Đề tài Thực trạng và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây

Phát triển mạnh mẽ năng lực sản xuất và tổ chức khai thác xa bờ. Phấn đấu đưa sản lượng khai thác xa bờ năm 2010 lên 400.000 tấn. ã Ưu tiên tập trung các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ ngư dân đóng tàu, thuyền lớn. ã Xây dựng các đội thuyền đánh cá quốc doanh lớn làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ về dịch vụ, hậu cần đưa dân ra khai thác xa bờ. ã Mở rộng hợp tác với các nước có nghề cá tiên tiến, sử dụng các khả năng về vốn, công nghệ để liên doanh hoặc hợp tác khai thác hải sản vùng xa bờ. ã Giảm sức ép đối với nguồn lợi ven bờ thông qua phát triển nuôi biển và áp dụng công nghệ thay thế, thực hiện chặt chẽ các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. ã Xây dựng hệ thống các dịch vụ hậu cần bao gồm cầu cảng, công trình điên nước, cung ứng nhiên liệu, xây dựng cảng và hệ thống dịch vụ.

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và triển vọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận. Tuy nhiên, việc cử đoang sang làm việc với EU kịp thời đã để lại ấn tượng tốt về quan hệ của ta với EU và họ cho rằng chúng ta cũng tích cực xử lí vấn đề này nên EU chưa đưa Việt Nam ra khỏi danh sách như Trung Quốc. Thị trường EU ngày càng trở nên khó tính, làm cho các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại không muốn xuất hàng vào thị trường này do tình hình kiểm soát dư lượng chất kháng sinh đặc biệt là Chloramphenicol. Việc đòi hỏi quá đáng của EU về chất kháng sinh trong thực phẩm và quy định cấm hoàn toàn Chloram - Zerotolerance là nội dung tranh cãi trong cuộc họp ngày 24/4/2002 của liên minh các nhà xuất khẩu thuỷ sản tại Bruselles. Ngay cả Mỹ cũng không thống nhất với quy định này của EU. Do vậy, dù thị trường này hiện đang có nhu cầu nhập khẩu lớn và được giá hơn thị trường khác nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều e ngại không dám xuất hàng vào đây. EU tăng thuế nhập khẩu đối với tôm đông lạnh của Việt Nam từ 4,5% lên tơí 10,9% áp dụng từ 01/01/2002 tới 12/12/2004. Đồng thời tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% đối với lô hàng tôm nhập khẩu. Do vậy, các thị trường khác như Mỹ, Canada và Nhật Bản cũng áp dụng quy định tương tự. Trong khi đó, thuế nhập khẩu từ Madagasca, Senegan, Guana thuộc Pháp sang EU giữ nguyên 0%, Thái Lan thoả thuận giảm thuế nhập khẩu tôm đông lạnh và tôm chín tù 14,4% và 20% xuống còn 10,9% và 16,5%. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng khó khăn cho mặt hàng tôm của Việt Nam cạnh tranh trên thị trường EU. Tỷ trọng giá trị hàng thuỷ sản Việt Nam xuất vào thị trường này trong những tháng đầu năm 2003 giảm mạnh, chỉ còn khoảng 3,56%. Trong khi những năm khác thường ở mức 6 -7%. Tuy vậy, ta vẫn cần phải giữ uy tín để duy trì thị trường EU và tạo cơ hội xuất khẩu sang thị trường khác. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong khối EU có thể kể đến Anh 13,5%, Ai Len 0,3%, áo 0,4%, Bỉ 17,8%, Đan Mạch 1,1%, Đức 17,9%, Hà Lan 3,9%, Hi lạp 0,4%, Italia 13,4%, Pháp 15,4%, Tây Ban Nha 4%, Thụy Điển 1,2%, Bồ Đào Nha 0,3%. Thị trường EU đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh thực phẩm hàng thuỷ sản. Để vào được đây, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều rào cản với những điều kiện khắt khe: EU kiểm ta từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các nước thành viên. Tại hội chợ thuỷ sản ở Bruselles tháng 5/2000, 11 doanh nghiệp Việt Nam đã kí 24 hợp đồng và bản ghi nhớ đối tác nước ngoài mua của Việt Nam khoảng hơn 500 tấn thuỷ sản chế biến các loại trị giá hơn 3 triệu USD. Trong các loại mặt hàng thì tôm là sản phẩm được ưa chuộng nhất. Những thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam trong khối EU là Bỉ, Italia, Hà Lan, Đức, Anh, Pháp… Cho đến nay, mặt hàng này vẫn chưa xâm nhập vào các thị trường Ai Len, Phần Lan, Luxambua. EU đã tăng thuế nhập khẩu tôm đông của Việt Nam từ đẩu năm 2002 đồng thời tăng cường kiểm tra từng lô hàng để phát hiện những trường hợp còn chẩt Chloramphenicol trong sản phẩm. Tháng 11/1999, Việt Nam được Uỷ ban Châu Âu công nhận đưa vào danh sách các nước được nhập khẩu thuỷ sản vào EU và tháng 4/2000 được vào danh sách các nước nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ vào EU. Đây là bước tiến vượt bậc của ngành chế biến thuỷ sản nước ta trước tình hình nhập khẩu khó khăn vào thị trường này. Uỷ ban Châu Âu đã công nhận 5 vùng nuôi nhuyễn thể của nước ta ở Tiền Giang và Bến Tre. Và mới đây, EU đã thông báo bổ sung cho 5 vùng nuôi nghêu của Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này. Đó là các vùng: An Minh, Hà Tiên, Bà Lụa, Kiên Lương (Kiên Giang) và Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh). Nhờ đó, toàn bộ nhuyễn thể của tất cả các vùng nuôi này đều có thể bán được vào thị trường EU. Như vậy, hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đang dần được chấp nhận vào thị trường rất khắt khe này. Song các vấn đề cần phải giải quyết còn nhiều ở trước mắt. Từ đó xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ tạo được uy tín trên thị trường thế giới, giữ vững thị trường truyền thống và mở rộng những thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam. 2. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây. 2.1. Những kết quả đạt được. Nhờ chất lượng được cải tiến nên khả năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường của hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU được nâng cao. Hiện nay, hàng thuỷ sản của v có mặt ở 60 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như: Nhật Bản, EU , Bắc Mỹ, mở rộng thị trường triển vọng Trung Quốc và đang cố gắng lấy lại thị trường truyền thống là các nước ở Liên Xô cũ. Việt Nam là nước vươn lên từ vị trí thứ 25 lên vị trí thứ 13 và đứng vào danh sách các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đẩu trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU trong thời gian qua chiếm 15% tổng xuất khẩu thuỷ sản của cả nước, đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành thuỷ sản. Thuỷ sản Việt Nam đã và đang được ưa chuộng ở các nước thuộc EU, dành được thế cạnh tranh khi được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Mười vùng nuôi nhuyễn thể thuộc các tỉnh và vùng Tiền Giang, Bến Tre, Cần Giờ và Kiên Giang Việt Nam được EU công nhận đạt điều kiện an toàn vệ sinh làm nguyên liệu cho sản xuất và có thể bán được vào thị trường EU. Tính đến nay, Việt Nam đã có 68 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được vào danh sách xuất khẩu hàng thuỷ hải sản vào EU. Tháng 11/1999, EU chính thức công nhận Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản của Việt Nam có đủ điều kiện được EU uỷ quyền kiểm tra hàng thuỷ sản trước khi xuất khẩu vào EU. Tháng 4/2000, EC cũng đã thông qua quyết định về điều kiện cụ thể cho việc nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài có vỏ, loài da gai và loài chân bụng sống ở biển của Việt Nam. Giải quyết được công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn, tăng thu ngân sách nhà nước. Hợp tác phát triển của EU dành cho Việt Nam bằng các dự án hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn về phát triển thể chế, tăng cường năng lực quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm cho cơ quan quản lí ngành thuỷ sản. Các dự án chủ yếu của Đan Mạch dành cho Việt Nam trong việc nâng cấp công nghiệp chế biến thuỷ sản hướng tới đạt yêu cầu chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là hỗ trợ việc hình thành Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản NAFIQACEN. Tiếp đó, sự hợp tác giữa hai nước thông qua dự án SEAQIP (dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thuỷ sản), một dự án hỗ trợ kĩ thuật do DANIDA dành cho Bộ thuỷ sản Việt Nam với tổng kinh phí 5,3 triệu USD. Dự án hỗ trợ tích cực thành lập và hoạt động Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). Ngoài ra, dự án cũng góp phần đưa hệ thống đảm bảo an toàn vệ sinh tiếp cận HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point- phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Dựa trên những kinh nghiệm đã thu được từ SEAQIP, một dự án mới được hình thành mang tên “ Hỗ trợ chương trình ngành thuỷ sản (FSPS)”trị giá 40,5 triệu USD thực hiện trong 5 năm (2000 - 2004). Ngày 5/4/2002, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) tổ chức hội thảo thuỷ sản giữa Việt Nam và Iceland với tiêu đề “ Hiện đại hoá ngành công nghiệp thuỷ sản”. Công ty ICECON chuyên tư vấn về ngư nghiệp, chế biến, quản lí chất lượng, thiết bị chế biến, sẽ là đầu mối kêu gọi đầu tư và chuyển giao công nghệ từ Iceland vào ngành thuỷ sản Việt Nam. Những thành tựu quan trọng đã đạt được trong việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang EU là những tín hiệu đáng mừng. Bởi lẽ thị trường EU là một thị trường rất khó tính, khắt khe về chất lượng vệ sinh đối với hàng nhập khẩu của các nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế trong việc chế biến và xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này. Nhận thức được điều này, nhà nước và các doanh nghiệp cần phải khắc phục những hạn chế để có bước chân vững chắc trong việc xuất khẩu vào thị trường EU. 2.2 Những hạn chế còn tồn tại. Hạn chế lớn nhất của ngành thuỷ sản xuất khẩu hiện nay là khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao để chế biến. Do vậy, rất dễ dẫn đến tình trạng sản phẩm bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển. Hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU là hàng đông lạnh sơ chế, cơ cấu sản phẩm mất cân đối. Điều này dẫn tới giá cả cạnh tranh tại thị trường EU thấp ( chỉ bằng 70%mức giá sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc, Inđonexia và ấn Độ). Cho đến nay, phần lớn hàng thuỷ sản Việt Nam xuất đi EU là thông qua các công ty của ASEAN (như Singapo, Thái Lan và Hồng Kông). Xu hướng xuất thẳng ngày càng mở rộng, tuy nhiên bị hạn chế do từng doanh nghiệp riêng lẻ không có lượng hàng ổn định để cung cấp quanh năm. Điều này ngày càng đòi hỏi phải có sự phối hợp và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nếu muốn có quan hệ trực tiếp với khách hàng Châu Âu. Truyền thống của khách hàng là muốn gởi LC trả chậm 6 tháng hoặc 1 năm, nhưng đến nay Việt Nam chưa phát triển hệ thống hỗ trợ thương mại (Banking Trade Promotion System). Do vậy, thương nhân Việt Nam cảm thấy thủ tục thanh toán với Châu Âu khá phiền phức và mất thời gian. Thương nhân Châu Âu không hiểu nhiều về các luật lệ và thói quen của người bán Việt Nam, trong khi thương nhân Việt Nam cũng lại không nắm rõ các điều khoản khá phức tạp của phương thức thương mại Châu Âu ( European Trade Practice). Do vậy, trong nhiều trường hợp, hai bên khó đi đến hiểu biết nhau, thậm chí dễ hiểu lầm do khoảng cách xa, ít có điều kiện gặp gỡ trực tiếp, chỉ gặp nhau qua thư từ nên khó thông cảm cho nhau. Hơn nữa, quan hệ thường xuyên trong kinh doanh hay bị đứt quãng bởi những chuyến đi nghỉ mát, nghỉ mùa… của người Châu Âu, điều đó cũng phần nào cản trở mối quan hệ phát triển. Chủng loại mặt hàng cung cầu không thực sự trùng hợp. Người tiêu dùng Châu Âu chủ yếu thích ăn tôm sú và tôm sắt nhỏ gần giống với tôm nước lạnh của Châu Âu, còn các loại tôm biển khác chưa quen với người tiêu dùng EU. Châu Âu chỉ ăn mực ống và bạch tuộc với thị trường bó hẹp, thị trường mực nang nhỏ tại Italia và Tây Ban Nha, không ăn mực nang phile và mực nang cỡ lớn, mực ống cắt khoanh yêu cầu độ rộng đều, cao về kích cỡ. EU thường đòi hỏi sản phẩm IQF nghĩa là những sản phẩm đông lạnh được trang bị dây truyền sản xuất sản phẩm đông rời, trong khi quãng đường xa vận tải, lại thích mua với giá C&F (Cost and Freight), nên rủi ro hay rơi về phía Việt Nam. Do khối lượng hàng xuất chưa nhiều, đường vận chuyển chưa có tàu trực tuyến, hiện phải qua nhiều lần chuyển tải (thường là tại Singapo và Amstecdam), nên phí bảo hiểm cao, chi phí vận chyển cao hơn so với các nước khác trong khu vực, gây thêm khó khăn cho Việt Nam phát triển xuất hàng sang EU. Xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU với yêu cầu cao về bảo đảm tính nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh trong toàn bộ quá trính sản xuất. Nhiều doanh nghiệp không đủ tài chính để thay đổi công nghệ và các điều kiện trong quản lí chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất mà cốt lõi việc áp dụng GMP ( thực hành khảo soát chất lượng và an toàn vệ sinh thông qua quy phạm sản xuất tốt) và HACCP cho từng dây chuyền công nghệ của mỗi sản phẩm. Trình độ quản lí của cán bộ kĩ thuật thể hiện sự thống nhất giữa quy định trên hệ thống văn bản và hoạt động thực tế. Quản lí chất lượng và vệ sinh của hệ thống cung cấp nguyên liệu cũng là yếu tố bắt buộc đối khách hàng EU, ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Một đòi hỏi mà khách hàng Châu Âu rất quan tâm là khả năng truy nguyên (traceability) đến tận nguồn gốc của hàng hoá thuỷ sản, liên qua đến việc ghi nhãn bao bì sản phẩm và quản lí hồ sơ sản phẩm của cơ sở sản xuất. Hơn nữa, khi xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, Việt Nam gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ bao gồm Trung Quốc và nhiều nước thuộc ASEAN, những quốc gia có cơ cấu xuất khẩu tương tự như của Việt Nam và cũng có những điều kiện tự nhiên và lao động dồi daò. Đồng thời, họ cũng được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP như Việt Nam. Nhiều nước như Thái lan, ấn Độ… có sản phẩm chất lượng cao hơn, đa dạng hơn, bao gói đẹp hơn. Giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có sự cạnh tranh thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU. Như vậy, việc cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ đóng vai trò quyết đinh trong việc chiếm lĩnh thị trường EU. Điều quan trọng là việc xuất khẩu thuỷ sản chưa có đựơc kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là EU. III. Triển vọng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. EU có thể được xem như miền đất “ quả vàng” đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Phần lớn những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại là những mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường EU ( trong đó không thể thiếu hàng thuỷ sản) và nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này của EU hàng năm là rất lớn, và vẫn không ngừng tăng lên. Hàng thuỷ sản nhập khẩu hàng năm của EU chiếm tới 40% tổng lượng nhập khẩu toàn thế giới, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 17 kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Uỷ ban nghề cá của EU đã tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản trong giai đoạn từ 1997 đến 2010 nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản tự nhiên.Chính vì thế, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của các quốc gia EU sẽ có xu hướng tăng cao. Đây là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam. Thị trường EU đủ rộng lớn để tiêu thụ tất cả những hàng xuất khẩu đạt tiêu chuẩn của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đặt những bước chân vững chắc trên thị trường hứa hẹn này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang có cơ hội để tiếp cận với những thị trường mới khác nữa, chẳng hạn thị trường Mỹ ( khi mà hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã chính thức được thực thi). Nghề nuôi cá Tra và cá Basa đang phát triển mạnh ở nước ta, việc tiêu thụ các loại cá này đang gia tăng nhanh chóng tại thị trường Mỹ, có dấu hiệu tăng cả ở thị trường EU. Như vậy, việc không ngừng mở rộng thị trường sẽ tạo tiền đề căn bản để sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phát triển. Một trong những nguyên nhân làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU là do chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã không hấp dẫn và nguồn cung cấp không ổn định. Nhưng hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thuỷ sản Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lí chất lượng sản phẩm để có được vị trí trên thị trường thế giới. Do vậy, họ không ngừng tự nâng cấp,, hoàn thiện để đạt được yêu cầu bạn hàng đề ra. Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU (đến năm 2003 có 68 doanh nghiệp). Việt Nam có thể hoàn toàn hi vọng những tấm gương này sẽ được nhân rộng trong ngành thuỷ sản. Một khi đã được EU công nhận thì cũng sẽ không khó khăn gì cho các doanh nghiệp này khi xâm nhập vào các thị trường lớn khác, do tiêu chuẩn của EU được đánh giá rất cao trên thị trường thế giới. Đối với các vấn đề đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn tới khi Việt Nam vẫn được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EU, thì một số nước thuộc ASEAN và Trung Quốc có trình độ cao hơn sẽ bị loại ra khỏi danh sách được hưởng GSP của EU. Do đó, cơ hội để Việt Nam tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU là rất lớn khi lợi thế cạnh tranh tương đối tạm thời thuộc về chúng ta. Nhưng sau đó, khi EU huỷ bỏ hoàn toàn chế độ hạn ngạch và GSP đối với các hàng của các nước đang phát triển thì thách thức đối với Việt Nam là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có thể đánh giá triển vọng xuất khẩu của ngành thuỷ sản là hết sức khả quan vì đây là ngành mà Việt Nam chủ động được các khâu nguyên liệu là chế biến. Theo kế hoạch đặt ra cho ngành thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 dự kiến đạt 2,5 tỷ USD và 3,5 tỷ USD vào năm 2010. Với những gì ngành thuỷ sản đạt được trong năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, các con số trên hoàn toàn có triển vọng thực hiện được nếu như Việt Nam tiến hành tốt các giải pháp nhằm nâng có sức cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững. Chương III những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. I.Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang EU. Hiện nay, theo Bộ thuỷ sản, cả nước có khoảng 320 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu (chưa kể các sản xuất có quy mô nhỏ). Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng toàn bộ kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới, phương pháp quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tiên tiến, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản phát triển bền vững, ổn định và tăng cường được vị thế trên các thị trường xuất khẩu quan trọng ( trong đó có EU) thì Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của thuỷ sản nhà nước. 1. Giải pháp nguyên liệu. Đối với nước ta, để giải quyết nguyên liệu cho xuất khẩu thuỷ sản cần lấy nuôi trồng thuỷ sản là mũi chính để cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến nâng cao tỷ lệ sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu. 1.1. Trong khai thác thuỷ sản. Phát triển mạnh mẽ năng lực sản xuất và tổ chức khai thác xa bờ. Phấn đấu đưa sản lượng khai thác xa bờ năm 2010 lên 400.000 tấn. Ưu tiên tập trung các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi hỗ trợ ngư dân đóng tàu, thuyền lớn. Xây dựng các đội thuyền đánh cá quốc doanh lớn làm nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ về dịch vụ, hậu cần đưa dân ra khai thác xa bờ. Mở rộng hợp tác với các nước có nghề cá tiên tiến, sử dụng các khả năng về vốn, công nghệ để liên doanh hoặc hợp tác khai thác hải sản vùng xa bờ. Giảm sức ép đối với nguồn lợi ven bờ thông qua phát triển nuôi biển và áp dụng công nghệ thay thế, thực hiện chặt chẽ các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Xây dựng hệ thống các dịch vụ hậu cần bao gồm cầu cảng, công trình điên nước, cung ứng nhiên liệu, xây dựng cảng và hệ thống dịch vụ. 1.2. Trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhanh chóng quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi thuỷ sản tập trung quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hính sinh thái bền vững tại các vùng trọng điểm, chú trọng hình thức đầu tư thông qua các cơ sở chế biến thuỷ sản, lấy cơ sở chế biến làm đầu mối quy hoạch đầu tư vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Xây dựng các chương trình quốc gia phát triển từng đối tượng nuôi cụ thể, tạo ra sản lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu lớn. Xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, chất lượng tốt, thức ăn công nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung, hỗ trợ vốn tín dụng cho các hộ nuôi quy mô lớn, chú trọng các công trình bảo vệ môi trường ở các vùng trọng điểm, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc và đời sống văn hoá xã hội của các nông - ngư dân, truyền bá kiến thức kĩ thuật. 1.3. Trong nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản. Miễn lâu dài thuế nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu thuỷ sản. Trợ giá cho các hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và phụ liệu thuỷ sản thây thế để bảo đảm cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho nhân dân. Miến thuế xuất khẩu đối với hàng thuỷ sản tái sản xuất và được sản xuất bằng nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Khuyến khích mọi hình thức đẩu tư nước ngoài trong việc đưa nguyên liệu thuỷ sản vào Việt Nam để gia công tái sản xuất hoặc chế biến. Nghiên cứu hình thành một số khu vực cảng cá tự do, miễn thuế để thu hút tàu cá nước ngoài và bán nguyên liệu thuỷ sản. 1.4. Trong quản lí thị trường nguyên liệu thuỷ sản. Đầu tư xây dựng các chợ cá, chợ bán đấu giá tại các trung tâm nghề cá và trung tâm công nghiệp chế biến (Thành phố Hồ Chí Minh, Minh Hải, Kiên Giang…) cũng như chợ cá có quy mô nhỏ tại các cảng cá và bến cá địa phương. Tổ chức và quản lí chặt chẽ việc cấp phép hành nghề, triển khai áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật, nghiệp vụ tối thiểu, bảo đảm vệ sinh và an toàn chất lượng cho nguyên liệu trong quá trình thương mại trên thị trường. Khuyến khích các hình thức liên kết, liên doanh phối hợp để nối liền sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu, giảm mạnh các khâu trung gian gây cản trở hoặc ảnh hưởng xấu đến chất lượng và gây biến động giá nguyên liệu. 2.Giải pháp về thị trường Cần phải giữ vững thị trường truyền thống, tham gia tích cực thị trường khu vực, tập trung mở rộng từng bước chiếm lĩnh thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Đẩy mạnh việc tìm hiểu cơ hội thị trường ở các khu vực khác, song song với phát triển và hướng dẫn nhu cầu tiêu dùng sản phẩm chế biến trên thị trường nội địa. Công tác nghiên cứu phát triển thị trường và thông tin thị trường phải chuyển hẳn từ thế thụ động sang thế chủ động. + Nhanh chóng thành lập cơ quan thông tin tiếp thi thuỷ sản. Đó là các hiệp hội thuỷ sản từ TW đến địa phương, các câu lạc bộ nhóm sản phẩm trong việc cung cấp thông tin thị trường. Nhà nước hỗ trợ về tài chính, phương tiện kĩ thuật và đào tạo cán bộ trong giai đoạn hoạt động ban đầu. Cơ quan này sẽ tiến hành nghiên cứu có hệ thống các thị trường truyền thống, các thị trường mới, thị trường tiêu thụ nội địa, thu thập, phân tích xử lí, dự báo, dự đoán tình hình thị trường , thông tin về luật pháp của các nước xuất khẩu có liên quan. Kịp thời cung cấp thông tin tin cậy cho các doanh nghiệp cà các cơ quan quản lí nhà nước, khuyến khích phát triển các hoạt động tiếp thị ở các doanh nghiệp. + Nhà nước trợ giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất, tạo ra các mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao hơn, trợ giá hoặc miễn hẳn thuế trong một số năm đầu cho các sản phẩm thâm nhập vào thị trường mới. Kịp thời thay đổi chính sách phù hợp khi có sự thay đổi về luật pháp của các nước nhập khẩu hoặc có những biến động lớn về thị trường. + Thành lập quỹ phát triển thị trường thuỷ sản trên cơ sở hỗ trợ ban đầu và nguồn lực chủ yếu từ các doanh nghiệp, dựa vào lực lượng xuất khẩu từng loại nhóm sản phẩm để chủ động thực hiện công tác xúc tiến thương mại, xử lí tranh chấp thương mại khi xảy ra. Đó là các văn phòng đại diện thương mại thuỷ sản Việt Nam tại một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc. Năm 2002, thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ, Trung Quốc để rút kinh nghiệm tổ chức cho các thị trường khác. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa các thành phần kinh tế, các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh từ tạo nguyên liệu đến chế biến xuất khẩu, nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường trong nước và tạo sức mạnh cạnh tranh trên khu vực và quốc tế. 3.Giải pháp quản lí thương mại nguyên liệu thuỷ sản và chế biến thuỷ sản. Xây dựng hệ thống chợ thuỷ sản buôn bán tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các chợ đấu giá thuỷ sản tại khu vực Bạc Liêu, Cà Mau, Khánh Hoà và các chợ có đầu mối tại địa phương, trong đó nhà nước đầu tư phần cơ sở hạ tầng của các chợ. Năm 2003, sẽ đưa vào sử dụng 2 chợ cá khu vực, thực hiện mua bán theo phương thức đấu giá giản đơn để rút kinh nghiệm nhân rộng các chợ thuỷ sản địa phương. Tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá dây chuyền chế biến, nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. áp dụng an toàn vệ sinh thực phẩm, phấn đấu 100% các doanh nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm vào 2005. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đặc biệt quan tâm sản xuất các mặt hàng cớ lợi thế khi thực hiện các hiệp đinh quốc tế song phương và đa phương như đồ hộp cá ngừ… đưa tỷ trọng sản phẩm giá trị tăng lên 45% vào 2005. Quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kho lanh trong cả nước với công nghệ và thiết bị tiên tiến. Tăng cường các hình thức liên kết ngang và dọc, tạo sự phân công hợp tác giữa cá nhà chế biến và mối gắn kết với sản xuất nguyên liệu thông qua hình thức các câu lạc bộ sản phẩm, để thống nhất từ sản lượng đến các yêu cầu về chất lượng, kích cỡ từng loại nguyên liệu phù hợp với yêu cầu thị trường. 4.Giải pháp về công tác quản lí chỉ đạo và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thật sự tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức quản lí nhà nước đối với sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lí và chỉ đạo thống nhất giữa Bộ thuỷ sản và địa phương trong viẹc thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo đúng quy hoạch và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, căn cứ trên các đề án sản phẩm chủ lực. Tăng cường sự phối hợp gắn bó giữa các chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ với chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản, giữa các chương trình với các hoạt động khác của ngành có tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội và quản lí môi trường nguồn lợi. Tăng cường công tác quản lí, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh dư lượng kháng sinh và đồng đều về chất lượng ngay từ sản xuất nguyên liệu đến thu mua bảo quản và chế biến xuất khẩu. Tổ chức lại hệ thống cơ quan quản lí an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản từ TW đên địa phương. Phát huy năng lực các tổ chức xã hội ( Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hội nghề cá Việt Nam) tham gia thực hiện các chương trình đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Quy định các quy chế phối hợp giữa Bộ và các tổ chức này nhằm phát huy cao nhất của Hội và Hiệp hội trong quản lí và phát triển ngành nhằm phù hợp yêu cầu đổi mới về hội nhập xây dựng một cơ cấu ngành quản lí thích hợp để có thể điều chỉnh mức sản lượng phù hợp với khả năng thị trường, tránh tình trạng nguyên liệu thiếu gây nâng giá giả hoặc ứ đọng gây khó khăn cho người sản xuất nguyên liệu. Tiếp tục đổi mới công tác an toàn và vệ sinh phù hợp yêu cầu về hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản pháp quy kĩ thuật, nhằm nâng cao độ tin cậy của hệ thống kiểm soát đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Việc quản lí an toàn vệ sinh thực phẩm phải trở thành hệ thống xuyên suốt trong các khâu từ sản xuất nguyên liệu đến thu gom, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ. Lấy các tiêu chuẩn của thị trường làm thước đo cho mức độ áp dụng HACCP và GMP. Nhà nước cần tăng cường thẩm quyền của Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thuỷ sản (NAFIQACEN), để đảm bảo các điều kiện tương đương của EU về cơ quan quản lí chất lượng. Cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật để các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn hàng thuỷ sản của EU. Các doanh nghiệp cũng cần phải đề cao việc áp dụng bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000, vì các đòi hỏi của thị trường EU còn gồm cả các yêu cầu về thẩm mỹ, độ tiện dụng, an toàn, các dịch vụ khách hàng… Và cũng nhờ các bộ tiêu chuẩn này mà Việt Nam có thể chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. 5.Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo. Tập trung đầu tư một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có vốn nhà nước chiếm cổ phần chi phối với quy mô lớn, công nghệ hiện đại đạt trình độ tiên tiến của thế giới để đảm nhiệm vai trò tiên phong và hướng dẫn về thị trường, công nghệ trong chế biến và xuất khẩu. Đồng thời cho phép tăng tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trong khu vực chế biến lên 20 - 30% /năm để tạo điều kiện đổi mới nhanh thiết bị và công nghệ. Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới,phát triển các mặt hàng mới. Do đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới. Củng cố, mở rộng hệ thống khuyến ngư đến tận huyện xã nghề cá, đặt hệ thống này trong mối liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu và trường đại học nhằm chuyển giao trực tiếp công nghệ và huấn luyện kĩ thuật cho người lao động. Tăng cường mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lí, cán bộ nghiên cứu và cán bộ marketing. Đặc biệt, tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, lớp huấn luyện cho đội ngũ cán bộ quản lí và nhà doanh nghiệp am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế. II.Một số giải pháp tín dụng khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản sang EU. 1.Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản. Lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam nay đã giảm đi rất nhiều vì chi phí tàu thuyền ngày càng cao, giá lao động cũng tăng nhiều trong khi máy móc thiết bị cho đánh bắt và chế biến trong tình trạng quá lạc hậu so với trình độ chung của thế giới. Vì vậy, để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, nhà nước cần ban hành chính sách thuế thoả đáng. Việc nhà nước không đánh thuế xuất khẩu hàng thuỷ sản từ ngày 15/2/1988 có ý nghĩa quan trọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể tăng cường năng lực canh tranh về giá cả xuất khẩu. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, nhà nước nên áp dụng chính sách hoàn trả 100% thuế nhập khẩu. Chế độ miễn giảm thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, phí giao thông đường bộ… đối với các doanh nghiệp khai thác thuỷ hải sản cũng cần được thay đổi theo hướng có lợi hơn cho các doanh nghiệp. Nhà nước nên khuyên khích việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị cho chế biến hàng thuỷ hải sản xuất khẩu thông qua quy định về thuế nhập khẩu hay phương pháp tính khấu hao hợp lí để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị. Việc áp dụng linh hoạt các chính sách thuế có tác động tích cực đối với việc tăng cường sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng thuỷ hải sản Việt Nam ( không chỉ ở thị trường EU mà còn ở khắp các thị trường khác trên thế giới), khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu. 2.Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tài trợ xuất khẩu bao gồm toàn bộ các biện pháp tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sản. Đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Nhu cầu tài trợ xuất khẩu bao gồm: Tài trợ trước khi giao hàng: để đảm bảo đầu vào cho sản xuất chế biến hàng xuất khẩu (vốn mua nguyên liệu và máy móc, thiết bị phụ tùng cần thiết, nhu cầu về vốn là rất quan trọng do đặc điểm hàng thuỷ sản là sản xuất nguyên liệu có tính thời vụ cao và nhiều nguyên liệu cần thiết cho chế biến lại phải nhập khẩu …). Tài trợ trong khi giao hàng: hàng thuỷ sản đã được chế biến và phải được lưu kho chở kí được hợp đồng bán hàng, muốn thắng lợi trong chào hàng và dành được hợp đồng thì doanh nghiệp phải chào hàng với những điều kiện hấp dẫn vể giá cả ( giảm giá) hay thuận một thời hạn thanh toán chậm (tín dụng thương mại) do đó phát sinh nhu cầu tín dụng trong khi giao hàng. Tài trợ sau khi giao hàng: khi nhà xuất khẩu nào bán chịu với thời hạn thanh toán là 3, 6, 9 tháng, một năm hay lâu nữa cần phải có tín dụng xuất khẩu cho nhà xuất khẩu tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh… Tài trợ xuất khẩu, ngoài việc cung cấp vốn cho giao dịch xuất khẩu còn là sự hạn chế các rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất khẩu. Do vậy mà khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu ở mức lãi suất phải chăng. 3.Giải pháp về tạo vốn. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, trong thời gian tới cần khoảng 500-550 triệu USD đầu tư cho tất các các khâu của quá trình sản xuất thuỷ sản. Thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, tham gia đầu tư vào mọi khâu của quá trình sản xuất thuỷ sản. Đồng thời, nhà nước cũng ban hành các chính sách phù hợp để thu hút vốn đẩu tư nước ngoài, nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách thuế hiện hành đối với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tránh chồng chéo, trùng lặp. Nhà nước dành một khoản vốn ưu tiên từ các nguồn khác nhau( vốn ngân sách, vốn viên trợ ODA, vốn vay dài hạn của các tổ chức quốc tế) để phát triển sản xuất nguyên liệu thuỷ sản thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng, điều tra nguồn lợi, nghiên cứu chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến. Trước hết là công nghệ sản xuất giống các loài có giá trị kinh tế, công nghệ đánh bắt xa bờ, đào tạo chuyên gia và cán bộ kĩ thuật. Vốn vay thương mại trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi được dành hỗ trợ cho nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản để đầu tư chiều sâu, phát triển công nghệ. Tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản quốc doanh hiện có, nhằm thu hút mạnh vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, giữ tỷ trọng vốn nhà nước từ 25 -30% tổng vốn kinh doanh trong khu vực chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu. Xây dựng ngân hàng cổ phần thuỷ sản, hệ thống các quỹ tín dụng nghề cá, mở rộng và phát triển kinh tế hợp tác xã. Khuyến khích phát triển các loại hình công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các hình thức các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài được khuyến khích phát triển chủ yếu trong khu vực đánh bắt xa bờ, chế biến kĩ thuật cao, dịch vụ tín dụng nghề cá và dịch vụ ngoại thương. Điều chỉnh phù hợp các quy định quản lí về vay vốn nước ngoài để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn vay từ các doanh nghiệp ngoài nước và các tổ chức nghề cá trên thế giới. III. Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. 1. Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vấn đề kết hợp xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoat các phương thức mua bán quốc tế. Kết hợp việc củng cố vị trí cho các tập đoàn xuất khẩu lớn với việc giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xuất khẩu hàng thuỷ sản. Việc kết hợp này sẽ phát huy được lợi thế của các doanh nghiệp trong sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Ngoài việc kết hợp các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp hàng thuỷ sản ra nước ngoài, các doanh nghiệp có thể kí gửi bán hàng thuỷ sản của Việt Nam ở nước ngoài hay sử dụng mạng lưới phân phối hàng thuỷ sản nước ngoài làm đại lí, môi giới bán hàng… Hay việc nghiên cứu triển khai các phương thức bán hàng theo điều kiện CIF thay cho việc bán FOB… Việc kết hợp xuất nhập khẩu và linh hoạt áp dụng các phương thức mua bán hàng quốc tế sẽ mở ra những cơ hội mới cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU cũng như sang tất cả các thị trường khác. 2. Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản. Trong thời gian tới, nhu cầu về lao động nghề cá vào khoảng 5 triệu người, trong đó lao động nghề cá 580.000 người, lao động chế biến thuỷ sản chuyên nghiệp 250.000 người. Riêng trong khu vực các xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, do yêu cầu của hiện đại hoá công nghệ sản xuất, tỷ trọng cán bộ có trình độ đại học cần phải đạt ít nhất 4 - 5%, nghĩa là khoảng 5000 kĩ sư, công nhân bậc cao (từ bậc 4 trở lên), khoảng 40 -45 nghìn người. Về phía nhà nước: + Phát triển hệ thống các trường đại học hiện có, đáp ứng yêu cầu đào tạo khoảng 600 - 800 kĩ sư thuỷ sản mỗi năm, quan tâm đào tạo cho khu vực phía Bắc. Những nghề cần chú ý đào tạo là : quản lí nghề cá, quản lí môi trường, thanh tra nguồn lợi thuỷ sản, thanh tra chất lượng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, kinh tế thuỷ sản, marketing thuỷ sản, quản lí doanh nghiệp… + Nâng cao trình độ đào tạo và cơ sở vật chất của các trườn trung học chuyên nghiệp. Đồng thời, giáo dục phổ cập tiểu học trong cộng đồng ngư dân, tổ chức các lớp học về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp cho ngư dân. + Nâng cấp cơ sở hạ tầng về văn hoá, giáo dục xã hội trong các khu vực cộng đồng ngư dân và nông ngư dân. Về phía doanh nghiệp. + Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ và công nhân kĩ thuật. + Luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân kĩ thuật, phát huy tính năng động và nhạy bén học hỏi. + Mỗi doanh nghiệp cần phải có quỹ phục vụ cho các hoạt động này và phải biết tận dụng các chương trình đào tạo của chính phủ. + Đối với cán bộ thương mại, các doanh nghiệp cần phải chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. + Các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra trình độ cán bộ của mình để có phương hướng và đào tạo thích hợp, đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu. + Tăng cường xin đầu tư hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức quốc tế và khu vực phục vụ cho công tác đào tạo. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU. Cho dù với phương hướng mở rộng thị trường hay giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường này như thế nào thì giữa chính phủ, các Bộ, các doanh nghiệp, các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ trong hành động. Tất cả đều phải nỗ lực. Điều đó không chỉ mang lại hiệu quả riêng cho thị trường EU mà còn cho các thị trường của Việt Nam trên thế giới. Kết luận Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi phong phú, ngành thuỷ sản Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành xuất khẩu lớn thứ ba của đất nước sau dầu mỏ và dệt may. Cùng với sự tăng trưởng liên tục, ngành thuỷ sản Việt Nam góp phần cải thiện cuộc sống nhân dân, tăng thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, kết hợp phát triển kinh tế với giữ gìn an ninh xã hội ở vùng biển tổ quốc, đặc biệt trong xuất khẩu hàng hoá. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, ngành thuỷ sản đã có được sự quan tâm và ưu tiên về mọi mặt chính sách để phát huy nội lực. Được như vậy, ngành thuỷ sản sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và có được sự thay đổi về chất rõ rệt để vươn lên hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Nhờ những thành công mà EU đạt được trong tiến trình nhấtthể hoá kinh tế, tiền tệ và chính trị, Việt Nam cần chú trọng tới việc đẩy mạnh và phát triển quan hệ kinh tế thương mại với EU. Đặc biệt, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, Việt Nam cần phải nghiên cứu để nắm chắc thực trạng xuất khẩu hàng hoá của mình . Trong đó, xuất khẩu hàng thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng. Ngoài những kết quả đạt được, xuất khẩu thuỷ sản còn tiềm ẩn những hạn chế nhất định. Từ đó, việc định hướng và đưa ra giải pháp thích hợp cả về phía nhà nước và doanh nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam không chỉ trên thị trường EU mà còn ở các thị trường khác trên thế giới. Giải pháp của nhà nước chủ yếu là mở đường, tạo hành lang pháp lí và môi trường thuận lợi, khuyến khích hỗ trợ mọi mặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản không những sang thị trường EU mà còn sang các thị trường khác. Đối với các doanh nghiệp cần có các đối sách và giải pháp cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó tạo uy tín cho hàng thuỷ sản Việt Nam hội nhập quốc tế. Tóm lại, việc chúng ta mong muốn thắt chặt các mối quan hệ với các nước EU - một đối tác chính trị, kinh tế và thương mại có tiềm lực to lớn - càng chứng tỏ bước đi đa dạng hóa, đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam là đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hi vọng rằng, với tất cả cố gắng và nỗ lực của cả hai bên, quan hệ giữa Việt Nam và EU sẽ được nhìn nhận đúng đắn và thực chất hơn để thúc đẩy quan hệ hai bên lên môt tầm cao mới trong thế kỉ XXI, thực sự xứng đáng với tiềm năng và mong muốn của cả hai phía. danh mục tài liệu tham khảo sách: 1.Trần Thị Kim Dung - Quan hệ Việt Nam - Liên minh Châu Âu - NXB khoa học xã hội - Hà Nội/2001 2.Liên minh Châu Âu - Học viện Quan hệ quốc tế , NXB Chính tri quốc gia Hà Nội. 3.Nhịp cầu các doanh nghiệp Việt Nam - EU, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, 1998. 4.Phạm Quang Thạo, Nguyễn Lương Thành, Lê Hông Nguyên - Những điều cần biết về thị trường EU , NXB Nông nghiệp Hà Nội 1997. 5.Tiềm năng Việt Nam thế kỷ XXI, NXB Thế giới - 2001 Tạp chí: 6.Con số và sự kiện 2000 - 2002. 7.Báo doanh nghiệp 2003. 8.Báo thương mại 2001 -2001. 9.Thương mại 2002 - 2003. 10.Thời báo kinh tế Việt Nam 2002 - 2003. 11.Nghiên cứu Châu Âu 1998 - 2002. 12.Những vấn đề kinh tế thế giới 1998 - 2002. 13.Nghiên cứu kinh tế 2001 - 2002. 14.Báo nhân dân 2000. 15.Thông tin khoa học và kinh tế thuỷ sản 2003. 16.Khoa học công nghệ và kinh tế thuỷ sản 1998 - 2002. 17.Thuỷ sản Việt Nam 2001 -2002. 18.T/C xuất nhập khẩu thuỷ sản 1997 - 1999. 19.Hội nghị dự báo thương mại thuỷ sản 2001. 20.Website:ìstenet.gov.vn Phụ lục Danh sách các doanh nghiệp trong danh sách được phép xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU. TT mã số tên doanh nghiệp tên tiếng anh (1) (2) (3) (4) Công nhận đợt đầu (tháng 11/1999): 18 doanh nghiệp. 1 dl 02 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ đặc sản - Xí nghiệp đông lạnh Special aqutic products import and company (SEASPIMEX) - Factory N02 2 dl 103 Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, phân xưởng 3 CAU TRE ENTERPRISE-CTE Workshop N03 3 dl 121 Công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm và thương mại Ngọc hà NGOC HA Company LTD Food processing and Trading 4 dl 07 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang, phân xưởng 1 An Giang fishery import-export company, workshop N01 - AGFISH 008 DL07 5 dl 134 Công ty nông súc sản xuất nhập khẩu Cần Thơ Can Tho - agricultuaral & animal products imex company - CATACO 6 dl 21 Công ty thuỷ sản Tiền Giang SEAPRODEX TIEN GIANG 7 dl 130 Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải MINH HAI JOSTOCO 8 dl 127 Xí nghiệp tư doanh Sông Tiền 2 SONG TIEN N0- 2-ST2 9 dl 110 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Kiên Giang - xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Kiên Giang Kiengiang seaproduct import and export company (KISIMEX) - Kien Giang export fish processing enterprise 10 dl 32 Công ty thuỷ sản và thương mại Thuận Phước Thuan Phuoc seafoods and trading corporation - THUANPHUOC CORPORATION 11 DL 132 Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng Soc Trang foodstuff and general import export company - FIMEX Việt Nam 12 dl 12 Công ty xuất nhập khẩu hải sản Sông Hương Song Huong umport export seafoods company - SOSEAFOOD 13 dl 141 Xí nghiệp đông lạnh Phú Thạnh Phu Thanh frozen factory 14 dl 118 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Minh Hải - Xí nghiệp chế biến mặt hàng mới NF Minh Hai Sea products import & Export Corporation - new sea products processing 15 dl 125 Công ty TNHH Hải Nam HAI NAM Co.LTD 16 nm 139 Công ty TNHH khai thác hải sản, chế biến nước mắn Thanh Hà THANH HA Co.LTD 17 Hoa Kỳ 129 Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang SAGIMEXCO 18 NM 138 Xí nghiệp sản xuất nước nắm Phú Quốc Hưng thành Hung Thanh Phu Quoc fish sauce manufacture enterprise Công nhận bổ sung đợt 1 (tháng 4/2000): 11 doanh nghiệp 1 doanh nghiệp công nhân theo quyết định 19 dl 01 Xí nghiệp mặt hàng mới, phân xưởng 2 Center of technology of frzen marine product - Workshop N02 20 dh 40 Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long Halong Cannel Food Stock Corporation - HALONG CANFICO 21 dl 49 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản II Quảng Ninh Quang Ninh Aqutic Products Export Company n02 (CAFOCO) 22 dl 50 Xí nghiệp đông lạnh Việt Long Viet long Frozen Food Enterprise 23 dl 65 Xí nghiệp chế biến thuỷ súc sản xuất khẩu Cần Thơ Can tho animal fishery products processing export enterprise (CADOVIMAX VIET NAM) 24 dl 72 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản Cái Đôi Vàm Cai Doi Vam seafood om -ex Company - CADOVIMEX COMPANY 25 dl 77 Công ty hải sản 404 GEPIMAX 404 COMPANY 26 dl 117 Công ty TNHH Kim Anh Kim Anh company LTD-KIM ANH Co.LTD 27 dl 142 Xí nghiệp đông lạnh Thắng lợi Thang Loi Frozen Food Enterprise 28 dl 144 Công ty TNHH thương mại Trung Sơn TRUNG SON Co.LTD 29 dl 84 Công ty đông lạnh thuỷ sản xuất khẩu bến tre AQUATEX BEN TRE Công nhận bổ sung đột 2 (tháng 7/2000): 11 doanh nghiệp 30 dl 10 Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản số 10 Special marine Products processing Enterprise N010 31 dl 16 Xí nghiệp đông lạnh Quy Nhơn SEAPRODEX - FACTORY 16 32 dl 25 Công ty chế biến thuỷ sản và xuất nhập khẩu Cà Mau - Xí nghiệp II Ca Mau Frozen Seafood processing import Export Corporation 33 dl 105 Công ty nông hải sản Viền Thắng Seafood and Africultural products import Export Corporation (CAMIMEX - FACTORY) 34 dl 23 Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, xí nghiệp đông lạnh Khánh Lợi Sox Trang Aqutic products and General import - Export Company (STAPIMEX - K&L FACTORY) 35 dl 124 Công ty liên doanh chế biến thuỷ sản Minh Hải Minh Hai Nissui Girimex 36 dl 53 Công ty thương mại và dịch vụ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Xí nghịp chế biến thuỷ sản Phước Cơ Import - Export and Services Compay Ba Ria Vung Tau province, Phuoc co Seafood Processing 37 dl 143 Công ty TNHH thương mại Toàn Sáng, nhà máy đông lạnh Toàn Sáng TOAN THANG Co.Ltd 38 dl 145 Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Minh Phú MINH PHU SEAFOOD PTE 39 dh 146 Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Pataya (Việt Nam) PATAYA FOOD INDUSTRIES 40 dl 147 Công ty TNHH Vĩnh Toàn Vinh Hoan Co.Ltd Công nhận đợt tháng 12/200 ;9 doanh nghiệp 41 dl 17 Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha Trang NHA TRANG SEAPRO 42 dl 31 Công ty thuỷ sản Cửu Long CUU LONG SEAPRO 43 dl 38 Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Nghệ An, Xí nghiệp đông lạnh Cửa Hội Nghe An Seaproducts Import - Export Company, Cua Hoi Frozen Factory 44 dl 100 Công ty thực phẩm xuất nhập khẩu Lam Sơn Lam Son Import - Export Foodstuffs Corporation LAM SON-FIMEXCO 45 dl 111 Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Tân Thuận - AGREX SAIGON Tan Thuan Factory - AGREX SAI GON 46 hk 148 Xí nghiệp thuỷ đặc sản 1, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ đặc sản Tan Thuan Factory - AGREXSAIGON 47 dh 149 Xí nghiệp Highland Dragon Special Aqutic pproducts Factory 1 - SEASPIMEX 48 dl 150 Công ty TNHH Thanh An Higland Dragon Enterprise 49 dl 151 Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu SOHFAM -nông trường Sông Hậu THANH AN CO.LTD Danh sách đăng kí bổ sung ngày 20/4/2001 (công thư số 229 CL/TH), EU chấp thuận từ ngày 7/6/2001 50 dl 08 Xí nghiệp đông lạnh số 8, công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang Sohafam Export Food Processing 51 dl 97 Xí nghiệp chế biến hàng Tan Thanh Export Products mục lục lời mở đầu 1 chương Một: vị trí, vai trò của xuất nhập khẩu thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. 3 I.Tổng quan vể ngành thuỷ sản Việt Nam. 3 1.Nguồn lợi thuỷ sản. 2 2.Vài nét về ngành thuỷ sản Việt Nam. 4 II.Vị trí, vai trò của ngành thuỷ sản nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng trong nền kinh tế Việt Nam 6 1.Ngành thuỷ sản với vấn đề tăng trưởng kinh tế 6 2.Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế 7 3.Ngành thuỷ sản với vấn đề xã hội 8 III.Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với ngành thuỷ sản và xuất khẩu thuỷ sản. 9 Chương Hai: thực trạng và triển vọng xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. 13 I.Giới thiệu chung về thị trường EU 13 1.Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, các kenh phân phối và tiếp cận thị trường của EU 13 2.Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng 16 3.Chính sách thương mại của EU 17 3.1.Chính sách thương mại nội khối 17 3.2.Chính sách ngoại thương 17 3.3.Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU 18 3.4. Quy định của EU về xuất xứ hàng hoá 18 4.Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU trong thời gian qua 19 II.Thực trạng và đánh giá xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian gần đây. 21 1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian gần đây 21 2.Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian tới 27 2.1.Những kết quả đạt được 27 2.2.Những hạn chế tồn tại 28 III.Triển vọng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới 30 Chương Ba: những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới. 32 I.Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang EU 32 1.Giải pháp về nguyên liệu 32 1.1.Trong khai thác thuỷ sản 32 1.2.Trong nuôi trồng thuỷ sản 33 1.3.Trong nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản 33 1.4.Trong quản lí thị trường nguyên liệu thuỷ sản 33 2.Giải pháp về thị trường 34 3.Giải pháp quản lí thương mại nguyên liệu thuỷ sản và chế biến thuỷ sản 34 4.Giải pháp về công tác quản lí chỉ đạo và đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm 35 5.Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo 36 II.Một số giải pháp tín dụng khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản sang EU 37 1.Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản 37 2.Cần tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu 38 3.Giải pháp về vốn 38 III.Các giải pháp khác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang EU 39 1.Đa dạng hoá các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, vấn đề kết hợp xuất nhập khẩu và vận dụng linh hoạt các phương thức mua bán quốc tế 39 2.Phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản 40 kết luận 41 danh mục tài liệu tham khảo. Việt nam xuất khẩu thuỷ sản sang một số thị trường Châu Âu từ 1998 - 2002 Số lượng: triệu tấn; Giá trị: USD Thị trường 1998 1999 2000 2001 2002 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị AiLen 29.6 120728 ôxtraylia 20.9 298519 30.5 187622 Anh 3380.5 13800286 1828.2 9101546 2311.3 11352629 3028.3 14796209 2519.2 6288056 Bồ Đào Nha 19.5 32811 64.2 130782 96.6 211567 173.3 324786 115.0 244278 Bỉ 4035.5 19901818 5458.0 24987984 4258.1 19811564 4064.2 18516554 5902.9 18573640 Đan Mạch 359.3 1802530 225.0 1003080 147.6 627273 284.7 1254605 465.0 1258252 Đức 1785.4 9992061 2130.9 10678942 2716.2 14448168 4896.5 20707640 3834.0 11749979 Hà Lan 5833.4 27792299 4104.0 24021048 Hi Lạp 240.5 967731 22.6 154186 38.8 335452 93.0 361661 153.3 411581 Pháp 1853.0 7872984 1657.8 6160790 2811.4 8398709 5273.0 15372098 3445.9 12281797 Phần Lan 31.1 106584 1.0 21686 Tây Ban Nha 1390.1 2319407 1563.4 2854237 1424.4 2598896 1858.2 4802475 2042.0 5122036 Thuy Điển 228.1 727006 79.2 682220 137.0 723325 146.1 1534555 86.5 299403 Italia 3934.9 7884143 4789.7 10022349 6349.6 13274837 6841.9 13074710 Tổng 23110.7 93512323 22008.6 90091370 20291 71782420 26660.2 90766979 18563.8 56229022 Nguồn: số liệu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU - trang Web thông tin bộ thuỷ sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0433.doc
Tài liệu liên quan