Đề tài Tìm hiểu, nghiên cứu sự luân phiên vần trong từ láy

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Ý nghĩa đề tài 3. Lịch sử vấn đề 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NHẬN DIỆN TỪ LÁY I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ LÁY II. PHÂN BIỆT TỪ LÁY VỚI TỪ GHÉP 1. Khái quát chung 2. Phân biệt từ ghép và từ láy CHƯƠNG II :VẤN ĐỀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT CHUNG II. CÁC BƯỚC PHÂN LOẠI 1. Bước 1: Chia từ láy thành 2 loại lớn: 1.1. Về ngữ âm 1.2. Về ý nghĩa 2. Bước 2 3. Bước 3 4. Bước 4 III. TỪ LÁY ĐƠN 1. Khái quát chung 2. Từ láy hoàn toàn 3. Từ láy bộ phận 4. Từ láy phụ âm đầu (điệp vần) CHƯƠNG III :VẤN ĐỀ LUÂN PHIÊN VẤN TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT I. CƠ SỞ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU VÀ THẾ NÀO LÀ LUÂN PHIÊN VẦN II. CÁC KIỂU LUÂN PHIÊN VẦN 1. Luân phiên nguyên âm 1.1. Luân phiên nguyên âm đơn 1.2. Luân phiên nguyên âm đơn - đôi 1.3. Luân phiên nguyên âm đôi đôi ư 2. Luân phiên phụ âm cuối III. BẢNG TỔNG KẾT KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi nhữ¬ng kinh nghiệm . Ngoài ra ngôn ngữ còn là một hiện t¬ượng xã hội đặc biệt, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ, và câu. Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn luôn đ¬ợc nghiên cứu tranh luận, trong đó ph¬ương thức cấu tao từ cũng như¬ vậy. Và từ láy là 1 trong 5 ph¬ương thức cấu tạo từ. Theo nh¬ư thống kê của các nhà ngôn ngữ học, trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng đáng kể, khoảng 5152 từ. Chúng xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến những áng thơ bất hủ. Đâu đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của từ láy. Từ láy có một vai trò rất quan trọng nh¬ư vậy vì trong nó chứa đựng những giá trị sâu sắc. Tr¬ước hết từ láy mang trong mình những đặc trư¬ng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng nh¬ư các ngôn ngữ đơn lập khác ở ph¬ương Đông. Đây là một hiện t¬ượng đặc trư¬ng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định “láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt”. Từ một hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ hình vị gốc là “nhỏ” có những từ láy sau nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhặt,nhỏ nhắn.Đây là một phương thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta. Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá tri phong cách. Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị .Đó thường là những từ láy tượng thanh tượng hình như: lách tách, áo áo, chót vót, lênh khênh Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giấc, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, ví dụ như: bâng khuâng, dào dạt, lưu luyến . Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của mình. Ngay cả với những bản chính luận: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh) cũng có sự xuất hiên của từ láy. Đối với phong cách nghệ thuật, từ láy được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc “trong cài bản nhạc âm thanh, chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác vị giác khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (“Thơ duyên”- Xuân Diệu) Ngoài ra, từ láy còn có một ý nghĩa đặc biệt trong tiếng Việt. Đó là nó thể hiện rất rõ nhất phạm trù ngữ pháp. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa (đơn vị cơ sở). Bộ phận lặp lại của đơn vị cơ sở này có ý nghĩa ngữ pháp rõ nét. Chúng được biểu đạt bởi những hình thức cảm tính đòng thời có tính đòng loạt chung cho nhiều từ cùng một loại. Ví dụ: ta thấy những từ láy có hình tiết thực như “nhỏ nhắn”, “thẳng thắn” . đều có bộ phận lặp có vần “ắn”. Đây là một yếu tố có hình thức có tính đồng loạt, đồng thời thể hiện một nét nghĩa nhất định. “Nhỏ nhắn” là một tính chất khác với nhỏ, nó được xác định hơn, khu biệt hơn tính chất nhỏ, hay như “thẳng thắn”, cũng để chỉ tính chất thẳng của sự vật nhưng nó dường như có vẻ gì đó xác định cụ thể hơn, cố định tính chất của sự vật. Như vậy, tất cả nhưng điều trên cho thấy rằng, từ láy nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều nghành xã hội, nhát là nghành ngôn ngữ học. Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi. 2. Ý nghĩa đề tài Đề tài này đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đi sâu, nghiên cứu. Chúng tôi muốn nghiên cứu thêm về cách luân phiên của từ láy tiếng Việt để qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn về từ láy tiếng Việt, thấy được sự phong phú cách luân phiên từ láy tiếng Việt, đề tài này giúp chúng ta thấy được một khía cạnh của từ láy tiếng Việt.Từ đó thêm quý và làm giàu vôn từ láy của chúng ta.

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu, nghiên cứu sự luân phiên vần trong từ láy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấy sự xuất hiện của từ láy. Từ láy có một vai trò rất quan trọng như vậy vì trong nó chứa đựng những giá trị sâu sắc. Trước hết từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Đây là một hiện tượng đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định “láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt”. Từ một hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ hình vị gốc là “nhỏ” có những từ láy sau nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhặt,nhỏ nhắn.Đây là một phương thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta. Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá tri phong cách. Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị .Đó thường là những từ láy tượng thanh tượng hình như: lách tách, áo áo, chót vót, lênh khênh…Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giấc, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, ví dụ như: bâng khuâng, dào dạt, lưu luyến…. Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của mình. Ngay cả với những bản chính luận: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh) cũng có sự xuất hiên của từ láy. Đối với phong cách nghệ thuật, từ láy được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc “trong cài bản nhạc âm thanh, chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác vị giác khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca: “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (“Thơ duyên”- Xuân Diệu) Ngoài ra, từ láy còn có một ý nghĩa đặc biệt trong tiếng Việt. Đó là nó thể hiện rất rõ nhất phạm trù ngữ pháp. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa (đơn vị cơ sở). Bộ phận lặp lại của đơn vị cơ sở này có ý nghĩa ngữ pháp rõ nét. Chúng được biểu đạt bởi những hình thức cảm tính đòng thời có tính đòng loạt chung cho nhiều từ cùng một loại. Ví dụ: ta thấy những từ láy có hình tiết thực như “nhỏ nhắn”, “thẳng thắn”…. đều có bộ phận lặp có vần “ắn”. Đây là một yếu tố có hình thức có tính đồng loạt, đồng thời thể hiện một nét nghĩa nhất định. “Nhỏ nhắn” là một tính chất khác với nhỏ, nó được xác định hơn, khu biệt hơn tính chất nhỏ, hay như “thẳng thắn”, cũng để chỉ tính chất thẳng của sự vật nhưng nó dường như có vẻ gì đó xác định cụ thể hơn, cố định tính chất của sự vật. Như vậy, tất cả nhưng điều trên cho thấy rằng, từ láy nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều nghành xã hội, nhát là nghành ngôn ngữ học. Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi. 2. Ý nghĩa đề tài Đề tài này đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đi sâu, nghiên cứu. Chúng tôi muốn nghiên cứu thêm về cách luân phiên của từ láy tiếng Việt để qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn về từ láy tiếng Việt, thấy được sự phong phú cách luân phiên từ láy tiếng Việt, đề tài này giúp chúng ta thấy được một khía cạnh của từ láy tiếng Việt.Từ đó thêm quý và làm giàu vôn từ láy của chúng ta. 3. Lịch sử vấn đề Trong tiêng Việt, từ láy gắn bó với đời sống con ngươì từ thuở nằm nôi, từ thuở ta còn nhỏ, nhưng đã biết nhận thức. Ví như, mẹ mắng “suốt ngày lông bông ở ngoài đường”, hay những vần thơ mượt mà: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Cùng với những giá trị ngữ nghĩa sâu sắc của mình, từ láy đã sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Vào những năm nửa đầu thế kỉ XX, đã có rất nhiều quan niệm khác nhau tranh luận về thế nào là từ láy? Nên xếp từ láy vào loại nào cho phù hợp?... Chúng ta có thể xem xét một định nghĩa điển hình của L.Blomfield trong cuốn Language (1993) viết” Láy là một phụ tố, biểu hiện ở sự lặp lại một phần của hình thái cơ sở. Ví dụ: trong tiếng Tagalog/su:lat/(một văn bản)->/su:su:lat/(một người sẽ viết), /ga:mit/(đồ dùng)->/ga:ga:mit/(một người sẽ dùng) Anh hưởng của quan niệm này, Lê Văn Lý – Sơ khảo ngữ pháp Tiếng Việt (1972) – gọi từ láy là “Từ ngữ kép phản phúc”. Đó là những từ ngữ đơn được lặp đi lặp lại trong những yếu tố thành phần của chúng. - Tiếp vị ngữ -i-như bền bỉ, thầm thì,chăm chỉ… - Tiếp đầu ngữ -u- như tả tơi, nhá nhem, trà trộn… - Tiếp trung ngữ-a- hoặc -ơ- như ấm ớ->ấm a ấm ớ… líu tíu->líu ta líu tíu… Có quan niệm lại cho láy là ghép. Đó là những nhà Việt ngữ như: Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê đã viết trong” Khải luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963). Hai ông gộp láy với ghép vào một khái niệm chung là kép: Theo âm Theo nghĩa Điệp âm đầu Điệp vần Điệp từ Không điệp âm Từ kép thuần tuý Bỏm bẻm đười ươi đa đa bâng quơ Từ kép đơn ý Rộng rãi Lẩm nhẩm đo đỏ Bành chọc Từ kép điệp ý nghỉ ngơi Sức lực Tranh đấu Theo như sự thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu sự luân phiên vần trong từ láy Tiếng Việt, và đã đạt được những thành tựu đáng kể như GS Nguyễn Tài Cẩn, tuy nhiên những vấn đề liên quan đến từ láy luôn luôn đòi hỏi được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ láy tiếng Việt, nhưng không phải là toàn bộ. Đề tài này tập trung đi sâu vào tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt. Do vậy chúng tôi chỉ thống kê một phần về các từ láy để nghiên cứu được chi tiết. Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo chiều sâu. Chủ yếu theo 2 hình thức: - Phương pháp thu thập dữ liệu: chúng tôi tìm những cứ liệu nghiên cứu từ những cuốn từ điển. - Phương pháp thống kê: sau khi đã có cứ liệu cụ thể, chúng tôi tiến hành thống kê, và phân nhiều nhóm nhỏ khác nhau trong cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt. CHƯƠNG I VẤN ĐỀ NHẬN DIỆN TỪ LÁY I. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ TỪ LÁY Từ xưa đã có rất nhiều định nghĩa về láy, song cho đến tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về từ láy, có rất nhiều quan niệm khác nhau. Điển hình là những quan niệm sau: - Quan niệm của Gs Nguyễn Tài Cẩn được trình bày trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ ghép -đoản ngữ”về từ láy là: Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay có các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu theo quan hệ ngữ âm.Quan hệ ngữ âm được thể hiện ra ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đoạn tính (thanh điệu và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần).Vì dụ ở từ láy đôi chúng ta thấy: a) Về các yếu tố âm đoạn tính: các thành tố trực tiếp phải tương ứng với nhau hoặc ở phụ âm đầu: làm lụng, đất đai, mạnh mẽ… hoặc ở vần: lảm nhảm. lưa thưa, lác đác… có khi các thành tố trực tiếp tương ứng cả phụ âm đầu, cả ở vần, ví dụ: chuồn chuồn, quốc quốc, đa đa… b) Về mặt yếu tố siêu âm đoạn tính các thành tố nói chung đều phải có thanh thuộc cùng một âm vực: thuộc âm vực cao (thanh ngang, thanh hỏi, thanh sắc) hoặc thuộc âm vực thấp (thanh huyền, ngã, nặng). Ví dụ: + Cùng thuộc âm vực cao: hay ho,méo mó, ngay ngắn, bảnh bao, lỏng lẻo, rẻ rúng mê mẩn, sáng sủa. + Cùng thuộc âm vực thấp: lụng thụng , dày dạn, rầu rĩ đẹp đẽ. - Còn trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, các tác giả đưa ra quan điểm: Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ âm cho ta các từ láy (còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm). Từ láy tiếng việt có đọ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng, và có cả từ láy ba tiếng. Một từ sẽ được gọi là từ láy khi các thành tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (gọi là đối). Ví dụ: đỏ đắn: điệp phần âm đầu, đối ở phần vần. - Quan niệm của Gs Đỗ Hữu Châu: “từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hoà phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép láy, từ phản điệp. Các từ láy có thể phân thành từng kiểu khác nhau căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm và số lần tác động của phương thức láy. Căn cứ vào cách hoà phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ lá : từ láy bộ phận chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe , ầm ầm, lăm lăm). Từ láy bộ phận chia làm hai loại : lặp lại phụ âm đầu( chắc chắn, chí choé , mát mẻ), lặp lại phần vần (lênh khênh, chót vót, lè tè).Căn cứ vào số lần tác động của phương thức từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy : từ láy đôi hay từ láy 2 âm tiết ( gọn gàng , vững vàng, vuông vắn), từ láy ba hay từ láy ba âm tiết( sạch sành sanh. tẻo tèo teo, dửng dừng dưng) , từ láy bốn hay từ láy bốn âm tiết( nhí nha nhí nhảnh, vvoj vội vàng vàng , lam nham lở nhở, tẩn ngẩn tần ngần).Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng , sắc thái hoá , chuyên biệt hoá về nghĩa”. - Quan niệm của Nguyễn Văn Tu cho rằng: những từ lấp láy gồm những âm tiết tương quan với nhau hay giống nhau về ngữ âm . Trong tiếng Việt hiện đại , có những từ gồm hai từ tố có quan hệ về ngữ âm thường gọi bằng tên lấp láy , từ trùng điệp, từ láy âm hoặc từ láy…Thực ra trong số những từ kiểu này có những từ thực sự là từ láy âm và cũng có những từ láy âm ngẫu nhiên ( đất đai , tuổi tác, hỏi han…). Nhưng hiện nay về mặt quan hệ ngữ âm , chúng ta cũng gọi chung chúng là những từ láy âm .Sở dĩ chúng tôi gọi chung những từ láy âm là những từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi một số từ tố với bản thân nó không bị biến âm hoặc bị biến âm .Từ ghép láy lâng lâng gồm có hai từ hoàn toàn giống nhau về âm thanh .Và từ ghép máy móc gồm từ tố máy kết hợp với móc là biến thể ngữ âm của máy.Từ láy âm được tạo thành bằng việc ghép hai từ tố hoặc hai âm tiết có quan hệ về ngữ âm trên cơ sở láy âm , trên cơ sở láy lại bản thân cái âm tiết chính hoặc cái từ tố chính. Những từ láy âm có sự tương ứng về những mặt sau: a)Về mặt phụ âm đầu như: - bắt bớ, bàn bạc, bạc bẽo, bụi bậm… - cau có , cắu kỉnh, cũ kỹ, cụt kịt, cặm cụi … - chăm chỉ, chắc chắn, chặt chẽ, chạy chọt, chết chóc… - da dẻ , dần dà, dai dẳng… b) Về vần mà khác nhau về phụ âm đầu: - bảng lảng, la đà….. - kè nhè , lè nhè, lè tè, lì xì… c)Tương ứng hoàn toàn : - chuồn chuồn, rầm rầm, lần lần… Sự tương ứng về thanh điệu; Các âm tiết trong từ lấp láy thường có những thanh điệu tương ứng với nhau.Hai âm tiết của từ lấp láy đều thuộc về một thanh điệu : không , hỏi, sắc , hoặc nhóm huyền, ngã , nặng,. Ví dụ: - Nhóm 1: lâng lâng, máy móc, lo lắng, khó khăn , lỏng lẻo. - Nhóm 2: làng nhàng, cũ kỹ, gượng gạo, dò dẫm. Bên cạnh đó còn có quan điểm của nhiều nhà Việt ngữ khác .Theo Hữu Quỳnh : “ Trong tiếng Việt , từ ghép theo phương thức láy có một số lượng đáng kể . Phương thức láy là phương thức cấu tạo từ và cụm từ đặc biệt trong tiếng Việt . Từ ghép láy ( hay còn gọi là từ ghép lấp láy, từ láy)là những từ ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm .Các thành tố của từ ghép láy có mối liên quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ nghĩa nhất định . Thí dụ : nhỏ nhắn , nhỏ nhoi , nhỏ nhỏ, nhỏ nhặt, nhỏ nhen, chằm chằm , thao thao, tỉ mỉ”.Hay như trong cuốn ngữ pháp tiếng Việt , các tác giả cho rằng: “ Từ láy đều là từ hai tiếng . Phần lớn đó là từ gốc Việt. Có một số những từ láy gốc Hán , nhưng có thể coi chúng là đã Việt hoá, đã hoà lộn vào bộ phận từ láy gốc Việt . Ví dụ : phảng phất , linh lợi, bồi hồi…Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm . Nói đến “ sự phối hợp ngữ âm “ ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp và hiện tượng đối xứng”. Qua xem xét rất nhiều ý kiến khác nhau về từ láy nhưng chúng ta vẫn thấy được sự thống nhất ở một điểm. Tất cả các tác giả đều coi : từ láy được cấu tạo theo phương thức láy. Các thành tố trong từ láy đều có quan hệ ngữ âm ( với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao : thanh ngang , thanh hỏi , thanh sắc và nhóm thấp: thanh huyền , thanh ngã, thanh nặng).Từ láy bao gồm hai hình vị , đó là hình vị gốc và hình vị láy. Chúng có quan hệ ngữ âm với nhau. Hình vị láy có thể lặp lại những phần trong cấu trúc triết đoạn như âm đầu , vần hoặc lặp cả âm đầu và vần ( láy hoàn toàn) , đồng thời có sự tương hợp trong cấu trúc siêu đoạn ( thanh điệu) . Hỗu hết các tác giả đều đồng ý : trong tiếng Việt phần lớn là những từ láy đôi( nghĩa là có hai âm tiết) ngoài ra còn có từ láy ba và từ láy tư .Tuy nhiên có thể nói từ láy ba và từ láy tư chủ yếu được xây dựng trên cơ sơ láy đôi. Ví dụ : lơ mơ -> lơ tơ mơ Dửng dưng -> dửng dừng dưng Lôi thôi -> lôi thôi lếch thếch Hùng hổ -> hùng hùng hổ hổ Vấn đề hiện nay nhiều nhà Việt ngữ học còn tranh cãi , đó là sự phân biệt giữa từ láy và các loại từ khác . Mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những tiêu chí phân định khác nhau . II. PHÂN BIỆT TỪ LÁY VỚI TỪ GHÉP 1. Khái quát chung Đã từ lâu vấn đề nhận diện, phân biệt từ láy đã trở nên quan trọng và cần thiết. Đay là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Liên quan đến vấn đề không chỉ một loại từ ghép có vỏ ngữ âm giống từ láy (chim chóc , chùa chiền….) mà còn có cả những đơn vị do hiện tượng lặp từ tạo nên ( ngày ngày, đêm đêm, người người …)và những từ định danh khác ( như: ba ba, cào cào, chuồn chuồn…). Ở đây, chúng tôi tập chung xét ở sự phân biệt giữa từ láy và từ ghép là chủ yếu. Bởi lẽ nếu giải quyết được sự phân biệt này cũng tức là tạo tiền đề cho việc giải quyết hai loại sau. Bên cạnh đó, việc phân loại từ ghép , từ láy là để làm rõ hơn chức năng, phương thức cấu tạo của từ tiếng Việt . Để từ đó có cái nhìn chính xác về các dạng thức của từ tiếng Việt . Phan biệt từ láy với từ ghép có nghĩa là chúng ta đã xác định láy không phải là ghép . Muốn vạy chúng ta phải tìm được sự khác biệt giữa hai loại từ này : phương thức láy khác phương thức ghép ở chỗ nào ?, từ láy khác từ ghép ra sao? Để phân biệt từ láy và từ ghép , chúng ta không thể căn cứ vào mặt ngữ âm được . Vì chúng đềư tương tự như nhau . Chính vì đặc điểm này nên từ láy từ ghép nhiều điểm tương đồng và dẫn đến việc khó phân định hai loại từ này . Cái còn lại rõ ràng là phải dựa vào mặt ngữ nghĩa . Đúng hơn , để có cái nhìn chuẩn xác và khái quán nhất , thì phải kết hợp đồng thời cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa . Sự kết hợp này sẽ cho chúng ta thấy được sự khu biệt giưã từ láy với mọi từ khác vốn có trong tiếng Việt. 2. Phân biệt từ ghép và từ láy Các nhà ngôn ngữ học đã tranh luận rất nhiều về vấn đề từ ghép và từ láy.Trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt GS . Nguyễn Tài Cẩn coi từ láy âm là “là loại từ ghép trong đó các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm “ Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của tiến sĩ ngôn ngữ học Nguyễn Như Quỳnh cho rằng “từ ghép là những từ do hai hình vị trở nên cấu tạo thành”, chẳng hạn như nước non , ngọt ngào… Căn cứ vào phương thức cấu tạo và quan hệ giữa các thành phần tạo nên từ ghép có thể phân chia từ ghép thành ba loại lớn : từ ghép nghĩa , từ láy , và từ ghép tự do. Để phân biệt từ ghép với từ láy , chúng tôi lựa chọn phân biệt từ ghép nghĩa và từ láy . Từ ghép nghĩa là kiểu từ phổ biến nhất trong các từ ghép tiếng Việt . Từ ghép nghĩa là những từ gồm hai hình vị trở nên kết hợp với nhau Các thành tố tạo nên từ ghép nghĩa phần lớn là các hình vị có ý nghĩa có ý nghĩa từ vựng và có khả năng hoạt động độc lập ( thí dụ : non sông , nước non, ngọt ngào….) . Còn trong từ láy , một thành tố có thể có ý nghĩa từ vựng và một thành tố không có ý nghĩa từ vựng , yếu tố có ý nghĩa từ vựng có thể đứng trước hoặc đứng sau ( thí dụ : chiim chóc , hay ho , im ,lìm, ngậm ngùi , ngập ngừng, lập loè , nhấp nhô…), hoặc cả hai thành tố đều không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ óc ý nghĩa cấu tạo từ ( thí dụ : đủng đỉnh , lon ton , lóng lánh , phau phau , nhởn nhơ ….) Như vậy về cơ bản chúng ta đã nhận thấy rằng từ láy và từ ghép không hẳn hoàn toàn khác nhau, bởi vì chung quy lại , từ láy là một hình thức của từ ghép, song chúng ta vẫn có thể phân biệt được từ ghép và từ láy thông qua khả năng khu biệt nghĩa và đăc điểm cấu tạo. CHƯƠNG II VẤN ĐỀ CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG VIỆT I. KHÁI QUÁT CHUNG Ở chương I, chúng ta đã tiến hành nhận diện từ láy. Trong chương này, chúng ta tìm hiểu từ láy về mặt cấu tạo. Qua đó, ta có thể hiểu sâu hơn một bước về bản chất của phương thức láy cũng như từ láy. Trên cơ sở cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa có tính đến lượng yếu tố, chúng tôi tiến hành phân loại từ láy theo nhiều bước từ lớn đến nhỏ. Với cách làm như vậy, từ láy được nhận biết đồng thời trên cả hai mặt nội dung và hình thức với mối quan hệ mật thiết của các thành tố cấu tạo. Bên cạnh những kiểu loại mang tính chất chung, khái quát, bao gồm trong đó lại có những kiểu loại nhỏ hơn. Đến lượt những kiểu loại nhỏ hơn lại có những kiểu loại nhỏ hơn nữa… Những thay đổi về mặt ngữ âm từ các loại lớn đến các loại nhỏ đều kéo theo sự thay đổi về mặt ngữ nghĩa. Nhờ thông qua ngữ nghĩa, ta vẫn thấy được mối quan hệ gần gũi, tương tự giữa chúng với nhau. II. CÁC BƯỚC PHÂN LOẠI Theo hướng trên đây, từ láy trong Tiếng Việt lần lượt được phân chia theo thứ tự các bước sau đây: 1. Bước 1: Chia từ láy thành 2 loại lớn: - Từ láy đơn: gật gù, lắc lư - Từ láy kép: gật gà gật gù, lắc la lắc lư Sở dĩ ở bước 1, chúng ta chia từ láy thành 2 loại như vậy là vì nó không chỉ bao hàm được toàn bộ hệ thống láy trong Tiếng Việt mà giữa chúng quả còn có một sự khu biệt khá rõ ràng trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. 1.1. Về ngữ âm Từ láy đơn là từ láy hai âm tiết. Từ láy kép là từ láy 4 âm tiết. Giữa hai bộ phận “gốc” và “ láy” của hai loại từ láy này đều có một sự tương ứng 1 - 1 trong từ láy đơn; 2 - 2 trong từ láy kép. Từ láy đơn là từ láy được tạo ra dựa trên cơ sở một đơn vị gốc có trước vốn là một từ đơn âm tiết. Ví dụ: Gật Gật gù Lắc Lắc lư Lánh Lấp lánh Loè Lập loè Tương tự như vậy, đối với từ láy kép, đó là từ được tạo ra dựa trên một đơn vị gốc có trước, vốn là từ đa âm tiết ( 2 âm tiết ). Ví dụ: Gật gù Gật gà gật gù Lắc lư Lắc la lắc lư Lấp lánh Lấp la lấp lánh Lập loè Lập là lập loè Như vậy ngay ở đây, ta cũng thấy sự khác biệt giữa đôi bên về mặt cấu tạo: - Từ láy đơn: thành tố gốc vốn là i đơn vị 1 âm tiết - Từ láy kép: thành tố gốc vốn là i đơn vị 2 âm tiết Song không phải bất kì một từ hai âm tiết cũng đều trở thành thành tố gốc của từ láy kép và không phải bất kì một từ đơn âm tiết nào cũng có thể trở thành thành tố gốc của từ láy đơn. Không phải ngẫu nhiên tất cả những từ láy kép trong Tiếng Việt đều dựa trên cơ sở cấu tạo của từ láy đơn là lấy từ láy đơn làm thành tố gốc của mình. Chính vì thế mà ta cũng có thể nói láy từ 1 từ láy đơn thì gọi là từ láy kép. Dĩ nhiên không phải từ láy đơn nào cũng đều trở thành thành tố gốc của từ láy kép tương ứng. Đó là một thực tế khách quan. Những trường hợp sau đây là ví dụ minh hoạ: xanh xao, vàng vọt, đỏ đắn, xinh xắn, trắng trẻo, ngọt ngào… 1.2. Về ý nghĩa Giữa từ láy đơn và từ láy kép, mặc dù có sự khác biệt nhau, nhưng cả hai đều là từ láy, cùng một phương thức láy tạo ra. Vì vậy, đối với từ láy, dù đơn hay kép cũng mang một đặc điểm chung là ý nghĩa dao động. Sự khác nhau giữa ý nghĩa của từ láy đơn và từ láy kép chính là ở mức độ. Nói cụ thể hơn là, nếu như từ láy đơn biểu thị sự vật, hiện tượng nằm trong trạng thái dao động ở mức độ thấp thì từ láy kép biểu thị trạng thái ở mức độ cao hơn. So sánh “ Gật gù” với “ Gật gà gật gù “ Cả hai thương được dùng để biểu thị trạng thấi gật gật xuống… Nhưng trương fhợp sau ( gật gà gật gù ) vẫn gợi lên cho ta thấy hiện tượng đó diễn ra một cách nhanh hơn, liên tục hơn và cũng có dáng vẻ mạnh hơn… so với trường hợp đầu ( gật gù ). Những trương hợp sau đây cũng dễ hiểu như vậy: Lắc lư Lắc la lắc lư Lập loè Lập là lập loè Gập ghềnh Gập gà gập ghềnh Bập bùng Bập bà bập bùng 2. Bước 2 Căn cứ vào đặc điểm xác định hay không xác định ( độc lập hay không độc lập ) của thành tố giúp ta tiếp tục phân chia từ láy đơn thành 2 loại: - Độc lập của thành tố gốc: xinh xắn, mặn mà - Không độc lập của thnàh tố gốc: đỏng đảnh, lôi thôi 3. Bước 3 Trong mỗi loại trên ta lại tiếp tục chia thành - Từ láy hoàn toàn: xanh – xanh xanh, đỏ - đo đỏ - Từ láy bộ phận: xanh – xanh xao, đỏ - đỏ đắn 4. Bước 4 Trong từ láy bộ phận, ta lại tiếp tục phân chia vị trí khuôn âm tiết - Từ láy phụ âm đầu: xinh xắn, trắng trẻo… - Từ láy vần: tò mò, khéo léo… III. TỪ LÁY ĐƠN 1. Khái quát chung Trong Tiếng Việt, từ láy đơn là một loại từ láy gồm 2 âm tiết. Truyền thống thường gọi loại từ láy này là từ láy đôi hay từ láy bậc một. Về cấu tạo, đó là những từ láy được “nhân đôi” dựa trên một đơn vị gốc có trước làm cơ sở vốn dĩ là một từ đơn âm tiết. Do tác động của phương thức láy vào đơn vị gốc đã làm nảy sinh một yếu tố ( âm tiết ) mới bên cạnh âm tiết ( đơn vị gốc). Về hình thức, yếu tố này có thể giống “hoàn toàn” hoặc chỉ giống một bộ phận nào đó của đơn vị ( âm tiết ) gốc. Nói một cách khái quát hơn, nó vừ giống vừa khác đơn vị gốc. Về mặt ý nghĩa, thành tố láy không có khả năng mang nghĩa độc lập. Cả hai mới tạo thành 1 từ láy- từ láy đơn. Có thể hình dung khuôn từ láy đơn bằng công thức: R + a = Ra ( R là thành tố gốc, a là thành tố láy, Ra là từ láy ). Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, trong Tiếng Việt có khoảng 4908 từ láy đơn. 2. Từ láy hoàn toàn Trong Tiếng Việt, từ láy hoàn toàn có vào khoảng hơn 837 đơn vị. Xét trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, đó là những từ láy mà: Về mặt hình thức Thành tố gốc được giữ lại ở thành tố láy dưới hai hình thái cơ bản: - Thứ nhất: Giữ nguyên cả hai bộ phận: âm đoạn tính và siêu đoạn tính( Thanh điệu ) dưới hình thức chữ viết kiểu như : xanh xanh, vàng vàng…. - Thứ hai: Có sự biến đổi cả hai bộ phận một hoặc chỉ biến đổi riêng thanh với những trường hợp thành tố gốc (âm tiết) mang thanh trắc kiểu như: đo đỏ, trăng trắng, mằn mặn… Hoặc vừa biến thanh vừa biến vần đối với những trường hợp mang thanh trắc, nhưng chỉ có hai thanh sắc và nặng, với phụ âm cuối: - p, -t, -c, -ch. Sự biến thanh và biến vần ở đây có quy luật chặt chẽ. Nói chung, thanh trắc được chuyển sang thanh bằng ( luật bằng- trắc, cùng âm vực ), phụ âm tắc… được chuyển thành phụ âm mũi cùng cặp: P m Ví dụ: chiêm chiếp, cầm cập T n Ví dụ: chan chát, rần rật C ng Ví dụ: eng éc, ùng ục Ch nh Ví dụ: chênh chếch, bình bịch 3. Từ láy bộ phận Đối lập với từ láy hoàn toàn, ta có từ láy bộ phận. Nếu như từ láy hoàn toàn là những từ láy mà về mặt hình thức, thành tố gốc về cơ bản được giữ lại toàn bộ ở thành tố láy thì từ láy bộ phận chỉ giữ lại một phần nào đó của thành tố gốc mà thôi. Trong từ láy đơn có hơn 2373 từ láy bộ phận. Hai loại tù láy bộ phận có khả năng phân xuất rõ nét trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa. Đó là từ láy phụ âm đầu ( thường gọi là từ láy điệp âm ), gồm 1792 đơn vị, ví dụ như: đúng đắn, vuông vắn, xanh xao, vàng vọt… và từ láy vần ( thường gọi là từ láy điệp vần ) gồm 581 đơn vị, ví dụ như: lòng thòng, khéo léo, lưa thưa… 4. Từ láy phụ âm đầu (điệp vần) Đó là những từ láy mà trong quá trình tạo nên phụ âm đầu của thành tố gốc được láy lại còn phần vần thì thay đổi. Thanh điệu có thể giữ nguyên hoặc biến đổi nhưng phải cùng âm vực. Ví dụ: đỏ đắn, trắng trẻo, đẹp đẽ, bập bềnh, thập thò, thẹn thùng, thậm thụt, lấp ló, ngấm nguýt… Thuộc loại này ta có thể chia thành 2 nhóm: a. - Thành tố gốc ở trước. Ví dụ: đỏ đắn, xanh xao, trắng trẻo - Thành tố gốc ở sau. Ví dụ: thập thò, lấp lánh, ngấm nguýt… b. Từ láy vần (điệp vần): Đó là từ láy mà khi cấu tạo nên chúng, bộ phận vần của thành tố được giữ lại ở thành tố láy, phần phụ âm đầu thay đổi. Cũng như nhiều trường hợp khác thanh điệu tuy có thẻ biến đổi, nhưng nói chung đều cùng âm vực. Trong Tiếng Việt, thuộc loại từ láy này có vào khoảng 581 đơn vị. Ví dụ: khéo léo, thu lu, chót vót, xởi lởi, xẻn lẻn, co ro, khọm lọm, bùng nhùng, bắng nhắng, chơi vơi, bẻo lẻo, bủn rủn, chênh vênh, càu nhàu, kèm nhèm, tò mò, lò mò, lơ xơ, lom khom, lọm khọm… Cũng như từ láy điệp âm nói trên, căn cứ vào vị trí của thành tố gốc, ta cũng có thể phân chia loại từ láy này thành hai nhóm: - Thành tố gốc đứng trước. Ví dụ: khéo léo… - Thành tố gốc đứng sau. Ví dụ: lom khom… Nét nổi bật đối với loại từ láy này là cả hai thành tố phần lớn đều mang cùng một thanh điệu. Nếu như ở từ láy điệp âm có đến 3 bộ phận biến đổi… thì loại từ láy này chỉ có 1 (phụ âm đầu). Và cũng chính vì thế mà từ láy điệp vần rất ít có khả năng 1 thành tố gốc có thể tạo ra được nhiều từ láy. Về ý nghĩa, “vai trò tiếng gốc trong từ điệp vần có xu thế lu mờ dần”. Chính vì thế mà việc xác định thành tố thuộc loại từ láy này khó hơn nhiều từ láy điệp âm… Đối với từ láy điệp âm, phần lớn phần vần thay đổi thì thanh điệu cũng thay đổi. Ở từ láy điệp vần, đại bộ phận phần vần giữ nguyên thì thanh điệu cũng được giữ nguyên. CHƯƠNG III VẤN ĐỀ LUÂN PHIÊN VẤN TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT I. CƠ SỞ PHÂN LOẠI DỮ LIỆU VÀ THẾ NÀO LÀ LUÂN PHIÊN VẦN Từ Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoá phối ngữ âm cho ta các từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có loại ba tiếng. Tuy nhiên, loại đầu tiên là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức láy của tiếng Việt. Mặt khác, luân phiên vần trong từ láy tiếng Việt không xảy ra ở láy từ mà chỉ chủ yếu xảy ra ở láy đôi. Tuy có xảy ra ở láy ba, ví dụ như: khít khìn khịt, xốp xồm xộp,.. Nhưng theo thống kê của GS. Nguyễn Thiện Giáp, trong tiếng Việt chỉ gồm có khoảng 40 từ láy ba, đó là một con số không đáng kể trên tổng số lượng từ láy trong tiếng Việt, số từ láy 3 có luân phiên vần càng ít. Do đó, khi khảo sát về vấn đề luân phiên âm trong từ láy tiếng Việt, chúng tôi chỉ quan tâm tới từ láy đôi. Theo một thống kê, có khoảng 5112 từ láy trong tiếng Việt, một số lượng khá lớn trên tổng số từ vựng tiếng Việt, cho thấy sự phong phú của ngôn ngữ Việt Nam. Để lọc ra danh sách các từ láy có hiện tượng luân phiên vần, trước hết chúng ta phải tìm hiểu thể nào là luân phiên vần. Theo TS. Hoàng Cao Cương, cấu trúc tiết đoạn của một âm tiết có thể biểu diễn như sau: Âm tiết C1 R V C2 C1VC2 Âm tiết Chú thích: C1: Âm đầu R: Vần V: Nguyên âm C2: âm cuối Như vậy, một từ láy đôi sẽ có cơ cấu tạo: C1VC2 C1VC2 Một từ sẽ được coi là láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng có thành phần ngữ âm được lặp lại, nhưng vừa có lặp (còn gọi là đệip), vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Vấn đề: đóng đanh: điệp ở phần âm đầu (C1), đối ở phần vần đ. C1R C1R Chú thích: Dấu chỉ sự chuyển đổi, biến đổi. Từ láy luân phiên vần trước hết là phải đối ở phần vần của hai âm tiết. Nghĩa là cò phần phụ âm đầu láy lại tương tự có phụ âm đầu láy lại là khá lớn, sở dĩ phụ âm đầu được lặp lại nhiều lần vì số lượng phụ âm ít, chỉ gồm 20 phụ âm nên sự lặp lại của chúng nhiều lần là tất yếu. Hai trường hợp sau đây được xếp là hiện tượng luân phiên vần: *Trường hợp 1: thuộc lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vần theo 2 nguyên tắc tuân theo quy luật hoà thanh, phối âm như sau: - Biến thành: thanh trắc được chuyển sang thanh bằng cùng âm vực (luật phù trầm). - Biến phụ âm cuối: phụ âm tắc được luân phiên với phụ âm mũ cùng cặp (luật dị hoá). p - m: VD: chiêm chiếp, cầm cập, nườm nượp… t - n : VD: thơn thớt, chan chát, băn bát… c - ng: VD: hừng hực, lằng lặc, phăng phắc… ch - nh: VD: phành phạch, phình phịch, phinh phích… Đây là trường hợp luân phiên phụ âm cuối và được mô hình hoá: C1VC2 C1VC2 *Trường hợp 2: Thuộc lớp từ láy bộ phận, láy ở âm đầu (C1), đối ở phần vần đ, trong đó láy phần phụ âm cuối (C2), biến đổi luân phiên ở phần nguyên âm (V). C1VC2 C1VC2 Mô hình hoá: à Luân phiên nguyên âm Ví dụ: cũ kĩ, hú hí, ngô nghê… Tuỳ vào V của các âm tiết trong từ láy là nguyên âm đơn hay đô mà ta chia làm 3 loại: - Luân phiên nguyên âm đơn - đơn: VD: u-i, ô-ê, o-e… - Luân phiên nguyên âm đơn - đôi: VD: u - iê… - Luân phiên nguyên âm đôi - đôi: VD: ôi - ao, âu - ia… Trong đó, các nguyên âm đôi thực chất bao gồm âm chính và âm đệm. Nếu xét luân phiên nguyên âm chỉ là luân phiên âm chính thì có thể xếp luân phiên loại 2 và 3 vào loại 1, song, để đảm bảo sự phong phú trong việc phân tách khảo sát, ta sẽ có sự phân chia thành 3 loại như trên. Qua các thao tác chọn lựa danh sách các từ láy luân phiên vần và đôi khảo sát triệt để không lược bỏ cả các từ láy về bản chất là một nhưng do lối phát âm khác nhau của từng khu vực mà trong nguyên tắc cần được coi là các đơn vị khác nhau. VD: Danh sách có cả “ọp ẹp” và “mọp mẹp”, “dằng dịt” và “nhằng nhịt”… Một số từ láy định danh như: xúc xích, súc sắc… cũng được đưa vào danh sách. Thống kê theo nguyên tăc trên, chúng tôi thu được quả là khoảng 840 từ láy luân phiên vần trong đó có các từ phụ thuộc nhóm từ tượng thanh chiếm khoảng 16,43% tổng số từ láy, trong đó, luân phiên nguyên âm chiếm 10,96% và luân phiên phụ âm cuối chiếm 5,47%. II. CÁC KIỂU LUÂN PHIÊN VẦN 1. Luân phiên nguyên âm Như đã biết, hiện tượng luân phiên nguyên âm diễn ra phổ biến hơn luân phiên phụ âm cuối với số lượng gấp đôi (10,96% so vớ 5,47% tổng số từ láy).. Nghĩa là luân phiên nguyên âm chếm hai phần ba tổng số từ láy có hiện tượng luân phiên vần. Trong số lượng từ láy luân phiên nguyên âm, lượng từ láy luân phiên nguyên âm đơn đơn lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Sau đây, ta sẽ lần lượt khảo sát hiện tượng luân phiên nguyên âm: 1.1. Luân phiên nguyên âm đơn Là từ láy đôi khi phụ âm đầu và phụ âm cuối trùng nhau, thanh điệu trùng nhau ở cả hai âm tiết mà sự khác nhau chỉ có ở nguyên âm, và hai nguyên âm đó là nguyên âm đơn. Ví dụ: u - i; ê - a… Hiện tượng luân phiên nguyên âm đơn chiếm 48,1%/tổng số luân phiên vần. Có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: Sự khác nhau của các nguyên âm này là tối thiểu. Cụ thể là ở các nguyên âm cùng một độ mở như nhau (hay ta có thể nói, các nguyên âm trầm luân phiên với các nguyên âm bổng ở cùng một âm lượng, nguyên âm trầm đứng trước, nguyên âm bổng đứng sau. Sau đây là bảng thống kê tương đối đầy đủ về hện tượng luân phiên nguyên âm có cùng độ mở: u - i cũ kĩ chúm chím chũn chĩn chùng chình chút chít chụt chịt cục kịch đùng đình đỏng đảnh hú hí hu hi hủ hỉ hụ hị húp híp khù khì khụ khị khúc khích khùg khình khủng khỉnh khụt khịt lũ lĩ lung linh mủ mỉ mụ mị mủm mỉm múm mín múp míp ngúc nghích ngủng nghỉnh nhú nhí nhúc nhích nhúm nhím nhũn nhĩn nhủng nhỉnh nhúng nhính nhút nhts núc ních nục nịch núng níh núp níp phục phịc phúng phính rù rì rủ rỉ rúc rích rục rịch rung rinh rủng rỉnh sù si sụt sịt thủ thỉ thùng thình thủng thỉnh trúc trích trùng trình tùtì tủm tỉm ù ì ủn ỉn út ts ụt ịt vi vu vung vinh vũng vĩnh xù xì xúc xích xùng xình xúng xính ô - ê bồng bềnh (bềnh bồng) chông chênh chồng chềnh bông bênh chổng chểnh chống chếnh công kênh đồng đềnh gồ ghề hổn hển hổng hểnh mông mênh (mênh mông) ngô nghê ngốc nghếch ngộc nghệch ngông nghênh ngồng nghềnh nguếch ngoác nguệch ngoạc nhốc nhếch ồ ề ộ ệ ốt ết phồng phềnh sồ sề sổng sểnh sột sệt su sê thổn thển thộn thện tồn tền trộc trệch trồng trềnh trống trếnh vông vênh xốc xếch xộc xệch xổng xểnh o - e bỏm bẻm bóp bép bọp bẹp chỏm chẻm chóp chép chót chét cò kè cót két cọt kẹt ho he hó hé hom hem hỏn hẻn khò khè khọm khẹm lỏn lẻn lõn lẽn lóp lép móm mém mon men móp mép mop mẹp ngót nghét nhỏ nhẻ nhon nhen nhỏm nhẻm nhót nhét nhọp nhẹp ọ ẹ ỏn ẻn ọp ẹp ót ét ọt ẹt phọt phẹt rón rén thỏ thẻ thòm thèm tóm tém tóp tép trọ trẹ trón trém vo ve vỗ về xò xè Lưu ý: Sự kết thúc tiếng (hay phụ âm cuối) trong các tiếng ở tiếng Việt có thể được chữ Quốc ngữ ghi là “ng” hoăc “nh”, thực ra trong âm vị học hai cách thể hiện này chỉ ứng được với một âm vị [ ], vì “nh” và “ng” là hai biến thể của cùng một âm vị. Nơi xuất hiện “nh” thì không xuất hiện “ng”, ngược lại: “nh” đi với các âm chính [ + trước ], còn “ng” đi với các âm chính [ - trước]. C1Vnh C1Vng Tóm lại, các từ láy có dạng: C1Vnh C1Vng Hay đều được xếp vào nhóm 1 này. C1Vch C1Vc + Tương tự nư vậy ta thấy, nơi xuất hiện “c” thì sẽ không xuất hiện “ch” à các từ láy dạng hoặc C1Vc C1Vch cũng được xếp vào nhóm 1 này. Nhóm 1 chiếm số lượng khoảng 18,8% tổng số hiện tượng luân phiên vần trong từ láy . Sự luân phiên giữa các yếu tố âm thanh thuộc khuôn vần khi tạo lập từ láy trong tiếng Việt (cụ thể là sự chuyển đổi chỉ diễn ra ở nguyên âm), đều nhằm mục đích là làm cho hai âm tiết trở nên tương quan nhau, gắn bó với nhau thành một thể thống nất chứ không có phần rời rạc như sự lặp lại đơn thuần. Ví dụ như ta so sánh “móm” với “móm mém” , “móp” với “móp mép”… Ở nhóm này sự luân phiên u - i xuất hiện với tần suất cao nhất. Tần suất xuất hiện của nhóm luân phiên vần này được thống kê trong bảng ở cuối chương (trang ) Ngoài ra, sự chuyển đổ nguyên âm ở đây không diễn ra một cách triệt để mà chỉ động chạm đến một vài đặc trưng nào đó. à Nhóm 2: Một số nguyên âm hoán vị nhau nhưng không cùng độ mở. Ta có bảng thống kê tương đối đầy đủ về nhóm 2 như sau: ê - a bệu bạo bết bát chuệch choạc chếnh choáng chuệch choạng dềnh dàng dệnh dạng đuềnh đoàng đuểnh đoảng ểnh ảng ệch ạng hê ha hể hả huếch hoác huênh hoang huểnh hoảng huếnh hoáng huễnh hoãng kề cà kềnh càng khề khà khệnh khạng khều khào khuếch khoác la lê láo lếu lê la lếu láo mênh mang mếu máo mể mả nghề ngả nghếch ngoác nghệch ngoạc nghênh ngang nghềnh ngàng nghễnh ngãng nghêu ngao nhếch nhác nhênh nhang nhều nhào nhếu nháo nhuế nhoá nhuế nhoá phều phào quề quà quệch quạc quềnh quàng quếnh quáng quệch quạng rề rà rêu rao tếu táo thênh thang thều thào thểu thảo thuể thoả trêu trao trều trào trệt trạt trết trát trệu trạo tuế toá tuệch toạc tuềnh toàng vệch vạc vênh vang vêu vao xếch xác xệch xạc xênh xang xềnh xoàng xuê xoa xuề xoà xuệch xoạc xuềnh xoàng xuệch xoạng u - ă chúng chắng dúc dắc dùng dằng giục giăc giùng giằng gục gặc hục hặc húng hắng khúc khắc khục khặc khủng khẳng khúng khắn lúc lắc lủng lẳng ngúc ngắc ngủn ngẳn ngủng ngẳng nhúc nhắc nhủn nhẳn nhung nhăng nhùng nhằng nhủng nhẳng nhũng nhẵng súc sắc thung thăng thủng thẳng thúng thắng trúc trắc trục trặc trủng trẳng tung tăng túng tắng vúc vắc vung văng vùng vằng xung xăng xũng xẵng ô - a bỗ bã bổm bảm bỗng bãng bộp bạp gốc gác hốc hác lốp láp mộc mạc ngột ngạt nguôi ngoai nhỗ nhã nhôm nham nhợt nhạt phốp pháp rộc rạc rỗi rãi Lưu ý: Ngoài những lưu ý như ở nhóm 1, cần lưu ý thêm ở các tiếng có nguyên âm được chữ quốc ngữ ghi là “êu” - “ao” hay “uê” - “oa” ta chỉ coi như là sự chuyển đổi nguyên âm ê - a , bởi vì ở các trường hợp này “u” và “o” đều được phiên âm là / / do vậy sự chuyển đổi chỉ diễn ra ở ê - a. Ví dụ: mếu máo, xuề xoà… Và như thống kê có thể thấy sự luân phiên ê - a chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm 2. Và nhóm 2 chiếm 15,95% trên tổng số luân phiên vần. Các số liệu cụ thể được đề cập ở bảng cuối chương. Nhóm 3: Những hiện tượng chuyển đổi còn lại mà mỗi hiện tượng tần suất không lớn tương đối đầy đủ trong bảng sau: o - a bóng bánh chóng chánh chòng chành chỏng chảnh cóc cách cọc cạch cỏng cảnh đòng đành đỏng đảnh hóc hách khổng khểnh long lanh lóng lánh mong manh móng mánh mỏng mảnh ngoc ngách nhóc nhách nhỏng nhảnh nhóng nhánh óc ách ọc ạch õng ãnh óng ánh phong phanh sóng sánh tròng trành vọc vạch võng vãnh xọc xạch u - ơ cũn cỡn gủn gởn hún hớn khù khờ mù mờ ngu ngơ ngú ngớ ngủn ngởn ngũn ngỡn nhu nhơ nhù nhờ rù rờ trú trớ u - ơ ù ờ ú ở i - a dính dáng hỉ hả nghinh ngang nghĩnh ngãng nính náng phì phà phí phá thinh thang trí trá xịch xạc ơ a bợt bạt chỡm chãm chợt chạt dớt dát lợt lạt mơn man nhớp nháp nhớt nhát thờm thàm trợt trạt vớt vát i ô bi bô bềnh bồng hí hố í ớ minh mông nhí nhớ xì xồ xí xố u - ư chúng chứng dụ dự nhù nhừ nhủ nhử nhụ nhự trù trừ â - a bập bạp gấp gáp mập mạp mất mát vấp váp u - a bung bang búng báng chu cha lục lạc nhút nhát núc nác nục nạc i - o phì phò xì xò u - ê cụ kệ trũng trễnh vug vênh o - e no nê u - e rủng rẻng xủng xẻng i - ă tích tắc i - ơ bi bơ â - e lất lét u - ô ngu ngô o - ă nhóc nhắc thỏng thẳng ô - ă nhông nhăng Nhóm 3 chiếm khoảng 13,35% tổng số hiện tượng luân phiên vần trong từ láy. 1.2. Luân phiên nguyên âm đơn - đôi Là kiểu luân phiên vần có cấu trúc C1 V C2 C1V C2 Trong đó: C1C2 và thanh điệu trùng nhau ở cả 2 âm tiekét. Sự luân phiên diễn ra ở V và đó là sự chuyển đổi giữa một nguyên âm đơn và 1 nguyên âm đôi. Ví dụ: u - iê, ây - a; ô - oa… Sau đây là thống kê tương đối đủ hiện tượng luân phiên nguyên âm đơn - đôi. u - ie bung biêng, chug chiêng, chùng chiềng, cống kiếg, khúng khiếng, khụg khiệng, lung liêng, lủng liểng, lúng liếng, núng niếng, trúng triếng, trùng triềng ây - a bấy bá, bậy bạ, quấy quá, quầy quà, quấy quá, rầy rà, vấy vá ê - ai bề bài, dễ dãi, nhễ nhãi, tuế toái, uể oải, nguể ngoải ươ - a bướp báp, ướt át ê - oa chệch choạc, chệnh choạng, đểnh đoảng Eo - o cò kèo, méo mó, nhẹo nhọ, rẹo rọ, lẽo lõ, xéo xó, trẹo trọ, xẹo xọ, vẹo vọ ây - ô ngây ngô u - ao mũ mão ie - a miên man âu - e mầu mè ưu - ô mưu mô âu - i bầu bí, xấu xí i - oe chí choé, nghi nghoe, ti toe ô - oa Chổn choản, ngồm ngoàm, nhồm nhoàm, ộp oạp, sột soạt, xồm xoàm ui - a chui cha u - ưa cụ cựa, dụ dựa, nhụ nhựa ôi - a Dối dá, phôi pha, xa xôi, lôi la u - oa đùng đoàng, lu loa, ùng oàng, xù xoà, xủng xoảng ơi - a hởi hả i - eo í éo, kì kèo, nhì nhèo, nì nèo, phì phèo, xì xèo i - ôi í ối i - ơi í ới eo - ư kèo cừ, kheo khư â - oa khẩn khoản ê - a khệnh khoạng, khều khào, tếch toác, tềnh toàng, xềnh xoàng o - oeo khò khoèo oeo - ư khoeo khư y - eo kỳ kèo i - ai li lai, nài nỉ i - au lí láu, nhí nháu o - oa tọc toạch au - e màu mè, nhàu nhè ây - o mầy mò, vầy vò, vậy vọ ư - ao ừ ào, xạo xự a - iu xá xíu au - o xàn xò i - oay nghí ngoáy, tí toáy o - oe ngo nghoe, ngỏn ngẻn, khom khẹm, nhọ nhoẹ, tót toét o - oay ngó ngoáy, ngọ ngoạy o - oây ngọ ngoậy u - oă ngúc ngoắc, ngục ngoặc, ngùng ngoằng, ngúng ngoắng u - ươ ngụng ngượng uy - a nguy nga au - o nhàu nhò, nháu nhó i - ay nhí nhoáy i - ao rì rào, thì thào, xì xào e - ua te tua ê - oai Tế toái Hiện tượng luân phiên nguyên âm đơn - đôi chiếm số lượng nhỏ trong tổng số luân phiên vần, chỉ khoảng 16,66%. 1.3. Luân phiên nguyên âm đôi đôi ư Cấu trúc C1 V C2 C1 V C2 triết đạm - C1C2 là thanh điệu trùng nhau ở 2 âm tiết. - Sự luân phiên diễn ra ở V và đó là sự chuyển đổi giữa 2 nguyên âm đôi. Ví dụ: au - ia: trạu trựa ưa - ây: cựa cậy, dây dưa ôi - ao: dồi dào ay - ua: gày gùa, múa máy ây - o: gầy gò ây - ua: gầy gùa, ngậy ngụa ai - oa: hài hoà ua - ai: tủa tải ưa - ay: ngứa ngáy, say sưa âu - ia: râu ria, nhầu nhia Trường hợp này chiếm số lượng rất nhỏ trên tổng số luân phiên vần, chỉ khoảng 1,79%. 2. Luân phiên phụ âm cuối Luân phiên phụ âm cuối chỉ chiếm 1/3 tổng số từ láy có hiện tượng luân phiên vần. C1 V C2 C1 V C2 Mô hình: Luân phiên phụ âm cuối đối nhau ở phần vần trong đó: Phần nguyên âm không đổi Đối thanh điệu: thanh bằng đối với thanh trắc trong nỗi nhóm cùng âm vực. Bằng Trắc Ngang (1) Hỏi (4) Sắc (5) Huyền (2) Ngã (3) Nặng (6) - Đối phụ âm cuối: các phụ âm tắc - p , - t, - kh - k chỉ đi được với dấu sắc (5) và dấu nặng (6) nên khi đổi thanh điệu khác, các âm cuối sẽ chuyển sang phụ âm mũi cùng vặp tương ứng - m, - n, - nh, -ng. Sau đây là bảng thống kê tương đối đầy đủ về 4 cặp luân phiên phụ âm cuối trong từ láy: m - p ăm ắp ầm ập bàm bạp bìm bịp bập bõm bồm bộp bum búp bùm bụp cằm cặp cầm cập côm cốp chằm chặp cồm cộp chầm chập chèm chẹp chem chép chiêm chiếp chồm chộp dâm dấp đôm đốp đồm độp đùm đụp ềm ệp hâm hấp hầm hập him híp hum húp kham kháp khem khép lồm lộp lôm lốp mum múp nem nép ngoàm ngoạp ngoam ngoáp ngom ngóp nhăm nhắp nhem nhép nhơm nhớp nơm nớp nờm nợp nườm nựơp oàm oạp ồm ộp phàm phạp phăp pháp phôm phốp quăm quắp ram ráp răm rắp rầm rập sầm sập soàm soạp sùm sụp thiêm thiếp thim thíp thom thóp thùm thụp tồm tộp tươm tướp xăm xắp xềm xệp xồm xộp xàm xạp ng - c bàng bạc biêng biếc oàng oạc càng cạc căng cắc cầng cậc câng cấc choang choác cong cóc câng cấc choang choác cong cóc cồng cộc cung cúc cùng cục dồng dộc đường được eng éc èng ẹc hòng hố hồng hộc hừng hực hùng hục kèng kẹc khang khác khằng khặc khâng khấc khầng khậc khènh khẹc khoàng khoạc khùng khục làng lạc long lóc lồng lộc ồng ộc lông lốc luông luốc mông mốc nằng nặc nhong nhóc nhung nhúc nung núc nùng nục oang oác ồng ọc phăng phắc phừng phực phưng phức quàng quạc quang quác quăng quắc queng quéc răng rắc ròng rọc rung rúc rừng rực rưng rức sằng sặc sòng sọc sùng sục sừng sực thông thốc tòng tọc tồng tộc trùng trục ùng ục ừng ực vằng vặc xăng xắc xồng xộc ăng ắc ằng ặc ầng ậc n - t bàn bạt bằn bặt bần bật bền bệt biền biệt buồn buột bừn bựt căn cắt cằn cặt chan chát chân chất chan chát chân chất chin chít chon chót chơn chớt chùn chụt cồn cột cun cút đen đét đèn đẹt đồn đọt chuồn chuột găn gắt giần giật hon hót hun hút ìn ịt kèn kẹt ken két khìn khịt làn lạt len lét lèn lẹt lờn lợt miên miết mồn một muôn muốt mườn mượt mươn mướt ngan ngát ngằn ngặt ngần ngật nghèn nghẹt nghền nghệt nghìn nghịt ngoăn ngoắt ngồn ngột ngôn ngốt ngun ngút ngùn ngụt nhèn nhẹt nhoăn nhoắt nhoen nhoét nhoèn nhoẹt nhôn nhốt nhồn nhột nhờn nhợt nuồn nuột oen oét xoen xoét xoèn xoẹt òn ọt ồn ột phà phạt phăn phắt phần phật phơn phớt quần quật quẩn quất quèn quẹt ràn rạt rần rật rin rít rườn rượt san sát sàn sạt săn sắt sần sật soàn soạt sền sệt sin sít sồn sột sừn sựt sườn sượt thin thít thon thót thơn thớt tron trót vun vút vùn vụt thun thút toèn toẹt tuồn tuột văn vắt von vót vòn vọt vun vút vùn vụt xèn xẹt xoèn xoẹt xoen xoét nh - ch anh ách ành ạch bành bạch bềnh bệch bình bịch binh bích canh cách cành cạch chanh chách chành chạch chình chịch đành đạch đanh đách ềnh ệch hềnh hệch oanh oách oành oạch huỳnh huỵch ình ịch kềnh kệch khanh khách khành khạch khinh khích khềnh khệch kình kịch nghênh nghếch nhanh nhách cành cạch phanh phách phành phạch phinh phích quành quạch rinh rích sình sịch xình xịch tành tạch tanh tách thình thịch trình trịch uỳnh uỵch xềnh xệch xoành xoạch xành xạch Luân phiên phụ âm cuố thuộc lớp từ láy hoàn toàn, có xu hướng giảm nhẹ nghĩa so vớ nghĩa của thành tố gốc. Ví dụ: “hắc” với “hăng hắc” sự xuất hiện của “hằng” trong mối quan hệ với “hắc” đã làm “hăng hắc” giảm nghĩa do “hắc” đã có một sự phân bố nghĩa của mình cho “hăng” trong quá trình láy để tạo ra từ láy. Một số ví dụ khác của xu hướng giảm nhẹ nghĩa này: him híp, hum húp, bùng bục, bèn bẹt, chan chát, đen dẹt, đèm đẹp… v.v. Bên cạnh xu hướng giảm nhẹ nghĩa các từ láy luân phiên phụ âm cuối tuỳ thuộc vào hoạt động thực tiễn của nó, hoặc trong những cảnh huống cụ thể, lại được hiểu theo nét nghĩa khác. Vấn đề: Ngùn ngụt, sùng sục, ừng ực… Những từ láy này ý nghĩa thường mang nặng tính chất tâm lý nhiều hơn. Bởi vì khi nó tham gia vào một ngữ cảnh nào đó thì không phải nét nghĩa nào của nó cũng phát huy tác dụng. Nói cụ thể hơn, những trường hợp nói trên, có thể có 2 cách hiểu tuỷ theo hoàn cảnh cụ thể: một nghĩa mạnh lên, một nghĩa chung của từ láy hoàn toàn. Những đều vừa trìn bày trên không phù hợp với những từ láy mô tả âm thanh nói chung, ví dụ: rinh rích, khanh khách… vì chúng không biểu hiện sự giảm nghĩa. Bởi vì bản chất âm thanh cần được cắt nghĩa theo hướng khác. Vì vậy những điều trình bày trên chỉ một sự khái quát hoá những nét cơ bản chung nhất mà thôi. III. BẢNG TỔNG KẾT Do bị hạn chế về mặt thời gian và tư liệu, có thể các bảng thống kê trên chưa thực sự hoàn chỉnh song về cơ bản có thể được coi là tương đối đầy đủ. Vì vậy tỉ lệ sau đây cũng có thể được coi là cái nhìn tương đối hoàn thiện và tổng thể về các kiểu luân phiên vần trong từ láy tiếng Việt. BẢNG TỈ LỆ CÁC KIỂU LUÂN PHIÊN VẦN TRONG TỪ LÁY TIẾNG VIỆT Tổng số từ láy: 5112 từ Tổng số từ láy luân phiên vần: khoảng 840 từ (16,43% tổng số từ láy) Kiểu luân phiên Tần số xuất hiện trên tổng số từ luân phiên vần 10,96% tổng số từ láy Luân phiên nguyên âm Nguyên âm đơn - đơn Nhóm 1 u - i 8,2% 18,8% 48,1% 66,55% ô - ê 5,12% o - e 5,48% Nhóm 2 ê - a 9,17% 15,95% u - ă 4,76% ô - a 2,02% Nhóm 3: 13,35% Nguyên âm đơn-đôi: oe , ay-o, ê-oa, i - eo 16% Nguyên âm đôi-đôi: ưa-ây, ay-ua, ôi-ao… 1,79% Luân phiên phụ âm cuối m - p 6,25 33,45% 5,47% tổng số từ láy ng - c 6,90 n - t 16,52 nh - ch 3,78 KẾT LUẬN Từ láy là một hiện tượng phong phú và phức tạp trong tiếng Việt. Đây là loại từ chiếm số lượng lớn và phổ biến trong đời sống sử dụng. Trong nhiều trường hợp, ta không thể xác định được đâu là từ ghép, đâu là từ láy nếu chỉ dựa vào qui luật hoà phối ngữ âm bởi giữa từ láy và từ ghép có sự tương đồng về hình thức ngữ âm. Vì vậy, để xác định một cách rõ ràng đâu là từ láy, chúng ta cần phải dựa trên qui luật và đặc điểm ngữ nghĩa nữa. Sự phong phú và phức tạp của từ láy thể hiện ở đặc điểm về cấu tạo của nó, mà cụ thể là hình thức lắp láy, với nhiều kiểu khác nhau. Trong đó sự luân phiên vần trong từ láy là một trong những phương thức láy đặc trưng và phức tạp của từ láy. Nó cho thấy sự biến đổi đa dạng của ngôn ngữ tiếng Việt, được tạo ra nhằm những dụng ý khác nhau như định danh, bổ sung những cung bậc, sắc thái ý nghĩa cho từ gốc. Mà theo nhiều nhà ngôn ngữ học và nhà phân tích văn học đó là “tính tượng hình” (hay là tính chất gợi hình) của từ láy tiếng Việt. Những sự gợ tả ấy không phải do sự kết hợp giữa các từ hoặc các nguyên vị thực tạo ra mà là do sự kết hợp giữa các phần của âm tiết tiếng Việt trong nội bộ từ tạo ra. Việc tìm hiểu, nghiên cứu sự luân phiên vần trong từ láy sẽ giúp ta có cái nhìn chuẩn xác, thấu đáo hơn về từ láy, để từ đó có cách nhìn nhận và phương pháp nhận diện từ láy một cách khoa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu lý luận 1. Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông - Diệp Quang Ban. Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội 1989. 2. Ngữ pháp Tiếng Việt - Nguyễn Tài Cẩn. Nxb Đại học quốc gia. Hà Nội 1999. 3. Nhận xét về một đặc điểm ngữ âm các từ láy đôi Tiếng Việt - Hoàng Cao Cương. Ngôn ngữ 1984-số 4-tr29-35. 4. Thanh điệu trong từ láy đôi Tiếng Việt - Hoàng Cao Cương - Nguyễn Thu Hằng. Ngôn ngữ 1985 - số4 - tr17 - 18. 5. Về biểu diễn âm vị học cho trường hợp Tiếng Việt - Hoàng Cao Cương. Ngôn ngữ 2002 - số 6 - tr11 - 21. 6. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt - Đỗ Hữu Châu. Nxb giáo dục Hà Nội 1999. 7. Các bình diện của từ và từ Tiếng Việt - Đỗ Hữu Châu. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội 1999. 8. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt - Mai Ngọc Chữ _ Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến. Nxb Giáo dục.Hà Nội 1997. 9. Ngôn ngữ học thống kê - Nguyễn Đức Dân. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1984. 10. Bàn thêm về vấn đề nhận diện từ láy trong tiếng Việt - Hoàng Dũng. Ngôn ngữ 1999 - số2 - tr35 - 49. 11. Từ vựng học tiếng Việt - Nguyễn Thiện Giáp. Nxb giáo dục 1999. 12. Dẫn luận Ngôn ngữ học - Nguyễn Thiện Giáp(chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thiết. Nxb Giáo Dục 1997. 13. Hiên tượng láy với việc tạo tính nhạc trong thơ ca - Nguyễn Thị Thanh Hà. Ngôn ngữ 2002-số 4-tr1-7. 14. Dạng từ láy cho học sinh trung học cơ sở - Nguyễn Thị Thanh Hà. Ngôn ngữ 2002 – số 2 – tr 51 - 56. 15. Từ láy trong Tiếng Việt - Hoàng Văn Hành. Nxb Khoa học xã hội,Hà Nội 1985. 16. Từ tiếng Việt (Hình thái - cấutrúc - từ láy - từ ghép - chuyển loại) - Hoàng Văn Hành. Nxb Khoa học xã hội 1988. 17. Về hiện tượng láy trong Tiếng Việt - Hoàng Văn Hành. Ngôn Ngữ 1979 – số 2 – tr 5 - 15. 18. Thử tìm hiểu láy song tiết,dạng X “âp” + X y – Phi Tuyết Hinh.Ngôn ngữ 1997 - số 4 - tr 42 - 50. 19. Từ láy không rõ thành tố gốc và vấn đề biểu trưng ngữ âm trong biểu tượng Việt - Phi Tuyết Hinh.Ngôn Ngữ 1998 - số 1 - tr9 - 20. 20. Giảng dạy từ láy trong trường phổ thông – Phi Tuyết Hinh. Ngôn ngữ 1993 – số 2 – tr 24 - 36. 21. Vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt - Phạm Văn Hoàn. Luận án 1995. 22. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương - F.de Saussure. Nxb Khoa học xã hội 1973. 23. Từ Láy những vấn đề còn bỏ ngỏ - Hà Quang Năng - Phi Tuyết Hinh - Nguyễn Văn Khang . Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội 1998. 24. Hoạt động của từ tiếng Việt - Đái Xuân Ninh. Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội 1978. 25. Tiếng Việt hiện đại (ngữ âm ngữ pháp phong cách) - Nguyễn Hữu Quỳnh.Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. Hà Nội 1994. 26. Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt - Nguyễn Kim Thản - Nxb Khoa học xã hội.Hà Nội 1963. 27. Ngữ âm Tiếng Việt - Đoàn Thiện Thuật. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp , Hà Nội 1980. 28. Từ và vốn từ Tiếng Việt hiện đại - nguyễn Văn Tu. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp , Hà Nội 1976. 29. Về những từ gọi là “từ láy” trong Tiếng Việt - Hoàng Tuệ. Ngôn ngữ 1987 - số3 - tr21 - 24. B. Từ điển 1. Từ điển từ láy Tiếng Việt - Hoàng Văn Hành cùng các tác giả viện ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Hà Nội 1995. 2. Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh. Nxb Trường Thi , Sài Gòn 1937. Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) . Nxb Đà Nẵng 2000. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN40t.doc