Đề tài Thực trạng về vấn chính trong cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam

Xây dựng nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp làm cho công tác định giá linh hoạt hơn và khách quan hơn. Thật vậy, việc định giá theo một phương pháp mặc dù tạo nên sự thống nhất nhưng ít mang lại các cơ hội lựa chọn phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp . Khi định giá, các doanh nghiệp sẽ lấy một phương pháp chuẩn, đồng thời sử dụng thêm một số phương pháp khác để kiểm tra xem việc định giá đã hợp lý chưa, mức chênh lệch là bao nhiêu. + Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ ( từ 1 đến 2 tỷ đồng ) và đặc biệt làm ăn có hiệu quả cao có thể bỏ giá trị lợi thế của doanh nghiệp, không tính vào giá trị doanh nghiệp mà coi đây là khoản Nhà nước khuyến khích các cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Có thể có quan điểm cho rằng như vậy doanh nghiệp không có lợi thế, nhưng thực tế thì lợi thế được thể hiện ở uy tín ở doanh nghiệp của doanh nghiệp trên thị trường về chất lượng sản phẩm, về lợi thế địa điểm kinh doanh và phương thức quản lý mới tiến bộ hơn. Kinh nghiệm cho thấy một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh mang tính cầm chừng, việc tính lợi thế kinh doanh chỉ làm kéo dài thêm thời gian cổ phần hoá, trong khi đó thì doanh nghiệp lại không có uy tín và lợi thế gì ngay cả trên thị trường nội địa. Vì vậy, theo cách này có thể là động lực kích thích các đối tượng mua cổ phiếu của công ty, góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá.

doc75 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng về vấn chính trong cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực tế đối với tầng loại tài sản cố định mới cùng loại hiện đang có bán trên thị trường. Sau đánh giá thực tế tài sản cố định về năm sản xuất, số năm sử dụng, chính sách ban đầu, chất lượng còn lại để xác định tỷ lệ còn lại của chúng, không tính vào doanh nghiệp những tài sản cố định không dùng xin thanh lý cũng như tài sản cố định hình thành từ quỹ phúc lợi. Còn giá trị vô hình (giá trị lợi thế của doanh nghiệp ) giá trị tài sản cố định không nhìn thấy, sờ mó, cân đo đong đếm được như giá trị nhãn mác của sản phẩm, địa thế doanh nghiệp, tài năng giám đốc, trình độ tay nghề. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung qua liêu bao cấp, hầu như chúng ta mới chỉ có giá trị hữu hình mà chưa quan tâm đến giá trị vô hình, vì vậy việc xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp thường bị coi nhẹ, bỏ qua nhiều yếu tố như lợi thế trong quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng sẵn có. Khi tính lợi thế doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh lợi thế ngành đã bỏ qua lợi thế kinh doanh giưa ngành này và ngành khác. Nó mới chỉ tính đến lợi thế của doanh nghiệp mà chưa tính đến bất lợi của doanh nghiệp . Kết quả định giá doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng nhận thức đánh giá của các chuyên gia, tức phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Do đó tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau (có quan điểm cho rằng đánh giá như thế là quá cao hoặc là quá thấp) về vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả định giá doanh nghiệp . Việc xác định giá trị của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc“ giá trị thực tế của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được”. Nguyên tắc này dường như phù hợp với kinh tế thị trường song lại mang nặng tính hình thức. Trên thực tế, giữa người mua và bán cổ phần hầu như không có thoã thuận gì. Việc thoã thuận được hiểu ngầm là đạt được thoã thuận, sẽ chỉ được thực hiện khi có người mua cổ phần của doanh nghiệp. Nói cách khác, sự thoã thuận được chứng minh bằng việc người mua cổ phần có mua hay không mua cổ phần. Những người tham gia mua cổ phần không trực tiếp biết nội dung và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp do một hội đồng xác định, làm cơ sở xây dựng giá bán cổ phần cho các cổ đông. Do vậy, giá bán cổ phần còn nhiều yếu tố chủ quan, không phản ánh đúng quy luật của kinh tế thị trường. Mặt khác, cổ phần chủ yếu ưu tiên bán cho người làm việc trong doanh nghiệp dẫn đến tình trạng người bán và người mua lẫn lộn nên việc định giá doanh nghiệp càng chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan. Việc xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua chủ yếu dựa vào số liệu trên sổ sách kế toán( tuy có tính đến giá trị thị trường tài thời điểm) mà ít tính đến giá trị sinh lời của doanh nghiệp. Một thực tế, trong việc định giá doanh nghiệp nhà nước ở Tổng công ty Chè Việt Nam đó, ở một số doanh nghiệp có nhiều người cho rằng việc định giá như vậy là quá cao, nhưng ở doanh nghiệp khác lại cho việc định giá như vậy là thấp. Điển hình như Công ty chè Kim Anh, mấy năm vừa rồi được đầu tư một số công nghệ, máy móc mới. Nên giá trị của doanh nghiệp khá cao, tuy nhiên, những công nghệ này chỉ là một bộ phận của dây chuyền sản xuất, nên công suất không cao. Hơn nữa, nó không tự sản xuất ra được nguyên liệu mà thu mua từ nơi khác về, đầu vào nguyên liệu không ổn định. Trong khi đó, Công ty chè Trần Phú, là một doanh nghiệp thành lập đã lâu, có một bộ máy móc đồng bộ của Nga, nhưng do khấu hao đã gần hết nên (nguyên giá máy móc thiết bị: 2.758.207.937 đ, đã khấu hao 2.032.750.514 đ, giá trị còn lại725.457.423đ ) giá trị của nó thấp. Nhưng công suất của công ty chè Trần Phú lớn hơn của công ty chè Kim Anh. Công ty chè Trần Phú có vườn chè màu mỡ, cho sản lượng lớn, chủ động được nguyên liệu, cộng với việc khấu hao ít, năng suất lớn. Nếu so về khả năng tạo ra lợi nhuận thì Trần Phú hơn Kim Anh về nhiều mặt. Cũng vì vấn đề này mà có nhiều công ty đã có kế hoạch cổ phần hoá, nhưng do việc định giá quá cao, cũng như quá thấp nên không tiến hành cổ phần hoá. Như ở công ty Long Phú, năm 1995 đầu tư công nghệ mới, giá trị khấu hao còn ít, giá trị doanh nghiệp được định giá cao. Người lao động không muốn cổ phần khi họ là người hiểu rõ tương lai của doanh nghiệp. Tất cả những vấn đề này đã gây ra khó khăn, cản trở tiến trình cổ phần hoá của các DNNN, đòi hỏi phải có phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Xét kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tính đến Thực tế khác nữa, như ta đã biết kinh doanh chè là thuộc về lĩnh vực nông nghiệp, nguyên liệu chính là chè, có giá cả thấp. Để sản xuất và tiêu thụ chè không đòi hỏi vốn lớn. Các doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty Chè Việt Nam đều có vốn điều lệ khá nhỏ, lớn nhất không trên dưới 10 tỷ, phần lớn là 2 đến 3 tỷ. Một doanh nghiệp có vốn 10 tỷ so với lĩnh vực khác thì quy mô của nó là nhỏ. Nhưng so với những doanh nghiệp thuộc ngành nông nghiệp, và nhất là trong ngành chè thì thế là khá lớn. Trong định giá doanh nghiệp, do thấy các doanh nghiệp này có vốn quá bé nên đã không tính lợi thế kinh doanh của nó. Đó là vấn đề cần phải xem xét khi định giá. Xem xét kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của công ty Chè Trần Phú đến thời điểm 31/12/1998 : Chỉ tiêu Số liệu sổ sách kế toán Số liệu thẩm định của hội đồng Chênh lệch 1 2 3 4 Tài sản đang dùng 6.219.793.132 8.072.818.424 +1.853.025.292 I.TSCĐ và đầu tư dài hạn 3.745.405.952 3.633.149.513 -112.256.439 1. Tài sản cố định 3.745.405.952 3.633.149.513 -112.256.439 a. TSCĐ hữu hình 3.745.405.952 3.433.149.513 -312.256.439 b. TSCĐ vô hình 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 200.000.000 +200.000.000 3.Chi phí XDCB dở dang 118.474.312 0 -118.474.312 4.Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn II.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 2.474.387.180 4.720.132.111 +2.245.744.931 1.Tiền: 1.336.637.568 260.012.417 -1.076.625.151 + Tiền mặt tồn quỹ 1.150.558.811 63.224.930 -1.087.333.881 + Tiền gửi ngân hàng + Tiền đang chuyển 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 527.825.389 3.772.866.212 +3.245.040.823 4. Vật tư hàng hoá tồn kho 415.328.489 580.612.628 +165.284.139 5. TSLĐ khác 194.595.734 106.640.854 -87.954.880 6. Chi sự nghiệp III. Giá trị lợi thế kinh doanh của DN 0 0 0 Giá trị thực tế của doanh nghiệp ( i +II + III ) 6.219.793.132 8.353.281.624 +2.133.488.492 Nợ thực tế phải trả 1.058.750.394 2.868.620.676 +1.809.870.282 IV. Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 22.893.601 +22.893.601 V. Chi phí cổ phần hoá 0 149.291.340 +149.291.340 VI. Giá trị cổ phần ưu đãi cho ngươi lao động 0 1.031.328.500 +1.031.328.500 Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 5.161.042.738 4.281.147.507 -879.895.231 B. tài sản không cần dùng 1.409.149.815 1.409.149.815 0 I.TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn 508.682.069 508.682.069 1.Tài sản CĐ 508.682.069 508.682.069 0 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 3.XDCB dở dang 4.Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn II. TSlưu động và đầu tư ngắn hạn 900.467.746 900.467.747 0 Nợ khó đòi Vật tư hàng hoá tồn kho C. Tài sản chờ thanh lý 785.583.302 776.224.042 -9.359.260 D. Tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi khen thưởng 3.4. Cơ cấu vốn và khả năng tăng giảm vốn sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần. Một mục tiêu cơ bản của chương trình cổ phần hoá là huy động vốn của toàn xã hội nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng ở hầu hết các DNNN cổ phần hoá . Điều 13 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển DNNN thành CTCP quy định “ Trường hợp những doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo luật khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật công ty”. Nhờ chính sách miễn giảm thuế này, phần miễn giảm được doanh nghiệp dùng để tái đầu tư, cũng cố, mở rộng kinh doanh, không được dùng để chia cổ tức, do đó nó là một nguồn tăng vốn quan trọng của doanh nghiệp ở thời kỳ đầu sau khi cổ phần hoá. Ngoài ra, trong khi Nhà nước chưa có quy định cụ thể về nộp cổ tức của phần vốn Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã giữ lại để kinh doanh hoặc bổ sung vào vốn cổ phần. Chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu sau khi đã cân nhắc kỹ chỉ cần thông qua Đại hội cổ đông nhất trí, phát hành thêm cổ phiếu là thực hiện được ngay, không phải chạy vạy theo cơ chế trước đây. Thực tế trong năm 2000, Công ty chè Kim Anh đã phát hành thêm cổ phiếu là 1.400 triệu đồng để mua máy đóng gói chè mới để tạo thêm việc làm cho các cổ đông, tăng doanh thu cho Công ty. Vấn đề còn tồn tại, để đưa ra được quyết định tăng thêm vốn thông qua phương thức phát hành cổ phiếu, mất rất nhiều thời gian và qua nhiều công đoạn. Kinh doanh đòi hỏi thời cơ làm ăn. Như đã nói trên, cán bộ CNV ngành chè có thu nhập thấp. Khi phát hành thêm cổ phiếu, không có khả năng mua, trong khi người có khả năng mua thì số lượng mua bị giới hạn. Cổ phiếu phát hành ra chủ yếu bán cho người trong công ty, còn người ngoài không am hiểu nên không muốn mua. Điều này gây nhiều hạn chế cho việc tăng vốn. Khi tăng vốn bằng đi vay còn có nhiều cản trở, vì còn có sự phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều 13, nghị định số44/1998/NĐ- CP về chuyển DNNN thành CTCP quy định DNNN sau khi cổ phần hoá vẫn được tiếp tục vay vốn tín dụng ưu đãi như trước. Tuy vậy trên thực tế cho đến nay các quy định này vẫn không được thực thi với các doanh nghiệp đã cổ phần. Qua hơn hai năm đi vào hoạt động, các công ty đều làm ăn khá, phát huy ưu thế của công ty cổ phần trong vấn đề tăng vốn kinh doanh của công ty. Một thực tế đáng lo ngại, hầu hết các doanh nghiệp tăng vốn hoạt động bằng cách giữ 100% lợi nhuận sau thuế để lập các quỹ, không dành một đồng lợi tức nào để trả cho các cổ đông, bù vào đó trả lương cho người lao động cao hơn. Năm 2001, công ty cổ phần Cơ Khí chè dành toàn bộ lợi nhuận để hình thành các quỹ, và trả lương cao cho người lao động. Lương bình quân của công ty này trước cổ phần là 550.000đ/1 người, năm 2001 là 900.000đ/ người, lương bình quân của toàn Tổng công ty là 550.000đ/1người. Việc giữ toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư, tuy có nhiều điểm lợi, nhưng nó không phải là kế sách lâu dài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của những cổ đông nắm cổ phần lớn, và những cổ đông nằm ngoài công ty. Như Tổng công ty Chè Việt Nam, là người nắm cổ phần lớn nhất, năm vừa rồi không thu được đồng lợi nhuận nào từ công ty này , cũng như nhiều công ty khác. Thêm vào đó, hiện nay số cổ đông của Công ty cổ phần Cơ Khí đều là người trong công ty, nên việc trả lương cũng có thể coi như là trả cổ tức. Nhưng đến khi có cổ đông ở ngoài công ty thì sẽ như thế nào. Cũng chính điều này mà sẽ hạn chế việc thu hút cổ đông ngoài công ty cũng như cổ đông có vốn lớn. 3.5. Một số vấn đề tài chính quan trọng khác. Vấn đề ưu đãi tài chính đối với DNNN khi chuyển sang công ty cổ phần. Miễn lệ phí trước bạ trước khi chuyển sở hữu tài sản từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Trường hợp những doanh nghiệp nhà nước không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế lợi tức trong 2 năm liên tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nhờ chính sách miễn giảm thuế này, phần miễn giảm được doanh nghiệp dùng để đầu tư, củng cố mở rộng kinh doanh, không được dùng để chia cổ tức, do đó nó là một nguồn tăng vốn quan trọng của doanh nghiệp ở thời kỳ đầu sau cổ phần hoá. Ngoài ra, trong khi nhà nước chưa có quy định cụ thể về nộp lợi tức trên phần vốn nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã giữ lại để kinh doanh hoặc bổ sung vào vốn cổ phần. Được chủ động sử dụng số quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi chia cho người lao động đang làm việc để mua cổ phần. Các ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển sang công ty cổ phần đến nay vẫn chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng chưa đầy đủ. Quy định doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá vẫn tiếp tục được vay vốn ngân hàng thương mại, công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác của nhà nước với cơ chế ưu đãi như đối với doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được thực thi đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá. Nguyên nhân là vì môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn có sự phân biệt đối xử trong đấu thầu vay vốn ngân hàng, giao quyền sử dụng đất…so với các doanh nghiệp nhà nước. Biên độ lãi suất quá rộng, gây ra sự chênh lệch lãi suất quá lớn giữa các đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, lại được nhà nước bảo hộ nên được các ngân hàng thương mại tranh nhau thu hút, đưa ra các mức lãi suất cho vay thấp. Cơ chế lãi suất mà các ngân hàng thương mại đang thực hiện không tạo ra sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, không thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước. Công ty cổ phần gặp không ít khó khăn khi giải trình với các cơ quan chức năng của nhà nước trong lĩnh vực này, ví dụ các doanh nghiệp nhà nước không phải thế chấp với ngân hàng để vay vốn Ngoài ra, thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư trong nước đối với doanh nghiệp cổ phần hoá chưa rõ ràng, còn nhiều phiền hà và phức tạp như phải xây dựng lại phương án kinh doanh mà không chấp nhận phưoưng án kinh doanh được xây dựng khi cổ phần hoá. Về vấn đề tỷ lệ cổ phần ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước có phần vốn tự tích luỹ nhiều, có thể dễ dàng nhận thấy rằng quy định hiện hành chưa hợp lý và không thể thực hiện được, vì nếu so sánh phần vốn tự tích luỹ với giá trị doanh nghiệp thì khó có doanh nghiệp nào đạt tới tỷ lệ 10% chứ chưa nói đến tỷ lệ trên 40% như chế độ nhà nước đã quy định. Quy định về nộp lệ phí đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá là chưa hợp lý, mặc dù lệ phí không nhiều nhưng cũng gây ảnh hưởng không tốt về tâm lý cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Vấn đề ưu đãi đối với người lao động khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần. Về cơ bản, chế độ ưu đãi cho người lao động đã được cải thiện nhiều so với trước. Đối với những người nghèo được hưởng cổ phần theo giá trị ưu đãi thì được hoàn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không phải trả lãi, số cổ phần mua trả dần dành cho người nghèo không vượt quá 20% phần nhà nước bán theo giá ưu đãi. Khi cổ phần hoá, doanh nghiệp được dùng quỹ phúc lợi và khen thưởng để mua cổ phần cho người lao động. Tuy nhiên, quy định thống nhất tỷ lệ giá trị được ưu đãi tương ứng với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà không xét đến mức vốn thực tế và số lạo động hiện có ở doanh nghiệp là không hợp lý và không công bằng. Mỗi một năm làm việc cho nhà nước thì người lao động trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá được mua tối đa 10 cổ phần ( giá trị một cổ phần là 100.000 đồng) với mức giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Số lượng cổ phần hoá được mua với giá ưu đãi tuỳ thuộc vào số năm công tác của tầng người nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 20% hoặc 30% ( đối với những doanh nghiệp có vốn tự tích luỹ từ 40% giá trị doanh nghiệp trở lên ) giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Quy định này dẫn đến tình trạng người lao động ở nơi nhiều vốn nhà nước được hưỏng đủ mức ưu đãi quy định còn người lao động ở nơi ít vốn nhà nước chỉ được hưởng một phần quy định, nhất là đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản thấp và nhiều lao động như ở các doanh nghiệp nhà nước của Tổng công ty Chè Việt Nam, thì ưu đãi này chưa thật hấp dẫn đối với người lao động vì trên thực tế, bình quân 6 công ty cổ mới được 2,5% cổ phần ưu đãi/ cho một năm công tác, công ty chè Quân Chu 1,6 cổ phần/1 năm công tác, công ty cổ phần chè Liên Sơn 2,61 cổ phần/1 năm công tác; công ty cổ phần chè Trần Phú 2,8 cổ phần/1 năm công tác. Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta xem xét Công ty chè Trần Phú, mà ta đã nói ở trên . Công ty chè Trần Phú có: -Vốn nhà nước :6.961.000.000đ Trong đó: +Vốn doanh nghiệp tự tích luỹ:1.527.081.922đ chiếm 22% trong tổng số vốn Nhà nước. +Vốn vay người lao động trong doanh nghiệp :469.718.320đ + Vốn vay tín dụng trong nước: không. - Giá trị thực tế của doanh nghiệp: 6.219.793.132đ -Trị giá phần vốn nhà nước: 5.161.042.738đ -Số CBCNV được mua cổ phần ưu đãi: 651 người -Số năm công tác tổng cộng: 12.235 năm. -Giá trị được ưu đãi: 5.161.042.738*20% =1.032.208.000đ -Số cổ phần được mua ưu đãi: 1.032.208.000đ :30 = 34.407 CP. - Số cổ phần cho người nghèo trả chậm : 34.407*20 -Giá trị ưu đãi trả chậm :6.881*70.000 = 481.670.000đ -Cổ phần được mua ưu đãi cho một năm công tác là: 34.407 CP : 12.235 = 2.81 CP . Mặt khác, chế độ ưu đãi này cũng chỉ mới khuyến khích một bộ phận người lao động ở những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, không công bằng đối với những người lao động tham gia cho nhà nước ở các khu vực khác hoặc đã hưu trí, chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy đông đảo quần chúng quan tâm và nhiệt tình tham gia hưởng ứng chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Chính Phủ. Việc khống chế mức mua cổ phần đối với một số đối tượng: là không hợp lý và là một nguyên nhân cản trở tiến trình cổ phần hoá và hạn chế mục tiêu thay đổi phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nghiệp. Theo quy định thì việc mua cổ phần lần đầu được khống chế như sau: Loại doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, cổ đông đặc biệt thì mỗi pháp nhân được mua không quá 10%, mỗi cá nhân được mua không quá 5% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ cổ phần cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt thì mỗi pháp nhân không được mua quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp. Loại doanh nghiệp Nhà nước không tham gia cổ phần thì không hạn chế số lượng cổ phần của mỗi pháp nhân và cá nhân nhưng phải bảo đảm số cổ đông tối thiểu theo Luật công ty ( nay là Luật doanh nghiệp ). Việc khống chế như trên còn quá chặt chẽ, cứng nhắc, đã hạn chế những nhà đầu tư muốn mua số lượng cổ phần lớn để được tham gia quản lý công ty, mà những nhà đầu tư loại này thường mong muốn thay đổi hẳn phương pháp quản lý của công ty. Do đó, thường dẫn tới hiện tượng người được quyền mua thì không đủ tiền còn người đủ tiền muốn mua thì lại không được mua. Trong những trường hợp nhất định, cơ chế trên đã có những ảnh hưởng không tốt đến tiến trình bán cổ phần cũng như tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nói chung, đồng thời còn là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng cho việc thực hiện các mục tiêu: huy động vốn và thay đổi phương thức quản lý của chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Về mức khống chế mua cổ phần của đối tượng lãnh đạo trong doanh nghiệp. Vai trò của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có một ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự thành công trong thực hiện cổ phần hoá của từng doanh nghiệp. Việc áp dụng pháp lệnh chống tham nhũng vào quá trình cổ phần hoá đã phần nào ảnh hưởng đến nhiệt huyết tham gia của các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Việc khống chế người lãnh, người quản lý doanh nghiệp chỉ được mua cổ phần theo giá ưu đãi tối đa bằng mức bình quân của cổ đông trong doanh nghiệp đã là một điều thiếu bình đẳng khiến cho các đối tượng này thiếu hăng hái trong việc tiến hành cổ phần hoá. Thực tế đã cho thấy ở doanh nghiệp nào mà người lãnh đạo và người quản lý không hăng hái nhiệt tình tham gia thì quần chúng nơi đó cũng không tin tưởng, nhiệt tình tham gia chương trình cổ phần hoá, và tiến trình cổ phần hoá ở các doanh nghiệp đó thường bị kéo dài một cách không cần thiết, thậm chí cơ cấu vốn điều lệ của các công ty cổ phần cũng không đảm bảo đúng như phương án cổ phần hoá đã đề ra vì gặp những trở ngại trong quá trình bán cổ phần. 4. Kết quả đạt được Nhờ chuẩn bị chu đáo, chỉ đạo sâu sát thận trọng, với sự tham gia của các ngành các cấp, trực tiếp là Ban đổi mới doanh nghiệp của Bộ NN & PTNT, Bộ Tài chính, Công đoàn các cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ các cấp. Đến nay Tổng công ty chè Việt Nam đã 6 công ty thành công ty cổ phần, đó là Công ty chè Kim Anh (năm1999),Công ty chè Trần Phú, Công ty chè Nghĩa Lộ, Công ty chè Liên Sơn, Công ty chè Quân Chu. Với cơ cấu vốn như sau: Công ty Vốn điều lệ Vốn NN tham gia Vốn CBCNV Tổng số cổ đông Tỷ suất cổ tức bq 3 năm (trđ) (%) (trđ) (%) (người) (%/năm) Kim Anh Trần Phú Nghĩa Lộ Liên Sơn Quân Chu Cơ Khí Chè 9.200 5.500 2.614 817 1.050 2.182 3.251 2.057 429 110 225 327 35,4 37,4 16,5 13,5 21,2 15 5.949 3.443 2.185 707 825 1.855 64,6 62,6 83,5 86,5 78,8 85 444 617 398 133 119 103 15 14,7 15 13 15 13 Tổng cộng 21.363 6.399 30 14.964 70 1.814 Nhìn trên bảng cơ cấu vốn Tổng công ty vẫn chiếm tỷ phần chi phối, do vậy Tổng công ty phải có trách nhiệm lớn đến sự thành bại của Công ty cổ phần. Đây không chỉ là kinh tế đơn thuần mà là thể hiện đường lối chủ trương, chính sách về cổ phần hoá đối với doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn miền núi, mà ngành chè lại đa số là ở trung du và miền núi. Trong quá trình triển khai, Ban đổi mới của công ty đã thực hiện đúng theo các bước như hướng dẫn của Bộ, ngành Nhà nước. Căn cứ tình hình thực tế, từng đơn vị đã xây dựng phương án SXKD 3 năm sau khi chuyển sang cổ phần hoá. Các phương án nêu lên đều xuất phát từ quyền lợi của người lao động phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, các phương án điều được Bộ NN & PTNT xem xét, bổ sung và phê duyệt. Phương án của các Công ty cổ phần điều nêu được giải pháp cụ thể, phát huy hiệu quả kinh tế, tỷ suất cổ tức các đơn vị trong năm điều đạt từ 13%/ năm trở lên. Nếu so sánh lãi suất tiền gửi ngân hàng gấp 3 lần, so với lãi suất tiền vay ngân hàng gấp 2 lần. Cổ đông mua cổ phần lại vừa có việc làm ổn định ngay trên nơi ở của mình.Vì vậy, đã huy động được đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia. Nhiều công ty cổ phần có 100% cán bộ công nhân viên mua cổ phần như Công ty cổ phần chè Kim Anh, Quân Chu, Cơ khí chè. Qua 2 năm chính thức đi vào hoạt động theo Điều lệ Công ty cổ phần các đơn vị điều cố gắng, việc làm của người lao động đều ổn định, không khí lao động vui tươi phấn khởi, công nhân làm việc tự giác, sản xuất phát triển. So với năm 1999 ( trước khi chưa cổ phần ) nhìn chung sản xuất ở các đơn vị đều vượt mức so với năm trước. Tổng sản phẩm chè xuất khẩu năm 2000 của 6 đơn vị cổ phần đạt 6.141 tấn so với năm 1999 tăng 113%. Nhiều đơn vị có tốc độ vượt cao, rõ nét nhất là Công ty cổ phần chè Quân Chu. Nếu năm 1999, tổng sản phẩm chè làm ra được 549 tấn, khi vào cổ phần tổng sản phẩm tăng gấp 2 lần đạt 907 tấn, tăng 165% so với năm trước, tỷ suất cổ tức chia cho cổ đông 1,3%/tháng. Công ty chè Liên Sơn khi bước vào đại hội với không khí rất nặng nề. Đại hội đã bầu ra hội đồng quản trị và ban lãnh đạo gần như mới hoàn toàn. Từ kế toán trưởng đến giám đốc điều hành cũ đều nghỉ. Nhưng kết quả thực hiện 1 năm cổ phần hoá lại rất tốt. Chè được thâm canh tốt hơn, sản phẩm vượt, chất lượng tăng. Năm 1999, chè tươi tự sản xuất được 828 tấn, đến năm 2000, đã vượt lên 1.327 tấn, so với năm trước bằng 160%. Công ty làm ăn có lãi. Tỷ suất cổ tức chia cho các cổ đông đạt 1,17%/tháng, lương công nhân cao hơn trước. Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần trong 3 năm 1999-2001. Về sản phẩm thực hiện: Tên công ty Spth 1999 (tấn) Spth 2000 (tấn) Spth 2001 (tấn) So sánh 2000/1999 (%) So sánh 2001/1999 (%) So sánh 2001/2000 (%) Trần Phú Nghĩa Lộ Liên Sơn Quân Chu Kim Anh Cơ khí chè 2.060 792 264 549 1.206 533 1.614 758 382 907 1.776 704 2.036 810 584 1.318 1.779 1.396 78,3 95,1 144,2 165,2 147,2 132 98,8 102,3 221,2 240 147,5 261,9 126,1 106,9 152,8 145,3 100,1 198,3 Tổng cộng 5.504 6.141 7.923 Về kết quả kinh doanh: Nội dung Doanh thu Lợi nhuận thực hiện Cổ tức 2000 (Trđ) 2001 (Trđ) 2000 (Trđ) 2001 (Trđ) 2000 (%/tháng) 2001 (%tháng) Trần Phú Nghĩa Lộ Liên Sơn Quân Chu Kim Anh Cơ khí chè 20.766 10.655 5.140 9.931 34.945 12.987 24.000 10.215 7.080 14.869 43.027 22.948 912,3 429,9 392,9 225,49 1.443,4 155 1.190 401,1 136,4 247,3 1.177,9 1.209 1,00 1,1 1,1795 1,32 0,88 1.00 1,14 0,81 1,20 1,10 0,65 1,25 Tổng cộng 94.424 122.139 1.558,9 4.361,7 Thắng lợi lớn nhất của các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty chè Việt Nam trong 2 năm 2000 và 2001 đó là sản xuất ổn định, nhiều công ty vượt với tốc độ cao. Các Công ty cổ phần tiêu thụ chè theo cơ chế thị trường, sản phẩm bán cho Tổng công ty chỉ bằng 20-40% tổng sản phẩm sản xuất ra mặc dù không giao đủ theo hợp đồng nhưng vẫn trích từ lợi nhuận của Tổng công ty trợ giá cho các công ty gặp khó khăn. Tổng số tiền là: 2.600 triệu đồng. Trong đó, Công ty cổ phần chè Trần Phú: 841 triệu đồng; Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ 716 triệu đồng… Tổng công ty chè Việt Nam không chỉ tham gia với tư cách là một cổ đông lớn, mà còn giúp các Công ty cổ phần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất, tìm thị trường xuất khẩu. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ này tạo tiền đề hình thành Tập đoàn sản xuất chè Việt Nam trong thời gian tới mà các Công ty cổ phần là những thành viên tích cực. Thời gian hoạt động của các Công ty cổ phần còn ngắn. Tuy còn có nhiều điều bất cập cần phải giải quyết tháo gỡ khó khăn để các công ty chủ động sản xuất đi lên, song có thể đánh giá các mặt được nhiều hơn là chưa được. Chương: III Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước tại Tổng công ty chè Việt Nam. I. Phương hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty chè Việt Nam trong những năm tới. Cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn, một giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện đa hình thức sở hữu. Song vẫn lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu của Tổng công ty là: Xây dựng Tổng công ty vững mạnh, năng động, sáng tạo trong kinh doanh; đóng vai trò chủ đạo trong trong sự nghiệp phát triển chè của cả nước; tập hợp được sức mạnh của những người làm chè trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Phát huy cao độ quyền chủ động, sáng tạo của các đơn vị, xoá bỏ tận gốc tình trạng ỷ lại, dựa dẫm và tệ hành chính quan liêu bao cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho người lao động và các đơn vị cổ phần thực sự làm chủ doanh nghiệp của mình Muốn thực hiện được chủ trương trên, bước đi trong quá trình cổ phần hoá giai đoạn tiếp theo của Tổng công ty Chè Việt Nam theo phương châm: “ Vững chắc, thận trọng, hiệu quả” song phải đạt kế hoặch cổ phần hoá của Tổng công ty. Căn cứ vào chỉ tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước của Bộ giao. Tổng công ty giúp các đơn vị học tập triển khai phương án, bàn bạc nhất trí từ cơ sở lên, đơn vị nào có đầy đủ điều kiện có văn bản đề nghị Tổng công ty và Bộ cho triển khai. Những đơn vị chưa đủ điều kiện do sản xuất gặp nhiều khó khăn, bộ máy lãnh đạo yếu kém về năng lực, sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài, đời sống cán bộ công nhân viên thấp kém, trách nhiệm của Tổng công ty phải cũng cố bộ máy lãnh đạo, hỗ trợ về tài chính, giúp cho các công ty này vượt qua được khó khăn đẩy mạnh được sản xuất đủ điều kiện để chuyển sang cổ phần hoá. Trên cơ sở Đề án đổi mới Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Chè Việt Nam được Bộ NN&PTNT phê duyệt, những công ty thuộc diện cổ phần hoá, gồm 7 đơn vị: Công ty chè Mộc Châu; Công ty chè Yên Bái; Công ty chè Long Phú; Công ty chè Thái Nguyên; Công ty chè Hà Tĩnh; Công ty chè Sông Cầu, sẽ được triển khai xong trước năm 2005 theo chủ trương của Nhà nước. Quá trình hoạt động theo doanh nghiệp cổ phần, Tổng công ty là một cổ đông lớn nhất tham gia góp vốn vào công ty cổ phần và cử người đại diện có năng lực quản lý phần vốn góp nhà nước, đồng thời tham gia HĐQT hoặc bộ máy điều hành ở công ty cổ phần. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dù Tổng công ty rất có thiện chí muốn đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá nhưng cũng giống như tình trạng chung của các DNNN thuộc các ngành, địa phương khác, đó là có những tồn tại như phân tích ở trên. Như vậy mọi nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến công cuộc cổ phần hoá đều rất cần thiết. Tại chương III này tôi xin đưa một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN của Tổng công ty, dựa trên những tồn tại thực tế và những chủ trương đã đề ra. II Một số giải pháp tài chính góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN 1. Lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá. Như trên đã phân tích, tiến độ cổ phần hoá của các DNNN tại Tổng công ty Chè Việt Nam chưa được đẩy mạnh do một số nguyên nhân quan trọng là tình hình tài chính của các doanh nghiệp vẫn chưa được lành mạnh hoá. Điều lo ngại lớn nhất của các DNNN trước kho cổ phần hoá là việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nhất là vấn đề công nợ. Vấn đề đặt ra ở đây là giải quyết hiệu quả đồng thời của hai loại công nợ: nợ phải thu và nợ phải trả của doanh nghiệp. Các giải pháp xử lý nợ trong phạm vi đề tài này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá. Việc xử lý nợ nên được tiến hành trên nguyên tắc căn cứ vào nguyên nhân khoản nợ, thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp nợ do nguyên nhân của doanh nghiệp. Nếu xét được các nhân phải bồi thương vật chất thì phải xác định cụ thể mức bồi thường vật chất, phần chênh lệch giữa số nợ và số tiền bồi thường được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không quy được trách nhiệm cá nhân thì Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp quyết định xử lý các khoản nợ phải thu vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( đối với các khoản nợ phải thu khó đòi) Trường hợp nợ do nguyên nhân khách quan và cơ chế. Đối với các khoản nợ khó đòi bao gồm: con nợ đã phá sản, giải thể, bỏ trốn, đang thi hành án, nợ đã quá hạn 5 năm trở lên đã áp dụng nhiều giải pháp mà chưa thu hồi được ( bao gồm cả giải pháp đề nghị toà án giải quyết phá sản con nợ) thì được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh ( nếu doanh nghiệp có lãi ) hoặc tính giảm giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sở hữu ( nếu doanh nghiệp bị thua lỗ, không có lãi ). Đối với các khoản nợ ngân sách thì coi như vốn Nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi sở hữu theo cơ chế hiện hành. Đối với các khoản nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh thì tiền thu được do chuyển đổi sở hữu sẽ được ưu tiên để trả nợ ngân hàng. Nếu còn thiếu, quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ cấp cho đủ. Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn nhưng kinh doanh hiệu quả, khó khăn chỉ là tạm thời thì có thể chuyển nợ vay ngân hàng thương mại quốc doanh của các DNNN sang hình thức góp vốn cổ phần của các ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đối với nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì dùng tiền thu được do chuyển đổi sở hữu sau khi đã trả nợ vay để chi, nếu còn thiếu sẽ lấy từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có bảo lãnh của các Bộ ngành, địa phương nhưng không trả được nợ thì các Bộ ngành, địa phương đó đàm phán với các chủ nợ nước ngoài để giảm số nợ đến mức thấp nhất và có kế hoạch bố trí vào ngân sách cùng cấp để có nguồn trả nợ nước ngoài. Doanh nghiệp được ngân sách trả nợ nước ngoài thay, có trách nhiệm hoàn trả ngân sách. Nợ của doanh nghiệp với các thành phần kinh tế khác cần xách định rõ và chuyển thành giá trị cổ phiếu để họ được tham gia cổ phần trong doanh nghiệp. Đối với hai doanh nghiệp nhà nước đang hoạt đông nợ lẫn nhau nếu không tiếp tục thanh toán được thì cơ quan tài chính chủ trì xem xét trên cơ sở phân tích nguyên nhân và khả năng thanh toán nợ, có thể xử lý tăng vốn nhà nước cho doanh nghiệp mắc nợ và giảm vốn cho doanh nghiệp là chủ nợ. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện việc ghi thu ghi chi. Các doanh nghiệp nhà nước được xử lý một lần hoặc nhiều lần các khoản nợ không đòi được vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5 năm, ưu tiên giải quyết việc xử lý các khoản nợ để doanh nghiệp có thể nhanh chóng lành mạnh tình hình tài chính trước khi cổ phần hoá. Trường hợp khi hạch toán các khoản nợ không đòi được vào kết quả sản xuất kinh doanh mà dẫn đến giảm lãi hoặc lỗ thì doanh nghiệp vẫn được hưởng quỹ tiền lương như trước khi hạch toán khoản nợ khó đòi đó vào kết quả sản xuất kinh doanh, vẫn giữ nguyên hạng doanh nghiệp và vẫn được trích quỹ khen thưởng phúc lợi như trước khi xử lý nợ theo quy định của chế độ hiện hành. Hạn chế việc sát nhập hay chuyển cấp quản lý ( từ trung ương xuống địa phương và ngược lại ) theo hình thức lồng ghép doanh nghiệp có hiệu quả với doanh nghiệp thua lỗ kéo dài vì không những tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trốn tránh các khoản nợ. Trong trường hợp công nợ tồn đọng, doanh nghiệp cổ phần hoá chưa giải quyết được hết thì có thể giao lại cho công ty cổ phần tiếp tục xử lý. Tuy nhiên, để việc xử lý công nợ tồn đọng này gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm của công ty cổ phần thì nhà nước cần đưa ra những chính sách hợp lý. Nhà nước có thể giao cho công ty cổ phần tiếp tục xử lý nợ và chia tỷ lệ phần trăm cho công ty. Nhưng biện pháp này không hiệu quả trong trường hợp món nợ có giá trị nhỏ mà chi phí tổ chức thu hồi lại tốn kém. Do đó, nên áp dụng biện pháp bán lại nợ với một tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Khi đó, khoản nợ cần thu hồi sẽ hoàn toàn thuộc sở hữu của công ty cổ phần. Nhà nước sẽ thu lại được một số tiền nhỏ hơn khoản nợ, song bù lại là thu lại được nhanh chóng và không rủi ro. Tuy nhiên, biện pháp xử lý nợ có hiệu quả hơn cả và đã áp dụng ở nhiều nước trên thế giới là biện pháp chứng khoán hoá các khoản nợ, tức là chuyển các khoản nợ thành thương phiếu. Tình trạng công nợ lòng vòng hàng chục tỷ đồng ở các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa giải quyết xong vì thiếu công cụ thương phiếu và hoạt động chiết khấu tái chiết khấu. Pháp lệnh thương phiếu chính thức có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2000 nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn chi tiết. Vì thế, việc pháp chế hoá chi tiết và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ thương phiếu sẽ tạo ra tính thanh khoản cao hơn cho các khoản nợ của doanh nghiệp, nhờ đó có thể xử lý có hiệu quả các khoản nợ trước khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá, giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính, chôn vốn trong các khoản công nợ. Khi thương phiếu ra đời, với thủ tục chuyển nhượng đơn giản, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng đơn giản hoá bảng cân đối tài sản của mình trước khi cổ phần hoá. Điều này sẽ góp phần làm cho khâu xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá được nhanh chóng và thuận lợi hơn, lành mạnh hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp, tăng tính hấp dẫn của doanh nghiệp đối với các cổ đông. Hiện nay Việt Nam đã có quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng giới hạn ở lĩnh vực tiền tệ, pháp lệnh thương phiếu ra đời cũng là một đóng góp tích cực vào việc hình thành hệ thống cơ sở pháp lý cho giao dịch mua bán nợ. Tuy nhiên, mặc dù quy chế mua bán nợ đã hình thành được hơn 2 năm nhưng đến nay vẫn chưa có khoản nợ nào chính thức được mua bán. Thực trạng đó là do các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp Việt Nam chưa được làm quen với với nghiệp vụ mới mẻ này, các khoản nợ đọng có nhu cầu bán đều là nợ xấu nên có bán cũng không có người mua, ngoài ra các quy định pháp lý chưa đông bộ, thiếu các công cụ chuyển đổi nợ, do vậy nghiệp vụ này còn có nhiều rủi ro, mang lại lợi nhuận thấp. Không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước mà cả các doanh nghiệp, tổ chức và dân chúng cần có nhận thức đầu đủ để có sự đánh giá và tiếp cận đúng vấn đề mới mẻ này. Cần đào tạo nghiệp vụ mua bán nợ ở trong nước, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ tương thích với các khuôn khổ pháp lý có liên quan, nâng cao trình độ quản lý và hoạt động giao dịch mua bán nợ của các định chế tài chính, hình thành các công cụ chuyển đổi nợ. Trong khi thì trường nợ của Việt Nam còn hạn chế, việc thành lập công ty mua bán nợ là một giải pháp quan trọng để giải quyết triệt để các khoản công nợ. Công ty mua bán nợ đứng ra làm trung gian mua lại những khoản nợ phải thu còn dây dưa của các doanh nghiệp rồi tìm cách thu xếp thanh toán với các con nợ ( là những doanh nghiệp có nợ phải trả). Các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp bán lại cho công ty mua bán nợ có giá trị cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của tâng khoản nợ. Nhờ vậy, các con nợ có thể được lợi ở chổ không phải trả đủ 100% số tiền nợ mà chỉ phải thanh toán một khoản ít hơn. Công ty mua bán nợ sẽ được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá trị của khoản nợ mua và nợ đòi được. Việc xử lý các tài sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp mặc dù không phức tạp như xử lý công nợ nhưng nếu không được giải quyết thì sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp cổ phần hoá đồng thời làm thất thoát vốn của nhà nước. Để chấm dứt tình trạng này, công ty mua bán nợ được thành lập không chỉ quản lý nợ mà còn quản lý tài sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp. Công ty này sẽ có chức năng mua bán nợ cũng như tiếp nhận các tài sản không đưa vào giá trị doanh nghiệp để xử lý dưới nhiều hình thức như bán đấu giá hoặc cho thuê. 2. Xã hội hoá công tác định giá doanh nghiệp . Thứ nhất, cần phải cải tiến phương pháp định giá doanh nghiệp hiện hành. Nghiên cứu và ban hành một hệ thống văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể việc định giá cho các loại tài sản trong doanh nghiệp ( đặc biệt quyền sử dụng đất và lợi thế kinh doanh). Việc định giá tài sản hữu hình cần tham khảo giá thị trường của tài sản tương tự hoặc cùng loại. Việc định giá của tài sản vô hình cần dựa vào chi phí và khả năng sinh lời của tài sản. Đối với các tài sản vô hình có thể xác định được chi phí, việc định giá được chi phí để tạo ra lợi thế và và khả năng sinh lời của tài sản vô hình. Đối với những tài sản vô hình không thể xác định được chi phí, việc định giá sẽ dựa vào khả năng sinh lời của tài sản vô hình. Bên cạnh việc tính lợi thế của doanh nghiệp thì cũng cần phân tích những phần bất lợi cho doanh nghiệp, chẳng hạn như doanh nghiệp có lao động dư thừa nhưng kỹ năng chưa cao, tài sản có giá trị lớn nhưng mang lại thu nhập thấp, kế thừa những hoạt động tín dụng dài hạn bằng ngoại tệ, vị trí địa lý không thuận lợi. Thứ hai, cần xây dựng nhiều phương pháp định giá khác nhau cho các đối tượng khác nhau áp dụng. Xây dựng nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp làm cho công tác định giá linh hoạt hơn và khách quan hơn. Thật vậy, việc định giá theo một phương pháp mặc dù tạo nên sự thống nhất nhưng ít mang lại các cơ hội lựa chọn phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp . Khi định giá, các doanh nghiệp sẽ lấy một phương pháp chuẩn, đồng thời sử dụng thêm một số phương pháp khác để kiểm tra xem việc định giá đã hợp lý chưa, mức chênh lệch là bao nhiêu. + Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ ( từ 1 đến 2 tỷ đồng ) và đặc biệt làm ăn có hiệu quả cao có thể bỏ giá trị lợi thế của doanh nghiệp, không tính vào giá trị doanh nghiệp mà coi đây là khoản Nhà nước khuyến khích các cá nhân và tổ chức trong, ngoài nước mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Có thể có quan điểm cho rằng như vậy doanh nghiệp không có lợi thế, nhưng thực tế thì lợi thế được thể hiện ở uy tín ở doanh nghiệp của doanh nghiệp trên thị trường về chất lượng sản phẩm, về lợi thế địa điểm kinh doanh và phương thức quản lý mới tiến bộ hơn. Kinh nghiệm cho thấy một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh mang tính cầm chừng, việc tính lợi thế kinh doanh chỉ làm kéo dài thêm thời gian cổ phần hoá, trong khi đó thì doanh nghiệp lại không có uy tín và lợi thế gì ngay cả trên thị trường nội địa. Vì vậy, theo cách này có thể là động lực kích thích các đối tượng mua cổ phiếu của công ty, góp phần đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá. Thứ ba, tiến dần đến hình thức định giá doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Chuyển dần theo hình thức đấu thầu doanh nghiệp thịnh hành trong nền kinh tế thị trường. Kết hợp phương pháp định giá tài sản thuần và phương pháp định giá doanh nghiệp theo khả năng sinh lời để xác định giá trị doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền công bố là mức giá tối thiểu để tổ chức bán đấu thầu cổ phần. Từ cơ chế định giá doanh nghiệp thông qua đấu thầu, tiến tới niêm yết cổ phần qua thị trường chứng khoán. Phương pháp đấu thầu ( thoả thuận Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp cổ phần hoá mặc dù đa phần có quy mô vừa và nhỏ nhưng đều phải tiến hành quy trình định giá doanh nghiệp rất phức tạp. Trong thời gian tới, chương trình cổ phần hoá sẽ được tiến hành rộng rãi với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với cơ chế định giá phức tạp như hiện nay sẽ gây tốn kém chi phí và kéo dài thời gian. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp đấu thầu để định giá doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá do cơ chế định giá đơn giản hơn. Phương pháp đấu thầu nên áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu cần nhà đầu tư tham gia đấu thầu phải có trình độ về quản lý, có tiềm lực tài chính để đầu tư vào công nghệ mới, có phương án khả thi nhằm khôi phục và phát triển doanh nghiệp, có biện pháp nhằm thu hút người lao động vào làm việc. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thông tin đầy đủ về doanh nghiệp, có sự tiếp thị rộng rãi để thu hút các nhà đầu tư dự thầu, có tiêu chí đánh giá đơn thầu công khai rõ ràng. Việc định giá, chọn lựa các nhà đầu tư cần tiến hành trên tinh thần cạnh tranh, tránh thiên vị nhằm lựa chọn các nhà đầu tư quan tâm và có năng lực. Từ những phân tích ở phần II, đối với mỗi doanh nghiệp thuộc Tổng công ty nên có các phương pháp định giá khác nhau. Hiện nay, ở Tổng công ty Chè Việt Nam có nhiều doanh nghiệp có tình trạng như Công ty chè Trần Phú, tức là máy móc khấu hao gần hết, nhưng công suất vẫn còn lớn, giá thành chi phí sản phẩm thấp và cũng có nhiều doanh nghiệp giống của Long Phú, mấy móc mới nhập, giá trị còn lại lớn, năng suất không cao do không đồng bộ… Nếu định giá Công ty chè Trần Phú theo phương pháp căn cứ vào khả năng sinh lời của sản phẩm. Theo công thức: Giá trị của doanh Pr = Nghiệp i Với lợi nhuận sau thuế dự tính trong 3 năm sau cổ phần hoá : Đơn vị:1000đ Nội dung 2000 2001 2002 Lợi nhuận sau thuế 722.000 820.000 946.000 ( Theo“ phương án cụ thể sản xuất kinh doanh sau khi cổ phần hoá của Công ty chè Trần Phú”. 722.000 + 820.000 + 946.000 Pr = 3 Pr =829.333,333 Lãi suất trung hạn của ngân hàng áp dụng cho Tổng công ty hiện nay là 9%/1năm Giá trị 829.333,333 Giá trị doanh nghiệp = 0.09 =9.214.814.811 đ so với giá trị định giá ban đầu là: 8.353.281.624 đ chênh lệch 861.533.187đ. Đối với những doanh nghiệp có giá trị tài sản còn lại còn lớn cần kết hợp giữa nhiều phương pháp, so sánh giữa các kết quả, sau đó đánh giá thực trạng của công ty và đưa ra kết quả cuối cùng. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các phương pháp trên sẽ là cơ sở để xác định mức giá sàn để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp theo phương thức đấu giá. 3. Tăng khả năng tạo vốn của công ty cổ phần. Ưu đãi về tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và người lao động trong doanh nghiệp. a.Ưu đãi về tài chính trong doanh nghiệp nhà nhà nước cổ phần hoá. Chính sách ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá là một đòn bẩy kinh tế quan trọng quyết định tiến bộ và mức độ thành công của chương trình cổ phần hoá. Để đưa được những chính sách ưu đãi hợp lý, trước hết, Chính Phủ cần xoá bỏ các ưu đãi mang tính chất kéo dài đối với các doanh nghiệp như cho vay với lãi suất ưu đãi, cho khoanh nợ, xoá nợ, giãn nợ tràn lan, vô thời hạn. Xoá bỏ bao cấp về sử dụng đất đai như sử dụng diện tích đất rộng, vị trí thuận lợi nhưng không nộp đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, xoá bỏ việc cho nợ thuế, hợp thức hoá các khoản nợ thuế kéo dài. Xoá bỏ các hình thức trợ cấp, trợ giá và ưu đãi kiểu bao cấp dưới các hình thức khác. Việc xoá bỏ này là nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để cho những người quản lý ở khu vực nhà nước không vì các ưu đãi đó mà níu kéo doanh nghiệp không muốn cổ phần hoá. Việc vay vốn ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, để thực hiện được quy định giữ nguyên cơ chế và lãi suất như trước khi cổ phần hoá, nhà nước phải có biện pháp bắt buộc các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn theo đúng như quy định. Nếu ngân hàng có rủi ro thiệt hại do doanh nghiệp vay vốn gây ra thì nhà nước phải có trách nhiệm xử lý, bởi vì cổ phần hoá là chủ trương do nhà nước đặt ra. Thêm vào đó, cũng cần nới rộng khoảng thời gian giảm thuế thu nhập của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp cổ phần hoá phải được miễn khoản lệ phí kinh doanh mà thực chất chỉ là thủ tục đổi lại giấy kinh doanh và phải được áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước như các doanh nghiệp khác, đồng thời cần có quy định cụ thể rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan chức năng căn cứ thực hiện, xoá những quy định rườm ra trong việc xét, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hiện nay. Nên có chính sách thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với phần vốn tự tích luỹ của doanh nghiệp, điều đó sẽ là một động lực quan trọng kích thích mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp cổ phần nói riêng, cụ thể là: Miễn giảm thuế thu nhập đối với nhưng doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư. Cho phép các doanh nghiệp hạch toán vào giá thành sản phẩm khoản lãi vay đầu tư bằng nguồn vốn hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi để hạch toán lại cho người lao động trong doanh nghiệp. b. Ưu đãi về tài chính đối với người lao động. Trước hết, cần tạo điều kiện thuận lợi để người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần hoá được hưởng đúng và đủ chế độ ưu đãi cho họ theo Nghị định 44/NĐ-CP ngày29/6/1998 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần . Thu hẹp chênh lệch về phần được mua ưu đãi giữa doanh nghiệp có nhiều vốn nhà nước với doanh nghiệp có ít vốn nhà nước bằng cách quy định tỷ lệ giá trị cổ phần được mua với giá ưu đãi tuỳ theo từng doanh nghiệp. Giảm mức khống chế mua cổ phần của pháp nhân và cá nhân: đối với những doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần chi phối có thể tăng quyền được mua cổ phần của một pháp nhân từ 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp hiện nay lên 20%, tăng quyền được mua cổ phần của một cá nhân từ 5% lên 10%; đối với doanh nghiệp nhà nước không nắm cổ phần chi phối thì nhà nước không nhất thiết phải giữ một tỷ lệ cổ phần cố định như quy định hiện nay; dần tiến tới xoá bỏ mức khống chế mua cổ phần của pháp nhân và cá nhân. Tạo điều kiện để những người lãnh đạo mua nhiều cổ phần, biến họ thành những cổ đông chiến lược nhằm huy động vốn, đặc biệt là phát huy được năng lực quản lý của họ đối với công ty cổ phần. Quan tâm hơn nữa về các chính sách khuyến khích người lao động, đặc biệt là lao động nghèo. Có thể chuyển từ hình thức ưu đãi giảm giá 30% và cho nợ đối với lao động nghèo hiện nay thành khoản cấp hẳn một số cổ phần theo số năm công tác, nhà nước không thu tiền, như vậy sẽ có thể giảm bớt phiền hà, phức tạp trong việc bán và quản lý cổ phần ưu đãi. Tiến tới thiết lập quyền mua cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, thành lập cơ sở pháp lý cho việc mua bán quyền. Khi có quyền này thì trước hết, quyền lợi của người lao động được đảm bảo rõ ràng. Mặt khác việc mua bán quyền sẽ giúp cho việc định giá doanh nghiệp chính xác hơn. Khi doanh nghiệp được định giá thấp thì giá quyền sẽ tăng và ngược lại, khi doanh nghiệp được định giá cao thì giá quyền sẽ giảm. III. Kiến nghị: Trên đây là một số giải pháp tài thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Tổng công ty Chè Việt Nam. Để những giải pháp này có ý nghĩa thực tiẽn cũng như tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp tại Tổng công ty được thuận lợi hơn, có một số kiến nghị đối với Bộ NN&PTNN, Bộ Tài chính cũng như Chính Phủ một số vấn đề sau. Những tài sản công trình phúc lợi: như nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá… đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi nên giao lại cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp quản lý và sử dụng thông qua tổ chức công đoàn Những doanh nghiệp lỗ luỹ kế nhiều năm, nợ dây dưa đề nghị nhà nước có biện pháp cho khoanh nợ, hoặc xoá nợ đối với những khoản khó đòi để doanh nghiệp lành mạnh về tài chính. Đồng thời cũng cố về mặt tổ chức về mặt tổ chức để doanh ngiệp phát triển nâng cao mức thu nhập cho người lao động và cổ tức của các cổ đông. Vấn đề đất đai cần có chính sách rõ ràng vì các công ty chè đều quản lý từ 300-500 ha đất trồng chè. Hiện nay, đang thực hiện khoán theo Nghị định 01/CP người công nhân nông nghiệp vừa nhận chăm sóc quản lý đất chè, vừa bỏ tiền mua cổ phần của Công ty để hưởng lợi tức. Như vậy lâu dài giải quyết vấn đề đất đai trông chè đã giao cho công nhân nông nghiệp, Nhà nước cần có chính sách cụ thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho công ty cổ phần. Nhà nước nên cho phép mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp có phương pháp định giá khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế – xã hội từng ngành, từng vùng của Nhà nước. Nên cho tiến hành bán đấu thầu cổ phiếu ra ngoài cho các nhà đầu tư ở ngoài doanh nghiệp kể cả người nước ngoài. Đề nghị Bộ NN&PTNT và Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện để Tổng công ty chè Việt Nam hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình một doanh nghiệp lớn, sau đó cổ phần hoá toàn bộ Tổng công ty. HĐQT TGĐ Ban kiểm soát Phó. TGĐ Phó. TGĐ Phó. TGĐ Viện nghiên cứu chè Viện điều dưỡng Đồ Sơn Các công ty trực thuộc ( 12 công ty) Các công ty cổ phần (6 côngty) Các công ty liên doanh (2 công ty) Các kiên kết hợp tác sx( 2 công ty) P.KHĐT&HTQT P. Kỹ thuật NN P.Kỹ thuật CN P. Tài chính kế toán Trạm VT Cổ Loa Chi nhánh TCT tại Hải Phòng P.Tổ chức LĐ - TL Chi nhánh TCT tại TP Hồ Chí Minh Văn phòng TCT T.Tâm KCS P. Thị trường P. Kinh doanh 2 P. Kinh doanh 3 P. Kinh doanh 1 P. Kinh doanh 4 P. Kinh doanh 5 : Trực tiếp quản lý : Tham gia quản lý Sơ đồ 1 : Mô hình tổ chức của Tổng công ty Chè Việt Nam Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0006.doc
Tài liệu liên quan