Từ sau đại hội 6 của Đảng, chúng ta bước sang một thời kỳ phát triển kinh tế mới với đường lối đổi mới: từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Vỡ vậy, sự sống cũn của cỏc doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường. Các doanh nghiệp phải dựa vào thị trường để quyết định các vấn đề quan trọng: sản xuất cái gỡ, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, chi phí bao nhiêu. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào nguồn giá cả của các loại vật tư, thiết bị để phối hợp các yếu tố sản xuất tối ưu, tính toán một cách chính xác các chi phí đầu vào để xác định đầu ra một cách hợp lý trong việc tạo ra một loại sản phẩm, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vỡ doanh nghiệp là đơn vị quản lý kinh doanh độc lập, được thành lập với mục đích chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.Để đạt được mục đích đó, việc tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nú phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chi phớ sản xuất, giỏ thành sản phẩm hàng hoỏ và khối lưọng hàng hoá bán ra. Trong đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố quan trọng trong quá trỡnh sản xuất để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Vỡ cú xỏc định đựoc chính xác đầy đủ chi phí sản xuất mới làm cơ sở xác định đúng đủ giá thành của sản phẩm. Mặt khác tiết kiệm chi phí sản xuất là tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tích luỹ xó hội, gúp phần từng bước cải thiện đời sống của người lao động
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược và vật tư thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thú y. Đặc điểm này xuất phát từ điều kiện kinh doanh trong ngành thú y là khoảng 5-7 năm trở lại đây thì tỷ suất lợi nhuận của việc mua bán ngày càng giảm trong khi tỷ suất lợi nhuận của sản xuất vẫn ở mức tương đối cao.
Trong 10 năm qua, xí nghiệp đã trải qua nhiều thử thách thăng trầm và có nhiều biến đổi, xí nghiệp đã không ngừng đi lên và tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường thuốc thú y. Từ những căn cứ này và để đáp ứng với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quyết định chọn xí nghiệp làm đơn vị điểm trong đợt tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 29/2/1999 toàn bộ cán bộ công nhân viên đã nhất trí với phương án chuyển đổi doanh nghiệp thànhcông ty cổ phần Dược và vật tư thú y.
Ngày 18/3/1999 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có quyết định số 53/1999/QĐ/BNN/TCCB chính thức chuyển xí nghiệp thànhcông ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là:công ty cổ phần Dược và vật tư thú y.Tên giao dịch quốc tế: Phacmaceutucal and Veterinary Material Company. Tên viết tắt: HANVET.
Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng kí kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần và luật doanh nghiệp.
Với các ngành nghề sau:
-Công nghiệp thuốc thú y
-Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc
-Công nghiệp bán buôn và bán lẻ
Với số vốn điều lệ ban đầu là:4.000.000.000 VNĐ, trong đó phần vốn của nhà nước là 800.000.000 VNĐ, phần vốn góp của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp:
3.200.000.000 VNĐ.
Như vậy, sau 10 năm hoạt động liên tục và có lãi, lịch sử củacông ty đã bước sang trang mới. Sự tăng trưởng củacông ty 10 năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính:1000 đồng
Năm
Tổng doanh thu
Nộp NSNN
Lãi
TNBQ của NLĐ(/người/tháng)
1989
1.355.900
34.500
49.000
120
1990
1.967.200
47.200
11.400
140
1991
2.897.400
54.200
23.200
170
1992
4.783.400
94.200
28.800
245
1993
6.490.000
140.600
58.300
390
1994
11.541.100
195.400
278.300
420
1995
17.023.200
226.400
182.400
450
1996
20.440.600
331.900
380.000
500
1997
26.000.000
465.000
500.000
600
1998
27.000.000
500.000
500.000
700
1999
30.500.000
602.000
580.000
720
2000
32.000.000
645.000
750.000
850
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty có diện tích mặt bằng 1400 m2
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất công ty tổ chức 3 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau:
-Phân xưởng 1: Là phân xưởng đóng gói thuốc bột. Đây là phân xưởng chuyên sản xuất ra các loại thuốc gói, thuốc lọ bột trên cơ sở nguyên vật liệu chính.
-Phân xưởng 2: Là phân xưởng thuốc nước. Đây là phân xưởng chuyên sản xuất ra các loại thuốc dạng nước đóng trong các lọ, ống trên cơ sở các nguyên vật liệu chính đã được phối chế.
-Phân xưởng 3: Là phân xưởng đóng gói sản xuất các loại bao bì phục vụ cho phân xưởng 1 và phân xưởng 2.
Quản lí các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm phụ trách chung, dưới đó là các tổ trưởng .
Thời gian gần đây do nhu cầu đòi hỏi cao của thị trườngcông ty luôn hưóng nâng cao chất lượng sản xuất bằng cách đổi mới máy móc thiết bị. Do hạn chế về vốn đầu tư nêncông ty tiến hành đổi mới từng phần, từ đó hiệu quả sản xuất tănglên rõ rệt.
Thành phẩm củacông ty trên 90% là thuốc thú y các loại bao gồm cả các loại thuốc kháng sinh, các loại thuốc bổ... ngoài ra còn có các loại thuốc tăng trọng .
Về mẫu mã: Đặc điểm thành phẩm củacông ty là đa dạng về mẫu khác lại được bao gói bằng nhãn thiếc, túi PE như Anti CRD, Bcomplex 100g...
-Về số lượng: Sản phẩm củacông ty được sản xuất nhiều hay ít được căn cứ vào nhu cầu của thi trường ở từng thời kì. Đối với thuốc thú y, nhu cầu của thị trường chỉ vào mùa hè và những tháng có dịch bệnh phát triển, mùa lũ lụt , còn những tháng giáp vụ do người chăn nuôi bận làm việc ngoài đồng, việc tiêu thụ chậm lại nêncông ty chỉ tập trung hàng dự trữ để bán khi thị trường cần.Với phương châm sản xuất cho ai, sản xuất loại nào, sản xuất như thế nào, công ty luôn coi trọng công tác nghiên cứu thị trường nhằm tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm.
Hiện nay những sản phẩm màcông ty đang sản xuất hàng loạt là:
- Kháng sinh các loại:trên 5 triệu lọ/năm
- Vitamin các loại :5 triệu ống /năm
- Tăng trọng các loại: 800.000gói/năm
*) Về chất lượng:Do nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao , yêu cầu về chất lượng sản phẩm luôn được tăng lên.Vì vậy, sản phẩm khi kiêm tra ở bộ phận KCS đạt chất lượng loại A mới được nhập kho .
Những năm gần đây sản phẩm của công ty luôn được công nhận là sản phẩm có chất lượng cao. Do những hạn chế về điều kiện kỹ thuật, về quản lý và tổ chức sản xuất nên thúc của công ty chưa hẳn đã cạnh tranh được với tất cả các loại thuốc ngoại nhập đang tràn vào thị trường nước ta hiện nay. Vì vậy, công ty cần phải tổ chức quản lý thành phẩn một cách chặt chẽ .
*)Quy trình sản xuất của công ty.
Do tính chất nguyên liệu đã nhập về là thuốc dưới dạng sơ chế, về đếncông ty kết hợp các thành phần thuốc với nhau tạo ra thuốc đặc trị cho nên về công nghệ sản xuất công ty chỉ có một số khâu tự động còn lại các khâu là lao động thủ công. Sản xuất thuốc của công ty chỉ tồn tại dưới dạng thuốc nước và thuốc bột. Nguyên tắc trong chế phẩm thuốc củacông ty luôn được tuân thủ 3 điều sau:
-Thuốc bột không có tính chất tương kị.
-Thuốc có tính chất dung nạp.
-Tăng cường hiệp đồng tác dụng.
Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất củacông ty như sau:
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc bột:
Đóng gói , lọ
Phối chế
Nguyên vật liệu
Nhập kho
Kiểm tra (KCS)
Quy trình công nghệ sản xuất thuốc nước:
Nguyên vật liệu
Pha chế
Tiệt trùng
Đóng ống, lọ
Dán nhãn, in
Kiểm tra
Nhập kho
* Đặc điểm tổ chức quản lí
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng thuốc thú y phục vụ ngành chăn nuôi phát triển nên bộ máy quản lí củacông ty phải gọn nhẹ và phù hợp đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh của công ty phát triển.
Tổ chức bộ máy quản lí củacông ty được thực hiện theo phương pháp ra quyết định từ trên xuống, tổ chức quản lí theo một cấp chức năng cao nhất là ban Giám đốc gồm những một giám đốc và một phó giám đốc, các phòng ban có trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc trong việc ra các quyết định quản lí.
Các phòng ban gồm có:
-Phòng kinh doanh tổng hợp: Là khâu cuối cùng của khâu sản xuất, là nơi tiếp nhận, phân phối sản phẩm của doanh nghiệp tới các đại lí và các kênh tiêu thụ.
-Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với nhà nước, đồng thời cung cấp tài liệu, thông tin kinh tế cần thiết.
Ngoài các phòng ban, phân xưởng trên,công ty còn có một mạng lưới phân phối sản phẩm, cửa hàng và các đại lí trực thuộc: tại các tỉnh phía Nam,công ty có một chi nhánh bán hàng tại số 28 Mạc Đĩnh Chi, ở phía Bắc công ty có một chi nhánh đặt tại thị trấn Đông Anh.
2.1.3 Bộ máy kế toán của công ty cổ phần dược và vật tư thú y.
*Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của bộ máy kế toán.
Do công ty có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung tại một địa điểm, mặt khác xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lí nên công ty tổ chức mô hình kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công ty tổ chức một phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tổ chức thu thập, xử lí và cung cấp các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lí. Qua đó kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động về tài chính củacông ty.
Phòng kế toán gồm 6 người với các nhiệm vụ khác nhau được phân công cụ thể như sau:
-Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán củacông ty, đảm bảo tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra các công việc do nhân viên kế toán thực hiện, lo việc kí kết hợp đồng, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về thông tin kế toán cung cấp. Kế toán trưởng tổ chức bảo quản hồ sơ, tài liệu theo chế độ, vận dụng sáng tạo cải tiến hình thức và phương pháp kế toán ngày càng hợp lí, chặt chẽ phù hợp với điều kiệncông ty. Kế toán trưởng đảm nhận công tác kế toán tổng hợp.
-Kế toán vật tư, tài sản cố định: Theo dõi, ghi chép, phản ánh một cách chính xác, kịp thời về số hiện có và tình hình biến động của các loại vật tư, tài sản cố định, từ đó hạch toán vào sổ chi tiết, tổng hợp một cách phù hợp. Tính toán và phân bổ kế hoạch tài sản cố định một cách chính xác.
-Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành đối chiếu với kế hoạch tổng dự toán chi phí sản xuất, để xuất biện pháp hạ thấp chi phí giá thành. Căn cứ vào bảng lương củacông ty để tính lương cho công nhân viên, theo dõi việc trích và sử dụng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
-Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và theo dõi công nợ: Theo dõi, hạch toán tình hình biến động(nhập, xuất) của thành phẩm, tình hình thanh toán với khách hàng.
-Kế toán nguồn vốn và thanh toán với ngân hàng: Theo dõi, phản ánh chính xác sự biến động của từng nguồn vốn, thực hiện việc giao dịch với ngân hàng, cùng với các bộ phận khác có liên quan lập và hoàn chỉnh các chứng từ thanh toán gửi ra ngân hàng kịp thời, đôn đốc việc thanh toán với ngân hàng.
-Thủ quĩ: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình thu, chi tiền mặt, lập các báo cáo thu, chi hàng tháng. Chịu trách nhiệm quản lí và nhập xuất quĩ tiền mặt.
Do khối lượng công việc kế toán lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên để góp phần đảm bảo tính chính xác và kịp thời của thông tin.
Tổ chức bộ máy kế toán được khái quát theo sơ đồ sau:
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Kế toán tổng hợp)
Kế toán
Vật tư
Và
TSCĐ
Kế toán giá thành và tiền lương
Kế toán nguồn vốn và thanh toán với
NH
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và theo dõi công nợ
Thủ quỹ
* Hệ thống tài khoản kế toán củacông ty
Công ty áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141 TC-QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ tài chính
* Hình thức kế toán
Công ty sử dụng hệ thống kế toán nhật kí chứng từ
Hệ thống sổ
-Sổ kế toán tổng hợp: các bảng kê, các nhật ký chứng từ, sổ cái tài khoản.
-Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết vật tư, sổ chi tiết thành phẩm...
Phương pháp kế toán hàng tồn kho
Hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
* Nội dung công tác tổ chức kế toán của doanh nghiệp
- Kế t oán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
- Kế toán vật tư hàng hoá
- Kế toán tài sản cố định
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán tiêu thụ, xác định kết quả và phân phối kết quả
- Kế toán các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
- Lập hệ thống báo cáo tài chính
* Mối quan hệ -Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng có quan hệ với các bộ phận kế toán khác trongcông ty theo chức năng và nhiệm vụ của mình: Tổ chức bộ máy kế toán, chỉ đạo và phân công từng công việccho các bộ phận. Cuối tháng, các bộ phận kế toán trong công ty cung cấp các số liệu đã xử lý qua hệ thống máy tính của công ty để kế toán trưởng kiểm tra và căn cứ số liệu lập báo cáo tài chính.
Kế toán vật tư, TSCĐ ở công ty theo dõi vật tư dùng cho sản xuất, ghi chép sổ khấu hao TSCĐ giúp kế toán giá thành và tiền lương tập hợp chi phí, tính gía thành sản phẩm sản xuất. Việc kế toán vật tư và TSCĐ tập hợp chính xác, đầy đủ số liệu sẽ tạo cơ sở cho việc tính giá thành chính xác, đạt yêu cầu quản lý của đơn vị.
Việc thanh toán với ngân hàng có quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với phần hành công việc của kế toán thành phẩm, tiêu thụ và theo dõi công nợ
Cuối cùng, mọi hoạt động của kế toán các bộ phận khác đều có liên quan đến thu, chi, nhập, xuất tiền của thủ quĩ.
- Mối quan hệ của kế toán với các phòng ban chức năng
Phòng kinh doanh là nơi tập hợp, lưu giữ các thông tin về thị trường(cung, cầu về các mặt hàng thuốccông ty đang sản xuất trên thị trường, các sản phẩm của ngành mà công ty chưa có điều kiện sản xuất). Kế toán lại lưu giữ các thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận củacông ty. Sự phối hợp, quan hệ giữa hai phòng này là cần thiết bởi từ đó mới thực hiện được việc lập kế hoạch sản xuất và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, dự toán chi phí...
- Mối quan hệ giữa kế toán với các đối tượng khác
Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y có quan hệ với một ngân hàng duy nhất là ngân hàng Nông nghiệp thành phố Hà Nội.
Khách hàng của công ty là các đại lí, chi nhánh tiêu thụ thuốc thú y tại hầu hết các tỉnh phía Bắc. Các đơn vị này có quan hệ bạn hàng với công ty từ lâu do uy tín và chất lượng sản phẩm của công ty.
Thống Kê các khách hàng chính của công ty tại các tỉnh
STT
Địa phương
Khoảng cáchcông ty tới địa phương
Dân số
(nghìn người)
TNBQ(1000đ/người/tháng)
Số xã có đường ô tô(%)
1
Đông Anh
16
2423.5
100
995
2
Hà Tây
40
2634.8
95.5
99.7
3
Vĩnh Phú
60
2248.7
89.3
98.5
4
Thái Bình
110
2341.3
92.4
93.2
5
Nam Hà
60
2831.2
93.5
98.6
6
Ninh Bình
120
2947.4
85.2
80.5
7
Hải Hưng
50
2708.6
109
99.3
8
Hải Phòng
100
2427.8
110.7
94.5
9
Thanh Hoá
170
3381.7
86.2
95.9
10
Nghệ An
300
2743.4
86.9
94
11
Hà Tĩnh
320
2845.8
84.4
81.4
12
Bắc Thái
90
1168
96.7
90.2
13
Quảng Bình
800
762.3
93.4
81.3
14
Đà Nẵng
680
2135.4
500
92.3
15
Nha Trang
1355
1731.2
800
99.5
16
TP. Hồ Chí Minh
1785
2012.1
1000
100
* Khái quát các phần hành công việc kế toán của công ty cổ phần Dược và vật tư thú y.
-Ký kết hợp đồng kinh tế.
-Theo dõi sự biến động của các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu.
-Theo dõi sự biến động của vật tư, hàng hoá.
-Theo dõi sự biến động của TSCĐ, tính và trích khấu hao TSCĐ.
-Tính tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương.
2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y.
2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức sản xuất chi phối đến công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty.
Đặc điểm tổ chức kinh tế - kỹ thuật và tổ chức sản xuất là căn cứ quá trình để xác định đối tượng tính giá thành, là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến công tác tính giá thành sản phẩm.
- Về thuận lợi: công ty cổ phần Dược và vật tư thú y đã trải qua hơn 12 năm sản xuất đến nay đã có quy trình công nghệ tương đối hiện đại, được chuyên môn hoá cao, các công đoạn sản xuất được phân định rõ ràng chi tiết tới từng bước, từng công việc. Việc quản lý của công ty nói chung và đội ngũ nhân viên kế toán nói riêng đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá tốt. Lãnh đạo và cán bộ CNV của Công ty đều nhận thức được vai trò của công tác hạch toán kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay do đó công tác kế toán ban đầu được thực hiện khá tốt, đảm bảo cung cấp số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác tính giá thành sản phẩm.
- Về khó khăn: Mặc dù có những thuận lợi song công tác kế toán tính giá thành ở công ty cũng gặp không ít khó khăn.
+ Công ty sản xuất hơn 100 mặt hàng có mẫu mã, kích cỡ và giá thành khác nhau.
+ Sản phẩm của Công ty được sản xuất nhiều hay ít, căn cứ vào nhu cầu, đòi hỏi của thị trường ở từng thời điểm. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào công ty phải luôn coi trong công tác nghiên cứu thị trường nhằm tránh tình trạng sản phẩm bị ứ đọng.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng đòi hỏi cao. Do hạn chế về điều kiện máy móc thiết bị, về quản lý tổ chức sản xuất nên thuốc của Công ty chưa hẳn là đã cạnh tranh với tất cả các loại thuốc ngoại nhập đang tràn vào thị trường nước ta hiện nay.
Tất cả các lý do này dẫn đến giá thành sản phẩm có thể thay đổi và đòi hỏi đội ngũ kế toán không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà phải nắm vững kỹ thuật sản xuất.
2.2.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp cho một lượng sản phẩm hoàn thành trong kì. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp. Sự khác nhau đó thể hiện ở những điểm sau:
-Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kì phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.
-Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành, mà còn liên quan đến những sản phẩm hỏng và sản phẩm đang còn dở dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kì và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kì trước chuyển sang. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện bằng công thức sau:
Tổng giá thành sản phẩm= chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ+chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ-chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Trong điều kiện hiện nay, việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phâmr, nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Như vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng đầy đủ, trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
-Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành thích hợp.
-Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
-Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm , phát hiện kịp thời khả hợp và xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về tính giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiên các định mức, kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
2.3. Công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành.
Do tình hình biến động của nhiều mặt hàng, nhu cầu khách hàng mà các mặt hàng có sự biến động, lúc tăng, lúc giảm. Vì vậy, kế toán phải lập kế hoạch chi phí sản xuất cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể.
Ngoài ra, kế toán còn lập kế hoạch giá thành trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiền lương và các chi phí khác. Căn cứ vào giá vật tư của cả năm đồng thời dựa trên cơ sở tình hình thực hiện giá thành năm trước và nhiệm vụ hạ giá thành năm nay để xây dựng giá thành kế hoạch. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế và khả năng tiêu thụ phải tính toán lô hàng sản xuất tháng nào, số lượng bao nhiêu để lên kế hoạch phục vụ sản xuất.
Kế toán và mọi công nhân sản xuất phải tôn trọng nội quy quản lý của phân xưởng để đảm bảo kế hoạch chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành.
2.4. Tập hợp chi phí sản xuất.
* Đối tượng tập hợp CPSX.
Từ những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm CPSX nói trên, đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng: PX dược 1, PX dược 2...
* Phương pháp tập hợp.
Chi phí tại các phân xưởng sản xuất được áp dụng theo phương pháp cơ bản trực tiếp và phương pháp tập hợp CPSX, nghĩa là các chi phí cơ bản trực tiếp(chi phí vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm) được hạch toán vào sổ kế toán chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất. Còn chi phí sản xuất chung phát sinh đến cuối tháng căn cứ vào số liệu mà kế toán tập hợp được, kế toán tiến hành phân bổ chi phí chung cho từng phân xưởng sản xuất.
Cuối tháng, chi phí sản xuất của từng phân xưởng được tập hợp trên bảng kê số 4,5,6 và nhật ký chứng từ số 7.
2.5. Công tác tính giá thành sản phẩm.
2.5.1 Đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở HANVET là quy trình công nghệ giản đơn, khép kín đã tổ chức thành 2 phân xưởng sản xuất chính và 1 phân xưởng sản xuất phụ nên đối tượng tính giá thành được xác định là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ: thuốc gói, thuốc lọ, thuốc ống.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất hàng loạt với nhiều chủng loại sản phẩm thuốc và ổn định chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục nên kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng theo đối tượng tính giá thành đã nêu trên.
2.5.2 Đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm dở dang của công ty là những sản phẩm chưa kết thúc qui trình công nghệ chế biến, đang trong quá trình gia công chế tạo như thuốc chưa đóng gói, ống thuốc chưa soi in, chưa nhập kho.
Đối với các sản phẩm thuốc đều được đóng lọ, ống tiêm, bao gói thiếc các loại và chi phí cho khoản mục này khá lớn, chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí cấu thành sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm làm dở được tính cho hai khoản mục là chi phí NVL chính và chi phí vỏ lọ.
Cụ thể: Chi phí sản chi phí NVL chính xuất trong kỳ số lượng sản
xuất dở dang = * phẩm làm dở
cuối kỳ tổng số lượng sản phẩm sản xuất cuối kỳ
(không có chi phí NVL chính tồn đầu kỳ)
Tháng 3/2001 mặt hàng Penicillin của phân xưởng 1 có số liệu như sau:
+ Tổng chi phí NVL chính xuất trong kỳ là: 3.673.986 (đồng)
+ Chi phí vỏ lọ : 1.200.000 (đồng)
+ Sản xuất được : 385.800 (lọ)
Trong đó: - sản phẩm nhập kho là 275.800 (lọ)
- sản phẩm dở cuối kỳ là 110.000 (lọ)
Chi phí NVL chính dở dang cuối kỳ là:
(3.673.986 / 385.800) * 110.000 = 1.053.236 (đồng)
Chi phí vỏ lọ dở dang cuối kỳ là:
(1.200.000/385.800)* 110.000 = 330.000 (đồng)
Vậy chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là:
1.053.236 + 330.000 = 1.383.000 (đồng)
Do ở phân xưởng bao bì chỉ chuyên về in nhãn và vào bao bì lớn nên chi phiư tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành và không tính sản phẩm dở.
Sau khi đã xác định được chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ, số liệu được ghi vào sổ chi tiết TK 154 theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành.
Sổ chi tiết TK 154
Px dược 1 Tháng 3/ 2001 Đơn vị tính : VNĐ
KHOẢN MỤC
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
SPS TRONG KỲ
SDĐK VÀ SPS TRONG KỲ
SỐ DƯ CUỐI KỲ
TỔNG GIÁ THÀNH
611.1
14.232.000
1.186.382.000
1.200.632.000
10.675.000
1.189.939.000
622.1
-
108.064.000
108.064.000
-
108.064.000
627.1
-
149.898.000
149.898.000
-
149.898.000
CỘNG
1.447.901.000
Sổ chi tiết TK 154
Px dược 2 Tháng 3/ 2001 Đơn vị tính : VNĐ
KHOẢN MỤC
SỐ DƯ ĐẦU KỲ
SPS TRONG KỲ
SDĐK VÀ SPS TRONG KỲ
SỐ DƯ CUỐI KỲ
TỔNG GIÁ THÀNH
611.1
19.745.000
1.973.618.000
1.993.363.726
15.397.200
1.977.966.000
622.1
-
177. 339. 000
177. 339. 000
-
177. 339. 000
627.1
-
211.002.000
211.002.000
-
211.002.000
CỘNG
2.376.307.000
Số liệu trên các sổ chi tiết TK 154.1 và TK 154.2 là cơ sở để tính giá thành. Số liệu ghi vào sổ cái TK 154 là số liệu trên các sổ chi tiết tương ứng của chúng. Dưới đây là sổ cái TK 154:
Sổ cái TK 154
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ TK này
Tháng
Có TK 621
1
2
3
...
10
11
12
Có TK 622
3.160.000.000
Có TK 627
285.403.210
370.900.000
Cộng SPS nợ
Cộng SPS có
Số dư cuối tháng
2.5.3 Phương pháp kế toán giá thành sản phẩm .
Theo giá thành kế hoạch.
Do đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ nên Công ty áp dụng phương pháp đánh giá thành phẩm theo giá hạch toán.
Vào đầu tháng 1 hàng năm, phòng kinh doanh tổng hợp căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu, tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở giá vật tư của cả năm đồng thời dựa trên cơ sở tình hình thực hiện giá thành năm trước và nhiệm vụ hạ giá thành năm nay để xây dựng giá thành kế hoạch của thành phẩm năm 2001 như sau:
Penicillin 650 đồng / lọ
ADE Bcomplex 7.000 đồng / gói
Analgin 320 đồng / lọ
Ampicillin 750 đồng / lọ
Streptomycin 650 đồng / lọ
Bcomplex 100 g 4.500 đồng / gói
Thành phẩm nhập kho, xuất kho trong kỳ sẽ được ghi sổ theo giá hạch toán.
Ví dụ: Trong tháNg 4 / 2001 số lượng thuốc Genta – Tylo 20 ml nhập kho là 7.940 lọ, đơn giá hạch toán là 1.500 đồng / lọ. Vậy trị giá theo giá hạch toán của thành phẩm nhập kho trong tháNg là:
1.500 x 7.940 = 11.910.000 đồng
Số lượng xuất bán là: 7.650 lọ. Trị giá theo giá HT của Genta – Tylo xuất bán là: 1.500 x 7.650 = 11.475.000 đồng
Sổ chi tiết thành phẩm
TháNg 4 / 2001
Tên thành phẩm: Genta – Tylo 20 ml
Đơn giá: 1.500 đồng / lọ
Tên kho: Thành phẩm
stt
Chứng từ
Trích yếu
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
SL
TT
SL
TT
Tồn đầu tháng
-
-
1
49.141
1.4
Thành – Hà Tây
3.000
4.500.000
2
152
2.4
Nhập từ PX 1
4.300
6.450.000
3
49.150
5.4
Vân – Bắc Ninh
2.700
4.050.000
4
165
5.4
Nhập từ PX 2
2.000
3.000.000
…
Cộng
Tồn cuối tháng
7.940
11.910.000
7.650
11.475.000
-
-
Dựa vào số liệu ghi trên sổ chi tiết thành phẩm và bảng kê nhập thành phẩm để ghi vào sổ cái TK 155.
Bảng kê nhập thành phẩm
Phân xưởng 1
Tháng 4 / 2001
Stt
Danh mục
Đvt
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
1
Genta - costrim
Gói
1.500
143.900
215.850.000
2
Ampiseptol 4 g
-
350
248.000
86.800.000
3
Tayzu đỏ 4g
-
150
250.000
37.500.000
4
Tayzu xanh 4 g
-
150
700.000
105.000.000
5
Penicillin 1 g
Lọ
650
288.050
187.232.500
6
Genta – Tylo 20 ml
-
1.500
7.940
11.910.000
…
CỘNG
1.418.943.000
Sổ cái TK 155
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các TK đối ứng nợ TK này
Tháng
1
2
3
...
10
11
12
Có TK 1541
1.418.943.000
Có TK 1542
2.483.312.000
Cộng SPS nợ
Cộng SPS có
Số dư cuối tháng
2) Theo giá thực tế
Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, liên tục và khép kín, phương pháp tính giá thành được áp dụng ở Công ty là phương pháp tính giá thành giản đơn (chi tiết theo từng khoản mục).
Công thức: ZKM = DĐK + CTK - DCK
Trong đó: ZKM là giá thành sản phẩm theo khoản mục.
DĐK,DCK là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
CTK là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo khoản mục.
Ở công ty, giá thành sản phẩm gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
-Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Sau khi tính được tổng giá thành sản phẩm theo từng khoản mục, kế toán xác định giá thành đơn vị sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành Tổng giá thành sản phẩm i theo khoản mục
đơn vị =
sản phẩm i Tổng sản lượng SP i hoàn thành nhập kho
Tron g đó: i là loại sản phẩm thứ i.
Do đối tượng tập hợp chi phí ở công ty là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành lại là từng sản phẩm, nên để tính được giá thành theo khoản mục, kế toán phải phân bổ chi phí sản xuất theo phân xưởng cho từng sản phẩm theo các khoản mục giá thành nêu trên. Cụ thể:
2.5.3.1 Chi phí NVL trực tiếp.
* Chi phí NVL chính:
Chi phí NVL chính được theo dõi và tính chi tiết cho từng sản phẩm. Vật liệu để sản xuất được cấp phát theo lệnh sản xuất do giám đốc ra. Trong tháng, khi phân xưởng lĩnh NVL chính về để sản xuất, kế toán phân xưởng theo dõi chi tiết từng loại trên sổ tồn kho của phân xưởng. Vì NVL chính của công công ty có đặc điểm là bao gồm cả NVL chính và tá dược nên:
Đối với NVL chính thì mỗi loại chỉ chuyên dùng sản xuất một loại sản phẩm. Do đó mỗi loại nguyên liệu xuất dùng sản xuất sản phẩm trong kỳ kế toán tính trực tiếp luôn vào chi phí NVL chính cho sản phẩm do nguyên liệu chính đó cấu thành.
Ví dụ: Nguyên vật liệu Tetracillin HCl xuất trong kỳ là 500 kg với giá trị là 100.000.000 đồng để sản xuất sản phẩm thuốc Tetrafura đỏ. Vậy chi phí NVL chính trong sản phẩm này là 100.000.000 đồng.
Đối với các loại tá dược như: bột sắn, bột tan... mỗi loại tá dược này phân xưởng dùng sản xuất nhiều loại sản phẩm. Do đó kế toán phân xưởng phải phân bổ cho công từng sản phẩm theo định mức kỹ thuật cho sản phẩm:
Ví dụ: Tháng 3 / 2001 ở phân xưởng 1 số lượng bột sắn xuất dùng sản xuất sản phẩm trong kỳ là 75 kg phân bổ định mức kỹ thuật cho sản phẩm:
- Penicillin: 35 kg.
- Ampicillin: 20 kg.
- Các sản phẩm khác: 20 kg.
Sau đó kế toán phân xưởng căn cứ vào bảng kê vật tư xuất dùng cho từng sản phẩm để ghi vào thẻ giá thành phần chi phí NVL chính (TK 152) gửi lên kế toán giá thành. (biểu số ).
Cuối tháng kế toán tính giá thành sản phẩm căn cứ vào thẻ giá thành do các phân xưởng gửi lên cho kế toán để tính chi phí NVL chính trực tiếp cho từng sản phẩm theo công thức sau:
Chi phí NVLC = Chi phí NVLC + Chi phí NVLC - Chi phí NVLC
cho từng SP dở dang đầu kỳ xuất dùng trong kỳ dở dang cuối kỳ
* Chi phí NVL phụ và bao bì:
Khoản mục chi phí vật liệu phụ và bao bì trong giá thành sản phẩm cũng được tính như đối với chi phí NVL chính nêu trên.
* Chi phí nhiên liệu:
Chi phí nhiên liệu được phân bổ cho các sản phẩm sản xuất theo tiêu thức tổng giờ công thực tế tiêu hao để sản xuất sản phẩm.
Công thức phân bổ:
Chi phí nhiên liệu Tổng chi phí nhiên liệu trực tiếp Số giờ công
phân bổ cho = * thực tế tiêu hao
từng sản phẩm Tổng giờ công thực tế cuả PX cho sản phẩm.
Căn cứ vào báo cáo năng suất do dưới phân xưởng gửi lên, kế toán giá thành tiến hành phân bổ nhiên liệu cho từng sản phẩm trong phân xưởng.
Biểu số Thẻ giá thành sản phẩm tháng 4 / 2001.
Mặt hàng: Genta- Tylo 20 ml.
KHOẢN MỤC
ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ LƯỢNG
ĐƠN GIÁ
THÀNH TIỀN
* TK 1521
kg
Bột tan
-
3
1.500
4.500
gentamycin sunfat
-
2,5408
472.625
200.846
Tylosin Base
-
3,170
318.250
1.008.853
Dexamethasone
-
0.0397
51.775
2.056
...
CỘNG
2.640.356
* TK 1522
Nút
kg
0.5
12.000
6.000
Lọ 20 ml ngoại trắng
cái
7940
100
794.000
CỘNG
800.000
* TK 1527
Nhãn
cái
7940
80
635.200
Hộp
-
7940
100
7.940
Thùng
-
4
1.000
4.000
CỘNG
674.140
* Nhiên liệu
8.364
CỘNG
8.364
Dư đầu kỳ
-
TỔNG CỘNG
4.171.136
Báo cáo năng suất tháng 4 / 2001
Tên sản phẩm
Phân xưởng dược 1
Phân xưởng dược 2
sản lượng
giờ sản xuất
sản lượng
giờ sản xuất
...
Genta- Tylo 20 ml
7.940
6
...
TỔNG CỘNG
200
Ví dụ: Chi phí nhiên liệu trực tiếp dùng cho sản xuất chính tập hợp trên bảng kê số 4 là 2.788.000 đồng.
- Tổng giờ công của PX dược 1 là 200 h.
- Số giờ công thực tế tiêu hao cho sản phẩm Genta- Tylo 20 ml là16h.
Vậy chi phí nhiên liệu phân bổ cho sản phẩm Genta - Tylo :
2.788.000
x 6 = 83.640 (đồng)
200
2.5.3.2 Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp.
Căn cứ vào bảng kê số 4 bên nợ TK 622, kế toán phân bổ chi phí NCTT cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là tổng giờ công thực tế tiêu hao để sản xuất sản phẩm. Kế toán giá thành tiến hành phân bổ căn cứ vào báo cáo năng suất. Cách thức phân bổ được tiến hành như sau:
- Xác định hệ số phân bổ của công từng sản phẩm.
Tổng chi phí NCTT của từng phân xưởng
Hệ số phân bổ =
Tổng giờ công thực tế của phân xưởng đó
- Căn cứ vào hệ số phân bổ đã xác định cho từng loại sản phẩm để tính phần chi phí NCTT phân bổ cho sản phẩm.
Ví dụ: Đối với sản phẩm Genta - Tylo 20 ml của PX 1:
108.064.510
Hệ số phân bổ là: = 540.322,55
200
Chi phí NCTT phân bổ cho sản phẩm là:
6 x 540.322,55 = 3.241.935 (đồng)
2.5.3.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung.
Kế toán tổng hợp CPSXC trên bảng kê số 4, căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng kê số 4, kế toán giá thành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là: số giờ công thực tế tiêu hao để sản xuất sản phẩm. Để tiến hành phân bổ CPSXC cho từng sản phẩm, kế toán giá thành căn cứ vào báo cáo năng suất.
Cụ thể: Đối với sản phẩm Genta - Tylo 20 ml của phân xưởng 1.
Chi phí phân bổ 149.897.630
cho sản phẩm = x 6 = 4.496.929 (đồng)
Genta - Tylo 200
* Tính giá thành sản phẩm.
Sau khi tính toán được tất cả các khoản mục trên, kế toán vào sổ giá thành tổng hợp và tính giá thành công xưởng cho từng sản phẩm, lấy tổng giá thành công xưởng của từng sản phẩm chia cho sản lượng nhập kho trong tháng của sản phẩm đó, ta có giá thành đơn vị của sản phẩm đó. (biểu số )
Tổng giá thành theo khoản mục
Giá thành đơn vị =
Sản lượng nhập kho
Cụ thể: Tại PX dược 1
Tổng giá thành của sản phẩm Genta - Tylo 20 ml là
4.171.136 + 3.241.935 + 4.496.929 = 11.910.000 (đồng)
Bảng tính giá thành Genta - Tylo 20 ml
Tháng 4 / 2001
Phân xưởng Dược 1
stt
khoản mục
SPDD đầu kỳ
CPSX trong kỳ
SP dở cuối kỳ
Z
z
1
CPNVLTT
-
4.171.136
- NVLC
2.640.356
- VL phụ + bao bì
1.530.780
2
CPNCTT
-
3.241.935
3
CPSXC
-
4.496.929
CỘNG
11.910.000
Sổ tính giá thành
Phân xưởng Dược 1 Đơnvịtính:VNĐ
stt
tên sản phẩm
sản lượng
giờ công
NVL chính
VL phụ và bao bì
CPNCTT
CPSXC
tổng giá thành
giá thành đơn vị
1
Genta - costrim
143.900
12
135.224.000
57.484.000
6.484.000
8.994.000
1.450
2
Ampiseptol 4 g
248.000
25
38.189.000
16.366.000
13.508.000
18.737.000
350
3
Tayzu đỏ 4g
250.000
17
10.901.000
4.672.000
9.186.000
12.741.000
150
4
Tayzu xanh 4 g
700.000
14
60.860.000
26.082.000
7.565.000
10.493.000
150
5
Penicillin 1 g
288.055
30
139.976.500
44.561.000
16.210.000
22.485.000
650
6
Genta – Tylo 20 ml
6
2.640.000
1.351.000
3.242.000
4.497.000
1.500
...
CỘNG
200
22.484.000
1.447.901.000
2.6 Kế toán phân tích giá thành.
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm và phải hạ được giá thành.
Để phân tích giá thành sản phẩm của doanh nghiệp ta cần hiểu rõ công tác hạch toán thành phẩm tại Công ty.
* Kế toán tổng hợp thành phẩm.
Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng các tài khoản
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh.
TK 155: Thành phẩm.
TK 632: Giá vốn hàng bán.
Ở Công ty không sử dụng bảng kê 8 để phản ánh tình hình nhập kho thành phẩm mà chỉ sử dụng bảng kê 9 để tính trị giá thực tế của thành phẩm xuất kho.
Kế toán tập hợp các phiếu nhập kho thành phẩm cuối tháng sẽ phản ánh trị giá hạch toán thành phẩm nhập kho vào bảng kê tập hợp chi phí sản xuất của các phân xưởng theo định khoản.
Nợ TK 155 (giá hạch toán)
Có TK 154.1: Nhập kho TP từ phân xưởng 1.
Có TK 154.2: Nhập kho TP từ phân xưởng 2.
Để đánh giá giá thành toàn bộ ta sử dụng công thức sau:
Trong đó: Sl1i là sản lượng thực tế sản xuất của từng sản phẩm.
ZKi là giá thành đơn vị bình quân kế hoạch của từng sản phẩm.
ZK(đ) là tổng giá thành kế hoạch được điều chỉnh theo sản lượng thực tế.
Sử dụng số liệu tháNg 4 / 2001 ta tính được:
= - 78.046.736 (đồng)
= - 0,002 %
Căn cứ vào kết quả đã tính toán được ta có thể khái quát đánh giá tình hình giá thành của toàn bộ sản phẩm như sau:
- Đối chiếu với mục tiêu đã đưa ra, giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm đã hạ được 78.046.736 đồng tương ứng với tỷ lệ hạ là 0.002 %. Kết quả này phản ánh một cố gắng chủ quan của doanh nghiệp trong quan lý sản xuất nói chung và quản lý giá thành nói riêng. Bởi vì việc hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm được vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất sản phẩm và chỉ có trên cơ sở đó mới tăng được doanh lợi cho doanh nghiệp.
Mặt khác từ số liệu về mức hạ và tỷ lệ hạ đã cho ta thấy việc xây dựng giá thành kế hoạch rất sát thực tế. Điều đó cũng cho thấy việc xây dựng định mức đúng đắn của Công ty.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y.
3.1 nhận xét chung về công tác quản lý và hạch toán giá thành ở hanvet.
Bước sang nền kinh tế thị trường, hàng loạt chính sách, cơ chế quản lý được thay đổi. Trong công cuộc đổi mới đó tất yếu nền kinh tế bị xáo trộn. Các doanh nghiệp từ chỗ bao cấp chuyển sang tự chủ hoàn toàn về tài chính, tự do tổ chức các hoạt động của mình, tự tính toán chi phí, hiệu quả, lời ăn lỗ chịu đồng thời làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
Do sự thay đổi của cơ chế quản lý, sự bung ra của các thành phần kinh tế tư nhân cá thể hộ gia đình... đã cạnh tranh mãnh liệt với ngành sản xuất quốc doanh. Mặt khác chính sách mở cửa đã thu hút sự đầu tư, sự hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong tình hình đó các doanh nghiệp gặp phải một số khó khăn và thuận lợi nhất định. Thực tế cho thấy hàng loạt các doanh nghiệp quốc doanh trước đây được tiếng là làm ăn phát đạt đã bị phá sản hoặc giải thể, ngược lại có hàng loạt doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Đó chính là bước đầu của sự sàng lọc trong nền kinh tế thị trường.
Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y cũng không nằm ngoài tình hình chung đó. Tuy nhiên, cùng với sự giúp đỡ của Nhà nước và sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, công ty luôn chú trọng đầu tư phát triển sản xuất tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Theo phương hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai, bạn hàng của công ty không chỉ bó hẹp ở một số tỉnh như hiện nay mà công ty sẽ mở rộng quan hệ với bạn hàng ở các tỉnh và thành phố khác.
Để có sự phát triển như hiện nay là nhờ sự đóng góp công sức của toàn bộ công nhân viên trong công ty, trong đó phải kể đến sự nỗ lực của nhân viên phòng kế toán.
- Trong công tác quản lý: Với cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, thống nhất từ trên xuống dưới đã làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi, trôi chảy. Là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm, công ty luôn giữ được chữ tín với bạn hàng cũng như khách hàng, sản phẩm của công ty có chất lượng cao, giá cả hợp lý nên luôn được người tiêu dùng lựa chọn, đồng thời doanh nghiệp không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ trong cả nước
- Trong công tác kế toán: Công ty có đội ngũ kế toán tương đối mạnh, luôn áp dụng các chế độ kế toán mới nhất, từ đó giúp cho công tác kế toán ngày càng hoàn chỉnh. Sự phân công công việc một cách hợp lý đối với từng cán bộ nhân viên kế toán giúp cho họ có điều kiện nâng cao trình độ kiến thức. Tại công ty luôn có sự đôn đốc thường xuyên nên các thông tin được cung cấp kịp thời nhanh chóng, chính xác phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Việc trang bị máy vi tính và sự dụng phần mềm kế toán cho công tác kế toán cũng góp phần làm cho thông tin kế toán cập nhật nhanh chóng, chính xác, giảm bớt công việc tính toán, ghi chép cho người làm kế toán, việc quản lý, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, hiệu quả hơn.
- Trong công tác quản lý giá thành: Giá thành sản phẩm tại Công ty được quản lý dựa trên hệ thống giá hạch toán trên cơ sở so sánh với giá thành thực tế, đảm bảo tính thích ứng, tính xác thực và tính khoa học, từ đó làm tăng hiệu quả của việc quản lý giá thành.
Mặt khác Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện tốt khâu ghi chép ban đầu. Hệ thống sổ sách kế toán được áp dụng theo đúng quy định của chế độ kế toán, số liệu ghi trên sổ kế toán rõ ràng, giúp cho công tác kiểm tra của công ty cũng như các cơ quan liên quan được nhanh chóng thuận tiên.
Song bên cạnh những ưu điểm nói trên, công tác kế toán giá thành tại Công ty cũng còn những hạn chế nhất định. Cụ thể:
* Về công tác quản lý giá thành.
Trong điều kiện hiện nay, giá thành có xu hướng giảm dần để tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác cùng ngành và các sản phẩm thuốc thú y của ngoại nhập. Do đó sự chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán là không tránh khỏi.
Bên cạnh đó, sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú về chủng loại, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý hợp lý, khoa học.
* Đối với vấn đề hợp lý hoá bộ máy kế toán: ở một công ty có quy mô vừa như HANVET, côNg việc kế toán phát sinh nhiều. Đặc điểm sản xuất của công ty là chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm hoàn thành nhập kho liên tục trong tháng, giá cả sản phẩm của công ty trên thị trường cũng có biến động do ảnh hưởng lớn của thời tiết, mùa vụ. Tính chuyên môn trong công tác kế toán khá cao mà còn ít tính đa đạng hoá. Nếu kết hợp hai tính chất này sẽ nâng cao được hiệu quả công tác kế toán.
*Về phương pháp sử dụng trong công tác tính giá thành sản phẩm: Từ trước đến nay, kế toán vẫn sử dụng hai loại giá là giá hạch toán và giá thực tế để tính giá thành côNg xưởng của sản phẩm sản xuất trong kỳ. Còn giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ – một căn cứ quan trọng để tính toán, xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp lại chưa được tính đến. Với điều kiện đã vi tính hoá toàn công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì việc tính thêm loại giá thành này cũng không gây khó khăn cho công tác kế toán mà lại đem lại lợi ích lâu dài.
3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tính giá thành tại công ty.
Đề xuất 1: Đối với vấn đề hoàn thiện bộ máy kế toán của công ty.
Để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ về tất cả các phần hành kế toán, từ đó có cái nhìn tổng quát thì các kế toán viên nên trao đổi phần việc của mình từ 2 đến 2 năm một lần.
Đề xuất 2: Về việc tính giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
Từ số liệu trên bảng kê số 5 – Tập hợp chi phí bán hàng, CPQLDN
Bảng kê theo dõi doanh thu
Sổ cái TK 511
(Các sổ này đã được mở trong hệ thống sổ của CôNg ty )
kế toán tính toán giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm:
giá vốn hàng xuất kho + CPBH, CPQLDN; trong đó chi phí bán hàng được tính hết cho hàng bán trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ theo tiêu thức tổng giá trị sản xuất.
Cụ thể: Theo số liệu tháng 4/ 2001 trên bảng kê số 9 giá vốn của hàng xuất kho đã tiêu thụ được xác định theo giá hạch toán là 739.795.000 đồng.
Theo giá thực tế là 725.000.000 đồng.
CPBH phát sinh trong kỳ là: 7.865.000 đồng
CPQLDN :48.696.000 đồng
Ta tính được giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong kỳ như sau:
Giá vốn hàng xuất kho đã tiêu thụ: 725.000.000
CPBH : 7.865.000
CPQLDN(=(48.696.000 / 3.824.209.000) x 725.000.000 ): 9.322.000
742.187.000)
(đồng)
3.3 Một số phươNg hướng chung để hạ giá thành sản phẩm, nâNg cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CPD – VTTY như sau:
Hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Qua tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty, tôi đưa ra một số phươnng hướng hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh như sau:
Để hạ giá thành sản phẩm cần hạ thấp định mức hao hụt NVL. Hiện nay, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu ở công ty khoảng 7 – 8 %. Đây là một tỷ lệ khá cao. Để hạ thấp tỷ lệ này cần có các biện pháp thực tế sau:
+ Ra định mức thưởng đối với cá nhân, tổ sản xuất có tỷ lệ hao hụt thấp, đồng thời phạt cá nhân, tổ sản xuất có tỷ lệ hao hụt vượt định mức.
+ Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị sản xuất.
+ Tổ chức quản lý chặt chẽ vật liệu tại kho của phân xưởng, hạn chế tối đa nhữNg hao hụt, mất mát.
+ Xây dựng hệ thống kho tàng NVL bảo quản tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tránh trường hợp NVL chưa đưa vào sản xuất đã bị kém chất lượng.
+ Theo dõi sát sao nhu cầu thị trường, hạn chế tối đa sản phẩm tồn kho.
+ Tăng cường liên doanh liên kết kinh tế, tìm nguồn hàng để mua được NVL với giá thấp và cung cấp đều đặn cho sản xuất.
- Mặt khác, cán bộ kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc hạ giá thành. Do đó cần có phân công hợp lý, chú trọng nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán. Bên cạnh đó, hệ thống phươNg tiện hạch toán cũng đóng một vai trò đáng kể. Vì vậy cần quan tâm hiện đại hoá máy móc thiết bị phục vụ kế toán.
LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau đại hội 6 của Đảng, chúng ta bước sang một thời kỳ phát triển kinh tế mới với đường lối đổi mới: từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, sự sống còn của các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trường. Các doanh nghiệp phải dựa vào thị trường để quyết định các vấn đề quan trọng: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, chi phí bao nhiêu. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào nguồn giá cả của các loại vật tư, thiết bị để phối hợp các yếu tố sản xuất tối ưu, tính toán một cách chính xác các chi phí đầu vào để xác định đầu ra một cách hợp lý trong việc tạo ra một loại sản phẩm, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp là đơn vị quản lý kinh doanh độc lập, được thành lập với mục đích chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.Để đạt được mục đích đó, việc tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm hàng hoá và khối lưọng hàng hoá bán ra. Trong đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Vì có xác định đựoc chính xác đầy đủ chi phí sản xuất mới làm cơ sở xác định đúng đủ giá thành của sản phẩm. Mặt khác tiết kiệm chi phí sản xuất là tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng tích luỹ xã hội, góp phần từng bước cải thiện đời sống của người lao động.
Như vậy chúng ta thấy việc tính toán đầy đủ chính xác giá thành sản phẩm được xem như là một mục tiêu quan trọng, một yêu cầu tất yếu khách quan đối với công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp.
Tại Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y với khối lượng sản phẩm lớn và hết sức phong phú đa dạng cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã... thì việc hạch toán và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm càng được quan tâm chú ý nhiều hơn. Do vậy đề tài này em mong muốn được đưa ra vài nét sơ lược về tính ưu việt cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc tổ chức kế toán giá thành sản phẩm tại HANVET với mục đích liên hệ với các kiến thức đã học trong nhà trường và thực tế, nêu ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán giá thành sản phẩm tại Công ty.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất.
Phần 2: Thực trạng về tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y.
Phần 3: Phương hướng hoàn thiện việc tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm tại HANVET.
Mặc dù đã rất cố gắng và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo cùng các cô chú trong phòng kế toán, song do nhận thức và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn không trách khỏi thiếu sót. Em mong muốn và xin chân thành tiếp thu ý kiến đóng góp bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu.
LỜI KẾT LUẬN
Trên đây là nội dung của đề tài “Kế toán tính giá thành sản phẩm và phân tích giá thành” tại Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y.
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì kế toán có vị trí vô cùng quan trọng, nó trợ giúp đắc lực cho việc quản lý, điều hành công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cung cấp số liệu chính xác về công việc kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh nghiệp giúp chủ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đề ra biện pháp thích hợp để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn.
Qua tìm hiểu nghiên cứu về công tác tập hợp và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cho thấy Công ty đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường hiện nay. Tuy nhiên nếu Công ty tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa một số khâu, một số phần việc thì công tác kế toán giá thành sản phẩm phát huy tác dụng nhiều hơn nữa đối với quá trình phát triển của Công ty. Việc tính đúng, tính đủ giá thành là một yêu cầu quan trọng trong quản lý kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng. Mặt khác thực hiện tốt điều này là điều kiện tiên quyết đánh giá đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và coi đó là tiền đề để Công ty tìm mọi biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý tốt giá thành sản phẩm, đã chú trọng đến công tác kế toán giá thành và đưa vào nề nếp. Tuy nhiên để kế toán nói chung và kế toán tính giá thành nói riêng thực sự trở thành công cụ quản lý góp phần đắc lực vào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cần hoàn thiện và tổ chức công tác kế toán một cách chính xác và khoa học hơn.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại phòng kế toán của Công ty em đã tiếp thu được những kinh nghiệm thực tế hết sức quý báu về công tác tổ chức hạch toán giá thành sản phẩm, công tác tổ chức kế toán của một đơn vị kinh tế quốc doanh làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu và sự hiểu biết có hạn nên đề tài này mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của công tác hạch toán giá thành sản phẩm, từ đó thấy được những mặt cố gắng, những ưu điểm đồng thời cũng nêu rõ một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác tính giá thành ở Công ty.
Trên góc độ là người cán bộ kế toán, em thiết nghĩ rằng không chỉ nắm vững về mặt lý luận mà còn phải hiểu sâu sắc về thực tế, chỉ trên cơ sở nắm vững lý luận và tình hình thực tế của Công ty thì người cán bộ kế toán mới có thể vận dụng một cách khoa học và hợp lý, kết hợp giữa Công ty nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của hạch toán, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Để đạt được kết quả này, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y cùng tập thể cán bộ phòng kế toán Công ty và các thầy cô giáo trường ĐHTCKT Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0474.doc