Đề tài Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam

Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước vào ngân sách. Thuế đóng một vai trò quan trọng đảm bảo cho các hoạt động của Nhà nước được diễn ra và nó cũng thể hiện một phần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và của toàn dân với công cuộc xây dựng đất nước. Và góp phần đảm bảo công bằng xã hội với tất cả các tầng lớp dân chúng, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho tất cả các đối tượng có thu nhập cao là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Qua gần 15 năm đi vào thực hiện loại thuế này, đến nay nó vẫn chưa phát huy được hết vai trò và tác dụng của mình và vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được. Khiến cho nguồn thu từ loại thuế này đóng vào ngân sách Nhà nước là rất thấp. Qua bài viết này em mong rằng thuế thu nhập cá nhân sẽ sớm được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi đến từng đối tượng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Để loại thuế này đi vào cuộc sống, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và mang lại công bằng cho tất cả mọi người.

doc14 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – Phần Mở Đầu Sau 30 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nước ta bước vào phát triển kinh tế, xây dựng đất nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế của ta đã có nhiều thay đổi, từ nền kinh tế quan liêu bao cấp, bước sang nền kinh tế thị trường, đó là cả một quá trình khó khăn và đầy thử thách đối với đất nước ta. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế cũng như chính trị, đưa nước ta phát triển ổn định, hội nhập cùng thế giới. Trên thế giới, tại các nước phát triển thì thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho những người có thu nhập cao được ban hành từ lâu và đóng góp rất nhiều cho ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam loại thuế này mới được ban hành và áp dụng từ năm 1991. Nhưng sau 15 năm đi vào thực hiện, thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam vẫn chưa phát huy được tác dụng và còn rất nhiều hạn chế. Em nhận thấy rằng thuế thu nhập cá nhân là một vấn đề hết sức gần gũi với mình và tất cả mọi người. Nhưng hiện nay nó còn chưa được phổ biến và chưa được tất cả mọi người thực hiện, đó là một bất công cho xã hội. Vì vậy em đã chọn đề tài : “Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam” để nghiên cứu kĩ hơn về nó, tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại và hướng giải quyết để cho thuế thu nhập cá nhân sớm đi vào cuộc sống. B-Phần thân I- Những vấn đề chung về thuế. 1. Khái niệm và phân loại thuế. a, khái niệm về thuế: Thuế là một hình thức huy động nguồn tài chính cho Nhà nước đã có từ lâu đời. Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc nhằm tạo thu nhập cho nhà nước, nó thuộc phạm trù phân phối lại các nguồn tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế. Đặc điểm của thuế: Thuế là một hình thức động viên hành chính mang tính bắt buộc của nhà nước, được thiết lập trên nguyên tắc luật định, gắn với quyền lợi của Nhà nước do hưởng những dịch vụ mà Nhà nước cung cấp. Thuế là hình thức phân phối lại do các pháp nhân và thể nhân đóng góp cho Nhà nước. b, Phân loại thuế: Dựa vào phương thức chuyển giao gánh nặng của thuế: Là việc xác định ai là người nộp thuế và ai là người thực sự phải chịu thuế. Thuế được chia thành hai loại thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là một. Thuế trực thu đánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là người có thu nhập chịu thuế. Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế và người thực sự chịu thuế không đồng nhất. Thuế gián thu có sự chuyển giao gánh nặng nộp thuế từ người sang các đối tượng khác qua cơ chế giá cả, là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Dựa vào cơ sở đánh thuế: Cơ sở đánh thuế nghĩa là thuế đánh trên cái gì? Đối tượng đánh thuế là gì? Theo tiêu thức này thuế được chia thành ba loại: thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế tài sản. Thuế thu nhập là loại thuế đánh trên thu nhập của người nộp thuế gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế TNCN.Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào các cá nhân có thu nhập cao. Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ phải trả. Thuế tài sản là loại thuế đánh vào tài sản có giá trị lớn. 2.Vai trò của thuế: Vai trò quan trọng đầu tiên của thuế là tạo ra thu nhập cho nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước, giúp Nhà nước tồn tại và làm tốt chức năng của mình. Thuế không chỉ làm tăng thu nhập cho Nhà nước, mà nếu thu thuế hợp lý còn kích thích tăng trưởng và điều chỉnh thu nhập của dân cư vì thuế giúp chuyển bớt một phần từ các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những người nghèo, thông qua các chính sách xã hội áp dụng những mức thuế suất khác nhau. Thuế còn thể hiện nghĩa vụ của các pháp nhân, thể nhân đối với xã hội. II- Thuế TNCN ở Việt Nam 1. Sự ra đời và phát triển thuế TNCN ở Việt Nam Thuế TNCN là một loại thuế trực thu được áp dụng từ lâu trên thế giới. Mục tiêu của loại thuế này nhằm phân phối lại thu nhập quốc dân, thực hiện công bằng xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. ở các nước phát triển do thu nhập của người dân cao nên nguồn thu từ loại thuế này chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, pháp lệnh về thuế TNCN đối với những người có thu nhập cao được chính thức ban hành và áp dụng từ tháng 4/ 1991. Cho đến nay thuế TNCN đã được sửa đổi và bổ sung 4 lần, nhưng nay vẫn chưa phát huy được hết tác dụng của nó và đã bộc lộ một số hạn chế. 2. Thuế TNCN ở Việt Nam a, Đối tượng chịu thuế: Đây là loại thuế đánh vào thu nhập của từng cá nhân có thu nhập cao từ những nguồn thu như: tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có mức thu nhập đến mức phải chịu thuế. b, Thu nhập chịu thuế: Đối tượng tính thuế TNCN là thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế gồm hai loại thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên: Là các khoản thu nhập có tính lặp đi lặp lại và ổn định bao gồm: Các khoản thu nhập dưới hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao bao gồm cả tiền làm thêm giờ, lương ca ba, lương tháng thứ mười ba, tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội. Các khoản tiền thưởng tháng, quý, năm…từ tất cả các nguồn, dưới các hình thức. Các khoản thu nhập ổn định của cá nhân do tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các loại không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thiết kế, kiến trúc, dạy học, luyện thi… Đối với thu nhập thường xuyên, đối tượng tính thuế là thu nhập bình quân tháng. Tất cả những người Việt Nam có thu nhâp bình quân tháng trên 3 triệu đồng, người nước ngoài lam việc tại Việt Nam và người Việt Nam làm việc ở nước ngoài có thu nhập bình quân tháng trên 8 triệu đồng thì phải chịu thuế. Thu nhập không thường xuyên: Thu nhập không thường xuyên là các khoản thu không ổn định, đột xuất bao gồm: Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật do tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân ở Việt Nam dưới các hình thức. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng Thu nhập về tiền bản quyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật Thu nhập về thiết kế xây dựng, thiết kế kĩ thuật công nghiệp và các dịch vụ khác như: tư vấn, dịch vụ môi giới, thu nhập từ khuyến mại và hoa hồng môi giới. Thu nhập từ các hoạt động khoa học: hội thảo, đề tài nghiên cứu khoa học … Thu nhập từ trúng xổ số do Nhà nước phat hành và các hình thức xổ số khuyến mãi. c, Mức thuế suất: Đối với thu nhập thường xuyên Đối với công dân Việt Nam. Đối với người nước ngoài tại Việt Nam và người VN tại nước ngoài Bậc Thu nhập binh quân tháng/người Thuế suất (%) 1 Đến 8 triệu 0 2 Trên 8 đến 20 triệu 10 3 Trên 20đến 50 triệu 20 4 Trên 50đến 80 triệu 30 5 Trên 80đến120triệu 40 6 Trên 120 triệu 50 Bậc Thu nhập bình quân tháng/người Thuế suất(%) 1 3 triệu 0 2 Trên 3 đến 6 triệu 10 3 Trên 6 đến 9 triệu 20 4 Trên 9 đến 12 triệu 30 5 Trên 12đến 15 triệu 40 6 Trên 15 triệu 50 Đối với thu nhập không thường xuyên: Bậc Thu nhập phát sinh một lần Thuế suất(%) 1 Đến 2 triệu đồng 0 2 Trên 2 đến 4 triệu đồng 5 3 Trên 4 đến 10 triệu đồng 10 4 Trên 10 đến 20 triệu đồng 15 5 Trên 20 đến 30 triệu đồng 20 6 Trên 30 triêu đồng 30 3. Những hạn chế của luật thuế TNCN Sau nhiều năm đi vào thực hiện luật thuế TNCN, nhưng loại thuế này vẫn chưa thể phát huy được vai trò và còn bộc lộ nhiều hạn chế. Thứ nhất là nó chưa bao quát hết tất cả các đối tượng và những khoản thu nhập của các tầng lớp dân cư. Dẫn đến nguồn thu từ loại thuế này không hiệu quả và chiếm một tỷ lệ rất thấp trong nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Thứ hai là chưa tạo sự công bằng và hợp lý trong việc tính thuế, vẫn còn bỏ sót nhiều đối tượng, nhiều nguồn thu. Thứ ba là hiệu suất thu thuế thấp mà chi phí cho thu thuế thì cao. Thứ tư là chưa có những tác động tích cực đến những loại thuế khác. 4. Những sửa đổi về thuế TNCN: Pháp lệnh về thuế TNCN đối với người có thu nhập cao được ban hành và áp dụng từ năm 1991, đến nay đã sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Nội dung chủ yếu sửa đổi là nâng khởi điểm chịu thuế và một số quy định về quản lý thuế. Luật thuế TNCN mới sửa đổi gần đây nhất 24/03/2003 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 14/2004/TL-UBTVQH11 sửa đổi bổ sung một số điều về thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004. pháp lệnh lần này sửa đổi toàn diện 4 nội dung của thuế đối với người Việt Nam: nâng mức khởi điểm chịu thuế, bỏ mức thuế suất cao nhất, bỏ thuế thu nhập bổ sung, giãn khoảng cách thu nhập chịu thuế dẫn đến giảm nhiều mức điều tiết về thuế. a, Đối với thu nhập chịu thuế Trước hết là đối với thu nhập không thường xuyên, Pháp lệnh đã bãi bỏ biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập không thường xuyên, bãi bỏ thuế thu nhập đối với quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về. Vì vậy thu nhập không thường xuyên chỉ còn hai loại là thu nhập từ trúng thưởng xổ số và thu nhập từ chuyển giao công nghệ. Đối với thu nhập thường xuyên thì các khoản từ dịch vụ khoa học, kĩ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn thiết kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn…các dịch vụ khác trước đây là thu nhập không thường xuyên thì nay là thu nhập thường xuyên. những sửa đổi này có lợi cho những người nộp thuế. Trước đây một người có thu nhập từ lương tháng 3 triệu đồng không phải nộp thuế, nhưng có tiền nhuận bút hoa hồng 2,5 triệu đồng phải nộp thuế. Nay tổng thu nhập năm nếu nhỏ hơn 60 triệu đồng thì không phải nộp thuế, tiền thuế đã tạm thu trong năm sẽ được kê khai quyết toán cuối năm và được thoái trả. b, khai nộp thuế và khấu trừ thuế Trước hết là sửa đổi trong khai nộp thuế. Thuế TNCN có diện điều chỉnh đến từng cá nhân, nếu từng người kê khai nộp thuế thì có đến hàng trăm nghìn tờ khai dẫn đến quản lý thuế khó khăn. Do vậy tất cả các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều thực hiện nguyên tắc khấu trừ tại nguồn, tức là cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Về phần khấu trừ thuế: Nhà nước quản lý theo phương pháp khấu trừ tại nguồn như vậy sẽ bao quát hết các nguồn thu nhập. Những cá nhân có thu nhập ổn định tại một nơi thì căn cứ xác định mức khấu trừ theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Cá nhân có thu nhập nhiều nơi có thể mỗi nơi chưa đên mức khấu trừ thuế, nhưng tổng hợp lại vượt mức khấu trừ thì cơ quan chi trả thu nhập tạm khấu trừ khi phát sinh chi trả, cuối năm cá nhân tổng hợp nguồn thu nhập mới chính thức xác định số thuế phải nộp hoặc không phải nộp sẽ được khấu trừ và quyết toán. c, Thoái trả thuế Ngày trước các quy định về thoái trả thuế thì cần phải có nhiều thủ tục rườm rà và chứng từ phức tạp, tiền thuế phải lấy từ hai nguồn ngân sách nên gây nhiều chậm trễ. Nhưng bây giờ thủ tục đã đơn giản hơn vì những khoản thuế được khấu trừ 10% đối với thu nhập trên 500 000 đồng/lần được nộp vào tài khoản tạm thu mở tại các cơ quan thuế, sau khi đã thoái trả thuế, số còn lại mới nộp vào ngân sách. d, Quyết toán thuế: Pháp lệnh sửa đổi lần này vẫn không có gì thay đổi đối với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế, vẫn áp dụng là không quá ngày 28 tháng 2 năm sau. Những điều sửa đổi về quyết toán thuế là: Cá nhân trong năm có thu nhập duy nhất tại một nơi thì làm thủ tục uỷ quyền cho cơ quan chi trả thu nhập để tổng hợp quyết toán với cơ quan thuế. Đối với cá nhân có thu nhập ở hai nơi trở lên thì từng cá nhân điền tờ khai thuế năm và nộp cho cơ quan thuế để quyết toán thuế. Quyết toán thuế năm 2004 được áp dụng hai biểu thuế phù hợp với hai thời điểm như sau ví dụ: cá nhân Việt Nam có thu nhập 60 triệu đồng/năm, thì thu nhập bình quân tháng là 5 triệu đồng. Như vậy 6 tháng đầu năm áp dụng biểu thuế cũ là: (5 –3) * 10% * 6 = 1,2 triệu đồng. 6 tháng cuối năm áp dụng biểu thuế mới thì thu nhập đến 5 triệu đồng không phải nộp thuế. Tổng số thuế phải nộp năm 2004 là 1,2 triệu đồng. Qua đây chúng ta thấy được những sửa đổi tiến bộ mới đối với luật thuế TNCN, giúp cho loại thuế này sớm đi vào cuộc sống hơn. Nhưng thực tế việc áp dụng loại thuế này ở Việt Nam ra sao? III- Tình hình thực hiện thuế TNCN ở Việt Nam 1. Thực trạng việc áp dụng thuế TNCN tại Việt Nam: Sau gần 15 năm ban hành và thục hiện thuế TNCN tại nhưng thực tế loại thuế này vẫn chưa phổ biến và áp dụng đến từng đối tượng. Đối tượng nộp thuế TNCN chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khoa học, thương mại, luật pháp, tư vấn, điện ảnh, truyền hình…Riêng đối với các ca sĩ và cầu thủ, vận động viên chuyên nghiệp hầu như chưa có người nào tự giác kê khai nộp thuế dù thu nhập của họ không phải là nhỏ. a, Tại Hà Nội: Đối với lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, có thể nói trong mấy năm gần đây các phong trào biểu diễn nghệ thuật phát triển rầm rộ, nhiều ca sĩ mới nổi lên và hàng loạt các sô diễn được trình chiếu, đã mang lại nguồn thu nhập lớn cho các ca sĩ từ tiền lương và tiền cát sê. Nhưng không có người nào tự kê khai và nộp thuế TNCN vào ngân sách Nhà nước. Năm 2004 Sở Văn hoá Thông tin đã cấp giấy phép biểu diễn thông qua 13 công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần nhưng không có đơn vị nào nộp thuế TNCN cho các hoạt động biểu diễn. Trường hợp tương tự, Cục nghệ thuật biểu diễn là nơi cấp phép biểu diễn cho các nhà hát, các đoàn nghệ thuật thuộc Bộ Văn hoá Thông tin và các buổi biểu diễn có yếu tố nước ngoài cũng chưa có đơn vị nào nộp thuế TNCN. Đối với lĩnh vực thể thao cũng vậy. Tại Hà Nội hiện có ba câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp hoạt động dưới sự kiểm soát của Sở Thể dục thể thao Hà Nội nhưng việc thu thuế TNCN vẫn chưa được thực hiện. Ngay cả các chuyên gia thể thao và huấn luyện viên nước ngoài hầu như do Uỷ ban Thể dục thể thao ký hợp đồng nhưng việc khấu trừ thuế TNCN vẫn chưa được triển khai. Các bộ môn thể thao khác cũng tình hình tương tự như vậy… b, Tại thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh được coi là nơi hoạt động ca nhạc phát triển mạnh mẽ và sôi động nhất cả nước, nơi chiếm gần một nửa tổng số thu thuế TNCN của cả nước, tình trạng cũng chẳng khả quan hơn. Tính đến thang 10/2004 Sở Văn hoá Thông tin đã cấp giấy phép biểu diễn cho 58 đơn vị, có đến 80% đơn vị là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thực hiện khấu trừ 10% trước khi chi trả thu nhập cho các ca sĩ. Có đến 27/37 trung tâm băng đĩa được cấp phép chưa thực hiện khấu trừ thuế( Tạp chí Thuế Nhà nước). Sở Văn hoá Thông tin đã cấp từ 400-500 giấy phép biểu diễn nhưng do không có sự phối hợp cung cấp thông tin nên cơ quan thuế chưa nắm sát để tổ chức thu thuế. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp phép cho 50 phòng trà, cà phê nhưng chưa được nhìn nhận là đơn vị tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp nên các đơn vị này cũng chưa thực hiện khấu trừ thuế theo quy định. Có thể nói, vấn đè thu thuế TNCN là một vấn đề còn nhiều nan giải và khó khăn. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu? 2. Nguyên nhân: a, Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân đầu tiên thuộc về ngành thuế, do còn thiếu chuyên cần, mẫn cán trong việc phổ biến nội dung, hướng dẫn thực hiện và tổ chức thu thuế, chưa tuyên truyền rộng rãi giác ngộ nhận thức quần chúng. Trong việc quản lý và thu thuế còn bỏ sót nhiều đối tượng, gây thất thoát nguồn thu, ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và không đảm bảo tính công bằng xã hội của pháp lệnh thuế thu nhạp cá nhân. b, Nguyên nhân khách quan: Phải nói đến ý thức tự giác còn chưa cao của các nghệ sĩ và vận động viên trong việc kê khai nộp thuế TNCN. Năm 2002 Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh đã phát thư mời gần 500 diễn viên chuyên nghiệp hoạt động trong tất cả các môn nghệ thuật đến để hướng dẫn kê khai nộp thuế nhưng vẫn chưa nhận được tờ đăng kí thuế của một nghệ sĩ nào. Hơn nữa còn nhiều khó khăn trong việc áp dụng thuế vào thực tiễn. Như Pháp lệnh chỉ quy định khấu trừ thu nhập của vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên…người Việt Nam trong khi đó nhiều huấn luyện viên và chuyên gia nước ngoài có thu nhập rất cao nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Và một vấn đề nữa là pháp lệnh quy định chỉ có vận động viên chuyên nghiệp mới được khấu trừ 25% trước khi xác định thu nhập chịu thuế. Song hiện nay khái niệm vận động viên chuyên nghiệp vẫn chưa định hình rõ ràng( trừ bóng đá) nên rất khó phân biệt. 3. Giải pháp Về phía ngành thuế, cần phải có quy định chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề thu thuế, tránh bỏ sót đối tượng. Nên kêt hợp giưã ngành thuế và các bên ngành tổ chức biểu diễn nghệ thuật như Sở Văn hoá Thông tin, Cục biểu diễn nghệ thuật…để nắm rõ tình hình và tiến hành thu thuế có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó ngành thuế cũng cần mở rộng tuyên truyền nhận thức cho các ca sĩ, vận động viên về chính sách thuế tu nhập cá nhân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi tập huấn, giúp họ thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình tự giác kê khai nộp thuế. Cần phải đổi mới và có cơ chế quản lý phù hợp hơn.Theo bà Phó Tổng cục trưởng Nguyễn thị Cúc cho biết, hiện nay ngành thuế đang triển khai xây dựng phần mềm quản lý thuế TNCN để áp dụng thống nhất trong cả nước. Với công nghệ này việc trao đổi thông tin giữa các ban ngành chức năng sẽ nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Đây cũng là biên pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN. C- Phần Kết Thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước vào ngân sách. Thuế đóng một vai trò quan trọng đảm bảo cho các hoạt động của Nhà nước được diễn ra và nó cũng thể hiện một phần trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và của toàn dân…với công cuộc xây dựng đất nước. Và góp phần đảm bảo công bằng xã hội với tất cả các tầng lớp dân chúng, Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh về thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho tất cả các đối tượng có thu nhập cao là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Qua gần 15 năm đi vào thực hiện loại thuế này, đến nay nó vẫn chưa phát huy được hết vai trò và tác dụng của mình và vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được. Khiến cho nguồn thu từ loại thuế này đóng vào ngân sách Nhà nước là rất thấp. Qua bài viết này em mong rằng thuế thu nhập cá nhân sẽ sớm được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi đến từng đối tượng, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Để loại thuế này đi vào cuộc sống, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và mang lại công bằng cho tất cả mọi người. Danh mục các tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính tiền tệ (ĐH QLKD) Tạp chí Thuế và Nhà nước 3. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 4. Tạp chí ngân hàng 5. Tạp chí Thị trường Tài chính – Tiền tệ 6. Thời báo kinh tế Việt Nam 7. Tạp chí Thương mại Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35732.doc
Tài liệu liên quan