Đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của hoá chất trong quá trình sản xuất giầy tới sức khoẻ của người lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

Qua các số liệu trong bảng I.2 ta thấy sản phẩm giầy dép sản xuất tại Việt Nam không ngừng tăng lên: giá trị xuất khẩu từ 1993 1999 tăng gấp 11 lần, đặc biệt là giầy thể thao chỉ trong vòng 5 năm từ 1993 đến 1997 đã tăng 12 lần chiếm tỉ trọng tổng giá trị xuất khẩu 50 75. Ngoài ra còn các sản phẩm khác như giầy vải, giầy nữ, giầy ra, dép Sandal cũng có mức tăng trưởng thấp hơn từ 3 đến 5 lần. Chất lượng mẫu mã các sản phẩm có nhiều tiến bộ được các thị trường Tây Âu, Canada, Bắc Mĩ ưa chuộng. Bên cạnh những tiềm năng phát triển sẵn có, vẫn còn một số khó khăn trong việc mở rộng thị trường cũng như thiết bị máy móc được nhập từ Đài Loan. Hàn Quốc thuộc thế hệ Âu nên tuổi thọ của máy móc ngắn, dây truyền thiết bị bố trí theo hệ thống băng tải dài, tốc độ chậm, kết cấu đơn giản. Mặt khác nhà xưởng chủ yếu tận dụng các cơ sở hiện có, các kho tàng cũ, chỉ có một số ít doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng khang trang phù hợp bố trí thiết bị công nghệ nên vấn đề môi trường công nghiệp sản xuất giầy nói chung vẫn còn nhiều điều cần xem xét và đánh giá cụ thể.

doc71 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của hoá chất trong quá trình sản xuất giầy tới sức khoẻ của người lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chẳng hạn khi tiếp xúc với xylene với nồng độ 1984 mg/m3 gây nhiễm độc nghề nghiệp, còn khi nồng độ cao hơn 3078 mg/m3 cơ thể bị co giật, hôn mê, bất tỉnh dẫn đến tử vong. 1) Benzene[7,22] Benzene được coi là một chất gây bệnh bạch cầu, được kết hợp với toàn bộ dạng bạch cầu nhưng dặc biệt các dạng thuộc limpơ . Giám sát về mặt sinh học đối với benzene tốt nhất là sử dụng toàn bộ phenol nước tiểu . Giống như các chất gây ung thư khác , đối với benzene không có mức tiếp xúc nào là an toàn về mặt lý thuyết , vì vậy sự tiếp xúc nên giữ ở mức thấp nhất . Đường xâm nhập chính là do hít phải . Trong các dung môi thì benzene là chất duy nhất có tính chất huỷ tuỷ xương mạnh. 2) Toluene Toluene tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây độc nhẹ đến gan, ít độc đến cơ quan tạo huyết. Nếu cơ quan tạo huyết bị rối loạn là do toluene có lẫn tạp chất benzene, ảnh hưởng tiền mê. Khi người sử dụng hít thở không khí chứa toluene. Sự tiếp xúc cao gây toan hoá và dẫn tới nhiễm axit ống thận. Quá trình chuyển hoá của toluene trong cơ thể thành axit hippuric được biểu diễn theo các giai đoạn. Đầu tiên toluene vào cơ thể bị oxy hoá tạo thành axit benzoic: [O] C6H5CH3 đ C6H5COOH Sau đó axit benzoic kết hợp với Coenzim A tạo thành benzoyl Coenzim A và tiếp tục kết hợp với glycin để tạo thành Axit hippuric: C6H5COOH + CoA đ C6H5 – CO ~ ScoA C6H5 – CO – ScoA + H2N – CH2 – COOH đ C6H5-CO-NH-CH2-COOH (benzoyl coenzim A) (glycin) (axit hippuric) Axit hippuric được tạo thành trong cơ thể theo sơ đồ trên là “test” sinh hoá tốt nhất để chuẩn hoá người lao động có tiếp xúc hay không tiếp xúc với toluen. 3) Xylen Giống như toluene, xylene ít độc hơn benzen về mặt nhiễm độc cấp tính nhưng đều tác hại đến thần kinh trung ương, gây liệt, hạ thân nhiệt, viêm các niêm mạc, ít ảnh hưởng đến cơ quan tạo huyết, ở liều lượng cao có ảnh hưởng độc đến gan và thận. 4) Xăng công nghiệp Xăng là hỗn hợp của cacbuahyđro từ C5 á C13, còn có thể lẫn một ít cacbua hyđro thơm mạch vòng. Xăng nhẹ hơn nước, không hoà tan trong nước. Trong quá trình sản xuất giầy vải thường dùng xăng làm dung môi cho keo dán giầy. Khi người lao động tiếp xúc với hơi xăng sẽ xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc, mức độ nhiễm độc phụ thuộc nồng độ xăng và thời gian tiếp xúc. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài gây rối loạn chức năng thần kinh trung ương, mệt mỏi, suy nhược, viêm da mụn nước, viêm kết mạc mắt, viêm đường hô hấp trên. Nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn ở nồng độ cao, hơi xăng hấp thụ vào máu và mô thần kinh, gây tổn thương trung khu hô hấp nạn nhân vật vã, hôn mê dẫn đến tử vong, ở nồng độ thấp (< 100mg/m3) gây đau đầu chóng mặt, tim đập nhanh, tay chân run. 5) Axeton Axeton là chất lỏng dễ bay hơi, không màu. Hơi axeton có vị ngọt. Triệu chứng khi bị nhiễm độc: nếu tiếp xúc trong thời gian ngắn với nồng độ từ 1100 đến 2420mg/m3 gây kích thích mũi, họng. Còn trên 2420mg/m3 gây đau đầu. Từ 4840 á 24200mg/m3 gây chóng mặt, nôn mửa và khi nồng độ cao hơn gây hôn mê dẫn đến chết. Nếu thời gian tiếp xúc dài: gây khô, tấy đỏ da, làm tổn thương tới chức năng của thận và gan, biểu hiện nhiễm độc axeton thể hiện đau đầu, chóng mặt, ho, buồn nôn, suy nhược cơ thể. Axeton còn là chất lỏng dễ cháy, có khả năng bắt lửa cao, hơi của nó có thể tạo hỗn hợp với không khí ở nhiệt độ phòng. 6) Các dung môi hữu cơ có halogen Đặc điểm quan trọng của các hợp chất loại này là rất dễ bay hơi, nhiệt độ sôi thấp so với các dung môi thấp nên sự có mặt của chúng trong môi trường có nguồn nhiệt, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiếp xúc. Mặt khác, ở nhiệt độ cao, các hợp chất này dễ bị phân giải, phát sinh cloruahyđro (HCl) và phốt gen là những khí độc đối với con người, ảnh hưởng rõ nét của các hợp chất này là làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Chúng không phải là chất kích thích mạnh tới da và niêm mạc nhưng nếu tiếp xúc lâu dài tới da có thể dẫn đến khả năng khử mỡ, gây viêm da mãn tính, ảnh hưởng tới gan và thận. Các hợp chất hydrocacbua có chứa clo hơi có nồng độ cao hoặc ở mức cao hơn nồng độ giới hạn cho phép cũng có thể gây chết bất ngờ đối với người tiếp xúc nguyên nhân do rung tâm thất khi cơ tim trở nên cảm ứng do các dung môi này mẫn cảm với catecholamin nội sinh. Sau đây là một vài hợp chất hyđrocacbon chứa clo điển hình được sử dụng trong quá trình sản xuất da giầy. Chloruamethylene (CH3Cl) Chloruamethylene gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, kích thích da và niêm mạc. Tiếp xúc qua đường hô hấp và qua da làm tăng cacboxyl hemoglobin. Trong quá trình lao động, nếu phải tiếp xúc với oxit cacbon thì lượng cacboxyl hemoglobin còn cao hơn nữa. Ngoài ra, chlorua methyl còn là mầm mống gây ung thư. Trichloroethylene (CH2Cl = CCl2) Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, có thể gây chết đột ngột do loạn nhịp tim. Khi tiếp xúc với trichloroethylene và uống rượu cơ thể sẽ bị nổi vết đỏ ở mặt và ở phần trên cơ thể. Trong một số công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các dung môi hữu cơ đến sức khoẻ người lao động, tác giả Hoàng Minh Hiền cùng với các cộng sự ở Viện Bảo Hộ lao động đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số dung môi hữu cơ như toluene, xylene, xăng trắng đến sức khoẻ của công nhân trong sản xuất giầy dép. Các kết quả cho thấy rằng: khi nồng độ toluene 84 á 100mg/m3 và xylene 54 á 60mg/m3 trong môi trường không khí thì số công nhân tiếp xúc bị giảm sức nghe chiếm khoảng 10% [12]. II.6. 2. Tác hại của các khí độc khác 1) Amoniac (NH3) [7,19] Khi sử dụng các loại keo dán, đặc biệt là keo latex đã phát sinh vào không khí một lượng khí NH3. Amoniac là chất khí không mầu, có mùi hắc và khó chịu, khó thở, gây kích thích mạnh đối với đường hô hấp cho người động vật, gây loét giác mạc, thanh quản, khí quản. Amoniac thường gây độc cấp tính, ở nồng độ trên 3500mg/m3 có thể gây chết người trong thời gian tiếp xúc ngắn do co thắt đường hô hấp hoặc tràn dịch màng phổi. Amoniac lỏng bắn lên da gây bỏng. ở nồng độ 67,9 á 85,9mg/m3, amoniac gây kích thích mắt, mũi, họng, tổn thương phổi và mất vị giác, nếu tiếp xúc trong thời gian dài có triệu chứng hắt hơi, ho, căng họng, khó thở chảy nước mắt, mù mắt một phần đến toàn phần, buồn nôn và co giật. Trong công nghiệp sản xuất giầy. Đặc biệt đối với quá trình sản xuất giầy vải có hệ thống lò hơi, máy nén khí cung cấp hơi nước và trộn phối liệu, ép đế, hấp, sấy giầy. Nhà lò hơi và trạm nén khí được bố trí riêng biệt với khu sản xuất để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Lò hơi hoạt động sẽ phát thải vào môi trường các khí độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh. Các khí độc bao gồm các thành phần như SO2, NOx, CO, THC,cần được kiểm tra và đo đạc thường xuyên do chúng có tính độc cao. Ngoài ra trạm khí nén còn tạo tiếng ồn có tần số và mức âm tương đối cao gây khó chịu cho môi trường. 2) Lưu huỳnh dioxit (SO2) [6] Là chất khí không màu, có vị axit, từ nồng độ 0,6mg/m3 tác dụng đến hệ hô hấp, hoà tan trong lớp màng của mắt, miệng, mũi, cổ họng gây khó thở, viêm loét niêm mạc. Khi trong không khí có SO2 kèm theo bụi thì tác hại của SO2 càng tăng vì nó xâm nhập sâu vào cơ quan hô hấp tạo H2SO4 gây tổn thương phổi, màng phổi. 3) NO2 và NO Khí NO2 màu nâu, có mùi từ nồng độ 0,2mg/m3 trở lên, mang tính axit gây viêm loét đường hô hấp, hoà tan vào màng nhờn trong khí quản, phế quản, phổi và được giữ lại. Khí NO ít tan trong nước, tạo với hồng cầu trong máu tạo thành chất không vận chuyển oxy: Hb (hemoglobin) NO + Hb đ NO – Hb 4) Cacbon oxit (CO) Là khí không mùi, không vị, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn máu gây triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ. Ngoài ra khí CO còn kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản việc vận chuyển oxy trong máu: CO + Hb đ CO – Hb II.6.3. Bụi Trong quá trình sản xuất giầy, bụi được phát sinh tại các công đoạn như may mũ giầy, mài đế ở phân sưởng đế, phân xưởng hoàn chỉnh sản phẩm và khu vực lò hơi mặc dù nồng độ bụi ở một số bộ phận khảo sát thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, nhưng xét về bản chất, nguồn gốc và thành phần của các bụi này thì chúng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động khi tiếp xúc. Có thể chia bụi thành hai loại theo nguồn gốc là bụi vô cơ và bụi hữu cơ. - Bụi hữu cơ: là các loại bụi hoá chất như các phụ gia, chất xúc tiến mecaptan, hợp chất chứa lưu huỳnh,làm phối liệu trộn trong cao su, các bụi thực vật như sợi bông, sợi đay. Đặc điểm chung của bụi hữu cơ là có thành phần phức tạp. Tỷ lệ bụi có kích thước < 10mm vào khoảng 40 – 45% đã gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm mũi họng 38,4%, da liễu 11,6% [16]. - Bụi vô cơ: là các loại khoáng chất như cát, đá, muội than phát sinh từ lò hơi, các oxit kim loại như MgO, CaO, CaCO3, SiO2 có trong quá trình phối trộn hỗn hợp cao su. Tác hại chủ yếu của các loại bụi vô cơ là gây bệnh bụi phổi cho cơ thể con người. II.7. Phương thức chất độc đi vào cơ thể [7] Các loại hơi dung môi hữu cơ, hơi khí độc hại khác và bụi hữu cơ, vô cơ các loại có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo 3 con đường: hô hấp, tiêu hoá và tiếp xúc qua da, sau đó vào máu, theo hệ thống máu phân phối đi khắp cơ thể, đến các cơ quan. Tại các cơ quan nội tạng trong cơ thể, chất độc tham gia vào các quá trình chuyển hoá, tích tụ và đào thải. Hình II.1 Sơ đồ quá trình chất độc đi vào cơ thể Chất độc Đào thải Tích tụ ở lại tế bào Bài tiết Xương, mỡ Màng tế bào Đào thải Kết hợp protêin Chuyển hoá Phân bố các dạng đã chuyển hoá Máu và bạch huyết Tiếp xúc (da) Hô hấp Tiêu hoá II.7.1. Quá trình hấp thụ 1. Hấp thụ qua đường hô hấp Các chất được hấp thụ qua đường hô hấp thường là các chất khí (NOx, SOx, H2S, NH3, COx, ), các dung môi hữu cơ bay hơi như: benzen, toluen, xăng, các hợp chất hydrocacbon có chứa clo,. Các khí và hơi kể trên đi qua bộ phận hô hấp trên ngoài (mũi, khí quản) sau đó đi vào bộ phận hô hấp trong (phổi). Hầu hết các khí đều hoà tan với dịch nhầy trong khí quản, phế quản, phổi và được lưu giữ lại, trừ một số khí có ái lực đặc biệt với các tế bào của cơ thể thì không hoà tan. Ví dụ: Co + Hb Co – Hb Các khí được giữ lại trong dịch phổi rồi được hoà tan trong máu đến khi đạt cân bằng, ở lại trong các túi phổi. Quá trình hấp thụ phụ thuộc vào nồng độ chất độc: quá trình hít vào thì nồng độ khí đi vào là lớn nhất còn khi thở ra thì nồng độ khí đi ra là nhỏ nhất. 2. Quá trình hấp thụ qua da Khi người công nhân tiếp xúc với các hoá chất độc không được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân, các chất độc sẽ tiếp xúc trực tiếp với da của họ. Một số chất có khả năng thẩm thấu qua da, vào lớp biểu bì và đi vào máu: các hợp chất chứa clo như CCl4, một số chất không có khả năng thẩm thấu hoặc khả năng thẩm thấu kém chúng sẽ đọng lại và tác dụng ngay trên bề mặt tiếp xúc, phá huỷ các tế bào của da, gây các bệnh ngoài da, hoa liễu. *Quá trình hấp thụ qua da tuân theo các bước - Khuếch tán các chất qua lớp sừng phía ngoài của da (quá trình khuếch tán bị động). Khuếch tán chất độc tiếp tục qua lớp biểu bì (khuếch tán đơn giản): chất độc đi vào máu. 3. Hấp thụ qua đường tiêu hoá Đây là con đường xâm nhập rất phổ biến và nguy hại tới cơ thể con người. Mật Gan Mồm Thực quản Dạ dày Ruột Ruột già Máu Đào thải Hình II.2. Sơ đồ quá trình hấp thụ chất độc qua đường tiêu hoá Có thể phân thành 2 loại chất độc khi hấp thụ bằng con đường tiêu hoá: Những chất độc có thể tan trong mỡ thì phân bố tới các cơ quan và tích tụ lại trong các mô mỡ. Những chất không tan trong mỡ, một phần theo máu tới thận, gan, tham gia tiếp vào quá trình tích tụ và đào thải, phần còn lại thì đào thải. Ruột là cơ quan chính hấp thụ chất độc đi theo đường tiêu hoá. Chất độc là các axit yếu, bazơ yếu tới ruột được hấp thụ bằng cách khuếch tán qua thành ruột, tồn tại ở đó tới một nồng độ nhất định, sau đó tham gia vào quá trình vận chuyển theo máu và đào thải. Trong quá trình hấp thụ, kích thước phân tử của các chất và tính phân cực hay không ảnh hưởng mạnh đến khả năng hấp thụ và khuếch tán vào cơ thể. Những chất dễ hoà tan trong nước sẽ tích tụ vào những cơ quan có nhiều màng nhầy và tích tụ lại. Những chất dễ hoà tan trong mỡ đi vào máu và tích tụ lại cơ quan có tỷ lệ mỡ/máu cao. II.7.2. Quá trình phân bố Chất độc đi vào rồi được máu vận chuyển phân bố đến các cơ quan của cơ thể, vận tốc phân bố tới các cơ quan nào phụ thuộc hệ thống mạch máu tại cơ quan đó và khả năng lưu giữ chất độc tại cơ quan đó. Chất độc có thể được lưu giữ bởi: - Prôtêin trong huyết tương. - Mô mỡ của cơ thể: các hydrocacbon có chứa clo. - Xương: các kim loại như Ca, Zn, - Gan thận: những hợp chất không ưa mỡ và cả những chất ưa mỡ. - Vách ngăn của não: tế bào mao quản ở đây có thể liên kết với chất độc, tích tụ lại và thẩm thấu qua màng tế bào não, phân lập tế bào thần kinh. - Rau thai: chất độc từ cơ thể người mẹ qua rau thai truyền sang con bằng quá trình khuếch tán đơn giản. II.7.3. Qúa trình chuyển hoá Là quá trình chuyển hoá chất độc đến các cơ quan, tích tụ lại và tham gia phản ứng với các thành phần thành các chất độc hơn hoặc ít độc hơn, bao gồm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: chuyển hoá các chất mới là dẫn xuất của 1 nhóm chức năng có khả năng tham gia vào giai đoạn 2, thường là phản ứng oxy hoá khử, thuỷ phân. - Giai đoạn 2: các sản phẩm của giai đoạn 1 tham gia vào quá trình tổng hợp chất mới độc hơn hoặc ít độc hơn. II.7.4. Quá trình tích tụ Quá trình tích tụ trong máu: liên kết với hồng cầu tạo thành các hợp chất không có khả năng vận chuyển oxy như: CO – Hb, NO – Hb, tích tụ trong huyết tương : Protêin ô kim loại nặng Albumin ô liên kết với các chất độc hữu cơ, các chất sinh học tạo thành các phức có khả năng làm đông kết máu. Tích tụ trong gan, thận, mỡ. Tích tụ trong xương: Các kim loại nặng liên kết với các tế bào trong cấu trúc của xương, thay thế Ca, Zn trong xương. II.7.5. Quá trình đào thải Quá trình đào thải có thể diễn ra song song với tích tụ, đôi khi diễn ra ngay sau quá trình tích tụ. Quá trình đào thải có thể qua nhiều con đường khác nhau. 1. Đào thải qua thận và nước tiểu chất độc từ các cơ quan (và ở máu) không được chấp nhận đa số trở về thận và được lọc qua bộ lọc của thận. Chất độc tan trong nước qua bộ lọc vào nước tiểu và thải ra ngoài, chất độc không tan trong nước sẽ được giữ lại ở bộ lọc, một số theo máu phân bố lại toàn bộ cơ thể hoặc tích tụ lại thận. 2. Đào thải qua ruột Chất độc đi theo phần bã không tiêu hoá được qua ruột và theo phân đi ra ngoài. 3. Đào thải qua phổi Rất nhiều chất độc dạng khí ở điều kiện nhiệt độ bình thường sẽ được loại bỏ qua phổi. Một số chất độc nằm cân bằng với pha khí trong phổi cũng sẽ được loại bỏ qua đường phổi. Lượng chất độc được đào thải qua phổi phụ thuộc vào áp suất riêng phần của chất đó trên bề mặt phổi. Hb – O2 + CO Hb – CO + O2 4. Đào thải qua mật Một số chất độc tới mật, theo dịch mật tới ruột và được đào thải theo phân đi ra ngoài. 5. Đào thải qua da Chất độc tan trong nước, theo tuyến mồ hôi và được đào thải qua da. 6. Đào thải qua sữa Chất độc tan trong nước và mỡ có khả năng đi vào sữa mẹ và theo đường sữa đào thải ra ngoài. 7. Đào thải qua rau thai Chương III Tác động của các dung môi hữu cơ và hoá chất độc hại khác tới sức khỏe người lao động III.1 Kết quả phỏng vấn công nhân về điều kiện làm việc [12] Với mục đích tìm hiểu về mức độ cảm nhận về ảnh hưởng của dung môi hữu cơ, TS.Hoàng Minh Hiền cùng các đồng nghiệp ở Viện Y Học bảo hộ lao động đã tiến hành phỏng vấn các công nhân làm việc tại công ty giầy Phúc Yên (57 người), Yên Viên (192 người) và đã đưa ra kết quả sau: Bảng III.1 Mức độ cảm nhận về ảnh hưởng của dung môi hữu cơ Mức độ cảm nhận về DMHC Công ty giầy Phúc Yên Công ty giầy Yên Viên n % n % Không có mùi khó chịu 1 1,8 7 5,2 Mùi khó chịu 16 28,1 53 39,3 Mùi rất khó chịu 40 70,2 72 53,3 Không trả lời 0 0,0 0 0,0 Tổng 57 100,0 135 100,0 Kết quá phỏng vấn công nhân cho thấy trong tổng số 192 công nhân của cả công ty được hỏi ý kiến chỉ có 8 công nhân (4,2%) không thấy khó chịu với mùi của các DMHC có trong nơi làm việc; 69 công nhân (35,9%) có cảm giác khó chịu và có tới 112 công nhân (58,3%) cảm thấy mùi các loại DMHC đậm đặc rất khó chịu. Như vậy kết hợp giữa nồng độ DMHC cao và nhiệt độ trong các phân xưởng cũng cao vào mùa hè càng làm tăng cảm giác ngột ngạt và khó chịu đối với công nhân. III.2. Kết quả đánh giá tình trạng sức khoẻ người lao động ở một số cơ sở sản xuất giầy điển hình Giữa môi trường lao động và con người làm việc trong môi trường đó có quan hệ hữu cơ với nhau. Nếu chất lượng môi trường làm việc tốt thì người lao động cảm thấy thoải mái, dễ chịu và năng suất công việc cao. Ngược lại làm việc trong điều kiện chất lượng môi trường không thuận lợi, chịu nhiều tác động của các yếu tố độc hại, người công nhân dễ có các triệu chứng mệt mỏi, đau yếu. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã xem xét vấn đề sức khoẻ công nhân trong ngành giầy [9, 12, 17] đã đưa ra 1 số kết quả như sau: III.2.1 Tình hình sức khoẻ của công nhân tại một số cơ sở sản xuất Bảng III.2. Phân loại sức khoẻ công nhân 2 nhà máy giầy Phúc Yên và Yên Viên Phân loại Công ty giầy Phúc Yên Công ty giầy Yên Viên n % n % I 5 8,51 19 13,92 II 19 34,04 46 34,18 III 27 46,81 62 45,57 IV 4 6,38 5 3,80 V 2 4,26 3 2,53 Tổng 57 100 135 100 Biểu đồ III.1. Phân loại sức khoẻ công ty giầy Phúc Yên Biểu đồ III.2. Phân loại sức khoẻ công ty giầy Yên Viên Theo kết quả thông báo khám sức khoẻ định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp do phòng khám bệnh nghề nghiệp – trung tâm y tế dự phòng – Sở Y Tế Hà Nội tiến hành tại công ty giầy thượng đình đã đưa ra kết quả sau. Bảng III.3. Phân loại sức khoẻ công nhân công ty giầy Thượng Đình theo các năm Phân loại Năm I (%) II (%) III (%) IV (%) 1997 4,85 65,07 25,72 4,36 2000 6,5 56,2 32 5,3 2001 9,76 60,63 25,78 3,83 Biểu đồ III.3. Phân loại sức khoẻ công ty giầy Thượng Đình Bảng III.4. Số người được theo dõi bệnh nghề nghiệp sau khi khám tại công ty giầy Thượng Đình Năm Số người được khám Số người được theo dõi bệnh nghề nghiệp sau khám Tỉ lệ % 1997 206 42 20,4 2000 256 40 15,6 2001 287 38 13,2 Những người khám đều đã được tuyển chọn từ các phân xưởng sản xuất có sử dụng nhiều loại hoá chất độc hại nhất và có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp lớn nhất. Do đó trên thực tế nếu suy rộng ra tỉ lệ số người dược theo dõi bệnh nghề nghiệp sau quá trình khám đối với toàn thể công nhân trong công ty giầy Thượng Đình thì sẽ nhỏ hơn. Bảng III.5. Phân loại sức khoẻ người công nhân công ty da giầy Hà Nội 05/2000 do trung tâm y tế – môi trường lao động công nghiệp – Bộ công nghiệp thông báo STT Phân loại sức khoẻ Số lượng (người) Tỉ lệ % 1 Loại I (rất khoẻ) 69 11,46 2 Loại II (khoẻ) 296 49,17 3 Loại III (trung bình) 214 35,55 4 Loại IV (yếu) 23 3,82 5 Loại V (rất yếu) 0 0 Tổng 602 100 Biểu đồ III.5. Phân loại sức khoẻ công ty giầy Hà Nội Như vậy qua các bảng 1 và 2 phân loại sức khoẻ (5 loại – Viện giám định Y Khoa TƯ) thì công nhân ở các công ty có sức khoẻ loại 3 chiếm tỷ lệ cao hơn cả (công ty giầy Phúc Yên: 46,81%, công ty giầy Yên Viên: 45,51%), với công ty giầy Thượng Đình thì số công nhân có sức khoẻ loại II là lớn nhất, trung bình là 60,52%. Số công nhân đạt sức khoẻ loại I chiếm tỷ lệ thấp, sức khoẻ loại V tại các công ty đều có mặc dù tỷ lệ này không cao, những người này có thể trạng rất yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ kém nhưng điều kiện làm việc không đảm bảo vệ sinh cũng là một nguyên nhân cần xem xét. III.2.2 Các triệu chứng “thường xuất hiện” trong và sau khi làm việc Bảng 4: Các triệu chứng xuất hiện tại công ty giầy Phúc Yên và Yên Viên [12] Các triệu chứng Công ty giầy Phúc Yên (N=57) Công ty giầy Yên Viên (N=135) n % n % Hoa mắt 49 85,9 81 60,0 Chóng mặt 49 85,9 86 63,7 Nhức đầu 54 94,7 119 88,1 Mệt mỏi 46 80,7 116 85,9 Ăn kém ngon 27 47,3 82 60,7 Buồn nôn 9 15,7 30 22,2 Sút cân 40 70,2 87 64,4 Khó thở 28 49,1 59 43,7 Có mảng tím dưới da 7 12,3 36 26,7 Có cảm giác kiến bò 12 21 30 22,2 Hay bị chuột rút 21 36,8 67 49,6 Lo âu 24 42,1 42 31,1 Dễ cáu giận 32 56,1 79 58,5 ù tai 37 64,9 81 60 Khó nghe 28 49,1 65 48,1 Giảm trí nhớ 24 42,1 47 34,8 Trầm cảm 11 19,3 12 8,8 Cảm giác lẫn lộn 18 31,6 17 12,6 Khó ngủ 33 57,9 92 68,1 Kết quả phỏng vấn 192 công nhân về cảm nhận thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh cho thấy: trong số 19 triệu chứng được quan tâm thì các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ăn kém ngon, thể hiện sự suy nhược chung của cơ thể có tỷ lệ cao ở cả hai công ty giầy Phúc Yên và Yên Viên. Trong số các triệu chứng có liên quan đến dấu hiệu mệt mỏi thần kinh thì các triệu chứng: dễ cáu giận, ù tai, khó nghe, khó ngủ, lo âu cũng là các triệu chứng cơ tỷ lệ khá cao. Điều rất được quan tâm là các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, trầm cảm, cảm giác lẫn lộn ở nhóm công nhân giầy Phúc Yên có tỷ lệ cao hơn ở mức ý nghĩa thống kê so với nhóm công nhân giầy Yên Viên. Với mục đích đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ và cac biểu hiện độc hại thần kinh, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc – Viện Y học bảo hộ lao động đã đưa ra bảng kết quả phỏng vấn 1 số triệu chứng chủ quan ở các nhóm tiếp xúc với dung môi hữu cơ [9]. Kết quả phỏng vấn 1 số triệu chứng chủ quan ở các nhóm tiếp xúc với DMNC [9]. STT Các triệu chứng chủ quan Nhóm công nghiệp giầy da (121 người) Nhóm công nghiệp giầy vải (51 người) Số CN % Số CN % 1 Đau đầu 81 67 45 25 2 Khó tập trung chú ý 43 35,5 13 25 3 Khó nhớ 51 42 16 32,5 4 Dễ nổi cáu 74 61,3 32 62,5 5 Tê các ngón chân và tay 17 14 4 7,8 6 Yếu cơ ở chân và tay 25 21 13 25 7 Chóng mặt sau giờ làm việc 31 25,5 11 22,5 Qua bảng kết quả phỏng vấn trên ta nhận thấy: trong các biểu hiện về ảnh hưởng thần kinh thì các biểu hiện đau đầu, dễ nổi cáu chiếm tỷ lệ cao: 81 người/121người (67%) đối với nhóm công nhân giầy da và 45/51 người (876,5%) đối với nhóm công nhân giầy vải. Theo kết quả thông báo khám sức khoẻ định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp. Trung tâm y tế dự phòng – Sở Y tế Hà Nội tiến hành thì hầu hết số người được theo dõi bệnh nghề nghiệp sau khi khám đều mắc các triệu chứng: - Về đường hô hấp: ho, tức ngực, khó thở, lao cũ, ho ra máu, ho khan, ù tai, nghe kém. - Các triệu chứng ngoài da: Năm 1997 có 18 người bị mắc các bệnh ngoài da – hoa liễu trong tổng số 206 người được khám chiếm tỷ lệ 7,02% chủ yếu có các biểu hiện: + Sạm da 2 má. + Sẩn ngứa, chàm hoá bụng. + Sạm da 2 má rô. + Tổ đỉa bàn tay. + Sạm da trán. + Bạch biến bẹn. + Sẩn cục, trứng cá. Nhận xét : Qua các kết quả phân loại sức khoẻ người công nhân tại một số cơ sở sản xuất giầy điển hình cùng với những triệu chứng bệnh nghề nghiệp mà họ thường mắc phải, ta thấy được một tình trạng chung là:tỷ lệ số người công nhân có sức khỏe loại I (rất khoẻ), loại II (khoẻ) là rất ít, hầu hết họ chỉ có được sức khoẻ loại III, loại trung bình. Ngoài ra còn có những trường hợp sức khoẻ yếu hoặc rất yếu, mặc dù con số đó không nhiều, chỉ vài %. Những người được xác định mắc bệnh nghề nghiệp, đều có các biểu hiện các triệu chứng về thần kinh như: đau đầu, khó nhớ, dễ nổi cáu, tê các ngón chân tay, chóng mặt sau giờ làm việc, các triệu chứng về đường hô hấp: ho, tức ngực, khó thở, lao cũ, ho ra máu,. Ngoài ra các triệu chứng ngoài da – hoa liễu như: Sạm da, sẩn ngứa, chàm hoá, tổ đỉa,cũng thường xuất hiện. Kết quả trên phản ánh rõ ràng về ảnh hưởng của DMHC cùng các loại hoá chất độc hại khác tới sức khoẻ người lao động. Những biểu hiện lâm sàng đã cho thấy nguyên nhân bắt nguồn từ việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp tới DMHC và các hoá chất độc hại khác (xem chương II: phần độc học của các hoá chất). Chương IV Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đang thực hiện tại các cơ sở sản xuất giấy và đề xuất các biện pháp bổ sung cải thiện môi trường IV.1. Các phương pháp thường được áp dụng để xử lí chất ô nhiễm IV.1.1. Phương pháp xử lí các dung môi hữu cơ Nhằm giảm nồng độ các dung môi hữu cơ tại nơi làm việc, biện pháp ít tốn kém thường được áp dụng ở nhiều cơ sở sản xuất là dùng hệ thống thông gió chung hoặc thông gió cục bộ để pha loãng khí ô nhiễm. Biện pháp này không làm giảm được tải lượng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường. Một biện pháp tích cực hơn thường được áp dụng là các dung môi hữu cơ thải ra trong quá trình sản xuất được đưa vào hệ thống thu khí và sau đó vào thiết bị hấp phụ. ở đây các DMHC được hấp phụ trước khi thải ra môi trường. Các chất hấp phụ thường dùng là: than hoạt tính, ôxit nhôm, zeolit,... IV.1.2. Phương pháp xử lí các chất khí 1.Xử lí Amoniac Trong quá trình xử lí các DMHC bằng phương pháp hấp phụ dùng than hoạt tính, ôxit nhôm, zeolit, các chất này cũng hấp thụ tốt Amoniac. Ngoài ra có thể dùng nước hay dung dịch axit loãng để dung hoà Amoniac, theo phản ứng sau: NH3 + H2O NH4OH 2. Xử lí khí thải sinh ra do chất đốt nhiên liệu lò hơi: SO2, NOx, CO Phương pháp xử lý khí ô nhiễm đơn giản và kinh tế có thể áp dụng cho lò hơi có công suất tiêu thụ 1 tấn dầu/ngày là dùng dung dịch vôi. Hiệu suất xử lý đạt 80 - 85%. IV.1.3. Xử lí bụi Để xử lí bụi hữu cơ và vô cơ có một số phương pháp sau: - Phương pháp tách bụi bằng thiết bị lắng trọng lực: Quá trình lắng xảy ra dưới tác dụng của trọng lực. + Ưu điểm: Là phương pháp đơn giản để làm sạch bụi sơ bộ có kích thước lớn. + Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh, hiệu suất lắng thấp, không lắng được bụi có kích thước nhỏ hơn 30àm. - Phương pháp tách bụi bằng thiết bị lọc tĩnh điện: Khi cho dòng khí chứa bụi đi qua điện trường. Dưới tác dụng của điện trường các phân tử khí bị ion hoá tạo thành các điện tích trái dấu và chúng di chuyển đến các điện cực, trên đường đi va chạm với các hạt bụi và làm cho bụi bị nhiễm điện cùng dấu, nhờ vậy các hạt bụi di chuyển về các cực và lắng tại đó. + Ưu điểm: Do có điện trường lớn nên hiệu suất lọc cao, có thể lắng được bụi có kích thước nhỏ. + Nhược điểm: Thiết bị cồng kềnh, khó chế tạo, lắp ráp, tiêu tốn điện năng lớn, giá thành cao. - Phương pháp lọc bụi kiểu xyclon: Dòng khí có lẫn bụi được đưa vào thiết bị theo phương pháp tiếp tuyến nhờ bơm đẩy hay quạt hút. Trong thiết bị, các hạt bụi chuyển động theo phương tiếp tuyến với vận tốc Wr và bị văng ra thành thiết bị với vận tốc Wo nhờ lực li tâm. Tổng hợp lại hạt bụi sẽ chuyển động với vận tốc Wp theo đường xoáy lốc. Kết quả bụi lắng xuống đáy thiết bị, còn khí sạch được tách dòng ra ngoài môi trường. - Phương pháp lọc bụi kiểu túi vải: Cho khí chứa bụi đi qua lớp ngăn xốp làm bằng vải, bông, sợi thuỷ tinh hoặc vật liệu sành sứ. Các hạt bụi bị giữ lại trên lớp vật ngăn cách còn khí sạch đi qua vật ngăn ra ngoài. IV.2. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đang được thực hiện IV.2.1. Giảm thiểu hơi DMHC và hoá chất độc hại khác Việc sử dụng keo dán trong công nghiệp sản xuất giầy là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu nên biện pháp hạn chế sự bốc hơi của keo dán đã được các sản xuất quan tâm, chú ý. Trước đây, ở Công ty giầy Yên Viên và một số cơ sở sản xuất khác keo dán được đựng trong các đĩa và không che bớt bề mặt bốc hơi của keo nên kết quả xác định nồng độ hơi DMHC còn cao. Hiện nay công ty đã đưa vào sử dụng loại không đựng keo dán theo cơ chế bình thông nhau và có nắp đậy khi không sử dụng. Song song với biện pháp đơn giản vừa nêu, hầu hết các cơ sở sản xuất đều lắp quạt đẩy công suất 1Kw đặt ở độ cao 4-5m và mật độ bố trí 5-7m/cái để thông gió cục bộ hoặc thông gió chung. Riêng công ty giầy Yên Viên, Thượng Đình có 3 lò điện để hấp sấy giầy vải, nhà máy cho lắp hệ thống thông gió có ống thải cao 20m. ở các xí nghiệp bồi vải, gò giầy ở các cơ sở khác cũng có lắp đặt hệ thống thông gió. Nhìn chung các hệ thống này thiết kế chưa hoàn toàn hợp lý, hiệu suất hút hơi khí không cao và đã quá cũ kĩ không theo kịp với sự phát triển của quá trình sản xuất. Khi xác định được nguồn gốc cũng như tính chất độc hại của các hoá chất, dung môi sử dụng trong quá trình sản xuất giầy thì các cơ sở sản xuất đã chú ý đến các vấn đề bảo quản, sử dụng an toàn nguyên vật liệu, hoá chất. Các kho chứa hoá chất, dung môi đều có biển báo nguy hiểm, cấm lửa. Khi thiết kế nhà xưởng, các cơ sở cũng đã lưu ý đến việc bố trí các cửa sổ, cửa ra vào để lấy ánh sáng mặt trời và hướng gió tự nhiên để thông thoáng vị trí làm việc. Hình IV.1.Sơ đồ hệ thống hút hơi dung môi keo trên dây chuyền gò giầy Thùng sấy Băng tải Công nhân quét keo Quạt hút Hình IV.2. Sơ đồ hệ thống thông gió cục bộ ở phân xưởng hoàn chỉnh Băng tải Công nhân quét keo Công nhân quét keo IV.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm bụi Để giảm thiểu ô nhiễm bụi, các cơ sở sản xuất giấy đã có lắp các hệ thống thu bụi kiểu lọc tay áo ở một số bộ phận như cán cao su, phân xưởng đế, phân xưởng hoàn chỉnh, đó là những nơi phát sinh nhiều bụi. Các kết quả xác định nồng độ bụi lúc hệ thống xử lý bụi hoạt động và lúc không hoạt động đã chứng minh tính hiệu quả của hệ thống xử lý. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cơ sở để lắp đặt các hệ số xử lý sao cho hợp lý, chẳng hạn ở phân xưởng đế vì máy mài bố trí chạy dài dọc theo xưởng nên lắp hệ thống lọc bụi kiểu túi vải dạng tổ hợp, còn ở phân xưởng hoàn chỉnh do máy mài bổ trí riêng lẻ theo từng công đoạn mài nên lắp thiết bị xử lý lọc bụi kiểu túi vải đơn. Xem hình V. 1. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi các bộ phận cán cao su của công ty giấy Yên Viên. Hình IV.3. Sơ đồ hệ thống xử lý bụi ở công ty giầy Yên Viên Máy cán luyện cao su Khí thoát Bao vải lọc bụi Động cơ quạt hút Đường hút bụi (4m) Bụi ờng hút bụi IV.3. Đánh giá các biện pháp đang thực hiện IV.3.1. Đối với các giải pháp giảm thiểu dung môi hữu cơ và hoá chất độc hại Các cơ sở sản xuất giấy đã có biện pháp giảm bớt bề mặt tiếp xúc vật đựng keo dán nhằm hạn chế sự bốc hơi DMHC khá hiệu quả, điều đó được thể hiện khi công nhân được phỏng vấn đều trả lời: Có cảm giác dễ chịu và còn bị nhức đầu như trước đây khí chưa có biện pháp này. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều có bố trí hệ thống quạt thông gió nhằm thông thoáng nhà xưởng, tuy nhiên các thiết bị lắp đặt chưa hợp lý nên chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Bên cạnh đó bố trí máy móc chạy dọc theo chiều dài nhà xưởng dẫn đến ở giữa phân xưởng thường kém thông thoáng, nồng độ DMHC cao hơn ở hai đầu phân xưởng. ở công ty giấy Yên Viên mặc dù trang bị 8 quạt thổi, 15 quạt treo, 5 quạt hút, 12 quạt cây nhưng lại bố trí nhưng lại bố trí thêm 215 quạt trần, khi các thiết bị cùng hoạt động sẽ tạo dòng khí quẩn và hơi khí độc thoát ra ngoài được dẫn đến nồng độ chất ô nhiễm ở phân xưởng hoàn chỉnh và các phân xưởng khác vẫn còn cao. Ngaòi ra các thông số kĩ thuật của quật cũng không được đảm bảo nên lưu lượng gió kém và gây tiếng ồn khó chụi, vì thế các hệ thống này mặc dù có lắp đặt nhưng ít được đưa vào sử dụng trong thực tế. Mặc dù cơ sở nào cũng có phòng kho chứa hoá chất, dung môi hữu cơ, keo dán nhưng rất ít cơ sở có lắp tủ hốt nên khi pha chế hoá chất, san vớt DMHC làm phân tán hơi DMHC vào không khí đã ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân. Việc bố trí phân xưởng may cạnh phân xưởng hoàn chỉnhnhư xí nghiệp giấy Lê Lai II, phân xưởng may gần phân xưởng cán cao su như ở công ty giầy Thượng Đình là không phù hợp vì hơi dung môi hữu cơ từ phân xưởng hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng tới phân xưởng may và bụi hữu cơ, vô cơ từ phân xưởng cán cao su và gia công đề cũng sẽ ảnh hưởng tới phân xưởng may. Việc bố trí quạt hút, hệ thống thông gió cục bộ ở các phân xưởng hoàn chỉnh và giấy chỉ giải quyết được việc thông thoáng ở tại các phân xưởng đó còn các phân xưởng khác vẫn chịu ảnh hưởng ô nhiễm. IV. 3.2. Đối với hệ thống lọc bụi Việc áp dụng hệ thống lọc bụi kiểu túi vải ở các cơ sở sản xuất là hợp lý, làm giảm đáng kể lượng bụi khu vực sản xuất, hệ thống lọc bụi kiểu cyclon ở công ty giầy Thượng Đình cũng phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên các thiết bị này đã trải qua nhiều năm sử dụng nên cần được quan tâm bảo dưỡng nhằm phát huy tối đa hiệu quả xử lý bụi. Vấn đề giải quyết bụi thu gom được sau lọc bằng cách chôn lấp là không hợp tiêu chuẩn vệ sinh vì bụi ngành da giầy, đặc biệt là bụi cao su, bụi các loại polime rất khó phân huỷ. Tại phân xưởng cán cao su của Công ty giầy Thượng Đình ngoài có hệ thống Cyclon lọc bụi còn bố trí thêm các quạt thổi khí nhằm thông thoáng nhà xưởng, tuy nhiên các quạt thổi này vô tình đã góp phần làm phân tán bụi cao su sang các phân xưởng lân cận. Tại các bộ phận cân đong nguyên vật liệu, phối trộn hỗn hợp cao su, cán luyện chưa được bao che khí nên vẫn còn ô nhiễm bụi, đặc biệt ở phân xưởng sản xuất đế giày. IV.4. Đề xuất các biện pháp bổ sung cải thiện môi trường IV.4.1 Các giải pháp quản lý tổ chức sản xuất và giáo dục tuyền truyền 1. Giải pháp qui hoạch lại vị trí các nhà xưởng Nhìn chung các cơ sở sản xuất giầy đều nằm trong nội thành, các khu vực đông dân cư, có diện tích mặt bằng khá khiêm tốn khoảng 5000 đến 15000m2 nên các cơ sở cần bố trí các phân xưởng sản xuất sao cho phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu thuận tiện trong quá trình sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường đồng thời đáp ứng được vấn đề mỹ quan. Một số cơ sở sản xuất điển hình được xây dựng cách đây nhiều chục năm nên chưa lưu ý một cách đầy đủ các yêu cầu trên. Do đó cần phải sắp xếp lại. Ví dụ ta có thể tách bộ phận cán cao su và lưu hoá đề ra khỏi các dây chuyền mũi giầy, đế, hoàn thiện sản phẩm để tránh ô nhiễm hơi khí độc, bụi, nhiệt, ẩm giữa các bộ phận với nhau. Xem hình IV.4.a và IV.4.b Hình IV.4a. Sơ đồ bố trí các phân xưởng sản xuất cũ Khu văn phòng Phân xưởng gia công đế Phân xưởng may mũ giầy Cán cao su và lưu hoá đế Pha chặt và in hoa Kho band sản phẩm Kho sản phẩm Phân xưởng hoàn chỉnh Hình IV.4.a. Sơ đồ bố trí lại các phân xưởng sản xuất Phân xưởng gia công đế Phân xưởng cán cao su và lưu hoá đế Phân xưởng may mũ giầy Pha chặt và in hoa Kho bán sản phẩm Phân xưởng hoàn chỉnh Kho sản phẩm Khu văn phòng 2. Công tác tuyên truyền huấn luyện Như ta đã biết, đặc điểm của lao động trong công nghiệp là đa số chị em phụ nữ có tuổi đời còn rất trẻ, trình độ văn hoá thấp (hầu hết mới qua phổ thông) nên ngoài việc đào tạo về vận hành máy móc, thao tác trong sản xuất cần huấn luyện, tuyên truyền về an toàn vệ sinh , về sức khoẻ cho họ. Qua khảo sát nhiều cơ sở sản xuất giầy nhận thấy hầu hết các hoá chất đều nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, trên nhãn mác bao bì không có tiếng Việt, tên của hoá chất đều là tên thương mại hoặc chỉ có tiếng nước ngoài chỉ dẫn về tính năng, thành phần hoá học, tính độc hại của chúng, điều đó dẫn đến khó khăn cho người sử dụng trong việc phân biệt hoá chất, keo dán đề tự phòng ngừa độc hại và bảo vệ sức khoẻ. Do đó, tuyên truyền huấn luyện những hiểu biết về an toàn sức khoẻ, an toàn cháy nổ. Khi sử dụng hoá chất, vận hành máy móc cho công nhân là công việc bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Có thể nêu nên một số biện pháp, quy định sau để đảm bảo an toàn trong sản xuất - Không ăn uống, hút thuốc nơi làm việc. - Phải thường xuyên sử dụng phương tiện cá nhân thích hợp như: Khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ,... khi làm việc. - Trang bị các phương tiện chữa cháy như bình bọt, hệ thống chữa cháy phòng khi có sự cố, thường xuyên kiểm tra các họng nước cứu hoả. Quy trình cấp cứu người bị nạn, bị nhiễm độc cấp tính,... 3. Công tác quản lý, giám sát môi trường Trong hơn 170 doanh nghiệp sản xuất giầy dép trong cả nước thì có khoảng 60% cơ sơ liên doanh với nước ngoài. Tại các cơ sở này, trách nhiệm quản lý thuộc về người sử dụng lao động, tuy nhiên các yếu tố độc hại, mất an toàn có thể xảy ra bất cứ khi nào, ngoài sự mong đợi của mọi người nên phải có sự phối hợp giữa người sử dụng lao động và người lao động trong việc ngăn ngừa ô nhiễm. Người lao động phải luôn luôn chấp hành tốt mọi nội quy an toàn vệ sinh trong quá trình lao động, đồng thời người sử dụng lao động cũng phải lắng nghe những ý kiến phản hồi về tình hình vệ sinh an toàn lao động từ phía người lao động để kịp thời có các biện pháp khắc phục một cách hiệu quả. Đối với cơ quan nhà nước: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Khoa học & Công nghệ môi trường các địa phương, các viện nghiên cứu với các trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực môi trường. Dùng các biện pháp kĩ thuật kiểm soát ô nhiễm, thường xuyên đánh giá hiện trạng môi trường nhằm quản lý và giúp đỡ các cơ sở sản xuất hạn chế mức độ ô nhiễm. Công tác này sẽ có hiệu quả khi có sự trợ giúp của hệ thống văn bản, tiêu chuẩn nhà nước. Luật bảo vệ môi trường của nhà nước ban hành và có hiệu lực từ 10/1994 và có các hướng dẫn dưới luật kèm theo đã đi vào cuộc sống giúp cho công việc quản lý, giám sát môi trường đạt được hiệu quả tốt nhất. 4. Biện pháp y tế Đây là biện pháp gián tiếp nhằm giảm rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, việc khám sức khoẻ định kì cho công nhân nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nhiễm độc do tiếp xúc, xác định được các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp để theo dõi, điều trị, xác định các yếu tố, hoá chất, dung môi gây bệnh. Từ đó đề ra các biện pháp điều trị có hiệu quả đồng thời có các biện pháp phòng tránh “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dựa trên kết quả kiểm tra y học có thể biết được chất lượng môi trường chung, cũng như từng công đoạn sản xuất để có các biện pháp kĩ thuật xử lí thích hợp. Qua khảo sát các cơ sở sản xuất giầy điển hình trên địa bàn Hà Nội như: Công ty giầy Thượng Đình, Công ty giầy Thăng Long, Công ty giầy Hà Nội thì chỉ có Công ty giầy Thượng Đình là làm tốt công tác phối hợp với các Trung tâm Y tế thường xuyên, khám sức khoẻ định kì cho công nhân, các cơ sở còn lại làm chưa tốt hoặc không có hiệu quả khách quan. IV.4.2. Các giải pháp kĩ thuật IV.4.2.1 Các giải pháp kĩ thuật giảm thiểu hơi dung môi hữu cơ Như chúng ta đã biết các keo dung môi được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất giầy là nguồn ô nhiễm chính cần được hạn chế, muốn vậy từ những năm của thập kỷ 70 người ta đã cố gắng thay keo dung môi có các yếu tố độc hại bằng keo polymetan tan trong nước. Tuy nhiên loại keo này còn nhiều hạn chế, khi đưa vào sử dụng thì thời gian khô chậm, phải thay đổi một số công nghệ sản xuất và giá thành cao. Thay đổi keo không dung môi là hướng giải quyết giảm ô nhiễm tại nguồn cần đầu tư nghiên cứu trong những năm tới. Khi biện pháp nêu trên chưa có điều kiện thực hiện thì biện pháp hạn chế sự bốc hơi dung môi và xử lý hơi dung môi là hết sức cần thiết. Muốn vậy ngay từ khâu pha chế, san rót dung môi từ thùng to sang lọ nhỏ phải được thực hiện trong tủ hớt hoặc ở vị trí riêng. Đảm bảo các thùng đựng dung môi phải kín lúc vận chuyển và lưu giữ. Khi sử dụng keo dán đựng trong bát hoặc đĩa nên che bớt diện tích bề mặt nhằm giảm bớt hơi các dung môi. Trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh giầy từ khâu may, pha chặt nguyên liệu, mài đế đến hoàn chỉnh sản phẩm, nồng độ dung môi hữu cơ tương đối lớn tại phân xưởng đế và phân xưởng hoàn chỉnh nên cần có hệ thống xử lý thích hợp. 1. Biện pháp thông gió Một trong số các giải pháp thông gió có hiệu quả làm thông thoáng không gian nhà xưởng là lắp đặt hợp lý các quạt trục gắn trên tường để hút hơi khí độc, không khí nóng ra ngoài, đồng thời lấy khí sạch từ bên ngoài vào. Muốn vậy cần tính toán sơ đồ bố trí hợp lí quạt trục sao cho lượng khí hút ra hoặc cấp vào phải choáng được phần lớn không gian các phân xưởng cần xử lí, điều này đòi hỏi khảo sát thực tế cụ thể: chiều dài, chiều rộng xưởng sản xuất, bố trí máy móc, công nghệ để tính toán phân phối dòng khí sao cho phù hợp. Bên cạnh đó phải quan tâm chất lượng quạt trục đảm bảo lượng khí động cao, độ ồn nhỏ. Phân viện Bảo hộ Lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại quạt trục có các thông số: - Prôfin của cánh quạt có dạng theo lưới khí động. - Khoảng cách giữa guồng cánh quạt và vỏ quạt cũng như kích thước vỏ quạt được thiết kế hợp lí làm tăng hiệu suất hút, giảm độ ồn. - Tốc độ gió thải của quạt trục đạt 8ữ13m/s là phù hợp nhất và đường kính cánh quạt từ 400mm đến 1000mm. Lưu lượng từ 4000m3/h đến 50.000m3/h. Bố trí hệ thống quạt hút trong các phân xưởng sản xuất giầy có nồng độ chất độc cao theo các sơ đồ sau. Hình IV.5 Hình IV.5. Sơ đồ bố trí hệ thống thông gió xuyên phòng Khí ra Khí ra Khí ra Khí vào Khí vào Khí vào 2. Xử lí bằng phương pháp ngưng tụ Phương pháp ngưng tụ được sử dụng phổ biễn nhất là phương pháp giảm nhiệt độ (làm lạnh) để thu hồi các dung môi hữu cơ như toluen, xăng, xylen, axeton,... Các chất hữu cơ bay hơi được làm lạnh tới điểm sương sau đó bị ngưng tụ và tách khỏi dòng khí thải. Để ngưng tụ các hơi DMHC có thể làm lạnh trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp trực tiếp: là dùng tác nhân lạnh trực tiếp tiếp xúc với dòng khí thải, gây hiệu ứng ngưng tụ chất ô nhiễm, sau đó tách các chất độc hại ra khỏi tác nhân làm lạnh. Phương pháp ngưng tụ gián tiếp: là dùng phương tiện trao đổi nhiệt gián tiếp làm ngưng tụ chất độc hại và dễ dàng tách để thu hồi chúng. Phương pháp này không cần thiết bị xử lí phân tách. Tác nhân làm lạnh có thể dùng nước, không khí hoặc các hiđrô cacbon khác. 3.Xử lý bằng phương pháp hấp phụ Đây là phương pháp quan trọng và hiệu quả trong xử lí ô nhiễm khí nói chung và xử lí các hơi dung môi hữu cơ nói riêng. Phương pháp này dựa trên cơ sở sự hấp phụ hơi khí độc trên bề mặt các chất rắn có hoạt tính bề mặt cao như: than hoạt tính, than sơ dừa, silicagen, zeolit. Việc liên kết trên bề mặt có thể là lực vật lí hay liên kết hoá học. Các vật liệu rắn hấp phụ có nhiều lỗ xốp, rỗng, diện tích bề mặt riêng lớn, có khả năng giữ lại các DMHC trong dòng khí đi qua. Quá trình hấp phụ các hơi DMHC thường được thực hiện trong những lớp điện của tháp đệm. Hệ thống xử lí ít nhất phải có 2 tháp để quá trình hấp phụ được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Quá trình hấp phụ và nhả hấp phụ được diễn ra liên tục, luân phiên trong 2 tháp (1) và (2). Xem hình IV.6 Hình IV.6. Sơ đồ hệ thống xử lý hơi dung môi hữu cơ bằng phương pháp hấp phụ Tháp nhả hấp phụ Tháp hấp phụ Tác nhân nhả hấp phụ Khí thải Miệng hút * Một số chất hấp phụ điển hình - Than hoạt tính: là chất rắn, cố bề mặt riêng lớn (500ữ1000m3/g), đường kính lỗ 1ữ2àm nên có thể lưu giữ các hơi DMHC, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu suất hấp phụ của than hoạt tính đối với DMHC có thể đạt tới 98% - Than hoạt tính được chế từ nguyên liệu giàu cacbon như: than bùn, than đá, các thực vật (gỗ, mùn cưa, bã mía,...), xương động vật. - Silicagen: Silicagen là chất rắn hấp phụ tốt đối với các DMHC phân cực như axeton, butylaxetat,... Silicagen bền cơ học ở nhiệt độ cao. Các tính chất không biến đổi xấu khi Silicagen được gia công ở nhiệt độ lớn hơn 500oC. Thường chúng có kích thước 0,2ữ7mm, khối lượng riêng thực 2,1ữ2,3g/cm3, khối lượng riêng xốp 0,4ữ1,7g/cm3, khối lượng riêng đông 0,1ữ0,8g/cm3. Ngoài ra còn có các chất hấp phụ khác như zeolit, ôxit nhôm hoạt tính cũng là những chất có khả năng hấp phụ tốt DMHC. IV.4.2.2. Xử lí khí thải lò hơi 1. Biện pháp giảm thiểu áp dụng kĩ thuật sản xuất sạch là những ý tưởng tích cực nhằm giảm tối đa chất ô nhiễm tại nguồn, có thể nêu nênn một số biện pháp sau: - Thay nhiên liệu: Thay thế những chất đốt truyền thống như than hoặc dầu bằng khí nhiên liệu (gas) làm giảm đáng kể khí thải: SO2, NOx,... Biện pháp này hiện nay đã được áp dụng phổ biến trong các cơ sở sản xuất giầy. - Tối ưu hoá quá trình đốt: Tăng cường độ cháy bằng cách cung cấp đủ lượng ôxi không khí cho lò đốt, đảo trộn than để tăng diện tích tiếp xúc. Những biện pháp đơn giản như trên vừa tiết kiệm nhiên liệu, chất đốt, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trên đây là hướng của công nghiệp sản xuất sạch hơn, một mô hình hiện đại nhằm ngăn ngừa có hiệu quả sự phát sinh chất ô nhiễm. Công nghiệp sản xuất sạch hơn đòi hỏi chi phí ban đầu tương đối lớn so với biện pháp kiểm soát ô nhiễm nhưng về lâu dài thì lại kinh tế hơn. 2. Biện pháp xử lí Thành phần khí thải bao gồm SO2, NOx, CO, THC nên nếu nồng độ vượt quá giới hạn cho phép cần phải xử lí thì biện pháp xử lí bằng phương pháp hấp thụ là hiệu quả tốt nhất. Hiệu suất hấp thụ phụ thuộc vào khí thải cần hấp thụ và dung dịch hấp thụ. Có nhiều dung dịch hấp thụ: - Dung dịch hấp thụ là nước, chi phí xử lí không cao nhưng hiệu suất thấp. Ngoài ra còn có thể dùng các dung môi khác. - Dung môi hấp thụ có thể là chất có phản ứng hoá học với chất bị hấp thụ hoặc đơn thuần chỉ là quá trình hoà tan. Có nhiều thiết bị khác nhau để thực hiện quá trình hấp thụ, chúng đều có một yêu cầu căn bản là có bề mặt tiếp xúc lớn để tăng hiệu suất của quá trình. Các thiết bị thường dùng là: - Thiết bị loại đệm (tháp đệm) - Thiết bị loại đĩa (tháp đĩa) - Thiết bị loại phun... Trên đây là phương pháp xử lí khí thải bằng quá trình hấp thụ. Phương pháp này có ưu điểm là quá trình xử lí triệt để, hiệu suất cao. Tuy nhiên chi phí đầu tư lại rất lớn, hầu hết chưa có một cơ sở sản xuất giầy nào áp dụng. Vì thế biện pháp hiệu quả nhất để nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải vẫn là các biện pháp phòng ngừa và sản xuất sạch hơn. Kết luận Qua quá trình thực tập tốt nghiệp , nghiên cứu và tìm hiểu tại một số cơ sở sản xuất giầy điển hình như : Công ty giầy Thượng Đình, công ty da giầy Hà nội, công ty giầy Thụy Khuyê, đồ án tốt nghiệp của em đã được hoàn thành với nội dung : Tìm hiểu ảnh hưởng của hoá chất trong quá trình sản xuất giày tới sức khoẻ người lao động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm . Qua đó đã rút ra được một số kết luận và kiến nghị sau : Trong quy trình công nghệ sản xuất giầy , hoá chất là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu , bên cạnh việc đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất thì các loại hoá chất đó cũng góp phần lớen vào việc gây ô nhiễm môi trường , tác động xấu tới sức khoẻ người lao động . Đó là các loại dung môi hữu cơ như có trong các loại keo dán như : Toluene, Benzene , xăng , xylene, các loại hợp chất hữu cư có chứa clo,caosu ,các loại khí thải lò hơi dạng Sox, Nox, các loại bụi vô cơ và hữu cơ. Qua tìm hiểu cho thấy rằng nồng độ dung môi hữu cơ tại phân xưởng hoàn chỉnh thường cao hơn các phân xưởng khác , mức tiếp xúc của người công nhân với dung môi hữu cơ thuộc các nhóm quét keo và vệ sinh giầy thươngf cao hơn các nhóm khác và vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi ở phân xưởng đế thường cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,5 lần . Về tình hình sức khoẻ người công nhân , do tác động của các hoấ chất độc hại , dặc biệt là các hơi dung môi hữu cơ nên người công nhân thường mắc phải các chứng bệnh nghề nghiệp về biểu hiện thần kinh như : hoa mắt , chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, giảm trí nhớ, biểu hiện đường hô hấp là ho, tức ngực, khó thở, lao, , biểu hiện ngoài da có sạm da, sẩn ngứa, Trên cơ sở nắm bắt được vấn đề ô nhiễm và tác hại của các loại hoá chất độc hại đó, tại một số cơ sở sản xuất giầy đã và đang thực hiện các biện pháp giảm thiểu như đã lắp hệ thống thông gió chung hoặc cục bộ để hgiảm thiểu hơi khí độc, đã có biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, hạn chế sự bốc hơi dung môi hữu cơ bằng cải tiến đĩa đựng keo dán . Để xử lý bụi , các cơ sở đã lắp đặt hệ thống lọc bụi kiểu cyclon, hoặc túi vải. Tuy nhiên các giải pháp đó vẫn chưa phát huy được hiệu quả tốt trong việc giảm thiểu vấn đề ô nhiễm do việc bố trí các thiết bị chưa hợp lý và đồng bộ , việc vận hành thiết bị chưa tốt . Qua đó đồ án có cơ sở để đề xuất các biện pháp bổ xung cải thiện môi trường . Đó là : Nâng cao năng lực tổ chức quản lý , sắp xếp hợp lý dây chuyền công nghệ sản xuất . Giáo dục tuyên truyền cho người lao động kiến thức về các loại hoá chất sử dụng , giúp họ có tý thức trong việc sản xuất vừa bảo vệ chính bản thân mình đồng thời góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, giảm dần và tiến tới thay thế bằng các nguyên liệu, phụ gia ít độc hơn. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý hơi dung môi và bụi Tài liệu tham khảo [1] Bộ công nghiệp – Tổng công ty da giầy Việt nam . Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giầy , đồ da đến năm 2010 , Hà Nội 1998. [2] Bộ công nghiệp – Tổng công ty da giầy Việt Nam . Dự án quy hoạch tổng thể phát triển Tổng công ty da giầy Việt Nam đến 2010, Hà Nội 2000. [3] Bộ công nghịêp – Tổng công ty da giầy Việt Nam . Đề tài nhánh các giải pháp về khoa học công nghệ môi trường , thiết bị đào tạo , chất lượng sản phẩm đảm bảo phát triển ngành da giầy đến năm 2010, Hà Nội 2001. [4] Giáo trình công nghệ cắt, may, gò ráp đế giầy dép , Hà Nội 1997. [5] Viện da giầy , đề tài Nghiên cứu soạn thảo cẩm nang kỹ thuật ngành da giầy, Hà Nội 1999 [6] PGS.TS Đặng Kim Chi . Giáo trình Hoá học môi trường , Hà Nội 1999. [7] PGS.TS Đặng Kim Chi. Giáo trình Độc chất học môi trường. [8] PGS.TS Đặng Kim Chi. Giáo trình Xử lý ô nhiễm khí, Hà Nội 1998. [9] Nguyễn Thị Minh Ngọc. Lụân văn thạc sỹ khoa học Tiếp xúc nghề nfhiệp với dung môi hữu cơ, một số biểu hiện độc hại thần kinh, Hà Nội 1998. [10] Viện bảo hộ lao động. Đề tài 96 – 46/VBH, Hà Nội 12/1997. [11] PGS.TS Nguyễn An Lương. Đề tài KX – 07- 11, Hà Nội 2000. [12] TS . Hoàng Minh Hiền . Đề tài Ngiên cứu đánh giá tình trạng sức khoẻ và sức nghe của người lao động tiếp xúc với dung môi hữu cơ, đề xuất các biện pháp góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động, Hà Nội 2001. [13] Trường Đại học xây dựng , đề tài Ngiên cứu công nghệ thu gom , vận chuyển và xử lý phế thải rắn từ săn xuất giầy bằng phương pháp đốt, Hà Nội 1999. [14] Viện Bảo hộ lao động . Phòng quan trắc môi trường – Trung tâm khoa học và công nghệ môi trường. [15] Bộ Khoa học và Công nghệ môi trường . Tiêu chuẩn Việt Nam 1995. [16] GS . Trần Ngọc Chấn . Kỹ thuật thông gió, Hà Nội 1998. [17] Dan owen, Ken Claplan. Foot wear industry toxic chemical health and safety project Viet Nam, April 1999. [18] Development of leather products. United Nations. NewYork. 1994. [19] NIOSH. Poket guide to chemical hazards. US. Department of health and human service, June 1990. [20] Work safe Australia. Exposure standards for atmospheric contanminant in ther inviroment, May 1990. [21] C. Pazar air and gas cleanup equipment, USA 1970. [22] Chulabhorn research institute. Enviromental toxicology, volume 1. ADP, Thai land 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3658.doc
Tài liệu liên quan