Đề tài Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ

• Kiểm tra, hướng dẫn UBND các phường phân loại, lập hồ sơ xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm luật đất đai, thực hiện tốt các chỉ thị, kháng nghị, quyết định của các cấp để tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn quận. Đồng thời, tham mưu giúp UBND quận có những biện pháp quản lý quỹ đất chặt chẽ và đất vườn liền kề trong khu dân cư sau khi đã tiến hành bàn giao xong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ hợp tác xã nông nghiệp cho UBND các phường để tránh tình trạng nhân dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang làm đất ở. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo giữ được từ 40-60 ha đất nông nghiệp cho trồng các loại cây hoa đặc sản truyền thống trên địa bàn quận. Phải có hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rõ ràng, đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát việc sử dụng đất và sở hữu nhà ở sẽ tạo cơ sở cho việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận, đẩy nhanh tiến độ.

doc91 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
156 5,16 Thuỵ Khuê 1657 1645 12 0,72 Tổng 15601 14911 690 4,42 Tổng hồ sơ vướng mắc sau khi đã xét duyệt tại cấp quận tính từ năm 1998 đến quý I năm 2004 là 690 hồ sơ, chiếm 4,42% tổng hồ sơ đã xét duyệt tại cấp quận. Phường Nhật Tân, số lượng hồ sơ vướng mắc vẫn còn nhiều 191 hồ sơ, chiếm 80,59% tổng hồ sơ xét duyệt tại cấp quanj. Lý do số hồ sơ vướng mắc vẫn còn khi xét duyệt tại cấp quận là do: Thứ nhất là cấp phường kiểm tra, phân loại không tránh khỏi những sai sót. Thứ hai, trong thời gian xét duỵêt có thể phát sinh những vướng mắc của hồ sơ, nên hồ sơ sẽ để lại chưa được xét duyệt Những hồ sơ vướng mắc này chủ yếu vào những nội dung như: đang tranh chấp, cần xử lý xong tranh chấp mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở; đất lấn chiếm, đất nằm trong khu di tích lịch sử văn hoá, vi phạm đê điều; đất liên quan đến các vụ án; một chủ nhiều hồ sơ… Những vướng mắc này, tuỳ từng trường hợp, đưa ra biện pháp xử lý thích hợp trước khi cấp giấy chứng nhận. Những hồ sơ vướng mắc này, phòng địa chính phân ra làm các loại như sau: Hồ sơ chờ hồ sơ liên quan, quận sẽ báo cho các phường liên quan đến hồ sơ giải quyết, đảm bảo công bằng cho các đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên địa bàn quận. Hồ sơ cần kiểm tra, xác minh, thụ lý, quận sẽ gửi danh sách về các phường, phối hợp với phường điều tra, đo đạc lại… Hồ sơ không được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở gồm các hồ sơ liên quan đến nội dung của đất như tranh chấp, lấn chiếm đất, vi phạm đê điều, không đúng với quy hoạch, hộ khẩu ngoại tỉnh… quận sẽ gửi danh sách về phường và có biện pháp xử lý thích hợp. Để giảm tải khối lượng hồ sơ vướng mắc nói chung sau khi đã phân loại ở cấp phường và cấp quận, các cấp phải có biện pháp quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và nhà ở trên địa bàn, giải quyết nhanh kịp thời những vi phạm , giảm dần khối lượng hồ sơ vướng mắc còn tồn đọng ở cấp các phường, đẩy nhanh tiến độ xét cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Nhờ có công tác phân loại hồ sơ này trứơc khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở mà mọi đối tượng tham gia sử dụng đất và sở hữu nhà ở sẽ được đảm bảo công bằng. Quận Tây Hồ đang trong quá trình đô thị hoá, nên nhu cầu sử dụng đất và nhà ở trên toàn địa bàn quận ngày càng tăng, đòi hỏi công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở của quận cần phải sát sao hơn, chặt chẽ hơn, tuyệt đối và dứt điểm xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm về đất đai và nhà ở, giảm số lượng hồ sơ tồn đọng, góp phần đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng ở cấp quận, hoàn thành toàn bộ công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở của quận nói riêng và kế hoạch Nhà nước giao nói chung. 4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đô thị là một chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất và sở hữu nhà ở đô thị, làm cơ sở để Nhà nước nắm chắc quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất ở, quỹ nhà ở đô thị theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, sở hữu nhà ở đô thị. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho đối tượng sử dụng đất và nhà ở đô thị là hoàn thành công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đô thị và là điều kiện không thể thiếu trong việc mở rộng thị trường bất động sản ở nước ta. Khi có giấy chứng nhận trong tay các đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà có thể thực hiện các quyền của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Nhà nước cũng nắm rõ được tình hình sử dụng đất và nhà trên địa bàn quản lý. Vì vậy, đẩy nhanh công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một công việc rất cần thiết và quan trọng đối với nước ta trong tình hình hiện nay. Thực hiện theo QĐ 69/1999/QĐ-UB ngày 18/9/1999 của UBND thành phố Hà nội về công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, quận Tây Hồ đã cố gắng hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận mà thành phố giao. Sau khi xét duyệt hồ sơ đủ điều kiện ở cấp quận, quận sẽ trình lên thành phố ký duyệt nên thời gian xét duyệt cấp giấy chứng nhận sẽ rất lâu. Nhưng đến tháng 8 năm 2002 quận áp dụng QĐ 4215/ QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội về việc uỷ quyền cho quận tiến hành công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho những đối tượng thuộc thẩm quyền, tiến độ cấp giấy chứng nhận của quận đã tăng hơn, vì không phải trải qua một khâu xét duyệt nữa. Đó là sự đổi mới kịp thời của pháp luật và chính sách của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận trong những năm qua: Phường GCN cần cấp (giấy) GCN đã cấp (giấy) Tổng GCN đã cấp giấy) Tổng GCN còn cấp (giấy) Tỷ lệ GCN đã cấp so với GCN cần cấp (%) Từ 1998 đến 2000 2001 2002 2003 Quí I 2004 Yên Phụ 2795 168 493 524 357 28 1570 1225 56,17 Tứ Liên 1669 383 328 346 268 16 1341 328 80,35 Quảng An 1890 89 123 398 447 7 1064 826 56,29 Nhật Tân 1995 252 396 368 355 12 1383 607 69,32 Phú Thượng 2646 575 238 608 590 22 2033 613 76,83 Xuân La 2162 279 259 368 380 0 1286 876 59,48 Bưởi 3388 764 502 618 598 28 2510 878 74,09 Thuỵ Khuê 2003 271 516 339 286 20 1432 571 71,49 Tổng 18548 2781 2855 3569 3281 133 12619 5929 68,03 Giấy chứng nhận được cấp cho những hồ sơ đủ điều kiện bao gồm các dạng hồ sơ có nguồn gốc giấy tờ về đất và nhà ở hợp lệ, hợp pháp, không vi phạm quy hoạch hành lang, đê, đường… Qua bảng trên ta thấy tình hình cấp giấy chứng nhận qua các năm tăng dần. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở do thành phố cấp cho quận năm 1998 đến năm 2000 là 2781 giấy. Con số này chưa cao so với tổng giấy chứng nhận cần phải cấp. Nguyên nhân của sự cấp chậm giấy chứng nhận trong những năm này là do: Thứ nhất là những năm này là những năm đầu chấn chỉnh lại bộ máy quản lý, thay đổi cách tổ chức cho phù hợp với công việc được giao của Nhà nước trong công tác quản lý về đất đai và nhà ở, do vậy việc xử lý trong công vịêc của cán bộ điạ chính còn lúng túng, hiệu quả xét duyệt cấp giấy chứng nhận chưa cao. Thứ hai là do sự buông lỏng quản lý của cán bộ địa chính phường trong những năm trước nên hồ sơ xét duyệt còn rất thấp, hồ sơ vướng mắc lại nhiều. Điều này ảnh hưởng nhiều đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trong những năm sau này. Thứ ba là do quy trình xét duyệt rườm rà nên hồ sơ xét duỵêt rất lâu, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở còn chậm. Đến năm 2001, số hồ sơ được xét cấp giấy chứng nhận đã tăng lên đáng kể, 2855 giấy. Nếu tính riêng một năm này so với 3 năm từ 1998 đến 2000 tăng hơn rất nhiều. Để đạt được kết quả này là do sự chỉ đạo của các cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý giữa các phường với quận. Rút kinh nghiệm những năm trước, quận đã bồi dưỡng và đào tạo một số cán bộ địa chính phường trước khi gửi về phường quản lý nên đội ngũ cán bộ này rất có kinh nghiệm trong công việc. Do vậy, tình hình giúp dân kê khai đăng ký, hoàn thành đầy đủ hồ sơ kê khai trình phường kiểm tra, phân loại đã nhanh hơn những năm trước đó. Đến tháng 8 năm 2002 do thực hiện QĐ 4215/ QĐ-UB của UBND thành phố Hà nội, quận được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở do UBND thành phố giao cho mà không phải qua khâu trình lên Sở nữa nên số lượng giấy chứng nhận được cấp trong năm nay đã tăng lên rất cao. Quận phải cử đội ngũ đi học các quy trình in ấn, vẽ, cấp giấy chứng nhận… để về quận làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở mà Thành phố đã giao. Hết năm 2002, quận đã cấp được 3569 giấy chứng nhận, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, đến năm 2003 quận cấp được 3281 giấy chứng nhận. Tính tổng số giấy chứng nhận đã cấp từ năm 1998 đến hết quý I năm 2004 là 12619 giấy chứng nhận, tiến độ này vẫn còn thấp, chỉ đạt 68,03% so với tổng số giấy chứng nhận cần phải cấp. Nhìn chung về tỷ lệ số giấy chứng nhận đã cấp so với số giấy chứng nhận cần phải cấp ở các phường còn rất thấp. Các phường Yên Phụ, Quảng An, Xuân La khi xét duyệt ở cấp quận rất thấp nên số giấy chứng nhận được cấp ở các phường này chưa cao so với tổng số giấy chứng nhận cần phải cấp, chưa đạt 60% tổng số giấy chứng nhận cần phải cấp. Nguyên nhân tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận còn thấp là do lượng hồ sơ vướng mắc còn nhiều mặc dù công tác quản lý địa chính cấp phường và cấp quận đã hết sức cố gắng nhằm đẩy nhanh tiến độ xét duyệt. Số giấy chứng nhận còn phải cấp trên địa bàn quận cho đến nay là 5929 giấy, chiếm 31,97% tổng số giấy chứng nhận cần phải cấp. Nguyên nhân số lượng giấy này chưa được cấp là do: ./ Hồ sơ chưa được xét duyệt đến. Số lượng hồ sơ cần xét duyệt rất nhiều, công tác xét duyệt không thể thực hiện một cách nhanh chóng được. ./Số lượng hồ sơ sau khi xét duyệt vẫn chưa đủ điều kiện, còn vướng mắc do những nguyên nhân: tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm quy hoạch đê điều, di tích lịch sử, một chủ nhiều hồ sơ, xây dựng nhà không phép, hộ khẩu ngoại tỉnh… Một yêu cầu đặt ra đối với toàn quận nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại này, các phường phải kiểm tra sát sao hồ sơ trước khi trình quận xét duyệt, trong ngành cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ phù hợp cho công tác kê khai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đáp ứng yêu cầu của công việc, giải quyết nhanh, dứt điểm những hồ sơ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên địa bàn quận. Hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở chính là hoàn thành công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, góp phần xây dựng, mở rộng một thị trường bất động sản ở nước ta. Vì vậy, quận coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở trong thời gian hiện nay. III. Đánh giá chung: Kết quả đạt được: Phòng địa chính nhà đất và đô thị được thành lập tháng 10/2001, là cơ quan tham mưu giúp UBND quận trong việc quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đô thị. Với khối lượng công việc được giao cho phòng là rất lớn bao gồm: thụ lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, in, vẽ giấy chứng nhận, lập tờ trình quyết định trình UBND quận ký cấp giấy chứng nhận. Bên cạnh đó, phòng còn tổ chức thực hiện những mặt công tác khác như: công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận, xoá nợ và đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, thẩm định, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán các công trình xây dựng, cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền quận, quản lý Nhà nước về đô thị, giải quyết đơn thư tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà cửa, tham gia tổ công tác giải phóng mặt bằng và những công việc chuyên môn khác do Sở tài nguyên môi trường và nhà đất Hà nội, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính… Công việc của phòng luôn trong tình trạng quá tải, mặc dù từng cán bộ của phòng đã cố gắng hoàn thành ngoài giờ. Nhưng với khối lượng công việc nhiều đã gây cản trở nhiều đến hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của phòng đã đề ra. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo chặt chẽ của quận uỷ, UBND quận và sự phấn đấu, tận tình với công việc của toàn thể đội ngũ cán bộ trong phòng, phòng đã cố gắng hoàn thành công tác do UBND quận giao. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết trong thời kỳ này. Quận Tây Hồ đã cố gắng triển khai công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đạt hiệu quả nhất, hoàn thành nhiệm vụ được giao nói riêng và hoàn thành công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở nói chung trên địa bàn quận. Tính đến quý I năm 2004, quận đã tiến hành kê khai được 18548 hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và đã cấp được 12619 giấy chứng nhận (thực hiện theo QĐ số 69/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999). UBND phường đã cố gắng hết sức để kiểm tra, phân loại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, xử lý kịp thời những vướng mắc còn tồn tại ở địa bàn từng phường quản lý, hoàn thiện những hồ sơ tồn đọng chờ xử lý, quản lý, giám sát chặt chẽ hơn quỹ đất đai và nhà ở nên công tác phân loại xét duyệt ở cấp phường tăng lên đáng kể. Khâu kiểm tra, phân loại ở cấp phường chặt chẽ sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận ở cấp quận cho hộ gia đình và cá nhân. Để đạt được kết quả trên là do sự công tác chỉ đạo xuyên suốt từ cấp trên và sự tận tình hết lòng với công việc của đội ngũ cán bộ địa chính toàn quận nói chung. Quản lý được quỹ đất đai và nhà ở đô thị đòi hỏi quận phải quản lý chặt chẽ trong công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Do nhu cầu đô thị hoá, sự tác động của cơ chế thị trường nên nhu cầu sử dụng đất và sở hữu nhà ở là yêu cầu rất bức thiết hiện nay không chỉ riêng ở địa bàn quận mà còn cả nước nói chung. Quản lý đô thị gắn với quản lý quỹ đất đai và nhà ở đô thị, phòng địa chính nhà đất và đô thị đã tiến hành mọi biện pháp và đặt ra những kế hoạch, mục tiêu đối với công tác hoạt động của phòng nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận. Có được kết quả xét duỵêt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở như trên là do: Phòng luôn cố gắng sắp xếp thời gian, thanh tra, kiểm tra, giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại về tranh chấp nhà đất khi có đơn gửi lên phòng. Việc giải quyết kịp thời những đơn thư này giúp Nhà nước quản lý được tình hình sử dụng đất đai và sở hũu nhà ở trên địa bàn quận, đồng thời cũng giải quyết được khối lượng hồ sơ vướng mắc trên địa bàn quận, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Việc cấp phép xây dựng nhà của quận cũng tăng hàng năm. Điều này sẽ giúp Nhà nước nắm rõ được tình hình sử dụng đất ở và xây dựng nhà ở theo quy định của quy hoạch đô thị hay không. Đồng thời, đây cũng là điều kiện đảm bảo để góp phần đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận liên quan đến đất ở, nhà ở. Với khối lượng công việc tương đối lớn, lực lượng cán bộ thiếu nhiều mới chỉ đáp ứng được 60% số lượng cán bộ nhưng phòng đã huy động, phát huy được những mặt mạnh của từng cán bộ chuyên viên để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hết lòng nhiệt tình với công việc được giao. Chủ động bám sát sự chỉ đạo của quận uỷ, HĐND, UBND quận phối hợp với các ban ngành quận, tranh thủ giúp đỡ của các Sở ngành Thành phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ được giao. Áp dụng những chính sách kịp thời của Nhà nước vào quy trình phân loại, kiểm tra, xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân: Bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn quận vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại cần giải quyết. Những khó khăn tồn tại: Những hồ sơ vướng mắc cần thẩm định, kiểm tra trước khi xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở ở địa bàn quận còn rất nhiều. Muốn xét duyệt được yêu cầu phải kiểm tra kỹ lưỡng, chính xác, có biện pháp xử lý phù hợp trong khi đó cán bộ địa chính vẫn còn đang trong tình trạng thiếu, chất lượng còn nhiều hạn chế nên công tác xét duyệt còn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết. Vấn đề về tình hình đồng sở hữu, đồng thừa kế tồn tại nhiều mà khi nộp hồ sơ chỉ có một đối tượng kê khai xin cấp, nếu cấp sẽ xảy ra khiếu kiện, đòi hỏi các cấp cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xét cấp. Tình hình kê khai đăng ký cấp phường: việc lập hồ sơ, đo vẽ thửa đất, nhà… gần như hoàn toàn là trách nhiệm của cán bộ địa chính phường nhưng yêu cầu về số lượng cán bộ để thực hiện công tác kê khai còn thiếu nhiều. Bên cạnh đó, còn có một số hộ dân vẫn cố tình không chịu kê khai đăng ký. Vấn đề này gây cản trở rất nhiều đến công tác hoàn thiện việc kê khai, đăng ký cho tất cả các đối tượng. Tình trạng xây dựng nhà không phép vẫn diễn ra trên địa bàn quận. Vấn đề này là do UBND các phường chưa thực hiện đầy đủ, trách nhiệm và quyền hạn của mình, vẫn còn biểu hiện né tránh, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm. Hiệu lực của chính quyền phường chưa phát huy tích cực. Đồng thời do công tác truyền thông, vận động nhân dân chưa hiệu quả nên ý thức chấp hành của người dân chưa cao. Cấp phép xây dựng nhà là một trong những yếu tố rất quan trọng trong nội dung hoàn thành hồ sơ kê khai đất ở, nhà ở. Nhưng với tình hình thực tế khó khăn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cấp giấy chứng nhận. Mặc dù thực tế, quận có rất nhiều hồ sơ vướng mắc nhưng việc xử lý giải quyết nhanh các hồ sơ để hoàn thiện công tác xét duyệt còn chậm. Quận Tây Hồ là một quận mới, công tác quản lý về đất đai và đô thị có rất nhiều bất cập, trong giai đoạn từ năm 1960 đến nay còn thiếu tài liệu, hồ sơ pháp lý được cập nhật đầy đủ, thường xuyên để phục vụ cho công tác quản lý đất đai và nhà ở của quận, tập quán sinh sống mang tính chất làng xã ven đô vẫn còn đang tồn tại gây cản trở khó khăn cho việc cập nhật, kiểm tra xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Tất cả những tồn tại trên đều gây cản trở rất nhiều đến tiến độ xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận do mất rất nhiều thời gian vào công tác kiểm tra, thanh tra lại. Nguyên nhân: Về tổ chức bộ máy quản lý: Công việc của phòng địa chính là rất nhiều nhưng để đáp ứng từng công việc đó thì số lượng cán bộ địa chính trong phòng không đáng kể. Chuyên môn cán bộ địa chính nói chung còn yếu nên kết quả, chất lượng xét duyệt cấp giấy chứng nhận chưa cao. Một số cán bộ địa chính phường với tình trạng chung thiếu về số lượng và yếu về chất lượng dẫn đến chất lượng hồ sơ kê khai vẫn còn nhiều sai sót, gây khó khăn cho công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận. Hơn nữa, cán bộ địa chính phường thường xuyên biến động do mỗi lần bầu cử Hội đồng nhân dân nên việc thay đổi, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc. Một số cán bộ địa chính trong phòng phải kiêm rất nhiều công việc như giải quyết đơn thư khiếu nại, quản lý tổng hợp giấy chứng nhận các phường… nên chất lượng hiệu quả chuyên môn chưa cao. Nội dung công việc trong phòng nói chung chỉ theo đợt, dồn việc chứ không phải thường xuyên, chỉ đợi khi nào cấp phường chuyển lên thì có việc. Trên thực tế yêu cầu tình hình sử dụng đất đai và sở hữu nhà ở cần phải sát sao hơn nhưng về phần thanh tra, kiểm tra thường xuyên của cấp trên đối với các cấp cơ sở gần như rất ít, mang tính chỉ đạo từ xa. Tổ chức việc lưu giấy tờ chỉ mang tính thủ công nên khi muốn điều tra rất mất thời gian. Cách tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, đặc biệt tổ chức trong khâu kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở còn nhiều vấn đề cần bổ sung, chấn chỉnh hoàn thiện hơn để đẩy nhanh tiến độ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận. Về giấy tờ nguồn gốc, bản đồ và hồ sơ lưu trữ: Đây là những yếu tố cơ bản nhất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng. Nhưng khi người dân kê khai đăng ký hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận thì có một số đối tượng không có giấy tờ gốc, khi hỏi trên phòng cũng không giữ nên khi xác nhận, kiểm tra mất rất nhiều thời gian. Giấy tờ và bản đồ lưu lại đã cũ và không sát với thực tế. Hệ thống bản đồ để quản lý đất và nhà của quận chủ yếu là bản đồ cũ chưa phản ánh được thực trạng. Hồ sơ lưu trữ chưa có chế độ bảo quản. Việc đối chiếu trên bản đồ, giấy tờ gốc với thực trạng không khớp nhau, ảnh hưởng nhiều đến quá trình thẩm định, kiểm tra, tiến độ xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Với thực trạng này quận cần phải nâng cao chất lượng hơn nữa trong khâu lưu trữ, cập nhật những thông tin mới nhất thể hiện trên bản đồ. Về vấn đề quy hoạch: Công tác cấp giấy chứng nhận gắn chặt với công tác quy hoạch. Việc xét cấp giấy chứng nhận phải căn cứ vào quy hoạch đã được duyệt, phù hợp thì được cấp. Trên thực tế địa bàn quận, vấn đề sử dụng đất chưa đúng mục đích vẫn diễn ra, hiện tượng lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Yêu cầu đối với quận, phải công khai việc quy hoạch rõ ràng, quy định bắt buộc của Nhà nước, vi phạm sẽ phải xử phạt kịp thời, không để tình trạng vi phạm quy hoạch kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến công tác xét duyệt do có quá nhiều hồ sơ không đủ điều kiện vì vi phạm quy hoạch. Vấn đề nhận thức: Đối tượng sử dụng đất quan niệm không có giấy chứng nhận vẫn có thể tồn tại và làm việc được trên đất, thậm chí có thể thực hiện được các quyền mà pháp luật không cho phép. Đối tượng quản lý chưa thực hiện nghiêm túc trong quá trình quản lý, chưa hết trách nhiệm với công việc, chưa dứt khoát trong công việc, hoạt động công tác tuyên truyền đến các đối tượng sử dụng đất và sở hữu nhà ở chưa cao nên chưa được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Do những nhận thức cả hai phía, người dân và cán bộ quản lý chưa đầy đủ nên chất lượng kê khai và hồ sơ xét duyệt ở cấp phường còn thấp. Về hệ thống văn bản, chính sách của Nhà nước: Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với đất đai, nhà ở thường xuyên có sự điều chỉnh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy, hệ thống văn bản không đồng bộ, chỉ mang tính cập nhật, không ổn định trong khi đó, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh. Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh sẽ có nhiều bất cập trong việc sử dụng đất và sở hữu nhà ở trong khi đó chính sách quản lý của Nhà nước không thể thay đổi ngay được. Điều này khiến vịêc xử lý trong công tác còn lúng túng, ảnh hưởng nhìêu đến tiến độ xét duyệt. Kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một công tác rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở hiện nay. Quận Tây Hồ cũng như các quận khác đang nỗ lực hết sức để đẩy nhanh công tác này, phấn đấu đến hết năm 2005 hoàn thành xong công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên toàn địa bàn quận. Qua nghiên cứu tình hình thực trạng quản lý sử dụng đất và sở hữu nhà ở, tình hình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận cho ta thấy bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua như đến hết năm 1998, hoàn thành 100% các hộ kê khai trên địa bàn bao gồm 18146 hồ sơ, số giấy chứng nhận được cấp qua các năm tăng dần, tính đến hết quý I năm 2004 toàn quận đã cấp được 12619 giấy chứng nhận cho các hộ gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trên địa bàn quận vẫn còn những khó khăn tồn tại cần giải quyết kịp thời đó là đội ngũ cán bộ với số lượng thiếu, chỉ đạt 60% tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ còn yếu, tình hình lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất đặc biệt là từ đất Nhà nước sang đất ở, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, trang thiết bị chưa được cập nhật đầy đủ… Những khó khăn tồn tại này cần phải nhanh chóng khắc phục ngay: + Từ phía Nhà nước cần ban hành những chính sách phù hợp với yêu cầu thực tế của vịêc sử dụng đất và sở hữu nhà ở của quận. + Cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. + Tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với chuyên môn trong ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc. Đẩy nhanh, hoàn thành công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là hoàn thành công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước về tình hình đất đai và nhà ở, đồng thời cũng là cơ sở để ngưòi dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình hiệu quả, tiết kiệm. Đồng thời hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận là điều kiện để mở rộng thị trường bất động sản theo sự định hướng của Nhà nước. Chương III: Mục tiêu, phương hướng và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ Mục tiêu và phương hướng: Mục tiêu: Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, quận đã đặt những mục tiêu cần phải đạt được trong những năm tới. Thông qua việc phân tích những thuận lợi và khó khăn của quận, trên cơ sở đó khai thác những điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Đồng thời khắc phục, hạn chế thấp nhất những khó khăn gây ảnh hưởng đến tiến độ kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận. Cuối thời kỳ, quận đưa ra những mục tiêu phấn đấu hoàn thành trong năm tới, kế hoạch và những phương hướng đạt được mục tiêu đó. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên toàn địa bàn cho đến cuối năm 2003 vẫn còn ở số lượng rất thấp, tiến độ xét duyệt hồ sơ ở cấp phường vẫn còn thấp. UBND quận Tây Hồ đã rất cố gắng để hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn, phấn đấu đến hết năm 2005, toàn quận hoàn thành xong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình và cá nhân. Mục tiêu của quận trong những năm tới như sau: Để đẩy nhanh tiến độ xét duyệt ở cấp quận, quận yêu cầu các phường cần phải khẩn trương kiểm tra, phân loại hồ sơ còn tồn tại ở địa bàn phường, giải quyết dứt điểm những trường hợp vướng mắc, giảm dần hồ sơ tồn đọng ở cấp phường, đáp ứng nguyện vọng của người dân cấp giấy chứng nhận càng sớm càng tốt. Còn đối với cấp quận: phấn đấu hoàn thành kế hoạch xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho những hồ sơ đủ điều kiện. Phối hợp với cấp phường kiểm tra, đo đạc lại, xử lý kịp thời những vi phạm khi phát hiện những hồ sơ vướng mắc, giảm dần khối lượng hồ sơ tồn đọng trên phòng. Theo kế hoạch, mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của quận năm 2004 như sau: Đơn vị: giấy Phường GCN cần cấp GCN đã cấp GCN còn phải cấp Kế hoạch năm 2004 Yên Phụ 2795 1570 1225 400 Tứ Liên 1669 1341 328 200 Quảng An 1890 1064 826 700 Nhật Tân 1995 1383 607 200 Phú Thượng 2646 2033 613 350 Xuân La 2162 1286 876 250 Bưởi 3388 2510 878 600 Thuỵ Khuê 2003 1432 571 300 Tổng 18548 12619 5929 3000 Kế hoạch năm 2004, cả quận cần phải cấp được 3000 giấy chứng nhận. Việc quy định cụ thể đối với từng phường về số giấy chứng nhận cần cấp theo kế hoạch cũng được nêu rõ. Riêng với phường Quảng An: 700 giấy và phường Bưởi: 600 giấy, Để hoàn thành công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở , UBND quận và các ban ngành cần phải cố gắng hết sức, khẩn trương hoàn thành kế hoạch và nhiệm vụ được giao, thống nhất về cơ bản công tác quản lý đất đai và nhà ỏ trên địa bàn quận nói riêng và cả nước nói chung, tạo điều kiện để các đối tượng thực hiện các quyền về sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu mở rộng một thị trường bất động sản hoạt động theo định hướng của Nhà nước. Phương hướng: Kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở hiện nay. Công tác này không những giúp Nhà nước quản lý quỹ đất đai và nhà ở trên địa bàn cả nước mà còn đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác này, toàn thành phố đang cố gắng triển khai, phấn đấu hoàn thành công tác này càng sớm càng tốt. Quận Tây Hồ nhận nhiệm vụ được giao quản lý tình hình sử dụng đất và sở hữu nhà ở trên địa bàn quận, hoàn thành công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên toàn quận, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Để đạt mục tiêu và kế hoạch đề ra, quận phải đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho công tác hoạt động của ngành: Tiếp tục triển khai thực hiện cấp phép xây dựng theo QĐ số 109/ 2001/QĐ-UB và các quy định của thành phố theo mô hình “một cửa”, đảm bảo thời gian thụ lý theo quy định là 20 ngày. Hiện nay, trên địa bàn quận vẫn còn tồn tại nhiều hồ sơ đất ở, nhà ở chưa được cấp phép xây dựng. Đây là một vấn đề gây ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận. Đồng thời, thông qua công tác cấp phép xây dựng để Nhà nước nắm rõ được tình hình sử dụng nhà ở, quy cách xây dựng tuân theo quy định của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ thụ lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, giải quyết những vướng mắc của những hồ sơ tồn đọng trên địa bàn quận, tăng số lượng hồ sơ được xét cấp lên, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao. Kiểm tra, hướng dẫn UBND các phường phân loại, lập hồ sơ xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm luật đất đai, thực hiện tốt các chỉ thị, kháng nghị, quyết định của các cấp để tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn quận. Đồng thời, tham mưu giúp UBND quận có những biện pháp quản lý quỹ đất chặt chẽ và đất vườn liền kề trong khu dân cư sau khi đã tiến hành bàn giao xong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ hợp tác xã nông nghiệp cho UBND các phường để tránh tình trạng nhân dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang làm đất ở. Đây cũng là một biện pháp đảm bảo giữ được từ 40-60 ha đất nông nghiệp cho trồng các loại cây hoa đặc sản truyền thống trên địa bàn quận. Phải có hướng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rõ ràng, đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát việc sử dụng đất và sở hữu nhà ở sẽ tạo cơ sở cho việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận, đẩy nhanh tiến độ. Giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai và nhà ở, không để tình trạng kéo dài và tồn đọng tình trạng này. Vì nếu không giải quyết dứt điểm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm tra, xem xét, thụ lý hồ sơ, tốn nhiều thời gian trong quá trình xét duyệt cấp do không cập nhật được những thông tin kịp thời về tình hình sử dụng đất đai và sở hữu nhà ở trên địa bàn. Tạo điều kiện thuận lợi nhất khi xét duyệt ở cấp phường, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận tại cấp này. Tất cả những phương hướng, nhiệm vụ trong công tác ngành đặt ra là nhằm đạt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận, hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao thống nhất quyền quản lý đất đai trên toàn quốc. II. Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ: Đất đai là tài sản quốc gia, là lãnh thổ bất khả xâm phạm của cả dân tộc. Vì vậy, bất cứ cá nhân hay một tổ chức nào đều không có quyền chiếm hữu tài sản này riêng cho mình và tuỳ ý áp đặt quyền định đoạt cá nhân đối với tài sản chung đó. Chỉ có Nhà nước, người đại diện hợp pháp duy nhất của mọi tầng lớp nhân dân mới được giao quyền quản lý tối cao về đất đai “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Tất cả các ngành sản xuất đều có nhu cầu về đất. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt đối với nước ta, khi vấn đề sở hữu Nhà nước được đặt lên hàng đầu. Đất đai và nhà ở là nhu cầu vật chất thiết yếu trong đời sống con người. Trong những năm qua, khi chúng ta đang quá độ từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, vì thế nhu cầu về đất đai và nhà ở ngày càng trở nên cấp thiết đối với cá nhân, tổ chức. Ở nước ta, thị trường bất động sản đang hình thành và phát triển nhưng điểm xuất phát của thị trường này còn nhiều yếu tố mang tính tự phát, chưa được sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, không có tính định hướng mặc dù chúng ta đã khẳng định “thống nhất quyền quản lý đất đai thuộc về Nhà nước ”. Hiện nay, theo thống kê trên thị trường 80% giao dịch trên thị trường bất động sản là bất hợp pháp, chưa được sự công nhận của Nhà nước, thị trường thả nổi, thất thu ngân sách. Sự can thiệp của Chính phủ vào quản lý đất đai và nhà ở phát huy tính hiệu quả thị trường bất động sản chính là nắm rõ những thông tin về đất đai, nhà ở, đối tượng sử dụng chúng. Một biện pháp cần được tiến hành đó là công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Điều này còn cho phép Nhà nước có thể điều tiết tình hình sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở làm tốt một mặt giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, nhà ở. Mặt khác, thông qua giấy chứng nhận, người sử dụng đất và sở hữu nhà ở có thể thực hiện các quỳên của mình có giá trị nhất, yên tâm khai thác và đầu tư, góp phần khơi dậy nguồn nội lực phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, Nhà nước ban hành nhiều chính sách quy định nhằm thực hiện đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở như : ban hành NĐ 60/CP về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị, NĐ 88/ CP về quản lý và sử dụng đất ở đô thị, QĐ 69/1999/QĐ-UB ngày 18/9/1999 đối với thành phố Hà nội trong công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở… và nhiều quyết định khác liên quan. Tuy nhiên do buông lỏng quản lý trong những năm trước, lực lượng cán bộ địa chính về số lượng còn thiếu, chất lượng còn chưa cao, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành chưa cao, pháp luật còn một số quy định bất cập, quá trình thực hiện việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận ở cấp phường, quận và thành phố còn mang tính chất cầu toàn, chưa xác định rõ mục tiêu và các bước tiến hành… Vì vậy, tình hình tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cả nước nói chung và trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng còn chậm. Để đẩy nhanh công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ cần đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp với thực tế kết hợp với việc tuân theo quy định của pháp luật. Qua nghiên cứu thực tế tại quận, em xin kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác này như sau: 1. Văn bản chính sách của Nhà nước: Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đất đai và nhà ở nhằm thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên toàn thành phố Hà nội, trong đó có quận Tây Hồ. Các chính sách này đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở, xác lập tính pháp lý cho việc sử dụng đất và sở hữu nhà ở đô thị. Tuy nhiên do sự phức tạp của đất đai và nhà ở nên các chính sách cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế, phù hợp theo quy định của pháp luật. Một thực tế cho thấy ở quận Tây Hồ còn rất nhiều hồ sơ vướng mắc do cán bộ địa chính phường còn lúng túng chưa xác định vướng mắc cần giải quyết theo quyết định nào của pháp luật. Nhà nước cần phải có những văn bản phù hợp, đáp ứng với nhu cầu thực tế quản lý. Ngoài ra, chính sách tài chính đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở còn cao so với mức thu nhập của người dân, khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở vẫn không có tiền để thanh toán, mặc dù Nhà nước đã ban hành chính sách thanh toán chậm tiền cấp giấy chứng nhận. Nhà nước cần phải ban hành chính sách tài chính cho phù hợp với nhu cầu thu nhập thực tế của dân, bảo đảm tính công bằng cho mọi thành viên trong xã hội. Các chính sách ban hành cần phải quy định rõ việc phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan đến công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, tránh tình trạng né tránh, ùn đẩy trách nhiệm. Ngoài ra, trên địa bàn quận Tây Hồ, ý thức chấp hành luật của người dân chưa cao, vẫn còn nhiều tình trạng tranh chấp, lấn chiếm xảy ra. Đây là vấn đề gây bức xúc cho các đối tượng quản lý. Nhà nước cần phải ban hành những quy chế xử phạt phù hợp, dứt khoát để tránh tình trạng theo đua nhau coi thường pháp luật. Văn bản chính sách của Nhà nước chính là sự khẳng định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Việc ban hành điều chỉnh chính sách Nhà nước cho phù hợp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận nói riêng và cả nước nói chung. 2. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dịa chính: Đội ngũ cán bộ địa chính là nòng cốt để hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra. Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đòi hỏi một đội ngũ cán bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng, sáng tạo, hết lòng nhiệt tình với công việc.Hiện nay, trên địa bàn quận Tây Hồ lực lượng cán bộ này lại chưa đủ về số lượng chỉ đạt 60% theo tiêu chuẩn, chất lượng chuyên môn chưa cao. Vì vậy, yêu cầu hiện nay đặt ra đối với quận là không ngừng xây dựng, củng cố cả về số lượng và chất lượng cho các cán bộ địa chính của toàn quận đảm bảo trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở: Cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ theo chính sách mới của Nhà nước để nâng cao trình độ, đẩy mạnh công tác. Cần tập trung đầy đủ lực lượng cán bộ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì công việc ở tại các cấp chính quyền. Cần thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo sát sao trong công tác của các cấp chính quyền đối với quá trình thực hiện, sự phối hợp hài hoà giữa các ngành, các cấp. Về thông tin tuyên truyền: Thông tin là một nhu cầu rất cần thiết của mọi thời đại. Để góp phần đẩy mạnh công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đòi hỏi phải tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu được sự cần thiết của công tác này. Điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ hiểu biết và nắm bắt rõ được công việc cần làm của mình bao gồm vận dụng sáng tạo linh hoạt những quyết định mới của pháp luật trong công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Để làm tốt điều này, các cấp chính quyền cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình và các hình thức khá để đưa ra các thông tin, chính sách của Nhà nước về nhà đất đến với từng đối tượng để người dân hiểu được những quy định và những nghĩa vụ của mình. Qua đó, thực hiện tốt được các nghĩa vụ và quyền lợi của mình, hưởng ứng tích cực công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, góp phần hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ, là cơ sở pháp lý giúp công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở ngày càng hoàn thiện hơn. 4. Về trang thiết bị máy móc: Vấn đề về trang thiết bị máy móc là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá, đưa khoa học công nghệ vào từng ngành. Thực tế hiện nay, nhìn chung ở các quận việc vận dụng hệ thống trang thiết bị cho ngành vẫn còn mang tính chất thủ công, chưa đáp ứng được về hệ thống lý thuyết đã học. Chẳng hạn, trong việc quản lý sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn quận đối với tình hình thực tế vẫn phải sử dụng bản đồ cũ, rất thủ công máy móc. Xử lý công việc vẫn chỉ dựa trên giấy tờ tra cứu thủ công mà chưa xây dựng được những phần mềm quản lý ở các phường gây khó khăn cho công tác điều tra, ảnh hưởng nhiều đến tiến độ xét duyệt. Việc lưu giữ hồ sơ gốc chưa được bảo quản tốt. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với trang thiết bị đó là Nhà nước cần phải đầu tư, hỗ trợ thêm về kinh phí cho vấn đề này, xây dựng phần mềm quản lý đối với từng phường và đối với toàn quận nói chung. Đáp ứng được nhu cầu này sẽ tạo đìêu kiện cho tiến độ xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của các đối tượng trên địa bàn quận. Về công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác thanh tra, kiểm tra là một việc làm không thể thiếu trong quá trình quản lý. Nó không những góp phần nâng cao hiệu quả công việc cả về số lượng và chất lượng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý đối với cán bộ địa chính, đồng thời thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất và sở hữu nhà ở thực tế trên địa bàn. Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận đòi hỏi phải có sự giám sát rất chặt chẽ quá trình sử dụng đất và sở hữu nhà ở để kê khai, xét duyệt, bao gồm: Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai và sở hữu nhà ở trên địa bàn quận đối với từng đối tượng, cập nhật những thông tin biến động. Kiểm tra tính tuân thủ các quy định trong qúa trình kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Thanh tra, kiểm tra việc chỉ đạo của UBND các cấp trong việc tiến hành kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Kiểm tra tình hình trang thiết bị máy móc, ý thức làm vịêc của cán bộ địa chính, chế độ bảo quản hồ sơ lưu trữ. Thanh tra, kiểm tra việc đo vẽ bản đồ, sản phẩm đo đạc xây dựng hệ thống quản lý vi mô của Nhà nước trên địa bàn. Thanh tra, kiểm tra vấn đề tài chính khi được Nhà nước đầu tư có đúng với mục đích đầu tư không. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những thiếu sót, sai phạm trong quá trình quản lý điều hành, tính thiếu khả thi, thiếu thực tế trong các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện. Qua đó, đề xuất những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở nói chung và đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận nói riêng. Các giải pháp liên quan khác: Quán triệt quan điểm nhanh gọn, khẩn trương hiệu qủa, nên chăng đưa khâu tổ chức xét duyệt ở cấp phường thấu đáo, giảm thời gian thẩm định xét duyệt lại hồ sơ, đẩy nhanh số lượng hồ sơ xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của quận lên. Việc mua bán và trao đổi nhà và đất chưa được cấp giấy chứng nhận vẫn đang tồn tại trên cả nước nói chung trái với quy định của pháp luật. Để quản lý được tình hình biến động này của đất đai và nhà ở, theo ý kiến cá nhân em nên có quy định bắt buộc kê khai với cấp chính quỳên nhà ở và đất ở đem giao dịch trên thị trường. Nhờ có công tác này, Nhà nước sẽ nắm bắt rõ được đối tượng đang sử dụng nhà và đất thực tế là ai, đã đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở chưa khi xét duyệt. Công tác này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở đồng thời nó cũng tạo điều kiện mở rộng một thị trường bất động sản chính thức có sự quản lý của Nhà nước. Kết luận Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đất đai và nhà ở là nhu cầu rất cần thiết của mọi đối tượng trong nền kinh tế thị trường cả về cuộc sống lẫn kinh doanh. Nhà nước đã thống nhất quyền quản lý đất đai và nhà ở thuộc về Nhà nước nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Do vậy, hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở là một yêu cầu rất cần thiết và đúng đắn theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Công tác hữu hiệu giúp Nhà nước quản lý đất đai và nhà ở là công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở. Mặt khác, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện được các quyền của mình, yên tâm đầu tư, khai thác hiệu quả sử dụng đất, đồng thời nó cũng góp phần mở rộng thị trường bất động sản phát triển chính thức ở nước ta. Hiện nay ở quận Tây Hồ, việc đấu giá quyền sử dụng những lô đất lớn để xây dựng công trình nhà ở phục vụ nhu cầu của người dân đô thị. Để có những có được những lô đất này, quận đã tiến hành giải phóng mặt bằng nhiều khu nhà ở của dân, nếu không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở trong tay thì việc đền bù giải phóng mặt bằng là rất khó, người dân sẽ bị thiệt vì không có chứng từ do Nhà nước quy định để áp dụng. Do vậy, việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn quận hiện nay đang là vấn đề cấp thiết khẩn trương cần phải làm. Từ khi thực hiện theo QĐ 69/QĐ-UB của UBND thành phố Hà nội, quận Tây Hồ đã có những kết quả đạt được trong công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở rất đáng kể. Quận đã xây dựng được một hệ thống tổ chức bộ máy quản lý trong ngành từ cấp trên đến cấp cơ sở đáp ứng với nhu cầu của công việc được giao, phối hợp với các cơ sở góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh hơn công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được trong những năm qua, quận còn gặp một số khó khăn cần phải khắc phục. Thông qua thực trạng những kết quả đạt được trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở phân tích những kết quả đạt được, những khó khăn còn tồn tại, quận đã đưa ra mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ để đạt mục tiêu đó. Đánh giá về tình hình công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở, mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ chung trên địa bàn quận, em xin đưa ra một số ý kiến cá nhân về giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của quận Tây Hồ. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn T.S Hoàng Cường đã tận tình hướng dẫn em; em xin cảm ơn phòng địa chính nhà đất và đô thị quận Tây Hồ đã tạo điều kiện trong thời gian thực tập để em hoàn thành đề tài này một cách tốt nhất. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở- PGS.TSKH Lê Đình Thắng- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000 2. Giáo trình đăng ký thống kê đất đai- PGS.TSKH Lê Đình Thắng- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2000 3. Luật đất đai năm 1993. 4. Luật đất đai, sửa đổi bổ sung năm 1998-2001. Tạp chí thông tin kinh tế xã hội năm 2003. 6. Tạp chí thông tin kinh tế, kế hoạch năm 2002 7. Thời báo kinh tế Việt nam 2001-2002. 8. Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994. 9. Quyết định số 69/1999/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà nội ngày 18/8/1999 về việc ban hành sửa đổi, bổ sung, kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. 10. Thông tư số 1990/2001/TC-TCĐC hướng dẫn đăng ký đất đai,lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất. 11. Báo nhân dân các số năm 2001-2003. 12. Quyết định 3564/QĐ-UBND ngày 16/9/1997 của UBND thành phố Hà nội về ban hành kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà nội. 13. Quýêt định số 41/2001- UBND thành phố Hà nội về thủ tục kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố Hà nội . 14. Công văn số 647/CV-ĐC ngày 31/5/1995 của Tổng cục địa chính về hướng dẫn một số điểm thực hịên NĐ số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ. 15. Nghị định 45/CP ngày 3/8/1997 của UBND thành phố Hà nội về việc tổ chức thực hiện quyết định 3564/QĐ-UBND. 16. Quyết định 4215 của UBND thành phố Hà nội về việc uỷ quyền cho UBND quận Tây Hồ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho các đối tượng thuộc thẩm quyền Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 3 I. Khái niệm và vai trò của công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà 3 1. Khái niệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 4 1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất đai 4 Khái niệm quyền sở hữu nhà ở 6 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 7 2. Vai trò của công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 8 II. Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14 Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 14 2. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 17 3. Đối tượng được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 19 4. Các bước tiến hành kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 20 4.1. Kê khai đăng ký đất ở, nhà ở: 20 4.2. Phân loại và xét duyệt hồ sơ cấp phường 21 4.3.Xét duyệt hồ sơ tại cấp quận 23 4.4. Trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt và ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 25 4.5. Phương thức giao giấy chứng nhận 25 Chương II: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ 27 Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường và điều kiện kinh tế xã hội của quận Tây Hồ 27 1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường, tài nguyên đất 27 1.1. Điều kiện tự nhiên 27 Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 29 Tài nguyên đất 31 Điều kiện kinh tế xã hội 32 Thực trạng phát triển kinh tế 32 Dân số 34 Cơ sở hạ tầng 35 Kết luận, đánh giá chung các điều kiện tác động đến công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận của quận 37 II. Tình hình quản lý sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ 38 Hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất 38 Tình hình quản lý và sử dụng nhà ở trên địa bàn quận: 44 Thực trạng công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận 46 Thực trạng công tác tổ chức kê khai, đăng ký hồ sơ tại cấp phường: 46 Tình hình phân loại hồ sơ ở cấp phường 49 Tình hình xét duyệt hồ sơ ở cấp quận 56 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 63 Đánh giá chung 66 1. Kết quả đạt được 66 2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân 69 Chương III: Mục tiêu, phương hướng và các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ 75 Mục tiêu và phương hướng 75 1. Mục tiêu 75 2. Phương hướng 77 II. Các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ 79 1. Văn bản chính sách của Nhà nước 80 Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ địa chính 80 Về thông tin tuyên truyền 82 Về trang thiết bị máy móc 83 Về công tác thanh tra, kiểm tra 83 Các giải pháp liên quan khác 84 Kết luận 86 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0043.doc
Tài liệu liên quan