Đề tài Tìm hiểu nhận thức của nữ sinh và các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực học đường trong nữ sinh tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, hình ảnh chiến tranh đi sâu vào tiềm thức của con cháu người Việt Nam khiến cho họ coi nhẹ cái chết, đã đổ máu tự nhiên người ta sinh ra coi thường đổ máu. Đi qua chiến tranh chúng ta tưởng rằng sẽ được sống hoà bình nhưng thực tế lại bước qua một cuộc chiến tranh khác, cuộc chiến tranh của nền kinh tế tài chính, cuộc chiến tranh của những kể mạnh lấn kể yếu và những cuộc chiến đó tồn tại một cách len lõi vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bản thân là phụ nữ, nhóm chúng tôi rất hiểu được vai trò và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam, chúng tôi tự hào về các cuộc chiến tranh vì chồng vì dân tộc của các vị nữ tướng từ ngàn xưa: Trưng Trắc, Trưng Nhị (đánh Tô Định); Triệu Thị Trinh (chống lại quân Ngô) và niềm tự hào về người phụ nữ “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” ngày nay. Đất nước mở cửa, lối sống có nhiều thay đổi người phụ nữ ngày càng có cơ hội thể hiện bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, nữ giới ở những lớp trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường những người sẽ góp phần quyết định cho sự phát triển của đất nước sau này đã dần mất đi đức tính của người con gái dịu dàng bằng những hành động “bạo lực” với nhau. Các em muốn thể hiện quyền lực sức mạnh hơn là tính chịu thương chịu khó. “Bạo lực học đường” không mấy xa lạ và khó hiểu nhưng “bạo lực học đường trong nữ sinh” lại làm cho chúng tôi lo ngại và rất quan tâm khi gần đây liên tục các vụ bạo lực học đường do học sinh nữ gây ra (Đánh bạn ngay trong lớp học trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, HN; Học sinh nữ lớp 8 trường THCS Lê Lai, Q.8, Tp.HCM và hàng loạt video và hình ảnh ghi lại cảnh đánh nhau được tung lên mạng) những hình ảnh và hành vi không hay đó hàng ngày được dân mạng bốc lên làm đề tài bàn luận và được rất nhiều người quan tâm tranh cải, phản ánh, nhận xét, phê bình. “Bạo lực học đường trong nữ sinh” đã trở thành một hiện tượng của xã hội và nhóm chúng tôi đã chọn hiện tượng ấy làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu bằng việc thu thập ý kiến đánh giá của các em học sinh ở hai trường THCS Trần Phú (Q.10) và THPT Nguyễn Hữu Huân (Q. Thủ Đức) về nhận xét và các yếu tố gây nên bạo lực ở bản thân các em hay bạn bè xung quanh các em . Như vậy thông qua đề tài này dù có truyền đạt hay góp phần nào đó làm giảm tình trạng bạo lực trong nữ sinh hay không? Nhưng chúng tôi những người làm đề tài này đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm và cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tích cực hạn chế không dùng đến hành động “bạo lực”. 2. Các lý thuyết ứng dụng vào đề tài 2.1 Lý thuyết hành vi (hay còn gọi là lý thuyết hộp đen) Ứng dụng lý thuyết vào đề tài này như sau: trong môi trường học tập căng thẳng, cùng với sự tác động bởi những hành vi xấu mà học sinh vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, cá biệt hơn là ngay trong chính gia đình của mình đã có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi của trẻ, làm cho trẻ có những phản ứng tiêu cực để ăn nhập, hòa hợp và cũng như là một cách tác động lại với môi trường mà trẻ đang tiếp xúc . 2.2 Lý thuyết hành động của Max Weber: Yếu tố đầu tiên trong cấu trúc hành động là động cơ và mục đích của hành động. Động cơ có thể tạo ra tính tích cực hoặc tiêu cực cho chủ thể tham gia định hướng hoạt động, đạt được mục đích của hành động. Các động cơ của hành động liên quan đến nhu cầu vật chất và tất cả các giá trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội đã được chủ thể tiếp nhận để tạo ra các động cơ hành động. Ví dụ: Vì ghen tỵ bạn học giỏi hơn mình, hay thích ra là đàn chị trở thành động lực để chủ thể (học sinh) đánh bạn mình hay lăng nhục bạn mình trước đám đông nhằm đạt mục đích cuối cùng là mình mới đúng là đàn chị, ghét thì có quyền đánh hăm doạ. PHẦN MỞ ĐẦU 1. L‎ do lựa chọn đề tài 1 2. Các lý thuyết ứng dụng vào đề tài 2 2.1. Lý thuyết hành vi 2 2.2. Lý thuyết hành động 2 2.3. Lý thuyết xung đột 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực và bị bạo lực 5 1.1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực 5 1.2 Đặc điểm của học sinh bị bạo lực 5 2. Các tác nhân từ xã hội 5 2.1 Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông 5 2.2 Ảnh hưởng từ tình trạng phạm pháp trong xã hội 7 3. Các tác nhân từ gia đình 7 3.1 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 7 3.2 Kinh tế gia đình và nghề nghiệp của ba mẹ 9 3.3 Truyền thống giáo dục của gia đình 9 4. Các tác nhân từ nhà trường 10 4.1 Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh 10 4.2 Hiệu quả đào tạo môn học đạo đức 11 5. Các tác nhân từ bản thân học sinh 12 5.1 Những thay đổi về tâm sinh lý 12 5.2 Áp lực về kết quả và thời gian học tập 12 5.3 Nhận thức về hành vi bạo lực và những hậu quả 12 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận 14 2. Các nhóm giải pháp 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Văn Bình, 2006, đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu xã hội học 2 Nguyễn Khắc Viện,1994, từ điển xã hội học, nhà xuất bản Thế Giới. 3. Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2007, ứng xử với trẻ tuổi vị thành niên, nhà xuất bản Phụ Nữ. 4.Nguyễn Xuân Nghĩa, 2004, phương pháp & kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội học, nhà xuất bản Trẻ 5. Vũ Chất, 2000, từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Thanh Niên. 6. Báo Sinh viên Việt nam, số 126, ngày 1-5-2010. 7. Báo Người Lao Động, số 5099, ngày 6-7-2010. 8. Website: : Báo điện tử của TW Hội Khuyến Học Việt Nam - Diễn đàn Dân Trí Việt Nam 9. Website: Tuổi Trẻ Online - Trang chủ 10.Website:Chống bạo lực học đường: Không được bất lực trước học sinh cá biệt - Giáo dục - Pháp Luật TPHCM Online 11.Website Wikipedia, bách khoa toàn thư mở 12. Website Tư vấn tâm lý | Tu van tam ly | Tam ly | Tam ly ban gai | Tien hon nhan | Hon nhan | Suc khoe sinh san | Tinh yeu | Gioi tinh | Tu van truc tuyen | Hôn nhân 13. Website 64% học sinh từng nhìn thấy nữ sinh đánh nhau - Giáo dục - Pháp Luật TPHCM Online 14. Website Trẻ yêu sớm cũng gây nên bạo lực học đường - Bạn đọc - Dân trí 15. Website Website học sinh THPT Nguyễn Hữu Huân - Lịch sử trường 16. Website Bệnh viện máy tính quốc tế iCARE

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2128 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhận thức của nữ sinh và các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực học đường trong nữ sinh tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, hình ảnh chiến tranh đi sâu vào tiềm thức của con cháu người Việt Nam khiến cho họ coi nhẹ cái chết, đã đổ máu tự nhiên người ta sinh ra coi thường đổ máu. Đi qua chiến tranh chúng ta tưởng rằng sẽ được sống hoà bình nhưng thực tế lại bước qua một cuộc chiến tranh khác, cuộc chiến tranh của nền kinh tế tài chính, cuộc chiến tranh của những kể mạnh lấn kể yếu và những cuộc chiến đó tồn tại một cách len lõi vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bản thân là phụ nữ, nhóm chúng tôi rất hiểu được vai trò và phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam, chúng tôi tự hào về các cuộc chiến tranh vì chồng vì dân tộc của các vị nữ tướng từ ngàn xưa: Trưng Trắc, Trưng Nhị (đánh Tô Định); Triệu Thị Trinh (chống lại quân Ngô)… và niềm tự hào về người phụ nữ “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” ngày nay. Đất nước mở cửa, lối sống có nhiều thay đổi người phụ nữ ngày càng có cơ hội thể hiện bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. Tuy nhiên, nữ giới ở những lớp trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường những người sẽ góp phần quyết định cho sự phát triển của đất nước sau này đã dần mất đi đức tính của người con gái dịu dàng bằng những hành động “bạo lực” với nhau. Các em muốn thể hiện quyền lực sức mạnh hơn là tính chịu thương chịu khó. “Bạo lực học đường” không mấy xa lạ và khó hiểu nhưng “bạo lực học đường trong nữ sinh” lại làm cho chúng tôi lo ngại và rất quan tâm khi gần đây liên tục các vụ bạo lực học đường do học sinh nữ gây ra (Đánh bạn ngay trong lớp học trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, HN; Học sinh nữ lớp 8 trường THCS Lê Lai, Q.8, Tp.HCM và hàng loạt video và hình ảnh ghi lại cảnh đánh nhau được tung lên mạng) những hình ảnh và hành vi không hay đó hàng ngày được dân mạng bốc lên làm đề tài bàn luận và được rất nhiều người quan tâm tranh cải, phản ánh, nhận xét, phê bình. “Bạo lực học đường trong nữ sinh” đã trở thành một hiện tượng của xã hội và nhóm chúng tôi đã chọn hiện tượng ấy làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm và năng lực có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn đề tài nghiên cứu bằng việc thu thập ý kiến đánh giá của các em học sinh ở hai trường THCS Trần Phú (Q.10) và THPT Nguyễn Hữu Huân (Q. Thủ Đức) về nhận xét và các yếu tố gây nên bạo lực ở bản thân các em hay bạn bè xung quanh các em . Như vậy thông qua đề tài này dù có truyền đạt hay góp phần nào đó làm giảm tình trạng bạo lực trong nữ sinh hay không? Nhưng chúng tôi những người làm đề tài này đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm và cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tích cực hạn chế không dùng đến hành động “bạo lực”. 2. Các lý thuyết ứng dụng vào đề tài Lý thuyết hành vi (hay còn gọi là lý thuyết hộp đen) Ứng dụng lý thuyết vào đề tài này như sau: trong môi trường học tập căng thẳng, cùng với sự tác động bởi những hành vi xấu mà học sinh vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, cá biệt hơn là ngay trong chính gia đình của mình đã có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi của trẻ, làm cho trẻ có những phản ứng tiêu cực để ăn nhập, hòa hợp và cũng như là một cách tác động lại với môi trường mà trẻ đang tiếp xúc . Lý thuyết hành động của Max Weber: Yếu tố đầu tiên trong cấu trúc hành động là động cơ và mục đích của hành động. Động cơ có thể tạo ra tính tích cực hoặc tiêu cực cho chủ thể tham gia định hướng hoạt động, đạt được mục đích của hành động. Các động cơ của hành động liên quan đến nhu cầu vật chất và tất cả các giá trị, lợi ích, lý tưởng trong xã hội đã được chủ thể tiếp nhận để tạo ra các động cơ hành động. Ví dụ: Vì ghen tỵ bạn học giỏi hơn mình, hay thích ra là đàn chị trở thành động lực để chủ thể (học sinh) đánh bạn mình hay lăng nhục bạn mình trước đám đông nhằm đạt mục đích cuối cùng là mình mới đúng là đàn chị, ghét thì có quyền đánh hăm doạ. Nhu cầu Động cơ Mục đích Chủ thể Hoàn cảnh Hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động xã hội. Đó là điều kiện về thời gian, không gian vật chất và tinh thần của hành động. Hành động đó diễn ra lúc nào? Ở đâu? Bối cảnh xã hội như thế nào? Ví dụ như các em tụ tập đánh nhau vào lúc tan học, và địa điểm đánh nhau thường là bên ngoài phạm vi quản lý của nhà trường. Sự tác động của môi trường, hoàn cảnh tới hành động được các nhà Xã hội học gọi là kiềm chế thực tế. 2.3 Lý thuyết xung đột: Ứng dụng của lý thuyết này là chỉ ra các mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường và tìm cách giải quyết mâu thuẫn xảy ra trong xung đột. Trong môi trường học đường, các mâu thuẫn dẫn đến xung đột giữa các học sinh thường là do bị khiêu khích, do hơn kém nhau trong một số lĩnh vực nào đó, cũng có thể là do hiểu lầm, nói xấu nhau…từ đó dẫn đến bạo lực, nó có ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách của một con người, làm phá vỡ sự gắn kết, tương tác giữa các cá nhân trong xã hội. Vì vậy phải tìm cách hạn chế, triệt bỏ những mâu thuẫn này để nó không còn là yếu tố phá vỡ những mối quan hệ vẫn còn non nớt của các em học sinh. 3. Khung phân tích Tác nhân từ gia đình Bạo lực học đường trong học sinh nữ Nghề nghiệp ba mẹ Kinh tế gia đình Toàn xã hội và những đánh giá của xã hội Mối liên hệ và cách ứng xử giữa các thành viên Sự quan tâm của cha mẹ Tác nhân từ xã hội Các phương tiện truyền thông và kênh giải trí Tình trạng phạm pháp trong xã hội Tác nhân từ nhà trường Tác nhân từ bản thân học sinh Quan hệ cộng đồng và bạn bè Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh Hiệu quả đào tạo của các môn học đạo đức Những thay đổi tâm sinh lý Áp lực kết quả và thời gian học tập Áp lực gia đình Nhận thực về hành vi bạo lực PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm của học sinh bạo lực và bị bạo lực Dựa vào cuốn sách “Bắt nạt ở trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì” (1993), tiến sĩ Olweus đã chỉ ra đặc điểm của phần lớn những học sinh có thể là người đi bạo lực và đặc điểm của những học sinh có nguy cơ là nạn nhân của bị bạo lực mà ta có thể áp dụng và phù hợp với đề tài nghiên cứu. 1.1 Đặc điểm của học sinh gây bạo lực Có nhu cầu thống trị mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác. Dễ dàng bị khiêu khích và tức giận. Luôn luôn bướng bỉnh và gây hấn đối với người lớn, kể cả bố mẹ và giáo viên. Rất ít có khả năng thấu cảm và bộc lộ sự thấu cảm đối với những học sinh là nạn nhân bị đối xử tàn nhẫn. 1.2 Đặc điểm của học sinh bị bạo lực Thường thận trọng, nhạy cảm, ít nói, trốn tránh và xấu hổ. Thường xuyên lo lắng, cảm giác không an toàn, không vui và tự đánh giá bản thân thấp. Hay chán nản, phiền não và có ý tưởng tự tử nhiều hơn bạn bè cùng trang lứa. Các tác nhân từ xã hội 2.1 Các phương tiện truyền thông. Thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận về việc “bắt chước” các... hình mẫu. Trong khi đó, “hình mẫu” của các em hầu hết đều trong các… trò chơi game. Nguy hiểm hơn, các em dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game online - tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó không hề ảo chút nào. Trong cuộc nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện thì có đến 42% học sinh nữ là thường xuyên dành thời gian cho việc xem phim. Việc các em dành qua nhiều thời gian để xem phim làm điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập cũng như sinh hoạt hằng ngày. Đã không ít các trường hợp đánh nhau là bắt chước trong phim mà mình đã từng xem vì các em cho rằng mình hành động như vậy là đúng, là khẳng định bản thân mình. Việc xem phim hằng ngày tạo cho các em những tư tưởng không đúng với thực tế, cộng với việc phát triển của nền kinh tế như hiện nay cha mẹ không còn thời gian để quan tâm đến việc con mình đang xem phim gì, xem với thời gian như thế nào. Không ai có thể chắc chắn rằng mình không bắt chước theo những tình huống như vậy khi gặp phải nó. Trong giai đoạn mà các em muốn chứng tỏ cho mọi người xung quanh thấy các em đã là người lớn thì việc các em làm theo các hành động trong phim mà hằng ngày các em đã xem được các em cho là cho là hiệu quả nhất. Đó cũng một trong những lý do chính tạo nên bạo lực ở nữ sinh. Dịch vụ internet phát triển, góp phần thúc đẩy việc trao đổi thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có một lực lượng không nhỏ sử dụng máy tính chỉ để khai thác triệt để các trò chơi trực tuyến để rồi trở thành con nghiện của trò chơi này lúc nào chẳng hay. Theo thống kê, 77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người, 9% là cờ bạc, chỉ 14% là có yếu tố tích cực ví dụ như những trò chơi về tìm hình, cộng nhân tốc độ. Hiện nay các game không lành mạnh xuất hiện tràn lan mà không có sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền chính nhưng game đó tác động không nhỏ đến đời sống của người chơi, khi đã nghiện game thì các em có thể làm tất cả để được chơi game. Có đến 24.7% các em học sinh nữ là chơi game thường xuyên khi có thời gian rảnh. Trong khi các em chọn các loại game hành động, cảm giác mạnh cho việc giải trí thì còn rất nhiều trò chơi bổ ích dành cho các em mà những trò chơi đó được các em đánh giá là nhàm chán, không thích chơi. Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, theo các bác sĩ, chơi game nhiều, chắc chắn sẽ bị bệnh về tai, về dạ dày, tỷ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, giảm trí nhớ, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì… đang gia tăng mà hậu quả là từ việc "ngồi đồng" trên máy tính. Ai dám nói trước mình sẽ làm gì khi bị kích động bằng những trò chơi bạo lực trong môi trường dễ xảy ra xung đột như thế. 2.2 Ảnh hưởng từ tình trạng phạm pháp trong xã hội. Quá trình mở cửa, hội nhập đã đẩy mạnh sự giao thoa, tiếp biến văn hoá nhân loại vào nền văn hoá Việt, quá trình này không tránh khỏi những điều không tốt du nhập một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định, làm tổn hại đến những giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội của đất nước Việt Nam nói chung, trong nhà trường nói riêng. Hàng ngày, trong hành trình từ nhà đến trường hoặc dã ngoại, học sinh đã chứng kiến không ít cảnh tượng phi văn hoá diễn ra ngay trước mắt Có khi các em được xem trên mạng, hoặc nghe cha mẹ, anh chị kể lại không ít thông tin về cảnh tượng côn đồ đây đó. Chẳng hạn: cháu giết bà lấy tiền chơi game, hoặc con đánh mẹ đến mức gây thương tích, thậm chí phụ huynh xông vào tận lớp học xỉ vả, hành hung giáo viên...Những cảnh tượng như vậy đã tự nhiên đi vào tâm trí học sinh, nhen nhóm trong lòng những trẻ em, những học sinh có vẻ mặt còn ngây thơ, hồn nhiên, mặc trên mình bộ đồng phục trắng tinh.Hay ngay chính trong gia đình các em cũng có thể chứng kiến những cảnh bạo lực giữa cha mẹ, anh chị em…, bạo lực gia đình là tác nhân rất mạnh ảnh hưởng đến các em. Như vậy, trong cuộc sống hiện nay, cho dù đã và đang có nhiều làng xã, khu phố được công nhận danh hiệu “văn hoá”, nhưng trên thực tế lại khác trong ứng xử người với người lại hết sức phi văn hoá, trái với cương thường đạo lý, vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật - đó chính là những hành vi tiềm ẩn nguy cơ lấy bạo lực để xử lý các mối quan hệ xã hội. Các tác nhân từ gia đình 3.1 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Qua kết quả khảo sát cho thấy 68% là ba mẹ quan tâm đến những hành vi đánh nhau của con gái, trong khi đó vẫn có đến 32% cho biết là không quan tâm, có lẽ trong suy nghĩ của ba mẹ thì chuyện đánh nhau của con gái, lý do chủ yếu để quan tâm là do ba mẹ sợ vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến các em chiếm 58%, 23% quan tâm vì không muốn con mình tham gia, còn lý do để không tham gia là do ba mẹ không biết, chiếm 72%, 14% là do con mình không tham gia nên không để ý đến và 14% là do ba mẹ không có thời gian. Môi trường ảnh hưởng khá nhiều tới thái độ ứng xử, hành vi của các em. Các em đang trong độ tuổi mới lớn nên việc có thể hoàn thành tốt các công việc học tập và việc nhà là rất khó. Trong kết quả ngiên cứu của đề tài mặc dù có 70% cha mẹ khuyên bảo nhẹ nhàng khi con mắc lỗi nhưng bên cạnh đó thì cũng có đến 24.7% ba mẹ là mắng chửi các em khi các em gặp chuyện sai trái trong công việc hằng ngày. Điều này sẽ tạo áp lực tâm lý sợ hãi cho các em, vô hình chung làm mất tính cách hồn nhiên thường thấy ở các em. Ngoài áp lực học tập, các em còn bị áp lực do không khí căng thẳng trong gia đình. Do đó các em sẽ có những hành hành vi không đúng nhằm giải tỏa những bực bội. Cách quan tâm của cha mẹ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho con mình một số tiền nào đó mà thôi, việc cho con tiền nhưng không quản lý, hướng dẫn các em tiêu tiền đúng cách thì không chắc rằng các em sẽ sử dụng những số tiền đó vào mục đích gì.Theo kết quả nghiên cứu thì có 51.3% ba mẹ không hề quản lý con mình tiêu tiền như thế nào con số này cho thấy rằng ba mẹ không mấy quan tâm rằng các con sử dụng tiền vào mục đích gì. Chính sự thoải mái đó có thể dẫn các em tói những con đường không mấy đúng đắn. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực còn do gia đình chưa quan tâm nhiều đến sự phát triển tâm sinh lý của các em, các em rất ít khi được cha mẹ gần gũi, nói chuyện, trao đổi thông tin và thể hiện tình cảm yêu thương. Chính vì các bậc cha mẹ có ít thời gian nói chuyện với con nên vì vậy cơ hội giáo dục dành cho con cái cũng bị giảm đi, không hiểu rõ được tính cách của con, nhận ra được những bất thường trong thái độ, hành vi của con để kịp thời uốn nắn, ngăn chặn kịp thời. Theo kết quả thu thập được thời gian cha mẹ ngồi nói chuyện với con chỉ trong khoảng từ 10 – 30 phút chiếm 68%, chỉ có 6% cho biết cha mẹ dành thời gian để nói chuyện với con trong một ngày từ 90 – 180 phút. Trong gia đình cha mẹ là người có thể lắng nghe, chia sẻ mọi tâm tư và suy nghĩ của các em nhưng trên thực tế khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống thì người mà các em thường hay chia sẻ nhất thì không phải là cha mẹ, chỉ có 22,7% các em chọn cách chia sẻ với cha mẹ, và một tỷ lệ không nhiều các em chia sẻ với anh chị trong gia đình là 16,7%. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là có đến 19,3% các em cho rằng không muốn chia sẻ với bất kỳ ai. 3.2 Kinh tế gia đình và nghề nghiệp của ba mẹ Kinh tế gia đình và nghề nghiệp của ba mẹ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi xã hội của trẻ. Kết quả khảo sát cho thấy những gia đình có mức kinh tế giàu hay nghèo thì ba mẹ đều không quan tâm đến chuyện đánh nhau của con cái, và chỉ chiếm 6,8% là có quan tâm, và 8,3% là không quan tâm, mà những gia đình có mức kinh tế trung bình hay khá thì có tỷ lệ quan tâm nhiều hơn chiếm 93,1%. 3.3 Truyền thống giáo dục của gia đình Gia đình và xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng tới sự phát triển, hình thành nhân cách của các em. Đặc biệt, nhịp sống hiện đại đã ảnh hưởng tới mọi gia đình, nhiều giá trị chuẩn đã bị phá vỡ, sự gắn bó mật thiết giữa các thành viên trong gia đình cũng trở nên lỏng lẻo. Sự quan tâm, tình cảm của cha mẹ dành cho con cũng đã có phần khác trước đây. Bên cạnh đó, là những tác động xã hội với mặt trái của nền kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng đến việc giáo dục những truyền thống quý báu cho học sinh. Chính là sự lỏng lẻo trong quan hệ gia đình của xã hội chúng ta hiện nay đáng báo động, những người làm bố mẹ đang quá chú trọng đến việc “nuôi” mà quên mất việc “dạy” cho con em mình thành người. Thực thế, trong xã hội hiện nay chúng ta đang sống, thử hỏi xem có bao nhiêu phần trăm người làm cha mẹ trước khi sinh con được trang bị kiến thức về vấn đề giáo dục con cái? Hay là đa phần chúng ta đều áp dụng hình thức “sao y” từ thế hệ trước mà quên mất rằng cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Đứng trước một vấn nạn gì đó của con cái, chúng ta thường hay so sánh “ngày xưa, đâu có vậy ....” hoặc “ngày xưa thì thế này v.v...” mà không nhận ra rằng ngày xưa chúng ta cũng đã từng bị cha mẹ chúng ta chép miệng bảo “ngày xưa ...”. Áp lực cơm áo gạo tiền của cuộc sống đang làm cho bố mẹ và con cái trong ngôi nhà dần dần xa cách nhau, bố mẹ quá căng thẳng trong việc tìm kiếm vật chất phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày nên khi trở về nhà đã quá mệt mỏi, không còn thời gian đâu để lắng nghe, để hỏi han trò chuyện với con cái. Con cái thì cũng không muốn nói chuyện với cha mẹ vì thấy cha mẹ hình như không hiểu được mình, lúc nào cũng chỉ la mắng hoặc giảng “đạo đức”. một số em học sinh của một trường “đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế” - đa phần các em học ở ngôi trường này đều là con nhà khá giả trong nhiều lĩnh vực, gần như suốt ngày các em không hề gặp bố mẹ, ở trường 10 giờ mỗi ngày, đưa đón các em đi học là người giúp việc và tài xế, về nhà cũng chỉ có người giúp việc nhà, còn cha mẹ thì bận tiếp khách và bận 1001 việc ... Vì thế, có thể thấy, trong vấn đề bạo lực học đường, sự thiếu quan tâm của gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em lứa tuổi teen là một nguyên nhân quan trọng, và có lẻ trong trường hợp này một câu nói đã xưa nhưng không cũ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – mỗi người làm cha mẹ hãy tự trách bản thân mình trước khi trách xã hội (nguồn: dantri.vn). Các tác nhân từ nhà trường Bạo lực học sinh nữ hiện nay được dư luận và báo chí gọi là “báo động đỏ”, xu hướng tình trạng bạo lực ngày một gia tăng làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến bản thân học sinh nữ kể cả tinh thần lẫn thể xác. Vì là học sinh, nên phần lớn thời gian của các em dành nhiều cho việc học ở nhà trường, cho nên nhà trường cũng là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của các em. 4.1 Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh Trong lần trao đổi với Báo An Ninh Thủ Đô về vấn đề bạo lực học đường ở nữ sinh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển có cho rằng: “Chúng tôi cũng nhận thấy, lâu nay mới chỉ chú trọng nhiều vào việc khen thưởng giáo viên dạy giỏi, có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các môn học mà còn chưa động viên đầy đủ tới những tấm gương giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên quan tâm, giúp đỡ học sinh. Việc này đang được khắc phục”. Thông qua bảng điều tra ta thống kê được 84% là giáo viên chủ nhiệm rất thường xuyên và thường xuyên quan tâm đến học sinh, đây là điều đáng quý. Giáo viên chủ nhiệm gần như có một vai trò nhất định giám sát lớp, biểu hiện của từng em cá biệt hay nhóm cá biệt, giáo viên chủ nhiệm cần đi sâu vào từng đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh, điều kiện mang tính riêng biệt đặc thù ở từng học sinh. Bạo lực học đường xảy ra còn do một nguyên nhân nữa là học sinh thiếu hiểu biết về pháp luật, bạo lực học đường có thể dẫn đến các em dễ phạm tội và phạm tội có tính chất nghiêm trọng… chỉ vào xích mích với bạn khi vui đùa hay trong khi nói chuyện với nhau học sinh có thể nổi tính hung hăng đánh bạn, sự bất đồng, sống thiếu định hướng sẽ rất dễ khiến các em phạm tội ở lứa tuổi chưa nhận thức chín chắn. Theo kết quả khảo sát thì chiếm 59,3%. là thỉnh thoảng có tổ chức các buổi học về cách ứng xử giao tiếp, cách làm người tốt và cách học tập. 4.2 Hiệu quả đào tạo môn học đạo đức Nhìn lại chương trình Giáo dục công dân với 50 bài ở cấp Tiểu học, 75 bài ở cấp Trung học cơ sở và 51 bài ở cấp Trung học phổ thông. Ở bậc Tiểu học, học sinh lớp 5 học bài “tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc”! Lên bậc Trung học cơ sở, học sinh lớp 7 học về “bộ máy nhà nước sơ cấp cơ sở”, học sinh lớp 8 học về quyền sở hữu tài sản, học sinh lớp 9 học về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân…với đầy đủ những từ ngữ khó hiểu, không phù hợp và chưa cần thiết với lứa tuổi 12 – 15 như “Chí công vô tư; Bảo vệ hòa bình; Lý tưởng sống của thanh niên; Hợp tác cùng phát triển…Ở bậc Trung học phổ thông, chương trình giáo dục công dân khá nặng nề về kiến thức với hai phần “triết học và đạo đức” gồm các nội dung trừu tượng: các phạm trù đạo đức cơ bản, phương pháp luận biện chứng… Nhưng các em lại không được cung cấp các kiến thức một cách hết sức rõ ràng về quyền lợi cua bản thân mình, trong khi học sinh ngày nay phải tự mình đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong cuộc sống. Khi được hỏi các em về hiệu quả của môn giáo dục công dân có đáp ứng được yêu cầu giáo dục nhân cách cho học sinh không, có đến 54% cho rằng không. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhận xét: “Cũng phải thừa nhận, đổi mới phương pháp giáo dục, nội dung giảng dạy môn học đạo đức, giáo dục công dân chưa thực sự thu hút được học sinh”. 5. Các tác nhân từ bản thân học sinh 5.1 Những thay đổi về tâm sinh lý Khoảng thời gian phát triển từ thiếu niên sang tuổi thanh niên - tuổi trưởng thành - là một giai đoan cực kỳ quan trọng trong cuộc đời con người. Chỉ trong vòng khoảng 7 năm (11-18 tuổi), nhưng yếu tố tâm lý, sinh lý của các em học sinh có sự vận động bên trong và chịu sự chi phối (một cách thụ động) từ bên ngoài rất lớn. Về sinh lý, ở giai đoạn “tiền dậy thì”, “trong dậy thì”, và “hậu dậy thì” này, những sự chuyển hoá hữu cơ trong cơ thể các em rất mạnh mẽ, nguồn sức dồi dào, dẫn đến sự hiếu động. Từ thống kê điều tra cho thấy đến 45% các bạn học sinh nữ cho rằng có xảy ra đánh nhau vào những ngày bị “đèn đỏ”, nguyên nhân là các bạn học sinh cảm thấy dễ nóng nảy, dễ nổi giận. Tuy nhiên vẫn có 46,2% các bạn cho rằng vào những ngày “đèn đỏ” các bạn hơi khó chịu, mất tự tin nhưng không xảy ra trường hợp đánh nhau. Áp lực về kết quả và thời gian học tập Một điều tra về bạo lực ở trẻ trong gia đình và nhà trường của Th.s Lê Thị Ngọc Dung, viện nghiên cứu phát triển Tp.HCM cho thấy 2,5% số học sinh hoàn toàn không có cơ hội vui chơi giải trí, 11,6% phải rất khó khăn mới có được cơ hội vui chơi giải trí. Như vậy, có 62% số học sinh cho rằng chương trình hoc hiện nay nặng. Các em có thể bị tác động từ hai phía, nhà trường (với chương trình học nặng) và gia đình (áp lực về học tập áp đặt lên học sinh) khiến cho các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, nặng nề về tâm lý trong việc học hành, khi chương trình học trên lớp tốn quá nhiều thời gian mà chưa thật sự áp dụng được vào trong thực tế. 5.3 Nhận thức về hành vi bạo lực và những hậu qủa Khi nói đến bạo lực và chuyện bạo lực đã xảy ra thì không thể nào tránh khỏi những hậu quả cho gia đình, nhà trường, xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp cho tương lai của chính bản thân các em. Hầu như các em đều đồng tình với hậu quả gây tổn thương về mặt thể xác 74%, về mặt tinh thần 64,7% và mất thiện cảm của học sinh nữ với mọi người là 60,7%. Về mặt văn hóa từ ngàn xưa, người phụ nữ được mệnh danh cho bốn từ “công – dung – ngôn – hạnh”, trải qua tiến trình lịch sử, có những giá trị chuẩn mực không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên sự phát triển luôn gắn liền với tính kế thừa. Vì vậy mà nữ sinh ngày nay với hàng loạt vụ bạo lực đã đánh mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ. Một điều đáng buồn thông qua kết quả điều tra từ các em học sinh nữ. Chúng tôi thu được 55,3% các em có thái độ không quan tâm và bỏ đi khi thấy các bạn khác đánh nhau, và dù không bỏ đi thì cũng có 26% các em chọn giải pháp đứng lại xem, trong khi chỉ có 12,7% sẽ can ngăn. Điều đó cho thấy rằng mức độ xảy ra bạo lực được lặp đi lặp lại nhiều lần chính vì thế các bạn cũng chẳng quan tâm đến, và có hiếu kỳ thì các bạn chỉ đứng lại xem mà chưa có một giải pháp cụ thể. Một phần cũng vì các em sợ ảnh hưởng đến mình, sợ mình sẽ bị đánh vì nhiều chuyện. PHẦN KẾT LUẬN Kết luận Qua kết quả mà đề tài nghiên cứu được đã cho ta thấy có sự ảnh hưởng to lớn của các nhân tố xung quanh môi trường sống mà các em đang sống như: gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân các em. Các nhân tố này phải được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, riêng về nhân tố nhà trường và gia đình cần hỗ trợ nhau trong việc rèn luyện các em về học tập cũng như cách sống và hơn hết là các diễn biến tâm lý của tuổi mới lớn vô cùng phức tạp này. Ta có thể nhận thấy rằng, ở lứa tuổi này các em rất dễ bị tác động bởi những hoat động từ bên ngoài xã hội, hiện tượng các em mê game online không còn xa lạ nữa mà đã rất phổ biến, đây là một tín hiệu tiêu cực làm hỏng nhân cách của các em, chính những hình ảnh mà các em nhìn thấy trong game đã làm cho các em bắt chước nhiều hơn, dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực, trong đó có nạn bạo lực học đường. như vậy game online cũng là một yếu tố tác động làm cho tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng. 2. Giải pháp Để khắc phục được tình trạng này đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ của gia đình – nhà trường – bản thân học sinh – các cơ quan có thẩm quyền – Bộ thông tin. Bộ thông tin cần có những biện pháp ngăn chặn những tệ nạn trên mạng, những loại game mang tính bạo lực, những hình ảnh gợi cảm, những trang web đen cần được xóa bỏ thay vào đó là những loại game lành mạnh chỉ mang tính chất thử thách và giải trí, những bộ phim trong sáng, những trang web thật sự bổ ích cho việc tìm kiếm. Điều đó là rất khó, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp từ phía gia đình về việc kiểm soát thời gian của các em, về việc chi tiền cho các em, quan trọng hơn là làm cho các em nhận thấy được mặt trái của internet. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian gần gũi, trò chuyện tâm tình với con, đặc biệt là con gái, ở vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý có nhiều thay đổi, có nhu cầu tình cảm của tuổi mới lớn, có những giây phút nóng nảy – bực bội, không kiềm chế được bản thân. Cha mẹ làm gương cho con noi theo, trước mắt con cha mẹ là những người sống đúng mực và trách nhiệm với gia đình. Cha mẹ không nên có tình trạng bạo lực trước mặt con cái làm cho các em dễ tổn thương và học theo. Cha mẹ cần biết nhận xét phân tích sai sót của con và hướng dẫn con khắc phục, điều chỉnh hành vi của con. Hỗ trợ nâng cao nhận thức và kỹ năng giáo dục con em cho phụ huynh theo cách sống độc lập, không phụ thuộc vào nguyện vọng của cha mẹ. Nhà trường là nơi tập hợp đội ngũ các nhà giáo dục chuyên nghiệp, vì vậy cần cân nhắc ý kiến và hướng dẫn phụ huynh phối hợp với nhà để đưa ra những cách thức giáo dục phù hợp với con em của họ. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng với những nội dung giáo dục thiết thực, gắn liền với các hiện tượng sai phạm thường xảy ra ở học sinh như: chuyên đề báo cáo tình trạng lớp học – học sinh trên sân trường, những buổi sinh hoạt đầu tuần đề cập nhiều hơn về mức độ bạo lực ở học sinh nữ hiện nay trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. PHẦN MỞ ĐẦU 1. L‎ do lựa chọn đề tài 1 2. Các lý thuyết ứng dụng vào đề tài 2 2.1. Lý thuyết hành vi 2 2.2. Lý thuyết hành động 2 2.3. Lý thuyết xung đột 3 PHẦN NỘI DUNG 1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực và bị bạo lực 5 1.1. Đặc điểm của học sinh gây bạo lực 5 1.2 Đặc điểm của học sinh bị bạo lực 5 2. Các tác nhân từ xã hội 5 2.1 Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông 5 2.2 Ảnh hưởng từ tình trạng phạm pháp trong xã hội 7 3. Các tác nhân từ gia đình 7 3.1 Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái 7 3.2 Kinh tế gia đình và nghề nghiệp của ba mẹ 9 3.3 Truyền thống giáo dục của gia đình 9 4. Các tác nhân từ nhà trường 10 4.1 Mối liên hệ giữa thầy cô và học sinh 10 4.2 Hiệu quả đào tạo môn học đạo đức 11 5. Các tác nhân từ bản thân học sinh 12 5.1 Những thay đổi về tâm sinh lý 12 5.2 Áp lực về kết quả và thời gian học tập 12 5.3 Nhận thức về hành vi bạo lực và những hậu quả 12 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận 14 2. Các nhóm giải pháp 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Văn Bình, 2006, đề cương bài giảng phương pháp nghiên cứu xã hội học 2 Nguyễn Khắc Viện,1994, từ điển xã hội học, nhà xuất bản Thế Giới. 3. Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2007, ứng xử với trẻ tuổi vị thành niên, nhà xuất bản Phụ Nữ. 4.Nguyễn Xuân Nghĩa, 2004, phương pháp & kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội học, nhà xuất bản Trẻ 5. Vũ Chất, 2000, từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Thanh Niên. 6. Báo Sinh viên Việt nam, số 126, ngày 1-5-2010. 7. Báo Người Lao Động, số 5099, ngày 6-7-2010. 8. Website: : 9. Website: 10.Website: 11.Website 12. Website 13. Website 14. Website 15. Website 16. Website Trưởng nhóm: Lưu Thị Mỹ Hiền Email: onelove_1804@yahoo.com Điện thoại: 0973986520

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim hieu nhan thuc va nhung yeu to tac dong den bao luc hoc duong trong nu sinh tai Tp HCM hien nay.doc
Tài liệu liên quan