Đề tài Thuế thu nhập doanh nghiệp

Quay trở lại với câu hỏi đã đặt ra ban đầu: đối với cá nhân có thu nhập cao, nhưng thu nhập đó có được từ việc hoạt động kinh doanh, ví dụ như hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu thì sẽ chịu thuế như thế nào? Tại điều 3 NĐ147 quy định rõ: “Tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu; thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán”. Qui định trên có thể hiểu: thực chất các khoản thu nhập nêu trên là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng hiện tại do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa quản lý thu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng riêng khoản thu nhập về lãi mua cổ phiếu (cổ tức) là khoản thu nhập đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bởi khoản thu nhập này được phân phối sau thuế tại nơi bán cổ phiếu và vì vậy, về nguyên tắc nó phải được xếp vào nhóm không chịu thuế thu nhập cá nhân thì mới đảm bảo tính chính xác.

doc17 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thuế thu nhập doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp I. Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Mục đích của Thuế thu nhập doanh nghiệp là để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viên một phần thu nhập vào Ngân sách nhà nước; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập. Hình thái ban đầu của thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây là Thuế lợi tức được ban hành đầu tiên và năm 1990. Năm 1997, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành lại, có hiệu lực từ 01/01/1999 cùng với Luật thuế GTGT và đến năm 2003, Luật này được Quốc hội sửa đổi, ban hành lại một lần nữa, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. II. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó là: - Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. - Cá nhân trong nước có tổ chức kinh doanh dịch vụ. - Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại VN. - Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại VN hoặc có thu nhập phát sinh tại VN. III. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là: Thu nhập chịu thuế và thuế suất. 1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế (tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính) bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài và thu nhập chịu thuế khác. Công thức tính: =-+ Sau khi xác định thu nhập chịu thuế theo công thức trên, cơ sở kinh doanh được trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang trước khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định. 1.1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT VD: Cơ sở kinh doanh A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Hoá đơn GTGT gồm các chỉ tiêu như sau: Giá bán: 100.000đ Thuế GTGT(10%): 10.000đ Giá thanh toán: 110.000đ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là: 100.000đ - Đối với cơ sở nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. VD: Cơ sở kinh doanh B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hoá đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000đ (giá đã có thuế). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là: 110.000đ - Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế + Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc xuất hoá đơn bán hàng. + Đối với dịch vụ là thời điểm khi dịch vụ đã hoàn thành và hoặc xuất hoá đơn bán hàng. - Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với mỗi loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể được quy định chi tiết tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC. VD đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp hoặc chậm trả thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu khi người mua trả tiền theo thời hạn quy định của hợp đồng. Đối với hoạt động tín dụng là lãi tiền cho vay phải thu trong kỳ tính thuế 1.2. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế Gồm có: - Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liêu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo định mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. - Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca theo quy định của Bộ Luật lao động. - Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao động theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế căn cứ vào hợp đồng vay. Các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ, cơ sở kinh doanh không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế. - Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định. - Trợ cấp thôi việc cho người lao động. - Chi phí về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tântheo số thực chi nhưng không quá 10% tổng số các khoản chi phí hợp lý đã tính trên. - Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. - Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở VN theo quy định của Chính phủ. - Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức cá nhân không kinh doanh, không có hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định. - Chi phí hợp lý của các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số kiến thiết, kinh doanh chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 1.3. Các khoản thu nhập chịu thuế khác: Được quy định chi tiết tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC, gồm 18 khoản mục. 2. Thuế suất - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%. Hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 28%, phần thu nhập còn lại phải nộp vào Ngân sách Nhà nước sau khi trừ đi số tiền được trích, lập vào các quỹ theo quy định của Bộ Tài chính. - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. IV. Một số vấn đề khác có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp 1. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Khi xem xét thuế thu nhập doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần vì trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật thuế trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định và Hiệp định không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam. Khi một cá nhân hoặc một tổ chức cư trú tại một quốc gia nhưng lại có hoạt động sản xuất kinh doanh... tại một quốc gia khác và tạo ra thu nhập thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải chịu sự chế tài của Luật pháp cả hai quốc gia, trong đó có Luật thuế thu nhập. Vì lý do đó một số các quốc gia đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm bảo vệ quyền lợi cho những đối tượng trên. Thông tư 133/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã quy định thuế đối với 17 loại thu nhập sau: - Thu nhập từ bất động sản - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh - Thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế - Thu nhập từ tiền lãi cổ phần - Thu nhập là lãi tiền cho vay - Thu nhập từ tiền bản quyền - Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật - Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản - Thu nhập từ hoạt động ngành nghề độc lập - Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc - Thu nhập từ thù lao giám đốc - Thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên - Thu nhập từ tiền lương hưu - Thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ - Thu nhập của sinh viên, học sinh học nghề - Thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu - Thu nhập khác BiÖn ph¸p tr¸nh ®¸nh thuÕ hai lÇn t¹i ViÖt Nam: Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tượng nộp thuế là đối tượng cư trú của Việt Nam, có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nước này (theo quy định của Hiệp định và Luật pháp nước đó), Việt Nam vẫn có thể có quyền thu thuế đối với các khoản thu nhập này nhưng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tượng nộp thuế đó không bị nộp thuế hai lần. Tuỳ theo mỗi Hiệp định đã ký kết, Việt Nam có thể sẽ thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp tránh đánh thuế hai lần dưới đây: 1.1. Biện pháp khấu trừ thuế Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tượng cư trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo Luật thuế Việt Nam. 1.2. Biện pháp khấu trừ số thuế khoán Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ưu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tượng cư trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp số tiền thuế khoán được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam. Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tượng cư trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ưu đãi đặc biệt. 1.3. Biện pháp khấu trừ gián tiếp Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập từ Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trước khi được chia cho đối tượng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở Nước ký kết sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nước ngoài theo Luật thuế Việt Nam. Số thuế gián tiếp được khấu trừ là số thuế do một công ty cổ phần là đối tượng của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam đã nộp tại Nước ký kết đó dưới hình thức thuế thu nhập công ty trước khi chia lãi cổ phần cho đối tượng cư trú của Việt Nam với điều kiện đối tượng cư trú của Việt Nam kiểm soát trực tiếp một tỷ lệ tối thiểu quyền bỏ phiếu của công ty cổ phần (thường là 10%). Mặc dù theo quy định trên, Việt Nam chỉ thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp khi có cam kết tại Hiệp định, nhưng nếu theo quy định của luật Việt Nam, các khoản thu nhập từ nước ngoài của một đối tượng cư trú Việt Nam được khấu trừ thuế gián tiếp thì quy định này vẫn được thực hiện. Các quy định về các biện pháp tránh đánh thuế hai lần như trên được nêu tại Điều khoản Biện pháp tránh đánh thuế hai lần (thường là Điều 23) của Hiệp định. 2. Chi phí hợp lý trong thuế thu nhập doanh nghiệp - nhìn từ góc độ lý luận và thực tế Bản thân thuật ngữ “chi phí hợp lý” tự nó đã cho thấy không bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh tại doanh nghiệp mà chỉ là “phần hợp lý” của chi phí sau khi đã loại trừ những khoản chi phí tạm coi là “không hợp lý”. Xét về mặt lý luận thì chi phí hợp lý là những chi phí cần thiết để thực hiện việc sản xuất, cung cấp một loại hàng hoá nào đó theo mức trung bình. Tuy nhiên, ranh giới giữa chi phí cần thiết và không cần thiết cũng chỉ có tính chất tương đối, vì chúng bị chi phối bởi tính đa dạng của chi phí đối với từng loại sản phẩm, hàng hoá dịch vụ và bởi tính đa dạng của bản thân những hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Từ góc độ lý luận, có thể thấy chi phí hợp lý được tính trừ là những chi phí thoả mãn những tiêu thức sau: - Các chi phí phải có liên quan đến các hoạt động tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. - Các chi phí này phải được thực sự chi ra và có thể thẩm định được. - Mức chi phí phải ở mức hợp lý (mức cần thiết trung bình xã hội). - Chi phí phải có tính chất “tạo thu nhập” hơn là “tạo vốn”. Qua 3 lần sửa đổi và ban hành lại Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhìn chung các khoản chi phí hợp lý được quy định trong việc xác định thu nhập chịu thuế được sửa đổi tương đối nhiều, thể hiện sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của các khoản chi phí hợp lý phát sinh và sự hoàn thiện của chính sách cho phù hợp với xu thế diễn biến của tình hình sản xuất kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề như sau: 2.1. Chi phí khấu hao TSCĐ Theo chế độ khấu hao hiện hành thì thời gian sử dụng của TSCĐ hữu hình được xác định bởi doanh nghiệp dựa trên khung thời gian sử dụng tài sản, khung này quy định thời gian sử dụng tối thiểu và tối đa với mức chênh lệch từ 2 đến 36 năm, thường là 4 đến 8 năm. Đối với TSCĐ vô hình thì doanh nghiệp tự quyết định nhưng tối đa không vượt quá 20 năm. Như vậy, doanh nghiệp có một biên độ tương đối rộng rãi để quyết định thời gian sử dụng của tài sản. Đồng thời Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh không quá hai lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Đa số các doanh nghiệp đều muốn xác định thời gian sử dụng của tài sản ở mức thấp nhất để tăng chi phí khấu hao, giảm thu nhập để trì hoãn nghĩa vụ thuế phải nộp Nhà nước vào những kỳ sau đó. Mặt khác điều này còn tạo ra một nguy cơ lãng phí khi sử dụng TSCĐ. 2.2. Chi phí vật tư Chi phí vật tư hợp lý được xác định dựa trên cơ sở định mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá thực tế xuất kho, cả hai căn cứ này đều có những điểm cần được xem xét thêm. - Đối với mức tiêu hao vật tư hợp lý, sự nới lỏng tuyệt đối thể hiện ở hai khía cạnh: một là, doanh nghiệp hoàn toàn quyết định mức tiêu hao vật tư hợp lý mà không cần phải dựa trên bất kỳ một tài liệu khung về định mức tiêu hao nào cả. Hai là, cuối năm doanh nghiệp chỉ cần quyết toán vật tư, phân tích tình hình tiêu hao và báo cáo cơ quan thuế khi có yêu cầu. Như vậy rõ ràng cơ quan thuế sẽ coi mức tiêu hao thực tế phát sinh là mức tiêu hao hợp lý. - Đối với giá vật tư thực tế xuất kho sẽ là giá kê khai tính thuế nhập khẩu nếu cơ sở kinh doanh kê khai giá tính thuế nhập khẩu theo giá hợp đồng ngoại thương thấp hơn giá thực thanh toán. Trong nhiều trường hợp giá kê khai tính thuế nhập khẩu chỉ là giá danh nghĩa làm căn cứ để tính ra số thuế nhập khẩu phải nộp, mà theo chuẩn mực kế toán hiện hành thì giá thực tế là giá thực tế đã phát sinh. Vậy đã làm sai lệch bản chất của phạm trù “giá thực tế”. 2.3. Chi phí tiền công, tiền lương Thông tư 128 có quy định không được tính vào chi phí hợp lý các khoản “tiền lương, tiền công của cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ trường hợp thuê mướn lao động theo vụ việc”. Thực tế có thể thấy được tính chất phức tạp về mặt pháp lý để phân xử như thế nào là “không thực hiện đúng chế độ hợp đồng lao động”. 2.4. Một số khoản chi phí khác Một số khoản chi vẫn còn mang dáng dấp hậu quả của cơ chế bao cấp tồn tại trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước mà tính thuyết phục về sự “hợp lý kinh tế” còn mờ nhạt như tiền lương và phụ cấp cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức và quản lýđó là những khoản chi không liên quan trực tiếp tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp, cũng không phải là khoản chi “cần thiết” đối với mọi doanh nghiệp. Đối với các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tânđược quy định tối đa không quá 10% tổng số 10 khoản chi phí hợp lý trước đó áp dụng chung là còn thoáng, sẽ làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực hợp lý hoá chứng từ để chi tiêu một cách bất hợp pháp. Tóm lại, chi phí hợp lý là một khái niệm khá trừu tượng và không hoàn toàn dễ áp dụng trên thực tế. Phân biệt rõ thế nào là chi phí hợp lý và thế nào là chi phí không hợp lý có ý nghĩa đối với cơ quan thiết lập chính sách và các đơn vị chịu sự điều chỉnh của chính sách, bởi chính nó biện minh cho sự hợp lý hay không hợp lý của chính sách. 3. Phân biệt Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận doanh nghiệp Thu nhập chịu thuế trên báo cáo quyết toán thuế chịu sự điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp hình thành qua báo cáo quyết toán tài chính mặc dù có chung nguồn dữ liệu là số liệu ghi nhận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chúng lại không phải là chỉ tiêu thống nhất. Chính sự không đồng nhất này gây tâm lý khó chịu cho doanh nghiệp khi cơ quan thuế thường không chấp nhận ngay các kết quả kiểm tra của cơ quan tài chính hay cơ quan kiểm toán độc lập. Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác Theo chế độ Tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: Lợi nhuận doanh nghiệp = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác Sự khác nhau giữa Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận doanh nghiệp là do: * Quan điểm khác nhau về doanh thu: Chuẩn mực kế toán số 14 định nghĩa “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn sở hữu”, còn tại điều 8 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đưa ra khái niệm: “Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng”. Dễ thấy rằng giữa hai khái niệm này đã có sự khác biệt. * Quan điểm khác nhau về chi phí: sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh. Cả chuẩn mực kế toán và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đều tôn trọng nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, nhưng trong hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp thường đề cao nguyên tắc chi phí thực tế và xét đến tính hiệu quả kinh tế để xác định chi phí thì Luật thuế thu nhập doanh nghiệp dùng cả hai tham số: tính hợp lệ của chi phí và khả năng khống chế để “bảo vệ” phần lợi ích Nhà nước khi phân phối thu nhập. Như vậy, Thu nhập chịu thuế và Lợi nhuận doanh nghiệp là hai đại lượng khác nhau trong cả chính sách và thực tiễn Việt Nam hiện nay, sẽ khó mà có được trạng thái đồng nhất giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp, tuy nhiên xu hướng tích cực là phải thu hẹp dần biên độ chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp trong khả năng có thể. 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Trong quá trình nghiên cứu về Thuế thu nhập doanh nghiệp, một câu hỏi đặt ra là: Cá nhân có khoản thu nhập từ kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì có còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân nữa không? Để trả lời cho câu hỏi này, tìm hiểu về Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (còn gọi là thuế thu nhập cá nhân) như sau: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội, trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Bất kỳ một quốc gia nào có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xã hội. Thuế thu nhập cá nhân trên thế giới thông thường đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Thuế này thường được coi là loại thuế đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt. Ở Việt Nam, đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là các cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc các khoản thu nhập chịu thuế khác do tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng lao động trả cho cá nhân. Như vậy, các cá nhân chịu thuế bao gồm người Việt Nam, người nước ngoài có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam. Căn cứ để tính thuế cũng là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Nếu như thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có mức 28% thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thường xuyên được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần riêng cho người Việt Nam và người nước ngoài; còn với thu nhập không thường xuyên được áp dụng mức 5% và 10% đối với tổng thu nhập chịu thuế. Việc nộp thuế thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn, tức là cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân Quay trở lại với câu hỏi đã đặt ra ban đầu: đối với cá nhân có thu nhập cao, nhưng thu nhập đó có được từ việc hoạt động kinh doanh, ví dụ như hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu thì sẽ chịu thuế như thế nào? Tại điều 3 NĐ147 quy định rõ: “Tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu; thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán”. Qui định trên có thể hiểu: thực chất các khoản thu nhập nêu trên là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng hiện tại do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chưa quản lý thu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng riêng khoản thu nhập về lãi mua cổ phiếu (cổ tức) là khoản thu nhập đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bởi khoản thu nhập này được phân phối sau thuế tại nơi bán cổ phiếu và vì vậy, về nguyên tắc nó phải được xếp vào nhóm không chịu thuế thu nhập cá nhân thì mới đảm bảo tính chính xác. Như vậy có thể khẳng định rằng: Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là đối tượng không chịu thuế thu nhập cá nhân. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật số 09/2003/QH11). 2. Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22-12-2003 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 3. Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31-12-2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. 4. Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23-07-2004 Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 5. Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13-08-2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 6. Hướng dẫn thực hiện 3 luật thuế và kế toán mới. 7. Tạp chí Thuế Nhà nước T8/2005 8. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 319 T12/2004 và một số thông tin trên www.mof.gov.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV193.doc
Tài liệu liên quan