MỞ ĐẦU
Việt Nam là nơi tập trung của trên 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng với những nếp sống văn hoá đa dạng. Đó là những nét riêng để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên sự riêng biệt của các dân tộc đó lại hài hòa trong nền văn hoá nói chung.Hiện nay vấn đề tìm hiểu và phát huy nguồn lực văn hóa Việt Nam và văn hoá các dân tộc đang là vấn đề được quan tâm và được nhiều ngành khoa học tìm hiểu, ghi nhận, trong đó có triết học.Việc vận dụng phạm trù cái trong và cái riêng trong triết học vào vấn đề này cho phép ta đi sâu tìm hiểu rõ hơn văn hóa Việt Nam, sức mạnh nguồn lực phát triển văn hóa Việt Nam nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu cái chung và cái riêng trong nếp sống văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam.Bởi trước hết chúng tôi là những sinh viên khoa Triết học,hơn nữa còn là những người con của một dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn: đó là dân tộc Tày.Chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nếp sống văn hóa của dân tộc mình và mối liên hệ của chúng với nếp sống văn hóa Việt Nam dưới cái nhìn của triết học – ngành khoa học mà chúng tôi đang theo đuổi.
Vấn để về văn hóa là đối tượng của nhiều ngành khoa học. Do vậy mà có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nó. Ví dụ như “Bản sắc văn hóa dân tộc” của Hồ Bá Thâm,”Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người,văn hóa Việt Nam của tác giả Hoàng Nam đã nêu bật được cái nhìn tổng diện của nếp sống văn hóa Việt hết sức phong phú và đa dạng.Bên cạnh đó cũng có nhiều cuốn viết về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số như “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc,cho thấy được vị trí của bản sắc văn hoá của các dân tọc thiểu số trong bản sắc văn hoá Việt Nam.
KÊT LUẬN
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4987 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu cái chung và cái riêng trong nếp sống văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nơi tập trung của trên 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng với những nếp sống văn hoá đa dạng. Đó là những nét riêng để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên sự riêng biệt của các dân tộc đó lại hài hòa trong nền văn hoá nói chung.Hiện nay vấn đề tìm hiểu và phát huy nguồn lực văn hóa Việt Nam và văn hoá các dân tộc đang là vấn đề được quan tâm và được nhiều ngành khoa học tìm hiểu, ghi nhận, trong đó có triết học.Việc vận dụng phạm trù cái trong và cái riêng trong triết học vào vấn đề này cho phép ta đi sâu tìm hiểu rõ hơn văn hóa Việt Nam, sức mạnh nguồn lực phát triển văn hóa Việt Nam nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu cái chung và cái riêng trong nếp sống văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam.Bởi trước hết chúng tôi là những sinh viên khoa Triết học,hơn nữa còn là những người con của một dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn: đó là dân tộc Tày.Chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nếp sống văn hóa của dân tộc mình và mối liên hệ của chúng với nếp sống văn hóa Việt Nam dưới cái nhìn của triết học – ngành khoa học mà chúng tôi đang theo đuổi.
2.Tình hình nghiên cứu
Vấn để về văn hóa là đối tượng của nhiều ngành khoa học. Do vậy mà có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nó. Ví dụ như “Bản sắc văn hóa dân tộc” của Hồ Bá Thâm,”Bước đầu tìm hiểu văn hóa tộc người,văn hóa Việt Nam của tác giả Hoàng Nam đã nêu bật được cái nhìn tổng diện của nếp sống văn hóa Việt hết sức phong phú và đa dạng.Bên cạnh đó cũng có nhiều cuốn viết về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số như “Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc,cho thấy được vị trí của bản sắc văn hoá của các dân tọc thiểu số trong bản sắc văn hoá Việt Nam.
Trên nền tảng của những bước nghiên cứu đó,bài nghiên cứu này sẽ làm rõ hơn và cụ thể hoá nó trong mối liên hệ giữa nếp sống văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam như là phạm trù cái chung và phạm trù cái riêng trong triết học.Việc nghiên cứu vấn đề này có vị trí hết sức thiết thực trong tình hình nghiên cứu văn hóa ở Việt Nam hiện nay.Bởi không đơn thuần chỉ là miêu tả liệt kê mà bài nghiên cứu này đi sâu cụ thể vào nếp sống văn hóa,gắn theo nó là tư duy,nhãn quan của triết học.Từ đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về một khía cạnh nhỏ trong nếp sống văn hóa trên đát nước mà mình đang sống.
3 - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Vận dụng cặp phạm trù cái chung và phạm trù cái riêng của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học để nghiên cứu về nếp sống văn hóa dân tộc,chỉ ra được mối quan hệ nếp sống văn hóa Việt Nam và nếp sống văn hoá các dân tộc khác nói chung,dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói riêng.Từ đó phát huy được sức mạnh văn hoá tiềm tàng của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đáy nước.
* Nhiệm vụ
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nếp sống văn hoá dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hoá Việt Nam phải dựa trên sự vận dụng phạm trù cái chung - cái riêng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi cần hướng tới của bài nghiên cứu này là khảo cứu mối quan hệ giữa nếp sống văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam dưới cái nhìn của mối quan hệ chung riêng nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
5 – Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Chúng tôi dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng để nghiên cứu mối quan hệ giữa nếp sống văn hóa Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, so sánh những đậc điểm của nếp sống văn hóa dân tộc Tày với nếp sống văn hóa Việt Nam để thấy được mối quan hệ giữa sự phát triển của văn hóa Việt Nam nói chung và đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc Tày nói riêng.
6 – Ý nghĩa của nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, chúng ta có thể tích lũy được những vốn tri thức cần thiết, có thêm sự hiểu biết về nếp sống văn hóa của dân tộc mình,rèn luyện được kỹ năng làm một bài khóa luận. Đồng thời cũng thông qua nghiên cứu những lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã được gắn vớI thực tiễn, phát huy giá trị đúng đắn và quy báu của mình.
7 - Kết cấu của báo cáo khoa học
Báo cáo khoa học gồm 4 phần chính:
+ Phần mở đầu gồm 7 mục.
+ Phần nội dung gồm 3 chương. Trong đó chương 1( 2 tiết ), chương 2 ( 4 tiết ), chương 3 ( 2 tiết )
+ Phần kết luận.
+ Danh mục tài liệu tham khảo.
B - NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG.
Các khái niệm
Phạm trù
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về phạm trù.Theo quan điểm của Căng, phạm trù biểu hiện như hình thức tư tưởng thuần tuý của giác tính chứ không phải hình thức của bản thân tồn tại, nhiệm vụ của nó là điều chỉnh thế giới cảm tính hỗn độn. Ông thừa nhận ý nghĩa lớn lao của các phạm trù nhưng vẫn chuyển toàn bộ phạm trù ấy vào tư duy,vào chủ thể bằng cách hoàn toàn tách rời khỏi thế giới khách quan của sự vật. Hêghen đã phê phán quan điểm này một cách nghiêm khắc nhưng ông cũng không thể đưa ra cách giải quyết. Ông tuyệt đối hóa cái phổ biến làm giảm vai trò của cái cá biệt.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt những thuộc tính, những mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng, của toàn bộ thế giới hiện thực nói chung. Theo V.I.Lênin “các phạm trù là những bậc thang của quá trình nhận thức”. Nó là những “cái mấu”, “cái nút” của nhận thức vì nó đã bóc trần được sự liên hệ, sự thống nhất bên trong, những quan hệ bản chất giữa các hiện tượng, là những “cái nút trong màng lưới giúp cho việc nhận thức và chinh phục màng lưới ấy” Theo “Nh÷ng ph¹m trï cña phÐp biÖn chøng duy vËt”, Nxb Sù thËt, 1960, tr 71.
1.1.2. Cái chung
Theo Lênin, phạm trù cái chung được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nữa V.I.Lªnin toµn tËp, t 29, Nxb TiÕn bé, Matxc¬va (1981), tr 381.
. Cái chung, cái phổ biến phản ánh trong nhận thức.Cái chung, cái phổ biến phản ánh trong nhận thức dưới hình thức là những khái niệm chung, phán đoán chung, những quy luật của khoa học.Ví dụ như khái niệm chung về tam giác là hình có 3 cạnh thì tất cả các hình có 3 cạnh đều được coi là hình tam giác.
1.1.3. Cái riêng
Cũng theo Lênin, cái riêng là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng hay một quá trình riêng lẻ nhất định tồn tại trong những mối liên hệ xác định với những sự vật khác trong không gian thời gian xác định V.I.Lªnin toµn tËp, t 29, Nxb TiÕn bé, Matxc¬va (1981), tr 381.
.Cái riêng hay còn gọi là cái đơn nhất bao giờ cũng tồn tại ở một nhóm, một hệ thống xác định, liên hệ chặt chẽ với cái chung. Đó có thể là cái riêng trong một con người: I – văng,Vaxili…,hay là cái riêng trong tự nhiên: một loài động vật, thực vật nào đó hoặc cũng có thể là cái riêng trong lịch sử xã hộ, là một sự kiện lịch sử nào đó. Ví dụ như cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam…hoặc cũng có thể là một nhóm các sự vật nằm trong một nhóm khác rộng hơn, phổ biến hơn.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt cái riêng và cái đơn nhất. Cái đơn nhất là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính…chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ kết cấu vật chất nào khác.
Mối liên hệ giữa cặp phạm trù cái chung và cái riêng.
Theo quan điểm của phái duy danh, cho rằng chỉ có cái riêng là tồn tại thực sự còn cái chung chẳng qua là những tên gọi do lý trí đặt ra chứ không phản ánh một hiện thực gì hết. Theo họ, các khái niệm chung khiến con người lầm tưởng rằng sau các khái niệm ấy là những sự vật, hiện tượng thực ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Xuất phát từ quan điểm ấy, họ phủ nhận cả khái niệm vật chất, phủ nhận cả chủ nghĩa duy vật. Có thể nói đây là quan điểm sai lầm.
Còn phái duy thực, đại diện tiêu biểu là Platon lại cho rằng: cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Cái chung đó là những ý niệm , nó tồn tại độc lập bên cạnh những cái riêng và tồn tại vĩnh viễn. Còn cái riêng hoặc không tồn tại hoặc nếu có tồn tại thì cũng là do cái chung sản sinh ra và chỉ tồn tại nhất thời rồi mất đi. Đây là một quan điểm duy tâm hoàn toàn cho rằng khái niệm có trước và tồn tại độc lập với cái mà nó phản ánh.
Vậy đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng nhưng đều chưa đúng đắn.Và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời, đưa ra cách giải quyết hợp lý vấn đề này.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cái chung và cái riêng đều tồn tại trong các sự vật, nhóm sự vật hoặc trong một hệ thống nhất định. Cái riêng bao giờ cũng là sự vật nằm trong một hệ thống nhất định, còn cái chung bao giờ cũng thuộc về cái riêng đó. Không có cái chung thuần tuý tách khỏi cái riêng và ngược lại không có cái riêng nào tồn tại độc lập không phụ thuộc vào cái chung. Như Lênin đã nói “ Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung, bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận hay là một bản chất của cái riêng” V.I.Lªnin toµn tËp, t 29, Nxb TiÕn bé, Matxc¬va (1981), tr 381.
.
Sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng được biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực. Ví dụ như trong tự nhiên, theo định luật vạn vật hấp dẫn, bất cứ hai vật thể nào cũng hút nhau bằng một lực tỉ lệ thuận với tích số những khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Định luật này lại được thể hiện trong sự vận động của một hành tinh riêng lẻ, đơn nhất. Mọi hiện tượng của đời sống xã hội (cũng như của tự nhiên) đều vốn có những mâu thuẫn nội tại. Thuộc tính chung ấy bao giờ cũng biểu hiện là một mâu thuẫn cụ thể của những giai cấp, đảng phái, quốc gia hoặc trong nội bộ các giai cấp, đảng phái, quốc gia ấy.
Mặt khác, cũng theo chủ nghĩa Mác – Lênin cái chung là cái bộ phận còn cái riêng là cái tổng thể toàn vẹn. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả sự vật riêng lẻ, bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung. Cái chung nghèo nàn hơn, cái riêng phong phú hơn vì nó bao hàm cái chung. Nhưng cái chung quy định cái riêng khi cái chung là cái bản chất cái quy luật, còn cái riêng phụ thuộc vào cái chung. Tuy nhiên, sự đối lập giữa phạm trù cái chung và phạm trù cái riêng này không giống với khái niệm trong cuộc sống thường ngày nên ta cần có cách xem xét hợp lý.
Theo cuốn “ Những phạm trù của phép biện chứng duy vật”, khi nói đến cái chung, để nói rằng đây là cây bạch dương chúng ta sẽ nhắc đến những cái đặc biệt quan trọng chứ không nói đến nhiều mặt khác của sự vật (vị trí, chiều cao, tuổi tác…). Rõ ràng cái riêng chỉ có mối liên hệ với cái chung - cây bạch dương trong từng phần chứ không phải trong toàn bộ, nhiều đặc điểm của cái riêng vẫn còn ở ngoài phạm vi cái chung ấy. Đó là chỗ không đầy đủ của cái chung. Nhưng cái riêng tự nó cũng không đầy đủ, nó chỉ tồn tại thực tế trong mối quan hệ với cái chung. Nghĩa là bức tranh thật sự về thế giới như nó tồn tại trong thực tế, đó là sự thống nhất biện chứng của hai mặt đối lập – cái chung và cái riêng.
V.I.Lênin cũng đã từng chỉ rõ: cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Điều đó có nghĩa là cái riêng tồn tại độc lập nhưng sự độc lập đó không có nghĩa là hoàn toàn cô lập với cái khác. Ngược lại bất cứ cái riêng nào bao giời cũng tồn tại trong một môi trường, một hoàn cảnh nhất định. Do đó đều tham gia các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật xung quanh. Các mối liên hệ này cứ trải rộng dần kết quả là tạo thành một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “ cái chung” nào đó. Và thông qua hàng nghìn sự chuyền hóa cái riêng bao giờ cũng dẫn tới cái chung. Một yếu tố, một thuộc tính có thể được coi là một cái riêng trong quan hệ này nhưng lại là cái chung trong quan hệ nào khác. Cái chung là yếu tố tạo lên cái riêng chứ không phải nó biến hóa hoàn toàn thành cái riêng. Ví như một loài vật đã quen với hoàn cảnh sống nhất định, khi điều kiện sống thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, không khí, thức ăn…Những biến đổi cá biệt đó làm cho những đặc tính và đặc trưng không bình thường, không đặc sắc với loại đó xuất hiện. Chúng sẽ được củng cố ở thế hệ sau nếu vẫn sống trong hoàn cảnh ấy. Những con vật nào trong loài ấy không thể đi chệch cái phổ biến nghĩa là kiểu hình thành trong những điều kiện cũ thì chết dần. Những biến đổi cá biệt dần dần thành phổ biến, cái phổ biến dần dần thành cá biệt và sau đó có thể mất đi.
Cái đơn nhất phát triển thành cái phổ biến là sự biểu hiện tiến trình phát triển đi lên. Tương lai thuộc về cái đơn nhất ấy, bởi trong tiến trình phát triển, cái mới, cái tiến bộ biểu hiện tính quy luật nhất định sẽ chiến thắng.
Cặp phạm trù cái chung, cái riêng là một trong 3 cặp phạm trù quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng.Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cả lý luận và thực tiễn. Bất cứ sự hiện tượng nào cũng có những cái chung, cái riêng nhất định, hiểu được cái chung cái riêng đó ta mới đưa ra được định hướng phát triển đúng đắn. Nếp sống văn hóa cũng là một trong những vấn đề như thế.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG - CÁI RIÊNG TRONG NGHIÊN CỨU NẾP SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC TÀY Ở BẮC KẠN VÀ NẾP SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM
2.1. Khái niệm nếp sống văn hóa.
Để hiểu được khái niệm nếp sống văn hóa, trước hết ta phải hiểu văn hóa là gì và nếp sống là gì?
Có rất nhiều định nghĩa, khái niệm về văn hóa (cả về nghĩa rộng và nghĩa hẹp) nhưng ở đây chúng tôi không đưa ra những cách hiểu ấy mà chỉ đưa ra một cách hiểu chung nhất. Theo tổ chức Unessco “ Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân mình, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra dể xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vươt trội lên bản thân” Theo”C¬ së v¨n ho¸ ViÖt Nam”- GS TrÇn Quèc Vîng
.
Còn nếp sống chính là một bộ phận của lối sống được lặp đi lặp lại thành nền nếp, thói quen…Hay “ Nếp sống là toàn bộ những thói quen được hình thành, những thói quen đã trở thành nếp trong sản xuất, chiến đấu, trong mọi quan hệ xã hội và trong sinh hoạt riêng tư của mỗi con người. Những thói quen ấy còn được gọi là tập quán” Vò Khiªu “ Lao ®éng, nguån v« tËn cña mäi gi¸ trÞ” - Nxb Thanh niªn, 1975, tr 135.
.
Như vậy nếp sống văn hóa là những văn hóa (cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ) được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen, nghĩa là được định hình, định tính, được xác lập giá trị thành một nét văn hóa, được các cá nhân và cộng đồng thừa nhận làm theo.
2.2.Một số nét đặc sắc của nếp sống văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng núi cao phía đông bắc của tổ quốc, nơi đây có những dãy núi cao hình cánh cung như: Phja Bjooc, Thanh Thuỷ…trên rừng có nhiều loại gỗ quý và động vật khác nhau, có dòng sông Cầu và hồ Ba Bể nổi tiếng trong cả nước đã đi vào huyền thoại .Chính trong điều kiện địa hình này người dân tộc tày ở Bắc Kạn sống thành bản nhỏ ở khắp miền rừng núi nên họ phải dựa vào nhau để sống, gắn bó trong tình nghĩa bản làng. Từ đây người dân tộc Tày ở Bắc Kạn đã hình thành nếp sống văn hóa đặc sắc mang tính riêng biệt trong ăn uống, trang phục, nhà ở lễ hội.
2.2.1. Ăn uống
Trong nếp ăn uống truyền thống người dân tộc Tày chủ yếu ăn cơm nếp đun trong ống nứa (cơm lam), ăn thịt thú rừng, củ qủa rau rừng hái lượm được, uống nước suối. Đây là một thich nghi với điều kiện sống tự nhiên cũng là nét đặc sắc trong nét văn hóa ẩm thực truyền thống ở Bắc Kạn.
Ngày nay do sự giao lưu kinh tế giữa hai miền xuôi ngược, nền công nghiệp ngày càng phát triển, nếp ăn uống của người dân tộc Tày cũng có nhiều thay đổi so với nếp ăn uống truyền thống, bữa ăn hàng không có gì khác người kinh mức sống ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. NgườI dân tộc Tày chủ yếu thích ăn đồ xào, trong cơ câu bữa ăn bao gồm : cơm, canh,rau xào, thịt xào…, đặc biệt coi trọng bữa trưa và bữa tối. Họ quan niệm chỉ nên bắt đầu ăn khi có đầy dủ các thành viên trong gia đình. Đây là nếp văn hóa – văn minh đặc sắc tạo nên tinh thần đoàn kết tương thân tương ái ngay trong từng gia đình cũng như cộng đồng dân tộc.
2.2.2. Trang phục
Trang phục truyền thống của người phụ nữ dân tộc Tày ở Bắc Kạn là bộ áo dài màu chàm tự dệt từ bông gai, đầu chít khăn đen. Bộ váy áo đó vừa giản dị về kiểu dáng vừa co tính thẩm mĩ cao. Đi kèm với nó là bộ trang sức gồm: vòng cổ, vòng tay bằng bạc, đáng chú ý là bộ xà tích bạc lấp lánh vắt từ vòng eo rủ qua hông tạo thành hình vành khuyên lấp lánh càng tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng cũng như phong cách ăn mặc độc đáo của phụ nữ dân tộc Tày. Tuy nhiên phong cách ăn mặc đó đã và đang Kinh hóa, có nhiều cách tân trong trang phục phụ nữ Tày. Bộ váy áo đó chỉ còn được chị em mặc vào những dịp lễ tết, hội hè. Trong ngày thường, chị em dân tộc Tày ở Bắc Kạn cũng mặc những bộ trang phục như phụ nữ Kinh.
2.2.3. Nhà ở
Do sống trên miền núi cao lại chịu khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh do anh hưởng gió mùa đông bắc nên đã hình thành cách xây dựng nhà ở hết sức độc đáo. Ngôi nhà của người dân tộc Tày theo đúng truyền thống là nhà sàn có 3 gian, thường được lập bằng lá cọ. Nhà cao ráo thoáng mát, co tác dụng tránh được thú dữ. Trong nhà bài trí một cách độc đáo: bếp được đặt giữa nhà ấm ấp về mùa đông, bên trái là gian tiếp khách, bên phải là buồng ngủ. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở trên cao đối diện với gian tiếp khách. Cầu thang lên nhà là cầu thang lẻ, ở cạnh cầu thang có một máng chứa nước dùng để rửa chân. Có thể nói nhà ở là một đặc điểm văn hóa đặc sắc mang tính riêng biệt của người dân tộc Tày.
2.2.4.Lễ hội
Bất cứ dân tộc nào cũng có ngày lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình đặc biệt những ngày lễ hội ở Bắc Kạn đã thể hiện một cách độc đáo nếp sống hàng ngày của người dân tộc tày thể hiện rõ nhất qua ngày lễ hội dịp tết hàng năm. Lễ hội này thường được tổ chức vào mùng 4, mùng 5 tết âm lịch với các hình thức vui chơi độc đáo như: ném còn, kéo co,ca hát…tập trung đầy đủ mọi người dân trong làng bản, thể hiển tính đoàn kết dân tộc cao.
Nhắc tới lễ hội ở Bắc Kạn không thể không kể đến ngày hội xuân Ba Bể - một ngày hội được nhiều du khách trong cả nước đến thăm quan. Đến đây, du khách sẽ đươc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ nước thiên nhiên rộng lớn cùng tấm lòng hiếu khách của người dân nơi đây. Hội xuân Ba Bể kéo dài trong 3 ngày, tập trung đầy đủ nhất 5 dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Dao,H mông. Có lẽ ai đã tớI thăm hồ Ba Bể sẽ không thể nào quên những tà áo dài tha thướt của các cô gái Tày trên những con thuyền độc mộc lướt sóng. Những bài lượn, sli da diết như níu chân du khách. Trong lễ hộI này, hầu như tất cả nét đẹp truyền thống đều được chưng bầy, thể hiện một cách độc đáo, làm nên ngày hội Ba Bể không thể nào quên.
2.2.5.Tục lệ thờ cúng tổ tiên
Dân tộc Tày ở bắc Kạn cũng như bất cứ dân tộc nào trên đất nước Việt Nam đều có tấm lòng hiếu thảo, biết ơn công lao của các thế hệ đi trước. Trong bất cứ ngôi nhà nào cũng đều có bàn thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ những người đã khuất, và cứ 3/3 âm lịch hàng năm họ lại cùng nhau đi “tảo mộ” sửa sang lại những ngôi mộ chôn cất tổ tiên mình, cầu mong cho người dưới mộ được bình an “mồ yên mả đẹp” và phù hộ cho con cháu được mạnh khoẻ may mắn. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện nếp sống văn hóa có kề thừa từ truyền thống. Cho đến nay đứng trước xu thế phát triển của thời đại mới, nó vẫn được giữ vững và còn nguyên giá trị.
Như vậy ta có thể thấy được những nét văn hoá rất riêng và đặc sắc của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Ngày nay bắt nhịp cùng sự phát triển của đất nước nền văn hóa của dân tộc Tày cũng dần phát triển, hòa nhịp với nền văn hóa chung của đất nước và nhân loại trên cơ sở hòa nhập nhưng không hòa tan. Nếp sống văn hóa đập đà giàu truyền thống của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn rất đáng được ghi nhận và phát huy. Nó góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nếp sống Việt Nam. Trên cơ sở đó, nó có những mốI liên hệ nhất định đối với nếp sống văn hóa Việt Nam. Để hiểu rỏ hơn về những mối liên hệ cơ bản ấy, chúng ta sẽ tìm hiểu ở các phần sau.
2.3. Một số nét đặc sắc của nếp sống văn hóa Việt Nam
2.3.1. Ăn uống
Ăn uống là một nhu cầu, một nét văn hoá của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Trước hết, nó xuất phát từ nhu cầu vật chất cần thiết của con người. Con muốn sống,muốn tồn tại thì phải ăn uống. Trong cuộc sống trước đây, yêu cầu đặt ra chỉ là ăn uống sao cho đây đủ, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Nhưng cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao và họ đã xem ăn uống cũng như một văn hóa. Văn hóa ăn uống của dân tộc Việt Nam khác với văn hóa ăn uống của các nước khác và trong đất nươc Việt Nam, phong cách ăn uống của các dân tộc lại khác nhau. Cách ăn uống ấy phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của mỗi vùng. Cách chế biến đồ ăn của các dân tộc khác nhau, có dân tộc thích ăn đồ luộc, có dân tộc lạI thích ăn đồ xào…Thậm trí cùng một thứ: ngô, đỗ, gạo nếp, gạo tẻ…nhưng mỗi dân tộc lại có cách chế biến nấu nướng khác nhau ( cơm lam ).
Cách tổ chức cơ cấu cũng hết sức phong phú, đa dạng.Có quan niệm cho rằng: sáng ăn cho mình, trưa ăn cho ban tối ăn cho thù - tức khuyên con người nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa, không nên ăn vào bữa tối. Nhưng ngược lại , cũng có quan niệm cho rằng: sáng nên ăn ít để làm việc nhẹ nhàng, tối nên ăn nhiều vì đó là lúc cơ thể được nghỉ ngơi, có điều kiện hấp thu các chất bổ Theo “ Bíc ®Çu t×m hiÓu v¨n ho¸ téc ngêi, v¨n ho¸ ViÖt Nam”- Hoµng Nam, Nxb V¨n ho¸ d©n téc. tr217.
.Nhìn chung, cách ăn uống này phụ thuộc vào mỗi dân tộc, thậm chí mỗi người. Người Thái có câu:
“Cơm, nước ở mặt đất
Thức ăn ở trong rừng”
Phương cách uống và thức uống cảu người Việt Nam cũng hết sức phong phú: uống nước lã, nước chè, uống rượu… Ngay cả trong cùng một thức uống như rượu cần thì cách uống của mỗI dân tộc cũng khác nhau, tiêu biểu là người Thái, người Mường và đồng bào Tây Nguyên. Tất cả góp phần làm nên nét văn hóa trong ăn uống.
2.3.2.Trang phục
Khác với người nguyên thuỷ, con người hiện đại biết sử dụng quần áo đẻ che đậy, bảo vệ cơ thể. Và văn hóa mặc cũng ngày càng phát triển nhằm đạt đến mục đích cao hơn như:thẩm mĩ,thu hút. Phong cách ăn mặc của mỗi vùng phụ thuộc vào phong tục tập quán, quan niệm thẩm mĩ, khí hậu: dân cư xứ nóng mặc quần áo vải mỏng, mầu sáng tạo cảm giác mát mẻ; dân cư xứ lạnh mặc quần áo vải dày, dễ hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt. Theo các nhà nghiên cứu, mặc cũng là một yếu tố biểu hiện văn hóa tôc người. Do quan niệm tín ngưỡng tôn giáo khác nhau nên các hoa văn trên quần áo của các dân tộc cũng khác nhau với những cách lý giải ý nghĩa khác nhau. Có những hoa văn hình học mà dân tộc Kinh gọi là hoa văn hình răng cưa, nhưng ở các dân tộc thuộc ngữ hệ Tày – Thái thì gọi đó là hoa văn hình răng chó Theo “Bíc ®Çu t×m hiÓu v¨n ho¸ téc ngêi, v¨n ho¸ ViÖt Nam”- Hoµng Nam, Nxb V¨n ho¸ d©n téc, tr20.
.Bằng cách phối hợp những mầu sắc, hoa văn cùng sư tinh tế khéo léo của bàn tay,mỗi dân tộc đã tạo ra thẩm mĩ ăn mặc riêng. Những hoa văn trên quần lúc nào cũng là tâm hồn thẩm mĩ của dân tộc.
2.3.3. Nhà ở
Nhà là không gian cư chú, nơi diễn ra các hoạt động sống của con người. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhà và cách làm nhà. Bất cứ gia đình nào, dân tộc nào cũng có ngôi nhà của riêng mình vì đó là tổ ấm, là dấu hiệu phân biệt con người ngày nay với con người nguyên thuỷ trước kia.
Cách làm nhà ở của mỗi dân tộc khác nhau, phụ thuộc vào mục đích làm nhà, điều kiện tự nhiên – xã hôi mà dân tộc đó sinh sống. Thường thì ngôi nhà mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc. Nhà ở của người Kinh thường là nhà 3 gian, ngày nay là nhà mái bằng. Nhà ở của người dân tộc thiểu số mang tính ước lệ tượng trưng: nhà đất, nhà sàn, nhà nửa sàn, nửa đất, nhà trình tường …Nội thất nhà cũng đặc biệt khác nhau từ những vật dụng đến cách bố trí. Tuỳ thuộc quan niệm,tín ngưỡng của mỗi dân tộc mà có cách bố trí, sắp đặt khác nhau. Ví dụ như nhà của người Mông có đặc trưng: nhỏ, giường ngủ được đặt sau bàn thờ, ở giữa có một bức vách, đặc biệt giường ngủ của các cô gái lại được đặt cạnh bức vách và có thể dỡ vách đi chơi.
2.3.4. Lễ hội
Lễ hội là hoạt động tinh thần nhằm cố kết cộng đồng, là nơi hội tụ hài hoà của các hình thái nghệ thuật dân gian. Việt Nam là nước có lễ hội phong phú, đa dạng – 54 dân tộc với các lễ hội khác nhau.
Lễ hội gồm 2 phần. Phần lễ là phần thờ cúng, rước và tế. Đây là phần được tiến hành một cách long trọng, linh thiêng, thậm chí pha màu bí ẩn, thường do các thày cúng thực hiện. Các vật cúng tế phải “thành tâm và tinh khiết”.Khi tiến hành nghi lễ người dân đã gửi gắm vào đó một niềm tin sẽ được trời phật, thần linh phù hộ. Những cư dân trồng trọt cầu mong được vụ mùa bội thu, những ngư dân cầu cho biển đầy cá…Theo cuốn “ Văn hóa phong tục”,các nghi thức tế, lễ, rước, kiệu thánh cùng các đồ cúng như trên đã nói là một định chế bất biến.
Phẩn hội là phần do mọi người có mặt trong buổi lễ tham gia các trò chơi, trò diễn…Đã nói đến hội là nói đến sự cởi mở, vui vẻ, may mắn…Những người đến với hội một phần xuất phát từ tấm lòng tôn kính đối với thần linh, mặt khác để tìm không khí bình đẳng: không phân biệt tôn giáo, giai cấp, giàu nghèo, sang hèn…,cho tư tưởng thoải mái dễ chịu. Trong hội có nhiều trò chơi dân gian: đánh cờ, đánh đu… diễn ra, người dân có thể cùng tham gia cùng giao lưu thậm chí từ đó thay đổi lối sống, nếp sống của mình.
Lễ hội được tổ chức có thể xuất phát hoặc gắn liền với các danh lam thắng cảnh, các truyền thuyết như chùa Hương, hội Gióng … Một điều chung nhất mà chúng ta có thể nhận thấy ở các lễ hội là hầu hết đều diễn ra ở một nơi thờ tự nhất định: đình, chùa, miếu, đền…Bởi đây được coi là trung tâm hội tụ tinh thần, là nơi thờ cúng các vị thánh, vị thần. Các nơi thờ tự này đều được xây dựng một cách công phu với những nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ, điêu khắc tinh xảo. Tuy nhiên , ở mỗi vùng lại có cách thờ tự cũng như tổ chức lễ hội khác nhau với những ý nghĩa, niềm tin khác nhau.
Nếp sống văn hóa dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hoá Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng nhưng trên đây chúng tôi chỉ trình bày một số nét để thấy nét chung và nét riêng cơ bản nhất giữa chúng. Từ đó dựa trên cơ sở lý luận của phép biện chứng duy vật về cặp phạm trù cái chung và cái riêng để nghiên cứu nếp sống văn hóa một cách sâu sắc hơn.
2.4. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng áp dụng trong nếp sống văn hóa của dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hóa Việt Nam
2.4.1.Sự thống nhất
Dân tộc Tày là một trong 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có nếp sống văn hóa tương đối giống các dân tộc khác.Họ biết dựng nhà để ở, trồng trọt và chăn nuôi để phục vụ nhu cầu sống. Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển kéo theo nó là nhu cầu sống ngày càng được nâng cao. Những nếp sống văn hoá cũng có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện sống mới. Và nếp sống văn hoá dân tộc Tày ở Bắc Kạn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếp sống này chỉ có thể được xem xét là tồn tại và phát triển khi đặt trong mốI quan hệ với nếp sống văn hoá Việt Nam, nó góp phần làm cho nền văn hóa ấy trở nên phong phú, đa dạng. Có thể nói nếp sống văn hoá của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sông văn hóa Việt Nam cùng hòa trong một dòng chảy. Chắt lọc từ dòng chảy đó là những giọt tinh tuý toát lên vẻ đẹp con người Việt Nam. Nói đến con người Việt Nam chúng ta không thể không nhắc đến tục thờ cúng tổ tiên. Đây là tục lệ đẹp , phổ biến, được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện sự tôn kính đối với ông bà tổ tiên đã mất bằng cách lập bàn thờ trong nhà và đặt ở nơi thiêng liêng nhất. Dân tộc Tày ở Bắc Kạn là một dân tộc thuộc đất nước Việt Nam nên cũng có tục.
2.4.2. Sự đối lập
Như chúng ta đã biết, nếp sống văn hóa Viêt Nam là một nếp sống phong phú đa đạng. Nó bao gồm nếp sống của trên 54 dân tộc anh em. Nếp sống ấy chỉ được thể hiện ra thành nếp sống văn hoá Việt Nam khi thông quan biểu hiện nếp sống của từng dân tộc, trong đó có dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Thông qua các dân tộc cụ thể, các quốc gia trên thế giới có thể hình dung ra nếp sống văn hoá Việt Nam một cách chính xác, tỉ mỉ hơn. Nếp sống văn hoá Việt Nam bao hàm một phần nếp sống văn hoá dân tộc tày. Ví như cùng nằm trong dải đất hình chữ S này, cùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng nhà ở truyền thống của người Tày ở Bắc Kạn không giống của người Kinh hay người Dao. Có thể nói nếp sống văn hóa chung của Việt Nam thì sẽ quy định nếp sống văn hoá của các dân tộc trong cả nước như vậy các dân tộc muốn phát huy bản sắc truyền thống của mình cũng phải dựa trên cơ sở của nếp sống văn hoá Viêt Nam.
Xét một cách tổng thể, nếp sống văn hoá của dân tộc Tày ở Bắc Kạn đặc sắc, phong phú hơn nếp sống văn hoá Việt Nam. Nó có kế thừa và phát huy nếp sống văn hoá của đất nước. Nhờ có những nét tương đồng và đối lập như vậy đã tạo nên một cái nhìn chỉnh thể trong đa dạng về nếp sống văn hoá.Giả dụ như hãy nhìn vào đám cưới truyền thống của người H’mông so với đám cưới của dân tộc Tày ở Bắc Kạn ta sẽ thấy nhưng nét tương đồng và đối lập ấy. Bởi vì những nếp sống này đã được hình thành từ xa xưa, đã trở thành thói quen trong suy nghĩ của chính những dân tộc đó.
2.4.3. Sự chuyển hóa
Sống trong hoàn cảnh tự nhiên xã hội thế nào sẽ quy định đến nếp sống văn hoá của con ngườI đến đó. Họ sẽ có cách ăn uống, xây dựng nhà cửa, tạo ra những nếp sống tinh thần cho phù hợp với hoàn cảnh ấy. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng nếp sống văn hoá của dân tộc Tày ở Bắc Kạn và nếp sống văn hoá Việt Nam chỉ mang tính tương đối. Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà nếp sống ấy có sự thay đổi. Nếp sống văn hoá dân tộc Tày được coi là một phần của nếp sống văn hoá Việt Nam nhưng nếp sống văn hoá Việt Nam thì không chỉ có ở nếp sống văn hoá dan tộc Tày mà còn có ở nhiểu dân tộc khác. Đôi khi nó mang những nét riêng nhất định. Tuy nhiên, hai nếp sống này có sự giao lưu chuyển đổi lẫn nhau. Một nét đẹp văn hóa của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn là một nét đẹp của văn hóa Việt Nam và ngược lại, nét đẹp văn hóa Việt Nam lại làm cho văn hóa Tày thêm độc đáo hơn. §iÓn h×nh lµ bé trang phôc ¸o dµi truyÒn thèng cña ngêi phô n÷ d©n téc Tµy gãp phÇn phong phó h¬n trang phô ¸o dµi phô n÷ ViÖt Nam.
Nh vËy, ta thÊy ®îc nh÷ng nÐt tiªu biÓu vÒ vÊn ®Ò c¸i chung vµ c¸i riªng trong nÕp sèng v¨n h¸o cña ngêi d©n téc Tµy ®èi víi nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam. Tõ ®ã thÊy ®îc ý nghÜa cña viÖc nghiªn cøu nµy trong viÖc h×nh thµnh nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam hiÖn nay.
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN HỆ GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG TRONG SỰ HÌNH THÀNH NẾP SỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Ý nghĩa
Một truyền thuyết đẹp về cội nguồn của các dân tộc Việt Nam mà không phải bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có được là truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ. Kết quả của mối tình đẹp ấy là một bọc trứng nở ra trăm con, 50 người con theo mẹ lên non, 50 người con theo cha xuống biển. Như vậy, tất cả các dân tộc trên đất nước Việt Nam này đều là dân tộc anh em. Và nếp sống của các dân tộc đó cũng có nét tương đồng nhau. Thực sự nếp sống văn hoá của người dân tộc Tày ở Bắc Kạn đang hoà cùng dòng chảy của nếp sống văn hoá Việt Nam. Chúng gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, bổ trợ qua lại với nhau. Nhờ có nếp sống văn hoá của dân tộc Tày mà nếp sống văn hoá Việt Nam thêm phong phú, đa dạng, và ngược lại nếp sống văn hoá Việt Nam với tư cách là tổng hoà của nhiều nếp sống văn hoá khác nhau càng làm cho nếp sống văn hoá dân tộc Tày đặc sắc hơn.
Việc nghiên cứu mối quan hệ chung – riêng trong nếp sống văn hoá hiện nay giúp ta một lần nữa khắc sâu và ghi nhận nếp sống văn hoá dân tộc Việt Nam một cách đầy đủ và cụ thể hơn. Đặc biệt nó lại được xem xét dưới góc độ của tư duy triết học, như một cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật nên càng được hiểu với trình tự lôgic riêng.
3.2. Thực trạng và phương hướng phát triển
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển với nền kinh tế nhiều thành phần, kéo theo nó là sự phát triển của văn hoá. Và quy luật phát triển không ngừng của văn hoá là từ văn hoá cổ truyền- văn hoá hiện tại-các nhân tố mới. Một nền kinh tế “mở cửa” cũng cần một nền văn hoá “mở cửa” tức là có sự giao lưu giữa các dân tộc trong cùng một quốc gia và giữa dân tộc cả quốc gia với các dân tộc của quốc gia khác. Để làm sao cho các nền văn hoá tưởng như rất riêng ấy “hoà nhập” với nhau, song một điều dễ nhận thấy trong nền văn hoá hiện nay là sự du nhập nền văn hoá từ thành thị tới nông thôn, rộng hơn là từ nước ngoài vào Việt Nam là hết sức rõ nét. Trên các con đường làng nhỏ ở nông thôn, ta có thể dể dàng bắt gặp những lối ăn mặc quá “mát mẻ” kiểu thành thị của những bộ váy áo ngắn, những mái tóc cắt ngắn nhuộm xanh nhuộm đỏ, môi son má phấn loè loẹt không phù hợp chút nào vớI không khí yên bình, giản dị ở nông thôn. Hay trên các thành phố lớn, các nam thanh nữ tú thị thành cố gắng làm sao cho thật đúng mốt, làm sao cho thật nổi bật với phong cách “khác người”, làm sao cho thật “ Hip Hop”,cố gắng chạy đua theo từ phong cách ăn mặc cho đến kiểu tóc của các diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc, Nhật Bản…, của các ca sĩ hàng đầu ở Mỹ. Tệ hại hơn, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay có cái nhìn rất “thoáng” về việc “sống thử” trước hôn nhân kể cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là kiểu sống rất “Tây” vượt quá khỏi nếp sống văn hoá cổ truyền của một đất nước thuộc khu vực Á Đông.
Một lần nữa ta cần khẳng định rằng văn hoá có vị trí vô cùng quan trọng trong cuộc sống xã hội. Văn hoá là sản phẩmcủa con người được tích luỹ từ hàng ngàn thế hệ, tự thân nó đã là kho di sản quý báu của loài người, là tấm gương phản chiếu quá trình phát triển của tộc người, là tài sản có giá trị vĩnh hằng của nhân loại. Vì vậy nó cần được bảo tồn và phát huy. Trong thực trạng của đất nước ta hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát huy nếp sống văn hoá dân tộc càng trở nên cấp thiết hơn.
Một mặt cần phải biết kế thừa nền văn hoá cổ truyền từ phong cách ăn uống, trang phục, nhà ở đến nghệ thuật dân gian, các phong tục tập quán…, giữ gìn nét cổ truyền đó như một thứ nữ trang mà chỉ có dân tộc mình mới có. Mặt khác cần biết tiếp thu các nhân tố mới, chắt lọc những tinh hoa từ văn hoá của các dân tộc khác để bổ sung cho văn hoá dân tộc mình tức là xây dựng nội dung văn hoá mới trên hình thức dân tộc .
Các nền văn hoá cần được giao lưu lẫn nhau, “hoà nhập” vào nhau nhưng không được “hoà tan”, biết sử dụng hình thức nghệ thuật dân tộc để chuyển tảI nội dung tiên tiến. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã từng nhận xét “văn hoá là một trong những đặc trưng của dân tộc . Một dân tộc nếu để mãi một truyền thống văn hoá thì khó mà giữ được bản sắc văn hoá dân tộc" .
Vì vậy chúng ta cần biết xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển nhưng không quá đà, giữ được nếp sống dân tộc mà không lạc hậu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ap SepTulin ( 1961), bàn về mốI liên hệ lẫn nhau của các phạm trù trong triết học macxit, NXB Sự Thật.
V.I .Lênin (1981), toàn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcova.
V.I .Lênin (1947),bút kí triết học, NXB chính Trị.
Hồ Bá Thâm, bản sắc văn hoá dân tộc, NXB Văn hoá – thông tin.
Hoàng Nam (1998) , bước đầu tìm hiểu văn hoá tộc người hoá Việt Nam , NXB Văn hoá - dân tộc.
Trần Ngọc Thêm, tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam - cái nhìn hệ thống loại hình.
NXB Chính trị quốc gia , giáo trình triết học Mac –Lenin.
NXB Sự Thật (1960) , những phạm trù của phép biện chứng duy vật.
NXB văn hoá dân tộc (1996), giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Lêi c¶m ¬n
Chóng em xin ch©n thµnh c¸m ¬n c¸c thÇy c« gi¸o, ®Æc biÖt lµ c¸c thÇy c« trong khoa TriÕt vµ gi¸o viªn híng dÉn - TS. Lu Minh V¨n ®· tËn t×nh quan t©m, gióp ®ì chóng em hoµn thµnh b¸o c¸o nµy.
Mét lÇn n÷a chóng em xin tr©n träng c¶m ¬n.
CÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng trong nghiªn cøu quan hÖ gi÷a nÕp sèng v¨n ho¸ d©n téc tµy ë B¾c K¹n
vµ nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam (31 trang)
Môc lôc
Më ®Çu
1
Ch¬ng 1: Néi dung chÝnh cña cÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng
5
1.1.
C¸c kh¸i niÖm
5
1.2.
Mèi liªn hÖ gi÷a cÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng
6
Ch¬ng 2: VËn dông cÆp ph¹m trï c¸i chung- c¸i riªng trong nghiªn cøu nÕp sèng v¨n ho¸ d©n téc Tµy ë B¾c K¹n vµ nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam
11
2.1.
Kh¸i niÖm nÕp sèng v¨n ho¸
11
2.2.
Mét sè nÐt ®Æc s¾c cña nÕp sèng v¨n ho¸ d©n téc Tµy ë B¾c K¹n
12
2.3.
Mét sè nÐt ®Æc s¾c cña nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam
15
2.4.
CÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng ¸p dông trong nÕp sèng v¨n ho¸ cña d©n téc Tµy ë B¾c K¹n vµ nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam
19
Ch¬ng 3: ý nghÜa cña viÖc nghiªn cøu quan hÖ gi÷a c¸i chung vµ c¸i riªng trong sù h×nh thµnh nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam hiÖn nay
22
3.1.
ý nghÜa
22
3.2.
Thùc tr¹ng vµ ph¬ng híng ph¸t triÓn
23
KÕt luËn
25
C. KÕt luËn
Qua viÖc t×m hiÓu vµ ph©n tÝch mèi quan hÖ gi÷a c¸i chung vµ c¸i riªng trong nÕp sèng v¨n ho¸ d©n téc Tµy ë B¾c K¹n vµ nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam kh«ng nh÷ng ta cã ®îc c¸i nh×n s©u s¾c vµ t¬ng ®èi vÒ nÕp sèng v¨n ho¸ truyÒn thèng cña mét d©n téc thiÓu sè trong sè c¸c nÕp sèng v¨n ho¸ phong phó vµ ®a d¹ng trong tæng thÓ v¨n ho¸ ViÖt Nam.
Bªn c¹nh ®ã ta còng nhËn thÊy ®îc mèi quan hÖ gi÷a chóng vµ thªm mét lÇn ®i s©u vµo trong mét cÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng cña chñ nghÜa duy vËt biÖn chøng.
§©y còng chÝnh lµ nh÷ng kÕt qu¶ mµ ®Ò tµi nghiªn cøu nµy híng tíi. §Ó tõ ®©y cã ®îc mét nÒn t¶ng ®Ó ta tiÕp tôc nghiªn cøu nh÷ng mèi liªn hÖ kh¸c cña liªn ngµnh khoa häc: TriÕt häc - V¨n ho¸.
Trêng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n
Khoa triÕt häc
-----***-----
NguyÔn ThÞ v©n hµ
La ThÞ Thu Th¬ng
B¸o c¸o khoa häc Sinh viªn
CÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng trong nghiªn cøu quan hÖ gi÷a nÕp sèng v¨n ho¸ d©n téc tµy ë b¾c k¹n
vµ nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam
Hµ Néi - 2006
Trêng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n
Khoa triÕt häc
-----***-----
NguyÔn ThÞ v©n hµ
La ThÞ Thu Th¬ng
B¸o c¸o khoa häc Sinh viªn
CÆp ph¹m trï c¸i chung vµ c¸i riªng trong nghiªn cøu quan hÖ gi÷a nÕp sèng v¨n ho¸ d©n téc tµy ë b¾c k¹n
vµ nÕp sèng v¨n ho¸ ViÖt Nam
Gi¸o viªn híng dÉn : TS. Lu Minh V¨n
Hµ Néi - 2006
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1698.doc