CHƯƠNG 1 - LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu rau quả ở doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu rau quả
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ sang một quốc gia khác, sử dụng tiền tệ làm đơn vị thanh toán trên cơ sở tỉ giá trao đổi. Tiền tệ ở đây là ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Hoạt động xuất khẩu được thực hiện dựa trên việc khai thác lợi thế tương đối của mỗi quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trên phạm vi rất rộng. Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều năm. Xuất khẩu đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia.
Xuất khẩu là hình thức cơ bản và chủ yếu của hoạt động ngoại thương. Hoạt động xuất khẩu đã ra đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế và mục đích chủ yếu là đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. Ban đầu, xuất khẩu chỉ dưới hình thức hàng đổi hàng. Tuy nhiên đến nay nó đã rất phát triển và có các hình thức thể hiện rất đa dạng.
Trong mọi lĩnh vực xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu là thị trường ngoài nước, việc buôn bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia và dùng ngoại tệ làm phương tiện trao đổi.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy rằng, xuất khẩu hàng rau quả là việc xuất khẩu mà mặt hàng được xuất khẩu ở đây là rau quả.
1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu rau quả
Đặc điểm của xuất khẩu rau quả gắn liền với những đặc thù chung của sản phẩm rau quả.
- Rau quả là sản phẩm của nông nghiệp, vì vậy nó chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên như: khí hậu, đất đai, nhiệt độ, lượng mưa . việc sản xuất mang tính thời vụ, từ đó cũng hình thành thời vụ trong trao đổi, kể cả đối với xuất nhập khẩu.
- Sản phẩm rau quả là sản phẩm hữu cơ nên rất dễ hư hỏng trong một thời gian ngắn nếu không được chế biến và bảo quản cẩn thận, gây ảnh hưởng đến giá và chất lượng rau quả. Để đảm bảo xuất khẩu rau quả đến các thị trường xa gần, công tác bảo quản, chế biến cần được lưu ý nhằm giữ hương vị của sản phẩm mà vẫn đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Rau quả là một mặt hàng thiết yếu đối với đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp sản xuất chế biến. Để đảm bảo được yếu tố này, các doanh nghiệp xuất khẩu Nông sản cần có sự giám sát trong mọi khâu: từ sản xuất trồng trọt, thu mua, chế biến .cùng hướng tới việc đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe của người tiêu dùng.
- Sản phẩm rau quả là kết quả của một thời kì sinh trưởng và phát triển dài ngắn khác nhau. Vì vậy cần phải có quy hoạch phát triển dài hạn, có các dự báo dài hạn về thị trường để tránh những tổn thất lớn.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu mặt hàng rau quả của tổng công ty rau quả nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản phẩm.
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
2.4.1. Các kết quả đạt được
Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam vẫn không ngừng cố gắng vươn lên và trở thành đơn vị làm ăn có lãi, đóng góp một phần không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước.
- Tổng công ty đã duy trì và phát triển mạnh ngành hàng xuất khẩu truyền thống là rau quả đóng hộp, rau quả sấy muối... Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đẩy mạnh kinh doanh tổng hợp, kết hợp hài hoà giữa nội thương và ngoại thương để tăng doanh số, kim ngạch xuất khẩu. Tổng công ty cũng rất chú trọng việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì nhãn mác, hạ giá thành sản phẩm... Kết quả là các sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty ngày càng được nhiều khách hàng nước ngoài chấp nhận.
- Về thị trường xuất khẩu: Tổng công ty đã giữ vững được các thị trường truyền thống là thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và thị trường ASEAN, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Malaysia là những bạn hàng lớn của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã mở rộng được một số thị trường mới và tiềm năng là thị trường Mỹ, EU, Trung Đông. Ngoài ra, mạng lưới nội tiêu trong phạm vi toàn quốc cũng được chú trọng với những sản phẩm nước quả, sản phẩm chế biến.
- Đã tổ chức hai khóa đào tạo nâng cao kỹ năng giao tiếp bán hàng và kỹ năng quản lý hiệu quả trong thời kỳ hội nhập WTO. Tổ chức đoàn khảo sát thị trường Nam Phi tháng 9/2008. Phối hợp với Hiệp hội Trái cây Việt Nam, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Hiệp hội. Cung cấp kịp thời những thông tin dự báo về thị trường, giá cả, tình hình mùa vụ, sản lượng cây trồng
- Trong sản xuất nông nghiệp: Tổ chức vùng sản xuất giống rau, giống cây lương thực. Tiến hành kí kết hợp đồng sản xuất các loại giống với các địa phương tại Sơn La, Hải Phòng, Nam Định…Tổ chức theo dõi và quản lý chặt chẽ quy trình tại các điểm sản xuất giống. Phục tráng giống cải bẹ Mào gà, xà lách Hải Phòng. Tổng công ty đã tập trung chọn lọc, đổi mới giống có năng suất và chất lượng cao như giống dứa Cayen, lê chịu nhiệt, Kiwi, ổi Tứ Quý, măng Bát Độ, vải đặc sản...
- Trong sản xuất công nghiệp: Hoàn thiện dây chuyền chế biến hạt giống rau tại Trung tâm Thường Tín. Tổng công ty liên tục đổi mới, nâng cấp các dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến, mua mới các thiết bị bảo quản. Tổng công ty đã đầu tư mới 18 dây chuyền sản xuất, nâng cấp và hiện đại hoá 10 dây chuyền. Hiện tại, Tổng công ty có một hệ thống sản xuất chế biến công nghiệp gồm 24 nhà máy với thiết bị tiên tiến, hiện đại, tổng công suất 215.000 tấn sản phẩm/năm, đủ sức chế biến các sản phẩm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, cho phép tăng nhanh khối lượng sản xuất phục vụ xuất khẩu.
- Công tác quản lý sản xuất chế biến, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được chú ý và coi trọng. Tổng công ty đã hoàn thành phần lớn việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 - 2001 cho các đơn vị sản xuất công nghiệp
- Bao bì nhãn mác hàng hoá ngày càng được cải tiến. Tổng công ty đã chỉ đạo kịp thời việc thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Thời gian qua, Tổng công ty cũng rất chú trọng phát triển vùng nguyên liệu, nhất là nguyên liệu dứa, cà chua để tăng nhanh công suất chế biến của các nhà máy. Tổng công ty đã phát triển vùng dứa nguyên liệu tại Đồng Giao (Ninh Bình), Bắc Giang, Quảng Nam, Kiên Giang, Tân Bình. Tổng công ty đã hình thành 11 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn gắn với vùng nguyên liệu từ Bắc vào Nam, bao gồm các nhà máy: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang...
2.4.2. Những khó khăn tồn tại
- Trong năm 2008, giá cả các mặt hàng rau quả trong nước thường xuyên biến động theo chiều hướng ngày một tăng. Bên cạnh đó, giá các loại nguyên nhiên liệu, vật tư, bao bì phục vụ cho sản xuất tăng quá mạnh, cùng với đó là cước vận chuyển trong nước và quốc tế đều tăng lên, cụ thể là: nguyên liệu dứa tăng 50-70%, bao bì hộp sắt tăng 30-40%, xăng dầu tăng 36-40%, than tăng 60%...Mặc dù giá xuất khẩu có tăng nhưng không tương xứng với mức tăng của thị trường trong nước.
- Đầu năm 2008, đợt rét đậm, rét hại lịch sử kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động lớn đến năng suất, sản lượng và chất lượng nguyên liệu rau quả, đặc biệt là dứa và cây nguyên liệu vụ Xuân.
- Thiếu vốn lưu động để triển khai sản xuất kinh doanh do việc vay vốn ngân hàng rất khó khăn van năm 2008, thậm chí có nhiều đơn vị đã không thể vay được vốn để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
- Chưa có nhiều mặt hàng mới và chủ lực với khối lượng lớn, giá cả cạnh tranh để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Chưa có nhiều những hợp đồng dài hạn với khối lượng lớn, khách hàng chưa ổn định.
- Về Chương trình vùng nguyên liệu: Phần lớn các cơ sở chế biến của Tổng công ty đều thiếu nguyên liệu sản xuất trầm trọng, hoặc có nguyên liệu nhưng phải mua với giá rất cao và chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, việc đẩy nhanh các Chương trình nguyên liệu cho chế biến là hết sức quan trọng song các chương trình này đều phát triển rất chậm chạp.
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN
3.1. Phương hướng xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
3.1.1. Quan điểm và phương hướng phát triển xuất khẩu của Tổng công ty
Rau quả là mặt hàng xuất khẩu mà chúng ta có thể khai thác tiềm năng của thiên nhiên ,diều kiện khí hậu thuận lợi của nước ta. Trên cơ sở lí luận thực tiễn của mình, Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam quan điểm về việc đẩy mạnh xuất khẩu rau quả như sau: Quan điểm phát triển của Tổng công ty là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”, trong đó coi trọng hiệu quả và sự bền vững.
Quán triệt chủ trương của đảng và nhà nước. Tổng công ty coi việc phát triển rau quả gắn bó với chế biến thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu là mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Tập trung khai thác triệt để mọi nguồn lực và lợi thế của Tổng công ty, mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường sự liên kết và phối hợp giữa các đơn vị để phát triển sản xuất kinh doanh, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu số một.
Trong các năm sắp tới, nhiệm vụ cơ bản của Tổng công ty là tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách đẩy mạnh công tác sản xuất chế biến các mặt hàng rau quả, nông sản phục vụ xuất khẩu; giải quyết những vấn đề khó khăn bức xúc như tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ; cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, nâng cao tích luỹ từ lợi nhuận thu được nhằm tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn.
Với nhiệm vụ cơ bản như vậy, Tổng công ty đã đề ra phương hướng phát triển trong thời gian tới là:
- Thực hiện đồng thời 3 mục tiêu phát triển toàn diện của Tổng công ty: tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao và bền vững; ổn định cơ cấu xuất khẩu; chuẩn bị các tiền đề cho bước phát triển cao hơn, chủ yếu là phát triển nguồn hàng xuất khẩu, hiện đại hoá công nghệ sản xuất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh.
- Đổi mới căn bản công tác tổ chức và quản lý; nâng cao hiệu quả xuất khẩu của các mặt hàng chủ yếu; đổi mới và phát triển đa dạng các hình thức kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh; đồng thời tận dụng được các nguồn lực và phân tán rủi ro; mở rộng quan hệ bán hàng, hợp tác liên doanh giữa Tổng công ty với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Hết sức linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm đưa hàng hoá của Tổng công ty có mặt khắp các thị trường thế giới. Coi trọng thị trường lớn nhưng không bỏ qua thị trường nhỏ.
- Giữ vững và chọn lọc các mặt hàng truyền thống, đồng thời chú trọng việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu.
- Chuyển dần từ hướng xuất khẩu các sản phẩm thô sang xuất khẩu hàng hoá chế biến có giá trị cao. Đồng thời, căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế đất nước để đưa ra danh mục các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, cân đối hợp lý giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
- Kết hợp chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trọng điểm, tạo điều kiện cùng phát triển vì lợi ích của cả hai bên.
- Ưu tiên vốn để đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, coi đây là tiền đề để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu rau quả.
- Dựa trên chiến lược kinh doanh của Tổng công ty bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa nhu cầu của thị trường với khai thác tiềm năng của Tổng công ty và thế mạnh của đất nước; đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với tình hình biến động của thị trường và những thay đổi trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ cán bộ công nhân viên tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ; gắn quyền lợi của họ với lợi ích của Tổng công ty để vừa phát huy được tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân vừa thực hiện được tốt các công việc của Tổng công ty.
Bằng những mục tiêu và phương hướng phát triển cụ thể, Tổng công ty phần nào muốn đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng và góp phần vào thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.1.2. Mục tiêu xuất khẩu
3.1.2.1 Rau quả tươi
Trong những năm qua, Tổng công ty đã xuất khẩu được nhiều mặt hàng Rau quả tươi: bắp cải, khoai tây, hành, tỏi, dứa, thanh long, vải,... Rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có giống tốt đảm bảo chất lượng, màu sắc, hương vị phù hợp yêu cầu của khách hàng đời hỏi còn có đầu tư vốn lớn như thiết bị làm lạnh tiên tiến bảo đảm rau quả không bị mất nước, kho chúa và phương tiện vận chuyển lạnh. Do vậy, trước mắt có khả năng xuất khẩu khối lượng lớn. Trong tương lai, Tổng công ty cần có chương trình và biện pháp nâng cao dần tỷ trọng Rau quả tươi trong cơ cấu xuất khẩu nhóm hàng Rau quả với tinh thần xuất khẩu mọi chủng loại mà khách hàng cần với khẩu hiệu "Miễn là khách hàng chấp nhận. Tổng công ty bán được hàng, thu được vốn và có lợi nhuận". Đồng thời tổng công ty lựa chọn một số chủng loại Rau quả có yêu cầu lớn và mình có khả năng mở rộng sản xuất có hiệu qủa cao như: Bắp ngọt, ngô ngọt, dứa, chuối, vải,...
3.1.2.2. Rau Quả chế biến
Rau chế biến
Sản phẩm rau chế biến của Tổng công ty chính là: Dưa chuột muối, nấm muối, ngô ngọt... sản phẩm nấm trong đó nấm rơm và nấm mỡ đều có nhu cầu lớn trên thị trường thế giới. Thương nhân Nhật Bản đánh giá đây là nguồn nguyên liệu quí cho nguồn chế biến xuất khẩu, nếu tiếp cận được thị trường và tổ chức tốt, mở rộng sản xuất thì cả nước có thể đạt sản luợng 200-300 nghìn tấn nguyên liệu/năm để xuất khẩu thu ngoại tệ với mức 100-150 triệu USD/năm. Do vậy, với cơ sở đã được xây dựng khá tốt tại các đơn vị, Tổng công ty đã chọn mặt hàng này trở thành hàng hoá xuất khẩu chính.
Sản phẩm dưa chuột muối rất được ưa chuộng tại các nước Châu Âu, hiện nay Tổng công ty đang tiến hành đưa sản phẩm này xâm nhập thị trường Mỹ và một số nước ở Bắc Mỹ.
Quả chế biến
Quả chế biến là sản phẩm rất đa dạng về chủng loại và có tiềm năng phát triển lớn. Trong đó nước quả và nước quả cô đặc được coi là mũi nhọn. Theo Tổng công ty, hai dạng sản phẩm này sẽ trở thành hàng hoá chủ lực trong sản xuất bởi:
Thị trường thế giơí có nhu cầu lớn, trong thập kỷ 80 buôn bán nước quả trên thế giới đã tăng về trị giá gấp ba lần, đạt khoảng 5 tỷ USD năm 1990, trong năm đó nước cam chiếm khoảng trên 50% sau đó đến nước dứa, nước bưởi, nước quả có múi khác ...Nay theo đánh giá của FAO, riêng nước dứa hàng năm thị trường trên thế giới yêu cầu khoảng 400-500 triệu lít.
Việt Nam là nước có nhiều hoa quả nhiệt đới có thể chế biến thành nước quả và cô đặc với chủng loại phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới: Hiện nay, các cơ sơ sản xuất của ta đã chế biến đựoc nhiều loại nước quả như: dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, sữa dừa, ổi, mãng cầu, thanh long.... và đã sản xuất được một số loại.
Chất lượng nước hoa quả tuy được thị trường chấp nhận nhưng nếu đóng những lon nhỏ thuận tiện cho việc tiêu dùng (loại 240-250ml) thì bao bì chiếm trên 52%, (chủ yếu là tiền lon, mặc dù lon được sản xuất trong nước), do đó xuất khẩu bị lỗ (khoảng 0,18-0,20 USD/lon, giá FOB tính ra khoảng 2600-2800 đồng/lon trong khi có thể tiêu thụ nội địa 3200-3500 đồng/lon). Trong khi chưa xử lý được vấn đề bao bì thì hướng sản xuất nước hoa quả cô đặc để sản xuất sang thị trường xa có hiệu quả hơn; Mặc dù nó chưa phải là sản phẩm cuối cùng có bao bì nhãn hiệu hoàn chỉnh tới tận người tiêu dùng, nhưng lại là chế phẩm quan trọng có hương vị quả của nhiều loại thực phẩm, bánh kẹo và nước giải khát được chế biến tại nước nhập khẩu.
Trong các loại hoa quả chế biến nước hoa quả là nước cô đặc như đã nêu trên, ngoài dứa là loại hàng đầu bảng vì nhiều nước ưa chuộng và ta có điều kiện phát triển với quy mô lớn. Hiện nay Tổng công ty đang quan tâm đến trái đu đủ với triển vọng tốt về một số sản phẩm (purre- dạng nghiền và nước đu đủ). Trên thế giới còn có nơi chưa quen dùng loại nước này, do vậy đây là nhiệm vụ của Tổng công ty trong vấn đề tiếp thị, giới thiệu mặt hàng, chào hàng tạo nhu cầu cho khách hàng. Ngoài ra, Tổng công ty còn xuất khẩu các loại nước quả cô đặc khác như chuối, mãng cầu, xoài....
Quả chế biến xuất khẩu còn có nhiều dạng khác: Sấy khô, mứt quả... Dừa là loại quả không nhưng xuất khẩu dưới dạng tươi mà còn nhiều dạng khác như: dầu dừa, cùi dừa, khô dừa... không kể một số sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ vỏ quả dừa.
3.1.2.3 Quả đóng hộp
Bên cạnh sản phẩm nước quả và nước quả cô đặc, quả hộp là sản phẩm cần được quan tâm phát triển. Quả hộp là quả được chế biến lau nay được xuất khẩu nhiều, nhất là dứa hộp được nhiều thị trường ưa chuộng và xuất khẩu có hiệu quả cao hơn nhiều loại hoa quả khác. Theo đánh giá của FAO, thị trường thế giới hàng năm có nhu cầu khoảng 800-900 nghìn tấn dứa hộp. Thái Lan là nước được xếp hàng đầu thế giới về xuất khẩu quả nhiệt đới, trong đó dứa hộp và nước dứa đạt vài nghìn tấn/năm. Dứa hộp chủ yếu là dứa khoanh, dứa miếng và nước dứa cô đặc là các dạng sản phẩm chế biến chủ yếu của mặt hàng dứa. Để có một tấn sản phẩm dứa cô đặc xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhiều gấp 4-5 lần nguyên liệu dứa đóng hộp và việc xuất khẩu chủng loại sản phẩm này nhiều hơn còn phụ thuộc vào nhu cầu của khách nước ngoài. Ngoài dứa hộp còn nhiều loại quả khác có thể chế biến dưới dạng đóng hộp để xuất khẩu như: vải hộp nước đường, nhãn, chôm chôm .
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Tổng công ty Rau quả, Nông sản
3.2.1.Giải pháp về nguyên vật liệu
Hiện nay với hệ thống các nhà máy chế biến của mình với Tổng công ty là 68 nghìn tấn/năm. Diện tích đất canh tác của tổng công ty có giới hạn, Tổng công ty phải mua nguyên liệu ngoài là chính. Trong những năm qua do hạn chế về nguồn nguyên liệu nên công suất chế biến thực tế của các nhà máy chỉ đạt 30-40% công suất lắp đặt. Chính vì vây, việc cung cấp đủ số lượng sản phẩm xuất khẩu hay nguyên liệu để chế biến sản phẩm xuất khẩu là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Qua đó làm giảm giá thành sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn trong xuất khẩu. Để giải quyết vấn đề này, Tổng công ty có thể có một số hướng sau:
Thứ nhất: Việc tổ chức các vùng sản xuất Rau quả của tổng công ty cần phải giải quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích kinh tế với việc xuất khẩuvà chế biến xuất khẩu, phải xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Tổng công ty và người sản xuất nguyên liệu. Có vậy thì Tổng công ty mới đảm bảo được nguồn nguyên kiệu cung cấp ổn định về giá cả và số lượng, vừa đảm bảo cho người sản xuất có thị trường tiêu thụ ổn định.
Để thực hiện được liên kết này, Tổng công ty căn cứ vào thông tin về thị trường và khả năng sản xuất của mình, với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng tỉnh, huyện trực tiếp ký kết hợp đồng với các nông hộ. Hợp đồng sản xuất và cung cấp sản phẩm này có thể ký dưới nhiều hình thức: hợp đồng dài hạn, hợp đồng chính vụ và trái vụ. Nhằm duy trì mối quan hệ kinh tếnày chặt chẽ và thường xuyên đảm bảo lợi ích kinh tế cho đôi bên và tin cậy lẫn nhau, phải đảm bảo giá cả thoả đáng và ổn định cho bù đắp được chi phí sản xuất, có phần thu nhập ròng để tích luỹ và cải thiện đời sống cho nhân dân. Đối với các loại cây trồng ngắn ngày như: dứa, ngô bao tử, dưa chuột... Tổng công ty có thể xác định giá mua nguyên liệu, nếu đến thời vụ giá thu hoạch thời vụ cao hơn giá hợp đồng, tổng công ty sẽ nâng giá lên một chút. Ngược lại, giá trị trường thấp hơn giá trị ký kết thì vẫn giữ nguyên giá đã ký. Khi gặp rủi ro do thiên tai gây ra, Tổng công ty có thể bàn bạc để hỗ trợ cho người sản xuất chẳng hạn khoảng 50% giá trị thiện hại. Đối với những sản phẩm có tính thời vụ rõ nét, cần nguyên liệu cho sản xuất chế biến đều đặn trong năm, nhưng điều kiện dự trữ của các nông hộ, tăng thu nhập cho họ, lại vừa giải quyết khó khăn về vốn cho Tổng công ty. Ngoài ra, có thể kéo dài thời gian cung ứng nguyên liệu, khắc phục tính thời vụ, cũng cần thiết phải có mức khuyến khích đối với các nguyên liệu trái vụ.
Do các nông hộ nói chung thường thiếu vốn để phát triển sản xuất Tổng công ty có thể hỗ trợ cho họ bằng cách: đầu tư ứng trước vốn chi phí sản xuất đảm bảo bao tiêu sản phẩm. Việc làm này không những giúp hộ nông dân duy trì phát triển sản xuất mà còn tạo cơ hội cho các nhà máy chế biến, nắm chắc nguòn nguyên liệu ngay từ khi nông dân tổ chức sản xuất, hạn chế tình trạng nguyên liệu lọt vào tay tư thương.
Đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như yêu cầu về vệ sinh thực phẩm ngay từ khi sản xuất, Tổng công ty nên giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, xử lý giống, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh như: cung cấp cho nhân dân những giống rau quả có chất lượng, năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất.
Đối với hệ thông các nông trường, Tổng công ty cũng thực hiện việc giao đất canh tác cho hộ gia đình nông dân áp dụng cơ chế ưu đãi như trên, đồng thời chỉ đạo cơ cấu và diện tích canh tác theo định hướng của mình.
Thứ hai: Xuất phát từ thực trạng sản xuất rau quả ở nước ta hiện nay ở tình trạng phân tán, manh mún, chưa hình thành các vùng chuyên canh lớn, để tận dụng nguyên liệu Tổng công ty cần phải coi trọng các cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa tại chỗ, phù hợp với nguồn nguyên liệu hiện có và tận dụng được chế phẩm tại chỗ sau chế biến, ở những nơi đã hình thành vùng chuyên canh, có nhiều sản phẩm hàng hoá hình thứ hợp lý là bố trí đầu tư xây dựng các nhà máygần vùng nguyên liệu(qui mô của nó tuỳ vào điiêù kiện mỗi nơi, khả năng vốn, trình độ quản lý...), điều đó sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển, sử dụng tốt công suất may móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện khâu tho gom hàng, một trong những nguyên nhân làm cho mặt hàng rau quả của Tổng công ty không đủ sức cạnh tranh về giá so với các mặt hàng cùng loại xuất xứ từ các nước xuất khẩu khác là do khâu thu mua hàng chưa hợp lý, có nhiều chi phí phát sinh đẩy giá bán lên cao.Vì vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty cần tiếp tục hoàn thiện khâu thu gom hàng theo hướng giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Tổng công ty cần có các đơn vị tiến hành thu mua trực tiếp tại các đơn vị sản xuất, tránh thông qua trung gian để giảm chi phí. Với các đơn vị có truyền thống có khả năng cung ứng một lượng nguyên liệu lớn và thường xuyên cho Tổng công ty thì Tổng công ty có thể đặt một bộ phận chuyên trách như thiết lập đại lý, văn phòng đại diện để đảm bảo công tác thu gom diễn ra thuân lợi. Ngoài ra, Tổng công ty vẫn phải hình thành một bộ phận với chức năng di động để tìm nguồn hàng trong dân khi có nhu cầu đột xuất. Trong trường hợp nguồn hàng ở xa, Tổng công ty nên có các biện pháp thu gom, bảo quản, chế biến và nghiệm thu chất lượng để xuất thẳng sang thị trường có hợp đồng đã được ký kết, tránh vận chuyển vòng vèo, vừa phát sinh chi phí, vừa là giảm chất lượng hàng hoá.
Như vậy, hoàn thiện khâu thu gom hàng sẽ giúp Tổng công ty tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và giúp cho Tổng công ty có nguồn hàng ổn định, cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất chế biến hoạt động
3.2.2. Giải pháp về vốn
Vốn luôn luôn là vấn đề cực kì khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, tiêu thụhàng Nông sản nói chung và Rau quả nói riêng. Để giải quyết vấn đề này thì Tổng công ty cần chủ động tạo vốn kinh doanh cho mình và từ các nguồn trong nước và nước ngoài.
3.2.2.1. Đối với ở trong nước
+ Huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, mặc dù có rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn này nhưng Tổng công ty cần coi đây là một nguồn vốn quan trọng cần được khai thác.
+ Vốn ngân sách nhà nước cấp: Đây cũng là một nguồn vốn không thể thiếu với Tổng công ty trong những năm qua và những năm sau nay. Nguồn vốn này thường được đầu tư vào xây dựng cơ bản.
+ Huy động từ chính lợi nhuận tích luỹ (tăng% lợi nhuận để lại vào vốn sản xuất) của Tổng công ty, đây là một nguồn vốn cơ bản và lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh.
+ Vay từ các khách hàng quen thuộc của Tổng công ty, đặc biệt là các khách hàng có sức mua lớn và có quan hệ lâu dài. Thông qua việc ứng trước tiền hàng thángTổng công ty sẽ bán cho họ.
+ Đặc biệt trong thời gian tới ta không thể không kể đến một hình thức huy động vốn được coi là hiệu quả, nó kích thích sự phát triển của ngành nói riêng và của đất nước nói chung đang được nhà nước khuyến khích áp dụng. Đó chính là hình thức cổ phần hó doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty. Cổ phần hoá các doang nghiệp của Tổng công ty là một chủ trương rất phù hợp với điều kiện kinh tế trong giai đoạn tới, khi mà thị trường chứng khoán đac ra đời, nó cho phép quá trình cổ phần hoá được đẩy mạnh và mạnh hơn. Cổ phần hoá là biện pháp huy động được nguòn vốn dư thừa trong cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty cũng như người dân. Thực hiện cổ phần hoá thứ nhất là để tăng nguồn kinh doanh của các đơn vị trong Tổng công ty, thứ hai là nó tăng trách nhiệm của mỗi người trong đơn vị.
3.2.2.2. Đối với nguồn vốn từ nước ngoài
Vốn huy động từ đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là những đối tác có máy móc công nghệ cao. Trong tình trạng hiện nay là rất phù hợp với Tổng công ty vì Tổng công ty đang trong tình trạng thiếu vốn để đầu tư mua sắm máy móc công nghệ để thực hiện bước nhảy vọt về công nghệ chế biến Rau quả trong tương lai là rất hữu ích. Ngoài Tổng công ty có thể vay của các tổ chức lượng thực và nông nghiệp thế giới -FAO.
Tổng công ty cần tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành sản xuất rau quả với các hình thức đa dạng như hợp tác sản xuất kinh doanh, liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổng công ty cũng cần chú trọng liên doanh với các đối tác nước ngoài có kinh nghiệm như Hoa kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Israel... để sản xuất, chế biến, vận chuyển, tổ chức xuất khẩu rau quả. Việc hợp tác liên doanh với nước ngoài giúp Tổng công ty tháo gỡ được những khó khăn về giống cây trồng chất lượng cao, kỹ thuật thâm canh. Tổng công ty cần học hỏi những kinh nghiệm về tạo giống, tổ chức quản lý sản xuất, sử dụng công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu của các đối tác nước ngoài và đề nghị họ từng bước chuyển giao công nghệ này cho Tổng công ty. Bên cạnh đó, Tổng công ty xây dựng các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài khi các đối tác này hợp tác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Những nguồn vốn huy động được phần lớn là để xây dựng mô hình sản xuất Rau quả xuất khẩu khép kín, đặc biệt là đầu tư hiện đại các dây chuyền sản xuất.
3.2.3. Giải pháp về mở rộng thị trường
3.2.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một công việc rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp doanh nghiệp tìm hiểu được tình hình cung cầu, giá cả, chính sách của Chính phủ nước nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu của người tiêu dùng... Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức kinh doanh, đối tượng giao dịch và chính sách giá hợp lý sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Là một doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, Tổng công ty cần đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu thị trường bởi vì rau quả là mặt hàng mang tính thời vụ, giá cả lên xuống thất thường. Tổng công ty cần đầu tư kinh phí, công nghệ, nhân lực vào công tác nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin thị trường thông qua báo chí trong nước và nước ngoài, tài liệu, tạp chí thương mại quốc tế, Internet. Tổng công ty nên thường xuyên tổ chức các đoàn đi công tác, tham quan, khảo sát, tham gia hội thảo, hội chợ để học tập kinh nghiệm của nước ngoài, giới thiệu sản phẩm và khảo sát thị trường nước ngoài có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, củng cố mạng thông tin, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường, khai thác thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị.
Bên cạnh đó cần có quan hệ mật thiết với các cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan khác như Hải quan, Phòng thương mại và công nghiệp, Ngân hàng, Tổng cục thống kê, Văn phòng đại sứ quán các nước... Thông qua các mối quan hệ này sẽ có các thông tin hữu ích cho công tác nghiên cứu thị trường. Thậm chí, Tổng công ty có thể sẵn sàng mua các thông tin chính xác và có giá trị qua các trung gian khác để đảm bảo công tác nghiên cứu thị trường mang lại hiệu quả thiết thực.
Ngoài ra, Tổng công ty cần xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trọng thị trường truyền thống (Đông Âu, SNG, đặc biệt là Nga), Trung Quốc, thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...), thị trường ASEAN (Singapore, Malaysia...), đồng thời mở rộng thị trường Mỹ, thị trường Tây Âu và các thị trường khác. Tổng công ty cần thực hiện tốt phương châm: chú trọng thị trường lớn nhưng không bỏ qua thị trường nhỏ.
3.2.3.2. Hoạt động xúc tiến thương mại
- Tổng công ty tiếp tục tranh thủ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước về xúc tiến thương mại để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, thực hiện 4 chương trình xúc tiến thương mại đã được Chính phủ phê duyệt cho ngành Rau quả (Xây dựng Website, Tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, Tham gia hội chợ Anuga và Chicago, Tổ chức các lớp tập huấn xúc tiến thương mại), nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng Internet.
- Tổng công ty nên thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài để xúc tiến việc ký kết các hợp đồng và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
- Tổng công ty cần phải tham gia hội chợ, triển lãm để trưng bày, giới thiệu sản phẩm của mình tại các thị trường nước ngoài.
- Quảng cáo, khuyếch trương hình ảnh của Tổng công ty đối với khách hàng nước ngoài
3.2.4.Giải pháp về tổ chức cán bộ
Công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ cần đặt lên hàng đầu đặc biệt trong giai đoạn hiện nay để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Để làm tốt công tác cán bộ, Tổng công ty yêu cầu các đơn vị thành viên rà soát lại đội ngũ cán bộ, bố trí sắp xếp hợp lý để cán bộ phát huy hết năng lực. Đồng thời, Tổng công ty cần có kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Tiến hành đào tạo cho đội ngũ kỹ thuật viên có năng lực để kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đặc biệt chú ý đào tạo cán bộ cho các đơn vị chế biến, cấp kinh phí cho việc đưa cán bộ ra nước ngoài tham quan khảo sát, tìm hiểu về thị trường và công nghệ chế biến tiên tiến của các nước phát triển, tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo thương mại...
Ổn định và tinh giảm bộ máy quản lý của Tổng công ty theo nguyên tắc gọn nhẹ và có hiệu quả để tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Cải tiến các thủ tục hành chính giải quyết nhanh kịp thời đúng quy định các loại văn bản ,công văn giấy tờ .Tiến hành thành lập công ty kinh doanh, trực thuộc văn phòng Tổng công ty trên cơ sở phòng kinh doanh Xuất Nhập Khẩu.
3.2.5. Đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng mặt hàng rau quả trên thị trường
3.2.5.1. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu
Do thị trường rau quả thế giới có quá nhiều bất trắc, khó lường cho nên sẽ là quá rủi ro nếu Tổng công ty chỉ tập trung vào một số ít rau quả xuất khẩu.
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, việc cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh là một nhân tố quyết định để Tổng công ty kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Đồng thời, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu có thể giúp Tổng công ty có thể thâm nhập được vào nhiều thị trường khác nhau và có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Nhìn chung hiện nay mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn phải tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm về chủng loại, kích cỡ bao bì cho phù hợp với từng thị trường nước ngoài. Cụ thể là Tổng công ty cần phải đa dạng hoá các sản phẩm rau quả chế biến (bảo quản lạnh và đông lạnh, đóng hộp, sấy khô, muối chua, muối mặn, dầm dấm, cô đặc, nghiền ép,...). Đồng thời bổ sung vào danh mục rau quả tươi xuất khẩu các mặt hàng mới như: bí đỏ vỏ xanh, khoai mỡ trắng, dưa bao tử,...
Mặc dù khi tham gia kinh doanh, một mặt các doanh nghiệp có chính sách đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhưng mặt khác các doanh nghiệp vẫn phải có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực - những con chủ bài của nền Ngoại thương. Vì vậy, Tổng công ty cần tập trung khai thác thế mạnh của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mũi nhọn là rau quả hộp và rau quả sấy muối: dứa hộp, vải hộp, chôm chôm hộp, nước quả và nước quả cô đặc, mít sấy khô, mứt quả, Puree và đu đủ, lạc tiên, xoài, ổi; các sản phẩm chế biến từ măng, nấm.
3.2.5.1. Nâng cao chất lượng các mặt hàng rau quả xuất khẩu
Bước sang cơ chế thị trường, chất lượng trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để tồn tại và cạnh tranh. Chất lượng là mục tiêu quan trọng nhất của các nhà sản xuất, bởi vì chất lượng là lợi nhuận, là hiệu quả kinh tế. Chất lượng biểu thị uy tín đối với khách hàng, là lương tâm của người sản xuất, là biểu thị trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Tổng công ty cần phải:
- Tổng công ty cần nhập khẩu đầu tư giống tốt để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng.
- Nâng cấp, mở rộng các nhà máy, hiện đại hoá các dây chuyền công nghệ sản xuất các mặt hàng rau quả chế biến xuất khẩu.
- Liên doanh, liên kết với các công ty có uy tín của nước ngoài để tổ chức sản xuất, chế biến các loại rau quả có giá trị xuất khẩu cao. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm quản lý.
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tổng thể TQM (Total Quality Management), ISO 9000, HACCP, SSOP, CODEX, EU, TCVN, TCN.
- Chú trọng công tác bảo quản sau thu hoạch.
- Cải tiến bao bì của sản phẩm. Đa dạng hoá bao bì đóng gói: hộp sắt, lọ thuỷ tinh, hộp nhựa, các tông...
- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.6. Giải pháp đổi mới và đầu tư công nghệ mới cho sản xuất, bảo quản và chế biến rau quả
3.2.6.1 Đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản rau quả
Những năm vừa qua, Tổng công ty đã đầu tư một phần không nhỏ cho sản xuất và bảo quản rau quả nhưng còn nhiều những cơ sở chế biến, bảo quản vẫn còn ở dạng thô sơ do vậy ảnh hưởng không tốt đến chất lượng các sản phẩm. Để cho các sản phẩm của Tổng công ty có chất lượng tốt và đồng bộ cần phải đầu tư hơn nữa khoa học công nghệ cho sản xuất chế biến và bảo quản rau quả.
Phát triển công nghiệp chế biến là cách thức nâng cao giá trị gia tăng của rau quả và thu hẹp tình trạng xuất khẩu sản phẩm thô.Việc phát triển công nghiệp chế biến còn tạo nên thị trường nội địa to lớn và ổn định cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần hết sức coi trọng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ vào khâu bảo quản sau thu hoạch. Đây là khâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng.
Đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản cho phép Tổng công ty tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng vận chuyển đi xa. Như vậy, Tổng công ty có thể tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, trong thời gian tới Tổng công ty cần tiếp tục đổi mới công nghệ, lắp đặt thêm các thiết bị sản xuất chế biến, cải tiến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, để công tác chế biến, bảo quản phát huy hết tác dụng của nó trong việc giảm hư hao nguyên liệu, nâng cao năng suất, Tổng công ty phải hết sức quan tâm đến kế hoạch đầu tư thông qua các biện pháp sau:
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá các nhà máy, xí nghiệp chế biến rau quả hiện có, đồng thời xây dựng một số nhà máy mới có quy mô nhỏ và vừa với công nghệ, thiết bị hiện đại ở các vùng sản xuất nguyên liệu lớn phục vụ xuất khẩu. Bố trí các nhà máy ở trung tâm vùng nguyên liệu để giảm chi phí vận chuyển, bảo đảm sự đồng bộ giữa nhà máy, vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng nhà máy chế biến gắn với bảo quản và đa dạng hoá sản phẩm. Đồng thời, các nhà máy này làm trung tâm phát triển công nghiệp chế biến rau quả-thực phẩm, nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực và tiết kiệm vốn đầu tư.
- Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất nguyên liệu (người nông dân) và chủ thể chế biến nguyên liệu rau quả (các nhà máy chế biến của Tổng công ty). Hay nói cách khác, Tổng công ty cần nghiêm túc thực hiện Quyết định số 80/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 06 năm 2002 về tiêu thụ nông sản hàng hoá qua hợp đồng.
- Hiện đại hoá hệ thống vận chuyển, hệ thống bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất trung bình xuống 15%.
- Tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng cường công tác kiểm tra kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Đặc biệt chú ý đầu tư về bao bì sản phẩm, bảo đảm mẫu mã đẹp, bảo quản hàng hoá lâu và phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm. Xây dựng các nhà máy phụ trợ sản xuất bao bì, vỏ hộp với dây chuyền công nghệ hiện đại để hạn chế nhập khẩu với giá cao. Đồng thời, thực hiện công tác nhãn hiệu theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tóm lại, đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản rau quả phục vụ xuất khẩu là việc làm thiết thực để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với giá thành hạ song Tổng công ty cũng cần đón đầu nhu cầu của thị trường. Tổng công ty nên chú ý vào đầu tư vào công nghệ bảo quản sản phẩm tươi và chế biến sản phẩm sạch, tiệt trùng để nâng cao giá trị các mặt hàng rau quả xuất khẩu trong thời gian tới.
3.2.6.2 Đầu tư phát triển công nghệ vi sinh
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thì có nhiều, song sau cuộc cách mạng về gien, người ta không thể chối cãi được rằng giống là một yếu tố quan trọng để duy trì, bảo tồn những mặt hàng truyền thống, mang tính chất đặc sản có chất lượng cao.
Để cây trồng có chất lượng tốt, năng suất cao Tổng công ty cần phải kết hợp các nguyên tắc chọn giống sau:
- Ưu tiên đầu tư cho việc tuyển chọn các loại giống truyền thống mang tính đặc sản có năng suất cao của từng địa phương, lập quỹ gien phục vụ cho các vùng chuyên canh xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của những thị trường khó tính.
- Rút ngắn thời gian nghiên cứu, mạnh dạn đầu tư cho công tác thực nghiệm khoa học về giống rau quả, tiến tới áp dụng đại trà. Mặt khác đẩy mạnh công tác khuyến nông, nhanh chóng giao công nghệ cho nông dân.
- Kết hợp với việc sử dụng các loại giống cây trồng trong nước đã thuần chủng với việc nhập khẩu các loại giống rau quả của thế giới có chất lượng cao, trực tiếp áp dụng, hoặc lai tạo, cho những giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
- Hình thành một cách đồng bộ, hoạt động có hiêu quả các cơ sở nhân giống phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng kết hợp với công tác bảo vệ cây trồng ở các địa phương.
- Bên cạnh việc nghiên cứu lựa chọn giống, cần hợp tác với nước ngoài dưới nhiều hình thức như: gia công xuất khẩu, hợp tác liên doanh, hình thành các khu công nghiệp tập trung... để tạo ra sự chuyển giao về giống từ các nước vào Việt Nam, tranh thủ được các phát minh mới, những bí quyết kỹ thuật về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, đặc biệt về giống.
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà Nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3.3.1. Chính sách đất đai
Đối với người trồng rau quả, đất đai là yếu tố hàng đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đất đai chính là tư liệu sản xuất chủ yếu vì vậy hoạt động của họ phụ thuộc vào chính sách đất đai. Chính sách đất đai tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh sản xuất, xuất khẩu rau quả. Hệ thống chính sách đất đai đã ban hành rất phong phú, đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, chính sách đất đai đã tác động tích cực tại nên vùng sản xuất rau quả đặc sản nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành nên những trang trại trồng quả. Tuy nhiên, chính sách đất đai vẫn cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cơ chế thị trường, sử sụng có hiệu quả đất đâi vào mọi lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu.
- Thúc đẩy nhanh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận sử dụng đất đai lâu dài cho các hộ nông dân. Theo tinh thần của Luật đất đai, nông dân được quyền nhận giấy chứng nhận sử dụng ruộng đất do Nhà nước giao cho sử dung lâu dài. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi và tích tụ đất theo hướng sản xuất hàng hoá trên quy mô lớn, hình thành các trang trại trồng cây ăn quả, hình thành các vùng trồng rau xuất khẩu. Chính phủ, các ngành, các cấp có liên quan bằng nhiều biện pháp thúc đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất cho nong dân để nong dân có ý thức đối với ruộng đất được nhận, yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất thúc đẩy quá trình chuyển đổi và tích tụ ruộng đất theo hươngs sản xuất hàng hoá hình thành nên các trang trại sản xuất hàng hoá trên quy mô lớn, hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, tự cung, tự cấp. Được quyền sử dụng đất là động lực kinh tế gắn liền với việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất cuả quốc gia. Hơn nữa, nếu không có quyền sử dụng đất thì các quyền khác như quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp...cũng không thực hiện được.
Do có nhiều khó khăn, việc giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai là việc làm rất phức tạp, nhiều biện pháp không thực hiện được do thiếu kinh phí. Công việc này sẽ kéo dài hàng chục năm. Vì vậy, ngoài cách làm đơn giản linh hoạt cần tranh thủ ý kiến của các hộ nông dân, để giản đơn thủ tục hành chính trong chuyển nhượng đất đai, Chính phủ cho phép các hộ, các cá nhân hoặc các tổ chức được tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức mạnh vốn, có kinh nghiệm sản xuất rau quả nhận thêm đất đai theo Luật đất đai để canh tác theo mô hình trang trại, đảm bảo sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn vừa thuận tiện cho việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, vừa tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu.
- Cùng với việc khẩn trương cấp giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, Chính phủ cần sớm thể chế hoá quyền của người sử dụng đất theo Luật đất đai. Đồng thời cần làm rõ mối quan hệ giữa chủ sử dụng đất với người có nhu cầu đầu tư, khai thác và sử dụng đất. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của người nhận ruộng về cải tạo, tu bổ và nâng cao năng suất đất đai, sử dụng đất đai đúng mục đích.
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, Nhà nước sớm hình thành quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch cụ thể, trên cơ sở đó xác định cơ cấu, định hướng sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, xã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ đầu tư. Nhà nước cho phép chuyển đổi ruộng đất nhằm tạo ra những thửa ruộng rộng, thuận lợi cho thâm canh và sản xuất hàng hoá.
- Đối với đất ở vùng trung du, miền núi nên tăng hạn điền, tăng thời gian cấp đất để khuyến khích người kinh doanh đầu tư vốn, hình thành các trang trại hoặc tạo đIều kiện để những hộ có khả năng làm chủ thầu tập hợp một số hộ nông tiến hành tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại. Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích ở những nơI đã được quy hoạch, đồng htời đảm bảo môI trường sinh tháI (Theo tinh thần NQTW 4 khoá VIII ).
3.3.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả
Định hướng chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới là “ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong tổ chức ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các bạn truyền thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị trên thế giới” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII). Đối với rau quả Việt Nam, nhằm khai thác có hiệu qủa tiềm năng sẵn có, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá , đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, ta có lợi thế nhằm ổn định thị trường xuất khẩu, xác định được mặt hàng xuất khẩu có khối lượng và tỷ trọng kim ngạch lớn, ổn định.
Qua nghiên cứu cho thấy, chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả cần hướng vào những thị trường sau:
- Trung Quốc là thị trường về mặt địa lý rất gần với nước ta, có sức mạnh lớn. Đặc biệt thị trường các tỉnh phía nam Trung Quốc có tiềm lực kinh tế mạnh, dung lượng thị trường lớn, có chung biên giới với nước ta, có khả năng tiêu thụ rau quả lớn.
- Khai thông thị trường Đông Âu- những thị trường trước đây có quan hệ buôn bán rau quả với nước ta. Các cơ quan quản lý vĩ mô có trách nhiệm chính trong việc thực hiện nguồn vốn này. Đối với thị trường Đông Âu, chính sách cần rõ ràng tách bạch, qua việc xuất khẩu trả nợ và kinh doanh xuất khẩu nhằm đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng phương thức hàng đổi hàng. Về quan hệ thương mạI, ngoàI việc trả nợ nên thanh toán theo phương thức quốc tế để giảm rủi ro. Trên cơ sở có quan hệ gắn bó, đảm bảo chữ tín với thị trường này, sẽ từng bước thâm nhập vào thị trường Tây Âu và các nước khác.
- Khu vực các nước Bắc và Đông Bắc Á - Thái Bình Dương và thị trường Mỹ là thị trường hứa hẹn khả năng tiêu thụ rau quả tương đối lớn của nước ta. Đối với thị trường này cần làm tốt công tác nghiên cứu tiếp thị và dự báo phát triển để có chiến lược kinh doanh thích hợp.
3.3.3 Chính sách đầu tư
Để tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư đồng bộ cho quá trình kinh doanh rau quả xuất khâủ. Cụ thể cần đầu tư cho lĩnh vực sau
- Đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ở cả tầm vĩ mô và vi mô nhằm xây dựng chiến lược thị trường lâu dài ổn định trong đó xác định được những thị trường trọng điểm và mặt hàng cụ thể.
- Đầu tư cho các vùng chuyên canh sản xuất rau quả xuất khẩu, trong đó chú ý đầu tư nghiên cứu khâu cải tạo giống, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiến bộ nhằm tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Đầu tư cho khâu bảo quản, chế biến nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Đầu tư thêm vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả để đủ điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, Nhà nước cần đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng chuyên canh xuất khẩu rau quả, bao gồm hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển, hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất - lưu thông rau quả; đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ cho quá trình kinh doanh rau quả xuất khẩu.
3.3.4. Chính sách vốn tín dụng
Để đạt mục tiêu chuẩn xuất khẩu rau quả, giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh là một trong những khó khăn của người kinh doanh xuất khẩu, đòi hỏi phảI có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách vay vốn.
Chính sách cho vay vốn hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau quả cần giải quyết theo hướng sau:
- Đối với người sản xuất căn cứ vào đặc tính thời vụ của từng loại rau quả, Nhà nước tăng nguồn vốn tín dụng đối với các hộ nông dân. Thời hạn cho vay vốn bao gồm cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong đó:
+ Vốn vay ngắn hạn cho người dân vay trực tiếp để sản xuất kinh doanh theo từng thời vụ ngắn hạn(kinh doanh rau vụ đông).
+ Vốn vay trung hạn và dài hạn để đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị và trồng cây ăn quả lâu năm. Đối với cây xuất khẩu phải sau nhiều năm mới thu hoạch (vải, nhãn, xoài ...) Nhà nước cho các hộ trồng cây ăn quả xuất khẩu lâu năm vay dài hạn trong 4-5 năm, sau khi thu hoạch nông dân sẽ trả dần trong 5 năm tiếp theo. Mức cho vay khoảng 35 - 40% suất đầu tư.
Để khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng về xuất khẩu, khai hoang các vùng đất trồng, đồi núi trọc, Nhà nước cho các hộ sản xuất vay với lãi suất ưu đãi. Vốn vay trung hạn và dài hạn cần mở rộng việc cung cấp tín dụng bởi các hệ thống tín dụng chính thức với điều kiện thuận lợi.
Hệ thống tín dụng đặc biệt với điều kiện thuận tiện hơn như Ngân hàng Việt Nam cho người nghèo vay là rất cần thiết để bù đắp những thiếu hụt của hệ thống tín dụng hiện nay. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn hệ thống tín dụng này, đặc biệt hướng tới người nghèo nông thôn tham gia trồng rau quả phục vụ xuất khẩu.
- Đối với các dự án trồng cây ăn quả tập trung phục vụ xuất khẩu, áp dụng phương thức liên doanh, liên kết với người nước ngoài hoặc ngân hàng bảo lãnh cho người sản xuất vay vốn trả chậm, lãi suất thấp, thời gian dài.
- Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả, đề nghị Nhà nước và ngân hàng cho vay lãi suất thấp khi thực hiện hợp đồng lớn, thu mua rau quả với khối lượng lớn vào chính vụ để chế biến xuất khẩu.
3.3.5. Chính sách bảo hiểm kinh doanh xuất khẩu rau quả
Kinh doanh xuất khẩu rau quả cũng như kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu, khác là ở lĩnh vực dễ bị ảnh hưởng bởi tính tự phát của thị trường và bởi chính đặc đIểm của sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất rau là ngành chịu rủi ro cao do thời tiết thất thường, sâu bệnh phá hoại gây thiệt hại cho người sản xuất.
Thị trường xuất khẩu rau quả còn bấp bênh, thiếu ổn định, mang tính tự phát, trong khi sản xuất nông nghiệp không cho phép điều chỉnh cân bằng cung-cầu ngay sau khi gặp rủi ro mà đòi hỏi phải có thời, có điều kiện vật chất để khắc phục hậu quả.
Chính phủ cần có chính sách bảo hiểm sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Chính sách bảo hiểm sẽ trợ giúp người kinh doanh khi gặp rủi ro khách quan.
3.3.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu rau quả
Trong thời gian tới, để thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu rau quả, một mặt cần xoá bỏ các cản trở, nhất là cản trở về cơ chế, thể chế, thủ tục đối với hoạt động xuất khẩu, mặt khác cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu rau quả. Năm 1998, Bộ Thương mại và các bộ hữu quan đã nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tiếp tục mở rộng quyền xuất khẩu cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giải toả những vướng mắc về tài chính - tiền tệ đối với hoạt động xuất nhập khẩu, tạo thông thoáng cho các ngành, doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực xuất khẩu rau quả, chính sách khuyến khích xuất khẩu cần làm tốt những vấn đề sau:
Trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả, rất cần sự tập trung ưu tiên, đầu tư cho khoa học, công nghệ nhằm phát triển rau quả tương xứng với trình độ của các nước xuất khẩu rau quả thành đạt trên thế giới. Đề nghị nhà nước miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhằm thực hiện các dự án xuất khẩu và phục vụ cho công nghệ chế biến xuất khẩu.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, cần tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, thực sự tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh xuất khẩu, đề nghị chính phủ áp dụng cơ chế khen thưởng kịp thời trong lĩnh vực kinh doanh này.
- Chính phủ cần tạo đIều kiện để sớm hình thành Hiệp hội rau quả Việt Nam. Tổ chức này là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, thống nhất việc điều hành kinh doanh điều hành kinh doanh sản xuất và xuất khẩu rau quả. Hiệp hội được thành lập còn nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa khu vực cá nhân và tư nhân. Nội dung hoạt động của hiệp hội gồm:
+ Tư vấn giúp Chính phủ trong việc xác định các chính sách có liên quan tới sản xuất thị trường, vấn đề chế biến, xuất khẩu, vận chuyển và một số lĩnh vực khác có liên quan tới sự phát triển của ngành rau quả.
+ Thu nhập, phân tích, thống kê một cách có hệ thống, phổ biến những thông tin có liên quan tới ngành rau quả.
+ Phổ cập các tiến bộ kỹ thuật về cây ăn quả...
Hiệp hội có thể gồm đại diện các Bộ, Cục, Công ty, trường đại học và các đơn vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành rau quả.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xâm nhập tìm kiếm thị trường mới, Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp trong việc tham gia hội trợ, triển lãm quốc tế, tiếp thị tìm kiếm thị trường...
Các cơ quan quản lý vĩ mô cần nghiêm ngặt mang tính pháp lý đối với việc xuất khẩu rau quả. Cụ thể, Chính phủ ban hành hệ tiêu chuẩn đối với các sản phẩm rau quả xuất khẩu, đòi hỏi người tham gia kinh doanh xuất khẩu rau quả thoả mãn các tiêu chuẩn đó mới được tham gia xuất khẩu nhằm đảm bảo chất lượng rau quả xuất khẩu, nâng cao uy tín của sản phẩm rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, nghiêm khắc xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy chế về tiêu chuẩn chất lượng, gây mất uy tín cho ngành rau quả nói riêng, hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung.
3.3.7. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Đưa quy trình quản lý dịch hại thích hợp cho từng loại rau quả chính đến nông dân thông qua tổ chức khuyến nông, bao gồm các biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, giống, nguồn nước cho rau và cuối cùng là thuốc hoá học đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng quy cách. Quy trình này làm cho người nông dân tự giác hạn chế tối đa việc sử dụng chất hoá học cho rau quả.
Phổ biến sâu rộng danh mục thuốc cấm dùng và thuốc hạn chế cho rau quả.
Các cơ quan chuyên môn có chế độ kiểm tra chặt chẽ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả trước khi cho lưu thông trên thị trường.
Cần xây dựng các trung tâm sản xuất kinh doanh các loại rau quả sạch
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111252.doc