CPH hay nói đúng hơn là chuyển đổi cơ cấu sở hữu là một chủ trương đúng đắn của Đảng , Nhà nước nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng, đó là một giải pháp quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hóa sở hữu trong các DNNN. CPH cũng không còn phải là những vấn đề quá mới mẻ đối với nhiều người. Nhưng để hiểu được CPH và hiểu đúng về CPH, thực hiện CPH như thế nào thì cũng còn là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, để thực hiện tốt chủ trương này của Đảng và Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam cần có giải pháp hữu hiệu để xúc tiến hoạt động này nhằm khắc phục những mặt hạn chế của Tổng công ty. Đưa Tổng công ty phát triển ngày một mạnh, từng bước khẳng định vị trị của mình ở thị trường trong nước và thị trường khu vực cũng như thị trường quốc tế.
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm, Tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn cụ thể như vấn đề huy động vốn, để giải quyết lao động dôi dư, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, những văn bản pháp luật ban hành còn quá xa vời, chưa phù hợp với thực tế, nhiều quy định chung không cụ thể, các văn bản hướng dẫn thiếu tính đồng bộ kịp thời, sự can thiệp của Nhà nước còn quá lớn Chủ yếu là sự quan tâm chưa đúng hướng do đó không giải quyết được những vấn đề của Tổng công ty, không phát hiện được những trở ngại, hạn chế.
Từ cơ sở lý luận chung về CPH em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng công ty thép Việt Nam. Đây cũng chỉ là những đánh giá chung, còn rất sơ bộ và non kém về trình độ cũng như lý luận, chưa thể đi sâu phân tích cụ thể của vấn đề. Tuy nhiên, qua chuyên đề này em cũng có thể hiểu được phần nào về CPH DNNN nói chung và về chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng cônng ty thép Việt Nam nói riêng. Chúng ta cũng có thể thấy được những mặt ưu điểm, nhược điểm của CPH để từ đó có những điều chỉnh để CPH thực sự có tác dụng đối với Tổng công ty Thép Việt Nam. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng và các Bộ, Ngành liên quan đối với Tổng công ty Thép Việt Nam và phải được giải quyết sớm hơn.
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng Công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
35
36/2002/QĐ- BCN
8,32
34
40
26
0
Năm 2002
Cty cổ phần vận tải gang thép Thái Nguyên
Bộ phận DN
3,06
136
33/2002/QĐ- BCN
2,5
51,7
38,3
10
0
1703000050 năm 2003
Cty cổ phần sửa chữa ôtô gang thép
Bộ phận DN
2,36
279
157/2003/QĐ- BCN
5
10,14
89,86
0
0
1703000105 năm 2004
Cty cổ phần vật liệu chịu lửa Thái Nguyên
Bộ phận DN
3,57
387
158/2003/QĐ- BCN
9
17,1
77,34
5,56
0
Năm 2004
Cty cổ phần Phương Nam
Bộ phận DN
0,969
7
151/2003/QĐ-BCN
2
44,49
4,56
50,95
0
3203000204 năm 2004
Cty cổ phần lưới thép Bình Tây
7,86
220
225/2003/QĐ- BCN
12,75
51
12,07
36,93
0
4103002435 năm 2004
Cty cổ phần đầu tư xây dựng MIền Nam
Bộ phận DN
2,7
66
205/2003/QĐ- BCN
7
20
18,3
61,66
0
Năm2004
Cty cổ phần kim khí Bắc Thái
Công ty thành viên
25
125
220/2003/QĐ- BCN
10
65
35
0
0
1703000103 năm 2004
Cty cổ phẩn kim khí Hải Phòng
Công ty thành viên
29,7
322
78/2004/QĐ- BCN
15
0
84,26
15,74
0
Tháng 12/2004
Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương Tổng công ty thép Việt Nam.
3. Nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005 và những năm tiếp theo.
3.1. Nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2005.
3.1.1. Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2005.
a/ Đặc điểm tình hình triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2005
Năm 2005 là năm cuối thực hiện Nghị Quyết đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị Quyết của Quốc Hội và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Đây là năm có vai trò quyết định trong việc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu 5 năm 2001-2005 của Tổng công ty thép Việt Nam.
Năm2005, Chính Phủ đã có các giải pháp lớn điều hành nền kinh tế để thực hiện tốc độ tăng trươngt GDP là 8,5%, tốc độ tăng trưởng Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp trên 1,6% tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Bộ Công Nghiệp đã có các giải pháp phát triển ngành Công Nghiệp năm 2005, phấn đầu đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết của Quốc hội và mục tiêu tăng của Chính Phủ.
Thị trường thép vẫn diễn biến phức tạp, sản xuất thép trong nước vẫn phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu( khoảng 80%) nên thiếu tính ổn định. Thị trường thép nội địa cung đã vượt cầu, áp lực cạnh tranh ngày càng quyết liết giữa các nhà sản xuất thép trong nước để chiếm giữ thị phẫn. Nhu cầu thép xây dựng cả nước năm 2005, dự báo khoảng 3,2- 3,4 triệu tấn, tăng10-15% so với năm 2004.
Năng lực sản xuất thép cán và phôi thép của thị trường thép đã được nâng cao, một số dự án đã hoàn thành và phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm chưa chuyển dịch kịp thời theo sự biến động nhanh nhạy của thị trường. Một số dự án chưa hoàn thành theo tiến độ. Lao động còn đông, năng suất lao động thấp.Giá đầu vào cao, chi phí sản xuất chưa giảm nhiều. Tuy giá thành phẩm đã được cải thiện nhưng vẫn còn cao nên sức cạnh tranh của sản phẩm vẫn còn thấp.
Triển khai thực hiện Luật doanh Nghiệp Nhà nước và các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng và các Quyết định, Thông tư của các Bộ, Ngành Trung ương và các phương án sắp xếp doanh nghiệp của Tổng công ty giai đoạn 2005-2006 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b/ Mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch năm 2005
*/ Kế hoạch năm 2005
Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9( khoá IX) của Tổng công ty, trên cơ sở kết quả thực hiện 4 năm qua, năm 2005 sẽ thực hiện 6 nhóm mục tiêu sau:
1. Thị trường phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đảm bảo tham gia cung cấp đủ Thép cho nền xây dựng và tham gia bình ổn giá cả thị trường Thép. Giảm chi phí sản xuất để tạo sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển thêm thị trường, giữ vững và nâng cao thị phần kinh doanh trên thị trường nội địa. Chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch năm 5 2001-2005 đề ra.
2. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư trọng điểm năm 2004 chuyển sang và tiến độ chuẩn bị đầu tư lập kế hoạch các dự án theo quy hoạch. Tiếp tục rà soát, bổ sung đề nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới. Hoàn thành việc phê duyệt định hướng phát triển đối với các đơn vị thành viên.
3. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến cơ chế kinh doanh tổ chức cho phù hợp, củng cố phát triển hệ thống lưu thông, mạng lưới kinh doanh tiêu thụ thép của các đơn vị sản xuất và thương mại.
4. quán triệt nhận thức và tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các Nghị định, Thông tư, Quyết định mới về công tác lao động, tiền lương và quản lý tài chính doanh nghiệp Nhà nước mới ban hành.
5. Tiếp tục triển khai công tác sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty, tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hoá 5 đơn vị thành viên mới có quyết định phê duyệt của Bộ Công nghiệp. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới.
6. Tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị thành viên, tập trung công tác thu hồi công nợ nhất là công nợ khó đòi làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp.
*/ Chỉ tiêu phấn đấu năm 2005
- Về giá trị sản xuất Công nghiệp phấn đấu đạt 5691,2 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2004.
- Sản lượng thép cán đạt 1300000 tấn, tăng 25,8% so với năm 2004( trong đó sản phẩm thép dài là 117000 0 tấn, sản phẩm thép dệt 130000 tấn).
- Sản lượng phôi thép 700000 tấn, tăng 6,4% so với năm 2004.
- Tiêu thụ thép cán là 1290000 tấn, tăng 29,7% so với năm 2004.
- Giá trị xuất khẩu 32,5Tr.USD, tăng 103,4% so với năm 2004.
- Tổng doanh thu 16417000 Tr.đồng tăng 16,4% so vơi năm 2004( trong đó doanh thu sản xuất Công nghiệp là 9429000 tr.đồng, tăng 22%, doanh thu thương mại là 6741070 tr.đồng).
- Lợi nhuận đạt 142660 tr.đồng. Nộp NS đạt 805500 tr.đồng tăng 50% so với năm 2004.
- Phấn đấu ổn định việc làm nâng cao đời sống cho người lao động và thu nhập bình quân tối thiểu bằng mức thoả ước lao động tập thể đề ra.
3.2. Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2005- 2010.
Thứ nhất: Đối với các đơn vị CPH được phê duyệt.
Trong năm 2004 hoàn thành dứt điểm việc CPH Công ty KK Hải Phòng theo phương án phê duyệt.
Thứ hai: Tiếp tục sắp xếp, CPH các đơn vị thành viên.
a/ DNNN đề nghị duy trì 100% vốn Nhà nước: 4 Công ty sản xuất luyện cán (công ty gang thép Thái Nguyên, công ty Thép Miền Nam, công ty thép tấm lá Phú Mỹ và công ty thép Đà Nẵng)
Đề nghị được thực hiện theo 2 bước:
- Bước 1 (2005- 2007) chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên.
- Bước 2 (2008- 2010) tiến hành cổ phần hoá, sau khi đã cơ bản hoàn thành các dự án đầu tư.
b/ Tiếp tục đề nghị cổ phần hoá các đơn vị 100% vốn Nhà nước đã được phê duyệt tại Quyết định 223/QĐ- TTg.( Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2005- 2007).
Cụ thể như sau:
1/ Công ty Cơ điện luyện kim,
2/ Công ty Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn,
3/ Công ty Kim khí Hà Nội,
4/ Công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh,
5/ Công ty Kim khí Miền Trung,
Để CPH 5 đơn vị này, tổng giá trị tài sản tham gia là 1.319,9 tỷ đồng. Trong đó vốn Nhà nước 330,7 tỷ đồng.
- Chi cổ phần hoá và giá trị ưu đãi cho người lao động ước thực hiện khoảng 15-17 tỷ đồng.
- Tổng công ty phải giải quyết( dự kiến) 92,52 tỷ công nợ khó đòi và 11.86 tỷ lỗ luỹ kế còn lại tại các đơn vị.
- Tổng số lao động chuyển sang các Công ty cổ phần là 3524 người. Kinh phí giải quyết lao động dôi dư ước khoảng 35 tỷ đồng.
Riêng với công ty Kim khí Miền Trung, Tổng công ty xin đề xuất 2 phương án:
Thứ nhất, sáp nhập vào Công ty Thép Đà Nẵng, hình thành một Công ty khu vực đủ mạnh, kết hợp sản xuất với lưu thông trên cơ sở khai thác và phát huy khả năng vốn có của từng công ty trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Tổng công ty.
Thứ hai, nếu không sáp nhập sẽ tiến hành CPH công ty với hình thức là lộ trình như các đơn vị thành viên khác.
Phụ lục kèm theo.
c/ Đối với 2 đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty.
- Trường đào tạo nghề Cơ điện – Luyện kim Thái Nguyên, từng bước thực hiện để hoàn thiện theo chủ trương xã hội hoá giáo dục theo yêu cầu hiện nay.
- Viện luyện kim đen, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu, tự bù đắp chi phí trong quá trình hoạt động. Nếu đơn vị không duy trì được hoạt động, Tổng công ty sẽ làm thủ tục để nghị giải thể.
Sau khi hoàn thiện phương án trên, khối cơ quan Văn phòng Tổng công ty được kiện toàn, phù hợp với triển khai hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- công ty con.
Phụ lục 6: Danh sách các đơn vị tiếp tục cổ phần hoá.
Tên công ty
Tài sản hiện có
Tồn tại
Lao động
Tỷ lệ vốn Nhà nước
Đăng ký thực hiện
Tổng số
Trong đó: Vốn NN
Công nợ
Lỗ luỹ kế
Tổng số
Trong đó: LĐ dối dư
VCĐ
VLĐ
Tổng số
1, Cty cơ điện Luyện Kim
42,1
3,7
16,2
19,9
0,684
1346
269
2005-2007
2, Cty vật liệu chịu lửa Trúc Thôn
128,8
2,7
17,4
20,1
0,836
0,264
781
118
2005-2007
3, Cty KK Hà Nội
424,4
17
103,8
120,8
35,7
11,6
520
Chưa xác định
2005-2007
4, Cty KK TP. Hồ Chí Minh
364,4
5,5
118
123,5
24,2
480
Chưa xác định
2005-2007
5, Cty KK Miền Trung
360,2
10,2
36,2
46,4
31,1
397
Chưa xác định
2005-2007
Tổng số
1319,9
39,1
291,6
330,7
92,52
1,86
3
Chưa xác định
2005-2007
Chương III: bài học kinh nghiệm và Giải pháp cho Tổng công ty Thép Việt Nam trong quá trình chuyển đổi.
1. Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi tiến hành cổ phần hoá ( tham khảo trong báo cáo kết quả thực hiện cPH DNNN ở Việt Nam).
Từ thực tiễn hơn 10 năm cổ phần hóa DNNN với những thành công, chưa thành công, nguyên nhân được và chưa được chúng ta có thể thấy rõ một số kinh nghiệm sau đây:
1.1 Trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước phải quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng, kiên định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước ở những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Những DNNN khồng cần nắm giữ phải tổ chức lại dưới hình thức công ty có nhiều chủ sở hữu, thu hút vốn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất- kinh doanh. Trong chỉ đạo thực hiện phải tập trung thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, chương trình kế hoạch bước đi thích hợp, vững chắc; vừa làm vừa rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh, bổ sung cần thiết cả về chủ trương, cơ chế, chính sách, biện pháp.
1.2. Cổ phần hóa DNNN phải đặt trong tổng thể sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN và phat triển kinh tế xã hội nói chung. Vì vậy, phải có chủ trương, giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý, về quản lý, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, chỉ có tạo được hành lang pháp lý đồng bộ, xử lý có hiệu quả các tồn tại về tài chính, lao động… đảm bảo Doanh nghiệp thực sự hạch toán, tự chủ kinh doanh trong cơ chế thị trường, xoá bỏ bao cấp, bảo hộ đối với doanh nghiệp Nhà nước, đưa các Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh bình đẳng thì CPH DNNN mới đạt được các mục tiêu đề ra.
1.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình cổ phần hoá. Cổ phần hoá được xác định là khâu cơ bản trong sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, là nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp uỷ Đảng liên quan, Vì vậy, đòi hỏi các cấp uỷ Đảng, nhất là các đồng chí đứng đầu phải quan tâm lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ, có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nâng cao nhận thức, tư tưởng cho cán bộ Đảng viên, người lao động trong DNNN để có được những giải pháp, hành động cụ thể của CPH DNNN. Nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ Đảng thì nơi đó công tác sắp xếp DNNN nói chung và CPH DNNN nói riêng đạt kết quả cao.
1.4. Công tác chỉ đạo thực hiện có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, các cấp chính quyền phải có chương trình, kế hoạch, giải pháp khả thi, có sự chỉ đạo kiên quyết, triệt để, có động viên, khuyến khích cùng với chế tài tương ứng. Kết quả những bộ, ngành, Tổng công ty làm tốt công tác CPH chỉ ra ở đâu người đứng đầu tổ chức có sự chỉ đạo chặt chẽ thì ở đó có thành công sẽ lớn hơn.
2. Những mặt thuận lợi và khó khăn của Tổng công ty Thép Việt Nam khi tiến hành CPH.
2.1. Những mặt thuận lợi
Khi tiến hành CPH các DNNN nói chung và Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng trong giai đoạn này có mặt thuận lợi nhất định.
Thứ nhất, về mặt kinh tế- chính trị:
- Sự tồn tại của các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân đã làm thay đổi tính chất nền kinh tế nước ta, biến nó từ nền kinh tế thuần tuý sở hữu Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều kiện kinh tế của CPH là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần. Và đến giai đoạn này nó đã đầy đủ. Chính sự năng động của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự vận động của vốn và tài sản giữa các chủ thể thị trường. Đặc biệt ở nước ta đã xuất hiện một loại thị trường đặc biệt đó là thị trường chứng khoán, nơi các cổ phần của công ty được trao đổi, mua bán và quan trọng nhất là thành phần kinh tế tư nhân đã được coi là một bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mặt khác, hiện nay các Luật về đầu tư, Luật Doanh nghiệp đã ban hành rộng rãi, điều đó đã làm cho nền kinh tế nước ta đã xuất hiện các loại doanh nghiệp đối vốn như công ty cổ phần, công ty TNHH, Các loại Doanh nghiệp Liên doanh. Sự tồn tại của các loại hình công ty này trong tổng Thép cũng vậy là tiền đề quan trọng nhất khi thực hiện CPH.
- thứ nữa là khi tiến hành CPH,sở hữu trong Tổng cỗng ty Thép Việt Nam chuyển từ “ảo” đến thực, chuyển từ sự kiểm soát bằng “ chế độ quan liêu” sang tự kiểm soát thông qua lợi ích thực sự của các chủ sở hữu mới. CPH được sự tham gia làm chủ thực sự của đông đảo người lao động vào Tổng công ty thông qua việc đề họ sở hữu một phần vốn trong DNNN, biến họ từ người lao động thuần tuý sang người lao động có vốn sở hữu của Doanh nghiệp. điều đó mang lại lợi ích cho người lao động nên được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo người lao động.
- Thứ tư, là vấn đề pháp lý, Vì đây là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước trong tiến trình cải cách DNNN nên đã có rất nhiều những chính sách và văn bản pháp luật ủng hộ, tạo môi trường ổn định cho các doanh nghiệp sau CPH yên tâm làm việc, họ tin tưởng hơn và sẽ làm việc hiệu quả hơn.
Bên cạnh những thuận lợi cũng không ít những khó khăn mà công ty còn gặp phải.Sau đây là những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn đó.
2.2. Những khó khăn và nguyên nhân.
Tính đến nay, Tổng công ty Thép Việt Nam đã chuyền 11 đơn vị ( 10 bộ phận doanh nghiệp, 1 công ty thành viên) sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp với hình thức CPH. Nhìn chung, sau khi chuyển sang công ty cổ phần hầu hết các doanh nghiệp đều làm ăn có hiệu quả hơn, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăng, thu nhập và chế độ chính sách đối với người lao động đều được đảm bảo tốt. Đặc biệt như Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh kim khí: Sau 4 năm chuyển đổi hoạt động theo mô hình CPH đến nay Công ty đạt: vốn Công ty tăng 490%( 27 tỷ/5,5 tỷ); doanh thu tăng: 550%( 220 tỷ/40 tỷ); nộp Ngân sách tăng: 9000%( 18 tỷ/ 0,2 tỷ); Lợi nhuận tăng: 4500%( 27 tỷ/ 0,6 tỷ); Lao động tăng: 420%( 101/ 24); thu nhập tăng: 196%( 1.180.000 đồng/ 600.000 đồng/ người/tháng).
Trong những năm qua công tác sắp xếp, kiện toàn đổi mới tổ chức, CPH của Tổng công ty đã triển khai tích cực. Quyết định 223/QĐ-TTg ngày 24/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty đến năm 2005 cơ bản hoàn thành.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực CPH còn vướng mắc, tồn tại sau:
1, Do tính chất đặc thù của hoạt động kinh doanh kim khí, mặc dù được giao quản lý và sử dụng nguồn vốn khá lớn nhưng chủ yếu là vốn lưu động. Tỷ trọng vốn cố định không quá 10%, chủ yếu là nhà văn phòng kho, bãi… mà giá trị còn lại thấp, khó có khả năng sinh lời. Mặt khác, lãi gộp trong hoạt động kinh doanh ngày càng thu hẹp; chi phí lưu thông thuần tuý cao, cơ bản là lãi vay ngân hàng… nên thu nhập và lợi nhuận không có sức hấp dẫn đối với tổ chức kinh doanh khác và với người lao động trong doanh nghiệp… nên việc bán cổ phần ra bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng thu hút vốn của các pháp nhân, thể nhân ngoài doanh nghiệp rất thấp. Bản thân người lao động trong doanh nghiệp CPH cũng chỉ mua trong phạm vi cổ phần ưu đãi vì tâm lý sợ mất việc làm.
2, Trong thời gian qua, đa số các đơn vị được lựa chọn CPH là những đơn vị khó khăn( cả về vốn và công nghệ, năng lực cạnh tranh của sản phẩm… và đặc biệt, tổng số lao động, chất lượng lao động còn nhiều hạn chế) nên định hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho công ty cổ phần rất lúng túng và cơ bản chưa thoát ly được các ngành nghề hiện có, mà vốn dĩ đang khó khăn, hiệu quả thấp.
3, Với các văn bản quy định hiện hành, thời gian thực hiện kéo dài. Trong đó khó khăn lớn nhất ở khâu xác định giá trị doanh nghiệp và cổ tức bán đấu giá cổ phần.
4, Sau CPH, các mối quan hệ tín dụng rất khó khăn. Từ khi thành lập và hoạt động theo đăng ký kinh doanh đến khi hoàn tất việc giao tiền vốn, tài sản, lao động… là một quá trình, nhưng ngân hàng không chấp nhận giá trị tài sản ( khi định giá cổ phần hoá) để làm căn cứ thế chấp, cho vay, nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì, tổ chức sản xuất.
Ngoài những khó khăn nêu trên Tổng công ty còn gặp phải khó khăn nữa là hiện nay ở Việt Nam thị trường chứng khoán chỉ mới bước đầu được hình thành chưa phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, sẽ không thu hút được đông đảo các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của Tổng công ty vì vậy mà nguồn vốn thu hút cũng sẽ hạn chế rất nhiều. Mặt khác, những kiến thức về CPH còn rất mới mẻ so với người lao động do đó người lao động cũng chưa thực sự tin tưởng lắm khi tham gia vào việc trở thành cổ đông của công ty vì vậy mà họ chưa tích cực và chưa tâm huyết với công tác CPH của Tổng công ty mà chỉ tham gia trong phần vốn ưu đãi vì họ chỉ muốn giữ công việc của mình.
Mặc dù chính sách CPH đã thông thoáng và ngày càng được mở rộng cho mọi đối tượng song tiến trình CPH của các DNNN nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng không đạt kế hoạch đặt ra, bởi nó do nhiều nguyên nhân. Trong đó nổi bật là một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Tình trạng tài chính ở một số DNNN nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng còn thiếu tính lành mạnh. Trong khi Nhà nước quy định “ Các DNNN trước khi CPH cần tiến hành xử lý các mặt tồn tại về tài chính như các khoản lỗ, tài sản vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển, công nợ khó đòi, thực hiện việc nộp ngay vào ngân sách Nhà nước các khoản còn phải nộp”. ( Theo thông tư số 50 – TC/TC ngày 30/8/1996 của Bộ Tài chính), thì trên thực tế là tình trạng công nợ vẫn còn dây dưa. Tình trạng TC khôn lành mạnh cũng một phần do lịch sử để lại, thêm vào đó là phần phát sinh mới nhưng lại không được xử lý kịp thời và dứt điểm, làm cho hạch toán tại DNNN, tại Tổng công ty Thép Việt Nam cũng vậy bị méo mó. Một phần nữa là hiện nay một số DNNN liên quan đến vụ án hoặc một số đơn vị có vốn gốp liên doanh, trong khi liên doanh lại quyết định giải thể tài sản chưa xử lý được… Chính do tình trạng tài chính không lành mạnh mà làm cho quá trình CPH bị kéo dài.
Thứ hai, việc xác định giá trị doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong Nghị định số 44/1998/NĐ- Chính phủ ngày 29/6/1998 của Chính phủ quy định “ Giá trị thực tế của doanhg nghiệp là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của Doanh nghiệp tạit thời điểm CPH mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được”, song trên thực tế lại khác, các cơ quan chức năng được giao xác định giá trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu chỉ dựa vào chứng từ sổ sách để xác định nên thiếu tính chính xác. Cho nên hầu như các kết quả này không sử dụng được vào việc công bố giá trị doanh nghiệp để CPH. Điều này làm chậm quá trình CPH, mặt khác làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Trong quá trình CPH, người bán ( Nhà nước) muốn bán toàn bộ tài sản hiện có, còn người mua, cụ thể là các doanh nghiệp lại chỉ muốn mua tài sản nào có thể dùng được trong tương lai, nên không có tiếng nói chung giữa người bàn và người mua. Hơn nữa, tư tưởng sợ bán rẻ tài sản của Nhà nước của các cơ quan chức năng vẫn tồn tại. Theo cơ chế thị trường, việc định giá thực chất là quá trình cùng trao đổi, còn người bán thì lại định sau. Do chưa chú ý đúng mức đến quyền lợi người mua nên có những trường hợp Nhà nước công bố giá trị doanh nghiệp những vẫn không bán cổ phần được điều đó làm cho quá trình CPH bị bế tắc, hoặc quá trình định giá phải kéo dài.
Thứ ba, tình trạng phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp quốc doanh vẫn đang còn tồn tại.
Các DNNN sau khi chuyển sang CPH đều hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ( Theo Thông tư số 50- TC/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ Tài chính). Nhưng trên thực tế sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với DNNN vẫn tồn tại, thể hiện trên các mặt như đấu thầu các dự án Nhà nước, vay vốn Ngân hàng, giao quyền sử dụng đất… Ngay cả việc tiếp cận cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng gặp phải nhiều điều kiện bất lợi hơn DNNN. Điều này tác động mạnh đến tư tưởng của các chủ doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp đang hoặc sắp CPH. Do đó, đã có nhiều doanh nghiệp đồng ý CPH với điều kiện Nhà nước giữ 51% cổ phần để họ được hưởng ưu đãi như các doanh nghiệp quốc doanh.
3. Giải pháp cho Tổng công ty Thép Việt Nam để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá.
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn nêu trên Tổng Công ty Thép Việt Nam đã
2.1. Giao cho Hội đồng quản trị Tổng cong ty tổ chức xác định và quyết định giá trị doanh nghiệp để CPH và quyết định tổ chức bán đấu giá cổ phần theo hướng dẫn chung của Nhà nước.
2.2. Giao cho Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định tỷ lệ cổ phần (hoặc điều chỉnh tỷ lệ cổ phần trên cơ sở thực tế bán cổ phần tại từng đơn vị) và báo cáo sau khi hoàn tất việc bán cổ phần.
2.3. Nhà nước có văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp CPH và các cơ quan có thẩm quyền định giá lại tài sản công ty cổ phần (sau một thời gian được đầu tư và mở rộng) để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tín chấp, thế chấp vay vốn ngân hàng.
2.4. Đề nghị các Bộ, Ngành chức năng quan tâm hỗ trợ va tạo điều kiện giải quyết triệt để những vấn đề tồn tại thuộc lĩnh vực tài chính, lao động dôi dư… trong các doanh nghiệp đã thực hiện sắp xếp, đổi mới.
Việc triển khai CPH doang nghiệp trong Tổng công ty thép Việt Nam là một vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Tổng công ty. Tuy nhiên tiến trình triển khai diễn ra còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới nề kinh tế của đất nước cũng như cải cách hoạt động sản xuất của Tổng công ty. Trên cơ sở bài học kinh nghiệp của một số doanh nghiệp Nhà nước và một số giải pháp của Tổng công ty em xin đưa ra một số giải pháp mang tính chất kiến nghị nhằm đẩy nhanh quá trình CPH trong Tổng công ty thép Việt Nam.
Thứ nhất, hiện quỹ sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước có 3 nhiệm vụ chính sau :
a, Hỗ trợ và đầu tư vốn cho doanh nghiệp
b, Đầu tư vốn cho các doanh nghiệp đã thực hiện CPH
c, Hỗ trợ thanh toán nợ cho những đơn vị thực hiện giao bán cho thuê.
Ngoài những nhiệm vụ trên, quỹ còn có thể đứng ra mua lại cổ phiếu do các đơn vị CPH phát hành để thực hiện dự án đầu tư, để đại hội cổ đông thành lập có thể tiến hành và công ty cổ phần đi vào hoạt động. Sau đó quỹ có thể đem ban lại số cổ phiếu đã mua này
Thứ hai, ban đổi mới quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Nam mà trực tiếp là công tác CPH cần nghiên cứu trình Hội đồng quản trị một số chính sách đặc thù mà Tổng công ty có thể áp dụng như sau :
- Về tỷ lệ vốn Nhà nước (Vốn của Tổng công ty) trong công ty cổ phần : Tuỳ theo phương án CPH từng đơn vị mà Tổng công ty có thể tính vốn góp của Nhà nước tối đa bằng 49% vốn điều lệ. Một mặt, đảm bảo thu nhập lương cho cán bộ công nhân viên không bị khống chế (nếu 50%) và chịu sự quản lý của Bộ Lao động- Thương binh xã hội xét duyệt đơn giá tiền lương. Mặt khác, sự chi phối của Tổng công ty vừa phải thông qua người đại diện vốn góp của Tổng công ty ở công ty cổ phần hình thành mối quan hệ công ty mẹ công ty con. Cần phải khẳng định rằng : Cổ phần hoá một đơn vị thành viên của Tổng công ty không phải là tách đơn vị đó ra khỏi Tổng công ty, mà chỉ là đổi mới phương pháp quản lý. Thay vì trước đây chưa CPH, Tổng công ty quản lý đơn vị thành viên bằng chỉ thị, mệnh lệnh, nay đơn vị thành viên chuyển thành công ty cổ phần, Tổng công ty quản lý công ty cổ phần thông qua vốn góp và người đại diện cho vốn góp của Tổng công ty.
- Quyền chi phối của Tổng công ty không bị mất, trong khi lam tăng quyền chủ động của đơn vị, là cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh chung được nâng cao. Đề nghị bổ sung vào điều lệ của Tổng công ty cổ phần : “Tổng công ty góp vốn bằng 49% vốn điều lệ công ty cổ phần thì Tổng công ty có quyền cử người đại diện vào bộ máy điều hành của công ty cổ phần và do Tổng công ty trả lương”. Đối với Người đại diện, ngoài việc theo dõi và giám sát tình hình hoạt động, kinh doanh của công ty cổ phần như điều 50 và 54, chương 7, luật doanh nghiệp Nhà nước được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20/4/1995, đề nghị bổ sung vào điều lệ của công ty cổ phần.
Thứ ba, nếu Tổng công ty có các chính sách cho các cá nhân trong Tổng công ty vay đầu tư khi huy động vốn, thì huy động họ thành những cổ đônh của công ty cổ phần hoặc mua cổ phiếu của công ty cổ phần, và ngoài ra có thể có những chính sách chung cho các đơn vị thành viên Tổng công ty hàng năm trích phần trăm tư 2 quỹ (quỹ đầu tư phát triển và quỹ phúc lợi) để mua cổ phần ở các công ty cổ phần nhằm thúc đẩy phong trào chung của Tổng công ty thực hiện chính sách CPH của Đảng và Nhà nước.
Đề nghị Tổng công ty có chính sách tạo điều kiện cho đơn vị CPH trước, trong và sau khi CPH có đủ tiềm lực, tạo thế đứng vững vàng để đơn vị CPH phấn khởi, yên tâm hực hiện chủ trương CPH như : Tạo điều kiện về vốn, giải quyết các tài sản, công cụ, vật liệu tồn khô không tiếp tục sủ dụng nữa. Chính sách thành toán nội bộ ghi nợ, ghi có qua Tổng công ty, hay chính sách cấp thẳng vốn đầu tư cho công ty cổ phần khi các đơn vị mua sản phẩm của công ty cổ phần không qua đơn vị chủ đầu tư. Nói chung cần có chín sách giúp đỡ, tạo điều kiện cho đơn vị CPH lành mạnh hoá tình hình tài chính của đơn vị trước khi CPH và trong khi CPH để tình vào giá trị của doanh nghiệp.
Thứ tư, Tổng công ty có chính sách hỗ trợ sản phẩm, song vẫn chưa được đầy đủ, nhất là các sản phẩm cạnh tranh găy gắt. Do vậy, đề nghị Tổng công ty có chính sách riêng cho các công ty cổ phần, nhất là các đơn vị xây lắp và các sản phẩm phục vụ xây lắp phải thực hiện đấu thầu. đề nghị Tổng công ty xin phép Chính phủ về việc chỉ thị các công trình chuyên ngành đối với các đơn vị CPH thực sự khó khăn trong 2-3 năm đầu, để tạo điều kiện tạm thời cho Tổng công ty có hành lang pháp lý chỉ định thầu các đơn vị CPH theo pháp luật, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần về việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên hoặc được cộng thêm điểm xét thầu cho các đơn vị CPH vài năm đầu.
Thứ năm, CPH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhưng còn mới mẻ. Chính phủ và các cơ quan chức năng có nhiều văn bản hướng dẫn nhưng các đơn vị CPH hầu hết là phải mò mẫm từ các văn bản của Nhà nước, đề nghị Tổng công ty hệ thống hoá, cập nhật, cụ thể hoá các văn bản Nhà nước như : Tiêu chí người nghèo, giải quyết lao động dôi dư khi CPH, vật tư tồn kho không sử dụng được thông báo chuyên mục CPH cho các đơn vị thành viên qua tình hình thực tế của các đơn vị CPH, đề nghị tổ CPH ban xây dựng phương án đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty có các văn bản hướng dẫn cụ thể hoá quy trình CPH, trong đó quy định khung thời gian thực hiện từng bước CPH để các đơn vị thực hiện khỏi lúng tong. Quy định thời gian tối thiểu và thời gian tối đa cho từng bước CPH áp dụng cho từng loại doanh nghiệp khác nhau trong Tổng công ty đang là vấn đề bức xúc. Mặt khác, việc quy định khung thời gian cho từng bước CPH đối với từng cơ quan chức năng và đơn vị thực hiện khác nhau sẽ làm rõ được trách nhiệm của sự chậm trễ ở khâu nào, bộ phận nào để có biện pháp tháo gỡ cụ thể.
Thứ sáu, chuyển đổi cơ chế kinh tế là tất yếu khách quan để nền kinh tế thích ứng với yêu cầu của quá trình hội nhập nền kinh tế.Tuy nhiên, do những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi những bất cập vì thiếu một lộ trình của quá trình chuyển đổi. Việc xây dựng lộ trình CPH DNNN nằm trong lộ trình chung của quá trình chuyển đổi là một nhu cầu bức xúc. Vì vậy, đề nghị Ban xây dựng phương án đổi mới quản lý doanh nghiệp , mà trực tiếp là Tổ cổ phần hoá , quan tâm nghiên cứu xây dựng lộ trình CPH các đơn vị trong Tổng công ty, bởi kế hoạch CPH của Chính phủ đã có đến năm 2005. Việc sắp xếp lại doanh nghiệp ở Tổng công ty cũng đã, đang và sẽ được tiến hành theo chính sách đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước của Tổng công ty quan tâm sắp xếp, để định hướngvà chuẩn bị sẵn sàng cho các đơn vị CPH, tạo cơ sở cho hội nhập. Vấn đề cần thiết là phải xây một lộ trình CPH đơn vị có hướng dẫn CPH chủ động và có kế hoạch xây dựng đơn vị có đủ thực lực về con người, đủ mạnh về kinh tế, quán triệt và tuyên truyền về tư tưởng, chuẩn bị cho việc chuyển Tổng công ty từ một công ty Nhà nước sang công ty Cổ phần.
Thứ bẩy, nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ Đảng viên về sự cần thiết CPH DNNN và vai trò quyết định của sở hữu.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Trung ương 3, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 9 để tạo ra bằng được sự thống nhất, nhất trí cao trong các ngành, các cấp, trong cán bộ đảng viên về định hướng phát triển kinh tế- xã hội, yêu cầu, thời cơ và thách thức hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN; trong đó CPH với những kết quả thực hiện được khẳng định là đúng đắn, là giải pháp cơ bản để tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân cách hành chính và đấu tranh chống tham nhũng.
DNNN giờ đây không phải chỉ là những doanh nghiệp mà Nhà nước có 100% vốn mà còn cả những doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối, với yêu cầu và nhiệm vụ là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô; là lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Kiên quyết sắp xếp lại và đổi mới để hệ thống doanh nghiệp Nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhất nền kinh tế; có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến; sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước hiệu quả hơn; thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Doanh nghiệp nhà nước được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh và hợp tác với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật trong một trường bình đẳng.
Những doanh nghiệp Nhà nước không cần giữ 100% vốn thì khoán phải thực hiện CPH, trường hợp không cổ phần hoá được thì mới áp dụng hình thức sắp xếp khác.
CPH ngày càng đi vào chiều sâu phải được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách sát sao theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước tiến hành thực sự vững chắc, không nóng vội, không để thất thoát tài sản của Nhà nước, cơ hội cho những hành vi tham nhũng, kiên quyết không CPH khép kín. CPH phải trở thành nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành, mỗi cấp, phải có những giải pháp phù hợp bảo đảm.
Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu có vai trò quyết định đối với việc duy trì hay chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước căn cứ vào Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo pháp luật có trách nhiệm giám sát và tổ chức vận động người lao động chấp hành nghiêm túc quyết định về CPH của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ cập rộng rãi kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, pháp luật về doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, về công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, đặc biệt đối với người lao động trong Tổng công ty để làm việc và hành xử đúng quy định.
Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác cổ phần; đồng thời áp dụng các chế tài thích hợp đối với những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoặc cố tình gây khó khăn, cản trở CPH DNNN.
Thứ tám, Kiến quyết bằng các phương thức thị trường thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và bán cổ phần, khắc phục cho được việc bán cổ phần khép kín trong nội bộ doanh nghiệp và thất thoát tài sản nhà nước.
Xoá bỏ việc xác định giá trị doanh nghiệp thông qua hội đồng. Thực hiện các định giá trị doanh nghiệp thông qua các tổ chức chuyên nghiệp để nâng cao tinh minh bạch trong định giá. Giá trị doanh nghiệp được xác định( do tổ chức tài chính trung gian hoặc doanh nghiệp tự xác định) chỉ là cơ sở để xác địnhvốn điều lệ và xây dựng phương án CPH; đồng thời làm căn cứ để đấu giá bán cổ phần.
Thực hiện lành mạnh hoá tài chính của Tổng công ty trước khi chuyển sang công ty cổ phần, quy định rõ trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp trong việc xử lý những tồn tại về tài chính; quy định việc chuyển giao những tài sản, công nợ đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hó chuyển giao ngay cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp tiếp tục thu hồi, xử lý.
Bổ sung quy định về xác định giá trị tài sản là giá trị quyền sử dụng đất của Tổng công ty cho phù hợp với quy định của Luật đất đai mới ban hành năm 2003, trong đó:
- Đối với diện tích đất của các đơn vị được cổ phần đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh… thì doanh nghiệp CPH được quyền lựa chọn thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật đất đai.
Trường hợp đơnvị CPH được lựa chọn thuê đất thì không tính giá trị đất vào giá trị của đơn vị cổ phần hóa. Đơn vị CPH tiếp tục ký kết hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp đơn vị cổ phần hoá tiến hành hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị do uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định sát với chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường và công bố vào ngày 01 tháng 1 hàng năm theo quy định của Chính phủ.
Đối với diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp để xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp đơn vị CPH thực hiện theo quy định đối với trường hợp đơn vị CPH thực hiện hình thức giao đất.
Thứ chín, Tăng cường quản trị đơn vị cổ phần, nâng cao vai trò của cổ đông là Nhà nước, thực sự đưa các đơn vị sau cổ phần hoá hoạt động trong môi trường bình đẳng với doanh nghiệp khác.
- Đẩy mạnh việc áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất và bắt buộc áp dụng điều lệ mẫu đối với các công ty được cổ phần và công ty niêm yết. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở các công ty cổ phần, người lao động- cổ đông về quyền hạn, trách nhiệm của cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty cổ phần, trình tự thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty, đặc biệt là cổ đông là người lao động trong doanh nghiệp nắm được các quy định pháp lý tránh xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, hoặc làm chủ mang tính hình thức của người lao động trong doanh nghiệp, hoặc làm chủ mang tính hình thức của người lao động do không hiểu pháp luật. Đổi mới thực sự phương thức quản lý và điều hành công ty cổ phần; có quy định bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số.
Thống nhất tiêu chuẩn đại diện chủ sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước tại công ty cổ phần. Tăng thầm quyền và trách nhiệm đối với người đại diện. Quy định rõ cơ chế phối hợp giữa những người quản lý trực tiếp phần lớn vốn nhà nước tại doanh nghiệp để bảo đảm lợi ích của cổ phần nhà nước, tránh tình trạng các cá nhân quản lý trực tiếp phần vốn nhà nước có ý kiến biểu quyết khác nhau. Quy định cụ thể những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước thì người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước trước khi biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông. Nghiên cứu, bổ sung quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
Khẩn trương thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để quản lý có hiệu quả vốn nhà nứơc tại; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tổng công ty cổ phần, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm nhiều thành viên, công ty liên doanh do các Bộ, ngành, địa phương chuyển giao; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn quyết định thành lập, doanh nghiệp có vốn góp củaTổng công ty này.
Quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chính sách, chế độ cho doanh nghiệp sau chuyển đổi; giải quyết kịp thời các vướng mắc cho doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh và thông tin doanh nghiệp thuộc cơ quan kế hoạch và đầu tư để kết hợp đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp cổ phần hoá và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá.
Phát triển các tổ chức đầu tư và dịch vụ CPH, khuyến khích phát triển một số tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nhiệm vụ tư vấn, cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đầu tư cổ phần. Hình thành một số trung tâm bán đấu giá cổ phần ở các thành phố, đô thị lớn.
Phải phấn đấu thực hiện cho bằng được chủ trương của Đảng về quy định của Hiến pháp về các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được tiến hành kinh doanh trong môi trường thực sự bình đẳng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên cơ sở ban hành luật mới hoặc bổ sung sửa đổi một số Luật như: Luật doanh nghiệp chung, Luật sử dụng vốn vào kinh doanh, Luật cạnh tranh chống độc quyền, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật phá sản, Luật tín dụng ngân hàng, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động… để từng bước và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự khác biệt về điều kiện kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.
Xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với thông lệ và quy định của các tổ chức quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện nước, hỗ trợ lãi suất đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu; hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu xây dựng và bảo vệ thương hiệu hàng hoá có khả năng cạnh tranh… tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sau cổ phần hoá.
Thứ mười, tăng cường chỉ đạo cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Tập trung chỉ đạo, kiên quyết thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá trong đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch điều chỉnh phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Quyết định số 155/2004/QĐ- TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Gắn trách nhiệm hành chính của người lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp với kết quả sắp xếp và CPH ở đơn vị mình theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đẩy mạnh công tác hành chính trong cổ phần hóa DNNN, đơn giản hoá thủ tục trong các bước. Rút gắn thời gian thực hiện các bước trong quá trình thực hiện CPH một doanh nghiệp, từ 536 ngày xuống còn 200 ngày. Trong đó tập trung vào các khâu: thành lập ban đổi mới doanh nghiệp- bắt đầu định giá ( kéo dài từ 120 ngày đến 210 ngày); bắt đầu định giá- quyết định giá trị doanh gnhiệp( kéo dài từ 130 đến 148 ngày); quyết định giá trị doanh nghiệp- phê duyệt phương án( kéo dài từ 62 đến 73 ngày); phấn đấu tổng công 3 khâu này chỉ kéo dài không quá 100 ngày.
Các bộ, ngành, địa phương, Hội đồng quản trị các tổng công ty nhà nước cần chủ động trong việc hướng dẫn, chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện CPH theo quy định hiện hành, tránh tình trạng để đến thời điểm thực hiện CPH mới xử lý dẫn đến chậm trễ hoặc không thực hiện cổ phần hóa được do sau khi xử lý thì không còn vốn nhà nước để cổ phần hóa.
Cần kiện toàn ngay những Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa theo đúng chỉ đạ của Thủ tướng Chính phủ là một đồng chí cấp phó Thủ tướng làm trưởng ban và Ban nhất thiết phải có bộ phận chuyên trách giúp việc với những cán bộ thiếu nhiệt tình công tác, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu doanh nghiệp và có trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao
Thành lập tổ công tác liên ngành, thành phần gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển Doanh nghiệp, giúp Thủ tướng Chính phủ giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình CPH DNNN.
Định kỳ, thực hiện việc giao bán với các bộ, địa phương có nhiều DNNN CPH( Bộ xây dựng, Bộ Công nghiệp, Bộ giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thương mại…các tỉnh, thành phố, uỷ ban nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương và các tổng công ty Nhà nước thực hiện CPH theo quy định của pháp luật và phương án phê duyệt, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng trong thời gian tới chúng ta cần thiết chú trọng tới việc giải quyết một số vấn đề sau:
- Tổng công ty cần đầy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân, đặc biệt là những người lao động, hiểu rõ mục tiêu của CPH là giúp họ có cơ hội thực sự làm chủ Doanh nghiệp thông qua việc mua cổ phần.
- Cần nâng cao tổng giá trị ưu đãi cho người lao động ở những doanh DNNN có vốn nhỏ, số lượng lao động lớn để đảm bảo giá trị ưu đãi cho người lao động theo quy định.
- Có chính sách giải quyết lao động dôi dư trước và sau CPH như khuyến khích người lao động tự nguyện thôi việc,khuyến khích thành lập các trung tâm đào tạo và tuyển dụng lại lao động dôi dư. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho hoạt động này.
- Thay đổi các tiêu chí về xếp tiền lương, thưởng đối với người lãnh đạo, cán bộ quản lý Doanh nghiệp cũng như chính sách phân bổ quỹ lương, quỹ phúc lợi, không nên sử dụng các tiêu chí trung gian như hiện nay mà nên sử dụng tiêu chí đánh giá trực tiếp, đó là kết quả cuối cùng về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, về mức độ phức tạp và hiệu quả quản lý lãnh đạo Doanh nghiệp.
- Mở rộng chủ trương hay huy động vốn trong toàn xã hội, bao gồm cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, những người có khả năng góp vốn và có năng lực quản lý. Đối với những Doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối hoặc không có cổ phần chi phối thì không nên khống chế số lượng cổ phần của các pháp nhân, cá nhân.
- Việc định giá Doanh nghiệp cần chi tiết và cụ thể hơn dựa trên nguyên tắc thị trường. Thủ tục định giá cần gọn nhẹ và các tiêu chí rõ ràng, khách quan, tránh tình trạng áp đặt theo ý kiến chủ quan của các chuyên gia định giá Doanh nghiệp. Muốn vậy, cần có chính sách công khai tài chính Doanh nghiệp, có hệ thống hạch toán kế toán theo thông lệ quốc tế để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong các báo cáo tài chính Doanh nghiệp.
- Ta thấy rằng đầy nhanh tiến trình CPH cần có một TTCK phát triển mạnh.TTCK là một thị trường vốn dài hạn cho các công ty Cổ phần ( CTCP). Có các CTCP mà không có TTCK thì cũng như có sản phẩm mà không có nơi trao đổi và định giá, sản xuất mà không biết nhu cầu sẽ biến động thế nào, không biết là có nên sản xuất nữa hay không thì sản phẩm cũng không thể trở thành hàng hoá được, và lại có nguy cơ quay về nền kinh tế tự cung tự cấp. Vì vậy, song song với chủ trương CPH các DNNN là tiến trình thành lập và mở rộng TTCK để tác tác động tích cực cho việc góp vốn đầu tư của nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp CPH, vì chỉ khi thông qua TTCK mọi người mới có điều kiện phân tích, sàng lọc thông tin để xác định Doanh nghiệp Cổ phần nào làm ăn hiệu quả từ đó họ mới tham gia mua cổ phần, góp vốn vào DNCPH tăng cường hiệu quả SXKD.
TTCK ở các nước trên thế giới đã phổ biến và rất quen thuộc đối với tất cả mọi người. Nhưng ở nước ta TTCK chỉ dành cho những người có điều kiện, cho giới thượng lưu chứ không thể là thị trường của công chúng trong cả nước. Hình thức chơi cũng chưa thực sự sòng phẳng. Đối tượng tham gia mua bán Chứng khoán hầu hết là các cá nhân. Chưa thấy xuất hiện các định chế tài chính như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán… tham gia mua, bán cổ phiếu, trái phiếu.ở các nước trên thế giới thì đối tượng chính lại là các định chế tài chính. Đặc điểm của TTCK là thị trường vốn dài hạn, do đó cần những khoản vốn lớn lưu chuyển trên thị trường chứ không chỉ là vốn nhỏ lẻ. Hơn nữa, để các cá nhân tham gia giao dịch Chứng khoán, họ cũng cần phải có vốn, có kiến thức đầy đủ về tài chính cả vĩ mô lẫn vi mô.
Thiết nghĩ đối tượng tham gia vào TTCK ngoài các cá nhân riêng lẻ rất cần những định chế tài chính, là những chủ thể giữ vai trò trung gian huy động vốn lớn, có kiến thức tài chính để phân tích, đánh giá trước khi quyết định đầu tư. Chính vì vậy, để tạo thêm sự sôi động và hiệu quả hoạt động của TRCK ở nước ta, nên cần sớm hình thành và đưa vào vận hành những định chế tài chính trung gian đặc biệt là loại hình quỹ đầu tư chứng khoán.
Một nguyên nhân nưa là do công chúng và các Doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ về TTCK, hệ thống pháp luật và chính sách, các khoản liên quan đến TTCK của Nhà nước ta còn chưa hoàn thiện, vì vậy, Nhà nước ta cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản, chính sách liên quan đến thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển của TTCK. Mặt khác cần hướng dẫn và giải thích cho những người dân đặc biệt là các Doanh nghiệp hiểu sâu hơn về những lợi ích mà TTCK đem lại.
Có chính sách yều cầu các Doanh nghiệp CPH bảo đảm kết quả hoạt động kinh doanh của mình để làm cơ sở đánh giá kết quả CPH và tạo lòng tin cho các Doanh nghiệp khác.
Cuối cùng cần có chính sách và chương trình trong việc sử dụng tiền bán cổ phần, tránh để lãng phí vồn và vốn “ chết” tại Kho bạc vì theo quy định hiện hành, tiền bán cổ phần của Nhà nước nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Công ty cổ phần không được sử dụng số tiền này vào bất cứ việc gì, gây nên tình trạng vốn “ chết” tại Kho bạc.
Kết luận
CPh hay nói đúng hơn là chuyển đổi cơ cấu sở hữu là một chủ trương đúng đắn của Đảng , Nhà nước nói chung và của Tổng công ty Thép Việt Nam nói riêng, đó là một giải pháp quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đa dạng hóa sở hữu trong các DNNN. CPH cũng không còn phải là những vấn đề quá mới mẻ đối với nhiều người. Nhưng để hiểu được CPH và hiểu đúng về CPH, thực hiện CPH như thế nào thì cũng còn là một vấn đề đáng quan tâm. Vì vậy, để thực hiện tốt chủ trương này của Đảng và Nhà nước Tổng công ty thép Việt Nam cần có giải pháp hữu hiệu để xúc tiến hoạt động này nhằm khắc phục những mặt hạn chế của Tổng công ty. Đưa Tổng công ty phát triển ngày một mạnh, từng bước khẳng định vị trị của mình ở thị trường trong nước và thị trường khu vực cũng như thị trường quốc tế.
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm, Tổng công ty còn gặp nhiều khó khăn cụ thể như vấn đề huy động vốn, để giải quyết lao động dôi dư, vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp, những văn bản pháp luật ban hành còn quá xa vời, chưa phù hợp với thực tế, nhiều quy định chung không cụ thể, các văn bản hướng dẫn thiếu tính đồng bộ kịp thời, sự can thiệp của Nhà nước còn quá lớn… Chủ yếu là sự quan tâm chưa đúng hướng do đó không giải quyết được những vấn đề của Tổng công ty, không phát hiện được những trở ngại, hạn chế.
Từ cơ sở lý luận chung về CPH em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng công ty thép Việt Nam. Đây cũng chỉ là những đánh giá chung, còn rất sơ bộ và non kém về trình độ cũng như lý luận, chưa thể đi sâu phân tích cụ thể của vấn đề. Tuy nhiên, qua chuyên đề này em cũng có thể hiểu được phần nào về CPH DNNN nói chung và về chuyển đổi cơ cấu sở hữu trong Tổng cônng ty thép Việt Nam nói riêng. Chúng ta cũng có thể thấy được những mặt ưu điểm, nhược điểm của CPH để từ đó có những điều chỉnh để CPH thực sự có tác dụng đối với Tổng công ty Thép Việt Nam. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của Đảng và các Bộ, Ngành liên quan đối với Tổng công ty Thép Việt Nam và phải được giải quyết sớm hơn.
Tài liệu tham khảo
I. Sách
1. TS. Đoàn Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền " Giáo trình Khoa học quản lý tập II". NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội năm 2002.
2. TS. Nguyễn Hữu Mạnh "Luật Kinh tế" năm 2003
3. PGS.TS. Lê Hồng Hạnh "Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, những vấn đề lý luận và thực tiễn" - NXB Chính trị Quốc gia - Tháng 03/2004.
II. Báo và tạp chí
1. Nguyễn Hoàng Anh "Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá đối với Tổng Công ty Nhà nước, một số giải pháp cụ thể" - Tạp chí Chứng khoán Việt Nam tháng 04/2001.
2. TS. Lê Xuân Bá "Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp" - Tạp chí Quản lý Nhà nước tháng 07/2000
3. PGS.TS. Lê Hồng Hạnh "Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước một số cần được nhận thức đúng" - Tạp chí Luật số 1 năm 2003
4. Hoàng Hồ "Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện" - Tạp chí Công nghiệp tháng 01/1999
5. Nguyễn Đình Kháng "Nhận thức sở hữu theo tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế tháng 03/1999.
6. Nguyễn Minh Thông "Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước" - Tạp chí Chính sách tháng 10/2001
7. Nguyễn Thị Thơm "Kết quả và giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá" - Tạp chí LLCT tháng 3/2001
8. Hồng Thuỷ "Ba nguyên nhân cơ bản làm chậm tiến tình cổ phần hoá" - Tạp chí Thương mại tháng 8/2001.
9. Ngoài ra còn một số văn bản và các tài liệu của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36556.doc