Đề tài Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam

Ban hành luật mới về thuế thu nhập cá nhân còn có tác dụng sửa lại những điều chưa hợp lý, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào thu nhập cá nhân tồn tại trong 3 luật thuế này. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập cá nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ở mức độ và loại thu nhập chịu thuế. Điều này sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn nữa, số người dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên, nhất là số người nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thu nhập cá nhân để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

doc11 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và những sự biến đổi lớn của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc ban hành Luật thuế Thu nhập cá nhân ở nước ta là hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng về nhiều mặt; cụ thể như sau: Góp phần xây dựng cơ cấu hệ thống chính sách thuế cân đối, đồng bộ và hiện đại, đảm bảo tính ổn định, phụ hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội nước ta. Đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách Nhà nước. Góp phần thực hiện công bằng xã hội và có tác động tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và kiểm soát thu nhập cá nhân phục vụ cho công tác hoạch định và điều hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa hệ thống thuế ở nước ta. Ban hành luật mới về thuế thu nhập cá nhân còn có tác dụng sửa lại những điều chưa hợp lý, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào thu nhập cá nhân tồn tại trong 3 luật thuế này. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập cá nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ở mức độ và loại thu nhập chịu thuế. Điều này sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn nữa, số người dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên, nhất là số người nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thu nhập cá nhân để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Trên thế giới hơn 100 nước trong đó có nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển đã áp dụng sắc thuế thu nhập cá nhân, trong khi ở nước ta tổng thu Ngân sách Nhà nước hàng năm có đến 97% là nguồn từ thuế thì việc ban hành luật này ở thời điểm đầu năm 2009 là thoả đáng, góp phần tăng thêm nguồn thu cho Nhà nước, giảm bớt bội chi ngân sách, huy động nguồn thu nhập (thực chất là trung bình trở lên) là thoả đáng. II. THỰC TRẠNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM. 1. Con đường của thuế thu nhập cá nhân trước đây. Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu (đánh lên thu nhập) bao giờ cũng công bằng hơn thuế gián thu (đánh lên tiêu dùng). Lý do đơn giản là với sắc thuế này, người có thu nhập cao phải đóng thuế với tỉ lệ cao hơn người có thu nhập thấp, chưa cần xét đến thu nhập đó sẽ dùng để làm gì. Chính vì vậy, ở các nước tiên tiến, tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân thường chiếm từ 30% đến 50% tổng thu ngân sách của chính phủ. Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (tên hiện tại là pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) đã được áp dụng từ năm 1991. Tuy nhiên, trong suốt 16 năm, loại thuế này vẫn chỉ chiếm tỉ lệ quanh quẩn 2% trong tổng thu ngân sách. Cũng trong 16 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người Việt Nam đã được điều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất nhưng không được Quốc hội thông qua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn đồng/tháng (áp dụng từ năm 1991) đến 5 triệu đồng/tháng (áp dụng từ năm 2004). Đồng thời, thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Nam cũng giảm dần từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%, để còn lại mức 35% như trong dự thảo luật thuế hiện tại. 2. Những điểm mới trong dự luật. Những điểm mới trong dự luật Điểm mới nữa trong dự luật thuế lần này so với luật hiện hành là điều tiết thuế TNCN đối với thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức góp vốn kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả mua bán chứng khoán). Hiện nay, mới chỉ điều tiết thu nhập này với các DN các cá nhân tạm thời chưa thu do phát sinh chưa nhiều. Đến nay số người nắm giữ cổ phần các DN ngày càng nhiều. Việc đưa thu nhập này vào diện chịu thuế nhằm kiểm soát thu nhập cá nhân đồng thời đảm bảo quyền đánh thuế của nước ta đối với các cá nhân nước ngoài có thu nhập này tại Việt Nam do nắm giữ các cổ phần DN Việt Nam. Biểu thuế luỹ tiến từng phần Biều thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, thunhập từ tiền lương, tiền công: - Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0% - Bậc 2: Trên 4 đến 6 triệu đồng/tháng: 5% - Bậc 3: Trên 6 đến 9 triệu đồng: 10% - Bậc 4: Trên 9 đến 14 triệu đồng/tháng: 15% - Bậc 5: Trên 14 đến 24 triệu đồng/tháng: 20% - Bậc 6: Trên 24 đến 44 triệu đồng/tháng: 25% - Bậc 7: Trên 44 đến 84 triệu đồng/tháng: 30% - Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%. Điều tiết thu nhập từ lãi tiết kiệm trên mức 4 - 5 triệu đồng/tháng (tương đương gửi tiết kiệm khoảng 700 triệu đồng trở lên để đảm bảo động viên công bằng so với các cá nhân khác. Cụ thể, với mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng, một người có số tiền gửi tiết kiệm đến 600 triệu đồng, lãi 1 tháng khoảng 3,9 triệu đồng sẽ chưa phải nộp thuế, nhưng nếu số tiền gửi tiết kiệm đến 800 triệu đồng, lãi mỗi tháng là 5,2 triệu cũng chỉ nộp thuế có 60.000 đồng, số tiền lãi còn lại sau khi nộp thuế là 5.140.000 đồng. Đưa thu nhập từ thừa kế và quà tặng hiện đang chưa thu vào diện chịu thuế. Việc làm này theo Bộ Tài chính là cần thiết nhưng để phù hợp với điều kiện nước ta dự kiến chủ đưa vào thu nhập chịu thuế đối với tài sản thừag kế, quà tặng là cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu công ty, riêng đối với tài sản là nhà đất chỉ đưa vào diện chịu thuế những trường hợp đã có nhà ở nhưng được nhận thêm tài sản. Các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế, miễn thuế hoặc thu nhập chưa thu thuế là: Miễn thuế đối với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trong hạn điền của nông dân, thu nhập của diêm dân, ngư dân… không chịu thuế đối với các khoản mang tính chất đãi ngộ, chính sách xã hội, các khoản tiền thưởng, phát minh sáng chế, giải thưởng do Nhà nước phong tặng, quốc gia, quốc tế… Hai phương án cụ thể Dự luật đưa ra hai phương án tính thuế căn cứ trên 2 mức khởi điểm tính thuế là 4 triệu và 5 triệu đồng. Phương án 4 triệu đồng/tháng được xây dựng trên số liệu thống kê của Nhà nước và kết quả điều tra xã hội học về thu nhập, về chi tiêu được dự báo đến năm 2009-2010. Với mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng. Trường hợp người chịu thuế có 2 người phụ thuộc phải nuôi dưõng dưới 18 tuổi sẽ được giảm trừ 7,2 triệu đồng/tháng (4 triệu cho bản thân và 3,2 triệu cho 2 người phụ thuộc). Trường hợp có thêm người nuôi dưỡng thì mức trừ nhiều hơn. Biểu thuế suất toàn phần Áp dụng cho các loại thu nhập từ đầu tư, thu nhập chuyển chuyển nhượng vốn, bất động sản và các thu nhập khác. 1. Thu nhập chịu thuế từ vốn đầu tư: - Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh: 5% - Lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng: 5% 2. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25% 3. Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25% 4. Các thu nhập khác: - Thu nhập từ tiền bản quyền vượt 10 triệu đồng/lần: 5% - Trúng sổ số, khuyến mãi quá 10 triệu đồng/giải thưởng: 10% - Thu nhập từ thừa kế, quà tặng trên 10 triệu đồng/lần 10%. Ví dụ, người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, nếu nuôi 2 người dưới 18 tuổi thì thu nhập tính thuế sẽ là 2,8 triệu đồng (10 triệu đồng - 7,2 triệu đồng) với biểu thuế như dự kiến thì số thuế phải nộp là 180 nghìn đồng/tháng (Quy định hiện hành là 500 nghìn đồng/tháng). Như vậy, phần để chi dùng của người chịu thuế sau khi nộp thuế còn lại là 9,820 triệu đồng/tháng. Phương án 5 triệu đồng/tháng: Theo phương án này, nếu người nộp thuế có thu nhập 10 triệu đồng/tháng và nuôi 2 người phụ thuộc dưới 18 tuổi chỉ nộp thuế có 50 nghìn đồng/tháng; thu nhập còn lại sau thuế là 9,950 triệu đồng. Phương án này sẽ dễ tạo sự dồng thuận, nhưng số thu sẽ giảm nhiều và mức trừ này cũng là cao hơn so với các nươc trên thế giới. Về giảm trừ gia cảnh, dự luật quy định mức giảm trừ gia cảnh gồm hai phần: đối với người nộp thuế và phần đối với người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Phần đối người nộp thuế thực chất là ngưỡng thu nhập tính thuế dự kiến là 4 hoặc 5 triệu đồng. Phần đối với người phục thuộc là có tính đến gia cảnh cá nhân của người nộp thuế. Dự luật dự kiến mức trừ cho người phục thuộc gồm 3 mức: 50% mức khởi điểm chịu thuế đối với mỗi người phụ thuộc là tàn tật; 40% đối với mỗi người phụ thuộc dưới 18 tuổi; 30% đối với mỗi người phụ thuộc khác. Về người phụ thuộc, có ý kiến cho rằng nên khống chế tối đa số người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Dự Luật dự kiến mức trừ cho những người phụ thuộc không quá 10 triệu đồng/tháng, nghĩa là tương đương với trường hợp người nộp thuế nuôi từ 5-7 người III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 1. Khởi điểm thấp - mức thuế cao Sự bất hợp lý bộc lộ rõ trong mức khởi điểm chịu thuế (4 - 5 triệu đồng/tháng) là rất thấp. Đại đa số người có thu nhập cao là ở thành phố lớn, nơi có nhiều loại và mức độ chi phí lớn. Tuy nhiên, dự luật đã chưa tính hết được các yếu tố hình thành chi phí trong đời sống thực tế. Với mức 4 - 5 triệu đồng/tháng, một cá nhân ở thành phố chỉ đủ chi tiêu ở mức tối thiểu; trong khi anh ta không thể có chi phí để học tập thêm, tham gia các nhu cầu giải trí, du lịch và đặc biệt là... muôn thuở anh ta không thể có tích luỹ để mua nhà hay giải quyết công việc gì lớn có giá trị vài chục triệu đồng trở lên. Mức này càng không phù hợp vào thời điểm áp dụng là từ năm 2009. Mức khởi điểm chịu thuế thấp sẽ không cho người dân có cơ hội tích luỹ, không mang tính "khoan thư sức dân" mà mang tính "tận thu". Nhưng nếu so sánh với mức thuế suất, sự bất hợp lý còn rõ hơn khi mức thuế đều rất cao. Cách đánh thuế luỹ tiến cao (bậc 7 lên đến 35%) thực chất sẽ phản tác dụng khi làm xói mòn sự hăng say làm giàu chính đáng; giảm năng suất lao động. Với cách đánh thuế này, rõ ràng NĐT vừa phải chịu rủi ro, vừa phải chịu thiệt thòi. Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế thì so với tốc độ lạm phát, tiền lãi tiết kiệm thời gian qua chịu "lãi suất âm". Vì thế, nếu phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân thì người gửi tiết kiệm sẽ còn bị... âm nặng. 2.Rào cản phức tạp Điểm phức tạp đầu tiên là sự lẫn lộn và nguy cơ đánh thuế trùng khiến người dân không đồng tình. Một DN tư nhân khi nộp thuế thì cơ quan thuế coi đó là DN nộp thuế; nhưng rất có thể cá nhân làm chủ DN ấy lại tiếp tục phải nộp thuế thu nhập cá nhân . Hiện VN có quá nhiều sự "ngoại lệ" miễn, giảm, thưởng, ưu đãi... liên quan đến một cá nhân. Điều đó khiến hệ thống thuế có nhiều kẽ hở, phát sinh tiêu cực, mâu thuẫn và chi phí quản lý trở nên nặng nề. Tuy vậy, điểm phức tạp nhất chính là việc giảm trừ gia cảnh với 1,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc. Song các chuyên gia cho rằng: Cơ quan thuế có thể sẽ... đau đầu với khái niệm "người phụ thuộc", bởi với mối quan hệ gia đình của VN thì số lượng có thể sẽ rất nhiều. Cơ quan thuế sẽ tính sao nếu như một cá nhân là trụ cột trong gia đình trong khi lại có cả ông bà, bố mẹ, các em đang đi học và bản thân có vợ và con nhỏ? Bên cạnh đó, khái niệm "người phụ thuộc" sẽ mở rộng đến đâu nếu cá nhân được quyền nhận con nuôi? Nếu tất cả các phương án "người phụ thuộc" trên được chấp nhận, thì rõ ràng quy định giảm trừ gia cảnh "không quá 10 triệu đồng/tháng cho một đối tượng chịu thuế" sẽ bị phá vỡ và mang tính duy ý chí. Còn theo các chuyên gia khác, hình thức xác nhận người phụ thuộc và phương thức giảm trừ gia cảnh cũng là cả một vấn đề nan giải. Trong những lần trả lời báo giới, đại diện ban soạn thảo dự luật từng cho biết, việc xác nhận người phụ thuộc sẽ do cơ quan hành chính thực hiện. Các chuyên gia cho rằng, đây hoàn toàn có thể là "mắt xích" làm nảy sinh tiêu cực; trong khi cơ quan thuế không thể quản lý nổi đối tượng này. Ngoài ra, luật gia Cao Bá Khoát cũng cho rằng, cơ quan thuế cũng cần bổ sung quy định "bù trừ" trong việc chồng thu nhập cao thì có thể bù cho vợ thu nhập thấp hoặc không có thu nhập. Với những rào cản và sự phức tạp trên, các chuyên gia cho rằng vẫn cần tính toán và điều chỉnh, nhằm tăng tính khả thi của dự luật này. 3. Một số ý kiến. Người nộp thuế được đề cao trách nhiệm và chủ động Luật Quản lý thuế tạo hành lang pháp lý cho việc đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thụ động sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Cơ chế này đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện nộp và xác định các ưu đãi được hưởng. Người nộp thuế phải kê khai thuế trung thực, chính xác và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Song song với sự chủ động, tự giác, Luật cũng quy định chế tài cưỡng chế, chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo môi trường bình đẳng, công bằng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ thuế. Các quy định về thủ tục hành chính thuế được quy định rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho người nộp thuế. Thời hạn thực hiện các thủ tục thuế được phân nhóm khoa học và định hạn cụ thể để người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện. Các hình thức kê khai, nộp thuế được thực hiện đa dạng. Ngoài các hình thức kê khai truyền thống (nộp văn bản bằng giấy, tại trụ sở cơ quan Thuế), người nộp thuế có thể kê khai thuế điện tử. Như vậy, người nộp thuế có thể hoàn thành công việc tại mọi lúc, mọi nơi, không bị gò bó bởi thời gian hành chính của cơ quan Thuế. Việc nộp thuế cũng được quy định rộng hơn. Người nộp thuế chỉ cần nắm rõ địa chỉ đến của tài khoản nộp thuế và có nộp tiền theo nhiều cách thức khác nhau, như: trực tiếp nộp tiền mặt, chuyển khoản qua ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc nộp qua đại lý thuế. Quản lý thuế theo phương pháp hiện đại Luật Quản lý thuế tác động làm thay đổi phương thức quản lý của cơ quan Thuế, chuyển sang phương thức quản lý hiện đại, dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý rủi ro. Một trong những chức năng cơ bản của cơ quan Thuế là tuyên truyền pháp luật và hỗ trợ người nộp thuế. Cơ quan Thuế tổ chức tuyên truyền chính sách thuế, bắt đầu từ khi triển khai từng văn bản pháp luật. Cơ quan Thuế cũng phải tăng cường hỗ trợ người nộp thuế, làm cho họ hiểu đúng chính sách và thực hiện đúng quy định về tính thuế, nộp thuế cũng như các quyền lợi về thuế. Việc hỗ trợ có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức; trong đó có một điểm mới là khuyến khích phát triển các DN dịch vụ làm thủ tục thuế. Chức năng quan trọng nhất của cơ quan quản lý thuế là kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế. Nếu phát hiện người nộp thuế có sai sót trong kê khai hoặc qúa thời hạn thực hiện các thủ tục về thuế, cơ quan Thuế sẽ có thông báo nhắc nhở để người nộp thuế tự giác điều chỉnh các lỗi sai hoặc chủ động làm các thủ tục còn thiếu. Cơ quan Thuế chỉ can thiệp khi người nộp thuế có hành vi khai thuế không trung thực, chây ỳ không chịu nộp thuế..., nhằm đảm bảo môi trường bình đẳng cho tất cả những người nộp thuế. Để đảm bảo quản lý hiệu quả, luật quy định cơ quan Thuế được áp dụng một số biện pháp mạnh, trong quá trình thanh tra, xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Bên cạnh đó hệ thống thông tin về người nộp thuế là cơ sở cho việc quản lý thuế hiện đại, dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro; là cơ sở để ngành Thuế phân tích, dự báo số thu phục vụ công tác điều hành ngân sách của Nhà nước. Luật quy định bảo đảm cho việc xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp và toàn diện về người nộp thuế. Ngoài nguồn tin do người nộp thuế cung cấp (thông qua hồ sơ kê khai thuế), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế có trách nhiệm xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu, hạng tầng kỹ thuật của hệ thống; sử dụng thông tin cho mục đích quản lý và có trách nhiệm bảo mật thông tin cho người nộp thuế. IV. KẾT LUẬN. Ban hành luật mới về thuế thu nhập cá nhân còn có tác dụng sửa lại những điều chưa hợp lý, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào thu nhập cá nhân tồn tại trong 3 luật thuế này. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập cá nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ở mức độ và loại thu nhập chịu thuế. Điều này sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn nữa, số người dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên, nhất là số người nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thu nhập cá nhân để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0068.doc
Tài liệu liên quan