MỤC LỤC
1. Tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng cuả Phan Bội Châu 1
1.1. Tiểu sử và cuộc đời 1
1.2. Một số hoạt động cách mạng tiêu biểu của Phan Bội Châu 6
1.2.1. Phong trào Đông Du 6
1.2.2. Việt Nam quang phục hội 12
Vận động lính bản xứ nổi dậy 14
Đánh đồn Tà Lùng 15
Phá ngục Lao Bảo 15
Cuộc vận động khởi nghĩa ở Trung Kỳ 15
Khởi nghĩa Thái Nguyên 16
Mưu sát toàn quyền Merlin 16
2. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu từ phong trào Đông Du đến Việt Nam quang phục hội 17
2.1. Bối cảnh đất nước và tiền đề tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu 17
2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam cuối XIX đầu XX 17
2.1.2. Tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam 21
2.1.3. Tiền đề tư tưởng 22
2.2. Sự chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu từ Đông Du đến Việt Nam quang phục Hội: chế độ quân chủ lập hiến sang chế độ dân chủ tư sản 25
2.2.1. Từ tư tưởng về chế độ quân chủ lập hiến 25
2.2.2. Đến tư tưởng về chế độ dân chủ tư sản 31
3. Vai trò của Phan Bội Châu và tư tưởng chính trị đối với lịch sử dân tộc 35
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4411 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng cuả Phan Bội Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỳ
Năm 1916 các ông Trần Cao Vân và Thái Phiên toan khởi nghĩa ở Huế và Quảng Nam sau khi liên lạc được với Duy Tân hầu đưa nhà vua ra quân khu dựng cờ chống Pháp nhưng việc vỡ lở. Vua Duy Tân bị đày sang Réunion. Các ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Phạm Hồng Cương, Phan Thành Tài đều bị hành quyết.
Khởi nghĩa Thái Nguyên
Lương Ngọc Quyến, Quân vụ Ủy viên của Hội khi bị giam ở Thái Nguyên, vận động được một số cai đội của trại lính khố xanh người Việt nổi dậy, chống lại sĩ quan người Pháp rồi truyền hịch kêu gọi hưởng ứng. Trịnh Văn Cấn cầm đầu cuộc khởi nghĩa nhưng chỉ được năm ngày thì chính quyền Bảo hộ đem quân phản công, dẹp tan. Tuy thất bại, cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên cho thấy trong một đêm quân đội Pháp có thể bị đánh bại nếu cách tổ chức được giữ kín và có quy củ.
Mưu sát toàn quyền Merlin
Dầu chưa tạo được thành tích nào lâu dài, Việt Nam Quang phục Hội vẫn âm ĩ theo đuổi đại cuộc và cuối cùng phát nổ với tiếng bom Sa Diện. Lợi dụng chuyến viếng thăm Quảng Châu của toàn quyền Martial Henri Merlin vào Tháng Sáu năm 1924, hội viên Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả đột nhập vào khách sạn Victoria rồi ném bom vào bàn tiệc của Merlin. Viên Toàn quyền thoát chết nhưng có năm người Pháp thiệt mạng. Bị truy nã gắt gao, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự tử.
Năm 1923, một số thanh niên trong Hội như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn,... thành lập Tâm Tâm Xã, còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn, như một tổ chức cách mạng, ngoại vi dành cho thanh niên của Hội. Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu và thuyết phục được những thành viên ưu tú của Tâm Tâm Xã tham gia thành lập và trở thành hạt nhân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Sang năm 1925 thì Phan Bội Châu bị người Pháp bắt ở Thượng Hải đem giải về nước. Việt Nam Quang phục Hội và Tâm Tâm Xã từ đó tan vỡ. Nguyễn Thượng Hiền xuống tóc đi tu. Số hội viên còn lại nhiều người gia nhập các đoàn thể khác tiếp tục tranh đấu.
Quá trình chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu từ phong trào Đông Du đến Việt Nam quang phục hội
2.1. Bối cảnh đất nước và tiền đề tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu
2.1.1. Tình hình kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam cuối XIX đầu XX
Sau khi nổ súng xâm lược Đà Nẵng thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta. Đến năm 1884 khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân, xã hội Việt Nam từ tính chất thuần phong kiến trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến và bị cuốn vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Pháp.
2.1.1.1. Kinh tế
Mục đích của Pháp khi xâm lược Việt Nam là muốn biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm giá rẻ, bán giá cao các hàng công nghiệp của Pháp nhằm đảm bảo cho vốn đầu tư của Pháp để thu được lợi nhuận tối đa. Để thực hiện mục đích đó, thực dân Pháp chủ trương một mặt duy trì phương thức sản xuất phong kiến, mặt khác từng bước du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cơ cấu kinh tế của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ có những biến chuyển to lớn, cả hai phương thức này cùng song song tồn tại. Dưới tác động của hai phương thức đó đã làm cho nền tảng cơ cấu kinh tế của xã hội Việt Nam biến đối theo chiều hướng dần vào quỹ đạo mới, tiến bộ hơn – quỹ đạo tư bản chủ nghĩa nhưng là một thứ tư bản chủ nghĩa thuộc địa, phụ thuộc hoàn toàn vào chính quốc. Các thương điếm, công trường, xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền ra đời.
Sự chuyển biến này tạo điều kiện cho các luồng tư tưởng bên ngoài du nhập vào. Mặt khác nó cũng làm phá sản chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, làm cho Việt Nam tiếp xúc được với thế giới, nhất là với châu Âu, mặc dầu thực dân Pháp đã chăng một hàng rào thuế quan khá chặt chẽ và bắt buộc Việt Nam chỉ được phép có quan hệ với riêng một nước Pháp mà thôi” [22; 2] Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này về cơ bản vẫn là tự cung, tự cấp. “Trên thực tế, các lực lượng sản xuất xã hội cũ vẫn giữ một vai trò quan trọng. Lúc này xã hội Việt Nam đang diễn ra một cuộc cọ xát gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Kết cục, nhiều khi đáng tiếc lại là sự chiến thắng của cái cũ”. [11; 120] Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản chậm và yếu ớt. Sự tác động của điều kiện kinh tế đó đã làm cho tính chất cổ truyền của xã hội Việt Nam bị biến dạng và bị phá vỡ dần về mọi mặt cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính điều này đã làm ảnh hưởng một cách quyết định đến nội dung, tính chất và chiều hướng phát triển của toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội nói chung và tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu nói riêng.
2.1.1.2. Chính trị
Nhằm khai thác thuộc địa ở quy mô lớn thực dân Pháp đã thiết lập và kiện toàn cơ cấu mọi mặt của bộ máy thống trị từ trung ương đến địa phương. Một chính quyền thực dân vừa bao trùm lên, vừa song song tồn tại với chính quyền bù nhìn Phong kiến Việt Nam. Đi đôi với việc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp thực hiện những chính sách hết sức thâm độc. Chẳng hạn chính sách “chia để trị” – đặt ra ba chế độ chính trị khác nhau tương ứng với 3 miền của đất nước là Bắc, Trung và Nam Kỳ; chính sách “dùng người Việt trị người Việt” – gây chia rẽ giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, dụ dỗ những phần tử phong kiến đầu hàng duy trì các tổ chức bộ máy quản lý làm cũ kỹ lạc hậu ở các làng xã và bộ máy vua quan phong kiến để làm công cụ bóc lột nhân dân ta, đúng như đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Để bóc lột nhân dân lao động chủ yếu là nông dân nước ta thực dân Pháp không phá bỏ chế độ Phong kiến, để cho chủ nghĩa tư bản phát triển tự do, trái lại chúng rất cần duy trì chế độ phong kiến đó. Chúng nuôi dưỡng chế độ phong kiến chính là để bóc lột theo lối tư bản chủ nghĩa nặng nề hơn, mạnh và nhiều hơn”. [4; 22] Tình hình đó làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và tư bản Pháp xâm lược ngày càng gay gắt. Để giải quyết mâu thuẫn đó đòi hỏi phải huy động sự đồng tâm, hiệp lực của mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vùng dậy dùng bạo lực của mình đánh đổ ách thống trị của bọn thực dân Pháp. Chính yêu cầu này đã ảnh hưởng và được phản ánh đậm nét trong tiến trình phát triển tư tưởng của Phan Bội Châu . Không phải ngẫu nhiên mà ông để ra thuyết “mười hạng người đồng tâm”, ông quan tâm đến việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tìm kiếm những nét tương đồng và khác biệt giữa chủng tộc này với chủng tộc khác, giữa con người với con vật. Ông làm như vậy là để huy động, tập hợp và xây dựng lực lượng cách mạng, phân hóa kẻ thù, kích động và tăng cường tinh thần quật cường của dân tộc, cổ vũ cho chủ trương “bạo động vũ trang” của mình trong quá trình đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
2.1.1.3. Giáo dục
Nhằm mục đích nô dịch nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đào tạo đội ngũ những người chỉ biết thừa hành hơn là sáng tạo, thực dân Pháp đã xây dựng một nền giáo dục thực dân nửa phong kiến. Một mặt chúng tìm mọi cách loại bỏ những ảnh hưởng tích cực của văn hó cổ truyền dân tộc, lợi dụng những mặt hạn chế trong nền giáo dục phong kiến đã trở nên quá ư lạc hậu so với xu thế phát triển chung của thời đại, khuyến khích lối học khoa cử để kìm hãm nhân dân ta trong vòng u tối, dốt nát và phục vụ cho công cuộc thực dân hóa của chúng. Đề cập vấn đề này, Phan Bội Châu đã viết: “Từ sau khi mất nước, cố nhiến người Pháp chẳng những không đem lại cho người Việt một nền giáo dục tốt đẹp mà họ càng ngày càng cưỡng bức người Việt theo nền giáo dục nô lệ, trâu ngựa. Khi mới chiếm Việt Nam, người Pháp rất khuyến khích cái học từ chương khoa cử như văn bát cổ, thơ phú. Trẻ em sấu tuổi đã bắt vùi đầu vào cái học cho đến chết”. [16; 526] Mặt khác, thực dân Pháp từng bước xây dựng một nền giáo dục thực dân để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa diến ra với quy mô ngày càng lớn và tăng cường nô dịch nhân dân ta về mọi mặt. Trong tác phẩm “Việt Nam vong quốc sử” Phan Bội Châu có viết: “Ở trong nước, người Pháp đặt một trường học đại Pháp, một trường học Pháp – Việt nhưng chỉ dạy viết văn Pháp, nói tiếng Pháp có thể tạm thời làm nô lệ cho Pháp mà thôi, còn muốn tới chỗ tinh thâm uyên bác tất cả những việc hữu dụng thì người Việt không được thấy”. [15; 147]
Nền giáo dục Pháp dựng lên là một nền giáo dụ hủ bại nô dịch, nhằm phục vụ cho ý đồ bành trướng và tăng thêm ảnh hưởng của Pháp ở Việt Nam. “Trẻ em sáu tuổi mới cho vào trường, đọc sách giáo khoa đã là quên khuấy mình là người Việt Nam rồi”. Trước yêu cầu sống còn của dân tộc và xu hướng phát triển của thời đại, cần phải nhanh chóng mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, vun trồng nhân tài. Tình hình này đã giúp cho Phan Bội Châu nhận thức rõ hơn sức mạnh của tri thức, vai trò và vị trí của giáo dục, đào tạo đối với sinh mệnh của đất nước, tính năng độc sáng tạo của con người trong suy nghĩ và hành động.
2.1.1.4. Xã hội
Sự tác động của 2 phương thức sản xuất cùng với việc thực thi những chính sách về kinh tế, chính trị và văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu, vai trò của các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa, biến đổi phức tạp, tạo ra một bộ mặt xã hội mới – xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
Các giai cấp cũ vẫn tồn tại và bị phân hóa sâu sắc như giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản từ tầng lớp nhỏ bé trở thành một giai cấp, giai cấp công nhân còn non yếu. Lúc này tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam xuất hiện và từng bước trưởng thành. Họ bao gồm các thị dân, thợ thủ công và giới học sinh, sinh viên, trí thức sống chủ yếu ở thành thị. Họ là tầng lớp năng động và chính là những người tiếp thu và truyền bá những tư tưởng tiến bộ mới vào trong nhân dân.
Như vậy, trong thời kỳ này, cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam có những biến động phức tạp nhưng chưa đạt đến mức làm thay đổi căn bản cơ cấu xã hội cổ truyền. Tuy các lực lượng xã hội mới đã xuất hiện và từng bước trưởng thành cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới, nhưng lực lượng xã hội mới này chỉ là thiểu số và nắm trong tay một cơ sở kinh tế nhỏ bé. Nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất, nhưng giờ đây họ lại phải gánh chịu thêm một tầng áp bức mới cực kỳ dã man và tàn bạo của thực dân Pháp, họ bị thực dân Pháp giam hãm trong cảnh nghèo đói lạc hậu. Tương ứng với cơ cấu giai cấp phức tạp đó, kiến trúc thượng tầng của xã hội cũng không kém phần phức tạp – bao gồm nhiều hệ tư tưởng khác nhau. Tình hình đó ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của Phan Bội Châu .
2.1.2. Tác động của tình hình thế giới đến Việt Nam
Cuối XIX, đầu XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc đã tiến hành xâm lược các quốc gia và dân tộc nhỏ yếu khác. Các “chính quốc” đàn áp, bóc lột thuộc địa tàn bạo, do vậy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Vấn đề dân tộc đã trở thành vấn đề có liên quan đến nhiều nước, thành vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng gắn chặt với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Cũng chính trong bối cảnh đó các trào lưu tư tưởng phương tây bắt đầu có điều kiện xâm nhập tác động một cách mạnh đến các nước phương Đông.
Đầu thế kỉ XX, với thắng lợi của công cuộc Duy tân, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc. Đặc biệt, việc Nhật đại thắng trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật đã làm cho ảnh hưởng của Nhật càng gia tăng mạnh mẽ đối với nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà Phan Bội Châu chọn hướng Đông du (đi Nhật Bản) để cầu viện, xem xét, học hỏi và hy vọng tìm thấy con đường cứu nước. Phan Bội Châu viết: “Trận Nga – Nhật chiến tranh mà Nhật đại thắng thật có chỗ hay cho chúng tôi rất lớn. Trong óc chúng tôi đến đây có một thế giới mới là mở ra”. [16; 171]
Ở Trung Quốc, sau chiến tranh Trung – Nhật (1895), cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc tiến lên một bước mới, tầng lớp sĩ phu tiến bộ và tầng lớp trí thức tư sản mạnh dạn đòi cải cách. Sự kiện “Mậu tuất chính biến” (1898) và cùng với “Tân thư”, “Tân văn” mang tư tưởng tư sản và văn minh phương tây (thông qua sách báo Trung Quốc) tràn vào nước ta gây những phân hóa về mặt tư tưởng ở trong nước. Phan Bội Châu viết: “Nếu mà không có cuộc chánh biến nước Tàu (1898) cùng cuộc Nga – Nhật chiến tranh (1904), sách mới của Khương Lương truyền sang thì giấc mộng bát cổ của sĩ phu ta, e đến ngày nay cũng chưa nguôi”. [19,432]
Năm 1911, cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công và nước Trung Hoa dân quốc ra đời đã làm cho “châu Á thức tỉnh” và nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Sự kiện này đã có tác dụng tích cực đối với sự tiến triển trong tư tưởng, tình cảm của Phan Bội Châu trên con đường dân chủ tư sản và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Việt Nam quang phục hội và quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của ông.
2.1.3. Tiền đề tư tưởng
2.1.3.1. Ảnh hưởng từ những trào lưu tư tưởng phương Tây
Trước sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc bảo vệ đất nước cuối thế kỉ XIX và yêu cầu giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỉ XX, với lòng yêu nước nồng nàn và chí căm thù giặc sâu sắc đã thôi thúc Phan Bội Châu tiếp tục tìm tòi, đón nhận những trào lưu tư tưởng mới cho phù hợp với thời đại mới – “châu Á thức tỉnh” và làm cơ sở cho đường lối cưu nước của mình. Bác ái cuốn hút Phan Bội Châu . Sự tiếp xúc với văn minh phương Tây đã giúp Phan Bội Châu đối chiếu, kiểm nghiệm lại vốn hành trang tư tưởng của mình. Ông nhận thấy những nét khác biệt giữa hai hệ tư tưởng Đông – Tây, có những ưu và khuyết trên cơ sở đó có sự suy tính, cân nhắc, lựa chọn nhằm tiếp thu những giá trị mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam và bắt kịp nhịp đập của thời đại.
Phan Bội Châu là một trong những người đại diện cho buổi giao thời của sự tiếp xúc Á – Âu hồi cuối XIX đầu XX. Ông đã hăm hở đón nhận và tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng tư sản phương Tây được chuyển tải qua tân thư tân văn do các nhà tư tưởng Trung Quốc như Khang Hữu Vi và Lương Khai Siêu, Đàm Tự Đồng, Tôn Trung Sơn,… Dù còn hạn chế nhưng những cuốn sách này đã đem đến cho Phan Bội Châu những nhận thức mới mẻ trong quá trình tìm đường cứu nước, làm bật lên trong ông những cơ sở lý luận mới trong việc giải đáp những vấn đề do lịch sử đặt ra. “Các học thuyết tư tưởng tư sản phương Tây đã truyền bá vào nước ta trong những thời điểm khác nhau. Tư tưởng của trào lưu văn hóa ánh sáng Pháp thế kỉ XVIII, Tân văn Tân thư thế kỉ XIX, như Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn An Ninh,… và trở thành tư tưởng cho sự nghiệp cứu nước của họ”. [24; 24]
Khối lượng tri thức mà Phan Bội Châu tiếp nhận được đã nói lên tầm quan trọng lớn lao của nhà tư tưởng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ cận đại. Ông đã đứng vững trên những giá trị tinh thần của dân tộc mà đón nhận những giá trị tinh thần của phương Tây để tích hợp, để làm phong phú thêm vốn tri thức của mình và góp phần đưa tư duy, trí tuệ của dân tộc ta thoát khỏi sự cương tỏa của phương Đông khép kín. Chính điều này đã góp phần tạo nên diện mạo riêng trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu so với các học giả Việt Nam đương thời. Cũng vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong tư tưởng của ông có những nét gần gũi với chúng ta.
2.1.3.2. Sự phân hóa tư tưởng trong nước
Dưới tác động của điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, đời sống tư tưởng có sự biến đổi phức tạp và phân hóa sâu sắc thành ba nhóm cơ bản sau:
Nhóm tư tưởng bảo thủ trì trệ. Những người thuộc nhóm này từ chối mọi sự đổi mới, khư khư giữ lấy cái cũ. Trước thực tế sôi động, họ đã mất khả năng thích ứng, co lại, từ chối mọi vận động, biến đổi, trở nên bảo thủ, phản động. Trong số đó, có người muốn giữ nguyên tư tưởng chuyên chế cũ, duy trì tất cả những gì cổ xưa “trung thành” mù quáng với mọi giáo lý cũ. Đây là lực cản trở sự phát triển tư tưởng dân tộc, ngăn cản tất cả những gì đổi mới tiến bộ.
Nhóm tư tưởng nô dịch mất gốc. Không đứng vững trước những cám dỗ thấp hèn và hoảng sợ trước sức mạnh của kẻ thù, một số người đã trở nên vong ân, bội nghĩa, cắt đứt quan hệ với quá khứ vẻ vang của dân tộc, ngậm miệng, cúi đầu cam tâm làm nô lệ cho thực dân Pháp và sùng bái phương Tây một cách mù quáng. Tư tưởng của nhóm này là một trong những chướng ngại đối với sự phát triển tư tưởng của dân tộc.
Nhóm tư tưởng tiến bộ. Tiếp nối truyền thống quật cường của dân tộc, tầng lớp sĩ phu yêu nước đã đứng ra đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam nhằm giành lại độc lập cho dân tộc và canh tân đất nước. Mọi tâm huyết của họ lúc bấy giờ đều tập trung vào việc giải quyết vấn đề đó. Họ vượt qua những hạn chế của giai cấp Phong kiến – thành phần xuất thân của họ, bất chấp mọi khó khăn, hiểm nguy, dũng cảm chống lại các lực lượng ngăn cản sự phát triển tư tưởng của dân tộc. Cũng chính họ là người thu nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào trong nhân dân, góp phần đưa trình độ nhận thức của dân ta chuyển biến và phát triển lên một bước mới.
Đại diện tiêu biểu cho nhóm này là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. “Sự khác nhau giữa Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh thực ra không phải sự bất đồng có thể chia tách một người cộng hòa với một người quân chủ. Điều chia tách hai người và làm cho con đường đi của họ khác nhau không phải là quan niệm về mục đích cuối cùng mà là về các phương pháp phải dùng để đạt được mục đích đó”. [5; 33]
Hai xu hướng này cùng song song tồn tại và phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một cao trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX, đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Do xuất hiện từ một nguồn gốc là chủ nghĩa yêu nước và cùng hướng tới một mục đích xuất phát từ một nguồn gốc là chủ nghĩa yêu nước và cùng hướng tới một mục đích chung là cứu nước giải phóng dân tộc và canh tân đất nước nên cả hai xu hướng này thẩm thấu vào nhau theo những mức độ khác nhau theo những mức độ khác nhau trong tiến trình tư tưởng của Phan Bội Châu .
2.2. Sự chuyển biến tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu từ Đông Du đến Việt Nam quang phục Hội: chế độ quân chủ lập hiến sang chế độ dân chủ tư sản
2.2.1. Từ tư tưởng về chế độ quân chủ lập hiến
Tiếp nối truyền thống dân tộc cùng với tư duy chính trị nhạy bén của mình, Phan Bội Châu đã sớm nhận thấy rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, để lật đổ Pháp chỉ có con đường võ trang bạo lực song phải đi theo con đường khác.
Dưới tác động của điều kiện kinh tế xã hội ở trong và ngoài nước và dưới sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc bảo vệ đất nước hồi đầu thế kỉ XX, cùng với sự du nhập của những trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, Phan Bội Châu bắt đầu ly khai con đường cứu nước giải phóng dân tộc theo hệ tư tưởng phong kiến để hội nhập và hướng đến những con đường mới.
Năm 1903, tác phẩm “Lưu cầu huyết lệ tân thư” đã đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu – sự chuyển biến theo khuynh hướng dần dần vượt qua khỏi hệ tư tưởng phong kiến. Theo Phan Bội Châu dân tộc phải độc lập, quốc gia phải có chủ quyền, trong hoàn cảnh của nước ta bấy giờ muốn có độc lập thì vấn đề tiên quyết là giành lấy quyền lực từ tay thực dân Pháp về tay mình: “Quyền bính thu về dần thì quan lại là quan lại của ta” . [14; 144] Quan lại, nhân dân, tài sản là những yếu tố cấu thành một nước nên mỗi khi quyền bính nằm trong tay kẻ khác thì có nghĩa là nước đã mất. Để rửa nỗi nhục mất nước này, dân tộc ta phải đoàn kết đứng lên thu quyền bính về tay mình.
Điều đặc biệt là quyền bính đó không còn thuộc về vua mà là: “Quyền bính của nước là ở quan lại, nhân dân, tài sản” [14; 143] . Thế thì vua không còn là gốc một nước và người dân đã có quyền tham gia vào đời sống của Nhà nước. Người cầm quyền phải do dân đặt ra và nếu họ có lỗi với dân thì bị phế truất: “Các nước Thái tây cho dân có quyền tự do, người trên có lỗi, dân được phép bắt lỗi, người trên chống dân thì dân được phép chống lại [14; 146]
Tư tưởng trên khác với tư tưởng bất bạo động và tư tưởng về một thể chế xã hội theo một trật tự ngôi thứ định sẵn, trong đó vua có quyền lực tuyệt đối. Trong điều kiện xã hội nước ta lúc bấy giờ, tư tưởng đó vừa là sự tiếp nối dòng chảy của lịch sử tư tưởng dân tộc vừa là sự hội nhập những yếu tố mới của thời đại hàm chứa những yếu tố dân chủ và nhân văn, nếu nó có tác dụng tập hợp, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta mà trên một số điểm theo một đường hướng mới thoát khỏi sự cương tỏa của hệ tư tưởng phong kiến.
Nhằm khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của con người Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngay trong “Lưu cầu huyệt lệ tân thư”, Phan Bội Châu đã chẳng những đề cập đến mối quan hệ dân khí, dân trí và nhân tài. Theo Phan Bội Châu , lấy trí khôn mà giúp khí mạnh, lấy khí mạnh mà đỡ trí khôn, dân khí có chấn mới tuyển được người tài để dạy cho họ cái học hữu dụng. Trong mối quan hệ ấy ông cho răng: “Trong ba điều nói ở trên thì chấn dân khí là trước hết. Nhân tài từ trong nhân dân mà ra, dân khí chấn rồi mới nuôi nhân tài được. Học thuật cốt ở nhân dân noi theo, dân khí chấn rồi học thuật mới đổi được”. [14; 145]
Theo Phan Bội Châu , dân khí suy giảm là một trong những nguyên nhân gây nên bảo thủ, ỷ lại, u mê trước mọi sự đổi thay của thời cuộc. Vì vậy nhu nhược tất phải hóa ngu hèn. “Cái tệ ấy buổi đầu là do tính nhu nhược, theo mãi hóa ngu hèn đến nỗi có tay chân mà không biết làm lụng, có tài sản mà không biết trao đổi, có miệng lưỡi mà không biết trình bày, có núi bể mà không biết vượt bơi, có khoáng sản mà không bieeys dò lấy, có máy móc mà không biết cho chạy. Thậm chí thấy nhục vua cha mà không biết căm tức, thấy ngoại nhân mắng nhiếc lừa đùa mà vẫn bằng chân như vại, ngu thật là ngu!” [14; 145]
“Lưu cầu huyệt lệ tân thư” đánh dấu sự thay đổi trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu . Ở đây, ông đã đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ khác với phong trào giải phóng dân tộc do các văn thân sĩ phu yêu nước trước đây lãnh đạo. Tư tưởng đó có ảnh hưởng nhất định đến quá trinh xác lập phương hướng, con đường cứu nước của Phan Bội Châu . Theo xu hướng đó, năm 1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu thành lập Duy tân hội và đặt Kỳ Ngoại Hầu làm hội chủ. Sự ra đời của Duy Tân hội đã thể hiện rõ sự thay đổi của trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu từ quân chủ sang quân chủ lập hiến. Khi cưỡi gió biến Đông vượt muôn trùng sóng bạc để thực hiện trọng trách mà hội Duy Tân giao phó, Phan Bội Châu đã nhắc nhở và nhấn mạnh rằng: “Ngoại viện chẳng qua làm thanh thế cho nội lực, tổ chức nội bộ nên hoàn toàn mới hay không thể không tính cách dự bị trước vậy”. [18; 78]
Chủ trương bạo động võ trang, tư tưởng đó là sự tiếp nối truyền thống quật cường của dân tộc. Để giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh với kẻ thù không đội trời chung với mình, chúng ta phải có một lực lượng mạnh. Trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến mà nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp lại phải đối mặt với một nước đế quốc có tiềm lực mạnh thì cần phải nâng cao ý chí đồng tâm hiệp lực, tự lực tự cường, mặt khác phải tranh thủ sự viện trợ giúp đỡ từ bên ngoài. Điều đáng chú ý là trong mối quan hệ đó, Phan Bội Châu khẳng định nội lực là cái chính, cái quyết định, còn ngoại viện chỉ làm thanh thế cho nội lực mà thôi, lực lượng bên ngoài phải thong qua lực lượng bên trong mới phát huy được mối quan hệ giữa tự lực, tự cường và viện trợ nước ngoài.
Phan Bội Châu không chủ trương dung hòa mâu thuẫn đối kháng giữa nhân dân ta với với thực dân Pháp xâm lược mà ông kêu gọi thúc giục mọi người đoàn kết đứng lên đấu tranh nhằm thay đổi trật tự hiện tại bằng thể chế quân chủ lập hiến.
Tư tưởng quân chủ chuyển sang quân chủ lập hiến là một bước tiến quan trọng. Theo đó, nhân dân có quyền đứng lên đấu tranh, chủ quyền phải thuộc về nhân dân. Ngay trong tác phẩm “Tân Việt Nam” (1907), Phan Bội Châu viết: “Vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Giữa đô thành nước ta đặt một tòa Nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi Trung nghị viện đồng ý, Trung nghị viện phải đợi Hạ nghị viện đồng ý mới được th hành. Hạ nghi viện là nơi đa số công chúng có quyền tài phán việc của Trung nghị viện và Thượng nghị viện. Phàm nhân dân nước ta không cứ là người hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền đi bầu cử. Trên là vua nên để hay nên truất; dưới là quan nên thăng hay nên giáng, dân ta có quyền quyết đoán cả”. [16; 126]
Chúng ta không chấp nhận sự bảo hộ của bất cứ một cường quốc nào, dân ta phải nắm giữ chủ quyền của nước ta và theo Phan Bội Châu cần phải có một cơ chế thích hợp để nhân dân ta thực hiện quyền nhà nước của mình. Cơ chế đó có sự phân công, phối hợp giữa Thượng nghị viện, Trung nghị viện và Hạ nghị viện; mọi người đều có quyền bình đẳng.
Vào thời điểm năm 1907, tư tưởng trên là một điều mới và tiến bộ trong lịch sử tư tưởng chính trị của dân tộc. Điều đó càng chứng tỏ rằng Việt Nam đi theo quỹ đạo chung của thế giới.
Một trong những nét nổi bật của Phan Bội Châu với tư cách là một nhà chính trị ở chỗ ông là người Việt Nam đầu tiên sáng lập ra một tổ chức đảng – Hội Duy tân. Hội Duy tân còn nhiều hạn chế khó tránh khỏi nhưng so với Hội Đảng bí mật kiểu cũ thì Hội Duy tân có những đặc điểm gần với “những đặc điểm của một Đảng kiểu mới mang màu sắc dân chủ tư sản”. [22; 70] Sự ra đời của một đảng chính trị đã chứng tỏ rằng quyền lực nhà nước không còn thực hiện theo ý muốn của một ông vua nữa, lợi ích của dân tộc, của giai cấp đã được nhận thức, phong trào đấu tranh đã có tổ chức và định hướng cụ thể.
Khác với các sĩ phu yêu nước trước đây, Phan Bội Châu hướng đến Nhật Bản – một nước tiên tiến, một nước đồng chủng, đồng văn, đồng châu với Việt Nam để tranh thủ sự giúp đỡ viện trợ cho Việt Nam; hướng theo Nhật Bản là hướng về một thế giới đổi đời, một phong trào mới lạ mà xưa nay chúng ta chưa hề mộng tưởng. Điều này đã phần nào chứng tỏ rằng định kiến của xã hội phong đã có sự tha đổi. Đã đến lúc chúng ta cần phải được trang bị bằng một thứ vũ khí mới tinh nhuệ hơn để đánh đuổi giặc Pháp:
“Non sông đã mất, mình khôn sống
Hiền thánh đâu còn, học cũng hoài
Đông hải xông pha nương cánh gió
Nghìn làn sóng bạc múa ngoài khơi” [17; 176]
Thắng lợi của Nhật Bản ở Lữ Thuận Liêu Đông đã đánh thức cơn mơ mộng ngủ say bấy lâu để hướng đến một thế giới mới lạ, Phan Bội Châu hăm hở xuất dương với khát vọng cháy bỏng: giải phóng dân tộc bằng phương pháp bạo động cách mạng.
Điều đáng lưu tâm là Phan Bội Châu tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài nhưng không ỷ lại. Theo ông, ngoại viện chỉ phù trợ cho sức mạnh của nội lực, nội lực mới là cội nguồn của sức mạnh và là cái quyết định để chiến thắng quân thù. Tự lực tự cường luôn luôn thấm đượm trong từng tác phẩm của ông và trở thành điều thường trực trong ông, chẳng những thế ông còn nhắc nhở mọi người: “khuyên ai ai phải tự cường”. [14; 254] Do vậy, trước hết dân tộc Việt Nam phải đứng lên bằng chính sức mạnh của mình. Tư tưởng này đến Hồ Chí Mĩnh được khái quát và nâng lên một tầm cao mới: “Lấy sức ta để giải phóng cho ta”.
Tự lực, tự cường là truyền thống, là sức mạnh mãnh liệt của dân tộc ta nên Phan Bội Châu tin tưởng rằng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ta dù phải trải qua nhiều khó khăn thử thách nhưng dân tộc ta sẽ giành được thắng lợi. Để tập hợp lực lượng nhằm giải quyết mâu thuẫn kịch liệt giữa dân tộc ta và Pháp bằng phương pháp bạo động và chống lại con đường hợp pháp giành chính quyền, Phan Bội Châu đã nhanh chóng tiếp thu và vận dụng học thuyết “cạnh tranh sinh tồn” xem đó như là một cơ sở để củng cố, khẳng định và cổ vũ dùng bạo lực đến cùng với kẻ thù.
Mặc dù học thuyết “cạnh tranh sinh tồn” không có cơ sở khoa học để giúp Phan Bội Châu xác định đúng đắn đường lối cứu nước. Nhưng trong hoàn cảnh xã hội ta bấy giờ, sự vận dụng học thuyết này qua lăng kính của nhà yêu nước Phan Bội Châu không phải là không có ý nghĩa tích cực vì nó đã gốp phần duy trì cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân ta nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân, giành lấy chủ quyền về tay mình.
Quy luật của cạnh tranh là “ưu thắng, liệt bại” chiến thắng sẽ thuộc về dân tộc nào có thực lực đủ sức lấn át thực lực của đối phương, mà theo Phan Bội Châu thực lực quyết định nhất là nội lực. Điều đặc biệt có ý nghĩa trong tư tưởng võ trang bạo động của ông là ở chỗ ông đã biết dựa vào sức mạnh của nội lực. Đấy chính là điều làm cho tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu có diện mạo riêng và ngày càng tiệm cận đến chân lý. Dưới ảnh hưởng của Vonte, Mongtexkio và đặc biệt là Rutxo cùng với quá trình hoạt động cách mạng của mình, tư tưởng dân chủ ngày càng thấm đẫm trong ông. “Tôi từ sau khi đến Nhật Bản từng nghiên cứu nguyên nhân cách mệnh ngoại quốc và chính thể ưu liệt ở Đông Tây càng nhận thức được lý luận của Lư Thoa là tinh đáng lắm! Vã lại kết bạn đồng chí Trung Hoa, thì từ lâu chủ nghĩa quân chủ đã đặc ra ở sau ót”. [19; 211]
2.2.2. Đến tư tưởng về chế độ dân chủ tư sản
Năm 1912 Phan Bội Châu giải tán Hội Duy Tân, thành lập Việt Nam Quang phục Hội. Việt Nam Quang phục Hội ra đời đánh dấu sự tăng tiến trong tư tưởng của Phan Bội Châu trên con đường dân chủ tư sản – từ chế độ quân chủ lập hiến sang chế độ dân chủ tư sản. Tôn chỉ cảu Việt Nam Quang phục Hội khẳng định: “Chính thể dân chủ cộng hòa là một chính thể rất tốt đẹp. Quang phục quân trong khi vừa đánh đuổi giặc Pháp đồng thời vừa xây dựng một nước Cộng hòa Dân chủ. Quyền bính của nước là của chung toàn dân do nhân dân quyết định. Những dấu vết độc hại của chính thể chuyên chế trong còn nữa”. [17; 135] Đã qua rồi thời kỳ “một tên độc phu làm cá, làm thịt trăm họ dân ta”, để chuyển sang thời kỳ quyền lực tối cao thống nhất thuộc về nhân dân.
Nhân dân là cội nguồn của mọi quyền lực, quyền hành thuộc về nhân dân. Thể chế cộng hòa là hình thức cầm quyền tốt nhất, đảm bảo cho nước nhà độc lập vững bền và đi đến chỗ kiện toàn. Điều này được biểu hiện khá sinh động trong tôn chỉ của Việt Nam Quang phục quân: “Khi đánh đuổi được giặc Pháp, khôi phục được quốc quyền, mà nếu không xóa bỏ các chính thể xấu xa kia đi, thì những con sâu mọt lại lại noi theo đường cũ và nước lại có ngày sẽ mất thôi. Bọn giặc Pháp lần thứ hau nối gót dò tới để xâm chiếm. Phải xóa bỏ quân chủ, vì đó là một chính thể xấu xa vậy”. [17; 134] Muốn đảm bảo quyền hành thực sự thuộc về nhân dân thì tất yếu phải xây dựng một xã hội mới sau khi giành độc lập. Xã hội mới này cao hơn xã hội phong kiến và xã hội đương thời.
Nền cộng hòa dân chủ là mục tiêu hướng đến khi dân tộc ta đang tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tư tưởng đó đã phần nào phản ánh được tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc ta. Và đó cũng chính là cống hiến của Phan Bội Châu với tư cách là nhà tư tưởng chính trị. Việt Nam Quang phục Hội do ông sáng lập là một tổ chức chính trị tiến bộ nhất của nước ta lúc bấy giờ. Sự ra đời của Hội là sự khẳng định dứt khoát việc từ bỏ quân chủ để đi theo con đường cách mạng dân chủ của Phan Bội Châu .
Đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, đề cao dân quyền, phát triển kinh tế đó là những chủ trương lớn quán xuyến trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu nhằm tăng cường sức mạnh dân tộc để võ trang bạo động diệt trừ dị tộc, giành lấy chính quyền về tay nhân dân, xóa bỏ tận gốc chính thể quân chủ xấu xa, lập nên chính thể Dân chủ Cộng hòa tốt đẹp.
Như vậy trong đường lối cứu nước và giải phóng dân tộc của Phan Bội Châu nội dung dân chủ ngày càng gia tăng. Dân tộc phải độc lập, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Đường lối đó đã trở thành ngọn cờ tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng ở nước ta trong khoảng hai thập niên đầu của thế kỉ XX.
Tiếc rằng Phan Bội Châu chưa vươn tới để nhận thức được vấn để giai cấp và đấu tranh giai cấp, mà mới chỉ thấy đồng chủng thì đồng cừu, dị chủng thì bất tương dung. Bởi vậy ông chưa xác định được công nông là gốc của cách mạng, là hạt nhân để thu hút, tập hợp, đoàn kết các giai cấp, tầng lớp dân cư trong cuộc đấu tranh giành chính quyền; tổ chức Đảng của ông chưa có chỗ đứng vững chắc trong một giai cấp nhất định; trong điều kiện ở nước ta hơn 90% số dân là nông dân thì điều cốt tử phải thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng” vậy mà ông luôn đề cao lợi ích của dân tộc nhưng lại chưa thấy được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Những hạn chế trên là nguyên nhân khiến cho cương lĩnh của Việt Nam Quang phục Hội không thể đi đến thắng lợi. Đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) trước sự diễn biến phức tạp của lịch sử cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản Việt Nam, một giai cấp bạc nhược, họ không đủ sức nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cuộc đấu tảnh giải phóng dân tộc. Đứng trước tình hình đó, khi chưa được vũ trang bằng một lý luận khoa học – chủ nghĩa Mác – Lê nin soi đường dẫn lối thì sự dao động, thiếu kiên định trong tư tưởng của Phan Bội Châu , âu cũng là một điều dễ hiểu. Ông cho rằng: “Xưa rủ rê bạo động, ngày nay kêu gào văn minh, thật là nấc thang chặng đường kẻ làm cách mạng tất phải trải bước đi qua vậy”. [17; 471]
Từ chủ trương làm cách mạng dân tộc bằng phương pháp võ trang bạo động hay “cách mạng chủng tộc” sang phương pháp cải cách bằng hòa bình hay “ cách mạng văn minh”. Qua tác phẩm “Pháp Việt đề huề luận” và “Dư cửu niên lai sở trì chi chủ nghĩa”, Phan Bội Châu đã đi từ chỗ phê phán đến chỗ thay chủ trương bạo động bằng chủ trương cải lương. Đây là một sự vấp ngã trong quá trình chập chững đi đến gần chân lý. Bởi lẽ tuy có sự chuyển hướng nhưng ông không hề thay đổi mục đích lý tưởng của mình đề ra: “Phan Bội Châu lấy cứu quốc làm chủ nghĩa, cho nên muốn cho nước ta độc lập. Lại lấy việc cứu dân làm chủ nghĩa cho nên không muốn ngó thấy nhân dân lầm than”. [17; 478]
Với tấm lòng thiết tha đó mà Phan Bội Châu đã cho rằng phương châm dù phải “ngó cong, bắt quẹo” mà đạt được mục đích cách mạng thì vẫn cứ làm. Vì vậy ngay cả trong khi giải thích vì sao không nên làm cách mạng chủng tộc, Phan Bội Châu tuyên bố rằng: “Nếu quả thật người Pháp không tán thành cuộc văn minh cách mạng của ta thì tới lúc muồn vàn chẳng đã ta mới dùng chủ nghĩa chủng tộc”. [17; 484]
Điều đặc biệt cần lưu ý là ngay trong tác phẩm “Pháp Việt đề huề luận” và “Dư cửu niên lai sở trì chi chủ nghĩa” lần đầu tiên Phan Bội Châu đã thấy rõ hạn chế của việc dựa trên cơ sở màu da để định bạn hay thù; thấy rõ tác hại của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và đặc biệt đã biết tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới nói chung và nhân dân Pháp nói riêng, nhằm tập trung mũi nhọn chĩa thẳng vào thực dân Pháp xâm lược – kẻ thống trị áp bức bóc lột dân tộc ta. Vậy nên, phải chăng đó là chặng đường dích dắc mà Phan Bội Châu phải trải qua để rồi tiền lên phía trước?
Phải khẳng định rằng: “Chúng ta không thể đặt ngang hàng chủ nghĩa cải lương của Phan Bội Châu với bất cứ thứ chủ nghĩa cải lương nào trong đương thời”. [22; 172] Phan Bội Châu đã khuyên dân chúng rằng:
“Dựng gan óc để đánh tan sắt lửa
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân” [18; 112]
Con đường cứu nước của ông đã thoát khỏi ý thức hệ phong kiến những chưa đủ điều kiện để đạt tới hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Sự chuyển biến đến tư tưởng dân chủ tư sản đã là một bước ngoặt lớn trong hệ tư tưởng Việt Nam lúc bấy giờ và trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu .
Vai trò của Phan Bội Châu và tư tưởng chính trị đối với lịch sử dân tộc
Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng lòa,
Đêm sao đêm mãi thế ru mà?
(Tú Xương, “Đêm dài”, đầu thế kỷ XX)
Khoảng một trăm năm trước, khi tại các quầy rượu, quán cà phê ở những thành phố tiêu biểu cho văn hóa Tây phương vào cuối thế kỷ XIX như Paris, Vienne, Berlin, khách văn nhân nghệ sĩ gặp nhau đàm luận về những tư trào trong văn học nghệ thuật Tây phương lúc bấy giờ như “nghệ thuật vị nghệ thuật” (l’art pour l’art), chủ nghĩa duy mỹ (aestheticism) hay trường phái tự chiêm ngưỡng (narcissism), thì ở xứ Đông Dương xa xôi bên kia nửa vòng trái đất, nước ta hãy còn im lìm trong giấc nồng của đêm dài mất nước và ngay cả cái tên Việt Nam vẫn chưa được mấy ai nghe biết đến. Ngọn lửa Cần Vương kháng chiến cuối cùng ở Vũ Quang do Phan Đình Phùng lãnh đạo cũng đã bị dẹp tắt (1896). Dưới chính sách của toàn quyền Paul Doumer là triệt để khai thác nhân lực cùng tài nguyên của xứ thuộc địa này nhằm phục vụ tối đa cho quyền lợi của mẫu quốc, từ 1902 – năm ở Hà Nội người Pháp rầm rộ làm lễ khánh thành cầu Doumer (tức cầu Long Biên sau này) – Đông Dương bắt đầu mang lại những lợi lộc kinh tế và tài chánh cho nước Pháp trong khi tuyệt đại đa số người Việt phải chịu cảnh tôi đò ngay chính trên quê hương của họ. Về sau, khi viết hồi ký Doumer đã kiêu hãnh ghi lại như sau: “Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”!
Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu là một sĩ phu, bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Dù thành công hay thất bại, những tư tưởng của ông vẫn còn ý nghĩa cho đến ngày nay.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, làn sóng duy tân từ Nhật Bản dội sang nước ta qua những “tân thư” (sách mới) và “tân văn” (báo mới” của Lương Khải Siêu cùng các nhà cải lương Trung Quốc khác. Những trang sách “tân thư” “tân văn” mang đến cho các sĩ phu yêu nước không khí rạo rực của cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản và khí thế sôi sục của Mậu Tuất Chính biến (1898) ở Trung Quốc. Sĩ phu Việt Nam lần đầu tiên nghe đến các học thuyết dân chủ, dân quyền, chủ nghĩa lập hiến và làm quen với các tên nghe lạ tai như Mạnh đức tư cưu (Montesquieu), Lư thoa (Rousseau), Phúc Lộc đặc nhĩ (Voltaire), v.v… Từ chỗ “ếch ngồi đáy giếng thấy bao nhiêu trời”, họ bắt đầu có tầm nhìn “doanh hoàn” (toàn cầu) – dĩ nhiên điều này không có nghĩa là ai ai nay cũng có thể nhìn một cách khách quan về đất nước hay về thế giới bên ngoài. Quan điểm cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua (survival of the fittest) qua thuyết tiến hóa xã hội (social Darwinism) của Dật nhĩ văn (Darwin) mà ngày đó hãy còn gọi là thuyết “vật cạnh” (vạn vật cạnh tranh để sinh tồn), “thiên diễn luận” (sự tiến hóa tự nhiên của sự vật) hay thuyết “tự do đào thải”, khiến họ ý thức sâu sắc hơn về hiểm họa mất nước. Phan Bội Châu về sau đã ghi lại trong tự truyện: “Tôi vì xem những pho sách ấy mới hiểu qua được tình hình cạnh tranh ở trong hoàn hải, thảm trạng đất nước diệt chủng lại càng kích thích trong đầu sâu sắc hơn”“Tự phán” [13; 27] Nỗi lo diệt chủng cũng được nhắc nhở trong bài “Đề tỉnh quốc dân ca” lưu truyền rộng rãi trong nước vào năm 1906:
Nỗi diệt chủng bề thương bề sợ
Nòi giống ta biết có còn không?
Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu có lẽ là người đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước. Thơ văn Phan Bội Châu có ảnh hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ Phan mang nhạc điệu trầm hùng thiết tha, khi rạo rực sôi nổi, mà cũng vì những gì Phan nói lên thường khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những cảm xúc sâu xa của tình tự dân tộc. Những câu sau đây ngày ngay đọc đến ta vẫn thấy xao xuyến trong lòng, huống hồ là đối với độc giả sống trong tình trạng “mất nước” vào đầu thế kỷ XX:
Lời huyết lệ gửi về trong nước,
Kể tháng ngày chửa được bao lâu
Nhác trông phong cảnh Thần châu,
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ…
Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn,
Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn,
Khói tuôn khí uất, sóng cuồn trận đau…
“Hải hoại huyết thư” (1906)
Hoặc:
Than ôi! Lục tỉnh Nam Kỳ
Nghìn năm cơ nghiệp còn gì hay không
Mịt mù một giải non sông
Hỏi ai, ai có đau lòng chăng ai…
“Ai cáo Nam kỳ phụ lão” (1907)
Trong bài “Sinh văn cụ Phan Sào Nam” (1940), Huỳnh Thúc Kháng đã diễn tả một cách sống động về sức rung cảm lòng người của ngòi bút Phan Bội Châu :
Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một, giữa từng không mù cuốn mây tan,
Tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba, đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ.
Núi cao reo bốn phía dậy vang,
Buồng kín tỉnh ngàn năm giấc ngủ [21; 278]
Do ảnh hưởng văn thơ của Phan Bội Châu , mà “hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở, để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây”. [10; 105] Ngoài ra, cũng cần để ý là ảnh hưởng của Phan Bội Châu không chỉ giới hạn trong những thế hệ trưởng thành trong nửa đầu thế kỷ XX, mà ngay cả trong thời gian “đất nước phân kỳ”, bất luận Nam Bắc, văn thơ Phan đã khơi dậy lòng yêu nước của không biết bao nhiêu thanh niên.
So với người cùng thời, Phan Bội Châu sớm ý thức về vận mệnh đất nước và cũng là một trong những sĩ phu đầu tiên đối đầu với các vấn đề liên hệ đến Việt Nam như một “quốc gia quốc dân” (nation state). Vì từ “quốc gia quốc dân” (hay “nhà nước quốc dân”) vẫn chưa được nhắc đến ngay trong các cuốn từ điển tiếng Việt, Anh Việt hay Pháp Việt, v.v… xuất bản gần đây (những năm cuối cùng của thế kỷ XX).
Ngay từ hồi chưa xuất dương, cụ Phan đã từng đi chu du nhiều nơi trong nước – miền Nam xứ Nghệ (quê Phan Bội Châu ) từ Huế vào Nam Ngãi, Bình Phú, rồi Gia Định, cho đến tận vùng Thất Sơn ở Châu Đốc; miền Bắc từ Nam Định, Hà Nội, lên tận rừng Yên Thế của Đề Thám – nhằm tìm cách kết giao đặng mưu đồ việc nước với những người có nghĩa khí, từ sĩ phu tới các “hảo hán” trong giới “lục lâm giang hồ” sống ngoài vòng pháp luật. Trong thời kỳ Đông Du (1905 – 1909), hàng ngày tiếp xúc và lo việc ăn học cho các thành viên từ Nam chí Bắc, Phan ý thức sâu sắc về tình trạng thiếu đồng thuận giữa người Việt với nhau do một lý do khá đơn giản: đây là lần đầu tiên các thanh niên này có dịp tiếp xúc, đối thoại và sinh hoạt với nhau. Trong Việt nam quốc sử khảo (1908), Phan Bội Châu nêu lên 5 điều khiếm khuyết trong dân trí nước ta: hay nghi kỵ lẫn nhau, coi trọng những điều xa hoa vô ích (như trong việc hôn nhân, cúng bái,…), biết lợi mình chứ không biết hợp quần, tiếc của riêng mà không nghĩ đến lợi chung, biết thân mình mà không nghĩ đến việc nước. Ý thức “quốc gia quốc dân” trong tư tưởng cũng như hành động của Phan Bội Châu phải nói là một sự đề kháng đối với chính sách “chia để trị” của chính quyền đô hộ, khác hẳng với đầu óc địa phương hẹp hòi thường thấy ngay ở các nhân vật tai to mặt lớn trong nước lúc bấy giờ. Bình tình mà nói, bệnh chia rẽ, óc địa phương không chỉ do chính sách cai trị của người nước ngoài, bởi lẽ ngay khi người Việt nắm lấy vận mệnh đất nước, vẫn không thấy những biện pháp tích cực nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ “ăn cây nào, rào cây ấy” hay tình trạng “phép vua thua lệ làng”. Đóng góp của Phan Bội Châu trên mặt này ngay từ hồi đầu thế kỷ đúng là một điểm son đáng trân trọng, cần được ghi nhớ.
Cũng cần để ý rằng “vong quốc” (mất nước), “đồng bệnh” (cùng bệnh) và “quang phục” (khôi phục vinh quang đã mất) là những từ thông dụng trong thuật ngữ chính trị ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam – ba nước “cùng mang bện mất nước” – vào đầu thế kỷ XX. “Vong quốc” ở đây có nghĩa là mất độc lập, mất chủ quyền. Phan Bội Châu giải thích: “Gọi là một nước thì phải có nhân dân, có đất đai, có chủ quyền. Thiếu một trong ba cái ấy đều không đủ tư cách làm một nước”. [2;217] Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mã những nỗ lực khôi phục độc lập ở ba nước Đông Á nói trên thường lấy tên “quang phục”: vận động lật đổ triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc do Thái Nguyên Bồi khởi xướng năm 1904 lấy tên là Quang phục Hội (về sau gia nhập Đồng minh Hội của Tôn Dật Tiên); ngày Hàn Quốc lấy lại độc lập, thoát khỏi ách cai trị của người Nhật gọi là ngày Kwangbok (tức Quang Phục, 15/8/1945); và cái tên Việt Nam Quang phục Hội do Phan Bội Châu cùng các đồng chí thành lập ở Quảng Đông (1912) cũng không ngoài nghĩa đó.
Ai là người đầu tiên phổ biến cái tên Việt Nam vào đầu thế kỷ XX? Trả lời câu hỏi thoạt nhìn có vẻ vô thưởng vô phạt này sẽ giúp ta nhận thức rõ hơn về vai trò của Phan Bội Châu và Quang phục Hội.
Quốc hiệu “Việt Nam” nguyên đã có từ đầu thời vua Gia Long, nhưng trên thực tế không mấy khi được sử dụng. Sử sách chép là vua Gia Long lúc đầu khi mới lên ngôi (1802) muốn đặc quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vua Gia Khánh nhà Thanh không chấp thuận, lý do là quốc hiệu này khơi lại chuyện Triệu Đà và chính quyền cát cứ ở nước Nam Việt đời Hán ngày trước. Thanh triều chỉ chấp thuận sai sứ sang phong vương sau đó hai năm (1804) khi quốc hiệu Nam Việt đã được đổi ngược lại thành Việt Nam [Kawamoto Kunie, “Etsunanjin no ketsuda” (Quyết đoán của người Việt), trong cuốn “Kanji minzoku ketsudan” [7; 481] Bước sang thế kỷ XX, trong khi người nước ngoài đều dùng tên “An Nam” để chỉ nước ta, theo thiển ý của chúng tôi, Phan Bội Châu là người đầu tiên đã phổ biến cái tên Việt Nam ngay từ khi mới sang Nhật Bản. Bằng cớ là Phan đã dùng tên Việt Nam trong các trước tác viết trong thời kỳ Đông Du: Việt Nam vong quốc sử (1905), Tân Việt Nam (1906), Việt Nam thảm trạng, Việt Nam quốc sử khảo (1908). Ngoài ra, sau khi giải tán Duy Tân Hội, như đã nói ở trên, Phan cùng đồng chí cũng đã dùng tên Việt Nam (thay vì An Nam hay các tên khác) khi đặt tên Việt Nam Quang phục Hội vào năm 1912.
Tuy Quang phục Hội có một lịch sử đáng chú ý, nhưng điều ngạc nhiên là trước đây ít người nói tới. Những điều giới thiệu sau đây có thể tìm thấy ngay trong “Phan Bội Châu niên biểu” (hay “Tự phán”) chứ không phải tìm đâu xa xôi. Trước hết, Quang phục Hội không chỉ là hội đoàn theo nghĩa thông thường mà trên hết thực tế là một “chính phủ lâm thời” (lưu vong), có quy định cả quốc kỳ, quân đội (Việt Nam Quang phục Quân), quân kỳ, và phát hành cả giấy bạc (dưới dạng “quân dụng phiếu”) “in bằng điện, tinh xảo như giấy bạc Tàu”. Quang phục Hội cũng đã quy định lá quốc kỳ đầu tiên của Việt Nam. Theo lời kể lại của Phan Bội Châu , “một sự quái lại” là trước đó “nước ta chỉ có cờ hoàng đế mà không có quốc kỳ”. Bởi vậy, Quang phục Hội mới “chế định cờ ngũ tinh” (năm ngôi sao) làm lá quốc kỳ đầu tiên. Năm ngôi sao trên lá cờ này có hình liên kết với nhau (ngũ tinh liên châu), tiêu biểu cho ba kỳ của Việt Nam, cộng thêm Lào và Cămpuchia. Quốc kỳ Quang phục Hội có nền vàng, tượng trưng cho nhân chủng da vàng của người Việt, màu hồng của năm ngôi sao biểu tượng cho vị trí phương Nam của nước Việt (“Nam phương thuộc hỏa, hỏa sắc hồng”). Hình dạng quân kỳ cũng giống như quốc kỳ, điểm khác nhau là thay vì hồng tinh (sao hồng), quân kỳ dùng bạch tinh (sao trắng), nhằm “tỏ rõ mục đích” của Việt Nam Quang phục Quân là “cốt đánh đổ chính phủ người da trắng”.
Tôn chỉ “độc nhất” của Quang phục Hội là “khôi phục nền độc lập của Việt Nam” và thành lập một nước “cộng hòa dân quốc”. Nói một cách khác, với sự thành lập của Quang phục Hội, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chủ nghĩa quân chủ đã bị phủ nhận và chủ nghĩa dân chủ “được xác định”. Dĩ nhiên Phan Bội Châu đã đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hướng đường lối của Quang phục Hội [2; 146-154] Cho dù việc thay đổi “ngọn cờ quân chủ” (mà Phan Bội Châu đã đề cao để chống Pháp lúc xuất dương) thành lá cờ dân chủ phần nhiều là do ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh lịch sử nửa đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, sự kiện này có ý nghĩa như một khúc nhạc dạo đầu báo hiệu sự cáo chung của chế độ quân chủ ở nước ta mà trên thực tế sẽ xảy ra trong quá trình ba, bốn mươi năm sau đó.
Khác hẳn với chủ trương ôn hòa của Phan Chu Trinh là duy tân để tự cường rồi mới dành độc lập; Phan Bội Châu chủ trương bạo động, một phần vì bản tính “sinh bình tôi vốn ôm chủ nghĩa cấp khích” [2; 150] và một phần do áp lực của “bọn anh em trong phái cấp khích ở Nghệ Tĩnh… hối thúc tôi trong việc quân giới”
Sinh thời, Phan Bội Châu đã được một luật sư người Pháp tên là Bona ca ngợi rằng:
“Cụ Phan (Phan Bội Châu) là người quả không hổ là kẻ ái quốc, ái quân chân chính. Dầu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan tôi cũng phải ngưỡng mộ. Tôi ngưỡng mộ là ngưỡng mộ cái thân thế quang minh, cái tinh thần cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất đã chứng tỏ ra trong việc làm của cụ”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thanh Bình, Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, NXB Đại học QGHN, 1999.
[2] Phan Bội Châu, Việt Nam quốc sử khảo, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1982.
[3] Mạc Định Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, nxb Chân Trời Mới, Sài Gòn, 1964.
[4] Lê Duẩn, Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt Nam, NXB Sự thật, Hà Nội 1965.
[5] G. Boudarel, Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam thời đại ông, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1998.
[6] Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội 1975.
[7] Hashimoto Mantaro, Suzuki Takao và Yamada Hisamu, Quyết đoán của những dân tộc dùng chữ Hán, Taishukan Shoten, Tokyo 1987.
[8] Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử (VNPTS), nxb Đại Nam, Sài Gòn, 1961.
[9] Đinh Xuân Lâm (chủ biên) - Nguyễn Văn Khánh - Nguyễn Đình Lễ, Đại cương cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
[10] Đặng Thai Mai, Văn thơ Phan Bội Châu, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1967.
[11] Nguyễn Quang Ngọc, Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển lịch sử Việt Nam, Đề tài KX – 07 – 05, Hà Nội 1995.
[12] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo Dục, Hà Nội 1998.
[13] Phan Bội Châu niên biểu, Nhà xuất bản Anh Minh, Huế 1956.
[14] Phan Bội Châu Toàn tập, tập 1, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.
[15] Phan Bội Châu Toàn tập, tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.
[16] Phan Bội Châu Toàn tập, tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.
[17] Phan Bội Châu Toàn tập, tập 5, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.
[18] Phan Bội Châu Toàn tập, tập 6, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.
[19] Phan Bội Châu Toàn tập, tập 10, NXB Thuận Hóa, Huế 1990.
[20] Vĩnh Sính, Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 1924-1925 – giới thiệu tài liệu mới phát hiện, trong Việt Nam và Nhật Bản giao lưu văn hóa, Nxb Văn Nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 2001.
[21] Nguyễn Quang Thắng, Huỳnh Thúc Kháng – Con người và thơ văn, Sài gòn 1972.
[22] Chương Thâu, Phan Bội Châu con người và sự nghiệp cứu nước, Luận án PTS, viện sử học, Hà Nội 1981.
[23] Chương Thâu, Phan Bội châu Nhà yêu nước – nhà văn hóa lớn, NXB Nghệ An – TT Văn hóa ngôn ngữ Đông – Tây, 2005.
[24] Nguyễn Tài Thư, Mấy vấn đề Nho học và xã hội Việt Nam hiện đại, Thông tin lý luận, số 1/ 1996, tr 6 – 8.
[25] Nguyễn Khánh Toàn, Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB KHXH, Hà Nội 1985.
[26] Trung tâm KHXH&NVQG, Viện sử học, Lịch sử Việt Nam 1897 – 1918, NXB KHXH, Hà Nội 1999.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- S7921 chuy7875n bi7871n c7911a t432 t4327903ng chnh tr7883 camp7911.doc