MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài
2. Mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của bài khóa luận tốt nghiệp
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4. Kết cấu của khóa luận
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC KIỂU CÂU ĐƯỢC XÉT VỚI ĐẶC TÍNH TỒN TẠI VÀ CÂU TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH <NGUYÊN MẪU>
1. Vài giới hạn chung
2. Ý niệm về tồn tại và sự phản ánh của nó vào ngôn ngữ
3. Vài nét về tình hình nghiên cứu, những vấn đề và hệ luận
4. Quan niệm phân tích cấu trúc ngữ pháp và phân tích mô hình nguyên mẫ trong ngôn ngữ học những năm gần đây ở lĩnh vực ngữ nghĩa cú pháp
4.1. Cấu trúc ngữ pháp trong quan niệm phân tích ngữ nghĩa cú pháp
4.2. Vài nét về quan niệm nguyên mẫu và phân tích nguyên mẫu
4.2.1. Khái niệm nguyên mẫu
4.2.2. Đặc trưng của câu tồn tại nguyên mẫu.
5. So sánh các kiểm câu còn lại với câu tồn tại nguyên mẫu
CHƯƠNG II: MIÊU TẢ CÁC ĐẶC TRƯNG NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
BA KIỂU CÂU NGOÀI PHẠM VI TỒN TẠI ĐIỂN HÌNH
1. Một vài giới thuyết chung
1.1. Quan niệm phân tích bình diện nghĩa của câu
1.1.1. Các đặc tính của vị từ
1.1.2. Đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình
1.2. Quan niệm phân tích bình diện ngữ dụng của câu
2. Những câu kiểu 1
2.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
2.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu
2.3. Lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản nhất về ngữ nghĩa - ngữ dụng của kiểu câu đang xét
3. Những câu kiểu 2
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
3.1.1. Đặc điểm của vị từ
3.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ
3.1.3. Đặc điểm thành phần trạng ngữ
3.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu
3.2.1. Đặc điểm ngữ dụng chung của câu
4. Những câu kiểu 3
4.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
4.1.1. Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là
4.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ
4.1.3. Những đặc điểm của thành phần trỏ không gian
4.2. Các đặc điểm nghĩa ngữ dụng chung của câu
4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của kiểu câu
4.2.2. Những đặc trưng ngữ dụng thường thấy của kiểu câu đang xét
4.3. Bảng lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản về ngữ nghĩa, ngữ dụng của kiểu câu đang xét
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đối tượng nghiên cứu, lý do chọn đề tài
Từ lâu, các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước đã chú ý tới những kiểu câu kiểu sau đây trong tiếng việt.
(1). Trên bàn có một lọ hoa.
(2). Dưới suối nhởn nhơ bơi những con cá bạc.
(3). Từ đằng xa, tiến lại một người con gái.
(4). Trên xe, chễm chệ ngồi một người to béo.
(5). Ngã bố, con! Cháy rừng U Minh Thượng rôi!
(6). Đông người quá! Nhiều muỗi ghê!
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong bản khoá luận này là một số kiểu câu nằm trong phạm vi đó. Cụ thể là, chúng tôi sẽ khảo sát bốn kiểu câu sau đây, tồn tại với tính cách là những câu tách biệt, hoạt động trong các văn bản trong giao tiếp.
Nhóm thứ nhất là những câu đã được thừa nhận là những câu tồn tại điển hình, mà mô hình phổ biến nhất là: thành phần chỉ vị trí không gian + vị từ tồn tại “có”+ phần danh chỉ đối tượng tồn tại.
Ví dụ:
Ngày xưa, ở làng nọ có một quả núi cao.
Trên núi có một cái hang
Trước cửa hang có một tảng đá hình con thỏ.
[Thỏ ngọc, NXB Kim Đồng, 1982]
Nhóm thứ hai là những câu có mô hình: thành phần có ý nghĩa không gian có giới từ: Từ + cụm vị từ (liên quan tới sự vận động hoặc hàm ẩn sự vận động trong không gian theo một cách nào đó, sự thay đổi vị trí theo một hướng nhất định) + phần danh.
Ví dụ:
Từ đằng xa, tiến lại một người con gái.
Từ trong, lù lù đi ra hai cái bóng vệ quốc quân với mũ ca nô và aó trấn thủ.
Cùng lúc ấy lạch phạch chạy tới một chiếc bình bịch nhỏ.
Từ trong quả thị chui ra một cô gái.
Nhóm thứ ba là những câu có mô hình : thành phần chỉ không gian + vị từ + phần danh, miêu tả một sự tình ở một phạm vi không gian cố định.
Ví dụ:
Dưới suối lững lờ bơi mấy con cá nhỏ
Trước mặt chúng tôi sừng sừng một vách đá cheo leo
Trên xe ngồi chễm chệ một bà to béo.
Nhóm thứ tư là những câu có mô hình: vị từ + danh từ, gắn với những sự tình, những biến cố ngoài kiểm tra, thường có khả năng hoạt động như những cảnh báo, ngăn chặn.
Ví dụ :
Ngã bố, con !
Bay mất con chim hoạ mi của tao giờ !
Cháy rừng U Minh Thượng rồi, anh em ơi !.
Ẩn đằng sau, hay nói đúng hơn là gắn liền với những kiểu câu đó là hàng loạt những vấn đề có ý nghĩa đáng đựơc quan tâm đối với cú pháp, ngữ pháp, ngữ nghĩa Chẳng hạn, vấn đề phạm vi và ranh giới của câu tồn tại, mối liên hệ của nó với các hiện tượng kế cận. Nên mở rộng phạm vi câu tồn tại đến đâu, ở góc độ nào, có những khía cạnh nào đáng quan tâm , sự tác động của các nhân tố khác nhau đến việc hình thành các kiểu câu, mối quan hệ qua lại giữa tổng thể câu và các thành tố tham gia vào câu, các khía cạnh nghĩa và ngữ dụng của nó
Ý kiến của các nhà nghiên cứu lâu nay xung quanh các hiện tượng đó còn chưa thống nhất, cũng chưa có những miêu tả, đánh giá tương đối kỹ về các mặt trong cách nhìn từ những chiều khác nhau, đặc biệt là các nhân tố về nghĩa , ngữ dụng và vai trò chung của cấu trúc. Đây đó, cũng đã có những bài báo đề cập tới vấn đề theo hướng đó,chẳng hạn,bài viết của Lý Toàn Thắng. Song chủ yếu vẫn là tổng kết để gợi mở một vấn đề, trên góc độ ngôn ngữ học đại cương. Do vậy, thực ra các nhân tố nghĩa và ngữ dụng, đặc biệt là ngữ dụng vẫn chưa thể có điều kiện để chú ý tới một cách tương đối hệ thống. Các hiện tượng vẫn được xem xét trên cơ sở được quy vào một mô hình câu chung.
Trong khoá luận này, chúng tôi chủ trương tách ra một số nhóm câu để phân tích. Cách làm đó là có định hướng và có lý do của nó.
Thứ nhất, phạm vi những câu tượng tự và biểu hiện của chúng khá đa dạng, mặc dù, ở cấp độ cấu trúc hình thức trừu tượng nhất đều có chung một mô hình.Theo đó, phần vị từ đứng trước, phần danh đi sau, mà Lý Toàn Thắng gọi là những câu “P - N”.
Nếu tính đến những đặc trưng cấu tạo, ngữ nghĩa vầ ngữ dụng cụ thể hơn và theo những tinh thần miêu tả các đơn vị thường được gọi là những cấu trúc, theo cách hiểu gần đây trong ngôn ngữ học, thì cần phải tiếp tục chia nhỏ hơn thành các kiểu câu để xem xét. Việc tìm hiểu diện mạo đầy đủ của các hiện tượng như vậy vượt quá khả năng, trình độ và điều kiện thời gian của chúng tôi.Vì vậy, cách tốt nhất là khoanh lại một vùng cụ thể để làm việc. Những kết quả thu được là một bước góp phần vào việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề, tổng hợp toàn bộ vấn đề.
Thứ hai, việc khoanh lại vấn đề như vậy,cho phép chúng tôi đi vào xem xét sâu hơn, kỹ hơn những khía cạnh cụ thể nhưng đáng được lưu ý mà khi xem xét trên góc độ chung hơn thường không để ý tới. Bản chất của hiện tượng nhiều khi lại được bộc lộ ra qua các khía cạnh như thế, sự xem xét tỷ mỷ hơn kiểu như thế.
Thứ ba, những nhóm câu mà chúng tôi lựa chọn xem xét vừa bao gồm những câu tồn tại điển hình, vừa bao gồm những kiểu câu trung gian tập trung tương đối rõ sự đa dạng, chưa thống nhất về ý kiến. Điều đó, đã tạo điều kiện để hy vọng rằng, từ đây có thể nhìn vấn đề rộng hơn, sang các hiện tượng khác.
2. Mục đích nhiệm vụ và ý nghĩa của bài khóa luận tốt nghiệp
Trong bài khoá luận tốt nghiệp này, chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ cơ bản sau đây.
1) Tìm hiểu một số nét chung trong tình hình nghiên cứu về các nhóm câu được quan tâm.
2) Trên cơ sở đó, tìm hiểu những đặc trưng nguyên mẫu của những câu những câu tồn tại điển hình. So sánh các kiểu câu còn lại với câu tồn tại điển hình, chỉ ra sự gần gũi và độ cách biệt giữa chúng.
3) Miêu tả các kiểu câu đó về các mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Tìm hiểu những vấn đề đó, chúng tôi hy vọng đóng góp một phần vào việc từng bước tiến tới một quan niệm đầy đủ hơn về câu tồn tại tiếng Việt, góp phần miêu tả các kiểu câu đó theo quan điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng. Từ đó, đóng góp những tư liệu và cơ sở nhất định hữu ích ít nhiều cho các nhà nghiên cứu, giải quyết những hiện tượng liên quan trong lĩnh vực cú pháp. Chẳng hạn, vấn đề xử lý các thành phần câu, các kiểu câu trong khuôn khổ có liên quan. Mặc dù, thành phần câu không phải là phạm vi quan tâm của khoá luận này.
3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu mà chúng tôi sử dụng trong khoá luận này chủ yếu lấy từ các truyện ngắn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sưu tầm thêm tư liệu từ một số loại tạp chí và báo như : văn nghệ quân đội, văn hoá - văn nghệ công an, tạp chí văn, baó văn nghệ, văn nghệ trẻ.
Ngoài những nguồn tư liệu thu thập trên các sách báo, chúng tôi cũng tôi sưu tầm thêm rất nhiều câu khẩu ngữ hàng ngày và một số tư liệu thừa hưởng được từ ghi chép riêng của người hướng dẫn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm việc, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp phân tích ngữ cảnh. Chúng tôi đặt các kiểu câu đó vào mối quan hệ với những câu đi trước hay sau nó. Tức quan sát, phân tích nó trong ngữ cảnh rộng vượt ra ngoài khuôn khổ phát ngôn hẹp hoặc tính tới các nhân tố khác nhau tác động tới sự hoạt động của phát ngôn như các thủ pháp thực nghiệm trong phân tích ngữ cảnh: mở rộng ngữ cảnh; thay thế thêm bớt các yếu tố v.v. sẽ được sử dụng kèm theo trong quá trình phân tích.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp phân tích trên, trong khoá luận này chúng tôi cũng tiến hành sử dụng các phương pháp xây dựng mô hình nguyên mẫu, phương pháp so sánh đối chiếu (cụ thể ở đây là so sánh các kiểu câu với câu tồn tại nguyên mẫu, và so sánh mức độ tồn tại giữa các kiểu câu với nhau ).
Trong bài khoá luận này, chúng tôi cũng sử dụng một vài ký hiệu thường dùng trong ngôn ngữ học, được qui ước như sau:
Dấu sao đi kèm các ví dụ:
(*) Ví dụ bất thường.
(**) Ví dụ trích dẫn theo nguồn tư liệu của thầy giáo hướng dẫn.
Dấu (?) đặt trước các ví dụ:
(?): ví dụ đáng hoài nghi.
(??): Ví dụ rất đáng hoài nghi
4. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm hai chương với những nội dung chính sau:
Chương I: Mối quan hệ của các kiểu câu được xét với đặc tính tồn tại và câu tồn tại điển hình (nguyên mẫu).
Nhiệm vụ của chương này là tổng kết một số quan niệm xung quanh vấn đề về câu tồn tại, đưa ra quan niệm về câu tồn tại nguyên mẫu. Từ đó đối chiếu, so sánh với các đặc điểm của các kiểu câu được xét trong khoá luận về đặc tính “tồn tại” của chúng. Cuối cùng đưa ra bảng tổng kết về mức độ gần xa các kiểu câu so với mô hình nguyên mẫu.
Chương II: Miêu tả các đặc trưng ngữ nghĩa –ngữ dụng ba kiểu câu ngoài phạm vi câu tồn tại điển hình.
Như đầu đề đã nói, nhiệm vụ của chương này là lần lượt miêu tả, phân tích một cách cụ thể ba kiểu câu đã được giới thiệu trong phần đầu khóa luận về các mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các mặt đó tồn tại song song trong các kiểu câu và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - Từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựa vào những nét đối lập cơ bản của Dik.
Theo Dik thì:”Sự phân biệt cơ bản giữa các sự thể được thực hiện trên hai chiều : chiều của sự đối lập về tính [+ động] và chiều của sự đối lập về tính [ + chủ ý ]”.
Tác giả Nguyễn Thị Quy thì cho rằng:”Đó một mặt là sự phân biệt giữa những sự thể động, tức những biến cố, những sự việc, những sự thay đổi có thể “xảy ra”, “diễn ra” như “nổ”, “đánh ”, “rơi” với những sự thể tĩnh, tức những tình thế những trạng thái, những tính chất có thể kéo dài, nghĩa là tồn tại ở các sự vật trong một thời gian được tri giác là có chiều dài như “to”, “ngủ”,”sợ” và mặt khác, là sự phân biệt giữa những sự thể diễn ra hay tồn tại do sự chủ ý, có sự tự điều khiển của một (những ) con người hay động vật, tức là những hành động như “chạy”, “đánh”, những tư thế như “đứng”, “ở” với những sự tình không do sự chủ ý mà ra, những quá trình hay những trạng thái của những bất động vật như “rơi”, “khô” hay của những động vật, nhưng không có sự tự điều khiển của chúng như “ngã”, “đau”.
Cách phân loại sự thể trên đây của Dik, một trong những cách phân loại được coi là có hiệu lực cho mọi ngôn ngữ, cho ta các loaị sự thể sau đây và các loại vị từ tương ứng :”
[+ Động ]
[+ Động] :
biến cố
[ - Động] :
tình trạng
[+ chủ ý]
[+ chủ ý]
Hành động
(“đánh’’,’’chạy’’)
Tư thế
(“nằm”, “ở”)
[- chủ ý]
Qúa trình
(“rơi”, “bốc”)
Trạng thái
(“to”, “sợ”)
[DT: Nguyễn Thị Quy,Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó, LAPTKH, tr45-46]
1.1.2. Đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình
Song song với việc chú ý đến nghĩa của vị từ, chúng tôi sẽ chú ý tới đặc tính nghĩa của các yếu tố khác tham gia vào sự tình.
Các yếu tố đó có thể là trạng ngữ của câu …Chúng tôi đi vào phân biệt giữa các yếu tố, chẳng hạn phân biệt giữa yếu tố “trên bàn “ trong (Trên bàn có một lọ hoa) sẽ đóng một vai trò khác với yếu tố “ từ đằng xa” trong (Từ đằng xa tiến lại một người con gái )…
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trung gian, trong khi xem xét các đặc tính nghĩa của các sự tình cụ thể, chúng tôi sẽ có những biện luận sau.
1.2. Quan niệm phân tích bình diện ngữ dụng của câu
Đối với các nhân tố ngữ dụng. Thuộc bình diện ngữ dụng là những nhân tố rất đa dạng và tồn tại dung hợp trong phát ngôn, gắn với hành động phát ngôn của người nói. Chúng tôi xếp vào đây tất cả những nhân tố về mục đích, ý đồ giao tiép, về tình thái đánh giá, sự phân bổ thông tin trong phát ngôn v.v.
Dưới đây, chúng tôi lần lượt đi vào miêu tả các đặc điẻm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các nhóm đối tượng.
2. Những câu kiểu 1
Như đã nói, chúng tôi xếp vào nhóm này những câu kiểu dưới đây, hoạt động trong giao tiếp như là những phát ngôn độc lập.
Ngã bố,con !
Rơi rau kìa, cô ơi !
Tím hết cả mặt thằng bé !
Bẩn hết áo tao rồi !
Nát hết lúa của người ta rồi đấy !
(Đừng), bay mất con chim hoạ mi của tao giờ !
(Cẩn thận), chạy hết cá của tao bây giờ !
Cháy nhà !
Cháy rừng Tánh Linh rồi, anh em ơi !
2.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
* Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng, trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là
a) Các tính chất, trạng thái tĩnh những nội dung sự tình tĩnh, không kiểm tra: tím (hết mặt); bẩn (cả áo); chết (hết lúa); nát (cả rau)…
b) Những quá trình, những biến cố không chủ ý , không kiểm tra: Ngã (bố); Cháy(nhà) ; Sôi(nước); vỡ(bát);…
c) Ít gặp hơn là những vị từ hành động, tức vốn thuộc lớp những vị từ động, có chủ đích, có kiểm tra: bay (mất con hoạ mi); chạy (mất cá của tao giờ). Những vị từ kiểu này càn có sự biện luận riêng, vì dường như , nó đi chệch khỏi đặc tính chung của những vị từ thường gặp trong kiểu câu được xem xét. Chúng tôi sẽ có dịp phân tích rõ hơn về điểm này ở một mục dưới đây. ở đây chỉ xin tạm thời nhận xét rằng, khi xem xét kỹ, chúng ta sẽ thấy trong những câu đang xem xét, nếu xuất hiện các vị từ vốn thuộc lớp hành động (tức là có chủ ý , có kiểm tra) kiểu như: bay (mất con hoạ mi); ; chạy (hết cá của tao), thì kỳ thực các vị từ này đã mất đi những thuộc tính điển hình của lớp vị từ có chủ ý , có kiểm tra rồi.
Và như vậy, ta có thể xác nhận, như một đặc điểm chung cho vị từ của các câu thuộc nhóm này là: Vị từ của câu biểu thị những trạng thái, tính chất, quá trình… không chủ ý, không kiểm tra hoặc đã bị mất đi cái thuộc tính chủ ý, kiểm tra điển hình.
* Phần danh đi sau vị từ, chỉ ra những chủ thể tham gia vào quá trình, biến cố; sự vật ở vào cái trạng thái hay có tính chất được nêu ở vị từ. Điều đáng lưu ý ở đây là ở chỗ, các phần danh ở đây thường là yéu tố có quy chiếu xác dịnh, đơn nhất trong không gian, thời gian. Đó thường là những đối tượng đã biết, đặc tính tồn tại của nó được tiền giả định, và người nghe xem như đã đủ điều kiện để xác định, đồng nhất đối tượng được nói tới. Nói: Ngã bố, con! thì đương nhiên các nhân vật ở đây là những người tham gia đối thoại, được chỉ ra nhờ những danh từ, thực hiện chức năng xưng hô, ít nhiều mang thuộc tính trực chỉ. Ngay cả khi danh từ không mang ít nhiều tính trực chỉ, không có định ngữ hạn định nào đi kèm để hạn định thế giới biểu vật và phạm vi qui chiếu, kiểu rơi rau rồi kìa! Thì “rau” ở đây cũng là yếu tố có qui chiếu xác định đã rõ trong cảnh huống không gian, thời gian của cuộc đối thoại. Đó là chỗ rau cụ thể, liên quan tới những con người cụ thể. Ngay cả khi, phần danh được đánh dấu không xác định thì thuộc tính không xác định của nó thường là cũng thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Bởi lẽ, đó thường chỉ là cái mà người nói không xác định được chủng loại, không gọi tên được một cách cụ thể, song lại là gắn với các hệ toạ độ của tình huống phát ngôn rất rõ. Nói, rơi( cái gì ) rồi, cô ơi! Thì “cái gì “ là vật có thể xác định và đồng nhất được ngay trong tình huống phát ngôn, hoặc có thể định hướng tới ngay trong không gian, thời gian của tình huống phát ngôn.
* Chính vì vậy, phần lớn những câu thuộc dạng đang xem xét, thường không có thành phần trạng ngữ chỉ không gian, thời gian. Chỉ trừ những trường hợp sự tình được nói tới ở cách xa với nơi giao tiếp mới cần có một sự chính xác hoá thêm cho hoạt động định hướng( kiểu : ngoài đầu phố cháy nhà rồi, anh em ơi ! ). Còn thì, trong các tình huống đối thoại trực tiếp, sự xuất hiện của các yếu tố trỏ vị trí làm chức năng định vị đã mất hoàn toàn giá trị quân yếu của nó, không thể xuất hiện trong câu mà không làm cho câu trở thành bất thường, vi phạm các nguyên tắc tổ chức thông tin của phát ngôn trong bình diện dụng học.
Ở trong bếp sôi nước rồi, Nam ơi ! (*)
Ở đây rơi rau rồi kìa, cô ơi ! (*)
Dưới ao chạy hết cá của tôi mất rồi ! (*)
Ở đây / bây giờ ngã bố, con ! (*)
Ở đây, cũng cần biện luận thêm một điểm là sự xuất hiện của các yếu tố liên quan tới thời điểm phát ngôn ở cuối câu kiểu:
Ngã bố, bây giờ, con ! Nát hết lúa của người ta rồi đây này ! không vi phạm qui tắc nêu trên, vai trò của những yếu tố như thế, không phải là vai trò nghĩa học. đó không phải là một thành phần câu theo nghĩa hẹp, cũng không phải là một vai nghĩa làm nhiệm vụ trỏ ra và đồng nhất một qui chiếu không gian, thời gian. Chúng ( tức những yếu tố như : bây giờ, đây này) đã bị tình thái hoá, gắn với hành động phát ngôn của người nói để thực hiện những vai trò thiên về dụng học, và do đó nằm trong hệ hình những yếu tố tình thái. Về điểm này, chúng tôi sẽ có dịp giải thích rõ hơn ở một mục sau.
2.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu
- Ở trên, chúng ta đã nói rằng, vị từ trong các câu đang xét có thể là những tính chất, trạng thái… Song một đặc điểm quan trong trong ngữ nghiã của kiểu câu này là ở chỗ : dù có thể chứa vị từ là trạng thái, tính chất tĩnh nhưng mô hình ngữ nghĩa chung của câu thì bao giờ cũng là sự biểu hiện những sự tình nhìn như là những biến cố có thể xảy ra hay đã, đang xảy ra trong thế giới. Cái diễn ra, xảy ra, cái đến, hay có thể đến đó tạo ra một tình hình mới trong dòng vận động của thế giới mà bản thân nó thì lại là kết quả của một biến cố, hành động hay trạng thái nào đó có trước. Nói: ngã bố, con ! người nói truyền đạt một sự tình, có thể diễn ra, xảy ra như là một hệ quả của một cái gì đó khác có trước ( chẳng hạn, sự đùa nghịch vô ý của đứa con ). Nói : nát hết cả lúa của tao rồi ! người nói truyền đạt một sự tình như là cái biến cố đã xảy ra rồi do tác động của một cái gì khác có trước và cái hệ quả của nó còn lưu lại như một trạng thái tĩnh, một hiện trạng v.v.ở đây, ta có một sắc thái gần với thể (perfect) trong đó sự tình được nhìn ở điểm khởi đầu, hoặc là cái đã diễn ra rồi, với những hệ quả gần xa mà nó để lại .
Như vậy, nếu qui ước gọi sự tình được diễn đạt trong câu là ( P) và cái nguyên nhân của ( P ) là (Q), ta sẽ có một mô hình nghĩa diễn đạt như sau :
TGĐ
- Ở một thời điểm t nào đó có trước, không (P)
- Tồn tại (Q) như là nguyên nhân, là cái gây khiến.
- (Do đó ) xảy ra, diễn ra, hay có thể diễn ra (P) như là một hệ qủa của (Q)
Cái đặc trưng ngữ nghĩa gắn với nhân – quả, với gây khiến giả định một sự biến đổi, thay đổi từ không đến có, từ cái này sang cái khác ở kiểu câu này một hiện tượng đáng lưu ý và cần đượctiếp tục nghiên cứu sau thêm.
Như có thể thấy, trong ngôn ngữ những mối liên hệ mang tính gây khiến, nhân quả, những sự vận động, biến đổi có một ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, chúng được phản ánh vào ngôn ngữ một cách rất phổ biến, với những kiểu phương tiện và theo những con đường rất khác nhau. Điển hình hơn cả, thường gặp hơn cả là những cấu trúc có vị từ gây khiến kiểu : làm (cho), gây (cho), khiến (cho); những hình thái thể perfect ; những yếu tố thể – thời hay những từ tình thái gắn với thể thời kiểu: yxce, deja trong tiếng Nga và tiếng Pháp, đã trong tiếng Việt, trong các vị từ tình thái kiểu: giết… chết…Và ở đây, bổ sung thêm là một kiểu cấu trúc câu.
Nói đến mối quan hệ mang tính gây khiến, nhân quả, xét trong phạm vi vị từ gây khiến trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thị Quy chỉ nhắc tới những trường hợp mà chủ ngữ ở vai nghĩa chủ thể hành động (có ý thức, có ý đồ). Ổ đây, chúng tôi hiểu hoàn cảnh gây khiến nhân quả theo một nghĩa rộng hơn. Theo cách hiểu này, cái nguyên nhân có thể hiẻu như là :
a) Một chủ thể và hành động của anh ta (vd: Nó làm rơi rau của tôi)
b) Đó có thể là một biến cố, một quá trình, một trạng tháinào đó có trước không gắn một chủ thể hành động nào.
Ví dụ:
Cơn mưa làm dập hết cả lúa của tao rồi.
Lửa xăng làm đen hết mặt thằng bé…
Điều này có nghĩa là, nói đến tính “biến đổi, “nhân quả”hay gây khiến khi sử dụng và lý giải kiểu câu được xem xét ở đây, cần phải hiểu theo nghĩa rộng như tinh thần mà J. Lyons đã nói tới :” Người ta có thể nói và cũng là hoàn toàn tự nhiên rằng, một hoàn cảnh là kết quả hành động (của agent, chủ thể) hay thậm chí là kết quả của một biến cố, một quá trình có trước, ở đó không thấy có một agent nào …”
[DT: LêĐông, ghi chép về những vấn đề ngữ nghĩa – cú pháp]
Điều cần lưu ý thêm là ở chỗ ,sự biến đổi, tính nhân quả trong kiểu câu chúng ta đang xem xét cho phép tập trung tiêu điểm chú ý vào kết quả, hệ quả, còn cái sự tình có trước bị đẩy lùi vào hậu cảnh, không được nói tới hiển ngôn.
- Đặc điểm ngữ nghĩa đang xem xét của kiểu câu(tức khía cạnh biến đổi, nhân - quả của nó) dẫn tới một loạt đặc điểm khác mà chúng tôi sẽ phân tích thêm dưới đây.
Thứ nhất,là vấn đề có liên quan đến các vị từ hành động có thể xuất hiện trong những câu kiểu (Chạy mất cá của người ta giờ! Bay mát con chim hoạ mi của tao !). ở trên, chúng tôi đã có dịp nhận xét sơ bộ rằng: chạy, bay…xuất hiện ở đây đã mất đi một phần quan trọng những đặc tính của vị từ hành động điển hình. Trong các công trình nghiên cứu khác nhau, đặc trưng nguyên mẫu, điển hình thường được nhắc tới của vai nghĩa người hành độnghay chủ thể (agent) là:
Đó là người hoặc động vật; trong đó người > động vật.
Có ý đồ (trong hành động) chủ thể thực hiện hành động một cách có ý đồ, có chủ đích.
Điều khiển hành động của mình.
Chịu trách nhiệm cơ bản vè những gì diễn ra (hành động và những biến đổi khác nhau như là hệ quả của hành động).
Nếu ta đem so sánh những đặc trưng mẫu đó với các đối tượng và hành động trong những câu nói về biến cố “chạy mất cá”, “bay mất chim hoạ mi” thì thấy rất rõ rằng:
Những câu này, như đã nói, diễn đạt sự tình như là hệ quả của một cái gì khác diễn ra từ trước. Do đó, chúng phải được tri nhận một cách tự nhiên hơn cả như là một tình trạng do một cái gì đó tạo nên, đem đén,xô đẩy đến v.v.. chứ không phải là do sự chủ động có mục đích ý đồ có động cơ chuẩn bị. Vì vậy đối tượng được nói tới trong những trường hợp này thường là động vật. Nếu người ta không cẩn thận làm vỡ bờ hay làm gãy các nan lồng thì những con cá sẽ chạy đi nơi khác mất, những con chim sẽ bay đi …Song đó có thể chỉ là vận động bơi tự nhiên, sự xô đẩy của dòng nước…. Chứ không phải là “mục đích ”, “động cơ ” của những con cá , con chim chạy chốn khỏi chủ thể sở hữu của nó. Chim, cá và hoạt động của chúng ở đây chỉ cái chịu tác động xô đẩy của một hoàn cảnh khác. Và đương nhiên cá, chim không phải là những kẻ “chịu trách nhiệm cơ bản”- hiểu theo nghĩa trừu tượng, khái quát của thuật ngữ siêu ngôn ngữ này về hoàn cảnh mới nảy sinh.
Vậy nên rất khó sử dụng kiểu câu này, nếu nó liên quan chủ thể là người và hành động của con người. Để làm rõ điều hãy so sánh các câu sau:
(Cẩn thận), chạy mất cá của tao !
(Thôi !), bay mất con chim họa của tao rồi
(??) Đi mất con trai tôi rồi !
(??) Chạy mất anh bạn tôi rồi !
Thứ hai là, do phản ánh một sự tồn tại nhân quả, những câu đang xem xét có mối quan hệ rất rõ với những câu mang tính gây khiến. Cái trật tự: vị từ đứng trước, đối tượng đứng sau cũng rất quen thuộc với những câu gây khiến.
Ví dụ:
• Khói xăng làm đen hết mặt thằng bé ss Đen hết mặt thằng bé.
• Cứ quạt bếp mãi, làm cháy cả cá của người ta rồi. ss Cháy cả cá người ta rồi kìa !
• Cẩn thận, anh làm rách sách tôi bây giờ. ss Rách sách tôi bâygiờ!
• Buộc lại đi, xóc quả rơi rau đấy ! ss (Cẩn thận) rơi rau đấy !
• Tô thế nào mà hỏng cả bức tranh của nó ss Hỏng mất tranh của nó rồi !
+ (Đi với đứng thế à ?!) Làm chết con người ta có ngày !ss (Đi với đứng thế à !) chết con người ta có ngày !
- Bây giờ, chúng tôi chuyển sang xem xét những đặc trưng ngữ dụng thường thấy sau đây:
+ Kiểu câu đang xét đặc trưng cho kiểu hoàn cảnh ngữ dụng. Ổ đó người nói thường không biết hoặc không quan tâm tới các sự tình như là nguyên nhân. Tiêu điểm chú ý mà người nói dồn cả vào chính là cái sự tình kết quả: cái đến, tới,, xảy ra hay có thẻ xảy ra trong thực tế.
Trong trường hợp người nói biết sự tình nguyên nhân tiềm tàng thì anh ta cũng thường là người quan sát, người giải thuyết những khả năng có thể xảy ra, theo mô hình kinh nghiệm của mình. Nhìn thấy một người đèo sọt rau mà dây chằng lỏng lẻo, người ta có thể nói, chẳng hạn:rơi rau rồi, cô ơi! .Nhìn thấy đứa con nhỏ nghịch cái lồng chim,người ta có thể nói : ấy, bay mất con hoạ mi giờ, con ! Trong trường hợp nào thì cũng chỉ có sự tình két quả được người nói quan tâm và thường thường đó là cái gây chú ý tác động mạnh, gây chú ý mạnh cho người nói.
+ Do đó, chức năng ngữ dụng điển hình của những câu đang xét là tác động và bộc lộ. Nó đặc biệt thích hợp cho việc “đưa một cách khẩn cấp ” thông báo vào thế giới của những người tham gia giao tiếp và chờ đợi ở họ một sự điều chỉnh hành vi thích hợp. Nói: cháy nhà rồi, anh em ! thì cái mục đích ngữ dụng thường là kêu gọi, thúc đẩy những hành động kịp thời, tương thích trước sự tình đã xảy ra.
Khi sự tình là cái còn trong tiềm năng, có cơ xảy ra, thì cái mục đích tại lời mà phát ngôn biểu hiện thường là sự báo trước , là cảnh báo hay ngăn chặn. Trong những trường như vậy, phát ngôn thường đi kèm những phương tiện ngôn ngữ khác có cùng hiệu lức tại lời kiểu : cẩn thận, coi chừng, khéo, áy,… Và cuối phát ngôn thường có them những yếu tố tình thái hoá kiểu:bây giờ,…”bây giờ ” trong trường hợp này là một yếu tố tình thái hoá, bởi vì, trong trường hợp này nó không còn là một yếu tố trạng ngữ định vị thời gian nữa mà chỉ góp phần bộc lộ thái độ của người nói đói với người nghe rằng: cái điều mà anh ta nêu trong câu có thể xảy ra tức thì. Do vậy, nếu không muốn nó xảy ra thì cần có sự điều chỉnh hành vi, thái độ, ứng xử kịp thời.
Quan sát và so sánh thêm các ví dụ sau ta sẽ thấy rõ hơn điều đó .
…Tao lại đánh cho một trận bây giờ !
Đừng, hỏng sách em !
Cẩn thận ! bay mất con chim hoạ mi của tao.
Âý ! nát hết rau của chị em.
Coi chừng, rách áo em bây giờ !
Khéo , ngã bố bây giờ !
Âý, gãy mất kéo
Những câu đang xét cũng có thể dùng để thông báo và bộc lộ một thái độ, một tâm trạng cảm xúc của người nói trước một sự việ đã xảy ra rồi. Song cho đến lúc nói vẫn giữ nguyên đặc tính của nó như là một điều mới trong thế giới. Trong trường hợp đó, phát ngôn cũng thường đi kèm những phương tiện ngôn ngữ khác mang tính cảm thán hoặc một ngữ điệu thích
Tan hết cả đám lúa rồi, gay quá !
Bay mất con chim hoạ mi rồi, tiếc quá !
Rõ khổ, xám hết cả mặt thằng bé !
+ Cuối cùng, cần nói rằng, thông báo những sự tình như là những biến chuyển của tình hình. Toàn bộ phát ngôn là một thông báo gộp. Nó trả lời cho những câu hỏi đại loại như: Cái gì thế? Có chuyện gì xảy ra thế?. Ở đây không có sự phân chia phần nêu và phần báo. Toàn bộ biến cố nằm trong mối quan tâm của những ngườitham gia giao tiếp. Tuy rằng tỷ trọng thông báo, mức độ chú ý và nêu bật của các thành phần có thể hoàn toàn không ngang nhau trong tình huống phát ngôn cụ thể. Thường thì vị từ là cái mang lượng thông tin cao hơn, là cái được nêu bật ở mức độ cao hơn. Chính cái đặc trưng, kiểu loại của biến cố khiến người ta phải chú ý đến nó trước tiên, phải nêu bật nó hơn trong tầng bậc sắp xếp các yếu tố.
Vì người nói trong khi sử dụng những phát ngôn như vậy chỉ quan tâm tới biến cố, tới cái gì, chuyện gì xảy ra làm thay đổi tình hình, chứ không phải là xuất phát từ một điều đã biết, một đối tượng cho trước để nói về một điều gì (Chẳng hạn: miêu tả xem cái quá trình diễn ra với đối tượng ấy ra sao?). Cho nên, những thành phần có tác dụng hạn định, miêu tả cụ thể trả lời cho câu hỏi nhằm vào đặc trưng diễn tiến của quá trình rất khó xuất hiện kèm theo các vị từ và phần danh.
Ta hãy so sánh những câu sau chứa đựng những sự tình với những biến cố và phi biến cố sau đây:
(1): (Ngôi nhà thế nào? Ngôi nhà cháy thế nào ?
Ngôi nhà cứ cháy đùng đùng. (không sao dập nổi)
Cứ cháy đùng đùng ngôi nhà. (*)
Cháy nhà !
Cháy nhà giờ 1
(2):Mặt thằng bé cứ xám cả lại.
Cứ xám cả lại mặt thằng bé (*)
Xám cả mặt thằng bé rồi 1à cháy thế nào?).
Xám cả mặt thằng bé bây giờ !
(3): Con chim hoạ mi của tôi từ từ chết.
Chết từ từ con chim hoạ mi của tôi rồi.(*)
Chết con chim hoạ mi của tôi rồi.
Cẩn thận, chết con chim hoạ mi của tôi đấy !
(4): Em bé ngã sóng xoài.
(?) Ngã sóng xoài em bé rồi.
Ngã em bé bây giờ !
Rõ ràng, ta thấy những câu được đánh dấu (*) ở đây là rất hiếm gặp và hầu như không xuất hiện trong ngôn ngữ đời thường.
Cũng vì những lý do ở trên, ở kiểu câu đang xét thường cũng không thể xuất hiện những vị từ láy, có tính gợi tả ấn tượng nhằm miêu tả, gợi tả đặc tính của quá trình thuộc tính…
Điều này có thể minh hoạ qua các ví dụ sau đây:
(5) Bẩn áo tao rồi !
Bân bẩn áo tao rồi(*)
(6) (?) Vàng vàng mất răng nó rồi.
Vàng vàng răng ra rồi đây này.(*)
(trời ơi) vàng mất răng nó rồi.
(?) Vàng vàng mất răng nó rồi !
(?) Vàng vàng răng nó rồi !
Tóm lại, trên đây là những nét đặc trưng chung nhất về mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng của nhóm câu kiểu (I). Những đặc điểm cơ bản này chúng tôi sẽ trình bàt tóm tắt trong lược đồ sau:
2.3. Lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản nhất về ngữ nghĩa - ngữ dụng của kiểu câu đang xét
Trạng ngữ không gian, thời gian
- Thường mất tính quan yếu
Vị từ
- Là những trạng thái, quá trình… không chủ ý, không kiểm tra hoặc mất điển hình về phương diện đó.
Phần danh
- Thường là xác định hoặc mang tính xác định cao
Ngữ nghĩa chung của cấu trúc
- Sự tình được nhìn như là biến cố xảy ra(với những hệ quả gần xa…) của một hoàng cảnh có trước.
- Trong đó, hoàng cảnh nguyên nhân có trước, không được diễn đạt hiển ngôn, lui vào hậu cảnh.
Những thuộc tính ngữ dụng thường gặp
- Tiêu điểm chủ ý, cái nêu bật là sự tình hệ quả của một sự biến đổi.
- Gắn với thông báo gộp, trong đó kiểu loại biến cố là cái tác động mạnh tới tri giác, nhận thức, được người nói chủ ý nhiều hơn.
- Đưa thông báo”khẩn cấp” vào giao tiếp thực tại.
- Thường thực hiện chức năng tại lời: cảnh báo, ngăn chặn, bộc lộ cảm xúc.
- Người nói không chú ý tới miêu tả cách thức, diễn tiến của quá trình.
3. Những câu kiểu 2
Chúng tôi xếp vào nhóm này những câu kiểu sau:
(1). Trước mặt chúng tôi sừng sững một vách đá cheo leo.
Dưới suối lũng lờ máy chú cá bạc.
Lom khom dưới núi tiều vài chú .
Trước mặt chúng tôi ngoằn ngoèo uốn lượn một con sông.
(2).Tường nhà treo dăm cái tranh nghiệp dư.
Trích (VXTCTK20, nxb HNV, 2000, tr282)
Gian trên kê sát tường một bộ bàn thờ.
Trích(TNLM, nxb HNV,2001,TR17)
Giữa phòng đặt một bộ bàn ghế uống nước.
Trích (TNLM, nxb hnv, 2001, TR17)
Trên vách có treo một chữ tâm màu đỏ son trên lụa bạch.
Trích(ĐBM, nxb VHHN, 2001, tr 643)
Trên bộ bàn ghế tựa,nằm duỗi ra ba cái xác, một đàn bà, hai cái đàn ông chân tay xám như gio…
Trích (NCTNTC, nxb VH, 2002, tr 384)
Trên chiếc xe díp trống hốc, ngồi tô hô một người Mỹ mặc sốc, chân tay lông lá đen xì như giã thú.
Trích (MCTT, nxb LĐHN, 1974, Mtr103)
Bên đường đứng trơ trọi một cây si già.
3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
3.1.1. Đặc điểm của vị từ
Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là :
a) Vị từ chỉ các tính chất, trạng thái tĩnh, những nội dung sự tình tĩnh không chủ ý không kiểm tra: lững lờ (mấy chú cá bạc) ; đứng (trơ trọi một cây si già) ; sừng sững (một vách đá cheo leo)…
b) Vị từ chỉ tư thế : tĩnh của sự vật có được nhờ những hoạt động có chủ ý từ trước của con người,…đặt (một bộ bàn ghế uống nước); …kê (sát tường một bộ bàn thờ đơn sơ); treo (một chữ tâm màu đỏ son trên lụa bạch); nằm (duỗi ra ba cái xác);…
Như vậy, ta có thể xác nhận một đặc điểm chung cho vị từ của các câu trong nhóm này là: hầu hết các vị từ là những tính chất, trạng thái, tư thế tĩnh.
3.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ
Phần danh đi sau vị từ chỉ ra những chủ thể ở trong tư thế, trạng thái hay có tính chất được nêu ở vị từ. Các phần danh ở đây thường là những yếu tố có quy chiếu, đơn nhất trong không gian, thời gian. Đó thường là những đối tượng được nhắc đến một cách phiếm định (một vách đá, vài chú cá bạc, dăm cái tranh, ba cái xác…). Các danh từ ở đây cũng được cá thể hoá qua các loại từ (cái, con…).Chẳng hạn: một con sông, mấy chú cá bạc, một vách đá, một chữ tâm, ba cái xác…
Ngoài các đặc điểm nêu trên, các danh từ ở đây còn được phát triển về mặt cấu trúc. Đi sau nó có thể là các định ngữ, vị ngữ được gạch chân sau: …một chữ tâm màu đỏ son; … một bàn thờ đơn sơ ; …một bộ bàn ghế uống nước; …một vách đá cheo leo ; hay các vị ngữ thứ cấp được gạch chân sau: … ngồi tô hô một người Mỹ mặc soóc; …).
Nói chung, phần danh từ đi sau vị từ trong nhóm này luôn luôn được phát triển đến một độ hoàn chỉnh nhất định, nó có quy chiếu vào những đối tượng trong không gian, thời gian nào đó có những thuộc tính, trạng thái được người nói nhận định.
3.1.3. Đặc điểm thành phần trạng ngữ
Khác với những câu kiểu I, thường không đòi hỏi, thậm chí, không chấp nhận thành phần chỉ không gian, và khác với cả những câu kiểu III, thành phần chỉ không gian đóng vai trò nghĩa học là nguồn, là điểm xuất phát của một vận động, di chuyển hiển ngôn hay hàm ẩn (chúng tôi sẽ xem xét kỹ ở phần sau), trong những câu ta đang xem xét thành phần chỉ không gian đóng vai trò là vị trí, địa điểm. ở đó hay trong giới hạn đó, sự tình được nói tới diễn tiến, đối tượng được đề cập biểu hiện trạng thái hay có được cái vị thế nhất định của nó.
Điều đáng lưu ý là không gian ở đây thường là những không gian rất cụ thể, hoặc có xu hướng cụ thể hoá mạnh. Trong trường hợp đơn giản nhất ,đó là phạm vi không gian cùng với những đặc tính tương quan về hướng thể hiện nhờ giới từ (dưới núi, dưới suối … ). Cụ thể hơn, đó là phạm vi không gian xét trong mối tương quan với những không gian khác, hay những đặc tính cụ thể khác được nêu bật nổi trội về mặt tri giác của nó (trên chiếc ghế nhỏ, trên chiếc xe díp trống hốc, dưới làn nước trong veo, trên bức tường đỏ sẫm vì nước vôi ve đã nhạt đi , ố xỉn.)
Tóm lại, thành phần trỏ không gian ở đây có những đặc điểm sau:
(1) Thực sự đóng vai trò là vị trí nơi chốn
(2) Đó là một không gían có xu hướng cụ thể hoá cao mang tính miêu tả cao.
(3) Nó vừa phải bảo đảm mối quan hệ tương ứngvới vị từ do vị từ chế định (chẳng hạn: ứng với treo, đặt phải là các phạm vi không gian có thể treo đặt được…) vừa phải đảm bảo những hiệu quả dụng học. Đó là vị trí của người quan sát, là cái môi tẻường cái bối cảnh mà ở đó đặc tính của tồn tại có một giá trị nào đó với tri giác của con người. Không gian sự tình tồn tại ở đây nói lên vị trí của người nói quan hệ với đối tượng được nói tới ra sao. Đối tượng được nói tới ở đây thường nằm trong tầm nhìn của tác giả và thường nằm trong tầm nhìn cuả tác giả và thường là xuất hiện ở phía trước tác giả.
Ví dụ : Trước mặt chúng tôi, sừng sững một vách đá cheo leo…
Dưới suối, lững lờ mấy chú cá bạc.
Và cũng vì là trạng ngữ là một thành phần rất quan trọng trong câu kiểu này nên nếu thiếu nó thì câu sẽ trở thành câu què câu cụt thật khó chấp nhận.
Ví dụ: Lom khom tiều vài chú(*)
Lững lờ mấy chú cá bạc(*)
Kê sát tường một bàn thờ đơn sơ(*)
Đặt một bộ bàn ghé uống nước(*)
Nằm duỗi ra ba cái xác, một đàn bà cái hai đàn ông chân tay xám như gio(*)
…
Tóm lại, cũng như các nhóm đã xét trên đây, trạng ngữ trong nhóm này chủ yếu là đề cập đến cái không gian diễn ra sự tình. nó là một thành phần quan trọng không thể thiếu cho những câu kiểu này. Xét về vị trí nó thường đứng ở đầu câu.
3.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu
Như phần trên đã phân tích, hầu hết các vị từ ở kiểu câu này là các tính chất, trạng thái, những nội dung sự tình tĩnh, những vị trí chỉ trạng thái, cách thức… Do vậy ý nghĩa quan trọng của các câu trong nhóm này là chỉ ra sự tồn tại của chủ thể trong tư thế cố định: treo (một bức tranh ), đặt (một bộ bàn ghế uống nước),…Hay chỉ ra trạng thái, cách thức tồn tại điển hình đặc trưng cho đối tượng được nói đến, cái làm cho sự vật có một vẻ riêng biệt trong tình huống không gian-thờigian, trở nên nổi trội, tác động đến sự quan tâm, đến tâm lý, tình cảm tâm lý…của người quan sát. Chính vì thế vị từ chính trong nhóm nhiều khi trở nên không quan trọng nếu những từ phụ đi kèm vị từ chính đã bộc lộ được cái ý nghĩa quan trọng của đối tượng được nói đến ở trong câu rồi. Do đó những vị từ này nhiều khi không cần xuất hiện mà vẫn không ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu.
Chẳng hạn:
Trên bộ bàn ghế tựa, nằm duỗi ra ba cái xác…
®Trên bộ bàn ghế tựa, duỗi ra ba cái xác…
Trong câu trên khi bỏ đi vị từ chính thì nó vẫn vững vàng tồn tại mà thậm chí còn tồn tại một cách khá sống động. Người viết, người nói là người đã chứng kiến, quan sát sự tình, miêu tả sự tình. Những phụ từ (duỗi ra, tô hô, trơ trọi… ) là những từ chỉ ra đặc trưng, tính chất riêng biệt, nổi trội dập vào mắt, tác động tới tri giác và tâm lý, tính đơn nhất cụ thêtrong không gian thời gian của chủ thể. Hơn nữa, những phụ từ này cũng là những từ ngữ chuyên biệt cho những nhóm nhất định. Chẳng hạn nói: “duỗi ra ba cái xác” thì tất yếu ở đây phải là “nằm…” chứ không thể “ngồi…” được. Hay “tô hô một người Mỹ” thì ắt hẳn phải là “một phạm trù tư thế nào đó của con người”. Do vậy, ở đây không cần nêu vị từ chính lên thì người đọc thông qua những từ phụ đi kèm đó cũng ngầm hiêủ được vị từ của nó nếu xuất hiện trong ngữ cảnh này sẽ là gì hay thuộc nhóm phạm trù nào. Để làm rõ vấn đè này ta xét thêm một số ví dụ sau:
Trước mặt chúng tôi, sừng sững một vách đá cheo leo.
Dưới suối lững lờ mấy chú cá bạc.
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
Phía trước uốn lượn ngoằn ngoèo một con sông.
Những ví dụ trên đâycho ta thấy những vị từ chỉ tư thế, hoạt động của chủ thể bị triệt tiêu.Thay vào đó là những từ chỉ tư thế, cách thức tồn tại. Những từ tượng hình (sừng sững, lững lờ…) này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể chỉ ra vị từ hành động, tư thế của chúng trong các văn cảnh. Do đó nó có thể thay thế vai trò của các vị từ. Khi nó xuất hiện, nó đồng thời tiền giả định về mặt tổ hợp cái giới hạn phạm trù của vị từ, đồng thời nêu bật lên cái nghĩa chỉ cách thức hình thái biểu hiện riêng biệt của tồn tại . Do vậy, sự xuất hiện của các vị từ kiểu: đứng, bơi , cúi, nằm,… trở nên không cần thiết, không được đưa vào tiêu diểm chú ý.
Tóm lại, ở nhóm này, ý nghĩa quan trọng của nó là miêu tả sự vật, đối tượng trong tình huống không gian, thời gian cụ thể với những đặc trưng điển hình hoặc những hình thái biểu hiện riêng biệt, nổi trội, tác động tới tri giác , tâm thế của người quan sát, và vì thế mà được đặt vào tiêu điểm quan tâm chú ý của anh ta trước tiên so với những đặc diểm khác.
3.2.1. Đặc điểm ngữ dụng chung của câu
- Kiểu câu đang xét đặc trưng cho kiẻu hoàn cảnh ngữ dụng mà ở đó người nói không cần quan tâm tới nguyên nhân xảy ra sự tình. Sự tình tồn tại trong thế giới một cách rõ ràng, hiển nhiên không ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh huống giao tiếp. Do đó người nói không nhằm cảnh báo, nhắc nhở, răn đe các nhân vật giao tiếp mà chỉ đơn thuần dẫn nhâp sự tình vào thế giới diễn ngôn. Sự tình là những cái đang tồn tại trong một tư thế cố định trong không gian nhất định. Nó gây chú ý, quan tâm cho người nói bởi tư thế, cách thức tồn tại của nó trong không gian.
- Sự tình thường là những thông báo gộp, không chia cắt được đâu là phần nêu đâu là phần báo. Nó trả lời cho những câu hỏi : có gì đặc biệt đáng chú ý theo mắt người quan sát? Và tuy là những thông báo gộp nhưng sự tình ở đây chú ý nhiều hơn đến cái tư thế, cách thức, tính chất, hình thái riêng biệt của tồn tại. Hay nói một cách khác : tỷ trọng thông báo nằm ở phần vị từ hay các từ phụ đi kèm vị từ đã gây ấn tượng trực tiếp cho tác giả.
- Thông qua các sự tình tĩnh, các vị từ tư thế, các vị từ chỉ trạng thái của đối tượng, các câu trong nhóm này đều mang nét nghĩa tồn tại và thường dẫn nhập đối tượng vào văn bản. Xét về mặt vị trí, chúng thường đứng ở giữa đoạn sau những câu mở đầu giới thiệu về khung cảnh chứa sự tồn tại của đối tượng.
Ví dụ:
(Trong lúc Hùng đang loay hoay pha trà, tôi kín đáo đẩo mắt qua căn phòng một lượt: tiện nghi tương đối đầy đủ, bài trí gọn gàng, có thẩm mỹ). Trên tường có treo phiên bản những bức tranh nổi tiếng của Gorge, Signac,Breston…
Trích(VXCTK20, nxb HNV, 2000. tr460)
(Nhà gỗ hai gian, mái lợp ngói, bốn bề khép ván). Gian trên, kê sát tường một bàn thờ đơn sơ…
Trích (TNLM, nxb HNV, 2001, tr 17)
Mặt khác, người nói – người viết ở đây thường nhằm miêu tả những đối tượng mới được phát hiện, xuất hiện trong nhận thức của người nói, người viết cho nên nó thường có những từ hạn định đi kèm vị từhoặc thay thế vị từ. Những từ hạn định này thường là những từ láy. Và nếu như những từ láy này là không thể xuất hiệnđối với những câu kiểu I thì nó dường như lại trở nên rất phổ biến đối với kiểu II.
Ví dụ: …, sừng sững một vách đá cheo leo.
…, lững lờ mấy chú cá bạc.
…,ngồi tô hô một người Mỹ mặc soóc,…
Tóm lại, trên đây là những đặc điểm mà chúng tôi cho là cơ bản nhất đối với nhóm II. Những đặc điểm này sẽ được trình bày tóm tắt trong sơ đồ sau.
Bảng lược đồ tóm tắt đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng chung của nhóm câu
Trạng ngữ không gian, thời gian
Thường mang tính quan yếu
Vị từ
- Vị từ tĩnh chỉ trạng thái,…không chủ ý, không kiểm tra.
- Vị từ tĩnh chỉ tư thế …, (có hoặc không có kiểm tra)
Phần danh
- Có quy chiếu vào các đối tượng trong không gian
_ Thường được cá thể hoá, phiếm định hoá
_ có phát triển về cấu trúc
Ngữ nghĩa chung của cấu trúc
-Ý nghĩa quan trọng của cấu trúc miêu tả các đối tượng trong không gian với những đặc trưng (tư thế, cách thức tồn tại ) điển hình của nó, những đặc trưng, hình thái riêng biệt nổi trội đập vào tri giác gây chú ý.
Những thuộc tính ngữ dụng thường gặp
- Dẫn nhập đối tượng vào văn bản
- Gắn với thông báo gộp trong đó đặc trưng về tư thế, cách thức tồn tại của đối tượng là cái tác động mạnh tới tri giác, nhận thức nên được người nói, người viết chú ý nhiều hơn.
- Không thực hiện chức năng tại lời: cảnh báo, răn đe ,ngăn chặn…
- Người nói, người viết chú ý miêu tả cách thức, tư thế tồn tại của đối tượng
4. Những câu kiểu 3
Như đã trình bày trong chương trước, ở kiểu II này chúng tôi xếp vào đây những câu kiểu sau:
(1) Từ đằng xa tiến lại một người con gái.
Từ đằng xa bơi lại một chú bé.
(2)Vẳng lên tiếng tiếng la hét của đám lính ngụy trang chúng đạn bị thương.
Trích (A,S9 /2002, T10)
Từ dưới sông vẳng lên tiếng người mẹ ru con.
Từ chiếc võng dây dừa kẽo kẹt bên trái nhà vọng ra tiếng ru hời dỗ dành con trẻ.
Trích (NV, S1 /2003, T29)
(3)Từ trung tâm Lọng Cheng, vẳng lên tiếng gầm rú của xe bọc thép, tiếng súng cối, súng trường vu vơ.
Trích (Đ, S545 /2002, T54).
Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã.
Trích (Nam Cao, VN,nxb gd, tr116)
Vọng lại tiếng nhạc xập xình trong quán bar.
Trích (A,S9 /2002, T54)
(4)Chỉ vang lên vài tiếng cười rất hồn nhiên của mấy con chim phượng hoàng.
Trích (Đ, S553 /2002, T19)
Ngoài rừng vọng tiếng suối tràn trên đá , và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở góc rừng.
Trích ( Nguyễn Minh Châu, MTCR, nxb GD, T 243)
4.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của các thành tố cơ bản trong câu
4.1.1. Quan sát các ví dụ, dễ dàng nhận thấy rằng trong những câu kiểu này vị từ phần lớn là
a) Những vị từ hành động, vốn thuộc lớp những vị từ động có chủ đích, có kiểm tra: bơi lại (một chú bé), tiến lại (một người con gái)…
b) Những vị từ quá trình động, không có chủ đích , không có kiểm tra: vọng (tiếng suối tràn trên đá), uôm oam (tiếng chão chuộc)…
c) Điều đáng lưu ý là các vị từ ở đây đều gắn với sự vận động, có hướng, hay giả định một sự vận dộng theo những hướng không gian.
Nhìn chung, những vị từ trong nhóm này là những hành động có sự điều khiển của con nguời. Nó nằm trong mục đích, ý đồ của chủ thể. Hoặc nó có thể là các vị từ mô phỏng những âm thanh của sự vật (chẳng hạn : ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã; Ao hồ uôm oam tiếng chão chuộc; chỉ vang lên vài tiếng cười rất hồn nhiên của mấy con chim phượng hoàng … )
Như vậy, ta có thể xác nhận một đặc điểm chung nhất cho vị từ của nhóm này là: chúng là những vị từ hành động, quá trình… có thể có sự chú ý, có sự điều khiển của con người nhưng cũng có thể không có ý đồ, chủ ý. Gắn liền với sự vận động trong không gian theo hướng nào đó hay giả định sự vận động trong không gian.
4.1.2. Đặc điểm của phần danh đi sau vị từ
Phần danh đi sau vị từ chỉ ranhững chủ thể tham gia vào quá trình hành động, vận động hoặc mang những thuộc tính vận động. Ở đây, phần danh từ có quy chiếu vào những đối tượng cụ thể trong không gian. Nếu ta nói: “Từ đằng xa tiến lại một người con gái” thì rõ ràng ”người con gái” ở đây có quy chiếu vào một con nguời có thật, hiển nhiên tồn tại trong thực tế mà ngươì nói có dịp quan sát. Hay nói :“Ngoài rừng vọng lại tiếng suối tràn trên đá và tiếng đôi chim kêu rụt rè ở góc rừng” thì “tiếng suối”, “tiếng chim” cũng quy chiếu vào những đối tượng có thật trong thực tế mà tác giả cảm nhận được.
Nói chung, danh từ ở đây là có quy chiếu nhưng luôn mang tính phiếm định. Đối tượng được nói đến một cách không cụ thể do nguời nói, ngưòi viét quan sát đối tượng khi đối tượng đang chuyển động trong một khoảng không gian xa cách so với vị trí người nói. Chẳng hạn khi nói: “từ phía xa bơi lại một chú bé” hay “chỉ vang lên vài tiếng cười rất hồn nhiên của mấy con phượng hoàng” thì danh từ chủ thể” một chú bé” hay “mấy con phượng hoàng” ở đây chỉ mang những nét chung chung biểu trưng cho một lớp đối tượng nhất định chứ nó không chỉ ra được một cách rạch ròi, cụ thể: cô gái đó là cô gái nào? mấy con phượng hoàng đó là của ai, trông ra sao?…
Tuy nhiên, dù mang tính phiếm định nhưng danh từ ở đây thường được phát triển về cấu trúc và luôn có lượng từ hạn định (một, một vai…) đi kèm nhằm giới hạn đối tượng…Khi danh từ được phát triển về cấu trúc thì nó cũng thường có các thành phần: định ngữ, vị ngữ thứ cấp đi kèm, bổ sung ý nghĩa. Chẳng hạn như định ngữ: ”dồn đập, vội vã” trong (ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã); vị ngữ thứ cấp: “ru con” trong (… vẳng lên tiếng người mẹ ru con).
Mặt khác, những cụm danh từ này thường được cụ thể hoá nhờ những yếu tố như: “hồi”, “tiếng”,”bóng”, ” mùi”, “hạt”…Bởi những vị từ biểu hiện những vận động có thể cảm nhận được bằng tai, bằng mắt, bằng mũi của con người. Những yếu tố cụ thể hoá này có tác dụng chỉ rõ, chỉ đích xác cái gì (ở danh từ) là kẻ trực tiếp mang trạng thái vận động do vị từ biểu thị. Không phải là”suối” mà là âm thanh của suối “tiếng”vọng lên. Không phải là “cười” mà là âm thanh của cười, “tiếng” của nó vẳng vào. Không phải “hương mộc lan” mà “mùi”của nó cứ thoang thoảng đưa tới… Cũng chính sự phát triển của danh từ đến một độ dài nhất định đã khiến cho câu văn trở nên trọn vẹn, đầy đủ. Người có được những thông tin đầy đủ nhất về hiện tượng được đề cập.
4.1.3. Những đặc điểm của thành phần trỏ không gian
Ngược lại với nhóm câu kiểu I đã được xem xét ở phần trước,ở nhóm này thành phần trỏ không gian trở nên quan trọng và cần thiết. Thành phần này cũng có ý nghĩa thiết thực đối với việc dẫn nhập sự tình, miêu tả sự tình. Sự tình ở đây luôn tồn tại trong những không gian nhất định, đó có thể là: ao hồ, ngoài đình,ngoài rừng.v.v.
Tóm lại, đó chính là những điểm không gian có liên hệ với sự tồn tại của sự tình trong thời điểm được miêu tả.Song điều quan trọng nhất ở đây lả vai trò nghĩa học của thành phần này. Đó không phải là vị trí, địa điểm ở đó hay trong giới hạn đó sự tình tồn tại mà là nguồn hay điểm xuất phát của vận động không gian. Kết hợp với nét nghĩa hướng, nó hàm ẩn một đường đi, một lộ tuyến của vận động.
Chẳng han: Từ đằng xa tiến lại một người con gái.
Từ ngoài ấy, vẳng vào tiếng cười trong trẻo của em, tiếng bi bô của thằng bé…
Từ chiếc võng dây dừa kẽo kẹt bên trái nhà, vọng ra tiếng ru hời dỗ dành con trẻ.
Những cụm danh từ thường có giới từ đi kèm chỉ điểm xuất phát như: từ đằng xa, từ ngoài ấy, từ chiếc võng dây dừa kẽo kẹt bên trái nhà, từ bên trong,…được đặt trong mối tương quan so sánh với vị trí của người nói, người quan sát.
Thành phần trỏ không gian trong những câu này từ lâu đã được nhận định là có một tầm quan trọng đặc biệt. Nó là thành phần bắt buộc phải có. “Gần đây một số người đã nói đến vai trò quan trọng của trạng ngữ đối với loại câu này, song vẫn theo truyền thống mà coi nó là thành pphần phụ lòng cốt” [Võ Huỳnh Mai, 1973, tr60-61; Trần Khuyến, 1983, tr27-28]. Đến Diệp Quang Ban trong luận án PTS vè câu tồn tại của mình.[1980,tr31-32, 1983 tr77] đã thấy rõ hơn sự khác biệt giữa “yếu tố chỉ vị trí” trong loại câu nàyvới”phần phụ trạng ngữ của câu bình thường”. Do vậy đã đi đến quyết định coi nó là chủ ngữ vị trí…”
[TD:Trần Ngọc Thêm, 2000, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, tr 58 ]
Như vậy, vai trò của thành phần trỏ không gian ở đây cũng đã được nhiều tác giả xác nhận khi đặt kiểu câu đang xét trong phạm vi khuôn hình tồn tại và gọi chung là “trạng ngữ”, “chủ ngữ vị trí”…Song,dường như những tên gọi thiên về chức vụ cú pháp khái quát đó đã làm mờ đi cái đặc tính nghĩa học”nguồn, điểm xuất phát của vận động” có ở kiểu câu này. Nó cũng làm mờ đi cái cấu trúc nghĩa bao hàm”kẻ tham gia vào vận động không gian + nguồn + hướngvà lộ tuyến không gian”có ở kiểu câu đang xét.
4.2. Các đặc điểm nghĩa ngữ dụng chung của câu
4.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của kiểu câu
Như đã nói ở trên, vị từ trong nhóm là những vị từ hành động vận động. Sự tình ở đây đều những sự tình động, những biến cố xảy ra ở một cảnh huống xác định về không gian, thời gian. Cái biến cố ấy được đặc trưng bởi sự vận động (của người, vật) gắn với một nguồn nhất định, giả định một hướng, một lộ tuyến không gian nào đó; nó tác động tới thế giới của người quan sát, và do tính đặc biệt của nó,được đặt vào tiêu điểm chú ý.Cũng chính vì thế kiểu câu này giả định một người quan sát chứng kiến, giả định tính trực giác, cảm giác được tính vận động trong không gian, tính “biến cố” ít nhiều không bình thường ở khía cạnh nào đó của sự tình.
4.2.2. Những đặc trưng ngữ dụng thường thấy của kiểu câu đang xét
- Kiểu câu đang xét cũng được trưng cho kiểu hoàn cảnh ngữ dụng mà ở đó người nói không cần quan tâm tới nguyên nhân xảy ra sự tình, mà quan tâm tới sự xảy ra ít nhiều không bình thường xét ở khía cạnh nào đó của sự tình đối với thế giới của người quan sát. Do đó,thường được sử dụng nhằm dẫn nhập sự tình vào thế giới luận bàn. Sự tình ở đây là những cái diễn ra xảy ra và gây ấn tượng, gây chú ý, quan tâm cho người nói. Sự xuất hiện của nó trong thế giới luận bàn thường sẽ ảnh hưởng tới dòng sự kiện, hướng phát triển của sự kiện.
- Sự tình là một thông báo gộp không chia cách được đâu là phần nêu, đâu là phần báo. Nó trả lời cho những câu hỏi: Cái gì thế? Có chuyện gì xảy ra thế?…Và tuy là những thông báo gộp song ở đây cái được chú ý nhiều hơn chính là vận động của đối tượng với những đặc trưng cụ thể của nó. Hay nói cách khác đi tỷ trọng thông báo nằm ở phần vị từ trỏ vận động và kẻ tham gia vận động bởi chính đó là cái trực tiếpgây ấn tượng cho tác giả.Tác giả thông qua các giác quan như: tai, mắt,…mà tiếp cận dược với sự tình.Bởi ở đây người nói quan tâm trước hết tới biến cố, với những đặc tính của nó bao gồm cả những biểu hiện cụ thể của vận động lẫn kẻ tham gia vào vận động làm nên tính ít nhiều khác thường của tình huống.
- Thông qua các vị từ hành động, ta thấy các sự tình ở đây ít nhiều đều mang nét nghĩa tồn tại. Sự tồn tại của đối tượng được xác lập thông qua hành động, thuộc tính điển hình của nó.
Các sự tình ở đây thường dược miêu tả trong các đoạn văn, vị trí của nó có thể là đầu đoạn văn đối với những câu như:
+ Từ chiếc võng dây dừa kẽo kẹt bên trái nhà, vọng ra tiếng ru hời dỗ dành con trẻ…
+ Từ trung tâm Lọng Cheng, vẳng lên tiếng la hét của đám lính nguỵ trang trúng đạn bị thương.
Ngoài ra, nó có thể xuất hiện ở vị trí giữa đoạn với các câu như:
+ Vọng lại tiéng nhạc xập xình trong quán bar.
+Đâu đó vang lên ở một quán cà phê nào đó bản nhạc”Hà Nội mùa vắng những cơn mưa”.
Trên đây là những đặc điểm mà chúng tôi cho là chung nhất, cơ bản nhất cho những câu kiểu II. Chúng tôi có thể đưa ra bảng lược đồ tóm tắt đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của kiểu câu như sau.
4.3. Bảng lược đồ tóm tắt những đặc điểm cơ bản về ngữ nghĩa, ngữ dụng của kiểu câu đang xét
Trạng ngữ không gian, thời gian
Mang tính quan yếu, gắn với nguồn, điểm xuất phát.
Vị từ
-Những vị từ gắn với vận động không gian, có thể là hành động có chủ đích, có kiểm tra hoặc vị từ không chủ ý, không kiểm tra.
Phần danh
- Có quy chiếu với các đối tượng trong không gian.
- Mang tính các thể hoá, phiếm định hoá.
- Mang tính cụ thể hoá cao, và luôn được phát triển về cấu trúc.
Ngữ nghĩa chung của cấu trúc
- Xác nhận/ kể lại sự diễn ra, xảy ra của biến cố như là một vận động có hướng theo một vọng tuyến nhất định, ít nhiều không bình thường can dự vào vòng sự kiện.
- Dẫn nhập đối tượng vào văn bản.
Những thuộc tính ngữ dụng thường gặp
- Tiêu điểm chú ý, cái nêu bật là sự tình xảy ra, diễn ra.
- Gắn với thông báo gộp, trong đó kiểu loại biến cố là cái tác động mạnh tới tri giác, nhận thức được người nói chú ý nhiều hơn.
- Không thực hiện chức năng tại lời: cảnh báo, ngăn chặn, bậc lộ cảm xúc.
- Người nói chú ý miêu tả cách thức, diễn tiến của quá trình
PHẦN KẾT LUẬN
1. Phạm vi những câu tồn tại và liên quan đến tồn tại là một hiện tượng rất phức tạp, xét về cả kiểu câu, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Do vậy, từng bước tìm hiểu sâu các hiện tượng đó là một nhiệm vụ rất có ý nghĩa. Nó góp phần vào viẹc miêu tả cú pháp tiếng Việt, phân loại các câu và tìm hiểu những cơ chế ngữ nghĩa, ngữ dụng, tác động của ngữ cảnh đến sự hình thành, hoạt động và chuyển hoá chức năng của câu… Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ phức tạp, cần phải thực hiện dần với từng bước cụ thể.
Chính theo định hướng đó, trong khoá luận này, chúng tôi tập chung tiến hành xem xét một số kiểu câu cụ thể liên quan đến tồn tại
2. Trên cơ sở phân tích, tổng kết và đánh giá ở mức độ nhất định tình hình và những vấn đề đặt ra trong thực tế nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi đã thực hiện những việc sau.
2.1. Tìm hiểu và tổng kết những đặc trưng của câu tồn tại điẻn hình, nguyên mẫu.Những đặc trưng cơ bản nhất, theo chúng tôi là:
a) Vị từ của câu là vị từ tồn tại điển hình.
b) Câu tồn tại điển hình xác nhận, phủ nhận sự tồn tại của đối tượng; và đó là bộ phận xác nhận của nghĩa, là mục đích thông báo chính thức của phát ngôn. Câu tồn tại có chức năng dẫn nhập đối tượng vào thế giới luận bàn. Ngoài ra, cũng có thể kể đến một số đặc trưng khác về trật tự phân bố các thành phàn, tính không xác định của phần danh…
2.2. Kết quả vừa nêu cho phép chúng tôi sós ánh đối chiếu các kiểu câu còn lại (1, 2, 3) với câu tồn tại nguyên mẫu. Chúng tôi đã tiến hành so sánh dựa trên các tiêu chí về: cấu trúc thông báo, đặc tính của vị từ, đặc điểm nghĩa của các thành phần…Từ đó, đưa ra bảng đánh giá về mức độ tương đồng của các kiểu câu, cũng qua đó thấy dược mối quan hệ gần xa của chúng.
Mối quan hệ gần xa giữa các kiểu câu đó thể hiện là: kiểu câu (1) : Ngã bố, con !, Rơi rau kìa !…nằm ở một cực cách xa vơíu các câu tồn tại nguyên mẫu. Do đó không nên xếp kiểu câu này vào phạm vi tồn tại. Hai kiểu câu còn lại được xét trong khoá luận (2) : Dưới suối lững lờ mấy chú cá bạc;…(3) :Từ đằng xa tién lại một người con gái;… có mối mối quan hệ gần với câu tồn tại hơn. Chúng có thể thay thế câu tồn tại ở những ngữ cảnh nhất định. Và tuỳ theo những ngữ cảnh khác nhau mà chúng có thể có được chức năng dẫn nhập đối tượng vào văn bản như một hệ quả của ngữ cảnh.
Từ những điều đã trình bày vắn tắt trong khoá luận, chúng tôi thấy nổi lên một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Phải chăng nếu thuần tuý dựa vào nội dung chức năng thì tất cả những câu có chức năng dẫn nhập đối tượng đều là câu tồn tại. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy. Bên cạnh câu tồn tại nguyên mẫu, điển hình có những câu chỉ là câu tồn tại, có chức năng dẫn nhập đối tượng vào văn bản trong một văn cảnh nào đó mà thôi chứ không thực hiênj chức năng tồn tại một cách ổn định, trong mọi điều kiện ngữ cảnh.
Do vậy, khi xem xét câu thì trên tổng thể các măt cấu trúc, ngữ nghĩa, chức năng của chúng thì những câu có mang nét nghĩa tồn tại, có chức năng dẫn nhập đối tượng trong những cảnh huống nhất thời nào đó thì sẽ là những câu kiểu khác, không đồng nhất với câu tồn tại thực thụ.
3. Trên cơ sở cứ liệu đã thu thập được trong chương 2, chúng tôi đã lần lượt đi vào miêu tả ba kiểu câu (1, 2, 3) về các mặt ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng. Quá trình và kết quả phân tích có thể sơ lược tóm tắt như sau:
Những kiểu câu đó có những đặc tính riêng về các mặt nghĩa và ngữ dụng. Giữa các mặt đó có sự tác động qua lại rất chặt chẽ.
Chẳng hạn các câu: Ngã bố, con ! Nát hết lúa của tao giờ ! …thì rõ ràng ở đây người nói muốn thông báo tới người nghe về một biến cố sắp sửa xảy ra, có khả năng xảy ra rất cao hoặc những biến cố đã xảy ra còn để lại những hậu quả gần xa, còn là cái mới khiến cho người ta phải quan tâm. Thông qua các câu trên, người nói thường thực hiện những hành động tại lời đặc trưng (như: cảnh báo, than phiền…hay bộ lộ cảm xúc nói chung).Từ đó, chẳng những cấu trúc chế định khả năng xuất hiện của trạng ngữ không gian (thường vắng mặt), mà cả kiểu ngữ nghĩa của vi từ(những trạng thái, tính chất, quá trình không chủ ý,không kiểm tra) và đặc tính của quy chiếu đối với phần danh (thường là xác định) v.v.
Còn các kiểu câu : Từ đằng xa bơi lại một chú bé; Trên xe ngồi chễm chệ một mụ to béo … lại không nhằm cảnh báo, nhắc nhở mà nhờ vào văn cảnh, nó xuất hiện nhằm đưa các đối tượng vào văn bản một cách tự nhiên với đặc trưng điển hình nhất được nêu bật thông qua vị từ và các yếu tố đi kèm.
Qua đây, ta thấy một mặt tổng thể cấu trúc quy định giới hạn kiểu yếu tố có thể tham gia vào cấu trúc nhưng mặt khác các bình diện ngữ nghĩa , ngữ dụng của câu cũng có mối quan hệ qua lại rất chặt chẽ. Do đó, nó tạo ra những đặc trưng riêng cho từng kiểu câu.
Do hạn chế về nhiều mặt trình độ cũng như thời gian, trên đây chúng tôi mới chỉ đi vào so sánh, miêu tả những nét cơ bản nhất về một số kiểu câu liên quan đến tồn tại.
Hy vọng những phân tích, mô tả bước đầu này sẽ đóng góp một phần vào việc từng bước tiến tới một quan niệm đầy đủ hơn về câu tồn tại trong tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John lyons, Nhập môn ngôn ngữ học lý thuyết, Nxb GD, 1996.
2. Nguyễn Minh Thuyết- Nguyễn Văn Hiệp, Thành phần câu tiếng Việt, Nxb ĐHQG HN, 1998.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG HN, 2000.
4. Diệp Quang Ban, Bổ ngữ chủ thể một thuật ngữ cần thiết cho việc phân tích ngữ pháp tiếng Việt,Ngôn ngữ S4/ 1983.
5. Lý Toàn Thắng, Bàn thêm về kiểu câu “P- N” Trong tiếng Việt., 1984.
6. Lê Đông, Ghi chép về những vấn đề ngữ nghĩa – cú pháp.
7. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb GD, 2000.
8. Nguyễn Thị Quy, Vị Từ Hành động trong tiếng Việt và các tham tố của nó,Luận án phó tiến sĩ khoa học, Viện KHXH- TPHCM, 1994.
9. Dương Hữu Biên, Giáo trình ngữ nghĩa học thực hành tiếng Việt, NxbVhtt, 2000.
10. Nguyễn Kim Thản, Động từ trong tiếng Việt, H., KHXH, 1997.
11. Hoàng Tuệ- Lê Cận – Cù Đình Tú, Giáo trình về Việt ngữ tập I, -h,Nxb GD.
12. Nguyễn KimThản, Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập II, H..khoa Học.
13. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, tập I, Nxb GD, 1998.
14. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, tập II, NXBGD, 2001.
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A: Tạp chí văn hoá văn nghệ công an.
DT: Dẫn theo
Đ: Tạp chí văn nghệ quân đội.
ĐBM: Đêm bướm ma.
MTCR: Mảnh trăng cuối rừng.
NV: Tạp chí nhà văn.
Nxb ĐHQGHN: Nhà xuất bản ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
Nxb GD: Nhà xuát bản Giáo dục.
Nxb HNV: Nhà xuất bản Hội Nhà Văn.
Nxb VHHN: Nhà xuất bản Văn Học Hà Nội.
S: Số.
SS: So sánh.
T /tr: trang.
TGĐ: Tiền giả định.
TNLM: Truyện ngắn lãng mạn.
VN: Vợ Nhặt.
X: Xem.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NN39t.doc