Hiện nay thị trường sách xuất hiện những cuốn sách chất lượng kém, nội dung không đạt yêu cầu về vấn đề văn hoá. Nhưng đó chỉ là số ít, còn về cơ bản hoạt động xuất bản Việt Nam vẫn đang ngày càng đi lên và đóng vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội. Đồng chí Đỗ Mười đã từng khẳng định :“Sách, báo là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc“. Vậy, đứng trước nhu cầu đa dạng về sách báo của độc giả, các nhà xuất bản càng cần phải nghiêm túc chọn lọc những tinh hoa, giá trị đích thực của nhân loại để cung cấp cho độc giả những “món ăn tinh thần“ cần thiết và bổ ích. Điều đó thiết nghĩ sẽ tạo nên mối quan hệ hài hoà giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh, bởi nếu nhà xuất bản chạy theo thị trường mà xa rời mục đích, tôn chỉ của mình thì sẽ bị xã hội đào thải, ngược lại, nếu đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có định hướng thì sẽ góp phần tạo dựng nên uy tín và niềm tin vững mạnh trong lòng độc giả.
80 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hoạt động biên tập - Xuất bản sách Chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính chất “rẻ tiền“, không vi phạm tính thẫm mỹ của ngôn từ.
Hầu hết tên sách được sử dụng đều lầ những tiêu đề hấp dẫn nhất trong số các bài. Các tiêu đề này lại được đặt bằng cách sử dụng những từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn đối với đa số độc giả, ví dụ như: Gió bụi hồng quần, Sen độc giết người, Lọ lem trôi dạt...Chúng có tác dụng kích thích, làm cho độc giả tò mò muốn đọc ngay lập tức. Tuy nhiên biên tập viên cần chú ý không để cho xu hướng “rẻ tiền“ lấn át.
Với bản thảo Nhan sắc phố, ban đầu nó được Công ty Hà Thế giật tít là: Đổ vỡ tình hờ. Biên tập viên nhận thấy tên sách này giống như tên gọi của các loại tiểu thuyết tình cảm rẻ tiền một thời thịnh hành và không phản ánh đúng chủ đề bao trùm bản thảo. Đổ vỡ tình hờ chỉ là một câu chuyện trong bản thảo, nói về sự đổ vỡ mối tình giả dối, không chân thành. Sau khi xem xét tất cả các tít bài của bản thảo, thấy tiêu đề Nhan sắc phố khá hay và hấp dẫn, phản ánh khá rõ về chủ đề bản thảo: nói về các số phận, mảnh đời, các vấn đề xoay quanh giới “nhan sắc“, do đó biên tập viên quyết định thay tên sách mới này.
Hay với Lọ lem trôi dạt, ban đầu bản thảo có tên là Đường dây bán trinh gái non. Đây là tên gọi mang tính chất câu khách, giật gân và theo xu hướng giật tít rẻ tiền. Đối với một cuốn sách thì những từ “bán trinh gái non“ rất dễ gây phản cảm. Do vậy biên tập viên quyết định cắt bỏ tên sách này. Trong bản thảo có bài Nhức nhối nạn buôn phụ nữ và trẻ em, trong đó có một tít phụ là Những“Lọ lem“ trôi dạt. Biên tập viên đã sử dụng cụm từ Lọ lem trôi dạt làm tên sách, nó phản ánh những mảnh đời, số phận phụ nữ bất hạnh vì những lí do khác nhau mà trôi dạt trong dòng đời tha phương. Có thể nói đây là một cái tên mang tính nhân văn và không kém phần hấp dẫn độc giả.
Một tên sách khác cũng không kém phần hấp dẫn và ý nghĩa, đó là tập sách Chân dài và bóng đêm. Lúc đầu bản thảo được đặt bằng một cái tên khá giản dị: Những chuyện chưa biết và không thực sự phù hợp với tính chất của cuốn sách. Bản thảo chủ yếu phản ánh về giới người mẫu, ca sỹ, diễn viên đang gây bức xúc trong dư luận, họ được “mệnh danh“ là “chân dài“. Đằng sau những “chân dài“ này là cạm bẫy của quyền lực và tiền bạc, là sự ăn chơi sa đoạ của những nhân vật quyền cao chức trọng...Đó chính là mảng “bóng đêm“ mà các bài viết phản ánh, điều trần và lên án. Vì vậy biên tập viên đã sử dụng một cách hình ảnh cụm từ “Chân dài và bóng đêm“ làm tiêu đề cuốn sách.
Tuy nhiên cũng có trường hợp biên tập viên chấp nhận tên bản thảo mà Công ty Hà Thế đặt dù nó có “vấn đề“. Chẳng hạn với cuốn Tôi đi bán tôi. Mới nghe tên sách những độc giả am hiểu phóng sự chắc chắn ai cũng nghĩ đó là tập phóng sự của cây bút phóng sự sắc sảo Huỳnh Dũng Nhân. Tôi đi bán tôi là một tập phóng sự nổi tiếng, đó là niềm cảm thông và sự chia sẻ day dứt của tác giả đối với số phận những người lao động. Thế nhưng lật giở từng trang sách này, bạn đọc sẽ ngỡ ngàng trước Ngàn lẻ một chuyện về Nguyễn Viẹt Tiến, kẻ bán linh hồn cho quỷ hay Báu vật của chân dài, Tôi đi bán “tôi“ ở Quất Lâm...Ý nghĩa nguyên bản của cụm từ “Tôi đi bán tôi“ đã bị “lái“ sang một đề tài khác. Như vậy tên sách dễ gây sự nhầm lẫn và hơn hết, nó đã “lợi dụng“ tên tuổi một tít bài nổi tiếng của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.
Đối với các tít đầu trang, tít chính, tít phụ, tít phụ trên, tít phụ dưới, tít lớn, tít nhỏ, sapô, vì đó là đặc trưng của các bài viết nên biên tập viên tôn trọng cách đặt tít, cách dẫn sapô của các nhà báo.
Từ những vấn đề trên, ta thấy đặt đầu đề là việc làm có tính chất quyết định số phận của bài báo. Nói theo cách nói của nhà báo Loic Hervouet: “Bài báo rất hay nhưng đầu đề dở thì có thể làm mất ít nhất một nửa số độc giả“ thì đối với sách chuyên đề phóng sự xã hội, đầu đề hay có thể hấp dẫn ít nhất một nửa số độc giả không có ý định đọc nó. Điều đó cho thấy cách đặt tên sách và cách biên tập nó là công việc quan trọng và không kém phần khó khăn.
Biên tập ảnh:
Ảnh – đó là ngôn ngữ phi tự và là “thông tin dễ ghi nhớ nhất, thông tin trực tiếp tác động vào tình cảm của mỗi người“ (Loic Hervouet). Trong sách chuyên đề phóng sự xã hội, ảnh chiếm số lượng khá lớn với tính chất đa dạng. Do đó trong quá trình biên tập biên tập viên vẫn phải chú ý đến vấn đề này.
Thông thường mỗi bài viết đăng trên báo chí thường có ảnh minh hoạ, đó là các tấm ảnh báo chí. Công ty Hà Thế trong quá trình tổ chức bản thảo cũng sử dụng nhiều ảnh hoặc để minh hoạ bài viết, hoặc để làm cuốn sách “dày“ đến 128 trang. Vì vậy trong số đó sẽ có ảnh báo chí giá trị và cũng sẽ có những hình minh hoạ vô bổ, không có tác dụng thông tin gì. Thậm chí, với tâm lý câu khách, Công ty Hà Thế còn đưa vào những hình ảnh gợi cảm, quá mát mẻ, phản cảm và vi phạm thuần phong mĩ tục, văn hoá của dân tộc. Do đó biên tập viên hết sức chú ý và ý thức xem xét các hình ảnh minh hoạ. Với những hình ảnh có “vấn đề“ biên tập viên kiên quyết cắt bỏ. Còn với những hình ảnh minh hoạ mang tính chất vô bổ, do dung lượng ngôn ngữ văn tự không đủ để lấp đầy khoảng trống trang giấy nên biên tập viên vẫn giữ lại. Nếu xét theo đặc điểm ảnh báo chí thì số lượng ảnh đáp ứng yêu cầu chỉ chiếm một phần hai hoặc một phần ba tổng số ảnh. Ảnh báo chí, đó chính là sự thông tin bằng hình ảnh, là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận, tức là thông qua những hình ảnh xác thực, nó ghi lại những lát cắt tiêu biểu của hiện thực cuộc sống với độ chính xác cao về mọi phương diện, nhằm cung cấp cho người xem một lượng thông tin, một giá trị tư tưởng, một sự nhận định về một sự kiện, một vấn đề đang xảy ra, cần được thông báo. Ngoài ra, ảnh báo chí còn phản ánh sự việc, con người trong trạng thái hành động, là tài liệu sống về hiện thực, giúp người xem nhận thức được những hoạt động kế tiếp nhau, liên tục của sự việc, con người đó. Một số ảnh có giá trị trong các tập sách chuyên đề này như: bức ảnh Bùi Tiến Dũng khi bị bắt (Thế giới ngầm và Worldcup), 37 phụ nữ là nạn nhân bị buôn bán được trao trả tại cửa khẩu Móng Cái, Những cô gái được trao trả (Lọ lem trôi dạt), Cầu Hoàng Long-Thanh Hoá bị sụt lún ngay sau ngày khánh thành tháng 12/2000 (Sen độc giết người)...
d. Hoàn chỉnh bản thảo
Sau khi bản thảo đã được sửa chữa, đánh máy, biên tập viên xem xét cẩn thận những sai sót có thể xảy ra trong quá trình đánh máy. Hoàn chỉnh bản thảo là công việc đòi hỏi tỉ mỉ, cẩn trọng. Công việc này bao gồm:
-- Xác định tên sách: Tên sách là chi tiết đầu tiên và là một bộ phận cần thiết của sách, thông qua tên sách mà người đọc làm quen với tác phẩm. Sau khi đã biên tập kỹ về tên sách, được sự đồng thuận từ phía Công ty Hà Thế, biên tập viên xác định tên sách cụ thể cho những “đứa con tinh thần“.
-- Làm mục lục: Mục lục của các tập sách này nhìn chung giúp độc giả dễ dàng tra cứu những phần cần đọc và nắm được sơ bộ hệ thống tác phẩm. Trang mục lục chủ yếu được đặt ở sau trang tít sách.
-- Theo dõi sửa bài: Là công đoạn cuối để có được bản thảo “sạch sẽ“, không có lỗi về nội dung lẫn hình thức. Ở đây công việc sửa bài do biên tập viên Công ty Hà Thế đảm nhiệm.
3.2. BIÊN TẬP HÌNH THỨC
a. Bìa sách:
Thông thường người ta hay bình phẩm về sách ở khí cạnh nội dung. Tuy nhiên, nội dung tác phẩm sẽ không được phát huy tốt nếu không có một hình thức hấp dẫn. Hầu hết các trang bìa của sách chuyên đề phóng sự xã hội này đều do HATHE Design Co trình bày và thiết kế mỹ thuật.
Xuất phát từ nội dung tên sách, các hoạ sỹ thiết kế bìa đã sử dụng những hình ảnh minh hoạ sống động, hấp dẫn với màu sắc, cách bài trí hết sức bắt mắt. Đó là đặc điểm nổi bật của cả hai mặt bìa: bìa trước và bìa sau. Độc giả chỉ mới nhìn qua bìa sách cũng sẽ rất dễ bị “níu mắt“ và bắt buộc phải lật giở từng trang để khám phá nội dung.
Ở bìa trước của hầu hết các cuốn sách, tên sách thường choán phần lớn diện tích mặt bìa với những màu sắc ấn tượng như: đỏ, đen, vàng và các cách phối màu sống động khác. Tên các bài trong tác phẩm cũng được giật tít rất hấp dẫn và câu khách trên mặt bìa với đủ cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ và cách sắp đặt. Phía trên bìa sách được nhấn mạnh tít Phóng sự xã hội - Đằng sau những kỳ án hoặc Phóng sự xã hội - Kỳ án và những chuyện bí ẩn kích thích trí tò mò của độc giả. Phía dưới là logo và tên Nhà xuất bản. Hình ảnh minh hoạ bám sát ý đồ, nội dung của tác phẩm, rất gợi cảm và tạo cảm giác mạnh đối với độc giả. Nhìn chung bìa trước của các ấn phẩm này mang tính chất “động“. Bìa trước đã vậy, bìa sau cũng không kém phần hấp dẫn. Ngoài các tít bài và hình ảnh minh hoạ được trình bày như bìa trước, bìa sau có logo, tên của Công ty Hà Thế và lời quảng cáo cho các ấn phẩm sẽ xuất bản.
Chẳng hạn, với tập Chân dài và bóng đêm, HATHE Design Co đã thiết kế như sau: tên sách chữ màu đen bóng trắng và cam, các tít bài gợi mở như Chuyện chưa biết về ca sỹ H.H, Phá ổ gái gọi cao cấp “100 Usd“, Chân dài dưới tay Bùi Tiến Dũng, Bản danh sách bí mật của Dương Ngọc Hoa, Nguyễn Hồng Nhung có bị oan?, Học phí trả bằng nhan sắc...là những vấn đề, sự việc nóng bỏng và gây xôn xao dư luận. Hình ảnh minh hoạ là ca sỹ Nguyễn Hồng Nhung, một nhân vật chính với nhiều bài trong ấn phẩm và hình ảnh những cô gái với mọi tư thế, trang phục mát mẻ, gợi cảm lẫn trong gam màu xanh thẫm huyền bí của trang bìa...Hay với ấn phẩm Thế giới ngầm và Worldcup, tên sách có kích cỡ tương đối khiêm tốn nhưng tên các bài lại được giật tít rất nổi bật: Nguồn tiền “chạy chức“ của Bùi Tiến Dũng, trong đó chữ Bùi Tiến Dũng được in bằng cỡ chữ lớn...Hình ảnh minh hoạ là một sân vận động với đủ màu sắc cờ hoa, trên nền ấy nổi bật hình ảnh những đôi chân dài, những đồng đô la...
Tóm lại, nhìn chung bìa các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội này rất hấp dẫn, bắt mắt. Tuy nhiên do quá lạm dụng cách trình bày này, các bìa sách đã rơi vào nhược điểm là: in hình và giật tít rẻ tiền, màu sắc loè loẹt, lai căng,chạy theo thị hiếu tầm thường...Điều đó chứng tỏ, không chỉ biên tập viên mỹ - kỹ thuật, mà cả biên tập viên nội dung cần tâm niệm: Mọi sự hào nhoáng bề ngoài không che đậy được nội dung nghèo nàn, kém cỏi và ngược lại, cách thức trình bày độc đáo, sâu sắc sẽ nâng tầm nội dung tư tưởng, làm cho ấn phẩm ngày càng gắn bó với người đọc hơn và không làm tổn hại đến uy tín của người làm sách.
b. Trang tít sách, trang mục lục, ruột sách và trang xinhê:
Trang tít sách: Đây là trang đầu tiên của cuốn sách, chứa những thông tin khái quát như: tên sách, tác giả, cơ quan xuất bản và đơn vị liên kết, tên thể loại tác phẩm. Mặt sau của một số trang tít sách là địa chỉ liên hệ của Công ty HÀ Thế để gửi bài vở, thư từ, ý kiến.
Trang mục lục: Hầu hết nằm sau trang tít sách, được trình bày một cách rõ ràng, dễ tra cứu.
Ruột sách: Việc trình bày chữ và hình ảnh được thực hiện với hình thức giống như tạpc hí, nhất là việc dàn trang, sắp xếp tít bài.
Trang xinhê: Là trang cuối sách, được thể hiện theo đúng quy định của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, gồm:
-- Phần đầu trang:
Tên tác phẩm, tác giả
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Địa chỉ:.........ĐT:.........Fax:..........
-- Phía giữa trang:
Chịu trách nhiệm xuất bản:........
Chịu trách nhiệm nội dung:........
Biên tập:.........
Trình bày và thiết kế mỹ thuật:.........
Sửa bản in:........
-- Phía cuối ttrang:
In........khổ........tại..........
Giấy chấp nhận đăng ký kế hoạch xuất bản số.......
In xong và nộp lưu chiểu Quý........năm.........
c. Kỹ thuật in sách:
Nhìn chung chất lượng in phần chữ khá tốt, in khá rõ nét còn phần ảnh lại mờ, nhoè, không sắc nét.
Nói tóm lại, một ấn phẩm có nội dung tốt là chưa đủ, nó còn cần phải có một hình thức đẹp đẽ, tiện dụng, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của độc giả. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá một cuốn sách. Qua tìm hiểu công tác biên tập mỹ - kỹ thuật của bộ sách chuyên đề phóng sự xã hội ta thấy quy trình ấy vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm. Đièu này đòi hỏi phải có sự bàn bạc, trao đổi và đồng thuận giữa biên tập viên nội dung và biên tập viên mỹ - kỹ thuật, có như vậy các ấn phẩm mới hạn chế được những sai sót không đáng có.
4. CÔNG TÁC PHÁT HÀNH
Sau khi in xong, khâu phát hành do Công ty Hà Thế đảm nhận. Một số ấn phẩm được phát hành tại Công ty Cổ phần phát hành Tây Hà Nội, còn hầu hết được phát hành thông qua đầu nậu sách, từ đó phân ra các thị trường nhỏ lẻ khác ở miền Bắc và miền Nam. Như vậy hình thức phát hành này mang tính chất đa cấp, nó giúp cho việc tiêu thụ xuất bản phẩm được rộng rãi, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phong phú của độc giả trên một phạm vi rộng lớn. Đến đây, khi ấn phẩm đã nằm trong tay độc giả thì nó đã trở thành sản phẩm xã hội. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nhiệm vụ của người biên tập đã kết thúc vì biên tập viên còn phải lắng nghe phản hồi của độc giả, dư luận để rút ra kinh nghiệm cho việc biên tập những bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội tiếp theo.
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LOẠI SÁCH NÀY
I. NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
1. Ưu điểm
Đồng thời với những đầu sách về chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội – khoa học kỹ thuật – công nghệ..., về truyền thống anh hùng và vẻ vang trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, mà tiêu biểu là hai tập nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc đã gây xôn xao dư luận như những hiện tượng đặc biệt của văn học trong những năm đầu thế kỷ XXI, thì mảng sách chuyên đề viết về những mặt trái của xã hội như những hồi chuông cảnh tỉnh là cần thiết. Có như vậy ngành Xuất bản mới phản ánh được sự phong phú, đa chiều của hiện thực xã hội và cũng mới đáp ứng được nhu cầu đa dạng của độc giả.
17 tập sách chuyên đề phóng sự xã hội – Đó là một bức tranh khá toàn cảnh phản ánh những mặt trái, những tiêu cực trong xã hội một cách rất kịp thời và sinh động. Với ngòi bút sắc sảo, với công sức nhọc nhằn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng trong việc tìm kiếm thông tin, các phóng viên đã phơi bày, điều trần những vấn đề nhức nhối của xã hội. Đó là những vị “quan tham“ với sự ma mãnh, lừa lọc, mua quan bán tước đã bòn rút của công, nhận hối lộ để rồi “vung tay quá trán“, ăn chơi bạt mạng với các trò cờ bạc, mại dâm, vũ trường...đến tận cùng của sự trác táng. Đó là một bộ phận bọn xã hội đen với buôn lậu, ma tuý, cờ bạc, bắt cóc, tống tiền, buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới...với những thủ đoạn tinh vi, gian xảo. Đó là những “chân dài“: ca sỹ, diễn viên, người mẫu...bán rẻ lương tâm, danh dự, phẩm hạnh, chạy theo cám dỗ của những đồng tiền bất chính. Đó là số phận bất hạnh của những cô gái bị dụ dỗ, bị mua chuộc, bị bắt ép và bị vùi dập trong vòng xoáy của tận cùng nhục nhã. Đó là những thanh niên, học sinh, sinh viên vốn nhạy cảm với cuộc sống, dễ đua đòi, sa vào con đường chơi bời quá mức: cờ bạc, rượu chè, cá độ...để rồi cuối cùng sa vào tội lỗi, đánh mất tương lai. Đó còn là sự vạch trần những nhà hàng, quán bar, vũ trường, karaoke, massage trá hình và gây ra không biết bao nhiêu tội lỗi...Tất cả những mặt trái ấy là vấn nạn chung của toàn xã hội và gây tác hại nhiều mặt đến đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, an ninh trật tự...
Song song với những mặt trái xã hội gây căm phẫn trong xã hội, đó còn là sự cảm phục, mến yêu của độc giả đối với những lực lượng có công phát hiện, phanh phui, xử lý sự việc. Mỗi bài phóng sự đều cho ta thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân, dư luận xã hội; sự nhạy bén trong việc phát hiện các vấn đề, vụ việc của đội ngũ phóng viên báo chí; sự mưu trí, dũng cảm, tận tuỵ, dám hy sinh của các chiến sỹ công an để đấu tranh với tội phạm nguy hiểm, đấu tranh với cám dỗ vật chất để đưa vụ việc ra ánh sáng sự thật. Điều đó cũng cho ta thấy được sự nghiêm minh của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ phản ánh, mổ xẻ những mặt trái xã hội, trong các tập phóng sự, ta vẫn bắt gặp những gương người hướng thiện, những cuộc đời cần sự cảm thông giúp đỡ. Đó là một loạt bài viết của phóng viên Phùng Nguyên: Giang hồ bãi vàng và chuyện tình phục thiện là câu chuyện của một người đàn ông từ chỗ ngập ngụa trong khói thuốc phiện, rượu chè, cờ bạc đã vươn lên làm giàu chân chính nhờ tình yêu của một cô sơn nữ (Sòng bạc cuộc đời); trong Nhật ký tử tù và những bi kịch từ máu, một ông già tự nhận là tử tù mà không phạm bất cứ tội gì, một gia đình có 20 người chết và 3 người còn lại đang cố sức để sống, một đứa trẻ chịu đựng mọi bất hạnh trên đời khao khát được cười trước vong linh bố mẹ...mà tác giả gặp ở bệnh viện Bạch Mai (Sen độc giết người); là Ngôi nhà “Ết“ và chuyện tình làm thần chết mủi lòng với lời tự bạch của một nhân vật chính: “Tình yêu khiến tôi không một lần nào nghĩ đến cái chết. Với tôi cuộc sống và vĩnh cửu.“, là Người phụ nữ ngủ bên đường và nỗi buồn của anh hùng châu Á Phạm Thị Huệ, là Bi kịch của một chàng trai bị “đổ vấy“ cho căn bệnh “Ết“ (Nhan sắc phố)...
Như vậy, với phạm vi phản ánh hiện thực rộng lớn và đa chiều, các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội đã cuốn hút không ít độc giả đón đọc. Độc giả thấy sách hay, lạ thì mới đọc. Điều đó cho thấy những vấn đề, sự việc đang xảy ra hàng ngày trong cuộc sống là một đề tài có sức hút mạnh mẽ đối với độc giả. Vậy nhu cầu độc giả chính là nhu cầu được nắm bắt thông tin một cách kịp thời và nhiều chiều. Nhưng tại sao các bài viết đã đăng tải trên báo chí, khi được “tái bản“ lại dưới dạng sách, nó vẫn có sức hút? Một trong những lý do đó là: Khi độc giả không có điều kiện theo dõi nhiều luồng thông tin đa chiều về sự việc, vấn đề nào đó một cách xuyên suốt, họ có thể tìm hiểu thông qua một cuốn sách chuyên đề cụ thể. Đó cũng chính là tác dụng của sách chuyên đề.
Ngoài ra, với nội dung phản ánh trên, sách chuyên đề phóng sự xã hội còn có mặt tích cực trong việc giáo dục, răn đe để tránh được các hành vi dẫn đến phạm tội trong đời sống xã hội, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lý, pháp luật. Xét ở một khía cạnh nào đó, các tập sách có vai trò cảnh báo và thức tỉnh tất cả mọi người. “Sứ mệnh“ của nó chính là trở thành toà án lương tâm trong mỗi độc giả.
Với những dộc giả chân chính, bản lĩnh thì họ sẽ bỏ qua những hình ảnh sex minh hoạ ở trang bìa và ruột sách, mà chú trọng vào nội dung được phản ánh trong tác phẩm. Họ sửng sốt, rùng mình, căm phẫn về tất cả sự biến chất, sa đoạ, bi đát của một bộ phận những người hư hỏng; họ nhìn lại mình, gia đình mình, người thân của mình để ngăn ngừa thảm hoạ.
Với những độc giả còn ngây thơ, kinh nghiệm sống còn ít ỏi thì đọc xong các bài phóng sự, họ sẽ vỡ lẽ, hiểu biết hơn và học được cách phòng tránh.
Với những độc giả đang bắt đầu đua đòi, vào cuộc thì họ sẽ biết đâu là điểm dừng khi còn chưa quá muộn. Những học sinh, sinh viên đua đòi, sa vào tội lỗi nhìn thấy hậu quả trước mắt mà tỉnh ngộ. Một bộ phận thanh niên, công nhân, lao động...sẽ biết ăn tiêu dựa vào túi tiền để tránh rơi vào cảnh “dân chơi rỗng ruột“ bi hài...
Với những kẻ là “nhân vật chính“ của bài viết, mong sao những kết cục bi đát trong các phóng sự sẽ giúp họ tỉnh ngộ, sẽ phục thiện, tránh hồi kết đau đớn, vô hậu của cuộc đời.
Với các cơ quan lãnh đạo, quản lý, những thực trạng tiêu cực trong xã hội được phản ánh rất phong phú này sẽ như là lời động viên đầy đủ nhất với những thành công trong điều tra, phá án và xử lý theo pháp luật, trả lại công bằng xã hội, yên bình cho cộng đồng. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu bức thiết đối với các cơ quan này trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực, khoa học, thực hiện có hiệu quả nhất công việc phòng chống mọi tiêu cực trong xã hội.
Từ những ưu điểm trên ta thấy các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội là một “món ăn tinh thần“ cần thiết đối với độc giả.
b. Nhược điểm:
Là “món ăn tinh thần“ cần thiết đối với độc giả, nhưng vì nhiều nhược điểm đáng quan tâm, các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội này chưa thực sự là “món ăn tinh thần“ bổ ích mà những độc giả chân chính mong đợi.
Thứ nhất, về chủ đề tư tưởng: Mặc dù các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội thông qua việc phản ánh, phơi bày hiện trạng xã hội nhằm góp phần răn đe, giáo dục con người hướng đến cái thiện song do bản thảo không được tổ chức, chọn lọc cẩn thận nên vô hình chung cuốn sách bị thương mại hoá, mang tính chất lá cải. Một bài phóng sự phản ánh cái xấu, khi nó được đăng tải trên trang báo, nằm giữa những mảng tin tức, bài viết đề cập những mặt tích cực của đời sống xã hội thì tính chất của sự phản ánh lại khác, người đọc không bị ngập bởi các tiêu cực mà bài phóng sự nêu lên. Ngược lại, khi những bài phóng sự ấy được tuyển thành một tập sách dày dặn gần hai trăm trang với hàng loạt những vụ án tham nhũng, tội ác giết người, cướp của, thói ăn chơi trác táng...thì lại là một chuyện khác. Việc đẩy quá đà, lạm dụng ấy sẽ tạo tác dụng phản lại, gây tâm lý bi quan trước cuộc sống, thậm chí nó có thể trở thành sự “cổ xuý“ cho mặt trái tràn lan. Chẳng hạn như có quyển tuyển tập hàng loạt bài viết trên báo chí phản ánh vụ tiêu cực lớn PMU18 đag được dư luận quan tâm, đã mô tả quá tỉ mỉ sự ăn chơi trác táng của những kẻ thoái hoá biến chất (Tôi đi bán tôi), hoặc có tập mô tả các ngón nghề, cách ăn chơi sa đoạ...như một sự bày trò, quảng cáo: Kỹ nghệ “mát gần“, Quy trình bán dâm tại khách sạn Amara, Độc chiêu “nghề...thân xác“ (Gió bụi hồng quần)...
Hoạt động xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, có tính định hướng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống cho độc giả. Mọi xuất bản phẩm nói chung và sách chuyên đề phóng sự xã hội nói riêng là hạt nhân nằm trong địa hạt ấy, do đó chúng phải là những sản phẩm có tính định hướng. Hàng loạt tập sách chuyên đề này do không có sự định hướng cụ thể cũng như sự quản lý chặt chẽ của cơ quan xuất bản nên chúng chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả, mang tính câu khách nhằm thu nhiều lợi nhuận nhất.
Thứ hai, về thể loại: 17 tập sách thuộc thể loại sách chuyên đề phóng sự xã hội, nhưng liệu đó có thực sự là những cuốn sách đúng thể loại?
Mỗi ấn phẩm thuộc những thể loại khác nhau sẽ đem đến cho bạn đọc những giá trị khác nhau. Một phần đó là do đặc trưng của thể loại quy định.
Trước hết, đây là dạng sách chuyên đề. Xét theo khái niệm sách chuyên đề như đã tìm hiểu ở chương I, thì các tập sách này không đúng là sách chuyên đề vì nội dung đưa các thông tin thời sự, đề cập nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thông tin thời sự là đặc trưng của báo chí bởi thông tin thời sự - hôm nay nó là cái mới, cái nóng hổi, cái được dư luận quan tâm đón đọc thì ngày mai, nó đã trở thành cái cũ, cái lạc hậu và nhường chỗ cho những thông tin thời sự đang phát sinh, tiếp diễn từng ngày trong đời sống. Vì lẽ đó báo chí mới có nhật báo, tuần báo, nguyệt san...Ngược lại, sách chuyên đề là công cụ truyền bá tri thức mang tính chất lâu dài nên việc nó chuyển tải các thông tin thời sự chỉ có giá trị trong một thời điểm nhất định, chỉ đọng lại một ít trong lòng độc giả thì đời sống của sách sẽ rất ngắn ngủi. Mặt khác, những thông tin thời sự đó lại thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống, không chuyên về một đề tài, vấn đề thuộc một lĩnh vực nhất định nào. Trong một tập sách, độc giả có thể tiếp nhận thông tin đủ mọi đề tài: cuộc thi hoa hậu, cảnh sát đánh bạc, tin nhắn sex, học sinh gây án, phá đường dây mại dâm cao cấp, việc đình chỉ Giám đốc Sở Giáo dục Thái Bình, chuyện những người HIV làm lại cuộc đời, thú chơi xe hơi, hàng hiệu, truyện vụ án, các mục “tin thêm“, “thế giới đó đây“...
Sau nữa, đây là sách chuyên đề về phóng sự xã hội nhưng qua khảo sát 17 tập sách cho thấy, số lượng bài phóng sự chỉ chiếm phần ít. Đa phần những bài được xếp vào “danh sách“ phóng sự xã hội là những bài “phóng sự một nửa“ – theo cách nói hài hước của nhà báo Đức Dũng, vì chúng chỉ mới đưa ra vấn đề, phản ánh vấn đề chứ chưa vạch rõ được bản chất, chưa đề xuất được những kết luận, hướng giải quyết vấn đề trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc. Dung lượng bài viết cũng hạn chế. Như vậy, thực chất những bài “phóng sự xã hội“ này chỉ mới dừng lại ở mức độ là các bài phản ánh, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, đưa tin...Điều này sẽ hạn chế tác dụng của tập sách và bản thân độc giả cũng sẽ không thể thoả mãn được những kỳ vọng của mình khi tiếp nhận loại sách này.
Thứ ba, về nội dung: Với mảng đề tài phản ánh những tiêu cực trong xã hội nên giữa các tập sách không tránh khỏi sự trùng lặp, chồng chéo về đề tài, làm cho độc giả cảm thấy nhàm chán nếu tiếp nhận cùng một lúc 17 tập sách. Mặt khác, các tập sách này còn tồn tại nhiều bài mang tính chất giải trí vô thưởng vô phạt, thậm chí một số bài mang tính chất dung tục, câu khách, giật gân, thiếu lành mạnh...
Thứ tư, về ngôn ngữ, hình ảnh, trang bìa:
Về ngôn ngữ, do tâm lý chủ quan xem các bản thảo này đã được đăng báo (tức là đã qua ban biên tập báo) nên trong quá trình biên tập, biên tập viên còn để sót nhiều lỗi về logic-ngữ nghĩa, chính tả...; phía Công ty Hà Thế cũng chưa thực hiện một cách cẩn thận công tác sửa bản in nên sách còn sót lỗi. Chẳng hạn chỉ trong truyện vụ án Người vô danh phá án (Chân dài và bóng đêm) mà tồn tại nhiều lỗi sau:
-- Lỗi diễn đạt rườm rà, khó hiểu: “Phía trước của cái đầu người ta đặt tên là mặt thì tròn phụng phưỡn choáng đến ba phần tư diện tích gắn liền với ngực“, “...tâm anh như lửa, phải dằn lòng lắm mới kéo nổi chiếc ghế trước bàn làm việc thả người xuống mà không cần biết có đủ ngồi“...
-- Lỗi logic-ngữ nghĩa: Lý giải về từ “bia“(một loại đồ uống), tác giả viết: “Cũng chẳng biết nó xuất hiện trong từ điển khi nào nhưng trước đó có nghĩa...ném đi, thứ dùng để ghi danh, ghi công trạng hoặc là đích để nhắm bắn“ là sai, vi phạm thực tế khách quan (từ “bia“ vốn xuất phát từ cách phát âm của tiếng Anh “beer“, tác giả lý giải như trên là không có căn cứ vì chúng chỉ là các từ đồng âm dị nghĩa).
-- Lỗi dùng từ: “kinh nhất là“ (kinh khủng nhất là), “Đôi mắt manh nha“(đôi mắt ranh ma), “hạ nhiệt độ nữa xuống“(hạ nhiệt độ xuống nữa)...
-- Lỗi chính tả: một loạt những danh từ chung lại được viết hoa mà biên tập viên bỏ qua: Quan tài, chứng cao Huyết áp và Nhồi máu cơ tim, vì sự “Phát tướng“, Nước, Gió, một loại Bia, cái Mẹt, bộ Comple, thả con Săn sắt bắt con Rô xù...
-- Lỗi morat: trân trối (trăn trối), kalo (calo)...
Về phần ảnh: với lối minh hoạ chủ yếu là nhằm mục đích câu khách, giật gân, nhiều hình ảnh được sử dụng một cách tuỳ tiện, không những không có tác dụng thông tin gì mà còn tạo phản cảm đối với người đọc, ví dụ như:
-- Hình ảnh minh hoạ trong Chân dài và bóng đêm, Nha sắc phố:
-- Hình ảnh trong Gió bụi hồng quần:
-- Hình ảnh trong Tình yêu thời @ :-- Hình ảnh trong Lọ lem trôi dạt:
-- Hình ảnh trong Sòng bạc cuộc đời:
-- Hình ảnh trong Thế giới ngầm và Worldcup:
-- Hình ảnh trong Sập bẫy mĩ nhân:
Dựa theo cách phân loại một bên là ảnh có thông tin, liên quan đên nội dung, một bên là ảnh không có thông tin gì, chỉ đơn thuần mang tính chất minh hoạ, ta có bảng số liệu thống kê sau:
STT
TÊN SÁCH
TỔNG SỐ ẢNH
ẢNH CÓ THÔNG TIN
ẢNH KHÔNG CÓ THÔNG TIN
1
Chân dài và bóng đêm
38
19
19
2
Cung đường mãi lộ và những tiêu cực ở PMU18
35
20
15
3
Dân chơi rỗng ruột
16
17
19
4
Đời tướng cướp
40
18
22
5
Gió bụi hồng quần
36
8
28
6
Lọ lem trôi dạt
36
19
17
7
Nhan sắc phố
42
27
15
8
Sập bẫy mĩ nhân
45
14
31
9
Sòng bạc cuộc đời
54
26
28
10
Sen độc giết người
25
12
13
11
Thế giới ngầm và Worldcup
42
26
16
12
Tình yêu thời @
40
7
33
13
Tôi đi bán tôi
32
23
10
14
Worldcup &chuyện cá độ
47
19
28
15
Xứ Hàn-Bạn tìm gì
28
25
3
16
Xứ Hàn-Mây giăng
30
12
18
17
Xứ Hàn-Muôn dặm đường dài
28
15
13
Như vậy nhìn chung chất lượng ảnh còn kém và sử dụng quá nhiều, điều đó làm cho nội dung cuốn sách bị loãng và nhiều khi nó còn phản tác dụng.
Về trang bìa: Nhiều ấn phẩm thiết kế trang bìa với hình ảnh quá gợi cảm, mát mẻ, màu sắc loè loẹt, giật tít giật gân, “rẻ tiền“...(xem minh hoạ ở phần phụ lục).
Tiểu kết:
Hiện nay sách chuyên đề dạng tạp chí nói chung và sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội nói riêng đã đi vào thoái trào. Những ưu điểm cũng không thể khẳng định được vị trí lâu dài của loại sách này trên thị trường sách bởi chúng tồn tại nhiều nhược điểm ảnh hưởng tiêu cực tới văn hoá đọc. Lý giải hiện tượng này có thể là:
-- Thứ nhất, nội dung của các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội này chủ yếu là thông tin thời sự, nóng bỏng về những vụ việc, vấn đề tiêu cực trong xã hội. Tại thời điểm chúng xảy ra dư luận xã hội hết sức quan tâm và chú ý theo dõi. Tuy nhiên khi những vụ việc, vấn đề nghiêm trọng đã được làm sáng tỏ thì dư luận cũng không còn “nóng“ nữa, nhu cầu thông tin đã được thoả mãn. Nó như một “cơn sốt“ đã hạ nhiệt. Như vậy sách chuyên đề phóng sự xã hội đã thực hiện xong “sứ mệnh“ thông tin và đi vào thoái trào là lẽ đương nhiên.
-- Thứ hai, chất lượng ấn phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn vong của chính nó. Sách chuyên đề phóng sự xã hội chủ yếu là sản phẩm do các đơn vị làm sách tư nhân tổ chức bản thảo, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Nhà xuất bản lại liên tục cấp giấy phép xuát bản mà thiếu sự quản lý chặt chẽ về nội dung, có biểu hiện chạy theo thị trường. Điều đó dẫn đến hệ quả là sách kém chất lượng, không đủ sức sống lâu bền trong lòng độc giả và nhu cầu về loại sách này vì thế mà giảm sút.
-- Thứ ba, vấn đề quản lý: Trước những nhược điểm, sai phạm của loại sách này cũng như nhiều ý kiến phê phán của xã hội, Bộ Văn hoá Thông tin đã có văn bản số 3652/BVHTT-XB ra ngày 05 tháng 9 năm 2006 về những quy định xuất bản sách chuyên đề dưới dạng tạp chí. Theo đó Bộ Văn hoá Thông tin sẽ kiểm tra toàn bộ các loại sách chuyên đề dưới dạng tạp chí, xử lý đối với các nhà xuất bản vi phạm. Như vậy những nhà xuất bản có sách chuyên đề dạng tạp chí đã ngừng việc xuất bản các tập tiếp theo. Với Nhà xuất bản Lao động – Xã hội tuy các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội không vi phạm lớn về các quy định của Luật Xuất bản và Luật Báo chí về hình thức trình bày nhưng nội dung lại có nhiều vấn đề cần xem xét. Đứng trước công luận, tôn chỉ mục đích của ngành, Luật Xuất bản cũng như trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội đã ngừng việc cấp giấy phép xuất bản đối với Công ty Hà Thế trong việc xuất bản các tập sách chuyên đề tiếp theo. Cơ quan chủ quản Nhà xuất bản cũng cẩn trọng, nghiêm túc hơn trong việc xét duyệt kế hoạch xuất bản để đảm bảo việc xuất bản sách của Nhà xuất bản thực hiện đúng quy định của Luật Xuất bản và Luật Báo chí.
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI NÓI CHUNG
1. Vấn đề quản lý nhà nước:
Trong năm 2006, sách chuyên đề phóng sự xã hội cũng như một số loại sách chuyên đề khác đã được xuất bản một cách ồ ạt. Vấn đề mà các cơ quan quản lý quan tâm là: Sách chuyên đề phóng sự xã hội có nội dung tiêu cực quá đậm đặc, cách đặt tên sách giật gân, câu khách, hình ảnh minh hoạ quá mát mẻ, dễ gây phản cảm. Có nhà xuất bản không có chức năng tổng hợp vẫn cho ra loại sách này. Thêm vào đó, theo quy định của Luật Xuất bản thì các nhà xuất bản phải đăng ký từng tên sách, nhưng một số nhà xuất bản chỉ đăng ký các “tủ sách“, “bộ sách“ chuyên đề. Nhiều tập sách phóng sự xã hội nhập nhằng giữa tạp chí và sách, thực sự gây khó khăn trong công tác quản lý...Có thể nói, đây là vấn đề đã tồn tại hàng chục năm nay trong ngành Xuất bản mà các cơ quan quản lý chưa giải quyết được một cách triệt để. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các đơn vị làm sách tư nhân lợi dụng sự thông thoáng của Luật Xuất bản để liên kết xuất bản những đầu sách mang tính chất giải trí câu khách, dễ bán thì các cơ quan quản lý nhà nước càng cần phải đẩy mạnh việc xem xét và hướng dẫn các nhà xuất bản thực hiện đúng quy định của Pháp luật.
Sách chuyên đề phóng sự xã hội là một khái niệm còn mang tính chất chung chung, chưa có một quy chuẩn cụ thể nào. Điều này dẫn tới sự nở rộ hàng loạt tạp chí “núp bóng“ dưới dạng sách chuyên đề phóng sự xã hội nhằm né tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Trong khi các tạp chí đầu tư bài bản, chăm chút nó để gây dựng một thương hiệu, chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước về báo chí thì các “tạp chí“ dạng này lại cho ra đời những sản phẩm “nhái“ kinh doanh trục lợi, phá vỡ tính quy hoạch về báo chí - xuất bản, tạo môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh. Do vậy, các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn và chấn chỉnh việc “phá rào“ của các nhà xuất bản trong việc thực hiện sách chuyên đề, xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời phải quản lý như thế nào để tránh tình trạng không ai quản lý. Vấn đề này Cục Xuất bản và Cục Báo chí cần hợp tác nghiên cứu để đưa ra những phương thức giải quyết và quản lý hiệu quả.
Để tránh tình trạng nhập nhằng giữa sách chuyên đề phóng sự xã hội và ấn phẩm thông tin báo chí, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần phải nhanh chóng xây dựng quy chế rõ ràng về nội dung, hình thức sách chuyên đề - cụ thể là sách chuyên đề phóng sự xã hội. Có như vậy sách chuyên đề phóng sự xã hội mới đi đúng định hướng tư tưởng, có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội và là một loại ấn phẩm mang lại doanh thu chính đáng cho các nhà xuất bản. Điều này không phải là dễ dàng, do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Cục Xuất bản, Cục Báo chí và Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin...trong việc giám sát thực hiện giấy phép xuất bản. Những tiêu chí mà sách chuyên đề dạng tạp chí nói chung và sách chuyên đề phóng sự xã hội nói riêng cần tuân theo là:
-- Sách chuyên đề chỉ được xuất bản khi nội dung tập trung phản ánh đúng chủ đề đã đăng ký trong kế hoạch xuất bản và không được trình bày dưới dạng tạp chí như ghi chức danh tổng biên tập, thư ký toà soạn, số thứ tự của kỳ phát hành, địa chỉ của toà soạn hoặc tên người để liên hệ quảng cáo...
-- Chỉ được quảng cáo về tác giả, tác phẩm, nhà xuất bản tại bìa hai, ba, bốn; không quảng cáo trong ruột sách (trừ sách chuyên về quảng cáo) theo đúng quy định tại Điều 29 Luật Xuất bản.
-- Các thông tin ghi trên sách chuyên đề phải thực hiện đúng quy định tại Điều 26 Luật Xuất bản như: bìa một và trang tên sách ghi tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản và số thứ tự tập; trang cuối sách ghi tên người chịu trách nhiệm xuất bản, tên người biên tập, tên người trình bày, khuôn khổ, số xác nhận đăng ký kế hoạch xuất bản, số lượng in, tên cơ sở in, ngày nộp lưu chiểu; bìa bốn ghi giá bán lẻ và tên, địa chỉ đối tác liên kết (nếu có).
-- Thực hiện đúng quy định tại Điều 20 Luật Xuất bản về liên kết với tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực xuất bản.
Đồng thời, các cơ quan chủ quản nhà xuất bản khi xét duyệt kế hoạch xuất bản cần xem xét để đảm bảo việc xuất bản sách chuyên đề của nhà xuất bản trực thuộc thực hiện đúng quy định của Luật Xuất bản và Luật Báo chí.
2. Vấn đề biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội ở các nhà xuất bản:
Đối với hoạt động xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội:
Việc các đơn vị làm sách tư nhân ồ ạt tham gia liên kết xuất bản những đầu sách giải trí câu khách, dễ bán như sách chuyên đề phóng sự xã hội mà không có sự kiểm duyệt chặ chẽ của nhà xuất bản là điều kiện thuận llợi để lọt lưới ra thị trường những ấn phẩm có nội dung xấu, vô bổ, kém chất lượng. Những sơ suất này chủ yếu là do giám đốc các nhà xuất bản không kiểm soát được nội dung, có xu hướng chạy theo lợi nhuận. Điều này cho thấy tính chủ động của các nhà xuất bản chưa cao, dễ rơi vào thế bị động và bị tư nhân thao túng. Do vậy, vấn đề cần đặt ra là các nhà xuất bản cần phải tận dụng được quyền chủ động mà Luật mới mang lại, nhất là quyền chủ động trong lĩnh vực liên kết xuất bản để nâng cao khả năng cạnh tranh trước sóng gió thị trường và xu hướng hội nhập quốc tế. Điều này có nghĩa là trước hết giám đốc các nhà xuất bản phải tự chịu trách nhiệm về xuất bản phẩm cả ở phương diện nội dung lẫn hình thức.
Một thực trạng phổ biến ở các nhà xuất bản đó là việc đăng ký quá nhiều đề tài chồng chéo, trùng lặp, nhất là tủ sách chuyên đề phóng sự xã hội được thực hiện bởi các đơn vị làm sách tư nhân. Thêm vào đó, nội dung, chủ đề của loại sách này lại chủ yếu khai thác mặt trái và các tệ nạn xã hội như tham nhũng, cướp của, giết người, ngoại tình,v.v...quá đậm đặc, gây tâm lý bi quan trước cuộc sống. Do vậy, ngay từ khâu đầu là công tác kế hoạch đề tài các nhà xuất bản cũng cần phải xây dựng định hướng cụ thể dựa trên tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản và lấy lợi ích của bạn đọc chân chính làm mục tiêu hoạt động. Việc xuất bản sách thị trường không có nghĩa là nhà xuất bản chiều theo cách làm sách của một số đơn vị tư nhân, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả để tối đa hoá lợi nhuận từ xuất bản phẩm.
Sách chuyên đề phóng sự xã hội là loại sách dễ bán, có lãi nhiều nên các công ty truyền thông ồ ạt tham gia tổ chức bản thảo là lẽ đương nhiên. Tuy vậy các nhà xuất bản không nên vì thế mà cũng ồ ạt cấp giấy phép xuất bản. Đơn vị làm sách tư nhân hiện nay có nhiều loại và làm sách với nhiều mục đích khác nhau. Có đơn vị làm sách chuyên đề theo nhu cầu thị trường, mục đích thu nhiều lợi nhuận. Có đơn vị lại là các công ty quảng cáo, nhà tổ chức các sự kiện quảng bá thương hiệu cho một nhãn hàng nào đó nên mục đích làm sách chuyên đề là để làm quảng cáo, để thực hiện chiến dịch truyền thông...Do vậy các nhà xuất bản trong khi thực hiện liên kết xuất bản cũng cần phải xem xét đối tượng và mục đích làm sách, tránh tình trạng để tư nhân lọt lưới kiểm duyệt của các cơ quan quản lý xuất bản cũng như báo chí. Một số đơn vị tư nhân như: Công ty Cổ phần Văn hoá và truyền thông Nhã Nam, Công ty Đông A...với chiến lược làm ăn lâu dài và bài bản là minh chứng cho việc liên kết có hiệu quả giữa nhà xuất bản và tư nhân.
Hiện nay một số nhà xuất bản đã đi sâu đi sát nhu cầu thị trường, chẳng hạn như Nhà xuất bản Lao động – Xã hội có phòng Quan hệ thị trường với nhiệm vụ tìm hiểu, xây dựng chiến lược hoạt động xuất bản phù hợp với thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà xuất bản cần quan tâm đến văn hoá đọc, đến nhu cầu của độc giả, xem xét sự suy giảm diễn ra đối với loại sách nào và loại sách nào tăng lượng bạn đọc. Việc phân tích thị hiếu thẫm mỹ, nhất là nghiên cứu thị hiếu của giới trẻ đối với sách sẽ quan hệ đến việc loại xuất bản phẩm nào “lên ngôi“ trên thị trường sách. Đối với sách chuyên đề phóng sự xã hội, vì độc giả thấy hay, thấy lạ thì mới đọc. Hiện tượng này đặt ra suy nghĩ đối với những người làm sách: Sách chuyên đề phóng sự xã hội tuy bị xã hội lên án và bàn cãi về vấn đề nó nên tồn tại hay không nên tồn tại, hoặc tồn tại dưới hình thức nào...Chúng ta không nên khuyến khích sách chuyên đề phóng sự xã hội xuất bản tràn lan và ồ ạt nếu nó là loại sách thị trường, nhưng chúng ta có quyền yêu cầu các nhà xuất bản nghiêm túc hơn trong việc xây dựng kế hoạch đề tài, trong việc cấp giấy phép xuắt bản để những cuốn sách thực sự chất lượng ra đời, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của những độc giả chân chính. Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản (số 42-CT/TW) đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động xuất bản là: Bên cạnh việc phấn đấu có nhiều sách, nhiều bài hay, sâu sắc về tổng kết thực tiễn, phổ biến kinh nghiệm hay, tuyên truyền, động viên, biểu dương nhân tố mới, con người mới thì cần “Tiếp tục coi trọng sách, bài viết về đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động, chống tham ô, lãng phí, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống và các thói hư tật xấu, tệ nạn tham nhũng, nhưng phải quan tâm đạt được hiệu quả không những làm cho mọi người căm ghét mà còn nâng cao thêm ý thức trách nhiệm, dũng khí và quyết tâm đấu tranh với những cái sai trái, tiêu cực, hư hỏng đó“. Đây là một động lực để các nhà xuất bản tâm đắc với loại sách này (như Nhà xuất bản Công an nhân dân với bề dày 15 năm làm sách chuyên đề về đề tài an ninh, trật tự xã hội) duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, tạo ra một thương hiệu “đắt giá“ trong lòng bạn đọc.
Vậy đứng trước mục đích nâng cao chất lượng sách chuyên đề phóng sự xã hội thì loại sách này cần được thực hiện như thế nào? Việc tái bản các bài báo dưới dạng sách chuyên đề phóng sự xã hội là việc làm cần thiết và khá quen thuộc. Trên đại thể, báo được coi là ấn phẩm phục vụ kịp thời đối với bạn đọc rộng rãi. Ngày hôm sau, tuần lễ sau, hầu hết người đọc đã dẹp lại tờ báo ra từ ngày hôm trước, tuần lễ trước để sử dụng tờ báo mới. Hiện nay khi nhịp sống gấp gáp, khẩn trương thì tuổi thọ của chúng thường là quá ngắn, thậm chí có những tờ báo không xa lạ gì đối với xã hội nói chung nhưng không hề có đời sống cụ thể trong một số bộ phận độc giả. Đối với bạn đọc rộng rãi, báo chí được sử dụng một phần ở thời điểm nó ra đời. Như vậy những bài báo có giá trị lâu dài được xuất bản trong các tập sách, được sách hoá là điều cần thiết. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiện nay có nhiều loại sách, bộ sách in lại các bài báo với những giá trị, chất lượng khác nhau. Thậm chí, có loại sách được làm một cách cẩu thả, vội vã, tuỳ tiện bằng cách gom gộp các bài báo lại, sắp xếp có hệ thống ở một mức độ nhất định để phục vụ bạn đọc rộng rãi. Vấn đề đáng bàn là ở chỗ: chúng không sai, không phạm luật nhưng nhạt nhẽo, lạc lõng..Như vậy, đối với những công ty truyền thông – đơn vị tổ chức bản thảo, họ cần phải có lòng tự trọng, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và bạn đọc, bởi xét trên phương diện pháp luật, họ cũng là những người làm sách, là một bộ phận trong ngành xuất bản. Đồng thời, nhà xuất bản phải là “người lính gác“ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, phải nghiêm khắc, đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn đối với những bản thảo có ý định trở thành sản phẩm xã hội. Một xuất bản phẩm là sản phẩm của quá trình liên kết xuất bản thì chất lượng của nó không chỉ phụ thuộc vào phía tổ chức bản thảo, mà còn quan hệ khăng khít với nhà xuất bản, nơi có nhiệm vụ đọc duyệt, cấp giấy phép xuất bản và tổ chức biên tập hoàn thiện bản thảo.
Đối với công tác biên tập sách chuyên đề phóng sự xã hội:
Không một ấn phẩm sách nào không mang dấu ấn người biên tập. Mà dấu ấn ấy chính là cái tâm và cái tài của người biên tập kết tinh nên. Thế nhưng thực tế cho thấy, không phải ấn phẩm sách nào cũng là “tinh hoa“ của người biên tập kết thành. Đó thực sự là một câu hỏi cần sự giải đáp.
Cơ chế thị trường hiện nay tác động mạnh mẽ tới công việc xuất bản sách theo hướng kinh tế. Nhiều sách được xuất bản một cách nhanh chóng vội vã. Về nguyên tắc biên tập vẫn giữ đúng quy trình cơ bản. Nhưng thực tế, biên tập viên không phải do thiếu trình độ chuyên môn khoa học hay trình độ nghiệp vụ cơ bản, mà vì chưa được trang bị lập trường, tư tưởng đầy đủ để có thể có “sự can đảm từ chối“ (Bernard Grasset) những cuốn sách tầm thường, thế nên việc thị trường sách tràn ngập những ấn phẩm sách chuyên đề phóng sự xã hội bị dư luận phê phán là điều không tránh khỏi. Trước thực trạng đó, nhà xuất bản cũng như mỗi biên tập viên cần quán triệt quan điểm mang tính chất xuyên suốt là: “Kinh doanh không phải là mục đích mà là một biện pháp để thực hiện mục đích của hoạt động xuất bản“, để từ đó giám định bản thảo một cách nghiêm túc, tránh chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Là người “đi bước trước“ trong quá trình làm sách của nhà xuất bản và là độc giả đầu tiên, là người chịu trách nhiệm trước nhà xuất bản đứng đối diện với tác giả, đồng thời là người đứng cùng chỗ với tác giả nhằm tạo ra những tác phẩm có ích đối với độc giả, biên tập viên càg cần nhấn mạnh ý thức tự giác trong tinh thần trách nhiệm đối với công việc biên tập. Trước hết, trong công tác đọc đánh giá và giám định bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội, biên tập viên cần phải kiên quyết hơn nữa để loại bỏ những bài viết kém chất lượng, nội dung câu khách, giật gân...Trong thời gian tới, khi vấn đề quản lý nhà nước đối với sách chuyên đề phóng sự xã hội đã được thực hiện một cách chặt chẽ và triệt để hơn thì đây là một thuận lợi cho hoạt động biên tập của biên tập viên. Các đơn vị tư nhân sẽ tổ chức bản thảo một cách có chọn lọc hơn và vậy biên tập viên cũng nâng cao ý thức, cẩn trọng và nghiêm túc hơn trong việc đánh giá bản thảo. Đối với những bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội chất lượng kém sẽ ít có cơ hội được xuất bản hàng loạt như trong năm 2006.
Xét về bản chất, sách chuyên đề phóng sự xã hội là bản thảo được tập hợp từ các báo, do đó không ít biên tập viên đã đầu tư chất xám cho một trang bản thảo hết sức nghèo nàn. Thói quen làm việc cẩn trọng, biên tập kỹ càng, sửa từng câu, từng chữ, từng dấu chấm phẩy dường như đã “biến mất“ ở một số biên tập viên, gây ra nhiều sai sót đến mức báo động. Lợi ích kinh tế đã khiến nhiều biên tập viên tung ra thị trường không ít những ấn phẩm kém chất lượng cả về nội dung lẫn ấn loát, làm phương hại đến thẫm mỹ và niềm tin của bạn đọc.
Một thực tế cho thấy, dù biên tập viên là xương sống, là hạt nhân của nhà xuất bản song với chế độ lương khoán, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, trong khi bản thảo ít ỏi thì một số nhà xuất bản và biên tập viên cùng chấp nhận “bán“ giấy phép xuất bản và biên tập sơ sài những ấn phẩm như sách chuyên đề phóng sự xã hội. Như vậy một yêu cầu đặt ra là biên tập viên phải biết khai thác, tìm kiếm đề tài, lựa chọn tổ chức bản thảo chứ không chỉ là những người thợ chữ cặm cụi suốt ngày trên bàn viết. Sách chuyên đề phóng sự xã hội không nhất thiết do các đơn vị tư nhân tổ chức bản thảo. Biên tập viên với sự năng động và trách nhiệm nghề nghiệp hoàn toàn có khả năng để tổ chức những bản thảo chất lượng hơn bằng cách nghiên cứu thị trường, thị hiếu độc giả, quy tụ những cộng tác viên có trình độ, uy tín trên cơ sở đảm bảo tác quyền và thực hiện biên tập cẩn trọng, nghiêm túc. Trong cơ chế thi trường hiện nay, những tư duy mới về biên tập, xuất bản sẽ tạo nên sự cân bằng mục đích thích ứng thời đại và nâng cao hiệu quả công tác biên tập, hoạt động xuất bản.
KẾT LUẬN
Hiện nay thị trường sách xuất hiện những cuốn sách chất lượng kém, nội dung không đạt yêu cầu về vấn đề văn hoá. Nhưng đó chỉ là số ít, còn về cơ bản hoạt động xuất bản Việt Nam vẫn đang ngày càng đi lên và đóng vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội. Đồng chí Đỗ Mười đã từng khẳng định :“Sách, báo là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc“. Vậy, đứng trước nhu cầu đa dạng về sách báo của độc giả, các nhà xuất bản càng cần phải nghiêm túc chọn lọc những tinh hoa, giá trị đích thực của nhân loại để cung cấp cho độc giả những “món ăn tinh thần“ cần thiết và bổ ích. Điều đó thiết nghĩ sẽ tạo nên mối quan hệ hài hoà giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh, bởi nếu nhà xuất bản chạy theo thị trường mà xa rời mục đích, tôn chỉ của mình thì sẽ bị xã hội đào thải, ngược lại, nếu đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có định hướng thì sẽ góp phần tạo dựng nên uy tín và niềm tin vững mạnh trong lòng độc giả.
Riêng với biên tập viên, những người lính gác trên mặt trận văn hoá tư tưởng, là “công bộc của nhân dân“ thì càng cần phải nâng cao ý thức nghề nghiệp. Kinh nghiệm sau đây của đồng chí Vũ Cao –Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội (1979-1989) rất đáng để chúng ta quan tâm: “Công tác biên tập rất quan trọng nên các biên tập viên cần làm việc cẩn thận, công tâm. Ta không nên dễ dãi với cuốn sách này mà khắt khe với cuốn khác. Đây là vấn đề phức tạp, nhưng dù phức tạp đến mấy thì cũng phải tìm cách giải quyết thoả đáng“ (Đôi điều suy nghĩ về công tác xuất bản). Ý kiến này rất có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác biên tập sách chuyên đề phóng sự xã hội hiện nay. Vấn đề nâng cao chất lượng loại sách này hơn bao giờ hết cần phải được giải quyết một cách thoả đáng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nhà xuất bản, đơn vị làm sách tư nhân và lực lượng biên tập viên.
Thông qua việc thực hiện Khoá luận “Tìm hiểu hoạt động biên tâp - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội“, điều mà tôi học hỏi được không chỉ là cách thức biên tập một loại sách cụ thể cần những thao tác gì, phương pháp ra làm sao...mà quan trọng hơn, đó là bài học về ý thức nghề nghiệp, về sự nghiêm túc, cẩn trọng đối với từng bản thảo. Nghề biên tập là một chức danh cao quý, vậy nên biên tập viên cần lao động xứng đáng với nghề, để ấn tượng của nhà văn Baber cũng như của những cộng tác viên, độc giả chân chính đối với biên tập viên không phải là những “kẻ nguy hiểm“ nữa.
LỜI CẢM ƠN 1
MỞ ĐẦU 2
I. Lý do chọn đề tài 2
II. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
III. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 5
IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài 6
V. Đối tượng và giới hạn đề tài 6
VI. Kết cấu của đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI 7
I. LÝ THUYÊT CHUNG 7
1. Chuyên đề và Sách chuyên đề 7
2. Phóng sự và Phóng sự xã hội 11
3. Sách chuyên đề phóng sự xã hội 15
II. TÌNH HÌNH XUẤT BẢN LOẠI SÁCH CHUYÊN ĐỀ DẠNG TẠP CHÍ VÀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 17
1. Thực trạng hoạt động xuất bản sách chuyên đề dạng tạp chí và sách chuyên đề phóng sự xã hội trong thời gian gần đây 17
2. Các yếu tố dẫn đến việc sách chuyên đề phóng sự xã hội trở thành xu hướng để các nhà xuất bản và đơn vị liên kết chạy theo xuất bản hàng loạt 22
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI 26
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘI VÀ LOẠI SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN 26
1. Vài nét về Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 26
2. Khái quát về các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản 27
II. HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘI 29
1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI 30
2. CÔNG TÁC CỘNG TÁC VIÊN 33
3. CÔNG TÁC BIÊN TẬP 35
3.1. BIÊN TẬP NỘI DUNG 35
3.2. BIÊN TẬP HÌNH THỨC 54
4. CÔNG TÁC PHÁT HÀNH 56
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LOẠI SÁCH NÀY 58
I. NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI 58
1. Ưu điểm 58
Thứ tư, về ngôn ngữ, hình ảnh, trang bìa: 63
Tiểu kết: 68
II. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI NÓI CHUNG 69
1. Vấn đề quản lý nhà nước: 69
2. Vấn đề biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội ở các nhà xuất bản: 71
KẾT LUẬN 76
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0148.doc