ASEAN là một khối kinh tế, đã và đang có tác dụng nhất định đối với sự phát triển kinh tế, thương mại của mỗi nước thành viên và góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở khu vực Đông Nam Á và thế giới. Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào hiệp hội cũng như khu vực mậu dịch tự do AFTA.
Tham gia AFTA thông qua thực hiện Hiệp định CEPT, mở ra cho Việt Nam cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đaị hoá đất nước. Cùng với những cơ hội đang mở ra, việc hội nhập của Việt Nam vào AFTA còn gặp không ít khó khăn, trở ngại đặc biệt là nền kinh tế nước Việt Nam còn ở tình trạngnghèo nàn lạc hậu, thu nhập quốc dân đầu người còn rất thấp, nhiều nguồn lực của nền kinh tế chưa có đủ điều kiện để khai thác, kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới còn thấp và chưa thích ứng với luật pháp của các quốc gia trong khu vực. Một thách thức hết sức to lớn là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh tăng lên từ ASEAN, khi không còn bảo hộ bằng các biện pháp thuế và phi thuế quan. Do đó, việc Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập và thực hiện AFTA đòi hỏi một sự chủ động không chỉ từ các bộ, ngành quản lý Nhà nước, mà quan trọng hơn là sự chủ động tự điều chỉnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và tham gia có hiệu quả vào quá trình thực hiện AFTA.
Chúng ta tin tưởng rằng, việc Việt Nam tham gia AFTA cùng với những nỗ lực chủ động điều chỉnh cả ở cấp vĩ mô và vi mô sẽ góp phần kích thích nền kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế.
93 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiến trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t giảm thuế cho CEPT 1999, một số mặt hàng thuộc Danh mục TEL đã được vào IL. Tuy nhiên, do có sự thay đổi Biểu thuế nên ta chưa xác định được bao nhiều mặt hàng đã được chuyển, và như vậy sẽ không chủ động khai thác các ưu đãi.
- Danh mục Loại trừ hoàn toàn (GEL) của Việt nam là một trong những danh mục dài nhất trong số các nước ASEAN, gồm 125 nhóm mặt hàng. Danh mục này thực chất còn có thể dài hơn vì trong đó có nhiều nhóm mặt hàng bao trùm nhiều mặt hàng khác nhau, ví dụ “hàng tiêu dùng đã qua sử dụng” bao gồm nhiều loại mặt hàng khác nhau như quần áo, dày dép, đồ dùng gia đình, Nhiều mặt hàng trong Danh mục này có thể không đáp ứng được các quy định của Điều 9B. Ví dụ, điện thoại hoặc máy fax khó có thể xếp vào Danh mục GEL và lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Sắp tới ASEAN sẽ rà soát lại, xiết chặt hơn việc thực hiện nghĩa vụ này. Do vậy, chúng ta cần có kế hoạch nghiên cứu để có giải pháp thực hiện.
Cho đến này đã là từ khi bắt đầu thực hiện AFTA. Vì các lý do như phân tích ở trên, chúng ta chưa xây dựng được chiến lược, lộ trình cắt giảm thuế cụ thể, rõ ràng và cố định cho toàn bộ giai đoạn 10 năm. Điều này gây ảnh hưởng cho các doanh nghiệp trong nước trong việc xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh của mình, khai thác lợi thế và thực hiện nghĩa vị của CEPT/AFTA.
2. Tác động đến các hoạt động đầu từ:
2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ các nước ASEAN vào Việt Nam.
Thời kỳ trước khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Vào những năm 80 quan hệ Việt Nam - ASEAN mới được thiết lập lại chủ yếu là thương mại. Việt Nam chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thích ứng với nền kinh tế ASEAN. Chính phủ Việt Nam luôn thể hiện sự mong muốn, cố gắng tạo môi trường hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư làm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được hiệu quả hơn. Tháng 12/1987 quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. so với điều lệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1977, luật này cụ thể hơn, rõ ràng hơn, thực tế hơn. Luật 1987 cam kết “đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi, thủ tục dễ dàng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. Chính phủ bảo đảm vốn và tài sản của các tổ chức và cá nhân nước ngoài sẽ không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không bị quốc hữu hoá” và “đối xử công bằng đối với tổ chức và cá nhân không quá 20 năm” luật 1987 quy định vốn tối thiểu không thấp hơn 30% tổng số vốn đầu tư. Thuế lợi tức từ 30%, 40%, 50% xuống còn 15%, 25%, các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm thuế trong 2 năm, giảm 50% thuế trong 2 năm tiếp theo. lợi nhuận chuyển ra nước ngoài phải chịu mức thuế từ 5%-10%.
Trong những năm đầu ban hành luật đầu tư, các nhà đầu tư ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn nhỏ, chậm và mang tính chất thăm dò, tìm hiểu. Phần lớn các dự án đầu tư của các nước ASEAN tập trung một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến, nông, lâm, hải sản dịch vụ và khách sạn. Các dự án này chiếm 10% dự án và 11% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài một số dự án lớn của singapo, hầu hết dự án của ASEAN đều nhỏ. Điều này một mặt phản ánh thiếu sót về thủ tục đối với dự án đầu tư nước ngoài, mặt khác phản ánh thái độ do dự của các nhà đầu tư trong khu vực chưa an tâm về chế độ chính sách và tình hình an ninh. Ngoài ra còn có sức ép cạnh tranh của các nước khác như NICS, Đông Á trong quá trình đầu tư ở Việt Nam.
Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài luật 1990, 1992 đã nêu lên vấn đề tư nhân tham gia tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách cụ thể hơn. luật1990 cho phép mọi thành phần kinh tế nước ta đều có thể tham gia hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư. luật1992 mở ra các hình thức đầu tư mới đó là khu chế xuất, hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển gia.
Với việc ban hành và sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, do đó vốn đầu tư đã đổ mạnh vào thị trường Việt Nam. Hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN có những thuận lợi và tiềm năng lớn. Tính hết quý II/1994 đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam là 1,433 tỷ USD được xếp vào trong 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tốc độ đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam tăng rất nhanh. Năm 1990 tổng số vốn đầu tư là 35 triệu USD, 1991 là 168 triệu USD, 1994 là 618 triệu USD.
Sau khi Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam 02/1993, Việt Nam bình thường hoá với Trung Quốc và vấn đề Capuchia được giải quyết, tình hình thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam lại sôi động. Tính đến tháng 5/1995 các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam là 2,262 tỷ USD chiếm 15% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhìn chung quy mô vốn dự án còn nhỏ vì tiềm lực về vốn của các nước ASEAN còn hạn chế, hơn nữa họ lại đầu tư vào ngành khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam như lao động, khai thác tài nguyên, chế biến nông sản. Những ngành này công nghệ thấp vốn đầu tư không nhiều, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Việt Nam nên quy mô đầu tư bị hạn chế, mặt khác trừ Singapore còn hầu hết các nước ASEAN mới hoàn thành giai đoạn đầu công nghiệp hoá cho nên trình độ của họ tương đối hạn chế (minh hoạ ở bảng 1)
Bảng 1. Tình hình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1988-1994.
Đơn vị: triệuUSD
Lĩnh vực
Nước
Dầu khí
Công nghiệp
Nông lâm nghiệp
Thuỷ
Hải
Sản
Ksvp làm việc
Dịch vụ
NH
Cơ sở hạ tầng
Tổng cộng
Singapore
22
371,79
10,35
528,1
80,37
10
1,042
Malaysia
65
347,2
95
2,39
10
5,39
581
Thailand
15
55.1
8,86
21,12
76,28
22,60
45
4,6
289
Indoneisia
26,5
45,25
35,36
10
117
Philippine
40,9
1,63
16
59
Nguồn: Danh mục các dự án đầu tư 1988-1999.
Trong số các nước ASEAN, Singapore có tổng số vốn vào Việt Nam là lớn nhất đến tháng 6/1995 là 1,24 tỷ USD , đứng thứ 2 là Malaysia với tổng vốn đầu tư là 607,23 triệu USD, thứ 3 là thái lan với tổng vốn là 300 triệu USD Indoneisia là112 triệu USD, Philippine74 triệu USD.
Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN.
Với đường lối nhất quán, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 1996 nhằm xác định rõ lĩnh vực và địa bàn cần đầu tư như công nghệ cao, chế biến nông sản, bảo vệ môi trường, nghiên cứu phát triển, xây dựng hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, đầu tư vào địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, nhà nước Việt Nam “bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và qui định thủ tục đơn giản, nhanh chóng”.
Tính đến năm 1996 tổng vốn đầu tư “đã đăng ký” của các nước ASEAN vào Việt Nam là 4,7 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đến cuối năm 1997 đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ 292 với vốn 4666 triệu USD lên 362 với tổng vốn đầu tư là 8634,6 triệu USD chiếm 15,6% và tổng dự án và 27,6% tổng FDI vào Việt Nam. (xem bảng 2).
Bảng 2. Vốn FDI của ASEAN tại Việt Nam tính đến 31/12/1997.
Đơn vị: triệu USD.
Nước
Số dự án
Vốn đăng ký
% trong ASEAN
% trong tổng số
Xếp hạng trong ASEAN
Xếp hạng trong tổng số
Singapore
187
5685,8
65,85
18,20
1
1
Malaysia
63
1343,17
4,3
2
7
Thailand
78
1058
3.4
3
9
Indoneisia
14
284
15,55
0,91
4
18
Philippine
18
253
12,25
O,81
5
19
Laos
2
10,8
0,1
0,002
6
44
Tổng của ASEAN
362
8634,8
100
27,66
Tổng FDI
2320
31232
100
Trong số các nước ASEAN, Indoneisia tuy chưa phải là nước dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư vào Việt nam song nước này sau một thời gian thăm dò Việt Nam với những dự án nhỏ thì đến đầu năm 1997 đã có 14 dự án với tổng số 284 triệu USD đầu tư trực tiếp vào việt nam trong số đó có 4 dự án vốn 100% của nước ngoài, 8 dự án liên doanh trong đó có 2 dự án có vốn trên 50 triệu USD đó là liên doanh Horrion và dự án xí nghiệp liên hợp thực phẩm Vũng Tàu. Các nhà đầu tư Indoneisia thường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất bột ngọt, sợi nhân tạo, thuốc lá.
* Singapore hiện vẫn đang là nước dẫn đầu về số dự án đầu tư vào Việt Nam, đến hết năm 1997, Singapore là nước đứng đầu trên thế giới trong các nước đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn 5.685,8 triệu USD. Không những thế Singapore còn giữ vị trí một trong mười nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam và luôn giữ vị trí số 1 trong số các nước ASEAN.
- Dự án 100% vốn nước ngoài có 30 dự án với tổng số vốn đầu tư 354,4 triệu USA. Trong 30 dự án đã được cấp giấy phép có 4 dự án đã được đưa vào hoạt động. Các khoản đầu tư của Singapore vào Việt Nam chủ yếu vào các lĩnh vực khách sạn, xưởng đóng tàu và các khu vực công nghiệp được tập trung ở Khánh Hoà, thành phố Hồ Chí Minh.
-Với dự án liên doanh hiện có 122 dự án trong số đó có 56 dự án đã đưa vào hoạt động và có doanh thu. Trong đó 15 dự án đạt hiệu quả cao chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, khách sạn và sản suất bìa catton để làm bao bì hàng hoá.
-Với dự án hợp doanh gồm 11 dự án các dự án thuộc diện này mới chỉ được đưa vào hoạt động 20%. Tính đến hết năm 1997, Singapore đầu tư vào 187 dự án, trong 140 xí nghiệp đang hoạt động với số vốn thực hiện 1068 triệu USD, sản xuất 440 triệu USD giá trị sản phẩm, thu hút 7600 lao động.
Đầu tư trực tiếp của Singapore có những điểm đáng chú ý như sau:
- Nhiều dự án lớn được triển khai với số vốn hàng trăm triệu USD.
- Nhiều công ty đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia của các nước từ Mỹ có trụ sở đóng tại Singapo cũng tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
- Các dự án đầu tư của Singapore vào Việt Nam ít đổ bể, nhiều dự án đầu tư có hiệu quả.
* Malaysia: tính đến tháng 12/1997 Malaysia đứng thứ 2 trong khối ASEAN, đầu tư vào Việt Nam vớ 63 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1343,17 triệu USD. Đầu tư của Malaysia vào các lĩnh vực như khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp sản suất sợi thay thế hàng nhập khẩu, dự án BOT v.vCác dự án của Malaysia hầu hết thực hiện dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài như dự án Huaion Corporation Việt Nam, kéo sợi dệt và nhộm vải Đồng Nai với số vốn đầu tư 14.428 triệu USD, đã góp vốn 20% và đã có doanh thu từ cuối 1996.
- Về dự án hợp doanh, có 4 dự án trong đó 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí như Dung Quất 1,2 tỉ USD, 2 ngân hàng 75 triệu USD, 2 dự án vào khu chế xuất trị giá 85 triệu USD. Các dự án của Malaysia đều triển khai đúng tiến độ, có hiệu quả, rất ít dự án bị rút giấy phép hoạt động.
- Trong cùng thời kỳ với Singapore và Malaysia, Thailand đã đầu tư 78 dự án 100% vốn nước ngoài, 14 dự án có số vốn từ 5 triệu USD trở lên, chủ yếu vào lĩnh vực ngân hàng, chế biến thực phẩm, lắp ráp hàng điện tử, máy tính. Ngoài ra còn 45 dự án liên doanh, 19 dự án có vốn đầu tư 5 triệu USD trở lên, chủ yếu vào các lĩnh vực, khai thác dầu khí, vàng, chế tác đá quý (60% dự án). Hình thức đầu tư thứ ba của Thailand là hợp doanh tập trung sản suất giống ngô lai, băng hình và sản phẩm điện cơ với số vốn là 2,17 triệu USD.
* Philippine: tính đến cuối năm 1997 Philippine đầu tư 18 dự án với tổng số vốn 252,98 triệu USD đứng vị trí thứ 19 trong các nuớc đầu tư vào Việt Nam. hiện Philipphine có 98 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài trong đó 3/8 dự án tập trung vào chế biến hành thủ công mỹ nghệ và sản suất mây tre đan. Trong đó có một dự án đầu tư cho ngành dược tại thành phố Hồ Chí Minh, các dự án được tập trung ở Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Dự án liên doanh có 8 dự án trong đó 3 dự án có vốn đầu tư trên 50 triệuUSD là dự án sản suất ô tô Hoà Bình, với số vốn đầu tư 71,9 triệu USD, dự án chế biến đường ở Ninh Bình với số vốn 60 triệu USD còn lại 40% tập trung vào du lịch-khách sạn và chế biến thực phẩm.
* Brunei: có một dự án vào Việt Nam với số vốn 10 triệu USD, đứng cuối cùng trong các nuớc ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và đứng thứ 44 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
* Cộng hoà dân chủ nhân dân Laos: Các doanh nghiệp Laos hầu như không có hoạt động đầu tư ở nước ta nhưng Laos là một điểm đầu tư khá quan trọng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay có khoảng 4 triệu USD đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở cộng hoà dân chủ nhân dân Laos, chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh khách sạn, dịch vụ ,dược phẩm, xây dựng và chăn nuôi. Kết quả của sự hợp tác này đó là hoàn thành công trình giao thông Bắc Lào trị giá 32 triệu USD, đồng thời phía Lào cũng đă đầu tư vào Việt Nam 3 dự án với tổng số vốn là 11,5 triệu USD và đứng thứ 43 trên 55 nước và khu vực đầu tư vào Việt Nam. Các dự án nhìn chung triển khai đều thuận lơị.
Qua đánh giá đầu tư các nước ASEAN đến cuối năm 1997, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, các nước ASEAN đều tham gia tích cực trong tất cả các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam . Đầu tư của các nước chủ yếu vào các lĩnh vực khai thác lợi thế của Việt Nam mà ít hay chưa có khả năng đầu tư vào các ngành sản xuất có công nghệ cao. Mặc dù vậy cho đến thời điểm 12/1997 tốc độ đầu tư của các nước tăng lên khá nhanh.
Tuy nhiên, bước sang năm 1998, do tác động của khủng khoảng tài chính khu vực và môi trường đầu tư trong nước có nhiều vướng mắc, đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam, không những giảm mạnh mà còn bị giãn tiến độ, nhiều dự án đã thực hiện hoặc đã được cấp giấy phép. Theo số liệu thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 1997, chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN được cấp giấy phép với khoảng 803 triệu USD vốn đầu tư, trong đó khoảng 700 triệu cuả Singapore mặc dù đã được phê duyệt nhưng vẫn chưa muốn nhận giấy phép đầu tư. Như vậy, đến hết11/1998, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 379 dự án với tổng số vốn đầu tư 9.517 triệu USD, chiếm 18,4% tổng dự án và 27,8% vốn đầu tư trực tiếp của nước, trong đó Singapore với 208 dự án và vốn đầu tư là 6512 triệu USD chiếm 54,4% tổng dự án và 68,6% tổng số vốn đầu đư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. Số còn lại là Thailand (77 dự án với 1100 triệu USD), Malaysia (62 dự án với 1342 triệu USD) Indoneisia (13 dự án với 243 triệu USD) và Philinppine (19 dự án với 310 triệu USD), (xem bảng 3).
Bảng 3. Đầu tư ASEAN vào Việt Nam 1998.
Đơn vị :triệuUSD
Nước
Số dự án
Tổng sốvốn đăng ký
Tổng vốn thực hiện
Doanh thu
Doanh thu xuất khẩu
Số lao động
Singapore
208
6512
1341
1115
118
16300
Malaysia
62
1342
1050
343
169
7800
Thailand
77
1110
437
335
70
5.000
Philippine
19
310
100
16.2
11
4.400
Indoneisia
13
243
95
22
01
900
Tổng
379
9517
3023
1977
369
34.400
Nguồn: vụ quản lý dự án-Bộ kế hoạch và đầu tư
Tuy nhiên, do ảnh hưởng cuộc khủng khoảng khu vực, đầu tư của các nước ASEAN vào nước ta có chững lại, năm 1998 giảm 70% so với cùng kỳ 1997. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiệu quả doanh thu so với vốn thực hiện của các dự án đầu tư của các nước ASEAN chưa cao. Thêm vào đó tỷ trọng xuất khẩu còn thấp chưa đáp ứng được mong mỏi của Việt Nam. Nếu thực tế này không được cải thiện, không ít dự án đầu tư của ASEAN tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cân đối ngoại tệ.
Tính đến những tháng đầu năm 1998, tổng vốn thực hiện của các dụ án đầu tư trực tiếp ASEAN ở Việt Nam đạt được 3.007 triệu USD. Như vậy, tỷ lệ đầu tư thực hiện của ASEAN còn khá thấp so với tỷ lệ chung giữa vốn thưc hiện trên tổng vôn đầu tư của FDI trong cả nước , bình quân khoảng 31,9% so với 39,5% mức bình quân chung của cả nước. Điều đó phản ánh năng lực và tính khả thi của các nhà đầu tư.(xem bảng 4).
Bảng 4. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam 1998.
Đơn vị: triệu USD.
Tên nước
Năm
Singapore
Malaysia
Thailand
Indonesia
Philippine
Cộng
1991
111
986
219
5000
0
6310
1992
7178
15608
17582
1050
8881
50299
1993
113218
130743
24471
12421
11937
292790
1995
323196
178940
78525
16461
19714
615016
1996
169674
147687
72288
10921
9291
409861
1997
498390
237042
197544
41608
35406
1009990
1998
68572
56364
30762
0
45
155743
Cộng
1324003
1048126
441611
93702
100031
3007473
Nguồn:MPI
Bảng 4 phản ánh vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp của ASEAN từ 1991 - 06/1998. Nguồn vốn được tập trung chủ yếu vào năm 1997 là do co sự gối đầu của nhiều dự án được cấp giấy phép năm 1996 .Đầu năm 1998 nguồn vốn giảm chỉ đạt được 155,7 triệu USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á nên ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư của các nước ASEAN ở Việt Nam.
Bảng 5. Các chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu,việc làm và thuế của các dự án đầu tư trực tiếp của ASEAN ở Việt Nam (01/01/1988 - 30/09/1998)
Đơn vị: triệu USD.
Tên nước
Doanh thu
Xuất khẩu
Việc làm
Thuế D.thu
Thuế lợi tức
Thuế NK
Thuế XK
Singapore
1106,6
118,1
16085
18,9
2,9
8,9
75,2
Malaysia
334,8
169,5
7561
3,4
3,0
1,5
1,7
Thailand
334,7
69,3
5043
6,7
1,7
4,6
1,0
Indoneisia
2,18
0,6
940
0,2
0,07
0,3
0,07
Philippine
161,81
11,5
4445
12,7
1,2
18,7
8,2
Tổng
1969,5
369,0
34074
41,9
8,87,
34,0
86,17
TổngFDI
11266,5
3329,3
354020
216,6
67,08
179,4
169,3
Nguồn: MPI
Mặc dù đầu tư của các nước ASEAN mang lại một số kết quả đối vối sự phát triển kinh tế Việt Nam. Song các dự án đầu tư hoạt động chua cao. Bởi vì so sánh tỷ trọng của các chỉ tiêu đã nêu ở bảng trên với tổng số vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN với tổng vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN với FDI của cả nước thì các dự án đầu tư trực tiếp của các nước này đạt 17,5% doanh thu, 11,4% xuất khẩu, 13,4% việc làm, 19,3% thuế doanh thu, 13,2% thuế lợi tức, 18,9% thuế xuất nhập khẩu và 50,9% thuế khác trong tổng các chi tiêu tương ứng của FDI, với vốn đầu tư của các nước ASEAN chiếm tới 27,8% vốn FDI cả nước.
Như vậy, đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam còn một số hạn chế về tài chính và công nghệ, một mặt là do các nước mới chú ý đến khai thác lợi thế ở Việt Nam, nhưng mặt khác cũng quan trọng ảnh hưởng tới đầu tư của các nước nàylà do chinh sách định hướng xuất khẩu đối với FDI ở Việt Nam chưa rõ ràng và khả năng tiếp nhận công nghệ củaViệt Nam còn thấp .
Lĩnh vực và hình thức đầu tư .
- Đầu tư của các nước ASEAN chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến và lắp ráp, khai thác dầu khí và khách sạn, du lịch, dịch vụ tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng. Rất ít dự án đàu tư vào ngành công nghiệp có kèm theo chuyển giao công nghệ hiện đại. Theo kết quả tính toán từ số liệu thống kê của vụ quản lý dự án đầu tư, chỉ có 136 dự án với 3725 triệu USD đầu tư vào các ngành công nghiệp, chiếm 36% tổng dự án và 39,5 % tổng vốn đầu tư của ASEAN ở Việt nam . Trong khi đó, các tỷ lệ tương tự của công nghiệp là 36% và 39,5%. Số dự án còn lại chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực khác, xây dựng và du lịch. Các dự án đầu tư của các nước ASEAN chủ yếu tập trung dưới hình thức liên doanh, sau đó đến xí nghiệp 100% sở hữu nước ngoài số dự án hợp doanh rất nhỏ. Như vậy, các nhà đầu tư ASEAN mạo hiểm, vì vậy họ muốn chia sẻ rủi ro, mạo hiểm với các đối tượng Việt Nam. Gần đây, do các nhà đầu tư ASEAN đã quen với môi trường đầu tư của Việt Nam và xuất hiện nhiều cản trở của phía đối tác Việt Nam trong liên doanh, nên tỷ lệ dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên và hình thức liên doanh giảm dần. Hình thức hợp doanh vốn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số dự án. Số dự án lớn trên 50 triệu USD còn chưa nhiều chỉ có 32 dự án, chiếm 9,9% tổng dự án, của ASEAN ở Việt Nam. Số dự án còn được phân làm tỷ lệ ngang nhau giữa quy mô trung bình (146 dự án) và quy mô nhỏ 177 dự án. Mặt khác, đối với các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp doanh thì loại quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 51,8% và 63,2% theo thứ tự. Trong khi đó loại dự án quy mô trung bình lại chiếm tỷ lệ cao 48,2% trong hình thức liên doanh. Điều đó chứng tỏ các nhà đầu tư ASEAN vẫn còn dè dặt đầu tư vào Việt Nam. Qua thực trạng đầu tư trực tiếp của các nước AEAN vào Việt Nam, cơ cấu và hình thức đầu tư của các nước này có đặc điểm sau:
* Thứ nhất, các nước chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và lắp ráp , du lịch và dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tư vào những ngành ít đòi hỏi kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động .
* Thứ hai, các dự án còn tập trung nhiều dưới hình thức xí nghiệp liên doanh, quy mô vừa và nhỏ còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dự án. Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá của việt nam .
2.2. Đánh giá chung.
Tốc độ gia tăng về số dự án và vốn đầu tư khá nhanh. Đặc biệt sau 28/ 07/ 1995 khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Như đã trình bày ở phần trên tốc độ và số vốn đầu tư vào Việt Nam không những nhanh mà còn tăng gấp 2 lần trong vòng chưa đầy 2 năm 1995 và 1997. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư ASEAN rất quan tâm đến thị trường đầu tư của Việt Nam .
Quy mô bình quân của dự án ở mức trung bình khoảng 25 triệu USD. Trong quy mô bình quân của dự án của đầu tư trực tiếp của cả nước là 16,6 triệu USD. Tuy nhiên cuộc khủng khoảng tài chính Đông Nam á làm giảm mạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam. Điều đó chứng tỏ năng lực tài chính của các chủ đầu tư ASEAN chưa mạnh. Từ những đặc điểm trên có thể đi đến nhận xét rằng dòng vốn của các nước ASEAN vào Việt Nam tuy nhanh nhưng không ổn định.
CHƯƠNGIII
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CỦAVIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN AFTA
I. Triển vọng của tình hình thực hiện AFTA.
1. Những vấn đề đặt ra trong tiến trình AFTA.
Như đã phân tích, AFTA ra đời là phù hợp với quy luật vận động nội tại của các nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hóa. Song với tính cách là một tổ chức hợp tác kinh tế có thế chế, AFTA dường như là một dạng của" mô hình phát triển rút ngắn" của liên kết kinh tế khu vực và trên thực tế, nó không có được những điều kiện chuẩn bị chín muồi các bước liên kết khu vực giống như EU, NAFTA. Do đó, AFTA hình thành trước tiên chỉ như là một hiệp định khung, có phần hơi đơn giản còn các nội dung và lịch trình của Hiệp định lại chỉ được soạn thảo, sửa đổi và bổ sung đồng thời với tiến trình tổ chức và thực hiện chúng. Chẳng hạn, tại Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 28 vào ngày 26/9/1996 tại Jakarta (Indonesia) các quan chức cao cấp ASEAN mới đề cập đến một loạt vấn đề mà các hội nghị trước đó chưa dự tính đến như: xác lập cơ chế đối thoại với các khối thương mại ngoài ASEAN, vấn đề khu vực tư nhân trong việc phát triển các sáng kiến thúc đẩy các xí nghiệp vùa và nhỏ trong tiến trình AFTA, việc sử dụng các tiêu chuẩn chuyển đổi để điều chỉnh nguyên tắc xuất xứ đối với các sản phẩm hàng dệt v.v... Đó là những bước hoàn chỉnh Hiệp định là hoàn toàn cần thiết và dễ hiểu vì lẽ các vấn đề chỉ nảy sinh và được phát triển trong quá trình thực hiện. Song sẽ là khó khăn và bất lợi nếu một trong các quyết định bổ sung đó lại có ảnh hưởng lớn tới sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thương mại và đầu tư của các nước thành viên và trong những trường hợp này, khó có thể tính hết được các phản ứng tiêu cực từ phía các nước gặp bất lợi. Cũng xuất phát từ thực tế đó, chiều hướng một số các nước ASEAN có đề xuất về một kế hoạch hoàn thành AFTA khẩn trương hơn vào nămsau 2000 đang gây ra một sự lo ngại đáng kể cho những thành viên còn lại. Những nước có chính sách điều chỉnh bảo hộ công nghiệp nặng nề trước đây như Indonesia, Philippine và có trình độ phát triển còn thấp như Việt Nam chắc chắn sẽ không thích ứng ngày được với những chuyển đổi quá nhanh như vậy khi mà hiện nay, ngay cả theo lôgíc thực hiện bình thường, họ đang là những nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng lịch trình giảm thuế cho đến năm 2003. Việc kết thúc nhanh AFTA trên ý nghĩa là sự "bắt kịp" với các chuyển đổi nhanh chóng của APEC, WTO và nâng cao thế thương lượng cạnh tranh của ASEAN với EU, AFTA, cũng cần phải tính đến sự lớn mạnh của bản thân từng quốc gia thành viên. Các nước có trình độ phát triển như Singapore, Malaisia, Thailand cũng không thể "kéo" được các quốc gia khác khi mà các nước đó không đủ năng lực để tiếp nhận tự do hóa. Tính bất cập của sự liên kết nội bộ ASEAN còn được nhân lên khi mà theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia thành viên, lộ trình AFTA ở các nước thành viên ASEAN được bắt đầu và kết thúc không cùng lúc. Vì dụ, Singapore và Malaisia bắt đầu thực hiện AFTA từ 01/01/1993, Bruney từ năm 1994, Indoneisia từ năm 1995, Philippine bắt đầu từ 01/01/1996, và Việt Nam được phép hoàn thành AFTA muộn hơn vào năm 2006. Lào và Mianma còn muộn hơn nữa, vào năm 2008 hoàn thành AFTA. Ngoài sự khác biệt về tiến trình chung, trong từng nội dung cũng còn tồn tại những quy định không đồng nhất. Chẳng hạn, Indonesia bắt đầu đưa gạo và đường vào chương trình giảm thuế của AFTA vào năm 2003 trong khi từ 01/01/1996 Philippine đã phải cung cấp các số liệu ban đầu về tỷ lệ thuế suất cuối cùng và vấn đề an toàn nông phẩm cho Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế, mặc dù chương trình này các nước đều được phép kết thúc vào năm 2010.
Tính không đồng nhất này sẽ đưa đến một tình hình là điều kiện được hưởng ưu đãi AFTA giữa các nước sẽ có sự khác nhau về trật tự mức độ, thời gian. Điều này có thể gây khó khăn cho việc phối hợp thực hiện và đồng thời có thể gây nguy cơ dẫn tới sự phân rã sức mạnh của Hiệp hội. Hiện nay, Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 28 đang đề nghị các quan chức kinh tế cấp cao vạch ra mô hình hợp tác kinh tế thích hợp sau năm 2003, tức là khi lịch trình AFTA đã hoàn thành. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với hợp tác kinh tế ASEAN nhằm tăng cường sức mạnh của nó cũng như hạn chế những bất đồng có thể xảy ra trong sự tiến triển còn thiếu tính đồng nhất về nhiều mặt của cấu thành thể chế AFTA.
Các nền kinh tế ASEAN có cấu tạo về lợi thế so sánh tương đối giống nhau mặc dù trên thực tế trong ASEAN đang hình thành hai loại dù trên thực tế trong ASEAN đang hình thành hai loại nhóm nước: những nước có lợi thế về công nghệ và công nghiệp chế biến như Singapore, Malaisia, Thailand và những nước có lợi thế về tài nguyên và lao động như Việt Nam, Indonesia, Philippine và Bruney. Hơn nữa, sản phẩm hàng hoá của ASEAN nhìn chung mang tính cạnh tranh chưa cao mặc dù xét về mặt cơ cấu, chúng tương đối giống nhau. Đây là hai khía cạnh khiến mức độ chuyển hoàn mậu dịch giữa các nước ASEAN chưa cao. Nếu giữa các nền kinh tế ASEAN không có sự phân công lao động hợp lý dựa vào lợi thế thực sự của từng nước, AFTA dù có hoàn thành vẫn không thể mang lại cho ASEAN được những mục tiêu đã định. Mặt khác, từ hai lý do trên, các công ty đa quốc gia bên ngoài ASEAN sẽ chỉ đầu tư trực tiếp nhiều hơn vào những nước nào có môi trường đầu tư thuận lợi. Do đó, để cho toàn khu vực ASEAN trở nên hấp dẫn đầu tư và phát huy được lợi thế so sánh của tất cả các nước, các thành viên ASEAN phải có một chiến lược sắp xếp cơ cấu sản xuất hợp lý, tham gia vào sự phân công lao động khu vực ASEAN theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, từng bước nâng cao các lợi thế thị trường khu vực và thế giới.
Vấn đề này còn được quy định trực tiếp bởi hai khía cạnh của AFTA. Thứ nhất, theo quy định của AFTA một sản phẩm được coi là có xuất xứ ASEAN nếu 40% hàm lượng giá trị của sản phẩm này có xuất xứ từ một nước ASEAN bất kỳ. Theo đó, việc đầu tư để sản xuất tại một nước nằm bên trong AFTA và bán sản phẩm cho các nước thuộc AFTA sẽ mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư nhờ được thụ hưởng các ưu đãi của nó. Vì vậy, khi đầu tư vào các nước ASEAN, các nhà đâu tư nước ngoài đã không chỉ xem xét thị trường tiêu thụ của nước đó mà còn tính tới thị trường tiêu thụ của nước đó mà còn tính tới thị trường của cả ASEAN. Thứ hai, việc xem xét thị trường ASEAN còn giúp các nhà đầu tư nước ngoài có chiến lược xây dựng các cơ sở của mình ở các nước ASEAN theo một mạng lưới chung nhằm “tối ưu hóa” việc khai thác các lợi thế so sánh của từng quốc gia và việc sử dụng các nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa.
Tuy nhiên, cũng từ đây nảy sinh một vấn đề rất đáng quan tâm là việc thị trường ASEAN sẽ gặp phải một khả năng là các nhà đầu tư thay vì phải đầu tư vào một nước nào đó để chiếm lĩnh thị trường nước này thì hiện nay có thể đầu tư mới hoặc mở rộng những cơ sở đầu tư đã có ở một nước ASEAN khác thuận lợi hơn để xuất khẩu hàng hóa sang nước kia mà vẫn được hưởng ưu đãi AFTA. Nghĩa là, trong xu thế thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng lớn vào ASEAN, giữa các nước sẽ có sự khác nhau về mức độ và những nước nào có môi trường đầu tu không thuận lợi, giá lao động càng cao thì mức độ thu hút đầu tư càng thấp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thay vì hợp tác trong đầu tư, nguy cơ về cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của ASEAN sẽ ngày càng quyết liệt và ở chừng mực nào đó, AFTA có thể bị làm chậm lại.
AFTA không phải là cơ chế thành lập hàng rào chống lại các nước ngoài ASEAN khi việc hình thành AFTA dẫn đến xóa bỏ thuế nhập khẩu và các hàng rào phi quan thuế trong nội bộ ASEAN nhưng vẫn giữ nguyên thuế nhập khẩu đối với các nước bên ngoài. Tác động của cơ chế này là việc phân bố lại các luồng buôn bán với bên ngoài khu vực cũng sẽ thay đổi. Dĩ nhiên, trên một mạng lưới thương mại và đầu tư thống nhất, sự kiểm soát và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước AFTA sẽ hình thành nên một tương quan mới trong quan hệ với các nước bên ngoài ASEAN. AFTA sẽ không phải là một khối thương mại khép kín, đối lập với các nước bên ngoài ASEAN mà trái lại, nó là bước chuyển về chất để nâng cao hiệu quả hợp tác với các nền kinh tế ngoài ASEAN. Khi các nền kinh tế ASEAN có năng lực cạnh tranh cao, chúng sẽ ngày càng có lợi thế trong các xu thế tự do hóa thương mại đa biên. Hơn nữa, trên thực tế, các nền kinh tế hướng ngoại của ASEAN lại rất nhạy cảm trong việc đeo đuổi các chính sách thương mại ngoài khu vực. Có hai lý do quy định vấn đề này: một là, thị trường bên trong ASEAN tương đối nhỏ và bản thân sự tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN lại lệ thuộc đáng kể vào các thị trường Mỹ, Nhật và NIEs Đông Á. Do đó, có thể nói rằng, AFTA không phải là một sự chọn lựa để hội nhập vào thị trường thế giới. Song đó là con đường tốt nhất để cải thiện năng lực cạnh tranh của ASEAN cũng như thúc đẩy thương mại và đầu tư của nó. Hiện tại, hầu hết các thành viên ASEAN, đặc biệt là các nước có trình độ phát triển cao như Singapore, Malaisia đang hướng mạnh vào con đường phát triển chế độ thương mại đa biên - một xu hướng chung của tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu. Điều này không hề mâu thuẫn với AFTA song vẫn hoàn toàn có thể gây trở ngại cho AFTA nếu một nước nào đó trong khi đeo đuổi các quan hệ thương mại đa biên sẽ xa rời dần với các nguyên tắc của AFTA. Đó là chưa kể đến các tình trạng trì hoãn hoặc đi ngược lại với các quy định của AFTA khi họ đang thực hiện các tư cách thành viên trong các quan hệ Hiệp định thương mại khác. Do đó, để tiến hành vững chắc lộ trình AFTA, các thành viên ASEAN còn phải luôn luôn tính đến các tiêu chí, các yêu cầu và các chiều hướng phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới. Các cam kết của AFTA phải nhất quán với các cam kết của WTO và cần tránh tạo ra những hàng rào mới cho các nước không phải là thành viên. Có quan điểm cho rằng, để hạn chế những mạo hiểm về thương mại từ AFTA, chiến lược tốt nhất đối với các thành viên ASEAN là cần phải tiếp tục tiến trình tự do hóa thương mại không ưu đãi (tức là tự do hóa thương mại với cả các nước ngoài ASEAN).
Vấn đề cuối cùng cũng là vấn đề rất dễ dàng ngăn trở tiến trình AFTA đó là những quy định tạm thời cho phép các nước thành viên ASEAN được tiếp tục duy trì bảo hộ thị trường trong nước ở những mức độ nhất định. Chúng ta đều biết AFTA được sử dụng như một công cụ để cách tân thị trường nội địa, để cải tiến các thể chế điều tiết trong nước cho từng thành viên và ngược lại, chính những đổi mới từ bên trong thị trường mỗi nước là điều kiện để thực hiện AFTA thành công. Do vậy, AFTA là một quá trình mà trong đó từng nước được phép có lịch trình giảm thuế và phi quan thuế cụ thể của mình . Thực tế cho thấy rằng trong lộ trình AFTA của mỗi nước, những mặt hàng nào có giá trị xuất khẩu cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hoặc có khối lượng tiêu thụ lớn trong nước đều được phép tạm thời chưa đưa vào danh mục giảm thuế vừa để tạo nguồn thu, vừa để có thời gian chuyển hướng sản xuất và do đó, nghiễm nhiên chúng đã được thực hành bảo hộ. Tuy nhiên, là sự bảo hộ có tính chất tạm thời, sự bảo hộ ở đây không phải là chính sách, chiến lược mà chỉ là sự điều chỉnh chiến thuật hỗ trợ ở chừng mực nhất định cho các ngành sản xuất trong nước. Nó sẽ bị triệt tiêu khi thời hạn hoàn tất lịch trình giảm thuế được thực hiện đồng thời ở tất cả các nước. Có thể nói, sự bảo hộ bằng duy trì thuế quan cao là sự bảo hộ công khai, dễ nhận biết. Còn cái mà chúng tôi muốn nhấn mạnh đến là các biện pháp bảo hộ phi quan thuế khó xác định, thường ẩn dấu đằng sau các chiến thuật điều chỉnh vĩ mô của các quốc gia như chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách về kiểm định hàng hóa, chính sách về tiêu chuẩn kỹ thuật.là những nội dung khó có thể tạo ra được sự thống nhất hoàn toàn. Ở đây, nếu không giải quyết được một loạt các vấn đề về đầu tư, tài chính, dịch vụ, sở hữu trí tuệ. Thì AFTA chỉ là một hiệp định thương mại đơn thuần và nếu không có sự hỗ trợ của các lĩnh vực này, AFTA sẽ gặp khó khăn do một số quốc gia vẫn tiếp tục lạm dụng những góc độ không có quy định và chưa có nguyên tắc phối hợp để thực hành các biện pháp bảo hộ mậu dịch.
2. Triển vọng của tính hình thực hiện AFTA:
Cho dù còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được làm sáng tỏ, AFTA đã thể hiện một bước chuyển đổi chiến lược đúng đắn của sự hợp tác kinh tế ASEAN. AFTA là cơ sở để xây dựng khu vực mở và là một đóng góp quan trọng vào tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu. Bản thân AFTA là bước mở đầu để đưa hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đi từ liên minh thương mại đến các liên minh về thuế quan, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế.
Các quốc gia thành viên được thụ hưởng các điều kiện ưu đãi do AFTA mang lại: có thị trường chung rộng lớn, các yếu tố đầu vào giảm, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và thông qua AFTA từng bước hội nhập vào các nền kinh tế thế giới. Trên các cơ sở này, các nước thành viên ngày càng phát huy được các lợi thế so sánh của mình. Cũng vì vậy, người ta có dự báo rằng trong những năm đầu của thế kỷ XXI, ASEAN vẫn là những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất vẫn là những kinh tế có hiệu suất của khu vực phát triển năng động nhất thế giới. Với việc Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998, ASEAN ngày càng có ảnh hưởng đáng kể đối với Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hiện tại, Hiệp hội ASEAN đã quyết định kết nạp thành viên cuối cùng của Đông Nam Á - Cambodia vào tổ chức của mình. Từ ASEAN - 9 đến ASEAN - 10 và theo đó là việc nghiễm nhiên, Cambodia tham gia AFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ được mở rộng về quy mô, đa dạng về trình độ, và là sự bổ sung về mặt cơ cấu để cả khu vực ASEAN thành một thế chế kinh tế thống nhất. Những kinh nghiệm và các vấn đề bức xúc đặt ra trong tiến trình thực hiện AFTA hiện nay sẽ là những bài học quý giá cho các thành viên đi sau. Nhìn chung, triển vọng ở AFTA không phải chỉ là hiệu quả thương mại và đầu tư nội bộ khu vực mà là ở việc AFTA đã đặt tất cả các nền kinh tế thành viên trước những sự chuyển đổi cần thiết từ bên trong, tìm ra được những điểm hòa đồng, bổ sung và thúc đẩy nhau với tư cách là một thể chế thống nhất có sức mạnh và ảnh hưởng lớn tới các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu khác.
AFTA với tư cách là một sự nhất thể hóa thị trường khu vực, sẽ làm tăng sự lệ thuộc lẫn nhau vì sự cần thiết phải phối hợp với nhau về các chính sách kinh tế. Mọi sự chênh lệch về mức thuế quan sẽ được thu hẹp và khả năng mở ra cho một khu vực thương mại tự do hơn sẽ được đẩy mạnh. Những nhân tố chủ yếu quy định sự thành công của AFTA là: thứ nhất, với sự hội tụ của công nghiệp hóa, giảm thuế quan và các hàng rào phi quan thuế, phi điều chỉnh và tư nhân hóa, nguồn gốc tiềm tàng của xung đột và các vấn đề nảy sinh trong khu vực thương mại tự do sẽ bị thu hẹp. Thứ hai, với chương trình giảm thuế CEPT được kết hợp chặt chẽ với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO), các lợi ích thu được từ AFTA sẽ được nhân lên gấp bội. Cùng với các chương trình hợp tác rộng rãi về nhiều lĩnh vực: tài chính, tiền tệ, sở hữu trí tuệvà hợp tác theo vùng kinh tế khu vực như là với các tam giác, từ giác tăng trưởng ASEAN, thương mại và đầu tư nội bộ ASEAN sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. Thứ ba, sự hài hòa trong khu vực về các tiêu chuẩn công nghiệp, luật đầu tư và các chính sách nội địa khác sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa. Thứ tư, với những thành công của vòng đàm phán Urugoay và sự tăng cường của WTO, APEC, Hiệp hội ASEAN nhất thiết phải cố gắng giảm thuế quan và phi quan thuế nhanh cho cả đối với các nước thành viên và không phải thành viên. Việc giảm thuế quan cho các thành viên bên ngoài ASEAN không chỉ ngăn cản sự chệch hướng thương mại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà còn hỗ trợ cho tiến trình thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư của khu vực và thế giới. Mặt khác, nếu không có tự do hóa đầu tư và thương mại khu và thế giới, việc thực hiện AFTA sẽ vấp phải những trở ngại nghiêm trọng. Do đó, thực hiện AFTA trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay đang tạo cơ hội tốt nhất cho các nước thành viên ASEAN tiếp tục mở rộng sự tăng trưởng năng động của nó. Một số giải pháp cơ bản của Việt Nam trong tiến trình thực hiện AFTA.
II. Một số giải pháp cơ bản của Việt Nam trong tiến trình thực hiện AFTA:
1.Một số giải pháp từ phía nhà nước:
Để tham gia hợp tác ASEAN và AFTA có hiệu quả đồng thời giữ vững được định hướng phát triển kinh tế, chính phủ Việt Nam cần tiếp tục phát hiện và hệ thống hóa những điểm khác biệt về cơ cấu, chính sách kinh tế, thủ tục hành chính trong nước so với nhu cầu thực hiện các chương trình hợp tác của ASEAN. Đây là cơ sở để xem xét, điều chỉnh, bổ sung một cách khoa học nhằm tạo môi trường pháp lý và điều kiện thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và cải cách kinh tế của Việt Nam theo các phương hướng đã lựa chọn. Ngoài việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, có hệ thống phục vụ bộ máy làm công tác ASEAN ở tất cả các bộ, ngành, cần phổ biến rộng rãi các thông tin về ASEAN, về các nước thành viên ASEAN nhằm giúp các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về đường lối hội nhập thế giới và khu vực của đất nước, trên cơ sở đó có thể tập hợp được những ý kiến đóng góp quý báu góp phần vào việc đề ra chính sách, giải pháp cụ thể nhằm tham gia có hiệu quả hơn vào các hoạt động của ASEAN.
Để có thể tận dụng được các lợi thế so sánh của đất nước và thụ hưởng được các ưu đãi của AFTA về khả năng tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chính phủ Việt Nam cần có một định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế phù hợp với xu thế Việt Nam hội nhập ngày càng rộng và sâu vào kinh tế khu vực và thế giới. Chính sự hội nhập này là một nhân tố quan trọng tạo ra sức bật mưói cho cả nền kinh tế. Định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế này phải là định hướng về xuất khẩu. Tất cả các biện pháp vĩ mô như thuế, thương mại, tài chính.... cần được thay đổi nhằm đảm bảo cho việc thực hiện thành công định hướng chiến lược này. Cụ thể là chính phủ sẽ xác định ngành nào sẽ là ngành tạo ra được những ngành đó.
Điểm đặc biệt đáng lưu ý là, do cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam chỉ có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh nếu đạt được các ưu thế về chất lượng và giá cả. Các biện pháp vĩ mô được các nhà kinh tế Việt Nam đưa ra hỗ trợ cho tiến trình này, đặc biệt là các đề xuất của giới nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Viện kinh tế thế giới là hoàn toàn phù hợp .
Thứ nhất, Về chính sách thuế:
- Thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu sẽ giảm đến mức thấp nhất, mặt hàng xuất khẩu này phải đưa ngay vào danh mục giảm thuế theo CEPT để hưởng ưu đãi khi xuất khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng này trong nhập khẩu sẽ nâng cao lên ở mức bảo hộ để các ngành sản xuất trong nước có điều kiện đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng đó.
- Không có thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm này. Do đó, cần có sự sửa đổi về cơ bản thuế nhập khẩu. Mức thuế nhập khẩu có thể hạ thấp phù hợp với yêu cầu của CEPT và có thể hạ đến mức thấp nhất để đáp ứng yêu cầu khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu. Còn các mức thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu không phải chịu cam kết giảm thuế sẽ được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được yêu cầu bảo hộ gián tiếp và đảm bảo cho nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, để đáp ứng được yêu cầu của nguyên tắc đối sử quốc gia (NT) mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước là như nhau, nếu có khác nhau để hỗ trợ sản xuất trong nước chỉ là khác về quy định tính giá thuế giữa sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Thứ hai, về chính sách thương mại:
- Cần có sự điều chỉnh các biện pháp phi quan thuế theo hướng hỗ trợ cho việc thúc đẩy sản xuất trong nước những mặt hàng xuất khẩu. Các biện pháp phi quan thuế được áp dụng để bảo hộ cao nhất cho các mặt hàng xuất khẩu sẽ là các biện pháp kỹ thuật phúc tạp, tinh vi, những biện pháp về nhất lượng sản phẩm... có khả năng bảo hộ có hiệu quả, tránh được những khiếu nại của nước xuất khẩu.
- Tập trung đầu mối xuất khẩu để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Có thể tập trung đầu mối xuất khẩu vào các tổng công ty chuyên ngành lớn để giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất nhập khẩu và vị thế đàm phán của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Thứ ba, về chính sách đầu tư vốn:
Đầu tư vốn để đổi mới công nghệ, đáp ứng các yêu cầu sản xuất xuất khẩu có thể thương lượng cạnh tranh cao là một giải pháp mang tính quyết định. Do đó chính sách vốn phải đạt ở mức ưu đãi nhất các ngành này theo hướng:
- Cấp vốn lưu động, để lại khấu hao cơ bản nhằm tiếp tục thực hiện tái đầu tư trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi nhất, sử dụng vốn ODA.... với nguyên tắc mức lãi suất của vốn vay này đảm bảo không được cao hơn mức lãi của vốn vay làm xí nghiệp nước ngoài sản xuất sản phẩm tương tự phải trả.
- Cần công bố danh mục các lĩnh vực ưu tiên đầu tư nước ngoài, nhất là trong đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đồng thời sửa đổi các thủ tục xét duyệt và cho phép đầu tư nước ngoài nhanh chóng và thuận lợi nhất.
- Để tham gia có hiệu quả vào các chuơng trình hợp tác của ASEAN và AFTA cần tìm ra các biện pháp khuyến khích để hàng hóa - dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập được vào thị trường của các nước ASEAN. Mặt khác, chính phủ cũng phải có các biện pháp để khuyến khích và quản lý một cách hợp lý của các doanh nghiệp ASEAN trên thị trường trong nước. Bên cạnh việc xây dựng chính sách phát triển của từng ngành, từng doanh nghiệp trên thị trường khu vực, Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam cần có sự hỗ trợ để các doanh nghiệp tư nhân giữa các nước ASEAN có điều kiện tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm và xây dựng được những nền móng xâm nhập thị trường của nhau một cáhc vững chắc.
2. Một số giải pháp từ phía các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp phải nhận thức rõ rằng hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập AFTA nói chung về bản chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh mở rộng thị trường cho hàng hoá và thương nhân Việt Nam vươn mạnh ra thị trường quốc tế và khu vực. Đồng thời, tạo cơ hội tranh thủ những tiến bộ về khoa học công nghệ mới phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà, trong đó nâng cao sức cạnh tranh của chính mình là yếu tố quyết định thành công.
Các doanh nghiệp phải tổ chức nghiên cứu quán triệt các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương Đảng để có định hướng đúng đắn, đồng thời đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu rõ nội dung cụ thể của các chương trình hợp tác của tổ chức ASEAN.
Trong quá trình hội nhập kinh tế vươn ra thị trường quốc tế và khu vực, nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo môi trường pháp lý thông thoáng và thuận lợi. Sự thành công tới đâu trong quá trình này là tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh, tính năng động sáng tạo của các doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc, vì sự sống còn của mình. Tư tưởng trông chờ vào nhà nước hỗ trợ tất yếu sẽ dẫn tới sự đào thải. Như vậy, các doanh nghiệp phải kết hợp chặt chẽ sản xuất với kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược riêng. Một mặt, quy hoạch sản xuất, điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên tập trung đầu tư cho sản xuất các mặt hàng chủ lực có thế mạnh, có khả năng cạnh tranh của đơn vị, của địa phương mình. Không nên đầu tư dàn trải, cần chuyên sâu theo thế mạnh. Một mặt, cần đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, khai thác lợi thế từ các cam kết trong hội kinh tế AFTA, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Xem thị trường trong nước là hậu thuẫn, là thế mạnh cho việc thâm nhập thị trường nước ngoài.
Cần nghiên cứu, nắm vững cam kết cụ thể của các nước trong khu vực đối với nước ta, và của nước ta đối với các nước về vấn đề ưu đãi thuế quan, các cam kết cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm quota, chế độ giấy phép, thủ tục và chế độ hải quan, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch động thực vật,Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các thông tin, tư liệu trên đây phải luôn luôn cập nhật tới tay đơn vị mình kịp thời.
Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cần lập ngay bộ phận chuyên trách, thu thập nghiên cứu các tài liệu thông tin nói trên để biến các cam kết chung thành chương trình hành động của đơn vị mình.
Các doanh nghiệp phải có chương trình đào tạo cán bộ. Đây là vấn đề được thường xuyên nhấn mạnh bởi con người là yếu tố quyết định. Đào tạo cán bộ ở các doanh nghiệp cần được quy hoạch, phân loại, để đào tạo theo năng lực, sở trường dựa trên yêu cầu công việc. Đào tạo lại và đào tạo mới cần kết hợp để đáp ứng nhu cầu mới phát sinh trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
ASEAN là một khối kinh tế, đã và đang có tác dụng nhất định đối với sự phát triển kinh tế, thương mại của mỗi nước thành viên và góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị ở khu vực Đông Nam Á và thế giới. Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực và có hiệu quả vào hiệp hội cũng như khu vực mậu dịch tự do AFTA.
Tham gia AFTA thông qua thực hiện Hiệp định CEPT, mở ra cho Việt Nam cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đaị hoá đất nước. Cùng với những cơ hội đang mở ra, việc hội nhập của Việt Nam vào AFTA còn gặp không ít khó khăn, trở ngại đặc biệt là nền kinh tế nước Việt Nam còn ở tình trạngnghèo nàn lạc hậu, thu nhập quốc dân đầu người còn rất thấp, nhiều nguồn lực của nền kinh tế chưa có đủ điều kiện để khai thác, kim ngạch xuất nhập khẩu còn nhỏ bé, khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường thế giới còn thấp và chưa thích ứng với luật pháp của các quốc gia trong khu vực. Một thách thức hết sức to lớn là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh tăng lên từ ASEAN, khi không còn bảo hộ bằng các biện pháp thuế và phi thuế quan. Do đó, việc Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập và thực hiện AFTA đòi hỏi một sự chủ động không chỉ từ các bộ, ngành quản lý Nhà nước, mà quan trọng hơn là sự chủ động tự điều chỉnh của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và tham gia có hiệu quả vào quá trình thực hiện AFTA.
Chúng ta tin tưởng rằng, việc Việt Nam tham gia AFTA cùng với những nỗ lực chủ động điều chỉnh cả ở cấp vĩ mô và vi mô sẽ góp phần kích thích nền kinh tế Việt Nam phát triển, nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam thích nghi với môi trường cạnh tranh quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Xuân Thắng. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của Việt nam. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội - 1999.
2. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Việt nam và các tổ chức kinh tế quốc tế . Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 2000.
3. Bộ thương mại. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, Hà Nội tháng 05/1998.
4. Trần Quang Lâm - Nguyễn Khắc Thân, Hội nhập kinh tế Việt nam -ASEAN . Nhà xuất bản thông kê, Hà Nội -1999.
5. Bộ thương mại. Lộ trình Việt nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), Hà Nội tháng 05 năm 1997.
6. PTS Đỗ Như Khuê - Nguyễn Thị Loan Anh. Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt nam và ASEAN. Nhà xuất bản thông kê, Hà Nội - 1997.
7. PGS Võ Thanh Thu, Kỹ Sư Nguyễn Cương, TS. Bùi Lê Hà. Quan hệ thương mại - đầu tư giữa các nước thành viên ASEAN. Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội - 1998.
8. Giáo trình kinh tế quốc tế. GS - PTS Tô Xuân Dân biên soạn.
9. Chuyên đề ASEAN - AFTA Tạp chí tài chính số 7 năm 1997.
10. Việt nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), Bộ tài chính.
11. Bộ tài trình. Danh mục hàng hóa và thuế suất các mặt hàng của Việt nam thực hiện hiệp định về ưu đãi thuê quan có hiệu lực chung (CEPT)của các nước ASEAN cho năm 2000. Nhà xuất bản tài chính tháng 06/2000.
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương I. Tổng quan về khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA)..
I. Sự ra đời và các mục tiêu của AFTA
Sự ra đời của AFTA
Mục tiêu của AFTA
II. Cơ chếvà các đặc trưng về tổ chức của tiến trình thực hiện AFTA.
Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT)..
Vấn đề loại bỏ các hàng rào phi quan thuế.
Vấn đề hải hòa các thủ tục hải quan...
4. Các cơ chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA.
III. Việt nam tham gia vào AFTA
Tính tất yếu của việc Việt nam tham gia vào AFTA..
Những cơ hội và thách thức đối với Việt nam khi tham gia AFTA
Chương II. Tiến trình thực hiện AFTA của Việt nam ...
I. Tình hình thực hiện AFTA của các nước ASEAN..
II. Tình hình thực hiện AFTA của Việt nam..
Tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt nam theo CEPT(AFTA) đến năm 2000.
Vấn đề loại bỏ các hàng rào phi quan thuế và vấn đề hài hòa thủ tục hải quan.
Vấn đề xây dựng và công bố lịch cắt giảm thuế quan cho giai đoạn 2001 - 2006.
III. Tác động của AFTA đến các hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt nam và các nước ASEAN..
Tác động đến các hoạt động thương mại
Tác động đến các hoạt động đầu tư. ..
Chương III. Một số giải pháp cơ bản của Việt nam trong tiến trình thực hiện AFTA.
I. Triển vọng của tình hình thực hiện AFTA..
Những vấn đề đặt ra trong tiến trình AFTA
Triển vọng của AFTA.
II. Một số giải pháp cơ bản của Việt nam trong tiến trình thực hiện AFTA..
1. Một số giải pháp từ phía nhà nước...
2. Một số giả pháp từ phía các doanh nghiệp...
Kết luận..
1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8422.doc