Đứng trên quan điểm khoa học nghiên cứu, tôi đã cố gắng rút ra những điểm đặc trưng cũng như những quy luật vận động và phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời cũng phân tích ảnh hưởng của nó tới năng lực cạnh tranh của quốc gia, để từ đó xây dựng một cái nhìn toàn diện, khách quan và sâu sắc hơn về thương mại điện tử.
Trong khoá luận tốt nghiệp có sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia, tổ chức và các công ty trên thế giới về thương mại điện tử và trên cơ sở hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thương mại điện tử thực sự đã đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Không một quốc gia nào phủ nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử, các nước ngày càng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia.
78 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00/QĐ-TTg ngày 20/11/2002 về “Một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm”.
- Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ cũng ký một loạt quyết định và nghị định nhằm mở rộng việc sử dụng hệ thống thông tin điện tử tạo tiền đề cho sự phát triển của thương mại điện tử trong tương lai: Quyết định 19/2001/QĐ- TTg, quyết định 81/2001/QĐ-TTg, Nghị định số 55/2001/NĐ/CP. Trong Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX tháng 04/2001 cũng đã khẳng định quyết tâm phải phát triển thương mại điện tử ở Việt nam. Đây chính là kim chỉ nam quan trọng mở đường và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt nam.
- Quyết định 112/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2001 nhằm thiết lập hệ thống thông tin từ Trung ương đến các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác điều hành các hoạt động của Chính phủ. Đề án 112 này cũng nằm trong quá trình thực hiện cam kết của Chính phủ Việt nam với các nước ASEAN theo hiệp định khung e-ASEAN.
- Cuối năm 2001, Bộ thương mại đã hoàn thành và trình lên Chính phủ bản đề án Phát triển thương mại điện tử tại Việt nam giai đoạn 2001-2005. Bản đề án này giúp Chính phủ có những đánh giá về hiện trạng ban đầu về tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước và trên thế giới. Từ những đánh giá này, Chính phủ cũng có những định hướng thống nhất và tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt nam. Có thể coi Bản đề án trên là một bước đi quan trọng và thiết thực thể hiện quyết tâm của Việt nam hội nhập vào nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực và thế giới.
Như vậy, nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử trong thời đại mới. Việt nam đã có những mối quan tâm nhất định nhằm phát triển hình thức này tại Việt nam. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, những điều kiện cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của thương mại điện tử còn chưa hình thành đầy đủ nên những bước đi của Việt nam phần nào còn mang nặng tính “hưởng ứng”, “thăm dò”.
Các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh tại Việt nam hiện nay vẫn diễn ra khá lẻ tẻ, yếu ớt. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu giao dịch với nhau bằng điện thoại, fax và mới đây là e-mail. Hiện nay cả nước có khoảng
1500 Website doanh nghiệp, nhưng nhìn chung các Website này còn khá đơn điệu, chủ yếu là để quảng cáo. Số đơn vị có quảng cáo trên Web cũng chỉ có vài ngàn. Đến nay, ở Việt nam ngoài các tổng công ty lớn như : Bưu điện, Hàng không, Du lịch thì hầu hết các doanh nghiệp đều chưa nghĩ đến việc thiết kế một trang Web nhằm mục đính kinh doanh.
Nói một cách lạc quan, thương mại điện tử trong các doanh nghiệp Việt nam mới chỉ dừng lại ở mức tiền giao dịch, việc mua bán trên mạng hầu như chưa có.
Về phía người dân, đa số còn khá xa lạ với Internet, chỉ một bộ phận nhỏ dân chúng (chủ yếu là tầng lớp trí thức) thường xuyên tiếp cận với Internet để gửi e- mail, tìm nguồn thông tin hay để giải trí. Một bộ phận khác, chủ yếu ở tuổi thanh thiếu niên, chỉ biết đến Internet qua dịch vụ trò chuyện qua mạng (chat) và các dịch vụ giải trí khác. Hiểu biết và nhận thức của đông đảo mọi người đối với thương mại điện tử vẫn còn chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ, cá biệt có người nhìn nhận vấn đề hoàn toàn sai lệch.
Ở Việt nam cũng đã bắt đầu xuất hiện các của hàng ảo trên mạng (Cypermall, siêu thị máy tính BLUE SKY, siêu thị nhà đất...). Tuy nhiên mức độ mua hàng từ mạng tại Việt nam vẫn còn khá nhỏ nên các cửa hàng này cũng chỉ giới hạn mục tiêu giai đoạn của mình là để giới thiệu, làm quen với khách hàng một phương thức mua bán mới mà chưa thể nghĩ đến lợi nhuận trong giai đoạn này. Chính vì
việc thương mại điện tử mới chỉ bắt đầu “chớm” phát triển ở Việt nam nên theo báo cáo của IDC-tập đoàn dữ liệu quốc tế - thì doanh số thương mại điện tử ở Việt nam năm 1999 mới chỉ dừng lại ở con số 2 triệu Baht (khoảng 60.000 USD) so với 1,229 tỷ Baht ở Thái Lan; 38,38 tỷ Baht ở Singapore.
Doanh số thương mại điện tử ở một số nước ASEAN (triệu Baht)
Nước
1988
1999
2003 (ước)
Inđônêsia
249
1.323
61.680
Malaysia
684
2.237
78.610
Philipin
259
881
38.120
Singapore
1.337
38.380
106.780
Thái Lan
370
1.229
60.920
Việt nam
-
2
1.284
Nguồn: IDC 2000
Tóm lại, những dấu hiệu đầu tiên của thương mại điện tử đã bắt đầu hình thành ở Việt nam. Tuy nhiên, quy mô của nó còn hết sức nhỏ bé và vẫn chưa có những ảnh hưởng nào đáng kể làm thay đổi cách thức kinh doanh của doanh nghiệp cũng như cách thức sinh hoạt của người dân. Những bước đi đầu tiên của Nhà nước nhằm thúc đẩy hình thức thương mại điện tử mới chỉ ở bề nổi. Các hoạt động nhằm hướng vào xây dựng một môi trường toàn diện và thực sự cho thương mại điện tử (chủ yếu là môi trường Công nghệ thông tin, môi trường pháp lý, môi trường thanh toán tài chính và môi trường xã hội) thì hầu như chưa có hoặc chưa được tiến hành một cách có hệ thống.
2. Triển vọng tương lai.
Hiện nay, xét về tất cả các mặt, môi trường cho thương mại điện tử đúng nghĩa chưa hình thành ở Việt nam. Nhưng trong khi đó, với tư cách là thành viên
APEC và ASEAN, Việt nam đã có các cam kết tham gia. Tình huống đó cho thấy Việt nam “không thể sớm cũng không thể muộn” triển khai theo hướng thương mại điện tử.
Không thể sớm có nghĩa là: Để có thể thực sự tham gia một cách có hiệu quả, đóng góp thực tế vào việc nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại, vào việc công nghiệp hoá và hiện đại hoá (mà không phải chỉ tham gia một cách “phô diễn”), cần sớm bắt tay vào xây dựng hạ tầng cơ sở cho thương mại điện tử, bao gồm: trước hết là hạ tầng cơ sở pháp lý, tiếp đó là hạ tầng kinh tế chuẩn hoá, song song với đó là phát triển và nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin (tính toán và viễn thông) sao cho cập cách về cả hai mặt: trình độ công nghệ và tính phổ cập (đông đảo doanh nghiệp và dân chúng có thể có điều kiện phương tiện thiết bị và phương tiện tiền bạc để truy cập vào mạng thông tin toàn quốc và quốc tế); hạ tầng nhân lực thương mại điện tử (đông đảo doanh nghiệp và dân chúng có đủ năng lực kỹ thuật để làm việc trên mạng thông tin).
Không thể muộn nghĩa là: Ngay bây giờ đã phải nhận thức đầy đủ về tính tất yếu và mức độ tác động của “kinh tế số hoá” nói chung và “thương mại điện tử nói riêng”, tiếp đó triển khai xây dựng một chiến lược quốc gia về hình thành nền “kinh tế số hoá” và nền “thương mại điện tử” ở Việt nam làm định hướng chỉ đạo lâu dài, sau đó thiết lập một chương trình hành động trước mắt phù hợp với tình hình thực tế ở Việt nam và các thoả thuận mà Việt nam đã cam kết. Trên cơ sở đó, triển khai nhanh việc phổ cập, đào tạo, thử nghiệm v..v..Trong hai nhánh hoạt động trên đây, nên coi trọng nhánh chuẩn bị môi trường lâu dài, tránh sa vào các hoạt động “phô diễn” ít hiệu quả, mà có thể đưa lại các hiệu quả không mong muốn.
Để làm việc trên, nên thành lập ngay một “đầu mối quốc gia” về “kinh tế số hoá” và “thương mại điện tử”. Một Hội đồng quốc gia về “thương mại điện tử” gồm đại diện của nhiều Bộ, ngành và giới có liên quan là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và sự nhìn nhận từ nhiều góc cạnh. Vì hội đồng là một tổ
chức mang tính tư vấn là chủ yếu, nên theo kinh nghiệm các nước, sẽ cần tới một Ủy ban quốc gia có chức năng và quyền hạn ra quyết định, chỉ đạo và xử lý giải quyết. Hội đồng và Ủy ban sẽ là đầu mối vạch chiến lược cũng như chương trình hành động trước mắt, đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược và chương trình đó; tránh được các xu hướng thiếu toàn diện hoặc cho là chưa thể làm gì với thương mại điện tử. Hoặc ngược lại, tiến hành một cách vội vã, nặng “phô diễn”, không thu được kết quả mong muốn và để lại hậu quả khó khắc phục sau này, nhất là các hệ quả an ninh trên bối cảnh của công cuộc vừa xây dựng vừa bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
Trong khi vạch chiến lược “kinh tế số hoá” và “thương mại điện tử”, cũng như lập chương trình hành động và các phương án tham gia thương mại điện tử, Hội đồng quốc gia và Uỷ ban quốc gia về thương mại điện tử sẽ tham khảo chiến lược và chương trình đã có của các nước, đặc biệt là các nước có trình độ phát triển gần với Việt nam, và tính tới các đặc thù quốc gia để có cách đi và bước đi thích hợp.
Trong khi thực hiện các bước mang tính cơ bản ấy, vẫn có thể cần nhanh chóng triển khai các công việc có thể tiến hành như: Phổ cập kiến thức, đào tạo, thử nghiệm v..v.., và có quan điểm nhất quán trong việc tham gia vào các hoạt động liên quan tới thương mại điện tử trong khuôn khổ ASEAN, Cộng đồng Pháp ngữ, APEC, WTO....
CHƯƠNG III
HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
I. QUAN ĐIỂM CHỦ TRƯƠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ.
1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử tại Việt nam trong điều kiện hội nhập.
Như chúng ta đã biết, thế giới đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ mà theo cách gọi của nhiều nhà kinh tế, nghiên cứu trong nước và quốc tế thì đó là thời kỳ quá độ của một nền “kinh tế cũ” (nền kinh tế vật chất - physical economy) thành một nền “kinh tế mới “ (nền kinh tế tri thức, kinh tế thông tin). Trong nền kinh tế đó, thương mại điện tử đóng vai trò là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng. Sự phát triển đi lên một nền kinh tế tri thức là một đòi hỏi tất yếu của một nền kinh tế nào nếu không muốn bị tụt hậu xa so với các quốc gia khác trên thế giới. Trên thực tế, tất cả các quốc gia áp dụng thương mại điện tử đều được hưởng lợi từ quá trình đó. Nhận thức rõ điều này, tại Hội nghị BCH TW Đảng lần X khoá 8 đã khẳng định Việt nam cần “phải đón đầu xu hướng của nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức”.
Trong năm 2000, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan đến thương mại điện tử (như Bộ thương mại, Bộ KHCN&MT, Viện CNTT...) thực hiện một chương trình nghiên cứu hoàn thiện về thương mại điện tử và điều này khẳng định quan điểm ủng hộ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đối với thương
mại điện tử và coi đây như là một điều kiện cần thiết để nền kinh tế Việt nam có thể đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế, đạt mục tiêu đề ra từ nay đến 2020.
Gần đây, Bộ thương mại vừa trình lên Chính phủ bản đề án phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2001-2005. Đây có thể coi là bước đi quan trọng trong việc xây dựng thương mại điện tử ở Việt nam theo tinh thần Chỉ thị
58/CT/TƯ của Bộ chính trị và Hiệp định khung ASEAN về thương mại điện tử.
Thương mại điện tử chỉ có thể phát triển khi và chỉ khi các yếu tố nền tảng thiết yếu như hạ tẩng CNTT, hạ tầng pháp lý, hạ tầng tính toán ...phát triển. Do đó việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng này là điều kiện tiên quyết cho thương mại điện tử. Theo tiến sỹ Chu Hảo, thứ trưởng Bộ KHCN&MT, Việt nam cần mở của đón làn sóng kinh tế mới, tận dụng cơ hội “đi tắt, đón đầu”, đi thẳng vào những ngành công nghệ cao của nền kinh tế tri thức. Có như vậy mới có cơ hội mở rộng không gian kinh tế, hiện đại hoá các nghành sản xuất truyền thống, tăng sức cạnh tranh và tạo được thêm nhiều ngành nghề mới. Cũng theo TS Chu Hảo và TS Nguyễn Trọng thì “chúng ta đã nhường bước cho Bangkok trong con đường hàng không, nhường bước Singapore trong con đường hàng hải và đang thua tất cả họ trong con đường Internet, con đường vận tải hàng hoá quan trọng bậc nhất của thế kỷ XXI...Chúng ta phải đầu tư hết sức để mở con đường Internet trong khi không thể xem nhẹ các con đường tự nhiên là đường bộ, đường không, đường thuỷ. Tìm mợi cách thu hút hàng hoá cuồn cuộn chảy trên những con đường đó cả trên những con đường physical lẫn những con đường electronic” (Trích báo cáo tại hội thảo tuần lễ CNTT lần 5 tại TP.HCM).
Phát triển thương mại điện tử trong điều kiện Việt nam hiện nay sẽ tập trung vào ngoại thương điện tử, thông qua thương mại điện tử nâng cao ưu thế cạnh tranh của hàng hoá Việt nam trên trường quốc tế.
Quá trình phát triển thương mại là một quá trình lâu dài trong thời kỳ nền kinh tế nước ta quá độ lên nền kinh tế mới, do đó cần tránh sự quá nóng vội trong phát triển thương mại điện tử dẫn đến ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Phát triển thương mại điện tử không đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử truyền thông để thực hiện các hành vi buôn bán truyền thông mà nên hiểu rằng khi chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử thì toàn bộ hình thái hoạt động của một đất nước sẽ thay đổi, cả hệ thống giáo dục, cả tập quán làm việc và sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ thay đổi theo. Do đó cần phải nghiên cứu toàn diện mọi khía cạnh của thương mại điện tử (mặt phải và mặt trái của thương mại điện tử) để có những chính sách phù hợp nhất.
Phát triển thương mại điện tử phải dựa trên phát huy tối đa lợi thế so sánh từng vùng, từng địa phương nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra thị trường thế giới.
Phát triển thương mại điện tử phải gắn liền với quá trình tự do hoá thương mại - toàn cầu hoá trên phạm vi quốc tế ngày càng được đẩy mạnh. Nền kinh tế Việt nam không nằm ngoài xu thế này, do đó Việt nam cần tranh thủ vận dụng xu thế này để phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của mình. Các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược cụ thể, toàn diện để có thể tận dụng, phát huy lợi ích của thương mại điện tử.
2. Chủ trương.
Thực hiện quan điểm trên, Nhà nước chủ trương:
- Ứng dụng và phát triển thương mại điện tử là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu, rút ngắn khoảng cách về kỹ thuật số với các nước.
- Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.... đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển.
- Mạng thông tin quốc gia và Chính phủ điện tử là kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ thông tin và thương mại điện tử là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển hình thức thương mại điện tử.
- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là công nghiệp phần mềm.
3. Mục tiêu.
Đến năm 2010, thương mại điện tử Việt nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau đây:
- Thương mại điện tử được úng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với lượng thông tin lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ, tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình trên thế giới. Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ và chất lượng cao nhất so với khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng.
- Hoàn thành việc xây dựng Chính phủ điện tử (e-Government) tạo điều kiện nhanh chóng và thuận lợi cho các giao dịch hành chính.
- Phấn đấu trong thời gian đến năm 2020, việc phát triển thương mại điện tử sẽ nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt nam, phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra, góp phần hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt nam vào năm 2020.
II. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP.
Nền kinh tế Việt nam đang đứng trước thử thách rất lớn là cần thiết phải phát triển mạnh mẽ hơn hoạt động của thương mại điện tử, vì chỉ có như vậy mới
có thể giúp các doanh nghiệp Việt nam (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) trụ vững trong xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại. Song để làm được điều này nó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ và cả bản thân các doanh nghiệp trong việc bỏ rào cản đặt ra trên con đường vào thương mại Việt nam, tham gia làm “thương mại điện tử ” toàn cầu. Trên cơ sở những phân tích giải pháp để phát triển thương mại điện tử từ nay đến năm 2020 khi mà nền kinh tế Việt nam hoàn thành quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Hệ thống giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt nam cần được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị: Gồm hàng loạt các hoạt động từ việc nâng cao nhận thức, kiến thức tiếp đó xác định mức độ sẵn sàng đối với thương mại điện tử để biết những yếu tố cần phải thay đổi hoặc cải thiện nhằm đảm bảo thích ứng trên mọi bình diện. Các khía cạnh pháp lý, công nghệ và giáo dục phải đi trước một bước, tạo môi trường kinh doanh “mềm” cho thương mại điện tử phát triển. Quá trình này sẽ kéo dài cho đến khi xuất hiện cơ sở hạ tầng cần thiết. Đây chính là giai đoạn mà Việt nam đang bắt đầu tiến hành.
Chấp nhận: Là thừa nhận về mặt pháp lý đối với thương mại điện tử sau khi đã thích ứng các yếu tố của nó vào hệ thống nội luật và đã tạo dựng được một môi trường thuận lợi cho thương mại điện tử.
Ứng dụng: Từng bước ứng dụng thương mại điện tử vào mọi lĩnh vực hoạt
động, từ từng phần tới toàn diện.
Qua những giải pháp trên ta thấy trách nhiệm của Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử ở nước ta là vô cùng to lớn và cũng đầy khó khăn. Việt nam chúng ta còn là một nước chậm phát triển với những điều kiện về vốn, cơ sở hạ tầng kinh tế, trình độ nguồn nhân lực - những điều kiện tiên quyết cho việc phát triển nền kinh tế số hoá - còn nhiều hạn chế. Tiềm lực của chúng ta không cho phép xây dựng ngay một hệ thống thương mại điện tử trong khi nền tảng của nó còn chưa vững chắc, điều này đòi hỏi chúng ta phải có một
cách tiếp cận cân bằng (balanced approach): xây dựng thương mại điện tử song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống tài chính ngân hàng, hệ thống thể chế chính sách và năng lực quản lý của Nhà nước. Trong đó cần chú trọng đến các yếu tố “mềm” trong hệ thống các yếu tố để cho thương mại điện tử phát triển như chính sách của Nhà nước, hệ thống pháp lý, nguồn nhân lực.
Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thương mại điện tử và với những biện pháp hữu hiệu từ phía Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của hình thức này, hy vọng trong một tương lai không xa, thương mại điện tử sẽ giúp Việt nam nhanh chóng đón đầu và bắt kịp với trình độ phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới.
1. Các giải pháp vĩ mô ở tầm quốc gia
- Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ
thông tin và viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của thương mại điện tử.
+ Về công nghệ: đòi hỏi đầu tư cơ bản lớn và được xây dựng trên cơ sở một nền sản xuất công nghiệp hoá đã phát triển. Trong những năm trước mắt, bên cạnh việc nhập khẩu thiết bị để bổ sung, cần tận dụng khả năng hợp tác liên doanh và chuyển giao công nghệ để phát triển một số cơ sở sản xuất, lắp ráp thiết bị tin học theo những phương án được tính toán là có lợi nhuận, đồng thời phát triển các cơ sở thiết kế, chế tạo các thiết bị truyền thông và thiết bị tin học chuyên dụng đáp ứng nhu cầu trong nước, đặc biệt đối với các nhu cầu tự động hoá và hiện đại hoá truyền thông dữ liệu.
Tuy nhiên, hạ tầng cơ sở công nghiệp không chỉ là có tính hiện hữu (availability) mà còn hàm nghĩa có tính kinh tế sử dụng (affordability), nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin và chi phí dịch vụ truyền thông phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được.
Để làm được điều này, Việt nam cần phải xây dựng cho mình một nền công nghiệp điện năng vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và có mức giá hợp lý. Theo đó cần sớm xây dựng được nhà máy điện nguyên tử để
phục vụ tốt hơn cho sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, thương mại
điện tử.
+ Về viễn thông: Theo ông Dave Perks, giám đốc kỹ thuật Intel Châu Á- TBD thì một trong những trở ngại lớn nhất để Việt nam tham gia vào Internet là đường truyền hạn chế và giá cước truyền thông thì vào loại cao nhất thế giới.
Do đó Chính phủ cần đẩy mạnh việc hiện đại hoá hệ thống truyền thông, áp dụng công nghệ thông tin và gia tăng tốc độ đường truyền đặc biệt sớm triển khai công nghệ ADSL (Asymmetric Digital Subcribers Lines) và nâng cao công suất của băng thông.
Nhanh chóng giảm giá cước viễn thông và cước truy cập Internet để thương mại điện tử có thể tiếp cận với tất cả mọi người.
- Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử.
+ Về việc nâng cao nhận thức: Theo báo cáo gần đây của Liên hợp quốc, vấn đề chính gây trở ngại cho tiến trình phát triển thương mại điện tử tại các nước đang phát triển lại nằm ở vấn đề nhận thức của các doanh nghiệp và người dân. Hầu hết các doanh nghiệp và dân chúng tại các nước này chưa hiểu hết tầm quan trọng và những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại.
Theo khảo sát của Hội tin học Việt nam, hiện có tới 90% trong số 70.000 doanh nghiệp và trên 1,4 triệu hộ kinh doanh cá thể ở nước ta vẫn thờ ơ với thương mại điện tử và coi thương mại điện tử là “chuyện của người ta”.
Do đó, vấn đề rất quan trọng đặt ra cho Chính phủ Việt nam là phải nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và nhân dân về thương mại điện tử thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, các buổi hội thảo, chuyên đề....Dùng nhiều hình thức phổ biến kiến thức cho mọi tầng lớp, nhất là đội ngũ doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) hiểu sâu hơn về thương mại điện tử cũng như cách thức ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các lực lượng đặc nhiệm thương mại điện tử thuộc hội đồng quốc gia về
thương mại điện tử cần đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hướng dẫn các doanh nghiệp lên mạng, giúp doanh nghiệp giải quyết mọi khó khăn vướng mắc về thương mại
điện tử.
+ Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử: Để xây dựng một nguồn nhân lực đủ khả năng tham gia có hiệu quả vào thương mại điện tử, chúng ta cần xây dựng một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các công nghệ thông tin mới phát triển để phục vụ cho kinh tế số hoá, song song với việc phát triển một bộ phận đông đảo dân cư quen thuộc và thành thạo các thao tác trên mạng và biết sử dụng tiếng Anh. Các loại chuyên viên cần có ở nước ta trong những năm tới gồm: chuyên viên phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình, giáo viên và nghiên cứu viên về công nghệ thông tin, chuyên gia biên soạn tài liệu, kỹ sư lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy tính, kỹ sư hệ thống để cài đặt và bảo dưỡng các hệ thống phần mềm, kỹ sư mạng máy tính và truyền thông, chuyên viên phân tích hệ thống đối với các hệ thống tin học, chuyên viên quản trị các dự án tin học.
Bên cạnh đó khuyến khích mở các trường, lớp đào tạo người sử dụng máy tính với các chương trình có tính chất thực hành ngắn hạn thuộc các trình độ khác nhau, nhằm mục đích trang bị khả năng sử dụng máy tính – một công cụ lao động cho một bộ phận lao động ngày càng đông đảo. Nhà nước hỗ trợ Hội tin học và các tổ chức tin học khác trong việc phát triển các chương trình phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin bằng các hình thức báo chí, phát thanh, truyền hình....
- Nhà nước cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử (đẩy nhanh áp dụng các phương tiện thanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng như: thẻ thông minh (smart card), chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng...)
Như đã phân tích hạ tầng thanh toán rất quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, nó thể hiện sự liên kết quan trọng giữa thương mại điện tử và nền tảng tài chính của nền kinh tế quốc gia mà theo khảo sát phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng việc thu phương tiện thanh toán qua mạng là một
trong những trở ngại của thương mại điện tử ở Việt nam. Phương tiện thanh toán điện tử phải mang đặc tính dễ sử dụng và phải an toàn bởi trên thực tế theo báo cáo của Gartner Group thì lượng thẻ thanh toán bị làm giả lớn gấp nhiều lần so với thẻ thanh toán truyền thống. Chi phí làm thẻ thanh toán qua mạng do đó tăng hơn 67%. Do vậy khi nghiên cứu áp dụng phương tiện thanh toán điện tử, chúng ta cần đảm bảo được tính dễ sử dụng, an toàn, đồng thời chi phí cũng phải phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp.
Để tạo khung pháp lý cho thanh toán điện tử, Ngân hàng trung ương cần sớm đưa ra các văn bản pháp lý liên quan tới hoạt động này.
- Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ cho thương mại
điện tử được thực sự phát triển ở Việt nam.
Hiện nay ở Việt nam đã có trên 150.000 thuê bao Internet, chủ yếu là các doanh nghiệp, mở ra cơ hội đáng kể cho các doanh nghiệp này khai thác ưu thế của thương mại điện tử. Song trên thực tế, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thương mại điện tử thì các doanh nghiệp Việt nam mới ở giai đoạn I của quá trình phát triển thương mại điện tử, nghĩa là các doanh nghiệp mới chỉ thực hiện các hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thông tin, đối tác trên mạng, song vẫn chưa thể thực hiện được các giao dịch qua mạng. Điều này đã làm cản trở việc phát triển thương mại nhất là hoạt động ngoại thương.
Do đó, Nhà nước, thông qua Hội đồng quốc gia thương mại điện tử sớm ban hành các văn bản pháp lý, theo đó cần xác định việc áp dụng Internet/thương mại điện tử là một cơ hội chứ không phải là một hiểm hoạ cho sự phát triển kinh tế đất nước. Cần xác định sự cần thiết phải phát triển thương mại điện tử ở Việt nam như là một công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt nam. Đồng thời theo khuyến cáo của Hội đồng các chuyên gia về thương mại điện tử (thuộc UNCTAD) trong quá trình nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp lý cho thương mại điện tử cần chú ý sử dụng hệ thống mô hình luật cho thương mại điện tử của UNCITRAL cũng như hệ thống các văn bản pháp lý khác liên quan đến
thương mại điện tử của UNCITRAL như là cơ sở cho sự hoàn thiện hệ thống luật
Việt nam.
Về cơ bản nội dung của văn bản pháp lý cần phải:
+ Thừa nhận tính pháp lý của các giao dịch thương mại điện tử (thông qua mạng Internet).
+ Thừa nhận tính pháp lý của chữ ký điện tử (electronic signature-chữ ký dưới dạng đặt vào một thông điệp dữ liệu (data message) và chữ ký số hoá (digital signature - tức là biện pháp biến đổi nội dung thông điệp dữ liệu, khi dùng mã khoá để giải mã mới thu được nội dung thật của thông điệp dữ liệu).
+ Bảo vệ pháp lý các Hợp đồng thương mại điện tử.
+ Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các cơ quan phát hành các thể thanh toán).
+ Bộ tài chính cần có các văn bản pháp lý qui định những vấn đề liên quan tới tài chính và thuế trong hoạt động thương mại điện tử.
+ Quy định pháp lý đối với các dữ liệu xuất xứ từ nhà nước (các cơ quan Chính phủ và Trung ương), chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước (trong đó có vấn đề phải giải quyết như: Nhà nước có phải là chủ nhân các thông tin có quyền được công khai hoá và các thông tin phải giữ bí mật hay không? Người dân có quyên đòi công khai hoá các số liệu của chính quyền hay không? Khi công khai hoá thì việc phổ biến các dữ liệu đó có được xem là một nguồn thu cho ngân sách hay không? ...v..v..)
+ Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ (bao gồm cả bản quyền tác giả)
liên quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử.
+ Bảo vệ bí mật riêng tư một cách thích đáng (để ngăn cản các bí mật đời tư bị đưa lên mạng một cách phi pháp, không chỉ tên tuổi, dung mạo mà còn cả bí mật khác liên quan đến sức khoẻ, tôn giáo, quan điểm chính trị, giới tính, tình dục...).
+ Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin, chống tội phạm xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp như thu thập tin tức mật, thay đổi các thông tin trên các trang Web, thâm nhập vào các dữ liệu, sao chép trộm các phần mềm, truyền virus phá hoại....; Tới nay từng nước đã có thể có luật về các tội này, vấn đề là sẽ phải đưa vào bộ luật hình sự, một khi kinh tế số hoá được thừa nhận trên tầm quốc gia. Mọi cố gắng xây dựng hệ thống thương mại điện tử sẽ trở nên vô nghĩa, thậm chí còn tác động xấu tới nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nếu các thông tin không được bảo mật. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều nước áp dụng các luật ngăn cản không cho dữ liệu được truyền gửi tới các nước không có phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin, nhằm trách rò rỉ (nhất là các thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, vũ khí giết người hàng loạt...). Vì vậy, nếu không có các phương tiện thích đáng để bảo vệ thông tin thì một nước rất có thể bị cách ly khỏi hoạt động thương mại điện tử quốc tế.
Tất cả các việc trên chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở mỗi quốc gia trước hết phải thiết lập một hệ thống “mã nguồn” cho tất cả các thông tin số hoá: bắt đầu từ chữ cái của ngôn ngữ nước đó trở đi: tiếp đó Nhà nước sẽ phải định hình một chiến lược chung về hình thành và phát triển một nền kinh tế số hoá, tiếp đó đến các chính sách, đạo luật, và các quy định cụ thể tương ứng, được phản ánh trong toàn bộ chỉnh thể của hệ thống nội luật.
Về văn hoá xã hội nổi lên vấn đề là phải có những quy định luật pháp cụ thể trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời cũng cần có những biện pháp quản lý, ngăn chặn những luồng thông tin xấu từ bên ngoài làm hư hỏng một bộ phận nhân dân, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên quản lý không phải là việc đưa ra các cấm đoán một cách cực đoan, như vậy vừa bị động, vừa không có hiệu quả. Trong lĩnh vực truyền thông, cốt tử là nâng cao dân trí rồi từ đó người dân sẽ tự trau dồi khả năng chọn lọc và tiếp nhận những giá trị văn hoá, đồng thời họ sẽ tự rèn luyện khả năng đề kháng trước những cái xấu, cái dở.
- Xúc tiến nhanh việc thành lập Hội đồng quốc gia (HĐQG) về thương mại
điện tử.
Hội đồng này sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ và nó có nhiệm vụ nghiên cứu, phổ biến các hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi cả nước, đồng thời tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử. Hội đồng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ cho các dự án xây dựng các siêu thị, xa lộ thông tin, các tiêu chuẩn cho các sản phẩm, vấn đề bảo mật an toàn, công nghệ thẻ thông minh (smart card), các trung tâm xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử và chữ ký số hoá. Việc thành lập một Hội đồng quốc gia về thương mại điện tử giúp đẩy nhanh quá trình đưa hoạt động thương mại điện tử vào thực tiễn ở Việt nam, tránh được các tình trạng chồng chéo, phức tạp của các Ban thương mại điện tử thuộc các Bộ, các cơ quan liên quan, quy hoạt động thương mại điện tử về một mối. Thực tế cho thấy thời gian qua mặc dù Chính phủ đã thành lập dự án quốc gia về “kinh tế thương mại điện tử”. Song việc dự án được chia nhỏ cho các Bộ, ngành thành các điểm dự án và thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan này đã làm cản trở tiến độ của dự án. Theo kế hoạch dự án sẽ kết thúc vào giữa năm 2000, song thực tế đến tháng 8/2000 dự án vẫn còn đang thực hiện, do đó Chính phủ cần phải thống nhất quản lý và nghiên cứu thương mại điện tử.
Cơ cấu của Hội đồng quốc gia về thương mại điện tử gồm đại diện các Bộ, ngành và giới có liên quan là một tổ chức cần có để hội tụ những kiến thức, những quan điểm và sự nhìn nhận toàn diện về nhiều góc cạnh. Hội đồng quốc gia cần có quyền huy động nhân lực của một số Bộ ngành cho hoạt động của mình, có chức năng và quyền hạn ra quyết định chỉ đạo và xử lý giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử ở cấp quốc gia.
Cách thức hoạt động của Hội đồng quốc gia về thương mại điện tử bằng công cụ Internet trên cơ sở kết nối với các bên có liên quan, Hội đồng quốc gia cần đi tiên phong trong việc ứng dụng Internet vào hoạt động của mình. Hội đồng quốc gia cần thành lập ra lực lượng đặc nhiệm thương mại điện tử (E-Commerce
Taskforce) đặt chi nhánh tại các nơi trọng điểm trong cả nước có nhiệm vụ khảo sát, nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp, cơ quan, dân chúng về các vấn đề liên quan tới thương mại điện tử. Lực lượng đặc nhiệm thương mại điện tử được nối mạng trực tiếp với Hội đồng quốc gia để kịp thời thông tin cho nhau để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hội đồng quốc gia.
- Đẩy mạnh sự phát triển của nghành công nghiệp phần mềm
Công nghiệp phần mềm như đã phân tích đóng một đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại điện tử ở Việt nam. Theo báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu chiến lược của Bộ KH&ĐT thì sản phẩm phần mềm được xếp váo nhóm Việt nam có khả năng cạnh tranh cao nếu như được Nhà nước hỗ trợ, đầu tư phát triển thích đáng và giúp phát huy tối đa lợi thế so sánh của Việt nam là nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tương đối cao so với nhiều quốc gia đang phát triển (Tạp chí Thương mại, 2/2000). Do đó đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng chiến lược hỗ trợ đầu tư thực sự để xây dựng công nghiệp phần mềm thông qua tạo lập môi trường thuận lợi, trước hết là chính sách và các biện pháp hỗ trợ, bảo hộ, đầu tư tiền của, trí tuệ, sức lực vào ba lĩnh vực chiến lược chính: xây dựng hoàn thiện môi trường thuận lợi cho công nghiệp phần mềm Việt nam phát triển (môi trường pháp lý, tạo điều kiện ưu đãi, cơ sở hạ tầng...), phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm, liên kết chặt chẽ các công ty nước ngoài (thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ năng và đào tạo), hỗ trợ các công ty trong nước phát triển mạnh hơn.
- Trong quá trình phát triển thương mại điện tử, Nhà nước cần chú trọng hỗ
trợ ưu tiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống.
Thương mại điện tử thực tế đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp lớn. Do đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể tiếp cận với hoạt động thương mại điện tử.
Nhà nước cần chú ý tới việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn lên mạng. Ở đây Hội đồng quốc gia về thương mại điện tử cần thành lập một nhóm đặc nhiệm thương mại điện tử về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn kết nối và tham gia vào mạng Internet. Để thực hiện dự án này, Nhà nước cần kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn ngân sách....Trong quá trình thực hiện cần tranh thủ sự giúp đỡ của của các doanh nghiệp của làng nghề truyền thống được lên mạng và thực hiện kinh doanh qua mạng. Đây là những doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh rất lớn (do tính chất độc đáo của sản phẩm) nếu như được mở rộng kinh doanh thông qua thương mại điện tử (theo kinh nghiệm của một số quốc gia như Campuchia, Ấn độ cho thấy) tính hiệu quả rất lớn khi đưa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm truyền thống lên mạng.
- Nhà nước cần đi tiên phong trong hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử vào quản lý bộ máy Chính phủ và vào các hoạt động mua sắm của Chính phủ cũng như trong hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng, bước đầu xây dựng Chính phủ điện tử (E-Government).
Kinh nghiệm ở các quốc gia công nghiệp mới (Singapore, Hàn quốc) và các quốc gia phát triển (Ấn độ) cho thấy Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến thương mại điện tử bởi sự tham gia trực tiếp của Chính phủ vào hoạt động này. Ở đây, Chính phủ đóng vai trò là chất xúc tác cho sự mở rộng ứng dụng thương mại điện tử vào khu vực doanh nghiệp tư nhân. Singapore là một trường hợp điển hình. Chính phủ quốc gia này đã khuyến khích hoạt động thương mại điện tử thông qua phát triển hệ thống mua sắm của Chính phủ qua mạng Internet. Do đó, ở Việt nam trong thời gian tới Chính phủ cần khẳng định “niềm tin’ cho các doanh nghiệp bằng việc tích cực hơn nữa trong việc tham gia vào các hoạt động mua sắm điện tử (e-procuroment) đồng thời phát triển dịch vụ công cộng qua mạng (như trong ngành hải quan, thuế vụ, điện lực...)
Đồng thời, để thực hiện cam kết trong hiệp định khung ASEAN về Chính phủ điện tử, Nhà nước cần từng bước xây dựng một Chính phủ điện tử. Việc xây dựng Chính phủ điện tử là xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia trong tương lai. Trên thế giới và trong khu vực, Chính phủ các nước đã và đang thực hiện kế hoạch này. Malaysia, Thái Lan, Indonesia,....đều đã đưa ra chiến lược phát triển công nghệ thông tin, trong đó có việc thành lập Chính phủ điện tử. Đặc biệt là Singapore đầu tư 1,4 tỷ đô la trong năm 2002 để thực hiện kế hoạch này.
Có rất nhiều lý do để đưa các hoạt động của Chính phủ lên mạng, trong đó trước hết là vấn đề hiệu quả. Khái niệm hiệu quả có nghĩa là tiết kiệm đáng kể các chi phí từ việc mua sắm tới việc quản trị nhân lực và giúp các doanh nghiệp tiếp xúc dễ dàng hơn với Chính phủ. Không chỉ tiết kiệm được các nguồn lực mà chất lượng các dịch vụ do Chính phủ cung cấp cũng được cải thiện đáng kể. Việc phê duyệt các vấn đề cần thiết cũng sẽ trở nên nhanh chóng hơn, tạo môi trường hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, việc xây dựng thành công Chính phủ điện tử cũng sẽ là một ví dụ điển hình cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp nhận khái niệm thương mại điện tử, qua đó mà gia tăng hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế.
Việc xây dựng Chính phủ điện tử cần có sự phối hợp tốt giữa các Bộ, ngành, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức và các doanh nghiệp trên cả nước.
Theo ý kiến ông David Barns, phó chủ tịch chương trình Chính phủ thương mại điện tử của IBM khu vực Châu Á- TBD, để giảm nhiều rủi ro, việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt nam cần có những bước đi thận trọng và sử dụng phương pháp có thể đánh giá được. Cần bắt đầu từ những mô hình đơn giản nhất, thực hiện những bước cơ sở trước và khi thành công rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
Khi xây dựng Chính phủ điện tử có 3 điểm cần lưu ý:
+ Những công nghệ áp dụng để xây dựng Chính phủ điện tử không cần quá phức tạp nhưng phải đáng tin cậy và nhanh.
+ Khi phần đông dân chúng vẫn chưa thể tiếp cận Internet dễ dàng thì những công cụ truyền thống như điện thoại và tiếp xúc trực tiếp vẫn đóng vai trò quan trọng.
+ Dân chúng và các doanh nghiệp phải nhận thức được sự tồn tại của các dịch vụ chính phủ điện tử và thế mạnh của những dịch vụ đó.
- Nhà nước cần tích cực đẩy mạnh tham gia hợp tác quốc tế xây dựng các chiến lược, dự án phát triển thương mại điện tử ở các cấp độ khu vực (ASEAN, APEC), thế giới (UNCTAD, ICC, WIFPO, UNDP...), đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt nam, nhất là ở khu vực nông thôn và làng nghề thủ công truyền thống. Ở cấp độ khu vực, Việt nam đã đạt được các thoả thuận về các nguyên tắc chỉ đạo chung (trong ASEAN), Hiệp định khung ASEAN về thương mại điện tử và Chương trình hành động (trong APEC) về thương mại điện tử. Việc tham gia vào các tổ chức, khu vực trong hoạt động phát triển, ứng dụng thương mại điện tử tạo cho Việt nam cơ sở vững chắc hơn để phát triển có hiệu quả thương mại điện tử từ việc có được sự hỗ trợ của các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới, nhất là những nước đã có kinh nghiệm trong việc áp dụng thương mại điện tử.
Ngoài ra Việt nam cần đẩy mạnh và phát triển hệ thống Trade - Point (Tâm điểm mậu dịch) ở Việt nam. Hỗ trợ và giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hệ thống này. Từ đó sẽ tạo ra nền tảng cho Việt nam tham gia sâu và hiệu quả vào hệ thống thương mại điện tử toàn cầu. Như chúng ta đã biết thì Trade-Point là một chương trình được khởi xướng bởi Tổ chức Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Theo đó, Trade-Point có chức năng là đưa dẫn các công ty XNK tham gia vào mạng điện tử toàn cầu hay nói đúng hơn góp phần xúc tiến thương mại điện tử toàn cầu. Lợi ích của việc tham gia Trade-Point là rất to lớn. Qua điều tra của UNCTAD thì ở một số nơi
các Trade-Point đã và đang phát huy tác dụng giúp các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, trang bị công nghệ thông tin thiếu và yếu) tiếp thị trên mạng, giao dịch sơ bộ với bạn hàng, cung cấp thông tin thị trường. Với việc phần lớn các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã kết nối vào mạng Internet và nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng Website trên mạng sẽ tạo thuận lợi lớn cho Việt nam tham gia vào mạng Trade- Point toàn cầu, nâng cao được sức cạnh tranh và phát huy cao độ lợi thế so sánh doanh nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh trên mạng cũng như hỗ trợ cho mọi người dân được tham gia vào mạng Internet.
Theo đó, Nhà nước cần hình thành một kênh vốn riêng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau trên cơ sở cân đối các nguồn vốn trong và ngoài nước, đặc biệt cần tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt nam. Trong đó Nhà nước cần đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận sâu hơn với Internet thông qua việc giảm chi phí truy cập Internet (phần giảm chi phí được bù đắp bằng nguồn vốn mà Nhà nước huy động để phục vụ cho phát triển thương mại điện tử). Ngoài ra các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa...đều được ưu tiên hỗ trợ trong việc kết nối vào mạng Internet để có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng thương mại điện tử góp phần đưa các vùng này phát triển. Trước mắt nhà nước cần tập trung vào hỗ trợ khu vực kinh tế trang trại (đây là khu vực kinh tế sẽ tạo động lực chủ yếu cho phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá) tiếp cận với Internet đồng thời từng bước ứng dụng thương mại điện tử.
2. Các giải pháp vi mô ở cấp độ doanh nghiệp.
- Nâng cao nhận thức và trau dồi trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ
quản trị và các nhân viên trong công ty.
Ban giám đốc các công ty cần nhận thức một cách toàn diện và đầy đủ về thương mại điện tử. Hiểu hết những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại để tận dụng và khai thác, đồng thời hạn chế và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà nó có thể mang lại. Sau đó phải truyền lại cho toàn thể nhân viên công ty hiểu và thấm nhuần thương mại điện tử là yêu cầu tất yếu để có thể nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể trụ vững và vươn lên trong thời gian tới, nhất là khi Việt nam bắt đầu tham gia vào lộ trình giảm thuế AFTA và sau đó là việc gia nhập WTO. Những doanh nghiệp cục bộ, không tiếp cận được với thương mại điện tử như một thứ vũ khí cạnh tranh chắc chắn sẽ không thể tồn tại.
Doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đào tạo và cho nhân viên tham dự các khoá học về tin học và ngoại ngữ. Việc đào tạo có thể dưới hình thức cấp kinh phí cho nhân viên đi học hoặc tổ chức những buổi học ngay tại công ty.
- Tin học hoá hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp
Xét về lâu dài, để tham gia vào thương mại điện tử điểm cốt lõi là phải xây dựng được cho doanh nghiệp một hệ thống thông tin được tin học hoá. Và cơ sở để đưa ứng dụng từ các mạng Intranet, Extranet và Internet vào các hoạt động giao dịch của mình. Thực tế qua khảo sát của 36 doanh nghiệp nhà nước thực hiện tin học hoá ở TP. HCM cho thấy 81% các công ty cho rằng tin học hoá giúp cho họ giảm chi phí. 67% các công ty tin rằng tin học hoá giúp họ tăng năng suất.
56% cho rằng tin học hoá giúp họ tăng lợi nhuận. 53% cho rằng tin học hoá tạo lợi thế cho khách hàng và tạo nét riêng cho sản phẩm. Điều này cho thấy việc tin học hoá là yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo tiền đề để các doanh nghiệp tham gia vững chắc vào hoạt động thương mại điện tử .
Tuy nhiên cần lưu ý: Việc mua sắm thiết bị tin học để tăng cường cho bộ máy quản lý là điều cần thiết. Nhưng không phải chỉ cần các công cụ tin học cộng với quản lý cũ là lập tức đã mang lại hiệu quả mong muốn. Thực tế cho thấy
không ít doanh nghiệp đã không gặt hái được mấy thành công sau khi đã ứng dụng tin học. Quan trọng là phải tuân thủ một số nguyên tắc trong xây dựng hệ thống tin học quản lý. Đó là các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Khi nghiên cứu ứng dụng tin học vào quản lý phải xem xét một cách toàn diện các vấn đề kinh tế, kỹ thuật và tổ chức của guồng máy quản lý. Việc tối ưu hoá một vài bộ phận mà không tính đến mối liên hệ với các phân hệ khác sẽ không mang lại hiệu quả tối ưu cho toàn bộ hệ thống (nguyên lý Nash-Perato).
+ Nguyên tắc tính toán chi phí hiệu quả: điều này rất cần thiết vì đầu tư cho một hệ thống tin học cũng như việc xây dựng và duy trì Website cần một khoản tiền không nhỏ.
+ Nguyên tắc đảm bảo độ tin cậy: Thông tin cần được cập nhật và lưu trữ thường xuyên để đảm bảo khi cần có thể cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó phải đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy của hệ thống.
+ Nguyên tắc hướng tới tương lai: Hệ thống tin học mà doanh nghiệp xây dựng phải phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và có khả năng đáp ứng những nhu cầu phát sinh trong tương lai.
Khi tin học hoá, có hai phương pháp: hoặc tin học hoá từng phần (là tiến hành tin học hoá từng chức năng quản lý theo một trình tự nhất định) hoặc tin học hoá đồng bộ (tin học hoá đồng bộ tất cả các chức năng quản lý và xây dựng một hệ thống quản lý thay thế hoàn toàn cho hệ thống quản lý cũ). Phương pháp tin học hoá từng phần thường được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng vì có ưu điểm dễ dàng thực hiện và vốn đầu tư ban đầu không lớn. Theo tôi, đây là phương pháp phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt nam.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng
Sau khi đã quyết định đưa doanh nghiệp lên mạng, cần thiết phải xây dựng một chiến lược kinh doanh qua mạng. Vì chi phí xây dựng và duy trì một
Website là rất tốn kém nên doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh phù hợp để hoạt động của mạng thực sự đem lại hiệu quả cao. Bước đầu, để giảm chi phí về Website, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các chương trình xây dựng Website hỗ trợ (của nhà cung cấp dịch vụ Internet như VNN, FPT) hay có thể tham gia vào siêu thị điện tử (cybermall) mà đang được xây dựng ở Việt nam để quảng bá sản phẩm của mình ra thế giới. Đồng thời cần xây dựng quan hệ tốt với đối tác qua Internet, nên tham gia vào các mạng chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc của hiệp hội ngành để có thể học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đối tác. Bởi thực tế chứng minh rằng những doanh nghiệp tham gia vào “cụm” (cluster) các doanh nghiệp thì thường có khả năng sáng tạo hơn, năng động hơn và có lợi thế cạnh tranh cao hơn.
* Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh trên mạng.
+ Khi lập chiến lược Internet, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng tất cả các quản trị viên cao cấp - tất cả cho tới Tổng giám đốc nếu có thể - là có liên quan. Các quản trị viên giao dự án một cách dễ dàng và đơn giản cho các bộ phận công nghệ thông tin hay bộ phận thị trường là phạm phải sai lầm. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hết nên đầu tư cho xây dựng máy tính nối mạng Internet, phải cần thiết có ít nhất một cán bộ quản lý thông tin (CIO) có đủ năng lực trình độ làm nhiệm vụ quản lý và điều hành hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Việc đầu tiên mà một tổ chức cần cân nhắc cái gì là lợi ích chủ yếu - không phải là về kinh doanh trên mạng, mà cho kinh doanh chung của nó. Công ty có thể theo đuổi sự gia tăng bán hàng của một sản phẩm nào đó, sự nhận biết tên hãng, các quan hệ đầu tư mạnh hơn, các quan hệ cộng đồng, tăng cường dịch vụ khách hàng, giảm giá bán, mở rộng kênh bán hàng sang địa hạt mới hoặc có thể tìm kiếm sự tiết giảm chi phí phân phối các sản phẩm vi vật lý như phần mềm, công việc dịch thuật hoặc soạn thảo.
Cũng rất quan trọng xem xét lại xem liệu Internet có phải đúng là phương tiện cần thiết cho các mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Cần xây dựng kế hoạch nguồn lực phục vụ cho kinh doanh trên mạng như: đội ngũ quản trị mạng, đội ngũ bán hàng và tiếp thị trên mạng, nhà cung ứng, quan hệ đối tác (một nhân tố được đánh giá là rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh trên mạng và được đánh giá là một thành tố mới (partnering) trong chiến lược Marketing mix. Đồng thời doanh nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch duy trì phát triển trang Web.
Theo Bill Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới sẽ là thập kỷ của tốc độ. Thời gian không chở đợi một ai. Những doanh nghiệp nào nhanh chân tận dụng những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại sẽ nhanh chóng bứt lên phía trước. Các doanh nghiệp thờ ơ với những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại sẽ bị tụt lại và phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc. Thương mại điện tử ra đời là cơ hội lớn cho Việt nam sau gần 200 năm. Cơ hội đầu tiên đã bị Việt nam bở lỡ vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 khi triều đình nhà Nguyễn từ chối mở cửa đất nước tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp từ Châu Âu và Nhật Bản. Liệu Việt nam có bỏ lỡ cơ hội lần hai?
Lời giải đáp cho câu hỏi trên nằm ở thái độ và lòng quyết tâm của Chính phủ
và các doanh nghiệp Việt nam.
KẾT LUẬN
Đứng trên quan điểm khoa học nghiên cứu, tôi đã cố gắng rút ra những điểm đặc trưng cũng như những quy luật vận động và phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đồng thời cũng phân tích ảnh hưởng của nó tới năng lực cạnh tranh của quốc gia, để từ đó xây dựng một cái nhìn toàn diện, khách quan và sâu sắc hơn về thương mại điện tử.
Trong khoá luận tốt nghiệp có sử dụng kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia, tổ chức và các công ty trên thế giới về thương mại điện tử và trên cơ sở hoàn cảnh thực tế ở Việt Nam, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thương mại điện tử thực sự đã đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Không một quốc gia nào phủ nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử, các nước ngày càng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong việc phát triển nền kinh tế quốc gia.
2. Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là một tất yếu khách quan trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
3. Để thương mại điện tử phát triển cần phải có sự hỗ trợ, định hướng, giám sát từ phía Nhà nước, Chính phủ trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử, đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng nhân lực...
4. Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần phải nhận thức được tầm quan trọng của thương mại điện tử. Tận dụng những cơ hội mà thương mại điện tử đem lại, vượt qua các khó khăn thách thức để có thể đứng vững và vượt lên trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế ngày một gay gắt.
5. Thương mại điện tử không chỉ tác động đến khía cạnh thương mại mà còn tác động lên toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá...Do đó, Nhà nước và Chính phủ cần thiết phải có một hệ thống chính sách toàn diện để phát huy những mặt tích cực của thương mại điện tử và đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của nó lên nền kinh tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8359.doc