24,weft:24”. Mặt dù “warp:24,weft:24” chỉ số sợi chỉ trên 1cm2 và tương đương 60x60 trên một inch vải nhưng ngân hàng vẫn cho là sai sót do L/C không yêu cầu thêm “warp:24,weft:24”. Trường hợp khác, hóa đơn của công ty XNK máy và phụ tùng xuất một lô hàng theo L/C số 01M2403A9623651 cho công ty Som Say của Lào trong đó có ghi: xe vận tải $85.000 x 3 chiếc = $255.000 đúng như yêu cầu của L/C. Nhưng công ty XNK máy và phụ tùng giao thêm phụ tùng nên hóa đơn ghi số tiền là $265.000. Như vậy trị giá của hoá đơn vượt quá $10.000 so với L/C. Ngân hàng đã xử lý lỗi của công ty Việt Đức là yêu cầu công ty lập lại hóa đơn hoặc sửa lại hóa đơn để mô tả hàng hóa trong hóa đơn đúng như L/C đã phát hành. Còn đối với công ty XNK máy và phụ tùng, ngân hàng tư vấn cho công ty có thể đề nghị người nhập khẩu sửa giá trị L/C và mô tả hàng hóa sao cho hóa đơn phù hợp với L/C. 2.1.2. Lỗi khi kiểm tra chứng từ vận tải Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vận tải quốc tế. ở nước ta, hầu hết các doanh nghiệp đều vận chuyển bằng đường biển và xuất trình chứng từ với ngân hàng là chứng từ vận chuyển bằng đường biển. Chứng từ vận tải dù được sử dụng nhiều trong thanh toán tín dụng chứng từ, nhưng khi lập các doanh nghiệp vẫn thường mắc những lỗi như: chứng từ vận tải không chứng minh được hàng đã được giao, chứng từ vận tải ghi cước phí không đúng quy định, tên người chở hàng không đúng theo L/C... Ví dụ: L/C số 01M2305A63241568 do công ty đầu tư và phát triển Vivaco mở cho Pierluigi enzo E.C.SNC, Italy quy định chứng từ vận tải isued by “SM Logictics Gruppo Serra Mrzario S.P.A”. Nhưng ở Việt Nam không có hãng tàu nên việc giao hàng được thực hiện qua hãng M&s Shipping lines - công ty con của SM Logisties. Ngân hàng bắt lỗi chứng từ vì chứng từ vận tải phát hành không đúng quy định của L/C. Trường hợp này ngân hàng yêu cầu nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu sửa lại L/C điều khoản quy định B/L đảm bảo nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành. 2.1.3. Lỗi khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nên không phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước vốn đã ít kinh nghiệm trong lĩnh vực lập chứng từ lại càng yếu kém hơn do ít phải cọ sát với thực tế. Do vậy, bộ chứng từ xuất trình tới ngân hàng thường ít khi có chứng từ bảo hiểm hoặc nếu có thì thường không đúng loại chứng từ bảo hiểm, không đúng giá trị và điều kiện bảo hiểm, người hưởng bảo hiểm không đúng với quy định của L/C. Ví dụ: L/C số 01M1356A25314615 do ngân hàng mở cho công ty TNHH thủ công mỹ nghệ Linglang, theo đó ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C là 4 ngày. 2.1.4. Các chứng từ mâu thuẫn nhau Sự nhất quán trong nội dung được diễn đạt trên bề mặt chứng từ là một trong những tiêu chuẩn của ngân hàng để kiểm tra chứng từ. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu thường mắc những lỗi như trong trường hợp của công ty Trường An (BQP), theo đó L/C quy định B/L “lập theo lệnh của chủ hàng” (... made out to the order of shipper), do vậy mục consignê sẽ được ghi “cónignee: to shipper’s order” Nhưng ở Certifcate sẽ được ghi “Consignee: to Phonsavanh CO.Ltd, Laos” (Người mở L/C). Để khắc phục lỗi này, ngân hàng yêu cầu công ty Trường An sửa lại Certifcate of Origin phải ghi: “Consignee:to shipper’s orderr”. 2.2. Lỗi trong khi tiến hành kiểm tra chứng từ ngân hàng 2.2.1. Ngân hàng không kiểm tra hết lỗi của chứng từ Khi nhận được bộ chứng từ do nhà xuất khẩu gửi đến, các thanh toán viên của ngân hàng phải kiểm tra kỹ lưỡng bộ chứng từ thanh toán. Nhưng vì lý do nào đó mà thanh toán viên ngân hàng đã để sót lỗi, như trong trường hợp công ty 28-BQP: Khi chứng từ đòi tiền của công ty gửi đến ngân hàng để đòi tiền công ty Chang Min của Hàn Quốc, ngân hàng kiểm tra chứng từ và kết luận là không có lỗi và gửi đi nước ngoài đòi tiền. Nhưng ngân hàng nước ngoài đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ có lỗi là: Vận đơn “nhận hàng để chở” và ghi chú “giao hàng lên tàu” nhưng lại không đề ngày giao hàng theo quy định của UCP. Như vậy, trong trường hợp này, việc bắt lỗi của ngân hàng phát hành là chính xác theo điều 23a UCP500. 2.2.2. Ngân hàng không phát hiện hết các khác biệt khi kiểm tra chứng từ Có thể dẫn chứng về vấn đề này bằng vụ việc sau đây: Ngân hàng phát hành L/C cho công ty cổ phần XNK máy và Phụ tùng mua thiết bị vận tải số 01M3725A-46578398 với giá trị 250.000 USD cho người hưởng lợi là công ty ở Mỹ, và quy định “L/C này tham chiếu UCP 500 ICC,1993”. L/C yêu cầu bộ chứng từ gồm ba loại là: Bill of sale, commercial Invoice, Hull Insurance Policy - Trong đó chứng từ Bill of Sale phải là bản gốc do công ty của Mỹ lập có nội dung chuyển quyền sở hữu cho bên mua được công chứng và hợp pháp hóa bởi đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam hoặc tòa án dân sự Mỹ. Khi nhận được bộ chứng từ, ngân hàng phát hành chỉ phát hiện ra lỗi ở chứng từ bảo hiểm, ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C 1 ngày. Do mong muốn nhanh chóng nhận được hàng nên công ty XNK may và phụ tùng đã có công văn đồng ý để ngân hàng trả tiền ngân hàng nước ngoài. Do thiết bị vận tải trên đường hành trình từ Mỹ về Việt Nam đã bị tòa án Mỹ bắt giữ đem bán đấu giá để trừ nợ người bán nên người mua không nhận được hàng. Thực tế ngân hàng phát hành đã không phát hiện được lỗi trên Bill of Sale trên bề mặt của nó không hề có bắt cứ dấu hiệu nào chứng tỏ nó đã được hợp pháp hóa bởi các cơ quan theo L/C. Trong trường hợp này, ngân hàng có sai sót trong khâu kiểm tra chứng từ, ngân hàng đã không phát hiện ra được sai biệt và không yêu cầu người bán hoàn tất thủ tục hợp pháp hóa. Và người mua cũng phải chịu trách nhiệm do nôn nóng đã đồng ý để ngân hàng trả tiền cho phía nước ngoài. Thực tế cho thấy, do pháp luật chưa quy định chặt chẽ, chưa có một chuẩn mực chung nào nên rất dễ xảy ra những bất đồng, sai sót, tranh chấp trong thanh toán bằng L/C; đặc biệt là đối với bộ chứng từ, căn cứ quan trọng để thanh toán trong phương thức tín dụng chứng từ. Những sai sót và tranh chấp đó là đơn giản thì có thể sửa đổi được nhưng nếu phức tạp thì việc giải quyết là rất khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh, quyền lợi của các bên tham gia. Vô hình chung, điều này cũng tác động không nhỏ tới sự vận hành bình thường của nền kinh tế. Thực trạng này cho thấy nhu cầu cấp bách của việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng Một cách khái quát, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, cần ban hành ngay một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao về giao dịch thanh toán bằng thư tín dụng. Văn bản này có thể nên được ban hành dưới hình thức Nghị định là phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Trong quá trình ban hành Nghị định này, các chuyên gia và cơ quan nhà nước có thẩm quyền soạn thảo nên tham chiếu đầy đủ, toàn diện nội dung của UCP để thiết kế các điều khoản áp dụng cho các giao dịch thanh toán trong nước. Ngoài ra, cần có điều khoản dẫn chiếu đến việc áp dụng trực tiếp các điều khoản của UCP đối với giao dịch thanh toán quốc tế giữa bên Việt nam và bên nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật tuy là yếu tố cần thiết, cốt lõi nhất nhưng hình thức cũng chiếm một vị trí quan trọng. Việc ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn so với hiện nay sẽ có nhiều ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Thứ hai, cần có các quy định pháp lý cụ thể nhằm giải quyết mối quan hệ xung đột giữa thông lệ quốc tế và luật pháp trong nước. Ví dụ, khi có mâu thuẫn giữa UCP500 và pháp luật trong nước như luật về xuất nhập khẩu, ngân hàng, quản lý ngoại hối thì ưu tiên áp dụng nguồn luật nào. Sự thiếu vắng các quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết xung đột giữa các văn bản này gây khó khăn lớn cho quá trình áp dụng pháp luật. Điều này khiến cho trên thực tế có thể xảy ra tình trạng áp dụng không thống nhất giữa các ngân hàng khi có xung đột. Chẳng hạn, có trường hợp bộ chứng từ tuân thủ một cách nghiêm ngặt và phù hợp với L/C nhưng hàng hóa phẩm chất kém tới mức người mua có thể hủy hợp đồng. Nếu theo pháp luật Việt Nam, ngân hàng phát hành có thể từ chối trả tiền cho người bán vì nếu trả tiền thì “gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam” (Điều 3.2, nghị định 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998). Nhưng nếu từ chối trả tiền thì uy tín của ngân hàng phát hành có thể bị kém đi vì không thực hiện cam kết với người bán, kết quả là người bán nước ngoài dần không tin tưởng vào các L/C do ngân hàng này phát hành nữa, đồng thời làm mất tính độc lập của thư tín dụng. Ngoài ra, trong trường hợp ngân hàng phát hành bị truy đòi từ ngân hàng chỉ định thì việc từ chối trả tiền làm giảm uy tín của ngân hàng phát hành trước ngân hàng chỉ định. Do vậy, pháp luật Việt Nam cần cụ thể hóa hơn nữa về cách giải quyết khi có xung đột giữa luật Việt Nam, luật của các quốc gia khác và thông lệ quốc tế về thanh toán tín dụng chứng từ. Các quy định này cần phải được ban hành trong một văn bản độc lập về thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ, vì phương thức thanh toán này ngày càng được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong thanh toán quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của VIệt Nam. Thứ ba, cần bổ sung một số vấn đề pháp lý quan trọng về tín dụng chứng từ khi ban hành văn bản pháp luật độc lập về thanh toán bằng thư tín dụng như kiến nghị ở phần trên. Cụ thể là: - Cần có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. Khi quy định các quyền và nghĩa vụ này, nên tham chiếu các quy tắc hiện hành về tín dụng chứng từ được thể hiện trong UCP để đảm bảo tính phù hợp và tương thích ngay với thông lệ quốc tế và hạn chế nguy cơ xung đột pháp luật trong quá trình thực hiện việc thanh toán bằng hình thức tín dụng chứng từ. - Cần quy định thống nhất và rõ ràng từng bước trong quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ, từ thủ tục yêu cầu mở thư tín dụng đến khi tất toán tài khoản thư tín dụng để có được sự thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi quy định về vấn đề này, các nhà soạn thảo cũng cần tham chiếu đầy đủ các quy định hiện hành của UCP về quy trình thanh toán tín dụng chứng từ và cố gắng thể hiện nội dung, ý tưởng của các quy định này trong văn bản pháp luật quốc gia để hạn chế được những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột pháp luật trong quá trình áp dụng. - Cần kiểm tra, đối chiếu để sửa đổi, bổ sung các quy định về chiết khấu hối phiếu lập theo thư tín dụng nhằm đảm bảo sự tương thích và phù hợp với các quy tắc thực hành về tín dụng chứng từ trong UCP. Trên thực tế, mặc dù đã có quy định về chiết khấu, tái chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, trong đó có Hối phiếu nhưng dường như các quy định này vẫn cần được sửa đổi để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế về tín dụng chứng từ. - Cần quy định rõ các nguyên tắc cơ bản cho hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Ví dụ như nguyên tắc xây dựng bộ chứng từ, nguyên tắc kiểm tra tính bề mặt của chứng từ. Bên cạnh đó pháp luật cần quy định rõ những điểm đặc thù (nếu có) về cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng chứng từ. Thứ tư, cần có những quy định trao quyền cho Hiệp hội ngân hàng trong việc hướng dẫn quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ, cũng như chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho hệ thống ngân hàng. Đây chính là biện pháp để các chủ thể tham gia giao dịch tín dụng chứng từ tự bảo vệ mình trước nguy cơ rủi ro trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Việc ban hành và hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về tín dụng chứng từ cần phổ cập và cập nhật những kiến thức sau đây: - Pháp luật Việt Nam liên quan đến thư tín dụng; - Tập quán quốc tế – UCP về tín dụng chứng từ; - Pháp luật của các quốc gia và khối quốc gia liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ; - Nội dung xung đột giữa pháp luật Viêt Nam, luật các quốc gia khác và tập quán quốc tế về phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ và cách giải quyết. Ngoài ra, do ngôn ngữ của hợp đồng, L/C, chứng từ... trong thương mại quốc tế phần lớn đều bằng tiếng Anh nên khả năng sử dụng tiếng Anh của các nhân viên ngân hàng là không thể thiếu. Ngân hàng nên có cán bộ thanh toán quốc tế có chứng chỉ Certified Documentary Credit Specialist (chuyên gia tín dụng chứng từ). Hiện nay, việc vận dụng chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế đã trở nên phổ biến ở nhiều nước, khu vực như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hồng Kông... Chứng từ điện tử tạo điều kiện tiêu chuẩn hóa mẫu chứng từ trong thanh toán, giảm bớt thời gian thanh toán, tăng khả năng luân chuyển tiền tệ, giảm thủ tục thanh toán bằng giấy, tính bảo mật cao. Việt Nam cần hòa nhập với thế giới về những tiến bộ này. Cùng với đó, cần có văn bản pháp lý về quy tắc lập và xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế.  KẾT LUẬN Trong bối cảnh hoạt động ngoại thương đang từng ngày, từng giờ phát triển không ngừng như hiện nay, dịch vụ thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng thư tín dụng cũng liên tục thay đổi, cả về số lượng, quy mô và chất lượng. Vì thế, yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với hoàn cảnh mới là tất yếu. Trong khuôn khổ chật hẹp của khóa luận này, tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng, trên cơ sở đó phân tích một số tồn tại chủ yếu và đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng. Đặc biệt, việc triển khai nghiên cứu đề tài này được gắn liền với việc tham chiếu thường xuyên và toàn diện các quy tắc pháp lý quốc tế về tín dụng chứng từ (UCP 500) nhằm đảm bảo sự đánh giá khách quan về thực trạng pháp luật hiện hành ở Việt Nam về tín dụng chứng từ, thông qua đó nhằm đảm bảo sự tương thích, phù hợp của pháp luật Việt nam so với thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế về tín dụng chứng từ. Tóm lại, dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do khả năng, hiểu biết cũng như kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên khóa luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì sự cầu thị chân thành, tác giả mong nhận được sự góp ý, chia sẻ chân thành của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này có thể được hoàn thiện hơn. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Giấy đề nghị mở thư tín dụng APPLICATION FOR IRREVOCABLE LETTER OF CREDIT Issuing Bank: Date of Application : ............/............/.......... MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB 28A Dien Bien Phu Str, Ba dinh, Hanoi Tel : 8232883, Fax: 8233335, SWIFT : MSCBVNVX Expiry Date and Place for presentation of Documents : +Expiry Date : ........./........./........... +Place of Presentation : .................................................... Advising/Confirming Bank : Applicant (Full Name & Address ) : (X) Issue by telex/SWIFT (see UCP 500 Article 11) ( ) Issue by (air) mail with brief advise by telex ( ) Transferable Credit - As per UCP 500 Article 48 Beneficiary (Full Name & Address): Confirmation of the Credit: – Not – – Authorized if requested Requested Requested by Beneficiary Amount in figures and words (pls use ISO Cur. Codes) Partial shipments o Allowed o Not allowed Credit available with Nominated Bank Transshipments o Allowed o Not allowed ( ) by payment negotiation at sight Please refer to UCP 500 Transport Articles for exceptions to this condition ( ) by deferred payment at : ................... days o Insurance: will be covered by us (if not CIF) Shipment as defined in UCP 500 Article 46 Against the documents detailed herein * From : ....................................................... * For Transportation to:.................................. * Not later than : ......./......../........ and Beneficiary's draft(s) drawn on Military Commercial Joint Stock Bank - MCSB Goods/Services (Brief description without excessive details - See UCP 500 Article 5): Trade Terms : – FAS – CIF – FOB – CFR – Other terms: ------------------------------- As per – INCOTERMS 1990 – INCOTERMS 2000 List of documents to be presented: ( ) Signed Commercial invoices in............................................................................................................................. ( ) Full set ( /3) ~clean shipped on board~ ocean Bills of Lading made out to order of Military Commercial Joint Stock Bank, Hanoi Head Office, marked ~Freight Prepaid/Collect~ and notify the applicant. ( ) Airway bill consigned to order of Military Commercial Joint Stock Bank, Hanoi H.O, showing flight number and date, marked ~Freight Prepaid/Collect~ and notify the applicant. ( ) Insurance Policy or Certificate in Negotiable form blank endorsed in duplicate for 110 per cent of the CIF invoice value and covering All risks/A Clause (ICC1982) with claims payable at .............................. in the currency of Invoice. ( ) Certificate of Origin issued by ............................................................................................................................. ( ) Detailed Packing list in ........................................................................................................................................ ( ) Certificate of quality/quantity issued by................................................................................................................. ( ) Test/Inspection Certificate issued by .................................................................................................................... ( ) A copy of beneficiary's declaration on full shipment particulars had been fax to applicant within ..... days after date of – Bill(s) of Lading – Airway Bill ( ) Beneficiary's certificate certifying that one set of non-negotiable documents mentioned above (plus ......................) had been sent to applicant by express courier service within ........ days after date of shipment. The Courier receipt is to be attached thereto. ( ) Other documents : ..................................................................................................................... Special conditions : 1) All charges outside Vietnam are for account of Beneficiary including confirming fee, reimbursing fee. 2) Documents to be presented within ....... days from date of shipment but within the validity of the credit. 3) Other : ............................................................................................................................................. I/We request you to issue the credit for the Applicant's Account with the above instructions and the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits(1993 Revision, Publication No. 500 of the International Chamber of Commerce, Paris, France UCP 500) in so far they are applicable. In consideration of your agreeing to issue the Credit, I/We hereby agree to the Terms and UCP 500. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cam kết của người mở L/C : 1 - Chúng tôi cam kết rằng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về giấy phép XNK, hạn ngạch đối với mặt hàng nhập khẩu trên, 2 - Khi có yêu cầu của Ngân hàng, sẽ hoàn trả cho Ngân hàng mọi khoản tiền phải trả theo tín dụng này cùng mọi chi phí, hoa hồng và chi phí khác liên quan đến Tín dụng này. Chúng tôi uỷ quyền không huỷ ngang cho Ngân hàng được ghi nợ vào bất cứ (các) tài khoản nào của chúng tôi bất cứ khoản tiền nào mà chúng tôi có nghĩa vụ phải thanh toán cho Ngân hàng theo văn bản này. 3 - Chúng tôi sẽ bồi hoàn đầy đủ cho Ngân hàng khỏi mọi trách nhiệm về bất cứ sự thiếu chính xác, gián đoạn, sơ xuất, lỗi hoặc chậm trễ nào có thể phát sinh trong hoặc từ việc truyền đạt bất cứ thông tin nào hoặc bất cứ sự mơ hồ nào trong những thông tin này. 4 - Ngân hàng được quyền tự động trích tài khoản của chúng tôi để ký quỹ bằng ...............% trị giá L/C, số tiền còn lại chúng tôi cam kết nộp tiếp khi có điện đòi tiền của Ngân hàng nước ngoài hoặc khi nhận được bộ chứng từ đi nhận hàng hoặc đến thời hạn thanh toán quy định trong L/C với điều kiện bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp với các điều kiện của L/C. 5 - Nếu L/C có xác nhận, với mọi trách nhiệm thuộc về mình, chúng tôi ủy quyền cho Ngân hàng Quân đội được trích tài khoản của chúng tôi để chuyển tiền ký quỹ với Ngân hàng xác nhận L/C. 6 - Chúng tôi đồng ý rằng Ngân hàng được uỷ quyền hoặc được trao quyền không huỷ ngang, trong trường hợp chúng tôi không thực hiện thanh toán, để bán số hàng ghi trong các chứng từ vận chuyển hoặc bất cứ phần nào trong số hàng đó thông qua đấu giá công khai hoặc bán không thông qua đấu giá sau khi đã trừ đi mọi chi phí kể cả phí hoa hồng, liên quan đến số hàng đó mà không phương hại gì đến các quyền khác của Ngân hàng mà Ngân hàng có thể và cũng không cần thông báo trước về việc bán này. Chúng tôi tiếp theo đây uỷ quyền không huỷ ngang cho Ngân hàng được dùng các khoản tiền bán hàng để thanh toán bất cứ nợ nần và nghĩa vụ nào ( bất kể hiện nay, trong tương lai hay đột xuất) cho Ngân hàng kể cả số lãi đã dồn tích trên đó và nếu như khoản thu từ việc bán hàng này chưa đủ cho mục đích nói trên thì chúng tôi đồng ý thanh toán cho Ngân hàng bất cứ khoản thiếu hụt nào ngay tại lần yêu cầu đầu tiên của Ngân hàng. 7 - Chúng tôi xin cam kết sẽ tự cân đối nguồn ngoại tệ để thanh toán L/C này. 8 - Khi cần liên hệ : ................................................. Điện thoại : ................................................. Kính thư, KẾ TOÁN TRƯỞNG TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ LỤC 2 Thư tín dụng không thể hủy ngang trả tiền ngay Format = Swift Sub-Format = INPUT Msg Type = 700 Nature = Financial Sender = Receiver = Transaction ref. = Related ref. = Amount = Value/Date = Format & Validation Version = 0605 Checked = Minimum Netw. Appl. = FIN Passed = Maximum Sender to Network Instructions Priority = Normal Delv. Overdue warning request= FALSE Network delv. notif. request = FALSE Obs. period = FIN Copy Service = Sender to Receiver Instructions Banking Prior. = User ref. = Warning Status = Server to Receiver Instructions = Creation Appl/Serv = RP & Ft = Date/Time = Text = 27: Sequence of Total 1/1 40A: Form of Documentary Credit IRREVOCABLE TRANSFERABLE 20 : Documentary Credit Number XXXXXXXXXXXXX 40E : Applicable Rules UCP LATEST VERSION 31D: Date and Place of Expiry 50 : Applicant 59 : Beneficiary - Name & Address 32B: Currency Code, Amount Currency : Amount : 39A: Percentage Credit Amt Tolerance 41D: Available With...By... - Name&Addr ANY BANK BY NEGOTIATION/BY PAYMENT 42C: Drafts at... SIGHT 42A: Drawee - BIC 43P: Partial Shipments 43T: Transhipment 44E: Port of Loading/Airport of Dep. 44F: Port of Dischrge/Airport of Dest 44C: Latest Date of Shipment 45A: Descriptn of Goods &/or Services 46A: Documents Required 47A: Additional Conditions 71B: Charges ALL BANKING CHARGES AND COMMISSIONS, INCLUDING ADVISING, CONFIRMING, REIMBURSING CHARGES AND POSTAGE OUTSIDE VIETNAM ARE FOR ACCOUNT OF BENEFICIARY 48: Period for Presentation DOCUMENTS TO BE PRESENTED WITHIN XX DAYS FROM DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT 49: Confirmation Instructions WITHOUT/CONFIRM 78: Instr to Payg/Accptg/Negotg Bank + ALL SHIPPING DOCUMENTS AND DRAFT(S) MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO ..................... IN 01 LOT BY EXPRESS COURIER + UPON RECEIPT OF DOCS STRICTLY COMPLIED WITH TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT, WE SHALL REMIT PROCEEDS AS PER NEGOTIATING BANK'S INSTRUCTION + THE AMOUNT(S) SO DRAWN MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE HEREOF + A DISCREPANCY FEE (USDXX PER EACH DISCREPANCY) WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS IF DOCUMENTS ARE PRESENTED WITH DISCREPANCY(IES) 72: Sender to Receiver Information + PLS COLLECT ALL YOUR CHARGES AND COMMISSIONS FROM BEN. BEFORE RELEASING THE ORIGINAL CREDIT TO BENEFICIARY + PLS ACKNOWLEDGE YOUR RECEIPT OF THIS CREDIT BY AN MT730 Message History = *Original (Live in "_MP_mod_text") End of Report PHỤ LỤC 3 Thư tín dụng hủy ngang trả tiền ngay Format = Swift Sub-Format = INPUT Msg Type = 700 Nature = Financial Sender = Receiver = Transaction ref. = Related ref. = Amount = Value/Date = Format & Validation Version = 0605 Checked = Minimum Netw. Appl. = FIN Passed = Maximum Sender to Network Instructions Priority = Normal Delv. Overdue warning request= FALSE Network delv. notif. request = FALSE Obs. period = FIN Copy Service = Sender to Receiver Instructions Banking Prior. = User ref. = Warning Status = Server to Receiver Instructions = Creation Appl/Serv = RP & Ft = Date/Time = Text = 27: Sequence of Total 1/1 40A: Form of Documentary Credit REVOCABLE 20 : Documentary Credit Number XXXXXXXXXXXXX 40E : Applicable Rules UCP LATEST VERSION 31D: Date and Place of Expiry 50 : Applicant 59 : Beneficiary - Name & Address 32B: Currency Code, Amount Currency : Amount : 39A: Percentage Credit Amt Tolerance 41D: Available With...By... - Name&Addr ANY BANK BY NEGOTIATION/BY PAYMENT 42C: Drafts at... SIGHT 42A: Drawee - BIC 43P: Partial Shipments 43T: Transhipment 44E: Port of Loading/Airport of Dep. 44F: Port of Dischrge/Airport of Dest 44C: Latest Date of Shipment 45A: Descriptn of Goods &/or Services 46A: Documents Required 47A: Additional Conditions 71B: Charges ALL BANKING CHARGES AND COMMISSIONS, INCLUDING ADVISING, CONFIRMING, REIMBURSING CHARGES AND POSTAGE OUTSIDE VIETNAM ARE FOR ACCOUNT OF BENEFICIARY 48: Period for Presentation DOCUMENTS TO BE PRESENTED WITHIN XX DAYS FROM DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT 49: Confirmation Instructions WITHOUT/CONFIRM 78: Instr to Payg/Accptg/Negotg Bank + ALL SHIPPING DOCUMENTS AND DRAFT(S) MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO ..................... IN 01 LOT BY EXPRESS COURIER + UPON RECEIPT OF DOCS STRICTLY COMPLIED WITH TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT, WE SHALL REMIT PROCEEDS AS PER NEGOTIATING BANK'S INSTRUCTION + THE AMOUNT(S) SO DRAWN MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE HEREOF + A DISCREPANCY FEE (USDXX PER EACH DISCREPANCY) WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS IF DOCUMENTS ARE PRESENTED WITH DISCREPANCY(IES) 72: Sender to Receiver Information + PLS COLLECT ALL YOUR CHARGES AND COMMISSIONS FROM BEN. BEFORE RELEASING THE ORIGINAL CREDIT TO BENEFICIARY + PLS ACKNOWLEDGE YOUR RECEIPT OF THIS CREDIT BY AN MT730 Message History = *Original (Live in "_MP_mod_text") End of Report PHỤ LỤC 4 Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận Format = Swift Sub-Format = INPUT Msg Type = 700 Nature = Financial Sender = Receiver = Transaction ref. = Related ref. = Amount = Value/Date = Format & Validation Version = 0605 Checked = Minimum Netw. Appl. = FIN Passed = Maximum Sender to Network Instructions Priority = Normal Delv. Overdue warning request= FALSE Network delv. notif. request = FALSE Obs. period = FIN Copy Service = Sender to Receiver Instructions Banking Prior. = User ref. = Warning Status = Server to Receiver Instructions = Creation Appl/Serv = RP & Ft = Date/Time = Text = 27: Sequence of Total 1/1 40A: Form of Documentary Credit IRREVOCABLE TRANSFERABLE 20 : Documentary Credit Number XXXXXXXXXXXXX 40E : Applicable Rules UCP LATEST VERSION 31D: Date and Place of Expiry 50 : Applicant 59 : Beneficiary - Name & Address 32B: Currency Code, Amount Currency : Amount : 39A: Percentage Credit Amt Tolerance 41D: Available With...By... - Name&Addr ANY BANK BY NEGOTIATION/BY PAYMENT 42C: Drafts at... SIGHT/XX DATES AFTER B/L DATE/XX DATES AFTER SIGHT 42A: Drawee - BIC 43P: Partial Shipments 43T: Transhipment 44E: Port of Loading/Airport of Dep. 44F: Port of Dischrge/Airport of Dest 44C: Latest Date of Shipment 45A: Descriptn of Goods &/or Services 46A: Documents Required 47A: Additional Conditions 71B: Charges ALL BANKING CHARGES AND COMMISSIONS, INCLUDING ADVISING, CONFIRMING, REIMBURSING CHARGES AND POSTAGE OUTSIDE VIETNAM ARE FOR ACCOUNT OF BENEFICIARY 48: Period for Presentation DOCUMENTS TO BE PRESENTED WITHIN XX DAYS FROM DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT 49: Confirmation Instructions CONFIRM 78: Instr to Payg/Accptg/Negotg Bank + ALL SHIPPING DOCUMENTS AND DRAFT(S) MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO ..................... IN 01 LOT BY EXPRESS COURIER + UPON RECEIPT OF DOCS STRICTLY COMPLIED WITH TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT, WE SHALL REMIT PROCEEDS AS PER NEGOTIATING BANK'S INSTRUCTION + THE AMOUNT(S) SO DRAWN MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE HEREOF + A DISCREPANCY FEE (USDXX PER EACH DISCREPANCY) WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS IF DOCUMENTS ARE PRESENTED WITH DISCREPANCY(IES) 72: Sender to Receiver Information + PLS COLLECT ALL YOUR CHARGES AND COMMISSIONS FROM BEN. BEFORE RELEASING THE ORIGINAL CREDIT TO BENEFICIARY + PLS ACKNOWLEDGE YOUR RECEIPT OF THIS CREDIT BY AN MT730 Message History = *Original (Live in "_MP_mod_text") End of Report PHỤ LỤC 5 Thư tín dụng không thể huỷ ngang không xác nhận Format = Swift Sub-Format = INPUT Msg Type = 700 Nature = Financial Sender = Receiver = Transaction ref. = Related ref. = Amount = Value/Date = Format & Validation Version = 0605 Checked = Minimum Netw. Appl. = FIN Passed = Maximum Sender to Network Instructions Priority = Normal Delv. Overdue warning request= FALSE Network delv. notif. request = FALSE Obs. period = FIN Copy Service = Sender to Receiver Instructions Banking Prior. = User ref. = Warning Status = Server to Receiver Instructions = Creation Appl/Serv = RP & Ft = Date/Time = Text = 27: Sequence of Total 1/1 40A: Form of Documentary Credit IRREVOCABLE TRANSFERABLE 20 : Documentary Credit Number XXXXXXXXXXXXX 40E : Applicable Rules UCP LATEST VERSION 31D: Date and Place of Expiry 50 : Applicant 59 : Beneficiary - Name & Address 32B: Currency Code, Amount Currency : Amount : 39A: Percentage Credit Amt Tolerance 41D: Available With...By... - Name&Addr ANY BANK BY NEGOTIATION/BY PAYMENT 42C: Drafts at... SIGHT/XX DATES AFTER B/L DATE/XX DATES AFTER SIGHT 42A: Drawee - BIC 43P: Partial Shipments 43T: Transhipment 44E: Port of Loading/Airport of Dep. 44F: Port of Dischrge/Airport of Dest 44C: Latest Date of Shipment 45A: Descriptn of Goods &/or Services 46A: Documents Required 47A: Additional Conditions 71B: Charges ALL BANKING CHARGES AND COMMISSIONS, INCLUDING ADVISING, CONFIRMING, REIMBURSING CHARGES AND POSTAGE OUTSIDE VIETNAM ARE FOR ACCOUNT OF BENEFICIARY 48: Period for Presentation DOCUMENTS TO BE PRESENTED WITHIN XX DAYS FROM DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT 49: Confirmation Instructions WITHOUT 78: Instr to Payg/Accptg/Negotg Bank + ALL SHIPPING DOCUMENTS AND DRAFT(S) MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO ..................... IN 01 LOT BY EXPRESS COURIER + UPON RECEIPT OF DOCS STRICTLY COMPLIED WITH TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT, WE SHALL REMIT PROCEEDS AS PER NEGOTIATING BANK'S INSTRUCTION + THE AMOUNT(S) SO DRAWN MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE HEREOF + A DISCREPANCY FEE (USDXX PER EACH DISCREPANCY) WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS IF DOCUMENTS ARE PRESENTED WITH DISCREPANCY(IES) 72: Sender to Receiver Information + PLS COLLECT ALL YOUR CHARGES AND COMMISSIONS FROM BEN. BEFORE RELEASING THE ORIGINAL CREDIT TO BENEFICIARY + PLS ACKNOWLEDGE YOUR RECEIPT OF THIS CREDIT BY AN MT730 Message History = *Original (Live in "_MP_mod_text") End of Report MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTh432 tn d7909ng.doc
Tài liệu liên quan