Phương án này phù hợp với tình hình Việt Nam, nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cần có chính sách ưu đãi về mức thuế suất để phù hợp với thu nhập của nhân dân, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất ra các loại hàng hoá trên. nhưng việc dồn một số hàng hoá dịch vụ đang áp dụng thuế suất 5% lên 10% sẻ có nhiều ý kiến đề nghị giữ như hiện hành và mở rộng tiếp. Vì vậy phải phân tích kỹ hơn tác dụng của phương án này nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc :
- Hàng hoá, dịch vụ nào cần hạ mức thuế suất phải xem xét kỹ trong mối quan hệ sản xuất trong nước với nhập khẩu, giữa các cơ sở kinh doanh và phải áp dụng thống nhất cho cả hàng hoá nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước.
- Việc giảm mức thuế suất phải được dặt trong mối quan hệ tương đồng với chính sách thuế của các nước và chính sách hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế giá trị gia tăng, thực trạng và phương hướng hoàn thiện luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở mức 8% - 10% hoặc cao hơn, nay chuyển sang áp dụng thuế, số thuế phải nộp thấp hơn trước :
Bảng 8 : Cơ cấu thuế suất một số ngành theo luật thuế doanh thu và Thuế GTGT
Ngành, sản phẩm
Thuế doanh thu
Thuế GTGT
Điện
Xi măng
Sản phẩm công nghiệp thực phẩm
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu
Xổ số kiến thiết
8%
10%
6% - 8%
1% - 4%
20% - 30%
10%
10%
5%
0%
20%
(Nguồn : Tài liệu hội thảo tại Hà Nội về Thuế GTGT ngày 15,16/12/1998-BTC Nhật Bản (Viện CSTC tiền tệ) - BTC Việt Nam (Vụ CSTC))
Một số ngành khi áp dụng Thuế GTGT, do thuế đầu vào được khấu trừ lớn làm giảm số thuế phải nộp, đơn vị có lãi lớn như :
Bảng 9 : số thuế phải nộp theo luật thuế doanh thu
và Thuế GTGT
Đơn vị : Triệu đồng
Ngành
Thuế DT
Thuế GTGT
CL nộp NS giảm
Lãi
Điện
Xi măng
XD Sông Hồng
TCT Cao su
1.171.331
520.948
16.800
20.921
188.612
220.678
3.003
4.903
982.719
300.270
19.803
16.018
219.726
713.362
15.360
18.097
(Nguồn : Tài liệu hội thảo tại Hà Nội về Thuế GTGT ngày 15,16/12/1998-BTC Nhật Bản (Viện CSTC tiền tệ) - BTC Việt Nam (Vụ CSTC))
Đối với một số hàng hoá, dịch vụ thực hiện áp dụng Thuế GTGT ở mức 20% như : đại lý tàu biển, xổ số kiến thiêt; hoặc than đá xuất khẩu thuộc diện không chịu Thuế GTGT ( khi xuất khẩu không phải nộp Thuế GTGT nhưng cũng không được khấu trừ thuế đầu vào ) đã dẫn đến các ngành này gặp rất nhiều khó khăn ban đầu.
Mặc dù Thuế GTGT đã có sự điều chỉnh các hàng hoá, dịch vụ giữa các nhóm thuế suất : số lượng hàng hoá, dịch vụ chuyển sang áp dụng thuế suất 5% quá nhiều (40 nhóm, mặt hàng) so với thiết kế ban đầu (13 nhóm mặt hàng – chỉ hạn chế một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đến đời sống)
Việc mở rộng đối tượng hàng hoá, dịch vụ nhóm thuế suất 5% như trên dẫn đến những phức tạp trong quá trình thực hiện do tiêu thức, căn cứ phân loại giữa các hàng hoá, dịch vụ thuộc các nhóm thuế suất 5% và 10% không rõ ràng nên thực hiện không thống nhất (ví dụ :phân loại nhóm cơ khí là tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng rất khó khăn). Đặc biệt là thu Thuế GTGT đối với hàng hoá ở khâu nhập khẩu gặp khó khăn, phức tạp do việc phân loại nhóm mặt hàng theo biểu thuế suất Thuế GTGT và danh mục hàng hoá nhập khẩu theo thông lệ quốc tế không thống nhất.
Sau khi điều chỉnh dịch vụ du lịch, khách sạn, ăn uống xuống nhóm thuế suất 10%, nhóm thuế suất 20% chỉ còn một số dịch vụ như đại lý tàu biển, dịch vụ môi giới, xổ số kiến thiết số thu không lớn
Việc điều chỉnh thuế suất áp dụng đối với một số hàng hoá, dịch vụ từ 10% xuống 5% thời gian vừa qua là biện pháp sử lý tình thế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trên, chủ yếu là tư liệu sản xuất; chưa sử lý đối với các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng, đảm bảo không làm giảm thu NSNN nhưng dẫn đến không công bằng giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng có thuế suất đầu ra 10% thuế suất đầu vào được khấu trừ chủ yếu là thuế suất 5%, nên số Thuế GTGT phải nộp sẽ tăng lên
Về phương pháp tính thuế
Các nước chỉ quy định một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ đối với mọi đối tượng áp dụng Thuế GTGT. Hầu hết các nước đã áp dụng Thuế GTGT đều có quy định mức doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế. Ví dụ Inđonêxia 60.000 USD/năm; Thuỵ Điển 200.000 SEK/năm; Trung Quốc 1.8 triệu nhân dân tệ/năm...Đối với hộ kinh doanh có doanh số dưới mức quy định hoặc không phải nộp Thuế GTGT mà chỉ phải nộp thuế thu nhập hoặc có nước đánh Thuế GTGT nhưng theo một tỷ lệ ấn định trên doanh thu.
áp dụng kinh nghiệm của các nước khi xây dựng Luật thuế GTGT dự kiến đưa ra mức doanh thu là 600 triệu đồng/năm. những hộ kinh doanh nhỏ có doanh thu dưới mức quy định không áp dụng tính Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà áp dụng cách thu đơn giản (tính trên doanh số) như thuế doanh thu. Nhưng do đặc điểm của nước ta số hộ kinh doanh cá thể nhiều (trên 1 triệu hộ) đóng góp vào nguồn thu ngân sách đáng kể, nên áp dụng cách thu đơn giản gây không bình đẳng với những doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Về quản lý và sử dụng hoá đơn :
Điểm lại quá trình áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng từ 01/01/1999 đến nay, rất nhiều trường hợp trốn lậu thuế đã được phát hiện. Hành vi trốn thuế giá trị gia tăng chủ yếu thông qua việc vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng công với ghi chép sai sổ sách kế toán.
Thực tế còn cho thấy có nhiều kiểu lợi dụng hoá đơn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa khá phổ biến nhưng rất khó phát hiện. Đó là việc xin hoá đơn thật để thanh toán mà thực chất là mua lậu hoá đơn với giá rẻ để thanh toán với cơ quan Nhà nước, một số đối tượng nộp thuế còn sử dụng hoá đơn giả, không theo mẫu của Bộ Tài chính và đương nhiên không do Bộ Tài chính phát hành.
Tình trạng mua bán hàng hoá không sử dụng hoá đơn còn diễn ra phổ biến do ý thức chấp hành luật thuế của người mua và người bán chưa cao; đặc biệt người mua chưa nhận thức và yêu cầu người bán phải lập hoá đơn đầy đủ đúng quy định khi bán hàng hoá, dịch vụ. Tình trạng bán hàng thu tiền mặt còn diễn ra phổ biến, gây khó khăn cho việc kiển tra giám sát hoạt động sản xuất ks của cơ sở, làm cho công tác quản lý thuế không hiệu quả, còn thất thu do ẩn lậu doanh số.
Tóm lại có những dạng vi phạm sau :
Xuất hoá đơn khống tạo điều kiện cho đơn vị khác trốn thuế
Bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế
Ghi sai giá trị trên liên hoá đơn bán hàng để trốn thuế
Báo mất hoá đơn nhưng thực chất là vẫn bán và vẫn sử dụng
Sử dụng hoá đơn của đon vị khác báo mất
In và sử dụng hoá đơn giả
Buôn bán hoá đơn thật và hoá đơn giả...
Việc quản lý giá bán của cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được coi trọng và quản lý chặt chẽ, đặc biệt là việc quản lý niêm yết giá của các cơ sở kinh doanh, làm cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của cơ sở hạn chế.
Về khấu trừ Thuế GTGT
Có qúa nhiều tỷ lệ khấu trừ khác nhau nên phức tạp trong quá trình thực hiện và không khuyến khích việc thực hiện hhd chứng từ. Đối với hàng nông sản, lâm sản hải sản không có hoá đơn bán hàng mà có bản kê cũng được khấu trừ 5% từ đó dẫn đến có trường hợp của người kinh doanh buôn chuyến, người thu gom trốn thuế.
Các doanh nghiệp mua nông sản, lâm sản, hải sản của nông dân sau đó sơ chế, chế biến bán trong nước được khấu trừ thuế đầu vào theo bản kê hoạc được hoàn thuế. Nhưng nếu đem xuất khẩu thì không được hoàn thuế nên đã không khuyến khích xuất khẩu.
Đối với hoá đơn bán hàng thông thường chỉ cho khấu trừ đối với hàng hoá chịu Thuế GTGT còn không cho khấu trừ với hoá đơn cung ưng dịch vụ nên không bình đẳng.
Thực hiện khấu trừ Thuế GTGT cho một số hàng hoá, dịch vụ sử dụng có tính chất tiêu dùng như dịch vụ ăn uống phục vụ cho tiếp khách, quảng cáo khuyến mại của doanh nghiệp là không hợp lý.
Kê khai nộp thuế
Hiện nay các cơ sở kinh doanh hạch toán phụ thuộc ở các địa phương nơi đóng văn phòng trụ sở chính của cơ sở không hạch toán được Thuế GTGT đầu ra, đầu vào nhưng có tiêu thụ hàng hoá, phát sinh doanh thu phải kê khai nộp Thuế GTGT tại địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở, gây khó khăn cho việc tổ chức hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp.
Về hoàn thuế
Thời gian đầu tiến độ hoàn thuế chậm. Nguyên nhân một phần do doanh nghiệp chưa làm đúng thủ tục, hồ sơ và một phần do cơ quan thuế chưa quen, lo lắng về trách nhiệm nên thường kiểm tra xác minh hồ sơ sau đó mới hoàn.
áp dụng hoàn thuế cho các dự án sử dụng vốn ODA dẫn đến không công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ không được phản ánh đúng giá trị.
áp dụng hoàn thuế cho nhiều trường hợp hàng hoá chưa xuất khẩu như gia công chuyển tiếp, xuất khẩu tại chỗ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến không công bằng giữa các doanh nghiệp, phức tạp trong quản lý thuế, dễ bị lợi dụng để trốn thuế.
Hoàn thuế cho cả hàng hoá xuất khẩu tiểu nghạch, thủ tục, chứng từ không đầy đủ (không có hợp đồng xuất khẩu, thanh toán bằng tiền mặt), không quản lý được giá bán, dễ bị cơ sở sản xuất, kinh doanh lợi dụng để kê khai không đúng, lấy tiền hoàn thuế của NSNN.
Về chế tài
Trong các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành đều có quy định xử lý đối với các đối tượng nộp thuế có các hành vi khai man, trốn thuế. Ví dụ như khoản 3, Điều 19 Luật thuế gía trị gia tăng có quy định: “khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần tiền thuế gian lận”. Điểm b, Khoản 1, Điều 21 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cũng quy định: “tổ chức, cá nhân có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thu nhập còn thiếu theo quy định của Pháp lệnh này còn bị phạt từ một đến ba lần số thuế gian lậu”.v.v.
Tuy nhiên, việc quy định chi tiết và hướng dẫn thế nào là trốn thuế do vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ và đi kèm với việc ghi chép sổ sách kế toán thì trong các Luật, văn bản dưới Luật chưa cụ thể và đầy đủ nên còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế cũng có quy định một số hành vi trốn thuế, nhưng cũng chưa đề cập đến một số trường hợp vi phạm như: Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ không theo mẫu của Bộ Tài chính phát hành; ghi chép sổ sách kế toán sai thực tế;...
Mặt khác, Luật thuế thuế gía trị gia tăng ra đời năm 1997, còn Nghị định số 22/CP ban hành năm 1996 nên những quy định của Nghị định số 22 một phần nào đó không mang tính tương thích pháp lý trong việc thi hành Luật thuế gía trị gia tăng. Hoá đơn chứng từ là yếu tố cơ bản cho việc thi hành Luật thuế gía trị gia tăng. Quy định về sử dụng hoá đơn chứng từ trong Luật thuế gía trị gia tăng do đó không giống như trước đây nhưng những quy định về hành vi vi phạm lạikhông được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đơn cử là quy định về việc ghi số thuế gía trị gia tăng trên hoá đơn. Quy định trong Luật thuế về vấn đề này mặc dù đã có chế tài đi kèm nhưng chế tài đó không được tách biệt ra thành một quy định riêng, rõ ràng hơn để các đối tượng nộp thuế thấy được đó là một hành vi vi phạm quy định về hoá đơn, chứng từ và vi phạm Luật thuế. Từ đó, ý thức thi hành Luật thuế không thể ăn sâu đến mức tự giác hoàn toàn trong tâm trí của đối tượng nộp thuế.
Tóm lại : ta có thể thấy Luật thuế GTGT còn chứa đựng nhiều bất cập đòi hỏi các cơ quan lập phát và hành pháp nỗ lực hoàn thiện, khắc phục những hạn chế xuất hiện trong hơn 4 năm đưa Luật thuế GTGT vào cuộc sống, luật thuế lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Trong chương sau tài sản cố định sẽ nghiên cứu một số giải pháp khắc phục những hạn chế ở trên.
Chương III
Một số đế xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT
Thuế GTGT là loại thuế đánh trên hàng hoá và dịch vụ được đưa vào tiêu dùng, được tính trên phần giá trị tăng thêm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh nên tránh được nhược điểm của thuế doanh thu là thuế chồng thuế. Chính vì vậy hiện nay trên thế giới đã có hơn 100 nước áp dụng loại thuế này. Nhìn chung sự thay thế các loại thuế doanh thu bằng Thuế GTGT ở các nước phải trải qua một thời gian khá dài, sau đó Thuế GTGT mới phát huy được thế mạnh của mình : Trung Quốc 10 năm, Inđônêxia 9 năm, Hungary 7 năm...Chính vì vaayj, ở nước tảtong thời gian đầu chuyển từ thuế doanh thu sang Thuế GTGT có phát sinh những vướng mắc thì cần có những giải pháp khắc phục từng bước, tránh tình trạng nóng vội, bi quan, đổ tội cho Thuế GTGT.
I. Kinh nghiệm sử lý vướng măc về Thuế GTGT ở một số nước
1. Trung Quốc
VAT của Trung Quốc được bắt đầu áp dụng từ năm 1984. Tuy nhiên, những quy định về Thuế GTGT năm 1984 được coi là phức tạp, không công bằng và rất khó áp dụng vì nó chủ yếu chỉ được áp dụng ở cơ sở sản xuất. Chính vì vậy, đến năm 1994, luật Thuế GTGT mới được ban hành thay cho Thuế GTGT năm 1984. Về căn bản, Thuế GTGT năm 1994 là một loại thuế đánh trên diện rộng từ khâu sản xuất đến khâu bán lẻ. Tuy nhiên, Thuế GTGT của Trung Quốc có hai điểm khác biệt quan trọng so với Thuế GTGT ở các nước châu á khác : Thứ nhất, TSCĐ bị đánh Thuế GTGT song lại không được hoàn thuế đầu vào; thứ hai, hầu hết các dịch vụ đều không chịu Thuế GTGT (thay vào đó các dịch vụ này chịu thuế kinh doanh). Nghiên cứu quá trình áp dụng Thuế GTGT ở Trung Quốc, chúng tài sản cố định có thể rút ra một số nhận xét và bài học mà Việt Nam có thể xem xét :
Về đối tượng nộp thuế
Để công tác thu Thuế GTGT được thuận tiện, Trung Quốc đã phân biệt rõ hai loại đối tượng nộp thuế : Đối tượng nộp thuế thông thường và đối tượng nộp thuế nhỏcăn cứ vào doanh số bán hàng và điều kiện hạch toán của từng đối tượng. Tiêu chí để trở thành đối tượng nộp thuế nhỏ như sau :
Đối với các đối tượng kinh doanh dịch vụ : Các cơ sở só doanh số chịu Thuế GTGT hàng năm dưới 1 triệu NDT.
Đối với đối tượng kinh doanh hàng hoá : Có doanh số chịu thuế hàng năm dưới 1,8 triệu NDT
Những cá nhân, đơn vị sản xuất, doanh nghiệp không thường xuyên tiến hành các hoạt động chịu thuế, không kể có doanh số là bao nhiêu cũng được coi là đôi tượng nộp thuế nhỏ.
Trong số các đối tượng nộp thuế thì có tới 80% là đối tượng nộp thuế nhỏ và 20% là đối tượng nộp thuế thông thường
Khi đối tượng nộp thuế nhỏ có chế độ hạch toán lành mạnh và klhả năng hạch tóan chính xác thuế đầu ra, thuế đầu vào, số thuế phỉa nộp, hoàn toàn tuân thủ các chế độ kế toán và cấc yêu cầu của cơ quan thuế thì có thể trở thành đối tượng nộp thuế thông thường nếu được cơ quan thuế có thẩm quyền chấp thuận.
Căn cứ và phương pháp tính thuế
Tương ứng với hai nhóm đối tượng nộp thuế, Trung Quốc quy địng hai phương pháp tính thuế khác nhau : Các đối tượng nộp thuế nhỏ được áp dụng thuế doanh thu với một mức thuế suất thống nhất là 6% trên doanh thu, không được phép miễn giảm và khấu trừ thuế . Từ năm 1998 mức thuế suất này được giảm xuống còn 4%.
Các đối tượng nộp thuế thông thường được áp dụng tính thuế phương pháp khấu trừ thuế. Số thuế phải nộp sẽ là số chênh lệch giữa số thuế đầu ra sau khi đã khấu trừ thuế đầu vào cho giai đoạn đó. Nếu như số thuế đầu ra ít hơn hay không đủ để bù đắp số thuế đầu vào, thì số thuế đầu vào vượt trội đó được chuyển sang các giai đoạn tiếp theo để bù đắp.
Đối tượng nộp thuế thông thường mua nông sản miễn thuế, phế liệu và dịch vụ vận chuyển, không được cung cấp hoá đơn giá trị gia tăng đặc biệt sẽ được khấu trừ theo tỷ lệ 10% giá thực mua.
Thuế đầu vào đối với các loại hàng hoá, dịch vụ dưới đây sẽ không được khấu trừ :
Tài sản cố định
Hàng hoá, dịch vụ cho các khoản không phải chịu thuế (tức là các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế kinh doanh).
Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho các khoản được miễn thuế
Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho tiêu dùng cá nhân hoặc nhóm phúc lợi
Tổn thất bất thường về hàng hoá đã mua
Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế được sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm dở dang hay thành phẩm chiụ những tổn thất bất thường.
Với việc chỉ quy định một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ, còn những doanh nghiệp chưa đạt tới ngưỡng tối thiểu chịu Thuế GTGT thì áp dụng thuế doanh thu đơn giản đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế. Cơ quan thuế có điều kiện tập trung quản lý 20% đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, còn việc quản lý thuế doanh thu đối với 80% đối tượng nộp thuế nhỏ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Thuế GTGT của Trung Quốc được áp dụng cả với hàng hoá chịu thuế TTĐB, do đó rất dễ dàng trong quản lý. Đối với hàng nhập khẩu, Thuế GTGT đánh trên cả thuế hải quan và thuế tiêu dùng (nếu có).
2. Inđônêxia
Luật thuế GTGT của Inđônêxia được ban hành tháng 4/1985 và được áp dụng thnàh 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Từ 1985 - 1989 trong giai đoạn này, Thuế GTGT chỉ được áp dụng cho những hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu với một mức thuế suất là 10%. Khác với Luật thuế GTGT ở Việt Nam, theo Luật thuế GTGT ở Inđônêxia, những mặt hàng đã phải chịu thuế TTĐB vẵn phải chịu Thuế GTGT.
Giai đoạn 2 : Từ 1989 - 1994 Thuế GTGT được mở rộng tới người bán buôn và áp dụng đối với 21 loại dịch vụ. Về nguyên tắc, tất cả dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế, song Inđônêxia cũng quy định một số trư-ờng hợp được miễn (Theo như phụ lục 1)
Giai đoạn 3 : bắt đầu từ 1995 Thuế GTGT được tiếp tục mở rộng đối tượng nộp thuế đối với người bán lẻ có doanh thu dưới một ngưỡng nhất định vẫn không chịu Thuế GTGT.
Theo đánh giá của Bộ tài chính Inđônêxia, việc áp dụng Thuế GTGT theo từng giai đoạn là một trong những yếu tố dẫn đến thành công ở nước này.
Một số kinh nghiệm cụ thể được rút ra từ thực tế Inđônêxia :
Về ảnh hưởng của Thuế GTGT tới số thu ngân sách và giá cả : Khi áp dụnh Thuế GTGT , giá cả ở Inđônêxia vẫn ở mức ổn định, không tăng, trong khi đó số Thuế GTGT ngân sách tăng : năm 1989 sau 5 nbăm áp dụng Thuế GTGT, số thu từ Thuế GTGT tăng từ 1 - 3,5% GDP.
Thuế GTGT của Inđônêxia chỉ có hai mức thuế suất là 0% và 10%, điều này làm cho Luật thuế GTGT của Inđônêxia rất đơn giản, thuận lợi cho công tác quản lý thuế
Do quy định mặt hàng chịu thuế TTĐB vẫn phải chịu Thuế GTGT nên Inđônêxia không gặp phải một khó khăn gì trong việc sử lý các loại hàng hoá này.
Quy trình hoàn thuế của Inđônêxia rất rõ ràng và có những chỉ dẫn cụ thể nên cán bộ thuế hầu như không có cơ hội trì hoãn hoặc cản trở quá trình hoàn thuế.
Công tác tuyển truyền cho các đối tượng nộp thuế cần hết sức quan trọng, ban đầu, Inđônêxia gặp rất nhiều phản ứng từ những đối tượng nộp thuế do họ không biết phải làm gì để nộp được thuế. Chỉ khi cơ quan thuế cung cấp những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng đối với từng trường hợp cụ thể thì những phản ứng này mới lắnh xuống.
Việc vi tính hoá là rất cần thiết, góp phần vào hoàn thiện Thuế GTGT.
Tình trạng gian lận Thuế GTGT được thực hiện dưới nhiều hình thức, phổ biến nhất là việc sử dụng hoá đơn giả ở khâu đầu vào nhằm tăng số thuế được khấu trừ. Cũng có một số trường hợp được đưa ra toà án nhưng vẫn không ngăn chặn được tình trạnh này.
3. Singapore
Với nhận thức là việc đánh thuế đối với hàng hoá nhập khẩu không mang tính chất là một loại thuế đánh trên giá trị gia tăng nên ở Singapore không dùng tên Thuế GTGT như ở các nước mà gọi là thuế hàng hoá và dịch vụ (GST). Thuế này được áp dụng vào ngày 1/4/1994 sự ban hành GST là một phần trong toàn bộ kế hoạch đổi mới hệ thống thuế của chính phủ Singapore. Điều này cho thấy sự thay đổi quan trọng trong chính sách quản lý tài chính từ việc chú trọng các loại thuế trực tiếp đánh trên thu nhập tới các loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng. Song song với việc ban hành GST, thuế suất thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản được giảm xuống từ đó duy trì được tính cạnh tranh quốc tế của hệ thống thuế Singapore.
Để giảm tối đa chi phí tuân thủ và chi phí hành chính liên quan tới việc áp dụng GST cho cả đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế đảm bảo cho hệ thốnh GST hoạt động có hiệu quả, hệ thống GST của Singapore được xây dựng rất hiệu quả :
Thuế đánh vào tiêu dùng trong nước, sử dụng phương pháp khấu trừ trên cơ sở hoá đơn và áp dụng một mức thuế suất thống nhất 3%.
Giảm tối đa các loại hàng hoá, dịch vụ được hưởng thuế suất 0% : Chỉ có xuất khẩu và một số dịch vụ quốc tế mới được hưởng thuế suất 0%.
Giảm tối đa việc miễn giảm thuế hàng hoá, dịch vụ .
Singapore cũng quy định ngưỡng đăng ký thuế :
Các doanh nghiệp có cung cấp hàng hoá chịu thuế hàng năm lớn hơn 1 triệu đôla Singapore đều phải đăng ký GST. Theo quy địng này thì có khoảng 20% tổng số doanh nghiệp (35.000 doanh nghiệp) phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thuế).
II. Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế mới, lần đầu tiên đưa ra áp dụng tại Việt Nam nên đòi hỏi những bước đi rất thận trọng, và việc gặp phải những vướng mắc, những tác động phát sinh trong quá trình thi hành Luật là điều không thể tránh khỏi, việc tìm ra những giải pháp thích hợp để ngày một hoàn thiện Luật thuế GTGT nhất là trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay đòi hỏi một sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan lập pháp, hành pháp, các tổ chức, thành phần kinh tế nói riêng và đông đảo toàn xã hội nói chung. Luật thuế GTGT điều chỉnh mối quan hệ của các thành phần kinh tế đối với nhà nước, ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội nên với những bất cập bộc lộ trong thời gian qua, thì yêu cầu hoàn thiện Luật thuế GTGT đang trở nên ngày càng bức thiết. Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, là một sinh viên ngân hàng - tài chính có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế em xin đề xuất một số định hướng để góp phần từng bước hoàn thiện Luật thuế GTGT. Những suy nghĩ dưới đây căn cứ trên những khúc mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp, và một số nghiên cứu chuyên sâu về Thuế GTGT mà em có điều kiện tiếp cận trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng Chính sách Thuế, Vụ Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính.
@ Những yêu cầu và mục tiêu sửa đổi Luật thuế GTGT
Khắc phục những tồn tại hiện nay để Luật thuế GTGT thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, góp phần điều tiết vĩ mô của Nhà nước, gáp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nói chung.
Đảm bảo mức độ động viên cho NSNN theo mức hiện hành, đảm bảo thu từ thuế và phí chiếm 18% - 19% / GDP, trong đó Thuế GTGT đảm bảo tỷ lệ 4% - 5% / GDP, từ 22% đến 25% tổng số thu về thuế và phí.
Thể hiện đơn giản, rõ ràng, tính trung lập, bình đẳng của Luật thuế GTGT, cải cách hành chính trong công tác tổ chức thu thuế, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế.
Phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo đièu kiện cho Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế; phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
Căn cứ theo những yêu cầu trên ta có thể thấy rõ vị trí quan trọng của Luật thuế GTGT : là một nguồn thu quan trọng của NSNN, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Căn cứ trên những mặt hạn chế của Luật thuế GTGT được vạch ra trong phần II của chuyên đề này em xin đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT.
Về đối tượng chịu thuế
Cần có sự mở rộng và điều chỉnh các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. Cần có sự nghiên cứu điều chỉnh về đối tượng tính thuế đối vớhoạt động sản xuất nông sản phẩm, tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến nông sản. Đối với sản phẩm nông nghiệp do các doanh nghiệp sản xuất áp dụng Thuế GTGT thì không thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trang gây khó khăn cho nông dân cũng như các cơ sở sản xuất, khuyến khích đầu tư vào chế biến nông sản đảm bảo mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá gián tiếp cải thiện đời sống nông dân. Cho phép khấu trừ đầu vào đối với hàng hoá là nông sản chế biến thông qua việc kê khai của cơ sở sản xuất, hay khấu trừ khoán theo tỷ lệ (%) tính trên doanh thu đầu ra.
Nghiên cứu thay thế phương thức tính và hoàn thuế GTGT đối với tài sản cố định là các công trình xây dựng có giá trị lớn, đặc biệt khi có việc chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng tài sản căn cứ trên giá trị còn lại để tính Thuế GTGT, như vậy thời gian và phương pháp tính khấu hao của tài sản cố định cần phải được vạch ra một cách hợp lý giữa cơ quan thuế, cơ quan đo lường kiểm nghiệm và đơn vị chủ quản tài sản cố định. Tránh tính trùng Thuế GTGT cũng như thất thu thuế của nhà nước. Bởi vì thực tế cho thấy nếu tính khấu hao thì doanh nghiệp nào cũng hạn chế tối đa khoản thuế phải nộp (Thuế GTGT, thuế TNDN).
Bổ xung hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB tránh gây phức tạp trong việc quản lý đối tượng tính thuế, cũng như gây lẫn lộn đối tượng chịu thuế bị điều chỉnh bởi các luật thuế khác nhau.
Đưa các dịch vụ xuất khẩu vào đối tượng chịu thuế để được áp dụng thuế suất 0% nhằm khuyến khích xuất khẩu dịch vụ-phương hướng kinh doanh đang bế tắc từ khi Luật thuế GTGT ra đời do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tính thuế, lập phương án sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hoá ở các khâu kinh doanh chuyển tiếp.
Đối tượng không chịu Thuế GTGT
Các hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế được xác định phạm vi chủ yếu là những hàng hoá, dịch vụ xét thấy cần tạo điều kiện giúp đỡ với mục tiêu cải thiện dời sống dân cư như : sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến của các cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, khai thác bán ra; một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu đến đời sống nhân dân như dịch vụ văn hoá nghệ thuật, thể dục, thể thao, giá dục, y tế; hay thể hiện vai trò của nhà nước đối với việc cung cấp hàng hoá công cộng như dịch vụ vận tải công cộng bằng xe buýt, dịch vụ tang lễ, vũ khí, khí tài tiêu dùng cho an ninh quốc phòng, vệ sinh cấp thoát nước, chiếu sang đô thị
Dịch vụ tài chính-ngân hàng của ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm nói chung vì xét rộng ra nếu thị trường tài chính và nghiệp vụ tín dụng được tạo điều kiện phát triển sẽ tác động trở lại rất lớn đối với sự phát triển của nền khinh tế. Cần tham khảo việc không áp dụng Thuế GTGT đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, mà áp dụng theo tỷ lệ % trên doanh thu của một số nước.
Hoạt động xây dựng cơ bản cần sửa đổi giá tính thuế cho phù hợp hơn, cần tính đến giá trị tương lai lâu dài của công trình xây dưng cơ bản để xác định thuế suất cho phù hợp; Hoạt động kinh doanh bất động sản là nhà, đất cần phải cập nhật hơngiá tính thuế phù hợp với sự thay đổi trên thị trường nhằm tránh gây thất thu cho nhà nước đồng thời tránh gay thiệt hại cho các thành phần kinh tế vì thực tế cho thấy giá tính thuế do nhà nước ban hành hay ấn định thường khác xa so với giá trị thị trường khiến nhà nước gặp thất thu không đáng có.
Phân biệt rõ các trường hợp thuộc đối tượng không chịu thuế và trường hợp khôngphải tính thuế đầu ra đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về thuế suất
Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc ấn định mức thuế suất rất quan trọng. Mục tiêu cần quán triệt khi xây dựng thuế suất là phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách. Mặt khác, cũng cần chú ý rằng Thuế GTGT với ít mức thuế suất, thuế suất thấp sẽ dễ dàng cho việc hành thu hơn và hạn chế được tình trạng trốn lậu thuế hơn so với thuế suất cao, nhiều mức thuế suất. Chẳng hạn, ngoài mức thuế suất 0%, Singapore chỉ quy định 1 mức thuế suất là 3%, Canada 7%, Inđônêxia 10%, New Zealand 12,5%...
Phương án thuế suất áp dụng phải đảm bảo mức động viên cho NSNN, đơn giản, hiệu quả, phù hợp với điều kiện Việt Nam và các nước trong khu vực.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên gắn với việc thực hiện mục tiêu đơn giản, công bằng và bình đẳng thì về lâu dài cần thống nhất một mức thuế suất Thuế GTGT. Lộ trình thực hiện có thể thực hiện theo 2 phương án sau :
Phương án 1 :
Thuế suất 0%: Chỉ áp dụng cho hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu.
áp dụng một nhóm thuế suất 10% cho tất cả hàng hoá, dịch vụ còn lại trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu Thuế GTGT, đồng thời đưa một số dịch vụ, hàng hoá thuộc nhóm thuế suất 20% (như xổ số kiến thiết) sang chịu thuế TTĐB.
Phương án này đơn giản, đảm bảo mức độ động viên cho NSNN nhưng một số sản phẩm, dịch vụ thuộc diên thiết yếu đang áp dụng thuế suất 5% sẽ bị tác động lớn, nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, chi phí cao.
Phương án 2 :
Thuế suất 0% : Chỉ áp dụng cho hàng hoá và các dịch vụ xuất khẩu
áp dụng 2 mức thuế suất 5% và 10%
Thuế suất 5% : Chỉ áp dụng hạn chế cho các sản phẩm dịch vụ thiết yếu đến đời sống nhân dân như sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến ở khâu lưu thông; phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, sản phẩm phục hồi chức năng cho người bệnh...
Thuế suất 10% : bao gồm các hàng hoá, dịch vụ còn lại không thuộc nhóm thuế suất 5% và đối tượng không chịu Thuế GTGT. Đây là nhóm thuế suất chủ yếu.
Bỏ nhóm thuế suất 20%, đồng thời đưa dịch vụ xổ số kiến thiết sang đối tượng chịu thuế TTĐB
Phương án này phù hợp với tình hình Việt Nam, nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cần có chính sách ưu đãi về mức thuế suất để phù hợp với thu nhập của nhân dân, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các ngành sản xuất ra các loại hàng hoá trên. nhưng việc dồn một số hàng hoá dịch vụ đang áp dụng thuế suất 5% lên 10% sẻ có nhiều ý kiến đề nghị giữ như hiện hành và mở rộng tiếp. Vì vậy phải phân tích kỹ hơn tác dụng của phương án này nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc :
Hàng hoá, dịch vụ nào cần hạ mức thuế suất phải xem xét kỹ trong mối quan hệ sản xuất trong nước với nhập khẩu, giữa các cơ sở kinh doanh và phải áp dụng thống nhất cho cả hàng hoá nhập khẩu cũng như sản xuất trong nước.
Việc giảm mức thuế suất phải được dặt trong mối quan hệ tương đồng với chính sách thuế của các nước và chính sách hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Về phương pháp tính thuế
Thực tế hiện nay trên thế giới đang áp dụng 2 phương pháp tính thuế : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp tính Thuế GTGT phải nộp :
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó :
Thuế GTGT đầu ra bằng tổng số Thuế GTGT ghi trên hoá đơn bán hàng, cung cấp dịch vụ;
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số Thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu Thuế GTGT.
Ưu điểm của phương pháp này : khuyến khích đầu tư, xuất khẩu do doanh nghiệp được hoàn thuế nếu Thuế GTGT đầu vào lớn hơn Thuế GTGT đầu ra; thu tập trung ở khâu sản xuất; phù hợp với thông lệ quốc tế; yêu cầu doanh nghiệp thực hiện tớt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường hạch toán, quản lý kinh doanh, tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
Nhược điểm : đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; hiệu quả thực hiện phụ thuộc vào nhận thức và tự giác của doanh nghiệp trong việc chấp hành luật thuế.
Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng :
Là phương pháp tính Thuế GTGT trên cơ sở xác định giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trên từng khssu của quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ưu điểm của phương pháp này : đơn giản trong việc kê khai, tính thuế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam, đặc biệt là những đối tượng, hộ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ việc mua, bán hàng hoá không có hoá đơn còn diễn ra phổ biến đối với hàng hoá là nông sản do nông dân sản xuất, hàng tiểu thủ công nghiệp của các hộ gia đình sản xuất bán ra không có hoá đơn.
Nhược điểm : chưa khuyến khích việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ sử dụng hoá đơn, chứng từ; không khuyến khích đầu tư, xuất khẩu. Đối với hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn,chứng từ vẵn phải áp dụng ấn định tính thuế (thu thuế khoán)
Để phát huy những ưu điểm của Luật thuế GTGT, hạn chế những nhược điểm của 2 phương pháp tính thuế nêu trên; phù hợp với nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại song song nhiều thành phần kinh tế và loại hình kinh doanh như hộ kinh doanh công thương nghiệp, hộ nông dân cần thiết phải đồng thời áp dụng 2 phương pháp tính thuế phù hợp với từng đối tượng :
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với các đối tượng là các tổ chức kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
Phương pháp tính trực tiếp áp dụng đối với hộ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Kinh nghiệp của các nước trên thế giới, để quản lý thuế có hiệu quả cần ban hành ngưỡng tính thuế (mức doanh thu) để có phương pháp quản lý thuế phù hợp, hiệ quả đối với các đối tượng nộp thuế (áp dụng cho cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế) có quy mô nhỏ (thấp hơn ngưỡng tính thuế), thực hiện kê khai thuế hàng quý hoặc 6 tháng.
Một số nước ở khu vực Đông Nam á còn áp dụng cách thu đơn giản theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh (như thuế doanh thu).
Quy định ngưỡng tính thuế để áp dụng đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp có quy mô kinh doanh nhỏ, dưới ngưỡng tính thuế quy định ra khỏi đối tượng phải nôp Thuế GTGT để chuyển sang nộp thuế TNDN (hoặc thu thuế thu nhập cá nhân khi có điều kiện ban hành luật thuế thu nhập cá nhân).
Vì vậy trong điều kiện hiện nay Việt Nam chưa nên áp dụng ngưỡng tính thuế GTGT, chỉ điều chỉnh mức thu nhập cho phù hợp với thực tế.
Quản lý và sử dụng hoá đơn
Ta có thể khẳng định quản lý và sử dụng hoá đơn là một khâu rất quan trọng trong guồng máy của Luật thuế GTGT nên cần được khắc phục, hàn gắn những “kẽ nứt” tránh gây thiệt hại cho Nhà nước.
Tác động tiêu cực của hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ không những làm Nhà nước thất thu thuế gía trị gia tăng mà còn ảnh hưởng lan truyền đến nguồn thu của Nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hành vi vi phạm quy định về hoá đơn chứng từ là khâu đầu tiên trong “công nghệ” trốn thuế. Đây là khâu quan trọng nhất vì nếu việc vi phạm được trót lọt sẽ tạo căn cứ hợp pháp, hợp lệ cho các khâu sau như ghi chép sổ sách kế toán, kê khai thuế.
Điều 11 Luật thuế gía trị gia tăng quy định rất rõ:
“1- Việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ đều phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
2- Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng và phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó ghi rõ giá bán, khoản phụ thu, phí thu thêm, khoản thuế giá trị gia tăng, giá thanh toán.
Trong trường hợp hóa đơn không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán theo hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng.”
Theo quy định trên, đối với người bán, nếu hoá đơn không ghi khoản thuế gía trị gia tăng thì thuế gía trị gia tăng phải thu của người bán sẽ được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hoá đơn nhân với mức thuế suất tường ứng với hàng hoá, dịch vụ bán ra. Do vậy, nếu vi phạm quy định về ghi thuế trên hoá đơn, thực chất người bán đã tự chịu một khoản phạt mà nếu số thuế gía trị gia tăng bằng 1/10 giá bán P chưa thuế (thuế suất 10%) thì số tiền phạt sẽ bằng (P + 0,1P) x 10% - 0,1P = 0,01P. Ví dụ giá bán chưa thuế là 500.000.000 đồng thì số tiền tự phạt sẽ là 5.000.000 đồng. Nhưng đối với người mua, số tiền chịu phạt sẽ lớn hơn nhiều theo quy định tại điểm 2, Điều 10 của Luật thuế gía trị gia tăng:
“Căn cứ để xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là:
Số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu ; đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì không được khấu trừ thuế ;”
Người mua trong trường hợp này sẽ không có quyền khấu trừ số thuế gía trị gia tăng đầu vào đã trả khi mua hàng hoá, dịch vụ, nghĩa là đã phải chịu phạt một khoản tương ứng với 0,1P theo ví dụ trên. Nếu giá bán chưa thuế P bằng 500.000.000 đồng thì số tiền chịu phạt là 50.000.000 đồng.
Tuy nhiên, những vấn đề nêu trên chỉ xảy ra trên lý thuyết. Thực tế, không có đối tượng nộp thuế nào tự mình phạt mình một cách thiếu hiểu biết như vậy. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các doanh nghiệp khi đã vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ đều có chủ ý. Và hành vi vi phạm này sẽ được kết hợp với các hành vi vi phạm khác như ghi chép sổ sách kế toán, kê khai sai căn cứ tính thuế,... vì tất cả các hành vi trên như là một dây chuyền đồng bộ mà có cái này không thể thiếu cái kia, nhằm mục đích che mắt các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra giám sát thi hành Luật thuế.
Tác động tiêu cực của hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng hoá đơn chứng từ không những làm Nhà nước thất thu thuế gía trị gia tăng mà còn ảnh hưởng lan truyền đến nguồn thu của Nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Đơn cử như đối tượng nộp thuế ghi thấp giá bán, số tiền thuế trên hoá đơn tại liên 2 (liên lưu của người bán) nhưng lại ghi cao giá bán, số tiền thuế tại liên 1 (liên giao cho khách hàng) thì Nhà nước bị thiệt kép: doanh thu của người bán thấp hơn thực tế dẫn đến thu nhập chịu thuế của đối tượng này giảm đi một khoản tương ứng. Ngược lại, chi phí của doanh nghiệp mua hàng tăng giả tạo và thu nhập chịu thuế giảm một khoản giả tạo tương tự.
Như vậy, quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ trong việc mua bán hàng hoá dịch vụ có thể nói là đầy đủ, đúng đắn, tạo điều kiện cần thiết cho công tác chuyên quản của cơ quan thuế, nhưng câu hỏi đặt ra lại nằm ngoài phạm trù vật chất. Nó thuộc về phạm trù ý thức. Khi đối tượng nộp thuế muốn trốn thuế thì không cơ quan nào có thể ngăn chặn trước được. Điều bức thiết là phải xử phạt vi phạm hành chính, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng vi phạm. Có như vậy, những đối tượng khác trước khi thực hiện mưu đồ trốn thuế phải cân nhắc, suy nghĩ về những tấm gương đi trước mà có thể chùn tay.
Khấu trừ thuế
Phương án 1 :
Để đảm bảo tính trung lập của luật thuế, khắc phục những tiêu cực, lợi dụng trong việc khấu trừ thuế theo tỷ lệ % quy định đối với một số hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn, chỉ áp dụng khấu trừ Thuế GTGT đầu vào trên cơ sở hoá đơn.
Phương án 2 :
áp dụng khấu trừ Thuế GTGT đầu vào trên cơ sở hoá đơn đồng thời vẫn áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ % trên giá mua của hàng hoá là nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến, mua của người bán không có hoá đơn (không áp dụng cho các loại phế liệu : đất, đá, cát, sỏi).
Đồng thời sửa đổi quy định không cho khấu trừ Thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng trong một số trường hợp mang tính chất tiêu dùng như việc ăn uống, tiếp khách; hàng hoá dùng khuyến mại, quảng cáo không thu tiền.
Việc khấu trừ áp dụng thống nhất cho cả hàng hoá bán trong nước và xuất khẩu (để khi xuất khẩu được hoàn thuế). Đối với hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế là biện pháp của Nhà nước hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu.
Từng bước xem xét giảm bớt các tỷ lệ khấu trừ tránh làm phức tạp, gây cản trở trong việc thực hiện hoá đơn, chứng từ . Việc hoàn thuế theo bản kê cần tăng độ tin cậy của việc kê khai hàng hoá mua gom từ trong dân bằng việc xác nhận của các đội thị trường địa phương nhằm tránh khấu trừ khống tránh trốn thuế.
Đối với hoá đơn bán hàng thông thường cho phép khấu trừ đối với cả hàng hoá cũng như dịch vụ chịu Thuế GTGT.
Với việc kê khai nộp thuế
Để đơn giản thủ tục kê khai, nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đề nghị sửa đổi quy định về kê khai nôp thuế cho các doanh nghiệp có nhiều cơ sở hạch toán phụ thuộc ở các địa phương không tính đủ được Thuế GTGT đầu vào, Thuế GTGT đầu ra, thực hiện kê khai nộp thuế tại trung tâm văn phòng trụ sở chính.
Về hoàn thuế
Bỏ quy định hoàn thuế GTGT cho các dự án sử dụng vốn ODA tạo sự công băng giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Đối với hàng hoá xuất khẩu tiểu nghạch kiên quyết không hoàn thuế cho hàng hoá không đủ giáy tờ chứng thực việc thực xuất. Sử phạt thật nặng những hành vi lợi dụng sơ hở lập hồ sơ xin hoàn thuế rút tiền của Nhà nướgiá tính thuế.
Về chế tài
Chế tài ở đay cần được hiểu là những biện pháp ngăn ngừa và sử lý với nhưng vi phạm Luật thuế GTGT đặc biệt là hành vi vi phạm các quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ là hành vi gây thiệt hại nhiều nhất đối với NSNN
Trên thực tế, trốn thuế là hiện tượng xảy ra thường xuyên, việc kiểm tra phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm đã gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành đúng pháp luật, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực thuế, cần thiết phải quy định cụ thể các hành vi trốn thuế làm căn cứ pháp lý thống nhất và rõ ràng cho việc xử lý các hành vi vi phạm.
Chúng ta có thể quy định hành vi trốn thuế giá trị gia tăng do vi phạm về hoá đơn chứng từ kèm theo việc ghi chếp sổ sách kế toán như sau:
a/ Xuất phát từ bản chất của hành vi trốn thuế và các văn bản pháp luật hiện hành về thuế cùng các văn bản khác có liên quan, trốn thuế có thể được hiểu là:
Các hành vi của đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thuế; các quy định của pháp luật về chế độ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Nhà nước, nhằm làm giảm một phần hay toàn bộ số thuế phải nộp hoặc để hưởng lợi từ việc hoàn thuế.
Trong khái niệm trên, có 4 nội dung chính cần được nhấn mạnh là:
- Trốn thuế phải là một hành vi vi phạm pháp luật.
- Chủ thể của hành vi trốn thuế phải là đối tượng nộp thuế. Trường hợp công chức, cá nhân khác có liên quan đến việc trốn thuế thì sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành có điều chỉnh các đối tượng này (ví dụ như Pháp lệnh công chức).
- Phạm vi điều chỉnh phải bao quát hết các hành vi vi phạm về chế độ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Nhà nước gắn với mục đích của hành vi trốn thuế.
- Mục đích của hành vi trốn thuế là nhằm thu lợi từ việc thực hiện hành vi đó.
b/ Theo khái niệm trên, đối tượng nộp thuế có các hành vi sau đây thì bị coi là trốn thuế giá trị gia tăng thông qua vi phạm quy định quản lý, sử dụngn hoá đơn bán hàng:
1. Lập hoá đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế làm sai lệch căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế.
2. Để ngoài sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tạo các bút toán không có thực liên quan đến việc xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế.
3. Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán giả làm sai lệnh căn cứ xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế hoặc để được hưởng một trong các quyền lợi: khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.
4. Bán hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Làm mất hoá đơn mà không khai báo với cơ quan có trách nhiệm.
Về hình thức văn bản pháp quy, việc quy định các hành vi trốn thuế và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm này là thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Mặt khác, tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế cũng đã quy định mức xử phạt đối với hành vi trốn thuế. Do vậy, nếu ban hành một Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 22/ CP sẽ thuận lợi hơn việc ban hành một Nghị định mới thay thế. Hơn nữa, Nghị định số 22 như đã phân tích ở trên chưa mang tính tương thích pháp lý với Luật thuế giá trị gia tăng nên nội dung sửa đổi, câu chữ phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản pháp quy.
Mặt khác, chúng ta cần phải nêu rõ ranh giới giữa vi phạm hành chính và trách nhiệm hình sự. Nội dung chế tài nêu trong Nghị định số 22/CP mang tính chất tương đối toàn diện và chi tiết hoá các Điều khoản chế tàI trong các Luật, Pháp lệnh thuế hiện hành. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính, nhiều trường hợp không thể cho đối tượng trốn thuế ý thức được hành vi vi phạm của mình. Điều cần khẳng định là một khi đã trốn thuế, đối tượng vi phạm đã “ăn cắp” (nhiều trường hợp có thể gọi là “cướp”) tiền của Nhà nước, của toàn dân. Nếu ngoài đường, một tên ăn cắp 10 triệu đồng mà bị bắt có thể bị phạt tù giam, nhưng một doanh nghiệp trốn thuế tới cả trăm triệu đồng thì những kẻ liên đới chỉ chịu phạt moọt khoản tiền, hiếm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Vì vậy, trốn lậu thuế ở mức độ nào được coi là thuộc diện truy cứu trách nhiệm hình sự phải được đưa vào quy định cự thể. Nhưng điều đáng nói cho dù trốn thuế ở mức độ nào, nhưng với một số hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ và ghi chép sổ sách kế toán phải được chuyển sang diện truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
1. Lập hoá đơn, chứng từ không đúng với hoạt động thực tế làm sai lệch căn cứ tính thuế theo quy định của từng loại thuế;
2. Để ngoài sổ sách kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tạo các bút toán không có thực liên quan đến việc xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế.
3. Lập hồ sơ, hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán giả làm sai lệnh căn cứ xác định số thuế theo quy định của từng loại thuế hoặc để được hưởng một trong các quyền lợi: khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế.
Hiển nhiên, việc xem xét, quyết định phải căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ. Nhưng sự công bằng cần được giải quyết triệt để. Nếu một tên ăn cắp 10 triệu đồng bị bắt phải hoàn trả lại số tiền ăn cắp và chịu phạt tù 1 năm thì một kẻ trốn thuế với số lượng tương đương thông qua một trong ba hành vi trên, ngoài việc truy thu thuế, cũng phải chịu phạt từ một năm. Pháp luật hiện hành chưa đảm bảo được điều đó.
Nhìn chung, việc cụ thể hoá các hành vi vi phạm chế độ hoá đơn, chứng đi kèm với ghi chép sai sổ sách kế toán là căn cứ xác đáng để các cơ quan chức năng đưa ra các quyết định hành chính của mình. Vấn đề quan trọng hơn cả là cần có các mức xử phạt thật nặng, kể cả việc phá sản doanh nghiệp, để làm điều răn trước cho những kể khác có âm mưu tương tự. Cần thiết hơn nữa, truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đảm bảo việc thi hành Luật thuế giá trị gia tăng được đầy đủ, đạt hiệu quả tối đa.
Tóm tắt : Trong chương này ta đã nghiên cứu một số hướng hoàn thiên Luật thuế GTGT, tính khả thi của những đề xuất trên là có cơ sở vì phần lớn những đề xuất đều nhằm khắc phục những thiếu sót, hạn chế của Luật thuế GTGT đã được trình bày ở chương II.
Kết luận
Chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang giành được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hệ thống thuế có sự đóng góp không nhỏ vào những thành tựu to lớn đó. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thuế để không ngừng phát huy vai trò tích cực của công cụ thuế đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Luật Thuế GTGT đã dần từng bước khẳng định được chỗ đứng là một sắc thuế tiến bộ công bằng, là công cụ điều tiết vĩ mô, là khoản thu ngân sách đáng kể của Nhà nước. Tuy còn một số bất cập không thể tránh khỏi trong việc đưa ra áp dụng một chính sách thuế mới có tác động rộng rãi đến tất cả các thành phần kinh tế từ các doanh nghiệp lớn của Nhà nước đến các hộ sản xuất cá thể, nhưng tin rằng với những nghiên cứu và sửa đổi Luật thuế GTGT của Chính phủ, Luật thuế GTGT sẽ ngày càng hòan thiện và thể hiện rõ vai trò của một sắc thuế tiến bộ trong một nền kinh tế đang từng bước đi lên.
Chuyên đề “Thuế Giá trị gia tăng, những hạn chế và một số biện pháp hoàn thiện Luật thuế GTGT ở Việt Nam” là một nghiên cứu còn nhiều sai sót cả về mặt nhận thức cũng như tính thực tế do những hạn chế về khả năng áp dụng kiến thức giải quyết những vấn đề xã hội to lớn như hoàn thiện chính sách thuế GTGT nhưng em cũng mong rằng nghiên cứu cuối cùng trên ghế nhà trường này sẽ là một sự bắt đầu cho việc tiếp cận thực tế sinh động ngoài xã hội mà sách vở sẽ không thể truyền tải đủ.
Hà Nội, tháng 5 năm 2002.
Stt
Nước
Đối tượng không chịu Thuế GTGT
1
Philippin
Sản phẩm nông nghiệp hoặc thuỷ sản, gia cầm, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống; Sản phẩm dầu mỏ hoặc NVLthô để sản xuất dầu lửa đã chịu thuế TTĐB; ấn phẩm, sách, báo, tạp chí; NK tầu chở khách trên 10.000 tấn; NK đồ dùng cá nhân của công dân Philippin trở về hoặc người nước ngoài sang định cư ở Philippin nếu những đồ dùnh này được miễn thuế nhập khẩu; Dịch vụ y tế, giáo dục, biểu diễn, thể thao,...Thuê bất động sản; Xuất khẩu các đối tượng không đăng ký Thuế GTGT
2
Thái Lan
Doanh thu nhỏ hơn 600.000 bạt/năm; Sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, đầu vào sản xuất nông nghiệp; Báo, tạp chí, sách giá khoa; Dịch vụ giáo dục, văn hoá, y tế, lật sư, kiểm toán, nghiên cứu, giải trí, thư viện, bảo tàng,...Vận tải trong nước, vân tỉa quốc tế không kể máy bay, tàu thuỷ; Cho thue bất động sản; Hàng hoá, dịch vụ cung cấp vì mục đích tôn giáo, từ thiện; Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu.
3
Singapore
Bán, cho thuê, đi thuê nhà ở; Bảo hiểm nhân thọ và tất cả các hình thức tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.Phần lớn các dịch vụ tài chính, ngân hàng...
4
Trung Quốc
Sản phẩm nông nghiệp thô do cá nhân và hộ sản xuất NN bán ; Thiết bị NK cho dự án ĐTNN hoặc đầu tư trong nước được chính phủ khuyến khích; Thuốc và đồ dùng tránh thai; Sách cổ mua của dân chúng; Thiết bị và đồ dùng NK để nghiên cứu và giá dục; NVL và thiết bị NK là quà tặng của Chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế; Hàng hoá do các tổ chức hoặc sử dụng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ tổ chức người tàn tật;
5
Hàn Quốc
Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu (nước, than, sản phẩm NN, vận tải, công nhiệp,...); Các dịch vụ phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục...); Hàng hoá, dịch vụ liên quan đến văn hoá (sách báo, đồ cổ..); Dịch vụ cá nhân tương tự như lao động (ca sĩ, diễn viên, nhà văn, dịch vụ nghiên cứu, dịch vụ tin học...); Các hàng hoá, dịch vụ khác (tem, hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức tôn giáo, từ thiện cung cấp.
6
Thuỵ Điển
Dịch vụ y tế, giải trí, nhà dưỡng lão, giáo dục, thể dục thể thao, hoạt động văn hoá như thư viện, bảo tàng, viết văn, soạn nhạc và hoạt động nghệ thuật khác; Quản lý, cho thuê TSCĐ, cung cấp khí đốt,nhiệt điện, kinh doanh bất động sản, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, xổ số, bưu điện, tang lễ, xe buýt
7
Pháp
Giáo dục, y tế, các hiệp hội kinh doanh vì mục đích phi lợi nhuận, vận tải công cộng do các công ty nhà nước đảm nhiệm...; Các hoạt động về ngân hàng, bảo hiểm được miễn Thuế GTGT nhưng phải nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được từ việc cung cấp dịch vụ, tỷ lệ này thấp hơn thuế suất Thuế GTGT Những quan hệ kinh tế mang đậm tính dân sự như cho thuê nhà.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thuế - Đại học Kinh tế quốc dân Thành phố Hồ Chí Minh
2. Hệ thống hoá các văn bản Luật thuế GTGT - Bộ Tài Chính 2001
3. Dự báo một số tác động có thể phát sinh khi áp dụng Thuế GTGT và
những giải pháp (Tài liệuhội thảo tại Hà Nội về Thuế GTGT ngày
15-16/12/1998
4. Dự thảo tờ trình Chính phủ đề án sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT
(tháng 3/2001)
5. Báo cáo tổng kết quá trình triển khai thực hiện các luật thuế mới
(tài liệu họp ban chỉ đạo triển khai các luật thuế mới 24-25/4/2000 tại Ha Nội)
6. Website : www.worldbank.org.vn
7. Website :
8. Tạp chí Thuế Nhà nước tháng 2-2002
9. Tạp chí Tài chính tháng 5/2001
10. Nghiên cứu Tài chính kế toán số 52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0035.doc