Đề tài Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp

MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen là trường một trường Cao Đẳng được thành lập từ năm 1994, hợp tác đào tạo với Pháp và đã thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp chặt chẽ giữa việc học lý thuyết tại trường với việc thực tập tại các công ty, doanh nghiệp. Trong 7 học kỳ của 3 năm học, sinh viên có 2 lần được thực tập. Trường đã vận dụng triệt để phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng: “Học đi đôi với hành”. Thị trường lao động của nước ta hiện nay vẫn chưa có sự cân bằng giữa “thầy” và “thợ”, số lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hằng năm tăng đáng kể nhưng vẫn chưa cung ứng được cho công ty, doanh nghiệp một lực lượng lao động theo yêu cầu của họ. Sinh viên ra trường không có việc làm hoặc làm những việc không đúng chuyên môn vẫn còn là một thực tế đau lòng. Ngành giáo dục đã và vẫn đang tìm những biện pháp tháo gỡ, khắc phục tình trạng nêu trên. Trường CĐBC Hoa Sen là một trong những trường đầu tiên thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ (học lý thuyết ở trường và thực tập ở công ty, doanh nghiệp) bằng cách học hỏi, vận dụng có sáng tạo kinh nghiệm từ các đối tác. Từ khi thành lập cho đến nay, trường CĐBC Hoa Sen luôn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để thực hiện mục tiêu, phương thức đào tạo ấy. Việc chọn lựa, bố trí địa điểm, theo dõi, quản lý việc thực tập cho gần 1200 sinh viên của Khoa không phải là điều đơn giản. Hai lần thực tập của sinh viên được xem như là 2 học kỳ trong 7 học kỳ mà các em phải hoàn thành để có thể nhận bằng Cử nhân cao đẳng khi tốt nghiệp. Nâng cao hiệu quả thực tập của Sinh viên là một trong những phương thức góp phần giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thực tập là tạo điều kiện để sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tế, để vận dụng những kiến thức đã được học. Ngoài ra, thực tập cũng là cơ hội để các em có thể hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp, có hiểu biết đúng đắn hơn về nghề nghiệp, học hỏi thêm một số kỹ năng thực tế, rèn luyện một số phẩm chất để có thể vững vàng bước vào đời sau này. Thông qua phương thức đào tạo đó, trường cũng muốn cung cấp cho xã hội những người lao động không chỉ có kiến thức mà còn phải có những kỹ năng chuyên môn, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Từ khi được thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường CĐBC Hoa Sen đã được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện có nề nếp, với sự phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều bất cập trong công tác này. Nhất là trong hai, ba năm gần đậy, trường phát triển nhanh, số sinh viên hằng năm đều tăng, việc tổ chức và quản lý thực tập có nhiều vấn đề phát sinh và là một trong những mối bận tâm của Ban giám hiệu trường, của phòng Quan hệ công ty, phòng Đào tạo quản lý sinh viên và các Khoa, Ngành. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng việc tổ chức, quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho sinh viên. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen trong những năm qua. Từ những ưu điểm và nhược điểm đã phân tích, nghiên cứu để đề xuất những giải pháp pháp cụ thể nhằm giúp cho nhà trường, các bộ phận có liên quan, các khoa và ngành có thể quản lý việc thực tập của sinh viên một cách chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện để sinh viên nâng cao các kỹ năng chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và từ đó, giúp sinh viên tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp mà không cần phải qua thời gian thử việc. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý thực tập 2. Thực trạng việc quản lý thực tập của sinh viên tại Khoa Quản trị trong những năm qua. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập của sinh viên. IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen. 2. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý thực tập của sinh viên Khoa Quản trị trường Cao Đẳng Bán Công Hoa Sen. V. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1. Việc quản lý thực tập của trường Hoa Sen từ trước đến nay là sự thể nghiệm một phương thức giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nghề cho SV và đã đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập cần phải được giải quyết để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả của học kỳ thực tập. 2. Nếu có những giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn với tình hình thực tế hơn thì trường Hoa Sen sẽ tổ chức và quản lý tốt hơn việc thực tập của SV, khắc phục được những tồn tại hiện có. Và nâng cao hiệu quả thực tập cũng chính là góp phần hữu hiệu trong việc giúp sinh viên làm quen với môi trường thực của công ty, doanh nghiệp, rèn luyện các kỹ năng thực hành, áp dụng lý thuyết vào thực tế. VI. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu việc quản lý thực tập của sinh viên Khoa Quản trị bao gồm các ngành học sau đây: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị hành chánh, Kinh tế đối ngoại. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để việc nghiên cứu đạt những kết quả mang tính chính xác của một công trình khoa học, không thể không lựa chọn cho mình những quan điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu, những phương pháp phù hợp để thực hiện công trình nghiên cứu. Từ mong muốn đó, chúng tôi đã xác định: 1. Phương pháp luận: - Quan điểm hệ thống: vấn đề được nghiên cứu một cách toàn diện, khách quan: việc quản lý thực tập của Khoa phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với các khoa khác trong trường, với mục tiêu đào tạo chung của trường. - Quan điểm lịch sử-logích: tìm hiểu sự hình thành và phát triển của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là việc quản lý thực tập đã được thực hiện từ khi trường Hoa Sen mới thành lập (1999) cho đến nay (2004) với những ưu điểm được phát huy và những nhược điểm cần được khắc phục. - Quan điểm thực tiễn: từ những điều tra, nghiên cứu thực tế, phân tích để phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý thực tập. Và cũng dựa trên kết quả thực tập của sinh viên, việc quản lý thực tập của nhà trường để đề xuất những biện pháp quản lý mới nhằm nâng cao hiệu quả thực tập và khẳng định tính khả thi của các giải pháp. 2. Phương pháp hệ: 2.1 Phương pháp quan sát: - Đối tượng được quan sát là: phòng Quan hệ công ty, SV của các ngành thuộc Khoa Quản trị, các GV là Trưởng ngành, các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên đến thực tập. - Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Khoa Quản trị, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan. 2.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã đưa ra 3 mẫu phiếu thăm dò ý kiến: - Phiếu 1: dành cho sinh viên đang đi thực tập gồm 14 câu hỏi. Số phiếu thu về là 354. - Phiếu 2: dành cho các trưởng ngành và quản sinh gồm 15 câu hỏi. Số phiếu thu về là 48. - Phiếu 3: dành cho các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV đến thực tập gồm 16 câu hỏi. Số phiếu thu về là 114. 2.3 Vận dụng một số công thức của toán thống kê: ƒ Để phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần số, tính tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình M, độ lệch chuẩn S. ƒ Số liệu được qui ước như sau: - Đối với câu hỏi có 4 khả năng trả lời: a = 4, b = 3, c = 2, d = 1 - Đối với câu hỏi có 3 khả năng trả lời: a = 3, b = 2, c = 1 2.4 Phương pháp phỏng vấn: - Phỏng vấn cácTrưởng ngành để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn của SV các ngành khi đi thực tập, sự phối hợp của Trưởng ngành với các bộ phận có liên quan để giải quyết những khó khăn của SV trong thời gian thực tập. Nhận xét, đánh giá của các Trưởng ngành về việc quản lý thực tập của trường, của Khoa hiện nay, những đề xuất thay đổi. - Phỏng vấn các doanh nghiệp đã tiếp nhận SV Hoa Sen thực tập trong nhiều năm qua để tìm hiểu, lắng nghe những ý kiến đóng góp của họ về việc tổ chức cũng như quản lý thực tập của trường Hoa Sen hiện nay, những đề nghị cải tiến trong tương lai. - Phỏng vấn những SV đang đi thực tập để tìm hiểu những khó khăn của SV, những mong muốn của các em để việc thực tập đạt kết quả tốt hơn. - Phỏng vấn trưởng phòng và nhân viên phòng Quan hệ công ty để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm địa điểm thực tập cho SV, đề xuất về sự phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường. VIII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: Phần 1: Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ của đề tài 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5. Giả thuyết nghiên cứu 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu Phần 2: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Lịch sử vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận 1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước 2. Thực tập 3. Quản lý 4. Công tác thực tập và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen 5. Các khái niệm, một số thuật ngữ cần làm rõ Chương 3: Thực trạng của việc tổ chức và quản lý thực tập của trường CĐBC Hoa Sen 1. Việc chuẩn bị cho học kỳ thực tập 2. Nội dung của học kỳ thực tập 3. Việc tổ chức thực tập 4. Tìm hiểu việc đánh giá thực tập Chương 4: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng 1. Nguyên nhân từ các bộ phận có trách nhiệm trong việc tổ chức và quản lý thực tập 2. Nguyên nhân từ sinh viên 3. Nguyên nhân từ doanh nghiệp Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập 1. Cơ sở đề xuất giải pháp 2. Các giải pháp 3. Tính khả thi của các giải pháp Phần 3: Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 2. Kiến nghị Phần 4: Phụ lục

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng bán công Hoa Sen và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vào nế nếp của trường và cũng đã được BGH quan tâm chỉ đạo. Ngoài ra, còn có 18.08% SV và 14.58% GV đánh giá việc quản lý thực tập của trường chỉ đạt loại trung bình. 2.5 Đối với việc đánh giá kết quả thực tập của SV: 2.5.1 Về việc xác định các tiêu chuẩn: Chưa có sự thống nhất hoàn toàn giữa những chọn lựa của GV và DN vì trường chưa tổ chức được những buổi giao lưu giữa DN và các ngành để có thể trao đổi cụ thể về yêu cầu của DN khi tiếp nhận thực tập cũng như mục đích của trường khi gửi SV đến thực tập tại DN. Và yêu cầu này cũng có thể thay đổi theo hoạt động của DN trong từng thời điểm khác nhau. 2.5.2 Về cách đánh giá năng lực của SV: DN có phần dễ dãi hơn GV cũng vì lý do vừa nêu trên. Khi chưa thống nhất cao về mục tiêu thực tập cũng như chưa có sự bàn bạc thống nhất giữa hai bên thì cách đánh giá không hoàn toàn giống nhau cũng là tất yếu. 2.5.3 Về những tác dụng nổi bật của thực tập: Để thực hiện mục tiêu đào tạo xen kẽ của trường thì SV phải được đến DN thực tập 2 lần trong suốt 3 năm học. Trong thời gian thực tập, SV được trường cũng như DN tạo điều kiện để tiếp xúc với môi trường thực tế và từ trong môi trường đó, học hỏi thêm để có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học cũng như trau giồi, rèn luyện để nâng cao tay nghề. Từ đó, sẽ nhận thức đúng hơn về nghề nghiệp đã chọn. Kết quả điều tra cho thấy, những tác dụng nêu trên chưa được phát huy đúng mức vì những lý do sau đây: ƒ Có những môn học còn mang tính lý thuyết (Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, Quản trị doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp...) cho nên, mặc dù đã được trang bị kiến thức ở trường nhưng khi vận dụng vào thực tế của DN, các em vẫn còn lúng túng. ƒ Không phải SV nào cũng được DN tạo điều kiện để thực tập một cách hiệu quả, vẫn còn tình trạng, SV thực tập như một người để DN “sai vặt” và trong những trường hợp đó, tác dụng của việc thực tập hầu như không có. ƒ Khả năng ngoại ngữ của SV chưa đáp ứng được yêu cầu của DN hoặc một số lớn SV không có cơ hội vận dụng ngoại ngữ. Đây cũng là một tác dụng chưa được đánh giá cao mà về phía GV phải rút kinh nghiệm để có thể thiết kế một nội dung chương trình phù hợp hơn. ƒ Việc bồi dưỡng để các em có nhận thức đúng về nghề nghiệp cũng chưa tốt vì hầu như các trưởng ngành không quan tâm nhắc nhở trước khi SV đi thực tập, cũng như trong hội đồng bảo vệ, các giám khảo ít chất vấn để kiểm tra nhận thức nghề nghiệp của SV, dẫn đến tình trạng hầu như cả GV lẫn SV đều không chú ý đến tác dụng này của học kỳ thực tập. 2.5.4 Về cách tính điểm thực tập cho SV: - Hầu hết GV, SV đã hài lòng với cách tính điểm hiện đang được áp dụng bao gồm các tỷ lệ điểm dành cho: quá trình thực tập của SV (do DN đánh giá); quyển bác cáo thực tập (SV viết sau khi kết thúc thực tập, GV chấm điểm); điểm thi môn kỹ năng bàn phím (kiểm tra tốc độ gõ máy tính của SV); điểm bảo vệ báo cáo thực tập trước hội đồng (do hội đồng dánh giá và cho điểm) đã được qui định bằng QĐ 174/1999. Tuy nhiên, vẫn còn có 6.25% GV cho rằng cách tính điểm chưa hợp lý . - Chúng tôi đã thống kê kết quả xếp loại cho SV của 4 ngành: Quản trị hành chánh, Kế toán, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh đi thực tập trong học kỳ 2 và 3 của năm học 2004-2005 được trình bày trong bảng 21dưới đây: Bảng 21: Tổng hợp xếp loại của Khoa XẾP LOẠI NGÀNH SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%) TỔNG CỘNG (TỶ LỆ %) Quản trị hành chánh 08 23.53% Kế toán 00 0.00% Kinh tế đối ngoại 17 50.00% Giỏi Quản trị kinh doanh 09 26.47% 17.44% TỔNG CỘNG 34 100.00% Quản trị hành chánh 20 24.39% Kế toán 09 10.98% Kinh tế đối ngoại 30 36.59% Khá Quản trị kinh doanh 23 28.05% 42.05% TỔNG CỘNG 82 100.00% Quản trị hành chánh 09 11.39% Kế toán 37 46.84% Kinh tế đối ngoại 18 22.78% Trung bình Quản trị kinh doanh 15 18.99% 40.51% TỔNG CỘNG 79 100.00% Ghi chú: Tất cả các ngành đều không có SV xếp loại Yếu - Căn cứ vào kết quả này, chúng tôi sẽ phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trong cách đánh giá SV của các ngành học như sau: ƒ Sự chênh lệch rõ nhất đối với ngành Kế toán: thông thường, SV gặp không ít khó khăn khi đi thực tập vì ít có DN nào mạnh dạn cho phép SV được tiếp xúc với những vấn đề nhạy cảm trong lãnh vực Kế toán. Đối với các GV thì lại cho rằng, để trở thành một nhân viên kế toán vừa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lại vừa có đạo đức, có phẩm chất trung thực thì là một điều khó nên trưởng ngành thường có những đòi hỏi nghiêm khắc đối với SV. Chính vì thế, điểm của các em không cao, dẫn đến kết quả xếp loại là SV ngành Kế toán không có loại giỏi, tỷ lệ SV đạt loại khá và trung bình đều thấp hơn những ngành khác. Điều này chứng tỏ sự chưa đều tay của GV cũng như của DN. ƒ Ngành Quản trị hành chánh cho rằng, đối với SV của ngành thì hầu hết các em đã được tạo điều kiện để thực tập các nghiệp vụ hành chánh, văn phòng, vì thế, cần phải nghiêm khắc trong đánh giá để các em có thể thấy được những ưu- khuyết của bản thân và rút kinh nghiệm một cách sâu sắc. ƒ Đối với ngành Kinh tế đối ngoại thì cho rằng vì còn một số SV chưa có dịp tiếp xúc nhiều với các nghiệp vụ xuất nhập khẩu mà chỉ được thực hành các nghiệp khác và vẫn được DN đánh giá cao nên GV cũng có phần dễ dãi. ƒ Đối với ngành Quản trị kinh doanh thì hầu như các em đã có việc làm bán thời gian ngay trong thời gian đi học. Điều đó cũng có nghĩa là các em đã có cơ hội thực hành và rèn luyện các nghiệp vụ, vì thế, trưởng ngành cũng không đưa ra những yêu cầu cao lắm đối với các em trong thời gian thực tập. ƒ Ngoài ra, GV của ngành nào thì tham gia hội đồng cũng như chấm quyển báo cáo của ngành đó. Vì thế, cũng không có dịp tiếp cận để có thể so sánh với những ngành khác và điều chỉnh cách cho điểm, đánh giá phù hợp, cân đối hơn giữa các ngành. ƒ Thông qua việc phỏng vấn các trưởng ngành, chúng tôi được biết việc chấm quyển báo cáo cũng như cho điểm SV trong hội đồng bảo vệ không ngang nhau. Vì quan điểm của các trưởng ngành chưa thống nhất. Và đây là vấn đề cần được bàn bạc thêm. ƒ Sở dĩ không có SV xếp loại yếu là vì trong thời gian thực tập, nếu SV nào vi phạm nội qui thực tập thì đã chịu hình thức kỷ luật của trường từ cảnh cáo đến đình chỉ thực tập và phải đi thực tập lại. 2.5.5 Về thù lao kiểm tra thực tập: Từ khi thành lập trường cho đến nay, ngoài phụ cấp được tính trên số lượng SV, trưởng ngành cũng như quản sinh đều không đuợc tính thù lao cho việc kiểm tra thực tập. Đây cũng là một khó khăn lớn. Chính vì thế, khi phỏng vấn một số trưởng ngành và quản sinh, chúng tôi đã ghi nhận được ý kiến, tất cả đều mong muốn được tính thù lao kiểm tra thực tập vì địa bàn TP HCM rộng lớn, việc đi đến các công ty không phải là không tốn kém về chi phí xăng, gửi xe... II NGUYÊN NHÂN TỪ SINH VIÊN: 1. Về việc chuẩn bị đi thực tập: 1.1 Chọn địa điểm thực tập: - Một số SV chưa có nhận thức đúng đắn về việc chọn địa điểm thực tập sao cho phù hợp với yêu cầu của DN cũng như năng lực của bản thân nên thiếu thận trọng, không cân nhắc, dẫn đến kết quả thực tập chưa tốt. - Cũng có những SV, do không được DN phân công, hoặc phân công những việc không đúng chuyên ngành mà SV đã được đào tạo, dẫn đến việc SV phải xin chuyển nơi thực tập, gây khó khăn cho GV, cho DN cũng như cho SV (như đã phân tích ở chương 3) - Một số SV không tham dự buổi sinh hoạt của trưởng ngành trước khi đi thực tập nên không nắm rõ nội qui thực tập, dễ dẫn đến những sai phạm trong thời gian thực tập. - Lại cũng có những SV không tập trung chú ý theo dõi nội dung sinh hoạt nên không biết cách ứng xử trong những tình huống có thể gặp khi đi thực tập, thể hiện sự kém cỏi, vụng về trong khả năng thương lượng với DN khi có vấn đề cần giải quyết. 1.2 Quá trình thực tập: - Đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với SV trong 3 năm học với số tín chỉ qui định cho mỗi học kỳ thực tập là 12 tín chỉ. Để hoàn tất học kỳ thực tập, đã có 29.24% SV thực tập theo đề cương, có 38.70% thực tập theo sự phân công của người hướng dẫn, có 20.06% SV trong thời gian thực tập, đã cố gắng để thực hiện những mục tiêu do chính bản thân đã đề ra. Điều này chứng tỏ, một số lớn SV còn thụ động, chưa đề ra mục tiêu cụ thể cho bản thân mặc dù các em hoàn toàn có khả năng để làm việc đó. - Sự thụ động này cũng lý giải vì sao khi chưa được giao việc, SV không dám mạnh dạn đề xuất với DN hoặc khi phải làm những công việc không đúng chuyên môn, SV cũng không trình bày rõ yêu cầu của bản thân với DN. - Hầu như SV hoàn toàn bị động và chỉ trông chờ vào cách giải quyết của trường, của GV mà có khi cách giải quyết này chưa phải là tốt nhất đối với các em. - SV chưa có ý thức cầu tiến nên khi phải làm những công việc không đúng chuyên môn thì không nghĩ rằng đó cũng là cơ hội để tiếp xúc, học hỏi thêm những công việc mới và điều đó sẽ rất có lợi cho SV khi đi làm. - Nguyên nhân bao trùm vẫn là SV chưa hiểu một cách thấu đáo mục tiêu đào tạo xen kẽ của trường, ý nghĩa và tác dụng của học kỳ thực tập và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc SV chỉ đi thực tập vì sự bắt buộc của trường, không hứng thú khi tham gia (3.39%). 1.3 Kết thúc thực tập: Khi thời gian thực tập đã kết thúc, việc quan trọng nhất của SV là phải viết báo cáo thực tập và bảo vệ trước hội đồng. Đối với những công việc này, đa số các em đã hoàn thành tốt, tuy nhiên vẫn còn có những điều bất cập vì những nguyên nhân sau: 1.3.1 Viết báo cáo thực tập: Trước khi đi thực tập, SV đã được hướng dẫn ghi nhật ký thực tập với những công việc đã thực hiện, cách thực hiện, những điều cần rút kinh nghiệm, cách khắc phục sai sót...Tuy nhiên, rất nhiều SV lười biếng, không ghi nhật ký hoặc cho rằng đây chỉ là một thủ tục mang tính chất hành chánh do trường qui định. Chính vì thế, lúc viết báo cáo, các em không còn nhớ rõ những công việc đã thực hiện, những kinh nghiệm, những điều đã học hỏi được...dẫn đến việc viết báo cáo sơ sài, không có nội dung và điểm quyển báo cáo thấp. - Ngoài ra, trường cũng có tổ chức những chuyên đề để hướng dẫn SV viết báo cáo và đã xin phép DN cho các em về dự nhưng vẫn có một số SV, hay viện lý do này hoặc lý do khác để không tham dự. Vì thế, đã không biết cách viết báo cáo cũng như không trình bày báo cáo theo tiêu chuẩn ISO mà trường đã qui định. 1.3.2 Bảo vệ truớc hội đồng: - Tất cả SV đều phải bảo vệ kết quả thực tập trước một hội đồng gồm 3 giám khảo. SV cũng đã được trường cung cấp kỹ năng trình bày báo cáo và báo cáo thử, tuy nhiên, vẫn còn một số SV chưa hoàn toàn tự tin khi báo cáo, chưa lắng nghe câu hỏi của ban giám khảo, thiếu năng động, nhạy bén nên kết quả chỉ đạt trung bình. - Cũng có một số ít SV do sự thiếu chuẩn bị về nội dung báo cáo cũng như các công cụ, phương tiện phục vụ cho báo cáo, và bản thân, không đủ trình độ để trả lời câu hỏi của ban giám khảo dẫn đến kết quả kém. III. NGUYÊN NHÂN TỪ CÁC DOANH NGHIỆP: Khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng việc thực tập của SV Khoa Quản trị trường CĐBC Hoa Sen, không thể không nói đến sự đóng góp, vai trò quan trọng của các DN. Vì đây chính là nơi tiếp nhận và hướng dẫn, tạo điều kiện để SV thực tập và kết quả thực tập của SV, tùy thuộc một phần lớn vào DN. 1. Về việc tiếp nhận SV đến thực tập: - Khi tìm hiểu về sự hài lòng của DN đối với thời điểm tiếp nhận SV trường Hoa Sen đến thực tập, chúng tôi đã ghi nhận được kết quả 92/114 DN cho rằng thời điểm SV đến thực tập là phù hợp, tuy nhiên vẫn còn 4.39% chưa thật sự hài lòng khi phải tiếp nhận SV. Qua thực hiện phỏng vấn với trường Đại học mở bán công, Trung tâm huấn luyện bay, chúng tôi đuợc các cơ quan này cho biết: việc tiếp nhận SV đến thực tập vào thời điểm nào rất quan trọng vì có những thời điểm cơ quan không có việc để giao cho SV thực tập (thí dụ: Đai học mở lúc nghỉ hè; Trung tâm huấn luyện bay sau Tết thì thường không có nhiều công việc). Nhưng vì nể nang trường, vì tôn trọng mối quan hệ quen biết với trường nên họ vẫn tiếp nhận và SV sẽ có những khó khăn nhất định, đôi khi dẫn đến việc ngành phải thay đổi nơi thực tập cho các em. - Như chúng tôi đã trình bày, học kỳ nào DN cũng tiếp nhận SV thực tập của trường Hoa Sen ở nhiều ngành, nhiều Khoa khác nhau. Có những DN tiếp nhận theo yêu cầu của DN và yêu cầu đó cũng trùng khớp với chuyên ngành SV được đào tạo. Đây là điều may mắn đối với các em. Tuy nhiên, cũng có một số ít DN, mặc dù đã thỏa thuận với phòng Quan hệ công ty, sẽ tiếp nhận tất cả SV Hoa Sen (không phân biệt ngành) nhưng trong thực tế, chỉ có một số SV được DN giao việc, vì các em thực sự đáp ứng yêu cầu của DN. Đối với trường hợp của một số SV thuộc các ngành khác, tuy vẫn thực tập ở các công ty nêu trên nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược. 2. Hướng dẫn thực tập cho sinh viên: - Trong công văn thực tập gửi đến các DN để xin phép cho SV đến thực tập, Khoa có ghi rõ tên người sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn SV, thông thường người hướng dẫn là giám đốc hoặc các trưởng phòng. Tuy nhiên, trong thực tế, có khi các chức danh này đã thay đổi người phụ trách mà phòng Quan hệ công ty không kịp thời cập nhật và đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến SV đã bị DN từ chối. - Người có tên trong công văn có khi không phải là người trực tiếp hướng dẫn SV, SV sẽ gặp khó khăn khi thông qua báo cáo thực tập cũng như có ảnh hưởng nhất định đến việc đánh giá kết quả thực tập của SV. Vì không được giao trách nhiệm một cách chính thức nên có người cũng e ngại trong việc hướng dẫn SV. - Cho đến nay, người hướng dẫn không hưởng một khoản thù lao nào của trường Hoa Sen, vì thế, nếu bận nhiều công việc, thật sự không có nhiệt tâm, nhiệt tình thì họ chỉ hướng dẫn qua loa và người chịu thiệt thòi vẫn là sinh viên. 3. Đánh giá kết quả thực tập: Việc đánh giá kết quả thực tập cho SV hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các DN vì những nguyên nhân sau đây: 3.1 Chưa có thang điểm cụ thể của trường: - Khi SV kết thúc thời gian thực tập, DN sẽ đánh giá kết quả thực tập của SV theo mẫu phiếu đánh giá với những mục theo yêu cầu của trường (xem mẫu phiếu ở phụ lục), các đề mục tương đối đã cụ thể nhưng cách cho điểm thì chưa có hướng dẫn rõ ràng. Vì thế, sự chênh lệch trong cách cho điểm và đánh giá của các DN rất thường xảy ra. Đây cũng là một nguyên nhân tạo ra kết quả thực tập không đồng đều ở các ngành. 3.2 Chưa nghiêm túc trong đánh giá: Một số ít DN, không theo dõi chặt chẽ SV trong suốt quá trình thực tập, vì thế, đánh giá theo cảm tính nhiều hơn là căn cứ trên hiệu quả thực tế của công việc, dẫn đến tình trạng, có SV làm nhiều nên khó tránh được sai sót , tuy đã giúp ích cho DN nhất định nhưng điểm thực tập không cao. Ngược lại, cũng có trường hợp, SV làm ít việc vì DN không có việc để phân công nhưng SV vẫn được đánh giá tốt. 3.3 Người đánh giá cuối cùng không phải là người đã hướng dẫn thực tập: Cũng có SV rơi vào trường hợp, người tiếp nhận và hướng dẫn phải đi công tác đột xuất hoặc chuyển sang bộ phận khác mà không bàn giao cụ thể cho người hứơng dẫn tiếp theo. Trong trường hợp này, SV có thể được điểm cao hơn so với kết quả thực tập hoặc ngược lại. IV KẾT LUẬN Trên đây, từ các số liệu trong kết quả điều tra, từ các cuộc phỏng vấn trực tiếp cũng như qua quá trình bản thân đã tiếp cận, theo dõi việc tổ chức, quản lý thực tập tại Khoa Quản trị , chúng tôi đã rút ra được những nguyên nhân dẫn đến thực trạng của công tác này. Chúng tôi nhận thấy đây là những nguyên nhân có liên quan với nhau, ảnh hưởng qua lại với nhau, dẫn đến những thành quả đã được công nhận về hiệu quả thực tập của SV Hoa Sen cũng như những tồn tại cần khắc phục. Việc phân tích giúp chúng tôi có những cơ sở thực tiễn để có thể căn cứ vào đó mà đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất luợng quản lý thực tập cho SV trường CĐBC Hoa Sen nói chung, đặc biệt là SV của Khoa Quản trị sẽ được trình bày ở chương 5 của Luận văn. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỰC TẬP I CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi căn cứ trên những cơ sở lý luận và những cơ sở thực tiễn sau đây: 1. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà Nước 1.1 Phương châm giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam là: ”Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Để thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn ấy, điều 34 trong Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Đào tạo trình độ cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản về một chuyên ngành cần thiết; chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn.” 1.2 Nghị quyết IX cũng khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. 2. Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của trường: Thực hiện mô hình đào tạo xen kẽ, kết hợp giữa việc học lý thuyết ở trường với việc thực tập tại doanh nghiệp để đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành tương đối hoàn chỉnh, có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực vận dụng lý thuyết vào công tác chuyên môn. Phương pháp dạy học của trường là rất coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện các kỹ năng thực hành nhằm giúp các em có thể nhanh chóng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. 3. Căn cứ vào Nghị quyết của Chi bộ Đảng trường CĐBC Hoa Sen: Năm học 2004-2005, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng, trường CĐBC Hoa Sen quyết tâm thực hiện “Năm học đổi mới toàn diện”, một trong những đổi mới đó là đổi mới cách tổ chức và quản lý thực tập. 4. Căn cứ vào việc phân công tổ chức, quản lý thực tập: Đây là sự phân công trách nhiệm do trường qui định cho các bộ phận có liên quan: Phòng quan hệ công ty, Phòng đào tạo và quản lý sinh viên, các Trưởng ngành và Quản sinh 5. Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn đến thực trạng: Những nguyên nhân đã được chúng tôi phân tích ở chương 4 cũng sẽ là những cơ sở thực tiễn mà chúng tôi đã dựa vào đó để đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của trường Hoa Sen, của Khoa Quản trị. Từ những cơ sở lý thuyết và thực tiễn vừa trình bày, kết hợp với kinh nghiệm mà bản thân đã có được qua quá trình theo dõi và trực tiếp phụ trách quản lý thực tập cho SV của Khoa Quản trị, chúng tôi xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc thực tập của sinh viên như sau. Đây là những giải pháp có liên quan đến: - Các bộ phận có chức năng quản lý trong nhà trường. - Sinh viên đang đi thực tập - Các doanh nghiệp đã tiếp nhận sinh viên đến thực tập II CÁC GIẢI PHÁP 1. Cần có những qui định bằng văn bản cụ thể, chặt chẽ và cập nhật đối với việc tổ chức và quản lý thực tập: 1.1 Đối với Ban giám hiệu: 1.1.1 Điều chỉnh các văn bản đã lỗi thời mà hiện nay vẫn còn áp dụng: CV số 27/CV/BGH: Một số nguyên tắc về quản lý đào tạo; quyết định số 174/QĐ/1999 về việc tổ chức và quản lý thực tập. Vì những văn bản này được ban hành từ khi trường có số lượng SV ít so với sự phát triển về quy mô cũng như về các ngành học như hiện nay. 1.1.2 Quy định chặt chẽ hơn đối với việc kiểm tra thực tập: cụ thể là quy định tỷ lệ phần trăm cho các bộ phận tham gia kiểm tra thực tập. Hiện nay, không phải SV nào cũng được kiểm tra thực tập. Vẫn còn 40% SV chưa được kiểm tra, kể cả 60% phải kiểm tra thì việc kiểm tra cũng chưa được thực hiện một cách nghiêm túc do các văn bản chỉ đạo của trường chưa rõ ràng. 1.1.3 Có chế độ thù lao cho những thành viên tham gia kiểm tra thực tập vì hiện nay chưa được quy định rõ ràng. Chúng tôi đề nghị cụ thể như sau: ƒ Đối với GV được phân công phụ trách một lớp có dưới 30 SV thì được tính 2 giờ chuẩn/tuần dành cho việc kiểm tra thực tập. ƒ Đối với GV được phân công phụ trách một lớp có từ 30 - 50 SV thì được tính 3 giờ chuẩn/tuần dành cho việc kiểm tra thực tập. 1.1.4 Ban hành văn bản cụ thể để qui định về sự phối hợp giữa các Khoa với phòng Quan hệ công ty nhằm cải tiến chất lượng quản lý thực tập tại DN theo 10 mục tiêu đổi mới (Nghị quyết chi bộ) 1.1.5 Ban hành qui trình tổ chức và kiểm tra thực tập để các Khoa thống nhất thực hiện theo các mốc thời gian dưới đây: Tuần 4 đến tuần 5: Lên kế hoạch thực tập cho học kỳ sắp tới. Tuần 12: Nhận danh sách cơ quan thực tập từ phòng Quan hệ công ty. Tuần 13: Phân công sinh viên đi thực tập. Tuần 1 của học kỳ mới: Sinh viên đến doanh nghiệp thực tập. Tuần 4 của học kỳ mới: Tổ chức cho sinh viên về trường họp phản ánh tình hình thực tập với Trưởng ngành (lần 1). Tuần 8 của học kỳ mới: Tổ chức cho sinh viên về trường họp phản ánh tình hình thực tập với Trưởng ngành (lần 2). Tuần 4 đến tuần 9: Trưởng ngành, quản sinh tiến hành kiểm tra thực tập. Tuần 13: Gửi thư cảm ơn doanh nghiệp đã nhận sinh viên thực tập của Khoa Quản trị. Tuần 14: Nhận báo cáo thực tập, lập hội đồng chấm bảo vệ báo cáo. Tuần 15 đến tuần 16: Đánh giá, công bố kết quả thực tập của sinh viên. 1.1.6 Xác định lại trách nhiệm của phòng Quan hệ công ty đối với việc tổ chức, quản lý thực tập. Trước đây, trong QĐ 174/QĐ, trách nhiệm của phòng QHCT tuy đã rõ nhưng hiện nay, phòng QHCT đang kiêm nhiệm nhiều công việc khác mà số lượng nhân viên của phòng không tăng nhiều vẫn chỉ có 3 nhân viên), trưởng phòng thì cũng đang đảm trách nhiều công tác khác. Vì thế, việc tập trung cho công tác thực tập, phần nào có bị hạn chế. Từ đó, trong quan hệ phối hợp với các bộ phận khác trong trường chưa thật sự hiệu quả. 1.2 Đối với khoa: Ngoài văn bản có sẵn của Khoa: QĐ số 01/QĐ/QT đã được ban hành ngày 2/ /4/2000 (qui định về điểm thành phần của thực tập) và các văn bản của trường thì Khoa chưa có qui định nào khác để yêu cầu các ngành phải thực hiện thống nhất việc tổ chức cũng như theo dõi, đánh giá kết quả thực tập cho SV theo đặc thù của Khoa. Chủ yếu khoa chỉ dựa vào những văn bản có khi đã lỗi thời của trường. Vì thế, chúng tôi đề nghị phải có những văn bản cụ thể sau đây; ƒ Qui định về việc thay đổi, cập nhật đề cương sau mỗi năm học ƒ Qui định về việc kiểm tra thực tập (tùy số lượng SV và tình hình nhân lực cu thể của ngành) ƒ Qui định về việc chấm báo cáo và bảo vệ thực tập: trước khi tiến hành công việc này phải có sự bàn bạc, trao đổi thống nhất giữa các thành viên này luôn thay đổi. Nếu chỉ căn cứ trên những qui định chung của trường thì thường hay có sự chê lệch trong cách thực tập với những chế cụ thể. ƒ Qui định về nội dung sinh hoạt trước khi SV đi thực tập để buổi sinh hoạt được tiến hành nghiêm túc, đúng theo yêu cầu cũng như có sự thống nhất giữa các ngành. 2. Cải tiến việc tìm địa điểm thực tập cho sinh viên: 2.1 Đối với phòng Quan hệ công ty: - Khi cung cấp danh sách các công ty phải ghi chính xác các địa chỉ, số điện thoại, tên, chức vụ người hướng dẫn, chưc năng hoạt động của công ty và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những thông tin này. Các thay đổi phải được cập nhật kịp thời. - Sẵn sàng phối hợp với Khoa- Ngành để thay đổi địa điểm thực tập cho SV khi xét thấy cần thiết và giải đáp mọi thắc mắc của SV có liên quan đến DN. - Mạnh dạn kết thúc quan hệ với những DN không tạo điều kiện cho SV thực tập mà chỉ sử dụng SV để ‘sai vặt” hoặc tiếp nhận SV rất dễ dàng nhưng lại không bố trí công việc theo đúng chuyên ngành mà các em được đào tạo. - Thiết lập các hợp đồng thực tập đối với những DN thường xuyên tiếp nhận SV Hoa Sen ở nhiều Khoa-Ngành. Trong hợp đồng, ghi rõ những điều khoản mà hai bên đều phải thực hiện nhằm có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa trường và DN. - Tổ chức họp mặt hằng năm với DN để lắng nghe ý kiến đóng góp của DN, yêu cầu cụ thể của DN để có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đó. Đồng thời, cũng qua trao đổi, rút kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý thực tập. 2.3 Đối với Trưởng ngành: - Có trách nhiệm trong việc tham mưu, tư vấn để SV có thể chọn được những địa điểm thực tập phù hợp với yêu cầu của DN, năng lực cũng điều kiện riêng của bản thân. - Trực tiếp giải quyết cho SV thay đổi địa điểm thực tập nếu có những lý do chính đáng, (có thể phối hợp với quản sinh). - Giúp đỡ, hướng dẫn để SV có thể tự liên hệ với DN đẩ tìm địa điểm thực tập. - Mở rộng quan hệ với DN để tìm địa điểm thực tập cho SV. Giải pháp này tuy có khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện nhưng sẽ giúp trưởng ngành cũng như SV có thể chủ đông hơn trong việc tìm địa điểm thực tập, không hoàn toàn lệ thuộc vào phòng QHCT nữa và sẽ hạn chế được tìnmh trạng SV không có việc làm khi đi thực tập. Đồng thời,. Mối quan hệ này cũng giúp ích được nhiều cho SV khi các em tìm việc làm. 2.4 Đối với quản sinh: - Cùng với trưởng ngành tổ chức tốt buổi sinh hoạt với SV trước khi đi thực tập. - Cùng với trưởng ngành và các GV khác theo dõi, kiểm tra thực tập cũng như giải quyết những phát sinh trong quá trình thực tập của SV. 2.5 Đối với sinh viên: 2.5.1 Cần xác định: việc chọn địa điểm thực tập có ý nghĩa quan trọng và quyết định kết quả thực tập, đây cũng là trách nhiệm của SV. Vì thế, trường nói chung và phòng Quan hệ công ty nói riêng chỉ có vai trò hỗ trợ. SV phải tích cực hơn trong việc tự liên hệ với DN để tìm nơi thực tập vì thông qua công việc này, SV cũng có cơ hội làm quen, tiếp xúc với DN để có thể dạn dĩ hơn khi tìm việc làm sau này. 2.5.2 Trong giai đoạn chuẩn bị đi thực tập, chúng tôi tạm phân chia SV theo các đối tượng như sau: ƒ Đối với SV tự tìm nơi thực tập thì phải: chọn những DN có chức năng hoạt động đúng ngành đào tạo, không nên chọn DN chỉ vì quen biết. Tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực tập, chỉ có thể nhờ trưởng ngành giúp đỡ về những vấn đề thuộc lãnh vực chuyên môn mà bản thân SV chưa đủ sức giải quyết. Ngoài ra, SV cũng phải được sự chấp thuận của trưởng ngành về địa điểm đã chọn và hoàn tất mọi thủ tục hành chánh theo qui định của trường. ƒ Đối với SV không có khả năng tự tìm địa điểm thực tập: phải tuân thủ những qui định của trường về các mốc thời gian cho việc chọn lựa địa điểm thực tập; suy nghĩ chín chắn trước khi chọn lựa. Không nên chỉ chọn những địa điểm gần nhà, thực tập chung với bạn bè…Ngoài ra, SV cũng phải nỗ lực trong suốt thời gian thực tập, không trông chờ, ỷ lại vào trưởng ngành. SV cũng không được tự ý thay đổi nơi thực tập. ƒ Đối với những SV có khả năng thực hiện đề tài: SV phải chủ động tìm kiếm đề tài trong những tuần lễ đầu khi đến DN, kịp thời nhờ trưởng ngành giúp đỡ khi gặp khó khăn. 3. Cải tiến việc kiểm tra thực tập: 3.1 Đối với phòng quan hệ công ty: - Thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc kiểm tra thực tập, kiểm tra bằng cách tiếp xúc trực tiếp, hạn chế việc gọi điện thọai, nhất là khi có những vấn đề phức tạp. - Kết hợp với Khoa- Ngành để giải quyết trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của SV cũng như uy tín và chất lượng đào tạo của trường. - Đề nghị tỷ lệ kiểm tra thực tập đối với phòng Quan hệ công ty là 50% 3.2 Đối với trưởng ngành và GV: - Có kế hoạch kiểm tra thực tập cụ thể và thực hiện theo kế hoạch. Nên chú ý đến những DN lần đầu tiếp nhận thực tập với tỷ lệ: trưởng ngành kiểm tra 20%, trưởng bộ môn hoặc GV của ngành cùng với quản sinh kiểm tra 30% (theo phương pháp kết hợp). - Như vậy 100% đang đi thực tập sẽ được kiểm tra, bảo đảm tính công bằng cho việc đánh giá kết quả thực tập. 4. Tổ chức việc giao đề tài cho sinh viên: 4.1 Đối với phòng Quan hệ công ty: - Với mối quan hệ quen biết đã có với các DN và các cựu SV, có thể phối hợp cùng Khoa-Ngành để đề nghị DN hỗ trợ cho SV trong việc thực hiện đề tài. - Cũng có thể kết hợp với yêu cầu thực tế của DN và yêu cầu của Ngành để chọn đề tài cho SV thực hiện. 4.2 Đối với trưởng ngành: - Giúp SV thấy được ích lợi của việc thực hiện đề tài khi đi thực tập. - Quan tâm đến SV nhiều hơn, tích cực hơn trong việc định hướng để chọn đề tài cũng như cách lấy thông tin từ DN. Đặc biệt, đối với ngành Kế toán và Kinh tế đối ngoại, các em thường gặp nhiều khó khăn (không chọn được đề tài, không được DN cung cấp thông tin) dẫn đến việc không mạnh dạn chọn đề tài. Đối với ngành Quản trị kinh doanh, hầu hết các em đều có việc làm chính thức hoặc làm bán thời gian trong khi đi thực tập nên không tập trung cao cho việc thực hiện đề tài nếu không có sự tham mưu, tận tình giúp đỡ của GV. Đối với ngành Quản trị hành chánh thì đề tài chưa có gì mới, thường chỉ lặp lại những công việc văn phòng. Vì thế, nếu không được tư vấn để tìm những đề tài mới thì việc thực hiện đề tài của SV cũng không mang ý nghĩa thiết thực. 4.3 Đối với sinh viên: - Mạnh dạn và có quyết tâm cao hơn trong việc thực hiện đề tài. - Phải biết vận dụng khả năng thương lượng, thuyết phục DN để được cung cấp những thông tin cần thiết cho đề tài. - Khi có khó khăn, kịp thời trao đổi với trưởng ngành để được giúp đỡ. 5. Qui định chức năng nhiệm vụ đối với các bộ phận có liên quan đến việc thực tập của SV: 5.1 Đối với Trưởng ngành: - Xác định yêu cầu, mục đích của thực tập ngay buổi sinh hoạt hướng nghiệp đầu năm học cho SV. Sau đó, có thể lồng ghép nội dung này vào các môn học mà trưởng ngành phụ trách nhằm giúp SV có ý thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về tác dụng của thực tập. - Tổ chức giao lưu giữa SV cũ và SV mới để trao đổi những kinh nghiệm thực tập. - Xây dựng đề cương thực tập với những yêu cầu cụ thể như sau: ghi rõ những kỹ năng mà SV đã được học để DN căn cứ vào đó mà phân công cho SV, không nên chỉ kiệt kê các môn học một cách chung chung. Ngoài ra, trong đề cương cũng nêu yêu cầu cụ thể của ngành đối với DN, với người hướng dẫn. - Phối hợp với các trưởng bộ môn bàn bạc để nâng cao khả năng thực hành cho SV đối với những môn học còn nặng lý thuyết nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của DN. - Xác định và thực hiện một cách nghiêm túc vai trò tham mưu, tư vấn của trưởng ngành trong việc chọn địa điểm thực tập của SV vì đây là một hoạt động mới mẻ đối với SV. - Trong thời gian SV đi thực tập , có quan tâm theo dõi việc thực tập của các em bằng cách đến DN kiểm tra, gọi điện thoại để kiểm tra hoặc xem xét các phiếu kiểm tra của quản sinh hoặc các GV khác. - Sau mỗi đợt thực tập, tổ chức họp các GV có tham gia chấm báo cáo, dự hội đồng để kịp thời rút kinh nghiệm mà không cần chờ đến đợt thực tập lần sau. Giải pháp này cũng nhằm rút ngắn sự chênh lệch trong cách chấm điểm hiện đang có giữa các ngành trong Khoa. 5.2 Đối với sinh viên: - Lập kế hoạch thực tập của cá nhân (xem phần Phụ lục). Từ trước đến nay, SV chỉ thực tập theo đề cương mà trường đã gửi cho DN. Một số ít có đề ra thêm những mục tiêu của bản thân nhưng chưa được nêu một cách cụ thể. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thụ động của SV, làm mất đi ý nghĩa của việc thực tập. Vì thế, chúng tôi đề nghị chậm nhất là 4 tuần sau khi đến DN, SV phải tùy theo thực tế của DN mà đề ra những công việc cụ thể, thời gian có thể thực hiện những công việc ấy. Kế hoạch thực tập cá nhân này sẽ được DN ký xác nhận và cuối đợt thực tập, DN sẽ căn cứ vào kế hoạch này để nhận xét, đánh giá và cho điểm thực tập cho SV. Việc đánh gia như vậy sẽ chính xác hơn. - Học hỏi, tham khảo thêm các tài liệu để nâng cao kỹ năng viết và trình bày báo cáo thực tập. 5.3 Đối với doanh nghiệp: 5.3.1 Gửi yêu cầu cho trường (Dành cho những DN không tiếp nhận SV thường xuyên hoặc chỉ nhận SV của một số ngành nhất định) Yêu cầu này phải có những chi tiết sau: - Địa chỉ, số điện thoại, số fax, tên giám đốc (hoặc trưởng phòng Nhân sự), người trực tiếp hướng dẫn. - Tiếp nhận SV thuộc ngành nào, số lượng bao nhiêu, có yêu cầu đặc biệt gì không, có cần phỏng vấn SV không? - Thời gian thuận tiện để tiếp nhận SV và những yêu cầu khác. Phiếu đăng ký này sẽ được gửi cho phòng Quan hệ công ty trước khi SV đến thực tập khoảng 3 tuần, tránh tình trạng trao đổi với DN trước quá lâu, dẫn đến việc có những thông tin về DN thiếu chính xác (như đã phân tích ở chương 4). Sau khi nhận được phiếu yêu cầu này, phòng quan hệ công ty sẽ xác nhận khả năng của trường, của SV. 5.3.2 Ký hợp đồng với trường: (Dành cho những DN tiếp nhận SV của nhiều Khoa-Ngành) Trong hợp đồng sẽ ghi rõ những điều khoản về trách nhiệm và quyền lợi của hai bên. DN sẽ đưa ra những yêu cầu cụ thể (tương tự những yêu cầu đã nêu ở phần 5.1). về phía trường, khi gửi SV đến thực tập cũng có quyền yêu cầu DN phải tạo điều kiện cho SV hoàn thành tốt việc thực tập, đồng thời DN cũng phải tuân thủ những yêu cầu của trường về cách kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập cho SV. Khi hợp đồng đã được ký kết thì mỗi bên đều phải thực hiện và mọi vi phạm đều không cho phép. Chúng tôi nghĩ, từ sự ràng buộc này, việc tổ chức cũng như quản lý thực tập sẽ chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm được thời gian cho cả trường lẫn DN. 5.3.3 Thù lao cho SV thực tập: Như chúng tôi đã trình bày, việc trả thù lao cho SV thực tập hiện chưa được áp dụng rộng rãi và thống nhất ở các DN. Vì thế, chúng tôi muốn đề nghị DN quan tâm đến vấn đề này. Nếu về nghĩa vụ, SV phải làm việc như một nhân viên thực thụ thì các em cũng phải được hưởng một thù lao tương xứng. Ngoài ra, để có thù lao thì SV cũng phải đáp ứng được yêu cầu của DN, nghĩa là phải không ngừng cố gắng học hỏi, rèn luyện. Thù lao có thể có một định mức tối đa và tối thiểu tùy tình hình thực tế của DN. Theo chúng tôi, việc trả thù lao sẽ có ý nghĩa động viên, khuyến khích SV, đồng thời cũng nâng cao được ý thức trách nhiệm, tính chuyên nghiệp cho SV. III TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP Khi đề ra các giải pháp nêu trên, chúng tôi đã căn cứ vào các cơ sở bao gồm các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước về công tác giáo dục, Nghị quyết của Chi bộ trường CĐBC Hoa Sen, mục tiêu đào tạo của trường, và quan trọng nhất là những phân tích dẫn đến thực trạng và nguyên nhân của thực trạng đó. Khảo sát về tính khả thi của các giải pháp trên với đối tuợng khảo sát là GV của Khoa Quản trị, một số DN và SV đang thực tập (với tổng số phiếu 446/516), chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 22. Bảng 22: Tỷ lệ ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết T T GIảI PHÁP Tần số % Tần số % Tầ n số % 1 SV phải tự tìm điạ điểm thực tập 250 56.05% 146 32.74% 50 11.21% 2 Lập kế hoạch thực tập của cá nhân SV 337 75.56% 95 21.30% 14 3.14% 3 Việc ban hành các văn bản chỉ đạo của trường và Khoa 267 59.87% 134 30.04% 45 10.09% 4 Thù lao, chế độ dành cho những thành viên tham gia theo dõi, kiểm tra thực tập 387 86.77% 59 12.23% 0 0.00% 5 Việc xác định nhu cầu của DN, ký hợp đồng với các DN 268 60.09% 156 34.98% 22 4.93% 6 Việc trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập 90 20.18% 178 39.91% 178 39.91% Từ số liệu được ghi nhận ở bảng 22, chúng tôi có những nhận xét về tính khả thi của các giải pháp như sau: 1. Về việc SV phải tự tìm địa điểm thực tập: Có 88.79% ý kiến cho rằng việc SV phải tự tìm địa điểm thực tập là rất cấp thiết và cấp thiết.Tỷ lệ này cho thấy việc giao cho SV trách nhiệm tự liên hệ với công ty để tìm địa điểm thực tập là hợp lý và chính SV cũng ý thức được điều đó. Trường ngày càng phát triển, do vậy, không còn khả năng để tìm địa điểm thực tập cho SV toàn trường là một sự thật phải được nhìn nhận nghiêm túc để từ đó, kịp thời qui định về sự phối hợp với các bộ phận khác (chủ yếu là qui định nhiệm vụ cho SV) chứ không thể chỉ giao cho phòng Quan hệ công ty trách nhiệm lớn lao này. 2. Về việc lập kế hoạch thực tập của cá nhân sinh viên: Tỷ lệ chọn lựa của giải pháp này là 96.86%, chứng tỏ cả GV, SV lẫn DN đều thấy rõ, nếu không tự xây dựng kế hoạch cho bản thân thì thông thường, SV chỉ thực tập theo sự phân công, không chủ động và nỗ lực để hoàn thành việc thực tập. Trong học kỳ 1 của năm học 2004-2005, ngành Kinh tế đối ngoại có 73 SV đang thực tập, đã có 69 SV lập kế hoạch thực tập của cá nhân, được DN xác nhận. Như vậy cũng có nghĩa là trong thời gian thực tập, các em phải cố gắng thực hiện những công việc đã được ghi trong kế hoạch và kết thúc thực tập, SV sẽ được DN đánh giá căn cứ vào kế hoạch này. 3. Về việc ban hành các văn bản chỉ đạo của trường và của Khoa: Tỷ lệ công nhận sự cấp thiết và rất cấp thiết là 89.91% cho thấy những văn bản chỉ đạo cần được trường cập nhật để việc tổ chức và quản lý thực tập có thể đạt hiệu quả cao hơn nữa. Bên cạnh đó, Khoa cũng phải có những văn bản cụ thể hơn để hướng dẫn, chỉ đạo về việc chuẩn bị, tổ chức cho SV đi thực tập chu đáo hơn, theo dõi, kiểm tra chặt chẽ, đánh giá kết quả thực tập chính xác, đồng bộ hơn dựa trên những qui định chung của trường nhưng đồng thời cũng phải theo tình hình thực tế của Khoa và đặc thù của các ngành. Sự chỉ đạo cụ thể cũng sẽ tạo điều kiện để DN phân công, theo dõi và đánh giá kết quả thực tập của SV chính xác hơn. 4. Về thù lao, chế độ dành cho những thành viên tham gia theo dõi, kiểm tra thực tập: Mức độ cấp thiết và tính khả thi của giải pháp này là 100% cho thấy thù lao sẽ là một trong những động lực giúp cho việc quản lý thực tập hiệu quả hơn. Hiện tại, Phòng Nhân sự đang chờ các Khoa đề xuất những giải pháp, căn cứ vào tình hình thực tế của các Khoa, truờng sẽ có văn bản chỉ đạo thống nhất cho cả truờng vào tháng 12/2004. 5. Về việc xác định nhu cầu của DN, ký hợp đồng với các DN: Giải pháp này được 95.07% đồng tình chứng tỏ rằng đây là một giải pháp có tính khả thi cao, nhằm qui định một cách chặt chẽ và cụ thể hơn về quyền lợi và trách nhiệm của trường và DN . Các trưởng phòng Quan hệ công ty và phòng Đào tạo và quản lý SV tại trường Hoa Sen đều công nhận rằng chỉ có căn cứ trên yêu cầu của DN và trên hợp đồng thì mới hạn chế được tình trạng SV bị DN từ chối tiếp nhận vì đến thực tập không đúng thời điểm mà DN yêu cầu hoặc không đáp ứng đuợc yêu cầu của DN. Đồng thời, cũng tránh được tình trạng SV không có việc làm hoặc không thực tập đúng chuyên ngành đào tạo. 6. Về việc trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập: Mức độ khả thi của giải pháp này là 20.18%, vẫn còn có 79.82% chưa thấy sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp. Kết quả này cho thấy, việc trả thù lao cho SV chưa phải là một thói quen của các DN Việt Nam. GV thì chưa thật sự tin tưởng ở khả năng của SV khi đi thực tập, vì thế, không hoàn toàn đồng tình với việc nếu SV được hưởng thù lao trong khi đi thực tập thì sẽ có kết quả thực tập khả quan hơn cũng như tác dụng của việc thực tập sẽ rõ ràng hơn. Chúng tôi cũng hiểu rằng ngoài những lý do nêu trên, còn có những e ngại về phía DN, nếu phải trả thù lao cho SV thì họ phải tốn kém một khoản chi phí nhất định và cũng có thể vì lý do đó mà họ từ chối tiếp nhận SV. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN 1. Thực trạng công tác tổ chức và quản lý thực tập của trường Hoa Sen từ khi trường được thành lập cho đến nay đã đạt được những kết quả nhất định đã tạo được lòng tin nơi phụ huynh cũng như SV. Bước đầu, chất lượng đào tạo của trường cũng đã được xã hội công nhận, thể hiện với tỷ lệ gần 80% SV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn những tồn tại khá cơ bản: 1.1 Về việc chuẩn bị cho sinh viên đi thực tập: SV cần được chuẩn bị chu đáo hơn về mặt nhận thức để thấy được tầm quan trọng của việc thực tập. Từ đó, có ý thức trách nhiệm cao hơn đối với việc tự liên hệ với DN trong việc tìm địa điểm thực tập cũng như nỗ lực để hoàn tất học kỳ thực tập. Để có thể chuẩn bị cho SV chu đáo hơn thì giữa Khoa-Ngành, DN phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn với sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, các em cũng cần được chuẩn bị về mặt tâm lý kỹ hơn để giảm bớt những khó khăn, lúng túng trong lần đầu tiếp xúc và làm việc tại DN. Về phía DN cũng có những yêu cầu nhất định về thời điểm tiếp nhận SV, năng lực và phẩm chất của SV mà phòng Quan hệ công ty cũng như các ngành cần hiểu những yêu cầu này trước khi phân công sinh viên đi thực tập để hạn chế tình trạng phải thay đổi nơi thực tập cho các em, gây phiền hà cho DN, cho trường và nhất là cho SV. 1.2 Về nội dung thực tập: - Đề cương hiện đang áp dụng có vài bất cập mà các trưởng ngành cần xem xét để thay đổi. Có như vậy đề cương mới thực sự là cơ sở để DN căn cứ vào đó mà phân công cho SV theo đúng chuyên ngành được đào tạo. Đề cương cũng chính là một trong những căn cứ quan trọng để DN nhận xét, đánh giá SV khi kết thúc thực tập. Về việc giao đề tài cho SV trong thời gian thực tập là một vấn đề có nhiều khác biệt trong cách nhìn nhận của GV, DN và SV. Vì thế, DN và GV cần giúp đỡ SV tích cực hơn để các em có định hướng đúng cũng như mạnh dạn thực hiện các đề tài và qua đó, tự khẳng định được năng lực của bản thân, đồng thời cũng có thể giúp ích thiết thực cho DN. 1.3 Về việc tổ chức cho SV đi thực tập: - Việc phân công cho SV đi thực tập hiện nay được đánh giá khá tốt vì phòng Quan hệ công ty đã cung cấp đầy đủ các địa điểm thực tập cho SV và các trưởng ngành đã thể hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong vai trò tham mưu, tư vấn cho SV. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng SV phải thay đổi nơi thực tập do bản thân SV đã chọn lựa sai hoặc do phòng Quan hệ công ty cung cấp thông tin về DN hoặc về yêu cầu của DN chưa chính xác. - Về việc xác định người chịu trách nhiệm quản lý thực tập, hiện chưa có sự thống nhất cao vì hầu hết những thành viên có thể tham gia quản lý thực tập đều có nhiều việc nên quản lý thực tập không được xem là công việc chính và vì thế, họ cũng chưa dành nhiều thời gian và công sức cho công việc này. - Về cách thức kiểm tra, số lần kiểm tra cũng có nhiều quan điểm khác nhau, theo chúng tôi, cần có sự thống nhất thì việc kiểm tra mới có thể đạt kết quả mong muốn. - Nhìn chung, việc quản lý thực tập hiện nay của trường CĐBC Hoa Sen chưa được GV, DN và SV hoàn toàn hài lòng. 1.4 Về việc đánh giá kết quả thực tập: - Về phía SV, có phần hơi dễ dãi khi tự đánh giá kết quả thực tập, hầu hết các em chỉ thực hiện theo yêu cầu của người hướng dẫn, chưa thật sự chủ động và cũng chưa mạnh dạn đề ra những mục tiêu cho bản thân. - Về phía GV và DN, việc xác định các tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực tập cho SV không có sự chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, giữa GV và DN lại chưa thống nhất cao trong cách đánh giá năng lực của SV, DN có phần dễ dãi hơn GV. 2. Khi phân tích những nguyên nhân dẫn đến các thực trạng nêu trên, chúng tôi đã chú ý đến những nguyên nhân: 2.1 Nguyên nhân từ các bộ phận quản lý để xác định những vấn đề bất cập từ: - Phòng Quan hệ công ty: vì phải liên tục tìm thêm nhiều địa điểm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực tập ngày càng cao của SV tòan trường và phải duy trì quan hệ với các DN nên không thể tránh những thiếu sót. - Khoa- Ngành: hòan tòan lệ thuộc vào phòng Quan hệ công ty, không chủ động trong việc tìm địa điểm thực tập cho SV ngành mình phụ trách nên khó hạn chế được tình trạng SV không được phân công trong thời gian thực tập hoặc thực tập không đúng ngành đào tạo. Việc giải quyết chuyển SV đến thực tập tại DN khác đôi khi còn chậm chạp. Việc theo dõi, kiểm tra thực tập chưa đồng bộ và chặt chẽ giữa các ngành vì chưa có qui định, vì thíêu nhân lực. Đối với việc đánh giá kết quả thực tập của SV, còn có sự chênh lệch khá rõ nét ở các ngành, tạo sự khác biệt khá rõ nét trong điểm số và cách xếp lọai khi SV kết thúc thực tập. - Về phía sinh viên: vẫn còn một số SV chưa chọn địa điểm thực tập phù hợp do chủ quan, không được trưởng ngành tư vấn hoặc không tuân thủ ý kiến của trưởng ngành. Trong những trường hợp này, kết quả thực tập của các em có bị ảnh hưởng nhất định. Ngòai ra, trong thời gian thực tâp, đôi khi các em cũng chưa nỗ lực, chưa nhận thức đầy đủ về tác dụng của thực tập. Khi kết thúc thực tập thì viết báo cáo sơ sài, không tập trung cao trong hội đồng bảo vệ. - Về phía DN: có một số DN cho rằng thời điểm tiếp nhận SV đến thực tập là một vấn đề cần được trường quan tâm nhiều hơn, để tránh tình trạng DN không có công việc để giao cho SV. Mặt khác, do chức năng họat động, không phải DN nào cũng có thể tiếp nhận được SV của tất cả các ngành. Đối với việc đánh giá kết quả thực tập của SV thì chưa có sự đồng bộ giữa các DN. Trường có biểu mẫu nhận xét đánh giá nhưng lại chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách nhận xét cũng như cách cho điểm. 3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng, chúng tôi đã đề xuất những giải pháp liên quan đến việc: - Ban hành những văn bản phù hợp hơn đối với việc tổ chức và quản lý thực tập nhằm thay thế những văn bản có những điều khỏan đã lỗi thời so với chức năng của các phòng ban trong trường cũng như qui mô phát triển của trường hiện nay. - Cải tiến việc tìm địa điểm thực tập bằng cách giao trách nhiệm này cho SV cũng như cho các Trưởng ngành chứ không giao khóan cho phòng Quan hệ công ty nữa. - Cải tiến việc kiểm tra thực tập bằng cách phân chia việc kiểm tra tùy tình hình thực tế của Ngành với phương pháp kết hợp và qui định những tỷ lệ hợp lý hơn nhằm đảm bảo 100% SV đi thực tập phải được kiểm tra. - Việc xác định nhu cầu của các DN bằng phiếu yêu cầu và hợp đồng nhằm hạn chế tình trạng SV không đáp ứng được yêu cầu của DN hoặc DN không đáp ứng được yêu cầu của trường. - Việc đề nghị DN trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các em để việc thực tập có ý nghĩa thiết thực hơn nữa. 4. Qua thăm dò ý kiến của GV, DN và SV về tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Việc thay đổi cách tổ chức, quản lý thực tập bằng những văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế đối với trường Hoa Sen là hết sức cấp bách và cần thiết. - Việc nâng cao trách nhiệm của SV đối với việc thực tập cũng là những việc đáng được quan tâm và thực hiện ngay để có thể phối hợp quản lý tốt việc thực tập mỗi học kỳ cho một số lượng SV lớn với nhiều ngành đào tạo có những đặc thù khác nhau . - Việc phối hợp với DN cần được thực hiện một cách chặt chẽ, có hệ thống hơn thì DN mới có thể cùng với trường tạo những điều kiện tốt nhất nhằm giúp SV hoàn thành việc thực tập đúng với yêu cầu của mục tiêu đào tạo xen ke mà trường đã đề ra. - Việc trả thù lao cho SV trong thời gian thực tập là một giải pháp cần được xem xét thêm vì sự cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp không cao lắm. II KIẾN NGHỊ 1. Đối với trường: Tiếp tục có những chỉ đạo tích cực, cụ thể hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho các bộ phận có liên quan đến việc tổ chức và quản lý thực tập có thể phát huy những thành tích, kinh nghiệm đã có, đồng thời, khắc phục được những tồn tại trước mắt. Kịp thời có chính sách nhân sự thích hợp để các Khoa- Ngành có thể đi sâu vào việc theo dõi, kiểm tra thực tập cho SV. 2. Với phòng Quan hệ công ty: Vốn đã có bề dày kinh nghiệm về việc thiết lập quan hệ với các công ty doanh nghiệp thì nên phát huy thế mạnh của mình bằng cách tiếp tục duy trì những mối quan hệ tốt đẹp đó. Đồng thời cũng phổ biến kinh nghiệm đến các Khoa, đến SV để tích cực giúp đỡ các em trong việc liên hệ tìm nơi thực tập. 3. Với các Khoa- Ngành: Quản lý thực tập chặt chẽ hơn bằng văn bản cũng như bằng sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Trong quản lý, phải chú ý đến đặc thù của các ngành để có những biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn nhằm phát huy tốt hơn nữa tác dụng của học kỳ thực tập. 4. Đối với SV: Quan tâm đến việc bồi dưỡng nhận thức cho SV nhiều hơn nữa để SV hiểu một cách rõ ràng về yêu cầu của việc thực tập, thấy rõ trách nhiệm của bản thân và nỗ lực hoàn tất học kỳ thực tập theo mong muốn nhà trường. Nhận thức đúng sẽ giúp SV có trách nhiệm đầy đủ hơn đối với việc thực tập, đồng thời cũng có đủ nghị lực để vượt qua những thử thách trong thời gian thực tập. Như vậy, việc thực tập mới thực sự có ý nghĩa đối với SV. Trong bài viết :”Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức”, Giáo sư Hoàng Tụy đã khẳng định:” Đối với dân tộc ta, muốn thực hiện các mục tiêu cơ bản: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cũng không thể tách rời các xu thế chung của thời đại. Trong bối cảnh đó, nhiều người khi nói tới hiện đại hóa giáo dục, thường chỉ nghĩ đến việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, trong giảng dạy và học tập, điều này đương nhiên là quan trọng. Song, cái chính chưa phải ở đó. Cái chính là thay đổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, từ đó, thay đổi cung cách dạy học, phương pháp, nội dung, tổ chức và quản lý giáo dục, nhằm xây dựng một nền giáo dục phù hợp hơn với yêu cầu của xã hội và cuộc sống trong kỷ nguyên kinh tế tri thức”. Trích dẫn ý kiến trên, chúng tôi muốn khẳng định hiện đại hóa giáo dục không phải là một vấn đề ngoài tầm tay của chúng ta. Mỗi nhà quản lý giáo dục hãy xác định yêu cầu, mục tiêu đào tạo của nhà trường mà mình đang quản lý thì mới có thể tổ chức được công việc một cách hiệu quả. Với trường Hoa Sen, việc xác định mục tiêu, phương thức đào tạo đã được Chi bộ Đảng quan tâm và có những biện pháp tích cực để tập thể sư phạm của nhà trường cùng thực hiện. Là Phó trưởng Khoa Quản trị, trong những công việc mà bản thân đang phụ trách, chúng tôi đã chọn việc quản lý thực tập để làm đề tài cho luận văn. Chúng tôi có mong muốn sẽ nhìn lại việc quản lý thực tập bằng cái nhìn của một nhà quản lý giáo dục với trách nhiệm và tâm huyết về một lý tưởng đào tạo tuy mới mẻ nhưng hoàn toàn phù hợp với xu hướng của thời đại nói chung và mục tiêu đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà Nước nói riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVQLGD005.pdf
Tài liệu liên quan