Đề tài Tiền công - Thu nhập của người lao động ở doanh nghiệp tư nhân và việc tạo động lực cho người lao động

Người đại diện cho quyền lợi của người lao động là công đoàn. Thành lập công đoàn tại mỗi doanh nghiệp là quy định của nhà nước. Chủ doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động, chịu sự tham gia, kiểm tra, giám sát của công đoàn về việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền thưởng. khi tổ chức công đoàn yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước thì phải đăng ký với Sở lao động sở tại. Đây là một nội dung quan trọng bậc nhất trong công tác trả lương doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuỳ thuộc ở trình độ tự nâng cao vị thế của bản thân những người lao động phối hợp có hiệu quả với sự điều tiết ở tầng vĩ mô và sự kiểm tra kiểm soát của nhà nước. Khi tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động cũng rất lợi thế cho chủ doanh nghiệp khi thực hiện đúng, đầy nội dung của thoả ước lao động tập thể. Lúc đó sẽ biết rõ được tình hình tâm lý, ý kiến từ phía người lao động và các biện pháp điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra cần có quan hệ hợp tác rộng rãi. Đây là một yếu tố thuộc về lĩnh vực kinh doanh. Quan hệ rộng rãi sẽ rất có lợi cho chủ doanh nghiệp.

doc44 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền công - Thu nhập của người lao động ở doanh nghiệp tư nhân và việc tạo động lực cho người lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng việc giản đơn không qua đào tạo và tuân thủ quy định pháp luật về hạch toán kế toán thống kê tiền lương. Ngoài ra thì được hoàn toàn chủ động trong các việc như: xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động và đơn giá, ấn định các mức lương trên mức lương tối thiểu cho lao động kỹ thuật, xác định các hình thức trả lương thích hợp với từng loại công việc. Do đó, phương pháp tiến hành những công việc này nói chung là đơn giản, nhiều trường hợp tuỳ thuộc vào trình độ, phương thức quản lý của chủ doanh nghiệp kể cả tính của người chủ mà tiến hành cho hợp lý. Ngay cả việc tuân thủ pháp luật về tiền lương tối thiểu, về thực hiện pháp lệnh hạch toán kế toán thống kê cũng đã có nhiều chủ doanh nghiệp tìm cách lảng tránh, thiếu trung thực. b. Trong các DNTN, người lao động không thoát khỏi vị thế chung của người lao động là chủ yếu. Trong các DNTN, việc làm - thu nhập của người lao động hay thất thường, không ổn định. Trong khi đó sức ép về việc làm nói chung của nền kinh tế cũng làm cho sự yếu thế của người lao động so với các chủ doanh nghiệp, nhất là đối với lao động không có kỹ thuật hoặc kỹ thuật thấp, đặc biệt là lao động nông thôn nhập cư vào các thành phố. Điều đó sẽ tác động rất lớn tới quan hệ trả lương giữa chủ và thợ trong doanh nghiệp. Người lao động trong DNTN đại bộ phận lấy tiền lương làm nguồn sống chủ yếu cho bản thân và gia đình. Họ thường bằng lòng với cơ máy có được việc làm và thu nhập. Do vậy họ ít quan tâm tới việc đòi hỏi công bằng xã hội, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải trả đúng giá trị sức lao động của mình. So với các DNNN, người lao động trong các DNTN phần lớn ít được phổ biến, quán triệt pháp luật lao động... Do đó, ngoại trừ một bộ phận lao động quản lý có trình độ chuyên môn cao được trả lương thoả đáng cao hơn nhiều so với mức lương của người cùng trình độ trong doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Còn lao động phổ thông, lao động có trình độ khoa học kỹ thuật thấp, tuy mức lương nhiều trường hợp có cao hơn trong DNNN chút ít, nhưng vẫn phải chịu thiệt thòi về các quyền lợi tham gia bảo hiểm xã hội, tổ chức công đoàn, cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tranh chấp lao động. Việc giao kết hợp đồng lao động, ký kết thoả ước lao động tập thể ít được quan tâm, đòi hỏi theo luật định. Trong trường hợp có tổ chức công đoàn vững mạnh và biết dựa vào tổ chức công đoàn thì người lao động lại có lợi thế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng. 3. Sự cần thiết phải nâng cao thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) nói chung và các DNTN nói riêng ở nước ta ta mới được thừa nhận và phát triển khoảng 10 năm lại đây, vì thế nó chưa được chú trọng và phát triển. Trong khi nó là thành phần kinh tế năng động, rất quan trọng chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế quốc dân. Tiền lương của người lao động ở đây vẫn còn rất thấp, người lao động luôn luôn bị yếu thế hơn so với các DNNN, kết quả lao động của họ nhận được tiền lương, giá cả sức lao động chưa tương xứng với sức lao động của họ đã bỏ ra, thu nhập của họ phải được nâng cao từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là chức năng phân phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo tính công bằng trong xã hội, thực hiện “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Trong những năm gần đây, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự hiện đại của máy móc thiết bị, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá diễn ra rộng khắp được áp dụng vào sản xuất; Do nhu cầu đòi hỏi sự đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá của người tiêu dùng... Từ đó, đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng phải được nâng cao tương xứng với trình độ của máy móc, thiết bị. Nếu trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động thấp thì việc áp dụng công nghệ, máy móc thiết bị mới hiện đại sẽ rất khó khăn không có hiệu quả, việc nâng cao trình độ lao động là hết sức cần thiết. Muốn vậy, người lao động cần được học tập, nâng cao trình độ hơn nữa. Việc nâng cao thu nhập cho người lao động là một tất yếu và cần thiết. Lúc đó sẽ tái sản xuất sức lao động mở rộng cả về chất lượng, phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải thấy rằng: Thu nhập là một khoản ứng trước cho hiệu quả, cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Tiền lương, thu nhập là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận. Vì thế nó là công cụ quản lý mà người sử dụng lao động có thể sử dụng nó để điều khiển người lao động trong một giới hạn nhất định một cách có hiệu quả. Mục đích của việc điều khiển ở đây là kích thích khai thác tối đa khả năng lao động của người lao động. Việc nâng cao thu nhập cho người lao động sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình, hăng hái sản xuất, từ đó tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất sẽ đạt được, đưa doanh nghiệp phát triển. Trong phạm vi một nền kinh tế quốc dân muốn CNH, HĐH diễn ra nhanh chóng thì đời sống của nhân dân phải được nâng cao, khi mà đời sống của người dân được cải thiện, nâng cao thì các nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân đối với công việc chung, việc thực hiện các kế hoạch, chính sách của nhà nước mới thu được kết quả tốt. ở nước ta hiện nay vẫn là một nước nghèo, đời sống nhân dân vẫn còn khó khăn, việc nâng cao thu nhập cho người lao động là cần thiết, tạo sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động thực hiện “xã hội công bằng văn minh” cũng là mục tiêu cuối cùng của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Đời sống của người dân vẫn còn nghèo đói khó khăn cũng có nghĩa là mục tiêu của CNH, HĐH chưa được thực hiện. Vì vậy nâng cao thu nhập cho người lao động nói chung và người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân nói riêng là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, đưa nước nhà phát triển. Chương2 Thực trạng tiền công thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay 1. Quá trình phát triển và đặc điểm tình hình sản xuất của các doanh nghiệp tư nhân trong các năm qua. 1.1. Về số lượng các doanh nghiệp tư nhân. Việt Nam, trong mấy chục năm qua, quan điểm chính thống đối với thành phần kinh tế tư nhân có những thay đổi. Kinh tế tư nhân phát triển qua các bước thăng trầm, có thể chia thành 2 giai đoạn chính. a. Trong thời gian đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta (sau cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc). Trong thời gian này, do tư tưởng muốn hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong một thời gian ngắn mà kinh tế tư nhân không được thừa nhận, bị xoá bỏ, hoặc hoà tan vào trong thành phần kinh tế quốc doanh dưới hình thức Công ty hợp doanh. Sau năm 1954, trải qua một thời kỳ cải tạo ngắn ngủi, kinh tế tư bản tư nhân bị biến mất ở miền bắc. Đến cuối năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp tư bản tư nhân căn bản hoàn thành và chuyển 729 xí nghiệp tư nhân thành 661 xí nghiệp công tư hợp doanh, và 68 xí nghiệp quốc doanh. Sau khi giải phóng miền Nam, cả nước thống nhất đã cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, với tư tưởng đó, chúng ta lại tiến hành cải cách một cách triệt để và kinh tế tư nhân lại bị xoá bỏ ở miền Nam. Đến cuối năm 1975 thì thành phần kinh tế tư nhân bị xoá bỏ hoàn toàn. b. Giai đoạn từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng và nhà nước đã nhận được những sai lầm trong đường lối quản lý kinh tế nói chung và trong cải tạo xã hội chủ nghĩa nói riêng. Do vậy, đã thừa nhận sự tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Chính do nhận thức được tình hình tất yếu khách quan của thành phần kinh tế tư nhân, mà nhà nước đã ban hành hàng loạt các chủ trương chính sách, quy định về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Hội nghị lần thứ II của TW Đảng (ngày 4/4/1987) đã cụ thể hoá nghị quyết của đại hội VI về chính sách đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư nhân, đề ra yêu cầu xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong chính sách kinh tế xã hội đối với các thành phần kinh tế này. Các chính sách đó đã được thể chế hoá thành những văn bản pháp quy: Nghị định 27 HĐBT ngày 9 tháng 3 năm 1988 của hội đồng bộ trưởng ban hành quy định về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh, nghị quyết 16 của Bộ chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Luật doanh nghiệp tư nhân ngày 21/12/1990 nghị định số 221 - HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của hội đồng Bộ trưởng về cụ thể hoá một số điều trong doanh nghiệp tư nhân... Các chủ trương chính sách đó của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển. Số doanh nghiệp tư nhân được thành lập tương đối lớn ngay từ thời gian đầu. Có thể nói rằng, đó là một khí thế ra quân rầm rộ chúng ta có thể thấy qua bảng 1. Bảng 1. Số doanh nghiệp tư nhân qua một số năm Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số DNTN 4212 4334 8694 13532 18234 20548 22777 24794 Nguồn: Tổng cục thống kê Tư bảng số liệu trên ta thấy số lượng DNTN từ năm 1996 sang năm 1997 tăng ít 122 nhưng sang năm 1998 số lượng Doanh nghiệp đã tăng gấp đôi(200%) và càng ngày số lượng DNTN ngày càng tăng.Như vậy phản ánh chính sách khuyến khích các cá thể tư nhân của nhà nước được ủng hộ một cách tích cực 2. Về quy mô đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tư nhân. Nhìn một cách tổng quát hiện trạng về vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân còn yếu kém. Phần lớn hoạt động bằng vốn tự có. Do vậy sẽ hạn chế khả năng mở rộng quy mô dan và áp dụng công nghệ tiên tiến. Trong những năm đầu của kinh tế tư nhân, bình quân vốn đầu tư trên mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh tư nhân năm 1988 là 23 triệu đồng cho một doanh nghiệp tư nhân, năm 1989 là 32 triệu đồng. Nếu so với doanh nghiệp tư nhân công nghiệp cùng một thời kỳ thì vốn cố định trên một lao động của các doanh nghiệp tư nhân thấp hơn 4 lần. Trong cuộc khảo sát gần đây của tổng cục thống kê về các vấn đề xã hội cho thấy: bình quân vốn đầu tư cho 1 doanh nghiệp tư nhân năm 1999 là 1 tỷ đồng, đến năm 2000 là 1 tỷ đồng ,2001 là 1 tỷ ,2002 và 2003 là 1 tỷ.Ta thấy rằng số vốn bình quân đầu tư cho 1 DN qua các năm là không tăng vì số lượng các DN đã tăng nhanh trong thời gian qua. Khi bỏ vốn vào tiến hành sản xuất kinh doanh do vốn tự có là chính, các doanh nghiệp tư nhân quản lý và sử dụng vốn rất có hiệu quả (một đồng vốn bình quân tạo ra 1,705 đồng doanh thu hay 170,5%) điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp tư nhân cao hơn các doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, một đồng vốn tạo ra là lớn hơn một đồng vốn của doanh nghiệp nhà nước nhưng do quy mô từ nhỏ nên quy mô hiệu quả tạo ra cũng không lớn. Hiện nay hiệu quả đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau rất lớn. Trên địa bàn Hà Nội hiệu quả đầu tư một đồng vốn vào sản xuất mang lại 1,35đồng doanh thu còn vào thương nghiệp dịch vụ thì mang lại 24,8 đồng doanh thu. Nếu không có biện pháp gì hỗ trợ thì người ta sẽ đổ xô vào đầu tư cho thương nghiệp dịch vụ mà không ai muốn đầu tư cho sản xuất. Lúc đó sẽ rất bất lợi cho sự phát triển chung của đất nước. 3. Lĩnh vực, ngành nghề, và địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân. Từ khi có chính sách đổi mới khu vực kinh tế tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã phát triển hoạt động hầu hết các ngành nghề trên khắp địa bàn. Từ công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp, cung ứng vật tư, sự nghiệp, nhà ở phục vụ công cộng, khoa học. Đến việc tham gia kinh doanh trong thị trường tài chính tín dụng, dịch vụ. Trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng và phát triển mạnh hơn địa bàn hoạt động rộng hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thương nghiệp bán lẻ, vận tải trên các tuyến đường ngắn, xây dựng các công trình nhỏ... và các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu phát triển ở các thành phố rất ít các doanh nghiệp hoạt động các vùng nông thôn. Điều đó càng làm cho sự phát triển mất cân đối giữa các ngành các vùng cản trở việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 4. Quy mô lao động của doanh nghiệp tư nhân. Do vốn còn hạn hẹp, khả năng thích ứng với cơ chế mới khó, thị trường cũng như lĩnh vực hoạt động chưa được mở rộng, do đó các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lao động còn nhỏ và tăng chậm. Số lao động bình quân của một doanh nghiệp năm 2001 là 11 người, năm 2002 là 12 người,2003 là 14 người.So với DNNN thì số lao động này là quá nhỏ phản ánh tình trạng làm ăn manh mún của DNTN Hơn thế nữa, số lượng lao động sử dụng trong doanh nghiệp cũng đã nhỏ nhưng trình độ của người lao động ở đây phần lớn là lao động có tay nghề thấp và không qua đào tạo. Cuộc khảo sát của viện LĐKH và các vấn đề xã hộii tháng 6 năm 2004 cho thấy trong số lực lượng lao động làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân. Khu vực thành thị 2,25% có trình độ đại học 6% có trình độ trung cấp, 26% có trình độ sở cấp, và 65,7% có là lao động phổ thông. Các con số này trong các doanh nghiệp ở nông thôn còn thấp hơn nữa. Đây là những lao động mà trình độ lành nghề của họ còn rất khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ, máy móc hiện đại làm cho các doanh nghiệp nhân hoà nhập vào thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường của người tiêu dùng. 5. Trình độ của bộ máy quản lý doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ mọi tài sản của mình về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế doanh nghiệp tư nhân chỉ có một giám đốc và tự mình điều hành toàn bộ doanh nghiệp tự mình hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc “lời ăn lỗ chịu”. Các ông chủ này chỉ cần có đủ vốn phát định, kinh doanh đúng ngành nghề,... là có thể đứng ra thành lập tuyển dụng lao động hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy cơ cấu bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp tư nhân là người thân trong gia đình bạn bè gần gũi hoặc thuê người thực sự có năng lực, nó rất đơn giản và gọn nhẹ. Hiện nay trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp tư nhân rất thấp chưa có đủ kiến thức kinh nghiệm kinh doanh trong kinh tế thị trường trình độ hiểu biết luật pháp, đặc biệt là luật pháp quốc tế còn nhiều hạn chế. Con số thống kê cho thấy ở các khu vực thành thị có đến 75,9% chủ doanh nghiệp đã lấy các yếu tố như kinh nghiệm sẵn có, truyền thống địa phương, nguồn cung ứng và thị trường tiêu thụ ổn định,... làm căn cứ chủ yếu để mở doanh nghiệip. Còn các khu vực nông thôn thì tỷ lệ này chỉ chiếm 50,3%. Trong khi đó các yếu tố căn cứ mang tính chất thụ động về mặt doanh nghiệp như thấy người khác làm ăn được, bạn bè nguyên, chính quyền địa phương khuyến khích lại chiếm 23,8%. Và như vậy, sự yếu kém trong năng lực quản lý, trình độ...của các chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là điều không thể trách khỏi. 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp tư nhân. Qua các năm, kể từ khi được chấp nhận tồn tại bình đẳng như các thành phần kinh tế tư nhân nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng ngày càng thích nghi với cơ chế thị trường đứng vững và tự khẳng định mình, sự tồn tại khách quan. Với sự năng động các doanh nghiệp đã thu hút được kết quả sản xuất kinh doanh đầy khả quan, ngày càng tạo ra nhiều giá trị cho các doanh nghiệp. Năm 2000,thu nhập thuần trước thuế của doanh nghiệp tư nhân là 770 tỷ VND triệu đồng,2001 là 809 tỷ VND,2002 là 1048 tỷ VND. Như vậy, với kế quả trên cho thấy các doanh nghiệp tư nhân ngày một lớn mạnh cả về vốn, cũng như quy mô lao động, về thị trường tiêu thụ,.... Trong sản xuất kinh doanh, đối với bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động không vì mục tiêu công ích, thì cũng như các ông chủ của các doanh nghiệp tư nhân, thường quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn là doanh thu, bởi vì lợi nhuận mà cái gọi là doanh thu, bởi lợi nhuận cái mà được gọi là doanh thu sau khi trù đi các chi phí như nguyên vật liệu chi trả lương công nhân..... là quan trọng và có ý nghĩa hơn cả. Doanh thu thuần của một doanh nghiệp tư nhân 2002 là 3.849 tỷ đồng 2003 là 3.74 tỷ đồng.Nhưng lợi nhuận BQ/DNTN thì tăng 1.174 lần và doanh thu bình quân /1 LĐ tăng 1.135 Năm Các chỉ tiêu 2002 2003 2003/2002 1. Doanh thu BQ/NDTN 3,849 tỷ 3,74 tỷ 0,97 Lợi nhuận BQ/DNTN 0.036 tỷ 0.042 tỷ 1.174 3. Doanh thu BQ/LĐ 666.000 vnd 756.000VND 1.135 Nguồn:Tổng cục thống kê Nhìn tổng thể các chỉ tiêu bình quân trên, thì kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có xu hướng tăng. Nhưng số tuyệt đối về doanh thu và lợi nhuận còn rất nhỏ, trong khi đó vẫn còn có những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản mà chúng ta chưa xét một cách cụ thể. Khi tiến hành sản xuất kinh doanh , ngoài việc chi trả chi phí sản xuất các doanh nghiệp còn phải có các nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước nhằm đảo đảm quỹ quốc gia. Trênthực tế có những doanh nghiệp tư nhân làm ăn đứng đắn, có hiệu quả, nộp thuế đầy đủ nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, làm thất thu cho ngân sách quốc gia. Bình quân một doanh nghiệp tư nhân nộp vào ngân sách nhà nước năm 2003 là 235 triệu đồng, tăng 24% so với năm 2002 (2002 nộp ngân sách bình quân của một doanh nghiệp tư nhân là 189,5 triệu đồng). Tỷ lệ nộp ngân sách của các doanh nghiệp tư nhân nói chung thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại cùng một thời điểm. Việc thu thuế đối với các doanh nghiệp tư nhân là rất khó và có nhiều tiêu cực. Tỷ lệ số đơn vị được thu thuế so với các đơn vị hoạt động năm 1996 là 54,2%; năm 1998 là 67,9% và năm 2000 là 72,4%. Do đó tỷ lệ thất thu thuế là rất lớn. Tóm lại thành phần kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng mới chỉ phát triển được ít năm qua, nhưng nó đã và đang đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước lĩnh vực ngành nghề hoạt động rất đa dạng, năng động và ngày càng thể hiện sự tồn tại khách quan như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. 2. Thực trạng tiền công - thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay. 2.1. Quy mô thu nhập của người lao động. Như chúng ta đã nói ở phần trên, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng (quy mô, vốn, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh...) bảo đảm thu nhập cho người lao động và nâng cao đời sống nhân dân. Để nói lên thực trạng về quy mô thu nhập của người lao động, chúng ta sẽ xem xét tình hình thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân theo ngành và theo vùng. * Thu nhập của người lao động theo ngành: Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay tham gia vào hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Và chủ yếu tập trung vào 7 ngành nghề của nền kinh tế là: cơ khí 15,58%, chế biến lâm sản 18,58%, xây dựng 20,73%, sành sứ thủy tinh 15,85% và dịch vụ là 9,76%. Theo số liệu cuộc điều tra mới đây của Viện khoa họcvà các vấn đề xã hội đối với các doanh nghiệp tư nhân cho thấy: thu nhập của người lao động bình quân ở các doanh nghiệp tư nhân năm 2003 là 756 ngàn đồng/tháng. Mức thu nhập này chỉ bằng 81,39%, tức là thấp hơn 1,23 lần so với mức thu nhập của các doanh nghiệp nhà nước và chỉ bằng 43,6% hay thấp hơn 2,29 lần so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở cùng thời điểm. Thu nhập bình quân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài năm 2003 là 115USD/người/tháng, và mức thu nhập bình quân của các doanh nghiệp nhà nước năm 2003 là 1.311 ngàn đồng/tháng. So với năm 2002, thu nhập bình quân của người lao động năm 2003 đã tăng 11,35% (Bình quân thu nhập năm 2002 là 666 ngàn đồng/tháng). Con số này nói lên tốc độ tăng thu nhập giữa các năm 2002 và năm 2003 là khá lớn. Nhưng đó chỉ là so sánh tương đối giữa các mốc thời gian. Còn nếu xét về quy mô thu nhập bình quân như trên thì vẫn còn thấp. Ta có thể thấy được tình hình thu nhập của người lao động từ ngành trong bảng dưới đây: Bảng 3: Thu nhập bình quân lao động của ngành thuộc doanh nghiệp tư nhân Đơn vị: ngàn đồng/người/tháng Ngành 2002 2003 2002/2003 Min Max 1. Cơ khí 445,6 601,2 1,349 410 795 2. Chế biến lâm sản 392,9 586,8 1,494 311 650 3. Dệt - May 344,0 457,9 1,331 390 997 4. Chế biến LTTP 906,6 549,3 0,605 327 897 5. Xây dựng 564.5 706.3 1,100 301 1.686 6. Sành sứ - Thủy tinh 451,6 515,8 1,142 335 1190 7. Dịch vụ 469,0 728,0 1,552 363 1059 Chung 666 756 1,135 390 1686 Nguồn: Tổng cục thống kê 2003 Xem xét các mức thu nhập của người lao động trong bảng 3 ta thấy: Ngành ngành dệt may có mức thu nhập bình quân đầu người là rất thấp, chỉ đạt 344 ngàn đồng/tháng, sau đó đến ngành chế biến đạt mức 392 ngàn đồng/tháng. Ngành có mức thu nhập bình quân cao nhất là ngành dịch vụ, với mức thu nhập bình quân đạt 728 ngàn đồng/tháng năm 2003. Đây là một sự yếu kém về trình độ, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong ngành xây dựng và ngành dệt may. Do yêu cầu đòi hỏi về mặt kỹ thuật, vốn, cơ sở vật chất ban đầu choi các công trình xây dựng hoặc độ thẩm mỹ, chất lượng, giá cả cho các sản phẩm may dệt, mà các doanh nghiệp này chưa đáp ứng được. Thực tế một vài năm trở lại đây, khi thực hiện nền kinh tế mở, các hàng may mặc tràn vào Việt Nam có nhiều. Hàng về Trung Quốc, Đài Loan... với giá rẻ mẫu mã hợp thời trang làm cho ngành dệt may của ta nói chung không có khả năng cạnh tranh vì công nghệ, thủ công máy móc lạc hậu là chủ yếu, nhiều cơ sở sản xuất đã phải đóng cửa kết quả là sản xuất kinh doanh kém, thu nhập người lao động thấp. Còn ngành dịch vụ với sự linh động trong cung cách quản lý phục vụ tận tình của các doanh nghiệp tư nhân trong ngành dịch vụ đã đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng và nâng cao thu nhập cho người lao động. Nhìn lại những năm trước, năm 2002 đa số các ngành đến tăng thu nhập với vận tốc đáng kể. Và tốc độ tăng thu nhập bình quân (năm 2003 so với 2002) lớn nhất vẫn thuộc về ngành dịch vụ, với tốc độ tăng lên 55,2%. Riêng ngành chế biến lương thực thực phẩm có mức thu nhập bình quân đứng đầu năm 2002, nhưng đến năm 2003 thì thu nhập bình quân của ngành này lại giảm 39,5% so với năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do đặc điểm của ngành. Ngành chế biến lương thực thực phẩm là ngành cần nhiều nguyên vật liệu, giá trị cao trong cơ cấu giá trị của sản phẩm sau khi đã chế biến. Tức là nó đã bao hàm giá trị lao động quá khứ rất lớn, lao động sống ít hơn các ngành khác. Năm 2002 chủ doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực thực phẩm đầu tư cho ngành với mức vốn bình quân là 4227,52 triệu đồng/doanh nghiệp, và năm 2003 đã tăng lên 9105,4 triệu đồng, trong khi đó lao động không đổi chi phí cho lao động vật hoá lớn, doanh thu có tăng từ 1243 triệu đồng năm 2002 lên 2282,5 triệu đồng/doanh nghiệp năm 2003, và lợi nhuận bình quân doanh nghiệp ngành này rất thấp. Năm 2002 là 40 triệu đồng, jnăm 2003 có tăng lên là 60 triệu đồng. Và lợi nhuận bình quân lao động năm 2002 là 0.5 triệu đồng, năm 2003 là 0,6 triệu đồng. Bảng 3 cũng cho thấy mức chênh lệch về thu nhập của người lao động giữa các ngành và trong từng ngành cũng rất lớn. Doanh nghiệp có mức bình quân thu nhập cao nhất là 1686 ngàn đồng/lao động/tháng, thuộc ngành xây dựng. Doanh nghiệp có mức bình quân thu nhập thấp là 190 ngàn đồng thuộc về ngành dệt may. Giữa các ngành chênh lệch giữa doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân cao nhất và thấp nhất là 8,87 lần (giữa 1686 và 190 ngàn đồng). Trong ngành xây dựng là ngành có sự chênh lệch về thu nhập là lớn nhất. Giữa doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân 1686 ngàn đồng và thấp nhất là 201 ngàn đồng hay chênh lệch nhau 8,39 lần. Và ngành cơ khí là ngành có mức chênh lệch là nhỏ nhất 2,56 lần (giữa 795 ngàn đồng và 340 ngàn đồng). Sự chênh lệch về thu nhập giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa các ngành có thể lý giải được, đó là do mức độ đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh rất khác nhau giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành. Mặt khác do ưu thể của từng ngành nghề, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật của người lao động và nhà quản lý doanh nghiệp dẫn tới thu nhập của người lao động là khác nhau. Ngành xây dựng là ngành đồi hỏi về vốn đầu tư ban đầu lớn, trình độ của người lao động trong ngành thường khác nhau nhiều (giữa trình độ là kỹ sư với trình độ của những người lao động phổ thông, lao động giản đơn) ở đó không thể trả công giống nhau. Những người kỹ sư phải nhận được số tiền công hơn tiền công trả cho những lao động bốc xếp, dọn dẹp địa điểm thi công hay những lao động trông coi nguyên vật liệu... còn ngành cơ khí trình độ của người lao động ít khác nhau chỉ chênh lệch nhau về bậc thợ. Nó không thể là lao động giản đơn để làm các công việc trong ngành. Và do đó, sự chênh lệch về thu nhập của các công nhân sẽ ít hơn. Như vậy, sự chênh lệch qua nhiều về thu nhập của người lao động ở trên làm cho sự cách biệt về giàu nghèo trong tập thể lao động nói riêng và trong các tầng lớp dân cư nói chung ngày càng lớn. Để đánh giá tình hìn chung về thu nhập của người lao động theo ngành, người ta đã phân chia thu nhập của người lao động theo cơ cấu doanh nghiệp theo bảng 4 sau đây: Bảng 4: Thu nhập ở các ngành theo cơ cấu doanh nghiệp Đơn vị: % Ngành Mức thu nhập bình quân (ngàn đồng/người/tháng) 301 - 400 401 - 600 601 - 900 900 - 1200 >1200 1. Cơ khí 41,6 25,00 33,33 0,00 0,00 2.Chế biến lâm sản 57,14 14,29 28,57 0,00 0,00 3.Dệt May 62,50 12,50 12,50 12,50 0,00 4.Chế biến LTTP 61,54 23,08 15,38 0,00 0,00 5. Xây dựng 41,18 35,29 11,76 5,88 5,88 6. Sành sứ 8,34 50,00 33,33 0,00 0,00 7.Dịch vụ 28,57 42,86 14,28 0,00 0,00 chung 42,99 29,00 21,31 5,86 0,84 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 4 cho ta thấy có tới 42,99% số doanh nghiệp tư nhân ở các ngành có mức thu nhập bình quân từ 301 - 400 ngàn đồng/tháng, 29% các doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân từ 404 - 600 ngàn đồng/tháng. Đây là những mức thu nhập phổ biến đối với doanh nghiệp tư nhân. Trong đó ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỷ lệ ở mức này là cao nhất 61,54% thứ hai là ngành chế biến lâm sản chiếm 57,14%. Ngành sành sứ thủy tinh và ngành dịch vụ lại có tỷ trọng cao ở mức thu nhập bình quân từng 404 - 600 ngàn đồng, chiếm 50%. Nhìn tổng quát trong tất cả các ngành thì không có ngành nào có doanh nghiệp trả công cho người lao động mức lương dưới 200 ngàn đồng/tháng. Tuy vậy, cũng chỉ có 4 ngành có mức thu nhập bình quân trên 900 ngàn đồng/tháng đó là: ngành xây dựng 5,88% ngành sành sứ thủy tinh 8,33%, ngành dệt may 12,5%, ngành dịch vụ 14,28% và mức thu nhập bình quân trên 1,2 triệu đồng thì chỉ có ở ngành xây dựng (5,88%). Tính bình quân cho tất cả các ngành thì chỉ có 21,31% số doanh nghiệp có mức thu nhập bình quân từ 601 - 900 ngàn đồng/tháng. 5,86% có mức thu nhập bình quân 901 - 1,2 triệu đồng;và 0,84% là trên 1,2 triệu đồng/tháng. Như vậy, số doanh nghiệp tư nhân trả lương cho người lao động ở mức cao là rất ít. Tập trung chủ yếu ở mức 300 - 600 ngàn đồng/tháng. Còn các mức trên 600 ngàn đồng chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại tập trung chủ yếu ở mức thu nhập cao. Cùng năm 2000 cơ cấu thu nhập bình quân của các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào các mức là: 401 - 600 ngàn đồng/tháng chiếm 28%; 601 - 800 ngàn đồng/tháng là 15,9%; từ 801 - 1200 ngàn đồng/tháng chiếm 14,7%; 1201 - 1500 ngàn đồng/tháng chiếm 6,05 và mức thu nhập trên 1500 ngàn đồng là 5,48%. Các mức thu nhập thấp từ 201 - 400 ngàn đồng là25,4%; dưới 200 ngàn đồng là 4, 61%. Còn cơ cấu thu nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là: Mức thu nhập bình quân từ dưới 400 ngàn đồng /tháng chỉ chiếm 2,99%;401 - 600ngàn đồng/ tháng là 15,67%; từ 601 - 900 ngàn đồng/ tháng là 17,16%; từ 901 - 2000 ngàn đồng là 25,67%; từ 1200 - 1500 ngàn đồng chiếm 11,94%;. Từ 1500 - 2000ngàn đồng là 15,67%; và mức thu nhập trên 2 triệu đồng/ tháng chiếm 20,9%. Qua đây, chúng ta thấy mức thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói chung và trong các doanh nghiệp tư nhân nói riêng trong các ngành còn rất thấp và sự chênh lệch về thu nhập khá lớn. Rất ít lao động phải đóng thuế thu nhập. Đây là sự yếu kém thật sự của các doanh nghiệp tư nhân. Bởi lẽ khi Nhà nước ra quyết định về chỉ tiêu chuẩn đóng thuế thu nhập thì việc khảo sát tình hình thực tế về thu nhạap của người lao động đã được tiến hành rất kỹ lưỡng và trong thực tế số lao động phải đóng thuế thu nhập không phải là lao động trong các doanh nghiệp tư nhân mà chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ở khu vực Nhà nước. Tất nhiên hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều trả lương cao hơn mức lương tối thiểu 210 ngàn đồng do Nhà nước quy định. Do phong tục tập quán, trình độ quản lý doanh nghiệp lợi thế của từng vùng.... khác nhau mà ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng tới tiền công - thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ở các vùng bắc, trung, nam là khác nhau. Ta có thể thấy điều này trong bảng 5. Bảng 5. Thu nhập bình quân lao động theo vùng Đơn vị: ngàn đồng/tháng Vùng 2002 2003 2003/2002 Min Max 1. Miền Bắc 467,20 477,1 1,022 328 795 2. Miền Trung 432,00 467,7 1,083 397 894 3. Miền Nam 548,07 683,3 1,247 301 987 Chung 481,3 549,4 1,141 301 987 Nguồn: Viện LĐKH và các vấn đề xã hội. Bảng 5 cho ta thấy mức thu nhập bình quân lao động là khác nhau giữa các vùng trung, nam, bắc. Năm 2002, mức thu nhập bình quân cao nhất thuộc miền nam, với mức thu nhập bình quân là 548,07 ngàn đồng, cao gấp 1,17 lần so với thu nhập bình quân ở miền Bắc (467,2 ngàn đồng/tháng) và cao hơn 1,26 lần thu nhập bình quân lao động ở miền trung (432 ngàn đồng/tháng). Đến năm 2003, mức thu nhập bình quân lao động ở miền Nam vẫn là cao nhất, đạt 683,3 ngàn đồng/tháng cao gấp 1,46 lần thu nhập bình quân ở miền Nam tăng 24,7%, miền bắc 2,2%, miền trung là 8,3%. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp tư nhân ở miền Nam hoạt động có hiệu quả hơn, đời sống của người lao động cao hơn các doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Trung. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến điều này là do mức đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân ở miền nam cao hơn, công nghệ hiện đại hơn, trình độ chủ doanh nghiệp cao hơn, cơ chế thị trường phát triển mạnh hơn năng động hơn các vùng còn lại. Giữa các vùng còn có sự khác nhau về mức độ chênh lệch thu nhập. Mức chênh lệch về thu nhập ở các doanh nghiệp tư nhân miền Nam là cao hơn cả, tới 4,91 lần (giữa mức thu nhập bình quân thấp nhất là 301 ngàn đồng vùng cao nhất là 987 ngàn đồng). Trong khi đó, mức chênh lệch này ở miền Trung là 3 lần (giữa 397 ngàn đồng và 894 ngàn đồng). Có tình trạng trên là do phong cách quản lý của chủ doanh nghiệp ở miền Nam, chủ doanh nghiệp tuyền chọn lao động thường chú trọng nhiều hơn về chất lượng lao động, và có sự phân biệt rõ ràng về trình độ của người lao động. Chủ doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cho cho những lao động có trình độ kỹ thuật, lành nghề và ngược lại trả mức lương thấp hoặc không muốn tuyển dụng đối với những lao động giản đơn, những lao động không qua đào tạo. Trong khi đó, ở miền Bắc còn bị ảnh hưởng lâu dài của cơ chế kế hoạch hoá tập trung nhiều hơn. Do vậy, cách thức quản lý chính sách thực hiện của chủ doanh nghiệp ở miền Bắc thường ít năng động. Xét theo cơ cấu doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp ở các mức thu nhập cũng có sự khác nhau đáng kể ở các vùng. Theo sự phân loại kết quả điều tra của Viện lao động khoa học và các vấn đề xã hội, kết quả là: bảng 6. Mức thu nhập bình quân Đơn vị tính: % Vùng Mức thu nhập bình quân (ngàn đồng/LĐ/tháng Ê300 301 - 400 401 - 600 >600 1. Miền Bắc 0,00 62,50 12,50 25,00 2. Miền Trung 0,00 53,33 26,67 20,00 3. Miền Nam 0,00 27,27 45,45 27,28 Nguồn: Viện LĐKH Căn cứ vào số liệu về thu nhập của người lao động của các vùng trong bảng 6, mức thu nhập bình quân từ 301 đến 400 ngàn đồng/tháng, vẫn chiếm phần lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân miền Bắc, chiếm tới 62,5% và miền Trung là 53,33%. Trong khi ấy, các doanh nghiệp tư nhân miền Nam lại tập trung chủ yếu ở mức thu nhập từ 401 đến 600 ngàn đồng/tháng, ở miền Nam chỉ có 27,27%. Điều đó cũng cho chúng ta thấy mức thu nhập của các doanh nghiệp ở miền Nam cao hơn ở miền Bắc và miền Trung. Nhìn cả 3 vùng thì không có doanh nghiệp tư nhân nào trả lương cho người lao động dưới mức 210 ngàn đồng/tháng. So với các công ty cổ phần và các công ty TNHH thì đây là một sự tiến bộ rõ rệt. Có tới 2,38% số công ty trong cả nước trả lương cho người lao động dưới mức 300 ngàn đồng/tháng. Đây cũng là sự năng động của hình thức doanh nghiệp một chủ hiện nay. Nói tóm lại, qua sự phân tích thực trạng tình hình thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở phần trê, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay là rất thấp, đời sống của người lao động còn rất khó khăn. Tuy nhiên các doanh nghiệp không vi phạm quy định về tiền lương tối thiểu của nhà nước. Chênh lệch về thu nhập của người lao động giữa các ngành, các vùng và ngay trong từng ngành, từng vùng cũng rất lớn. Các doanh nghiệp ở miền Nam hoạt động có hiệu quả hơn, do đó thu nhập của người lao động ở khu vực miền Nam cao hơn các miền còn lại. * Thu nhập của người lao động theo vùng và ngành. Để phản ánh rõ hơn về tình hình thu nhập cảu người lao động trong các ngành, các vùng khác nhau, ta có bảng số liệu tổng hợp sau: Bảng 07: Thu nhập bình quân lao động theo vùng và ngành. Ngành Vùng Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 2002 2003 2002 2003 2002 2003 1. Cơ khí 474,4 532,2 403,0 519,7 567,0 729,3 2. Chế biến lâm sản 474,4 436,8 395,4 594,0 494,3 661,2 3. Dệt - May 321,3 318,0 395,4 385,6 482,0 724,0 4. Chế biến LTTP 926,7 552,1 817,8 438,1 972,5 676,5 5. Xây dựng 454,4 473,0 523,7 554,5 455,0 597,3 6. Sành sứ thủy tinh 469,5 442,0 401,0 461,2 491,3 623,7 7. Dịch vụ 457,1 685,6 451,0 623,0 528,4 871,1 Chung 467,2 477,1 432,0 467 548,1 683,3 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2003 của TCTK Qua bảng 07 trên, ta thấy trong hầu hết các ngành nghề thì thu nhập của người lao động trong các ngành thuộc khu vực miền Nam vẫn cao hơn cả. Sau đó đến miền Bắc và thu nhập của người lao động ở miền Trung là thấp nhất. Điều đó cho chúng ta thấy cùng một đất nước cùng chịu sự quản lý của các chính sách nhà nước, nhưng cá doanh nghiệp tư nhân trong các ngành nghề ở miền Nam hoạt động tốt hơn trong cơ chế thị trường bởi lịch sử thành phần kinh tế tư nhân ở miền Nam phát triển lâu hơn, nền kinh tế tư nhân tồn tại và tác động mạnh hơn tới nền kinh tế ở khu vực miền Nam. 2. Cơ cấu thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân Hiện nay, tuy không quản lý chặt chẽ trong việc hạch toán sản xuất kinh doanh nhằm bảo đảm tính tự chủ cho các doanh nghiệp . Nhưng nhà nước ta đã quy định các doanh nghiệp phải có chế độ tiền thưởng cho người lao động, được trích ra từ lợi nhuận dòng ít nhất là 10%, nhưng đến nay, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện quy định này. Trong vấn đề phụ cấp lương, hầu hết như các doanh nghiệp gián tiếp gắn vào trong tiền lương chính khi giao kết hợp đồng về công việc và điều kiện làm việc. Năm 2000, các doanh nghiệp tư nhân đã áp dụng cơ cấu quỹ thu nhập sau để trả công cho người lao động. Bảng 08:Cơ cấu quĩ thu nhập phân theo ngành. Đơn vị: % Ngành 1999 2000 Tiền công cơ bản Các khoản khác Tiền công cơ bản Khoản thu khác Tiền thưởng Phụ cấp Khoản khác 1. Cơ khí 92,7 7,3 94,1 1,70 3,00 1,20 2. Chế biến lâm sản 99,1 0,9 98,9 0,60 0,50 0,00 3. Dệt - May 98,9 1,1 99,5 0,50 0,00 0,00 4. Chế biến LTTP 90,7 9,3 89,8 7,40 1,10 1,70 5. Xây dựng 97,8 2,2 96,9 0,90 1,95 0,25 6. Sành sứ - Thuỷ tinh 99,8 0,2 99,9 0,05 0,05 0,00 7. Dịch vụ 86,4 13,6 95,4 10,20 0,09 4,31 Nguồn: Viên LĐKH và các VĐXH Bảng 09: Cơ cấu quĩ thu nhập phân theo vùng Đơn vị: % Ngành 1999 2000 Tiền công cơ bản Các khoản khác Tiền công cơ bản Khoản thu khác Tiền thưởng Phụ cấp Khoản khác 1. Miền Bắc 97,5 2,5 97,20 1,12 1,01 0,67 2. Miền Trung 92,9 7,1 92,12 3,53 2,41 1,96 3. Miền Nam 100,0 0,0 99,80 0,00 0,12 0,08 Chung 95,9 4,1 96,4 1,53 1,18 0,90 Nguồn: Viện LĐKH và các VĐXH Qua hai bảng trên ta thấy cơ cấu thu nhập của người lao động không có sự khác biệt giữa các năm 2000 và 1999. Thu nhập từ tiền công cơ bản chiếm tỷ trọng lớn. Bình quân năm 2000 bộ phận này chiếm tới 96,4%, trong khi các thu nhập khác chỉ có 3,6%. Sử dụng cơ cấu thu nhập này để trả công cho người lao động cũng là một điểm khác với cơ cấu thu nhập của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng năm 2000 tỷ lệ tiền công trong tổng thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có 75%, còn trong các doanh nghiệp nhà nước thì tỷ lệ này là 84%. Như vậy so với hai loại hình doanh nghiệp trên thì tiền lương trong tổng thu nhập ở các doanh nghiệp tư nhân cao hơn khá nhiều. Hơn các doanh nghiệp nhà nước 15,4% và cao hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 21,4%. Tóm lại, với cơ cấu thu nhập của người lao động như trên thể hiện các doanh nghiệp tư nhân đã chú trọng nhiều đến chất lượng lao động. Họ đã quản lý lao động chặt chẽ giao việc sát sao cho rằng trả lương như thế đã thoả đáng và không chi thêm nhiều tiền thưởng có chăng cũng chỉ tập trung vào khoản nhất định là phúc lợi chung, không quan tâm động viên riêng rẽ từng cá nhân người lao động. Đồng thời người chủ các doanh nghiệp cũng quên mất rằng: Với tỷ lệ khoản thu nhập khác còn rất nhỏ như vậy chính là họ đã đánh mất một đòn bẩy kích thích lao động bằng tiền ngoài tiền lương trả theo chất lượng của từng người ở các đơn vị lao động. Và người lao động khi làm việc ở các doanh nghiệp này thì họ đã chắc chắn một điều là: tiền lương đó cũng là thu nhập của họ, còn nếu có thêm thì cũng chỉ là chút ít không đáng kể. Đây là một sự khác biệt so với xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới và cũng là những yếu kém trong công tác trả lương, tổ chức lao động của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay. IV. Những nguyên nhân tồn tại dẫn tới tình trạng thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân hiện nay. * Thứ nhất: Mục tiêu của chủ doanh nghiệp là tối đa lợi nhuận còn người lao động ở đây lại ít am hiểu về luật pháp lao động. * Thứ hai: Năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp. * Thứ ba: Hầu hết các doanh nghiệp tư nhân chưa vận dụng hệ thống thang bảng lương của nhà nước. * Thứ tư: Thành phần kinh tế tư nhân ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn. * Thứ năm: Hệ thống pháp luật tiền lương, lao động và hiệu quả các chính sách nhà nước chưa được hoàn thiện, còn nhiều hạn chế, các chính sách giữa các ngành các cấp quản lý chưa đồng bộ. * Thứ sáu: Nhà nước chưa có biện pháp kiểm tra chặt chẽ việc thi hành các qui định của nhà nước, đặc biệt trong vấn đề trả công cho người lao động chế độ làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân. * Thứ bảy: Phần lớn các doanh nghiệp chưa ký kết thoả ước lao động tập thể, tuyển dụng và trả lương theo hợp đồng lao động. * Thứ tám: Tổ chức công đoàn chưa được thành lập và hoạt động ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân. Chương3 Một số giải pháp nhằm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp tư nhân hiện nay I. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về tiền lương lao động. 1. Thực hiện tốt những qui định pháp luật hiện hành đã hợp lý. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận là chính. Khi hoạt động, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp ngoài việc phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hoà nhập vào thị trường, các doanh nghiệp còn phải tuân thủ môi trường luật pháp. Doanh nghiệp sẽ không được tồn tại nếu làm trái pháp luật hiện hành. Khi đưa ra các quy định, các chính sách nhà nước ta đã xem xét, khảo sát thí nghiệm thực tế rất cẩn thận sao cho các qui định đưa ra được các qui định phù hợp nhất. Như ta đã biết, các hiện tượng xã hội thường luôn biến đổi và đi trước, còn pháp luật là cái thường đi sau. Do vậy các qui định chưa phù hợp với thực tế, cho nên nhà nước các doanh nghiệp cần phải được thực hiện tốt các qui định hiện hành. Trên thực tế việc thực hiện pháp luật ở các doanh nghiệp tư nhân còn chưa được tốt như đã nêu, nó phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm tra, kiểm soát, phổ biến cách thức thực hiện của các tổ chức, cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp, ở đây vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là hết sức quan trọng buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tốt. 2. Xây dựng hệ thống về mức tiền lương, tiền công cơ bản tối thiểu theo ngành vùng. Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hầu hết các ngành nghề, loại công việc rất đa dạng. Mỗi ngành nghề đòi hỏi một trình độ chuyên môn kỹ thuật, sức khoẻ khác nhau bởi yếu tố kỹ thuật, công nghệ , mức độ độc hại nguy hiểm của nghề, công việc là khác nhau đòi hỏi hao phí sức lực của người lao động cho từng công việc là khác nhau. Để bù đắp lại hao phí lao động đó thì phải có mức tiêu dùng, năng lượng tương xứng. Vì vậy mức tiền lương tối thiểu cũng phải được xây dựng phù hợp với từng ngành nghề. Mặt khác mỗi ngành nghề lại có lợi thế khác nhau, kết quả sản xuất kinh doanh là khác nhau. Tiền công của người lao động được trả công không giống nhau trong các ngành, công việc tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh. Việc xây dựng các mức tiền lương tối thiểu cho từng ngành là rất cần thiết. 3. Quán triệt việc hình thành quĩ tiền thưởng, phụ cấp ở doanh nghiệp. Trên cơ sở xây dựng hệ thống về tiền lương cơ bản tối thiểu theo ngành. Loại công việc thực hiện, thì việc thực hiện qui định của nhà nước về chế độ và tiền lương, phụ cấp, trợ câpá cũng phải được tiến hành một cách triệt để nhằm tạo sự công bằng hơn trong các công việc, ngành nghề khác nhau. Nhà nước ta đã qui định các doanh nghiệp phải trích 10% tiền lợi nhuận ròng cho tiền thưởng, các chế độ trợ cấp, phụ cấp cụ thể. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp tư nhân hầu như chưa thực hiện, có chăng chỉ là các khoản tiền chi cho các ngày lễ, ngày tết. Vấn đề đặt ra là nhà nước phải kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các qui định này. Việc kiểm tra có thể tiến hành hàng tháng, quí, đợt cùng với những lần kiểm tra sổ sách hạch toán kế toán về tiền lương của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp. 4. Thi hành các chế định pháp luật, đặc biệt là chế định về sử dụng thời gian lao động. Trong các chế địn pháp luật có những chế định đòi hỏi cần thiết có nghiệp vụ để thực hiện, cần được hướng dẫn cho người quản lý, ít nhất là cho người thừa hành giúp việc chủ doanh nghiệp. Chế định về sử dụng thời gian lao động là một vấn đề Nhà nước, doanh nghiệp cần phải quan tâm, xem xét đến hiện nay người lao động ở hầu hết các doanh nghiệp tư nhân làm việc hết số giờ lao động rất cao trong một ngày, số ngày làm việc gần như cả tháng đặc biệt là đối với những lao động giản đơn, lao động có trình độ thấp trong khi đó tiền lương nhận được rất rẻ mạc. Vì thế vấn đề tăng giờ công để tăng thu nhập là rất khó thực hiện. Pháp luật quy định thời gian làm việc không được quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần người lao động hoặc chủ doanh nghiệp có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không vượt quá 4 giờ trong một ngày hoặc không quá 200 giờ trong 1 năm và trả công tương ứng với thời gian làm thêm theo quy định của pháp luật và người sử dụng lao động được quyền chọn chế độ thời gian làm việc theo ngày hoặctheo tuần. 5. Thi hành ký kết thoả ước lao động tập thể và tuyển dụng trả lương theo hợp đồng lao động. Xuất phát từ nguồn tài chính để trả lương trong các doanh nghiệp tư nhân là hoàn toàn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự lo. Tiền lương là một bộ phận của chi phí sản xuất, chủ doanh nghiệp tư nhân tiến hành sản xuất kinh doanh là nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Doanh nghiệp trả lương không thoả đáng thì rất khó thu hút công nhân. Kinh nghiệm thực tế những năm qua cho thấy, chưa có chủ doanh nghiệp tư nhân nào trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho công chức Nhà nước và còn có phần cao hơn mức lương bình quân trong nhiều doanh nghiệp Nhà nước. 6. Quán triệt công tác lập sổ hạch toán thống kê về tiền lương ở doanh nghiệp . Chủ doanh nghiệp căn cứ vào quy định của pháp luật, lập sổ lương của doanh nghiệp và của cá nhân người lao động, lập sổ hạch toán kế toán thống kê về tiền lương và báo cáo theo qui định. Làm tốt công tác này sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước về tiền lương biết được tình hình thu nhập của người lao động về việc thực hiện các quy định khác về tiền lương của doanh nghiệp. Từ đó có các chính sách phù hợp. 7. Yêu cầu các doanh nghiệp phải thành lập tổ chức công đoàn và tạo điều kiện cho tổ chức này hoạt động. Nhà nước đã qui định tất cả các doanh nghiệp phải có tổ chức công đoàn và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động. Trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp tư nhân chưa có tổ chức công đoàn. Tổ chức có thể được coi là moạot vũ khí, là cánh tay phải của người lao động đối với những quyền và lợi ích hợp pháp. Vì vậy người lao động cần phải yêu cầu chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn cho mình, các cơ quan quản lý nhà nước cần yêu cầu chủ doanh nghiệp thành lập tổ chức công đoàn, nên doanh nghiệp nào chưa có tổ chức công đoàn thì sẽ có yêu cầu doanh nghiệp đó ngừng hoạt động, đóng cửa sản xuất và khi nào có tổ chức công đoàn thì mới cho tiếp tục hoạt động. II. Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng các thang bảng lương và các hình thức trả lương phù hợp với mình. Để ổn định và không bị thiệt thòi về thu nhập, Nhà nước ta đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân áp dụng hệ thống thang bảng lương của nhà nước để trả lương cho người lao động. Lúc đó thu nhập của người lao động sẽ trở nên ổn định và ít có sự chênh lệch giữa các ngành, các vùng. Nhưng do điều kiện nền kinh tế chưa có thể làm như vậy. Và nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trên cơ sở thang bảng lương của nhà nước xây dựng lại cho mình một hệ thống mới có sự điều chỉnh phù hợp với đặc điểm ngành nghề, khả năng hiện tại của doanh nghiệp mình. Khi xây dựng lại, các doanh nghiệp nên xây dựng một cách rõ ràng, cụ thể từng nội dung một. III. Chủ doanh nghiệp bảo đảm quyền lợi cho người lao động, nâng cao trình độ cho mình. Người đại diện cho quyền lợi của người lao động là công đoàn. Thành lập công đoàn tại mỗi doanh nghiệp là quy định của nhà nước. Chủ doanh nghiệp phải tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động, chịu sự tham gia, kiểm tra, giám sát của công đoàn về việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền thưởng... khi tổ chức công đoàn yêu cầu thương lượng để ký kết thoả ước thì phải đăng ký với Sở lao động sở tại. Đây là một nội dung quan trọng bậc nhất trong công tác trả lương doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuỳ thuộc ở trình độ tự nâng cao vị thế của bản thân những người lao động phối hợp có hiệu quả với sự điều tiết ở tầng vĩ mô và sự kiểm tra kiểm soát của nhà nước. Khi tổ chức công đoàn được thành lập và hoạt động cũng rất lợi thế cho chủ doanh nghiệp khi thực hiện đúng, đầy nội dung của thoả ước lao động tập thể. Lúc đó sẽ biết rõ được tình hình tâm lý, ý kiến từ phía người lao động và các biện pháp điều chỉnh hợp lý. Ngoài ra cần có quan hệ hợp tác rộng rãi. Đây là một yếu tố thuộc về lĩnh vực kinh doanh. Quan hệ rộng rãi sẽ rất có lợi cho chủ doanh nghiệp. IV. Nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ hiểu biết về pháp luật cho người lao động. Trình độ tay nghề của người lao động gắn chặt với kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp trả công cho người lao động theo đúng giá cả của sức lao động. Tiền lương nhận được trong, sau khi ký kết hợp đồng lao động phụ thuộc lớn vào trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động ngoài việc phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường sức lao động. V. Xây dựng và thực hiện chính sách một cách đồng bộ giữa các ngành, các cấp quản lý nhà nước. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, là nguồn sống chủ yếu của người lao động làm công ăn lương. Nhưng để có được tiền lương thì có rất nhiều yếu tố liên quan ảnh hưởng và chi phối đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các yếu tố liên quan, ảnh hưởng và chi phối đó. Từ đó cũng đòi hỏi sự đồng bộ, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp quản lý nhà nước. Những yếu tố liên quan ảnh hưởng và chi phối ngoài lao động không phải là ít có thể kể đến từ việc cho đăng ký, cấp giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho thuê đất mở rộng địa bàn doanh nghiệp, cho vay vốn về tiêu thụ sản phẩm, về bảo hộ mậu dịch. Kết luận Tiền lương là một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động vì nó là nguồn thu nhập quan trọng giúp họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Đối với mỗi doanh nghiệp, tiền lương là một bộ phận không nhỏ của chi phí sản xuất. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp tư nhân, tiền lương là yêu cầu cần thiết khách quan luôn được chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Vì vậy trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý điều tiết nền kinh tế. Trong việc điều tiết quan hệ tiền lương, nhà nước cần phải giải quyết hài hoà giữa lợi ích của người lao động, lợi ích của chủ doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển, thu nhập của người lao động mới được nâng cao một cách lâu dài và nền kinh tế mới phát triển. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “Kinh tế lao động”-Trường đại học KTQD/NXB Giáo dục 1995. 2.Vc - 10409 - 10492/92: Phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường. 3. Tạp chí lao động và xã hội số tháng 10/2001; 11/2002 và 2/2003. 4.Bộ luật lao động Việt Nam (đã sửa đổi năm 2002) 5.Các văn bản pháp quy về lao động tiền lương; Bộ LĐTB&XH; 2000, 2001, 2002 6. Thông tư 11/LĐTBXH ngày 19/4/1995 7. Nghị định 28/CP ngày 26/3/1997 8. Trang web của Tổng cục thống kê 9. Giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực”-Trường đại học KTQD/NXB Lao động-Xã hội-2004 10.Luật Doanh nghiệp-NXB Chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28168.doc
Tài liệu liên quan