Đề tài Tìm hiểu chung về FDI

Khái niệm của IMF : FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp Phân tích khái niệm: - Lợi ích lâu dài (hay mối quan tâm lâu dài-lasting interest): Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường đặt ra các mục tiêu lợi ích dài hạn. Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này -Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (effective voice in management!): ~ nói đến ở đây chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp (control). Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty, thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên, tức là những quyền ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp. Khái niệm của OECD : Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. Tham gia vào một doanh nghiệp mới. Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm) Quyền kiểm soát : nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu chung về FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uản lý tiên tiến của nước ngoài trong sản xuất kinh doanh, nâng dần kiến thức kinh doanh hiện đại của mình lên, ví dụ như: kinh nghiệm xây dựng và đánh giá dự án, kinh nghiệm tổ chức và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, tổ chức mạng lưới dịch vụ, ... Năm 2007, mỗi người lao động làm trong khối doanh nghiệp này sinh lợi cho doanh nghiệp 25,1 triệu đồng. Ở doanh nghiệp nhà nước, mỗi người lao động chỉ sinh lợi cho doanh nghiệp 8 triệu đồng và ở doanh nghiệp tư nhân là 5,1 triệu đồng. Khả năng dùng người trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn được thể hiện từ hiệu quả của đồng lương được trả cho người lao động. Kết quả khảo sát cho thấy, 1 đồng tiền lương đã tạo ra 1,1 đồng lợi nhuận tại khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 0,5 đồng trong khối doanh nghiệp tư nhân và 0,3 đồng tại khối doanh nghiệp nhà nước. Năm 2008, NSLĐ khu vực FDI cao hơn 7 lần so với khu vực ngoài nhà nước và bằng 90% khu vực nhà nước, cao hơn 4 lần so với năng suất chung của nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiền lương trả cho lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI lớn hơn trong các doanh nghiệp trong nước. Điều này không chỉ đúng ở các nước đang phát triển mà còn đúng cả ở các nước công nghiệp phát triển. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn FDI thường có xu hướng đầu tư vào các ngành hoặc các địa bàn có mức lương tương đối cao ở nước nhận đầu tư, hoặc thường thuê lao động có tay nghề cao, hoặc nhờ công nghệ chủ đầu tư đem vào hiện đại hơn nên có thể đem lại năng suất cao hơn, do đó tiền lương trả cho lao động cao hơn,... Tiền lương cũng là vấn đề cần thiết trong việc giữ chân nhân sự hiện nay. Năm 2009, tỷ lệ lao động chủ động rời doanh nghiệp là 14%, năm 2008 là gần 17%.. Tác động lan truyền của bộ phận lao động trong khu vực FDI rất có ý nghĩa. Các cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong nước được kích thích nâng cao trình độ khi giao dịch với các đối tác nước ngoài. Người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, mong muốn tìm việc làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI để được thử sức trong một môi trường năng động hơn và có thu nhập cao hơn đã quan tâm hơn đến việc nâng cao trình độ và tay nghề. Tuy nhiên có một thực tế là tỷ lệ lao động nữ rất cao trong các doanh nghiệp FDI, nhưng giá nhân công thấp và có thể gây các bệnh nghề nghiệp (như lệch mắt khi chuyên trách kiểm tra chất lượng lắp điện tử tự động của nhà máy sản xuất máy tính và linh kiện điện tử). Cơ cấu và thu nhập lao động của các doanh nghiệp FDI trong BXH VNR500 2007 2008 Lao động nữ (%) Thu nhập (tr.đ/ ng/năm) Lao động nữ (%) Thu nhập (tr.đ/ng/năm) FDI 69.39% 79,026 67.59% 97,572 NN 35.00% 157,257 35.18% 192,550 Tư nhân 67.92% 111,371 48.86% 59,970 Nguồn: Dữ liệu các BXH VNR500, Vietnam Repo Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Những thập kỷ đầu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, FDI vào các nước đang phát triển chủ yếu nhằm khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Ngày nay, FDI đang trở thành một yếu tố tạo ra sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tích cực ở các nước nhận đầu tư. FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNC và thường tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy FDI đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành này củaViệt Nam. Năm 2009, dịch vụ lưu trú & ăn uống (40,9%) và đầu tư bất động sản (35,4%) là nhóm ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất. Năm 2010, dẫn đẩu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục là lĩnh vực dịch vụ ( cụ thể là bất động sản), kế đến là ngành công nghiệp chế biến. . (Sài Gòn Tiếp Thị) Top 5 ngành thu hút FDI lớn nhất năm 2010: Thứ tự Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 KD bất động sản 27 6.710,6 132,1 6.842,7 2 CN chế biến, chế tạo 385 4.032,2 1.048,9 5.081,2 3 Sản xuất, phân phối điện,khí,nước,đ.hòa 6 2.942,9 9,8 2.952,6 4 Xây dựng 141 1.707,8 26,8 1.734,6 5 Vận tải kho bãi 16 824,1 55 879,1 Nguồn: MPI& GSO Với tỷ trọng vốn FDI vào các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, nguồn vốn này đã góp phần tăng nhanh tỷ trọng về sản lượng, việc làm, xuất khẩu, ... của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của các nước đang phát triển. Tỷ trọng của các ngành kinh tế truyền thống (nông nghiệp, khai thác, ...) giảm mạnh. Mặc dù khu vực chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đăng ký, mức độ giải ngân thực tế còn thấp. Điều này có thể cho thấy đầu tư vào khu vực này gặp nhiều khó khăn và đem lại nguồn lợi ít hơn so với đầu tư vào dịch vụ và bất động sản. Do đó, cần phải xem lại chính sách và các biện pháp ưu đãi để khuyến khích luồng vốn FDI đổ vào khu vực chế biến chế tạo, qua đó nâng cao năng suất và mang lại tác động lan toả cho cả nền kinh tế. Quyết định chính sách của chính phủ Việt Nam cũng có thể có tác động lên cơ cấu FDI theo ngành. Đầu tư vào dự án bất động sản bị chỉ trích vì nhiều l‎í do, làm mất đất nông nghiệp, gây ra bong bóng đất. Vì vậy cần tập trung vào các ngành tạo ra giá trị gia tăng trong nước cao, và có hàm lượng công nghệ cao FDI góp phần tích cực vào các cân đối lớn của nền kinh tế Các dự án FDI góp phần ổn định kinh tế vĩ mô của các nước đang phát triển. Các cân đối lớn của nền kinh tế như cung cầu hàng hóa trong nước, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách đều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhờ sự đóng góp của FDI. FDI đối với cung cầu hàng hóa trong nước. Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn... nên năng lực sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của các nước đang phát triển rất yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Nguồn vốn FDI vào đã giúp các nước giải quyết được khó khăn trên. Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Trong những năm sau, khi FDI vào sản xuất vật chất ngày càng tăng thì các doanh nghiệp có vốn FDI tham gia cung ứng ngày càng nhiều các loại hàng hóa cho tiêu dùng trong nước. Trong cơ cấu nhập khẩu, tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống. Thêm vào đó, chất lượng hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong nước, chủng loại hàng hóa phong phú, từ hàng tiêu dùng cá nhân, hàng tiêu dùng gia đình đến hàng tiêu dùng cao cấp. FDI đối với xuất nhập khẩu. Không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu đã giúp nước ta cải thiện cán cân thương mại. Do nhu cầu hàng hóa trong nước được đáp ứng tốt hơn và có nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực. Cơ cấu nhập khẩu thay đổi mạnh, tỷ trọng hàng máy móc thiết bị, công cụ sản xuất tăng. FDI còn có những tác động tích cực đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán nói chung. Ngoài nguồn thu từ xuất khẩu, các nguồn thu khác trong cán cân vãng lai cũng chịu ảnh hưởng dây chuyền từ hoạt động FDI. Các dịch vụ phục vụ các nhà đầu tư thu ngoại tệ được mở rộng và phát triển. Khách quốc tế đến các nước đang phát triển với mục đích tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng lên, dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển hàng không, … cũng theo đó mà phát triển. Xu hướng thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm chế tác và sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (2000-2008) Kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2011 của doanh nghiệp FDI đạt 12,7 tỷ USD, tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước song kim ngạch nhập khẩu còn cao hơn, đạt tới 13,9 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4/2011 ước đạt 7,3 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 3,5 tỷ USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 26,9 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước. Còn tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (không kể dầu thô) ước đạt 12,7 tỷ USD, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI còn cao hơn, đạt tới 13,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ. Về thị trường xuất khẩu, Mỹ và EU vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đều gần 18%, tiếp đến là thị trường Asean với trên 15%, Nhật Bản hơn 10%... và đặc biệt là thị trường Trung Quốc tăng tới 57,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng tới gần 11%. Mặc dù ảnh hưởng của FDI đến cán cân thanh toán còn là vấn đề tranh cãi, do quan điểm cho rằng nguồn lợi nhuận chuyển ra nước ngoài dần sẽ lớn và có tác động bất lợi, nhưng về lâu dài FDI vẫn có ảnh hưởng tích cực cho cán cân thanh toán nói chung. Nguồn thu từ xuất khẩu và từ các dịch vụ thu ngoại tệ sẽ ngày càng tăng, còn nhu cầu nhập khẩu sẽ ổn định với các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước. FDI đối với tăng trưởng GDP và thu ngân sách Nhà nước FDI giúp các nước tăng GDP, tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn FDI thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế có vốn trong nước, chính vì vậy FDI góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển. FDI cũng góp phần tăng thu cho ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch vụ công cộng. Đóng góp NS Đóng góp giá trị CN Đóng góp GDP 2006 2007 2008 2006 2007 2008 2006 2007 2008 NN 31.87% 28.89% 29.80% 22.4% 20.0% 18.5% 37.4% 35.9% 35.5% Ngoài NN 15.18% 17.89% 18.94% 33.4% 35.4% 37.1% 45.6% 46.1% 46.0% FDI 17.78% 18.02% 19.08% 44.2% 44.6% 44.4% 17.0% 18.0% 18.4% Tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực này đã tăng lên gấp gần 2,5 lần trong vòng 10 năm từ 1995-2005 lên xấp xỉ 16%, giai đoạn 2006-2008 tăng từ 17% lên 18,4%. Tỷ trọng đóng góp vào ngân sách cũng tăng gấp 2 trong vòng 8 năm (2001-2008) và đạt 19,08% vào năm 2008. Đáng kể nhất là đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của toàn nền kinh tế trong 10 năm 1996-2006 đã tăng hơn 1,5 lần và ở mức cao, đạt 44,4% vào năm 2008. Khu vực này cũng thu hút một lượng lao động lớn, chiếm 22,2% tổng số lao động tại DN. Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007 tạo ra 200.000 việc làm mới. Năm 2009, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp 18,33% GDP, bổ sung 2,5 tỷ USD vào nguồn thu ngân sách. Năm 2010 Năm 2010, các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách Nhà nước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2009, vượt 6% so kế hoạch đề ra và đóng góp 18,4% tổng thu ngân sách nội địa, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới, đưa tổng số lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI đạt 1,9 triệu lao động, góp phần giải quyết về việc làm cho lao động Việt Nam. Ví dụ, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006, Cty Conoco Phillips (Mỹ), DN liên doanh với Cty Thăm dò và Khai thác dầu khí cùng phát hiện dầu khí tại mỏ Sư tử nâu là DN có vốn nước ngoài nộp thuế nhiều nhất, đứng thứ 4 trong TOP 10 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất TpHCM với 1.404 tỷ đồng năm 2010. Như vậy,  tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,024tỷ USD, bằng 52,2% so với cùng kỳ 2010. Các doanh nghiệp FDI đóng góp nguồn vốn không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước xét về tổng thể. Tuy nhiên, nếu có tới 50% doanh nghiệp liên tục khai kinh doanh bị lỗ, và phần lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài cho thấy có điểm gì đó chưa ổn cần quản lý chặt chẽ hơn. Tình trạng chuyển dự án dễ dàng sau Luật Đầu tư 2005 đã tạo ra kẽ hở để có thể “bán” dự án, làm cho quản lý tài nguyên và đất đai thêm khó khăn. Các dự án địa ốc gần đây cần được theo dõi sát hơn, vì có dự án 4,1 tỷ USD, nhưng vốn tự có (vốn pháp định hay vốn điều lệ)  chỉ 100 triệu USD. Nhiều dự án đã bị các địa phương rút giấy đầu tư cũng có nguyên nhân đầu tư “ảo” rất đáng lo ngại này.  Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới Vai trò này của FDI thể hiện rất rõ nét ở các nước áp dụng chính sách thu hút FDI hướng vào xuất khẩu. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp các nước nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế hơn. Bên cạnh đó thông qua các mối quan hệ sẵn có của các nhà đầu tư nước ngoài hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn FDI tiếp cận được thị trường thế giới. Như vậy, FDI đã vừa làm tăng năng lực xuất khẩu vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho các nước nhận đầu tư. ở nhiều nước kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực. Trị giá hàng công nghiệp ngày càng tăng. Một phần do các doanh nghiệp FDI chủ yếu xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu nhiều mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp như hàng dệt may chiếm tỷ trọng 59% trong 2 tháng đầu năm 2009, giày dép 69,5%, điện tử 96,6%, máy móc thiết bị 85%, dây cáp điện 81,7%... Theo thống kê, xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI chiếm 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 24,9% trong 2 tháng đầu năm 2009. Chỉ số đa dạng hóa thị trường của Việt Nam tăng từ 0,88 lên 1 giai đoạn 2000-2008 (xếp thứ I năm 2000 và xếp thứ II năm 2008 sau Trung Quốc) cho thấy mức độ đa dạng hóa thị trường cao của Việt Nam là một điểm mạnh giúp bảo vệ hàng xuất khẩu Việt Nam khỏi sự cạnh tranh mạnh mẽ trước sự nổi lên của các đối thủ trên các thị trường lớn. Hàm lượng công nghệ của các sản phẩm chế tác xuất khẩu 2000-2008 (Đơn vị:%) Nước 2000 2008 Công nghệ cao Công nghệ vừa Công nghệ thấp Thâm dụng tài nguyên Công nghệ cao Công nghệ vừa Công nghệ thấp Thâm dụng tài nguyên Campuchia 0.1 1.2 93 5.7 0.1 1.8 96,7 Trung Quốc 21.2 24.3 45.4 9.1 29.9 28.3 33,3 Malayxia 55.2 21.4 9.8 13.7 34.3 24 13 Phi-lip-pin 69 12.4 11.9 6.6 62.1 15.5 8,1 Xingapo 59.4 20.9 6.9 12.7 44.8 22 6,7 Đài Loan 43.2 28.2 14.3 4.3 35.8 32.5 18,5 Tháii Lan 32.4 27.2 21.9 18.5 22.7 37.7 16,1 Việt Nam 11.1 10.3 64.7 13.8 10.1 14.5 67,1 Nguồn UN Comtrade Tuy nhiên về hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm chế tác xuất khẩu của Việt Nam còn thấp, chủ yếu là công nghệ thấp 67,1% (năm 2008), công nghệ vừa có xu hướng tăng đạt 14,5 (năm 2008), công nghệ cao vẫn còn rất ít, thấp hơn Thái Lan gần 2,2 lần, Malaysia gần 3 l ần, Phiplipin gần 6 lần. Điều đó cũng phản ánh nước ta nói chung và các doanh nghiệp FDI chủ yếu vẫn làm gia công, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tận dụng lợi thế lao động và tài nguyên, tập trung vào các mặt hàng may mặc, giày dép, nông sản, lắp ráp… 2. Mặt tiêu cực: + FDI gây bất bình đẳng và phân tầng xã hội: Tăng trưởng kinh tế đã chia sẻ lợi ích cho đông đảo các tầng lớp xã hội, trong đó có cả người nghèo, các nhóm xã hội yếu thế. Tuy nhiên, vẫn còn những khác biệt, không công bằng, do có những nhóm xã hội được hưởng lợi nhiều hơn và những nhóm hưởng lợi ít hơn,thậm chí bị rủi ro, mất mát. Phân tầng xã hội trong 2 thập kỷ Đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, dù rằng xã hội Việt Nam đang phát triển tương đối công bằng so với các nước khác có cùng trình độ phát triển kinh tế. Đó chính là do sự quá tập trung nguồn vốn FDI, ODA vào các vùng kinh tế trọng điểm. Việc chuyển đổi sử dụng đất cho các dự và đầu tư nước ngoài cũng khiến cho hàng vạn lao động bị ảnh hưởng trực tiếp do bị mất đất sản xuất. + Góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường: Cùng với những lợi ích do FDI mang lại, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu" ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Theo Tổng cục Môi trường Vịêt Nam, hiện đang có tình trạng chuyển các ngành gây ô nhiễm môi trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI.Việc “xuất khẩu” ô nhiễm này mang lại cho các tập đoàn đa quốc gia một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phí sản xuất. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Do vậy, chính phủ ta cần có những giám sát và quản lý chặt chẽ đối với các dự án đầu tư FDI, kiên quyết không chấp nhận các dự án FDI gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như năm 2010 Công ty TNHH Kin Sing (100% vốn Đài Loan, trụ sở tại ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, Bình Dương) chuyên sản xuất các loại giấy vàng mã xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động, công ty này ngầm xả khí và nước thải xử lí không đúng quy trình ra suối Bưng Riềng hay Công ty TNHH thiết bị điện tử Daewoo (H.Bến Cát) cũng bị phạt 42,5 triệu đồng vì vi phạm quản lý và xử lý chất thải không đúng quy định về môi trường.  Điển hình nhất là trường hợp của Vedan Việt Nam (thuộc tập đoàn Vedan Việt Nam) đã “đầu độc” dòng sông Thị Vải “Bóc chết” các doanh nghiệp trong nước: Một trong những mặt tích cực như đã trình bày của FDI là thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Thế nhưng, nó còn là nguy cơ của sự phá sản của nhiều công ty nội địa với năng lực còn hạn chế. Các doanh nghiệp có vốn FDI thường có công nghệ khoa học tiên tiến hơn, tính hiệu quả cao hơn, dẫn đến giá thành có thể rẻ hơn và chất lượng lại được nâng cao. Nếu các doanh nghiệp Nhà nước không có sự điểu chỉnh đúng đắn và hợp lý thì sẽ bị “biến mất” trên thị trường. Chuyện được nhắc nhiều hơn là những thất bại của một số thương hiệu trong nước trong cuộc chiến này mà sản phẩm bia L. là một thí dụ. Đầu tư công nghệ, tiếp thị rất lớn nhưng bia L. vẫn phải chịu thất bại khi các kênh phân phối quan trọng trên thị trường như hệ thống nhà hàng, khách sạn, quán ăn... đều bị các thương hiệu nước ngoài khống chế. Điều tra phản ánh phần nào việc các doanh nghiệp FDI liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường, trong khi các doanh nghiệp trong nước dường như vẫn đang phải dồn sức lực vào dây chuyền và công nghệ sản xuất.Bột giặt Daso đang phải đối mặt với Omo, Tide; sữa Vinamilk, Nutifood phải cạnh tranh với Nestle, Abott, Mead&Johnson, Dumex...; bia Sài Gũn, Laser đang "chống trả" Heineken, Tiger, Foster…Thị trường hàng điện tử Việt Nam dù nhỏ nhưng có sự hiện diện đầy đủ của các "anh hào" điện tử toàn cầu: Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, LG... Các DN Việt Nam rất vất vả trong cuộc cạnh tranh này, thất bại là khả năng khó tránh khỏi". Hiện các sản phẩm lắp ráp trong nước đang chiếm khoảng 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam, tuy nhiên phần lớn vẫn là những thương hiệu của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới. Một số DN sản xuất hàng tiêu dùng trong nước có nỗ lực rất lớn và đạt được những thành quả bước đầu trong cuộc cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài. Có thể kể sản phẩm nước tăng lực Number One của Công ty Tân Hiệp Phát như một điển hình. Bất ngờ xuất hiện một cách ấn tượng trên thị trường với phong cách mới lạ và độc đáo, những chai nước tăng lực Number One kéo tụt doanh số của những "đại gia" nước giải khát có ga, nhảy lên vị trí số một cả về thị phần lẫn doanh số của ngành giải khát trong một thời gian dài. G7 - sản phẩm cà phê hòa tan của Công ty Cà phê Trung Nguyờn ngay khi xuất hiện nó lập tức cho thấy khả năng... đe dọa các đại gia khác trong lĩnh vực này. Ngay lập tức, thị trường cà phê hòa tan sôi động với những phản ứng của Nescafe khi thương hiệu này cùng lúc tung ra đến ba loại phục vụ những đối tượng thích gu cà phê từ nhạt đến đậm. Nescafe cũng đưa ra thông điệp "100% cà phê Việt Nam" nên "hương vị Việt Nam hơn" để đối chọi với lời kêu gọi "Người Việt dùng hàng Việt" của Trung Nguyên...Tuy nhiên, những cuộc "phản kích" như vậy của các thương hiệu trong nước không nhiều. + Khánh kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự đầu tư, khai thác của những tập đoàn đa quốc gia đến từ nhiều nước có thể gây ra nạn cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta trong tương lai. Hiện tượng này có thể xảy ra nhất không chỉ ở tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản mà còn có cả nguồn lao động vốn được coi là dồi dào và rẻ tiền. Tận dụng chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài những năm qua, các DN nước ngoài tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều ưu đãi nhất, có nhiều khe hở chính sách nhất, nhờ đó, dễ kiếm lợi nhất. Như khai thác tài nguyên, sản xuất xi măng, thép, sử dụng lao động gia công chất lượng thấp. Đó là những ngành công nghệ thường là không cao, được hưởng lợi nhiều nhờ vốn. Nhưng đó cũng thường là những ngành tranh chấp các nguồn lực khan hiếm điện, nước sạch, nguyên liệu, nhân lực, mặt bằng, thậm chí, cả vốn ngân hàng với các doanh nghiệp trong nước một cách quyết liệt. Và trong cuộc cạnh tranh này, nói chung các doanh nghiệp trong thường bị yếu thế hơn. Hậu quả lâu dài là đến khi công nghiệp trong nước phát triển thì tài nguyên cạn kiệt. è Tuy nhiên cần nhận thấy rằng những tác động tiêu cực của FDI không phải là thuộc tính riêng của FDI và chúng thường là hệ quả của các chính sách và chất lượng quản lý kinh tế của nhà nước đã tạo kẽ hở, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng khai thác triệt để mà không phải bận tâm nhiều đến hậu quả pháp lý của các hành động của mình.. 3. Tác động cụ thể củaFDI vào từng lĩnh vực: a. Về kinh tế: ● Nông nghiệp: Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một tăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Nếu như lượng giải ngân FDI trung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20 năm, từ 1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm xuống còn 62 triệu trong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai đoạn 2005-2007. Tỷ trọng của FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng giảm một cách tương ứng. Trong năm 2009, tỷ trọng 0,4% của vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng có thể thấy vai trò của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn là lĩnh vực kém hấp dẫn nhất trong thu hút FDI, cả năm 2010 mới cấp mới cho được 11 dự án và 8 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn chỉ được 18,6 triệu USD, chưa chiếm tới 1% tổng vốn đăng ký Trong khi nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 20% cho GDP và chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì tỷ trọng đầu tư cho khu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vào năm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu tư nhà nước. Hiện có 45 quốc gia quốc gia đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, dẫn đầu danh sách vấn là các quốc gia đến từ Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Hầu hết các dự án được đầu tư đều nhỏ lẻ, thiếu chiều sâu và tính bền vững. Việc tiếp cận, thu hút đầu tư đối với các quốc gia có nền nông nghiệp công nghệ cao hầu như là không có. Điều đáng lo ngại không chỉ ở chỗ dòng FDI vào nông – lâm – ngư nghiệp ở Việt Nam đi ngược lại xu thế chung của thế giới, và do vậy khó tận dụng được cơ hội thị trường và lợi thế của Việt Nam, mà còn là sự không tương thích giữa tầm quan trọng của khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta. *Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp. Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp là chưa cao, chưa có những tác động đáng kể vào Nông- lâm – ngư nghiệp (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký cả nước) nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, điều này có 3 nhóm nguyên nhân chính. +Thứ nhất, chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chưa có cơ chế chọn lựa, đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong ngành, mong muốn của ngành chưa thể hiện thành chính sách ưu đãi. Chưa có cơ quan của ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI. Chưa có cơ chế phối hợp ngành - địa phương. + Cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro khi đầu tư vào nông nghiệp và khu vực nông thôn cao. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa đủ năng lực để chủ động kêu gọi FDI theo ý đồ phát triển sản phẩm và thị trường của riêng mình. + Những nguyên nhân bắt nguồn từ thủ tục hành chính, chính sách chung của Nhà nước. Chưa thực sự ưu đãi cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp và nông thôn. Chính sách đất đai, thuế và các chế độ ưu đãi đầu tư trong nông nghiệp và các vùng nông thôn chưa rõ và chưa thống nhất. *FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm. Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Năm 2008, với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây. *Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn nhưng đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định, giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì… , góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tính trung bình, ĐTNN vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, dù số lao động trong nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm tỉ cao tới gần 60% so với lao động chung của cả nước nhưng số lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực Nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 13% trong số đó. Đòi hỏi trong thời gian tới phải tăng cường công tác đạo tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. ●Công nghiệp: Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều lợi ích: +Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước. Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) và 43,8% giá trị sản lượng công nghiệp (2007) tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI (mặc dù những những năm gần đây có giảm nhẹ) đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Chất lượng của các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp đang có sự cải thiện rõ rệt. Có thêm nhiều dự án quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều dự án đầu tư theo các nhóm liên kết ngành- đây cũng là cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trong thời gian tới. Vì với lợi thế về máy móc thiết bị và kỹ thuật hiện đại, có thị trường ổn định, được khuyến khích bằng các cơ chế, chính sách ngày cáng thông thoáng, khu vực có vốn FDI trong công nghiệp đã và đang phát triển khá nhanh và ổn định, luôn có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực khác. +Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động... Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 130 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,447 tỷ USD,chiếm 60,8% tổng vốn đầu tư đăng ký từ đầu năm đến nay. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ. ● Dịch vụ: Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... +FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Năm 2008, trong số 22,2 tỷ USD cam kết đầu tư vào lĩnh vực này thì có đến 17,3 tỷ USD là đầu tư vào các dự án khách sạn-du lịch, văn phòng và căn hộ, chiếm gần 80% tổng FDI vào bất động sản (39% cho lĩnh vực khách sạn-du lịch và 38% cho lĩnh vực căn hộ, văn phòng). Còn lại 20% (tương đương 4,9 tỷ USD) đầu tư vào xây dựng khu đô thị mới và khu công nghiệp. Trong năm 2009, lượng vốn vào ăn uống lưu trú (8,8 tỷ USD) và bất động sản (1,2 tỷ USD) chiếm vị trí số một. Tiếp đến mới là lĩnh vực công nghiệp chế biến, trước vẫn xếp vị trí thứ nhất. Tiếp đến mới là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Năm 2010, trong 5 lĩnh vực được giới đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tư nhiều nhất kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ nhất với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lên tới 6.842,7 triệu USD. Một xu hướng rõ nét trong cơ cấu vốn FDI của 10 năm về trước đó là các doanh nghiệp nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, công nghệ chế tạo chiếm đến hơn 80% vốn FDI, còn lại là ngành dịch vụ. Cơ cấu vốn FDI năm 2010 có đến 74,5% là dịch vụ, còn lại là ngành công nghiệp. Cũng trong năm 2010, đáng chú y là dự án có quy mô lớn được cấp phép trong tháng 12 là Công ty TNHH phát triển Nam Hội An (Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An) vốn đầu tư 4 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Quảng Nam. Các chuyên gia cho rằng lĩnh vực du lịch-dịch vụ đang là "điểm nóng" thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như không muốn chậm chân trước những cơ hội kinh doanh lớn trong lĩnh vực này khi mà Việt Nam đã đứng trước cánh cửa rộng mở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cơ cấu đầu tư trong thời gian qua rất khả quan, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm rất lớn cho các dự án xây dựng khu vui chơi, nghỉ dưỡng, khách sạn, sân golf quy mô lớn và chất lượng dịch vụ cao. Các nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về vốn FDI vào các dự án du lịch là Singapore với 20 dự án và tổng vốn đăng ký gần 1,3 tỷ USD; Ðài Loan có 15 dự án với 784 triệu USD; Hồng Kông có 41 dự án với 642 triệu USD; tiếp đến là Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Nhật Bản. b. Về mặt xã hội: |+Xoá đói giảm nghèo Hội nhập quốc tế đã là một trong những động lực chính để giảm nghèo và phát triển xã hội nói chung ở Việt Nam trong suốt 2 thập kỷ qua.Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách để Nhà nước có thể tăng chi tiêu ngân sách cho các lĩnh vực xã hội, cho các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, góp phần xoá đói giảm nghèo.Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Nhiều nhóm dân cư vẫn cận kề ngưỡng nghèo, nguy cơ tái nghèo khá cao, nhất là ở các vùng thường xuyên bị thiên tai đe dọa. +Việc làm: Nguồn vốn FDI đã có tác động quan trọng trong tạo việc làmà và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam. Đến nay, FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho trên 2 triệu lao động và khoảng trên 4 triệu lao động gián tiếp với thu nhập cao hơn; người lao động được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, rèn luyện tác phong công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vấn đề là cơ hội việc làm này cũng được phân bố không đều do FDI chủ yếu chỉ tập trung vào một số ngành Việt Nam có ưu thế về lao động và thị trường +Di cư: Hội nhập quốc tế cũng tạo ra lực hút mạnh mẽ làm xuất hiện cácà dòng di cư với hàng triệu lao động, từ nông thôn vào các khu vực đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, trong đó có một phần đáng kể ở khu vực FDI. Người nông dân di cư đến các khu vực đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm đã có thêm việc làm, cải thiện sinh kế, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn khăn như thiếu chỗ ở và các điều kiện sống cơ bản như khám chữa bệnh và học hành của con cái. + +Quan hệ lao động trong doanh nghiệp: trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đã xuất hiện những quan hệ xã hội mới giữa giớ chủ nước ngoài và người lao động Việt Nam. Điều kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân trong khu vực liên doanh FDI đang trở thành vấn đề nóng những năm qua.Người lao động Việt Nam còn thiếu hiểu biết về pháp luật lao động, cùng với những khác biệt văn hóa hoặc xung đột lợi ích giữa giới chủ và người lao động đã dẫn đến nhiều cuộc đình công tại các doanh nghiệp (đã có trên 1.500 cuộc trong thập niên vừa qua), mà đại đa số xảy ra tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Bộ Luật Lao động dường như chưa đủ để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ trương thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI, và việc bảo vệ những quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động. Vì vậy chưa thể hoá giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các xung đột trong quan hệ lao động mới này. VII. Bất cập FDI ở Việt Nam Ăn sổi FDI vào công nghiệp và xây dựng đứng đầu. Kế theo là dịch vụ và sau chót là nông nghiệp. Đầu tư vào công nghiệp, các nhà FDI lại ngại công nghệ phụ trợ. Họ “bao sân” nguyên vật liệu, phụ tùng, chi tiết máy móc nhập vào lắp ráp, hoàn thiện, buộc chặt ta vào guồng máy kinh tế của họ, “ẵm gọn” chuỗi lợi nhuận tạo ra từ quá trình đó. Doanh nghiệp không liên kết với các doanh nghiệp trong nước khác mà nhập khẩu hầu như toàn bộ các thành phẩm nguyên liệu cần thiết, làm tăng nhập siêu, thay đổi cán cân thương mại. Chẳng hạn truờng hợp công ty 100% vốn Nhật Bản sản xuất quần áo ở Khu chế xuất Tân Thuận, vào năm 2003, mặc dầu đó sau 7 năm hoật động tại Việt Nam, vẫn có tới 97% nguyờn liệu và bán thành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Nở rộ khách sạn nhiều sao, nhà hàng sang trọng, khu nghỉ dưỡng cao cấp (resort), sân golf nhiều lỗ. Có khu nghỉ dưỡng chiếm luôn một khúc bãi biển. Thất vọng chuyển giao công nghệ Mặt bằng công nghệ của các FDI khi mang vào cao hơn mặt bằng của ta, song ngần ấy chưa đủ để vực nền công nghiệp nhằm làm rường cột cho mộng ước “đi tắt, đón đầu”. Một số nhà đầu tư đã đưa vào máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu, thải loại. Gia công dệt may, da giày, phần mềm; lắp ráp điện tử không thể là tiêu chí của quốc gia “cơ bản là nước công nghiệp”. Bấp bênh xuất khẩu FDI (không kể phần dầu thô) đóng góp trên dưới 20% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu loại trừ phần nguyên liệu ngoại nhập rất cao trong cấu thành trị giá hàng dệt may, da giày, điện tử, phần mềm..., kim ngạch thực thụ của nó sẽ rất thấp, kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta vốn đã đì đẹt còn lùn hơn. Họ lo cả đầu ra, nên xuất khẩu nước ta đã, đang và sẽ phụ thuộc vào bên ngoài. Được vài mặt hàng mới trong màn chào hỏi, từ đó đến nay danh mục mặt hàng xuất khẩu của khối FDI vẫn y nguyên. Nền xuất khẩu của Việt Nam - dù đã được tiếp sức của FDI, so sánh với chính mình thấy rạng rỡ, nhưng chỉ cần liếc sang các nước trong khu vực thì thấy vẫn dẫm chân tại chỗ, với những đặc trưng: Gia công - manh mún - hàng thô; trung gian - giá cả - mấp mô thị trường. Lấn sân phân phối Các hãng phân phối quốc tế từ lâu đã nhìn thấy Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn vừa vì dân số lớn mà hệ thống phân phối, mạng lưới bán lẻ của Việt Nam còn non trẻ. Từ 1/1/2009 - theo lộ trình cam kết quốc tế ta phải mở cửa cho các hãng phân phối 100% vốn nước ngoài - họ xung trận với vốn liếng dồi dào, hàng hoá đầy ứ, trình độ quản lý cao, tầm nhìn chiến lược, kỹ năng tiếp thị sành sỏi, quảng cáo, khuyến mại mê hồn, phương thức văn minh. Trong khi đó, ta có 9.000 chợ các loại, hơn 70 trung tâm mua sắm, 400 siêu thị lớn nhỏ, kể ra đã là lực lượng hùng hậu so với 20 năm trước đây. Đông mà không mạnh, chẳng hợp sức để cải thiện tình hình ngoại trừ việc ngoắc tay tăng giá. Hơn thế nữa lực lượng “cổ động viên sân nhà” với tâm lý xính dùng hàng ngoại, tiền nào của ấy, không lăn tăn về mọi mặt .., sớm muộn gì cũng quay lại cổ suý cho “đội khách”. Trận đấu mới bắt đầu, song hồi kết sẽ tới với kết quả được báo trước, không cần đến chú bạch tuộc tiên tri. Khấp khểnh vùng miền Là những nhà kinh doanh lọc lõi, họ mang vốn liếng sang không phải làm từ thiện mà để kiếm lời càng sớm, càng nhiều càng tốt. Họ chỉ chọn những thành phố, những địa phương giáp biển, có cảng hàng không, có trục giao thông huyết mạch, miền xuôi, vùng có mặt bằng lý tưởng..., đỡ phải đầu tư ban đầu. Chỉ có 21/63 địa phương có vốn đăng ký của FDI từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó 6 địa bàn: TP HCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận đã chiếm 67% tổng số vốn đăng ký FDI trong cả nước. Các tỉnh mạn ngược đất rộng, người thưa, địa chất công trình tốt, nhưng ngổn ngang khó khăn, nên không được FDI ngó ngàng. Hố ngăn cách được đào rộng, moi sâu. Căng thẳng quan hệ chủ thợ Từng mong muốn FDI sẽ thu hút nhiều lao động. Điều đó có nhưng không bõ bèn. Số lao động làm việc cho FDI tại thời điểm 1/7/2000 là 358 nghìn chiếm tỷ lệ 1,0% tổng số lao động trên của toàn quốc. Các cặp số liệu tương ứng của 2005 là 1,112 triệu - 2,6%. Năm 2008 là 1,694 triệu - 3,7%. Năm 2009 là 1,611 triệu - 3,4%. Nhưng một số doanh nghiệp bộc lộ nhiều nhược điểm như trả lương chậm - chậm tăng lương - bớt xén tiêu chuẩn bảo hiểm, an toàn lao động - sa thải - cúp phạt... Các nhà FDI xuất xứ từ nền công nghiệp phát triển nên họ thừa hiểu việc xây dựng cơ sở sản xuất bao giờ cũng gắn liền với bảo vệ môi trường. Song với lý do “tế nhị” quy chuẩn tối thiểu này khi đầu tư vào Việt Nam đã không bị bắt buộc, mà Vedan chỉ là ví dụ điển hình. Kiện, họ bồi thường, nhưng chất độc hoà vào dòng nước, thâm sâu lòng đất, bao người dân được thụ hưởng hàng chục năm nay, chỉ có bệnh viện K, nghĩa trang, đài hoá thân hoàn vũ mới giải quyết triệt để. Cơ chế bất cập Kể từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi tới 4 lần vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000. Đến năm 2005, với việc Ban hành luật đầu tư chung đã sáp nhập Luật đầu tư nước ngoài với Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Qua 5 năm thi hành Luật mới - được xem là đánh dấu phát triển đặc biệt của hệ thống pháp luật của Việt Nam - song đã sớm bộc lộ nhiều khiếm khuyết: mục đích không rõ rằng, nhiều khái niệm mù mờ, không ít quy định trùng lặp, mâu thuẫn với chuyên ngành khác. Vì nóng lòng tăng trưởng GDP, muốn có thứ hạng cao về chỉ số năng lực cạnh tranh, muốn có số thu ngân sách vượt trội, nên khi được phân cấp “làm việc” với các nhà FDI, cấp dưới đều háo hức trải thảm đỏ, đua nhau săn đón , đãi đằng hậu hĩ, chiều chuộng, chăm sóc hết lòng, không dám ràng buộc, cũng chẳng tinh tường để ràng buộc, nên đã nhanh chóng bộc lộ những bất cập, lúc bung bét ra sân gôn, cho thuê rừng, đào quặng... lại đổ tội cho cơ chế. Khi phân quyền còn hàm ý bớt sách nhiễu, phiền hà, song những chiêu này được cấp dưới tiếp thu và vận dụng sáng tạo. Nhà FDI chả chịu thiệt mà “kính chuyển” tắp lự vào giá thành. Gian nan quản lý Toàn bộ quá trình từ đưa máy móc vào - cung ứng nguyên liệu - tổ chức sản xuất, gia công đến thu xếp đầu ra đều được khép kín, phía Việt Nam không được phép biết. Vì vậy họ thoải mái dùng các thủ pháp thổi giá vật tư, máy móc để tâng giá trị dự án và tăng tỷ lệ góp vốn trong liên doanh, khai khống giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tạo giá thành ảo, hạch toán vờ, trốn thuế thật. Năm 2009 gần 60% số doanh nghiệp FDI tại thành phố Hồ Chí Minh báo cáo lỗ. Tựu chung đóng góp vào ngân sách nhà nước của Khối này đáng thất vọng, trong các năm 2005 -2008 chỉ xung quanh 9-10% tổng thu ngân sách quốc gia. Năm 2009, vin cớ khủng hoảng, đóng góp của họ giảm 11,25%, trong khi khu vực tư nhân chỉ giảm 4,4%, còn doanh nghiệp nhà nước vẫn tăng 6,2%. C. KINH NGHIÊM THU HÚT FDI TỪ TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN. TRUNG QUỐC Bài học kinh nghiệm Sự tập trung vốn của FDI ở Trung Quốc thấp hơn so với các nước và vùng lãnh thổ khác. Chẳng hạn, FDI chảy vào 3 ngành công nghiệp hàng đầu của Hồng Kông và Đài Loan là 86%, Inđônêxia là 79% và của Malaixia là 75% , còn Trung Quốc chỉ chiếm 47% FDI. FDI có mặt ở nhiều tỉnh, kể cả các tỉnh Nội Mông nghèo, nhưng phân bố không đều -(các tỉnh miền Tây chỉ thu hút được 3%, các tỉnh miền Trung 9%, trong khi đó các vùng Duyên hải thu hút tới gần 88% các dòng vốn FDI), đã tạo ra chênh lệch phát triển giữa các vùng. Chính sách thuế của Trung Quốc rất phức tạp và còn nhiều bất cập, hiện đang khắc phục dần. Từ năm 1994 đến cuối năm 2000, khả năng mang lại lợi nhuận trước thuế trung bình của các doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc là 8%; riêng với các doanh nghiệp FDI từ -Mỹ trong những năm 1990 hoặc nửa cuối những năm 1990 là khoảng 14%, tương đương với khả năng mang lại lợi nhuận của doanh nghiệp FDI từ Mỹ vào các nước như Achentina, Braxin, Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ. THÁI LAN Bài học kinh nghiệm Trong những năm 1980, cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn là chiếm một vị trí quan trọng nhất với đất nước này kể cả về lao động hoạt động, đóng góp cho GDP và thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Trong giai đoạn 1997 - 1998, nền kinh tế Thái Lan ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Sau đó, nền kinh tế Thái Lan đi vào giai đoạn hồi phục. Ngành nông nghiệp Thái Lan đã có sự tăng trưởng trở lại tuy không đạt như giai đoạn trước. Cùng với quá trình khôi phục và phát triển trở lại của nền kinh tế, thì nền kinh tế Thái Lan cũng đã phát triển hơn, và trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI trong nông nghiệp được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý đầu tư công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Riêng đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu, được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Đối với các dự án đầu tư và các lĩnh vực như trồng lúa, trồng trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác muối… trong lãnh thổ Thái Lan thì có biện pháp hạn chế chặt chẽ, chỉ cho phép đầu tư đối với những dự án được hội đồng đầu tư cho phép, trong những dự án này cũng chỉ cho phép với hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được nắm phần sở hữu đa số. Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt thủy sản, khai thác lâm sản… Chính chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam vẫn đang tìm kiếm. D. TÌNH HÌNH FDI TRONG TƯƠNG LAI Để đưa ra các dự báo về tình hình thu hút và thực hiện sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong năm tới cần phân tích các yếu tố thuận lợi cũng như các khó khăn, thách thức Việt Nam phải đối mặt trong năm 2011.  I. Những thuận lợi cơ bản là:  Dòng FDI toàn cầu đã dần vượt qua khỏi đáy của sự suy giảm năm 2009, có thể bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2011 và được dự báo đạt 1,2-1,5 nghìn tỉ USD. Các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Điều tra triển vọng đầu tư thế giới (WIPS) 2009-2011 của Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) cho thấy, Việt Nam vẫn được các công ty xuyên quốc gia (TNCs) đánh giá là 1 trong 15 nền kinh tế hấp dẫn cho đầu tư.  Tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp cao Đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của nhà ĐTNN đối với nước ta trong năm 2010 và thời gian tới.  Môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta tiếp tục được hoàn thiện hơn và phù hợp với khu vực và thế giới. Các văn bản pháp lý cơ bản hướng dẫn thực thi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đang được tiến hành rà soát và sẽ được sửa đổi như Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. II. Khó khăn: - Hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam mặc dù đã được đầu tư nhiều trong một vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển, hệ thống kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp - Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...  - Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ, nhất quán.  - Nhiều thủ tục hành chính kéo dài ảnh hưởng kết quả sản xuất kinh doanh; hệ thống luật pháp về ĐTNN vẫn còn có những chồng chéo, chưa rõ ràng dẫn tới lúng túng trong việc triển khai thực hiện. - Chính sách ưu đãi chưa thỏa đáng làm ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư quốc tế.  Công tác thông tin, tổng hợp còn những bất cập khiến cho thông tin thiếu thông suốt, không đầy đủ và chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành. Từ những yếu tố thuận lợi và khó khăn đã phân tích và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh; với kỳ vọng về sự phục hồi của kinh tế thế giới, với quyết tâm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, dự báo năm 2011, Việt Nam sẽ thu hút được khoảng 20 tỉ USD vốn FDI (bao gồm cả tăng vốn, mở rộng sản xuất), tăng 7,6% so với ước thực hiện năm 2010. Dự kiến, vốn thực hiện năm 2011 khoảng 11 tỉ USD, trong đó, vốn của phía nước ngoài khoảng 8-9 tỉ USD. III. Định hướng thu hút FDI:  FDI sẽ được định hướng tới các ngành: công nghiệp chế tác có giá trị gia tăng cao và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng; các dự án sử dụng công nghệ sạch; các dự án đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe hiện đại, xây dựng hạ tầng kỹ thuật… Theo đó, các dự án có quy mô lớn nhưng không thuộc những ngành tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế sẽ ít có cơ hội được xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư dễ dàng như các năm trước; rà soát, kiên quyết thu hồi các dự án vi phạm tiến độ đầu tư không có khả năng triển khai để dành cơ hội cho các nhà đầu tư khác. Việc này sẽ hạn chế bớt các nhà đầu tư không có thực lực, muốn giữ chỗ để chuyển nhượng, mua bán dự án.  Chính sách FDI sẽ có định hướng và chọn lọc trong việc thu hút, phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung, từng vùng lãnh thổ nói riêng. Trên tinh thần đó: - Các dự án FDI được lựa chọn cấp phép phải phù hợp với cơ cấu kinh tế của cả nước; phù hợp với quy hoạch phát triển vùng và gắn với liên kết vùng; gắn với việc phát triển các cụm ngành nghề; tính đến sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa thị trường trong nước và xuất khẩu; gắn với việc chuyển giao công nghệ; gắn với đào tạo lao động.  - Các dự án sẽ được xem xét một cách cẩn trọng, thậm chí không cấp phép các dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; những dự án có quy mô vốn thấp sử dụng diện tích đất lớn; những dự án khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và công nghệ lạc hậu, không có quy trình chế biến sâu; những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng...  - Việc lựa chọn các dự án FDI, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng sẽ gắn với việc lựa chọn đối tác - đây là tiền đề cơ bản giúp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu./. Nguồn tài liêu tham khảo: Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam. Tổng cục thuế Việt Nam. Bộ công thương Việt Nam. Tạp chí Cộng Sản. Chinhphu.vn Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Sở kế hoạch, đầu tư TpHồ Chí Minh. Công ty cổ phần chứng khoán, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam BSC.com.vn Báo kinh tế Sài Gòn online. Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam VID Group UN Comtrade. Vneconomy.vn Tinkinhte.com. Ndhmoney.vn Vef.vn Wall street Wss.com.vn M Porter’s reporter of Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI_IN_FDI.doc
Tài liệu liên quan