Đề tài Thực trạng về FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam

Trong hơn một năm qua, chỉ số cung lao động tăng nhanh hơn chỉ số cầu đã rút ngắn dần khoảng cách giữa cung - cầu lao động trên thị trường lao động Việt Nam.Trong quý I năm 2008 này, chỉ số cung nhân lực đã tăng tới 40% so với cuối năm 2007. Nhóm ngành có nguồn cung lao động tăng cao nhất là nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, bất động sản, vận chuyển, vật tư. với tỷ lệ tăng là 69%. Ngay cả lĩnh vực kém thu hút nhất là lao động thời vụcũngđãtăng19% Cán cân "cung - cầu" đã hạ "nhiệt" nhưng xét về thực tế vẫn chưa thể hết căng thẳng, đặc biệt đáng nói là nhu cầu tuyển dụng lao động nắm giữ các chức vụ cao như CEO, quản lý gồm: trưởng nhóm, giám sát, giám đốc, giám đốc điều hành vẫn rất lớn. Trong khi đó, nhóm công việc được dự báo sẽ vẫn có “cầu” lao động cao trong thời gian tới là ngân hàng - tài chính, dầu khí - khoáng sản, môi trường - xử lý chất thải. Tiêu biểu ở đây là tốc độ phát triển của ngành tài chính - ngân hàng kéo theo sự xuất hiện liên tục các ngân hàng mới thành lập, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu ư mới ở nước ta thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường lao động ngày càng thêm gay gắt. Nếu tính quy mô trung bình mỗi ngân hàng cần khoảng từ 1000 đến 2000 nhân viên thì nhu cầu nhân sự ngành này sẽ tăng lên đột biến khi mà hiện nay, ngân hàng nhà nước đang nhận được không ít hồ sơ thành lập ngân hàng đợi được cấp giấy phép.

doc30 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Lâm nghiệp chiếm bao nhiêu % tổng lao động xã hội Xác định lao động Công nghiệp & Xây dựng chiếm bao nhiêu % tổng lao động xã hội Xác định lao động Dịch vụ và thương mại chiếm bao nhiêu % tổng lao động xã hội Tác động của FDI đến thị trường lao động ở Việt Nam - FDI giải quyết việc làm cho người lao động Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động thông qua tuyển dụng lao động sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiêps tạo việc làm thông qua sự phát triển hình thành các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa dịch vụ cho khu kinh tế này. Sự tác động của FDI trong giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp các nhân tố: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghê, chính sách thương mại của nước tiếp nhận. Bên cạnh đó tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu tư. - FDI giúp phát triển hàng hóa lao động Ngoài tạo việc làm cho người lao động, FDI còn đóng góp tích cực cho việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kĩ thuật và quản lý thông qua quá trình đào tạo và làm viêc của lao đông. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI, người lao động cần phải có kiến thức, khả năng đáp ứng các yêu cầu cao, cụ thể: Sức khỏe phải tốt để sẵn sàng làm việc ở cường độ cao Có trình độ văn hóa cao để tiếp nhận, sử dụng tốt những công nghệ mới. Ngoài ra doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình thông qua yêu cầu công việc ngày càng cao, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến. FDI thường xuyên tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ nên nghiệp vụ người lao động khá cao so với mặt bằng chung. Do chi phí lao động nước ngoài cao hơn chi phí lao động địa phương nên doanh nghiệp FDI luôn có xu hướng đào tạo lao động địa phương. - FDI thúc đẩy thị trường lao động FDI tác động tích cực đến vấn đề tạo việc làm, nâng cao nguồn lực. Đồng thời còn xúc tiến sự phát triển của thị trường lao động. Cùng sự gia tăng về chất lượng và trình độ, người lao động sẽ có nhiều sự lựa cọn cho công việc của mình, những lao động có trình độ cao sẽ tìm việc nhiều hơn những lao động có trình độ thấp trên kênh bán hàng. Đây là tiền đề quan trọng cho dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm Lúc này người lao động sẽ chú trọng đến điều kiện lao động, điều khoản quy định về công việc. Điều này sẽ góp phần hạn chế tiêu cực. Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động – hiệu quả lao động của doanh nghiệp. Và từ đó doanh nghiệp sẽ được khuyến khích tăng đầu tư và phát triển. Trong điều kiện yếu tố khác không đổi vốn tăng cầu lao động cũng tăng. Cạnh tranh thu hút lao động cũng là yếu tố kích thích thị trường lao động việc làm Vì thế không chỉ doanh nghiệp FDI mà mọi thành phần kinh tế đều phải nâng cao môi trường làm việc để có được những lao động tốt, phù hợp với yêu cầu công việc. Như vậy, là trực tiếp hay gián tiếp thì FDI cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường lao động đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường lao động Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI 3.1. Trung Quốc: Gần 20 năm trở lại đây, Trung Quốc luôn dẫn đầu trong số các nền kinh tế đang phát triển trong việc thu hút vốn FDI. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2008, Trung Quốc đã thu hút được 35,02 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 59,32% so với cùng kỳ năm 2007. Đó là một con số rất ấn tượng. Quốc gia này không chỉ dẫn đầu châu Á, mà còn đứng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Các số liệu mới nhất nói trên cho thấy, Trung Quốc vẫn là điểm đến yêu thích của giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn trong nhóm 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Theo các chuyên gia, Trung Quốc tiếp tục thu hút được nhiều vốn FDI như vậy vẫn là nhờ thị trường rộng lớn và tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Vốn tăng nhưng số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới lạigiảm 23,15% so với cùng kỳ năm 2007, xuống còn 9.490 công ty. Điều này cho thấy, FDI tại Trung Quốc chuyển biến về chất nhiều hơn. Trong khi các chính sách mới về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc cùng chi phí lao động gia tăng có thể làm nản lòng nhu cầu đến làm ăn tại Trung Quốc của một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ, thì các công ty lớn thời gian gần đây lại tăng cường đầu tư vào Trung Quốc. Trung Quốc cho biết, nước này sẽ cố gắng sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư này, đồng thời định hướng cho thời gian tới là sẽ tăng cường, khuyến khích thu hút FDI vào mảng dịch vụ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ hướng dòng vốn đầu tư quan trọng này vào các mảng đang cần thiết cho tăng trưởng kinh tế bền vững như: Nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ cao, bảo tồn năng lượng và các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng và có lợi cho môi trường... Đặc biệt, vốn đầu tư nếu đổ vào các vùng sâu, vùng xa, kém phát triển và đổ vào lĩnh vực nông nghiệp, thuận chiều với chủ trương phát triển tam nông của  chính phủ nước này, sẽ được khuyến khích và hỗ trợ tối đa.Theo TS. Lê Đăng Doanh, Việt Nam cần học tập Trung Quốc để đề ra những chính sách thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho các chuyên gia, các nhà khoa học nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam. Ông cho rằng, tinh thần trọng thị có vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. 3.2. Ấn Độ: Tại Ấn Độ, Chính phủ đã công bố nới lỏng luật lệ đối với các tiêu chuẩn về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc nới lỏng chủ yếu thuộc về các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, thông tin, hàng không dân dụng và tăng mức trần đầu tư cho lĩnh vực dầu khí. Theo quyết định mới, vốn FDI tăng từ 49% lên 100% đối với những hoạt động về hàng không như bảo trì, sửa chữa, sản xuất các thiết bị cũng như đào tạo trong ngành  hàng không. Khai thác quặng và khoáng sản titan cũng được phép đầu tư tối đa 100%. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong các công ty thông tin tín dụng được phép lên đến 49% dưới sự cho phép của ngân hàng dự trữ Ấn Độ. Mức trần của đầu tư nước ngoài trong những Công ty lọc dầu cũng được điều chỉnh. Mục đích của việc nới lỏng vì Ấn Độ muốn thu hút nhiều nguồn vốn FDI để đáp ứng tốc độ phát triển của nền kinh tế. Dự tính Ấn Độ sẽ thu hút 30 tỉ USD từ FDI trong năm 2008. 3.3. Hồng Kông: Tại Hồng Kông, “hấp lực FDI” của quốc gia này nằm ở luật lệ chỉn chu, hệ thống thuế đơn giản và thấp, chính quyền trong sạch và hiệu quả, trong khi hệ thống cơ sở hạ tầng lại tuyệt vời. Nhờ đó, giao thương tại Hồng Kông thuộc vào hàng đầu thế giới. Theo số liệu của các chuyên gia kinh tế, trị giá giao thương của Hồng Kông trong những năm gần đây luôn đạt cao hơn gấp hai đến ba lần GDP. Trong bảng xếp hạng chỉ số tự do kinh tế, Hồng Kông 11 năm liền được xem là nền kinh tế tự do nhất thế giới. Chính cơ sở hạ tầng tốt như thế giúp Hồng Kông trở thành địa bàn mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư. 3.4. Hàn Quốc: Hàn Quốc lại ưu tiên thu hút FDI từ các nước công nghiệp phát triển, lựa chọn lĩnh vực và hình thức thu hút FDI. Hàn Quốc coi trọng thu hút FDI từ các nước công nghiệp phát triển để phát triển công nghiệp, nhất là công  nghiệp chế tạo. Do điều kiện tài nguyên khan hiếm, Hàn Quốc tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp, ít thu hút vào các lĩnh vực khai thác tài nguyên, sơ chế sản phẩm, vì thế công nghiệp sơ chế chiếm không quá 1% tổng số vốn FDI. Trong lĩnh vực dịch vụ, Hàn Quốc chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào một số hoạt động du lịch, tham gia liên doanh trong hoạt động ngân hàng, thương mại. Hàn Quốc cũng chú trọng mở rộng tự do hóa tài chính - tiền tệ, từng bước thực hiện chính sách tự do hoá thị trường chứng khoán, bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động sáp nhập và mua lại các công ty trong nước. Hàn Quốc cũng thực hiện kéo dài thời gian miễn, giảm thuế từ 8 đến 10 năm đối với doanh nghiệp FDI Đó là những kinh nghiệm rất hữu ích mà Việt Nam có thể tham khảo để áp dụng cho quá trình thu hút đầu tư. 3.5. Malaysia: Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành công trong thu hút FDI để thực hiện công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sự phát triển nền kinh tế đất nước vì coi đây là yếu tố then chốt đẻ thực thiện công nghiệp hóa. Do quan điểm như vậy. Malaysia đã luôn tích cực cải thiện môi trường đầu tư của mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, dòng FDI đổ vào Malaysia ngày càng tăng và đã đóng góp to lớn tạo ra sự tăng trưởng “thần kỳ” cả nền kinh tế nước này trong nhiều năm qua. Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysia năm1991 đạt 6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư trong cả nước. Các nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đoài Loan, tương ứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD. Mới 20 năm trước đây, Malaysia vẫn còn là nước xuất khẩu dầu thô, đầu thực vật, cao su, chì, gỗ và các nguyên liệu khác, tỷ lệ của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 22% vào những năm 1980. Nhưng từ năm 1996, tỷ lệ đó đã lên 80 % và hiện nay Malaysia là một trong những trung tâm sản xuất điện tử cao cấp trên thế giới. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào: Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc; Hệ thống giáo dục vững mạnh; Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại; Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng; Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong và ngoài nước 3.6. Indonesia . Là một nước công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng lại thiếu vốn để khai thác, do đó đường lối phát triể kinh tế của nước này cũng phải đưa vào nguồn vốn nước ngoài. Năm 1991, nợ nứoc ngoài của nước này đã lên đến 57,5 tỷ USD. Luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1967, trong đó điều đáng chú ý là: Thời gian hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể lên đến 30 năm; Khuyến khích hình thức liên doanh, trong đó phần góp vốn của các chủ đầu tư trong nước tối thiểu là 20% vốn pháp định vào thời điểm thành lập công ty và trong vòng 15 năm sau khi hoạt động được phép tăng vốn ít nhất tới 51%; Được miễn thuế nhập khẩu và thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích góp vốn đầu tư 3.7. Thái Lan: Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn nước ngoài thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm1954, đến năm 1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi vào năm 1986, 1989. Luật đầu tư nước ngoài không cho phép người nước ngoài đầu tư vào nghành trồng lúa, nghề khai thác muối (muối mỏ), buôn bán nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây dựng Thời kỳ 1961-1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để phát triển kinh tế trong nước. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư tập trung khuyến khích phát triển các liên doanh với nước ngoài. Thời kỳ 1972-1986: là thời kỳ thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ cho phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu chưa sản xuât được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập trung vào khuyến khích các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra 80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Thời kỳ 1987-1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có 100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần công ty đó. Giảm bớt các dự án tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước ngoài. Năm 1989, đầu tư ra nước ngoài của Thái Lan đạt 492 triệu USD và con số đó ngày một gia tăng. Chương II: Thực trạng về FDI với vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam Thực trạng của việc thu hút và sử dụng FDI trong thời gian qua Có thể nói, những thành tựu của Việt Nam hiện nay có sự đóng góp tích cực của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tùy theo từng thời kỳ, vốn từ nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng từ 16,2% đến 29,9% vốn đầu tư xã hội; đóng góp khoảng từ 16% đến 24,2% GDP. Tính đến nay, đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo ra việc làm cho khoảng 1,42 triệu lao động trực tiếp (chưa kể hàng triệu lao động gián tiếp), tạo ra nhiều ngành, nghề mới, du nhập những công nghệ hiện đại, phương thức kinh doanh và quản lý tiên tiến; góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987 đến nay, đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với gần 10.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 150 tỷ USD. 10 tháng đầu năm nay, đà tăng trưởng này vẫn tiếp tục với tổng vốn FDI đăng ký đạt trên 59,3 tỷ USD, gấp gần 3 lần tổng vốn FDI đăng ký của cả năm 2007; vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 13% so với con số của cả năm 2007. Theo dự báo, các con số này sẽ đạt lần lượt khoảng 60 tỷ USD và 12 tỷ USD vào cuối năm nay. Ngoài những chuyển biến tích cực về lượng, những thay đổi đáng kể về chất của dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được thể hiện rõ nhất trong thời gian gần đây. Quy mô vốn đầu tư trung bình cho một dự án đó tăng dần từ năm 2006 và đạt mức cao nhất từ trước tới nay vào thời điểm tháng 8/2008 (68 triệu USD/dự án) với sự góp mặt của các tập đoàn có tên tuổi như: Intel, Compaq, Foxconn, Samsung. Cơ cấu đầu tư đó có những chuyển dịch tích cực, khu vực công nghiệp vẫn tiếp nhận lượng vốn đầu tư lớn nhất với những dự án quy mô lớn trong lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc dầu, luyện kim. Bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ cũng tăng lên với sự xuất hiện của một số dự án quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển, khu công nghệ cao. Trong công nghiệp vai trò của đầu tư nước ngoài trong ngày càng được củng cố. Giá trị sản xuất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước tăng dần, từ 25% năm 1995 lên 36,4% năm 2006 và 43,8% năm 2007 - mức cao nhất trong toàn Ngành Công nghiệp. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tham gia vào hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp, thậm chí chiếm phần lớn sản lượng sản xuất của nhiều ngành kinh tế lớn như 63% sản lượng xe có động cơ, 60% sản lượng thép cán, 76% sản lượng dụng cụ y tế chính xác, 55% sản lượng sợi các loại, 49% sản lượng da giày đặc biệt chiếm 100% về khai thác dầu thô. Sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giúp các ngành kinh tế này liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Không chỉ hướng mạnh vào khai thác thị trường, FDI trong công nghiệp còn góp phần tăng kim ngạch và thị trường xuất khẩu. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 48,4 tỷ USD năm 2007, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 27,3 tỷ USD. Tỷ trọng hàng công nghiệp tham gia xuất khẩu cũng đã tăng từ 18,7% năm 1985 lên 74,4% năm 2007. Đến nay, hàng hóa của Việt Nam, trong đó có 20 mặt hàng công nghiệp chủ lực, đã được xuất khẩu tới hơn 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điểm đáng ghi nhận là sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một môi trường cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp. Trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp FDI, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiến hành đổi mới công nghệ, từng bước đảm nhận từng phần trong cả chu trình công nghệ và tiến tới trở thành nhà cung cấp tin cậy của các công ty đa quốc gia, và công nghiệp lắp ráp xe máy là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, FDI trong Ngành Công nghiệp còn gián tiếp đào tạo cho Việt Nam đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. Về nông nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ là 758 dự án với 3,78 tỷ, chiếm 10% về tổng số dự án và 5,6% về tổng giá trị vốn. Vốn FDI thực hiện trong nông nghiệp, nông thôn chỉ là 1,9 tỷ. Đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu cho chế biến nông sản, thực phẩm 53,7% tổng số vốn, trồng rừng và chế biến lâm sản 24,7%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc 12,7%, trồng trọt 8,9%. Tỷ trọng đầu tư cho ngành thấp và có xu hướng giảm, hiệu quả hoạt động của các dự án chưa cao, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng của đất nước. Phân bổ không đồng đều giữa các vùng miền. Các quốc gia lớn chưa thực sự đầu tư vào nông nghiệp, thiếu tính đa dạng. Về dịch vụ, nhà nước ta đã mở cửa thị trường dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng phát triển của các ngành dịch vụ, qua đó, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngược lại, sự tăng trưởng và phát triển của các ngành dịch vụ cũng tạo điều kiện để Việt Nam tăng sức hấp dẫn và cạnh tranh thu hút FDI vào các ngành kinh tế khác. Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giaothông-vậntải-bưuđiện(18%). Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006. Đơn vị % 2000 2001 2002 2003 2004 Tốc độ tăng của GDP 6,79 6,89 7,08 7,34 7,69 Tốc độ tăng của khu vực có VĐT nước ngoài 11,44 7,21 7,16 10,52 11,09 Tỷ trọng vốn FDI trong tổng VĐT phát triển của Việt Nam 18,0 17,6 17,5 16,3 15,5 Nền kinh tế 100 100 100 100 100 NN, TS, LN 25,53 23,24 23,03 22,54 21,76 CN, XD 36,73 38,13 38,49 39,47 40,09 ĐV 38,74 38,63 38,48 37,99 38,15 10 dự án FDI lớn nhất tại Việt Nam (2008) 1. Công ty thép Posco (1,126 tỷ USD) Tập đoàn thép hàng đầu của Hàn Quốc quyết định đầu tư 100% vốn xây dựng nhà máy thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép cuộn mạ kẽm và cuộn cứng tại khu công nghiệp Phú Mỹ II, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án này có tổng diện tích 1.300.000 m2 với thời gian hoạt động 48 năm. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 được đầu tư 340 triệu USD, hoàn thành năm 2009 và có công suất 700.000 tấn/năm. Ở giai đoạn 2, dự kiến công suất sẽ đạt 3 triệu tấn/năm, với các sản phẩm dùng trong chế tạo ôtô, đồ gia dụng, ống đường kính nhỏ và thùng phuy. Dự kiến nhà máy thép sẽ tạo khoảng 10.000 việc làm cho lao động Việt Nam. 2. Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (1 tỷ USD) Đầu năm 2006, tập đoàn điện tử và linh kiện máy tính Mỹ Intel được cấp phép đầu tư tại Việt Nam dự án trị giá 605 triệu USD tại Khu công nghệ cao TP HCM trong 50 năm. Đến tháng 11, Intel nâng tổng vốn đầu tư lên 1 tỷ USD, trở thành dự án lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ tại Việt Nam. Dự kiến khoảng 4.000 lao động Việt Nam sẽ làm việc cho nhà máy này của Intel. Đồng thời với việc tăng vốn đầu tư, Intel cũng quyết định mở rộng diện tích nhà máy lên 150.000 m2. Đây là nhà máy lớn nhất trong hệ thống 7 cơ sở lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn của Intel trên thế giới và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2009. 3. Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel Việt Nam (556 triệu USD) Dự án này do công ty Tycoons Steel International có trụ sở tại Thái Lan làm chủ đầu tư. Dự án luyện cán thép của Công ty TNHH Tycoons Worldwide Steel Việt Nam (TWS) đặt tại Khu công nghiệp Dung Quất, Quảng Ngãi dự kiến hoạt động giai đoạn 1 (2006-2009) trong 3 năm với công suất 2 triệu tấn phôi thép/năm. TWS sẽ xây dựng một nhà máy luyện cán thép lò cao, và tăng vốn lên 1 tỷ USD, nâng công suất lên 5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2. Đây là một trong những dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Khu công nghiệp Dung Quất và dự kiến tạo 4.000 việc làm. 4. Công ty TNHH Phát triển T.H.T. (314 triệu USD) Tây Hồ Tây là dự án khu đô thị lớn nhất Hà Nội do tổ hợp 5 công ty xây dựng của Hàn Quốc, trong đó có các công ty đã triển khai nhiều dự án tại Việt Nam như Daewoo, Daewon, Keangnam, làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai trên diện tích 207 ha, thuộc huyện Từ Liêm, với trung tâm hành chính rộng 25 ha, khu nhà ở cho 250.000 dân, trung tâm thương mại và văn phòng. Dự kiến chủ đầu tư sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng vào năm 2009 và hoàn tất xây dựng khu đô thị vào năm 2014. 5. Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam (300 triệu USD) Đây là dự án 100% vốn của tập đoàn Winvest Investment của Mỹ, đầu tư xây dựng khu nghỉ mát, khách sạn 5 sao và khu giải trí tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có thời hạn 50 năm, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và giảm 50% mức thuế trong 3 năm tiếp theo. 6. Công ty TNHH điện tử Meiko (300 triệu USD) Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử này do tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư 100% vốn tại Khu công nghiệp Phùng Xá, Hà Tây. Đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Tây. Nhà máy của Meiko chuyên sản xuất các loại bảng mạch in điện tử, lắp ráp linh kiện điện tử lên bảng mạch, và lắp ráp các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh. Dự kiến nhà máy sẽ thu hút khoảng 7.000 lao động và đạt doanh thu 1,7 tỷ USD mỗi năm. 7. Công ty cảng Container Trung tâm Sài Gòn (249 triệu USD) Dự án này là liên doanh giữa công ty con của P&O Ports (Anh) và Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (ITC), nằm trong cụm cảng Hiệp Phước, với công suất dự kiến đạt 1,5 triệu TEU/năm. Khu cảng nằm cách trung tâm thành phố 10 km trên tổng diện tích hơn 40 ha. Dự kiến 2 cầu cảng đầu tiên trong tổng số 4 cầu cảng sẽ đưa vào vận hành năm 2008. 8. Liên doanh khu đô thị An Khánh (211,9 triệu USD) Khu đô thị An Khánh là dự án liên doanh giữa Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) và Công ty xây dựng Posco của Hàn Quốc, đặt tại Hà Tây. Khi hoàn thành vào năm 2020, đây sẽ là khu đô thị lớn nhất miền Bắc với tổng diện tích 264 ha và vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, trong đó đối tác Posco đóng góp 211,9 triệu USD. Dự án khu đô thị sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn, dự kiến đến năm 2020 cung cấp 7.600 căn hộ chung cư, nhà vườn và biệt thự. Dự án cũng bao gồm tòa nhà cao nhất Việt Nam với 75 tầng dành cho mục đích thương mại, văn phòng và sàn giao dịch quốc tế. 9. Công ty TNHH Booyung (171 triệu USD) Dự án khu chung cư quốc tế Booyung được đặt tại Khu đô thị mới Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, Hà Tây. Dự án có tổng diện tích 43.200 m2 trong thời hạn 50 năm, gồm 6 chung cư cao cấp 30 tầng và các công trình phụ trợ để bán và cho thuê. Dự kiến khi hoàn thành, khu chung cư cao cấp Booyung sẽ cung cấp chỗ ở cho khoảng 3.000 hộ gia đình và thu hút khoảng 100 lao động. 10. Công ty ITG Phong Phú (65,5 triệu USD) Cụm công nghiệp dệt may ITG Phong Phú tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng, là liên doanh giữa Tổng Công ty Phong Phú với Công ty Burlington Worldwide thuộc tập đoàn ITG của Mỹ. ITG chiếm 60% và Phong phú 40% trong tổng vốn của dự án. Dự kiến cụm công nghiệp này cung cấp 60 triệu mét vải mỗi năm, đồng thời cung cấp trọn gói từ sợi vải đến sản phẩm may mặc hoàn chỉnh và thu hút hơn 3.000 lao động. ta có thể thấy các nganh công nghiệp các dự án này đều đóng góp rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động trong pham vi dự án. *Trở ngại lớn nhất tại các doanh nghiệp FDI Dự kiến trở ngại khi gia nhập WTO_lương đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng_ ảnh hương tới thị trường lao động Trước tiên, hãy điểm qua thực trạng việc làm hiện nay. Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ thập kỷ 1990 đến nay đã dựa nhiều hơn vào khai thác nhân lực. Trong giai đoạn 1998-2004, tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 6,8% và tăng trưởng việc làm tăng trung bình 2,8%/năm. Nếu so với giai đoạn 1991-1997, với tốc độ tăng trưởng kinh tế và việc làm trung bình lần lượt là 8,8% và 2,3% thì có thể thấy tình hình việc làm đã được cải thiện một chút trong giai đoạn 1998-2004. Góp phần chủ yếu vào sự cải thiện này là sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân ở các ngành công nghiệp và dịch vụ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt kể từ khi ban hành Luật Doanh nghiệp. Tuy vậy, cần lưu ý rằng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tuy có giảm dần nhưng vẫn đứng ở mức cao, tới 13,2% năm 2004, tuy đã giảm khá so với mức 18,6% năm 1998. Và đây là nguồn gốc của tình trạng chậm chạp trong việc giảm đói nghèo và tăng bất bình đẳng thu nhập ở khu vực thành thị. Gia nhập WTO được dự đoán sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tình trạng việc làm do sản xuất trong nước phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn do hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị dỡ bỏ hoặc hạ thấp, và kết quả là sự phá sản của những doanh nghiệp không hiệu quả. Tuy vậy, ảnh hưởng này không đồng đều ở các ngành kinh tế. Khả năng tăng trưởng việc làm sẽ là không đáng kể (thậm chí giảm ở một số phân ngành) trong những ngành như nông nghiệp, ô tô, máy móc, thiết bị và công cụ. Sẽ có hàng chục vạn nông dân phải rời bỏ đất đai để tìm việc làm trong các nhà máy công nghiệp, do tác động trực tiếp của việc bãi bỏ bảo hộ nông nghiệp, cũng như tác động gián tiếp đến từ sự hình thành các khu công nghiệp ở địa phương (và do đó thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp). Nhìn chung, quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân sau gia nhập WTO, sự khuyến khích về hưu sớm và tinh giản biên chế, cùng với tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động mới hàng năm ở mức khá cao và xu hướng di dân của lao động nông thôn sẽ tăng thêm áp lực tạo việc làm mới ở khu vực thành thị vốn đã vượt quá khả năng hiện thời của nền kinh tế. Bởi vậy, trong những năm trước mắt, một giải pháp thiết yếu để tạo công ăn việc làm mới là phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, như dệt may, da giày, hoặc ngành dịch vụ (xây dựng, vận tải, du lịch...) chứ không phải là những ngành sử dụng nhiều vốn. Nói riêng về ngành dịch vụ, phần lớn số lượng việc làm mới tạo ra sẽ thuộc về những phân ngành dịch vụ không chính thức (nhà hàng, bán lẻ, sửa chữa, giao hàng, giúp việc) và những dịch vụ hạ tầng cơ bản (xây dựng, giao thông, viễn thông), du lịch và thương mại. Một nguồn tạo việc làm quan trọng khác là những dịch vụ kinh doanh nhỏ, tư nhân, có giá trị cao (như tiếp thị, quảng cáo, tư vấn, quản lý, tài chính, bảo hiểm, tin học, thương mại điện tử, cung ứng, phân phối) và các dịch vụ chuyên nghiệp khác. Đây là những phân ngành giàu tri thức và chưa được phát triển ở Việt Nam cho đến nay. Nhưng chúng là cấu thành thiết yếu của một nền kinh tế tri thức nên chúng phải được phát triển tương xứng nếu Việt Nam muốn thay đổi cơ cấu kinh tế và tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của mình. Ngoài ra, chúng ta còn gặp phải những khó khăn sau: - Khả năng hấp thụ vốn FDI vừa qua bị thấp, lý do quan trọng ở sự bất cập trong phát triển nguồn nhân lực. Ngành dệt may có nhu cầu lượng lao động cao nhất trong các doanh nghiệp FDI. - Các doanh nghiệp FDI ngành sản xuất thực phẩm cũng cần nhiều lao động nhưng tốc độ tăng của cầu về lượng lao động khu vực này sẽ giảm dần và bão hòa trong những năm tới. - Dường như ngành xây dựng và du lịch không thu hút được nhiều vốn FDI; vì thế nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp FDI ở đây không cao (so với các khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh) và có xu hướng giảm trong những năm tới; như vậy, vai trò tạo công ăn việc làm trong các ngành này sẽ chủ yếu nằm ở các khu vực nhà nước và ngoài quốc doanh. - Nếu lao động ngành SX chế biến không cần khắt khe về trình độ học vấn và tay nghề thì trong các ngành dịch vụ (nhất là ngân hàng) yêu cầu về trình độ đứng hàng đầu; cũng vì thế nhu cầu lao động chất lượng cao sẽ tăng nhiều và nhanh ở các doanh nghiệp FDI ngành dịch vụ (nhất là dịch vụ ngân hàng). Các doanh nghiệp FDI lĩnh vực bảo hiểm những năm tới rất khát lao động có trình độ. - Theo các chuyên gia,khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp FDI thuộc các ngành có nhu cầu lao động cao (như dệt may, sản xuất thuỷ sản) là khá khó khăn đối với các vùng kinh tế nơi lượng vốn FDI chiếm đa số, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề và trình độ cao đang có xu hướng giảm dần, Đồng thời, có nhiều tín hiệu về sự dịch chuyển mạnh lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở Đông Nam Bộ và nhất là lao động có trình độ cao ra khỏi các doanh nghiệp FDI (có thể để giữ các vị trí cao trong khu vực tư nhân). Trong khi đó lượng lao động bổ sung từ các khu vực khác vào lại rất thấp, do khác biệt về văn hóa và nơi cư trú. Thực trạng của việc làm ở Việt Nam dựa trên FDI trong thời gian qua * Một số thuận lợi: Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động trong nước cũng như nâng cao hơn nữa chất lượng lao động là một trong những mục tiêu đặt ra khi thực thi chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến nay đây là mục tiêu mà chúng ta đã thu được kết quả cao hơn so với các mục tiêu khác. Số liệu thống kê cũng cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của các doanh nghiệp FDI trong việc tạo ra việc làm mới trong hay thập kỷ qua, đặc biệt trong những năm gần đây. Trong giai đoạn 2000-2005, việc làm mới đc tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI tăng trung bình 24.4%/năm (tăng gần gấp ba lần về mặt tuyệt đối, từ 227.000 người năm 2000 lên 667.000 người năm 2005), bỏ xa khu vực doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (lần lượt 3,3% và 2,3%). Kết quả là tỷ trọng làm việc được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI đã tăng từ 0,6% năm 2000 lên 1,6% năm 2005 ở VN. Tuy con số này còn rất khiêm tốn nhưng với đà tăng trưởng nhanh như vậy, đặc biệt là sau khi VN gia nhập WTO, triển vọng việc làm được tạo ra bởi thành phần kinh tế này khá sáng sủa. Trong tương lai, thành phần này sẽ đuổi kịp thành phần kinh tế nhà nước về mặt thu hút lao động (năm 2005, doanh nghiệp nhà nước tuyển dụng 9,7% và doanh nghiệp tư nhân tuyển 88.8% trong tổng lực lượng lao động). Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sẽ cho phép họ tuyển mộ được (hay cạnh tranh để thu hút) những nhân viên ưu tú từ các doanh nghiệp nhà nước. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước, tạo thêm nhiều doanh nghiệp thua lỗ, và do đó, làm gia tăng thất nghiệp và bất bình đẳng ở thành thị. Số liệu từ các cuộc khảo sát cho thấy các doanh nghiệp nhà nước có năng suất thấp so với các doanh nghiệp khác, đặc biệt so với các doanh nghiệp FDI. Theo một báo cáo của Mekong Economics năm 2002, một lao động trong doanh nghiệp FDI tạo ra 110 triệu đồng giá trị gia tăng năm 2000, so với 36 triệu đồng ở doanh nghiệp nhà nước và 40 triệu đồng ở doanh nghiệp tư nhân. Nếu xét về chỉ tiêu kinh doanh khác như tỷ suất lợi nhuận/tiền lương mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành năm 2005 thì kết quả cũng tương tự, với con số 1,1 ở doanh nghiệp FDI, 0,3 ở doanh nghiệp nhà nước và 0,5 ở doanh nghiệp tư nhân. Qua các con số minh họa trên, có thể nói là lao động ở các doanh nghiệp FDI có năng suất lao động và tiền lương cao hơn lao động ở các doanh nghiệp nhà nước.Doanh nghiệp FDI đã trở thành đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước trên thị trường lao động, đặc biệt là lao động có trình độ. Số liệu công bố qua các cuộc điều tra gần đây về tiền lương cho thấy các doanh nghiệp FDI đang thắng thế trong cạnh tranh thu hút nhân lực cấp cao, như các chức danh quản lý doanh nghiệp. Mức lương trả cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp FDI trung binh là 12 triệu đồng/ tháng (năm 2005), cao hơn nhiều so với mức lương tương ứng ở các doanh nghiệp nhà nước (4,3 triệu) và doanh nghiệp tư nhân (3triệu). Nếu tính bình quân lương tháng của toàn bộ lao động trong doanh nghiệp qua các cuộc điều tra tiền lương do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hànhtừ đầu thập kỷ này thì người lao động trong doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng mức lương cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước khác (thấp nhất là ở doanh nghiệp tư nhân). Các doanh nghiệp FDI khi vào Việt Nam đã mang phong cách quản trị chuyên nghiệp được xây dựng từ trước đó hàng chục năm. Cách thức tuyển dụng của họ không phải là chọn được người vừa mắt với người chủ doanh nghiệp, mà là người thích hợp và có khả năng đảm đương tốt từng công việc cụ thể. Chính vì vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, họ đã chọn được những nhân viên và cán bộ quản lý năng động, đủ năng lực để làm việc. Bằng chế độ đãi ngộ xứng đáng (lương, thưởng, phúc lợi và cơ hội đào tạo, thăng tiến), các doanh nghiệp FDI luôn là lựa chọn hàng đầu của những nhân viên được việc.Thực tế, nhiều doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng trả lương cao cho nhân viên, nhưng đó không phải là cách để thu hút những người năng động. Vì ở các doanh nghiệp tư nhân, nhân viên có quá ít cơ hội đào tạo, nâng cao trình độ. Thường thì họ chỉ chăm chú làm việc và cuối tháng được lĩnh một khoản lương nhất định. Đồng thời,trong quá trình hoạt động,doanh nghiệp FDI cũng tiến hành đầu tư đào tạo người lao động 1cách bài bản và hiệu quả,đúng chuyên môn và tiêu chuẩn mà công việc của doanh nghiệp đòi hỏi. * Một số hạn chế: Theo kết quả điều tra, có khoảng 22% lao động không có việc làm ổn định, 4% thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 50% lao động có đào tạo được làm đúng nghề, 10% lao động làm việc trái với chuyên môn đào tạo. Mặc dù phải làm việc với cường độ cao, thời gian lao động kéo dài,song thu nhập bình quân của NLĐ trong các doanh nghiệp FDI thấp, không cao hơn so với mặt bằng thu nhập của lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác. Phần lớn lao động có mức thu nhập thấp từ 800.000 - 1.000.000 đồng/ tháng. Ở các doanh nghiệp sản xuất giày da, dệt may, 80% người lao động có thu nhập xấp xỉ 1 triệu đồng, trong đó lương cơ bản chỉ khoảng 800.000 đồng và các khoản khác như phụ cấp chuyên cần, ăn ca... khoảng 200.000 đồng. Thu nhập thấp nhất thuộc nhóm lao động phổ thông; thu nhập cao nhất thuộc nhóm lao động kỹ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Mức thu nhập có thể chênh lệch đến 5-10 lần, khu vực phía Nam chênh lệch lớn hơn khu vực phía Bắc Hạn chế của các cơ sở day nghề Việt Nam hiện nay là thiết bị dạy và học, nhất là thiết bị thực hành thường không theo kịp với những thay đổi về công nghệ của các doanh nghiệp FDI, chương trình dạy nghề rộng và chưa thể đào tạo được những nghề đặc thù theo yêu cầu của doanh nghiệp. Hạn chế của hình thức dạy nghề tại doanh nghiệp là phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Lao động chỉ được đào tạo và bồi dưỡng những gì mà doanh nghiệp đó cần. Chính vì thế người lao động khi chuyển nghề sang doanh nghiệp khác sẽ gặp khó khăn. Chương III: Dự báo và giải pháp về tạo việc làm dựa trên FDI trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay Dự báo về quá trình toàn cầu hóa ảnh hưởng tới FDI và việc làm tại Việt Nam Gia nhập WTO được dự đoán sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên tình trạng việc làm do sản xuất trong nước phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu có giá rẻ hơn do hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ bị dỡ bỏ hoặc hạ thấp, và kết quả là sự phá sản của những doanh nghiệp không hiệu quả. Tuy vậy, ảnh hưởng này không đồng đều ở các ngành kinh tế. Khả năng tăng trưởng việc làm sẽ là không đáng kể (thậm chí giảm ở một số phân ngành) trong những ngành như nông nghiệp, ô tô, máy móc, thiết bị và công cụ. Sẽ có hàng chục vạn nông dân phải rời bỏ đất đai để tìm việc làm trong các nhà máy công nghiệp, do tác động trực tiếp của việc bãi bỏ bảo hộ nông nghiệp, cũng như tác động gián tiếp đến từ sự hình thành các khu công nghiệp ở địa phương (và do đó thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp). Nhìn chung, quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân sau gia nhập WTO, sự khuyến khích về hưu sớm và tinh giản biên chế, cùng với tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động mới hàng năm ở mức khá cao và xu hướng di dân của lao động nông thôn sẽ tăng thêm áp lực tạo việc làm mới ở khu vực thành thị vốn đã vượt quá khả năng hiện thời của nền kinh tế. Bởi vậy, trong những năm trước mắt, một giải pháp thiết yếu để tạo công ăn việc làm mới là phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, như dệt may, da giày, hoặc ngành dịch vụ (xây dựng, vận tải, du lịch...) chứ không phải là những ngành sử dụng nhiều vốn. Nói riêng về ngành dịch vụ, phần lớn số lượng việc làm mới tạo ra sẽ thuộc về những phân ngành dịch vụ không chính thức (nhà hàng, bán lẻ, sửa chữa, giao hàng, giúp việc) và những dịch vụ hạ tầng cơ bản (xây dựng, giao thông, viễn thông), du lịch và thương mại. Một nguồn tạo việc làm quan trọng khác là những dịch vụ kinh doanh nhỏ, tư nhân, có giá trị cao (như tiếp thị, quảng cáo, tư vấn, quản lý, tài chính, bảo hiểm, tin học, thương mại điện tử, cung ứng, phân phối) và các dịch vụ chuyên nghiệp khác. Đây là những phân ngành giàu tri thức và chưa được phát triển ở Việt Nam cho đến nay. Nhưng chúng là cấu thành thiết yếu của một nền kinh tế tri thức nên chúng phải được phát triển tương xứng nếu Việt Nam muốn thay đổi cơ cấu kinh tế và tăng cường tính cạnh tranh quốc tế của mình. Tóm lại, gia nhập WTO chắc chắn sẽ giúp tạo thêm việc làm nhờ thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), kích thích phát triển cho một số ngành công nghiệp, và mở rộng những ngành dịch vụ có liên quan. Nhưng nếu xét đến năng suất và hiệu quả thấp kém của phần lớn các ngành kinh tế trong nước và sự cạnh tranh quốc tế gay gắt sau khi mở rộng cửa thị trường trong nước, tác động tiêu cực của việc gia nhập WTO có lẽ sẽ lớn hơn nhiều tác động tích cực của nó lên việc làm, ít nhất trong ngắn hạn Dự báo về cung cầu lao động trong thời gian sắp tới Trong hơn một năm qua, chỉ số cung lao động tăng nhanh hơn chỉ số cầu đã rút ngắn dần khoảng cách giữa cung - cầu lao động trên thị trường lao động Việt Nam.Trong quý I năm 2008 này, chỉ số cung nhân lực đã tăng tới 40% so với cuối năm 2007. Nhóm ngành có nguồn cung lao động tăng cao nhất là nhà hàng, dịch vụ, ăn uống, bất động sản, vận chuyển, vật tư... với tỷ lệ tăng là 69%. Ngay cả lĩnh vực kém thu hút nhất là lao động thời vụcũngđãtăng19% Cán cân "cung - cầu" đã hạ "nhiệt" nhưng xét về thực tế vẫn chưa thể hết căng thẳng, đặc biệt đáng nói là nhu cầu tuyển dụng lao động nắm giữ các chức vụ cao như CEO, quản lý gồm: trưởng nhóm, giám sát, giám đốc, giám đốc điều hành vẫn rất lớn. Trong khi đó, nhóm công việc được dự báo sẽ vẫn có “cầu” lao động cao trong thời gian tới là ngân hàng - tài chính, dầu khí - khoáng sản, môi trường - xử lý chất thải... Tiêu biểu ở đây là tốc độ phát triển của ngành tài chính - ngân hàng kéo theo sự xuất hiện liên tục các ngân hàng mới thành lập, các công ty chứng khoán và các quỹ đầu ư mới ở nước ta thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng cung cầu trên thị trường lao động ngày càng thêm gay gắt. Nếu tính quy mô trung bình mỗi ngân hàng cần khoảng từ 1000 đến 2000 nhân viên thì nhu cầu nhân sự ngành này sẽ tăng lên đột biến khi mà hiện nay, ngân hàng nhà nước đang nhận được không ít hồ sơ thành lập ngân hàng đợi được cấp giấy phép. Một số ngành khác như bất động sản, marketing cũng đang ở trong tình trạng tương tự. Thực tế này cho thấy, nửa cuối năm nay và năm tới, các ngành nói trên sẽ tiếp tục là tâm điểm của tuyển dụng nhân sự trung,caocấp. Sự khan hiếm nhân sự quản lý bậc trung - cao cấp của các doanh nghiệp. Báo cáo về thông số nhân lực trực tuyến quý II của trang web này còn cho biết, nhu cầu tìm người cho chức danh trưởng nhóm và giám sát chiếm 9,3%, tăng 0,6% so với quý I.các ngành như tài chính, thương mại, y tế, điện tử viễn thông đang thiếu hụt nhân sự cấp cao trầm trọng nhất. Lượng cầu nhân sự có tay nghề cao và đội ngũ quản lý hiện tăng 2 lần so với năm 2003 và dự báo con số này còn có thể tăng 3 lần vào năm 2012. Lí do chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, trong khi chương trình giáo dục, đào tạo chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế, đã tạo ra áp lực lớn về cầu lao động và sự chênh lệch trong cán cân lao động. Như vậy,trong thơi gian tới,chúng ta phải có hướng đi đúng đắn cho việc đào tạo nguồn lao động, đối với việc làm phổ thông:Về việc làm, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2007-2010 là giải quyết việc làm cho 6,2 – 6,4 triệu lao động, bình quân mỗi năm khoảng 1,5 – 1,6 triệu lao động, trong đó tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm khoảng 350.000 lao động/năm. Bên cạnh đó, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 5%; quy hoạch hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, đầu tư nâng cao năng lực 30-40 trung tâm; tổ chức sàn giao dịch việc làm thường xuyên, định kỳ; tiến hành thu thập thông tin về cung – cầu lao động thông quacáctrungtâm. Về xuất khẩu lao động; giai đoạn 2007-2010: đưa khoảng 32 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, phấn đấu luôn có khoảng 400.000 – 500.000 lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài. Theo quy hoạch của Bộ đến năm 2010 sẽ có khoảng 360 trường nghề, trong đó có 40 trường chất lượng cao. Cùng đó, quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệu việc làm; đầu tư nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm của các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm. Như vậy,trong thời gian tới, số lượng việc làm sẽ tăng lên đáng kể để cung-cầu lao động trơ nên cân bằng hơn,hợp lí hơn. Giải pháp về tạo việc làm thông qua thu hút FDI trong thời gian tới trong quá trình hội nhập (toàn cầu hóa) Việt Nam phải có những biện pháp đối phó hữu hiệu. Một mặt, Việt Nam phải ra sức khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là những doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, cũng như ngành dịch vụ, và cải cách các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ. Mặt khác, Việt Nam phải thiết lập trên toàn quốc một mạng lưới an sinh xã hội, cải cách và tự do hóa thị trường lao động, tăng cường đào tạo tại chỗ trên diện rộng và đào tạo kỹ năng mới cho lao động chuyển ngành. Về phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đây là một trong những chủ trương quan trọng nhất trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế, trong bối cảnh có một nghịch lý là thành phần kinh tế nhà nước chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (trên 40% GDP) nhưng lại chỉ tuyển dụng chưa đầy 10% lực lượng lao động. Kết quả là thành phần kinh tế tư nhân đã đảm đương chủ yếu gánh nặng tạo việc làm mới khi tuyển dụng tới gần 90% lực lượng lao động. Về khuyến khích phát triển ngành dịch vụ, đây là một biện pháp quan trọng xét đến vai trò tạo việc làm và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Do những di sản của thời kỳ bao cấp, ngành dịch vụ không được phát triển đúng mức ở Việt Nam. Đến năm 2004, tỷ trọng trong GDP của ngành dịch vụ là 48,9%, thậm chí còn giảm đi so với năm 1995 (51,3%), và những con số này là quá nhỏ so với kể cả nhiều nước chậm phát triển như Bangladesh (52%) và Kenya (63%), chứ chưa xét đến những nước phát triển. Ngoài ra, mặc dù FDI đã vào Việt Nam khá nhiều nhưng một tỷ trọng lớn là đến các ngành công nghiệp chế tạo. Trong phần FDI vào ngành dịch vụ, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và hạ tầng cơ sở chiếm tỷ trọng áp đảo. Sự mất cân đối này thể hiện những rào cản về chính sách nhằm hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào các loại hình dịch vụ trong nước. Vì vậy, trong ngắn và trung hạn, ngành dịch vụ chưa được phát triển đúng mức này sẽ là nguồn tạo việc làm quan trọng (đặc biệt cho những lao động di cư từ nông thôn). Đã có những ước tính cho thấy tăng 1% GDP sẽ tạo ra số việc làm trong ngành dịch vụ lớn gấp rưỡi trong ngành công nghiệp. Không kém phần quan trọng là vai trò của ngành dịch vụ như một tác nhân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu xét đến tính chất ngành nghề của một số loại hình dịch vụ - giàu tri thức - như là một điều kiện cần để phát triển nền kinh tế tri thức. Do ngành dịch vụ liên quan đến toàn bộ các ngành kinh tế khác nên cải thiện năng suất trong ngành này sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho bản thân nó mà còn góp phần nâng cao năng suất của cả nền kinh tế. Giải pháp cần thực thi để phát triển ngành dịch vụ không có gì mới ngoài việc tự do hóa, tăng cường cạnh tranh trong ngành này, mở cửa nhanh dần cho đầu tư nước ngoài, và đặc biệt là khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào thị trường dịch vụ. Về cải cách doanh nghiệp nhà nước, do đã được nói đến nhiều nên bài viết này chỉ vạch ra một số nét chính có liên quan. Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước tiếp tục được củng cố, dù có những nỗ lực cổ phần hóa. Tỷ trọng trong GDP của thành phần này đã tăng nhẹ lên 41,1% năm 2004 so với 40,1% năm 1995. Doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm đa phần nguồn vốn đầu tư xã hội và tài sản quốc gia. Một tỷ trọng lớn các doanh nghiệp liên tục thua lỗ, và là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng và ngân sách nhà nước. Bởi vậy, sự tồn tại với quy mô quá lớn, bất hợp lý của các doanh nghiệp nhà nước, đi kèm theo đó là những biện pháp bảo hộ, nâng đỡ của Nhà nước đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực tế của chủ trương khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt về mặt tạo việc làm. Do đó, cải cách, tái cơ cấu, và tăng cường tính hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, và đẩy mạnh cổ phần hóa, không những thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung mà còn dọn đường cho sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân và tạo thêm nhiều việc làm mới. Cuối cùng, về tạo lập và củng cố mạng lưới an sinh xã hội trên toàn quốc, xét đến triển vọng không mấy sáng sủa về tình trạng việc làm trong ngắn và trung hạn, nhu cầu có mạng lưới an sinh xã hội nhằm trợ giúp cho những lao động mất việc làm là hết sức cấp thiết, góp phần vào ổn định và tăng trưởng bền vững. Một trong những lĩnh vực cần làm ngay là thiết lập hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp sinh hoạt tối thiểu cho những lao động không tìm được việc làm (kể cả sau khi hết thời hạn nhận bảo hiểm thất nghiệp), mở rộng diện hưởng trợ cấp đến cả khu vực nông thôn. Bởi vậy có thể tiên liệu những nhiệm vụ lớn và nặng nề như phối hợp về chính sách giữa các bộ liên quan, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của mạng lưới an sinh (không chỉ về việc làm mà còn bao gồm cả bảo hiểm y tế, nhà cho người thu nhập thấp, lương hưu và trợ cấp tàn tật, đào tạo và tái đào tạo lại nghề cho lao động thất nghiệp...), và mở rộng diện bảo hiểm/trợ cấp cho mọi người lao động. Một số giải pháp trong quá trình thực hiện giải đào tạo việc làm cho người lao động: Một là, tuyển dụng đủ giáo viên cho các cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề. Tăng cường hợp tác quốc tế để khai thác nguồn nhân lực và tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới. Tăng cường kinh phí đầu tư cho phát triển, nâng cao chất lượng dạy nghề. Tiếp tục thực hiện tốt việc cấp, quản lý kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các đối tượng chính sách xã hội,... Tăng cường đầu tư xây dựng đủ phòng học, nhà xưởng, mua thiết bị dạy nghề hiện đại, tiên tiến. Hai là, phát triển dạy nghề theo hướng đa dạng, linh hoạt và gắn với thị trường lao động. Gắn quy hoạch dạy nghề với quy hoạch của các ngành, địa phương, khu công nghiệp. Hoàn thiện hệ thống văn bản thi hành luật dạy nghề, chú trọng đào tạo chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề và giáo dục đạo đức, tác phong công nghiệp. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra ở các cơ sở dạy nghề, nhằm uốn nắn những sai lệch trong công tác dạy nghề. Ba là, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm . Tạo điều kiện cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tiếp tục rà soát, chấn chỉnh các doanh nghiệp được phép tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Khuyến khích những người đã hết thời hạn lao động ở nước ngoài về làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Bốn là, tổ chức các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động theo hướng cho vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để thu hút lao động. Thực hiện việc giao đất dịch vụ cho nông dân có đất chuyển đổi mục đích sử dụng. Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhận lao động và những lao động tự tìm việc làm. Năm là, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển thị trường lao động, xác định rõ vai trò, chức năng, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan để bảo đảm việc thực hiện đạt hiệu quả cao. Đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách của Nhà nước trong tạo việc làm và phát triển thị trường lao động, xử lý các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến người lao động và người sử dụng lao động. Sáu là, hoàn thiện Đề án Nâng cao năng lực Trung tâm Giới thiệu việc làm và Đề án Quy hoạch hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm giai đoạn sắp tới từ 2008 - 2010 Tổ chức hội nghị hướng dẫn các doanh nghiệp về Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội v.v KẾT LUẬN Qua các phân tích nêu trên,chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của FDI đến vấn đề tạo việc làm cho người lao đông ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Sử dụng fdi để giải quyết việc làm, đào tạo nâng cao chuyên môn cho lao động nước ta. Xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động việc làm ở trong nước giúp cho giá trị của mỗi lao động đều được tăng lên. Như vậy,chúng ta phải ý thức được vai trò quản lý của NHÀ NƯỚC ,các ngành cơ quan hữu quan để tạo môi trường đầu tư thu hút FDI va môi trường lành mạnh để người lao động có thể làm việc bằng tất cả khả năng của mình. Đó chính là điều kiện cho phat triển ở nước ta hiện nay. Trong quá trình viết bài em còn 1 số hạn chế,mong cô xem xét và sửa chữa để vấn đề được rõ hơn. Em xin chân thành cám ơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6028.doc
Tài liệu liên quan