- Với nhiều người PSU là một thành phần không quan trọng, nhưng thực ra PSU là một thành phần rất quan trọng của máy tính. Với nội dung chúng tôi vừa trình bày trên đã nói lên tầm quan trọng của bộ nguồn với máy tính. PSU là nguồn cung cấp điện năng duy nhất đến các thiết bị trong chiếc máy tính cá nhân, nếu chất lượng nguồn điện không tốt và ổn định nó có thể làm hư hỏng toàn bộ hệ thống cho dù ngay cả với hệ thống máy tính cao cấp nhất.
- Ngoài việc đưa ra các giá trị đo, trong các đánh giá của chúng tôi còn chú trọng đến chất lượng của các thành phần linh kiện bên trong cấu tạo nên PSU.
51 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu bộ nguồn máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Asus hay DFI.
- Dây điện phụ 12V: Khởi đầu của dòng ATX12v là khi những hệ thống Pentium 4 đầu tiên ra đời. Dây này gồm 4 đầu cắm với 2 chân 12V và 2 chân mát Ground.
- Đầu cắm SATA : Những bộ nguồn mới nhất đều phải có tối thiểu từ 2 tới 4 chân cắm dẹt dành cho những đĩa cứng SATA hiện đại.Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng các đoạn dây chuyển nếu như nguồn của mình không có loại chân này.
- Đầu cắm nguồn chính :Nguyên bản ATX ban đầu có 20 chân cắm ,chuẩn mới 2.0 đã nâng số chân cắm chính lên 24 chân.Bạn cũng có thể tìm thấy một số bộ nguồn có dạng chân 20+4 với chốt gắn cho phép sử dụng cả trên các bo mạch chủ với đầu điện nguồn dạng 20 hay 24 chân bất kì.
- Đầu cắm EPS 12V 8 chân: Thường được sử dụng cho các bo mạch chủ workstation trên những hệ thống máy tính chuyên nghiệp với CPU Opteron hay Xeon. Gần đây, một số loại bo mạch chủ Desktop mới cũng bắt đầu cho phép sử dụng đầu cắm này ví dụ như dòng P5WD2 của Asus. Tất nhiên bạn vẫn có thể dùng đầu cắm 12V 4 chân thông thường vì cổng cắm trên main có tính thương thích ngược.
- Đầu PCI-Express: Cũng tương tự như với chân cắm SATA, đầu cắm PCI-Express là thứ không thể thiếu trong các bộ nguồn thế hệ mới. Những nguồn điện với chứng nhận SLI hoặc Crossfire cho các hệ thống đồ họa kép luôn có tới 2 đầu cắm dạng này để sử dụng với card đồ họa PCI-Express. Tất nhiên, nếu nguồn của bạn không có đầu cắm này mà vẫn muốn sử dụng các card đồ họa mới, bạn vẫn có thể sử dụng các giắc chuyển đổi
- Đầu cắm ổ đĩa mềm: Nguyên thủy, giắc cắm này được sử dụng cho ổ đĩa mềm, nó cũng gồm 2 dây ground, dây +5V và 1 dây +12V. Về sau, có khá nhiều thiết bị khác cũng sử dụng kiểu đầu cắm này ví dụ như các card đồ họa ,đầu chuyển đổi ATA– SATA của đĩa cứng và thậm chí là cả các bo mạnh chủ như DFI Lanparty NF4 chẳng hạn .
2.1.4. Chuẩn của bộ nguồn.
- Chuẩn thống trị hiện nay trên máy tính để bàn nói chung chính là ATX (Advanced Technology Extended) 12V. Chuẩn này được thiết kế bởi Intel vào năm 1995 và là một trong những thay đổi lớn nhất về vỏ máy cũng như bo mạch chủ vào thời kì đó. ATX đã nhanh chóng thay thế chuẩn AT cũ bởi nhiều ưu điểm vượt trội. Nêu như với nguồn AT, việc kích hoạt chế độ bật được thực hiện qua một công tắc gắn liền vào case thông qua bốn điểm tiếp xúc điện thì một bộ nguồn ATX, bạn có thể bật tắt bằng phần mềm hay chỉ cần nối mạch hai chân cắm kích nguồn (dây xanh lá cây và một trong các dây Ground đen) để khởi động. Dĩ nhiên phía sau các nguồn ATX tiêu chuẩn luôn phải có công tắc tổng để có thể ngắt hoàn toàn dòng điện ra khỏi máy tính. Những đặc điểm chính của chuẩn ATX bao gồm đầu cắm chính 20
chân và một đầu cắm phụ 4 chân 12V. Chân cắm thêm này phục vụ cho các loại CPU hiện đại vốn được nuôi bằng dòng nắn từ đường 12V thay vì 5V như đối với các loại Pentium III trước kia. Tiêu chuẩn ATX cũng không cho phép các dòng điện dao động quá mức trên dưới 5% đối với mỗi đường điện dương. Trong năm 2003, chuẩn ATX phiên bản 2.0 đã ra đời với các jack cắm SATA. Cho tới hiện nay, chuẩn 2.2 đang được sử dụng tương đối rộng rãi. Tuy vậy, khi nhắc đến ATX, bạn cần phải biết rằng nó có 5 nhánh thiết kế chính như sau:
+ ATX: jack chính 20 chân (thường dùng cho Pentium III hoặc Athlon XP).
+ WTX: jack chính 24 chân, dùng cho Pentium II, III Xeon và Athlon MP.
+ ATX 12V: jack chính 20 chân, dây phụ 4 chân 12v
v(Pentium 4 hoặc Athlon 64)
+ EPS12v: jack chính 24 chân, dây phụ 8 chân dùng cho các hệ thống Xeon hoặc Opteron.
+ ATX12V 2.0: dây chính 24 chân, dây phụ 4 chân (Pentium 4 775 và các hệ thống Athlon 64 PCI-Express)
- Một bo mạch chủ ATX tiêu chuẩn có kích thước khoảng 12 inch x 9.6 inch (tương đương 305mm x 244mm). Chính vì thế các loại case máy tính ATX có khả năng hỗ trợ cả những bo mạch chủ microATX và chúng đều dùng chung nguồn.
- Trong thời gian vừa qua, một chuẩn mới được thiết kế với tên gọi BTX (Balanced Technology Extended) với vị trí sắp xếp các thành phẩn bên trong máy hoàn toàn khác với ATX hiện nay. Nhờ vậy các nhà phát triển hệ thống có thêm tùy chọn nhằm giải quyết vấn đề nhiệt lượng, độ ồn , hiệu năng hệ thống cũng như kích thước của máy. Chuẩn BTX được thiết kế tối ưu cho
những công nghệ mới nhất hiện nay như SATA, USB 2.0 và PCI Express. Yếu tố xử lý nhiệt độ trong một máy tính BTX được cái tiến rất nhiều: hầu hết các thành phần tỏa nhiệt chính đều được đặt trong luồng gió chính nên sẽ tránh việc phải bổ sung thêm các quạt riêng cho chúng (sẽ gây ra việc tốn thêm năng lượng, tăng độ ồn và chật chội không cần thiết). Hiện tại bạn có
thể tìm thấy một vài bộ nguồn với tem chứng nhận hỗ trợ BTX nhưng không nhiều và kém thông dụng.
2.2. Nguyên lý làm việc.
- Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào PSU qua các mạch chỉnh lưu và mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này qua bộ Tạo dao động cao tần được chuyển trở thành điện áp xoay chiều với tần số rất cao (từ 20-40 KHz), qua một bộ biến áp xung hạ xuống thành điện áp xoay chiều tần số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được chỉnh lưu và lọc một lần nữa để nắn trở lại thành một chiều.Một phần rất nhỏ được lấy mẫu trở lại (feed back) để nhận biết được quá dòng,quá áp và hiệu chỉnh ,ổn áp …Phần chính còn lại được đưa ra để cung cấp cho PC.Như vậy điện áp được chỉnh lưu và lọc 2 lần,ngay từ đầu vào ở cuộn thứ cấp của biến xung áp =>chất lượng dòng điện cao hơn.
• Note: Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với tần số cao thì kích thước biến áp và kích thước dây dẫn nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số điện dân dụng 50/60Hz .
- Điện áp DC thấp ở đầu ra của nguồn
- Ổn định điện áp ra theo phương pháp PWM (phương pháp điều biến độ rộng xung)
- Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V... với dòng điện định mức lớn.
3. Cách chọn bộ nguồn máy tính.
3.1. Tầm quan trọng của bộ nguồn.
- Các thiết bị điện tử gia dụng hay chuyên dùng không thể sử dụng trực tiếp dòng điện xoay chiều (AC) từ lưới điện được mà phải thông qua bộ chuyển đổi nhằm hạ thế và chuyển thành dòng điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong thiết bị đó. Các bộ chuyển đổi này được gọi chung là bộ nguồn của thiết bị. Không ngoại lệ, máy vi tính cũng có bộ nguồn riêng của mình, vậy bộ nguồn máy tính có gì khác biệt so với các bộ nguồn thông thường?
- Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc "2 trong 1" như RAM Dual Channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, CPU DualCore... Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng "chịu đựng" của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn noname được dán nhãn công suất lên đến “600 - 700W”?????.
- Nếu không cung cấp đủ công suất điện cho hệ thống, bạn sẽ phải thưởng thức vô số các lỗi… từ trên trời rơi xuống! Nhẹ thì máy chạy ì ạch, các gameyêu thích bị đứng hình liên tục,… Nặng một chút thì máy đang chạy, tự nhiên khởi động lại hoặc khởi động không được,... trường hợp xấu nhất là cả hệ thống ”đi toi” kéo theo nhiều thiết bị “yêu quí” khác phải đi “nằm viện”. Dễ thấy nhất và các ví dụ điển hình là các tụ trên các mainboard thường phồng rộp lên, hoặc VGA cạc của bạn bị vỡ hình xuất hiện các ký tự lạ... Nguyên nhân chẩn đoán được lúc này là một phần do thủ phạm bộ nguồn gây ra. Chính vì vậy, việc lựa chọn một bộ nguồn thích hợp với hệ thống là điều bạn cần xem xét và tính toán khi chọn mua máy tính. Đặc biệt đối với những linh kiện cao cấp như phần cứng máy tính những bộ nguồn chất lượng kém ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến độ bền và tuổi thọ linh kiện, đây là những tác hại mà người dùng chỉ nhận biết được sau một thời gian sử dụng nhất định.
- Việc lựa chọn bộ nguồn đã không được người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đúng trong một thời gian dài ngay cả đối với những người am hiểu về kỹ thuật máy tính. Hoặc người tiêu dùng chỉ lựa chọn sản phẩm qua nhãn mác, cảm tính của mình cũng như hình thức bề ngoài mà chưa thực sự nắm bắt được những thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cung cấp kèm theo sản phẩm (tất nhiên còn tuỳ thuộc độ trung thực vào nhà cung cấp hoặc sản xuất được đảm bảo chắc chắn từ những sản phầm và nhà sản xuất có tên tuổi..).
=>Vì vậy việc lựa chọn một bộ nguồn là rất quan trọng, hơn thế nữa đó phải là một bộ nguồn tốt ,phù hợp với máy tính(nhất là phù hợp về công suất nguồn và công suất máy bạn đang sử dụng ).
3.2. Tiêu chí để đạt một bộ nguồn tốt.
• Sự ổn định của điện áp đầu ra: không sai lệch quá -5 đến + 5% so với điện áp danh định khi mà nguồn hoạt động đến công suất thiết kế.
Ví dụ :
• Điện áp đầu ra là bằng phẳng, không nhiễu.Có thể sử dụng phần mềm SpeedFan để kiểm tra chất lượng dòng điện ra .
• Hiệu suất làm việc cao, đạt trên 80% (Công suất đầu ra/đầu vào đạt >80%)
• Nguồn không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động đến nó.
• Khi hoạt động toả ít nhiệt,ít gây rung, ồn nhỏ.
• Các dây nối đầu ra đa dạng, nhiều chuẩn chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống nhiễu.
• Khả năng mở rộng. Bộ nguồn cần có đủ công suất khi lắp thêm các thiết bị mới vào máy (ổ đĩa cứng, thẻ cắm mở rộng…).
• Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài
• Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.
3.3. Cách chọn một bộ nguồn.
3.3.1. Tem thông số nguồn.
- Tất cả các loại nguồn khi xuất xưởng đều phải có tem chứng nhận chất lượng với đầy đủ thông số.
- Để hiểu khái niệm quan trọng nhất của nguồn là Watts thì chúng ta phải nắm được định nghĩa về Volt và Amp:
+ Volt(v):Là chỉ số chênh lệch năng lượng điện giữa hai điểm (hiệu điệnthế).
+ Amp (a): Cường độ dòng điện.
+ Watt (w): Công suất nguồn điện, có giá trị bằng Volt x Amp.
- Khi chọn bộ nguồn bạn nên chú ý tới bên ngoài bởi đây là yếu tố đầu tiên ta nhìn thấy được. Cần phải chú ý tới tên nhà sản xuất, hãng uy tín, nơi sản xuất rõ ràng, giá cả, trọng lượng cũng như những thông số về : công suất, điện thế vào, ra, thời gian bảo hành, số lượng đầu ra vì nó ảnh hưởng đến số lượng thiết bị mà bạn sử dụng cũng như khi nâng cấp.
• Model No: Tên mã của sản phẩm do nhà sản xuất qui định.• AC Input: Nguồn điện đầu vào (100VAC hoặc 240VAC). Đối với các PSU chỉ sử dụng một điện thế duy nhất thì dãy điện áp vào sẽ thu hẹp hơn. Nên chọn loại có dãy điện áp rộng nhất để PSU có khả năng hoạt động tốt trong các môi trường điện áp lưới không ổn định mà không cần dùng thêm ổn áp.• DC Output: Các giá trị điện áp trên các đường cung cấp năng lượng chính vtrong PSU.• Max Output Current: Giá trị dòng điện cung cấp tối đa trên từng đường.• Max Combined Power: Công suất tối đa cho từng nhóm điện áp. • Total Power: Thể hiện giá trị tổng công suất danh định của PSU. Nếu một PSU chỉ có giá 8 - 15 USD với công suất trên tem 400W/500W, chắc chắn điều đó không chính xác. Tại thị trường Việt Nam, hiện có nhiều bộ nguồn có xuất xứ và thông số không rõ ràng, lập lờ.
Ví dụ 1:
• Kiểu: I Power 430 (PC7009).• Trọng lượng: 1.4Kg.• Công suất danh định: 380W.• PFC: Passive.• Số lượng đầu cắm: ATX (1), vATX12V (1), Molex (5),
v SATA (2), FDD (1). • Kích thước quạt:120mm có chế độ vsmart fan.• Giá bán tham khảo: 31 USD.
- Đánh giá chung: Thiết kế bên ngoài đẹp so với các PSU loại này, cáp chính 24pin có bọc lưới. Làm mát bằng quạt đường kính 120mm và chế độ smart fan đi kèm. Công suất thực đạt 380W và có một hệ số an toàn 120% (454W). Điện áp trên các đường điện nằm trong giới hạn cho phép của chuẩn ATX, điện áp khá ổn định với sai số trung bình là 0.41% (12V), 0.53% (5V) và 1.11% (3.3V). Các chế độ bảo vệ hoạt động tốt. Hiệu suất luôn trên mức 80% và trung bình đạt 86.27%, hiệu suất cao nhất ở mức 50% là 92.13%. Nhiệt độ chênh lệch so với nhiệt độ phòng khi hoạt động cao nhất là 12.1 độ C ở 100% công suất danh định.
Ví dụ 2:• Kiểu: FSP300-60SNN• Trọng lượng: 1Kg.• Công suất danh định: 300W.• PFC: không hỗ trợ. • Số lượng đầu cắm: ATX (1), ATX12V v(1), Molex (3), SATA (1), FDD (1).• Kích thước quạt: 120mm không có chế vđộ smart fan.• Giá bán tham khảo: 28 USD
- Đánh giá chung: Thiết kế bên ngoài đơn giản với vỏ kim loại mạ có màu trắng xám. Sử dụng quạt làm mát đường kính 120mm cho lưu lượng không khí lớn, nhưng lại không có chế độ smart fan nên không hạn chế được độ ồn khi ở mức công suất thấp. Có công suất thực đạt 300W và chịu đựng tốt ở mức 110% (335W). Điện áp các đường điện nằm trong mức cho phép, các điện áp rất ổn định trong suốt quá trình thử nghiệm, sai số trung bình trên các đường điện theo điện áp chuẩn là -0.41% (12V), -0.66% (5V) và 2.2% (3.3V). Có đầy đủ các chế độ bảo vệ an toàn. Hiệu xuất cao, rất ấn tượng, luôn trên mức 90%, trung bình đạt 95.33%. Nhiệt độ chênh lệch rất thấp chỉ có 3.8 độ C.
3.3.2. Tính toán đường điện 12V.
- Như bạn đã biết, 3 đường điện chính của một bộ nguồn là +12v, +5v và +3.3v. Công suất tổng được tính toán dựa trên cường độ mỗi dòng. Tuy nhiên thực tế đáng buồn là rất nhiều các nhà sản xuất nguồn điện máy tính thường xuyên sử dụng thủ thuật tăng số watt lên bằng cách đẩy mạnh những đường điện không quan trọng (+5v và +3.3v). Chính vì thế, bạn hãy bỏ qua con số watt và tập trung vào cường độ của dòng điện 12v để xác định chất lượng một bộ nguồn. Chỉ số Ampe của đường +12v có thể tìm thấy trong tài liệu đi kèm hoặc ngay trên tem sản phẩm (ví dụ +12V: 25A). Chú ý rằng những nguồn ATX12V 2.0 mới có tới 2 đường 12v cho phép chia tải năng lượng giữa CPU+bo mạch chủ(+12v1) độc lập khỏi những linh khiện khác (+12v2). Điều đó cho phép dòng điện ổn định hơn. Một số nguồn thậm chí còn có tới 3 đường 12v khác nhau ví dụ như RealPower 550w của CoolerMaster. Mặc dù điều này không tạo ra thay đổi lớn đối với những hệ thống thông thường nhưng khi sử dụng chung với những máy tính siêu mạnh cho game hay các ứng dụng chuyên nghiệp thì sẽ có nhiều khác biệt lớn.3.3.3. Công suất.
- Công suất hiệu dụng :là công suất mà bộ nguồn có thể cung cấp liên tục và ổn định cho hệ thống .- Công suất danh định :là công suất được ghi trên vỏ nguồn,thường thì công suất này chỉ mang tính quảng cáo(các thông số này nếu đạt được như quảng cáo của nhà sản xuất ,thì cũng thường được thử nghiệm trong các điều kiện phi thực tế….)
- Để chọn một bộ nguồn có công suất phù hợp với máy tính, bạn cần tính toán đến công suất của các thiết bị phần cứng, tính tổng công suất , rồi trừ hao để sau này lắp thêm thiết bị khác,có thể lấy được những thông số về năng lượng của hầu hết các loại thiết bị từ tài liệu đi kèm sản phẩm hoặc website của nhà sản xuất để tính toán định mức gần đúng .
- Bạn có thể lấy được những thông số về năng lượng của hầu hết các loại thiết bị từ tài liệu đi kèm sản phẩm hoặc website của nhà sản xuất để tính toán định mức gần đúng. Hai bảng tham khảo đối với đường điện +12V ở
trên sẽ phần nào giúp bạn giải quyết vấn đề: Chúng ta có một ví dụ hệ thống máy tính như sau:
- Bạn có thể thấy rằng có nhiều thiết bị sử dụng 2 hay 3 đường điện cùng một lúc. Ví dụ như card đồ họa hiện đại lấy năng lượng từ cả khe cắm mở rộng AGP/PCI-Express lẫn đầu cắm 12v ngoài. Với một cấu hình máy tính tương đối mạnh như trên, bạn sẽ cần tới nguồn điện khoảng 350w. Tuy nhiên với mục đích an toàn, chúng ta nên tính toán dư ra một chút. Trên thực tế, khi xây dựng một hệ thống máy tính, người dùng sẽ có 2 trường hợp:
+ Làm việc cơ bản: Chỉ cần tính toán đúng công suất tiêu thụ của các linh kiện, hiếm khi cần vượt trội hơn nhiều. Chính vì thế các yếu tố chọn bộ nguồn chủ yếu tập trung vào độ an toàn bạn muốn, chỉ số tiếng ồn ra sao. Thông thường, bạn có thể tính dư ra khoảng 10%-20% so với con số dự kiến là vừa. Trong trường hợp trên bạn có thể chọn nguồn 400w là đủ dùng. Tất nhiên chúng ta đề cập tới công suất thực chứ không phải chỉ là những con số ghi trên tem. Nếu dự kiến bổ sung thêm các đồ chơi trang trí, quạt hay ổ đĩa, bạn sẽ cần tới nguồn 450w với đường 12v khoảng 24A.
+ Những người thích nghịch ngợm: Trong trường hợp này, ép xung, đèn đóm, tản nhiệt nước lắp trong…sẽ ngốn thêm của bạn rất nhiều năng lượng. Những thành phần máy tính chạy ở tốc độ cao hơn dĩ nhiên sẽ “nuốt” thêm
nhiều điện hơn so với mặc định. Thông thường bạn sẽ cần thêm tới 45% công suất và như vậy tổng cống suất cần thiết trong ví dụ trên sẽ lên tới 145% x 350w = 507W. đường điện 12V sẽ phải đạt tối thiểu 18.84A x 145% = 27.3 A. Một khi đã tìm được một bộ nguồn phù hợp cả về công suất lẫn đường +12V, chúng ta phải đảm bảo kiến trúc đường điện +12v đáp ứng được các thiết bị cần thiết ví dụ như riêng một chip Pentium 4 3.4 Extreme Edition đã cần tới 11A trên đường 12V. Nếu bạn gắn lên một bộ nguồn 2
đường 12V - 14A, bạn vẫn có thể chạy được nó nhưng rõ ràng khoảng trống an toàn cần thiết để nghịch ngợm ép xung sẽ hạn hẹp hơn.
- Các bộ nguồn noname bán kèm theo thùng máy (case) hiện nay thường có chất lượng thấp. Với các bộ nguồn hàng hiệu có chất lượng tốt như Jetek, HuntKey,Antec, CoolerMaster, AcBel, … công suất hiệu dụng thường tương đương với công suất định danh.
3.3.4. Hiệu suất.
- Hiệu suất của nguồn thường không được ghi trên nhãn hoặc không được cung cấp khi nguồn máy tính được bán cho người tiêu dùng, do đó cần lưu ý đến thông số này trong các tài liệu kèm theo hoặc tự đánh giá, tìm hiểu.
Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu suất 100%, phần năng lượng bị mất đi đó bị biến thành các dạng năng lượng khác không mong muốn (cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường...) do đó hiệu suất của một thiết bị rất quan trọng.
- Trong nguồn máy tính, năng lượng tiêu hao không mong muốn chủ yếu là: nhiệt năng và từ trường.
+ Nhiệt năng là năng lượng bị hao phí do biến đổi thành nhiệt từ các linh kiện điện tử. Toả nhiệt là một thuộc tính cố hữu của các thiết bị điện tử nên lượng hao phí này là chủ yếu trong các nguồn máy tính nói riêng và các linh kiện điện tử khác nói chung.
+ Từ trường bị tổn thất do các thiết bị điện tử hoạt động trên nguyên lý cảm ứng: Các biến áp, cuộn cảm, tụ điện...tuy nhiên từ trường là lượng hao phí ít hơn, không đáng kể nhiều như nhiệt năng.- Hiệu suất của nguồn máy tính được xác định bằng hiệu số giữa công suất cung cấp và công suất tiêu thụ của nguồn. Ví dụ, các linh kiện bên trong máy tính cần tiêu thụ một công suất là 80W, nguồn sử dụng một mức công suất ở lưới điện là 100W thì ta nói rằng hiệu suất của nguồn đạt 80% (Đây chỉ là ví dụ về một con số chẵn, trên thực tế thì các máy tính sử dụng công suất lớn gấp nhiều lần như vậy).
- Các bộ nguồn máy tính tốt thường có hiệu suất đạt trên 80%. Thông thường các nguồn được kiểm nghiệm đạt hiệu suất trên 80% được dán nhãn "sản phẩm xanh - bảo vệ môi trường" hoặc phù hợp chuẩn 80+.
3.3.5. Điện thế.- Trong máy tính, các thiết bị thường không sử dụng trực tiếp điện áp từ bộ nguồn mà phải qua các mạch ổn áp của riêng thiết bị đó. Cho nên, một bộ nguồn cấp đủ điện thế và điện thế ấy ổn định sẽ mang lại tuổi thọ cao cho các thiết bị. Một bộ nguồn tốt thường có các đường điện chính (5Vsb, 3.3V, 5V và 12V) có mức điện thế nằm trong khoảng +/- 5% điện thế chuẩn và rất ít dao động. Để xem được điện thế này, ngoài các thiết bị đo chuyên dùng như đồng hồ đo điện (VOM- Volt Ohm Milliemmeter hay DMM - DigitalMultimeter), bạn có thể xem qua phần mềm tiện ích hiển thị thông số hệ thống kèm theo mainboard hoặc các phần mềm miễn phí như Speedfan hay Sisoft Sandra. Do phần mềm đọc số đo qua sensor của bios, nên giá trị đọc thường thấp hơn giá trị thực từ 0.1V ~ 0.6V.
3.3.6. Hệ thống làm mát.
- Hầu hết các nguồn máy tính được thiết kế đến thời điểm hiện tại đều có một tính năng kết hợp: Lưu thông không khí trong vỏ máy tính (computer case), do đó không khí dùng để tản nhiệt trong nguồn máy tính thường có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của không khí nơi đặt máy tính. Nhiệt độ này do các thiết bị bên trong máy tính toả ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đối với hệ thống sử dụng tản nhiệt bằng chất lỏng thì sự chênh lệch nhiệt độ (khối không khí lưu thông qua nguồn và nhiệt độ không khí bên ngoài) có sự chênh lệch ít hơn.
- Các linh kiện điện tử được giải nhiệt bằng các tấm tản nhiệt kim loại áp sát trực tiếp vào linh kiện. Các tấm tản nhiệt kim loại thường sử dụng dùng hợp kim nhôm. Các tấm tản nhiệt thường có hình dạng phức tạp để có diện tích tiếp xúc với không khí lớn nhất, có định hướng đón gió từ các quạt làm mát nguồn.
Để lưu thông không khí, tạo điều kiện trao đổi nhiệt giữa các tấm tản nhiệt và không khí, nguồn được bố trí ít nhất một quạt để làm mát cưỡng bức. Phân loại cách cách giải nhiệt cho nguồn dùng không khí lưu thông như sau:
- Hút gió ra khỏi nguồn: Thông dụng nhất là các quạt có kích thước 80 mm gắn phía sau nguồn để hút khí từ thùng máy - qua nguồn để thổi ra ngoài. Đa số các nguồn chất lượng thấp hoặc trung bình sử dụng cách này (tuy nhiên cũng có loại nguồn công suất lớn vẫn sử dụng cách này - nhưng rất hãn hữu).
- Thổi gió vào nguồn: Dùng một quạt đường kính 120 mm (hoặc lớn hơn, tuỳ model và hãng sản xuất) thổi gió vào nguồn. Mặt sau nguồn bố trí các ô thoáng để gió thổi qua nguồn ra ngoài thùng máy. Một số nguồn dùng hai quạt nhỏ hơn thay thế cho một quạt lớn. Cách này sẽ tạo luồng gió tập trung hơn tại các điểm cần tản nhiệt. Ưu điểm đối với việc sử dụng một quạt 120 mm là:
+ Tốc độ quạt đường kính lớn thấp hơn quạt đường kính nhỏ nếu cùng một lưu lượng: Do đó nguồn ít ồn hơn.+ Quạt thường gần CPU nên hút gió nóng sau khi làm mát CPU thổi rangoài, tạo sự lưu thông hợp lý với các bo mạch chủ theo chuẩn ATX.- Kết hợp cả hai cách trên: Sử dụng với các nguồn công suất lớn (thường gặp ở một số nguồn công suất thực > 600W - 700 W)
- Đa số các nguồn chất lượng tốt đều có cơ chế điều chỉnh tốc độ quạt, khi nguồn làm việc với công suất thấp, các quạt quay chậm để đảm bảo không ồn. Khi công suất đạt đến mức cao hoặc cực đại thì các quạt quay ở tốc độ cao.
- Đa số các quạt cho nguồn là loại quạt dùng bạc, ở một số nguồn chất lượng tốt dùng quạt dùng vòng bi. Quạt dùng vòng bi thường bền hơn (đạt khoảng 400.000 giờ làm việc), quay nhanh hơn, ít ồn hơn so với quạt dùng bạc (quạt dùng bạc có tuổi thọ cao nhất khoảng 100.000 giờ làm việc).
- Ngoài ra chúng ta cũng cần để ý đến lưới thoát nhiệt.Nên chọn lưới hình tổ ong,vì loại này giúp thoát nhiệt nhanh và hiệu quả đồng nghĩa với việc làm tăng hiệu suất và tuổi thọ của nguồn.Chúng ta cũng có thể bắt gặp những lưới hình dải hay hình tròn như hình dưới nhưng hiệu quả của chúng sẽ không bằng lưới dạng tổ ong.
3.3.7. Khả năng kết nối.
-Số lượng đầu cắm quyết định khả năng gắn thêm thiết bị (ổ cứng, các loại ổ quang,card mở rộng,…) cho hệ thống của bạn .
VD: đầu cấp nguồn chính ATX 20 chân hoặc 24 chân, 12V 4 chân, thì các đầu cấp nguồn cho thiết bị ngoại vi càng nhiều càng tốt.
4. Phát hiện và xử lý một số sự cố thường gặp.
4.1. Chuẩn đoán hư hỏng của bộ nguồn.
- Hiện nay trên 80% máy tính đang được sử dụng tại Việt Nam có trang bị PSU thường là hàng có chất lượng thấp, tuổi thọ và độ bền rất kém. Nên việc một ngày đẹp trời nào đó tự nhiên chiếc máy tính của bạn không chịu hoạt động hay phát ra những triệu chứng làm cho công việc của bạn bị gián đoạn, thì nguyên nhân có thể là PSU đã hư. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân thì không phải ai cũng có thể làm được một cách dễ dàng, nhất là trong chiếc máy tính có rất nhiều thành phần linh kiện khi hư hỏng có thể gây ra hiện tượng giống nhau. Với 14 bước kiểm tra đơn giản và nhanh chóng dưới đây có thể giúp bạn xác định nhanh chóng tình trạng hoạt động của PSU.
Bước 1Bước đầu để chẩn đoán một PSU hỏng là xác định xem có điện vào hay không. Làm cách nào để biết? Bạn có thể nghe tiếng quạt quay, thấy đèn phía trước thùng máy nhấp nháy hoặc nghe tiếng bíp. Nếu thùng máy nóng lên hay bạn bị điện giật khi sờ vào thùng máy thì hãy rút điện ngay lập tức, có thể thùng máy chưa được tiếp đất hoặc PSU bị chập mạch ở đâu đó. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra xem quạt của PSU có thổi gió ra hay không bằng cách dùng tay kiểm tra nơi lưới bảo vệ phía sau của PSU. Màn hình thường lấy điện riêng nên việc màn hình sáng không chứng minh rằng PSU hoạt động tốt.
Bước 2Nếu không thấy hiện tượng PSU có hoạt động (có gió thổi ra, đèn báo phía trước,…), bạn nên kiểm tra lại vị trí công tắc mở nguồn chính. Dấu hiệu I (input) được ấn xuống cho biết PSU đang được cấp điện, dấu O (output) được ấn xuống cho biết PSU đang cắt điện. Hãy mở công tắc qua vị trí I.
Dùng tay để cảm nhận sự hoạt động của PSU qua luồng gió thoát ra phía sau
Bước 3Nếu không có điện, bạn nên kiểm tra lại nguồn cung cấp điện. Không cần phải dùng đến đồng hồ điện hay bút thử điện để kiểm tra, chỉ cần rút đầu cắm PSU ra rồi thay vào đó bằng một cái đèn hoặc quạt máy. Nếu bạn dùng một ổ điện nối thêm thì có thể ổ cắm nối thêm của bạn không hoạt động tốt, mặc dù tất cả các ổ cắm còn lại vẫn hoạt động và đèn báo trên ổ vẫn sáng lên. Bản thân tôi đã gặp nhiều ổ chia điện có ít nhất một ổ cắm hỏng và các ổ cắm đang hoạt động thì bỗng nhiên chết không rõ nguyên do. Cáp điện của PSU rất ít khi hỏng, nhưng đầu cắm cái kết nối với bộ nguồn máy tính có thể bị lỏng. Để chắc ăn, cần kiểm tra hai đầu cắm đực và cái xem chúng có được cắm chắc chắn hay chưa.
Bước 4Nếu như bạn vừa thay nguồn mới hoặc di chuyển máy tính, kiểm tra lại điện thế hoạt động (110V/220V) trên PSU. Một cần gạt nhỏ màu đỏ nằm phía sau PSU được dùng để chuyển đổi điện thế AC vào. Rút điện ra và gạt qua mức điện thế phù hợp với địa điểm cư ngụ của bạn. Khi bạn khởi động với mức 220VAC ở một vùng dùng điện thế 110VAC, bạn chỉ cần chỉnh lại mức điện thế là ổn. Còn nếu bạn khởi động ở mức 110VAC ở một nước dùng điện thế 220VAC, trường hợp nhẹ nhất là nổ cầu chì của PSU, nặng hơn là bạn có thể làm hỏng PSU và thậm chí là cả các thiết bị khác bên trong máy tính.
Bước 5Một lý do nữa cho việc PSU không hoạt động chính là bạn chưa cắm đầu power switch. Đầu power switch, thường được đóng dấu PW hoặc PW_ON hay POWER SW, đi từ phía trước thùng máy đến mainboard. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn vừa thay mainboard hoặc vừa chỉnh sửa các thứ trong thùng máy (các đầu cắm rất dễ bị bung ra). Vị trí cắm power switch được in trên mainboard, ngoài ra bạn có thể tham khảo trong tài liệu đi kèm với mainboard nếu không tìm thấy chân cắm này.
Bước 6Bạn có thể khởi động bằng cách chập hai chân của nút power switch trên mainboard bằng một chiếc tua-vít, chìa khóa hay bất cứ thứ gì có thể dẫn điện. Nếu công tắc power switch của bạn bị hỏng và bạn không có dư để thay, hãy dùng nút reset, rút đầu reset và cắm vào PW_ON, như vậy, mỗi lần mở máy bạn nhấn nút Reset để thay thế.
Bước 7PSU sẽ không hoạt động nếu như mainboard không được cấp điện. Kiểm tra đầu nối 20pin hoặc 24pin và các đường cấp điện phụ khác, như đường 12V cho các máy P4. Các đầu cắm ATX có một chốt cài, bạn sẽ nghe một tiếng click nhỏ khi đầu cắm được gắn chặt vào mainboard.
Đầu 5VSB tại chân số 9 lúc nào cũng có điện khi PSU được cắm vào. Đường này cung cấp điện cho mạch điện trên mainboard hoạt động cả khi máy tính đã tắt để phục vụ các tính năng như “Wake on Modem”, “Wake on LAN”. Đó cũng là lý do bạn không nên làm việc với thùng máy khi chưa rút điện lưới AC cung cấp cho PSU. Dòng điện này còn cấp cho các khe cắm card PCI, do đó nếu bạn tháo gỡ card mà chưa rút cáp điện ra, bạn có thể làm hỏng card hoặc mainboard. Mặc dù cáp của các ổ đĩa không có điện khi bạn tắt máy, tuy nhiên trong quá trình tháo lắp các ổ đĩa, bạn có thể vô ý đánh rơi một chiếc tua-vít, và nếu chiếc tua vít này rơi trúng một khe cắm trống, nó có thể gây chập mạch và làm hư hại mainboard.
Bước 8Nếu máy tính đã kết nối với màn hình, câu hỏi tiếp theo là màn hình của bạn có hiển thị hay không? Có hiện ra chữ hay không? Nếu xuất hiện dòng chữ “Please connect monitor” hay “No signal” hoặc “No video signal detected” thì nghĩa là màn hình vẫn chưa kết nối với máy tính. Nếu màn hình hiển thị nhiều hình ảnh hoặc những sọc ngang chạy liên tục thì tức là card đồ họa cung cấp tín hiệu mà màn hình không hiển thị được. Điều này thường xảy ra khi bạn kết nối một màn hình cũ với máy tính mới, và màn hình này không hỗ trợ refresh rate của độ phân giải được thiết lập trong Windows.
Bước 9Nếu có điện mà màn hình không hiển thị, thử tắt máy và khởi động lại. Nếu máy khởi động ở lần thử thứ hai và thứ ba thì ắt hẳn là do tín hiệu Power_OK (hoặc Power_Good). Khi có tín hiệu Power_OK, mainboard sẽ hiểu rằng PSU đã ổn định, nếu không thì mainboard sẽ không khởi động để tự bảo vệ. Lý do cho việc này là PSU không đạt chuẩn ATX. Trường hợp này thì bạn nên xem xét việc mua PSU khác với chất lượng cao hơn. Các tiếng bíp là một phần của quá trình test khi máy khởi động (POST). Một tiếng bip nghĩa là mọi thứ vẫn hoạt động tốt. Các tiếng bíp chậm, liên tục và không ngừng cho biết RAM có vấn đề, hãy thử tắt máy và cắm lại RAM. Một loạt tiếng bíp, ba hoặc chín tiếng thường là do card màn hình không hoạt động, thử tắt máy và cắm lại card. Nếu màn hình hiển thị mà bạn lại nghe tiếng bíp thì vấn đề không phải do PSU gây ra.
Bước 10Các vấn đề không liên quan đến quá trình post thường là PSU hoạt động khá ồn hoặc điện thế không ổn định, cả hai đều là lý do để bạn thay PSU khác. PSU hoạt động ồn thường là do quạt hoặc do các tụ điện, biến thế phát ra tiếng rít. Quạt có thể thay thế được, nhưng hãy cẩn thận khi làm điều đó vì bạn có thể bị giật do điện tích trữ trong các tụ ngay cả khi cáp điện đã được rút ra. Nếu bạn nghe thấy tiếng rít chói tai thì đó có thể là do một linh kiện bị hư. Để xác định xem linh kiện đó có nằm trong PSU hay ở đâu đó trong hệ thống đòi hỏi một quá trình loại trừ và thay thế.
Dòng điện không ổn định thực sự là một bóng ma gieo rắc đủ tai ương cho máy của bạn. Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là việc máy tính thường xuyên bị treo và khởi động lại một cách ngẫu nhiên. Các loại mainboard hiện đại có khả năng điều chỉnh lượng điện mà chúng nhận được, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Khi quá giới hạn, hệ thống sẽ treo hoặc khởi động lại để bảo vệ mainboard.
Bước 11Những triệu chứng may bị treo hay khởi động lại một cách ngẫu nhiên còn liên quan tới vấn đề nhiệt độ của thùng máy. Hãy thêm quạt làm mát cho hệ thống, nếu bạn sờ thấy thùng máy của mình quá nóng (>45 độ C) hay mở tung thùng máy nếu bạn không quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ. Bụi cũng là nguyên nhân khiến PSU hoạt động với nhiệt độ cao, hãy xem bên trong PSU có quá nhiều bụi hay không? Bụi có bám nhiều trên các phiến tản nhiệt và quạt làm mát hay không? Nếu có, hãy tắt nguồn và rút dây điện cung cấp cho PSU và bắt đầu tiến hành làm vệ sinh. Cách làm vệ sinh an toàn nhất là bạn nên đem PSU ra các tiệm sửa xe hay điện tử và dùng máy thổi không khí để làm sạch bụi mà không cần mở PSU ra.
Bước 12
Ngay khi máy tính khởi động, bạn có thể nghe tiếng ổ cứng quay. Nếu bạn không thể nghe rõ hoặc do có nhiều tạp âm bên ngoài, bạn có thể cảm nhận bằng cách chạm vào ổ cứng. Nếu hệ thống có điện nhưng ổ cứng vẫn không quay, hãy kiểm tra lại cáp điện, thử đầu cắm khác, thử ổ đĩa khác. Lúc này bạn có thể xác định được là PSU đã hỏng
Bước 13Nếu hệ thống không có điện, ngắt tất cả các ổ đĩa, từng cái một và thử khởi động sau mỗi lần ngắt ổ đĩa. Nếu hệ thống có thể khởi động, nghĩa là một trong những ổ đĩa hoặc đầu cắm nguồn của bạn bị lỗi. Nếu hệ thống không khởi động ngay cả khi bạn đã ngắt tất cả các ổ đĩa thì hãy bắt đầu tháo các card ra, chừa card đồ họa sau cùng. Nhớ rút điện trước khi tháo card và cắm điện trở lại để khởi động. Nếu bạn xác định được card làm cho máy tính không thể khởi động thì bạn phải thay nó. Các kết nối nối dài cổng USB ra phía trước cũng có thể là nguyên nhân gây chạm đường +5VDC, hãy tháo chúng ra khỏi mainboard khi bạn đã thử hết các thiết bị bên trong mà vẫn không tìm ra nguyên nhân.
Bước 14Sau khi đã loại trừ tất cả các ổ cứng và card, một trong những khả năng còn lại là mainboard bị chập mạch. Hãy tháo mainboard ra và kiểm tra lại. Bạn có thể lắp đặt cả hệ thống trên bàn, đặt mainboard lên một chiếc hộp các-tông. Phương pháp này loại trừ tất cả các vấn đề do thùng máy gây ra.
Thông thường, chập mạch sẽ gây nên mùi cháy khét và làm hỏng mainboard, đôi khi còn làm hỏng các thiết bị gắn trên mainboard (bộ nhớ, CPU, adapter). Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dễ dàng nhận biết thiết bị nào bị chập mạch nhờ vào vết cháy và mùi khét. Nếu bạn không thể nhận biết thiết bị hỏng bằng mắt thường, bạn cần có một máy test-bed (một máy tính rẻ nhưng hoạt động bình thường dùng để kiểm tra các bộ thiết bị ngờ hỏng hóc). Nếu đã đến đây mà bạn vẫn không thể khởi động hệ thống thì chắc chắn PSU hoặc mainboard của bạn đã hỏng. Hãy thử đổi PSU trước vì chúng rẻ hơn so với mainboard. Sửa chữa một PSU đòi hỏi phải có kiến thức điện tử, ngay cả khi PSU đã ngắt điện, bạn vẫn có thể bị nguy hiểm vì điện giật vì điện tích trữ trong các tụ.
4.2. Phát hiện và khắc phục một số sự cố thường gặp.
- Đối với một bộ nguồn của PC có hai nhóm sự cố như sau:
+ Sự cố làm PC không làm khởi động được
+ Sự cố xảy ra sau khi đã khởi động thành công
Triệu trứng 1:
=>Gỉa định: Điện áp vào tốt
- Không có điện áp ra, đèn báo trên CPU không sáng, quạt nguồn, quạt CPU không quay.
Xử lý:
• Tắt máy tính
• Mở thùng máy
• Kiểm tra kết nối với nguồn điện
Triệu trứng 2:
=> Gỉa định: Điện áp vào tốt
- Điện áp ra không đủ,đèn báo trên CPU vẫn sáng,quạt nguồn,quạt CPU vẫn quay
- Không có hình ảnh trên màn hình hoặc thiết bị hoạt động không ổn định
Xử lý:
• Xác định xem PC có khởi động đúng.
• Xem các thông báo lỗi.
• Bỏ những phần không cẩn thiết :sử dụng chế động Safe Mode hoặc đĩa cứu hộ.
• Nếu khởi động tốt bắt đầu khắc phục từ phần đó.
Nhiệt độ cao quá mức cho phép
- Máy tính treo sau khi chạy 1 thời gian,có thể do nhiệt độ quá cao
Xử lý:
• Kiểm tra luồng khí trong thùng máy
• Kiểm tra các lỗ thông khí
• Vào CMOS để kiểm tra nhiệt độ
Sự cố 1 : Bộ nguồn không hoạt động, thử chập chân PS_ON xuống
Mass ( chập dây xanh lá vào dây đen ) nhưng quạt vẫn không quay .
Nguyên nhân hư hỏng trên có thể do :
• Chập một trong các đèn công suất => dẫn đến nổ cầu chì , mất nguồn 300V đầu vào .
• Điện áp 300V đầu vào vẫn còn nhưng nguồn cấp trước không hoạt động, không có điện áp 5V STB
• Điện áp 300V có, nguồn cấp trước vẫn hoạt động nhưng nguồn chính không hoạt động .
Kiểm tra :
• Cấp điện cho bộ nguồn và kiểm tra điện áp 5V STB ( trên dây mầu tím) xem có không ? ( đo giữ dây tím và dây đen )
=> Nếu có 5V STB ( trên dây mầu tím ) => thì sửa chữa như trường hợp 1 ở dưới.
• Nếu đo dây tím không có điện áp 5V, bạn cần tháo vỉ nguồn ra ngoài để kiểm tra .
• Đo các đèn công suất xem có bị chập không ? đo bằng thang X1Ω => Nếu các đèn công suất không chập => thì sửa như Trường hợp 2 ở dưới . => Nếu có một hoặc nhiều đèn công suất bị chập =>thì sửa như Trường hợp 3 ở dưới
Sửa chữa :
Trường hợp 1: Vẫn có điện áp 5V STB nhưng khi đấu dây PS_ON xuống Mass quạt không quay.
• Phân tích : Có điện áp 5V STB nghĩa là có điện áp 300V DC và thông thường các đèn công suất trên nguồn chính không hỏng, vì vậy hư hỏng ở đây là do mất dao động của nguồn chính, bạn cần kiểm tra như sau :
• Đo điện áp Vcc 12V cho IC dao động của nguồn chính.
• Đo kiểm tra các đèn Q3 và Q4 khuếch đại đảo pha .
• Nếu vẫn có Vcc thì thay thử IC dao động.
Trường hợp 2 : Cấp điện cho nguồn và đo không có điện áp 5V STB trên dây mầu tím , kiểm tra bên sơ cấp các đèn công suất không hỏng, cấp nguồn và đo vẫn có 300V đầu vào.
• Phân tích : Trường hợp này là do nguồn cấp trước không hoạt động, mặc dù đã có nguồn 300V đầu vào, bạn cần kiểm tra kỹ các linh kiện sau của nguồn cấp trước :
• Kiểm tra điện trở mồi R1
• Kiểm tra R, C hồi tiếp : R2, C3
• Kiểm tra Dz
Trường hợp 3 : Không có điện áp 5V STB, khi tháo vỉ mạch ra kiểm tra thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập .
• Phân tích : Nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều đèn công suất bị chập thì ta cần phải tìm hiểu và tự trả lời được câu hỏi : Vì sao đèn công suất bị chập? bởi vì đèn công suất ít khi bị hỏng mà không có lý do .
• Một trong các nguyên nhân làm đèn công suất bị chập là:
+ Khách hàng gạt nhầm sang điện áp 110V
+ Khách hàng dùng quá nhiều ổ đĩa => gây quá tải cho bộ nguồn
+ Một trong hai tụ lọc nguồn bị hỏng => làm cho điện áp điểm giữa hai đèn công suất bị lệch .
• Bạn cần phải kiểm tra để làm rõ một trong các nguyên nhân trên trước khi thay các đèn công suất .
• Khi sửa chữa thay thế, ta sửa nguồn cấp trước chạy trước => sau đó ta mới sửa nguồn chính .
• Cần chú ý các tụ lọc nguồn chính, nếu một trong hai tụ bị hỏng sẽ làm cho nguồn chết công suất, nếu một tụ hỏng thì đo điện áp trên hai tụ sẽ bị lệch (bình thường sụt áp trên mỗi tụ là 150V )
• Cần chú ý công tắc 110V- 220V nếu gạt nhầm sang 110V thì điện áp DC sẽ là 600V và các đèn công suất sẽ hỏng ngay lập tức.
Sự cố 2: Mỗi khi bật công tắc nguồn của máy tính thì quạt quay vài vòng rồi thôi.
Phân tích nguyên nhân :
• Khi bật công tắc nguồn => quạt đã quay được vài vòng chứng tỏ:
=> Nguồn cấp trước đã chạy.
=> Nguồn chính đã chạy.
=> Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là gì ???
Hiện tượng trên là do một trong các nguyên nhân sau :
• Khô một trong các tụ lọc đầu ra của nguồn chính => làm điện áp ra bị sai => dẫn đến mạch bảo vệ cắt dao động sau khi chạy được vài giây .
• Khô một hoặc cả hai tụ lọc nguồn chính lọc điện áp 300V đầu vào => làm cho nguồn bị sụt áp khi có tải => mạch bảo vệ cắt dao động.
Kiểm tra và sửa chữa:
• Đo điện áp đầu vào sau cầu đi ốt nếu < 300V là bị khô các tụ lọc nguồn.
• Đo điện áp trên 2 tụ lọc nguồn nếu lệch nhau là bị khô một trong hai tụ lọc nguồn, hoặc đứt các điện trở đấu song song với hai tụ .
• Các tụ đầu ra ( nằm cạnh bối dây ) ta hãy thay thử tụ khác, vì các tụ này bị khô ta rất khó phát hiện bằng phương pháp đo đạc .
Sự cố 3: Nguồn sụt áp .
- Sau 1 thời gian dài sử dụng (trên 1 hoặc 2 năm tùy loại nguồn) đa số các bộ nguồn đều bị “yếu đi” mà dân kỹ thuật ta gọi là “sụt áp”. Hiện tượng dễ thấy là: đo nguồn rời có 5V, 12V, 3v3 nhưng cắm vào main thì không chạy. Hoặc chạy thì chập chờn hay treo máy và hay khởi động lại một cách ngẫu nhiên.
- Cách Test đơn giãn là dùng một điện trở tải (điện trở sứ trong các monitor CRT hay tivi) chừng vài chục ôm và vài chục W. Kẹp song song với que đo đồng hồ khi đo.
- Nếu mức sụt áp =4.75V; 12V >= 11.4V; 3.3V >= 3.15V )
Các nguyên nhân và cách xử lý:
• Tụ lọc nguồn đầu vào(2 tụ to đùng) khô hoặc không cân bằng. Thay cặp khác là được.
• Cặp transistor công suất rỉ, yếu: thay tương đương hoặc thay bằng E13007
• Cặp transistor nhí đảo pha (driver) rỉ, yếu: thay bằng C945 (xả trong các bộ nguồn) hoặc C1815.
• Ic giao động bị lỗi: thay TL494, KA7500 (494 và 7500 thay thế cho nhau đều được)
• Các tụ lọc đầu ra khô hoặc phù: thay tụ to hơn vào hoặc mua các tụ 16V/2200MF thay cho tất cả các đường chính 5V, 12V, 3.3V là được .
• Diode xung (diode kép dạng 3 chân như transistor công suất) ở đầu ra: ít xảy ra nhưng không phải là không có.
• Cuộn dây (biến áp chính) bị rỉ: rất ít xảy ra, khi thay nhớ so sánh chân hoặc xem ký hiệu trên lưng phải giống nhau.
Minh họa cách đo điện áp tụ lọc nguồn chỉnh lưu (2 tụ to)
Cặp công suất cỏ thể bị rỉ
Các tụ lọc đầu ra có thể bị phù hoặc khô
4.3. Các chế độ bảo vệ nguồn.
- Bộ nguồn là một thiết bị công suất hoạt động liên tục trong môi trường khắc nghiệt, với dòng chịu tải cao nên hai chế độ bảo vệ căn bản nhất cần phải có là bảo vệ quá áp và bảo vệ chạm tải. Chúng giúp bộ nguồn bảo vệ thiết bị và tự bảo vệ mình khỏi các sự cố xảy ra khi vận hành.
- Bảo vệ quá áp:
PSU sẽ ngừng hoạt động khi điện thế DC ở một trong các đầu ra vượt quá điểm điện áp được thiết lập bảo vệ. Điểm điện áp bảo vệ này thường vào khoảng từ 10% đến 40% so với điện áp DC chuẩn. Giá trị chính xác phụ thuộc vào nhà sản suất PSU. Ví dụ về điểm DC được thiết lập bảo vệ trên ba đường điện thế chính như sau:
• 3.3V có điểm điện thế bảo vệ từ 3.7V đến 4.6V. • 5V có điểm điện thế bảo vệ từ 5.5V đến 7V. • 12V có điểm điện thế bảo vệ từ 13V đến 15.6V.
- Bảo vệ quá tải:
Khi công suất tiêu thụ (AC) của PSU vượt hơn 110% đến 160% so với công suất ra cực đại (DC) của PSU đó. Trong vòng từ 50ms đến 150ms PSU sẽ ngừng hoạt động.
- Bảo vệ chạm tải:
Nếu một trong bất kì đường điện thế nào của PSU bị chạm với đường điện chung (GND) hay các thiết bị có vỏ ngoài được kết nối với đường điện chung này. PSU sẽ ngừng hoạt động.
- Bảo vệ thấp áp nguồn:
Các bộ nguồn được thiết tốt vẫn có thể hoạt động ổn định ở mức điện áp lưới cung cấp từ 75~85VAC và sẽ ngưng hoạt động dứt khoát khi điện áp lưới xuống thấp hơn 65~75VAC. Khi một trong các đầu điện thế DC ra có điện thế xuống thấp hơn từ 10% đến 20% so với điện áp DC chuẩn, nó cũng kích hoạt bảo vệ bởi chế độ bảo vệ thấp áp này.
- Bảo vệ quá dòng:
PSU sẽ ngừng hoạt động, khi một trong các đường điện cung cấp của nó vượt qua giới hạn dòng cực đại cho phép của PSU, mức giới hạn dòng này nhằm bảo vệ cho PSU khi gặp nhu cầu cung cấp dòng điện của phụ tải tăng cao đột biến, quá khả năng cung cấp dòng điện an toàn của PSU, giá trị dòng điện giới hạn phụ thuộc vào công suất PSU và thiết kế riêng trên mỗi dòng sản phẩm cụ thể theo quy định của nhà sản xuất. Thông thường điểm bảo vệ quá dòng sẽ nằm ở mức từ 2% đến 10% so với mức dòng điện cung cấp danh định tối đa (mức dòng điện cung cấp mà PSU có khả năng cung cấp một cách an toàn).
- Bảo vệ quá nhiệt:
PSU sẽ tự động tắt khi cảm biến nhiệt độ trên khối tản nhiệt kim loại báo nhiệt độ từ 80 độ C đến 100 độ C nhằm bảo vệ các linh kiện công suất (BJT, CMOS, Diode...) không bị hư hỏng do nhiệt độ tăng cao vì nguyên nhân bất kì. Ở các dòng PSU cao cấp hơn, chế độ bảo vệ quá nhiệt này còn bảo vệ quá nhiệt cho cả hệ thống, nó được trang bị thêm một đầu cảm biến nhiệt nằm trên luồng không khí đi qua PSU và kích hoạt hệ thống bảo vệ khi nhiệt độ đo được tại đây vào khoảng từ 50 độ C đến 70 độ C.
- Bảo vệ quá công suất:
Khi tổng công suất hiệu dụng cung cấp ở đầu ra vượt quá 105% đến 140% so với công suất tối đa danh định (khả năng cung cấp một công suất tối đa của PSU). PSU sẽ ngừng hoạt động.
- Các chế độ bảo vệ khác: các bộ nguồn cao cấp còn có thêm một số chế độ bảo vệ khác như: quá dòng, quá tải, cho bộ nguồn, quá nhiệt cho hệ thống… Các chế độ bảo vệ này làm tăng độ.
Nên làm gì khi các chế độ bảo vệ này được kích hoạt?
Khi có các hiện tượng bất thường trong việc cung cấp năng lượng cho hệ thống. PSU sẽ được các chế độ bảo vệ kích hoạt làm ngừng hoạt động tạm thời, để tránh sự nguy hiểm tiềm tàng gây hư hỏng cho chính PSU và các thiết bị. Các trục trặt này sẩy ra thông thường là do các thiết bị trong máy tính bị lỗi gây ra hay do người dùng vô tình tạo điều kiện thúc đẩy quá trình kích hoạt các tính năng bảo vệ của PSU. Tuy nhiên, để PSU hoạt động an toàn trở lại ta cần phải xác định được chế độ bảo vệ nào đã được kích hoạt, từ đó mới có hướng khắc phục được sự cố cho PSU. Cái khó ở đây là khi một trong các chế độ bảo vệ hoạt động đều làm PSU tắt nên việc xác định nguyên nhân gặp nhiều khó khăn cho người dùng, nên cách tốt nhất là ta nên kiểm tra tất cả và theo từng bước như sau, khi thấy máy tính tắt đột ngột và không khởi động lại:
• Chắc chắn là dây cấp nguồn điện lưới của bạn có điện bằng cách cắm nó qua một thiết bị đang hoạt động tốt như màn hình chẳn hạn.
• Kiểm tra nhiệt độ PSU bằng cách đơn giản hãy chạm tay vào nó, nếu thấy quá nóng hãy chờ một lúc cho PSU nguội đi. Sau đó cấp điện lại, sẽ xảy ra hai trường hợp tại dây: một là PSU sẽ hoạt động trở lại, xem các quạt làm mát trong PSU có hoạt động hay không? Bụi trên các khối tản nhiệt có quá nhiều làm cản trở sự tiếp xúc với luồng không khí đi qua nó hay không? Làm vệ sinh PSU và thay thế nếu quạt bị hư. Hai là PSU vẫn không hoạt động, hãy làm bước kế tiếp.
• Tháo dây nguồn AC vào, tháo tất các đầu dây cấp nguồn cho thiết bị trong máy tính ra khỏi thiết bị, chỉ chừa lại các dây cấp nguồn chính cho bo mạch chủ, tháo tất cả các card mở rộng sử dụng slot PCI trên bo mạch chủ ra. Cấp nguồn và khởi động lại máy, ở đây cũng có hai trường hợp xảy ra: một PSU chạy lại, hãy cắm lần lượt đầu cấp nguồn vào các thiết bị và các card mở rộng (nhớ tắt nguồn cho mỗi lần cắm thêm thiết bị) cho đến khi nào mà PSU không thể khởi động lại được, có thể thiết bị vừa cấp nguồn là nguyên nhân gây hư hỏng, tháo thiết bị đó ra để sửa chữa hay thay thế mới. Hai là PSU vẫn không hoạt động trở lại.
• Tháo PSU ra khỏi máy tính, kiểm tra các dây cáp của PSU xem coi có bị tróc lớp vỏ cách điện hay không (do côn trùng, cạnh thùng máy làm tróc,..). Nếu có, dùng băng keo cách điện băng lại chổ bị tróc lớp cách điện đó.
• Sử dụng một đoạn dây kim loại nối hai dây xanh lá (Power_on) và dây đen (GND) tại đầu cấp nguồn chính cho bo mạch chủ lại với nhau để làm cho PSU hoạt động lại, trường hợp thứ nhất nếu PSU hoạt động trở lại bình thường (quạt quay) thì bo mạch chủ có thể là nguyên nhân làm cho PSU ngừng hoạt động, trường hợp thứ hai khó hơn khi chỉ thấy quạt quay nhẹ hay nhích nhẹ thì có thể PSU của bạn đã có tính năng chỉ hoạt động khi dòng tải trên các đường điện thế đạt trên mức tối thiểu do nhà sản xuất quy định (tính năng này chỉ có ở trên các PSU cao cấp hay có công suất lớn) ở trường hợp này bạn chỉ có thể kết luận được khi đem PSU qua thử với một cấu hình máy khác đang hoạt động bình thường, cũng ở trường hợp này nếu PSU không hoạt động (quạt không quay) thì PSU đã bị hư, ta nên đem PSU đến trạm bảo hành để được các nhân viên kỹ thuật kiểm tra và sửa chửa.
Một bộ nguồn thật sự tốt, không những phải có khả năng cung cấp một công suất đúng danh định (công suất thực) mà nó còn phải có các chế độ bảo vệ đầy đủ nhằm hạn chế tối đa các rủi ro cho các thiết bị mà nó cung cấp năng lượng và cho chính nó. Đó cũng là một tiêu chí được đưa ra sau cùng khi bạn đứng trước sự chọn lựa giữa hai bộ nguồn có công suất và uy tín thương hiệu như nhau.
5. Các vấn đề liên quan.
5.1. Các thiết bị hỗ trợ cho bộ nguồn.
- Bộ ổn áp.
+ Điều chỉnh độ ổn định của điện áp.
+ Bảo vệ khỏi các xung điện.
+ Cung cấp điện thế ổn định, liên tục khi sụt áp.
Yêu cầu: Công suất phù hợp với thiết bị sử dụng.
- UPS (Uninterruptible Power Supply).
+ Cung cấp nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới.
+ Lọc điện xoay chiều.
+ Giữ ổn định cho cả sụt áp và xung điện.
+ Bảo vệ khỏi các xung điện cao có thể làm hỏng thiết bị.
Yêu cầu:
+ Công suất phù hợp với thiết bị sử dụng.
+ Thời gian sử dụng?(phụ thuộc vào dung lượng của bình ắc quy).
Hai loại UPS:
• OFF LINE: Khi điện áp lưới bất thường, Inverter sẽ
vhoạt động và cung cấp nguồn cho tải.
• ON LINE: Inverter luôn hoạt động (on) cung cấp điện
cho tải.
UPS thông minh
• Được điều khiển bởi phần mềm qua cổng USB hoặc
cổng song song.
• Cho phép chẩn đoán UPS Cho phép chẩn đoán UPS.
• Giám sát chất lượng dòng điện.
• Giám sát % tải khi mất điện.
• Gửi báo động tắt máy khi mất điện.
• Khởi động hệ thống từ xa qua đường điện thoại.
Lưu ý khi mua UPS
• Công suất / Thời gian sử dụng.
• Chi phí.
• Hoạt động của bộ nạp điện.
• Đánh giá điện năng đầu ra của UPS.
• Độ bình ổn dòng.
• Chế độ bảo hành và các dịch vụ.
5.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng dòng điện.
- Có nhiều cách thức để xác định dòng điện mà một bộ nguồn cung cấp cho máy tính của bạn. Một bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện “sạch” cho các linh kiện bên trong thùng máy. Có nhiều người cho rằng các đường điện càng cao sẽ càng tốt nhưng thực tế điều này không đúng. Vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu. Thao tác căn chỉnh các đường điện lên thật cao để khi hệ thống tải nặng chúng tụt xuống mức vừa đúng sẽ đem lại nhiều điều có hại hơn là lợi ích. Để theo dõi đường điện của bộ nguồn mới tậu, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như Speedfan (www.almico.com) với chức năng lập biểu đồ theo thời gian.
Dựa vào đó bạn có thể đưa ra kết luận.
- Tất nhiên, giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Để có con số chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng. - Có thể sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ tò mò kiểm tra lại bộ nguồn mà mình đang sử dụng và giật mình khi thấy những nhược điểm của nó hoặc hài lòng vì mình đã có lựa chọn sáng suốt. Nhìn chung, trong lần ráp máy tính tiếp theo, hãy dành cho bộ nguồn một sự quan tâm xứng đáng. Nếu bạn dự kiến chi hơn 1000 USD cho máy tính của mình, nên dành 10% cho bộ nguồn. Chọn lựa đúng bộ nguồn sẽ đem lại sự ổn định và tuổi thọ lâu dài cho toàn hệ thống.
5.3. Xu thế phát triển.
- Xu thế tiếp theo về sau này các nguồn máy tính tôi nghĩ sẽ là sự điều khiển đến các mức điện áp như hãng Gigabyte đã từng sản xuất.
- Trong tương lai máy tính của chúng ta sẽ chạy bằng ga để thay thế cho nguồn điện. Vì vậy bộ nguồn máy tính chắc chắn sẽ được chế tạo đa dạng hơn.
6. Tổng kết.
- Với nhiều người PSU là một thành phần không quan trọng, nhưng thực ra PSU là một thành phần rất quan trọng của máy tính. Với nội dung chúng tôi vừa trình bày trên đã nói lên tầm quan trọng của bộ nguồn với máy tính. PSU là nguồn cung cấp điện năng duy nhất đến các thiết bị trong chiếc máy tính cá nhân, nếu chất lượng nguồn điện không tốt và ổn định nó có thể làm hư hỏng toàn bộ hệ thống cho dù ngay cả với hệ thống máy tính cao cấp nhất.
- Ngoài việc đưa ra các giá trị đo, trong các đánh giá của chúng tôi còn chú trọng đến chất lượng của các thành phần linh kiện bên trong cấu tạo nên PSU.
- Cuối cùng chúng em xin cảm ơn Thầy Trần Tiến Dũng đã giúp đỡ nhóm chúng em để nhóm có thể hoàn thành được đề tài đúng quy định.Và chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã theo dõi phần trình cũng như các đóng góp về đề tài của chúng tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình “Cấu trúc máy vi tính và bảo trì hệ thống” – Thầy Trần Tiến Dũng .
-
- nghi-20214.html
-
-
-
-
-
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31283.doc