Đề tài Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn

Trong xu thế hiện nay, quan hệ giao dịch thương mại hàng hoá, dịch vụ được mở rộng kéo theo sự mở rộng các dịch vụ kế toán, kiểm toán. Mặt khác, công tác kế toán, kiểm toán từ lâu luôn được các nước trên thế giới coi trọng vì tầm quan trọng và sự cần thiết, do đó kế toán và kiểm toán đang được đặt lên vị trí hàng đầu trong điều kiện phát triển và hội nhập hiện nay. Bước sang thế kỷ 21, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu ở tất cả các quốc gia và các khu vực kinh tế thế giới. Xu thế vận động này đã ảnh hưởng lớn đến lợi ích các quốc gia và đã trở thành vấn đề tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau từ các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Với Việt Nam, xu thế tất yếu của toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều sức ép từ các nước phát triển, yêu cầu mở cửa các nghành dịch vụ tài chính để cạnh tranh tự do với các công ty của nước ngoài. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán.

doc88 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu Năm trớc Năm nay Tăng, giảm % Tổng doanh thu 72.673.922.579 87.038.380.037 14.364.460.157 19,77 Trong đó: DT hàng xuất khẩu 71.116.334.946 74.589.621.930 Các khoản giảm trừ 249.207.806 109.577.430 -139.630.376 -56,03 Giảm giá hàng bán 248.686.031 109.577.430 Hàng bán bị trả lại 521.775 - Thuế tiêu thụ đặc biệt - - - Doanh thu thuần 72.424.714.774 86.928.805.307 Giá vốn hàng bán 63.732.769.268 76.054.767.447 12.321.998.628 19,33 Lợi nhuận gộp 8.691.945.505 10.874.037.410 Doanh thu hoạt động tài chính 999.890.258 1.516.209.422 516.319.165 51,64 Chi phí tài chính 164.970.942 892.457.978 727.487.036 440,98 Trong đó: chi phí lãi vay 33.173.168 237.735.628 Chi phí bán hàng 455.586.876 999.863.553 544.276.677 119,47 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.687.336.038 3.146.294.561 458.958.524 17,08 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.383.941.907 7.351.630.740 967.688.834 15,16 Thu nhập khác 1.562.262.705 656.303.568 Chi phí khác 233.158.818 120.425.665 Lợi nhuận khác 1.329.103.887 535.877.904 -793.225.984 -59,68 Tổng lợi nhuận trước thuế 7.713.045.794 7.887.508.644 174.462.850 2,26 Bảng 2.7. Phân tích Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 của Công ty ABC đơn vị: đồng Tài sản Số đầu năm % Số cuối kỳ % Tăng, giảm % Tài sản lu động và đầu tư ngắn hạn 19.648.988.423 54,96 44.636.048.044 70,36 24.987.059.621 22087,40 Tiền 107.896.126 0.30 8.065.019.597 12,71 7.957.123.472 15197,26 Tiền mặt tại quỹ 56.277.671 0,16 1.415.519.228 2,23 1.359.241.557 2415,24 Tiền gửi ngân hàng 51.618.455 0,14 6.649.500.370 10,48 12782,02 Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - Các khoản phải thu 8.791.028.972 24,59 28.497.523.522 44,92 19.706.494.550 6837,02 Phải thu của khách hàng 5.366.800.866 15,01 10.776.579.266 16,99 5.409.778.400 100,50 Trả trước cho người bán 128.269.850 0,36 8.524.106.654 13,44 8.395.836.803 6545,45 Thuế GTGT đợc khấu trừ 1.155.437.405 3,23 1.519.815.769 2,40 364.378.364 31,54 Phải thu nội bộ 3.497.274 0,01 - 0,00 -3.497.274 -100,00 Vốn KD ở các ĐV trực thuộc 3.497.274 0,01 - 0,00 -3.497.274 -100,00 Phải thu khác 2.137.023.577 5,98 7.677.021.833 12,10 5.539.998.256 259,24 Hàng tồn kho 10.123.594.548 28,32 6.664.195.019 10,50 -3.459.399.530 -25,54 Nguyên vật liệu tồn kho 6.584.307.982 18,42 3.769.385.145 5,94 -2.814.922.837 -42,75 Công cụ, dụng cụ 70.625.574 0,20 85.342.017 0,13 14.716.443 20,84 Chi phí SXKD dở dang 1.248.507.338 3,49 1.723.256.327 2,72 474.748.989 38,03 Thành phẩm tồn kho 1.575.611.784 4,41 111.030.812 0,18 -1.464.580.972 -92,95 Hàng hoá tồn kho - - - - - - Hàng gửi bán 644.541.871 1,80 975.180.718 1,54 330.638.847 51,30 Dự phòng giảm giá HTK - - - - - - Tài sản lưu động khác 626.468.777 1,75 1.409.309.882 2,22 782.841.129 78,66 Tạm ứng 468.653.777 1,31 837.275.306 1,32 368.621.529 78,66 Chi phí chờ kết chuyển 157.815.000 0,44 157.815.000 0,25 - - Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn - - 414.219.600 0,65 414.219.600 - tài sản cố định và đầu tư  dài hạn 16.100.763.951 45,04 18.804.041.102 29,64 2.703.277.151 3899,08 Tài sản cố định 14.175.666.276 39,65 8.060.802.006 12,71 -5.435.434.914 -22,98 Tài sản cố định hữu hình 14.175.666.276 39,65 8.060.802.006 12,71 -5.435.434.914 -22,98 Nguyên giá 17.545.566.561 49,08 11.766.432.884 18,55 -5.779.133.677 -32,94 Hao mòn luỹ kế -3.369.900.285 -9,43 -3.705.630.879 -5,84 -335.730.594 9,96 Các khoản đầu tư dài hạn 1.817.566.763 5,08 6.718.597.400 10,59 4.901.030.636 279,28 Đầu tư chứng khoán dài hạn 11.250.000 0,03 12.150.000 0,02 900.000 8,00 Góp vốn liên doanh 1.806.316.763 5,05 670.644.740 10,57 4.900.130.636 271,28 Chi phí XDCB dở dang 107.530.911 0,03 4.024.641.696 6,34 3.917.110.785 3642,78 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn - - - - - - Chi phí trả trước dài hạn - - - - - - Tổng cộng tài sản 35.749.752.374 100,00 63.440.089.146 100,00 27.690.336.772 77,46 Nguồn vốn Số đầu năm % Số cuối kỳ % Tăng, giảm % Nợ phải trả 13.702.104.708 38,33 12.405.706.289 19,55 -1.296.398.419 -9,46 Nợ ngắn hạn 13.505.194.014 37,90 11.785.598.112 18,58 -1.764.595.903 -13,02 Phải trả người bán 10.676.545.644 29,86 8.532.741.026 13,45 -2.143.804.618 -20,08 Thuế và các khoản phải nộp 379.923.292 1,06 -911.785.718 -1,44 -1.291.709.010 -339,99 Phải trả CNV 257.646.600 0,72 298.925.654 0,47 41.279.054 16,02 Phải trả phải nộp khác 2.236.078.479 6,25 3.865.717.149 6,09 1.629.638.679 72,88 Nợ dài hạn - - - - - - Nợ khác 151.910.694 0,42 620.108.177 0,98 468.197.483 308,21 Chi phí phải trả 151.910.694 0,42 620.108.177 0,98 468.197.483 308,21 Nguồn vốn chủ sở hữu 22.047.647.666 61,67 51.034.382.857 80,45 28.986.735.191 131,47 Nguồn vốn-Quỹ 21.730.913.433 60,79 50.977.315.044 80,36 29.246.401.611 134,58 Nguồn vốn kinh doanh 16.371.290.828 45,79 25.371.290.828 39,99 9.000.000.000 54,97 Cổ phiếu ngân quỹ - -332.856.000 -0,52 -332.856.000 - Thặng dư vốn góp - 20.124.153.000 31,72 2.014.153.000 - Chênh lệch tỷ giá -40.675.855 -0,11 42.061.680 0,07 82.737.535 -203,41 Quỹ đầu tư phát triển 1.989.465.237 5,56 4.254.146.208 6,71 2.264.680.971 113,83 Quỹ dự phòng tài chính 399.778.646 1,12 564.672.591 0,89 164.893.946 41,25 Lãi chưa phân phối 3.011.054.577 8,42 953.846.737 1,50 -2.057.207.840 -68,32 Nguồn kinh phí, quỹ khác 316.734.233 0,89 57.067.813 0,09 -259.666.420 -81,98 Quỹ khen thưởng phúc lợi 316.734.233 0,89 57.067.813 0,09 -259.666.420 -81,98 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ - - - - - - Tổng cộng nguồn vốn 35.749.752.325 100,00 63.440.089.146 100,00 27.690.336.772 77,46 Sau khi lập các Bảng phân tích, Phụ trách nhóm kiểm toán thực hiện đánh giá rủi ro ban đầu với hầu hết các chỉ tiêu trong Bảng phân tích để đưa ra nhận định ban đầu về chỉ tiêu đó. Những nhận định này giúp nhóm trưởng kiểm toán đưa ra quyết định cho các bước kiểm toán tiếp theo và lựa chọn nhân sự kiểm toán với từng khoản mục. Với Bảng phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh nêu trên, các chỉ tiêu được đánh giá là có mức rủi ro cao bao gồm: Tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Các chỉ tiêu được đánh giá là có mức rủi ro trung bình như: Doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận trước thuế .V.v.. Với Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán nêu trên, các chỉ tiêu được đánh giá là có mức rủi ro cao như: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu khác, nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho, nguyên giá tài sản cố định, nguồn vốn kinh doanh, cổ phiếu ngân quỹ, thặng dư vốn góp,.. các khoản được đánh giá là có mức rủi ro trung bình như: Tiền gửi ngân hàng, hàng gửi bán, góp vốn liên doanh,.. Các khoản mục được đánh giá là có mức rủi ro cao, biến động lớn thì sẽ được phân tích kỹ hơn trong các phần hành kiểm tra chi tiết. Việc kiểm toán các khoản mục này thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm. Đối với Công ty XYZ, nhóm kiểm toán cũng đưa ra các bước phân tích tương tự. Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên A&C CO tổng hợp các bằng chứng đã thu thập và dựa trên các bằng chứng này để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro, dự kiến mức độ, nội dung của các thủ tục kiểm toán. 2.2.2. Thu thập bằng chứng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên A&C CO thực hiện thu thập các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực, xem xét và xử lý những phát hiện trong kiểm toán theo từng khoản mục. Qua tìm hiểu phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán các khoản mục, khoản mục hàng tồn kho và tài sản cố định là các khoản mục mang tính tổng quát. Do khuôn khổ giới hạn, chuyên đề sẽ trình bày tập trung vào hai khoản mục này. 2.2.2.1. Thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục hàng tồn kho đối với Công ty ABC Khi thực hiện kiểm toán hàng tồn kho, các kiểm toán viên A&C CO tuân thủ theo chương trình kiểm toán hàng tồn kho đã được xây dựng trước. Chương trình kiểm toán được chi tiết cụ thể thành các mục: Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩm bị; các mục tiêu kiểm toán; các thủ tục kiểm toán(các thủ tục bắt buộc và thủ tục bổ xung). Chương trình kiểm kê hàng tồn kho cũng được xây dựng rất chi tiết từ khâu chuẩn bị kiểm kê đến khi kết thúc kiểm kê, Chương trình còn lưu ý đối với các kiểm toán viên các bằng chứng kiểm toán cần phô tô từ bản gốc như: Phiếu nhập, xuất cuối cùng trong ngày; Biên bản kiểm kê, Biên bản xử lý (nếu có),.. Ngoài ra, Chương trình cũng yêu cầu các kiểm toán viên phải ghi nhận trên giấy tờ làm việc các ghi chú về hàng hoá giữ hộ, cho thuê kho bãi, hoạt động gia công,.. Các ghi chú này là các bằng chứng kiểm toán quan trọng và được lưu vào hồ sơ kiểm toán. Trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, các bằng chứng kiểm toán thường được thu thập thông qua các phương pháp như: Phương pháp phỏng vấn Mục đích của phương pháp phỏng vấn nhằm thu thập được các thông tin khái quát về khoản mục hàng tồn kho. Đối tượng phỏng vấn là kế toán hàng tồn kho, thủ kho, kế toán trưởng, các bộ phận liên quan khác như bộ phận cung ứng vật tư, bộ phận sản xuât .V.v.. Đối với việc kiểm soát hàng tồn kho, kiểm toán viên đưa ra các câu hỏi như: Công ty có xây dựng quy trình quản lý nhập, xuất vật tư hay không?: ệ Các quy trình này có được xây dựng bằng văn bản hay không? : 0 Qua xem xét, phỏng vấn đơn vị tại phòng kế toán, kiểm toán viên A&C CO đã mô tả được quy trình quản lý nhập, xuất vật tư qua hai Sơ đồ 2.3 và 2.4: Sơ đồ2.3. Quy trình quản lý nhập vật tư Thanh toán và hạch toán Kế toán thanh toán kiểm tra, kế toán trưởng duyệt Mua hàng, nhập kho, lập phiếu nhập kho Trình Tổng giám đốc duyệt Nhu cầu vật tư Trình Tổng giám đốc duyệt Ghi chú: Phiếu nhập kho chỉ được lập khi có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và kế toán của Công ty ABC chỉ thực hiện hạch toán khi có các thủ tục này. Thông qua phỏng vấn Phòng kế hoạch vật tư, kiểm toán viên biết thêm rằng:Tổ thu mua nguyên vật liệu là một bộ phận không tách rời của Phòng kế hoạch vật tư, hoạt động dưới sự chỉ đạo giám sát của Trưởng phòng kế hoạch vật tư và Ban Giám đốc(có Quy chế làm việc kèm theo). Sơ đồ2.4. Quy trình quản lý xuất vật tư Phân xưởng có nhu cầu Kế toán kiểm tra và hạch toán Nhận vật tư Trưởng phòng kế hoạch vật tư duyệt, lập phiếu Sau khi thu thập các thông tin về quản lý nhập xuất vật tư, kiểm toán viên tiếp tục với các câu hỏi phỏng vấn: Cuối kỳ đơn vị có tiến hành kiểm kê hàng tồn kho không? : ệ Có thường xuyên đối chiếu giữa kế toán vật tư và thủ kho không? : ệ Công ty có xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm sản xuất không? : ệ Để khẳng định tính chính xác và trung thực của bằng chứng kiểm toán thu được qua phỏng vấn, kiểm toán viên tiếp tục tiến hành một số bước kiểm tra khác. Kiểm toán viên kiểm tra ngẫu nhiên một số nghiệp vụ bất kỳ theo quy trình nhập kho hoặc xuất kho, bằng chứng kiểm toán thu loại này được đính kèm với bằng chứng thu được qua phỏng vấn. Phương pháp quan sát Khi vận dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin, kiểm toán viên ghi nhận vào giấy tờ làm việc(Bảng 2.8) như sau: Bảng 2.8. Bằng chứng về khoản mục hàng tồn kho thu được qua quan sát Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Hàng tồn kho Người thực hiện: Hiền Thông tin thu thập qua quan sát Ngày thực hiện : 20/3/2004 Thủ tục nhập, xuất vật tư về cơ bản đã hình thành theo thói quen. Tổng giám đốc chưa ban hành các văn bản chính thức về quy trình quản lý nhập, xuất vật tư. Mua vật tư được thực hiện trên các hợp đồng kiểm toán. Phần lớn vật tư mua về không tiến hành nhập kho mà xuất thẳng cho các xí nghiệp sản xuất. Tại Xí nghiệp 2, các loại thành phẩm xếp chung với nhau mà không xếp theo từng mặt hàng. Tại Xí nghiệp 1, Xí nghiệp 4 thành phẩm sản xuất ra xếp lẫn lộn với thành phẩm tồn kho .V.v.. Nhận xét: Kiểm soát đối với hàng tồn kho được đánh giá ở mức trung bình. Sự kết hợp hai phương pháp phỏng vấn và quan sát đã cung cấp cho kiểm toán viên những bằng chứng kiểm toán về điểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Dựa trên những bằng chứng này, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dữ liệu về hàng tồn kho và xác định các thử nghiệm cần thiết. Phương pháp phân tích Trong phương pháp phân tích, kiểm toán viên A&C CO cũng dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập qua phương pháp phân tích để đưa ra các phán đoán về khoản mục hàng tồn kho của đơn vị. Các dữ liệu phục vụ cho phân tích được lấy trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Với khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên có thể so sánh số liệu năm nay với năm trước, hoặc năm nay với kế hoạch. Thủ tục phân tích được mô tả trên giấy tờ làm việc(Bảng 2.9) của kiểm toán như sau: Bảng 2.9. Thủ tục phân tích đối với khoản mục hàng tồn kho a) Hàng tồn kho 2003/2002 = 6.664.195.019 X100% = 65,83% 10.123.594.548 b) Cơ cấu hàng tồn kho năm 2003 Chỉ tiêu 31/12/2003 % Nguyên vật liệu 3.769.385.145 57 Công cụ, dụng cụ 1.723.256.327 26 Chi phí sxkd dở dang 975.180.718 15 Thành phẩm 111.030.812 2 Hàng gửi bán 85.342.017 1 Tổng 6.664.195.019 100 c) Tỷ lệ hàng tồn kho trong tổng tài sản - Hàng tồn kho/Tổng tài sản 2003 = 6.664.195.019 X100% = 10,50% 63.440.089.146 - Hàng tồn kho/Tổng tài sản 2002 = 10.123.598.548 X100% = 28,30% 35.749.752.325 Nhận xét: Tỷ lệ hàng tồn kho đối với tổng tài sản có sự biến động lớn từ 28,30% giảm còn 10,50%. Đối chiếu với Bảng phân tích các biến động trên Bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên nhận thấy khoản mục nguyên vật liệu tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho có tỷ lệ biến động lớn. Khoản mục hàng gửi bán cũng có tỷ lệ biến động lớn nhưng lại được đánh giá là có mức rủi ro trung bình. Phương pháp kiểm tra vật chất (kiểm kê) Trong kiểm kê, thành phần tham gia kiểm kê bao gồm 2 kiểm toán viên và 4 nhân viên khách hàng, cuộc kiểm kê được tiến thành theo chương trình đã thống nhất giữa A&C CO và khách hàng. Bằng chứng kiểm toán quan trọng thu được là các Biên bản kiểm kê(Bảng 2.10) Bảng 2.10. Biên bản kiểm kê hàng tồn kho Biên bản kiểm kê tháng 12 năm 2003 tại Xí nghiệp in số 1 Giấy đế tồn đầu kỳ: 70.997,4 kg Giấy đế nhập trong kỳ : 999.927,9 kg Giấy đế đưa vào sản xuất : 950.293,8 kg Giấy đế tồn cuối kỳ : 130.631,5 kg Giấy thành phẩm tồn đầu kỳ : 4292,1 kg Giấy thành phẩm sản xuất trong kỳ : 923.530,5 kg Giấy đế xuất khẩu trong kỳ : 907.200 kg Giấy thành phẩm tồn kho cuối kỳ : 206226,9 kg Tỷ lệ hao hụt : 2,8% Phòng KH-VT (Đã ký) Kiểm toán chứng kiến kiểm kê (Đã ký) Xí nghiệp in 1 (Đã ký) Phòng kế toán (Đã ký) Thủ kho (Đã ký) Tiếp theo, kiểm toán viên A&C CO tiến hành thu thập các Biên bản kiểm kê của các xí nghiệp còn lại. Đính kèm Biên bản kiểm kiểm kê bao gồm nhiều bằng chứng kiểm toán khác trong đó có nhận xét của kiểm toán viên qua cuộc kiểm kê như sau: Việc kiểm kê chủ yếu dựa trên những ước tính về trọng lượng mà không tiến hành chọn mẫu cân thử từ đó làm giảm tính chính xác của số liệu kiểm kê. Thành phần kiểm kê không đầy đủ cán bộ kỹ thuật, điều này cũng làm giảm tính chính xác của số liệu kiểm kê thực tế. Kết thúc kiểm kê, kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng vật chất cần thiết. Tuy nhiên, bằng chứng này chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng của vật tư, hàng hoá, còn quyền sở hữu thì chưa xác định được. Phương pháp tính toán lại Phương pháp tính toán được sử dụng để thu thập bằng chứng về tính chính xác số học khi kiểm tra chi tiết tất cả các khoản mục. Cách thu thập đơn giản nhất mà kiểm toán viên A&C CO sử dụng là tính cộng dồn các số dư, số phát sinh theo tháng, theo quý của từng tài khoản để xác định số dư cuối kỳ của từng tài khoản đang kiểm tra. Qua quá trình tính toán, kiểm toán viên nhận thấy: Số dư đầu kỳ khớp với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kiểm toán năm 2002 do Công ty AASC thực hiện. Số dư cuối kỳ lệch 22.563.003 đồng so với Biên bản kiểm kê kho ngày 31/12/2003. Kiểm toán viên yêu cầu kế toán viên giải trình và được biết nhập, xuất vật tư chỉ được kế toán hạch toán khi có hoá đơn giá trị gia tăng. Do vậy, một số vật tư đã mua về đưa vào sản xuất nhưng do chưa có hoá đơn giá trị gia tăng thì chưa được kế toán Công ty phản ánh nhập, xuất kho. Để phản ánh chí phí tiêu hao hàng quý thì kế toán trích trước vào chi phí sản xuất. Kiểm toán viên A&C CO cũng vận dụng phương pháp này để khẳng định tính chính xác của các phép tính trên các hoá đơn, phiếu nhập, phiếu xuất .V.v.. Phương pháp kiểm tra, đối chiếu tài liệu Trong phương pháp kiểm tra, đối chiếu tài liệu, kiểm toán viên chọn ra một số nghiệp vụ nhập, xuất vật hàng hoá và vật tư có giá trị lớn, có định khoản bất thường hoặc các nghiệp vụ vào cuối kỳ để tiến hành kiểm tra, đối chiếu. Cách thức đối chiếu tài liệu được thực hiện theo các hướng như: Đối chiếu số liệu đầu năm trên Sổ cái, Sổ chi tiết vật tư với số liệu đã kiểm toán năm trước; đối chiếu số liệu giữa Bảng cân đối phát sinh với Sổ cái, Báo cáo nhập-xuất-tồn; đối chiếu giữa Sổ chi tiết với Báo cáo nhập-xuất-tồn. Quá trình kiểm tra chọn mẫu một số các nghiệp vụ về hàng tồn kho được kiểm toán viên A&C CO ghi chép vào giấy tờ làm việc(Bảng 2.11) như sau: Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Hàng tồn kho Người thực hiện: Bảng Kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ Ngày thực hiện : 20/3/2004 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH NT 873 21/2 Nhập quạt hút 1111 35.000.000 Phiếu nhập vật tư, hoá đơn GTGT 1167 23/3 Thu mua Tre dóc 1111 30.580.020 Phiếu nhập vật tư, Biên nhận bán hàng 1453 5/4 Chi mua bạc và gia công 331 21.000.000 Phiếu nhập vật tư, hóa đơn tài chính, phần gia công không có chứng từ .V.v.. - - - - - 6185 31/12 Mua dầu 1111 6.060.000 Phiếu nhập, hoá đơn tài chính Nhận xét: Đối với các nghiệp vụ nhập kho chưa thanh toán, kế toán chưa lưu cùng các chứng từ gốc để chứng minh cho các phiếu nhập. Tuy nhiên các chứng từ gốc này lại được lưu cùng với phiếu chi tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng khi thanh toán. Lưu trữ như vậy sẽ khó khăn trong việc kiểm tra, tìm kiếm chứng từ khi cần thiết, dễ gây thất lạc chứng từ mà không phát hiện được. Các hoá đơn gốc cần được đóng thành tập và lưu theo quy định. Bảng 2.11. Kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ về hàng tồn kho Một cách tương tự, các kiểm toán viên A&C CO cũng chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm tra chi tiết hơn việc tính toán giá thành. Nếu việc tính giá được nhất quán theo một phương pháp thì giá trị hàng tồn kho cũng như giá vốn hàng xuất kho không bị sai lệch. Qua kiểm tra, kiểm toán viên đưa ra nhận xét: Công ty ABC tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền tháng. Phương pháp tính giá được thực hiện nhất quán giữa các tháng, phù hợp với thuyết minh Báo cáo tài chính của đơn vị. Việc kiểm tra tính giá hàng tồn kho của Công ty ABC đem lại các bằng chứng kiểm toán khẳng định về tính hợp lý của giá trị hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán. 2.2.2.2. Thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục tài sản cố định đối với Công ty XYZ Trước tiên, các kiểm toán viên xác định phạm vi kiểm toán của khoản mục tài sản cố định(TSCĐ) nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ. Khoản mục TSCĐ bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính và hao mòn TSCĐ. Do khuôn khổ giới hạn, nên bài viết chỉ trình bày phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán vơi khoản mục TSCĐ hữu hình và hao mòn TSCĐ hữu hình. Phương pháp phỏng vấn Với phương pháp phỏng vấn, kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn nhằm tìm hiểu các quy trình về TSCĐ, từ đó có ý kiến đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC. Đối tượng của phỏng vấn là kế toán TSCĐ và các bộ phận phòng ban có liên quan. Các thông tin thu được từ phỏng vấn được kiểm toán viên ghi chép vào giấy tờ làm việc và được minh hoạ qua Bảng 2.12. Bảng 2.12. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với các quy trình về TSCĐ Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: TSCĐ hữu hình và khấu hao Người thực hiện: Phong Tóm tắt các quy trình Ngày thực hiện : 21/3/2004 ằ Đầu tư-mua sắm TSCĐ hữu hình Quy trình đầu tư-mua sắm TSCĐ được tiến hành qua các bước: Các bộ phận có nhu cầu lập kế hoạch mua sắm TSCĐ trình lên Giám đốc. Giám đốc ra Quyết định đầu tư, phòng kế hoạch chào thầu(ký hợp đồng trực tiếp), phòng vật tư trực tiếp mua. Bộ phận KCS kiểm tra và giao cho bộ phận sử dụng. Phòng kế toán thực hiện hạch toán căn cứ vào Quyết định của Giám đốc, Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn tài chính, biên bản nghiệp thu. ằ Thanh lý Lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Công ty thông báo nội bộ, trường hợp TSCĐ có giá trị lớn thì Công ty thông báo đến cả các đối tượng bên ngoài Công ty. Hội đồng thanh lý duyệt giá bán. Ký hợp đồng mua bán và phát hành hoá đơn GTGT. ằ Quy trình theo dõi và hạch toán khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ được thực hiện trên phần mềm tính khấu hao TSCĐ. Năm sử dụng TSCĐ là thời gian sử dụng còn lại. Khấu hao hàng năm = Giá trị sử dụng còn lại/ Thời gian sử dụng còn lại. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát trong trường hợp này bị hạn chế vì phần lớn TSCĐ hữu hình của Công ty XYZ nằm ở các khu sản xuất khác nhau, trên các địa bàn khác nhau. Do đó, kiểm toán viên không thể thực hiện được phương pháp quan sát để đánh giá tình hình sử dụng và bảo quản TSCĐ. Tuy nhiên,với các máy móc thiết bị nằm tại các văn phòng quản lý, kiểm toán viên có thể xem xét và đánh giá tình hình sử dụng và bảo quản phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị. Phương pháp phân tích Với phương pháp phân tích, cũng tương tự như khi phân tích khoản mục hàng tồn kho, phương pháp phân tích thực hiện với TSCĐ thông qua việc đánh giá, so sánh một số tỷ suất tài chính. Các tỷ suất được kiểm toán viên tập hợp từ Bảng cân đối phát sinh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. Kiểm toán viên A&C CO có thể thực hiện so sánh tỷ suất TSCĐ/STS của năm nay so với năm trước, qua đó kiểm toán viên đánh giá mức độ đầu tư, cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả không. Phương pháp phân tích được mô tả trên giấy làm việc(Bảng 2.13) như sau: Bảng 2.13. Phân tích biến động TSCĐ hữu hình Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Tài sản cố định Người thực hiện: Phong Ngày thực hiện : 21/3/2004 ằ Phân tích biến động của loại tài sản Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Tăng, giảm % Nguyên giá TSCĐ hữu hình 7.986.868.322 8.032.668.319 45.799.997 0,57 Nhà cửa, vật kiến trúc 2.368.350.195 2.368.350.195 0 0,00 Máy móc thiết bị 2.419.123.956 2.630.775.628 211.651.672 8,75 Phơng tiện vận tải 2.764.799.068 2.547.818.068 -216.981.000 -7,85 Thiết bị, dụng cụ quản lý 434.595.104 485.724.429 51.129.325 11,76 Hao mòn TSCĐ hữu hình 5.210.116.203 5.272.119.554 62.003.351 1,19 Nhà cửa, vật kiến trúc 1.031.307.154 1.104.290.621 72.983.467 7,08 Máy móc thiết bị 1.810.612.337 2.063.836.461 253.224.124 13,99 Phơng tiện vận tải 213.191.5751 1.807.829.781 -324.085.970 -15,20 Thiết bị, dụng cụ quản lý 236.280.961 296.162.691 59.881.730 25,34 ằ Phân tích cơ cấu tài sản Năm 2002 Năm 2003 TSCĐ/STS 11,85% 12,70% ằ..... Phương pháp kiểm tra vật chất (kiểm kê) Trong phương pháp kiểm tra vật chất, kiểm toán viên A&C CO tiến hành thu thập Biên bản kiểm kê TSCĐ(Bảng 2.14). Biên bản kiểm kê này được Công ty tổng hợp từ số liệu kiểm kê do các bộ phận thực hiện. Bảng 2.14. Biên bản kiểm kê TSCĐ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Biên bản kiểm kê tài sản cố định ( Hồi 0h00 ngày 01 tháng 01 năm 2004) Tham gia kiểm kê gồm có: Ông Vương Quốc Quân- Chức vụ: Giám đốc Ông Phan Thanh Bình-Chức vụ: Kế toán trưởng Ông Lê Văn Kiên-Chức vụ: Trưởng phòng KH-TT Ông Vũ Khánh Việt- Nhân viên Bà Trần Châu Huệ-Nhân viên Ban kiểm kê tiến hành kiểm kê toàn bộ số lượng TSCĐ thực tế tại văn phòng và tổng hợp Báo cáo kiểm kê của các bộ phận gửi về. Cuộc kiểm kê kết thúc vào hồi 18h30’ cùng ngày. Kết quả cho thấy số lượng TSCĐ kiểm kê thực tế khớp với số lượng trên Sổ chi tiết (kèm theo Biên bản kiểm kê là các Báo cáo chi tiết). Bắc Giang, ngày 01 tháng 01 năm 2004 (Chữ ký của các thành viên ban kiểm kê) Phương pháp tính toán lại Với phương pháp tính toán lại, tương tự như kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên cộng dồn các số dư, số phát sinh theo tháng, theo quý của từng tài khoản theo đối ứng bên nợ, bên có để xác định số dư cuối kỳ của từng tài khoản đang kiểm tra. Phương pháp kiểm tra, đối chiếu tài liệu Với phương pháp kiểm tra, đối chiếu tài liệu, kiểm toán viên A&C CO kiểm tra 100% các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phát sinh trong năm(Bảng 2.15 và 2.16) vì số lượng các nghiệp vụ TSCĐ phát sinh không nhiều, trong khi đó giá trị của TSCĐ tương đối lớn. Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Tài sản cố định Người thực hiện: Phong Kiểm tra TSCĐ tăng trong năm Ngày thực hiện : 22/3/2004 Tên TSCĐ Đơn vị Nguyên giá Biên bản nghiệm thu Ghi chú 1)Máy khâu bao 2 12.638.620 07/3/03 KH 5 năm +QĐ 314 của Giám đốc Công ty +Hợp đồng kinh tế +HĐGTGT; Thẻ TSCĐ 2) Xe xúc lật 1 53.188.000 16/5/2003 KH 6 năm +QĐ 350/ Công ty-KH(12/5/03) +QĐ 115/ CT-VT(14/5/03) +Hoá đơn GTGT 3) Máy ép 1 882.445.275 17/11/03 KH 8 năm +TSCĐ tăng từ đề tài nghiên cứu +QĐ 425 (17/3/03) v/v phê duyệt kế hoạch +QĐ 2087 (25/4/03) v/v thành lập hội đồng đánh giá. +QĐ triển khai đề tài +Biên bản họp bàn chế tạo máy. Cộng 948.271.895 Ghi chú: Các tài liệu, bằng chứng phù hợp với quy trình đã tìm hiểu. Bảng 2.15. Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ phát sinh Bảng 2.16. Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Tài sản cố định Người thực hiện: Phong Kiểm tra TSCĐ tăng trong năm Ngày thực hiện : 22/3/2004 Chứng từ Nội dung TK đối ứng Giá trị Ghi chú SH NT (a) (b) (c) (d) Thanh lý xe tải 811 31.678.863 X X X X 2141 326.371.164 Thanh lý máy pho to 811 18.600.725 X X X X 2141 15.218.775 .V.v.. - - - - - - Cộng 902471898 Ghi chú: (a), (b), (c), (d) là trình tự của quy trình; x: các tài liệu, bằng chứng phù hợp với quy trình đã tìm hiểu. Như vậy, ngoài việc kiểm tra, đối chiếu việc ghi nhận TSCĐ từ các chứng từ gốc và sổ kế toán, kiểm toán viên còn đánh giá được tính tuân thủ trong việc thực hiện đầu tư-mua sắm và thanh lý TSCĐ. Bước tiếp theo, kiểm toán viên A&C CO kiểm tra việc tính và trích khấu hao TSCĐ bao gồm: Đối chiếu tổng chi phí khấu hao và khấu hao luỹ kế với Sổ cái. Đối chiếu chi phí khấu hao với các Bảng chi phí có liên quan. Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ có phù hợp với quy định hiện hành hay không?. Việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán hay không?. Nếu tỷ lệ khấu hao thay đổi thì phải thu thập các bằng chứng để chứng minh sự thay đổi đó có hợp lý và hợp pháp không?. Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hoặc thay đổi bất thường. Với khoản thay đổi bất thường, kiểm toán viên A&C CO tính toán lại chi phí khấu hao và đối chiếu với Biên bản chi phí đã ghi chép. Qua các bước thực hiện trên, kiểm toán viên nhận thấy chi phí khấu hao của Công ty ABC có sự nhầm lẫn giữa cách tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng với cách tính khấu hao theo nguyên tắc tròn quý. Kiểm toán viên thực hiện việctính toán lại và đưa ra số liệu chênh lệch cần điều chỉnh(Bảng 2.17) như sau: Bảng 2.17. Bảng tính lại chi phí khấu hao Khách hàng: Công ty XYZ Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Tài sản cố định Người thực hiện: Phong Kiểm tra hao mòn TSCĐ Ngày thực hiện : 22/3/2004 TSCĐ TG tăng Số năm khấu hao Nguyên giá Số KH đơn vị Số tính lại Chênh lệch Ghi chú Máy khâu bao 7/3 5 12.638.620 1.895.793 1.895.793 0 Xe xúc lật 16/5 6 53.188.000 4.432.333 5.171.056 738.723 Máy ép 17/11 8 882.445.275 0 9.192.138 9.192.138 6.328.126 16.258.987 9.930.861 adj Ghi chú: adj: Số liệu cần ra bút toán điều chỉnh. 2.2.2.3 Một số kiểu mẫu bằng chứng kiểm toán khác thu thập trong quá trình kiểm toán Công ty XYZ Với các khoản mục khác nhau sẽ có các kiểu mẫu bằng chứng kiểm toán đặc trưng cho khoản mục đó. Do vậy, các kiểm toán viên phải định hướng được mối quan tâm đúng mức tới các loại bằng chứng cũng như các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng khoản mục. Dưới đây bài viết muốn trình bày về kiểm toán khoản mục tiền nhằm giới thiệu thêm một số kiểu mẫu bằng chứng kiểm toán khác và các phương pháp thu thập tương ứng. Phương pháp xác nhận Kiểm toán viên sử dụng phương pháp xác nhận để thu thập bằng chứng kiểm toán về tiền gửi ngân hàng. Kiểm toán viên thực hiện giám sát quá trình gửi thư xác nhận và trực tiếp nhận thư phúc đáp từ các bên thứ ba này. Thông thường, các ngân hàng gửi thư xác nhận số dư tài khoản vào ngày 31/12. Giấy xác nhận số dư cuối mỗi năm minh hoạ qua Bảng 2.18: Bảng 2.18. Giấy xác nhận số dư cuối năm Bắc giang, ngày 25 tháng 01 năm 2004 Kính gửi: Công ty XYZ 41 Đường T-Thị xã Bắc Giang V/v: Xác nhận số dư tài khoản của Công ty XYZ Theo yêu cầu ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Công ty XYZ về việc xác nhận số dư tài khoản đến ngày 31/12/2003 của Công ty XYZ tại sở giao dịch Ngân hàng Công Thương Bắc Giang, Ngân hàng chúng tôi xác nhận như sau: A.Tài khoản vãng lai Tên tài khoản Số tài khoản Loại tài khoản Loại tiền Số dư ngày 31/12/2003 Bắc Giang XYZ 43211.137.00288 Tài khoản vãng lai USD 3.987,5 Bắc Giang XYZ 4311.100.00028 Tài khoản vãng lai VND 60.547.500 Bắc Giang XYZ 43111.100.00180 Tài khoản vãng lai VND 25.874.400 Việc xác nhận được đưa ra theo yêu cầu của Công ty và mang tính tuyệt mật, Ngân hàng cũng như nhân viên của Ngân hàng hoàn toàn không chịu bất cứ trách nhiệm nào do việc xác nhận gây ra. Thay mặt Sở Giao dịch Ngân hàng Công Thương Bắc Giang Chuyên viên cao cấp (Đã ký) Tương tự, kiểm toán viên thu thập các Giấy xác nhận số dư của các ngân hàng còn lại và pho to các Giấy xác nhận số dư này để lưu vào hồ sơ kiểm toán. Bước tiếp theo, kiểm toán viên tính toán tiền gửi ngân hàng để kiểm tra, đối chiếu với Sổ tiền gửi ngân hàng và các sổ liên quan khác. Qua kiểm tra, kiểm toán viên khẳng định được giá trị hợp lý của chỉ tiêu tiền gửi ngân hàng trên Báo cáo tài chính. Phương pháp kiểm tra vật chất Phương pháp kiểm tra vật chất được sử dụng để thu thập bằng chứng về tiền mặt tại quỹ. Kết quả của phương pháp thu thập này là Biên bản kiểm kê quỹ(Bảng 2.19) tại thời điểm 31/12/2003. Bảng 2.19. Biên bản kiểm kê quỹ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt ( Hồi 17h00 ngày 31 tháng 12 năm 2004) Tham gia kiểm kê gồm có : Ông Nguyễn Văn Nam - Chức vụ: Phó giám đốc Công ty Ông Phan Thanh Bình-Chức vụ: Kế toán trưởng Bà Lương Hồng Nhung- Chức vụ: Thủ quỹ Danh mục kiểm kê : Stt Diễn giải Đơn vị Số lợng Giá trị Ghi chú I Số dư theo sổ quỹ 17.492.906 II Số kiểm kê thực tế 1 Loại 100.000 VND 30 3.000.000 2 Loại 50.000 VND 250 12.500.000 3 Loại 20.000 VND 50 1.000.000 4 Loại 10.000 VND 85 850.000 5 Loại 5.000 VND 17 85.000 6 Loại 2.000 VND 26 52.000 7 Loại 1.000 VND 5 5.000 8 Loại 500 VND 2 1.000 9 Loại 200 VND 0 0 Tổng cộng 17.493.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2003 Kế toán trưởng Thủ quỹ Giám đốc 2.2.3. Thu thập bằng chứng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Kiểm toán viên kiểm tra lại các tài liệu liên quan đến công nợ của Công ty ABC, phỏng vấn thêm kế toán trưởng những điều chưa rõ. Kiểm toán viên nhận thấy không có sự kiện nào xảy ra sau khi kết thúc niên độ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính, vấn đề này được Ban Giám đốc Công ty xác nhận trong Báo cáo Ban Giám đốc và kiểm toán viên coi đây là bằng chứng kiểm toán cam kết về những dữ kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính của Công ty ABC. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên A&C CO thống nhất với Công ty ABC để đưa ra các bút toán điều chỉnh với số dư của các khoản mục trên Báo cáo tài chính còn tồn tại sai sót. Các bút toán điều chỉnh(Bảng 2.20) được ghi chép lại trong hồ sơ làm việc như sau: Bảng 2.20. Bút toán điều chỉnh năm 2003 Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2003 Người thực hiện: Bảng Ngày thực hiện : 27/3/2004 Nội dung Nợ Có Số tiền Lãi(+), Lỗ (-) TKKQ 1/ Điều chỉnh tăng chi phí đầu tư XDCB dở dang phần công cụ, dụng cụ đã xuất nhưng chưa hạch toán. 241.2 153 22.563.003 2/ Điều chỉnh khoản chênh lệch tỷ giá. 421 413 158.400.570 (158.400.570) 711 3/ ......... Tương tự, kiểm toán viên A&C CO cũng thống nhất với Công ty XYZ để đưa ra các bút toán điều chỉnh. Những vấn đề tồn tại trong công tác kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng sẽ được kiểm toán viên phân tích và đưa ra ý kiến trong thư quản lý. Trên đây là quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do kiểm toán viên A&C CO thực hiện. Trong khuôn khổ giới hạn, bài viết chỉ đưa ra việc vận dụng một số phương pháp kiểm toán đặc thù để thu thập bằng chứng kiểm toán của các khoản mục tiêu biểu nhất. Chương III. phương hướng và Giải pháp hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn 3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán Trong xu thế hiện nay, quan hệ giao dịch thương mại hàng hoá, dịch vụ được mở rộng kéo theo sự mở rộng các dịch vụ kế toán, kiểm toán. Mặt khác, công tác kế toán, kiểm toán từ lâu luôn được các nước trên thế giới coi trọng vì tầm quan trọng và sự cần thiết, do đó kế toán và kiểm toán đang được đặt lên vị trí hàng đầu trong điều kiện phát triển và hội nhập hiện nay. Bước sang thế kỷ 21, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu ở tất cả các quốc gia và các khu vực kinh tế thế giới. Xu thế vận động này đã ảnh hưởng lớn đến lợi ích các quốc gia và đã trở thành vấn đề tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau từ các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Với Việt Nam, xu thế tất yếu của toàn cầu hoá đã mang lại nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều sức ép từ các nước phát triển, yêu cầu mở cửa các nghành dịch vụ tài chính để cạnh tranh tự do với các công ty của nước ngoài. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các công ty cung cấp dịch vụ kế toán và kiểm toán. Ngành kiểm toán Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đang phát triển không ngừng. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi các công ty kiểm toán phải thực sự đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như giảm thiểu hợp lý mức phí kiểm toán. Nằm trong xu thế chung đó, A&C CO cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện chính mình. Nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là một trong những mục tiêu hàng đầu của các công ty kiểm toán. Để làm được điều này, các công ty kiểm toán không ngừng nghiên cứu, tìm tòi trong suốt quá trình hoạt động của mình như: Sự vận dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập được các bằng chứng kiểm toán thích hợp, đầy đủ với mức phí và thời gian hợp lý nhất; xây dựng quy trình kiểm toán chất lượng, khoa học và hiệu quả; xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán; đào tạo nhân viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ .V.v.. Như vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, các công ty kiểm toán cần phát triển và đổi mới nhiều mặt trong đó sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán. 3.2. Một số định hướng chung nhằm hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán Với hơn 12 hoạt động, A&C CO đã khẳng định được vị trí của mình trong hàng ngũ các công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam. Năm 2004, nhiều thành viên trong Công ty được Bộ Tài chính khen tặng vì những công lao đóng góp cho lợi ích quốc gia, uy tín của Công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán ngày càng được khẳng định, đặc biệt dịch vụ kiểm toán đã trở thành một thế mạnh của Công ty. Một trong những yếu tố quan trọng để đạt được những thành công trên là do Công ty đã xây dựng cho mình một chương trình kiểm toán chất lượng, khoa học và hiệu quả. Chương trình này được lập cho từng giai đoạn của quy trình kiểm toán, trong đó nội dung chủ yếu là việc đánh giá rủi ro và thu thập bằng chứng kiểm toán. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn này, kiểm toán viên A&C CO tiến hành tiếp cận và tìm hiểu thông tin cơ sở về khách hàng, đánh giá rủi ro, lựa chọn các thủ tục kiểm toán .V.v.. Các bước công việc đều tuân thủ theo chuẩn mực và phù hợp với đặc trưng của từng khách hàng. Khi đánh giá mức độ rủi ro cho các khoản mục, kiểm toán viên luôn căn cứ vào chương trình kiểm toán, kinh nghiệm nghề nghiệp đồng thời kết hợp với những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên chỉ nghiên cứu ở mức độ khái quát nhằm đưa ra phương pháp tiếp cận phù hợp và một số ý kiến tư vấn cho khách hàng. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của từng khoản mục, kiểm toán viên A&C CO sử dụng phương pháp phỏng vấn kết hợp với bảng câu hỏi để thu thập được các bằng chứng cần thiết. Nhờ kinh nghiệm, óc xét đoán và khả năng giao tiếp của kiểm toán viên nên các bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thu thập nhanh chóng và tương đối đầy đủ. Trong giai đoạn này, các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán được vận dụng linh hoạt, phối hợp hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng khách hàng từ đó thu thập được đầy đủ các bằng chứng với độ tin cậy cao. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Các công việc chính được thực hiện bao gồm đánh giá bằng chứng kiểm toán thu thập được, thực hiện một số thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán đặc biệt. Nhìn chung các công việc trong giai đoạn này thể hiện được tính thận trọng nghề nghiệp của kiểm toán viên A&C CO trong việc tuân thủ đầy đủ các Chuẩn mực Kiểm toán như ISA 560-Các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính, ISA 570-Tính liên tục của hoạt động kinh doanh, ISA 580-Giải trình của Ban Giám đốc. Trong xu thế hội nhập, hợp tác và phát triển đối với lĩnh vực kế toán-kiểm toán, A&C CO đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới. Để chủ động và tích cực theo đúng xu hướng vận động của tiến trình hội nhập, A&C CO cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp bao gồm: Thứ nhất, tiếp tục nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thứ hai, cải thiện công nghệ, ứng dụng các phần mềm kiểm toán giúp giảm thiểu rủi ro, giảm thời gian và chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán. Thứ ba, mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường và danh mục dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thứ tư, đóng góp tích cực cho công cuộc cải cách, đổi mới của ngành tài chính trong việc xây dựng Luật và các khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán. Thứ năm, kiện toàn bộ máy tổ chức của Công ty, đảm bảo các thông tin quản lý được lưu thông dễ dàng, phát huy tính năng động cao của bộ máy, phù hợp với quy mô và loại hình Công ty. Thứ sáu, xây dựng mục tiêu, phương hướng hoạt động của Công ty trong giai đoạn mới, đặt ra kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn và các giải pháp hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Thứ bảy, mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế nhằm tranh thủ lĩnh hội các kiến thức nghề nghiệp, làm cơ sở cho sự phát triển. Tóm lại, đổi mới hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh và phát triển là vấn đề cấp thiết hàng đầu. Việc thực hiện các giải pháp trên đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy cho sự đi lên của Công ty kiểm toán trong giai đoạn mới. 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán 3.3.1. Hoàn thiện phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán qua kiểm kê Cơ sở của kiến nghị Trong quá trình kiểm kê, kiểm toán viên thường tham gia với tư cách là người quan sát. Nếu vì một lý do nào đó mà kiểm toán viên không thể tham gia vào cuộc kiểm kê thì kiểm toán viên có thể đưa ra “ý kiến hạn chế của cuộc kiểm toán ” trong Báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, trong khi thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên A&C CO vẫn cần thu thập thêm các thông tin để đánh giá độ tin cậy của quy trình kiểm kê. Việc mở rộng thêm các thủ tục kiểm toán, thu thập thêm nhiều thông tin gúp kiểm toán viên đánh giá và đề xuất chính xác hơn về hàng tồn kho(về quản lý, hạch toán vật tư, độ tin cậy của các chỉ tiêu hàng tồn kho). Hướng giải quyết Để thu thập thêm thông tin, kiểm toán viên có thể gửi thư xác nhận đối với hàng tồn kho của đơn vị được lưu trữ ở bên thứ ba. Nếu hàng tồn kho được lưu ở bên thứ ba này có số lượng lớn thì kiểm toán viên cần tiếp tục thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ xung như: Xem xét độ trung thực và tính độc lập của bên thứ ba. Thu thập Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên khác về khoản mục hàng tồn kho của bên thứ ba như: Các thông tin về kiểm soát đối với hàng tồn kho, thủ tục kiểm kê hàng tồn kho .V.v.. 3.3.2. Hoàn thiện việc đánh giá rủi ro Cơ sở của kiến nghị Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn và đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện là một bước công việc quan trọng. Đối với khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh lớn, kiểm toán viên A&C CO lập bảng đánh giá rủi ro trước khi thực hiện kiểm toán và bỏ qua việc lập bảng đánh giá rủi ro với một số khách hàng có quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ. Hướng giải quyết Kiểm toán viên nên thực hiện đánh giá khái quát mức rủi ro cho từng khoản mục để từ đó thu thập được các bằng chứng khái quát nhất trước khi bước vào giai đoạn thực hiện kiểm toán. 3.3.3. Hoàn thiện thủ tục phân tích Cơ sở của kiến nghị Thủ tục phân tích được đánh giá là phương pháp kiểm toán tốn ít thời gian và chi phí, bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Với các khoản mục không trọng yếu thì chỉ cần qua phân tích, kiểm toán viên đã có thể đưa ra kết luận về khoản mục đó mà không cần đi sâu kiểm tra chi tiết. Kiểm toán viên A&C CO sử dụng thủ tục phân tích trong cả ba giai đoạn của kiểm toán. Tuy nhiên trong thủ tục phân tích thì phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng được sử dụng phổ biến, các thông tin phân tích mới chỉ là thông tin tài chính. Kiểm toán viên chưa đưa ra được các ước đoán để đưa ra những so sánh giữa giá trị ước đoán với giá trị ghi sổ. Hướng giải quyết Kiểm toán viên cần thực hiện ước tính các giá trị trong quá trình phân tích nhằm thu được các bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục hơn. Trong tính toán giá trị ước đoán, để cung cấp thông tin sử dụng cho mô hình phân tích, kiểm toán viên A&C CO nên xem xét các nguồn sau: Số liệu năm nay và các năm trước: Báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan khác. Kế hoạch tài chính. Quy định tài chính của Nhà nước. Quy định trong nội bộ ngành. Thông tin dự báo kinh tế. Thông tin thị trường chứng khoán. Các thông tin phi tài chính khác. Bên cạnh việc sử dụng các bảng phân tích, kiểm toán viên có thể sử dụng hình thức vẽ đồ thị để nhìn rõ hơn xu hướng biến động. 3.3.4. Hoàn thiện bằng chứng về chọn mẫu kiểm toán Cơ sở của kiến nghị Cách thức chọn mẫu là một phương pháp quan trọng, phát huy tính kinh tế và đặc trưng cho phần việc được kiểm toán. Phương pháp chọn mẫu mà Công ty đang áp dụng chủ yếu là chọn mẫu theo số lớn và theo nhận định nhà nghề của kiểm toán viên. Vì vậy, công ty nên kết hợp thêm với phương pháp chọn mẫu xác xuất theo bảng số ngẫu nhiên(BSNN). Cách chọn mẫu này tương đối dễ dàng, mẫu có tính đại diện cao. Kiểm toán viên cũng cần chú ý lưu lại các bằng chứng về chọn mẫu để thể hiện về kết quả chọn mẫu và chứng tỏ đã tuân thủ các bước chọn mẫu. Hướng giải quyết Cách thức chọn mẫu theo BSNN được tiến hành như sau: Bước 1: Định lượng đối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất. Bước 2: Thiết lập mối quan hệ giữa BSNN với đối tượng kiểm toán đã định lượng. Nếu các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm 5 chữ số thì lấy nguyên số ngẫu nhiên trong BSNN. Nếu nhỏ hơn 5 thì kiểm toán viên có thể xây dựng mối quan hệ với BSNN bằng cách lấy 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên trong BSNN .V.v.. Nếu lớn hơn 5, kiểm toán viên có thể xác định một cột chủ trong BSNN để ghép thêm với các chữ số khác ở các cột khác. Bước 3: Lập hành trình sử dụng BSNN. Hành trình có thể dọc theo cột hoặc ngang theo hàng, có thể xuôi xuống dưới hoặc ngược lên trên, có thể sang trái hoặc sang phải. Bước 4: Chọn điểm xuất phát. Điểm xuất phát là con số ngẫu nhiên đầu tiên trong lộ trình lấy mẫu. Việc lựa chọn này phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc hoàn toàn ngẫu nhiên. 3.3.5. Kiến nghị về phía khách hàng và cơ quan Nhà nước Về phía khách hàng Cơ sở của kiến nghị Thứ nhất, xác nhận công nợ là bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chưa có đầy đủ xác nhận công nợ cuối năm, do đó có thể làm giảm chất lượng thu thập bằng chứng kiểm toán nếu khoản xác nhận công nợ đó lại là khoản trọng yêú. Thứ hai, mặc dù ngành kiểm toán đã xuất hiện hơn 10 năm nay nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu nhiều về công việc kiểm toán cũng như chức năng và lợi ích do kiểm toán đem lại. Đồng thời, các doanh nghiệp thường căn cứ vào giá phí kiểm toán làm tiêu chí lựa chọn công ty kiểm toán. Hướng giải quyết Thứ nhất, doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy định của việc đối chiếu công nợ, tạo điều kiện hợp tác tốt giữa doanh nghiệp và công ty kiểm toán. Thứ hai, các doanh nghiệp cần tìm hiểu nhiều hơn nữa về ngành kiểm toán và lấy chất lượng của dịch vụ kiểm toán làm tiêu chí lựa chọn công ty kiểm toán. Về phía cơ quan Nhà nước Cơ sở của kiến nghị Thứ nhất, nhằm giúp cho hoạt động kiểm toán phát huy được hết tiềm năng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì Bộ Tài chính cần có các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ kế toán-kiểm toán Việt Nam. Thứ hai, ở Việt Nam, các công ty kế toán-kiểm toán là DNNN đều hoạt động hiệu quả và chưa doanh nghiệp nào bị thua lỗ, tốc độ tăng trưởng khá. Hơn nữa để phục vụ khách hàng là DNNN thì tất yếu phải duy trì và củng cố loại hình công ty kế toán-kiểm toán là DNNN. Hướng giải quyết Thứ nhất, Bộ Tài chính cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sao cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng hội nhập quốc tế. Thứ hai, Bộ Tài chính cần tiếp tục duy trì và củng cố loại hình công ty kế toán-kiểm toán là DNNN. Trên đây là một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện việc thu thập bằng chứng kiểm toán nói riêng và công tác kiểm toán nói chung. Với những ý kiến này, bài viết mong muốn đóng góp một phần nghiên cứu nhỏ bé trong việc hoàn thiện hơn nữa quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán. Kết luận Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, việc công khai hoá tài chính là một yêu cầu cần thiết. Bởi vì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính và chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan Nhà nước có liên quan. Mặt khác, báo cáo tài chính phải được công khai cho bên thứ ba (nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ .V.v.. ), có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo vay được vốn, thu hút được nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, do đó báo cáo tài chính phải được kiểm toán. Hơn thế nữa, trong sự phát triển gắn với xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu về thông tin ngày càng tăng và không có giới hạn. Sự chính xác của thông tin, độ tin cậy của thông tin đòi hỏi cao hơn bao giờ hết và trở thành sức mạnh trong cạnh tranh kinh tế. Tất cả những lý do trên khẳng định một nhu cầu cao về kiểm toán. Kiểm toán vừa là công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế, vừa hỗ trợ giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật. Ngành kiểm toán Việt Nam còn non trẻ nhưng đang phát triển và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn, phấn đấu ngang tầm quốc tế. Được sự hỗ trợ của Nhà nước và quốc tế, với hơn 12 năm hình thành và phát triển, số lượng các công ty kiểm toán Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đa dạng về loại hình công ty. Điều này chứng tỏ kiểm toán ngày càng trở nên có vai trò quan trọng và đã trở thành một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Sau khi tìm hiểu về Công ty A&C qua các giai đoạn hình thành và phát triển, đồng thời bước đầu được tiếp cận với một số hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, em thấy rằng Công ty A&C đã nỗ lực trong việc phát triển Công ty cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng hợp tác quốc tế, mở rộng địa bàn hoạt động cả ba miền đất nước, đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp kiểm toán Việt Nam. Với tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng kiểm toán, bài viết đã trình bày cơ sở lý luận của việc thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như thực trạng của vấn đề tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn(A&C) cùng một số ý kiến để hoàn thiện công tác thu thập bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề phải bàn luận, nghiên cứu trong suốt quá trình hoạt động của Công ty như: Việc xây dựng, hoàn thiện quy trình kiểm toán và môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán; những cơ sở để xây dựng quy trình kiểm toán có chất lượng, khoa học và hiệu quả; việc áp dụng và tuân thủ những quy trình đó trong thực tiễn hoạt động; vấn đề về kiểm soát chất lượng kiểm toán .V.v.. Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên rất nhiều vấn đề liên quan đến đề tài chưa thể giải quyết hết, đòi hỏi cần tiếp tục được đề cập, bàn luận trong phạm vi lớn hơn. Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, cô Nguyễn Hồng Thanh-Giám đốc Chi nhánh A&C CO tại Hà Nội cùng các anh chị kiểm toán viên đã giúp em hoàn thành tốt bài viết này. Tài liệu tham khảo Lý thuyết Kiểm Toán - ĐH KTQD. Kiểm Toán Tài Chính - ĐH KTQD. Kiểm Toán Alvin.A Arens - NXB Thống Kê. Tài liệu của A&C CO. Tạp chí kiểm toán, kế toán các năm 2000; 2001; 2002; 2003. Một số tài liệu ngoài nghành khác ( các loại tạp chí như Tạp chí công nghiệp, Phát triển kinh tế, Tài chính, Chứng khoán Việt Nam .V.v.. )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0470.doc
Tài liệu liên quan