Đề tài Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh

- Nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của chủ trương đổi đất lấy hạ tầng tại khu quy hoạch làng biệt thự trong khu du lịch. - Chuyển một phần rừng đặc dụng thuộc khu du lịch sang mục đích rừng phòng hộ hoặc rừng môi trường đô thị. - Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án cân bằng nước hồ Dầu Tiếng, thực hiện các giải pháp để nâng cấp các công trình đầu mối và quy hoạch nguồn nước bổ sung cho hệ thống thuỷ lợi. Quy hoạch chế độ tưới hợp lý cho vùng, trên cơ sở tính đến sử dụng nước từ hồ Dầu Tiếng để bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt và cần nâng cao hơn nữa cao trình mực nước của hồ trong mùa khô.

doc113 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng du lịch hồ Dầu Tiếng – Tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật vùng đầu nguồn của hồ thuộc huyện Tân Châu là một thảm thực vật rừng phòng hộ bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Thảm thực vật này góp phần bảo vệ và cung cấp nguồn nước cho hồ. Các suối trên lưu vực hồ khá nhiều đổ một lượng nước khá lớn vào hồ. Để đảm bảo hồ chứa đủ nước thì phải bảo vệ hệ thống thảm thực vật thuộc khu vực này. Bên cạnh đó khu dân cư thuộc các địa phương như Đồng Kèn, Tà Dơ, Đồng Rùm đang ngày càng phát triển vô hình đã tạo áp lực lớn lên vùng hồ. Cư dân sinh sống chủ yếu là trồng hoa màu mà nổi bật nhất là khoai mì. Do vậy diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp để nhường chỗ cho đất nông nghiệp. Chất thải sinh hoạt, mất diện tích rừng là những áp lực rất lớn lên vùng hồ. Để hạn chế sự mất dần diện tích đất rừng thì quy mô sản xuất nông nghiệp ở vùng này cần phải được hạn chế và thay vào đó là các loại hình dịch vụ. Một khu du lịch sinh thái quy mô lớn ra đời sẽ giải quyết được vấn đề này. Bên cạnh đó thông qua các hoạt động du lịch sinh thái sẽ giáo dục cho cộng đồng địa phương biết cách quản lý các loại chất thải sinh hoạt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giải toả áp lực lên vùng hồ. Trên mặt hồ hiện nay vẫn có một số các thuyền đánh cá nhỏ lẻ cùng một số ít các bè cá nuôi tồn tại. Tuy không gây ra những tác động quá lớn lên môi trường nước trong hồ nhưng có tác dụng như mô hình thúc đẩy làng cá bè hình thành. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ. Xoá bỏ các bè cá là giải pháp để bảo vệ chất lượng nguồn nước hồ, là việc làm cần thiết nhưng lại gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư địa phương sinh sống bằng nghề cá. Biện pháp giải quyết là có thể chuyển cư dân lên đất liền và tạo điều kiện cho họ có đất đai canh tác hoặc hướng họ vào làm dịch vụ du lịch. Một bộ phận khác của cư dân trên mặt hồ có tiến hành trồng khoai mì trên vùng đất bán ngập, việc này cũng đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho cuộc sống từ trước đến nay. Khoai mì là loại cây ít sử dụng thuốc trừ sâu nhưng lại có nhu cầu về phân đạm cao, do đó có nhiều khả năng gây phú dưỡng hoá nguồn nước. Vì vậy cũng cần xem xét để tìm giải pháp giải quyết cho vấn đề này. Tuy vậy, việc lưu giữ một vài bè cá và một ít diện tích trồng trọt lại là một phần quan trọng trong trong các loại hình du lịch tham quan nghề cá, góp phần làm phong phú thêm các loại hình sản phẩm du lịch sinh thái của hồ. Mặt khác cư dân thuộc các đảo Nhím và các cù lao đang sinh sống có thể chuyển sang làm dịch vụ du lịch nhưng thuộc sự quản lý của một hệ thống chung. Họ có thể sẽ tham gia vào các đội bảo vệ môi trường, quản lý chất thải sinh hoạt phát sinh từ du lịch hoặc các hoạt động phục vụ nhu cầu của khách du lịch như hướng dẫn tham quan, các loại hình vui chơi trên mặt nước. Nguồn lực tại chỗ là một thuận lợi lớn cho việc định hình và phát triển các khu du lịch mà không phí tổn hạ tầng cơ sở cho những người tham gia làm du lịch. Xung quanh hồ Dầu Tiếng hiện tại đã có đường giao thông. Tuy nhiên nhìn chung các cung đường này chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới vì phần lớn đã xuống cấp, một số đoạn nằm ngay dưới chân đê bao. Trong hoạt động du lịch nói chung thì tầm mắt của du khách là một yếu tố quan trọng. Do vậy một hệ thống đường bao quanh hồ và nằm trên mặt đê là một yêu tố cần thiết để hấp dẫn du khách. Đoạn hồ chạy trên mặt đê bao của hồ sẽ tạo ra cảnh quan du lịch và sẽ được thu hồi chi phí đầu tư bằng vé tham quan của du khách là điều tương đối khả thi và cần phải có định hướng để thực hiện. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) cũng đã và đang tiếp tục thực hiện cung đường giao thông bao quanh hồ. Họ đã sẵn sàng đầu tư một nguồn kinh phí lớn để mua tầm mắt cho du khách, và đó là điều cần suy nghĩ trong chiến lược phát triển du lịch tại hồ Dầu Tiếng. Hồ Dầu Tiếng có khu rừng tự nhiên ở phía Bắc thuộc Bà Chiêm – Huyện Tân Châu và các khu rừng trồng thuộc Đồng Rùm, Đồng Kèn, Tà Dơ và khu căn cứ cách mạng Đồng Rùm. Nếu được quan tâm tôn tạo đúng mức thì những khu vực này có thể sẽ trở thành địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn. Các loại hình tham quan rừng, dã ngoại, cắm trại ngoài trời, các khu nghỉ dưỡng dọc theo bờ hồ là một quần thể du lịch lý tưởng không quá khó để thực hiện. Khu rừng Keo lá Tràm trên đảo Nhím đang diễn ra một diễn thế vô cùng lý thú về mặt khoa học. Dưới tán Keo trồng là các loài cây ưa sáng thuộc rừng tự nhiên cổ xưa đang dần hồi phục, là nơi dành cho học sinh, sinh viên các ngành lâm nghiệp tham quan nghiên cứu. Diện tích mặt nước của hồ Dầu Tiếng rộng lớn, thích hợp cho các loại hình tham quan, chèo thuyền, canô dù, thả diều, trượt nước có canô kéo,tạo ra sự đa dạng các loại hình du lịch mà đa số các khách du lịch đều ưa thích. Tiềm năng phát triển du lịch để kích cầu sự phát triển của kinh tế - xã hội của hồ Dầu Tiếng là rất lớn. Tuy nhiên, với vị trí là hồ đầu nguồn, có ảnh hưởng quan trọng đối với khu vực hạ lưu khi có sự cố, nên việc bảo đảm an ninh – quốc phòng trong hoạt động du lịch tại khu vực hồ Dầu Tiếng cần phải hết sức quan tâm, phải có sự phối hợp bảo vệ từ các cơ quan an ninh, quốc phòng cũng như cơ quan quản lý các hoạt động du lịch. Trong bối cảnh hầu hết các khu du lịch trong cả nước đã quá quen thuộc với phần lớn du khách trong và ngoài nước. Một khu du lịch hoàn toàn mới mẽ với quy mô lớn bao trùm cả hai huyện Dương Minh Châu và Tân Châu của tỉnh Tây Ninh, với cảnh quan rừng, hồ chứa nước và đa dạng về các loại hình du lịch trên bờ hồ, trên các đảo, trên mặt nước thì khả năng thu hút du khách là rất lớn. Do vậy, với chiến lược thích hợp về nguồn đầu tư và thu hút nhiều tầng lớp đầu tư sẽ mở ra tương lai cho cả một vùng rộng lớn quanh hồ Dầu Tiếng, nhưng vẫn đảm bảo sự bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chức năng chính của hồ chứa. Đánh giá chung: Trên cơ sở hiện trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng, xác định các vấn đề cần giải quyết như sau: Phải tìm được mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn, có tính đặc trưng cao nhằm thu hút khách du lịch. Cần có biện pháp quản lý và tăng cường thu hút đầu tư vào trong khu vực dự án. Cần có biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường, cảnh quan trong quá trình triển khai và vận hành dự án. 2. Phát triển sắc thái đặc biệt của sản phẩm du lịch: Trên cơ sở những cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch sinh thái, các sản phẩm du lịch chính của khu du lịch hồ Dầu Tiếng được xác định như sau: Làng sinh thái. Trung tâm du lịch – dịch vụ chất lượng cao. Khu dân cư – trung tâm du lịch địa phương. Du lịch sinh thái vườn. Du lịch dã ngoại – du lịch đặc thù. Du lịch rừng và du lịch vườn cây ăn trái đặc thù. Du lịch sinh thái tự nhiên. Khu du lịch sinh thái truyền thống Dương Minh Châu. Du lịch sinh thái đảo. 3. Quy hoạch khai thác tuyến du lịch: Theo định hướng chung về mối liên hệ vùng và tiềm năng thu hút khách du lịch tại khu vực hồ Dầu Tiếng – tỉnh Tây Ninh thì lượng khách sẽ tập trung chủ yếu từ các hướng: cửa khẩu Mộc Bài qua thị xã Tây Ninh, TP. HCM, khu Samat, hướng Tân Châu Cảng, hướng Thái Bình Dương. Khu vực được kết nối với tuyến du lịch trong vùng lân cận đó là: núi Bà Đen – khu Lò Gò – Xa Mát – khu rừng lịch sử Đồng Rùm thuộc tỉnh Tây Ninh – khu vực dịch vụ Casino tại cửa khẩu Mộc Bài – khu du lịch Núi Cậu thuộc tỉnh Bình Dương. 4. Quy hoạch hoạt động du lịch ngày lễ tết: Hình 7.1: Một góc KDL núi Bà Đen Núi Bà Đen (còn gọi là núi Điện Bà) cách trung tâm tỉnh luỵ tỉnh Tây Ninh khoảng 5 km, nằm giữa hai con sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Đây là ngọn núi cao nhất miền Nam nước ta (986 m). Nhìn từ xa, do luôn được bao phủ bởi những đám mây trắng nên đỉnh núi Bà Đen như luôn được khoát trên mình tấm lụa mỏng. Lên núi sẽ gặp nhiều hang động, cây cỏ xanh tươi, nước chảy theo các khe róc rách tạo nên phong cảnh của một bức tranh thuỷ mặc nhiều màu sắc. Rải khắp từ chân núi lên đến đỉnh là những công trình kiến trúc bao gồm điện, chùa, miếu, tháp,hầu hết đều phản ánh những nét đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Nổi bật hơn cả trong quần thể đó là điện thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (Điện Bà), bên trong có bức tượng Bà Đen. Tục truyền rằng đây chính là nàng Đênh, con một vị quan ở đất Trảng Bàng, xuất gia đầu phật rồi chết trên núi, sau linh hiển phù hộ giúp đỡ dân chúng trong vùng vào những lúc mất mùa đói kém hoặc gặp chuyện oan ức. Hàng năm, cứ đến ngày 5 tháng 5 âm lịch là đến ngày hội vía Bà, khách hành hương đổ về đây rất đông để lễ bái, tham quan du lịch. Có thể nói, cùng với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc (An Giang), hội vía Bà Đen là một trong những nét đặc trưng giân gian tiêu biểu của vùng Nam Bộ. Theo thống kê của Ban QLDA khu du lịch núi Bà Đen, hàng năm có khoảng 1,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế ghé thăm (leo núi, vãng cảnh chùa). Thời điểm đông khách nhất là giai đoạn từ Tết Âm lịch đến Rằm tháng Giêng, bởi đó là thời điểm du khách thập phương đổ về đây để vừa du xuân, vừa xin lộc. Hình 7.2: Cáp treo núi Bà Đen Nhằm tạo thêm sức hút của khu du lịch đối với du khách, ngành du lịch tỉnh Tây Ninh đã quyết định đầu tư để trang bị tại đây một hệ thống cáp treo (dài 1,2 km; cao trung bình 225 m) và hệ thống máng trượt, đồng thời xây dựng 3 khu triển lãm - bảo tàng giới thiệu nhiều hiện vật, hình ảnh của Quân và dân Tây Ninh trong các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm trước đây. Du khách đi cáp treo, ngoài cảm giác bay bổng còn được dịp ngắm nhìn toàn cảnh khu du lịch với những thác nước óng ánh, các hang động kỳ bí, rừng cây hoang dã và nhiều cảnh quan sinh động khác. Núi Bà Đen với lượng du khách ghé thăm đông đảo và ổn định hàng năm như vậy, có thể xem là một thuận lợi lớn trong việc thu hút khách du lịch trong các dịp lễ tết cho khu du lịch hồ Dầu Tiếng khi đi vào hoạt động. Du khách thập phương đến chùa du xuân, cầu lộc, sẽ khó bỏ qua cơ hội được chiêm ngưỡng một cảnh quan du lịch sinh thái mới mẻ, sinh động và hấp dẫn như hồ Dầu Tiếng. 5. Khai thác thế mạnh ẩm thực du lịch: Về phương diện ẩm thực thì từ các loại lương thực, thực phẩm đến cách chế biến sử dụng của người dân Tây Ninh không khác gì nhiều so với người Việt ở Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương đều có một số nét một số nét đặc trưng về lịch sử ăn uống, trong đó vừa bao hàm những yếu tố kế thừa nền văn hoá truyền thống lâu đời của tổ tiên, vừa mang sắc thái đặc thù của sản phẩm địa phương do điều kiện thiên nhiên và điều kiện sống tạo nên, vừa do sự giao thoa văn hoá giữa các nền văn hoá khác nhau. Hiện nay, Tây Ninh có một số món ăn khá đặc sắc mà ở các nơi khác không có, được khá nhiều người biết đến. Đây có thể xem là một yếu tố có thể khai thác phục vụ du lịch, nhằm tăng thêm sự hấp dẫn của các chuyến đi, đồng thời cũng là cơ hội để giới thiệu bản sắc Tây Ninh với bạn bè khắp nơi khi họ đến đây. 5.1. Món ăn mặn: Hình 7.3: Bánh tráng Trảng Bàng Bánh tráng Trảng Bàng: Đây là loại bánh được chế biến rất công phu bằng bột xay ra từ gạo ngon, tráng hai lớp, hai lần. Sau khi phơi khô, bánh tráng được nướng trên các nồi tròn kín bằng vỏ đậu phộng phơi khô. Nướng xong, bánh tráng được đêm phơi sương vào lúc mờ sáng cho dịu lại và được đem bọc kín trong lá chuối tươi, để giữ cho bánh được mềm, dẻo. Bánh tráng Trảng Bàng cuốn chung với rau sống, rau sông (loại rau mọc ở bờ sông, rạch), dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua, và thịt heo luộc thái mỏng cấm với nước mắm ớt. Hình 7.4: Bánh canh Trảng Bàng Bánh canh Trảng Bàng: Món bánh canh ở Trảng Bàng được làm từ bột gạo (không phải là bột lọc như ở các địa phương khác). Bí quyết khi nêm nước lèo luộc thịt, là nêm bằng muối hột để nước không bị chua như khi nêm bằng múi bọt. Khi thưởng thức món này, quý khách cũng có thể yêu cầu thêm món chân giò heo luộc mềm chấm với nước mắm tiêu, các món ăn tuy giản dị nhưng rất ngon và lạ miệng. Mắm chua: Một món ăn khá đặc sắc khác của người dân Tây Ninh mà chỉ có những người sống lâu ở vùng Nam Bộ mới quen ăn và mê nhất, đó là mắm chua. Cách chế biến món mắm chua ở đây phần nào chịu ảnh hưởng của người Khơmer, nhưng nó đã được cải tiến ít nhiều để phù hợp với khẩu vị người Việt. Vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm là mùa cá con xuống sông, suối theo nước đổ, người ta đi bắt tép, cá nhỏ (cá lòng tong, rễ tren, cá đỏ đuôi,) để làm mắm chua (ngon nhất là loại cá rễ tren). Cách chế biến là rửa sạch cá, ướp với muối hột rang giả nhuyễn, sau đó trộn chung với thính (gạo rang giả nhuyễn) và đường tán, sau thời gian từ 15 đến 20 ngày là mắn có thể ăn được. Khi ăn trộn thêm một ít đường cát, tỏi ớt, hạt tiêu còn tươi (nếu có) để cho mắm dịu lại. Mắm chua thường được dùng ăn với rau sống, đậu rồng non. Tuỳ thuộc vào sở thích của thực khách, cũng có thể ăn kết hợp với bún, cơm hoặc bánh tráng kẹp thịt heo luộc. 5.2. Món ăn chay: Một trong những yếu tố ẩm thực khá đặc sắc của tỉnh Tây Ninh là thức ăn chay. Cư dân Tây Ninh với đa số là người theo đạo Phật và đạo Cao Đài nên số lượng người ăn chay vì thế khá đông. Trước đây vào những ngày ăn chay, ở các chợ như Long Hoa hầu như chỉ bán toàn thức ăn chay. Có rất nhiều gia đình ở Tây Ninh rất nổi tiếng với nghề nấu món chay được duy trì qua nhiều thế hệ. Cũng như nhiều địa phương khác ở vùng Nam Bộ, món ăn chay ở Tây Ninh vẫn chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu như rau củ quả, tàu hủ, tàu hủ ky; nhưng về hình thức và cách thể hiện không khác nhiều so với các món ăn mặn như: Vịt tiềm: được chế biến từ nấm rơm, tàu hủ ky, hành tỏi, mì căn, tất cả được nhào nặn bó thành hình con vịt với chiếc cổ cong, đều gắn hai hạt tiêu làm mắt. Vịt được quay đến khi có màu vàng thì được đem tiềm với củ sen, táo tàu. Heo quay: được chế biến từ vỏ bánh mì (làm da heo), bột gạo nhồi nước cốt dừa đánh nhuyễn và làm động đặc lại (làm mỡ heo), tàu hủ ky trộn gia vị được hấp chín (làm thịt nạc). Kết hợp với các thành phần khác để tạo thành món heo quay, khi ăn cũng giòn, béo, thơm ngây ngất như thịt heo quay thật. Chuột xào: được chế biến từ mì căn, củ sen, hành tây bằm nhỏ, được xào chín với dầu, trộn thêm củ hành, xả, ớt, nấm hương, nấu xong được xúc ăn với bánh đa. Cá chiên: dầm nước tương làm bằng bắp chuối luộc chín, lột bỏ các bẹ già bên ngoài, xong tách bỏ trái non, tỉa đầu cùi giả làm đầu cá, phần thân thể để dẹp giả làm cá lòng tong, sau đó nhúng vào bột mì, chiên vàng, xong được bài trí lên dĩa trông rất giống cá thật. Ngoài ra, còn nhiều món chay khác cũng rất đặc sắc và hấp dẫn như: các loại gỏi; các loại chả; nem, bì, 5.3. Bánh kẹo: Bánh ú lá tre: Được chế biến từ nếp, nhân đậu xanh, gói bằng lá tre. Bánh này thường được chế biến vào dịp tết Đoan Ngọ (Mùng 5 tháng 5 Âm Lịch), có xuất xứ từ vùng Trảng Bàng. Kẹo đậu phộng: Được chế biến từ nguyên liệu chính là hạt đậu phộng, lựa các hạt to nhất nấu với đường tán hoặc đường thẻ, rồi trộn chung với nước cốt dừa cho cô đặc lại, sau đó lót bánh tráng phía dưới và đổ đậu phộng lên đều khắp mặt bánh, xong rắc mè đã rang lên trên, để nguội, miếng kẹo được phân cắt theo nhiều hình dáng cho vào bọc nilông. Kẹo đậu phộng Tây Ninh rất ngon, có vị ngọt, béo và mùi thơm quyện vào nhau. Đây có thể là những phần quà hấp dẫn mà du khách khi đến Tây Ninh sẽ mua để tặng cho gia đình, người thân sau chuyến đi. Kẹo hạt điều: Cách chế biến loại kẹo này khá giống với kẹo đậu phộng, điểm khác nhau cơ bản nhất là kẹo hạt điều được lót bằng bánh phồng chứ không phải bánh tráng, có mùi thơm ngon khá đặc trưng. Và cũng giống kẹo đậu phộng, đây sẽ là những món quà nhiều ý nghĩa trong hành lý của du khách thập phương khi trở về từ Tây Ninh. 5.4. Muối ớt Tây Ninh: Tuy xuất hiện trên thị trường sau các đặc sản như Mãng Cầu, bánh tráng Trảng Bàng nhưng muối ớt Tây Ninh cũng nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các món như muối ớt tôm, muối ớt chay đã dần trở thành những món quà không thể thiếu đối với du khách khi đến với Tây Ninh. Việc chế biến các món muối ớt này không hề đơn giản. Người chế biến không chỉ biết kết hợp liều lượng muối, tôm và bột nem sao cho vừa, mà còn phải biết cách rang sao cho vừa đủ độ chín, biết phơi muối sao cho đúng thời gian, đúng nắng. Muối ngon là muối không sử dụng phẩm màu, có độ cay, mặn, thơm ngon. 5.5. Ốc núi Tây Ninh: Ngoài các món ăn đặc sản như Bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối ớt,nêu trên. Tây Ninh còn có món ăn đặc sản rất ngon khác, đó là Ốc núi Tây Ninh. Loài Ốc này có khá nhiều dưới chân núi Bà Đen, huyện Dương Minh Châu. Loại Ốc này thường sống trong hang, trời mưa thì bò ra sinh sản và chỉ ăn duy nhất là lá cây Nàng Hai nên còn có tên gọi khác là Ốc Nàng Hai. Ốc có hình dáng khá giống loài Ốc Bưu nhưng mình dẹp và nhỏ hơn. Theo cư dân địa phương, do chỉ ăn lá Nàng Hai (loại cây mang nhiều giai thoại ở Tây Ninh, vỏ cây như có điện, khi đụng vào có cảm giác tê tê) nên có thịt rất ngon, và có vị thuốc, ăn loài ốc này có khả năng chống bệnh nhức mỏi. Ốc núi Tây Ninh có thể chế biến được nhiều món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế, nhưng ngon nhất vẫn là món luộc trộn gỏi với củ hành tây. Tuy nhiên do là loại đặc sản và tương đối hiếm (ngày càng có nhiều người tham gia bắt, dẫn đến tình trạng ngày càng cạn kiệt) nên giá của loài ốc này tương đối cao. 5.6. Mãng cầu Bà Đen: Mãng cầu Bà Đen (còn gọi là quả Na) là loại cây ăn trái đặc sản rất nổi tiếng của vùng đất Tây Ninh. Từ lâu loại trái cây này đã có mặt ở hầu hết các chợ, siêu thị ở TP. HCM. Loại cây này được trồng tập trung quanh chân núi Bà Đen, có đặc điểm trái to, thịt dai, mùi vị thơm ngon. Gần đây, Mãng cầu Bà Đen của Tây Ninh còn được các doanh nghiệp tại TP. HCM thu mua, xuất khẩu sang các thị trường vốn rất khó tính như Mỹ, Úc, Trung Quốc và hiện đang xâm nhập vào thị trường EU. Hàng năm, mặt hàng này đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu và nhà vườn quanh chân núi Bà Đen. CHƯƠNG 8 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỒ DẦU TIẾNG 1. Các giải pháp hỗ trợ thực hiện: 1.1. Phương án 1: Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng: 1.1.1. Giải pháp về đầu tư hạ tầng: Đối với hạng mục đường giao thông: Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư 100% vốn cho các trục đường chính và cầu. Các nhà đầu tư chịu trách nhiệm đầu tư đường vào và các đường nội bộ trong các khâu chức năng. Điện: Ngành điện chịu trách nhiệm đầu tư đường dây trung thế vào các khu chức năng. Các nhà đầu tư chịu 100% vốn đầu tư các tuyến hạ thế. Cấp nước: Huy động vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư. Thoát nước: Ngân sách nhà nước chịu 100% vốn đầu tư xây dựng hệ thống cống chung. Phần còn lại thuộc trách nhiệm các nhà đầu tư. Đối với các công trình hạ tầng do ngân sách nhà nước đầu tư, nguồn vốn dự kiến: Cân đối ngân sách hàng năm, hoặc tỉnh vay vốn từ các thành phần kinh tế để thực hiện. Có thể áp dụng hình thức đổi đất lấy hạ tầng: cấp phép quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư tại hồ Dầu Tiếng. Đổi lại, các nhà đầu tư phải bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tương ứng với giá trị đất được cấp phép để sử dụng. 1.1.2. Giải pháp kêu gọi đầu tư: Thực hiện theo mô hình một nhà quản lý nhiều nhà đầu tư. Xây dựng chủ trương quy hoạch để kêu gọi đầu tư. Số nhà đầu tư nên được hạn chế theo quy mô đầu tư và cần có nhà đầu tư chủ lực. Nếu có một nhà đầu tư: cần thực hiện công tác đánh giá dự án do nhà đầu tư đưa ra, thẩm định năng lực, tài chính và kinh nghiệm của nhà đầu tư thông qua các chuyên gia đầu ngành. Nếu có từ hai nhà đầu tư trở lên: cần thực hiện đấu thầu các dự án (kể cả khâu thiết kế) theo các tiêu chí phù hợp với quy hoạch, có tính khả thi cao, các hạng mục đầu tư hấp dẫn; vốn đầu tư lớn, năng lực tài chính và uy tín; thời gian đầu tư ngắn; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh du lịch. 1.1.3. Quy định chế tài: Các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế khi tham gia đầu tư vào khu du lịch hồ Dầu Tiếng đều phải thực hiện theo đúng quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của hồ và pháp luật của nhà nước. Nhà đầu tư phải thực hiện tất cả các trình tự quy định đầu tư theo luật đầu tư, cam kết thực hiện đúng các nội dung trong dự án đầu tư đã được phê duyệt. Các chính sách đãi ngộ dành cho các nhà đầu tư vào khu du lịch hồ Dầu Tiếng: Tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được hưởng các chính sách đãi ngộ ngang nhau khi tham gia đầu tư vào khu du lịch hồ Dầu Tiếng: Tiền thuê đất: Áp dụng khung giá đất thuộc xã miền núi có mức cho thuê tối thiểu là 0,01 USD/năm và mức tối đa là 0,06 USD/năm. Cụ thể như sau: Đơn giá cho thuê đất: 100 USD/ha/năm. Đơn giá cho thuê mặt nước: 75 USD/ha/năm (khung 75 – 525USD/ha/năm). Riêng đối với công trình kiến trúc xây dựng trên mặt nước, đơn giá cho thuê được áp dụng như cho thuê đất. Được miễn tiền thuê đất phải trả trong 10 năm kể từ khi hoàn thành việc xây dựng cơ bản và đưa công trình vào sử dụng. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian nhà đầu tư thực hiện dự án. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi các nhà đầu tư có lãi và 50% trong 4 năm tiếp theo. 1.2. Phương án 2: Thành lập công ty đầu tư hạ tầng: Thành lập công ty đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở cho khu du lịch hồ Dầu Tiếng theo đúng quy hoạch, định hướng phát triển du lịch. Công ty chịu trách nhiệm đầu tư vốn để xây dựng, sau đó quản lý và tính toán cho thuê đất trong đó có tính đến chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo từng khu chức năng. Chính sách thuế áp dụng cho các nhà đầu tư vẫn theo phương án 1. 1.3. Phương án thành lập Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng: 1.3.1. Sự cần thiết phải thành lập Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng: Qua thực tế quản lý và hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư kinh doanh vào hoạt động du lịch hồ Dầu Tiếng trong thời gian qua, có thể nhận thấy rõ ràng là không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân sơ bộ có thể được xác định là do thiếu sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo cũng như thiếu một cơ quan chuyên trách. Ở đây cũng chưa có được sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan trong việc khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch to lớn của khu vực hồ. Tuy đã có một số cơ quan đã được giao quản lý một số mảng như: rừng, mặt nước, đất đai nhưng cũng chỉ chú trọng đến từng khía cạnh do mình quản lý. Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư chưa được thực hiện đúng mức, có hiệu quả do còn thiếu một cơ quan đầu mối, thiếu quy hoạch chi tiết và các dự án có tính khả thi cao. Nhiều doanh nghiệp còn rất thiếu thông tin về khu vực này để có thể nghiên cứu, xem xét đi đến quyết định đầu tư. Đây là khu vực hầu như hoàn toàn mới, chưa có một công trình nào có tính quy mô được đầu tư từ trước đấn nay, hồ Dầu Tiếng vẫn do công ty khai thác thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng (trực thuộc Bộ NN & PTNT) quản lý, vận hành khai thác, cũng đã có một số lượng khách du lịch (hầu như chỉ là khách nội địa) tham quan. Tuy nhiên số lượng ngày càng giảm nhanh do nhiều yếu tố khác nhau. Mặt khác, quy hoạch phát triển khu du lịch hồ Dầu Tiếng có diện tích khá lớn (27.000 ha), có thể xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch khác nhau trong những phân khu chức năng. Vì vậy cần phải có nhiều nhà đầu tư tham gia vào từng lĩnh vực nhất định. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, điện, đòi hỏi nguồn vốn lớn và có thể kéo dài trong nhiều năm. Một nguyên nhân khác nữa xuất phát từ định hướng phát triển khu du lịch hồ Dầu Tiếng thành khu du lịch sinh thái. Như vậy cần xây dựng và phát triển khu du lịch theo đúng các tôn chỉ về du lịch sinh thái. Thông thường trong quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các vấn đề về xã hội - bảo vệ môi trường sẽ phát sinh nhưng có thể dự báo và giải quyết được. Tuy nhiên khi đã đi vào hoạt động khai thác, thì các vấn đề xã hội - bảo vệ môi trường càng khó lường và giải quyết cũng phức tạp hơn nếu thiếu đi một cơ quan chuyên trách theo sát tình hình. Hơn nữa các hoạt động khác của một khu du lịch sinh thái như tập huấn, giáo dục môi trường, bảo vệ cảnh quan – tài nguyên du lịch, quản lý các hoạt động du lịch theo định hướng sinh thái bền vững, đều rất cần đến một hệ thống quản lý chuyên nghiệp, nắm bắt rõ tình hình. Tất cả các thực tế khách quan nêu trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có một cơ quan quản lý chuyên trách, có nghiệp vụ chuyên môn và nắm bắt rõ tình hình của khu du lịch. Do vậy, sự ra đời của Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng có thể xem là một tất yếu khách quan để giải quyết các vấn đề nêu trên. Như vậy mô hình quản lý theo phương châm “một nhà quản lý, nhiều nhà đầu tư” được xem là thích hợp nhất trong bối cảnh yêu cầu phát triển mới của khu du lịch hồ Dầu Tiếng. 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng: Trực tiếp quản lý, bảo vệ diện tích rừng và đất đai trong khu du lịch theo quy định của nhà nước (riêng diện tích mặt nước do phải phục vụ mục đính chính là thuỷ lợi, nên vẫn phải do công ty khai thác thuỷ lợi quản lý, Ban QLDA có thể thuê lại mặt nước để phục vụ khai thác du lịch). Quản lý, giám sát toàn bộ các hoạt động trong khu du lịch, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh Tây Ninh và các cơ quan chức năng của tỉnh kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động du lịch. Quản lý và kiểm tra việc sử dụng đất đai trong khu du lịch theo quy hoạch. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong khu du lịch tuân thủ các quy định về đất đai, xây dựng, bảo vệ tài nguyên môi trường, hoạt động kinh doanh và các quy định khác của pháp luật. Bố trí, sắp xếp hợp lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu du lịch. Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan chức năng khác trong việc xây dựng các mức phí, lệ phí tại khu du lịch để trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành để thu phí, lệ phí trong khu du lịch, đồng thời sử dụng các nguồn thu khác theo đúng quy định. Thực hiện các hình thức kêu gọi, xúc tiến thương mại đầu tư, huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế vào mục tiêu phát triển du lịch. Lập các dự án khả thi ở các phân khu chức năng trình phê duyệt để huy động nguồn vốn. Thực hiện các hình thức tuyên truyền quảng bá nhằm thu hút du khách. Quản lý điện, chiếu sáng, bãi xe, bến thuyền và các khu dịch vụ công cộng khác được giao. Phối hợp kiểm tra và đề xuất xử lý vi phạm hành chính tại khu du lịch theo quy định hiện hành. Tham gia với các ngành chức năng tỉnh, UBND tỉnh Tây Ninh xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm tại khu du lịch. Kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhỡ các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ chấp hành tốt các quy định của pháp luật và quy chế của khu du lịch. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc giữ gìn trật tự trị an trong khu du lịch, bảo đảm an ninh cho các nhà đầu tư và du khách. Thực hiện các báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện quy hoạch, quản lý xây dựng, thực hiện dự án và tình hình hoạt động kinh doanh của khu du lịch với các cơ quan thẩm quyền. Phối hợp với các chuyên gia hoặc lập ban chuyên trách về vấn đề giáo dục môi trường để tổ chức các buổi tập huấn về môi trường sinh thái cho người dân, nhân viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch đồng thời cải thiện ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường. Xây dựng các nguyên tắc chỉ đạo áp dụng trong khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng với sự tham gia của người dân, nhà đầu tư, công ty khai thác thuỷ lợi, đồng thời tuyên truyền các nguyên tắc đó với du khách trong khu du lịch. Là cơ quan chuyên trách vấn đề truyền thông, quảng bá hình ảnh của khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng với trong nước và quốc tế. Sự quản lý nghiêm minh và tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc du lịch sinh thái sẽ tạo ra được danh tiếng đáng kể trên thị trường du lịch, và sẽ trở thành một mô hình tiêu biểu cho thành công của du lịch sinh thái trên toàn quốc. Với đầy đủ thông tin và quyền hạn, Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng sẽ cung cấp cho các nhà chuyên môn du lịch sinh thái, nhà kinh doanh lữ hành, khách tham quan nhưng thông tin cần thiết khi họ thích đầu tư, tham quan, nghiên cứu. 1.3.3. Mối quan hệ giữa Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng và các Sở Ngành: Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng được ra đời trên cơ sở đặc thù về yêu cầu quản lý đối với khu vực này. Do đó, trong quá trình hoạt động cần có mối quan hệ, phối hợp giữa Ban QLDA và các Sở, Ngành chức năng, một mối quan hệ xuyên suốt lâu dài phải là ưu tiên hàng đầu trong tiêu chí tồn tại và hoạt động của Ban QLDA. Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn cho Ban QLDA chế độ bảo vệ rừng, bảo vệ đất nông lâm nghiệp, quản lý – khái thác hợp lý mặt nước hồ Dầu Tiếng, khai thác các lợi ích kinh tế từ rừng để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch. Phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm về bảo vệ rừng, đất đai và mặt nước hồ. Đối với Sở Thể Thao Văn hoá và Du lịch: Hướng dẫn cho Ban QLDA về các nghiệp vụ chuyên ngành du lịch trong toàn khu. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc triển khai đầu tư theo quy hoạch chung. Phối hợp kiểm tra, xử lý các sai phạm trên lĩnh vực du lịch, các tiêu chuẩn về khách sạn, Đối với các Sở, Ban ngành chức năng khác: Phối hợp, hướng dẫn cho Ban QLDA các hoạt động trên từng lĩnh vực chuyên môn của mình như: địa chính, môi trường, an ninh, thủ tục cấp phép, Kiểm tra, xử lý các sai phạm trên từng lĩnh vực chuyên môn. CHƯƠNG 9 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và môi trường cảnh quan sinh thái của khu vực dự án sẽ luôn phải chịu những tác động của các hoạt động du lịch ở đây khi chúng được đưa vào khai thác. Những tác động này có thể sẽ là tích cực, song cũng có thể có nhiều các tác động tiêu cực đối với trạng thái tài nguyên môi trường và cảnh quan nếu như không có sự tính toán và các giải pháp, phương án phù hợp hoặc không quản lý chặt chẽ đúng theo các định hướng phát triển du lịch đã được đề ra từ đầu. Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng phục vụ du lịch gồm: Tiềm năng tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội. Vì vậy hoạt động du lịch có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường cũng giống như nhiều ngành kinh tế khác. Tuy nhiên hoạt động du lịch còn mang tính đặc thù là tạo ra nguồn tài nguyên du lịch nhân tạo, hình thành các môi trường du lịch do con người điều khiển hoàn toàn. Tác động của các hoạt động du lịch đến cảnh quan sinh thái và kinh tế - xã hội theo hai mặt: Một là, mặt tác động tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phục hồi cảnh quan, đồng thời tạo ra cơ sở cho sự phát triển môi trường bền vững. Hai là, mặt tác động tiêu cực gây nên thiệt hại về tài nguyên và suy thoái môi trường, cảnh quan. 1. Tổng quan: 1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái bền vững: 1.1.1. Cơ sở của phát triển bền vững trong du lịch sinh thái: Giảm đến mức thấp nhất khả năng làm khánh kiệt môi trường: đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản, đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không thể tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn và dần tiến tới thay thế hoàn toàn các dạng tài nguyên này. Như vậy, cần phải sử dụng các dạng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng chúng không vượt quá khả năng bù đắp (tái tạo) tài nguyên đó”. Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loài động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng hồi phục. Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng khả năng chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có giới hạn. Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, gìn giữ sự cân bằng của các hệ sinh thái. 1.1.2. Du lịch sinh thái bền vững: Khái niệm phát triển bền vững (Sustainable Development) ra đời khá muộn màng, lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Uỷ ban môi trường và phát triển của Ngân hàng thế giới (WB) là năm 1987. Trong phát triển bền vững, điều cần chú ý nhất là thoả mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống. Như vậy, phát triển bền vững không chỉ là phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội một cách bền vững nhờ khoa học công nghệ tiên tiến mà còn phải đảm bảo những điều kiện môi trường thiết yếu cho con người đang tồn tại và cho các thế hệ sẽ tồn tại (những người đang sống và những người sẽ sống). “Du lịch sinh thái bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai”. Du lịch bền vững đưa ra kế hoạch quản lí các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, mặt khác vẫn duy trì được sự trọn vẹn về mặt xã hội, sự đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho con người. Phát triển du lịch sinh thái bền vững không những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên. Phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức (Allen K., 1993). Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về du lịch, muốn cho ngành du lịch thật sự có thể phát triển bền vững, cần phải dựa vào 3 yếu tố: Thứ nhất là, thị trường thế giới về những điểm du lịch mới và các sản phẩm du lịch ngày càng gia tăng; Thứ hai là, phát triển phải chú trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; Thứ 3 là, du lịch trực tiếp mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cải thiện điều kiện phục lợi cho các cộng đồng. Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả ba nhân tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, để cho người ta nhận biết như một ngành du lịch sinh thái, bảo đảm môi trường và cảnh quan cho mọi điểm du lịch. Chính vì vậy, các chuyên gia du lịch đã khẳng định “cần chú ý sự tập trung vào du lịch bền vững cùng với vai trò của nó trong sự phát triển cộng đồng và bảo tồn là vô cùng quan trọng”. Vì nếu chỉ phát triển riêng du lịch không thôi thì không phải là sự phát triển bền vững, vấn đề đặt ra là sự phát triển bền vững ấy như thế nào và phát triển cho ai? Như chúng ta đã biết, du lịch dựa trên cơ sở khai thác các lợi thế từ tự nhiên là hình thức phát triển nhanh nhất thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, những quốc gia nào kết hợp giữa phát triển du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng địa phương sẽ là những quốc gia thu được nhiều lợi nhuận nhất từ các hoạt động du lịch. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và nền văn hoá dân tộc đa dạng, hội đủ những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch; song song với quá trình phát triển thì cần phải luôn luôn đề cao, nhấn mạnh đến yếu tố bền vững theo nguyên tắc phù hợp với du lịch sinh thái, tức là phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh việc gìn giữ môi trường tự nhiên với đảm bảo lợi ích cộng đồng dân cư trong vùng. 1.2. Các nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững: 1.2.1. Cơ sở của các nguyên tắc du lịch sinh thái: Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái lấy một số cơ sở sau để phát triển: Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá; Giáo dục môi trường; Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất các thiệt hại đối với môi trường. Phải hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường. 1.2.2. Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững: Du lịch sinh thái nên khởi đầu với sự giúp đỡ của những thông tin cơ bản nhưng đa dạng của cộng đồng và cộng đồng nên duy trì việc kiểm soát sự phát triển của du lịch. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội, văn hoá. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch sinh thái bền vững. Chương trình giáo dục, huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài nguyên thiên nhiên nên được thành lập và duy trì. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách triệt để nhằm năng cao chất lượng môi trường. Duy trì tính đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, (chủng loài thực vật, động vật, bản sắc văn hoá dân tộc,). Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia. Phải hỗ trợ về kinh tế cho địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây. Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu cho du khách. Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi của công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. Đào tạo cán bộ, nhân viên phục vụ cho các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá du lịch, qua đó góp phần thoả mãn các nhu cầu của du khách. 2. Tác động đến kinh tế - xã hội: 2.1. Tác động tích cực: Làm tăng giá trị đất đai: do thay đổi mục đích sử dụng đất. Khi kinh tế địa phương phát triển, ngành du lịch - dịch vụ phát triển kéo theo nhu cầu về các loại lương thực, cây cảnh, Từ cầu dẫn đấn cung, các hoạt động khai thác sử dụng đất thay đổi theo hướng tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu thị trường khiến cho giá trị của đất tăng lên. Thay đổi cơ cấu hạ tầng: thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, trong đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển. Tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao trình độ lao động: xuất phát từ nhu cầu lao động tại các khu du lịch mới mở, đồng thời từ các hoạt động đào tạo - phần không thể thiếu trong một khu du lịch sinh thái. Các hoạt động này giúp cho địa phương thay đổi dần về nhận thức xã hội, trình độ nhân lực, nhận thức bảo vệ môi trường. Phát triển và giao lưu văn hoá: du lịch vừa bảo tồn nền văn hoá truyền thống trong khi lại có điều kiện cho người dân tiếp xúc với du khách để cho cả hai cùng trao đổi, hiểu biết về văn hoá, âm nhạc, nghệ thuật và ẩm thực, tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Từ đó các rào cản về văn hoá, âm nhạc, ngôn ngữ, tôn giáo, sắc tộc,dần bị xoá bỏ. Tạo ra những khả năng mới, tiếp xúc những tư tưởng mới, lối sống của các nền văn hoá mới. Cải thiện chất lượng y tế: việc thiết kế vận hành hệ thống xử lý nước thải, rác thải trong khu du lịch sẽ giúp ích cho địa phương thêm nhiều kinh nghiệm để phát triển hệ thống này trong các cộng đồng dân cư. Sự sạch sẽ trong đời sống hàng ngày sẽ tạo ra môi trường tốt, đồng thời giúp người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh. Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: thông qua quá trình hoạt động, sẽ có nhiều hoạt động giáo dục và đào tạo về nghiệp vụ du lịch, về bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường cảnh quan. Các hoạt đồng này mang lại luồng tư tưởng mới và phù hợp hơn với xu thế phát triển. Đem lại những hiệu quả tốt đối với các cộng đồng dân cư quanh hồ Dầu Tiếng. Tăng mức thu nhập cho người dân từ các nguồn thu nhập: tham gia phục vụ du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và các nguồn khác từ sự phát triển này. Gián tiếp giúp phát triển kinh tế, xã hội của các vùng khác trong tỉnh. 2.2. Tác động tiêu cực: Gia tăng mật độ dân cư: hoạt động phát triển du lịch sẽ ảnh hưởng đến không gian sống của các cộng đồng địa phương. Sự phát triển của du lịch có tác dụng di chuyển và di cư lực lượng lao động. Nhập cư là hiện tượng phổ biến tại các khu du lịch. Phân hoá xã hội: làm tăng sự phân hoá xã hội trong cộng đồng về thu nhập, một số người sẽ có thu nhập cao vượt trội. Sự gắn bó cộng đồng bị thay đổi và sự ràng buộc trong nội bộ cộng đồng bị rạn nứt, có thể dẫn đến nảy sinh các vấn đề trong xã hội. Tác động lên nếp sinh hoạt truyền thống: các loại hình hoạt động du lịch có thể gây ra sức ép lên các sinh hoạt truyền thống của địa phương. Các tác động tiêu cực còn có thể nhìn thấy qua việc thay đổi các hệ thống giá trị trong xã hội, lối sống và quan hệ gia đình. Các lễ nghi truyền thống, các hành vi đạo đức, tổ chức cộng đồng có thể bị mất dần sự thiêng liêng và bị thương mại hoá. Sự thay đổi kiến trúc truyền thống để thu hút du khách qua việc tạo “nền văn hoá tiêu biểu” và một trong số trường hợp có thể biến các lễ hội thành các buổi trình diễn cho du khách xem. Hoạt động du lịch có tác động làm sống lại những nghề thủ công, nhưng cũng có thể khuyến khích người thợ thủ công trong quá trình khuếch trương mở rộng sản xuất, làm thay đổi kiểu cách mẫu mã, phương thức sản xuất truyền thống nhằm đáp ứng du khách. Giao thông quá tải: vào các mùa du lịch trọng điểm có thể sẽ gây tắc nghẽn giao thông, gây tiếng ồn, ô nhiễm không khí, quá tải các dịch vụ giao thông. Tăng sức ép lên tài nguyên: ảnh hưởng nhiều mặt của các ngành dịch vụ, vận tải, ăn uống, nhu cầu nguyên nhiên liệu của các ngành làm gia tăng sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 3. Tác động đến môi trường sinh thái cảnh quan: 3.1. Tác động tích cực: - Mang lại một diện mạo mới cho khu vực hồ Dầu Tiếng: gia tăng danh tiếng cho hồ Dầu Tiếng, quảng bá hình ảnh du lịch cho hồ Dầu Tiếng nói riêng và quần thể các khu du lịch của tỉnh Tây Ninh nói chung trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. - Cảnh quan thiên nhiên sẽ được lưu tâm và quản lý tốt hơn để phục vụ các hoạt động phát triển du lịch vì lợi ích chung của cộng đồng địa phương và các nhà đầu tư. - Có không gian tốt với đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ các hoạt động văn hoá – xã hội của tỉnh Tây Ninh. - Là mô hình điển hình về xây dựng và phát triển khu sinh thái hồ. 3.2. Tác động tiêu cực: - Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật sẽ thải vào môi trường một lượng lớn chất thải từ vật liệu xây dựng, đất đá, chất phát sinh từ nạo vét, khí thải ô tô phục vụ các hoạt đông vận tải – thi công, tất cả các hoạt động này cần phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo mọi việc xảy ra đều nằm trong tầm kiểm soát để tránh gây ô nhiễm nguồn nước hồ. - Làm xoá mòn đất đai: từ quá trình xây dựng, nếu không được tổ chức, quản lý chặt chẽ theo các nguyên tắc quy hoạch và hoạt động, sẽ dễ gây ra hiện tượng xoá mòn cục bộ, đây thật sự là một vấn đề cần được lưu ý và quản lý nghiêm ngặt. - Mất tài nguyên rừng: sẽ có một số diện tích rừng bị mất do việc phát triển xây dựng hạ tầng kỹ thuật, khách sạn và các công trình phục vụ du lịch. Cần phải hết sức thận trọng trong việc quy hoạch mặt bằng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra đối với diện tích rừng - đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. - Ô nhiễm môi trường phát sinh từ chất thải ở các nơi chứa: việc phát triển du lịch kéo dài có thể làm gia tăng lượng chất thải phát sinh ở đây, chủ yếu là chất thải sinh hoạt từ các nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan. Do đó, ngay từ đầu khi quy hoạch và khi chất thuận cho phép các nhà đầu tư xây dựng phải yêu cầu đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, nước thải, các hoạt động thu gom, đồng thời phải thường xuyên giám sát trong suốt quá trình hoạt động. 4. Phương án giảm thiểu các tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội: 4.1. Phát triển du lịch bền vững: Phát triển du lịch sinh thái bền vững phải đảm bảo phát triển câng bằng cả ba mục tiêu liên quan. Mục tiêu xã hội: nâng cao sức khoẻ, trình độ văn hoá cộng đồng; Mục tiêu tăng trưởng kinh tế; Mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường. 4.2. Phát triển bền vững kinh tế: - Cân đối giữa nhu cầu và tiềm năng: phát triển du lịch cân đối, không vượt quá mức cầu của thị trường cũng như không vượt quá sức chứa của khu du lịch. - Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm chia sẻ lợi ích kinh tế và tạo ra cho họ ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, vì lúc này các cộng đồng địa phương cũng là những người được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên đó. - Thực hiện đánh giá tác động môi trường và phân tích hiệu quả đầu tư định kỳ. - Các chi phí hoạt động du lịch phải tính đến chi phí môi trường: đảm bảo rằng các chi phí này cũng tương xứng và có hiệu quả trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình, Internet, để khách du lịch truyền thống và khách tiềm năng có cơ hội tiếp cận, nắm bắt thông tin và tạo ra sự hào hứng ở tất cả các đối tượng khách. 4.3. Phát triển bền vững về tài nguyên: Bảo đảm về sức chứa trong khu du lịch: Bảng 9.1: Quy định về sức chứa cho các loại hình du lịch sức chứa Đơn vị Du lịch tham quan Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch thể thao mạo hiểm Du lịch sinh thái Diện tích mặt nước cho 1 du khách M2/ người - 15 - 20 - - Picnic người/ ha 40 - 100 - - 40 - 100 Vui chơi giải trí ngoài trời M2/ người 100 100 - - Đi bộ trong rừng người/ km 10 - 10 10 Nguồn: Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2003 Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước. Thực hiện các buổi giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tập thể nhân viên và cộng đồng cư dân địa phương. Đầu tư một phần ngân sách thu được từ các hoạt động du lịch cho công tác tôn tạo và bảo vệ môi trường. 4.4. Phát triển bền vững văn hoá – xã hội: - Nghiên cứu và phát triển hơn nữa các nguồn tài nguyên văn hoá sao cho bản sắc văn hoá địa phương ngày càng được tôn tạo và phát triển. - Sử dụng một phần các nguồn thu từ du lịch cho việc tôn tạo và phát triển văn hoá. - Tăng cường công tác bảo vệ an ninh, trật tự, triệt để loại bỏ các hoạt động mang tính chất tội phạm, cướp giật, ăn xin, - Ngoài ra, công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng với vị trí là điểm phòng thủ đầu nguồn của hồ Dầu Tiếng cũng là một vấn đề cần phải hết sức quan tâm trong quá trình quy hoạch, thực hiện và vận hành khai thác các dự án. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Qua khảo sát thực tế tại khu vực hồ Dầu Tiếng, có thể đưa ra các kết luận như sau: Việc quy hoạch, phát triển du lịch – đặc biệt là định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu vực hồ Dầu Tiếng là bước đi phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở quan trọng cho việc thu hút các hoạt động đầu tư, triển khai xây dựng khu vực hồ Dầu Tiếng trở thành một trung tâm du lịch sinh thái lớn của khu vực Nam Bộ và cả nước. Đây là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết nhằm đánh thức tiềm năng du lịch sẵn có tại địa phương làm bàn đạp cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phải đảm bảo việc phát triển du lịch sinh thái bền vững, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hoá đặc sắc của địa phương. Khu du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng sau khi đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động khai thác, sẽ là một trong những chiếc cầu nối quan trọng giữa tỉnh Tây Ninh với các khu vực trong cả nước và thế giới, là nhân tố góp phần quan trọng trong việc tiếp thị, giới thiệu những thế mạnh về đầu tư, kinh tế cũng như những bản sắc văn hoá đặc trưng của Tây Ninh với bạn bè thập phương. Là lá cờ đầu trong định hướng xây dựng và phát triển ngành du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh Tây Ninh và cả nước. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường du lịch trong nước và quốc tế, cần phải xây dựng và phát triển khu du lịch hồ Dầu Tiếng thành một khu du lịch mang nhiều nét đặc thù so với các khu du lịch khác trong nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp hội nghị - hội thảo và dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tiện nghi, hoàn hảo và hướng đến phục vụ cho các đối tượng du khách có khả năng chi trả cao. Trong suốt quá trình phát triển phải đảm bảo việc tôn tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. KIẾN NGHỊ Để nhanh chóng phát triển khu vực hồ Dầu Tiếng thành một khu du lịch có khả năng cạnh tranh, thu hút du khách, đề nghị UBND tỉnh Tây Ninh: Khẩn trương lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết “Phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng”. Dự án chi tiết sau khi được phê duyệt là cơ sở để các nhà đầu tư được cấp phép đầu tư tại khu du lịch. Các nhà đầu tư thì phải quy hoạch chi tiết từng phân khu hoặc nhiều phân khu thuộc phạm vi diện tích được giao, trình UBND tỉnh Tây Ninh xem xét, phê duyệt Ban hành Quyết định thành lập Ban QLDA khu du lịch hồ Dầu Tiếng và giao cho toàn bộ diện tích từng và đất đai trong khu quy hoạch phát triển du lịch cho Ban QLDA. Nhanh chóng triển khai việc khảo sát, thiết kế và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển khu du lịch như: đường giao thông, cầu, điện nước, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Thực hiện di dời, tái định cư ổn định cho các hộ dân trong khu vực để bàn giao mặt bằng trống cho các nhà đầu tư triển khai xây dựng. Xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, xây dựng kế hoạch đấu thầu để tổ chức đấu thầu nhằm sớm đưa khu du lịch vào hoạt động khai thác. Phê duyệt các chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư vào khu du lịch hồ Dầu Tiếng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư để đẩy nhanh tốc độ xây dựng hoàn thành khu du lịch. Chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các ngành chức năng có liên quan phối hợp quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, môi trường, cảnh quan thiên nhiên vùng hồ Dầu Tiếng. Nghiên cứu, đánh giá tính khả thi của chủ trương đổi đất lấy hạ tầng tại khu quy hoạch làng biệt thự trong khu du lịch. Chuyển một phần rừng đặc dụng thuộc khu du lịch sang mục đích rừng phòng hộ hoặc rừng môi trường đô thị. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng phương án cân bằng nước hồ Dầu Tiếng, thực hiện các giải pháp để nâng cấp các công trình đầu mối và quy hoạch nguồn nước bổ sung cho hệ thống thuỷ lợi. Quy hoạch chế độ tưới hợp lý cho vùng, trên cơ sở tính đến sử dụng nước từ hồ Dầu Tiếng để bổ sung cho nguồn nước sinh hoạt và cần nâng cao hơn nữa cao trình mực nước của hồ trong mùa khô.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBÀI VIẾT.File có hình Final. IN.doc
  • docDANH SÁCH CÁC BẢNG. IN.doc
  • docDANH SÁCH CÁC HÌNH. IN.doc
  • docDANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT. Final. IN.doc
  • docGIẤY XAC NHÂN CUA GVHD.doc
  • rarHÌNH QUY HOẠCH DẦU TIẾNG. IN MÀU.rar
  • docLỜI CÁM ƠN. IN.doc
  • docMỤC LỤC.Final IN.doc
  • docPHỤ LỤC BẢN ĐỒ. IN.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.IN.doc
  • docTờ GIAO NHIÊM VỤ ĐỒ ÁN. IN.doc
  • docTO GIAO NHIEM VU. KHÔNG IN.doc
Tài liệu liên quan