Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động” em đã tìm hiểu được nhiều vấn đề về tiền lương tối thiểu nói chung và tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước nói riêng
Tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng lớn tới đời sống người lao động của thị trường lao động và đời sống chung của xã hội mức tiền lương phù hợp sẽ góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động tạo động lực để người lao động tích cực tham gia lao động giảm được các vấn đề xã hội.Với Nhà nước tiền lương tối thiểu là công cụ để điều tiết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại như mức lương tối thiểu chưa phù hợp giưa các vùng giữa các ngành, cơ chế quản lý việc thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu ở các cơ quan các đơn vị chưa chặt chẽ làm cho tiền lương không phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế, mang đến những tiêu cực trong xã hội từ tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã có những giải pháp cho vấn đề tiền lương và đã có được những thành quả nhất định. Mặc dù vậy chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để mức tiền lương tối thiểu phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội nước ta.
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 3836 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thiểu của doanh nghiệp cũng có thể thấy được doanh nghiệp đó có phát triển hay không. Từ đó cho thấy nền kinh tế đất nước đang ở trong giai đoạn nào, trạng thái nào. Đồng thời nó cũng là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Từ mức lương tồi thiểu Nhà nước có thể điều chỉnh lạm phát điều chỉnh sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư.
ảnh hưởng rõ rệt nhất là đời sống người lao động. tiền lương tối thiểu đẩy lùi nghèo đói và đảm bảo việc đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho người làm công ăn lương và một phần gia đình họ.
Nghèo đói là một trong những vấn đề của nền kinh tế thị trường. Việc hạ thấp một cách quá đáng tiền lương ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư. Chính vì vậy chính sách tiền lương tối thiểu sẽ giúp cho người lao động tránh được tình trạng bị bóc lột quá mức của người sử dụng lao động đối với người lao động tránh cho họ cảnh bần hàn nghèo đói tránh được những hậu quả xã hội đồng thời đảm bảo cho việc đáp ứng yêu cầu tối thiểu của người làm công ăn lương và một phần gia đình họ. Về bản chất tiền lương tối thiểu tương ứng với thu nhập có thể thoả mãn những nhu cầu cá nhân và xã hội của con người được coi là sơ đẳng và không thể giảm bớt trong mọi hoàn cảnh và ở mức tối thiểu. Mức tối thiểu này được điều chỉnh theo sự thay đổi của giá cả. Tiền lương tối thiểu luôn gắn với tiền lương lao động mặc dù nó được thông qua bởi các đạo luật do Nhà nước quy định. Tiền lương tối thiểu là mức trả công thấp nhất được luật hoá trên thị trường. Người lao động và gia đình họ phải được đáp ứng ở mức thấp nhất theo quy định về mọi mặt sinh học và xã hội: ăn, mặc, ở, đi lại, trang bị đồ dùng sinh hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khoẻ, vă hoá, học tập, bảo hiểm tuổi già, nuôi con…điều này giúp cho người lao động yên tâm khi làm việc chú tâm với nghề hơn hạn chế được các vấn đề tiêu cực xã hội.
3.2. Đối với người sử dụng lao động.
Vai trò của tiền lương tối thiểu đối với người sử dụng lao động phải đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về mức lương Nhà nước quy định và quan trọng hơn cả người sử dụng lao động phải tính toán để có thể cân đối được các khoản thu của doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm các nguồn chi phí khác đặt ra mức tiền lương tối thiểu hợp lý cho doanh nghiệp mình. Theo quy định của Nhà nước tiền lương tối thiểu của các doanh nghiệp không quá2.5 lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Người sử dụng lao động phải hiểu rõ rằng người lao động cần phải được trả công như thế nào trong điều kiện doanh nghiệp mình để có thể đáp ứng được những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của người lao động. Khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả người sử dụng lao động phải chăm lo hơn đến đời sống của người lao động và có thể tăng mức lương tổi thiểu lên làm cho đời sống người lao động được đảm bảo hơn sẽ đem đến một kết quả tốt hơn. Người lao động sẽ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Họ thấy thoả mãn với điều kiện của doanh nghiệp,họ hứng thú và sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.
Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường lao động trong khu vực đó. Khi tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cao hơn ở doanh nghiệp khác sẽ thu hút nhiều lao động hơn vào khu vực này. Người lao động có xu hướng làm việc cho những doanh nghiệp có thu nhập cao để đảm bảo và nâng cao đời sống của họ. Do nhu cầu của người lao động luôn hướng tới khu vực có tiền lương cao. Ngược lại khi tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp thấp thì mức cung lao động cho doanh nghiệp sẽ thấp đặc biệt là đối với loại lao động giản đơn vì loại lao động này thường được hưởng mức lương thấp trong doanh nghiệp nếu mức lương tối thiểu của doanh nghiệp quá thấp sẽ làm cho người lao động lo sợ không đảm bảo cuộc sống của họ vì vậy họ sẽ có nhu cầu tìm công việc khác. Thị trường lao động có nhu cầu làm cho các doanh nghiệp này giảm đi. Sẽ gây khó khăn cho việc tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp.
3.3. Đối với Nhà nước.
Đối với Nhà nước tiền lương tối thiểu là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. tiền lương tối thiểu là công cụ chống nghèo đói. Mức lương quy định của Nhà nước sẽ không ai được tả thấp hơn sẽ giúp cho người lao động tránh được rơi vào cảnh bần hàn nghèo đói từ đó sẽ tránh được việc phải giải quyết các vấn đề xã hội sau này. Khi đời sống của nhân dân được đảm bảo thì bệnh tật giảm việc giáo dục, đào tạo được nâng cao. Nâng cao đời sống và mặt bằng kinh tế xã hội của đất nước. Tiền lương tối thiểu là công cụ để Nhà nước điều chỉnh lạm phát. Tuy nhiên biện pháp này có tác dụng hai chiều.Tăng tiền lương tối thiểu một cách hợp lý sẽ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội nâng cao đời sống người dân điều chỉnh cho phù hợp với trượt giá của đồng tiền. Để đảm bảo tiền lương thực tế cho người lao động nhưng nếu điều chỉnh tiền lương tối thiểu một cách không hợp lý khi tiền lương tăng nhanh hơn tăng năng suất lao động sẽ gây ra lạm phát điều đó cho thấy Nhà nước phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp với tổng sản phẩm mà xã hội sản xuất ra.
Cũng bằng tiền lương tối thiểu Nhà nước có thể quy định theo ngành theo vùng để phù hợp với sự phát triển của vùng đó, ngành đó và điều kiện sống của người lao động tại vùng. Tiền lương tối thiểu sẽ giúp cho mức sống của người lao động ở vùng này không bị chênh lệch nhiều so với mức sống ở vùng khác ngành khác.
Đối với doanh nghiệp xác định tiền lương tối thiểu phải đảm bảo nguyên tắc tăng năng suất lao động nhanh hơn tiền lương vừa cân đối được các khoản thu chi của doanh nghiệp vừa đảm bảo được mức sống cho người lao động. Không ảnh hưởng đến việc tái phân bổ đầu tư giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
3.4. Đối với thị trường lao động.
Đối với thị trường lao động nói chung tiền lương cũng có tác động tương tự. Nhưng trong doanh nghiệp thì người lao động có thể lựa chọn cho mình doanh nghiệp có mức lương cao hơn phù hợp với khả năng của mình. Còn với toàn bộ nền kinh tế thì mức tiền lương tối thiểu chung có ảnh hưởng tới thị trường lao động.
Khi tiền lương tối thiểu tăng sẽ tạo ra khả năng số người có nhu cầu tìm việc làm tăng lên. Người lao động sẵn sàng làm việc với mức lương đó mà trước kia cũng với công việc ấy họ không làm, điều này sẽ thu hút lượng lao động từ những khu vực khác như nông thôn, phi chính thức cũng có nhu cầu tìm việc ngược lại khi giảm tiền lương tối thiểu sẽ gây ra nhiều hậu quả trong thị trường lao động người lao động sẽ không còn hứng thú với việc làm và những người có nhu cầu tìm việc cũng giảm đi. Đối với những người đang làm việc họ có nhu cầu làm thêm để có thêm thu nhập đảm bảo đời sống. Khi đó lao động của họ sẽ giảm đi không còn chú tâm vào một công việc.
Khi thị trường lao động cân bằng tạo ra giá cả cân bằng tại đó mức tiền lương hợp lý và cung cầu lao động ở trạng thái tối ưu. Nhưng khi tiền lương tối thiểu nằm dưới điểm cân bằng, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng dùng nhiều công nhân hơn và giảm việc đầu tư vốn do đó nhu cầu lao động tăng lên. Cung lao động thì ngược lại họ sẽ không sẵn sàng làm việc ở mức lương thấp từ đó sẽ dẫn đến tình trạng dư cầu thiếu cung một cách giả tạo. Ngược lại khi tiền lương tối thiểu nằm ở dưới điểm cân bằng., nhà sản xuất muốn giảm thiểu chi phí nên chuyển sang đầu tư nhiều vốn hơn và giảm việc sử dụng lao động dẫn đến tình trạng dư cung. Việc tăng hay giảm tiền lương tối thiểu không phù hợp với nền kinh tế, với thị trường lao động đều gây ra những điều bất cập và ảnh hưởng đến đời sống xã hội tuy nhiên khi nền kinh tế phát triển tiền lương của người lao động càng cao càng đảm bảo tốt hơn đời sống của người lao động.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước vai trò của tiền lương tối thiểu cũng giống như những doanh nghiệp khác tuy nhiên còn có những doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội sẽ được Nhà nước bảo trợ nhiều hơn.
4. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu
Xác định tiền lương tối thiểu có nhiều phương pháp khác nhau để xác định.
Xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào nhu cầu của người lao động và gia đình họ.
Khái niệm tiền lương tối thiểu ở trên cho thấy :Việc xác định tiền lương tối thiểu thông qua các nhu cầu về sinh học và xã hội học của người lao động và gia đình họ trong một thời kỳ nhất định đòi hỏi phải xác định được ngân sách chi tiêu của gia đình ở mức tối thiểu và cơ cấu chi tiêu ngân sách đó cho các nhu cầu. Để xác định được ngân sách chi tiêu của gia đình chi tiêu của gia đình ở mức tối thiểu cũng như cơ cấu của nó, cần thiết phải xác định được các tiêu chuẩn mẫu về:
Nhu cầu ăn và thực đơn mẫu cho một người lớn và một trẻ em.
Nhu cầu mặc cho một người lớn và một trẻ em.
Nhu cầu ở và trang thiết bị sinh hoạt cho một gia đình ;
Nhu cầu đi lại giao tiếp
Nhu cầu y tế
Nhu cầu học tập, văn hoá
Nhu cầu bảo hiểm xã hội
Tiêu chuẩn về các nhu cầu trên có liên quan trực tiếp đến người lao động và gia đình họ. Trong các quy mô hộ gia đình ở nước ta rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, thói quen, tập quán cụ thể. Bởi vậy các tiêu chuẩn tối thiểu về các tiêu chuẩn về các nhu cầu được xây dựng cho một hộ gia đình chuẩn. Hộ gia đình chuẩn là hộ gia đình gồm bố mẹ là những người lao động và hai đứa con nhỏ.
Phương pháp xây dựng tiền lương tối thiểu trên cơ sở thu nhập quốc dân
Tiền lương tối thiểu một mặt phụ thuộc vào những nhu cầu tối thiểu của người lao động, mặt khác ở mỗi thời kỳ nhất định nó cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội. Sự ảnh hưởng này thể hiện ở mức độ bảo đảm các nhu cầu tối thiểu. Trong phạm vi quốc gia, mức độ đảm bảo các nhu cầu cao hay thấp lại phụ thuộc vào khả năng thu nhập quốc dân. như vậy tiền lương tối thiểu phạm vi cả quốc gia, phụ thuộc vào thu nhập quốc dân. Mối quan hệ thụ thuộc này đã dược sử dụng ở nhiều nước trên thế giới để xác định mức tiền lương tối thiểu cho người lao động.
Việc xác định tiền lương tối thiểu căn cứ vào thu nhập quốc dân đòi hỏi phải xác định được các yếu tố sau:
Mức tiêu dùng bình quân đầu người
Hệ số chênh lệch giữa mức tiêu dùng bình quân đầu người với mức tiêu dùng tối thiểu bình quân đầu người
Hệ số người ăn theo đối với một người lao động
Đối với doanh nghiệp cần phải đảm bảo nguyên tắc tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp không thể thấp hơn tiền lương tối thiểu của Nhà nước quy định và không được cao hơn 2,5 lần. Tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đồng thời phải cân đối được thu nhập của doanh nghiệp với quỹ tiền lương.
Chương II: Thực trạng thị trường lao động và tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước
I. Thị trường lao động
1. Sự hình thành thị trường lao động Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế chậm phát triển. Lại kéo theo một thời gian cơ chế tập chung bao cấp. Cho đến năm 1986, chúng ta mới thực hiện đổi mới. Chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường. Các thị trường hình thành từ đó. Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thồng thị trường trong nền kinh tế thị trường. Nhưng so với các loại thị trường khác như vốn, công nghệ, hàng hoá thị trường lao động hình thành và phát triền chậm hơn.
Sự hình thành và phát triển thị trường lao động Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển, gắn liền với quá trình phân hoá tự nhiên của nền sản xuất nhỏ. Từ những năm cuối của thập kỷ 80 đến những năm đầu của thập kỷ 90 thị trường lao động mới hình thành dưới các hình thức thuê mướn lao động theo kiểu hợp đông miệng thời gian ngắn, mang tình chất tạm thời, không ổn định. Dạng thuê lao động trong quan hệ lao động làm công ăn lương bằng các hình thức hợp đồng có thời hạn không có thời hạn chưa nhiều, chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía nam. Thị trường lao động giai đoạn này còn manh mún phân tán, chia cắt.Sự di chuyển lao động còn ít giữa các vùng cũng như giữa thành thị và nông thôn, trrong nước và ngoài nước. Khái niệm thất nghiệp cũng chưa được đề cập một cách chính thức về mặt xã hội chủ trương chuyển hướng nền kinh tế sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được khởi đầu bởi nghị quyết đảng lần thứ 6. Cùng với một loạt cải cách lớn về thể chế và chính sách kinh tế đã tạo điều kiện cho thị trường lao động hình thành và từng bước phát triển. Sự ra đời của bộ luật lao động 1995 đã thể chế hoá quan niệm về cũng như các quy định có liên quan đến thị trường lao động như : hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương và chế độ trả lương, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nươc ngoài. Bộ luật lao động cũng đã cụ thể hoá các quy định của hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam về lao động, quản lý lao động, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động trên các vấn đề cơ bản về quyền nghĩa vụ và trách nhiêm của các bên bộ luật lao động đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển một thị trương lao động thống nhất linh hoạt trên phạm vi cả nước.
2. Các đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
2.1. Cung lao động.
Dân số nước ta hiện nay có khoảng trên 80 triệu người với cơ cấu dân số trẻ dù đang có sự chuyển biến theo hướng già hoá. Điều đó đã tạo nên một lực lượng lao động dồi dào có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, trung bình 3 % trong giai đoạn 1989 – 1999.
Nguồn lao động dồi dào nhưng cơ cấu còn rất nhiều điểm bất hợp lý. Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực dưới góc độ trình độ văn hoá ngày càng được nâng lên kể cả khu vực nông thôn, thành thị, song cơ cấu theo các tiêu thức khác đang nổi lên những vấn đề cần giải quyết.
Thứ nhất: lao động giản đơn còn quá cao, lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm, 84,48% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật ( năm 2000 ) điều này phản ánh đội ngũ lực lượng lao động chưa sẵn sàng để hình thành và phát triển nền kinh tế trí thức.
Thứ hai: vẫn chưa ra khỏi tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp CNH và HĐH cơ cấu kỹ thuật phổ biến là: 1 ĐH, CĐ: 4 THCN: 10 CNKT. Nhưng ở nước ta tình trạng bất hợp lý ngày càng trầm trọng. Năm 1979 tỷ lệ trên là: 1: 2,2: 7,1 ; năm 1989 là: 1: 1,8: 2,2; năm 1998 – 1999 là : 1: 1,3: 2.Mặc dù công tác đào tạo nghề cũng đã được quan tâm.
Thứ ba: thiếu cân đối trong cơ cấu lao động theo vùng. Tỷ trọng lao động ở vùng ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long cao nhất nước ( 20,5% và 21,7% trong lực lượng lao động ) gây khó khăn cho việc giải quyết công ăn việc làm.
2.2. Cầu lao động.
Nhu cầu về lao động phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể trong thời gian qua. Tăng liên tục từ năm 1991-1996 đạt mức trên 9% / năm, năm 1997 bắt đầu vào đà giảm sút, năm 1999 chỉ đạt 4,47 % đến năm 2000 lại tăng lên 6,75 % và năm 2002 là 7.02%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực phù hợp với tiến trình CNH và HĐH song còn rất chậm chạp. Trong vòng 10 năm qua ngành dịch vụ chỉ tăng được 3,4 %, công nghiệp tăng 12,8%. Điều đó tác động đến cầu lao động trong những năm qua.
Cơ cấu lao động theo ngành thì lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Tỷ trọng này giảm chậm từ năm 1993 – 2000 chỉ giảm từ 71% xuống 62,56%. Việc phát triển và thu hút kinh tế trang trại năm 1999 góp phần đáng kể giữ vững tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp. Luật doanh nghiệp ngày 1/1/2000 đã tạo ra 13.500 doanh nghiệp mới và tạo hơn 300.000 chỗ làm mới góp phần cải thiện cơ cấu lao động.
Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế, lao động trong khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ 10% ( năm 1999 ). Mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP khá lớn. Cầu lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước kể từ năm 1990 trở lại đây có xu hướng giảm. Khu vực ngoài quốc doanh thu hút phần lớn lực lượng lao động nhưng tỷ lệ đóng góp vào GDP vẫn chưa cao. Cầu lao động của khu vực này vẫn có xu hướng tăng. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài thu hút nhiều lao động. Xuất khẩu lao động cũng là một hướng đi cơ bản nhằm giải quýêt việc làm cho người lao động. Hiện nay số người lao động xuất khẩu ngày càng tăng và thị trường lao động ngày càng rộng lớn. Tuy nhiên những hạn chế của lao động Việt Nam cũng ảnh hưởng đến cầu lao động của khu vực này.
Từ thực trạng trên cho thấy những nét nổi bật trong thị trường lao động Việt Nam là cung lớn hơn cầu rất nhiều dẫn đến áp lực lớn về việc làm, điều đó dẫn đến một tỷ lệ thất nghiệp cao ( 1996-1999: 5,88% -7,4%; 2000: 6,4 %) đặc biệt là khu vực thành thị. ở nông thôn thất nghiệp trá hình người lao động chỉ sử dụng ở mức 70%-73% thời gian lao động.
Cơ cấu nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng được cầu lao động trên thị trường trong nước càng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tỷ lao động tham gia quan hệ thị trường thấp. Thị trường lao động chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị lớn, trung tâm công nghiệp mới. Giá công lao động đang có xu hướng tăng lên đồng thời có sự khác biệt về giá công lao động giữa các địa phương, nghề, ngành và thành phần kinh tế đồng thời tiền lương chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu trên thị trường.
Sự hạn chế của thể chế thị trường lao động Việt Nam đã làm ngăn cản sự phát triển của thị trường lao động Việt Nam vốn đã bị phân tán, di chuyển yếu và không linh hoạt.
3. Thị trường lao động trong khu vực Nhà nước.
Thị trường lao động trong khu vực Nhà nước là một bộ phận cấu thành của thị trường lao động Việt Nam.
Khu vực Nhà nước là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, khu vực này chiếm khoảng 10% lực lượng lao động trong đó các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng đóng góp vào GDP khá lớn 21.7% (2000)và là 23,38% (2002). Cầu lao động trong doanh nghiệp Nhà nước kể từ năm 1990 trở lại đây có xu hướng giảm do tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy hành chính, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Cuối năm 1989 lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước là 2,5 triệu người lao động đến năm 1998 là 1.7 triệu người.
Lao động trong khu vực Nhà nước được tuyển dụng theo hình thức biên chế họăc định biên cứng nên tác động của thị trường lao động rất hạn chế. Nói chung ở khu vực này cung lao động rất lớn nhưng cầu laao động lại rất hạn chế nên lượng lao động dôi dư lớn.Đây là kết quả của việc sử dụng lao động theo tính kế hoạch hoá tập trung dẫn đến Nhà nước phải chi nguồn kinh phí lớn để giải quyết lao động này và nó tạo tâm lý ý thức phụ thuộc của người lao động trông chờ vào Nhà nước không tự lo việc cho mình. Trước đây lực lượng lao động chủ yếu nằm trong khu vực Nhà nước nhất là từ khi mới chuyển từ tập chung bao cấp sang cơ chế thị trường khu vực này được Nhà nước bao cấp và bảo trợ nhiều nên nảy sinh nhiều tiêu cực. Từ khi thực hiện đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước thì cũng đã có khá nhiều chuyển biến. Tuy nhiên hệ tư tưởng vẫn ăn sâu mà chưa thay đổi được của một bộ phận lực lượng lao động là làm trong khu vực Nhà nước nhàn hơn ổn định hơn, đó là tư tưởng thiếu trách nhiệm.
Chính vì vai trò chủ đạo của khu vực này mà Nhà nước đã bảo trợ cho khu vực này rất nhiều. Khi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không tốt Nhà nước lại phải bỏ ngân sách để bù vào như vậy những người hoạt động trong các doanh nghiệp này không phải lo phá sản, thu nhập thấp, hay sa thải…
Từ khi đổi mới các doạnh nghiệp được giữ lại để phát triển cũng phải đổi mới bộ máy. Tuyển dụng lao động có năng lực, bộ máylà những người có khả năng lãnh đạo. Sắp xếp lại lao động, thanh lọc những người không đủ khả năng đồng thời phải đào tạo lại lao động cho phù hợp với cơ chế mới và đổi mới trang thiết bị.
Như vậy nhìn chung cầu lao động trong khu vực này ngày càng giảm nhưng không phải toàn bộ. Cầu lao động trong khu vực này chi giảm với những lao động không có trình độ còn cầu lao động có trình độ chuyên môn cao lực lượng lao động được đào tạo nhất là lao động trí óc vẫn rất cao để đổi mới bộ máy doanh nghiệp giữ vững chức năng chủ đạo.
Cung lao động cho khu vực này còn rất cao trong đó lượng lao động có trình độ không phải là nhỏ. Điều đó cho thấy thị trường lao động khu vực này cũng đang rất sôi động và các nhà tuyển dụng có thể tuyển dụng được lao động theo ý muốn.
Tuy nhiên cần thấy rằng thị trường lao động thì như vậy nhưng cơ chế tuyển dụng còn nhiều bất cập. Tuyển người thân quen, quyền chức, nhiều tiền mà sắp xếp cả những người không có trình độ điều này làm giảm nghiêm trọng chất lượng lao động khu vực này phải chăng đây cũng là một trong những lý do làm cho người thật sự có năng lực không muốn tham gia vào khu vực này. Đây là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp Nhà nước.
II. Lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước
1. Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta
Do tình hình kinh tế nước ta phát triển sang nền kinh tế thị trường yêu cầu và đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động. Trong mọi lĩnh vực phải có một bộ máy thực sự tâm huyết và nhạy bén. Trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà nước của chúng ta như một cỗ máy lâu năm cũ kỹ và trì trệ với công nghệ lạc hậu. Cơ chế tập ttung quan liêu bao cấp đã đem lại cho các doanh nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế này những bộ mặt yếu kém về kinh tế. Sự làm ăn thua lỗ luôn nhận được sự bảo trợ của Nhà nước bảo thủ trì trệ không chịu đổi mới cho phù hợp và bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế.
Từ những bất cập đó đảng và Nhà nước ta đã định hướng rõ ràng cho nền kinh tế phát triển nền kinh tê nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước
Đối với thành phần kinh tế Nhà nước Nhà nước ta chủ chương chuyển dần các doanh nghiệp sang thành các công ty trách nhiệm hữu hạn, giao, bán, cổ phần hoá… đổi mới bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp được giữ lại làm doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy xu hướng của khu vực này là số lượng các doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm. Năm 2003 chính phủ sở hữu khoảng 5200 doanh nghiệp Nhà nước và hàng chục tổng công ty. Theo đề án sắp xếp lại doanh nghiệp thì đén năm 2005 vẫn còn 50% số doanh nghiệp này vẫn do Nhà nước nước nắm giữ 100% vốn. Lượng lao động trong khu vực này nói chung là giảm nhưng để đổi mới được các doanh nghiệp này thì lượng cầu lao động có chất lưọng cao thì vẫn cao. Điều này ảnh hưởng đến thị trường lao động khu vực này với yêu cầu đòi hỏi cung lao động phải được đào tạo, có chất lượng cao để đáp ứng được yêu cầu công việc và vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này. Việc thực hiện đổi mới cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Năm 2002 đã có gần 77% doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi so với con số 40% của năm 2001, số doanh nghiệp hoà vốn hơn 7% và16% doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn thua lỗ. Đã tuyển dụng được những lao động có năng lực, khả năng lãnh đạo, có chuyên môn, thanh lọc và đào tạo mới, đào tạo lại lao động. Doanh nghiệp Nhà nước đã và sẽ giữ vững vai trò chủ đạo của mình.
2. Sự hình thành và phát triền của tiền lương tối thiểu.
2.1. Sự hình thành.
Trước đây, khi nền kinh tế của chúng ta còn đang trong giai đoạn cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, thu nhập theo phân phối thì mọi người lao động được hưởng như nhau. Tuy nhiên với cách phân phối đó góp phần làm cho nền kinh tế không phát triển được, do người làm ít hay nhiều vẫn được hưởng như nhau, nảy sinh tính ỷ lại trong người lao động. Thu nhập không thực hiện được chức năng đòn bẩy kinh tế của nó, nền kinh tế không có sự năng động, người lao động không có động lực làm việc.
Từ năm 1986 chúng ta bắt đầu chuyển dần nền kinh tế sang cơ chế thị trường và đến những năm đầu thập kỷ 90 nền kinh tế thị trường mới thực sự phát triển mạnh. Thu nhập của người lao động được tính theo sức lao động đã cống hiến. Làm theo năng lực hưởng theo sản phẩm. Điều đó làm cho người lao động tích cực hơn trong lao động đồng thời cũng quan tâm hơn tới kết quả lao động do nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Tạo nên sự cạnh tranh giữa người lao động, giữa các doanh nghiệp, các công ty vế sản phẩm mà chủ doanh nghiệp có thể hạ quá thấp mức lương trả cho người lao động. Để đảm bảo thu nhập cho người lao động, năm 1993 lần đầu tiên Nhà nước đã quy định mức lương tối thiểu cho người lao động. Với mức tiền lương này đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động cho họ, một phần cho gia đình họ và một phần bảo đảm tuổi già. Lao động này là những lao động giản đơn nhất ở mức độ nhẹ nhàng nhất trong điều kiện bình thường.
2.2. Các giai đoạn phát triển.
Năm 1993 Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu chung là 120.000đ/tháng với mức tiền lương này cũng đáp ứng khoảng 70% nhu cầu của người lao động. Mức tiền lương này được xác định dựa trên một số tiêu chuẩn về nhu cầu của người lao động và tình hình kinh tế của đất nước. Lúc này mức tiền lương tối thiểu như vậy là tương đối phù hợp với mức sống của người lao động. Tuy nhiên do sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thì mức tiền lương tối thiểu này không còn phù hợp nữa. năm 1997 Nhà nước nâng mức lương tối thiểu lên 144.000đ/tháng. Năm 2000 là 180.000đ/tháng, năm 2001 là 210.000đ/ tháng, và đến 1/1/2003 là 290.000đ/tháng.
Đơn vị: Đồng
Năm
1993
1997
2000
2001
2003
TLTT
120.000
144.000
180.000
210.000
290.000
Như vậy mức tiền lương tối thiểu ở nước ta liên tục được nâng lên cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, nhưng như chúng ta thấy thì mức tăng tiền lương như vậy chưa đáp ứng đủ được sự trượt giá của đồng tiền để mức sống của người dân được đảm bảo như năm 1993 chứ chưa nói đến việc nâng cao mức sống của người lao động, thực tế cho thấy chúng ta có thể đạt được một số tích cực sau :
Việc tiền tệ hoá tiền lương và thay đổi cơ cấu tiền lương đã cơ bản xoá bỏ chế độ bao cấp và đảm bảo công bằng hơn về phân phối thu nhập. Kết hợp việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo mức độ trượt giá với biện pháp mở rộng bội số tiền lương đã phần nào bổ xung được thu nhập cho người lao động, khắc phục một phần tính bình quân trong chế độ tiền lương bước đầu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên nhìn chung chế độ tiền lương còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Nếu tính mức lương tối thiểu được điều chỉnh 210.000đ/ tháng đối với các đối tượng hưởng lương ngân sách và mức lương tối thiểu trong các doanh nghiệp không vượt quá650.000đ/tháng cho thấy mức lương này thấp hơn nhiều so với mức trượt giá. Từ năm 1994 chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng so với mốc năm 1993, năm 1994 tăng 14,2%, năm 1995 tăng 12,7% đầu năm 1997 tăng 35% mức tăng giá hàng năm làm cho tiền lương tối thiểu ngày càng giảm sút.
Về lý thuyết khi xây dựng mức tiền lương tối thiểu nhu cầu của người lao động được ưu tiên xem xét tính toán tỷ mỷ tuy nhiên khi ban hành thường không bảo đảm. Ví dụ tại thời điểm 1/4/1993 mức tiền lương tối thiểu tính toán là 170.000đ/tháng trong khi tiền lương thực tế là 120.000đ/ tháng. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu rất chậm không theo kịp với tốc độ tăng giá của các mặt hàng thiết yếu nên khả năng tái sản xuất sức lao động ngày càng giảm đi.
Dưới giác độ kinh tế tiền lương tối thiểu thấp đã hạn chế tính linh hoạt và hiệu quả của các doanh nghiệp không khuyến khích các cơ quan kinh tế Nhà nước sử dụng và bố trí lao động một cách hợp lý tạo ra sự chia cắt thị trường giả tạo sự gian dối trong hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước khiến thất thu ngân sách.
Một trong những tồn tại lớn trong khi thiết kế điều chỉnh tiền lương tối thiểu là gắn chặt với việc cân đối ngân sách. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu thường do sức ép bên ngoài hơn là do các yếu tố có liên quan như giá cả sinh hoạt trình độ phát triển của mức sống, năng suất lao động.
Từ đó cho thấy mức lương hiện nay chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động chưa bù đắp được các chi phí thiết yếu cho bản thân người lao động chưa kể đến con cái và gia đình họ. Tiền lương thấp dẫn đến hiện tượng khá phổ biến là người lao động không sống, các cơ quan đơn vị xoay sở thêm thu nhập cho người lao động phần nào làm mất đi ý nghĩa của tiền lương. Sự gia tăng phần thu nhập ngoài lương chính là nguyên nhân dẫn đến định hướng sai lầm của người lao động làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, một số cán bộ công chức không nhiệt tình với việc công, lạm dụng giờ hành chính Nhà nước làm ngoài là mầm mống của bất ổn xã hội và giảm uy tín của bộ máy công quyền.
3. Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước.
Mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước đặt ra được áp dụng nghiêm túc nhất trong khu vực Nhà nước. Từ năm 1993 tiền lương tối thiểu đặt ra với mức độ bao phủ thấp, chỉ áp dụng với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực Nhà nước nhưng nay đã được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Theo nghi định 28/CP ban hành ngay 28/3/97 quy định mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương cho các doanh nghiệp Nhà nước như sau: Các doanh nghiệp Nhà nước được áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 1.5 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Khi áp dụng hệ số tăng thêm này phải đảm bảo nguyên tắc không làm giảm các khoản nộp ngân sách Nhà nước đặc biệt là không giảm lợi nhuận so với năm trước đã thực hiện trừ trường hợp Nhà nước giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ của doanh nghiệp.
Nghị định 03/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ xung một số điều của nghị định số 28/CP trong đó có quy điịnh thêm: Đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định nguyên tắc trên, do yêu cầu công việc thường xuyên phải sử dụng số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trên 50% tổng số lao động trong doanh nghiệp và kế hoạch xây dựng lợi nhuận cao hơn 5% trở nên so với lợi nhuận thực hiện năm trước liền kề thì được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương. Như vậy theo quy định trên với mức tiền lương tối thiểu là 290.000 đ/tháng các doanh nghiệp có quyền áp dụng từ 290.000 đến 725.000đ/tháng với những doanh nghiệp đạt mứcquy định trên thì mức tối đa là 870.000 đ/tháng. Nếu như các doanh nghiệp Nhà nước của chúng ta có thể áp dụng tiền lương tối thiểu tối thiểu tối đa trên thì đời sống người lao động đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước của chúng ta chưa đạt được mức đó. Đối với các doanh nghiệp được đổi mới và làm ăn có lãi thì tiền lương đẫ được cải thiện phần nào còn đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mặc dù nhận được sự bảo trợ của Nhà nước thì mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng không được nâng lên là bao nhiêu.
Theo báo cáo của tổng cục thống kê thu nhập bình quân mỗi tháng của một lao động năm 2001 trong khu vực Nhà nước đạt 889.600đ tăng 15.9% so với năm 2000. Năm nghành có mức thu nhập bình quân một lao động mỗi tháng trên 1 triệu là : công nghiệp khai thác 1.565.400đ/tháng, điện nước 1576000đ/tháng, tín dụng 1413100đ/tháng tư vấn đầu tư 1496100đ/ tháng. Các ngành còn lại đều có mức thu nhập bình quân dưới 1 triệu đồng trong đó có thu nhập ngành giáo dục và y tế.
Mặc dù thu nhập từ lương của khu vực nhà Nhà nước đã tăng lên đáng kể so với năm 2000 Nhưng nhìn chung mức thu nhập này chưa phản ánh tổng thu nhập của người lao động Số cán bộ công nhân viên chức hiện nay không sống chủ yếu bằng lương mà còn nhờ nhiều khoản thu nhập khác.
Khu vực Nhà nước được áp dụng quy định tiền lương tối thiểu và hệ thống thang bảng lương một cách chặt chễ chính vì vậy mà lương cứng của khu vực này thấp điều này làm nảy sinh các vấn đề xa hội tiêu cực mất đi vai trò tiền lương tối thiểu đồng thời làm cho bộ máy quản lý bị suy yếu.
So sánh với các khu vực khác tiền lương trong các khu vực Nhà nước được áp dụng chật chẽ hơn nhưng ở mức thấp hơn so với các khu vực khác.Do tính kém năng động của khu vực này nên vấn đề kinh tế của khu vực này chậm phát triển thậm chí làm ăn thua lỗ vì vậy mức tiền lương tối thiểu không cao từ đó làm cho thu nhập của người lao động không cao.
Thu nhập bình quân
Đơn vị:1000đ
Năm
Thành phần
2001
2002
Chung
1259
1444
DNNN
1251
1441
DNngoài quốc doanh
1105
1255
DNcó vốn đầu tư nước ngoài
1558
1745
Nguồn: Số liệu thống kê-Thông tin thị trường
Theo số liệu trên mức thu nhập của người lao động trong khu vực Nhà nước chưa cao lại là con số chia bình quân cho người lao động giữa các ngành khác nhau hơn nữa đây lại là khu vực kinh tế chủ chốt.
4. ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu tới thị trường lao động.
Lượng lao động trong khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn vì vậy ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước với thị trường cũng không lớn. Tuy nhiên nó có những đặc trưng riêng tác động đến thị trường lao động
Tiền lương tối thiểu thấp đã tác động khác nhau tới những bộ phận lao động có chất lượng khác nhau.
Như chúng ta đã biết tâm lý của người lao động đều muôná tham gia vào khu vực nay do tính chất ổn định và nhàn hơn. Nhưng yêu cầu lúc này của lao động khu vực này là phải có chất lượng cao,có trình độ và được đào tạo. Với lượng lao động này họ đòi hỏi phải có mức lương cao tương xứng với trình độ của họ. Trong khi đó tiền lương tối thiểu nói chung và tiền lương tối thiểu trong các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng thấp bên cạnh đó tiền lương tối thiểu tiền lương của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn hẳn. Sức hút của thu nhập cao, một nơi làm việc đúng khả năng của mình đã làm cho lực lượng lao động thật sự có năng lực, có trình độ chuyển sang khu vực khác điều này là một thiệt thòi lớn cho khu vực Nhà nước. Mặc dù làm ở đâu cũng là cống hiến là góp phần phát triển đất nước. Nhưng bộ phận chủ chốt chủ đạo cho nền kinh tế vẫn luôn cần những người có năng lực có trình độ thực sự. Với yêu cầu khu vực Nhà nước những người lao động làm việc trong khu vực này cũng cố gắng nâng cao trình độ nhưng cơ chế “xin cho” vẫn thịnh hành làm cho bộ máy quản lý của các doanh nghiệp vẫn trì trệ. Từ thực tế không đẹp của các doanh nghiệp Nhà nước tạo tâm lý quan niệm không tốt về khu vực này trong thị trường lao động cộng thêm với tiền lương tối thiểu thấp không năng động đãi ngộ không đúng đã làm chảy máu chất xám đối với khu vực này. Lực lượng lao động làm việc ở đây chủ yếu có tư tưởng được ổn định lâu dài và nhàn hạ. Đó là điều bất cập cho việc tuyển chọn lao động khu vực Nhà nước
Tuy nhiên đến nay đã có những đổi mới rõ rệt. Cơ chế tuyển dụng cũng đã có những cải biến ở một số doanh nghiệp. Có chế độ đãi ngộ với những tài năng với những người có năng lựclãnh đạo giúp cho họ yên tâm công tác.
Đối với những người đang làm việc trong khu vực Nhà nước mức lương thấp không đủ chi phí cho gia đình tùi cảm thấy nhàm chán, muốn tìm cơ hội khác hoặc đi làm thêm để tăng thêm thu nhập hoặc đem việc về làm trong khu vực hành chính điều đó làm giảm chất lượng công việc mà họ đang làm đồng thời ảnh hưởng đến nội quy quy chế.
Đối với những người đang muốn làm trong khu vực này cố gắng đào tạo học hỏi để đạt được vị trí nào đó trong doanh nghiệp, bộ máy quản lý. Với những người có chất lượng lao động thấp hơn thì mong muốn được vào làm viẹc cho khu vực này cho ổn định và không bị đào thải.
Đối với lực lượng lao động đang và sẽ có nhu cầu vào làm việc trong khu vực này cũng có tư tưởng tương tự vì vậy yêu cầu phải được đãi ngộ đúng đối với từng đối tượng lao động đồng thời đổi mới bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả hơn cơ chế hợp lý hơn sẽ thực sự thu hút được lực lượng lao động có chất lượng cao vào khu vực này
5. Những vấn đề đạt được và còn tồn tại
Trong những năm qua Nhà nước ta đã liên tục điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và đã phần nào khắc phục được những thay đổi của kinh tế lao động tới sự mất giá của đồng tiền
Ngày càng đổi mới và hoàn thiện hơn phương pháp tính tiền lương tối thiểu của hệ thống nhu cầu tối thiểu được hoàn thiện và nâng cao.
Bên cạnh vẫn còn một số mặt còn tồn tại như sau:
Còn tồn tại sự khác biệt lớn về thu nhập, tiền lương và trả công cho người lao động giữa lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo kết quả của viện nghiên cứu khoa học lao động và các vấn đề xã hội. Năm 2001 mức lương bình quân chung của một lao động trực tiếp sản xuất trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 1,5 lần doanh nghiệp Nhà nước và gấp 2 lần doanh nghiệp tư nhân, mức lương bình quân cao nhất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn mức bình quân thấp nhất của doanh nghiệp Nhà nước là 4,6 lần và doanh nghiệp tư nhân là 5,3 lần. Mức thấp này xuất phát từ mức tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp còn thấp.
Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu còn chưa theo kịp với điều kiện kinh tế xã hội mức trượt giá của đồng tiền nên mức sống của người lao động vẫn không được đảm bảo. Hơn nữa việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu chỉ được điều chỉnh khi yêu cầu đó được đặt ra cấp bách, điều chỉnh sau do vậy không đảm bảo được tính chất của tiền lương tối thiểu là đảm bảo và nâng cao mức sống của người lao động mà chỉ mang tính chất bù đắp.
Thiếu khung pháp lý và bộ máy quản lý cho phép theo dõi giám sát điều chỉnh các mức tiền lương tối thiểu.
Quan điểm ngân sách năng nề khi thiết kế điều chỉnh tiền lương tối thiểu đó là một trong nhưng tồn tại lớn trong khi thiết kế và điều chỉnh tiền lương tối thiểu là gắn chặt với việc cân đối ngân sách. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu thường do sức ép bên ngoài hơn là tác động của các yếu tố liên quan như giá cả sinh hoạt, trình độ phát triển của mức sống, năng suất lao động …
Việc áp dụng tiền lương tối thiểu chỉ được với một số ít người lao động làm công ăn lương còn một lượng lớn lao động khác nhất là khu vực nông thôn. Vì vậy việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ít có tác dụng trong việc cải thiện vị thế của những người lao động không có trình độ tay nghềtrên thị trường cũng như tương quan cung cầu trên thị trường lao động.
Trong thiết kế, gắn tiền lương tối thiểu của khu vực Nhà nước với tiền lương tối thiểu tối thiểu chung còn nhiều bất cập trong cơ chế thị trường. Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh chủ yếu theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Trong khi đó khu vực Nhà nước ít chịu ảnh hưởng của thị trường và vậy việc điều chỉnh rất khó khăn…
Nguyên nhân:
Do cơ chế tập trung bao cấp, kế hoạch hoá chưa được thay đổi hoàn toàn. Mặt khác tình hình kinh tế xã hội còn chậm phát triển và không đồng đều giữa các khu vực, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu số lao động nông nghiệp còn nhiều.Trong doanh nghiệp Nhà nước cơ chế cũ còn tồn tại nhiều và nảy sinh nhiều mâu thuẫn tiêu cực đồng thời tiền lương tối thiểu trong khu vực Nhà nước lại thấp
Chương III: Giải pháp
1. Đối với Nhà nước
Tiền lương tối thiểu là gốc của chế độ tiền lương. là cơ sở để tính các mức lương cho người lao động. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương là giá cả sức lao động được biểu hiện bằng tiền. Đó là những chi phí để tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân song có vai trò khác nhau đối với người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Tuy nhiên tiền lương tối thiểu của chúng ta hiện nay chưa thể hiện được đúng vai trò của nó. Vì vậy đảng Nhà nước và các doanh nghiệp luôn tìm những giải pháp để khắc phục những mặt còn tồn tại này.
Đối với Nhà nước tiền lương và thu nhập của người lao động là công cụ để điều tiết và quản lý kinh tế. Nhà nước phải nắm được đầy đủ tiền lương và thu nhập của người lao động để điều tiết quản lý nhằm giải quyết các vấn đề xã hội bảo đảm sự ổn định và phát triển. Vì vậy việc đặt ra các giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại về tiền lương phải khắc phục được: Tính bình quân trong tiền lương. Hiện nay tiền lương nước ta còn mang nặng tính bình quân điều này thể hiện rõ nét ở thang bảng lương giữa các ngành, các lĩnh vực, điều kiện và thời gian tăng lương, khoảng cách và chênh lệch giữa mức lương cũng như việc quy định các tiêu chuẩn, điều kiện tăng lương của công chức. Thực hiện tiền lương có phân biệt giữa các khu vực hành chính, lực lượng vĩu trang với khu vực sự nghiệp. Tiếp tục thực hiện tiền tệ hoá tiền lương xoá bỏ bao cấp trong tiền lương các nhu cầu về điều kiện làm việc và sinh sống của công chức như nhà ở, xe cộ, điện thoại phải được tính toán đầy đủ vào tiền lương. khắc phục tình trạng mức lương tối thiểu quá thấp so với mức sống tiêu dùng của dân cư và những mặt còn tồn tại khác.
Khắc phục về chênh lệch giữa các vùng, về thu nhập bình quân đầu người tiêu dùng bình quân đầu người và trình độ phát triển kinh tế, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng về trình độ phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm hình thành sự phát triển và hình thành nguồn nhân lực và thị trường lao động. Vì vậy việc xác định tiền lương tối thiểu nói chung và tiền lương tối thiểu theo vùng là việc làm cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. có thể thấy ngoài mức tiêu dùng mức tiền lương tối thiểu theo vùng cần phải được xác định dựa vào căn cứ thực trạng thu nhập chi tiêu và thực hiện về trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng và xu thế biến đổi trong tương lai cũng là căn cứ quan trọng cần được tính đến. Cần phải có chính sách về tiền lương tối thiểu theo vùng. Hệ thống vùng kinh tế hiện nay sẽ là khung chung cho việc xác định số vùng và hệ số lương tối thiểu theo vùng. Việc xác định hệ số vùng của mức lương tối thiểu khởi điểm theo vùng hiện nay cần dựa vào thực trạng về thu nhập và GDP bình quân đầu người. Việc điều chỉnh phải dựa vào giá cả, mức cơ cấu tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng. Việc xác định hệ số lương theo vùng cần dựa vào nguyên tắc về đảm bảo tiêu dùng tối thiểu cần thiết, tạo lưới an sinh xã hội và góp phần phân phối lại GDP giữa các vùng.
Để đảm bảo cho người lao động làm việc trong các ngành khác nhau thì việc quy định mức tiền lương tối thiểu theo ngành là hết sức cần thiết. Tiền lương tối thiểu ngành nhằm phân biệt đãi ngộ giữa các ngành trong nền kinh tế chính vì vậy nó có những vai trò cơ bản sau: bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm công ăn lương thấp nhất trong ngành đồng thời nó là nền cơ bản để trả công lao động cho những công việc khác trong ngành. Loại trừ cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong ngành và các giữa các ngành. Bảo đảm trả lương tối thiểu teo ngành như nhau cho những công việc như nhau mặc dù họ làm ở những doanh nghiệp khác nhau. Đảm bảo đời sống tối thiểu cho người lao động làm công ăn lương trong ngành. Tiền lương tối thiểu ngành là giới hạn dưới về trả công lao động bắt buộc các ngành phải thực hiện. Nó cũng là nhân tố cơ bản để trả công lao động giữa các ngành vì vậy thực hiện các chức năng : đảm bảo tái sản xuất sức lao động, góp phần điều tiết cung cầu sức lao động, khuyến khích sự phát triển của các ngành kinh tế. Hoàn thiện chính sách trả công lao động. Tăng hiệu quả của chính sách tiền lương. Tiền lương tối thiểu giữa các ngành được phân biệt với nhau bằng các nhóm yếu tố: về chất lượng lao động của ngành, điều kiện lao động của ngành, về chính sách kinh tế xã hội và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ phát triển kinh tế và đặc biệt là năng suất lao động của ngành.
Mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu là vấn đề phải có sự điều tra khảo sát nghiên cứu rất công phu. Trong điều kiện của cuộc điều tra thật đầy đủ phải căn cứ vào :
Mức lương tối thiểu quy định năm 1993.
Dựa vào điều tra xã hội học với những người lao động giản đơn, công nhân làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sinh viên…
Dựa vào điều tra mức sống tối thiểu ở Hà Nội và một số tỉnh thành phố khác về đảm bảo cho nhu cầu con người về ăn mặc, ở, học hành, văn hoá, y tê, để duy trì sức lao động.
Khắc phục quan điểm trả lương thấp cần hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của tiền lương. Chính sách tiền lương thấp làm triệt tiêu động lực tăng năng suất lao động, người lao động thiếu động lực làm việc người quản lý không muốn thay đổi, lương thấp sẽ làm nghèo vốn nhân lực và dẫn người lao động đến vòng luẩn quẩn nghèo đói và năng suất thấp, phải tăng cường tính hiệu lực của chính sách tiền lương tối thiểu. Tăng cường việc kiểm tra tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu và có chế tài để buộc doanh nghiệp áp dụng thì việc tăng tiền lương tối thiểu mới có ý nghĩa. Tập trung đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đến các chỉ số của thị trường lao động.
Căn cứ để xác định tiền lương tối thiểu chung cho cả nước
Trình độ lao động giản đơn nhất, điều kiện làm việc bình thường, cường độ lao động nhẹ nhất, điều tra về nhu cầu sống tối thiểu giá cả, các tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình của đất nước. Dựa trên cơ sở mức lương trung bình đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh khả năng chi trả và căn cứ để trả lương ở doanh nghiệp, khả năng tài chính của ngân sách quốc gia.
Ngoài ra phải khắc phục một số tồn tại khác của tiền lương tối thiểu hiện nay. Tình trạng bình quân và phân biệt quá lớn giữa các ngạch, bậc, giữa các khu vực. Lấy hệ thống tiền lương khu vực hành chính làm gốc để xác định quan hệ tiền lương thấp nhất, trung bình và tối đa, từ đó so sánh điều kiện cân đối cho hệ thống tiền lương trong khu vựcsự nghiệp, lực lượng vũ trang, bầu cử. Đối với khu vực sản xuất kinh doanh tiền lương tối thiểu phụ thuộc váo yếu tố sản xuất, tổ chức lao động, trình độ kỹ thuật trình độ quản lý cũng như năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp căn cứ vào tiền lương khu vực hành chính Nhà nước để làm cơ sở thoả thuận với người lao động và thống nhất quy định bội số và quan hệ tiền lương phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp.
Nhà nước cần phải có các chính sách điều chỉnh tăng lương tối thiểu, các hệ thống thang bảng lương điều chỉnh sự chênh lệch giữa các vùng các ngành để tiền lương tối thiểu phát huy được hết vai trò của mình.
Nhà nước phải có các chính sách với các doanh nghiệp mở rộng hệ số điều chỉnh của tiền lương tối thiểu cho phù hợp linh hoạt để các doanh nghiệp có thể điều chỉnh phù hợp với từng tình hình sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp mình.Cần phải có các biện pháp chế tài để các doanh nghiệp ý thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu để đảm bảo đúng và công bằng cho người lao động.
2. Đối với doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước ta là đơn vị sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các chế độ tiền lương một cách chặt chẽ nhất. Kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị được Nhà nước bảo trợ nhiều. Gần đây đã có sự thay đổi doanh nghiệp Nhà nước có quyền tự chủ hơn trong hoạt động sản xuất của mình đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm về việc thanh toán tiền lương cho công nhân.
Để đảm bảo đời sống cho người lao động đồng thời phát triển được doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp phải tính toán nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tăng tiền lương tối thiểu theo quy định tiền lương tối thiểu chung là thấp so với đa số các doanh nghiệp đang trên đà đi lên. Mặc dù vậy bên cạnh đó vẫn còn có một số doanh nghiệp có mức lương tối thiểu thấp. Chúng ta chưa có hệ thống chế tài cụ thể để theo dõi giám sát tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu. Nhưng mỗi doanh nghiệp cần phải có ý thức được tầm quan trọng của tiền lương tối thiểu bảo đảm công bằng cho người lao động.
Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào quy định của Nhà nước về điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, khảo sát và xem xét điều kiện sống và làm việc của người lao động để có hệ số điều chỉnh thích hợp với mức lương tối thiểu của Nhà nước và đảm bảo xứng đáng với sức lao động mà người lao động bỏ ra. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập quỹ lương phù hợp với kết quả sản xuất kinh doanh và đáp ứng được mức sống của người lao động.
Tinh giảm biên chế để có bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả làm việc cao để có thể tăng lương cho người lao động.
Trong doanh nghiệp phải tập trung tăng năng suất lao động giảm hao phí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh để nâng cao mức lương cho người lao động. Điều này ảnh hưởng tời thị trường lao động khu vực này không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước và ảnh hưởng của nó tới thị trường lao động” em đã tìm hiểu được nhiều vấn đề về tiền lương tối thiểu nói chung và tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nhà nước nói riêng
Tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng lớn tới đời sống người lao động của thị trường lao động và đời sống chung của xã hội mức tiền lương phù hợp sẽ góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động tạo động lực để người lao động tích cực tham gia lao động giảm được các vấn đề xã hội.Với Nhà nước tiền lương tối thiểu là công cụ để điều tiết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, tiền lương tối thiểu của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại như mức lương tối thiểu chưa phù hợp giưa các vùng giữa các ngành, cơ chế quản lý việc thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu ở các cơ quan các đơn vị chưa chặt chẽ làm cho tiền lương không phát huy được vai trò đòn bẩy kinh tế, mang đến những tiêu cực trong xã hội từ tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã có những giải pháp cho vấn đề tiền lương và đã có được những thành quả nhất định. Mặc dù vậy chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để mức tiền lương tối thiểu phù hợp hơn với tình hình kinh tế xã hội nước ta...
Tài liệu tham khảo
TS Lê Duy Đồng –Thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam và phương hướng phát triển giai đoạn 2001- 2010 – thị trường lao động số 1/2002
GS/TS Tống Văn Đường – Nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay- Tạp chí kinh tế phát triển
Phí Trọng Hoài- Năm 2003 sẽ là năm bản lề cho tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước – Tạp chí tài chính doanh nghiệp
TS Nguyễn Lan Hương – thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường – tạp chí lao động xã hội số 11/ 2001
TS Nguyễn Lan Hương – Năm 2003 lương tối thiểu sẽ là 290.000 đ,Một tín hiệu vui
Hoa Hữu Lân – Cải cách tiền lương – Chứng khoán Việt Nam số 10 tháng 10/2001
Nguyễn Hồng Minh – Sự cần thiết và cách xây dựng tiền lương tối thiểu ngành – lao động xã hội tháng 5/1998
TS Phạm Minh – Về tiền lương tối thiểu ở một số nước trên thế giới- Kinh tế phát triển
Phạm Đăng Quyết - ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu tới việc làm và nghèo đói – thông tin thị trường lao động
TS Nguyễn Văn Thành – Một số vấn đề về cơ sở xác định tiền lương tối thiểu theo vùng- Lao động xã hội số 11/2001
Nghị đinh 28/CP ngày 28/3/1997
Công văn 4320/ LĐTBXH- TL ngày 29/12/1998
Niên giám thống kê 2001- NXBTK
Số liệu thống kê - thông tin thị trường lao động
Kinh tế Việt Nam 2001
Mục lục
Trang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35531.doc