Đề tài Tìm hiểu du lịch sinh thái tại khu du lịch Hồ Ba Bể

Khi thực hiện các dự án du lịch, nhà thầu nên thông báo đầy đủ cho người dân địa phương về những thay đổi có thể xảy ra, giới thiệu các giải pháp phát triển ngay từ khi lập kế hoạch xây dựng dự án, tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi gặp gỡ và nhiều hình thức sinh hoạt quần chúng để khuyến khích sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhân dân địa phương một cách có kết quả. Nói rõ cho họ biết về các lợi ích tiềm tàng của du lịch bền vững, để họ có ý thức bảo vệ môi trường khu du lịch, bảo tồn nguồn tài nguyên và các nền văn hóa bản địa. Thứ năm, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ,tiến hành các hoạt động nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ mới. Để gắn kết phát triển du lịch với tp kinh tế - xã hội bền vững cần có nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ và nhiệt tình xây dựng chương trình đào tạo khoa học và hợp lý, trong đó các vấn đề phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường được giải quyết một cách đồng bộ, tổng hợp và hài hoà. Chương trình đào tạo cần làm rõ được bản chất phức tạp của du lịch hiện đại. Những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch với cộng đồng địa phương, khích lệ ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên, với các nền văn hoá bản địa. Trước khi thực hiện các dự án du lịch, nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu, giảm sát đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu các biện pháp dự báo mức độ ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên và các kỹ thuật thực hiện các biện pháp đó. Tuyên truyền quảng bá phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái như là một chính sách có lợi cho môi trường trong phát triển bền vững.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1899 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu du lịch sinh thái tại khu du lịch Hồ Ba Bể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong khi du lịch hàng loạt bùng nổ ở thế kỷ 20, một hình thức du lịch khác với quy mô nhỏ hơn đã xuất hiện, Trong những năm 60, mối quan tâm của quần chúng hầu hết các nước công nghiệp về môi trường đã tăng lên, các tổ chức bảo tồn đã được thành lập để vận động chính quyền dành ra các khu vực không chỉ phục vụ cho du lịch hay bảo tồn một số loại động vật mà để toàn vẹn các hệ sinh thái. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong Chính phủ các nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ chức cứu trợ, các nhà bảo tồn nói là tiềm năng kinh tế và bảo tồn các loại hình du lịch này. Có thể nói du lịch sinh thái ngày càng thu hút khách du lịch, nó làm thoả mãn sự khát khao thiên nhiên, sự khám phá thú vị tự nhiên mà khách du lịch đồng thời là sự khai thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển, và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Thông qua đề tài: ''Tìm hiểu du lịch sinh thái tại khu du lịch Hồ Ba Bể''. Tôi xin giới thiệu một cách khái quát về khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt Nam để chúng ta hiểu rõ thêm về du lịch sinh thái, hiểu rõ bản sắc dân tộc của địa phương, góp phần hoàn thiện những kiến thức đã được học. Tôi xin cảm ơn Giáo viên: Vương Quỳnh Thoa đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Lần đầu tìm hiểu về đề tài du lịch sinh thái nên không thể không có những thiếu sót mong nhận đước sự góp ý từ các thầy cô và các bạn. Vườn Quốc gia Ba Bể là điểm du lịch sinh thái văn hoá hấp dẫn nhất tỉnh Bắc Cạn với diện tích quản lý là 7.610 ha. Đây là một di sản thiên nhiên với nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và phong phú có tầm cỡ quốc tế, khí hậu trong lành, mát mẻ . Vườn Quốc gia Ba Bể bao gồm một phức hệ sông,suối, núi đá vôi, núi đất với độ cao từ 150 m đến 1500m so với mặt nước biển. Khu hệ thực vật có 417 loài mang đặc điểm của 4 luồng: thực vật bản địa, thực vật quý hiếm, thực vật di cư, và thực vật tiêu biểu. Khu hệ động vật cũng rất đa dạng với 3 nhóm. Trên cạn dưới nước và biết bay, trong đó có những loài đặc hữu và quý hiếm được ghi trong sách đỏ như: Voọc mũi hếch, voọc đen má trắng, phượng hoàng đất, gà lôi. Hồ Ba Bể là phần cuối cùng của sống chợ lên được mở rộng ra, trước khi đổ vào sông Năng. Hồ nằm ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ là 375 ha. bao bọc quanh hồ là những dãy núi đá vôi dựng đứng, hiểm trở và nhiều cách rừng nguyên sinh, nơi có nhiều hang động đẹp như: Động Puông, Động tiên, Động Nà phòong, Động Ba Cửa, Động Nàng tiên, Hang Dưỡng sơn… Và nhiều dòng suối ngầm khi ẩn khi hiện. Ngoài ra vùng hồ Ba Bể còn có nhiều di tích lịch sử như: Di tích nhà Mạc, nhà Lê, di tích Cách mạng động Nà poòng, nơi đặt đài phát thanh tiếng nói Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp…. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1996-2010 đã xác định: Bắc Cạn có vị trí quan trọng trong sự phát triển tiểu vùng du lịch miền nũi Đông Bắc nói riêng và vùng du lịch Bắc Bộ nói chung. Được xác định là một trong mười khu du lịch đầu tư trọng điểm của Việt Nam. Vườn Quốc gia Ba Bể cũng đang xây dựng một chương trình du lịch sinh thái với 3 loại hình du lịch truyền thống, du lịch văn hoá, du lịch mạo hiểm. Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 1.1. Một số khái niệm về du lịch sinh thái Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được …….đưa ra năm1987: " Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá" Cùng với thời gian định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra điển hình là: " Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương"(Wood, 1991). Mặc dù có những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển vì định nghĩa riêng của mình về Du lịch sinh thái. Một số định nghĩa về Du lịch sinh thái khá tổng quát có thể xem xét đều là: Định nghĩa của Nêpan: " Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào nó" Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế:" Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường mới được xem là Du lịch sinh thái". Định nghĩa của Việt Nam về Du lịch sinh thái: " Du lịch sinh thái là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" 1.2. Các nguyên tắc cơ bản và điều kiện để phát triển Du lịch sinh thái 1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động Du lịch sinh thái Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường. Qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa Du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hoá du lịch. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái. Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động Du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên. Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề đó bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại. Du lịch sinh thái coi đây là 1 nguyên tắc cơ bản, cần tuân thủ vì: - Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của Du lịch sinh thái. - Sự tồn tại của Du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình, sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái của các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động Du lịch sinh thái. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng. Đây được xem là 1 trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động Du lịch sinh thái, bởi các giá trị văn hoá bản địa là một bộ phận hưu cơ không thể tách rời của các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến Du lịch sinh thái. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của Du lịch sinh thái. Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của Du lịch sinh thái. Nếu như các loại du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động đều thuộc về các Công ty du lịch thì ngược lại Du lịch sinh thái sẽ giành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương. Ngoài ra, Du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, chỗ ở, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khác…thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. 1.2.2. Điều kiện để phát triển Du lịch sinh thái. Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức Du lịch sinh thái là một sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: sinh thái tự nhiên (……..) sinh thái thực vật, sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn. Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là 1 dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo ra một cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: Đất, nước, địa hình, khí hậu,… đó là các hệ sinh thái và các nơi trú ngụ sinh sống của một hoặc nhiều loại đất. Yêu cầu thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của Du lịch sinh thái ở 2 điểm - Để đảm bảo trình giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách Du lịch sinh thái. Người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt nên còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. - Hoạt động Du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc, các nhà điều hành Du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm tạo mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch. Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động Du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó Du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về " sức chứa" được hiểu từ 4 khía cạnh:vật lý, sinh học, tâm lý học và xã hội học. ở góc độ vật lý. Sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận. ở góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận. ở góc độ xã hội: sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. ở góc độ sinh học: sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt qua khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi họ sử dụng gây ra. ở góc độ tâm lý: sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu về sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của du khách khác. Yêu cầu thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch việc thoả mãn mong muốn của khách Du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của Du lịch sinh thái vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham gia. 1.2.3. Mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và Du lịch sinh thái. Khái niệm: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch. (pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999) Là loại hình du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, tài nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tài nguyên Du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên đang khai thác và tài nguyên chưa khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên Du lịch sinh thái phụ thuộc vào: - Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn có tiềm ẩn. - Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách Du lịch sinh thái. - Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên Du lịch sinh thái, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm. - Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Tài nguyên Du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, một số loại tài nguyên Du lịch sinh thái chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách Du lịch sinh thái bao gồm: - Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm (vườn QG…_ - Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại…_ - Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương pháp canh tác, lễ hội sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết…của cộng đồng. 1.3. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái. 1.3.1. Tài nguyên Du lịch sinh thái phong phú và đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp đẫn lớn. Là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành từ tự nhiên, mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng và phong phú vì thế Tài nguyên Du lịch sinh thái cũng có đặc điểm này. Có nhiều loại hệ sinh thái đặc biệt, nơi sinh trưởng, tồn tại và phát triển nhiều loại sinh vật đặc hữu quý hiếm thậm chí có loài còn coi như là đã bị tuyệt chủng. được xem là tài nguyên Du lịch sinh thái đặc sắc. 1.3.2. Tài nguyên Du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động. Tài nguyên Du lịch sinh thái rất nhạy cảm với tác động của con người. Chương 2:Tài nguyên Du lịch sinh thái tại khu du lịch vườn quốc gia Hồ Ba Bể. 2.1. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.1. Hồ Ba Bể Từ Hà Nội theo đường số 3 qua Thái Nguyên đến thị xã Bắc Cạn và đi tiếp khoảng 40 km là đến Hồ Ba Bể (gần chợ Rã). Con sông Năng chảy dưới chân núi Lung Nham, nơi đó là động Puông Thuyền, nhỏ luồn trong động Puông chập chờn trong ánh sáng mờ ảo, những thạch nhũ hình thù kỳ lạ hiện lên trước cửa động. Đi khỏi cửa động chừng 4km vào địa phận Bồ Ba Bể, một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá nhiến và đá vôi. Hồ dài hơn 8km, rộng 3km, sâu khoảng 20m đến 30m. Đoạn giữa hồ hơi eo lại. Có hai đảo nhỏ nổi lên giữa hồ, một đảo giống như con ngựa đóng cương đang lội nước (nên còn gọi là Đảo An Mã) Hồ Ba Bể ở độ cao 145m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh Hồ Ba Bể như một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng nhiều du khách từ xưa đến nay. Hồ Ba Bể (Bắc Cạn) cách Hà Nội hơn 200km. Trong những ngày thủ đô mua phùn thì ở đây vẫn nắng rực rỡ. Trên con đường từ Thị trấn chợ Rã (huyện Ba Bể) đi vào hồ, du khách có thể nhìn thấy lợn rửng đang đi dạo bên đường khiến họ cứ nhấp nha nhấp nhổm…. Không thể ngờ được khi nắng và hồ đã tôn vẻ đẹp cho nhau đến thế cho mùa đông xứ Bắc. Hồ nước thiên nhiên lớn nhất Việt Nam này (500 ha) như một bảng màu lộng lẫy biến hoá khôn lường, lúc xanh rêu lạnh lẽo sau bóng núi, chợt chuyển sang xanh lam khi mặt trời ló ra hoà cùng sắc vàng rực rỡ của bóng cây, sắc trắng tinh khôi của những đám mây. Hồ dài 8km (gồm 3 hồ nối liền nhau nên gọi là Ba Bể). Độ sâu trung bình 20m, nơi sâu nhất 30m. Hồ có tới 50 loại cá, trong đó có những loại quý hiếm mới phát hiện như cá cóc Ba Bể, cá chiên ở Thác đầu đằng và một số loài quý hiếm như cá chép kình, cá rầm xanh…Du khách có thể bơi thuyền trên hồ thưởng ngoạn cảnh sắc, ngắm những hòn đảm xinh xắn nối lên giữa hồ như Đảo An Mã, Đảo Bà Giá…Sau đó lên thăm núi ao tiên - một hồ nước nhỏ trong vắt nằm trên đỉnh núi đá vôi - Hồ chồng lên hồ rất thú vị. Bản Pắc Ngòi của người Tày nằm ven hồ có 60 hộ dân, bản chuyên trồng lúa, nhưng đời sống khấm khá lên nhờ làm du lịch chủ yếu là chở khách thăm hồ và cho khách thuê chỗ ngủ trọ qua đêm. Giá trọ một đêm cho du khách ở đây là 10.000đ/người, sinh viên 5000đ/người, khách nước ngoài 20.000đ/người. Những ngôi nhà dân ở đây nằm trên đồi khá đẹp, tuy không bằng nhà của người Thái. Rời bản Pắc Ngòi trở lại với hồ, du khách có thể ồ lên thích thú khi bất chợt thấy ven hồ có một trảng cỏ xanh như mời gọi, và người lái đò sẵn lòng ghé chân cho mọi người dạo chơi, giở ống cơm lam ra ăn, ngắm những con bói cá sặc sỡ và rất to (gấp 3 lần so với bói cá đồng bằng) bất chợt nhào xuống hồ, hoặc những đàn sáo đen thấy động bay nháo nhác…Hồ Ba Bể nằm trong quần thể vườn quốc gia Ba Bể với 21 điểm du lịch kỳ thú như Hang Dơi, động Puông, Động Nả Phòong, Động Thằm kít…Con sông Năng trên đường dẫn khách từ chỗ cách thị trấn Ba Bể 5km vào đến hồ giới thiệu những hang động kỳ thú này. Nếu đi theo đường bộ chạy ven sông, bạn có thể bất ngờ gặp một con lơn rừng đang đi dạo rất hiền lành ven đường bên cạnh là mấy đứa trẻ thản nhiên vui đùa. Đây là những con lợn do người dân đi rằng bắt được từ hồi chúng còn nhỏ, đưa về nuôi như lợn nhà. 2.1.2. Vườn Quốc gia Ba Bể. Vườn Quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá, có diện tích 23.340 ha. Đây là một hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đã vôi bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh, ở đây có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Có nhiều loại động vật quý hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch…còn được lưu giữ ở đây. Cùng với thắng cảnh Hồ Ba Bể, vườn Quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên đẹp vào bậc nhất nước ta cần phải được bảo vệ, khai thác đưa khách du lịch tới tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu… 2.1.3. Động Puông. Động Puông nằm trên dòng sông năng, cách huyện lỵ Ba Bể 5km. Động là nơi con sông Năng chảy xuyên qua một dãy núi đá vôi tạo thành. Động có chiều dài khoảng 200m, chiều cao trung bình của động từ 25-30m với nhiều hình thù, cột đá hùng vĩ. Trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ. Động Puông là một điểm du lịch sinh thái đặc biệt độc đáo và hấp dẫn. 2.1.4. Thác Đầu Đăng. Thác là nơi dòng sông Năng tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang. Thác Đầu Đăng dài khoảng 2km, là nơi con sông Năng bị chặn lại bởi những tảng đá lớn nhỏ, ấp chồng lên nhau với độ dốc chừng 500m, tạo thành một thác nước ngoạn mục kỳ vĩ, hoà với phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra một ấn tượng khó quên. Không những vậy, tại đây còn xuất hiện loại cá chiên (có những con nặng trên 10kg) là loại cá hiếm thấy hiện nay. 2.1.5. Ao tiên Ao tiên là một hồ nước nhỏ, rộng chừng 3 ha nằm trên đỉnh núi. Bị bao bọc bởi rừng nhiệt đới nên khí hậu ở đây rất trong lành và mát mẻ. Tương truyền đây chính là nơi các nàng tiên trên trời thường xuống tắm và đánh cờ. 2.1.6. Thác Roọm Thác Roọm thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, nằm cách thị xã Bắc Cạn 8km theo tỉnh lộ Bắc Cạn - Chợ Đồn. Khu Thác Roọm bao gồm một quần thể bãi đá, sông núi rất đẹp hoà với cảnh thiên nhiên của núi rừng. Thác Roọm là nơi con sông Cầu bị chắn bởi bãi đá lỏ nhỏ dài chừng 1km tạo nên phong cảnh kỳ thú. Hiện nay, Sở thương mại - du lịch tỉnh Bắc Cạn đang có kế hoạch quy hoạch thác Roọm thành điểm du lịch phụ cận của khu vực thị xã Bắc Cạn, biến nơi đây thành khu du lịch cuối tuần với các loại hình vui chơi, giải trí,thể thao, leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng…. 2.1.7. Phya Khao Điểm du lịch Phya khao thuộc huyện chợ Đồn, là nơi có khí hậu ôn hoà, môi trường trong sạch. Độ cao trung bình so với mặt biển là 800m, khí hậu ở đây ẩm về mùa đông và mát về mùa hè. Trước kia khi còn đang đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã tìm ra địa điểm có khí hậu tuyệt vời này và đã cho xây dựng nhà nghỉ mát tại đây. 2.1.8. Khu bảo tồn Thiên nhiên Kim Hỷ. Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ thuộc huyện Na Rì với diện tích hàng chục ngày hecta, là nơi lưu giữ và bảo tồn của nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Đây là một điểm du lịch, nghiên cứu trong tương lai. 2.1.9. Động Nàng tiên. Động Nàng tiên thuộc xã Lương Hạ, huyện Na Rì, là một trong hang động tự nhiên ăn sâu vào trong lòng núi tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú. 2.1.10. Thác Nà Đăng. Thuộc xã Lương Thành, huyện Nà Rì là một thác nước chảy từ đỉnh núi xuống với độ cao trên 100m tạo nên một cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn. 2.2.1. Lễ hội du xuân hấp dẫn lạ thường. Tết chưa qua hết tháng giêng, vùng Ba Bể (Bắc Cạn) đã rộn lên không khí của lễ hội du xuân. Ngày mồng 5 tháng giêng, hội " Lồng tồng" mở trên đảo An Mã, bà con các dân tộc trong vùng nô nức kéo đến cùng vui ngày lễ xuống Đồng… Nhiều trò chơi hấp dẫn, đậm chất dân gian như bịt mắt bắt dê, chọi bò, đấu vật, hát đối đáp được tổ chức trên đảo. Đặc biệt nhất, sôi động nhất là thi thuyền độc mộc trên hồ Ba Bể. Người xem vòng trong, vòng ngoài, reo hò cổ vũ cho các ''vận động viên'' của làng mình, bản mình. Gái dẻo tay chéo, trai khéo tay lái, thuyền lao vun vút, để lại phía sau những làn nước vồng trắng tựa như đuôi rồng uốn lượn. Nơi thu hút nhiều nam thanh, nữ tú nhất là sân chơi còn giao duyên, tìm bạn, quả còn đuôi chỉ ngũ sắc như lời nhắn gửi, tỏ tình, ý nghĩ giữa con trai và con gái người mình ưng bụng. Bắt được quả còn của nhau, họ sẽ có cuộc hẹn hò tâm sự khi màn đêm buông xuống. Chả trách qua mỗi một mùa hội, ở Ba Bể lại có khối đôi nên vợ nên chồng. Ai đã từng một lần ngồi trên độc mộc, dọc ngang quanh hồ, mới hiểu được thế nào là sự kỳ vĩ, huyền diệu của tự nhiên tạo hoá. Cách đây hơn 200 triệu năm, một kiển tạo lục địa Đông Nam á cuối kỷ camri, với sức mạnh thần kỳ đã đưa một khối nước khổng lồ với chiều rộng xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30 m lên lưng chừng vùng núi đá vôi hùng vĩ, tạo ra hồ Ba Bể. Người vùng cao coi đây như biển cả, gọi tên các hòn núi trong hồ là Đảo An Mã, Bà Ngoã… Chương 3: Một số phương pháp phát triển hình thức du lịch sinh thái tại hồ Ba Bể 3.1. Hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái tại hồ Ba Bể 3.1.1. Hiện trạng Vườn quốc gia (VQG) được thành lập theo quyết định 15/TTG ngày 10/11/1992 TTCP, và đến năm 1993 thì ban du lịch VQG Ba Bể được hình thành, song đến năm 1997 bộ phận này mới được chính thức đưa vào hoạt động và quản lý các tài nguyên với các chức năng và nhiệm vụ sau: Ban du lịch có chức năng nhiệm vụ quản lý hướng dẫn phục vụ khách tham quan du lịch theo đúng nội quy, quy chế của VQG và các quy định khác của pháp luật. Ban du lịch tổ chức các bộ phận quản lý, phục vụ khác du lịch gồm các bộ phận: Hướng dẫn, xuồng tham quan, nhà buồng, bàn ăn uống. Các bộ phận này bổ trợ lẫn nhau để phục vụ và quản lý khách du lịch. Các nhân viên hướng dẫn khách du lịch và bộ phận khác được trang bị dụng cụ hướng dẫn và có kiến thức tốt để giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, về truyền thống văn hoá, xã hội, và đặc biệt là nguồn gốc lịch sử tương truyền về hồ, núi, hang động… Thực hiện các dịch vụ du lịch: VQG đã điều tra và quy hoạch được 21 điểm thăm quan du lịch có giá trị và xác định được 3 loại hình du lịch: Du lịch truyền thống, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái. Tổ chức đón tiếp, bố trí ăn, ngủ, nghỉ ngơi cho khách trong nước và nước ngoài tới tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học. Tổ chức du lịch sinh thái và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách tới tham quan du lịch. Ngoài ra ban du lịch cũng tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm giữa khách du lịch và người dân địa phương. Đồng thời hướng dẫn khách du lịch về cách sinh hoạt, hiểu và tôn trọng văn hoá địa phương, không có các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường, không mua các loại động thực vật được bảo vệ, hoặc các sản phẩm từ chúng. 3.1.2. Tiềm năng. - Một điều đáng chú ý hơn là nới đây có các dân tộc thường sống kề hoặc trong khu bảo tồn. Họ vẫn đang lưu giữ được phong cach sông, băn sắc văn hóa riêng và tập tục độc đáo. Điều này khiến Ba Bể càng trở lên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái. Hiện tại đời sống của những người dân ở đây còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đây cũng là cơ hội để sinh thái du lịch thể hiện mình đóng góp vào sự phát triển cộng đồng ở những điểm du lịch. Vườn Quốc Gia Ba Bể có 620 loài thực vật thuộc 138 họ, 300chi trong đó có loại đặc trưng điển hình của vùng Đông Bắc, núi đá vôi như Đinh, Nghiến, Trai, Lát…về động vật có 319 loài gồm 27 bộ, 85 họ, 42 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt có 3 loài động thực vật đặc hữu là : loài Voọc mũi hếch ở Đồng Phúc, Trúc giây ở Ba Bể, Tảo đỏ ở Hồ Ba Bể. Khai thác tốt tiềm năng này gắn với việc khai thác quần thể diện tích của căn cứ Địa Việt Bắc và chiến khu Cao - Bắc - Lạng thì Bắc Cạn sẽ có tư thế về du lịch vì địa phương nằm trong bộ giao thông của khu vực. Nhận thức rõ tiềm năng và tư thế tỉnh Bắc Cạn đã cố gắng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất cho ngành du lịch. Từ năm 1997 đến nay các tuyến giao thông chính, các cơ sở du lịch được đầu tư xây dựng. Trong đó một số đã đưa vào sử dụng. Số phòng buồng khách vào các hoạt động du lịch đều tăng. Ba năm qua, sóo phòng khách đã tăng hơn 5 lần, lượt khách tăng 3,1 lần, doanh thu tăng 5 lần. Cụ thể năm 95 số phòng quốc tế chiếm 66,7%, phòng nội địa 33,3% con số đó tương ứng với năm 2002 là 80% khách quốc tế và 20% khách nội địa. Giá phòng nghỉ trung bình 150-200 nghìn đồng một đêm đối với khách quốc tế và 80-150 nghìn đồng đối với khách nội địa. Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Ba Bể vẫn không ngừng tăng lên. 3.1.3. Những mặt còn hạn chế. Du lịch sinh thái ở VQG Ba Bể còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, các hoạt động đại đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm đối tượng phục vụ rõ ràng, việc quảng bá còn nhiều hạn chế, trong đó có cả việc nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái. Thiếu đồ thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm, bán quà lưu niệm hay những băng hình, tạp chí sách bào giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên cũng như con người với những nét phong tục tập quán đặc sắc cho khách du lịch để có thêm công ăn việc làm, thu nhập cho địa phương. Hoạt động giáo dục về môi trường chưa được đầu tư nhiều do chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu lĩnh vực này. Lợi ích từ hoạt động của vườn còn ít, chư hỗ trợ nhiều cho công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển cộng đồng địa phương. Ngoài ra số lượng đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên còn ít, còn hạn chế về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ. Trước năm 1970 hầu như toàn bộ khu vực quanh hồ là rừng nguyên sinh. Nhưng 30 năm gần đây, nạn đốt phá rừng, chặt phá rừng biến nhiều rừng nguyên sinh thành đồi trọc. Tính đến năm 2000, ở lưu vực 3 con sông phía Tây Nam, 50,7% diện tích rừng nguyên sinh bị chặt phá. Điều này dẫn tới sự bào xói mạnh ở lưu vực 3 con sông phía Tây Nam khiến đất bị sạt lở, trôi xuống hạ lưu, đổ vào lòng hồ tạo thành những bãi bồi lớn. Trong vòng 90 năm nữa nếu không có giải pháp kịp thời bảo tồn thì hồ Ba Bể sẽ trở thành đồng bằng và Hồ Ba Bể sẽ không còn nữa. Gần đây UBND tỉnh Bắc Cạn đã ra công văn cho phép công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp Bắc Cạn và Công ty tư vấn điện I chặt 50% cây rừng trong diện tích 63 ha thuộc khu bảo vệ nghiêm ngặt nhằm khảo sát xây dựng đập thuỷ điện tại Thác Đầu Đẳng - một trong những điểm du lịch sinh thái đẹp nhất vườn. 3.2. Phương hướng và các giải pháp. Để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững ở Hồ Ba Bể cần áp dụng một hệ thống các giải pháp khoa học sau: Thứ nhất, cần có nhận thức đúng về phát triển du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế dựa vào tài nguyên thiên nhiên, xã hội và nhân văn. Hoạt động du lịch thường có những tác động làm suy giảm tài nguyên và môi trường. Với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, phải chăng, du lịch là hướng phát triển chủ yếu của Bắc Cạn. Điều này cần được cân nhắc, tính toán kỹ trên cơ sở phân tích một cách khoa học các điều kiện cụ thể của tỉnh, cần tránh những nhận thức sai lầm nói trên: Chuyển đổi và xây dựng nhận thức là cả một quá trình vì vậy cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục để tạo sự thống nhất trong hoạt động từ Đảng bộ, chính quyền đến nhân dân địa phương. Thứ hai, sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững. Việc sử dụng và bảo tồn bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn là rất cần thiết vì nó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Nhiều nguồn trong số đó không thể đổi mới hay tái chế được, thay thế được. Tăng cường áp dụng các biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường như: giảm các phương tiện giao thông cơ giới vào khu du lịch, các công trình phục vụ du lịch như khách sản, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…cần phải xây dựng theo quy hoạch không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Du lịch tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nói chung, nhưng việc khai thác các dịch vụ du lịch nên được tiến hành dựa trên cơ sở tôn trọng các nhu cầu và quyền lợi của người dân bản địa, bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng di sản văn hoá các dân tộc. Thứ ba, tạo sự thống nhất giữa phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội. Đối với huyện Ba Bể định hướng của huyện là phát triển du lịch sinh thái. Theo hướng đó, các hoạt động khác như nông nghiệp, công nghiệp lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ,xây dựng kết cấu hạ tầng đều phải tập trung hướng vào phát triển du lịch. Các cộng đồng địa phương ở các xã thuộc khu du lịch Ba Bể như Nam Mẫu, Cao trí, Cao thượng…cần xắp xếp các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng tích cực tham gia vào phát triển du lịch. Đối với loại hình du lịch sinh thái, các cộng đồng địa phương có vai trò rất lớn và có thể tham gia vào các hoạt động du lịch ở rất nhiều khâu: tiếp đón, giới thiệu văn hoá địa phương, xắp xếp nơi ăn, nghỉ, ở, tạo các hình thức vui chơi, sản xuất và bán hàng hóa lưu niệm… Thứ tư, thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Cần tích cực ủng hộ quan điểm cho rằng hoạt động du lịch không chỉ mang lợi ích cho người đân địa phương, cho môi trường thiên nhiên, xã hội mà còn góp phần nâng cao chất lượng du lịch. Thu hút sự tham gia của dân địa phương bằng cách tạo việc làm trên các lĩnh vực hoạt động ở mọi cấp độ: tránh việc di dời dân địa phương vì lý do phát triển du lịch. Lồng ghép các nội dung hoạt động du lịch vào các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương cũng như chia sẻ lợi ích cho cá nhân và cộng đồng tại chỗ, cần có sự ủng hộ tích cực về mọi mặt đối với các xí nghiệp, hợp tác xã địa phương cung cấp dịch vụ, hàng mỹ nghệ, lưu niệm… Khi thực hiện các dự án du lịch, nhà thầu nên thông báo đầy đủ cho người dân địa phương về những thay đổi có thể xảy ra, giới thiệu các giải pháp phát triển ngay từ khi lập kế hoạch xây dựng dự án, tổ chức các cuộc hội thảo, các buổi gặp gỡ và nhiều hình thức sinh hoạt quần chúng để khuyến khích sự tham gia, đóng góp ý kiến của nhân dân địa phương một cách có kết quả. Nói rõ cho họ biết về các lợi ích tiềm tàng của du lịch bền vững, để họ có ý thức bảo vệ môi trường khu du lịch, bảo tồn nguồn tài nguyên và các nền văn hóa bản địa. Thứ năm, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ,tiến hành các hoạt động nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ mới. Để gắn kết phát triển du lịch với tp kinh tế - xã hội bền vững cần có nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ và nhiệt tình xây dựng chương trình đào tạo khoa học và hợp lý, trong đó các vấn đề phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường được giải quyết một cách đồng bộ, tổng hợp và hài hoà. Chương trình đào tạo cần làm rõ được bản chất phức tạp của du lịch hiện đại. Những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch với cộng đồng địa phương, khích lệ ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên, với các nền văn hoá bản địa. Trước khi thực hiện các dự án du lịch, nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu, giảm sát đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu các biện pháp dự báo mức độ ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên và các kỹ thuật thực hiện các biện pháp đó. Tuyên truyền quảng bá phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái như là một chính sách có lợi cho môi trường trong phát triển bền vững. Danh mục tài liệu tham khảo Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35545.doc
Tài liệu liên quan