Kết hợp truyền thống với hiện tại là một sức mạnh đang khiến cho nhiều đất nước tiến nhanh trên con đường phát triển. Thủ đô Hà Nội với truyền thống văn hoá lâu đời đã và đang là nền tảnh vững chắc, là chiếc chìa khoá vàng để đưa du lịch Hà Nội tiến lên những bước phát triển mới. Những di tích của Hà Nội sẽ không bị lãng quên, không bị lùi lại. Cùng với giá trị to lớn của văn hoá truyền thống du lịch Hà Nội sẽ tiến mạnh về phía trước đuổi kịp các nước văn minh trên thế giới. Trong những năm qua du lịch hà nội đạt được nhiêu kết quả đáng mừng mà ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của khu vực và trên thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như Hà Nội không ngừng tăng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên việc phát triển du lịch ở Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, như việc tổ chức quản lý các khu di tích, tình trạng xuống cấp của các khu di tích, sự thương mại hoá cá giá trị văn hoá địa phương, tinh trạng đeo bám khách trở nên phổ biến tạ các điểm du lịch.Để quản lý một cách có hiệu quả cá khu du lịch đòi hỏi các ngành các bộ quan tâm hơn nữa để du lịch phát triển một cách bền vững.
34 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng du lịch văn hoá Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kể đến múa rối nứơc có nguồn gôc rất lâu dời và tâp chung nhất ở huyện Đông Anh. Hiện nay múa rối nước vẫn được đông đảo du khách quôc tế quan tâm. Hà Nội được thừa hưởng một nền âm nhạc cung đình Thăng Long xưa một nền âm nhạc được tạo dựng từ khi nhà Lý lấy vùng Đại La làm kinh đô nước Đaị Việt.
Văn nghệ, nghệ thuật ở thủ đô rát phong phú: hát trống quân, hát chèo. Nhưng đặc trưng nhất vẫn là ca trù. Ca trù có nguồn gốc từ lối hát cửa đình, hát cửa đình vừa là hình thức vừa là phong cách thể hiện của đào kép đáp ứng yêu cầu của dân làng trong những ngày lễ hội ngoài việc phục vụ nghi lễ .
Múa dân gian là bộ phận của múa dân tộc nó không thể thiếu và đã làm sống dậy không khí vui tươi mang ý nghĩa xã hội trong các lễ hội của làng quê. ở Hà Nội phổ cập nhất là múa sư tử và nổi tiếng nhất là múa rối nước .Theo các nhà nghiên cứu thì ngay từ thế kỷ 11 múa rối nước đã rất thịnh hành, múa rối nước cổ truyền như là một hội làng thu nhỏ. Sân khấu múa rối nước với những nhà thuỷ đình mái cong. ở sân khấu người diễn viên đứng làm buồng trò để điều khiển con rối, thao tác bằng hệ thống dây điều khiển bên ngoài và dưới nước. Các tiết mục được xây dựng từ tình yêu cuộc sống nên mang sắc thái dân
1.2.2.2. ẩm thực
Người Hà Nội rất chú tâm đến cách ăn uống và coi như một sự thưởng thức văn hoá. Quan niệm này có lễ ít nơi nào có dược. Hà Nội nổi tiếng vổi rượu mơ, món ăn của người Hà Nội cũng phong phú và hấp dẫn, nhiều món ăn tưởng chừng dân giã nhưng lại rất đặc sắc và cầu kỳ trong chế biến như bún các loại, bánh cuốn Thanh Trì, trả gà, bánh tôm, và đặc sắc đến khó quên như món phở và cốm Vòng. Còn nhiều món ăn của Hà Nội được lựa chọn để đuă vào thưc đơn cho du khách trong các nhà hàng khách sạn.
1.3. Những điều kiện về kinh tế - chính trị - xã hội.
*Về kinh tế :
Trong những năm qua, nền kinh tế thủ đô Hà Nội cùng với cả nước đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có nhiều khởi sắc. đặc biệt ngành du lịch đã phát triển rất nhanh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của cả nước, với cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, thành phố Hà Nội là một cực trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh khu vực đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Với nhũng điều kiện trên Hà Nội có điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ tăng trưỏng kinh tế đặc biệt là ngành du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung cua cả nước, đồng thời hoà nhập với phong trào phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới để đưa cả nước trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Những năm gần đây nền khinh tế của nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân là khoảng 7%/ năm trong đó thủ đô Hà Nội là một trong những nơi có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Với cơ sở hạ tầng phát triển Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng lớn nhất của cả nước, là nơi quy tụ của 6 tuyến đường sắt, 8 tuyến đường bộ và đường hàng không. Hệ thống giao thông này kết nối thủ đô với các tỉnh trong nước và trên thế giới.
*Về chính trị - xã hội :
Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam giáo dục của cả nước vơi khoảng gần 800 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và các trung tâm giáo dục khác. Hà Nội là nơi còn lưu giữ gần 200 di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật, văn hoá kiến trúc được xếp hạng, Hà Nội cũng có nhiều thư viện lớn như thư viện quốc gia thư viện chuyên ngành và rất nhiều thư viện của các trường.... Đây cũng là một trong những trung tâm đào toạ lớn nuôi dưỡng và phát triển các loại hình vă hoá truyền thống và hiện đại như tuồng chèo, cải lương... Đây là một ngồn lực để phát triển du lịch, bởi lẽ một quốc gia có nền kinh tế vững chắc có đường lối hoà nhập cộng đồng, làm bạn với tất cả các nước...có nền khoa học, y tế, giáo dục, văn hoá phát triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế, tạo những chuyến viếng thăm của những chính khách, những nghệ sĩ, những nhà khoa học, nhà báo...tạo ra những cuộc hội thảo quốc tế, festival, trình diễn mốt, thi hoa hậu...từ đó sẽ tạo ra nguồn khách cho du lịch, và du lịch có điều kiện tuyên truyền quảng bá. Nói cách khác đó là một tiềm năng để phát triển du lịch.
Trong những năm qua măc dù tình hình thế giới liên tục sảy ra những biến đông, tình hình chiến tranh, khủng bố liên tục diễn ra ở nhiều nước. Mặc dù vậy nước ta vẫn là một nước an toàn không bị ảnh hưởng bởi nhưng biến động đó và nước ta được đánh giá là một trong những nước an toàn nhất thế giới. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta phát triển để du khách nước ngoài vào Việt Nam. Hà Nội lại là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của cả nước, Hà Nội là nơi tập chung đông nhất những cơ quan nhà nước nên được đảm bảo an toàn an ninh rất cao. Đây laf điều kiện để thu hút khách trong nước và quốc tế vào Việt Nam.
1.4. ý nghĩa của loại hình du lịch văn hoá trong phát triển du lịch
Du lịch văn hoá là một thể loại du lịch rất hấp dẫn dối với du khách, không những đối với du khách Việt Nam mà còn hấp dẫn với cả du khách quốc tế. Nó giải quyết được các nhu cầu về cảm thụ cảnh quan và kiến thức về nền văn hoá nhân loại nâng cao sự hiểu biết làm phong phú đời sống tinh thần của con người. Từ xưa đến nay tuy mức độ có khác nhau nhưng luôn luôn là nhu cầu của khách, bắt đầu tư thời kỳ cận đại thì phương đông rất hấp dẫn du khách vì ở đây có chứa những đền đài rất nguy nga các món ăn rất cầu kỳ và hấp dẫn. Nhưng từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đặc biệt từ thập kỷ 20 của thế kỷ 20 thì sự hấp dãn lại là châu á và bắc Mỹ vì nổi lên cách mạng công nghiệp. Từ thập kỷ 20 trở lại đây người châu Âu và các nước công nghiệp rất chán sự chật hẹp, sự ồn ào của các không gian thành phố do vậy các đảo vắng các phố tích xa sưa, các phố phường với nhiều đăc sắc phương đông đang trở thành một su thế mới trong sự phát triển du lịch. Hà Nội với nhiều kiến trúc cổ mang đậm nét phương đông đang là nơi hấp dẫn và thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế, đặc biệt là những năm gần đây.
Du lịch văn hoá mang ý nghĩa chung của việc phát triển du lịch, du lịch văn hoá tàm tăng thu nhập quốc dân cho địa phương và cho đất nước. Mặt khác du lịch văn hoá phát triển góp phần khôi phục và phát triển các ngành thủ công ở địa phương, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Du lịch văn hoá là một trong những lĩnh vực xuất khẩu rất có hiệu quả vì vậy góp phần thu ngoại tệ cho đất nước như ăn uống , đồ lưu niệm ...du lịch văn hoá góp phần củng cố mở rộng mối quan hệ quốc tế đồng thời góp phần giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị. Du lịch văn hoá cũng phần khai thác các di sản văn hoá dân tộc bảo vệ môi trường tư nhiên và xã hội.
Kết luận.
Trên đây là những nguồn lực để phát triển du lịch của mỗi quốc gia, mỗi vùng, địa phương nói chung và Hà Nội nói riêng đồng thời cũng là cơ sở để các nhà kinh doanh du lịch lựa chọn bước đi thích hợp, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp mình. Các nguồn lực đó có vị chí khác nhau nhưng có mối liên hệ khăng khít với nhau, tạo thành một sức mạnh tổng thểđẻ phát triển du lịch. Những nhà hoạch định chiến lược, những nhà quy hoạch du lịch, các nhà kinh doanh lữ hành, khách sạn nếu tách rời các nguồn lực của vùng, địa bản mình sẽ rơi vào duy ý chí không có cơ sở khoa học để hoạch định và lựa chọn phương án kinh doanh du lịch. Hà Nội với nhiều tiềm năng để phát triển du lịch văn hoá, với những điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch, về kinh tế, chính trị, văn hoá...sẽ là nơi du lịch văn hoá lí tưởng cho những ai muón khám phá về văn hoá, lịch sử, phong tục tập quán của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Chương 2 : Thực trạng phát triển của du lịch văN hoá trên địa bàn hà nội
2.1. Khái quát về tình hình phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
2.1.1. Du lịch Hà Nội những thuận lợi và khó khăn.
Là tung tâm kinh tế văn hoá, chính trị, khoa học kỹ thuật của cả nước thủ đô Hà Nội tư lâu được coi là thành phố cổ kính, xinh đẹp trong khu vực, Hà Nội có hệ sinh thái phong phú bao gồm cây xanh hồ nước, với những điểm di tích danh lam thắng cảnh trở nên quen thuộc cùng với những khu phố cổ tồn tại hơn trăm năm nay Hà Nội có kết cấu hạ tầng tương đối phát triểnlà dầu mối giao thong của cả nứơc, là trung tâm của các tuyến đường bộ, đường săt, đường không và đường thuỷ.Thủ đô Hà Nội cùng với cả nước chuẩn bị tiến tới tổ chức lể kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vào năm 2010. Đâylà sự kiện trọng đại không chỉ hơn 2,5 triệu người dân thủ đô Hà Nội mà là ngày hội lớn của dân tộc. Nhiều công trình kinh tế, văn hoá - xã hội , đang dã và sẽ được tu bổ, sửa chũă xây dựng mới. Trong đó nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực đối với việc thu hút khách, tạo diều kiện thuận lợi cho việc tăng trưởng và phát triển ngành khách sạn Hà Nội, đặc biệt là cơ hội thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa vào Hà nội.
Với những lợi thế trên đây, Hà Nội có đủ điều kiện để đẩy mạnh tốc độ phát triển du lịch góp phần vào sự phát triển chung của cả nước, đồng thơi hoà nhập vào trào lưu phát triển du lịch khu vực và trên thế giới để đưa nước ta trở thành trung tâm du lich có tầm cỡ trong khu vực.Trong những năm gần đây, mặc dù có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thong khu vực, tốc độ tăng trưởng của du lịch thành phố vẫn đạt được từ 10 - 15%/ năm. GDP du lịch chiếm hơn 7% GDP của toàn thành phố hoạt động du lịch đã đem lại nhiều thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phàn tích cực trong việc chuyển dịch cơ cắu kinh tế thành phố Hà Nội, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người . Có thể nói, các ngành các cấp đã có sự phối hợp bước đầu khá tốt,tạo điều kiện cho du lịch phát triển, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đó là cơ hội thuận lợi trong nội tại thủ đô. Nắm bắt được những cơ hội đố, hiện nay, Hà Nội đang phát triển du lịch theo một hướng chủ yếu như mở rộng không gian du lịch Hà Nội dựa trên nguyên tắc kết hợp không gian kinh tế xã hội và lợi thế so sánh của Hà Nội so với một số vùng phụ cận để khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch đặc thù như các tuyến điểm du lịch, khu thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần. Hà Nội mở rộng tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch; mở rộng, kêu gọi dầu tư du lịch vào Hà Nội. Mặt khác trên phạm vi thế giới du lịch dã trở thành một nhu cầu tất yếu không thể thiếu dược trong đời sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Tư năm 1991 đến nay, tốc độ tăng trưởng du lịch ASEAN là 8%, cao gấp đôi so với mức tăng du lịch toàn cầu.
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi du lịch hà Nội còn gặp phải nhiều khó khăn, trong lộ trình kinh tếđưa du lịch Hà Nội trử thành ngành kinh tế mũi nhọnchịu sự chi phối từ chính sách kinh tế vĩ môđến khâu tổ chức ở tầm vi mômà chúng ta khong tính đến đó là sự cạnh tranh du lịch ngày một cao và diễn biên khó lường. Trong khi đó sức cạnh tranh của du lịch Hà Nội còn rất hạn chế, trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ xúc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lí kinh doanh và đặc biệt thiếu vốn cho đầu tư kinh doanh du lịch. Đồng thời ở trong nước nhận thức về du lịch còn thiếu tính thống nhất trong hệ thống các cấp, các ngành và dân cư đối với việc xây dựng, khai thác, bảo vệ, chỉ đạo quản lí và thưc hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Những vấn đề trên đa và đang thách thức, đòi hỏi dể du lịch hà Nội vượt qua để đứng vững trong cạnh tranh trên thương trường du lịch trong nước và trên thương trường quốc tế.
2.1.2. Đánh giá về thị trường khách du lịch Hà Nội
2.1.2.1. Khách du lịch quốc tế
Về số lượng khách :
Sự ra đợi và phát triển của du lịch Hà Nội gắn liền với sự phát triển của nganh du lich Việt Nam từ những năm đầu của thập kỷ 60.Thời kỳ 1960 -1975, các cơ sở du lịch Hà Nội chủ yếu phục vụ các đoàn khach của Đảng, Nhà nước, các đoàn ngoại giao các chuyên gia, các thuỷ thủ, các vận động viên thể thao ... của các nước bạn hoạt động kinh doanh chiếm một tỷ lệ không đáng kể năm 1970 Việt Nam đón được 1.816 khách quốc tế, đến năm 1986 đạt 4.353 khách giai đoạn 1970 - 1986 tăng trung bình năm là 23,7%. Năm 1987 đạt 73.363 khách du lịch quốc tế và đến năm 1989 đạt được 187.526 khách giai đoạn 1987 - 1989 tăng trung bình năm là 59,9% trong những năm vưa qua, cùng với nhịp độ phát triển du lịch của cả nước, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội cũng tăng nhanh .Nếu như năm 1992 Hà Nội mới đón được 200 ngan lượt khách quốc tế thì đến năm 1995 đã đón được 358.4 ngan khách tốc độ tăng trung bình thời kỳ 1992 - 1995 là 21,5% năm 1996 ước tính thành phố đón được 352 ngàn lượt khách quốc tế giảm 1,2% so với năm 1995. nếu so sánh với các nước trong khu vực thì khác du lịch quốc tế đến Hà Nội là cao, nhưng nếu so với cả nước và các địa phương khác thì chỉ tiêu này của Hà Nội còn thấp. Điều này phù hợp với thực tế là điểm xuất phát khách quốc tế của Hà Nội là tương đối cao
Bảng 3 : Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội
và cả nước thời kỳ 1992-1997
Đơn vị : lượt khách
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tăng TB năm (%)
Số lượt khách của hà nội
200
250
350
358,4
52
91
14,35
Số ngày lưu trú TB ở hà nội
3,7
2,5
2,5
2,4
2,4
2,6
-
Số lượt khách của cả nước
440
670
1.018
1.358
1.607
1.715
31,25
Ngày lưu trú TB ở việt nam
5,8
6,2
6,4
6,5
6,7
6,6
-
Tỉ lệ khách Hà Nội so với cả nước
45,5
37,3
34,4
26,4
22,0
22,8
-
Năm 2001 năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, du lịch toàn cầu phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách là 6,93%/ năm về thu nhập 11,3%/ năm và trở thành một trong những ngành kinh tế hạng đầu trên thế giới. Việt Nam năm trong khu vực Đông Nam á, nơi có su hướng gia tăng về du lịch. Du lịch Hà Nội năm 2001 lượng khách du lịch 10 tháng đầu năm là 549 nghìn lượt khách quốc tế và 1.950 nghìn lượt khách nội địa và cả năm đạt 650 nghì khách quốc tế và 2.300 nhìn lượt khách nội địa trong đó khách từ Trung Quốc tăng lên đáng kể. Thị trường khách Nhật Bản, châu âu và Australia phát triển tốt. Thị trường các nước Đông Nam á, Đài Loan, Hàn Quốc đang được phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ trong khu vực. Khách du lịch tập trung vào mười nước đứng đầu chiếm trên 70%; ngày khách trung bình ở Hà Nội trong mười tháng đầu năm 2001 đạt 2,05 ngày khách đối với khách quố tế và 1,4 ngày khách với khách nội địa điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc tăng doanh thu xã hội từ du lịch.
Trong những năm qua, các sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa phong phú đa dạng và đặc sắc, chất luọng dịch vụ chưa cao, chính vì vậy đã hạn chế khả năng chi tiêu của khách du lịch. Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khách du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của Bảo Tàng. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như: Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác. Các lễ hội chưa thật hấp dẫn khách du lịch quốc tế chủ yếu là do các lễ hội còn nghèo nàn về nội dung, lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của Ban tổ chức.
Năm 1995 mỗi ngày một khách đến Việt Nam chỉ chi tiêuk khoảng 70 USD, trong khi đó ở Hà Nội đạt sấp sỉ 87USD. Phần lớn chi tiêu của khach tập chung vào lưu trú (chiếm 50,17%) và ăn uống (chiếm19,6%), sau đó là mua sắm hàng lưu niệm(12,34%), lữ hành vận chuyển (chiêm 9,55%) và các dịch vụ khác (chiếm 8,34%). Sở dĩ khách du lich chi tiêu cho việc mua sắm hàng hoá, vận chuyển và các dịch vụ khác còn rất hạn chế bởi các cơ sở kinh doanh du lịch cũng như các cơ sở sản suát hàng thủ công mỹ nghệ chưa tạo ra những sản phẩm đặc sắc có chát lượng và phù hợp vớ các đối tượng khách du lịch; chưa tổ chúc được các tour du lịch hấp đẫn...chi tiêu cho nhu cầu lưu chú và ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được và có giới hạn, song chi tiêu cho việc mua sắm các đò lưu niệm, cho các dịch vụ khác... là không giới hạn. Vì vậy muốn tăng nguòn thu thì việc dịch chuyển cơ cấu chi tiê của du khách là một yếu tố quan trọng, các cơ sở kinh doanh du lịch phải biết hướng cho du khách chi tiêu nhiều hơn vào việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ khác...
2.1.2.2. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa đến hà nội từ khắp mọi miền đất nước. Hà Nội là thủ đô là trung tâm văn hoá, kinh tế, chíng trị... của cả nước; nơi có lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, có viện bảo tàng lớn của quốc gia, có tháp rùa...những di tích trên đã ăn sâu vào tâm chí của người Hà Nội cũng như người Việt nam. Chính vì vậy đến thăm Hà Nội là ước mơ là nguyện vọng của mỗi người dân Việt Nam ít nhất một lần trong cuộc đời được dến thăm nơi ở, nơi làm việc và nơi an nghỉ cuối cùng của Bác. Với điều kiện thuận lợi như vây, Hà Nội là nơi thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa.
Khách du lịch đên Hà Nội không lớn chủ yếu là cán bộ, nhân viên nhà nước đi công tác, kinh doanh hoặc dự các hội nghị. Khách du lịch đến Hà Nội chủ yếu đi thăm quan khu di tích Bác Hồ (Bảo tàng Hồ Chí Minh- Lăng - Khu nhà sàn của Bác). Khách đến các di tích lịch sử văn hoá thường ít hơn, tập trung chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, các học sinh từ các tỉnh khác đến thăm quan. Lễ hội cũng là một đối tượng thu hút đông đảo khách du lịch nội địa nhưng đa số là do tín ngưỡng .
Do sản xuất kinh doanh ở thành phố đang phát triển, đời sống của nhân dân tăng cao. Nhiều cơ quan, xí nghiệp đã tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên đi du lịch, và nhu cầu du lịch của giới trẻ tăng nhanh nên nhìn chung thị trường khách du lịch nội địa - Hà Nội là một thị trường gửi khách .
Hà Nội có những di tích được xếp hạng nhưng vẫn vắng bóng khach du lịch vì chưa tạo được cảnh quan hấp dẫn khách chỉ trừ những người đến vì lý do tín ngưỡng, nghiên cứu. Nhưng cũng có những di tích như Bảo tàng Cách Mạng trước kia rất đông khách nước ngoài từ khồi XHCN Đông Âu đến thăm quan. Nhưng từ khi khối này bị tan vỡ thì lượng khách quốc tế giảm một cách đáng kể vì lý do chính trị của bảo tàng cũng có di tích vẫn giữ được số lượng khách du lịch đông đảo và ngày càng tăng như: Khu di tích Hồ Chủ Tịch và lăng Bác. Giờ đây bảo tàng chỉ phục vụ khách du lịch nội địa là chủ yếu. Nhưng nghèo nàn về nội dung, lộn xộn về tổ chức, thiếu sự quản lý chặt chẽ của ban tổ chức.
Khách du lịch đến Hà nội ngoài mục đích công vụ, còn phàn lớn là khách tham quan, thăm thân. Theo só liệu thống kê của sở du lịch Hà Nội năm 1992 thành phố đón được 112,3 ngàn lượt khách du lịch nội địa; đến năm 1996 tăng lên 700 ngàn lượt khách, tốc độ tăng trưởng trung bìng hằng năm đạt 58%. Tốc độ tăng trưởng này cho tháy nhu cầu viếng thăm Hà Nội của khách du lịch nội địa là rất lớn. Ngày lưu trú trung bình của du khách đến Hà nội đạt xấp xỉ 2 ngày khách. Tuy nhiên không phải tất cả trong tổng số du khách nội địa đến Hà Nội đều sử dụng dịch vụ lưu trú ở các khách sạn, nhà nghỉ..., mà một phần trong số họ (khoảng 20 - 25%) thường nghỉ lại ở nhà người thân
Bảng 4: Hiện trạng khách du lịch nội địa đến Hà Nội
và cả nước giai đoạn 1992 - 1997
Đơn vị : ngàn lượt khách
Khách du lịch
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Tổng số khách du lịch nội địa đến Hà Nội
112,3
150,0
250,0
311,6
700,0
1.200
Tổng số khach du lịch trong cả nước
2.000
2.700
3.500
5.500
6.500
8.500
Tỷ lệ của Hà Nội so với cả nước
5,62
5,56
7,14
5,67
10,77
14,11
2.2. Thực trạng của du lịch văn hoá trên địa bàn Hà Nội.
2.2.1. Thưc trạng của các khu di tích.
Nhìn lại quá khứ trên đất nước ta nặng nề nhất là thời kỳ chiến tranh con người đã gây ra nhiều tổn thất cho xã hội, các công trình kiến trúc văn hoá. Các công trình di tích cổ xưa hầu như ngày nay đã vắng bóng do khi mỗi triều đại phong kiến bị sụp đổ thì mọi dấu tích, mọi tàn dư cũng bị nhân dân quét sạch theo .Do vậy còn rất hiếm di tích cổ còn sót lại. Hơn nưa các danh lam thắng cảnh, đình, chùa, đền, miếu bị tàn phá. Có nơi bị phá dỡ để lấy nguyên liệu xây dựng nhà ở nặng nề hơn có những địa phương lợi dụng chiêu bài chống mê tín dị đoan để phá phách các công trình văn hoá một cách vô ý thức. Có người với sự ham muốn thực dụng lớn hơn việc bảo tồn văn hoá truyền thống xoá bỏ đi một làng, một xã cổ có hàng trăm năm lịch sử. Những năm trước do các cấp lãnh đạo quan tâm chưa đúng mức nên các di tích ít được đầu tư, tôn tạo, gìn giữ.Ta có thể thấy như ở Văn Miếu những con rùa đá đội bia tiến sĩ trải qua hàng trăm năm nay đã chịu sự huỷ hoại của thời gian, nhiều tấm bị phong hoá nứt nẻ, những dòng chữ khắc trên đá cũng bị mờ dần .
Nhìn chung các di tích ở Hà Nội được bảo tồn, tuy nhiên do nguồn vốn hạn hẹp và nhận thức chưa đầy đủ nên chưa được nâng cấp thoả đáng, hiên nay các di tích của Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng. Theo thống kê của Ban quản lý di tích Hà Nội đã có tới hơn 200 hộ dân sống trong các di tích từng ngày huỷ hoại các di một cách có ý thức hay không ý thức hơn nữa còn tạo ra một quang cảnh bừa bãi, mất thẩm mỹ. Việc phát triển du lịch một cách ồ ạt, thiếu sự đánh giá và dự báo chính xác thị trường khách du lịch kể cả chất và lượng trong kinh doanh đã làm hạn chế hiệu quả kinh tế, đôi khi bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc. Mặt khác việc phát triển du lịch không có qui hoặch, thiếu sự chỉ đạo, quản lý dẫn đến việc huỷ hoại môi trường, không xác định và giới thiệu được những sản phẩm đặc trưng của du lịch. Hà Nội với những mái nhà rêu phong, những ngôi đình cổ kính, những mái chùa đậm nét thời gian chính là tiềm năng của du lịch văn hoá dân tộc, tạo nên ấn tượng trong lòng du khách và là sự thu hút rất lớn của Hà Nội đối với khách du lịch.
Những di tích dường như ngày càng bị hẹp dần trong sự tấn công dồn dập nhiều phía của thị trường. Việc quản lý các di tích trong thời gian qua rất lỏng lẻo. Trong khi nghành khai thác cứ khai thác, nghành quản lý bảo tồn một mình đứng ra bảo vệ tôn tạo không được hưởng phần kinh phí do du lịch đưa lại, nay cả tiếng nói ủng hộ. Điều này dẫn đến có những di tích bị đem vào khai thác quá công suất nhưng vẫn phải chờ đợi vì không có kinh phí tu sửa, bởi vậy các di lại ngày càng xuống cấp. Hiện tại các tổ chức khai thác cácdi tích phục vụ các chương trình du lịchvẫn còn mang tính tự phát và phạm vi vẫn còn nhỏ hẹp nhiều di tích có giá trị văn hoá vẫn chuă được khai thác số lượng di tích đưa vào tour du lịch hiện nay vẫn còn hạn chế
Cùng với các nguyên nhân chủ quan trên còn có các nguyên nhân khách quan làm cho di tích xuống cấp như : Các di tích ở Việt Nam hay ở Hà Nội đều được xây dựng bằng những vật liệu không bền vững trong môi trường khí hậu khắc nghiệt nóng ẩm , mối mọt . Thêm váo đó các di tích có niên đại từ vài chục năm đến vài trăm năm đủ để cho các vật liệu bị lão hoá, hao mòn. Nhu cầu cần thiết để ngăn chặn tình trạng xuống cấp của di tích thì lại vượt quá khả năng tài trợ của ngân sách nhà nước. Một biểu hiện đáng ngại nữa là tìng trạng các di tích, nhất là các cổ vật bị đánh cắp của bọn buôn bán đồ cổ. Trong những năm qua có hàng chục di tích bị đánh cắp cổ vật , các cổ vật này bao gồm những đồ bằng sứ, đồng, gỗ có những địa phương khi di tích được công nhận, cử ra ban quản lý di tích, song không ít đền, miếu, chùa chưa được trông nom bảo vệ. Trong thời gian qua các bảo tàng đã thu nhập, bảo vệ trong các kho một khối lượng hiện vật đồ sộ. Tuy nhiên việc các bảo tàng làm trong thời gian qua chưa đủ để bảo vệ những di tích cổ vật quý hiếm.
Hiền nay có su hướng gia tăng việc bá hàng hương hoa, hàng lưu niệm, hàng ăn uống.. lấn sâu vào khu vực vành đaibảo vệ của các di tích,các hiên tượng ăn xinvà các tệ nạn khác gia tăng đã làm ảnh hưởng đến môi trường và mỹ quan cua các khu di tíchtình trạng tren làm giảm giá trị của các khu di tíchvà ảnh hưởng đến khách du lịch.
2.2.2. Thực trạng của việc phát triển và lưu giữ các lễ hội truyền thống và ca múa nhạc ở Hà Nội.
* Về lễ hội truyền thống.
Cho đến nay, ước tính toàn thành phố hàng năm có trên 200 lễ hội to, nhỏ các loại chủ yếu được diễn ra trên vùng nông thôn ngoại thành. Thực tế đáng mừng là hầu hết các lễ hội cổ truyền của Hà Nội nay từ đầu khôi phục đã được quan tâm của các cấp chính quyền, của những người làm công tác quản lý văn hoá ở địa phương. Do đó đa số lễ hội đều được tổ chức tốt, đảm bảo được an toàn, lành mạnh, tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong cuộc sống của nhân dân có lễ hội.
Lễ hội truyền thống trong những năm qua diễn ra khá trọng thể, có sự chuẩn bị trong thời gian dài, quần chúng quan tâm và thực sự đóng góp tích cực cho lễ hội, đặc biệt là các cụ phụ lão. Nhiều lễ hội truyền thống được thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để mời bà con trong cả nước và khách nước ngoài đến dự. Nhìn chung sau khi ban hành qui chế về tổ chức lễ hội (30/1/1991) lễ hội ở Hà Nội đã có những chuyển biến tích cự, vẫn giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp xưa nhưng phần nào đã có phù hợp thực tiễn hiện tại. Sự phục hồi nhanh chóng các lễ hội dân gian như vậy, thì việc xuật hiện phát sinh ra những lệch lạc, phức tạp âu cũng là điều khó tránh.
Chúng ta đều biết lễ hội dân gian gắn liền với những yếu tố tín ngưỡng tôn giáo. Đảng và Nhà nước ta tôn trọng tự do tín ngưỡng của mọi người. Nhưng trên thực tế, chúng ta cần phân biệt rạch ròi giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan trong các lễ hội. Đây là vấn đề rất tế nhị và nhạy cảm, một hiện tượng xã hội cần được nghiên cứu thêm để phát huy những gì là bản sắc dân tộc có tính tích cực và gạt đi những yếu tố dị đoan, trục lợi trong tín ngưỡng này.
Có một số địa phương do sức ép tâm lý hoặc mong muốn cho địa phương mình cũng nhanh chóng mở laị lễ hội truyền thống nên mặc dù điều kiện cần thiết mọi mặt (thời gian , tinh thần, cơ sở vật chất) chưa hội tụ đã vội vàng mở lại lễ hội , nên về mặt hình thức còn sơ sài , mất đi vẻ đẹp thiêng liêng, hấp dẫn về mặt tinh thần , mất nét riêng biệt và độc đáo của lễ hội dân gian truyền thống. Mặt khác cũng như đối với các di tích, cá lễ hội vẫn chưa được tổ chức khai thác hợp lý và tích cựcđể phục vụ phát triển du lịch, và đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong khi đó các lễ hội có su hướng quay trở lại với nhũng quy ước xưa, với những nội dung và nghi thức không còn phù hợpit hấp ẫn ngay cả đối với các du khách như tục rước, tế lễ rất lòng vòng, tốn kém. Hiện nay, do người từ khắp cả nước mọi lứa tuổi, khách du lịch quốc tế đều có thể thăm lễ hội cho nên khu vực di tích nơi mở lễ hội không chịu đựng được số lượng đông đúc như vậy. Chính sự quá tải này đã đem lại tình trạng lộn xộn, mất tính thiêng liêng của lễ hội.Còn có một số nơi động cơ chủ yếu của việc tổ chức lễ hội là nhằm thu tiền của khách du lịch trong và ngoài nước đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, kiều bào nên không quan tâm đến chất lượng lễ hội. Điều đó gây ấn tượng xấu cho khách du lịch, uy tín sản phẩm du lịch Hà Nội giảm sút.
*Về ca múa nhạc dân tộc.
Hiện nay do việc phát triển rất mạnh của loại hình ca nhạc hiện đại trên địa bàn cả nước cũng như trên địa bàn Hà Nội, do các loại hình âm nhạc truyền thống dân gian đang ngày một mai một. Các dòng âm nhạc hiện đại từ các nước trên thế giới đang trở nên phổ biến và thịnh hành đối vơi các tầng lớp đặc biệt là với tầng lớp thanh thiếu niênViệt Nam. Hàng loạt các chương trình âm nhạc hiện đại được biểu diễn và trình chiếu tren các phương tiện thông tin đại chúng nó dàn ngấm vào các tầng lớp, trong khi đó các loại hình âm nhạc truyền thống của nước ta lại ít dược biểu diễn đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng. Các dòng nhạc truyền thống do vậy ngày một mai một nhường chỗ cho dòng nhạc hiên đại, số lượng người biết hay thuộc những làn điệu cổ chỉ còn lại rất ít do chúng không còn được ưa chuông nữa Hà Nội còn rất ít những nghệ nhân có thể nắm được các làn điệu, âm nhạc cổ truyền, nhất là ca trù, một hình thức âm nhạc đặc trưng của Hà Nội. Những nghệ nhân thuộc lớp mới chỉ biết được một số làn điệu thông thường. Mà nếu biết hát thì không có người đánh đán Đáy, người cầm trống chầu lại càng hiếm.
Các điệu múa cổ cũng đang có su hướng mất dần thay vào đó là các điệu múa hiện đại du nhập từ nước ngoài. Đi đôi với nhũng làn điệu cổ là các điệu múa như hát chèo, trống quân...các làn điệu âm nhạc cổ mất dần thì các điệu múa cũng mất theo.
2.2.3. Thực trạng của việc tổ chức và quản lý các khu du lịch.
Tính đén nay Hà Nội có khoảnh 2000 di tích lớ nhỏ, hệ thống các khu di tích nàyđã trỏ thành lực lượng quan trọng của ngành du lịch, góp phần không nhỏ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống các khu du lịch ở Hà Nội còn nhiều bất cập khiến không ít người phải quan tâm, việc tổ chức hình thành và phát triểncá khu du lịch phổ biến không đượcquy hoạch, thiếu định hướng phát triển dựa trên những cơ sở khoa học về thị trường cung cầu và đối tượng khách du lịch,các khu di tích phát triển mang tính tự phát bất lợi cho việc phát triển du lịch bền vững, đăc biệt về khía cạnh bảo vệ sự bền vững của thiên nhiên môi trường. Việc phát triển không tuân thủ và dựa trên những cơ sở khoa học đã đề cập trên đã dẫn đến một thực tế là phần nhiều các khu du lịch hiệu quả đầu tư, khai thác kinh doanh rất thấp. Các phương tiện đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thư giãn thiển khai chậm và thiếu tính đa dạng. điều đó chẳng những khong đáp ứngvà thoả mãn được nhu cầu du lịch mà còn không có cơ cấu thích hợp ở các khu du lịch nhiều khu du lịch không có sự khác biệt nàovới mhững khách sạn thuâbf tuý phục vụcác đối tượng khách công vụ, thương mại quá cảnh...
Trình độ công nghệ tổ chức và quản lý các khu du lịch đại bộ phận trong tình trạng lạc hậu. Khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế còn rất lớn ,sự năng động sáng tạo tìm ra mô hình sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu du lịch cho các đối tượng khách du lịch trong nước và quốc tếcòn rất hạn chế. địng hướngđối tượng phục vụ khai tháckinh doanh không rõ ràng, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Việc ttỏ chức và quản lý phát triển tài các khu du lịch chưa thực sự quan tâm đến mục tiêu phát triển bền vững của các khu du lịch. Tình trạng khai thác không tính đến những khả năng bền vững của tài nguyên môi trường sinh thái và các giá trị văn hoá bản địa là khá phổ biến. Những nguyên nhân nói trên chủ yếu tập chung ở các vấn đề như : phần lớn các khu du lịch chưa được nhà nước giao quyền sử dụng đất lâu dài có tính pháp lý, đồng thời chưa có một mô hình tổ chức bộ máy quản lý tương ứng và phù hợp với đặc trưng riêng của từng khu du lịch; việc tổ chức hình thành và quản lý phát triển các khu du lịch trong những năm qua thường mang tính tự phát, chưa thực sự quan tâm và quản lý theo những định hướng của quy hoạch và thị trường đối tượng khách du lịch, việc thẩm định các dự án đàu tư du lịch còn thiếu nghiêm túc, thậm chí không ít dự án còn bị thay đổi do sự chi phối của nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau trong đó có những tư duy duy ý chí; trình độ năng lực kỹ năng trong việc tổ chức quản lý các khu du lịch còn yếu kém trên nhiều góc độ, phương diện khác nhau như nhận dạng thị trường đối tượng khách du lịch, tổ chức không gian và kién trúc, thông tin tiếp thị và thiêt lập cá kênh tiêu thụ sản phẩn, tổ chức hình thành các dịch vụ và đầu tư phương tiện phù hợp với cácloại hình du lịch, năng lực tiếp cận và quản lý, điề hành các khu du lịch theo kiểu hiện đại...
2.3. Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá
Hơn bất cứ ngành kinh doanh nào, du lịch là ngành có quan hệ mật thiết với văn hoá. Nếu nói văn hoá là động lực cho sự phát triển thì đối với du lịch, văn hoá còn được coi là nền tảng, là điểm tựa cho sự phát triẻn bền vững. Du lịch văn hoá đang là su hướng chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngành du lịch thế giới. ở Việt Nam, su hướng đó đựơc thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII : ''...phát triển du lịch tương sứng vói tiềm năng to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hoá sinh thái môi trường. Xây dựng các chương trình và tuyến điêm hâp dẫn về văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thăng cảnh''. Văn hoá là nguồn tài nguyên quan trọng của du lịch, trong sản phẩm du lịch thường bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên thiên nhiên. nếu như tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn khách bởi sự độc đáo, hoang sơ và tính hiếm có của nó, thì tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn du khách bởi tính phong phú đa dạng, độc đáo cũng như tính đặc trưng địa phương của chúng. Văn hoá là điều kiện là đối tượng cho du lịch khai thác, phát triển và các sản phẩm du lịch của một nước, của một vùng quyết định chiến lược phát triển chất lượng hiệu quả du lịch. Dưới góc độ thị trường thì văn hoá vừa là yếu tố cung vừa hình thành yếu tố cầu trong du lịch.
Giữa du lịch và văn hoá luôn luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp. Mối quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá va thiên nhiên - một bộ phận quan yếu của tài sản văn hoá và cũng đồng thời là một trong những bộ phận quan yếu nhất của nguồn tài nguyên du lịch. Giao lưu là một trong những thuộc tính cơ bản của văn hóavà dược biểu hiện sinh động trong các di sản văn hoá mà du lịch đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ để giao lưu văn hoá.
Du lịch la cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trực tiếp giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đông thơi khôi phục và phát huy các di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các ngành nghề thủ công mĩ nghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch
Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực không thể phủ nhận của du lịch đối với đời sống kinh tế văn hóa, các hoạt động du lịch cũng đem lại các tác động tiêu cực làm ảnh hưởng tới công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá nói riêng va nếp sống văn hoá nói chung cụ thể là:
Đối với các di sản vât thể đặc biệt là những di sản xó giá trị toàn cầu nổi bật thì số lượng khách tham quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di sản này. Sự có mặt sủa quá đông du khách trong một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học đã cùng với những yếu tố khí hậu nhiêt đới gây nên sự huỷ hoại với các di sản và các động sản phụ thuộc như các vật dụng tráng trí các đồ thờ tự...
Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soat và sự bùng nổ của số lượng du khách còn tác động mạnh mẽ đén cảnh quan văn hoá và môi trường sinh thái tại các nơi di sản.Tại nhiều khu di sản, du khách đã viết tên, khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích một cách bừa bãi, xả các loại rác thải như vỏ hộp túi đựng ...gây ô nhiễm môi trường. Một trong những tác động khác của sự phát triển du lịch là sự thất thoát , buôn bán trái phép va xuất lậu đồ cổ. Do hám lợi, một số kẻ xấu đã ăn cắp đồ vật cổ tại các di tích, đào bới lăng mộ cổ và tiếnn hành thu gồm nhiều hiện vật quý trong các dân tộc ít người ở các vùng cao và vùng sâu dể móc nối,buôn bán vơi các du khách nước ngoài.
Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hoá khác nhau có tập tục sinh hoạt, tín ngưỡng khác nhau. Do không được thông tin đầy đủ và fthiếu những quy định chặt chẽ, cụ thể nên nhiều du khách ăn mặc và cư xử tuỳ tiện ở những nơi được coi la trang nghiêm, đặc biệt la những di tích có ý nghĩa tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân sở tại gây nên sự bất hoà và thậm chí là sự xung đột về mặt tâm lý và tinh thần. Đồng thời sư bùng nổ số lượng lớn du khách nước ngoài còn tác động đến một số tập quán sinh hoạt truyền thống văn hoá của người địa phương
Chương 3: Giải pháp để phát triển
du lịch văn hoá trên địa bàn hà nội
3.1. Về quản lý nhà nước trung ương và địa phương
Quản lý toàn diện di tích nghĩa là phải có một loạt điều kiện kèm theo những tổ chức bộ máy, có đội ngũ cán bộ khoa học chuyên môn về nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng và các ngành nghiên cứu khoa học khác như khoa học lịch sử, kiến thức về khảo cổ học, hán nôm, kiến trúc, nghệ thuật, nằm trong bộ máy điều hành về quản lý di tích. Vậy thì ở những cấp dưới Trung ơng và Tỉnh, Thành phố như cấp quận huyện, phường xã không có đủ điều kiện thành lập bộ máy quản lý trực tiếp và toàn diện về di tích. Nhưng trong ba năm qua, Hà nội đã thực hiện phân cấp quản lý di tích toàn diện cho quận, huyện - liền sau đó, quận huyện tiếp tục phân cấp quản lý toàn diện cho phờng xã. Việc phân cấp quản lý di tích ở Hà nội hoàn toàn không phù hợp với pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ban hành ngày 4/4/1984, bộc lộ nhiều sơ hở vì chính quyền cơ sở không có cán bộ chuyên môn theo dõi. Đồng thời đã gây ra cho công tác quản lý di tích trên địa bàn toàn thành phố những vướng mắc không cần thiết lẽ ra không đáng có. Hơn bao giờ hết việc phát triển du lịch văn hoá dân tộc ở Thủ đô cần có sự can thiệp của Nhà Nước bằng các chính sách quản lý, bảo tồn các di tích văn hoá lịch sử và các chính sách về đầu tư, thu hut khách. Bảo vệ và sử dụng, khai thác là hai chức năng không thể tách rời, nên cần đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên môn cao để giám định giá trị văn hoá, lịch sử nghệ thuật, am hiểu pháp luật, hoạt động thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa bảo tàng Hà Nội với ban quản lý di tích, danh thắng Hà Nội trong việc tổ chứ, thực hiện quản lý di tích lịch sử văn hoá ở thủ đô. Khôi phục lại các nghi thức truyền thống như rước kiệu tế lễ và thực hịên nó một cách có hiệu quả đúng với phong cách truyền thống .
Với thực trạng về quản lý Nhà nước, thực trạng về du lịch văn hoá dân tộc và phương hướng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội.
- Sắp xếp củng cố hệ thống bộ máy quản lý Nhà nớc về du lịch và các doanh nghiệp du lịch quốc doanh của thành phố.
- Xác định rõ trách nhiệm quản lý cuả Nhà nớc trên địa bàn với tất cả các doanh nghiệp du lịch (lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch, các dịch vụ du lịch khác thuộc tất cả các tuyến chủ quản và các thành phần kinh tế.Thực hiện tinh thần doanh nghiệp độc lập dần xoá bỏ cấp chủ quản.
- Trong khi tiến dần tới cơ chế xoá bỏ cấp chủ quản để thóng nhất quản lý theo lãnh thổ nên đề nghị các Bộ, nghành,Trung ơng bàn giao cho các thành phố quản lý, đồng thời xác định một số nội dung công tác, Sở du lịch cần tiến hành đối với doanh nghiệp Nhà Nước về du lịch thuộc Hà Nội như các mặt tổ chức - cán bộ, quản lý vốn, quản lý việc thực hiện kế hoạch, thanh tra.
3.2. Tăng cường quảng bá du lich Hà Nội ra thế giới, giới thiệu truyền thống văn hoá, các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ở Hà Nội.
Du lịch Hà Nội cần có những biện pháp để phát triển ngành du lịch trên địa bàn một cách có hiệu quả, cấn phải giới thiệu sản phẩm du lịch ra thế giới, đặc biệt là các thi trường truyền thống như Nhât,Trung Quốc,Pháp,Canada... Vận dụng nhiều hình thức quảng bá khác nhau thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các đoàn ngoại giăo thăm viếng, các cơ quan nước ngoài ở Hà Nội và sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các văn phòng đại diện, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, liên hoan, hội trợ ở trong nước và nước ngoài. đầu tư kinh phí cho công tác quảng bá đẻ thế giới biết nhiều hơn về văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử... của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Tích cực quảng bá các hình ảnh về văn hoá truyền thống của thủ đô trên cá phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cuộc hội thảo triển lãm, hội chợ làng nghề truyền thống thông qua đó để giới thiệu sản phẩm và tìm bạn hàng. Phát hành các ấn phẩm quảng cáo như phim ảnh, catalô nhằm truyền bá văn hoá truyền thống của thủ đô .
Để thu được kết quả khả quan nên có sự phối kết hợp giữa các ngành đặc biệt là ngành văn hoá có chương trìng tổ chức các cuộc liên hoan, lễ hội văn hoá đẻ giói thiệu tiềm năng du lịch Hà Nội. Đẩy mạnh tuyên truyền những nét đặc sắc của văn hoá trên các phương tiện thông tin. Tu tạo cá điểm di tích quanh hồ Tây, hồ Gươm, thành Cổ Loa cụm di tích thành cổ, Lăng Bác, Quốc Tử Giám
Một điều cần đặc biệt quan tâm trong khi tổ chức khai thác các di tích lịch sử ở Hà Nội phục vụ du lịch, đó là phải đặt các di tích ở Hà Nội trong mối liên hệ khăng khít với csac di tích ở các vùng phụ cận. Bởi vì xét về mặt không gian văn hoá, đây là một vùng thống nhất không thể tách rời, không thể giới thiệu nền văn minh Sông Hồng cho du khách mà không đưa du khách đến với cấc vùng gò đồi trung du Vĩnh Phúc - Phú Thọ để thăm các di chỉkhảo cổ từ thời đại đồ đáđến thời đại đồ đồng. Những dấu vết khảo cổcứ lan theo những vết chân của cư dân Việt cổ tiến dần đến vùng châu thổ để chinh phục đồng bằng, tạo dựng nên vùng văn minh lúa nước sớm nhất Đông Nam á. để tthấy được mối liên hệ giữa Cổ Loa và Đền Hùng. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chỉ đưa du khách đén thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám mà không hành hương về với Hoa Lư, nghe lịch sử đời trần mà chưa đén viếng thăm Tức Mạc ở Nam Định. Cũng như du khách không hiểu nhiều về Hà Nội, về Việt Nam không biết về ''tứ bất tử'' của người Việt, không tìm thấy mối liên hệ giữa thánh Tản Viên và mẫu Liễu Hạnh những điêm lung linh trong tâm linh người Việt nói chung và Hà Nội nói riêng. Vấn đề là phải biết đầu tư xây dựngchương trìng hợp lý. Mặt khác phải phối hợp với ngành văn hoáđầu tư nâng cấp và xây dựng các nội dung giới thiệu vế các di tích Hà Nội để quảng bá các sản phẩm tour du lịch văn hoá,từ đó sẽ kích thích nhu cầu hay mong muốn đi du lịch của cá du khách tiềm năng.
3.3. Phát triển du lịch văn hoá phải dựa trên sự phát triển bền vững.
Để phát huy những mặt mạnh và hạn chế những tác động tiêu cực, cần xây dựng một chiến lược đúng đắn và lâu dài cho việc phát triển du lịch văn hoá, trong đó sự phối kết hợp giữa các ngành là một trong những nhu cầu cơ bản. Các yếu tố cơ bản tạo điều kiện đẻ xây dựng du lịch bền vững là : môi trường, di sản, lối sống, văn hoá, các dịch vụ du lịch như ăn, ở, đi lại...Tuy nhiên trong sự phát triển du lịch bền vững, điều cốt lõi nhất của sự cân bằng, giới hạn kiểm soát. Và trung tâm điểm của du lịch văn hoá là con người và những di sản văn hoá của con người
Di sản là cơ sở quan yếu của du lịch văn hoá ngoài những di tích di vật những bằng cớ vật chất tich thần của quá khứ, lối sống của cộng đồng và môi trường thiên nhiên cũng là những khía cạnh văn hoá quan trọngcủa di sản để đạt được sự bền vững du lịch phải duy trì được khả năng thu hút khách và về lâu dày phải hấp dẫn đối với du khách. Việc bảo vệ tồn tạo những di tích lịch sử văn hoá, nhất là các di sản có giá trị quốc gia, có ý nghĩa tích cực trong việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế đến Việt nam. Khách du lịch đến với Hà Nội là đến với lịch sử ngàn năm văn hiến những ngôi đền ngôi chùa mang đậm phong cách''Việt'', như vậy du lịch Hà Nội muốn phát triển trước hết phải quan tâm hạng đầu đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Thăng Long - Đông Đô là vùng đất cổ cái nôi của văn hoá đất Việt. Để du lịch thủ đo là một trong những ngành kinh tế thế mạnh, cần phải phục chế tôn tạo các di tích văn hoá như hình thành khu phố đi bộ trong khu phố cổ, lựa chọn một khu phố ẩm thực phục vụ các món ăn Việt Nam; cải tạo nâng cấp mốt số làng nghề. Đặc biệt tôn tạo lại khu những phố cổ.
Mọi sự vật thường chứa đựng hai mặt tích cực và mặt tiêu cực nhưng không nên vì ảnh hưởng tiêu cực đi liền với du lịch mà hạn chế sự nghiệp phát triển du lịch. Mấu chốt của vấn đề là làm sao nhìn rõ những ảnh hưởng tiêu cực để kiểm soát giảm thiểu nó, dòng khách du lịch tăng lên nếu không được tổ chức quản lý tốt sẽ dẫn đến thương mại hoá tầm thường hoávăn hoá bản địa và văn hoá dân tộc để kiếm tiền được nhanh, thể hiện rõ nhất trong viêc tổ chức lễ hội bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu; sự phỏng cổ tuỳ tiện trong kến trúc, trong biểu diễn, trong tôn tạo duy tu bảo dưỡng các di tích không theo nguyên bản. sự thương mại hoá, tầm thường hoá chỉ có thể mua vui cho khách trong chốc lát, nhưng lại gây ra sự tổn thương nghiêm trọng lòng tự tôn dân tộc đối với nền văn hoá của mình, sớm hay muộn sẽ dãn đến suy giảm lòng mến khách và sự phát triển bền vững của du lịch. Để phát huy được yếu tố tích cực hạn chế và giảm thiểu mặt tiêu cực của du khách trong sự giao lưu văn hoá cần phải có chiến lựơc phát triển du lịch theo hướng bền vững, chú trọng tính văn hoá trong hoạt động du lịch. Định hướng đúng đắn phát triển du lịch Hà Nội là tập chung phát triển du lịch theo hướng du lịch văn hoá, lịch sử , sinh thái, nhằm đạt đồng thời hiệu quả kinh tế và xã hội bảo vệ được môi trường, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt đọng du lịch phải làm giầu thêm bản sắc văn hoá và truyền thống của dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào hoạt động kinh doanh. Một mặt phải đáp ứng những nhu cầu của khách bằng những sản phẩm du lịch chất lượng tốt, chúă đựng ngày càng cao hàm lượng bản sắc văn hoá dân tộc thông qua chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác cần giáo dục toàn dân, trang bị cho cộng đồng dân cư năng lực giao tiếp, biét gìn giữ và phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục tính tự tôn dân tộc.Tuy nhiên vấn đề khai thác các di tích để phục vụ du lịch còn phải đặt trong mối quan hệ tổng thể với các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, môi trường, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phải gắn với môi trường cổ của các di tích, nghĩa là phải trả lại cho các di tích những môi trường ra đời của chúng. Việc giữ gìn tôn tạo các di tích lịch sủ văn hoá phục chế các di tích để nó trở về đúng nguyên bản, chứ không được làm các di tích bị lai tạp.
3.4. Để khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch văn hoá ở Hà Nội.
Muốn phát huy có hiệu quả tiềm năng du lịch văn hoá, cần nắm các hệ thông các di tích danh thắng và đánh giá cụ thể để phân loại nhóm, những di tích vùa có giá tri văn hoá vừa có khả năng hấp dẫn kháchdu lịch, những di tích có giá trị đối với du lịch mà ít có giá trị văn hoá và ngược lại...Cung là do xây dựng thị trường du lịch phù hợp với từng mục tiêu nguồn di sản ( di tích, lễ hội, ẩm thực )trong dịa bàn để phù hợp với từng đối tượng tham gia du lịch khác nhau. Hiện nay các ngành chức năng đang phối hợp tổ chức quy hoạch du lịch với quy hoạch đô thị nhằm thống nhất các dự án xây dựng, không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Quy hoạch các di tích danh thắng trên cơ sở quy hoạch du lịch của thủ đô Hà Nội sẽ đưa các di tích có giá trị trở thành các điểm tham quan du lịch, đồng thời lồng ghép với kế hoạch tôn tạo bảo vệ và giữ gìn cá di tịch. Kết hợp nhuần nhuyễn tính dân tộc với tính thời đại, giải quyết cơ bản vấn đề môi trường tự nhiên là góp phần vào việc giáo dục trực quan, hướng đẫn mọi người bảo vệ môi trường nhân tạo. Khi khai thác du lịch cần phải tạo dựng những chương trình hoạt động có tính khoa học cao nội dung, hình thức phải mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc, cần sử dụng nhiều loại hình văn hoá dân tộc lành mạnh, tạo cho du khách được thưởng thức món ăn tinh thần trong hoạt động du lịch văn hoá dân tộc bổ ích, hấp dẫn .Kinh doanh du lịch tại các điểm di tích, danh thắng cần tránh thương mại hoá và hiện tượng phi văn hoá. Bản thân những người làm du lịch cần hiểu rõ các giá trị văn hoá để thổi vào đó sức sống nhằm thu hút khách du lịch
Trên thực tế việc khai thác các di tích lịch sử, văn hoá của Hà Nội đẻ ohục vụ du lịch vẫn còn những hạn chế nhất định. Do thiếu sự chọn lọc nên ngoài một số di tích có tiếng ra, phần lớn các điểm khác cảnh quan còn đơn điệu, nội dung tham quan còn nghèo nàn, công trình kiến trúc còn quá '' nhỏ bé '' mặc dù nhiều nôi có di tích hàng ngàn năm tuổi. Vấn đề du lịch Hà Nội đáng quan tâm hiện nay là sự hỗ trợ của các ngành chức năng, để tôn tạo các di tích, bổ sung thêm công trình phụ trợ, vừa nhấn mạnh tính kịch sử, vừa mang tính thẩm mỹ, lôi cuốn du khách tham quan.
Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch là yếu tố quan trọng,đưa hình ảnh Hà Nội với các mầu sắc văn hoá phong phú đén với lữ khách có nhu cầu thẩm nhận văn hoá. Nét đẹp văn hoá '' ngàn năm Thăng Long '' vẫn là nguồn tài nguyên mà ngàng du lịch còn đang khám phá. Để hình thành một Hà Nội, thủ đô cổ kính và hiện đại gần gũi với du khách trong và ngoài nước, vấn đề còn tuỳ thuộc vào những nhà hoạch định và đội ngũ những người làm công tác du lịch của Hà Nội.
Phần kết luận
Kết hợp truyền thống với hiện tại là một sức mạnh đang khiến cho nhiều đất nước tiến nhanh trên con đường phát triển. Thủ đô Hà Nội với truyền thống văn hoá lâu đời đã và đang là nền tảnh vững chắc, là chiếc chìa khoá vàng để đưa du lịch Hà Nội tiến lên những bước phát triển mới. Những di tích của Hà Nội sẽ không bị lãng quên, không bị lùi lại. Cùng với giá trị to lớn của văn hoá truyền thống du lịch Hà Nội sẽ tiến mạnh về phía trước đuổi kịp các nước văn minh trên thế giới. Trong những năm qua du lịch hà nội đạt được nhiêu kết quả đáng mừng mà ít bị ảnh hưởng bởi những biến động của khu vực và trên thế giới. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam cũng như Hà Nội không ngừng tăng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên việc phát triển du lịch ở Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, như việc tổ chức quản lý các khu di tích, tình trạng xuống cấp của các khu di tích, sự thương mại hoá cá giá trị văn hoá địa phương, tinh trạng đeo bám khách trở nên phổ biến tạ các điểm du lịch...Để quản lý một cách có hiệu quả cá khu du lịch đòi hỏi các ngành các bộ quan tâm hơn nữa để du lịch phát triển một cách bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí kinh tế du lịch số 1+2 năm 2001
2. Tạp chí kinh tế du lịch số 3 năm 2001
3. Tạp chí kinh tế du lịch số 10 năm 2001
4. Tạp chí kinh tế du lịch số 12 năm2001
5. Tạp chí kinh tế du lịch số 1 năm 2002
6. Tạp chí kinh tế du lịch số 1 năm 2003
7. Tạp chí kinh tế du lịch số 4 năm 2003
8. Địa lý du lịch Việt Nam
9. Tài liệu : Quy hoạch tổng thể du lịch Hà Nội thời kỳ1997 - 2010
10. Dự án : Xây dựng năng lực phát triển du lịch Việt Nam
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35546.doc