Đề tài Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thì Đảng và nhà nước nên tập trung vào những ngành nhạy cảm với nền kinh tế tri thức mà theo em thì ngành công nghệ thông tin là nhạy cảm với nền kinh tế tri thức nhất. Muốn phát triển được ngành công nghệ thông tin thì chúng ta nên: - Đưa công nghệ thông tin xâm nhập sâu rộng vào toàn dân, chứng tỏ cho họ thấy ai cũng có thể khai thác và sử dụng thông tin vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của mình. - Chú trọng bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực này quan trọng gấp nhiều lần so với ngành khác. - Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ với nước ngoài. Tuyển chọn và đưa đi đào tạo ở các nước tiên tiến số lượng lớn cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. - Phát huy sức sáng tạo trong trong khoa học và sáng tạo: có các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng suất khẩu phần mềm. - Có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường ảo (thị trường Internet) bằng cách giảm hoặc có thể miễn phí truy cập mạng ở một số ngành như giáo dục, thương mại. - Phát triển nhanh chóng các trung tâm công nghệ thông tin, đặc biệt là cần tổ chức có hiệu lực chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin. Nếu như Đảng và nhà nước tìm được giải pháp tốt cho vấn đề trên, cùng với sự cần cù sáng tạo, nhanh nhen và ham học hỏi của con người Việt Nam và đặc biệt là tầng lớp thanh niên thì Nước ta sẽ nhanh chóng theo kịp sự phát triển của nền kinh tế tri thức ngang bằng các nước tiến .

doc9 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu nền kinh tế tri thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở đầu Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất , nâng cao năng suất lao động , làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người . Bước vào thế kỷ XXI , trong các lĩnh vực chính trị , quân sự , kinh tế , văn hoá , giáo dục - đào tạo , môi trường ... đều có những biến đổi sâu sắc . Cùng với việc xuất hiện các cơ hội phát triển mới , nguy cơ tụt hậu về kinh tế , khoa học và công nghệ , thông tin ... sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới . Sự bất bình đẳng giữa các quốc gia , các dân tộc sự phân hoá ngay trong mỗi quốc gia ngày càng gia tăng đang tiềm ẩn những nguy cơ gây mất ổn định trên thế giới . Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ , cũng như tận dụng có hiệu quả làn sóng đổi mới công nghệ , nhất là trong công nghệ thông tin , công nghệ vật liệu , công nghệ sinh học ... cục diện hiện nay của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản . Trên quy mô toàn cầu , trong những năm đầu của thế kỷ XXI , nhiều nước đang tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin . Trong đó , cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ , nhất là các công nghệ cao ; các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của một nước , với nền tảng là hoạt động xử lý trông tin ; tri thức và quyền sở hữu trí tuệ là tài sản quan trọng và quý báu nhất của mỗi quốc gia và sáng tạo là động lực của sự phát triển I. mục tiêu của tiểu luận 1> Bước đầu tìm hiểu về nền kinh tế tri thức . Mấy năm gần đây trên báo chí hay trên các phương tiện truyền thông khác ta thường thấy cụm thuật ngữ nói "kinh tế tri thức ". vậy nó mang một khái niệm như thế nào, điều đó cần được chúng ta quan tâm. Nhất là đối với nước ta , một nước mà kinh tế nhìn chung đang bị tụt hậu so với thế giới cần có một chiến lược đúng để đón đầu thời đại. Xưa kia trong một nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, cha ông ta cũng đã có câu "nhất nước nhì phân tam cần tứ giống". Tuy rằng còn là lao động cơ bắp, phân giống dựa vào tự nhiên, nhưng qua nhìn năm tuyển chọn dựa trên công nghệ thấp, tri thức cũng đã đóng góp ít nhất là 25% năng suất lúa của thời đó. Ngày nay dưới sự ra đời của khoa học, giống lai, hệ thống tưới tiêu chủ động... thì yếu tố tri thức chiếm một tỉ lệ cao hơn nhiều, có thể quyết định trên 45% năng suất. Đến cách mạng công nhiệp thì hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm càng được tăng lên. Như vậy tri thức đã từ lâu xâm nhập vào mọi nền kinh tế và ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong mỗi sản phẩm do con người tạo ra. Và cho đến nay, một doanh nghiệp bán sản phẩm của mình thông qua mạng Internet, một nhà kinh doanh theo dõi diễn biến của thi trường chứng khoán thông qua điện thọai cầm tay, một công ty đa quốc gia sử dụng mạng Internet để giao dịch giữa các chi nhánh - đây là dẫn chứng minh hoạ cho mô hình kinh tế của thời đại chúng ta. Các chuyên gia đã nêu lên 3 yếu tố cấu thành nó, đó là nguyên liệu,năng lương và phương tiện vận tải. Trong đó, thông tin dưới dạng số là nguyên liệu của nền kinh tế mới. Còn năng lượng cần thiết để sử lý, biến đổi và tổ chức dạng nguyên liệu này không phải là điện mà là đIện tử, đặc biệt là công nghệ bán dẫn. Cuối cùng phương tiện vận tải cần thiết để vận chuyển thông tin các loại, kể cả âm thanh hình ảnh là các mạng lưới số mà trung tâm là Internet đóng vai trò quyết định. Khái niệm nền kinh tế tri thức đã được đưa ra rộng rãi trên tờ bussines Week ngày 6/12/1996. Bởi sự tăng trưởng thần kỳ của thị trường này từ năm 1995 đạt tới con số kinh ngạc-65%. Sự suất hiện của nền kinh tế tri thức dựa trên thị trường toàn cầu và cách mạng tin học. Từ đầu những 80 đến những năm gần đây với nhịp độ mạnh mẽ, nền kinh tế mỹ đã băt đầu cấu trúc lại một cách cơ bản. đầu tư cho máy tính và viễn thông trở nêm rầm rộ. Từ Internet cho đến truyền hình, nhiều doanh nghiệp mới suất hiện nối tiếp nhau để khai thác công nghệ mới. Những điều trên định nghĩa một nền kinh tế biến động theo các mạng đIện tử được nhiều ngươi biết đến. Ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công nghệ thông tin mới ra nó còn xác định một nền kinh tế của thời kỳ mới cho phép đoạn tuyệt với các chu kỳ được đan xen giữa tăng trưởng và suy thoái. Do đạt năng suất cao, kết hợp lạm pháp và thất nghiệp thấp, tỷ suất đầu tư và phát triển kỷ lục đã đưa đển một chuỗi siêu tăng trưởng chưa từng có trong lịch sử. Cạnh trang sẽ diễn ra ở quy mô thế giới, nhất là trên mạng Iternet. Nền kinh tế này mang tính toàn cầu, nó coi trọng các đối tượng phi vật chất như thông tin, một nền kinh tế nối mạng. Vậy tin học, toàn cầu hoá, tính linh hoạt chắc chắn sẽ là cốt lõi của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3. Nền kinh tế sẽ đòi hỏi nhiều yểu tố như tài chính, chứng khoán, cạnh tranh, ê kíp làm việc, tăng trưởng về dịch vụ nhiều hơn nữa nhưng lại cần ít thời gian và khoảng cách không còn ý nghĩa gì nữa. 2> Phân tích cơ hội của Việt Nam. Nước ta là một nước kém phát triển nhưng đó chỉ là xét trên những tiêu trí của công nghiệp cơ khí hoá, điện khí hoá vá công nghiệp chuyền thông thì chúng ta còn đi sau họ hàng thế kỷ. Nhưng xét theo công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin, trong xu hướng mở cửa toàn cầu hoá, mà yếu tố lao động có chất xám cao là yếu tố chính thỉ chúng ta chỉ lạc hậu hơn một số nước tiên tiến nhất chỉ trong vòng 10 năm hoặc thậm chí còn ít hơn nữa. Trình độ dân chí nước ta có thể nâng lên rất nhanh. Trong vòng 10 năm ta có thể có trục triệu thanh niên tri thức cao thực sự, gắn với sự tăng trưởng của địa phương. Nền kinh tế tri thức muốn được phát triển thì phải chủ yếu dựa vào tri thức. Khác với kinh tế công nghiệp ta phải cần có vốn để xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở điều đó đối với một nước nghèo như Việt Nam thì quả là khó khăn để thực hiện, nền kinh tế tri thức lại không coi trọng điều đó. Phần lớn các nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển thì cơ sở vật chất của họ rất khổng lồ, nhà máy công xưởng, văn phòng là những toà nhà , những cao ốc trọc trời thì giờ đây chuyển xang nền kinh tế tri thức vấn đề đó trở nên dư thừa. ở Việt Nam vốn là nước có nền kinh tế nông nghiệp nên giờ đây muốn phát triển kinh tế tri thức thì ta chỉ cần đầu tư vào chất xám đồng thời xây dựng cơ sở vật chất ban đầu sao cho phù hợp nhất với nền kinh tế tri thức . Tóm lại "Kinh tế tri thức " với Việt Nam, một nước chưa lún sâu vào những bế tắc của hiện đại hoá, công nghiệp hoá theo khái niệm cũ thì lại có phần dễ hơn rất nhiều nước bởi một lẽ nước ta có một đội ngũ trẻ rất thông minh. Chúng ta lại có hàng vạn những nhà khoa học yêu nước được cọ xát với thực tế ở nước ngoài, đang đi đầu trong những ngành công nghệ xương sống của nền kinh tế. Đó là một cái vốn của nước ta. 3> ý tưởng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam. Ta nhận thấy kinh tế tri thức còn mới mẻ đối với con người Việt Nam nếu chưa nói là nó còn hoàn toàn mới mẻ. Ngay cả đối với lớp tri thức cũng nhiều người còn ngỡ ngàng khi nói đến thuật ngữ "kinh tế tri thức " thì vấn đề phát triển nền kinh tế tri thức là một đề tài khó. Nhưng để tiến tới một nền kinh tế thì cơ hội của Việt Nam cũng rất lớn. Vậy muốn phát triển nền kinh tế tri thức thì chúng ta phả làm gì. Theo em có lẽ chúng ta nên thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Giáo dục cho toàn dân hiểu được thế nào là kinh tế tri thức đồng thời giải thích rõ cho mọi người biết là: Ai cũng có thể tham gia vào nền kinh tế tri thức. - Khẩn trương thúc đẩy các ngành các nghề nhạy cảm với nền kinh tế tri thức như ngành công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử... - Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo đông về số lượng nhưng lại phải đảm bảo cao về chất lượng. - Đưa các ngành sản xuất mà ta có thế mạnh như các ngành sản xuất truyền thống nhanh chóng tham gia vào nền kinh tế tri thức bằng cách áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất kết hợp với kinh nghiệm cổ truyền để tạo ra hàng hoá có chất lượng cao hình thức hiện đại. Nhờ hệ thống thông tin phát triển, hệ thống Internet những mặt hàng này sẽ nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng trên toàn thế giới. -Thay đổi quan niệm, hình thưc sản xuất . chẳng hạn như đối với mặt hàng trè, cà phê ta phải cải tiến sản phẩm theo cách nào đó mà cả thế giới tin dùng. - Phát triển toàn diện đồng thời phải hết sức chú trong vào một số ngành hay một số địa phương có thế mạnh. Phân tích một số địa phương đã thành công trong mô hình kinh tế tri thức. Ví dụ như làng nghề Bát Tràng chuyên sản xuất đồ gốm sứ thủ công nay đã áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất đặc biệt là ở khâu tạo men và nung kết hợp với nghệ thuật truyền thống đã tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Khâu kênh bán hàng đã được số hoá, khách hàng đã lan rộng trên nhiều quốc gia như mỹ, nhật bản và tây âu. Điều này đã được minh chứng bằng doanh thu của làng nghề này mỗi năm khoảng trăm tỉ đồng. II. Khái niệm và nội dung về nền kinh tế tri thức . Từ thập niên 80 đến nay, do tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng... Nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là một sự biến đổi thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Kinh tế tri thức mang nhiều tên gọi khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, tuỳ theo các nhà kinh tế và các nhà khoa học, như: kinh tế tri thức, (knowledge economy), nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với phát triển kinh tế ; kinh tế dựa vào tri thức (knowledge-based economy) kinh tế dẫn dắt bởi tri thức (knowledge driven economy); kinh tế số (digital economy) nói lên vai trò quyết định của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế, kinh tế thông tin (information economy); kinh tế mạng (net economy); kinh tế học hỏi (learning economy) nói lên động lực chủ yếu của nền kinh tế là sự học tập suốt đời của mọi người. Kinh tế mới, kinh tế tri thức (là tên gọi thông dụng nhất) là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, sử dụng và phổ cập tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chi thức là yếu tố sản xuất, nhưng nó khác biệt về cơ bản vời yếu tố vốn và lao động ở chỗ nếu trao kiến thức cho người khác thì giá trị của tri thức đó không bị mất đi đối với người đã trao. Điều này cho thấy nền kinh tế tri thức rất có thể phát trển theo cấp số mũ nếu như tri thức của con người được truyền bá. Kinh tế tri thức khác hẳn với mô hình kinh tế chuyền thống. Nó dựa chủ yếu váo sự ứng dụng và phát minh, phát triển các thành tựu khoa, công nghệ . Đó là sự kiện tất yếu, không khiến cưỡng, xoá boe, vùi dập được, nó không tự đến và cũng chẳng tự ra đi, mà hiển hiện như một quy luật khách quan con người chỉ có tác động thúc đẩy nó chứ không kìm hãm, tiêu huỷ được nó. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ để đổi mơí và phát triển. Sản xuất công nghệ trở thành sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất tiêu biểu nhất của nền của nền sản xuất tương lai. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có những doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt giữa phòng thí nghiệm và công xưởng. Những người sản xuất trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Sự hình thành và phát triển các khu công nghệ cao (hight-technologypark) là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sự ra đời của các công nghệ mới. Nền sản xuất dựa vào công nghệ cao, tiêu hao ít nguyên vật liệu, năng lượng, thải ra it phế thải cho nên nền kinh tế tri thức có thể thực hiện được sản xuất sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay trên lĩnh vực công nghệ thông tin, các doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh chỉ trong vòng 5-10 năm từ chỗ hai bàn tay trắng các doanh nghiệp đã có tài sản hàng chục tỷ USD. Điển hình là công ty Microsoft đã có tài sản trên 500 tỷ USD, một con số khổng lồ gấp gần 20 lần ngân sách của liên bang Nga. Ví dụ này càng chứng tỏ trong nền kinh tế tri thức thì tri thức là điều quan trọng nhất và là yếu tố quyết định sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. III. Giải pháp phát triển kinh tế tri thức cho Việt Nam trong ngành công nghệ thông tin. Để thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam thì Đảng và nhà nước nên tập trung vào những ngành nhạy cảm với nền kinh tế tri thức mà theo em thì ngành công nghệ thông tin là nhạy cảm với nền kinh tế tri thức nhất. Muốn phát triển được ngành công nghệ thông tin thì chúng ta nên: - Đưa công nghệ thông tin xâm nhập sâu rộng vào toàn dân, chứng tỏ cho họ thấy ai cũng có thể khai thác và sử dụng thông tin vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của mình. - Chú trọng bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực này quan trọng gấp nhiều lần so với ngành khác. - Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục đào tạo khoa học và công nghệ với nước ngoài. Tuyển chọn và đưa đi đào tạo ở các nước tiên tiến số lượng lớn cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. - Phát huy sức sáng tạo trong trong khoa học và sáng tạo: có các chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng suất khẩu phần mềm. - Có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường ảo (thị trường Internet) bằng cách giảm hoặc có thể miễn phí truy cập mạng ở một số ngành như giáo dục, thương mại... - Phát triển nhanh chóng các trung tâm công nghệ thông tin, đặc biệt là cần tổ chức có hiệu lực chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin. Nếu như Đảng và nhà nước tìm được giải pháp tốt cho vấn đề trên, cùng với sự cần cù sáng tạo, nhanh nhen và ham học hỏi của con người Việt Nam và đặc biệt là tầng lớp thanh niên thì Nước ta sẽ nhanh chóng theo kịp sự phát triển của nền kinh tế tri thức ngang bằng các nước tiến . Kết luận Tuy nhiên , bên cạnh những mặt tích cực tri thức khoa học còn gây ra nhiều tiêu cực như : gây ô nhiễm môi trường , gây ra nhiều bệnh tật mới , làm cho xã hội phân hoá giàu nghèo ... Nếu biết khắc phục các mặt tiêu cực , phát huy các mặt tích cực thì nước ta sẽ nhanh chóng phát triển, theo kịp các nước trên thế giới . Mục lục Trang Mở đầu 1 I. Mục tiêu của tiểu luận 2 1. Bước đầu tìm hiểu về nền kinh tế tri thức 2 2. Phân tích cơ hội của Việt Nam 3 3. ý nghĩa phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam 4 II. Khái niệm và nội dung về nền kinh tế tri thức 5 III. Giải pháp phát triển kinh tế tri thức cho Việt Nam trong ngành y học hiện đại 7 Kết luận 8 Mục lục 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28260.doc
Tài liệu liên quan