KẾT LUẬN
Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, có lịch sử hình thành lâu
đời và không ngừng phát triển qua các triều đại. Ca trù đặc trưng bởi nhiều yếu tố như
tên gọi, nhạc cụ, bài bản và làn điêu, các giá trị nghệ thuật và lịch sử, tất cả tạo nên nét
đôc đáo riêng của ca trù so với các loại hình nghệ thuật khác. Hiện nay ca trù đang
được công chúng biết đến như một di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.
Chính vì vậy mà ca trù đã được định hướng để bảo tồn và khai thác một cách có hiệu
quả trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt là trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, công tác
bảo tồn, phát triển còn nhiều hạn chế và chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Thủy Nguyên là một vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi, có nhiều
cảnh quan đẹp, hấp dẫn, với những hang động đẹp, nổi tiếng và nhiều di tích lịch sử
văn hóa, lễ hội độc đáo, nhiều làng nghề truyền thống.; có nhiều thế mạnh để phát
triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và giao thông vận tải. Và hiện
nay, khi ca trù được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì Thủy Nguyên lại được
nhiều người biết như là một trong những cái nôi ra đời sớm của nghệ thuật Ca trù. Tuy
nhiên, không có gì khác so với ca trù cả nước, việc bảo tồn ca trù nơi đây cũng chưa
được các cấp chính quyền thành phố, huyện, xã quan tâm đúng mức. Ca trù còn được
giữ gìn và hoạt động đến ngày nay chỉ bởi tâm huyết của những người con yêu ca trù
của đất Đông Môn. Với mọi cố gắng và nỗ lực của các cá nhân và tổ chức yêu ca trù
thì ca trù Đông Môn đang dần được phục hồi. Tuy là không thể như xưa nhưng ca trù
vẫn được quan tâm bảo tồn và chưa bị biến mất trong đời sống.
107 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nghệ thuật ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c biệt là các nghệ nhân, những người đóng vai trò là
người “truyền lửa” cho ca trù, là những người được coi là linh hồn của bộ hồ sơ trình
lên UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa của nhân loại thì cần phải được tôn
vinh trong nghề với việc phong tặng những danh hiệu cao quý như nghệ nhân nhân
dân, nghệ nhân ưu tú. Song không nên chỉ dừng lại ở sự tôn vinh trên bình diện "tinh
thần" thuần túy với những bằng khen, bằng công nhận, danh hiệu... mà điều quan trọng
hơn là muốn bảo tồn ca trù, không có cách nào khác là phải trả lương cho các nghệ
nhân, bảo đảm một mức sống trên trung bình cho họ, để họ yên tâm trong việc truyền
nghề và dạy nghề. Chính sách nuôi dưỡng nghệ nhân là điều cần làm ngay trước khi
các bậc cao niên về với tiên tổ. Công lao và tài năng của các nghệ nhân phải được
tưởng thưởng xứng đáng để họ dốc hết tâm sức truyền đạt lại cho thế hệ kế cận, không
vì tư lợi cá nhân mà giấu nghề hay truyền nghề sai. Có như thế ca trù mới được bảo
tồn và phát huy được những giá trị nguyên bản và đích thực của nó.
Bên cạnh một chế độ có tính pháp lý nuôi dưỡng, ưu đãi người thầy nghệ nhân,
nhất thiết phải có chế độ đãi ngộ tương xứng đối với lớp trẻ theo học nghề, để có thể
bảo đảm sinh ra thế hệ trò nghệ nhân. Hiện nay việc theo học ca trù vẫn nằm ngoài
môi trường tự do. Các đào kép học nghề với tư cách cá nhân, bám trụ với ca trù đơn
thuần bằng tình yêu cổ nhạc. Nhiều người trong số họ lấy nghề khác để nuôi nghiệp
tầm sư học đạo. Không phải ai cũng có điều kiện kinh tế vững để có thể bảo đảm việc
học hành, phụng dưỡng thầy. Đa số họ đều có hoàn cảnh khó khăn, chỉ đến với nghệ
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 82
nhân bằng cái tâm sáng. Một chế độ học bổng chuyên biệt ngoại ngạch trường lớp
chính quy là điều cần làm ngay để tạo dựng một thế hệ tiếp nối. Nói cách khác, đối với
người học, bên cạnh các suất học bổng như sinh viên bao trường đại học khác, thì cần
có nhiều học bổng khác từ các dự án bảo tồn và phát huy các giá trị của ca trù để
khuyến khích họ thi tuyển và học tập. Thêm nữa, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt đối
với những học viên tài năng để kịp thời đào tạo đội ngũ nghệ nhân kế cận. Sau khi tốt
nghiệp và cấp bằng, những học viên này phải được tuyển dụng vào những nơi sử dụng
ngành nghề của họ như các nhà hát nghệ thuật truyền thống, các trường dạy nhạc. Hay
hình thức bao cấp kinh phí của Nhà nước kết hợp huy động sự bảo trợ của các doanh
nghiệp cũng là một giải pháp để hỗ trợ các học viên yên tâm theo đuổi con đường nghệ
thuật của mình. Nếu để tình trạng học viên sau này ra trường không tìm được chỗ làm
hay làm việc trái ngành nghề thì cũng đồng nghĩa với việc ca trù sẽ mất đi những
người thực sự tâm huyết và say mê với việc truyền thừa những giá trị của một loại
hình nghệ thuật đặc sắc.
Ở Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn trước năm 2010, khi cụ Tô Thị Chè6 còn sống,
lớp ca nương trẻ của CLB may mắn được chính cụ truyền nghề cũng theo lối “bắt tay
chỉ ngón”, “tâm truyền tâm, nghề truyền nghề”. Ngoài ra, thỉnh thoảng họ còn được
hai nghệ nhân lão thành khác của CLB Ca trù Hải Phòng trực tiếp giảng dạy là nghệ
nhân Nguyễn Thị Chín (cũng xuất thân từ giáo phường Ca trù Đông Môn) và nghệ
nhân Đào Thị Thẩm (xuất thân từ giáo phường Ngãi Cầu - Hà Tây nhưng đã có nhiều
năm là đào nương có tiếng ở khu vực Quán Bà Mau, nay bà đã về Hà Tây để truyền
nghề cho CLB ca trù ở địa phương). Về nghệ nhân chơi đàn, có ông Trần Văn Sự cũng
không tiếc công đào tạo lớp trẻ Đông Môn để tạo nên những tay đàn tài hoa. Nhờ tâm
huyết của những người thầy như vậy, mà Ca trù Đông Môn sau bao nhiêu năm vắng
bóng, giờ lại được phục hồi và vinh danh cùng bao CLB Ca trù khác trong cả nước
trong các cuộc Liên hoan Ca trù toàn quốc những năm gần đây.
Chỉ có điều, sau khi cụ Tô Thị Chè mất năm 2009, nghệ nhân Đào Thị Thẩm về
Hà Tây, nghệ nhân Nguyễn thị Chín quá già yếu, hiện nay chỉ còn ca nương Tô Thị
6
Cụ Tô Thị Chè đã được nhà nước vinh danh là nghệ nhân dân gian Việt Nam.
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 83
Linh - học trò của cụ Chè là có khả năng đảm trách việc truyền nghề cho lớp trẻ ở
Đông Môn, tuy nhiên chắc chắn khả năng truyền dạy không thể bằng các nghệ nhân
xưa được. Chính vì vậy, để Ca trù Đông Môn tiếp tục sống, tiếp tục được giữ lửa,
chính quyền địa phương phải có chính sách quan tâm hỗ trợ như mời các nghệ nhân
lão thành từ địa phương khác về để tham gia truyền dạy, hoặc hỗ trợ kinh phí để thành
viên của CLB được tham gia các khóa huấn luyện bồi dưỡng do nhà nước tổ chức.
Chẳng hạn như, để chuẩn bị cho Liên hoan Ca trù toàn quốc lần thứ nhất, từ năm 2000
đến năm 2002, Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa thông tin, nay là Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch) đã mở lớp bồi dưỡng cho 13 CLB Ca trù, trong đó có CLB Ca trù
Đông Môn. Nếu được thường xuyên tham gia các khóa học như thế này, CLB Ca trù
Đông Môn sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi để hoàn thiện lời ca, tiếng phách,
tiếng đàn của mình hơn. Ngoài ra, trong tương lai không xa, khi mô hình của Học viện
Ca trù được thực thi, chính quyền huyện Thủy Nguyên nói riêng và chính quyền thành
phố Hải Phòng nói chung rất nên tạo điều kiện để lớp trẻ Đông Môn được theo học tại
Học viện, góp phần vào công cuộc bảo vệ và chấn hưng một trong những vốn cổ của
dân tộc.
3.2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu
Ca trù là một bộ môn nghệ thuât lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong
kho tàng âm nhạc của người Việt Nam. Ca trù gắn liền với lễ hội, phong tục, tín
ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt. Do vậy nghiên
cứu ca trù cũng là góp phần vào việc nghiên cứu các giá trị truyền thống trong văn hóa
Việt Nam.
Hiện nay, nguy cơ mai một dần và vĩnh viễn mất đi ca trù là một nguy cơ có
thực, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn ca trù như một
vốn quý văn hóa của dân tộc. Do vậy việc cung cấp những hiểu biết sâu hơn và có căn
cứ về một số vấn đề của ca trù, không những góp phần đáp ứng yêu cầu cấp thiết ấy
mà còn góp phần vào việc phục hồi và chấn hưng nghệ thuật và sinh hoạt ca trù.
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 84
Trước mắt, cần xây dựng một kế hoạch sưu tầm sách, vở, tranh, ảnh, phim,
băng nhạc, đĩa hát... tiến tới việc tư liệu hóa các tác phẩm âm nhạc để dàn dựng các
chương trình bảo tồn, đồng thời nhân bản tư liệu để cất giữ, đề phòng mất mát, thất
lạc.
Để thực hiện được kế hoạch đó có hiệu quả, nhà nước nên xây dựng một trung
tâm bảo tồn, nghiên cứu Ca trù và ở đó hội tụ những nhà khoa học hàng đầu và những
nghệ nhân, những người say mê ca trù để thường xuyên kiểm chứng các khúc nhạc, lời
ca nhằm kịp thời uốn nắn, chỉnh lí, thậm chí loại bỏ bớt những sai sót không đáng có,
tránh sự cải biên nhằm làm giảm thiểu những giá trị của ca trù.
Bên cạnh việc sưu tầm, thu thập những bản nhạc, lời ca cũng cần phải biên soạn
và xuất bản các ấn phẩm Ca trù trên cơ sở tiếp cận các nghệ nhân, các nhân chứng
sống còn hiểu biết về thể loại âm nhạc này bằng cách chụp ảnh, quay phim những diễn
xuất, ca từ mà họ trình bày. Bởi lẽ những nghệ nhân xưa, nay đã lần lượt ra đi về cõi
vĩnh hằng, dó là một tổn thất lớn cho nền âm nhạc dân tộc của nước nhà. Những người
biết ca trù và có thể truyền dạy và biểu diễn thì không còn nhiều, đa phần là đã già yếu
và không còn được minh mẫn như xưa nữa. Chính vì vậy cần phải khẩn trương khai
thác các kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm quý giá còn ở nơi họ. Nếu công tác này được
thực thi sớm, thì ngay cả khi thế hệ nghệ nhân này đã qui tiên mà chưa kịp truyền dạy
lại cho thế hệ kế cận, chúng ta vẫn còn lại nguồn tư liệu băng đĩa của họ để tiếp tục
đào tạo cho các thế hệ mai sau.
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới việc sưu tầm, phục dựng lại các trang phục
biểu diễn và cần xác định rõ đâu là trang phục truyền thống của Ca trù để phục chế lại
các trang phục đó. Trong những năm qua, trang phục biểu diễn của các nghệ sĩ trẻ đã
được cải biên lại về màu sắc, kiểu thức cho phù hợp nhằm tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn
và quen thuộc hơn với khán thính giả đương đại. Chính vì thế, nếu chúng ta chủ trương
khôi phục lại ca trù cổ truyền theo đúng nghĩa của nó, mọi việc cần bắt đầu từ những
khâu nhỏ nhất như lựa chọn trang phục. Việc khôi phục lại ca trù cần tuân theo những
quy tắc nghiêm ngặt là một việc làm vô cùng cần thiết. Nếu chúng ta dễ dãi trong một
khâu nào đó của quá trình bảo tồn thì sẽ tạo ra một “truyền thống mới” mà không thực
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 85
thi được mục đích ban đầu. Từ đó sẽ dẫn tới việc nhận thức sai lệch về bộ môn truyền
thống này trong khâu hưởng thụ từ công chúng.
Việc giới thiệu ca trù đến với công chúng qua các ấn phẩm, các buổi thảo luận
chuyên đề, các cuộc nói chuyện thường niên về âm nhạc dân tộc cũng rất quan trọng,
vì nó làm nâng cao trình độ thưởng thức của công chúng, làm thức dậy tình yêu âm
nhạc dân tộc của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cần phải tiến hành các cuộc nói
chuyện với lớp trẻ để tìm hiểu những suy nghĩ của họ về ca trù, lôi cuốn họ tìm đến
với bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Bởi lẽ họ sẽ là lớp người kế tục sự nghiệp giữ
lửa ca trù và bảo vệ ca trù. Chính vì vậy cần lôi cuốn họ để họ yêu thích và đam mê rồi
từ đó họ mới có ý thức tự giác học hỏi, rèn luyện nghề nghiệp truyền thống của cha
ông, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy
những giá trị to lớn để bộ môn nghệ thuật này không bị mai một.
Cùng với việc nghiên cứu, sưu tầm, cần xúc tiến thành lập một bảo tàng lưu trữ
những gì liên quan tới ca trù để giữ gìn những hiện vật giá trị của ca trù. Trong bảo
tàng sẽ lưu trữ những nhạc cụ, trang phục, bài bản, làn điệu, những đĩa băng ghi âm,
ghi hình, những tài liệu về ca trù xưa và nay, thậm chí là hình ảnh hay dấu tích về
những địa điểm thường tổ chức ca trù xưa và nay... Có như thế công chúng mới có
được một cái nhìn sâu sắc hơn về Ca trù, để từ đó có trách nhiệm giữ gìn vốn văn hóa
cổ này không bị mai một. Đồng thời một bảo tàng chuyên biệt về Ca trù cũng sẽ đóng
vai trò quan trọng trong việc bảo lưu các giá trị và truyền thống cổ cho các thế hệ sau.
Đối với Ca trù làng Đông Môn, mặc dù có truyền thống lâu đời, nhưng đến nay
những bài bản, những làn điệu và cả những cách thức biểu diễn cổ đã bị mai một, có
chăng chỉ còn lại trong kí ức của một số bậc cao niên trong làng hay của những người
đã từng được thưởng thức ngón đàn tay phách của các nghệ nhân Đông Môn đầu thế
kỷ XX. Vì thế, chính quyền địa phương cần phải mời một số chuyên gia nghiên cứu có
tâm huyết tìm cách phục dựng lại diện mạo đặc trưng của nghệ thuật Ca trù Đông
Môn, cần sưu tầm lại những bài bản cổ, những cách thức trình diễn đặc trưng đã làm
nên danh tiếng của giáo phường Ca trù xưa... Quá trình này đòi hỏi mất rất nhiều thời
gian, công sức cũng như kinh phí thực hiện bởi phải tiến hành một cuộc điều tra, tìm
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 86
kiếm trên qui mô rộng đối với thế hệ nghệ nhân cũng như tầng lớp quan viên có thói
quen thưởng thức Ca trù Đông Môn xưa. Đó là những nhân chứng sống của thời đại,
ngoài ra rất có thể họ còn lưu giữ được những văn bản, tài liệu nghiên cứu cổ về Ca trù
cả nước nói chung, ca trù Đông Môn nói riêng. Có một điều chắc chắn là, trải qua thời
gian, trong số đó có những người nay đã không còn, có những người đã chuyển địa
điểm sống, việc tìm kiếm và qui tập họ không dễ. Nhưng nếu thực sự có tâm huyết,
ngoài làng Đông Môn và khu vực lân cận, các nhà nghiên cứu có thể đến với những
khu vực trước đây tập trung nhiều ca quán Ca trù ở Hải Phòng như Quán Bà Mau,
Thượng Lý; hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để kêu gọi sự quan
tâm của họ đối với việc bảo tồn và phục dựng một trong những thú chơi tao nhã của
ông cha. Công tác điều tra, nghiên cứu nhằm phục dựng lại diện mạo của Ca trù Đông
Môn chắc chắn là một việc làm không dễ nhưng thực sự cần thiết. Điều đó không chỉ
góp phần làm sống lại truyền thống văn hóa địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng
trong việc định hướng đưa Ca trù Đông Môn vào khai thác phục vụ trong du lịch. Bởi
nếu Ca trù Đông Môn không tìm lại cho mình những đặc trưng riêng thì sẽ không tạo
ra được sự hấp dẫn đối với du khách. Nếu chỉ để thưởng thức Ca trù, du khách có thể
tìm đến với nhiều địa phương khác, thuận lợi cho họ hơn về khoảng cách địa lý hay có
sức hấp dẫn hơn về nguồn tài nguyên du lịch
3.2.3. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Mở rộng quan hệ hợp quốc tế là một trong những biện pháp hữu hiệu để vừa bảo
tồn vừa giới thiệu, truyền bá văn hóa dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế, đồng thời
tăng cường sự hiểu biết và kiến thức về tổ quốc, quê hương đối với kiều bào nước
ngoài. Nhất là trong điều kiện Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn thì việc tranh
thủ sự ủng hộ và viện trợ của quốc tế là vô cùng cần thiết. Việc mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế có thể được tiến hành bằng cách thường xuyên tham dự liên hoan âm nhạc
truyền thống giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc làm này sẽ đem lại
một hiệu quả tích cực đó là giúp cho người dân tại những quốc gia không có loại hình
nghệ thuật này hiểu biết thêm về Ca trù, từ đó nảy sinh nhu cầu muốn được nghe và
thưởng thức Ca trù ngay trên chính quê hương của loại hình nghệ thuật đó. Và điều
chắc chắn rằng họ sẽ không phải thất vọng vì đây là một loại hình nghệ thuật độc nhất
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 87
vô nhị không có quốc gia nào trên thế giới có được, là loại hình mà người dân nước
Việt đã tự sáng tạo ra mà không phải vay mượn từ bất cứ nơi đâu.
Bên cạnh việc góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về đất nước và con người
Việt Nam và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc thì việc mở rộng quan hệ hợp
tác quốc tế sẽ kêu gọi được sự đóng góp của các bậc trí thức, kêu gọi được sự hỗ trợ
của các nhà tổ chức, các nhà hảo tâm, những cá nhân yêu quý nghệ thuật này đóng góp
kinh phí, phương tiện, kỹ thuật, tư liệu... để bảo tồn loại hình nghệ thuật Ca trù không
bị mai một. Trước khi được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại, một điều
đáng mừng là Ca trù đã được nhiều nhạc sĩ, nhạc gia, nhà nghiên cứu nước ngoài
chuyên tâm tìm hiểu như: TS. Barley Norton (Anh), TS. Alienor Anisensel (Pháp),
GS. Stephen Addiss (Mỹ). Một người con Việt Nam xa xứ nhưng luôn nặng lòng với
nghệ thuật truyền thống của dân tộc là GS. Tràn Văn Khê cũng đã thường xuyên
thuyết giảng về nghệ thuật Ca trù của người Việt theo đề nghị của nhiều trường Đại
học danh tiếng như Đại học Sorbonne Paris (Pháp), Đại học Hawaii, Đại học Honolulu
(Mỹ).
Hẳn chúng ta cũng không thể quên, trước khi nhà nước Việt Nam có điều kiện
quan tâm và phục dựng lại vốn cổ Ca trù, thì ngay từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Ca
trù đã được một số cơ quan, tổ chức quốc tế tôn vinh và góp phần lưu giữ, truyền bá,
xuất bản dưới dạng đĩa hát. Tổng thư ký Hội đồng quốc tế Âm nhạc thuộc Unesco -
Jack Bornoff, Giám đốc Viện quốc tế nghiên cứu Âm nhạc với phương pháp đối chiếu
tại Berlin (Đức) - GS Alain Danielou đã tặng Bằng danh dự cho NSND Quách Thị Hồ,
người đã tham gia vào việc thực hiện đĩa hát Ca trù do Unesco phát hành. Đĩa hát này
sau đó đã được Unesco gửi tặng trên 400 trường Đại học và Nhà Văn hóa của nhiều
nước Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi. Năm 1985, Ca trù là 1 trong 9 tiết mục được tuyển lựa vào
Diễn đàn âm nhạc châu Á do Unesco tổ chức tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều
Tiên). Năm 1994 tại Paris, đĩa Ca trù do Nhà Văn hóa Thế giới phát hành với sự tham
gia của nhóm Ca trù Thái Hà đã được Laurent Aubert, nhà phê bình báo Thế giới Âm
nhạc (Le Monde de la Musique) xếp hạng “Choc” (chấn động), hạng cao nhất trên cả 4
sao. Quỹ Ford cũng đã hai lần tặng tiền tài trợ cho việc khôi phục Ca trù: lần thứ nhất
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 88
vào năm 2002, tài trợ cho Cục nghệ thuật biểu diễn tổ chức một lớp học thể nghiệm Ca
trù ngắn hạn cho hơn 200 học viên từ 14 tỉnh thành trong cả nước học trong hai tháng
và dạy được ba bài hát; lần thứ hai đóng góp cho việc tổ chức Liên hoan Ca trù toàn
quốc 2005 tại Hà Tĩnh và Hà Nội.
Như vậy có thể khẳng định rằng sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng
như của các cá nhân là vô cùng quan trọng đối với công cuộc khôi phục và bảo tồn vốn
cổ Ca trù. Trong điều kiện Việt Nam còn là nước đang phát triển, kinh tế còn chưa lớn
mạnh thì việc tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là rất cần thiết, tuy nhiên chúng ta cần
đẩy mạnh chiến lược này để thu hút nhiều hơn nữa các nhà tài trợ không chỉ của
UNESCO, Nhật, Pháp, Anh... mà còn của nhiều quốc gia khác cũng muốn cùng Việt
Nam chung vai gánh vác nhiệm vụ bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này. Một
loại hình âm nhạc có bề dầy lịch sử (theo sử liệu và văn bia), chiều sâu nghệ thuật, tuy
có nguy cơ bị quên lãng, nhưng đang chiếm được sự quan tâm của chính quyền, sự
thiết tha gìn giữ của nghệ nhân, sự đón nhận nồng hậu của người trong nước và nước
ngoài, sự tôn vinh và tài trợ của các tổ chức quốc tế, thì không thể nào không sống mãi
với thời gian.
Đối với Ca trù Đông Môn cũng vậy, nếu chỉ có sự nỗ lực của số thành viên ít ỏi
trong Câu lạc bộ hiện nay không thôi thì chưa đủ. Chính quyền thành phố Hải Phòng
nên xem xét kêu gọi sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức văn hóa quốc tế, các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước cùng tham gia vào quá trình phục dựng lại diện mạo của giáo
phường Ca trù Đông Môn xưa, hoặc hỗ trợ về mặt kinh phí để lớp nghệ nhân trẻ của
Đông Môn ngày nay vừa đảm bảo được điều kiện cuộc sống vừa có thể tham gia vào
các khóa học, các chương trình giao lưu, học tập để không ngừng hoàn thiện tay nghề,
đem lời ca, tiếng hát, chữ đàn đến với quần chúng sâu rộng hơn nữa.
3.3. Giải pháp phát triển du lịch
Ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Trải qua bao thăng
trầm lịch sử, ca trù vẫn đứng vững và đang ngày càng thể hiện vị trí và giá trị của
mình. Tuy nhiên, sau một thời gian dài bị quên lãng, ca trù đã và đang được phục hồi
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 89
trong những năm gần đây. Để ca trù ngày càng phát triển và không bị mai một, một
trong những giải pháp quan trọng là gắn ca trù với hoạt động du lịch, giúp cho ca trù
được quảng bá tới đông đảo công chúng, đồng thời qua hoạt động du lịch, góp phần
truyền tải tới du khách một cách trung thực, thuyết phục và hấp dẫn những giá trị chân
thực của ca trù. Vì vậy, ngành du lịch cần có những biện pháp hữu hiệu để khai thác có
hiệu quả ca trù trong hoạt động du lịch, vừa đóng góp vào ngân ách chung của nhà
nước vừa góp phần bảo vệ và tôn vinh nghệ thuật Ca trù.
3.3.1. Xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật
Trước khi Ca trù được công nhận là kiệt tác phi vật thể của nhân loại, sức sống
của bộ môn nghệ thuật này đã được khôi phục và duy trì bởi sinh hoạt thường khóa
của 22 CLB Ca trù tại 14 tỉnh thành trong cả nước7. Một số Câu lạc bộ đã tham gia
biểu diễn phục vụ cho đối tượng khách du lịch mỗi khi được yêu cầu, điển hình như
một số CLB Ca trù của Hà Nội (CLB Thái Hà, CLB Thăng Long, CLB Lỗ Khê, CLB
Bích Câu). Chỉ có điều, nội dung biểu diễn của các Câu lạc bộ còn tương đối giống
nhau, đều trình bày những bải bản, làn điệu Ca trù từ lâu đã trở nên nổi tiếng và quen
thuộc như “Tỳ bà hành” (thơ Bạch Cư Dị), “Đào hồng đào tuyết” (thơ Dương Khuê),
“Hương sơn phong cảnh” (thơ Chu Mạnh Trinh), "Gặp xuân" (thơ Tản Đà), "Tự tình"
(thơ Cao Bá Quát)... Đó cũng là những tiết mục biểu diễn tiêu biểu cho thể Hát nói,
một thể cách thịnh hành vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại các ca quán ca trù.
Trong khi đó, Ca trù cổ truyền thực sự có tới 99 thể cách (trong đó loại thể cách hát
lên được, tức là làn điệu đã có tới 66 thể cách) và có không gian biểu diễn rộng rãi, từ
nơi cung vua phủ chúa đến sân đình rồi đến nhà dân. Nhưng hiện nay, theo thống kê
của Viện âm nhạc, chúng ta chỉ còn lưu giữ được tư liệu của 46 thể cách và 7 điệu
múa, số người có thể hát được tới 5 bài bản, làn điệu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Song
cái khác lớn nhất giữa xưa và nay là không gian, không khí ca trù, hay còn gọi là văn
hóa thưởng ngoạn ca trù đã không còn tồn tại nữa. Đó là cái không khí rộn rã linh
thiêng của những đêm hội làng, các đào kép về hát thờ Thành hoàng theo lệ hằng năm;
đó là những ca quán nhộn nhịp khách văn nhân; đó là những cuộc khao vọng, khai
7
Sau 3 năm, tính đến tháng 10/2008, từ 22 CLB đã tăng lên thành 63 CLB Ca trù trong cả nước.
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 90
trương cửa hiệu có vời đến đào kép ca trù, để tùy việc tùy duyên mà thưởng ngoạn câu
thơ khổ phách cung đàn ca trù...
Bên cạnh đó, người nghe cũng đã khác xưa nhiều. Từ phía công chúng, chúng
ta thấy ngay cả đối với người Việt Nam nếu chưa được tiếp xúc một cách sâu sắc cũng
khó có thể nghe và hiểu được ca trù. Cho nên có thể nói, ca trù hiện nay chỉ còn là
những mảnh vỡ còn sót lại của một thể loại âm nhạc đặc sắc của dân tộc. Chính vì vậy
để ca trù đến được với công chúng, quan trọng hơn cả để ca trù sống được trong lòng
khán giả, điều cần làm đầu tiên là cần phải xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ
thuật đúng với những chuẩn mực của ca trù, không được làm biến tướng, hay cải biên
loại hình nghệ thuật này, bởi nếu làm như vậy có khả năng sẽ tạo ra một xu hướng
nghệ thuật mới không phải là ca trù nguyên bản, và khán giả sẽ không bao giờ biết
được giá trị đích thực của ca trù dân tộc nguyên bản.
Việc chúng ta cần làm bây giờ là hãy để ca trù về nguyên trạng của nó. Điều đó
có nghĩa là phải đặt ca trù vào đúng bối cảnh biểu diễn của nó như ở sân đình, hay ở
nhà dân... cùng với việc phục dựng lại một chầu hát với trang phục nguyên bản. Trong
bối cảnh đó, ca trù sẽ xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ căn cứ theo những gì mà các thư
tịch cổ và các nghệ nhân lão thành ghi nhận. Làm được như thế chúng ta sẽ có một
chương trình biểu diễn đúng quy chuẩn của ca trù truyền thống nhưng vẫn hấp dẫn, lôi
cuốn khán giả. Ban đầu sẽ lôi cuốn khán giả bởi trí tò mò của họ, sau dần họ sẽ bị cuốn
hút và trung thành với môn nghệ thuật này. Và nếu chúng ta kết hợp với các phương
tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình... thì hiệu quả của chương trình sẽ
tăng lên nhiều lần. Số lượng khán giả sẽ ngày một tăng và từ đó chất lượng chương
trình sẽ ngày càng được nâng cao.
Ca trù là một loại hình nghệ thuật bác học nên việc hiểu và có thể cảm thụ được
cũng không phải là việc đơn giản trừ những người thực sự đam mê và hiểu sâu sắc về
ca trù. Chính vì vậy, bên cạnh việc xây dựng chương trình biểu diễn đúng với đặc
điểm và giá trị của Ca trù thì cũng cần phải chú ý xây dựng nội dung chương trình biểu
diễn sao cho phù hợp với từng đối tượng khán giả để ca trù không trở nên cứng nhắc,
khô khan, khó hiểu và đơn điệu. Hầu hết các chương trình biểu diễn của các CLB hiện
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 91
nay thường dao động từ 30 đến 45 phút. Với thời lượng như thế thường chỉ có thể giới
thiệu tổng quan về ca trù và các tiết mục được lựa chọn biểu diễn thường có xu hướng
tập trung đánh vào thị hiếu thích lạ, trí tò mò của khán giả. Sau khi thưởng thức xong,
sẽ hầu như không để lại ấn tượng sâu sắc với họ, còn với những người thực sự đam
mê và muốn tìm hiểu sâu về ca trù thì lại sẽ cảm thấy hụt hẫng. Chính vì vậy mà các
CLB Ca trù, trong đó có CLB Ca trù Đông Môn của Thủy Nguyên, Hải Phòng cần xây
dựng một chương trình biểu diễn thật đa dạng, linh động, không nên cứng nhắc theo
một khung chương trình duy nhất. Chẳng hạn như có thể lập ra một danh sách những
tiết mục biểu diễn đã được khôi phục và tập luyện thuần thục. Du khách nhìn vào đó
rồi tùy theo nhu cầu thưởng thức, khả năng thẩm thấu và khả năng chi trả để lựa chọn
một chương trình biểu diễn cho chính mình. Sẽ có những khách chỉ mong muốn được
thưởng thức thuần túy về âm điệu nhạc hay lời ca của ca trù; có khách muốn tìm hiểu
kỹ hơn về các lối đánh của đàn đáy, lối thưởng trống chầu... và cũng có khách lại
muốn đi chuyên sâu hơn, mong muốn được biết rõ về bài bản, làn điệu, điệu múa của
ca trù... Nếu làm được như vậy, ca trù sẽ không còn cứng nhắc, khó hiểu nữa mà phù
hợp với tất cả các đối tượng, sẽ thu hút được ngày càng đông người đến với ca trù.
Dẫu biết rằng để xây dựng nhiều chương trình biểu diễn như vậy đòi hỏi phải có sự
đầu tư lâu dài cả về kinh phí, thời gian, tâm huyết của các trung tâm văn hóa ca trù,
các câu lạc bộ và các nghệ sĩ nhưng làm được như vậy thì ca trù mới thực sự để lại ấn
tượng cho du khách và xứng đáng với danh hiệu kiệt tác phi vật thể của nhân loại mà
UNESCO phong tặng.
Không chỉ có thế, với việc được biểu diễn tự do, chắc chắn sẽ góp phần làm
tăng thêm nguồn cảm hứng và sáng tạo cho các nghệ nhân biểu diễn, và chính điều đó
lại càng làm tăng thêm sự độc đáo và duy trì sức sống trường tồn cho loại hình nghệ
thuật này.
3.3.2. Mở rộng không gian biểu diễn
Trong nền âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam, nhìn chung mỗi thể loại đều
có đời sống xã hội riêng của nó. Trong đó, môi trường trình diễn cũng như chức năng
xã hội bao giờ cũng được coi như đặc trưng riêng của từng thể loại. Mối quan hệ hữu
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 92
cơ đó khiến cho mỗi thể loại âm nhạc ở đây không phải là thứ âm nhạc của sân khấu
mà là thứ âm nhạc của cuộc đời. Nghĩa là chúng không tồn tại như một nghệ thuật âm
nhạc biểu diễn thuần túy mà bao giờ cũng gắn liền với một hoạt động cụ thể nào đó
trong cuộc sống. Ca trù là một minh chứng cho điều đó. Ca trù sinh ra là để phục vụ
cho con người. Có thể khẳng định đây là một trong số ít loại hình nghệ thuật có không
gian biểu diễn rộng. Ca trù không chỉ được biểu diễn trong cung đình (gọi là hát trong
cung đình, hay hát Cửa quyền) mà còn được biểu diễn ngay cả ở nông thôn phục vụ
đời sống sinh hoạt của người dân (hát Cửa đình, hay hát chơi ở ca quán). Nhưng hiện
nay, không gian dành cho biểu diễn ca trù ở đình làng, ở cung vua phủ chúa và tư gia
đều không còn tồn tại. Ca trù chỉ còn một không gian biểu diễn duy nhất là tại các Câu
lạc bộ Ca trù. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, Ca trù đã có cơ
hội đến được với công chúng nhiều hơn thông qua các cuộc liên hoan ca trù toàn quốc
hay các chương trình biểu diễn nghệ thuật đầu năm nhân dịp tết đến xuân về (trong dịp
Tết âm lịch, Ca trù thường được biểu diễn tại Văn miếu quốc tử giám Hà Nội). Song
những dịp như vậy cũng không phải là thường xuyên, chẳng hạn như 2 năm mới có
một cuộc liên hoan ca trù. Do đó, trong những dịp bình thường, công chúng hay du
khách muốn thưởng thức Ca trù thì đôi khi không biết thưởng thức ở đâu. Do đó, ngoài
việc biểu diễn tại các nhà hát, các câu lạc bộ, giao lưu giữa các câu lạc bộ, tham gia
các kì liên hoan toàn quốc thì việc mở rộng hơn nữa không gian biểu diễn là một trong
những việc làm cần thiết để đưa ca trù vào khai thác, phục vụ trong du lịch.
Đối với ca trù Đông Môn, giải pháp này có thể thực hiện bằng cách tăng cường
biểu diễn tại các buổi liên hoan văn hóa nghệ thuật ở khắp nơi trong cả nước hay tích
cực hơn trong việc tham dự các kì liên hoan nghệ thuật truyền thống giữa các nước
trong khu vực và trên thế giới. Qua các cuộc giao lưu văn nghệ với các nước hay các
cuộc lưu diễn, ca trù Đông Môn sẽ được nhiều người biết đến hơn, và rất có thể trong
số đó sẽ có nhiều người tìm đến với Thủy Nguyên để được tìm hiểu sâu hơn về mảnh
đất đã nuôi dưỡng câu lạc bộ nghệ thuật này.
Ngoài ra, Ca trù Đông Môn cũng nên tăng cường việc hợp tác biểu diễn tại các
ngôi đình làng hay trong các lễ hội làng truyền thống hàng năm của các xã, quận,
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 93
huyện lân cận trong địa bàn thành phố Hải Phòng. Các lễ hội truyền thống luôn là nơi
thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài địa phương đến tham dự. Những năm
gần đây, ngày càng nhiều lễ hội được phục hồi và gắn với mục tiêu phát triển du lịch.
Ban tổ chức của các lễ hội này cũng thường tìm kiếm những nội dung hoạt động nghệ
thuật hấp dẫn để đem lại nét mới cho chương trình nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của
du khách, thu hút khách đến với lễ hội nhiều hơn. Vì thế, nếu Ca trù Đông Môn có thể
tham gia trong những lễ hội như vậy chính là một cách góp phần vào sự nghiệp phát
triển du lịch địa phương. Du khách có thể kết hợp giữa việc tham gia chơi hội với việc
nghe hát ca trù và tìm hiểu thêm về những ngôi đình cổ kính - những di tích lịch sử
văn hóa giá trị...
Nhưng để Ca trù Đông Môn thực sự đóng góp hiệu quả trong chính sách phát
triển du lịch của địa phương, có lẽ cần tới sự hợp tác hỗ trợ của chính quyền địa
phương cũng như của các nhà đầu tư để nâng cấp ca trù Đông Môn từ một Câu lạc bộ
nhỏ chỉ có 7 thành viên trở thành một trung tâm biểu diễn nghệ thuật ca trù của cả
thành phố, xứng tầm với qui mô của tổ chức giáo phương xưa. Nếu mời gọi được nhà
đầu tư, thiết nghĩ bài học làm du lịch một cách chuyên nghiệp của Trung tâm văn hóa
ca trù Thăng Long tại Hà Nội thời gian vừa qua sẽ là một mô hình đáng để cho ca trù
Đông Môn xem xét và học tập từ cách thức xây dựng cho đến qui chế và nguyên tắc
vận hành.
Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long có chức năng như một nhà hát và là địa
chỉ đầu tiên và duy nhất hiện nay tổ chức biểu diễn ca trù theo cách chuyên nghiệp ở
Hà Nội, chính thức mở cửa vào ngày 31/3/2009. Giám đốc của trung tâm là Nguyễn
Lan Hương, vốn là một người mẫu, từng đoạt ngôi Á hậu trong cuộc thi Người đẹp
Việt - Trung. Nằm trong tòa nhà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đối tượng hướng tới
sẽ là khách du lịch với ba suất diễn mỗi ngày.
Tính chuyên nghiệp của Trung tâm được thể hiện trước hết ở việc thiết kế
phòng biểu diễn với trang bị âm thanh, ánh sáng, sân khấu hiện đại nhưng vẫn không
làm mất đi nét truyền thống của ca trù. Phòng biểu diễn có sức chứa 100 chỗ ngồi cho
khán giả, được bố trí sát sân khấu nhằm tạo ra sự giao lưu gần gũi giữa nghệ sĩ và khán
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 94
giả. Mỗi ngày, Trung tâm tổ chức 3 ca diễn vào các buổi chiều từ 15-18 giờ; mỗi ca
diễn kéo dài 45 phút và gồm 5 tiết mục (2 bài múa, 3 bài hát)... Các tiết mục biểu diễn
là những bài hát, làn điệu đã được thời gian kiểm chứng, thuộc hàng kinh điển với ca
trù. Hiện tại có khoảng 10 kịch bản biểu diễn được thay đổi theo từng buổi diễn để tạo
sự mới mẻ cho khách nghe. Nghệ sĩ Bạch Vân, chủ nhiệm CLB Ca trù Hà Nội trước
đây là người phụ trách chính nội dung nghệ thuật.
Để hoạt động biểu diễn đảm bảo tính chuyên nghiệp mà vẫn giữ được nét đặc
trưng vốn có của ca trù, Trung tâm được sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn đặc biệt gồm 7
nghệ nhân cao tuổi, có uy tín trong làng ca trù Việt Nam như Kim Đức, Vũ Văn Hồng,
Nguyễn Thị Tình Nghệ sỹ biểu diễn (múa và hát) gồm 15 người trong đó có 6 đào
nương, chủ yếu là các nghệ sỹ trẻ của CLB Ca trù Hà Nội và CLB Ca trù Lỗ Khê.
Ngoài phòng biểu diễn, Trung tâm còn có không gian trưng bày hình ảnh, hiện vật về
ca trù, không gian giới thiệu về làng nghề truyền thống và nghệ thuật thư pháp của
Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung tâm còn có chương trình phối hợp với Tổng cục Du lịch,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng nhiều công ty du lịch lữ hành để xây
dựng tour đến Trung tâm như điểm tìm hiểu văn hoá Việt Nam cho du khách quốc tế.
Trước giờ biểu diễn, Trung tâm sẽ có bài giới thiệu về ý nghĩa văn hóa, lịch sử, sự
hình thành, phát triển của ca trù trong 1000 năm qua bằng tiếng Anh, Pháp... để du
khách hiểu sơ lược về ca trù. Ý nghĩa của lời các bài hát cũng được dịch ra tiếng nước
ngoài để du khách đọc tham khảo...
Trung tâm còn hoạt động như một nhà hát chuyên nghiệp qua việc tổ chức đào
tạo, hằng năm sẽ tuyển sinh và đào tạo những người theo học biểu diễn ca trù với một
tiêu chí tuyển chọn khá khắt khe.
Một điểm đặc biệt nữa, địa chỉ của Trung tâm nằm trong khuôn viên của Bảo
tàng Cách mạng Việt Nam. Đây là sự hợp tác giữa giám đốc trẻ Nguyễn Lan Hương
và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam trong một nỗ lực chung nhằm bảo vệ và phát huy
vốn cổ của dân tộc. TS Triệu Văn Hiển - Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
nói: “Để không “đóng khung” các giá trị văn hóa truyền thống, chúng tôi có chủ
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 95
trương gắn những hoạt động của bảo tàng với du lịch. Và mô hình biểu diễn ca trù tại
Bảo tàng là một hình thức mới mở ra nhiều triển vọng. Trước hết, giới thiệu ca trù với
những khách đến tham quan bảo tàng không chỉ là một cách để mở rộng tiếp cận văn
hóa truyền thống cho người dân và du khách, mà còn làm phong phú, hấp dẫn hơn các
hoạt động của bảo tàng. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức cho các em trong CLB Em yêu
lịch sử của Bảo tàng Cách mạng tiếp cận với ca trù qua sinh họat của trung tâm. Đây là
một hình thức thiết thực giúp giới trẻ nhận thức tốt hơn giá trị văn hóa truyền thống”.
(
Xem qua mô hình làm du lịch một cách chuyên nghiệp đối với Ca trù ở Hà Nội
nói trên, có thể nói rằng, Hải Phòng hoàn toàn có khả năng để thành lập một Trung
tâm văn hóa Ca trù gần như vậy. Nói là gần như bởi vì nghệ thuật Ca trù của mỗi một
vùng miền, mỗi một địa phương sẽ có những đặc trưng riêng biệt khác nhau; tiềm
năng về tài nguyên du lịch, khả năng thu hút và giữ chân khách du lịch cũng không
giống nhau nên cách làm du lịch cũng không thể áp dụng một cách máy móc như
nhau. Nhưng xem xét những điều kiện vốn có, nếu kêu gọi được các nhà doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố mạnh dạn đầu tư thì việc xây dựng một Trung tâm văn hóa
nghệ thuật Ca trù của riêng Hải Phòng không phải là điều không thể. Về nguồn nhân
lực, có thể kết hợp thành viên của Câu lạc bộ Ca trù Hải Phòng với Câu lạc bộ Ca trù
Đông Môn. Về địa điểm hoạt động của Trung tâm, có thể đặt trong chính khuôn viên
của Bảo tàng Hải Phòng - một tòa nhà có kiến trúc cổ từ thời thuộc Pháp. Sẽ càng ý
nghĩa hơn khi du khách đến tham quan bảo tàng, bên cạnh những chứng tích về truyền
thống lịch sử hào hùng, du khách còn có cơ hội tiếp cận với truyền thống văn hóa sâu
sắc của mảnh đất và con người nơi đây thông qua một bộ môn nghệ thuật đặc sắc như
Ca trù. Thậm chí, mô hình của Trung tâm nói trên có thể mở rộng và tiến xa hơn, trở
thành Trung tâm văn hóa nghệ thuật truyền thống của Hải Phòng, nơi qui tụ cả nghệ
thuật Ca trù Hải Phòng (trong đó có Ca trù Dông Môn), nghệ thuật Hát đúm (Thủy
Nguyên), nghệ thuật múa rối nước (Vĩnh Bảo)...
Như vậy, với mọi nỗ lực trong công tác bảo tồn và biểu diễn, mong muốn lớn
nhất của những người làm du lịch là đem đến cho du khách những giá trị đích thực của
ca trù khi thưởng thức nó, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, đồng thời giữ mãi trong
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 96
lòng một ấn tượng sâu sắc về một loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc. Có thể nói
rằng, hệ quả lớn nhất của việc mở rộng không gian biểu diễn đem lại chính là đã giới
thiệu hình ảnh ca trù đến với du khách bốn phương, làm thức dậy nhu cầu được thưởng
thức ca trù trên chính quê hương của nó. Từ đó, lượng khách du lịch đến với ca trù
ngày càng tăng, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy du lich địa phương nói riêng
và ngành du lịch trong cả nước nói chung.
3.3.3. Liên kết với các tuyến điểm du lịch khác trong địa bàn huyện Thủy Nguyên
Thủy Nguyên là mảnh đất có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú và đa dạng. Trời phú cho thiên nhiên huyện Thủy Nguyên nhiều cảnh đẹp
và có đủ các dạng địa hình, có sông dài, núi cao, đồng bằng rộng lớn và nằm ngay trên
bờ biển mênh mông. Đây cũng là mảnh đất có lịch sử hào hùng với những chiến công
lẫy lừng của các vị anh hùng có công bảo vệ Tổ quốc.
Ca trù làng Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên trước đây rất phát
triển và được coi là một nghề kiếm sống của cả làng. Nhưng giờ đây, người hát ca trù
không còn mấy. Tuy ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
của nhân loại nhưng việc bảo tồn vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc đưa
ca trù vào phát triển du lịch là một giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy các giá
trị của ca trù nơi đây. Nhưng nếu chỉ chú trọng vào việc đưa ca trù vào du lịch, xây
dựng một tour du lịch mà chỉ có nghe hát ca trù thì rất đơn điệu và dễ gây nhàm chán
bởi không phải ai cũng thích nghe ca trù, hơn nữa đây cũng là một môn nghệ thuật rất
khó cảm thụ nếu không thật sự đam mê và hiểu về nó. Chính vì vậy, cần xây dựng một
chương trình du lịch dựa trên sự kết hợp ca trù với các tài nguyên du lịch của huyện
Thủy Nguyên để tạo ra sự phát triển đồng đều và tránh sự lãng phí tài nguyên của
vùng cũng như tạo nên được nét hấp dẫn của chương trình. Người viết xin được đề
xuất một số chương trình du lịch kết hợp với các tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện
như sau:
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 97
Tour du lịch Thủy Nguyên 1:
- Sáng: Điểm đầu tiên tham quan là chùa Lâm Động với cảnh quan chùa thoáng mát,
rộng rãi, cấu trúc chùa đẹp.
Đoàn dời chùa Lâm Động đi thăm đình Kiền Bái có tuổi trên 300 năm. Đình có
bức trướng “Thượng đẳng tối linh thần”.
Sau đó, đoàn tới tham quan làng cau Cao Nhân.
- Trưa: ăn trưa tại xã Cao Nhân
- Chiều: Đoàn ghé thăm HTX đan song - mây xuất khẩu xã Chính Mỹ. Sau đó thăm
đền Giá, mua sắm ở chợ Giá, qua làng Phục Lễ nghe Hát Đúm.
- Tối: nghe hát ca trù tại đình Đông Môn.
Sơ đồ của tour du lịch như sau:
Tour du lịch Thủy Nguyên 2:
- Sáng: Đi tham quan hang Luồn. Sau đó tham quan hang Vua - hang động đẹp nhất ở
Thủy Nguyên. Tiếp theo, đi thăm đền thờ Trần Quốc Bảo dưới chân núi U Bò - Minh
Đức, tham quan bãi cọc Bạch Đằng, nghe kể về các chiến công của tướng lĩnh thời
Trần với trận đánh lịch sử trên sông Bạch Đằng.
- Trưa: ăn trưa tại thị trấn Minh Đức.
- Chiều: Đi thăm Đền Giá, mua sắm tại Chợ Giá. Tiếp đến đi tham quan tại chùa Hàm
Long - ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý.
Chùa Lâm Động
Đình Kiền Bái
Chợ Giá Làng Hát Đúm
Phục Lễ
Làng Ca trù
Đông Môn
Làng cau Cao Nhân HTX đan song
mây xuất khẩu
Đền Giá
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 98
- Tối: nghe hát Ca trù tại đình Đông Môn.
Sơ đồ tour du lịch như sau:
Việc xây dựng tour du lịch là việc cần thiết nhưng để nâng cao chất lượng du
lịch thì chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng,
đường xá thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch, song song với quá trình tu bổ lại
các công trình kiến trúc, chùa chiền, đình, đền; cấp kinh phí để phục dựng lại các làng
nghề truyền thống, các lễ hội, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Một tín hiệu đáng
mừng cho ngành du lịch Thủy Nguyên, đó là với thế mạnh và tiềm năng sẵn có, trên
địa bàn huyện hiện nay đang có hai dự án đầu tư lớn được triển khai. Thứ nhất là dự án
khu đô thị Bắc Sông Cấm – là dự án khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ hiện đại do
Công ty cổ phần phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore làm chủ
đầu tư, khởi công từ tháng 9/2009, dự kiến hoàn thành năm 2015. Dự án lớn thứ hai là
dự án Khu Resort Sông Giá tại xã Lưu Kiếm với tổng vốn đầu tư ban đầu là khoảng
600 triệu USD, bao gồm các hạng mục: sân gôn 27 lỗ, bệnh viện quốc tế, trung tâm
vui chơi giải trí, khu triển lãm văn hóa Việt Nam và Hải Phòng, khu biệt thự và nhà
nghỉ, khu thương mại và mua sắm, trường học quốc tế, nhiều khách sạn 5 sao. Dự kiến
giai đoạn một sẽ hoàn thành vào năm 2010 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2015. Đây
là tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng nước ngoài lớn nhất từ trước tới nay. Việc hoàn thành tổ
hợp khu nghỉ dưỡng sông Giá Resort sẽ là nơi kết nối các khu du lịch trên thế giới,
đồng thời là điểm nhấn trong quy hoạch phát triển của thành phố Cảng.
Hang Vua Đền Trần
Quốc Bảo
Bãi cọc Bạch Đằng
Đền Giá
Hang
Luồn
Chợ Giá
Chùa Hàm Long Làng Ca trù Đông
Môn
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 99
Nếu hai dự án trên được hoàn thành và đưa vào hoạt động thì chắc chắn du lịch
huyện Thủy Nguyên sẽ có những bước nhảy vọt lớn. Trong xu thế chung đó, tin chắc
rằng làng Đông Môn nhỏ bé, nơi còn lưu giữ nghệ thuật Ca trù cũng sẽ là điểm dừng
chân hấp dẫn của du khách bốn phương.
Tiểu kết chƣơng 3
Sau khi ca trù được tổ chức UNESO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại thì đã có nhiều biện pháp được đưa ra nhằm bảo tồn và phát triển loại hình
nghệ thuật này. Tuy nhiên, đối với ca trù của từng địa phương, bên cạnh những giải
pháp chung được trình bày trong hồ sơ thì cũng cần nghiên cứu kỹ những biện pháp cụ
thể thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương đó. Trong chương này, trên cơ
sở những giải pháp và định hướng chung, người viết đã cố gắng đưa ra những ý tưởng
và đề xuất những giải pháp riêng đối với việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật Ca trù
tại làng Đông Môn, xã Hòa Bình, huyện Thủy Nguyên - cái nôi của nghệ thuật ca trù
Hải Phòng trước đây. Biện pháp còn có thể nhiều hơn nữa nhưng quan trọng là cần
phải được áp dụng đúng nơi, đúng chỗ và khoa học. Ca trù Đông Môn hiện nay cũng
đang được nhiều tổ chức, cơ quan quan tâm, tạo điều kiện phục hồi và phát triển. Tuy
nhiên, bản thân chính quyền địa phương của huyện cần phải quan tâm tới di sản văn
hóa của dịa phương mình hơn nữa như có thể hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho
Câu lạc bộ ca trù Đông môn, hay cầ phải đề ra những biện pháp cụ thể và những chính
sách bảo tồn lâu dài đối với ca trù Đông Môn... Mặc dù, chỉ là những thiên kiến cá
nhân, nhưng người viết hy vọng rằng những đề xuất nhỏ bé của mình cũng sẽ là một
phần gợi ý cho chính quyền địa phương trong việc đề ra những quyết sách bảo tồn và
phát triển đối với bộ môn nghệ thuật truyền thống đặc sắc này.
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 100
KẾT LUẬN
Ca trù là một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc, có lịch sử hình thành lâu
đời và không ngừng phát triển qua các triều đại. Ca trù đặc trưng bởi nhiều yếu tố như
tên gọi, nhạc cụ, bài bản và làn điêu, các giá trị nghệ thuật và lịch sử, tất cả tạo nên nét
đôc đáo riêng của ca trù so với các loại hình nghệ thuật khác. Hiện nay ca trù đang
được công chúng biết đến như một di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.
Chính vì vậy mà ca trù đã được định hướng để bảo tồn và khai thác một cách có hiệu
quả trong nhiều lĩnh vực và đặc biệt là trong hoạt động du lịch. Tuy nhiên, công tác
bảo tồn, phát triển còn nhiều hạn chế và chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Thủy Nguyên là một vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều ưu đãi, có nhiều
cảnh quan đẹp, hấp dẫn, với những hang động đẹp, nổi tiếng và nhiều di tích lịch sử
văn hóa, lễ hội độc đáo, nhiều làng nghề truyền thống...; có nhiều thế mạnh để phát
triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và giao thông vận tải. Và hiện
nay, khi ca trù được công nhận là di sản văn hóa thế giới thì Thủy Nguyên lại được
nhiều người biết như là một trong những cái nôi ra đời sớm của nghệ thuật Ca trù. Tuy
nhiên, không có gì khác so với ca trù cả nước, việc bảo tồn ca trù nơi đây cũng chưa
được các cấp chính quyền thành phố, huyện, xã quan tâm đúng mức. Ca trù còn được
giữ gìn và hoạt động đến ngày nay chỉ bởi tâm huyết của những người con yêu ca trù
của đất Đông Môn. Với mọi cố gắng và nỗ lực của các cá nhân và tổ chức yêu ca trù
thì ca trù Đông Môn đang dần được phục hồi. Tuy là không thể như xưa nhưng ca trù
vẫn được quan tâm bảo tồn và chưa bị biến mất trong đời sống. Trong các ngày giỗ tổ
nghề ca trù (23/3) và ngày lễ hội ca trù (23/9), tiếng hát tiếng đàn của các Ca nương,
kép đàn vẫn được vang lên hàng năm. Ngoài ra, ca trù Đông Môn còn được đem đi
biểu diễn tại nhiều nơi như giao lưu với các câu lạc bộ, tham gia các cuộc công diễn,
liên hoan... Tuy nhiên, bao nhiêu hoạt động đó dường như vẫn là chưa đủ để phục
dựng lại diện mạo của Ca trù nơi đây, nơi ngày xưa đã từng là giáo phường của cả khu
vực xứ Đông, nơi mà mọi thế hệ thành viên của các gia đình trong làng đều coi Ca trù
như một nghề nghiệp truyền thống của cha ông. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải cấp thiết
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 101
khôi phục và bảo tồn ca trù Đông Môn nhưng không phải chỉ do một vài cá nhân mà
phải được sự chung vai gánh vác của toàn xã hội.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, chính quyền địa phương cần xây dựng các phương án
bảo tồn cụ thể và định hướng khai thác ca trù trong hoạt động du lịch, nhằm giúp ca
trù Đông Môn được phục hồi nhanh chóng và tạo ra một bước tiến mới trong sự phát
triển của nền kinh tế huyện Thủy Nguyên nói chung và hoạt ddoogj du lịch của huyện
nói riêng.
Ca trù đang được các tổ chức trong và ngoài nước biết đến. Có nhiều tổ chức đã
cấp kinh phí cho ca trù hoạt động và phát triển như tổ chức UNESCO, quỹ FORD, và
nhiều tổ chức khác nữa. Với mọi sự nỗ lực và cố gắng của toàn xã hội thì trong tương
lai không xa, ca trù Đông Môn cũng như ca trù của cả nước sẽ được phục hồi và trở về
đúng vị trí của nó./.
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH:
Nguyễn Xuân Diện. 2000. Góp phần tìm hiểu lịch sử ca trù. Hà Nội: NXB Khoa học
xã hội.
Phạm Đình Hổ, Xuân Lan, Phạm Văn Duyệt. 2003. Ca trù nhìn từ nhiều phía. NXB
Văn hóa Thông tin.
Trần Văn Khê. 2000. Trần Văn Khê và âm nhạc dân tộc. NXB Trẻ.
Phạm Khương, Ngô Đăng Lợi và Lê Thế Loan. 2001. Văn hóa văn nghệ dân gian Hải
Phòng. NXB Hải Phòng.
Ngô Linh Ngọc và Ngô Văn Phú. 1987. Tuyển tập thơ Ca trù. Hà Nội: NXB Văn học.
Trần Đình Ngôn. 2002. Sân khấu Hải Phòng: Công trình nghiên cứu khoa học. NXB
Hải Phòng.
Giang Thu và Vũ Thiện Loan. 2001. Tìm hiểu ca trù Hải Phòng. Hải phòng: NXB
Bản đồ.
Nguyễn Thị Thu Trang. 2007. Tìm hiểu Nhã Nhạc cung đình Huế và việc khai thác
phát triển du lịch. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Việt Nam học. Ngành Văn hóa du
lịch. Đại học Dân lập Hải Phòng.
Nguyễn Quảng Tuân. 2003. Ca trù - thú xưa tao nhã. Hà Nội: NXB Văn học
II. Website:
http:// Ca trù – Wikipedia tiếng Việt.htm.
Nguyễn Xuân Diện. 03.12.2008. Đi tìm vẻ đẹp ca trù.[trực tuyến]. Lý học đông
phương. Đọc từ:
Phan-4/9/1128/
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 103
Lưu Hà. Ca trù được công nhận là di sản văn hóa thế giới.[trực tuyến]. Ca trù Thăng
Long. Đọc từ:
the-gioi.html.
Vương Hà. 28.01.2010. Học viện Ca trù : Bảo tồn và giữ lửa Ca trù. [trực tuyến].. Đọc
từ:
D=2957.
tru.html
Phạm Mi Ly. 18.04.2010. Quan họ và Ca trù nhận bằng Di sản văn hóa thế giới.[trực
tuyến]. Vnexpress .Đọc từ:
Hồng Minh. 28.03.2009. Chuyên nghiệp hóa Ca trù làm du lịch.[trực tuyến]. Báo
Nhân dân. Đọc từ:
vietnamnet. vn/
Hữu Trịnh. 29.08.2008. Tìm hiểu về nghệ thuật ca trù.[trực tuyến]. Họ Đỗ Việt Nam.
Đọc từ :
3.
Nguyễn Trọng. 11.2009. Hành tinh đã vọng khúc ca trù. [trực tuyến]. Trần Quang Hải.
Đọc từ:
ca-tru.html
gioi/200910/19177.vnplus
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 104
PHỤ LỤC
Hình 1. Bản đồ tự nhiên huyện Thủy Nguyên
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 105
Hình 2. Cổng Đình Đông Môn
Hình 3. Tượng thờ nhị vị Tổ Ca công Đình Đông Môn
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 106
Hình 4. Bảng xếp hạng Di tích cấp thành phố đối với Phủ từ Đông Môn
Hình 5. Lớp Ca nương trẻ của Làng Ca trù Đông Môn
Tìm hiểu nghệ thuật Ca trù Đông Môn - Thủy Nguyên - Hải Phòng và định hướng khai thác trong du lịch
Sinh viên: Phạm Thị Hồi - VH1101 107
Hình 6. Hát thờ ngày giỗ Tổ Ca công (24/3/2010)
Hình 7. Câu lạc bộ Ca trù Đông Môn giao lưu cùng Câu lạc bộ Ca trù Hải Phòng
tại Đình Hàng Kênh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25.PhamThiHoi_VH1101.pdf