Đề tài Tìm hiểu nhận thúc của học sinh trường PTTH Tây Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về HIV/AIDS

MỤC LỤC Lời nói đầu Phần thứ nhất : Những vấn đề chung 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu Phần thứ hai :Nội dung nghiên cứu Chương 1 : Cơ sở lý luận 1. Khái niệm nhận thức 1.1. Khái niệm nhận thức 1.2. Các mức độ của nhận thức 1.3. Các tiêu chí để đánh giá nhận thức 1.4. Mối quan hệ giữa nhận thức với các hiện tượng tâm lý khác 1.4.1 Mối quan hệ giữa nhận thức với xúc cảm, tình cảm 1.4.2. Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ 1.4.3. Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi 2. Những vấn đề cơ bản về HIV/AIDS 2.1. Khái niệm HIV 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Phân loại HIV 2.1.3. HIV tồn tại trong cơ thể người 2.1.4. HIV tồn tại trong môi trường 2.1.5. Các con đường lây truyền nhiễm HIV 2.1.5.1. Lây truyền qua đường tình dục 2.1.5.2. Lây truyền qua đường máu 2.1.5.3. Lây truyền từ mẹ sang con 2.1.6. Đường không lây truyền HIV. 2.1.7. Cách thức HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể người. 2.2. Khái niệm AIDS 2.2.1. Định nghĩa 2.2.2. Các giai đoạn và các triệu chứng biểu hiện 2.2.2.1. Giai đoạn nhiễm HIV cấp 2.2.2.2.Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng 2.2.2.3. Giai đoạn cận AIDS 2.2.2.4. Giai đoạn AIDS toàn phát 2.2.3. Các biện pháp phòng chống cơ bản 2.2.3.1. Phòng lây truyền qua đường tình dục 2.2.3.2.Phòng lây truyền qua đường máu 2.2.3.3. Phòng lây truyền từ mẹ sang con 3. Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH Chương 2: Kết quả nghiên cứu 1. Nhận thức chung về HIV/AIDS 1.1 .Nhận thức về bản chất của AIDS 1.2. Nhận thức về tác nhân gây bệnh AIDS và cách thức xâm nhập của HIV vào cơ thể 1.3. Nhận thức về tính chất nguy hiểm của bệnh AIDS 2. Nhận thức về nguyên nhân, con đường lây truyền HIV/AIDS 2.1. Nhận thức về nguyên nhân xã hội gây nên bệnh 2.2. Nhận thức về những hành vi có nguy cơ lây bệnh AIDS 2.3.Nhận thức về nhóm người có hành vi nguy cơ bị lây nhiễm cao 3. Nhận thức về các giai đoạn, triệu chứng biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa. 3.1. Nhận thức về sự khác nhau giữa HIV và AIDS. 3.2. Nhận thức về cách nhận biết người nhiễm HIV/ AIDS. 3.3. Nhận thức về thời gian làm xét nghiệm phát hiện ra vi rut HIV. 3.4. Nhận thức về giai đoạn cửa sổ. 3.5. Nhận thức về các giai đoạn và triệu chứng biểu hiện của bệnh AIDS. 3.6. Nhận thức về cách thức phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục. 3.7. Nhận thức về cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS qua đường máu. 4 . Hành vi ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS 4.1. Ưng xử của bản thân có liên quan với vấn đề nhiễm HIV/AIDS 4.2.Thái độ của bản thân đối với người nhiễm HIV/AIDS 4.3.Hành vi ứng xử với người nhiễm HIV/AIDS 5. Công tác giáo dục, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS của trường. 5.1.Cách tiếp cận thông tin về HIV/ AIDS của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh 5.2. Nhận thức về các biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong các trường PTT LỜI NÓI ĐẦU Nhân loại đã bước sang những năm đầu của một thế kỷ mới mang theo những di sản của một thế kỷ đầy ắp sự kiện. Trong thế kỷ đó con người đã đạt được sự phát triển khoa học kỹ thuật cao, đã thực hiện đại cách mạng công nghiệp, nâng cao đời sống vật chất lên tầm cao chưa từng thấy. Nhưng đồng thời thế kỷ qua cũng đã chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, những hành vi bạo lực , xuất hiện những biến đổi đầy kịch tính, những nghịch lý trong đời sống xã hội, nhất là ở những nước có nền kinh tế phát triển. Chủ nghĩa cực đoan, tư tưởng sống gấp, hưởng thụ tối đa với nạn nghiện ngập ma tuý, truỵ lạc mại dâm cuốn hút cả lớp trẻ chưa trưởng thành mang lại nhiều bi kịch cho gia đình và xã hội. ở những nước nghèo xuất hiện những người thèm khát đời sống xa hao hưởng lạc của phương Tây, đua đòi sống buông thả, vô nguyên tắc hoặc bi quan chán nản tuyệt vọng mà chất ma tuý có thể giúp họ nhất thời quên đi cuộc sống hiện tại nhưng rồi sẽ đưa họ chui vào ngõ cụt. Đàn bà con gái phải bán thân nuôi miệng, quần áo, son phấn. Đó chính là mảnh đất cho sự phát triển như lửa cháy một bệnh xã hội lớn nhất thế kỷ HIV/AIDS, về tốc độ, về quy mô đại dich toàn cầu, về tỷ lệ tử vong của ngưòi bệnh , những cái chết được báo trước. HIV/AIDS là một căn bệnh được phát hiện ra vào năm 1981. Tốc độ lây lan một cách nhanh chóng : - tháng 12 năm 1996 trên thế giới đã có 22,5 triệu người nhiễm HIV - Tháng 10 năm 1999đã tăng lên 33,4 triệu người.(16) ở Việt Nam phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm 1990 do quan hệ tình dục với người nước ngoài.Đến tháng 8/ 1993 đã có 790 người nhiễm HIV. Đến tháng 10/1999 đã có 16.000 người nhiễm HIV, trong đó có 2.903 người chuyển sang giai đoạn AIDS và đã có 1509 người tử vong. Theo thống kê mới nhất tính đến cuối năm 2003 tại Việt Nam đã có 76.180 người nhiễm HIV được phát hiện, trong đó 11.659 người chuyển sang AIDS và 6.550 người tử vong.(Theo con số thống kê của uỷ ban phòng chống AIDS của Việt Nam ) Vào đầu những năm 80 khi HIV mới được phát hiện, 80% mắc bệnh là đàn ông chủ yếu do quan hệ đồng tính luyến ái. Lúc đó HIV khu trú trong những cộng đồng có nguy cơ cao như người đồng tính luyến ái, gái mại dâm, người tiêm chích ma tuý, lái xe đường dài. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo thì dịch HIV đã ra khỏi biên giới của những cộng đồng nhỏ hẹp và trở thành đại dịch. Tỷ lệ mắc AIDS đã chuyển từ nam sang nữ, số ca nhiễm HIV tiếp tục có xu hướng gia tăng ở lứa tuổi trẻ. Đặc điểm trẻ hoá này cảch báo một tác hại nghiêm trọng của đại dịch AIDS đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước trong những năm tới. Đứng trước tình hình có tính chất bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS như vậy chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào tìm hiểu thực trạng nhận thức của các em học sinh PTTH về HIV/AIDS để từ đó có những khuyến nghị có hiệu quả vào công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung. Tuy nhiên với thời gian và khả năng có hạn nên bản luận văn này không tránh khỏi có những hạn chế, sai sót. Do vậy chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.S . Nguyễn Hồi Loan, cô Trần Thu Hương đã nhiêt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo và các em học sinh của trường PTTH Tây Thuỵ Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập số liệu cho khoá luận. 1. Lý do chọn đề tài Đại dịch HIV/AIDS đã xuất hiện trên hai thập kỷ qua, hiện đang hoành hành ở hầu hết các nước trên thế giới mà chưa có biện pháp nào có thể chặn đứng được. Trái lại đại dịch HIV/AIDS vẫn có chiều hướng gia tăng và là mối đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ cho từng cá nhân và toàn xã hội, gây bất ổn về kinh tế, chính trị và an ninh của mọi quốc gia.Theo con số thống kê tính đến ngày 30/10/2003 tổng số trường hợp nhiễm HIV ở Việt Nam được phát hiện là 73660 người, tổng số trường hợp đã chuyển sang AIDS là 11254 người và tổng số tử vong vì AIDS là 6325 người ( Theo con số thống kê của tạp chí AIDS và cộng đồng số 10 - 2003). Theo con số mới nhất của ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS Hà Nội thông báo ngày 12 tháng 5 năm 2004 là : hiện nay trên thế giới đã có 40 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 70 % trường hợp bị lây truyền qua con đường quan hệ tình dục. Tốc độ lan truyền nhanh chóng : cứ 1 phút lại có 10 người bị nhiễm. Ở Việt Nam đã có 80.000 người được phát hiện trong đó có 1/3 là phụ nữ. Vậy chúng ta phải làm gì để khống chế dịch HIV/AIDS trong bối cảnh chưa có vác xin phòng hiệu và thuốc đặc trị cho người nhiễm HIV/AIDS ? Đây thực sự là một câu hỏi lớn đáng lưu tâm cho toàn nhân loại. Tuy nhiên, để góp phần khống chế được tốc độ gia tăng của dịch, biện pháp trước mắt cũng như về lâu dài ngay cả khi thế giới có được vac xin phòng hiệu thì nó vẫn luôn là một biện pháp hiệu quả tốt nhất, đó là tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết của mọi người trong cộng đồng về HIV giúp cho họ có biện pháp phòng tránh tốt nhất. Mặt khác, muốn tiến hành các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả cao nhất thì cần phải đánh giá được thực trạng nhận thức của họ về vấn đề HIV/AIDS. Đại dịch HIV/AIDS đẫ để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt như : về kinh tế, an ninh chính trị, về sức khoẻ của mỗi cá nhân, và giảm tuổi thọ trung bình của xã hội. Học sinh cấp III lại là thế hệ tương lai của đất nước, đang chuẩn bị hành trang để bước vào đời,vì vậy việc giáo dục sức khoẻ sinh sản nói chung và giáo dục nhận thức về HIV/AIDS nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết. Trong những năm qua Bộ Giáo Dục đã có rất nhiều dự án phục vụ cho công việc này. Đặc biệt năm 2004 “ Dự án VIEO/P11Bộ Giáo Dục, riêng ở tỉnh Thái Bình dự an VIEO01/ P15 đã được triển khai. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh PTTH đới với vấn đề HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành triển khai thực tế trên địa bàn trường PTTH Tây Thuỵ Anh – huyện Thái thuỵ – tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tuyên truyền có hiệu qủa nhằm nâng cao nhận thức của lứa tuổi học sinh PTTH về căn bệnh này. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu nhận thúc của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh – Huyện Thái thuỵ – Tỉnh Thái Bình về HIV/AIDS, từ đó đề xuất các biện pháp giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về căn bệnh này góp phần vào công tác phòng chống HIV/AIDS chung của cả nước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài của chúng tôi nhằm giải quyế tcác nhiệm vụ sau: 3.1 Về mặt lý luận : làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài. 3.1.1 Khái niệm nhận thức - Khái niệm. - Các mức độ của nhận thức. - Các tiêu chí để đánh giá. - Mối quan hệ giữa nhận thức với các hiện tượng tâm lý khác: + Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi. + Mối quan hệ giữa nhận thức và xúc cảm, tình cảm. + Mối quan hệ giữa nhận thức và thái độ. 3.1.2 Những vấn đề về HIv/AIDS. - Những vấn đề chung về HIV/AIDS. - Các giai đoạn và triệu chứng biểu hiện của AIDS. - Các nguyên nhân, con đường lây truyền HIV/AIDS. - Các biện pháp phòng ngừa 3.1.3 Một số đặc điểm tâm lý cơ bản ở lứa tuổi học sinh PTTH. 3.2 Nghiên cứu thực tiễn. 3.2.1 Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về vấn đề HIV/AIDS. 3.2.2 Nêu lên một số kết luận và khuyến nghị nhằm nâng cao sự hiểu biết và cách thức phòng tránh của học sinh PTTH về HIV/AIDS . 4. Đối tượng nghiên cứu. Nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về HIV/AIDS. 5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu. 5.1. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu 311 em học sinh thuộc cả ba khối 10,11,12 của trường PTTH Tây Thuỵ Anh . Trong đó : - 101 em học sinh khối 10. - 102 em học sinh khối 11. - 106 em học sinh khối 12. ( Có 2 học sinh không ghi lớp ) 5.2. Phạm vi nghiên cứu. Chỉ nghiên cứu các em học sinh của trường PTTH Tây Thuỵ Anh – huyện Thái Thuỵ – tỉnh Thái Bình. 6. Giả thuyết nghiên cứu. Tất cả các em học sinh của trường PTTH Tây Thuỵ Anh đều có những hiểu biết nhất định về HIV/AIDS, tuy nhiên những hiểu biết đó chỉ dừng lại ở mức chưa đầy đủ và không sâu sắc. 7. Phương pháp nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp sau: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã tìm đọc nhiều tài liệu về HIV/AIDS. Các tài liệu đó đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề về HIV/AIDS như : bản chất của bệnh, lịch sử hình thành, diễn biến của bệnh, các triệu chứng biểu hiện của bệnh, cách lây truỳên và biện pháp phòng chống . Sử dụng các công trình nghiên cứu về nhận thức trên thế giới và ở Việt Nam để hiểu được nội hàm của khái niệm nhận thức làm cơ sở của đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ( an két). Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng để nghiên cứu nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đối với vấn đề HIV/AIDS. Việc xây dựng phiếu điều tra đựoc dựa trên cơ sở, mục đích, nội dung nghiên cứu. 7.3 . Phương pháp quan sát. Phương pháp này được sử dụng kết hợp để chính xác hoá thông tin đã thu được từ các biện pháp khác. 7.4. Phương pháp thống kê toán học. Chúng tôi xử lý số liệu nghiên cứu bằng máy vi tính với chương trình thống kê xã hội học SPSS

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhận thúc của học sinh trường PTTH Tây Thụy Anh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về HIV/AIDS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh chọn chiếm 91,3 %, khử trùng các dụng cụ y tế có dính máu có 224 học sinh chọn chiếm 72,0%, không tiêm chích ma tuý có 259 học sinh chọn và chiếm 83,3%. Dùng chung bơm kim tiêm mà không tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng khiến cho máu người trước còn đọng vào trên bơm kim tiêm đi thẳng vào mạch máu của người sau. Dù không nhìn thấy thì bơm kim tiêm vẫn có đọng máu đó. Do đó nếu có vi rut HIV thì thì nó lây được dễ dàng. Tiêm chích ma tuý là một trong ba con đường cơ bản dẫn đến lây nhiễm HIV. Nói chính xác ra thì thực chất chất ma tuý không tự nó gây ra AIDS mà chỉ có dùng chung dụng cụ tiêm chích không tiệt trùng mới khiến cho HIV lan truyền gây ra bệnh AIDS. Nguyên nhân khiến cho người tiêm chích ma tuý có nguy cơ nhiễm HIV cao là các điểm tiêm chích thường dùng một bơm kim tiêm cho nhiều người. Đa phần các em học sinh đã nhận thức được khá tốt về con đường lây nhiễm HIV qua đường máu mà cụ thể hơn là qua tiêm chích ma tuý, vì vậy các em có thể dễ dàng hiểu được không tiêm chích ma tuý là một biện pháp hữu hiệu để lây nhiễm con vi rut này. Tuy nhiên, so sánh sự lựa chọn của học sinh thì phương án không tiêm chích ma tuý lại được xếp thứ hai sau phương pháp không dùng chung bơm kim tiêm bởi lẽ ngày nay tệ nạn tiêm chích đang bùng nổ, nhiều người nhận thức rất rõ tác hại của ma tuý nhưng vẫn có hành vi tiêm chích ma tuý. Do vậy các em học sinh cho rằng không dùng chung bơm kim tiêm vẫn là biện pháp hữu hiệu hơn cả. Các em học sinh có những kiến thức tương đối tốt về ván đề này là do tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng không chỉ ở các trung tâm thành phố mà còn lan tràn về đến nông thôn, miền núi. Đặc biệt tệ nạn tiêm chích ma tuý đã và đang len lỏi vào thế hệ học sinh sinh viên. Vì vậy báo chí, các phương tiẹn truyền thanh, truyền hình thường xuyên lên tiếng cánh báo các nhà giáo dục, các trường pTTH hãy cảnh giác với sự xâm nhập của ma tuý. Do đó các em thường xuyên và dẽ dàng tiếp nhận thông tin vè ma tuý. Đồng thời các em lạ nhận thức rõ được tiêm chích ma tuý là con đường cơ bản dẫn đến lây nhiễm HIV. Vì vậy việc các em nhận thức được các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu là điều phù hợp. Còn với các biện pháp khác như : không xăm mình xuyên lỗ tai có 37,3% học sinh chọn , không xăm mặt có 29,3% học sinh chọn, đeo bao tay khi tiếp xúc với máu có 63,0% học sinh chọn. Với các biện pháp này hiệu quả đem lại là không cao vì HIV rất ít khi lây qua các hoạt động này mà lây qua đường máu thì chủ yếu là do tiêm chích ma tuý. Như vậy qua số liệu điều tra trên chúng tôi có mmột vài tiểu kết và nhận xét sau: Đa phần các em học sinh đã nhận thức tương đối tốt về các biện pháp phòng chống lay nhiễm HIV. HIV lây chủ yếu qua đường máu và đường tình dục và các em đã lựa chọn được những phương án tối ưu nhất có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho việc phòng tránh lây nhiễm con vi rút này. Các phương án tối ưu mà các em lựa chọn chiếm tỷ lệ cao là : sống chung thuỷ một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục ( xếp thứ hai ), không dùng chung bơm kim tiêm và không tiêm chích ma tuý ( xếp thứ nhất và thứ hai ). Tuy nhiên vẫn còn một con số nhỏ khi lựa chọn các phương án không phù hợp để phòng lây nhiễm HIV như cách ly những người nhiễm HIV tại trại riêng, khống chế nạn mại dâm bằng cách tập trung gái mại dâm để giáo dục họ hay biện pháp xăm mình, xuyên lỗ tai ... Đó không phải là những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng lây nhiễm HIV. Điều này có thể được lý giải là do học sinh PTTH đã có một quá trình tích luỹ một hệ thống tri thức (đặc biệt là tri thức về HIV/AIDS ), lối sống ... nên các em có khả năng đúc kết những suy nghĩ của mình trong việc nhìn nhận về căn bệnh này. Tuy nhiên cách nhìn nhận của các em nhiều khi còn mang tính chủ quan, chưa đạt đến mức sâu sắc và bền vững. Tóm lại trong phàn nghiên cứu này những két quả mà chúng tôi thu được đã phản ánh thực trạng nhận thức của học sinh PTTH về các giai đoạn, triệu chứng biểu hiện và các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS. Trong phần này chúng tôi chia ra thành nhiều mảng kiến thức nhỏ, có những phần các em nhận thức tương đối tốt, tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn những mảng kiến thức các em nhận thức còn rất mơ hồ. Các mảng kiến thức mà các em nhận thức tốt là các triệu chứng biểu hiện. Tuy nhiên sự nhận thức của các em về các triệu chứng biểu hiện cũng chưa phải là đầy đủ và sâu sắc. Mảng kiến thức thứ hai mà các em nhận thức được là các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Các em đã lựa chọn ra được những biện pháp hữu hiệu nhất cho việc phòng tránh lây nhiễm HIV qua hai con đường chính là đường tình dục và đường máu. Bên cạnh đó thì vẫn còn khá nhiều mảng kiến thức về HIV mà các em không nhận thức được. Đó là việc phân biệt sự khác nhau giữa HIV và AIDS. Hầu hết học sinh không phân biệt được ranh giới giữa hai khái niệm này. Hoặc là các em đánh đồng khái niệm HIV và khái niệm AIDS là không khác nhau hoặc là các em biết ddược chúng có khác nhau nhưng các em lại phân biệt chúng sai cơ bản. Mảng kiến thức thứ hai mà các em chưa nhận thức được là thời gian xét nghiệm phát hiện ra vi rut HIV có trong máu. ở câu hỏi này chiếm con số cao nhất 45,7% các em học sinh cho rằng một tháng là thời gian có thể xét nghiệm phát hiện HIV có trong máu. Trên thực tế đây lại là giai đoạn của sổ có xét nghiệm cũng chưa thể phát hiện được. Phương án đúng cho cho câu hỏi này là 3-6 tháng là thời gian phù hợp nhất chỉ có 33,8% lựa chọn. Ngoài ra khi chúng ta đưa ra câu hỏi nghiên cứu nhận thức về số lần xét nghiệm bằng câu hỏi gián tiếp thì chúng tôi thu được kết quả chiếm tỷ lệ cao nhất là số người trả lời không biết 46,0% và chỉ có 38,6% số học sinh trả phương án đúng. Và cuối cùng là các kiến thức về giai doạn cửa sổ hầu hết học sinh trả lời được. Có tới 79,1% số học sinh chưa từng nghe đến giai đoạn của sổ. Điều này là do công tác tuyên truyền về HIV/AIDS của trường của địa phương và của các phương tiện thông tin đại chúng chỉ tập trung xoay quanh một vài nội dung về căn bệnh này chứ chưa đi sâu vào những nội dung cụ thể mà mỗi học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung đều phải biết về nó. IV. Hành vi ứng xử với người nhiễm HIV/AIDS. Tự đánh giá về khả năng lây nhiễm HIV của bản thân. Để tìm hiểu về khả năng lây nhiễm HIV của bản thân chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng câu hỏi sau : Xin bạn cho biết bạn đã bao giờ đặt mình vào tình huống bị nhiễm HIV hay không? Kết quả thu được : Có 106 học sinh trả lời “ có thể” chiếm 34,1% Có 138 học sinh trả lời “ không bao giờ” chiếm 44,4% Có 63 học sinh trả lời “ không biết” chiếm 20,3% Có 3 học sinh không trả lời. Như vậy, chiếm con số cao nhất vẫn là số học sinh trả lời không bao giờ bị lây nhiễm HIV. Bởi vì hơn ai hết họ là những người hiểu rõ vấn đề của họ nhất. Ở lứa tuổi này học sinh PTTH với quá trình phát triển tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng. Họ có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Và tự ý thức về bản thân nó liên quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của học sinh mà ở đây là nhận thức về HIV/AIDS. Họ đã nhận thức khá chính xác về nguyên nhân lây nhiễm, con đường truyền bệnh và biết cách phòng tránh cho bản thân thì họ có thể tự tin khẳng định : không bao giờ bị nhiễm HIV/AIDS. Không phải ai cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV cao như gái mại dâm và người tiêm chích ma tuý. Song nếu thiếu hiểu biết về con đường lây nhiễm và hành vi nguy cơ lây nhiễm thì tất cả chúng ta đều dễ dàng bị nhiễm bệnh. Bởi vậy học sinh PTTH, những người vừa có khả năng tư duy tốt lại thêm sự năng động nên biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS lành mạnh trong cuộc sống. Sau đó chúng tôi đưa ra câu hỏi mở và thu được nhiều ý kiến trả lời khác nhau. Trong số 106 học sinh trả lời là có thể bị nhiễm HIV thì các em học sinh cũng có nhiều cách lý giải khác nhau : Số phiếu 210 cho rằng: “ Bất cứ ai đều có thể bị nhiễm HIV nhưng ở mứ độ thấp. Trong mọi trường hợp dùng chung dao cạo có dính máu của người bị nhiễm HIV, hoặc do vô tình trong bất cứ tình huống nào ta cũng có thể lây nhiễm”. Có em lại cho rằng : “ Vì môĩ chúng ta có thể tự làm chủ bản thân nhưng HIV vẫn đến với ta bằng nhiều con đường vô tình mà ta không thể ngờ tới được”. Có ý kiến khác rằng : “ Căn bệnh này bất cứ ai đều có thể có thể bị nhiễm nếu sống buông thả không ý thức giá trị của bản thân”. Một em học sinh ở số phiếu 18 lại nghĩ rằng : “Đôi khi ý thức rõ ràng nhưng có nhiều nguyên nhân người ta vẫn có thể bị lây nhiễm”. Trong số 138 học sinh trả lời không bao giờ bị nhiễm HIV thì các em lại có những cách lý giải khác cho sự khẳng định của mình. Có em trả lời rằng : “ Tại vì tôi có thể tự chủ được việc làm của bản thân và luôn tâm niệm phải tránh xa ma tuý và HIV”. Có em lại khẳng định một cách chắc chắn rằng vì không bao giờ quan hệ tình dục bừa bãi và tiêm chích ma tuý nên không bao giờ bị nhiễm HIV. Và trong số 63 em học sinh trả lời rằng “ không biết” thì cá em có cách lý giải như sau: “Vì sống ở nông thôn ít có điều kiện” hoặc “tại vì em chưa tiếp xúc và chưa thật sự hiểu rõ về HIV/AIDS”. Ứng xử của bản thân khi bị nhiễm HIV. Trên cơ sở nhận thức về HIV/AIDS của học sinh PTTH, chúng tôi muốn tìm hiểu hành động của các em khi bản thân chẳng may bị nhiễm vi rut HIV. Câu hỏi mà chúng tôi đưa ra là : Nếu không may bị nhiễm HIV, bạn sẽ xử xự như thế nào trong các phương án sau đây? Cố gắng không để lây sang người khác. Sẽ tiếp tục sống có ích cho xã hội. tiếp nhận sự chăm sóc của người khác. Sóng tranh thủ sống gấp trả thù đời. Có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Tự tử. Bảng số liệu như sau: Bảng số 18: Hành vi ứng xử khi bị nhiễm HIV/AIDS Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Chung xếp thứ N % N % N % N % 1. Cố gắng không để lây sang người khác 95 94,1 86 84,3 86 81,1 268 86,2 2 2. Sẽ tiếp tục sóng có ích cho xã hội 91 90,1 85 83,3 93 87,7 271 87,1 1 3. Tiếp nhận sự chăm sóc của người khác 71 70,3 54 52,9 62 58,5 188 60,5 3 4. Sống tranh thủ sống, sống gấp 2 2,0 4 3,9 5 4,7 11 3,5 5 5. Có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực 1 1,0 2 2,0 5 4,7 8 2,6 6 6. Tự Tử 5 5,0 7 6,9 9 8,5 21 6,8 4 Căn cứ vào kết quả thu được ở bảng số liệu trên, chúng tôi có nhận xét chung rằng đa số các em học sinh đều có suy nghĩ đúng đắn tích cực thể hiện qua số người được hỏi lựa chọn phương án : sẽ tiếp tục sống có ích cho xã hội có 271 học sinh chọn chiếm 87,1% xếp thứ nhất, phương án cố gắng không để lây sang người khác có 268 học sinh chọn chiếm 86,2% xếp thứ hai, tiếp nhận sự chăm sóc của người khác có 188 học sinh chọn chiếm 60,5% xếp thứ ba. Qua các phương án trả lời trên chúng tôi thấy rằng các em học sinh PTTH đã có nhận thức đúng, hành vi đúng trong trường hợp không may mình bị nhiễm HIV. Có được những suy nghĩ và hành vi như vậy là do các em học sinh đã nhận thức tương đối chính xác mức độ nguy hiểm, con đường lây nhiễm và đặc các em biết được khi bị nhiễm HIV thì sau 2 đến 10 năm mới phát triển thành AIDS. Trong thời gian đó người bệnh vẫn còn sống lạc quan vui vẻ và làm việc có ích cho xã hội. Có như vậy thì mới có thể kéo dài thời gian sống, xoá đi mặc cảm bệnh tật hoà và hoà nhập với cộng đồng. Tuy vậy vẫn còn 11 học sinh chiếm 3,5% trả lời là sẽ sống tranh thủ, sống gấp, trả thù đời. Đây thực sự là những học sinh có cách suy nghĩ sai lầm. Bởi HIV/AIDS là khó lây vì không thể lây qua các hoạt động giao tiếp thông thường, tuy nhiên thì nó lại rất dễ lây với các hành vi có nguy cơ như tiêm chích ma tuý và quan hệ tình dục với người nhiễm HIV. Nếu mỗi người nào đó khi biết mang trong mình con vi rut này đều có suy nghĩ và hành vi sống tranh thủ, sống gấp, trả thù đời thì thực sự là một vấn đề nguy hiểm cho cả xã hội. Họ sẽ cố tình gieo rắc bệnh cho người khác và góp phần vào việc làm gia tăng nạn dịch. Vì vậy chúng ta phải có hình thức giáo dục thích hợp để thay đổi nhận thức cho những học sinh này. Bên cạnh đó thì cũng có 8 học sinh chiếm 2,6% trả lời rằng nếu chẳng may bị nhiễm HIV thì sẽ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Tuy con số này là ít nhưng vẫn cần được sự quan tâm và giáo dục. Ngoài ra còn có 21 học sinh chiếm 6,8% lựa chọn phương án tự tử. Tự tử có thể là một phương án tự giải thoát cho chính mình nhưng không phải là phương án đúng. Sau khi nhiễm bệnh người bệnh vẫn còn một khoảng thời gian khá dài từ 2 đến 10 năm để có thể sống và làm việc có ích cho xã hội. Tóm lại, đa số các em học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đều có những suy nghĩ và hành vi tích cực nếu đặt vào trường hợp không may mình bị nhiễm HIV. Tuy nhiên giữa nhận thức và hành vi không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau. Nhận thức thì đúng nhưng không phải khi nào hành vi cũng đúng. Các em học sinh trả lời câu hỏi này khi hầu như chưa từng tiếp xúc với người bệnh nên có thể còn chưa hiểu nhiều về tâm lý người bệnh. Hành vi ứng xử với người nhiễm HIV. Cách nhìn nhận của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về người bị nhiễm HIV/ AIDS. Mặc dù phần lớn học sinh PTTH đều có kiến thức nhất định về HIV/AIDS nhưng cách nhìn nhận và suy nghĩ của mỗi học sinh về những người bị nhiễm HIV/AIDS là khác nhau. Để tìm hiểu cách nhìn nhận của học sinh đối với người bị nhiễm HIV/AIDS chúng tôi đưa ra câu hỏi : Bạn cho rằng những người bị nhiễm HIV/AIDS là ? Với 6 phương án trả lời và kết quả là : Đáng bị xã hội lên án chiếm 10,9%. Vẫn cần được tôn trọng chiếm 61,7%. Mất quyền công dân chiếm 4,8%. Không còn có ích cho xã hội chiếm 4,5%. Tự đánh mất hạnh phúc gia đình chiếm 38,7%. Cần được sự thông cảm và giúp đỡ của mọi người chiếm 87,8%. Như vậy phuơng án được các em lựa chọn nhiều nhất là các em cho rằng những người nhiễm HIV/AIDS cần được sự thông cảm giúp đỡ của mọi người xếp thứ nhất và phương án vẫn cần được tôn trọng có 61,7% người chọn xếp thứ hai. Bởi vì các em đã hiểu được rằng không phải bất cứ ai khi bị nhiễm HIV đều thuộc các nhóm có hành vi xấu như nhóm tiêm chích ma tuý, nhóm mại dâm. Khả năng kiểm soát AIDS không chỉ tuỳ thuộc vào tài chính, kỹ thuật mà còn ở trình độ ý thức xã hội. Phản ứng của xã hội tác động trực tiếp đến khả năng kiểm soát AIDS. Như một chuyên gia y tế thế giới đã khuyến cáo “ Nếu các bạn dùng biện pháp trấn áp AIDS càng lây lan mạnh”. Biện pháp trấn áp chính là thái độ xem người bệnh như người có tội, phê phán họ về mặt đạo đức, cô lập họ và là xu hướng kiểm soát họ chặt chẽ theo kiểu biện pháp an ninh. Khi đối tượng bị lên án, phê phán theo dõi ,sẽ lẩn trốn sợ dư luận xã hội và họ có thể có những hành vi tiêu cực. Đồng thời phương án được các em lựa chọn nhiều nhất là vẫn cần được tôn trọng cũng là phù hợp bơỉ vì các em học sinh PTTH đã được học các kiến thức về đạo đức, về thái độ biết tôn trọng con người trong các môn học đặc biệt là môn giáo dục công dân. Rõ ràng các em đó có cách nhìn nhận tương đối tích cực với những người bị nhiễm HIV. Từ trước đền nay dư luận xã hội thường hay rất khắc nghiệt đối với những người mang mầm bệnh này. Vì hầu như ai cũng cho rằng phải là những người “ xấu xa” thì mới bị nhiễm HIV. Người ta thường gắn bệnh AIDS với tệ nạn tiêm chích ma tuý và tệ nan mại dâm. Vì vậy đa số họ khó có thể thông cảm với những người mang căn bệnh này. Tuy nhiên không phải tất cả những người mắc bệnh này đều do quan hệ tình dục bừa bãi hoặc tiêm chích ma tuý mà có nhiều người do vô tình nên mắc phải, hoặc có thể do hiểu biết kém nên mơí bị nhiễm. Họ là những người không may mắn mà mắc phải cũng như bị mắc các bệnh lây truyền thông thường khác. Vì vậy nói chung họ cần được sự thông cảm và tôn trọng của mọi người xung quanh. Một điều đáng mừng là các em học sinh PTTH - thế hệ tương lai của đất nước đã có cách nhìn nhận tương đối tích cực về vấn đề này. Chỉ có 10,9% các em cho rằng những người nhiễm HIV/AIDS là đáng bị xã hội lên án. Số học sinh trả lời phương án này là do suy nghĩ chủ quan của các em đã quy chụp những người này vào nhóm người có hành vi không được xã hội chấp nhận. Trước tiên có thể nói đây là một phản xạ vô ý thức xuất phát từ chỗ chúng ta rất sợ nhìn thẳng vào vào sự đau khổ và sự chết. AIDS được phát hiện lúc đầu chủ yếu trong giới đồng tính luyến ái, mại dâm, nghiện ngập. Do đó, cũng trong tiềm thức các em liên kết bệnh này với sự thiếu đạo đức, sự tội lỗi. Làm như thế không chỉ là phản ứng mù quáng mà còn hết sức bất công với số ngày càng nhiều những người mẹ, những trẻ em vô tội bị nhiễm HIV. Tất cả chúng ta đều mong muốn sống bình thường, được xã hội chấp nhận, được sống có ích. Người nhiễm HIV lại càng có nhu càu này. Như vậy với con số ( 10,9% ,4,8% và 4,5% ) đồng tình với các quan điểm tiêu cực mà chúng tôi đưa ra cần phải được giáo dục thay đổi nhận thức của các em về vấn đề này. Bởi điều này là rất quan trọng, cách nhìn nhận của các em về những người nhiễm HIV/AIDS là tích cực hay tiêu cực sẽ quy định hành vi ứng xử của các em đối với nhóm người này. Và chỉ có 4,8% và 4,5% đồng tình với quan điểm những người nhiễm HIV/AIDS là mất quyền công dân và không còn có ích cho xã hội. Đây hoàn toàn là những quan niệm, cách nhìn nhận sai lầm bởi vì người nhiễm HIV vẫn còn 2 đến 10 năm sống bình thường có thể hoà nhập xã hội và làm nhiều việc có ích. Cách nhìn nhận chưa chính xác của các em có lẽ là do ảnh hưởng của sự quy chụp xã hội, của dư luận xã hội tồn tại từ lâu về căn bệnh này. Hành vi ứng xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. Khi con người nhận thức về một vấn đề rất ít khi chủ thể dừng lại ở sự nhận thức không mà thường thường biểu hiện ra bên ngoài bằng những cảm xúc nhất định và hành động tương ứng. Đôi khinhững hành động, cảm xúc ấy lại không thống nhất hài hoà với nhận thức của họ. Việc đó còn phụ thuộc vào ý chí và mục đích có vai trò điều khiển, điều chỉnh hành vi, ứng xử của con người. Trong quá trình nhận thức về HIV và căn bệnh AIDS học sinh đã ý thức được mức độ nguy hiểm của nó cũng như bản chất, cách thức lây nhiễm, biện pháp phòng tránh cho bản thân. Đó là những vấn đề cốt lõi quan trọng nhất mà mọi người cần biết về căn bệnh này. Đa số học sinh đã nhận thức được rằng HIV/AIDS không lây nhiễm qua các giao tiếp thông thường. Vì thế chúng ta vẫn có thể sống, làm việc bình thường với người mắc AIDS mà không sợ bị lây nhiễm. Tuy nhiên trong cuộc sống phần đông mọi người vẫn chưa ý thức được thái độ ghê sợ, xa lánh của mọi người đối với người nhiễm HIV có ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ. Đa phần những người không may mắc phải căn bệnh HIV/AIDS đều có sự mặc cảm đối với mọi người, với xã hội. Hiện nay sự nhìn nhận của xã hội của mọi người về những người bị nhiễm HIV/ AIDS còn hạn chế, khắt khe, mặc dù phần lớn mọi người có thể hiểu bất cứ ai cũng có thể là đối là đối tượng của sự lây nhiễm. Một người khi biết mình mang căn bệnh thế kỷ này thường có tâm trạng bi quan, thất vọng. Mặt khác, tâm trạng tiêu cực này lại tăng lên khi cộng đồng xa lánh, hắt hủi và lên án họ. Cuộc sống con người không ai là hoàn thiện người ta có thể mắc phải bệnh này hay tật khác mà không kiểm soát được. Cũng không phải ai cũng có đuợc sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề xã hội, đôi khi do vô tình hay cố ý mà phạm phải sai lầm, điều ấy khó tránh khỏi trong đời. Nhưng quan trọng họ biết vượt qua khó khăn, biết nhận lỗi, sửa chữa sai lầm và hơn nữa họ có thấi độ và hành vi tích cực làm những công việc có ích cho xã hội, điều đó đáng được thông cảm và tôn trọng. Trong phần trên chúng tôi đã đưa ra câu hỏi điều tra cách nhìn nhận của học sinh PTTH với những người nhiễm HIV/AIDS. Để khẳng định lại cách nhìn nhận đó chúng tôi tiếp tục đưa ra câu hỏi kiểm tra về thái độ, cách ứng xử của các em với những người bị nhiễm HIV. Bạn sẽ xử xự như thế nào nếu biết một người ở gần mình bị nhiễm HIV/AIDS ? Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau : Bảng số 19 : Hành vi ứng xử với người nhiễm HIV Phương án Khối10 Khối 11 Khối 12 Chung xếp thứ N % N % N % N % 1. Vẫn quan hệ bình thường 46 45,5 44 43,1 38 35,8 128 41,2 3 2. Động viên chăm sóc họ 85 84,2 84 82,4 90 84,9 261 83,9 1 3. Xa lánh ghét bỏ họ 1 1,0 3 2,9 3 2,8 6 1,9 5 4. Lên án và xỉ nhục họ 0 0 3 2,9 3 2,8 6 1,9 5 5. Khuyến khích họ làm những việc có ích cho xã hội 91 90,1 80 78,4 88 83,0 260 83,6 2 6. Không biết 4 4,0 8 7,8 4 3,8 16 5,1 4 Qua kết quả thu được ở bảng trên chúng tôi có nhận xét : có 83,9% số người được hỏi cho rằng sẽ động viên chăm sóc người bệnh, có 83,6% số người được hỏi cho rằng sẽ khuyến khích họ làm những việc có ích cho xã hội, có 41,2% số học sinh được hỏi trả lời vẫn quan hệ bình thường, chỉ có 3,8% cho rằng sẽ xa lánh ghét bỏ và lên án xỉ nhục họ. Gia đình, bạn bè là chỗ dựa quan trọng nhất có thể giúp cho người nhiễm HIV sống vui vẻ và không bị ám ảnh vì bệnh tật. Người nhiễm HIV/ AIDS không khác gì những người khác mà chỉ là người không may mắn, cần được giúp đỡ động viên. Vì vậy mọi người cần phải xử xự bình thường và có cách nhìn nhân ái với người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều người khi biết ai đó bị nhiễm HIV/AIDS người ta không cần biết người mắc bệnh vì nguyên nhân nào mà quy ngay họ vào thành phần xấu, vào nhóm tệ nạn xã hội nên mới mắc bệnh này. Nhưng họ đâu có biết rằng người phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của căn bệnh này và cả những trường hợp phơi nhiễm của bác sỹ, y tá, cán bộ y tế. Vì thế những người khi mắc bệnh thường bị từ chối, xa lánh và sợ tiếp xúc với người xung quanh nếu phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Đôi khi chỉ vì thái độ ghẻ lạnh, khinh bỉ của mọi người sẽ làm cho họ tìm đến cái chết cho thanh thản và được giải thoát. Một điều đáng mừng là đa số học sinh đều có thái độ và hành vi ứng xử tích cực đối với người bị nhiễm HIV. Lý giải cho thái độ tích cực này có thể là đây là những học sinh có nhận thức sâu sắc và thấu đáo về căn bệnh được thể hiện ra hành vi ứng xử rất tốt. Sự hiểu biết của họ sẽ giúp cho người bệnh có tâm lý bớt căng thẳng và cô đơn. Đó là lương tâm, tình cảm của con người với con người và học sinh là những người có ý thức được điều đó. Chỉ có cách xử xự tình nghĩa, đúng đắn như vậy mới có thể giúp cho người bệnh bớt mặc cảm bị ruồng bỏ khinh ghét giúp họ sống những ngày còn lại có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, với con số không nhiêù 3,8% và 5,1% học sinh trả lời : xa lánh ghét bỏ họ, lên án xỉ nhục và không biết. Bởi vì các em chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm và cách thức lây truyền cũng như tâm lý của người bệnh một cách sâu sắc và đầy đủ. Từ nhận thức như vậy mà họ chưa biết cách cư xử đúng mực. Điều này là do một phần họ chưa hiểu thấu đáo sự lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ và một phần tâm lý chung phản xạ tự bảo vệ bản thân nó bộc lộ nên họ e ngại khi tiếp xúc với người bệnh. Ngày nay đại dịch HIV /AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới, đứng trước cái chết đang đến với hàng triệu người vô phương cứu chữa thì bản năng tự vệ và bản năng sinh tồn của con người trỗi dậy mạnh mẽ. Vì thế các em đã lựa chọn cách xử xự xa lánh ghét bỏ là biện pháp an toàn nhất theo suy nghĩ cuả các em. Đây cũng là thực tế đau lòng của đa số người trong xã hội ta và trên toàn thế giới. Bởi lý do chủ yếu là họ vẫn sợ phải nhìn thấy hình dáng người mang bệnh ... và với bản năng sinh tồn sự ham sống thì mấy ai không lo sợ mình vô tình bị mắc bệnh. Tóm lại học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đã có hành vi ứng xử với người bệnh mang tính tích cực cao. Tuy nhiên vẫn còn con số nhỏ học sinh chưa có cách ứng xử đúng mực với người nhiễm HIV. Vì vậy nhiệm vụ của nhà trường, của gia đình cũng như của toàn xã hội phải tăng cường giáo dục đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi ứng xử của các em với người nhiễm HIV. V. Công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS của trường. 1. Cách tiếp cận thông tin về HIV/AIDS của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh. Hình thức tiếp cận thông tin về HIV/AIDS là rất quan trọng phản ánh mức độ quan tâm của học sinh đối với vấn đề này. Các em học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh được tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS bằng hình thức nào là chính, để có được số liệu cụ thể chúng tôi đã đưa ra câu hỏi : Bạn đã nghe nói về HIV/AIDS qua đâu ? Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau : Bảng số 20 : Cách tiếp cận thông tin về HIV/AIDS Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Chung Xếp thứ N % N % N % N % 1.Vôtuyến truyền hình 101 100,0 100 98,0 102 96,2 305 98,1 1 2. Đài truyền thanh 86 85,1 84 82,4 92 86,8 262 84,2 3 3. Bạn bè 17 46,5 46 45,1 46 43,4 139 44,7 6 4. Gia đình 52 51,5 54 52,9 44 41,5 150 48,2 5 5. Nhà trường 89 88,1 88 86,3 91 85,8 268 86,2 2 6. Cơ quan y tế 66 65,3 71 69,6 65 61,3 202 65,0 4 Qua bảng số liệu trên ta thấy : Hình thức tiếp xúc chủ yếu với thông tin về HIV/AIDS là qua vô tuyến truyền hình ( 98,1% xếp thứ nhất ), qua nhf trường chiếm 86,2% xếp thứ hai và qua đài truyền thanh là 84,2%. Vô tuyến truyền hình là một phương tiện thông tin đại chúng phổ biến rộng rãi và truyền tải nhiều thông tin nhất tới người xem. Đặc biệt lượng thông tin về căn bệnh thế kỷ này vừa phong phú, đa dạng và dễ hiểu khiến cho người xem dễ tiếp nhận. Hơn nữa vo tuyến truyền hình tải thông tin đến người xem bằng cả thị giác và thính giác cho nên thông tin được tiếp nhận dẽ dàng hơn. Chính vì thế mà các em học sinh PTTH tiếp nhận thông tin về HIV qua bệnh này là chiém tỷ lệ cao nhất. Song song với vô tuyến truyền hình thì đài truyền thanh cũng là một phương tiện truyền thông rất phổ biến và được nhiều người quan tâm.Do thời đại bùng nổ thông tin như hiện naythì các phương tiện truyền thông đại chúng là hình thức thông tin đến với mọi người nhanh chóng và chính xác nhất, đặc biệt là thông tin về HIV/AIDS - một vấn đề nóng bỏng và nổi cộm trên toàn thế giới. Ngoài ra chiếm một con số rất cao 86,2% số học sinh trả lời tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS qua nhà trường. Ngày nay thì con số người nhiễm HIV gia tăng đến mức báo động, đặc biệt số người nhiễm HIV là giới trẻ ngày càng tăngdo thiếu hiểu biét và do chủ quan. Tệ nạn xã hội gia tăng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng con số người nhiễm HIV. Vì vậy trong các trường PTTH cũng nói nhiều đến vấn đề HIV/AIDS thông qua các gìờ học ngoại khoá, các đợt tỏ chức tuyên truyền về HIV do đoàn trường phát động. Hình thức tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS của các em học sinh qua bạn bè chiếm tỷ lệ thấp nhất 44,7%. Bạn bè là nơi trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, là nơi giao lưu trao đổi những thông tin hàng ngày với nhau. Tuy nhiên, tình bạn lứa tuổi này các em còn e ngại dè dặt khi nói đến các vấn đề xã hội đặc biệt là căn bệnh này nó liên quan đến những vấn đề tế nhị. Vì vậy mà số học sinh trả lời tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS qua bạn bè chiếm tỷ lệ thấp nhất ( xếp thứ sáu ) so với các hình thức tiếp xúc khác. Có 48,2% ( xếp thứ 5) số học sinh trả lời tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS qua gai đình. Có lẽ do sự chủ quan của mọi gia đình cho rằng HIV/AIDS không thể gõ cửa nhà mình. Vì vậy các bậc cha mẹ thường không bàn luận hay trao đổi với con em mình về HIV/AIDS. Đó là một điều rất nguy hiểm bởi gia đình là tổ ấm là nơi mọi thành viên được chia sẻ kinh nghiệm, sự hiểu biết cũng như mọi nỗi buồn vui. Bởi vậy, gia đình là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của mỗi người về HIV/AIDS. Hình thức tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS qua cơ quan y tế có 202 học sinh chọn chiếm 65,0% xếp thứ tư. Tóm lại, các em học sinh PTTH Tây Thuỵ Anh tiếp xúc với thông tin về HIV/AIDS thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài truyền thanh và qua nhà trường là nhiều nhất. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng của các chương trình để các em dễ dàng tiếp nhận thông tin và thông tin thu được chính xác hơn. Đồng thời các phong trào tuyên truyền giáo dục của nhà trường cần được phong phú về số lượng đa dạng về hình thức, cũng như tăng số lượng các tiết học về các vấn đề nâng cao vai trò của gia đình, bạn bè cơ quan y tế trong việc tuyên truyền và ngăn ngừa sự lây nhiễm HIV/AID 2. Nhận thức về biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV tại các trường PTTH. Hiện nay nhà nước ta đang ra sức đẩy lùi các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý có liên quan chặt chẽ với căn bệnh thế kỷ AIDS. Tuy nhiên, tệ nạn mại dâm, ma tuý không có hoặc rất ít dấu hiệu giảm mà còn lan rộng ra. Trước đây tệ nạn xã hội chỉ hoành hành ở trung tâm, các thành phố lớn thì bây giờ nó đã lan rộng cả ra các vùng nông thôn, miền núi. Một điều đặc biệt là tệ nạn xã hội đã len lỏi vào môi trường học đường và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Tình trạng học sinh, sinh viên tiêm chích ma tuý và làm nghề mại dâm không còn qúa mới mẻ như một vài năm trước. Vì vậy để khống chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng như sự lan nhiễm của HIV/AIDS thì biện pháp giáo dục là quan trọng nhất, hiệu quả nhất và cũng dễ thực hiện nhất. Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về các biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS trong các trường PTTH chúng tôi đưa ra câu hỏi sau : Theo bạn, tại các trường PTTH hiện nay thì biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS nào là có hiệu quả nhất ? Kết quả thu được thể hiện trong bảng sau: Bảng số 21 : Nhận thức về biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV tại các trường PTTH Phương án Khối 10 Khối 11 Khối 12 Chung xếp thứ N % N % N % N % 1. Đưa những kiến thức về HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy trong nhà trường 72 71,3 63 68,1 60 56,6 196 63,1 4 2. Tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về HIV/AIDS 86 85,1 86 84,3 85 80,2 257 82,6 1 3. In tài liệu về HIV/AIDS phát cho học sinh 58 57,4 52 51,0 40 37,7 150 48,2 6 4. Thành lập đội tuyên truyền viên 71 70,3 69 67,6 57 53,8 197 63,3 3 5. Giáo dục lối sống lành mạnh 73 72,3 73 71,6 63 59,4 209 67,2 2 6. Có biện pháp khen thưởng kỷ luật nghiêm minh với các học sinh tiêm chích ma tuý và có quan hệ tình dục bừa bãi 56 55,4 56 54,9 39 36,8 151 48,6 5 Như vậy, biện pháp giáo dục mà học sinh nhận thức là có hiệu quả nhất trong các trường PTTH hiện nay là tổ chức buổi nói chuyện ngoại khoá về HIV/AIDS có 257 học sinh chiếm 82,6% xếp thứ nhất. Vì theo các em thông qua các buỏi nói chuyện này thì những người chuyên trách sẽ cung cấp cho các em những thông tin cần thiết về HIV/AIDS như : tình hình nhiễm HIV trong nước cũng như trên thế giới, khả năng điều trị của ngành y tế, các triệu chứng biểu hiện, các con đuờng lây nhiễm, các biện pháp phòng ngừa ... Các kiến thức này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, được củng cố trong quá trình nhận thức của các em. Tuy là một hình thức ngoại khoá nhưng có thể thu được hiệu quả cao nếu biết tổ chức phù hợp. Vì thế mà học sinh đánh giá rất cao vai trò của biện pháp này. Không khí của các buổi nói chuyện ngoại khoá thường là thoải mái cởi mở, vừa mang tính chất bắt buộc, lại vừa mang tính tự nguyện nên các em có thể dễ tiếp thu và ghi nhớ được thông tin lâu hơn. Đứng thứ hai là biện pháp giáo dục lối sống lành mạnh có 209 học sinh chọn chiếm 67,2%( xếp thứ hai ). Theo các em lối sống không lành mạnh có thể là nguyên nhân dễ lây ruyền HIV. Đó có thể là hoạt động mại dâm, quan hệ đồng tính luyến ái, tiêm chích ma tuý ... Chính vì thế theo các em việc giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh là một việc làm cần thiết và có hiệu quả cao trong việc giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV. Các em học sinh cho rằng giáo dục lối sống lành mạnh chính là tạo ra môi trường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Các em học sinh đã đánh giá tương đối cao hiệu quả mà biện pháp này có thể mang lại. Ngoài ra chiếm con số khá cao 196 học sinh chiếm tỷ lệ 63,1% cho rằng biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả là đưa những kiến thức về HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Các em cho rằng việc lồng ghép kiến thức về HIV/AIDS trong các môn học sẽ tạo ra hứng thú cho các em trong việc tiếp nhận thông tin về căn bệnh này. Tóm lại học sinh đã nhận thức tương đối tốt về các biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS có hiệu quả tại các trường PTTH. Nếu như các biện pháp này được thực thi triệt để thì sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng nói chung và trong giới học sinh sinh viên nói riêng. Vì khi các em có sự nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS các em sẽ có được biện pháp phòng tránh lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này tốt nhất cho bản thân, gia đình và xã hội. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận : Qua quá trình điều tra, tìm hiểu nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về vấn đề HIV/AIDS, chúng tôi có một số kết luận như sau: - Nhìn chung các em học sinh PTTH Tây Thuỵ Anh đã nhận thức tương đối tốt những điều cơ bản về HIV/AIDS .Cụ thể các em hiểu rõ được bản chất của AIDS là “hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải” chiếm 91,1% các em hiểu rõ về tác nhân gây bệnh là do loại víut HIV gây lên có 92,9% số em chọn đúng. Các em đã nhận thứcđược con đường chính dẫn đến lây nhiễm HIV bao gồm: đường máu, dường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Đồng thời các em cũng nhận thức được khá tốt về nhóm người có hành vi nguy cơ cao dẫn đến lây nhiễm HIV là người tiêm chích ma tuý và gái mai dâm. Ngoài ra thì các em cũng đã thể hiện đúng thái độ , hành vi ứng xử của mình đối với người nhiễm HIV động viên chăm sóc họ (84,2%) và khuyến khích họ làm nhiều việc có ích cho xã hội(83,9%), cũng như cách ứng xử tốt đối với bản thân nếu như mình bị nhiễm HIV : Cố gắng không để lây sang người khác (86,7%) và sẽ tiếp tục sống có ích cho xã hội ( 87,7%). Kết quả như trên cho thấy học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh đã nắm được vấn đề cơ bản về HIV/AIDS, về hành vi nguy cơ lây nhiễm, thể hiện tấm lòng độ lượng bao dung với người bị AIDS, nâng cao trách nhiệm của bản thân nếu chẳng may bị nhiễm AISD. Điều đó chứng tỏ các em học sinh đã quan tâm tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về HIV/AISD trước thông tin giáo dục, truyền thông của các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các phong trào tuyên truyền giáo dục của trường và địa phương. Như vậy, học sinh PTTH đã có nhiều kiến thức chung khá cơ bản về AIDS. Tuy nhiên kiến thức cụ thể về HIV/AIDS thì đa phần học sinh chưa nhận thức một cách đầy đủ và chính xác. Ví dụ như các em chưa phân biệt giữa HIV và AIDS có khác nhau hay không và nếu có thì khác nhau như thế nào. Các em cũng chưa có được thông tin chính xác về thời gian đi làm xét nghiệm phát hiện ra vi rut HIV có trong máu ( chỉ có 33,8% học sinh lựa chọn phương án đúng là 3 đến 6 tháng). Đồng thời số liệu về tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV do mẹ chúng bị nhiễm thì hầu như các em không trả lời được hoặc trả lời sai chỉ có 5,1% số học sinh trả lời phương án đúng 25% đến30%. Đồng thời đa phần các em học sinh còn chưa hề có kiến thức về giai đoạn cửa sổ hoặc có những em đã từng nghe nói đến nhưng lại hiểu sai về nó. Ngoài ra còn có rất nhiều em học sinh còn chưa phân biệt được một cách chính xác mức độ nguy cơ của các hành vi. Phần đông các em còn xếp các hành vi không có nguy cơ như : thủ dâm (49,1% ), cho máu (48,0%), bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt(29,3% ) vào nhóm hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Nhìn chung, nhận thức của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh về HIV/AIDS còn hạn chế. Trong khi đó đại dịch AIDS đang ngày càng lan rộng, con số người bị nhiễm HIV/AIDS gia tăng đến mức báo động và tấn công vào giới trẻ gây nên những tác động xấu đến sức khoẻ của nhân dân, tương lai của giống nòi, sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ trên là do nhiều nguyên nhân : có thể do cách tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như qua các phong trào của đoàn trường mới chỉ tập trung đến những vấn đề cơ bản của AIDS như đường lây truyền, cách phòng chống, triệu chứng biểu hiện chứ chưa quan tâm đến những kiến thức cụ thể hơn về HIV/AIDS. Từ việc nhận thức chưa đầy đủ, chưa thấu đáo về HIV về AIDS nên còn có một bộ phận nhỏ học sinh có thái độ, hành vi ứng xử chưa thật tích cực khi đánh giá về những người nhiễm HIV/AIDS. Họ cho rằng những người nhiễm HIV/AIDS là đáng bị xã hội lên án và sẽ xa lánh ghét bỏ họ. Nói tóm lại, nhận thức và hành vi của học sinh trường PTTH Tây Thuỵ Anh tương đối thống nhất với nhau. Các em đã nhận thức được những vấn đề khá cơ bản về HIV/AIDS và có một thái độ, hành vi ứng tích cực đối với vấn đề HIVAIDS và bệnh nhân mang căn bệnh này. Khuyến nghị. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau : - Mở rộng chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho học sinh PTTH nói riêng và giới học sinh, sinh viên nói chung. - Tăng cường hơn nữa việc đưa nội dung phòng chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục nhà trường, triển khai lồng ghép nội dung phòng chống HIV /AIDS vào các môn học để học sinh nâng cao nhận thức cũng như xây dựng cho mình những hành vi an toàn nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm HIV trong giới trẻ. - Nhà trường kết hợp với các cơ quan đoàn thể của địa phương thương xuyên tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về HIV/AIDS cho học sinh. Có thể tổ chức các phong trào tuyên truyền mở các hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS giữa các trường trong cụm, tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho học sinh. - In tài liệu về HIV/AIDS phát cho học sinh hoặc dán các áp phíc ở trường, địa phương. Tạo cho học sinh một sân chơi lành mạnh bổ ích sau giờ học bằng các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá, văn nghệ thu hút lôi kéo đông đảo học sinh tham gia. - Nhà trường cần thương xuyên quan tâm và phát hiện kịp thời những học sinh có biểu hiện tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm hoặc có lối sống không lành mạnh để có thể kịp thời uốn nắn cho các em. - Các cơ quan y tế địa phương phải có trách nhiệm đưa các biện pháp tư vấn giáo dục cho học sinh phòng tránh bệnh tật đặc biệt là HIV/AIDS. - Các phương tiện truyền thông đại chúng như đài truyền hình, đài phát thanh, sách báo, phải đưa công tác giáo dục phòng chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Nội dung giáo dục, tuyên truyền phải đầy đủ toàn diện về HIV/AIDS, phải đưa ra những kiến thức cụ thể và chính xác để các em có thể tiếp nhận một cách dễ dàng. - Mỗi học sinh phải thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Có ý thức xây dựng lối sống lành mạnh nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác ngăn ngừa phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. - Đặc biệt gia đình phải nâng cao ý thức trách nhiệm giữa các thành viên với nhau. Cha mẹ phải chú ý quan tâm giáo dục con em nâng cao nhận thức về HIV/AIDS xây dựng lối sống lành mạnh tránh xa ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội Danh mục tài liệu tham khảo BS. John G. Barlett, những thông tin cơ bản về AIDS, nhà xuất bản hội điều dưỡng VIệt Nam. Lê Nin, bút ký triết học, tập 29, nhà xuất bản tiến bộ Mãtitcơva 1981. Lưu Thị Minh Châu,dịch tễ học , giám sát và dự phòng HIV/AIDS, nhà xuất bản y học 2002. Lưu Thị Minh Châu, Nguyễn Thành Quang, những kiễn thức cơ bản về HIV/AIDS, nhà xuất bản y học 2002. Nguyễn Thị Cương, Nguyễn Đức Uy, Đỗ Quang Hà, HIV/AIDS với bà mẹ mang thai và sơ sinh, nhà xuất bản y học 2001. Lê Kinh Duệ, hỏi đáp về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. GS.TSKH.Bùi Đại, Nguyễn CHu Mùi, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Tuân,bệnh học truyền nhiễm. Nguyễn Văn Đoàn (dịch ), HIV/AIDS mối ràng buộc toàn cầu, Nhà xuất bản Thế Giới 1999. Trần Thị Minh Đức(chủ biên ), Tâm lý học đại cương, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1998. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ(chủ biên), Tâm lý học, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1998. Thu Hoà, HIV/AIDS đại dịch toàn cầu, nhà xuất bản lao động 2002. Bùi Vũ Huy ( dịch ), HIV/AIDS , nhà xuất bản hội y tá điều dưỡng Việt Nam. Bùi Vũ Huy, Các môđun giảng dạy trong chương trình giáo dục điều dưỡng và hộ sinh cơ bản về đề phòng và kiểm soát AIDS -1995. Phạm Đức Mục,HIV/AIDS, hội y tá điều dưỡng Việt Nam. Phạm Đức Mục (dịch ),sách tra cứu cho điều dưỡng HIV/AIDS, nhà xuất bản hội điều dưỡng Việt Nam. GS. Đoàn Xuân Mượu, miễn dịch và AIDS, Nhà xuất bản Y học. Vũ Thị Nho (dịch), tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1999. Đỗ Trung Phấn, Bùi Thị Mai Anh, Nguyễn Thị ý Lăng , HIV/AIDS và an toàn truyền máu, Nhà xuất bản Y học 1999. Nguyễn Văn Thương (chủ biên), HIV/AIDS và cách xử lý các hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc 2000. Nguyễn Quang Uẩn ( chủ biên), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 1998. Nhiễm HIV và AIDS. Hướng dẫn chăm sóc 1996. Những điều cần biết về thuốc lá, rượu, HIV/AIDS. Tuổi trẻ yêu đời hiểu biết về HIV/AIDS, Nhà xuất bản Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Việt Nam (CHXHCN), Luật lệ và sắc lệnh, pháp lệnh phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia 1995. Báo, tạp chí Tạp chí AIDS và cộng đồng số 1-2003. Tạp chí AIDS và cộng đồng số 2- 2003. Tạp chí AIDS và cộng đồng số 5- 2003. Tạp chí AIDS và cộng đồng số 9 - 2003. Tạp chí AIDS và cộng đồng số 10-2003. Luận văn, luận án Luận Văn Thạc Sỹ Phạm Thị Định, V-LA2873. Luận án phó tiến sỹ khoa học sư phạm- Tâm lý – V-L8/1968. Luận văn tốt nghiệp số 20. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHKHXH &NV ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC KHOA TÂM LÝ HỌC *** PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Các bạn học sinh thân mến! Để tiến hành nghiên cứu sự hiểu biết của các bạn về HIV/AIDS, chúng tôi mong các bạn trao đổi ý kiến về những vấn đề dưới đây một cách chân thành và cởi mở. Ngoài mục đích nghiên cứu chúng tôi không sử dụng ý kiến của các bạn vào bất kỳ một mục đích nào. Bạn hãy vui lòng đọc kỹ từng câu hỏi và chọn cho mình những câu trả lời thích hợp nhất bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống. Rất mong được sự giúp đỡ của các bạn ! Câu 1: Bạn đã nghe nói về HIV/AIDS qua đâu ? 1.Vô tuyến truyền hình c 4.Gia đình c 2.Đài truyền thanh c 5. Nhà trường c 3.Bạn bè c 6. Cơ quan y tế c ý kiến khác......................... Câu 2:Theo bạn HIV/AIDS là : Một thảm họa cho xã hội c Là một đại dịch nguy hiểm c Là một bệnh thông thường trong xã hội c Một hiện tượng bệnh lý trong xã hội c Một căn bệnh nan y c Là vấn đề xã hội c ý kiến khác Câu 3:Theo bạn, căn bệnh AIDS là:(chọn một phương án trả lời ) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải c Hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh c Không biết rõ c Câu 4: Theo bạn tác nhân gây bệnh AIDS là gì ? Ký sinh trùng c Nấm c Virus c Vi khuẩn c Không biết c ý kiến khác Câu5: Theo bạn, HIV/AIDS có nguy hiểm không ? Rất nguy hiểm c Nguy hiểm c Bình thường c Không nguy hiểm c Không biết c Câu 6:Theo bạn, HIV/AIDS được lây truyền qua con đường nào là chính Các loại muỗi và côn trùng c Tiêm chích ma tuý c Quan hệ tình dục c Chăm sóc người nhiễm HIV c Truyền máu và các sản phẩm của máu c Từ mẹ sang con c Qua đường hô hấp c Hôn nhau và ngủ chung chăn gối c Qua ăn uống c 10. Con đường khác c Câu 7: Theo bạn vì sao ta không nên tiêm chích ma tuý Là gánh nặng của gia đình và xã hội Bị xã hội lên án Hao tiền tốn của Huỷ hoại sức khoẻ, mất khả năng lao động Là con đường ngắn nhất dẫn đến phạm tội Sẽ dễ bị lây nhiễm HIV Lý do khác Câu 8:Có bao nhiêu phần trăm trẻ em khi sinh ra bị nhiễm HIV do mẹ chúng bị nhiễm HIV? 1. 10- 20 % c 2. 25- 30% c 35-50% c 55-70% c 75-100% c Không biết rõ c Câu 9: Bạn hãy xếp các hành vi sau theo các mức độ nguy cơ đến lây nhiẽm HIV bao gồm: hành vi có nguy cơ : là nhuững hành vi dễ dẫn đến lây nhiễm HIV hànhvi nguy cơ phụ thuộc :là nhũng hành vi có thể dẫn đến lây nhiễm HIV khi nó đi kèm theo một số yếu tố khác hành vi không có nguy cơ : là những hành vi không dẫn dến lây nhiễm HIV hoặc khả năng lây nhiễm là rất thấp stt Các hành vi Nhóm hành vi Có nguy cơ Nguy cơ phụ thuộc Không có nguy cơ 1 Cắt móng tay 2 Gội đầu ngoài tiệm 3 Quan hệ tình dục ở âm đạo mà không dùng bao cao su 4 Bị muỗi đốt người nhiễm HIV đốt 5 Bắt tay ôm hôn người nhiễm HIV 6 Dùng chung bát đũa với người bị nhiễm HIV 7 Thủ dâm 8 Cho máu 9 Xuyên lỗ tai 10 Dùng chung bàn trải đánh răng 11 Quan hệ tình dục ở hậu môn mà không sử dụng bao cao su 12 Có thai khi bị nhiễm HIV 13 Sơ cấp cho một người đang bị chảy máu 14 Châm cứu, xăm mặt 15 Quan hệ tình dục có sử dung bao cao su(phụ thuộc vào việc sử dụng bao cao su đúng cách hay không) 16 Sơ cấp cứu nhưng không dính máu 17 Mặc quần áo của người nhiẽm HIV 18 Dung chung nhà vệ sinh công cộng 19 Dùng chung dao cạo 20 Bơi trong bể bơi công cộng Câu 10: Có hai ý kiến sau đây, ban đồng tình với quan điểm nào và không đồng tình với quan điểm nào (đánh dấu(x) vào ô mà bạn cho là đúng) + Quan điểm thứ nhất : Phải có quan hệ tình dục với nhiều người thì mới bị lây nhiễm HIV. c + Quan điểm thứ hai: Chỉ cần quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su thì cũng bị lây nhiễm HIV. c Nếu bạn đồng ý với quan điểm thứ nhất vì : - HIV không lây truyền qua đường tình dục c - Chỉ quan hệ với một người chưa đủ lượng vi rút HIV để có thể bị lây c ý kiến khác Nếu bạn đồng ý với quan điểm thứ hai thì vì : - HIV sẽ lây truyền qua đường tình dục c - HIV có nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo c ý kiến khác Câu 11:Theo bạn ai có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS trong những nhóm sau đây? STT Nhóm xã hội Các mức độ nguy cơ Rất cao Cao Trung bình Thấp Không có nguy cơ 1 Những người đồng tính 2 Gái mại dâm 3 Con của những người mẹ bị nhiễm HIV 4 Bệnh nhân mang bệnh lây truyền qua đường tình dục 5 Khách hàng của gái mại dâm 6 Những người nghiện ma tuý 7 Nhóm sinh viên sống buông thả 8 Nhóm người lao động từ quê ra thành phố 9 Bất cứ ai đều có thể bị nhiễm 10 Những người thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân HIV?AIDS 11 Lái xe,thuỷ thủ 12 Nhóm trẻ em lang thang ý kiến khác Câu 12: Xin bạn cho biết, bạn đã bao giờ đặt mình vào tình huống bị nhiễm HIV hay không ? Có thể c Không bao giờ c Không biết c Vì sao? Câu 13:Theo bạn, HIVvà AIDS có khác nhau hay không? Có c Không c Không biết c Nếu có thì khác nhau như thế nào ? Câu 14: Theo bạn, làm cách nào để nhận biết một người bị nhiễm HIV/AIDS? Qua xét nghiệm máu c Qua hình dáng bên ngoài c Qua những dấu hiệu trên da c Qua những biểu hiện tâm lý không bình thường c Cách nhận biết khác Câu 15: Theo bạn, thời gian có thể đi xét nghiệm phát hiện ra HIV có trong máu là bao lâu? Một tháng c 3-6 tháng c 7-10 tháng c Một năm c ý kiến khác Câu 16: Bạn đã bao giờ nghe nói đến “giai đoạn cửa sổ “ của nhiễm HIVchưa? Đã nghe c Chưa bao giờ nghe c Nếu nghe nói đến thì giai đoạn cửa sổ là gì ? Câu 17: Nếu có hành vi nguy cơ (hành vi có khả năng cao dẫn đến bị lây nhiễm HIV),trong giai đoạn đầu mà kết quả xét nghiệm máu là âm tình thì bạn có chắc chắn mình không bị lây nhiễm HIV không ? Có c Không c Không biết rõ c Vì Sao Câu 18:Theo bạn,phương pháp hiệu quả nhất để phòng lây nhiễmHIV qua đường tình dục là: Sống chung thuỷ một vợ một chồng c Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục c Cách ly những người nhiễm HIV tại trại riêng c Khống chế nạn mại dâm bằng cách tập trung gái mại dâm để giáo dục học Tạo công ăn việc làm cho gái mại dâm c Phạt và xử lý nặng khách làng chơi c ý kiến khác Câu 19: Theo bạn, phương pháp hiệu quả nhất để phòng chống lây nhiễm HIVqua đường máu là: Không dùng chung bơm kim tiêm c Khử trùng các dụng cụ y tế có dính máu c Không xăm mình, xuyên lỗ tai c Không xăm mặt c Đeo bao tay khi tiếp xúc với máu c Không tiêm chích ma tuý c ý kiến khác Câu 20: Bạn biết gì về những biểu hiện có thể có(có những trường hợp không có biểu hiện gì chỉ qua xét nghiệm máu mới có thể phát hiện ra bệnh ) của người bị nhiễm HIV? (không hạn chế câu trả lời) ỉa chảy kéo dài không rõ nguyên nhân c Sốt kéo dài c Đau đầu, đau họng, sổ mũi c Ra mồ hôi đêm c Khó ngủ, ăn kém c Có nốt lở loét trên da c Không có biểu hiện gì c Không biết rõ c Sưng hạch c ý kiến khác Câu 21: Theo bạn, có phaỉ tất cả những người nhiễm HIV/AIDS đều xuất hiện các triệu chứng như bạn đã nêu ra ở câu trên không ? Có c Không c Vì sao ? Câu 22: Theo bạn, người nhiễm HIV ở giai đoạn mới phát bệnh AIDS thường xuất hiện nhóm triệu chứng nào trong 3 nhóm triệu chứng sau đây ? (chọn 1trong 3 nhóm) Nhóm 1 c Chảy mủ ở các cơ quan sinh dục Khó thở Đau buốt khi đi tiểu Hay hoa mắt chóng mặt Đau ở vùng hố chậu Nhóm 2 c Có các vết loét trên cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục Nổi hạch ở cổ bẹn Đau đầu, rụng tóc Viêm khớp , hay đau bụng Mắt mờ Có tổn thương ở tim mạch thần kinh Nhóm3 c Nổi hạch ở cổ, bẹn Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân Sụt cân 10% thể trọng cơ thể - ỉa chảy kéo dài Câu 23: Bạn sẽ xử sự như thế nào nếu biết một người ở gần mình bị nhiễm HIV/AIDS ? Vẫn quan hệ bình thường c Động viên chăm sóc họ c Xa lánh ghét bỏ họ c Lên án và xỉ nhục họ c Khuyến khích họ làm những công việc có ích cho xã hội c Không biết c Câu 24: Nếu không may bị nhiễm HIV bạn sẽ xử sự như thế nào trong các phương án sau đây? 1. Cố gắng không để lây sang người khác c 2. Sẽ tiếp tục sống có ích cho xã hội c 3.Tiếp nhận sự chăm sóc của người khác c 4. Sống tranh thủ, sống gấp, trả thù đời c Có nhữnh suy nghĩ và hành vi tiêu cực c Tự tử c ýkiến khác Câu 25: Theo bạn, đối với học sinh các trường PTTH có cần thiết phải có sự hiểu biết đúng đắn về vấn đề HIV/AIDS không ? Có c Không c Không biết c Vì sao Câu 26: Bạn cho rằng những người nhiễm HIV/AIDS là: Đáng bị xã hội lên án c Vẫn cần được tôn trọng c Mất quyền công dân c Không còn có ích cho xã hội c Tự đánh mất hạnh phúc gia đình c Cần đựoc sự thông cảm, giúp đỡ của mọi người c ý kiến khác Câu 27: Theo bạn, tại các trường PTTH hiện nay thì biện pháp giáo dục phòng ngừa lây nhiễm HIV nào là có hiệu quả nhất ? Đưa những kiến thức về HIV /AIDS vào chương trình giảng dạy trong nhà trường c Tổ chức các buổi nói chuyện ngoại khoá về HIV/AIDS c In tài liệu về HIV/AIDS phát cho học sinh c Thành lạp đội tuyên truyền viên c Giáo dục lối sống lành mạnh c Có biện pháp khen thưởng kỷ luật nghiêm minh đối với học sinh tiêm chích ma tuý và có quan hệ tình dục bừa bãi c ý kiến khác Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân Nam c Nữ c Tuổi.......... Lớp.......... Chúng tôi xin chân thành cảm ơn !

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH26t.DOC
Tài liệu liên quan