Khuyến khích học sinh tại các trường đào tạo nghề tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi:
Theo phân loại của Ngân hàng Chính sách xã hội, có 2/3 trong tổng số người đã vay vốn là SV các trường ĐH, CĐ với số tiền chiếm khoảng 69% trong tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ HS, SV các trường trung cấp, dạy nghề, nhất là HS học nghề dưới một năm được vay vốn rất thấp. Đây là việc sẽ phải điều chỉnh trong thời gian tới để khuyến khích HSSV vào học các trường trung cấp và trường nghề. Để khuyến khích đối tượng học nghề ngắn hạn, nên cho vay nhiều đợt trong năm. Vì các trường CĐ, nghề sẽ tuyển sinh nhiều đợt khác nhau trong năm.
Huy động sự tham gia của các ngân hàng thương mại.Sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà vô hình chung nó cũng giái quyết các vấn đề như viêc thu hồi nợ, hay kiểm soát việc sử dụng vốn của sv.
Được xem như một loại hoạt động xã hội, tín dụng cho sinh viên được nhà nước khuyến khích phát triển bằng những biện pháp động viên thiết thực đối với người cho vay chuyên nghiệp (tức là các ngân hàng thương mại), để người này cảm thấy mình cũng có lợi ích từ đó. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế. Thậm chí, trong trường hợp tổ chức tín dụng dành riêng một khoản vốn để chỉ chuyên phục vụ cho hoạt động cho vay với lãi suất bằng 0, thì nhà nước có thể khấu trừ một phần hoặc toàn bộ khoản vốn đó vào số thuế mà tổ chức tín dụng phải đóng. Điều này dễ hiểu, bởi suy cho cùng, mục tiêu tối hậu của thuế cũng là tạo nguồn quỹ phục vụ lợi ích cộng đồng.
Chính sách ưu đãi, động viên của nhà nước tạo hứng thú để người cho vay chuyên nghiệp tham gia vào việc phát triển tín dụng cho sinh viên một cách tự nguyện. Đặc biệt, do không chịu áp lực thuế má, người cho vay có điều kiện sử dụng việc cho vay như một biện pháp kích thích nỗ lực học tập của sinh viên. Hợp đồng vay có thể dự kiến việc kéo dài thời hạn hoàn trả nợ, giảm lãi suất so với thoả thuận ban đầu, tuỳ theo kết quả học tập của sinh viên. Có trường hợp ngân hàng miễn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đối với sinh viên có kết quả học tập tốt hoặc xuất sắc. Việc miễn trả nợ thường không được thoả thuận trước, mà được người cho vay đơn phương quyết định trong quá trình thu nợ, coi như phần thưởng đột xuất dành cho người có tài năng, có nghị lực và ý chí vươn lên trong quá trình lập nghiệp.
36 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2350 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho sinh viên: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo dục đại học ở các nước đang phát triển là một cấp học có số học sinh ít hơn nhiều so với học sinh tiểu học và trung học phổ thông.
Tham gia giáo dục đại học và cao đẳng cũng như dạy nghề chuyên nghiệp là mong muốn của nhiều gia đình nghèo với hy vọng sẽ có được 1 việc làm, 1 mức thu nhập tốt hơn trong tương lai.
Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận và đứng trước một thực tế đó là: những người giàu lại có cơ hội tiếp cận với loại hình giáo dục này nhiều hơn. Bởi chi phí cho giáo dục đại học là rất lớn so với các cấp học khác.
Cầu giáo dục chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố:
Thứ nhất: Triển vọng kiếm được khoản thu nhập cao, đáng kể của người học sinh được đào tạo nhiều hơn nhằm vào khu vực hiện đại trong tương lai.
Chênh lệch về tiền lương họăc thu nhập giữa những việc làm trong khu vực hiện đại và những việc làm ngoài khu vực đó. Việc đi vào khu vực hiện đại tuỳ thuộc vào trước hết học vấn đã hoàn tất, trong khi những cơ hội kiếm được thu nhập trong khu vực truyền thống không có những yêu cầu cố định về giáo dục.
Chênh lệch thu nhập giữa khu vực hiện đại với khu vực truyền thống càng lớn thì cầu về giáo dục càng lớn. Như vậy mối quan hệ thứ nhất nói lên rằng, cầu về giáo dục có liên quan tỷ lệ thuận với mức chênh lệch tiền lương giữa các khu vực hiện đại và truyền thống. Qua nhiều điều tra cho thấy mức chênh lệch ấy đáng kể ở phần lớn các nước đang phát triển. Vì vậy cầu về giáo dục sẽ rất lớn.
Khả năng thành công trong khi tìm việc làm ở khu vực hiện đại.
Một các nhân hoàn thành được nội dung học ở trường cần thiết cho việc tiếp cận thị trường lao động trong khu vực hiện đại và có khả năng kiếm được mức lương cao.
Thứ hai: Những chi phí cho giáo dục mà cá nhân/ gia đình phải gánh chịu:
Chi phí trực tiếp của cá nhân cho giáo dục đại học:
Những chi phí này bao gồm học phí, sách vở, áo quần và các khoản chi có liên quan khác. Cầu giáo dục sẽ tỷ lệ nghịch với những chi phí trực tiếp ấy, tức là học phí và các khoản chi phí khác càng cao thì cầu về giáo dục càng thấp khi mọi yếu tố khác như nhau.
Chi phí gián tiếp hoặc chi phí cơ hội cho giáo dục.
Những chi phí cơ hội này, cũng là một trong những biến số tác động đến cầu trong giáo dục. Mối quan hệ này cũng là mối quan hệ tỷ lệ nghịch nghĩa là chi phí cơ hội càng lớn thì cầu trong giáo dục càng thấp.
Mặc dù còn nhiều biến số khác, trong đó có một số thuộc loại phi kinh tế bao gồm truyền thống văn hoá, địa vị xã hội, học vấn của các bậc cha mẹ và quy mô gia đình, chắc chắn ảnh hưởng tới cầu về giáo dục, nhưng chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích 2 yếu tố trên.
2. Vốn trong giáo dục đại học:
Vốn cho giáo dục đại học phần lớn là do ngân sách nhà nước cấp, đây là khoản chi thường xuyên trong ngân sách của chính phủ. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn hệ thống giáo dục nước nhà và hệ thống giáo dục đại học nói riêng.
Hiện nay, công tác giáo dục của chúng ta đang phát triền rất mạnh mẽ phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Vì vậy nền giáo dục của chúng ta đang cần rất nhiều vốn để cải cách hướng tới một tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng xã hội hoá giáo dục bằng cách tăng học phí đang được đẩy mạnh.
Nhưng việc tăng vốn bằng cách tăng học phí lại đặt chúng ta đứng trước một thực tế đó là cầu giáo dục đại học sẽ giảm vì như đã phân tích ở trên cầu giáo dục lại tỷ lệ nghịch với chi phí mà học sinh phải gánh chịu. Khi học phí tăng đồng nghĩa với việc chi phí trực tiếp và gián tiếp đều tăng làm cho nhiều sinh viên không có khả năng gánh chịu phần chi phí này phải bỏ học.
Vì vậy sự ra đời của các nguồn vốn tín dụng cho sinh viên là hết sức cần thiết. Chúng ta có thể chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với sinh viên được xem xét từ 2 phía:
Từ phía chính phủ: các chính sách, quyết định của chính phủ sẽ có những quy định rất cụ thể về: đối tượng, quy chế cho vay, thời hạn vay… vì thế đây sẽ là những căn cứ chính xác cho sinh viên có thể chủ động tiếp cận với nguồn vốn.
Từ phía sinh viên:
Khả năng tài chính của gia đình sinh viên: Với những gia đình có mức thu nhập trung bình, việc trang trải những khoản chi phí cho con em đang trở thành gánh nặng rất lớn.Vì vậy, việc tăng học phí sẽ làm cho gánh nặng này càng nặng hơn, rất nhiều sinh viên đang theo học có nguy cơ phải bỏ học. Và họ sẽ là những người mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn.
Năng lực của sinh viên: những sinh viên có năng lực, có kết quả học tập tốt sẽ tin vào thu nhập mình kiếm được trong tương lai, tin vào khả năng trả nợ của mình.
II. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi cho SV
Cung cấp tài chính cho giáo dục đại học (GDĐH), trong đó có nguồn từ học phí, là một chính sách hết sức quan trọng, hết sức phức tạp và lại khá nhạy cảm của mọi quốc gia. Chính sách này “là nền tảng chi phối phần lớn ba chủ đề bao quát về chính sách của GDĐH hiện đại: chất lượng, công bằng xã hội và hiệu quả”
Các chương trình cho sinh viên vay vốn trên thế giới nhìn chung gồm 5 nhóm mục tiêu cơ bản sau:
1. Tạo nguồn thu nhập có các trường đại học công lập (do có thể tăng mức học phí) nhằm đảm bảo mức “Chi phí đơn vị - chi phí đào tạo 1 SV trong 1 năm - đang tăng lên để duy trì chất lượng, đối phó với việc nhà nước (NN) chuyển bớt ngân sách nhà nước (NSNN) dành cho GDĐH sang các bậc GD phổ cập…
2. Thứ hai là tạo điều kiện để mở rộng hệ thống GDĐH
3. Tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo, đảm bảo CBXH trong GDĐH
4. Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực nằm trong ưu tiên quốc gia.
5. Giảm bớt gánh nặng tài chính lên tất cả các nhóm SV, đồng thời có thể tăng cường trách nhiệm của SV và mang lại khả năng có thể độc lập về tài chính cho họ
Chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên ở Việt Nam có thể hiểu, mục tiêu chính là mục tiêu (3) tăng cơ hội tiếp cận GDĐH cho người nghèo.
Tuy nhiên, chương trình đưa ra trong bối cảnh chính sách học phí của NN sắp thay đổi cũng như thực tiễn: Đang mở rộng qui mô GDĐH, đang đưa tỷ lệ SV ở các ĐH tư thục từ khoảng 23% hiện nay lên đến 30-40% vào năm 2020 v...v…, do đó có lẽ không thể không có mục tiêu (1) , (2)và (5)và thực tế khi chương trình này được thực hiện tự nó đã vô hình chung giải quyết tất cả các mục tiêu đã đề ra .Như vậy có thề nói đây là một chương trình có ý nghĩa xã hội hêt sức to lớn!
Sau đây là hai nhóm mục tiêu có thể coi là cơ bản với chương trình tín dụng cho sv hiện nay ở nước ta:
1.Nhóm mục tiêu về công bằng xã hội:
Có một vài ước tính cho rằng mức độ mất công bằng trong GDĐH, biểu thị bằng tỉ lệ số con em của nhóm 20% số dân cư giàu nhất và của nhóm 20% số dân cư nghèo nhất được hưởng thụ GDĐH, hiện nay ở VN đã đến trên dưới 20 lần, khoảng hơn hai lần mức phân hóa giàu nghèo, tính theo tỉ lệ thu nhập trung bình của hai nhóm dân cư này.
VN đã vào WTO. Điều này có nghĩa, nguồn nhân lực của VN, và từ đó là nền Giáo dục Đại học (GDĐH) cũng như nguồn cung cấp tài chính cho nền GD, nay cũng phải được đặt trên cùng một mặt bằng so sánh với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, một lần nữa, Đề án điều chỉnh tăng học phí lại được soạn thảo. Tuy nhiên, tăng học phí, không ít sinh viên (SV) nghèo sẽ phải bỏ học. Vậy, làm thế nào để giải bài toán Công bằng xã hội (CBXH) trong GDĐH? Theo GS. Phạm Phụ: Tăng học phí là để đảm bảo nguồn tài chính tối thiểu cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Và, đây cũng là xu thế chung trên toàn thế giới trong vài chục năm gần đây, khi mà GDĐH đã là nền GD cho số đông, đã có tính toàn cầu, “chi phí đơn vị” (cho 1 SV trong 1 năm) tăng lên rất nhanh và dịch vụ GDĐH được xem là “hàng hóa cá nhân” hơn là “hàng hóa công cộng”.
Tuy nhiên không ai co thề phủ nhận GDĐH cung là một loại hàng hóa công cộng: “tấm bằng ĐH” không chỉ đem lại lợi ích cho người học mà còn có những đóng góp đáng kể cho cộng đồng, cho phát triển kinh tế - xã hội, năng suất lao động xã hội sẽ cao hơn, sau này có thể đóng góp thuế thu nhập cho xã hội nhiều hơn.
Trong bối cảnh mới, VN sẽ chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn, công nghệ... Khi thâm dụng lao động, người nghèo có lao động, tình hình phân hóa giàu nghèo chưa đến mức gây cấn. Nhưng khi thâm dụng vốn, công nghệ..., người nghèo không có các thứ này, tình hình có xu thế sẽ xấu hơn. Khi đó, mất CBXH trong GDĐH sẽ trở thành rất nghiêm trọng, nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ mức độ phân hóa trong GDĐH sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều so với mức độ phân hóa giàu nghèo.
Và trong bối cảnh đó chương trình này có lẽ là một giải pháp hết sức hữu hiệu không thể bỏ qua!
2. Hỗ trợ đề án tăng học phí trong khuôn khổ công tác xã hội hóa giáo dục:
Tăng học phí là một điều không thề tránh được ,nó sẽ giảm bớt gánh nặng của NSNN lâu nay phải chịu trong công tác giáo dục và chia sẻ phần chi phí đó đối với những đối tượng thích hợp mà cụ thể ở đây chính là SV. Nhưng người được hưởng thành quả trực tiếp từ công tác giáo dục.Như vậy cần phải có sự đóng góp của chính SV thông qua chính sách “cho SV vay vốn có trợ cấp” của Nhà nước. Có như vậy mới vừa tạo điều kiện cho người nghèo được học ĐH vừa tăng được trách nhiệm của bản thân SV.
Tín dụng cho sinh viên xuất hiện ở các nước tiên tiến như một biện pháp hỗ trợ giải quyết vấn đề trang trải chi phí học tập. Loại hình cho vay này cần thiết trong điều kiện giáo dục đại học không miễn phí và cuộc sống ở các đô thị - nơi có các trường đại học - ngày càng đắt đỏ, trong khi người vay - tức sinh viên - lại chưa có điều kiện lao động tạo thu nhập ổn định
Lâu nay vấn đề xã hội hóa giáo dục vẫn được nhắc tới thường xuyên và bài toán chia sẻ chi phí vẫn luôn được đặt ra .nhưng không phải cứ nói là có thể thực hiện được.đi cùng với nó sẽ là rất nhiều ván đè xã hội nảy sinh nhất là khi vấn đề chạm tới ở đây lại là giáo dục.Và trong trường hợp này chương trình tín dụng cho sinh viên lại là một cứu cánh!
III. Kinh ngiệm quốc tế trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV
1. Các nước lựa chọn để lấy kinh nghiệm:
Để giải quyết bài toán công bằng xã hội trong giáo dục đại học, chương trình cho sinh viên vay vốn với quy mô ngày càng lớn hiện đã phổ biến ở hơn 50 nước trên thế giới, Đã có nhiều nước như Anh, Úc, các nước Nam Mỹ và Thái Lan… Trong những năm gần đây họ đã thực hiện chính sách cho sinh viên vay vốn có tài trợ của nhà nước từ một quỹ cho vay theo kiểu đặc biệt, vay vốn không chỉ để trả học phí mà còn để trang trải chi phí ăn học, kèm theo chính sách học bổng và tài trợ cho SV con các gia đình nghèo.
Ví dụ kiểu cho vay gọi là income contigent repayment đã được áp dụng ở nhiều nước. Theo chính sách này, nguồn ngân sách nhà nước chi bình quân cho một SV không tăng, phần lớn chi phí đó là do SV gánh chịu nhưng sự gánh chịu ở trong tương lai (trả nợ) chứ không phải trong hiện tại.
Còn ở Đức, chúng ta có thể tham khảo quy trình cho vay của họ như sau:
Mỗi sinh viên du học được yêu cầu mở một tài khoản (loại giới hạn, chỉ dành cho SV) tại ngân hàng. Sau đó, tiền của người đi học sẽ được chuyển vào tài khoản này với số lượng nhất định (thông thường 6600 euro/năm).
Số tiền có thể rút được từ tài khoản này: 550 euro/tháng không được nhiều hơn, nó bằng với chi phí tối thiểu hàng tháng của mỗi SV.
Với số tiền đóng ban đầu 6600 euro thì luôn đảm bảo cho người chủ tài khoản có thể đủ chi tiêu trong 1 năm. Ngoài ra, số tiền trong tài khoản còn được dùng để chứng minh tài chính khi gia hạn visa.
Đây sẽ là những bài học vô cùng quý báu khi thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi ở Việt Nam.
2. Bài học kinh nghiệm cho VN
Từ quy trình của Đức và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, VN có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mức chi tiêu tối thiểu cho một SV trong 1 học kỳ hay 1 năm, chẳng hạn 1,2 triệu/tháng.
Bước 2: Mỗi SV có yêu cầu vay vốn bắt buộc phải mở một tài khoản loại giới hạn tại ngân hàng (bất kỳ, đây là loại tài khoản ưu đãi không thu phí dành cho SV). SV ký hợp đồng vay nợ với ngân hàng, nơi cho vay sẽ chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản đó. Khoản cho vay cơ bản sẽ gồm: tiền học phí và chi phí sinh hoạt, học tập.
Bước 3: Về học phí, ngân hàng cho vay có thể chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của nhà trường nơi SV theo học, SV chỉ cần đem biên lai nộp học phí đến ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền. Còn khoản chi phí thì ngân hàng sẽ chuyển trực tiếp vào tài khoản của SV.
Bước 4: Điều kiện bắt buộc cho vay là SV phải xuất trình phiếu đăng ký môn học của mỗi học kỳ kèm theo biên lai thu học phí của nhà trường. Ngân hàng chỉ giải ngân cho từng học kỳ.
Như vậy, cách làm này có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, hạn chế tối đa SV sử dụng tiền cho vay đóng học phí không đúng mục đích, học phí luôn đến được nơi cần thu (nhà trường), SV luôn có tiền để đảm bảo các chi tiêu tối thiểu.
Thứ hai, trường hợp khi tiền rút nhiều đến mức giới hạn, SV sẽ không rút được nữa, 1 hoặc 2 lần như vậy sẽ giúp cho SV có ý thức chi tiêu. Trong trường hợp SV đi làm thêm có thêm các nguồn thu nhập, họ có thể để trong tài khoản này và có quyền chi tiêu ở số dư trên ngưỡng giới hạn.
Thứ ba, hầu hết các trường đại học đều tập trung tại các đô thị lớn tập trung nhiều các ngân hàng, do vậy có thể đáp ứng nhu cầu rút tiền của SV.
Thứ tư, biện pháp này cũng bắt buộc nhà trường nâng cao nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tiến tới cho phép tất cả SV đóng học phí qua ngân hàng theo xu thế tất yếu của thị trường. Nhà trường phải được đặt trong sức ép bắt buộc đổi mới phương pháp làm việc.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN VIỆT NAM
I. Tổng quan về chính sách, tín dụng ưu đãi cho sinh viên.
Chính sách ưu đãi tín dụng cho sinh viên là một chính sách đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của sinh viên hiện nay. Trong đó phải kể đến 3 Quyết định về vấn đề này của Thủ Tướng chính phủ, bao gồm:
Quyết định 51/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ra ngày 2 tháng 3 năm 1998 về việc lập “Quỹ Tín Dụng dành cho sinh viên”.
Quyết Định 107/2006/QĐ-TTG ra ngày 18 tháng 5 năm 2006 về tín dụng với học sinh, sinh viên
Quyết Định 157/2007/QĐ-TTG ra ngày 27 tháng 9 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh sinh viên
Về việc lập “Quỹ Tín Dụng dành cho sinh viên”.
Có thể thấy ngay từ năm 1998 đã có những chính sách ban đầu về hỗ trợ sinh viên vay vốn cho học tập, bằng việc thành lập Quỹ tín dụng dành cho sinh viên nhưng thực sự hoạt động của nó vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Cụ thể là việc tiếp cận với nguồn vốn vay trong giai đoạn này vẫn gặp rất nhiều khó khăn và ngân sách dành cho nó không nhiều, không đủ đáp ứng những nhu cầu của sinh viên . Theo thống kê ngân sách ban đầu là 100 tỷ trong đó ngân sách Nhà Nước chỉ đóng góp 30%, phần còn lại huy động từ các nguồn khác như đóng góp của các ngân hàng thương mại, của các tổ chức...do vậy không thể đáp ứng được các nhu cầu của sinh viên. Mặt khác Nghị Định này cũng yêu cầu giao cho một ngân hàng Thương Mại hoặc ngân hàng Quốc Doanh nên không tạo được động lực cho các ngân hàng này triển khai một cách tích cực hoạt động này, sở dĩ như vậy là do các khoản vay này mang tính rủi ro rất cao và với mức lãi suất cho vay tối đa của Quỹ bằng 50% mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn hoặc lãi suất cho vay thông thường bình quân do Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong giai đoạn này một trong những lý do làm cho sinh viên khó tiếp cận với Quỹ này là do các hướng dẫn không cụ thể, việc tuyên truyền vẫn chưa phổ biến rộng rãi, khi vay phải thế chấp và đối tượng vay cũng giới hạn trong những sinh viên nghèo phải được chứng minh. Chính vì vậy Quỹ này hoạt động không hiệu quả trong suốt một thời gian dài. Trên thực tế nhu cầu vay vốn của sinh viên là rất lớn mà hoạt động của Quỹ lại bị đình trệ một thời gian do không đủ nguồn vốn hoạt động đã gây ra rất nhiều khó khăn cho sinhviên nghèo theo học tại các trường Đại Học
Trong khi đang chờ chính sách tín dụng mới thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập quỹ tín dụng đào tạo, bắt đầu từ ngày 1.2.2006, Ngân hàng Chính sách xã hội cho sinh viên vay thông qua hộ gia đình, gia đình trực tiếp nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ. Mỗi gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có con đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp được vay vốn tối đa 3 triệu đồng/năm học, với lãi suất ưu đãi như cho vay đối với hộ nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện vay vốn thông qua hộ gia đình này chỉ được áp dụng cho các sinh viên vay vốn lần đầu tiên. Còn đối với những sinh viên đang tiếp tục hợp đồng tín dụng thì họ chỉ tiếp tục thực hiện quản lý, thu hồi nợ, phía ngân hàng sẽ không tiếp tục giải quyết để sinh viên chuyển hình thức vay vốn thông qua các hộ gia đình.
Vào năm 2002, Chính phủ có ban hành một Nghị Định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó tại điều 2 của chương 1 quy định rõ về đối tượng được vay vốn ưu đãi là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Tiếp sau đó là Nghị Định Số 107/2006/QĐ-TTG về chính sách tín dụng cho sinh viên, nghị định này là một bước chuyển đổi mạnh mẽ trong vấn đề tín dụng dành cho sinh viên. So với Nghị Định về thành lập Quỹ Tín dụng dành cho sinh viên thì nghị định này đã có những thay đổi trong cách thức huy động và quản lý vốn cũng như nới lỏng các quy định về cho vay đối với sinh viên. Cụ thể ở đây, Ngân hàng chính sách được giao nhiệm vụ để đảm bảo cung cấp các khoản vay cho sinh viên, nguồn chủ yếu lấy từ ngân sách Nhà Nước, đối tượng vay cũng được quy định rõ ràng trong các văn bản, chỉ thị hướng dẫn, trong đó đối tượng vay vốn chỉ cần là các sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp dạy nghề có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình vay vốn cũng không cần thế chấp tài sản và mức lãi suất cho vay được ấn định là 0,65%/tháng, trong thời gian học chưa cần trả ngay vốn và lãi. Tuy nhiên mức vay quy định của chính sách này là quá thấp: 300.000 đồng/tháng. Với mức sống vào thời kỳ đó thì mức cho vay như vậy chỉ có thể đáp ứng được ¼ nhu cầu sinh hoạt của sinh viên hiện nay. Chính vì thế mà sinh viên không mấy mặn mà với cách vay tín dụng ưu đãi như thế này. Mặt khác vấn đề thiếu vốn và giải ngân chậm cũng là một thách thức không nhỏ đối với hiệu quả của chính sách. Đây là chính sách cho vay ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỷ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay tiếp, còn chủ yếu phải được cân đối từ Ngân sách Nhà nước, hàng năm cấp cho Ngân hàng chính sách để cho vay. Tuy nhiên đến hết tháng 7 - 2007 đã đạt gần 70% kế hoặch cả năm, trong khi đó số lượng sinh viên, học sinh trúng tuyển và năm học mới tại các trường Đại học, cao đẳng trong cả nước tăng mạnh, lại bắt đầu vào năm học mới, nên nhu cầu vay cũng rất lớn.
Về phối hợp thực hiện cho vay vốn cũng còn rất nhiều vướng mắc. Tại nhiều địa phương, chính quyền không sẵn sàng xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho gia đình học sinh, sinh viên. Đặc biệt là, tại hầu hết các xã, phường, với bệnh “ thành tích” nên không ít địa phương không đưa gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo, vì như vậy tỷ lệ hộ nghèo của địa phương bị cao, ảnh hưởng đến thành tích của địa phương. Đó là chưa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực khác trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho học sinh, sinh viên để được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đặc biệt là tại số đông các trường đại học, cao đẳng, việc tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốn lại coi không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ. Do đó nhiều trường thờ ơ với công việc này.
Về phương thức cho vay, theo quy định hiện hành thì Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trực tiếp cho gia đình học sinh, sinh viên ở địa phương. Sau đó gia đình chuyển tiền cho con em học tập tại trường, nếu chuyển qua Ngân hàng chính sách xã hội thì không phải trả phí chuyển tiền. Đẩy mạnh cho vay, hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội không những được thành tích trong, mà còn được hưởng cơ chế tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nên họ tích cực và chủ động triển khai, song sự thiếu hụt về nguồn vốn và thiếu sự phối hợp chặt chẽ đang là vướng mắc lớn trong triển khai chính sách tín dụng ưu đãi học tập.
Để thay đổi cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng thì vào ngày 27 tháng 9 năm 2007 Chính Phủ ra một nghị định mới thay thế cho Nghị định 107/2007/QĐ-TTG trong đó đã có nhiều điều khoản rõ ràng, cụ thể và hợp lý hơn trước. Ví dụ như tăng số tiền cho sinh viên vay từ 300.000 đồng lên 800.000 đồng 1 tháng và lãi suất là 0,5%/ tháng. Ngoài ra cũng quy định rõ thời gian trả nợ là 9 năm (đối với sinh viên học hệ đại học 4 năm), bên cạnh đó Chính phủ cũng đã có những văn bản quy định, hướng dẫn việc thực hiện quá trình cho vay vốn và giải ngân vốn tại các địa phương thông qua Ngân hàng chính sách. Các thủ tục vay vôn rất đơn giản, không cần thế chấp: Sinh viên chỉ cần giấy chứng nhận là sinh viên của trường và đơn xin vay vốn là có thể vay vốn tại các ngân hàng chính sách tại các địa phương. Về vấn đề thiếu vốn thì chưa thể giải quyết ngay nhưng theo thông tin mới nhất: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại QĐ số 319/QĐ-TTg ngày 25/3/2008 về việc bố trí đủ vốn cho thực hiện chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên, ngày 1/4/2008 Bộ Tài chính đã chuyển 1.500 tỷ đồng vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với HSSV trong học kỳ II năm học 2007 – 2008 theo kế hoạch đã đề ra.
Trước đó, ngày 15/2/2008 Bộ Tài chính đã tạm ứng 1.000 tỷ đồng tiền chuyển Ngân hàng chính sách. Ngoài ra, để kịp thời thực hiện chỉ đạo TTCP tại công văn số 122/TTg-QHQT ngày 22/1/2008 về việc cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng chính sách từ chương trình PRSC6, trong khi chờ Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ của chương trình, Bộ Tài chính đã tạm ứng 1.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng chính sách thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có việc cho vay học sinh sinh viên
Như vậy có thê thấy ró những thay đổi, những chuyển biến tích cực trên thị trường vốn vay trước và sau Nghị Quyết 157 của chính phủ. Sinh viên đã có thể tiếp cận tốt hơn với nguồn tín dụng quan trọng này, giúp giảm bớt những khó khăn trước mắt, thực hiện công bằng xã hội và các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo. Tuy còn nhiều những hạn chế cũng như những khó khăn trước mắt nhưng nghị định này thật sự là một bước thay đổi quan trọng trong các chính sách hỗ trợ và cải cách giáo dục của chính phủ trong thời gian tới.
II. Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi của SV
1.Kết quả
Chương trình tín dụng ưu đãi cho sv được biết tới từ năm 1998nhưng hoạt động khá trầm lắng và chưa trở thành người bạn đồng hành thực sự của sv nghèo.Do nhiều qui định khắt khe về đối tượng cũng như thủ tục cho vay nên số lượng sv đã tiếp cận với nguồn vốn này là chưa nhiều.Còn về phía ngân hàng thì cho rằng sv ra trường không có ý thức trả nợ,tỷ lệ nợ quá hạn của việc cho HS_SV vay rất cao lên đến 13%. Ý nghĩa xã hội của chương trình vì thế cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.theo số liệu thống kê thì Số sinh viên đi vay ở các trường ĐH hầu như không đáng kể. Chẳng hạn như tại Học viện Ngân hàng, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Mở TPHCM, ĐH Nông lâm TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM, số sinh viên đi vay chỉ lẻ tẻ ở con số... vài chục, nhiều lắm cũng chỉ đến trên dưới 200 triệu.
Thống kê về số sinh viên đi vay tại ĐH Kinh tế TPHCM năm 2003-2004 chỉ có 121 sinh viên, năm 2004-2005 là 243 sinh viên trong khi tổng số sinh viên của trường lên đến hàng vạn sinh viên.
-Nhưng kể từ ngày 27/9/2007 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 157/2007/QĐ -TTg về tín dụng đối với HSSV thay thế cho Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg theo hướng mở rộng đối tượng cho vay thì đây đã thực sự trở thành một quyết sách đi vào trong cuộc sống. Tính trong 3 tháng từ khi Quyết định 157 có hiệu lực thi hành. NHCSXH đã cho vay đạt 2.504,6 tỷ đồng với 596.534 HSSV đang vay vốn đối với các cấp đào tạo. Trong đó có 425.313 HSSV đại học, cao đẳng vay với số tiền 1930 tỷ đồng; 157.447 trung cấp chuyên nghiệp vay vốn với số tiền 680 tỷ đồng và 47.399 học sinh học nghề vay vốn với số tiền 203 tỷ đồng. Công tác cho vay vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã đến được với đông đảo nhân dân, tạo được sự đồng thuận của toàn xã hội. Chính sách đã nhanh chóng đi vào cuộc sống tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn sinh viên có đủ kinh phí để trang trải việc học tập, sinh hoạt, hàng trăm nghìn gia đình có điều kiện cho con em mình tiếp tục đến trường. Đặc biệt vào thời điểm năm học 2007 - 2008 đã không còn tình trạng học sinh, sinh viên trúng tuyển mà không nhập học được do khó khăn về kinh tế.
10 địa phương đứng đầu cả nước hiện nay về số lượng HSSV vay vốn là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Ninh Bình, Đồng Nai, Long An, Phú Thọ.
7 địa phương có số HSSV vay vốn ít nhất trong cả nước là Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Bắc Cạn, Đắc Nông, Cao Bằng, Kon Tum.
Sau đây xin được nói tới kết quả thực hiện dự án của hai tỉnh là Hà Giang và Nghệ An.Là đại diện cho 2 nhóm tỉnh có số lượng sv vay vốn nhiều nhất và ít nhất.
Là một tỉnh vùng cao biên giới, chủ yếu dựa vào phát triển thuần nông, đại đa số bà con nông dân trong tỉnh Hà Giang còn rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chế độ tín dụng ưu đãi của Chính phủ quy định cụ thể cho vay cao gấp gần 3 lần so với mức cho vay trước đây đã giúp cho hàng ngàn hộ gia đình nghèo ở tỉnh này có điều kiện tiếp tục cho HSSV được theo học tại các trường ĐH, CĐ, trung học và dạy nghề.
Năm 2007, sau 3 tháng triển khai, Ngân hàng đã cho 1901 hộ gia đình, trong đó có 1.156 HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với doanh số cho vay 5,9 tỷ đồng. Nâng tổng số dư nợ cho HSSV vay vốn học tập năm 2007 đạt 5.230 triệu đồng, tăng 5.133 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2006.
Khi chưa có chính sách ưu đãi theo mức vay mới, năm nào NHCSXH của Hà Giang cũng thừa vốn. Chỉ cho vay đạt khoảng 200 triệu đồng/năm (trong khi nguồn vốn là 500 triệu đồng). Để đáp ứng nguồn vốn cho HSSV vay vốn học tập, NHCSXH tỉnh đã đề nghị NHCSXH Việt Nam cấp bổ sung cho Hà Giang 500 triệu đồng, nâng tổng nguồn vốn cho HSSV vay lên 5.230 triệu đồng. Quá trình cho vay vốn ưu đãi cho HSSV ở tỉnh này hầu như không gặp phải khó khăn, vướng mắc nào đáng kể.
Sau hơn 2 tháng thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cho vay HSSV, chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An luôn là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống NHCSXH Việt Nam về việc giải ngân cho HSSV vay vốn học tập.
Hiện nay, Ngân hàng đã cho 39.606 HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn với doanh số cho vay 172.842 triệu đồng. Các huyện có doanh số cho vay lớn như: Diễn Châu: 22.659 triệu đồng/3.122 HSSV; Quỳnh Lưu: 18.960 triệu đồng/4.165 HSSV; Yên Thành: 15.166 triệu đồng/3.308 HSSV; Đô Lương: 13.885 triệu đồng/3.233 HSSV; Nghi Lộc 13.063 triệu đồng/2.295 HSSV; thành phố Vinh: 12.393 triệu đồng/2.066 HSSV; Thanh Chương: 11.322 triệu đồng/2.697 HSSV và huyện Nghĩa Đàn là 11.610 triệu đồng/2.265 HSSV…
Chương trình cho vay HSSV đã giúp cho hàng ngàn hộ gia đình có điều kiện cho con đến trường để được học tập… Đặc biệt sau cơn bão số 5 và trận lũ lụt vừa qua đổ bộ vào các huyện miền núi của tỉnh như Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Nam Đàn… gây thiệt hại nặng về người và của thì đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã kịp thời giúp cho những gia đình có HSSV đang theo theo học tại các trường đại học, cao đẳng có thêm điều kiện để đến trường.
Với nỗ lực và quyết tâm cao, cùng với các giải pháp thích hợp, chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong học kỳ I năm học 2007 - 2008.
2. Tồn tại và nguyên nhân:
Đi cùng với những thành tựu đã đạt được thì chương trình cũng còn một số tồn tại mà nếu không được giải quyết kịp thời thì sẽ làm mất đi ý nghĩa to lớn của chương trình.Xin kể ra một số tồn tại chủ yếu sau đây:
Thứ nhất đó là về đối tượng cho vay:
Chương trình của Việt Nam có mục tiêu chính là mục tiêu (3). Điều đó cũng đã được thể hiện qua mức “trợ cấp ẩn” khá lớn. Theo các qui định mới, có thể ước tính gần đúng, giá trị “trợ cấp ẩn” ở đây có thể chiếm đến khoảng 25-40% giá trị hiện tại của khoảng vốn vay. Vì vậy, chương trình rất dễ bị lợi dụng bằng cách cung cấp thông tin thiếu chính xác về thu nhập gia đình. Ở Thái Lan, trưởng thôn/bản có thể xác nhận thông tin về thu nhập của gia đình và thực tế cho thấy, thường có nhiều thiên vị. Nhiều khe hở trong quá trình phê duyệt vốn vay cho SV không thuộc diện nghèo cũng đã được phát hiện ở Hàn Quốc, Trung Quốc…
Theo Bộ LĐTB -XH, công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay thường gặp khó khăn do thiếu thông tin từ địa phương, rất khó có thể kiểm soát được số tiền vay được sử dụng như thế nào. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cho biết, chế tài xử lý vi phạm chưa có dẫn đến phát sinh một số vi phạm trong quá trình triển khai như: Một số HS SV sử dụng vốn vay để mua sắm tài sản, không phục vụ mục đích học tập, sinh hoạt không tiết kiệm. Thậm chí đã có trường hợp một số hội đoàn thể thu thêm phí cho vay ngoài lãi suất như đã từng xảy ra ở Thanh HoáNgân hàng Chính sách xã hội cho biết trường hợp xác định sai đối tượng chỉ chiếm 1% (458 hộ) trên 800 cơ sở được kiểm tra và số đối tượng sử dụng vốn vay sai mục đích chỉ chiếm 0,02% (10 hộ). Kết quả kiểm tra trực tiếp của chín sở GD-ĐT tại 20 trường và gần 400 hộ gia đình cũng khẳng định đa số HS, SV và gia đình sử dụng vốn vay đúng mục đích, đối tượng thụ hưởng đúng với tinh thần chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, qua thực tế kiểm tra, đánh giá của Bộ GD-ĐT cho biết: các sở GD-ĐT rất khó khăn trong việc rà soát, xác định số lượng HS, SV trúng tuyển có nhu cầu vay vốn ở địa phương do không nắm được số SV trúng tuyển. Phần lớn các trường ĐH, CĐ, trung cấp, dạy nghề chỉ nắm được số SV mà trường ký xác nhận làm thủ tục vay vốn. Còn số được vay trên thực tế không nắm được.
Có một thực trạng hiện nay đó là sinh viên vay tiền trường không hề biết. Trường không nắm được số SV được vay vốn để theo dõi, đôn đốc HS, SV sử dụng vốn vay đúng mục đích. Các địa phương sau khi xác nhận cho HS, SV vay vốn cũng không nắm được số HS, SV đó còn theo học hay đã nghỉ thời gian sau đó.
Như vậy, cả địa phương và nhà trường chỉ xác nhận cho đối tượng vào thời điểm làm thủ tục vay vốn. Sự lỏng lẻo trong phối hợp giữa địa phương, nhà trường và ngân hàng chính là kẽ hở để lọt những trường hợp không thuộc đối tượng thụ hưởng và sử dụng vốn vay sai mục đích.
Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT thì đối tượng HS, SV khó khăn chỉ chiếm 14,77%, đối tượng thuộc gia đình cận nghèo chiếm trên 67%. Nhưng ranh giới giữa cận nghèo và nghèo rất khó xác định chính xác. Vì vậy thực tế sẽ còn nhiều đối tượng SV cần hỗ trợ nhưng chưa được xếp vào diện thụ hưởng. Bên cạnh đó, đối tượng SV các trường sư phạm đã được miễn học phí hoàn toàn nhưng vẫn được xác nhận cho vay vốn với mức ngang bằng HS, SV học trường khác là không công bằng.
Có một thực trạng là còn ít học sinh học nghề vay tiền
Theo phân loại của Ngân hàng Chính sách xã hội, có 2/3 trong tổng số người đã vay vốn là SV các trường ĐH, CĐ với số tiền chiếm khoảng 69% trong tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ HS, SV các trường trung cấp, dạy nghề, nhất là HS học nghề dưới một năm được vay vốn rất thấp. Đây là việc sẽ phải điều chỉnh trong thời gian tới để khuyến khích HS, SV vào học các trường trung cấp và trường nghề.
Một tồn tại nữa đang đặt ra là vấn đề thiếu vốn:
Theo đại diện NHCSXH thì đến nay, đã có gần 60 vạn HSSV được vay, khoản vốn lên tới hơn 2.500 tỉ đồng. Đây thực sự là nỗ lực lớn sau 3 tháng NH này triển khai chính sách. Tuy nhiên câu hỏi: Lấy đâu ra nguồn tiền khoảng 8.000 tỉ đồng trong năm 2008 để cho HSSV vay lại là vấn đề khiến NHCSXH lo ngại. Đại diện NH này phân tích: Không chỉ trước mắt trong học kỳ 2 của năm học này, mà về lâu dài những năm tới vấn đề vốn cũng sẽ là mối lo thường trực.Mặt khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 25/3/2008 về nguồn vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg thì: Khoảng 30% số học sinh, sinh viên theo học hằng năm được vay vốn.
Theo Quyết định này, Chính phủ sẽ phải tập trung huy động vốn khoảng từ 30 đến 35 nghìn tỷ đồng lập quỹ quay vòng cho một chu kỳ học 5 năm (Bốn năm học và một năm ân hạn) cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay để học tập. Trong khi hoạt động của NH cũng khó khăn vì chưa thu được lãi, nhưng kinh phí quản lý lại là rất lớn.
Đầu tháng 4 vừa qua Bộ Tài chính đã chuyển tiếp 1.500 tỷ đồng vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay học sinh, sinh viên học kỳ II năm học 2007 - 2008. Vì thời điểm giải ngân số vốn này chậm hơn so với dự kiến, nên cũng gây ra không ít khó khăn cho các hộ gia đình nông dân nghèo trong diện được vay vốn.
Theo dự kiến số vốn này phải được giải ngân từ hơn 2 tháng trước khi học sinh, sinh viên chuẩn bị bước vào học kỳ II. Trong gần hai tháng đó, nhiều gia đình nghèo có con cái theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng đã phải khá vất vả để chạy vạy, lo toan nộp tiền học và chi phí sinh hoạt cho con em mình.
Thứ ba là thông tin hạn chế:
Thứ tư là sinh viên còn khó khăn trong thủ tục giấy tờ:
Một trong những điểm khó khăn đối với cho sinh viên nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi là các thủ tục để được xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên tại địa phương và việc tìm hiểu và làm các thủ tục để vay. Có một thực tế, do căn bệnh thành tích nên rất nhiều địa phương không đưa số gia đình có hoàn cảnh khó khăn vào diện hộ nghèo. Đó là chưa kể tình trạng hành chính, quan liêu hay tiêu cực trong việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn cho học sinh, sinh viên để được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Bên cạnh đó nhiều trường đại học, cao đẳng coi việc tạo điều kiện hỗ trợ cho học sinh, sinh viên vay vốnkhông phải là chức năng, nhiệm vụ của mình. Vì vậy rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và vay nguồn tín dụng ưu tiên này của chính phủ.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN
I. Những thách thức trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho SV
1. Thu hồi nợ
Một trong những thách thức đầu tiên và được nói tới nhiều nhất chính là việc thu hồi nợ: Vấn đề đáng lo lúc này là liệu số tiền đã phát ra có thể thu hồi lại kịp thời hay không để tiếp tục đem đến cơ hội cho những sinh viên nghèo sau này.
Lãi suất cho học sinh, sinh viên vay theo quy định mới chỉ có 0,5%, giảm so với mức cho vay trước đây (0,65%/tháng). Mức lãi suất này tương đương 50% lãi suất cho vay thương mại. Cộng với thủ tục cho vay không quá khắt khe, không cần thế chấp nhà cửa... khiến cho việc vay vốn trở nên hấp dẫn với các gia đình, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình thấp ở các vùng nông thôn.
Quả thực, để đòi hỏi sinh viên trả lại số vốn được vay cộng với lãi suất trong 4 năm sau khi ra trường một năm là không dễ. Nếu mứcvay là 8 triệu đồng/năm như hiện nay và mức lãi suất là 0,5%/ tháng thì khi ra trường theo tính toán mức nợ phải trả vào khoảng 9-11 triệu/năm-có lẽ sẽ chiếm khoảng 30%-40% thu nhập của sinh viên mới ra trường. Và qua đó chúng ta có thể thấy rõ khả năng trả nợ của sinh viên là rất hạn chế
Đến tháng 7-2007 đã có 144.335 người vay vốn. Tuy nhiên mới có 47.191 người trả được nợ. Số sinh viên đang dư nợ là trên 97.000 người với tổng số dư nợ là 297 tỷ đồng. Điều này cho thấy, thực tế vay thì dễ những để trả nợ lại là chuyện rất nan giải.
Có một vấn đề nữa đã và đang xảy ra chính là thực trạng thu phí khi tiến hành cho vay và việc thu lãi trước đối với khoản tiền cho vay ở một số địa phương.
Như ở xã Triệu Lộc, Hậu Lộc (Thanh Hoá) Hội nông dân co tiến hành "thu lệ phí" của các hộ gia đình vay vốn cho học sinh, sinh viên học tập là 7000/1tr. Mặc dù hiện tượng này đã được phát hiện và xử lý ngay sau đó nhưng cũng đã để lại dấu ấn không tốt cho một chương trình có ý nghĩa xã hội.
Sáng ngày 23/01/2008, trước sự chứng kiến của NHCSXH Thanh Hoá, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hoá, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá, Hội Nông dân huyện Hậu Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Lộc, Hậu Lộc đã công khai xin lỗi bà con nông dân về việc thu phí sai quy định và hoàn trả lại số tiền 1.520.000 đã "thu lệ phí" cho 45 hộ vay vốn tại Hội trường UBND xã. Trong khi quy định đối với tín dụng đào tạo, SV không phải trả lãi khi còn đang học nhưng nhiều ngân hàng, địa phương lại thu lãi trước. Một phụ huynh ở xã Quế Trung, Quảng Nam cho biết mỗi tháng có một cô bên hội phụ nữ thôn đến thu 20.000 đồng lãi tiền vay và bảo :” trên ngân hàng hối đi thu lãi hàng tháng các hộ vay, ai trả lãi mới được vay tiếp đợt sau”. Đây là một việc làm không đúng với chính sách của nhà nước mà đang diễn ra ở nhiều nơi..
Bên cạnh hạn chế này, sau 3 tháng triển khai, đã có liên tiếp những rào cản cản trở việc HSSV nghèo tiếp cận nguồn vốn. Đầu tiên là những vướng mắc giữa các cấp, ngành trong việc phối hợp xác minh, thực hiện các thủ tục cho vay.
Tại hội nghị, nhiều nhà trường cho biết: Do việc xác minh dồn vào đầu kỳ nên công việc ùn tắc. Tiếp đến là việc chưa thống nhất được trong hệ thống văn bản, biểu mẫu thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện.
Tất cả những lý do trên đã khiến cho nhiều nơi, chính sách chậm hoặc chưa được triển khai. Thậm chí, những sai phạm còn làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như chủ trương của Nhà nước và các bộ, ngành.
2. Nguy cơ thiếu vốn:
Với những quy định không quá khắt khe, không có thế chấp... thì độ rủi ro trong các khoản vay là rất cao. Tỷ lệ hoàn trả vốn ( khoản tiền trả trên tổng giá trị hiện tại của các khoản cho vay) chỉ vào khoảng 40%-50%. Mặt khác, những tổn thất khi những người đi vay không thể trả (bao gồm cả chi phí cơ hội lẫn chi phí quản lý) là rất lớn và ngân sách nhà nước không có đủ vốn quay vòng
II. Giải pháp cải thiện khả năng tiếp cận
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng đối với HSSV tại các địa phương, các cơ sở đào tạo các thôn bản và các hộ gia đình đảm bảo mọi người dân đều nắm được chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về chính sách tín dụng đối với HSSV, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đồng thời vận động HSSV mạnh dạn vay vốn để học tập.
Một hình thức tuyên truyền khá hiệu quả đã được thực hiện:đó là nồng ghép giới thiệu về chương trình trong những ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp.
Sau các ngày hội tư vấn tuyển sinh khác được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, ngày 23.3 hơn 22.000 HS, SV đã về thành phố Cần Thơ tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2008 do Bộ GD-ĐT và Báo Tuổi trẻ tổ chức.
Gian hàng trưng bày và tư vấn trực tiếp chương trình tín dụng cho vay HS,SV của NHCSXH được tổ chức trong khuôn viên của Trường Đại học Cần Thơ đã thu hút được đông đảo của phụ huynh và các em HS, SV đến tìm hiểu chương trình này.
Với hơn 2.000 tờ rơi tư vấn và cung cấp cho phụ huynh, HS,SV, các cán bộ của NHCSXH còn trực tiếp giải thích đầy đủ, chi tiết về những vấn đề mà HS,SV cần quan tâm.
Có thể nói, qua các ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp đã được tổ chức, NHCSXH đã thực hiện được nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền, đưa thông tin kịp thời về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới các đối tượng thụ hưởng có hiệu quả và thiết thực. Đây là cách làm tốt mà bộ GD-ĐT và Báo Tuổi trẻ cần triển khai rộng khắp trên toàn quốc để có nhiều phụ huynh và các em HS,SV được tư vấn.
Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách về tín dụng đối với HSSV; hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn của nhà trường và UBND cấp xã cho đối tượng được vay để đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác nhằm thúc đẩy quá trình cho vay vốn, quản lý nguồn vốn hiệu quả;đăc biệt nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.
Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
Sinh viên kí cam kết với ngân hàng trước khi ra trường
Theo quy định hiện nay, người đứng ra vay tín dụng là các bậc phụ huynh, trong khi đó người thụ hưởng lợi ích trực tiếp và trên thực tế có trách nhiệm phải trả nợ lại là HSSV. Như vậy, giữa ngân hàng và HSSV chưa có một cam kết nào mang tính pháp lý.việc HSSV phải ký cam kết với ngân hàng về việc trả nợ sẽ là một văn bản dân sự nhưng có tính chất pháp lý.Và căn cứ vào văn bản này ngân hàng có thể tiến hành truy thu nợ trong trường hợp HSSV không tiến hành trả nợ khi có điều kiện.
Sự phối hợp giữa các ban ngành
Hiện nay khi tin học đã và đang thay thế cách quản lí hành chính cũ thì bài toán thu hồi vốn không phải là quá khó.Sự hợp tác giữa các ban ngành ví dụ như trong hệ thống ngân hàng hoặc giữa ngân hàng và các tổ chức tuyển dụng lao động sẽ đưa đến một giải pháp thu hồi nợ hiệu quả. Khi các cơ quan tổ chức có sử dụng lao động là các SV có vay nợ thì họ có thể tiến hành trực tiếp chuyển một phần lương phải trả cho người lao động cho ngân hàng CSXH.Sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ và nhịp nhàng giữa các ban ngành hứa hẹn một khả năng thu hồi nợ rất cao.
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Một giải pháp nữa được đưa ra đó là nâng cao chất lượng giáo dục đại học.Nghe qua thì đây có vể như là mục đích của chương trình nhưng khi SV được vay vốn thì chúng ta có điều kiện để đào tạo được một đội ngũ nhân lực có tay nghề cao,đáp ứng được nhu cầu xã hội như vậy SV có thể kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường. Có như thế, SV mới yên tâm đặt bút ký nợ và các thành phần cho vay cũng sẽ tránh được tình trạng khó thu hồi được nợ.
Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng: bất cứ SV nào ra trường đi làm sẽ hoàn trả nợ.Nhà trường là nơi giáo dục sv không chỉ về chuyên môn mà còn về cả nhân cách .Vì vậy việc lo SV không trả nợ là không cần thiết .Nếu có nhưng SV ra trường gặp khó khăn không hoàn trả ngay được có thể coi như là rủi ro của hoạt động ngân hàng vì kể cả cho các đối tượng khác vay ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro.
Sự tham gia của các ngân hàng thương mại.
Vốn cho HSSV vay chắc chắn không thiếu, chỉ có vốn do ngân sách cấp cho NHCSXH để cho sinh viên vay là thiếu mà thôi.
Cách làm vẫn là Nhà nước đứng ra (thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, hoặc một đơn vị khác sắp tới làm đề án cho thanh niên vay vốn học nghề), vì các đơn vị này chỉ làm theo chỉ thị, chỉ tiêu, và dấu ấn của cơ chế bao cấp, “xin-cho” còn quá nặng.
Tại sao các ngân hàng thương mại lại không vào cuộc? Vì họ không thấy những khuyến kh ích thỏa đáng. Phải tạo ra cho họ những khuyến khích như vậy. Đấy là việc Nhà nước nên làm chứ không phải Nhà nước đi trực tiếp cho vay như hiện nay hay ủy thác cho NHCSXH (hay bất cứ tổ chức nào khác).
Phải chăng Nhà nước nên lập 1 quỹ để bảo lãnh tín dụng sinh viên và bù ưu đãi lãi suất. Bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cho sinh viên vay (có thể lúc đầu chỉ cho các SV nghèo nhưng sau có thể mở rộng thêm) thì được quỹ này bảo lãnh và bù phần chênh lệch lãi suất thị trường và lãi suất ưu đãi (hiện lãi suất ưu đãi là 0,6%/tháng).
Với 2 khuyến khích cơ bản này (và những khuyến khích khác), các ngân hàng thương mại hoạt động vì lợi nhuận sẽ nhập cuộc, họ sẽ cạnh tranh nhau để phục vụ sinh viên. Giả sử lãi suất thị trường là 1% tháng, tổng dư nợ 4.000 tỷ thì phần bù lãi suất là 16 tỷ/tháng (192 tỷ/năm); lại giả sử phần rủi ro là 13% (cứ cho bằng mức nợ quá hạn hiện nay) mà Nhà nước bảo lãnh, thì mức chi này là 520 tỷ. Nói cách khác Nhà nước bỏ ra khoảng 700 tỷ đồng/năm thì có thể để cho cơ chế thị trường giải quyết dễ dàng vấn đề tín dụng sinh viên.
Khi có những khuyến khích đúng và các ngân hàng thương mại thực sự vào cuộc, thì với mạng lưới của họ, với kỹ năng quản lý của họ, mức độ rủi ro chắc sẽ thấp hơn và chi phí bảo lãnh của ngân sách sẽ ít hơn (có lẽ dưới 5% dư nợ). Nhà nước khỏi phải đứng ra làm, và dùng đòn bẩy tài chính (chỉ chi bù lãi suất và bảo lãnh) với một đồng của ngân sách bỏ ra có thể huy động dễ dàng và tăng dư nợ lên 5 đến 20 lần. Không những thế các ngân hàng thương mại còn có thể cung cấp cho học sinh sinh viên các dịch vụ tài chính và ngân hàng khác.
Nói cách khác, nếu ngân sách bỏ ra 1.500 tỷ đồng/năm (một con số quá khiêm tốn nếu so với các khoản lãng phí và thất thoát ngân sách, và chỉ bằng khoảng 1/3 mức mà NHCSXH yêu cầu ngân sách cấp cho họ dùng cho năm học 2007-2008) để bù ưu đãi lãi suất (720 tỷ) và bảo lãnh (750 tỷ nếu rủi ro tín dụng ở mức 5%) chúng ta có thể duy trì mức tín dụng cỡ 15.000 tỷ đồng, tức là gấp 50 lần dư nợ hiện tại, và có thể giải quyết vấn đề tín dụng sinh viên theo cơ chế thị trường một cách hiệu quả hơn cách làm hiện nay.
Như vậy sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà vô hình chung nó cũng giái quyết các vấn đề như viêc thu hồi nợ, hay kiểm soát việc sử dụng vốn của sv. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế. Thậm chí, trong trường hợp tổ chức tín dụng dành riêng một khoản vốn để chỉ chuyên phục vụ cho hoạt động cho vay với lãi suất bằng 0, thì nhà nước có thể khấu trừ một phần hoặc toàn bộ khoản vốn đó vào số thuế mà tổ chức tín dụng phải đóng. Điều này dễ hiểu, bởi suy cho cùng, mục tiêu tối hậu của thuế cũng là tạo nguồn quỹ phục vụ lợi ích cộng đồng. Đặt biệt do không chịu áp lực về thuế nên hợp đồng vay có thể dự kiến việc kéo dài thời hạn hoàn trả nợ, giảm lãi suất so với thoả thuận ban đầu, tuỳ theo kết quả học tập của sinh viên. Có trường hợp ngân hàng miễn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đối với sinh viên có kết quả học tập tốt hoặc xuất sắc. Việc miễn trả nợ thường không được thoả thuận trước, mà được người cho vay đơn phương quyết định trong quá trình thu nợ, coi như phần thưởng đột xuất dành cho người có tài năng, có nghị lực và ý chí vươn lên trong quá trình lập nghiệp.
III. Kiến nghị:
Đối với vấn đề mức vay còn thấp.
Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhu cầu chi tiêu cho học tập của một sinh viên hiện nay tối thiểu lên tới 1,2 triệu đồng/tháng. Đây thực sự là khoản tài chính quá lớn đối với các gia đình nông dân bình thường, ngay cả đối với gia đình công chức, viên chức, công nhân không có thu nhập gì thêm, thì chi phí mỗi năm học đã lên tới gần 15 triệu đồng, tương đương với 5,0 tấn thóc. Cũng theo tính toán của Ngân hàng chính sách xã hội, đối với sinh viên các trường đại học y khoa, học 6 năm, thì chi phí còn lớn hơn rất nhiều.Nhưng trái lại với những đối tượng được miễn giảm học phí như sv sư phạm thì mức vay có thể thấp hơn ở mức 600.000 đ/tháng.
Bởi vậy, để bảo đảm trong năm 2008 ngày càng có nhiều HS SV được vay đúng đối tượng cũng như thực hiện mục tiêu phấn đấu tạo nguồn vốn cho vay quay vòng ở mức từ 25- 30 nghìn tỷ đồng trong những năm tới, ngoài việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, các cơ quan chức năng cũng cần thực hiện tốt công tác dự báo số lượng HS SV cần vay cũng như có biện pháp huy động đủ nguồn vốn, tổ chức tốt công tác tuyên truyền... ông Bình cho biết, trong tháng 1.2008, các cơ quan quản lý tiến hành kiểm soát xem SV vay vốn có đúng đối tượng không, sử dụng vốn vay như thế nào, đặc biệt là tìm hiểu khả năng thanh toán sau khi hết thời hạn cho vay. Bộ GD &ĐT, Bộ LĐTB -XH, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi tới các tỉnh, thành cả nước để thu thập thông tin.
Khuyến khích học sinh tại các trường đào tạo nghề tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi:
Theo phân loại của Ngân hàng Chính sách xã hội, có 2/3 trong tổng số người đã vay vốn là SV các trường ĐH, CĐ với số tiền chiếm khoảng 69% trong tổng số tiền cho vay. Tỉ lệ HS, SV các trường trung cấp, dạy nghề, nhất là HS học nghề dưới một năm được vay vốn rất thấp. Đây là việc sẽ phải điều chỉnh trong thời gian tới để khuyến khích HSSV vào học các trường trung cấp và trường nghề. Để khuyến khích đối tượng học nghề ngắn hạn, nên cho vay nhiều đợt trong năm. Vì các trường CĐ, nghề sẽ tuyển sinh nhiều đợt khác nhau trong năm.
Huy động sự tham gia của các ngân hàng thương mại.Sự tham gia của các ngân hàng thương mại không những giải quyết được vấn đề thiếu vốn mà vô hình chung nó cũng giái quyết các vấn đề như viêc thu hồi nợ, hay kiểm soát việc sử dụng vốn của sv.
Được xem như một loại hoạt động xã hội, tín dụng cho sinh viên được nhà nước khuyến khích phát triển bằng những biện pháp động viên thiết thực đối với người cho vay chuyên nghiệp (tức là các ngân hàng thương mại), để người này cảm thấy mình cũng có lợi ích từ đó. Cho sinh viên vay không được coi là hoạt động kinh doanh và không bị đánh thuế. Thậm chí, trong trường hợp tổ chức tín dụng dành riêng một khoản vốn để chỉ chuyên phục vụ cho hoạt động cho vay với lãi suất bằng 0, thì nhà nước có thể khấu trừ một phần hoặc toàn bộ khoản vốn đó vào số thuế mà tổ chức tín dụng phải đóng. Điều này dễ hiểu, bởi suy cho cùng, mục tiêu tối hậu của thuế cũng là tạo nguồn quỹ phục vụ lợi ích cộng đồng.
Chính sách ưu đãi, động viên của nhà nước tạo hứng thú để người cho vay chuyên nghiệp tham gia vào việc phát triển tín dụng cho sinh viên một cách tự nguyện. Đặc biệt, do không chịu áp lực thuế má, người cho vay có điều kiện sử dụng việc cho vay như một biện pháp kích thích nỗ lực học tập của sinh viên. Hợp đồng vay có thể dự kiến việc kéo dài thời hạn hoàn trả nợ, giảm lãi suất so với thoả thuận ban đầu, tuỳ theo kết quả học tập của sinh viên. Có trường hợp ngân hàng miễn hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đối với sinh viên có kết quả học tập tốt hoặc xuất sắc. Việc miễn trả nợ thường không được thoả thuận trước, mà được người cho vay đơn phương quyết định trong quá trình thu nợ, coi như phần thưởng đột xuất dành cho người có tài năng, có nghị lực và ý chí vươn lên trong quá trình lập nghiệp.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Với những gì đã đạt được, chính sách tín dụng ưu đãi cho sinh viên đã thực sự là một quyết sách đi vào cuộc sống. Với cơ chế ưu đãi, chính sách này đã là một “làn gió mới” nhằm thực hiện mục tiêu không để sinh viên nào phải bỏ học vì thiếu tiền. Nó là nguồn đông viên, cổ vũ lớn lao đối với các bạn sinh viên nghèo, tiếp tục cố gắng và phần đấu hơn nữa trong học tập.
Trong thời gian thực hiện chính sách vẫn còn diễn ra một số tồn tại, yếu kém trong quy trình cho vay và sưr dụng vốn vay. Chính vì thế đòi hỏi sự can thiệp của Chính Phủ, sự tham gia phối hợp của các ngành các cấp hơn nữa.
Và với đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao khả năng tiếp cận của sinh viên với các chính sách này đồng thời nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện chính sách.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12894.doc