Tăng trưởng kinh tế nhanh kết hợp với giải quyết ngay từ đầu vấn đề xã hội là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam thời kỳ 2001-2010, và nó đã được cụ thể hóa rất đầy đủ và khoa học trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, cần phải lồng ghép các nội dung của chiến lược này trong các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn cũng như các dự án cụ thể từ nay đến 2010.Thực hiện tiếp tụchướng lồng ghép các biến xã hội, môi trường nói chung và chiến lược toàn diện về tăng trươnggr và XĐGN trong các kế hoạch phát triển các cấp và các ngành là hoạt động mang tính chất " hai trong một". Một mặt, nó nằm trong khuôn khổ các dự án đổi mới kế hoạch hóa theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường; mặt khác nó trực tiếp biến CPRGS vào thực tế cuộc sống và tạo cơ hội thực hiện được các mục tiêu của chiến lược này.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiếp tục lông ghép lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾP TỤC LỒNG GHÉP LƯỢC TOÀN DIỆN VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO (CPRGS) VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
PGS. TS. Ngô Thắng Lợi
Đại học Kinh tế Quốc dân
Giảm đói nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, trong thời gian qua người nghèo ở Việt Nam đã có nhiều điều kiện để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, tạo việc làm, tiếp cận với các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ. Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo, do Chính phủ Việt nam phê duyệt ngày 21 tháng 5 năm 2002, đã được chỉ đạo đưa vào trong các kế hoạch hàng năm và đặc biệt là trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở câp quốc gia và cáccấp địa phương. Tuy vậy,để thực hiện thắng lợi Chiến lược này, chúng ta cần phải thực hiện lồng ghép tiếp tục các nội dung của nó trong các kế hoạch hàng năm và các chương trình dự án có liên quan trong thời kỳ kế hoạch 2006-2010. Bài viết này muốn hệ thống hóa lại những nội dung chủ yếu của chiến lược và trả lời các câu hỏi: tại sao lại phải tiếp tục lồng ghép trong các kế hoạch hàng năm? những vần đề cần tiếp tục hoàn thiện trong các bản kế hoạch năm để thực hiện mục tiêu lồng ghép? tổ chức phối hợp các bộ phận với nhau như thế nào để thực hiện tốt quá trình lồng ghép.
1. Quan điểm "lồng ghép" trong đổi mới kế hoạch ở Việt nam hiện nay
Quan điểm "Lồng ghép" trong soạn lập kế hoạch đã trở thành khá phổ biến và gắn liền với quá trình đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta trong thời gian qua, trên thực tế, chúng ta đã có những hoạt động cụ thể triển khai thực hiện quan điểm này, đó là: dự án " Lồng ghép biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển ở Việt Nam" ( Dự án VIE/97/P15); "Sổ tay xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành và địa phương" ( dự án VIE/01/021) nhằm đưa quan điểm và yêu cầu phát triển bền vững vào lập kế hoạch của các ngành và các địa phương phương xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Bộ, ngành, địa phương mình; Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đưa ra hướng dẫn cụ thể những yêu cầu lồng ghép chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo trong quá trình xây fựng kế hoạch 2006-2010, đồng thời phối hợp với Tổ công tác liên ngành Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo đã hỗ trợ các địa phương về nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo, v.v...
Lồng ghép một yếu tổ nào đó trong kế hoạch có nghĩa là đưa yếu tố đó vào với tư cách là hạt nhân, là mục tiêu cuối cùng của kế hoạch, hướng toàn bộ nội dung của kế hoạch theo quỹ đạo của yếu tố này trong quá trình xác định mục tiêu cuối cùng, mục tiêu trung gian, chỉ tiêu kết quả, các yếu tố đầu vào, chương trình hành động và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện. Lồng ghép biến dân số trong kế hoạch phát triển tức là phải xem yếu tố dân số ( quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số ) là đối tượng chính, để từ đó đặt ra những yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt gắn với kế hoạch về nâng cao múc sống dân cư, kế hoạch giáo dục, kế hoạch y tế và chăm sóc sức khỏe, kế hoạch môi trường. Lồng ghép quan điểm phát triển bền vững trong lập kế hoạch tức là phải coi ba yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường là nội dung chủ đạo trong thiết kế các chỉ tiêu phát triển ngành, địa phương. Lồng ghép CPRGS vào kế hoạch đòi hỏi gẵn kết hai yếu tố tăng trưởng và giảm nghèo vào nhau và coi đó là cơ sở của kế họach và đánh giá kết quả thực hiện.
Lập luận cho quan điểm lồng ghép trong soạn lập kế hoạch thường xuất phát từ những luận cứ sau đây:
Một là, thực hiện quan điểm lồng ghép trong xây dựng kế hoạch chính là cách thực thực hiện sự chuyển đổi công tác kế hoạch hóa từ trạng thái mệnh lệnh, nặng nề, trải theo diện rộng, ôm đồm với nhiều chỉ tiêu rời rạc, riêng biệt, mang tính tác nghiệp, hiện vật sang một trang thái năng động hơn, có chủ đề rõ ràng hơn và mang mầu sắc chiến lược phù hợp với điều kiện của kinh tế thị trường. Lập kế hoạch theo quan điểm lồng ghép sẽ hướng nguồn lực tập trung vào những vấn đề bức xúc, đột phá và là cơ sở để tổ chức triển khái thực hiện kế hoạch dưới dạng các chương trình, dự án mang tính hiệu quả cao.
Hai là, nền kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu cuối cùng của xã hội trong đó con người là yếu tố trung tâm. Vấn đề cuối cùng mà một nền kinh tế muốn phấn đấu không phải là tăng trưởng kinh tế, không phải là vấn đề chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hay là phát triển ngoại thương v.v... mà nó phải là đem lại những gì cho con người và duy trì, phát triển nó trong dài hạn như thế nào? lồng ghép, mà thông thường là lồng ghép những biến xã hội vào trong các kế hoạch kinh tế chính là hướng hoạt động kinh tế của đất nước, của địa phương, của ngành vào quỹ đạo phục vụ con người, vì con người, hướng các hoạt động kinh tế vào quỹ đạo của quan điểm hiệu quả kinh tế - xã hội chưa không phải là hiệu quả tài chính hay kinh tế đơn thuần.
Ba là, thực hiện lồng ghép các biến, các yêu cầu về xã hội , môi trường trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phép chúng ta có thể giảm bớt được số lượng các chỉ tiêu định lượng trong kế hoạch, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường, nhưng lại không làm giảm tính chất định lượng vốn là bản chất của kế hoạch do hướng vào việc thiết kế các chỉ tiêu mang tính lồng ghép phản ánh nhiều nội dung hơn trong một chỉ tiêu. Các chỉ tiêu lồng ghép sẽ là cơ sở để các nhà kế hoạch và quản lý đưa ra được những giải pháp đồng bộ hơn, toàn diện hơn, các giải pháp này có cơ sở để ràng buộc lẫn nhau và thực hiện được các giải pháp này là cơ hội để chuyển nền kinh tế theo hướng chủ đề trong tâm một các có hiệu quả nhất.
2. Triển khai lồng nghép CPRGS trong quá trình soạn lập kế hoạch
2.1. Mục tiêu của CPRGS
Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo đặt ra các mục tiêu cơ bản sau:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư. Phát triển nhanh ở các vùng động lực, tạo điều kiện để có tăng trưởng cao về kinh tế, đồng thời tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an ninh về lương thực, tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn; quan tâm nhiều hơn đầu tư hỗ trợ cho các vùng kém phát triển; hạn chế bớt chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các vùng, thu hẹp chênh lệch về khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, quan tâm đến đời sống của nhóm dân tộc ít người.
- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc hưởng lợi từ các dịch vụ công và cơ hội đầu tư kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách, cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, sắp xếp lại và lành mạnh hóa các tổ chức tài chính, tín dụng, tự do hóa thương mại, thực hiện các cam kết quốc tế đã thoả thuận trong khuôn khổ AFTA, chuẩn bị tốt điều kiện để gia nhập WTO, thực hiện các hiệp định thương mại song phương... để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Tạo cơ hội cho các hộ gia đình nghèo tăng thu nhập bằng các giải pháp đẩy nhanh tốc độ phát triển nông, công nghiệp và dịch vụ trên diện rộng; mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và công bằng trong tiếp cận các dịch vụ sản xuất và xã hội cơ bản.
- Khuyến khích phát triển con người và giảm bất bình đẳng; ưu tiên phát triển y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, kìm chế lây nhiễm HIV/AIDS, bình đẳng giới và các dân tộc ít người. Giải quyết các vấn đề đặc thù của nghèo đói đô thị về việc làm, thu nhập, nhà ở. Bảo đảm người nghèo đô thị tiếp cận một cách công bằng tới các nguồn lực, dịch vụ công và dịch vụ xã hội cơ bản. Cải thiện tình trạng tiếp cận của người di cư, đặc biệt là con em của họ.
- Hình thành, mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo, người bị rủi ro do thiên tai, giảm thiểu mức độ dễ tổn thương cho người dân. Tăng vai trò của các hội và đoàn thể tham gia vào mạng lưới an sinh xã hội.
- Thực hiện cải cách hành chính trên 4 lĩnh vực: cải cách thể chế; cải cách bộ máy hành chính; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công để cán bộ, công chức, chính quyền thay đổi phong cách làm việc, có trách nhiệm hơn với công việc và người dân tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ công, đảm bảo bình đẳng xã hội. Thực hiện đầy đủ Quy chế Dân chủ cơ sở nhằm cải thiện điều kiện và thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch và thực thi các quyết định phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng; tăng cường tính công khai, minh bạch về ngân sách và công tác thống kê kinh tế vĩ mô.
- Hình thành hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng về phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói giảm nghèo (có tính đến yếu tố giới và nhóm xã hội) để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện Chiến lược.
2.2. Các hoạt động triển khai thực hiện lồng ghép vào kế hoạch
Từ khi Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo được thông qua. Các Bộ, các ngành đã từng bước lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các kế hoạch hàng năm đã cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo; mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đặt ra cho Việt Nam; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm thời kỳ 2006-2010 và kế hoạch 2006 theo hướng tiếp tục lồng ghép mục tiêu của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo đồng thời chính phủ cũng ban hành những thông tư quan trọng nhằm trển khai bước đầu trong các bộ, ngành và địa phương gắn mục tiêu của chiến lược vào các kế hoạch của mình. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các nhà tài trợ hỗ trợ các địa phương thực hiện lồng ghép mục tiêu của Chiến lược vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Xây dựng khung hướng dẫn triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có tính đến yếu tố tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo;Tiếp tục duy trì và mở rộng tập huấn hướng dẫn công tác kế hoạch hoá ở địa phương và lồng ghép Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo (CPRGS) vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Nhiều dự án trong khuôn khổ lồng ghép chiến lược vào kế hoạch của ngành cũng được triển khai như: Bộ Tài Chính đang tiến hành dự án Xây dựng khuôn khổ Chi tiêu Trung hạn này, theo tiến độ thực hiện từ năm 2003 - 2008 Xây dựng quy trình đầu tư công cộng phục vụ người nghèo; tiến hành một số rà soát đánh giá về Chương trình đầu tư công cộng; xác định và lựa chọn một số kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam về lĩnh vực lập ngân sách có tính chất ủng hộ người nghèo.
2.3 Những bất cập của các bản kế hoạch hiện hành so với yêu cầu lồng ghép với CPRGS
Tuy đã bước đầu vận dụng những nội dung cơ bản của CPRGS vào quá trình soạn lập kế hoạch, những nhận xét chung, quá trình lập KH quốc gia cũng như của các địa phương trong thời gian qua vẫn mang dáng dấp và phù hợp với nền kinh tế kế hhoạch hóa tập trung trước đây. Trong điều kiện kinh tế thị trường, khi sản xuất sản phẩm được quyết định bởi nhiều thành phần kinh tế và sản xuất dựa trên dấu hiệu thị trường thì quá trình lập KH và nội dung của các bản kế hoạch còn chưa hoàn toàn bắt kịp sự thay đổi của nền kinh tế và nó bộc lộ những hạn chế đứng trên góc độ yêu cầu lồng ghép chiến lược về tăng trươnggr và xóa đói giảm nghèo đặt ra:
(1) Các phần trong bản kế hoạch vẫn chưa thể hiện sự gắn kết mang tính gogic với nhau. Giữa mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể, các chương trình hành động, các giải pháp mang tính chia cắt rời rạc, thiếu mối quan hệ với nhau. Điều quan trọng là mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội chưa thực sự gắn kết với nhau; Mục tiêu XĐGN và giải quyết vấn đề xã hội chưa thực sự được quan tâm thích đáng, nó chưa thực sự được quan niệm là mục tiêu cuối cùng để thiết kế các mục tiêu kinh tế và xã hội khác. Việc đưa ra các chỉ tiêu xã hội chưa dựa trên cơ sở khả năng kinh tế và ngược lại các chỉ tiêu kinh tế cũng chưa được xây dựng từ những yêu cầu của giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội. Chúng ta hãy xem lại mục tiêu về thu nhập bình quân trên đầu người đặt ra đến năm 2010 của Việt Nam là 1050 – 1100 USD ( giá hiện hành ), để đạt được con số này, GDP cần có là ở năm 2010 phải là 98 tỷUSD, tuy vậy nếu kế hoạch tăng trưởng đặt ra trong thờì kỳ này bình quân năm là 8% thì chúng ta chỉ đạt được tối đa là 80 tỷ mà thôi. Hiện nay chuẩn quốc tế do WB đưa ra đế xác định quốc gia có mức thu nhập thấp là 925 USD (báo cáo phát triển thế giới 2006- Ngân hàng thế giới), và tương lai năm 2007 là 965 USD, nếu tốc độ tăng trưởng 8% bình quân năm đặt ra trong thời kỳ 2006-2010 thì đến 2010 thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta vẫn không thể vượt khỏi ngưỡng các nước nghèo, và điều đó đồng nghĩa với việc mục tiêu của CPRGS, cũng như mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 không thực hiện được. Kế hoạch của các tỉnh chưa thực sự thể hiện tính chủ động và xuất phát từ nhu cầu cần thiết của địa phương mà chủ yếu vẫn làm theo yêu cầu của cấp trên, bản kế hoạch của tỉnh không có sự phân biệt với bản kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, tham khảo nhiều bản kế hoạch của các tỉnh, còn thấy thiếu khá nhiều các chỉ tiêu xã hội nằm trong yêu cầu của CPRGS như thu nhập bình quân đầu người, mục tiêu về y tế, giáo dục, mục tiêu môi trường.
(2)Các kế hoạch 5 năm, hàng năm của cấp quốc gia và các địa phương còn quá nặng nề, bao hàm nhiều chỉ tiêu mang tính chất hiện vật quá chi tiết, các kế hoạch ngành, vùng, địa phương bao gồm những chỉ tiêu sản xuất vật chất hết sức cụ thể. Trong bản kế hoạch quốc gia, vẫn đặt những chỉ tiêu hiện vật hết sức chi tiết như: ngành công nghiệp, đến năm 2010 là 1100 triệu m2 vải lụa, 1800 triệu sản phẩm may, 2,5 tỷ lít bia các loại, 1.2 triệu tấn giấy, 190 triệu đôi giầy dép các loại, v.v...; Ngành nông nghiệp, vẫn hiện diện các chỉ tiêu như: sản lượng hiện vật đến năm 2010 của cà phê ( 900 nghìn tấn), cao su ( 650 nghìn tấn), hạt điều ( 95 nghìn tấn), điều ( 500 nghìn tấn), thịt hơi ( 3600 nghìn tấn ) v.v... Trong khi sản xuất được tiến hành trên cơ sở thị trường, việc thực hiện sản xuất và sản xuất sản phẩm gì phần nhiều do các cơ sở kinh tế tư nhân, hay các hộ gia đình nông dân thì việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch như vậy sẽ trở nên không cần thiết và không có cơ sở thực thi.
(3)Trong khi các chỉ tiêu kế hoạch thể hiện nhiệm vụ cần thực hiện trong kỳ kế hoạch đưa ra khá nhiều thì trong các bản kế hoạch lại chưa thấy bóng dáng của những nhiệm vụ cần ưu tiên, hoặc những nhiệm vụ cần ưu tiên được liệt kê quá nhiều mà không có cơ sở logic với nhau. Các mục tiêu ưu tiên chưa thực sự xuất phát từ khía cạnh tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Nếu xem bảng phụ lục về danh mục dự án ưu tiên của kế hoạch 5 năm quốc gia chúng ta chưa thấy thể hiện quan điểm ưu tiên cho xóa đói giảm nghèo, các dự án này chủ yếu vẫn là cho các lĩnh vực kinh tế và mang nặng quan điểm ưu tiên cho khu vực nhà nước, các dự án ưu tiên cho y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa, phát triển nông nghiệp còn rất ít (chỉ có 4 dự án cho các lĩnh vực này)
(4). Các chỉ tiêu kế hoạch xây dựng chưa gắn kết vói những điều kiện ràng buộc về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính, ngân sách, chưa nhấn mạnh đến những khó khăn trong thực tế để thực hiện chỉ tiêu. Ví dụ như: kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn chưa nhấn mạnh đến những khó khăn mà người nông dân gặp phải trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu đặt ra, vấn đề bảo đảm thuỷ lợi không được không được coi là trọng tâm, chưa đưa ra những tieu chuẩn về chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sự yếu kém của công tác khuyến nông, thú y, cơ sở hạ tầng, hậu cần thương mại như đường xá, cầu cống. hay là việc đưa ra các chỉ tiêu XĐGN không đựoc tiến hành trên cơ sở phân tích nghèo cụ thể và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó, các mục tiêu XĐGN không gắn kết với chỉ tiêu sản xuất; các mục tiêu sản xuất này liên quan đến mục tiêu sản xuất khác như thế nào chưa được đề cập rõ ràng.
(5). Cách tiếp cận kế hoạch vẫn theo kiểu hành chính mệnh lệnh, trong đó các chỉ tiêu kế hoạch mang tính chất áp đặt từ phía trung ương, ngành mà thiếu đi sự tham vấn của các bên hữu quan cũng như của cộng đồng dân cư. Vì vậy, các chương trình đầu tư công cộng vẫn chỉ mang tính cục bộ của ngành, địa phương mà không gắn kết với mục tiêu kinh tế, xã hội rộng lớn hơn của đất nước. Các chỉ tiêu và giải pháp chính sách chưa thực sự xuất phát từ quan điểm bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dân cư và những tầng lớp yếu trong xã hội như người nghèo hay tầng lớp dễ bị tổn thương.
3. Tiếp tục triển khai lồng ghép CPRGS trong đổi mới lập kế hoạch
3.1 Những yếu cầu đặt ra trong tiếp tục thực hiện lồng ghép CPRGS trong đổi mới lập kế hoạch
Để thực sự biến các mục tiêu của chiến lược toàn diện vể tăng trưởng và XĐGN vào thực tế cuộc sống, chúng ta phải tiếp tục thực hiện nội dung lồng ghép mục tiêu của chiến lược trong các kế hoạch hàng năm trong thời kỳ 2007-2010. muốn thực hiện được điều này, trong thời gian tới việc lập các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở cấp quốc gia và các địa phương cần phải tiếp tục thay đổi thay đổi theo những yêu cầu sau đây:
- Lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo làm chủ đề chính của kế hoạch, coi đó là đầu ra cuối cùng cần đạt được trong thời kỳ kế hoạch. Bảo đảm sự gắn kết, logic giữa 2 mục tiêu này với nhau trong hệ thống mục tiêu kế hoạch. Trong đó mục tiêu XĐGN phải được đặt ra trước tiên, trên cơ sở đó thiết kế các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế phù hợp với năng lực tăng trưởng kinh tế của địa phương nhưng mặt khác phải phù hợp với yêu cầu đặt ra của mục tiêu XĐGN. Trong việc đưa ra CPRGS, chính phủ VN đã xác định được một bộ gồm 136 chỉ tiêu bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, bổ sung thêm vào bảng danh mục chỉ tiêu của CPRGS các chỉ tiêu khác thì bộ chỉ tiêu trong Kh 2006-2010 lên tơí 293 chỉ tiêu, con số này vượt quá khả năng đối với các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở các địa phương. Vì vậy, một yêu cầu nữa đặt ra trong việc xác định mục tiêu trong kế hoạch các địa phương là cần phải tập trung vào một số nhỏ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và xem đó là các mục tiêu ưu tiên để thực hiện phân bổ ngân sách thực hiện. Chính quyền địa phương căn cứ vào khuôn khổ các mcụ tiêu PTVN và các mục tiêu quốc gia khác cần lựa chọn một danh mục ưu tiên ở cấp địa phương mình (khoảng 30 – 60 chỉ tiêu)
- Từ mục tiêu chính là tăng trưởng kinh tế và XĐGN, các nội dung tiếp theo của KH phải nhằm vào thực hiện được các mục tiêu đó. Cụ thể, một là phải gắn kết các mục tiêu với đề xuất chính sách kinh tế và sự giám sát của chính phủ, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung điều chỉnh môi trường hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh như: tăng cường năng lực cạnh tranh trong thị trường hàng hoá và dịch vụ, thắt chặt ngân sách DNNN, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp khác nhau là cách thức để khuyến khích nâng cao năng suất lao động và do đó làm tăng thu nhập; các chính sách và giải pháp nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt hơn cải thiện tiếp cận đất đai và bảo đảm sự can thiệp ít hơn của các cơ quan chính phủ đối với doanh nghiệp để có thể giúp hỗ trợ sự phát triển của khu vực tư nhân, thúc đẩy tạo việc làm và do đó giảm nghèo; tăng cường ngân sách cho y tế, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các cơ chế bảo hiểm y tế và điều tiết hợp lý giá cả của sản phẩm dược phẩm và điều trị y tế, có thể giảm rủi ro khi đau ốm và bảo đảm người dân được tiếp cận lợi ích phát triển một cách rộng rãi hơn.
- Một yêu cầu cho xây dựng kế hoạch hiện đại là phải gắn kết các mục tiêu tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo với quy trình ngân sách.Việc công bố các mục tiêu tăng trưởng và XĐGN của địa phương và xác định các chính sách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu chỉ là bước đầu. Để làm được việc này, cần bố trí đủ nguồn lực ngân sách thực hiện và hỗ trợ bởi các khoản chi tiêu đầu tư và thường xuyên. Do đó các kế hoạch mục tiêu chính là khung phân bổ nguồn lực công trong giai đoạn trung hạn. đây còn là cơ sở gắn kết sự hỗ trợ của các nhà tài trợ vào việc thực hiện các ưu tiên của địa phương.
- Để đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch đảm bảo yêu cầu của chiến lược tăng trưởng và XĐGN thì một yêu cầu quan trọng đặt ra trong quá trình xây dựng là phải sử dụng được sự tham gia của nhiều bên khác nhau, đặc biệt là sự tham vấn của các tổ chức cộng đồng như: các quan chức chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các nhà và cơ sở nghiên cứu khoa họ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và các đối tác phát triển. Nhất là đưa ra những thách thức có liên quan đến việc đạt được kết quả cho các nhón khác nhau, tích cực tìm kiếm các ý kiến phản hồi và chỉ đạo, đưa các quan điểm của các nhóm khác nhau vào các kế hoạch cuối cùng. Yêu cầu cụ thể đặt trong nguyên tắc cùng tham gia khi xác định các mục tiêu cũng như giải pháp thực hiện là: các ngành và Chính quyền địa phương phải làm chủ sự lựa chọn mục tiêu phát triển và các quyết định phân bổ ngân sách phải dựa trên sự đồng thuận của ngành, địa phương về đánh giá nghèo và lựa chọn các mục tiêu phát triển cũng như các biện pháp chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu đó; Sự tham gia tích cực của người nghèo một cách trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức cơ sở góp phần xác định các nguyên nhân thực sự của sự nghèo đói tốt hơn, tạo ra các ý kiến phản hồi về kỳ vọng của cộng đồng và góp phần xây dựng các sáng kiến cải tiến có lợi cho người nghèo; Sự tham gia phối hợp của chính phủ và các nhà tài trợ góp phần tạo nên sự gắn kết mục tiêu phát triển của địa phương với mục tiêu chung của cả nước và điều chỉnh quan điểm của các bên có liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn tài trợ; Phải thu hút được sự tham vấn của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học nhất là các cơ sở đóng tại địa phương trong việc phân tích chính sách và đề xuất ý tưởng trên cơ sơ quy trình và nội dung lập kế hoạch.
- Điểm cuối cùng không kém phần quan trọng là việc lập kế hoạch theo các mục tiêu phát triển là cần phải có một loạt các chỉ tiêu để giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện. Trong thời gian qua chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện số lượng và chất lượng các dữ liệu sẵn có để đánh giá và giám sát tiến độ thực hiện. Tuy vậy, tuy vậy các số liệu và dữ kiện đó vẫn cần phải được sắp xếp và cung cấp theo hướng hỗ trợ cho hoạt động của các cán bộ lập kế hoạch. Cần có sự nỗ lực hơn tong việc tập tung đua ra những chỉ số đánh giá việc thực hiện ưu tiên chiến lược vốn khó có thể đo đạc chính xác hiện nay, đặc biệt là liên quan đến ưu tiên đảm bảo dân chủ cơ sở. Cơ chế để tổ chức xay dựng và sử dụng hệ thống giám sát có thể được cải thiện, trong đó bảo đảm vai trò lớn hơn của các địa phương và các bộ chủ quản đối với các yếu tố đầu vào.
3.2 . Những nội dung cần tiếp tục đổi mới trong xây dựng kế hoạch phát triển có sự lồng ghép với CPRGS
Việc lồng ghép mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế trong CPRGS cần được thực hiện trong tất cả các khâu của quy trình lập kế hoạch hóa, từ việc đánh giá thực trạng, xác định mục tiêu chỉ tiêu phát triển trong từng lĩnh vực, đến việc hệ thống các chương trình và dự án đầu tư, các giải pháp và xây dựng các giải pháp chương trình hành động thực hiện mục tiêu. Những khía cạnh cần chú ý nhiều hơn :
Một là, Khi thực hiện đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực hiện kế hoạch của quốc gia và địa phương phải chú ý đến mục tiêu của CPRGS. Cụ thể là:
- Khi đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển, cần tập trung vào các khía cạnh liên quan trực tiếp đến vấn đề tăng trưởng và giảm nghèo như: Đánh giá các yếu tố tự nhiên (đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu), các điều kiện về sản xuất và đời sống của người dân, các thế mạnh nguồn lực các yếu tố tiềm năng gắn với đất và không gắn với đất, khả năng khai thác và sử dụng tiềm năng. Khi đánh giá cần có sự so sánh với các địa phương khác và tiềm năng của cả nước. Những đánh giá này có liên quan đến lựa chọn phương án tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở lợi thế sánh của địa phương so với các khu vực khác trong cả nước; Thực hiện phân tích nghèo một cách toàn diện, bao gồm: đánh gia mức độ thu nhập, cơ cấu thu nhập dân cư ở địa phương; đánh giá mức độ nghèo đói và phân loại mức độ nghèo đói trong khu vực; đánh giá cơ cấu dân cư, dân tộc của vùng, trong đó lưu ý nhiều đến người dân tộc thiểu số, giới tính.
- Khi đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch thời kỳ trước, cần: thứ nhất, đánh giá toàn diện trên tất cả các mặt về phát triển kinh tế và các mặt xã hội, cần tập trung phân tích sâu sắc về chất lượng tăng trưởng, chỉ ra các tiềm năng, yếu tố có thể đóng góp vào tăng nhưng chưa được khai thác tốt làm hạn chế khả năng đạt được mục tiêu. Thứ hai, Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp - nông, lâm, ngư nghiệp - dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Đối với ngành công nghiệp: chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp (công nghiệp khai thác, gia công...) với các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có công nghệ hiện đại (công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử...). Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp: chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất; cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao... Đối với ngành dịch vụ: đánh giá cơ cấu các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông. Thứ ba, đánh giá nguyên nhân của việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, trong đó nhấn mạnh nhiều đến phân tích nguyên nhân của sự không thành công trong thực hiện chỉ tiêu về tăng trưởng và nghèo đói. Khi phân tích nguyên nhân, tập trung nhiều vào ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chính sách tác động đến tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo như: Tiến độ thực hiện đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, đặc biệt là tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; Việc phát triển các thành phần kinh tế kinh tế tư nhân, tập thể, hợp tác xã và việc phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế này; đặc biệt là việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương; Việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển. Đánh giá các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực xã hội, đặc biệt là những đánh giá nghèo dựa vào chỉ tiêu kinh tế - xã hội; đánh giá nội dung phân cấp quản lý kinh tế theo hướng mở rộng quyền chủ động cho các , địa phương; đánh giá tiến trình cải cách hành chính, đổi mới bộ máy, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đạo đức và năng lực của cán bộ và hiệu lực điều hành của bộ máy chính quyền các cấp. Thứ tư, xác định các cơ hội , thách thức và những khó khăn thuận lợi của quốc gia và địa phương trong thời kỳ KH mới. Dựa vào những phân tích , đánh gia, kết hợp dự báo tình hình trong nước và quốc tế, điểm cốt yếu trong phân phân tích thực trạng là phải rút ra được những điểm mạnh. yếu để tận dụng và khắc phục dựa trên những công cụ mới; xác dịnh những cơ hội, thách thức và sự tác động của những nhân tố bên ngoài tới sự phát triển của địa phương. Trong đó nhấn mạnh đến các nhân tố đồng thuận và không đồng thuận trong việc: khai thác các tiềm năng phát triển kinh tế xã hội như nguồn tài nguyên để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch; nâng cao năng lực sản xuất, trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Hai là, Cần nhấn mạnh đến xác định các mục tiêu ưu tiên
Một trong những nội dung cần đổi mới trong khâu lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là trước khi đi vào xác định các phương án phát triển, cần phải phân tích và đưa ra các mục tiêu cần phải ưu tiên trong thời kỳ kế hoạch. Các mục tiêu ưu tiên là các vấn đề bức xúc, nổi cộm, các vấn đề yếu kém, hay đó là các vấn đề quyết định đến sự phát triển về kinh tế – xã hội trong kỳ kế hoạch. Trong việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng với XĐGN, khi xác định các mục tiêu ưu tiên cần lưu ý đến các vấn đề : Đưa các vấn đề về xã hội, môi trường vào kế hoạch; dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, hướng tới tác động đến đời sống, điều kiện sống dân cư nông thôn; các mục tiêu gắn kết giữa tăng trưởng và XĐGN, bảo vệ môi trường, đặc biệt hướng vào nhóm cộng đồng nghèo, dân tộc thiểu số và phụ nữ. Quy trình xác định mục tiêu ưu tiên phải được bắt nguồn từ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, để từ đó thiết kế các mục tiêu kinh tế và các chỉ tiêu nguồn lực. Để thực hiện tốt việc xác định các mục tiêu ưu tiên, yêu cầu: Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các vùng trong địa phương; có sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư; Các mục tiêu ưu tiên cần được xác định dưới dạng những chương trình ưu tiên, các dự án và hoạt động cụ thể cho các chương trình ưu tiên, các chương trình hành động và phương án đi kèm.
Ba là, Phải xây dựng nhiều phương án phát triển trong thời kỳ kế hoạch
Dựa trên những mục tiêu ưu tiên, nhờ việc sử dụng những phương pháp khoa học, các chỉ tiêu kế hoạch thể hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc địa phương được xây dựng, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế xuất phát từ đích cuối cùng là mục tiêu giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội:
- Một số chỉ tiêu xã hội như: giảm tỷ lệ hộ nghèo; tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm; tốc độ phát triển dân số vào năm cuối kỳ kế hoạch...
- Về các chỉ tiêu kinh tế: Tổng GDP năm cuối kỳ kế hoạch; Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm, trong đó chia ra nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ tăng; Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân/năm; Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân/năm; Tốc độ tăng giá trị dịch vụ/năm; Tốc độ tăng giá kim ngạch xuất khẩu/năm; Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm;
Các chỉ tiêu tính toán cần được thể hiện bằng nhiều phương án khác nhau dưới dạng: phương án phát triển cao, trung bình, thấp. Mỗi phương án ứng với mục tiêu giảm nghèo và các vấn đề xã hội cũng như những điều kiện và nhu cầu nguồn lực huy động hao phí.
4. Kết luận
Tăng trưởng kinh tế nhanh kết hợp với giải quyết ngay từ đầu vấn đề xã hội là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam thời kỳ 2001-2010, và nó đã được cụ thể hóa rất đầy đủ và khoa học trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, cần phải lồng ghép các nội dung của chiến lược này trong các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn cũng như các dự án cụ thể từ nay đến 2010.Thực hiện tiếp tụchướng lồng ghép các biến xã hội, môi trường nói chung và chiến lược toàn diện về tăng trươnggr và XĐGN trong các kế hoạch phát triển các cấp và các ngành là hoạt động mang tính chất " hai trong một". Một mặt, nó nằm trong khuôn khổ các dự án đổi mới kế hoạch hóa theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường; mặt khác nó trực tiếp biến CPRGS vào thực tế cuộc sống và tạo cơ hội thực hiện được các mục tiêu của chiến lược này.
Tài liệu tham khảo:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam 2001-2010
- Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Việt Nam
- Sổ tay xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành và địa phương ( Dự án VIE/01/021
- Cơ sở lý luận lồng ghép các biến dân số vào kế hoạch hóa phát triển ( Dự án VIE/97/15)
- Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010; kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp – nông thôn, Công nghiệp, Thương mai - dịch vụ 2006-2010
- Các tài liệu tập huấn về nâng cao năng lực lập kế hoạch các địa phương .
- Các tài liệu rà soát kế hoạch 5 năm 2006-2010 của một ố địa phương như: Ninh Bình, Hòa Bình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LONG GHEP CPRGS VAO KH PT KTXH.doc