Đề tài Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai

Mục lục I. Giới thiệu II. Lời cám ơn III. Tóm tắt kết quả nghiên cứu IV. Mục tiêu của đề tài V. Phương pháp nghiên cứu VI. Báo cáo kết quả và phân tích dữ liệu VII. Kiến nghị VIII. Kết luận IX. Phụ lục

pdf35 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông dân lập 330 16.5 Phổ thông công lập thường 426 21.3 Phổ thông công lập chuyên 225 11.3 Cao đẳng 322 16.1 Đại học công lập 332 16.6 Đại học dân lập (tư thục) 365 18.3 Tổng 2000 100 Trong số 2000 học sinh-sinh viên tham gia đề tài, có 592 từ Thành phố Hồ Chí Minh, 550 từ Hà Nội, 431 từ Đà Nẵng và 427 từ Cần Thơ. Ha Noi Da Nang Can Tho Sai Gon Missing Sơ đồ 2: Thành phố (N=2000) Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 11 _____________________________________________________________________ LOP Nam 4Nam 3Nam 2Nam 11211Missing C o u n t 700 600 500 400 300 200 100 0 Sơ đồ 3: Lớp/năm học Các học sinh-sinh viên từ các lớp/năm học sau: Phổ thông: bao gồm lớp 11 (369) và lớp 12 (617), cao đẳng và đại học (năm 1: 142; năm 2: 428; năm 3: 241 và năm 4: 179) tham gia khảo sát. Bảng 2: Giới tính Giới tính Số lƣợng Tỉ lệ Nam 921 46.0 Nữ 1074 53.6 Dữ liệu mất 5 .3 Tổng 2000 100 Bảng 3: Tuổi (2000) Tuổi Số lƣợng Tỉ lệ Dưới 18 958 47.9 Từ 18-23 957 47.9 Trên 23 82 4.1 Dữ liệu mất 3 .2 Tổng 2000 100 Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 12 _____________________________________________________________________ Bảng 4: Thành phần gia đình (N=2000) Thành phần gia đình Số lƣợng Tỉ lệ Lao động trí óc 978 51.9 Lao động chân tay 755 40.1 Khác 152 7.6 Dữ liệu mất 115 5.8 Tổng 2000 100 Bảng 5: Danh hiệu Học sinh giỏi (N=2000) Học sinh giỏi Số lƣợng Tỉ lệ Cấp trường 546 27.3 Cấp quận 99 4.9 Cấp thành phố 282 14.1 Cấp quốc gia 26 1.3 Dữ liệu mất 1047 52.3 Tổng 2000 100 Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS version 15.0 để phân tích số liệu thu được. Các số liệu được phân tích chủ yếu ở dạng phần trăm, giá trị trung bình và một số phần có xem xét độ lệch chuẩn. Chúng tôi cũng có sử dụng thêm một vài kỹ thuật so sánh dạng compare means cũng như cross tabulation. Các dữ liệu có từ các phỏng vấn cũng được tổng hợp và phân tích. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 13 _____________________________________________________________________ Phần VI: Báo cáo kết quả và phân tích dữ liệu Động cơ học tập Khi được hỏi ý kiến về động cơ thúc đẩy học sinh, sinh viên học tập, chúng tôi nhận được kết quả sau đây (được sắp xếp theo mức độ từ cao đến thấp và chúng tôi chỉ chọn những động cơ được nhiều sinh viên học sinh đưa ra trong những nghiên cứu trước đây): 1) có việc làm tốt trong tương lai (95%), 2) có sự hiểu biết rộng (94%); 3) tự khẳng định mình (81.5%); 4) phục vụ cho đất nước (74.7%); 5) được mọi người kính trọng (71.5%); 6) trở nên giàu có (69.1%); 7) làm vui lòng gia đình (66.8%); 8) không thua kém bạn bè (62.5%); 9) trở thành lãnh đạo (50.2%); thỏa mãn ý thích cá nhân (46.7%); 11) có thể đi du học (44.7%); 12) trở nên nổi tiếng (23.2%). Bảng 6: Động cơ thúc đẩy học tập (N=2000) Tôi học để: Từ rất đồng ý đến đồng ý (%) Không đồng ý cũng không phản đối (%) Từ hoàn toàn không đồng ý đến không đồng ý (%) 1) có việc làm tốt trong tương lai 95.0 4.0 1.0 2) có sự hiểu biết rộng 94.0 5.4 .7 3) tự khẳng định mình 81.5 18.4 2.9 4) phục vụ cho đất nước 74.7 22.7 2.6 5) được mọi người kính trọng 71.5 23.1 5.4 6) trở nên giàu có 69.1 26.0 4.9 7) làm vui lòng gia đình 66.8 33.2 10.5 8) không thua kém bạn bè 62.5 25.8 11.6 9) trở thành lãnh đạo 50.2 38.8 11.0 10) thỏa mãn ý thích cá nhân 46.7 31.3 22.1 11) có thể đi du học 44.7 42.2 13.1 12) trở nên nổi tiếng 23.2 42.3 34.5 Bảng 7.1: So sánh kết quả về động cơ thúc đẩy học sinh-sinh viên học tập (N=2000) Đề tài Hiểu biết Giàu có Phục vụ Tự khẳng định Vui lòng gia đình Nổi tiếng Đề tài 2008 Mean 4.5 3.9 4.0 4.2 3.8 2.9 Đề tài 2004 Mean 4.6 3.5 4.2 4.0 3.9 2.9 Tổng Mean 4.5 3.8 4.1 4.1 3.8 2.9 Mean= Giá trị trung bình giữa 5 (rất đồng ý) và 1 (rất không đồng ý) Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 14 _____________________________________________________________________ Bảng 7.2: So sánh kết quả về động cơ thúc đẩy học sinh-sinh viên học tập (N=2000) Đề tài Thỏa mãn cá nhân O thua bạn bè Việc làm tốt Du học Lãnh đạo Kính trọng Đề tài 2008 Mean 3.4 3.7 4.6 3.5 3.6 4.0 Đề tài 2004 Mean 3.3 3.7 4.6 3.6 3.2 3.8 Tổng Mean 3.3 3.7 4.6 3.5 3.4 3.9 Mean= Giá trị trung bình giữa 5 (rất đồng ý) và 1 (rất không đồng ý) Kết quả này, nếu đem so sánh với kết quả thu được từ đề tài năm 2004, sẽ thấy có một số khác biệt. Tất nhiên, các đối tượng khác nhau sẽ có cái nhìn khác nhau về động cơ học tập. Ở đây, có thể đưa ra kết luận là ở lứa tuổi càng lớn, các mục tiêu học tập sẽ càng trở nên rõ ràng hơn, thực dụng hơn, mong muốn tự khẳng định cá nhân càng cao hơn. Kết quả cho chúng tôi nhiều suy nghĩ về động cơ học tập của học sinh-sinh viên chúng ta. Xét về động cơ học tập có tính hướng về tương lai thì học để hiểu biết là có thể dễ dàng hiểu được. Xét về động cơ học tập có tính hướng nghiệp thì học để hiểu biết là một động cơ khá mơ hồ. Chúng tôi cho rằng hiểu biết chỉ là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để có thể có việc làm tốt, trở nên giàu có, làm lãnh đạo, phục vụ đất nước. Trong “Nghiên cứu các hình thức học tập và hướng nghiệp của học sinh các trường sau trung học cơ sở” trước đây của chúng tôi thì các đối tượng khác (phụ huynh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục) cũng cho „học để hiểu biết‟ là động cơ học tập chính của học sinh- sinh viên. Một khi cả học sinh-sinh viên lẫn các đối tượng khác cho rằng hiểu biết là động cơ học tập quan trọng nhất của học sinh-sinh viên, thì hiện tượng quá tải, quá thiên về lý thuyết trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 15 _____________________________________________________________________ Những động cơ thúc đẩy HS/SV học tập Rất đồng ý 5 Đồng ý 4 Không đồng ý cũng không phản đối 3 Không đồng ý 2 Hoàn toàn không đồng ý 1 4 .4 9 3 .9 2 4 4 .18 3 .8 2 .8 7 3 .3 5 3 .6 7 4 .6 2 3 .4 5 3 .57 3 .9 7 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 Có hi ểu bi ết r ộng T r ở nên gi àu có P hục vụ cho đất nước T ự khẳng định mình Làm vui l òng gi a đình T r ở nên nổi t i ếng T hoả mãn ý t hích cá nhân Không t hua kém bạn bè Có vi ệc l àm tốt t r ong tương l ai Có t hể đi du học T r ở t hành l ãnh đạo Được mọi người k ính t r ọng Sơ đồ 4: Động cơ thúc đẩy học sinh-sinh viên học tập (N=2000) Thực trạng này đã hằn sâu vào nếp nghĩ và khó thay đổi trong tư duy xã hội. Trong khi đó, xu hướng của chương trình dạy học hiện đại trên thế giới từ lâu đã coi trọng kỹ năng, năng lực thực tiễn hơn là kiến thức. Chúng tôi cho rằng mục tiêu giáo dục là một vấn đề rất “động”, luôn luôn là vấn đề cần nghiên cứu đổi mới, nhưng hiện không được quan tâm nghiên cứu thoả đáng. Cũng trong các nghiên cứu trước đây của chúng tôi, trên quan điểm cho rằng động cơ học tập cần thể hiện rõ tính định hướng nghề nghiệp, chúng tôi nghĩ rằng trở nên giàu có (tất nhiên là một cách chính đáng) hay làm lãnh đạo là những động cơ rất xứng đáng để phấn đấu. Trở nên giàu có một cách chính đáng hay là làm lãnh đạo một cách sáng suốt thì có thể tạo ra việc làm tốt Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 16 _____________________________________________________________________ không chỉ cho bản thân mà còn cho cả người khác nữa. Kết quả khảo sát trước đây của chúng tôi cho thấy các bậc phụ huynh, các giáo viên và cán bộ quản lý cũng xếp các động cơ này ở thứ bậc khá thấp. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, học sinh-sinh viên cũng không đặt nặng vấn đề này. Chúng tôi cho rằng cách nghĩ này sẽ không cổ vũ học sinh phấn đấu học tập với các động cơ chính đáng. Chính sự chung chung, mơ hồ về sự hiểu biết đã không giúp sinh viên học sinh trong việc có được những kế hoạch tập trung và cụ thể cho tương lai của mình. Cũng trên quan điểm cho rằng động cơ học tập cần thể hiện rõ tính định hướng nghề nghiệp, chúng tôi nghĩ rằng trở nên giàu có (tất nhiên là một cách chính đáng) hay làm lãnh đạo là những động cơ rất xứng đáng để phấn đấu. Trở nên giàu có một cách chính đáng hay là làm lãnh đạo một cách sáng suốt thì có thể tạo ra việc làm tốt không chỉ cho bản thân mà còn cho cả người khác nữa. Kết quả khảo sát cho thấy các bậc phụ huynh, các giáo viên và cán bộ quản lý cũng xếp các động cơ này ở thứ bậc khá thấp. Chúng tôi cho rằng cách nghĩ này sẽ không cổ vũ học sinh phấn đấu học tập với các động cơ chính đáng. Qua kết quả trả lời các câu hỏi mở của học sinh-sinh viên trong nghiên cứu này và các nghiên cứu trước đây, có thể thấy cách dạy và học hiện nay rất hạn chế khả năng cá nhân hoá việc học tập. Các hoạt động đồng loạt trên lớp với cùng một chương trình, tài liệu, nhịp điệu học tập,… được tổ chức giống nhau cho tất cả học sinh trong lớp chỉ thích hợp cho một mục đích chủ yếu là cung cấp kiến thức. Nếu học sinh tự đặt cho mình mục tiêu rèn luyện các phẩm chất của nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh,… họ cũng khó có cơ hội được rèn luyện các phẩm chất đó trong lớp học chính khoá. Học sinh-sinh viên còn có nhiều suy nghĩ lệch lạc, lý thuyết và một số còn ngại biểu lộ động cơ thực sự thúc đẩy hoạt động học tập của mình. Điều này có vẻ như là bình thường đối với tập quán kín đáo của người phương Đông nói chung. Nhưng đây lại là điểm thiếu sót của công tác hướng nghiệp, công tác tư vấn học đường hiện nay nói chung. Học sinh nên được các giáo viên khuyến khích để xác định mục tiêu phấn đấu, được giáo viên hướng dẫn để vạch kế Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 17 _____________________________________________________________________ hoạch và giúp đỡ trong quá trình thực hiện. Quá trình này còn bị bỏ ngõ thì giáo dục chưa làm được công việc giúp người học trở thành những người tự chủ và có thể thực hiện được các kế hoạch cũng như mong muốn của bản thân và xã hội. Học sinh-sinh viên (và các đối tượng khác) thường được giáo dục chung chung với những động cơ to lớn và cao cả mà thiếu tính ứng dụng, thiếu tính thực tiễn. Chính những động cơ mơ hồ, kiến thức chung chung và khác biệt với thực tế làm cho học sinh (và những người khác) chưa đủ tự tin để thể hiện các động cơ thực sự và chính đáng của mình. Các phân tích số liệu giữa các địa phương cũng cho thấy có một số khác biệt trong quan điểm. Sinh viên -học sinh TP.HCM và Cần Thơ (các tỉnh phía Nam) (M=3.5) không xem động cơ học tập để trở thành ‘lãnh dạo” là quan trọng như các học sinh-sinh viên ở Hà Nội và Đà Nẵng (M=3.7). Học sinh Hà Nội (M=3.2) và Đà Nẵng (3.4) không đặt trọng các động cơ “thỏa mãn cá nhân” là quan trọng so với Cần Thơ (M=3.5). Học sinh-sinh viên Tp.HCM và Hà Nội M=3.5) có vẻ đặt mục tiêu đi dụ học quan trọng hơn so với học sinh-sinh viên các thành phố khác (M=3.4). Nhận thức của học sinh-sinh viên về bản thân và tƣơng lai của mình Kết quả ở đồ thị dưới đây cho thấy sinh viên học sinh Việt Nam có cái nhìn rất lạc quan về tương lai của mình. Trong số các sinh viên học sinh tham gia khảo sát, có đến 85.7% cho rằng mình „có nhiều ước mơ đẹp trong tương lai‟. Tuy nhiên, chỉ có hơn phân nữa (57.8%) cho là mình „sẽ rất thành công trong tương lai‟ dù có đến 81.9% nghĩ rằng mình „có thể thực hiện được những ước mơ của mình‟. Cái nhìn lạc quan và sự tự tin vào bản thân của mình thể hiện rõ qua kết quả có 90.7% học sinh-sinh viên „thích quan điểm cho rằng tương lai của mỗi người là do chính người đó quyết định‟. Đó là lý do mà có đến 93% học sinh- sinh viên đang „tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai của mình‟. Có khoảng 1/6 học sinh-sinh viên tham gia khảo sát (15.8%) nghĩ rằng mình „rất mơ hồ về tương lai của mình‟ và 10.8 % cho là „thành công hay thất bại trong tương lai là do số phận định đoạt‟. Tương tự như Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 18 _____________________________________________________________________ vậy, có 9.2% học sinh-sinh viên thích quan điểm „sống cho hiện tại đi, tương lai biết thế nào mà chuẩn bị‟. Sơ đồ 5: Nhận thức của học sinh-sinh viên về bản thân và tương lai (N=2000) Dự định cho tƣơng lai Hầu hết sinh viên-học sinh đếu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kiến thức (kỹ năng cứng), đặc biệt là tầm quan trọng của ngoại ngữ (94.0% - có thể là tiếng Anh) và khả năng sử dụng máy tính (92.9%). Sinh viên-học sinh có đánh giá khác nhau về tầm quan trọng của các kỹ năng cứng. Hầu hết sinh viên đại học cao đẳng đều đánh giá cao tầm quam trọng của kiến thức hơn so với học sinh phổ thông. Ngoài ra, trong khi sinh viên đại học cao đẳng cho là có được điểm cao trong học tập là quan trọng (M=4.1) thì học sinh lại không đánh giá cao bằng (M=3.8). Sự khác biệt giữa sinh viên và học sinh trong đánh giá về tầm quan trọng của điểm số trong học tập này là có ý nghĩ thống kê. 57.8 85.7 81.9 75.6 15.8 71.5 16 54.5 90.7 93 9.2 10.8 38.9 12.7 16.5 21.2 25.5 23.9 51.9 26.8 6.9 6 23.7 21.3 3.4 1.7 1.6 3.1 58.7 4.6 32 18.7 2.4 1.1 67.1 67.8 0 20 40 60 80 100 1) sẽ rất thành công trong tương lai 2) có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai 3) có thể thực hiện được những ước mơ của mình 4) thích lập kế hoạch để biến những ước mơ của mình thành sự thật 5) rất mơ hồ về tương lai của mình 6) rất hăng hái tham gia vào những hoạt động mà tôi nghĩ là sẽ cần thiết cho tương lai của tôi 7) sẽ là người nổi tiếng 8) thích tham khảo ý kiến của người khác về tương lai của mình 9) thích quan điểm cho rằng tương lai của mỗi người là do chính người đó quyết định 10) đang tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai của mình 11) thích quan điểm: “sống cho hiện tại đi, tương lai biết thế nào mà chuẩn bị” 12) ủng hộ quan điểm thành công hay thất bại trong tương lai là do số phận định đoạt Từ rất đồng ý đến đồng ý (%) Không đồng ý cũng không phản đối (%) Từ hoàn toàn không đồng ý đến không đồng ý (%) Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 19 _____________________________________________________________________ Bảng 8: Dự định cho tƣơng lai (N=2000) Từ rất quan trọng đến quan trọng (%) Bình thường (%) Từ hoàn toàn không quan trọng đến không quan trọng (%) A. Về kiến thức 1) Cố gắng học giỏi các môn học 83.5 14.7 1.8 2) Học thêm ngoại ngữ 91.6 7.2 1.2 3) Học thêm vi tính 86.1 12.2 1.7 B. Vể kỹ năng 4) Tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội 59.8 35.5 4.7 5) Đi làm thêm để có kinh nghiệm thực tế 65.0 28.2 6.8 6) Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động đội nhóm 48.9 41.9 9.2 7) Lập thời gian biểu cho các kế hoạch của mình 67.9 26.2 5.8 8) Tham gia các cuộc thi hùng biện 29.0 47.4 23.6 9) Tham gia các diễn đàn để trao đổi và chia sẻ quan điểm và kiến thức của mình với người khác 52.0 34.5 12.5 10) Tham gia các hoạt động thể dục thể thao 48.1 39.0 12.8 11) Tìm kiếm các phương pháp giúp mình tập trung hơn trong học tập (nhai kẹo chewingum, ăn bánh snack…) 44.7 29.2 26.1 12) Theo dõi thông tin trên các phương tiện truyền thông 82.8 15.2 2.0 13) Tham gia các khoá học về kỹ năng sống 67.1 27.0 6.0 Các số liệu khảo sát đã cho thấy ngoại ngữ và tin học được xem là lựa chọn của phần lớn học sinh-sinh viên. Tuy nhiên, sau khi phân tích các ý kiến phỏng vấn, nhóm nghiên cứu đề tài cho rằng chương trình học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu này. Bảng 9: Nhận thức của học sinh-sinh viên về các kiến thức cứng cần thiết (N=2000) A. Kỹ năng cứng Từ rất quan trọng đến quan trọng (%) Bình thường (%) Từ hoàn toàn không quan trọng đến không quan trọng (%) 1) Sử dụng thành thạo ngoại ngữ 94.0 5.3 .7 2) Biết sử dụng máy tính 92.9 6.7 .4 3) Có điểm cao trong hoc tập 70.6 25.0 4.4 Chỉ có 48.1% học sinh-sinh viên cho các hoạt động thể dục thể thao là quan trọng và có đến gần 13% cho là không quan trọng. Chỉ có chưa đến 50 % (48.9%) học sinh-sinh viên cho là các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động đội nhóm là quan trọng. Hơn phân nửa học sinh-sinh viên cho là bình thường (41.9%) và không quan trọng (9.2%). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 20 _____________________________________________________________________ Bảng 10.1: Nhận thức của học sinh-sinh viên về các kỹ năng mềm cần thiết (N=2000) B. Kỹ năng mềm Từ rất quan trọng đến quan trọng (%) Bình thường (%) Từ hoàn toàn không quan trọng đến không quan trọng (%) 1) Có khả năng giao tiếp tốt 91.6 7.4 1.0 2) Sống có mục tiêu 91.3 7.8 .9 3) Có sự tập trung cao 91.1 8.4 .5 4) Sáng tạo 90.2 9.4 .5 5) Làm việc có kế hoạch 90.2 9.1 .8 6) Biết nắm bắt thời cơ 89.3 9.4 1.4 7) Có tinh thần hợp tác 89.2 9.7 1.1 8) Kiến thức về cuộc sống thực tế 87.6 11.9 .6 9) Có năng lực giải quyết vấn đề 86.8 12.1 1.1 10) Có óc quan sát 86.4 12.8 .8 11) Biết chấp nhận thử thách 86.0 13.1 1.0 12) Biết tạo nhiều quan hệ tốt 85.0 13.6 1.5 13) Biết cách tự học 84.1 14.2 1.7 14) Biết sử dụng thông tin 83.4 15.3 1.2 15) Có sự chủ động cao 82.8 15.7 1.5 16) Có hứng thú trong học tập 82.7 16.2 1.1 17) Có năng lực đánh giá vấn đề 79.6 18.6 1.8 18) Có nhiều ý tưởng độc đáo 77.0 20.7 2.3 19) Dám chấp nhận cái mới 76.4 21.3 2.3 20) Có óc cầu tiến 75.5 21.5 3.0 21) Có khả năng thuyết trình trước đám đông 72.7 23.7 3.6 22) Làm việc theo nhóm 71.7 25.3 3.1 23) Thích khám phá 71.3 25.7 3.0 Bảng 10.2: Nhận thức của học sinh-sinh viên về các kỹ năng mềm cần thiết (N=2000) B. Kỹ năng mềm Từ rất quan trọng đến quan trọng (%) Bình thường (%) Từ hoàn toàn không quan trọng đến không quan trọng (%) 24) Có cá tính 66.9 30.2 2.9 25) Có khả năng lãnh đạo 66.6 29.4 4.0 26) Làm việc độc lập 60.1 31.1 8.8 27 Biết tham gia các hoạt động xã hội 60.1 34.9 5.0 28) Có niềm đam mê trong một lĩnh vực nào đó (âm nhạc, thể thao…) 58.0 33.0 9.0 29) Có nhiều năng khiếu khác nhau 45.9 44.2 9.9 Các kỹ năng như „có cá tính‟, „có khả năng lãnh đạo‟, „biết làm việc độc lập‟, „biết tham gia các hoạt động xã hội‟, „có niềm đam mê một lĩnh vực nào đó‟ và „có nhiều năng khiếu khác nhau‟ không được sinh viên-học sinh đánh giá cao. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 21 _____________________________________________________________________ Bảng 11: Nhận thức của học sinh-sinh viên về các phẩm chất cần thiết (N=2000) C. Các phẩm chất Từ rất quan trọng đến quan trọng (%) Bình thường (%) Từ hoàn toàn không quan trọng đến không quan trọng (%) 1) Có tinh thần trách nhiệm 94.4 4.9 .8 2) Có tính kiên trì 91.0 7.9 1.1 3) Nhiệt tình 90.2 8.8 1.0 4) Thật thà, trung thực 88.5 10.0 1.5 5) Tế nhị 78.7 19.8 1.6 6) Nhân ái 76.5 21.1 2.4 7) Khiêm tốn 75.8 21.9 2.3 Hầu hết sinh viên học sinh đều cho là các phẩm chất được đề tài liệt kê là quan trọng đến rất quan trọng theo thứ tự như sau: Có tinh thần trách nhiệm, Có tính kiên trì, Nhiệt tình, thật thà, trung thực, tế nhị, nhân ái và khiêm tốn. Kết quả khá thú vị khi những phẩm chất cần thiết cho làm việc nhóm (khiêm tốn, nhân ái, tế nhị) không được sinh viên học sinh đánh giá cao bằng nhiệt tình, kiên trì và có tính trách nhiệm. Có đến khoảng hơn 1/5 sinh viên-học sinh cho là các đức tính này (khiêm tốn, nhân ái, tế nhị) là bình thường. Quan điểm này được chúng tôi cho là rất quan trọng để nhà trường và gia đình lưu ý. Phần tiếp theo sau đây sẽ tập trung vào kết quả của câu hỏi khảo sát: “Người/yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự lựa chọn hướng đi của học sinh-sinh viên”? Chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu này trong bảng dưới đây, trong đó thể hiện sự đánh giá các mức độ quan trọng của những người/yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hướng đi của học sinh-sinh viên. Chúng tôi chỉ xét cột đánh giá mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất theo học sinh-sinh viên. Quan sát cột số ảnh hưởng số 1 của bảng trên đây, ta thấy học sinh-sinh viên cho rằng “chính bản thân” là nhân tố quyết định quan trọng nhất trong việc định hướng tương lai, sau đó mới đến “gia đình”. Xét đến người/nhân tố kém ảnh hưởng nhất (mức độ 3 hoặc không ảnh hưởng) cho thấy học sinh-sinh viên chọn “dự luận xã hội (báo chí)”, “tư vấn của Trường” “Bạn cùng lớp” và “Ngôi sao điện ảnh, ca nhạc”. Đáng lưu ý là “tư vấn của Trường” (89.4%) và „thầy cô‟ (76%) được cho là không có ảnh hưởng. Tất nhiên, yếu tố là „bạn cùng lớp‟ không ảnh hưởng nhiều (97.1) cũng không làm chúng ta ngạc nhiên nếu xét trong bối cảnh trường học nói chung. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 22 _____________________________________________________________________ Bảng 12. Sắp xếp mức độ quan trọng từ 1 đến 3 cho những ngƣời/nhân tố ảnh hƣởng đến định hƣớng tƣơng lai của học sinh-sinh viên (N= 2000) Người/Nhân tố quyết định Ảnh hưởng số 1 Ảnh hưởng số 2 Ảnh hưởng số 3 Không có ảnh hưởng 1) Chính bản thân 55.1 17.3 8.3 19.3 2) Gia đình 35.2 50.0 8.3 6.5 3) Bạn bè 8.7 7.4 23.7 60.2 4) Người yêu 2.4 4.9 14.9 77.9 5) Thầy cô 1.7 6.5 15.9 76.0 6) Dư luận xã hội (Báo chí, mạng Internet...) 1.4 4.5 11.6 82.6 7) Tư vấn của Trường 1.3 2.4 7.0 89.4 8) Bạn cùng lớp .9 .7 1.3 97.1 9) Ngôi sao điện ảnh, ca nhạc nổi tiếng .6 .5 .9 98.1 10) Những người khác .4 .5 2.2 97.0 Từ kết quả này, có thể thấy sinh viên học sinh chúng ta là những người trưởng thành hơn so với suy nghĩ của chúng ta, dù là có đến gần 20% sinh viên học sinh tham gia khảo sát, theo chúng tôi suy đoán từ kết quả, cho rằng bản thân họ không thể hoặc không được ra quyết định cho tương lai của mình. Nhà trường, gia đình và xã hội nói chung, theo quan sát của chúng tôi như các nhà nghiên cứu, vẫn đối xử với sinh viên học sinh như „những người chưa trưởng thành‟ và cách đối xử đó đã ảnh hưởng đến cách sinh viên học sinh ứng xử trong cuộc sống. Rõ ràng, sinh viên học sinh của chúng ta có sự tự tin vào bản thân nhiều hơn là các ảnh hưởng mà nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là từ dư luận, báo chí, mạng (82.6%)…cũng như ngôi sao điện ảnh (98.1%)…lên sinh viên học sinh. Trong các câu hỏi khác của chúng tôi về đánh giá của họ về chính bản thân mình, chúng tôi cũng nhận thấy sinh viên học sinh của chúng ta rất tin tưởng vào tương lai. Vấn đề của họ, và cũng là vấn đề của cả xã hội chúng ta, đặc biệt là gia đình và nhà trường, là làm thế nào để họ có được một tương lai tốt đẹp, vốn chưa được chúng ta, mà cụ thể là nhà trường, xã hội và gia đình, trong đó có bản thân sinh viên, chuẩn bị một cách hiệu quả. Có thể thấy người/yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến quyết định lựa chọn hướng đi của học sinh-sinh viên bản thân và gia đình. Nhân tố tư vấn của Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 23 _____________________________________________________________________ nhà trường hay thầy cô, bạn cùng lớp được cho là không quan trọng lắm. Vai trò của gia đình luôn luôn rất quan trọng do quyết định của học sinh phải phụ thuộc vào nguồn ngân quỹ của gia đình dành cho việc học tập, trong tình trạng xã hội Việt Nam hiện tại chưa có một cơ chế tài chính cho sinh viên vay tiền thực sự rộng rãi, thông thoáng và hiệu quả cho vấn đề này. Có thể kết luận rằng các tổ chức tư vấn, các dịch vụ xã hội hoạt động kém hiệu quả là một “chỗ hổng” lớn trong công tác hướng nghiệp ở nước ta hiện nay. Qua phỏng vấn của nghiên cứu trước đây, có thể thấy nhiều cán bộ quản lý và giáo viên của các trường cho thấy rằng việc tư vấn cho học sinh chọn lại hướng đi không phải là trách nhiệm bắt buộc của mình. Giáo viên thực hiện công việc này (nếu có) chủ yếu là vì tình cảm đối với học sinh và do đó họ thường làm khi được học sinh hay gia đình muốn tham khảo ý kiến. Một vấn đề cần lưu ý là giáo viên khi tư vấn cho học sinh thường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hay sự tự đúc kết thông qua sách vở hay dư luận báo chí. Đây cũng là lý do mà các giáo viên này không chủ động lập kế hoạch để thực hiện công việc tư vấn của mình như các chuyên gia học đường chuyên nghiệp. Trong tất cả các lý do mà chúng ta có thể ra đưa ra, có thể kể rất nhiều. Phần lớn sinh viên học sinh tham gia nghiên cứu của chúng tôi, và chúng ta, biết rất rõ là không ai có thể giúp họ tốt nhất bằng chính bản thân họ. Vấn đề là để có thể trở thành những người trưởng thành thành và có cuộc sống tốt đẹp, họ phải được chuẩn bị để trở thành những người trưởng thành, và chúng ta phải đối xử họ như những người trưởng thành. Việc chuẩn bị đó, ở đây, là trách nhiệm chung, mà nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp và rèn luyện cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Rất tiếc, sinh viên học sinh cho rằng nhà trường, mà cụ thể là các thầy cô, không có ảnh hưởng gì nhiều đến quyết định cho tương lai của họ. Điều này bao hàm cả yếu tố tích cực lẫn yếu tố làm cho nhà trường phải suy nghĩ lại: sinh viên học sinh có thể tự mình quyết định việc chọn lựa hướng đi trong tương lai mà không bị các ảnh hưởng của sách vở, tuy nhiên, rõ ràng nhà trường: từ phổ thông cho đến đại học, vẫn chưa giúp nhiều cho họ trong việc chuẩn bị đó. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 24 _____________________________________________________________________ Định hƣớng tƣơng lai của sinh viên học sinh Có hơn 75 % học sinh trong mẫu khảo sát chọn tiếp tục học lên sau khi học xong chương trình đang học. Trong tổng số 75% đó, có 81,8% học sinh và 69,6% sinh viên đại học/cao đẳng lựa chọn hướng đi này. Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở vững chắc để kết luận rằng: Xu hướng lựa chọn chủ đạo của học sinh- sinh viên là tiếp tục học lên. Lựa chọn học nghề chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tiếp tục học lên trong học sinh cũng phản ánh tình trạng bế tắc trong các giải pháp phân luồng trong giáo dục. Hiện tượng số đông sinh viên sau khi tốt nghiệp rồi mà cũng cứ muốn tiếp tục học lên cho phép chúng ta đặt 2 câu hỏi: một là có phải vì sinh viên chúng ta rất ham học không và hai là có nên khuyến khích xu hướng tiếp tục học lên của số động sinh viên đã tốt nghiệp không? Theo suy nghĩ của chúng tôi thì câu trả lời là “không hoàn toàn” cho cả 2 câu hỏi. Thực ra xu hướng trên biểu hiện sự ngần ngại, thái độ e dè chưa dám dấn thân vào đời của các em. Nguyên nhân của hiện tượng này sẽ được đề cập sau. Tỷ lệ sinh viên cao đẳng chọn con đường ra đi làm sau khi học xong lần lượt là thấp cho thấy rằng số học viên có nguyện vọng học lên hoặc học liên thông là rất nhiều. Về phương diện xã hội, xu hướng muốn học lên trong thanh niên học sinh đưa đến tình trạng trưởng thành và sống tự lập muộn. Đây cũng là sự lãng phí về thời gian và nguồn lực cho bản thân, gia đình và xã hội. Tỷ lệ học sinh-sinh viên chọn ra đi làm sau khi học xong là 57,6%, trong số 57,6 % đó, nếu xét riêng sinh viên đại học/cao đẳng là 70.8%. Trước đây, trong công trình nghiên cứu khác của chúng tôi, tỉ lệ sinh viên học sinh vừa làm vừa học là rất ít. Trong khi học sinh các nước phát triển sớm có khuynh hướng tự lập, có thể làm việc để tự trang trải chi phí học tập thì học sinh Việt Nam chủ yếu sống nhờ vào gia đình. Có thể thấy thái độ kém năng động này một phần là có nguyên nhân từ một lối học tập theo kiểu đồng loạt, người học ít có khả năng được lựa chọn chương trình, giáo trình, cũng như tự quyết định nhịp điệu học tập của mình. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 25 _____________________________________________________________________ Sơ đồ 6: Hướng đi của học sinh-sinh viên (N=2000) Như vậy, kết quả cho thấy hầu hết sinh viên và học sinh được khảo sát có nguyện vọng được tiếp tục học lên cao thay vì chọn học nghề hoặc ra đi làm hay vừa học vừa làm. Điều này phần nào phản ánh được nhận thức sai lầm là:a/ nhà tuyển dụng sẽ coi trọng những người bước vào thị trường việc làm với văn bằng, bằng cấp chuyên môn bậc cao hơn; b/ người ta có thể học được từ nhà trường phần lớn kiến thức cần cho cuộc đời mình. Đây là quan niệm sai lầm vì khoa học đã chứng minh rằng 75% kiến thức cần thiết trong cuộc đời của mỗi người là học được qua thực tế việc làm và do đó người ta phải học suốt đời1. Hơn nữa, thực tế này cho thấy một thực trạng: Đãi ngộ của xã hội hiện nay đối với những người lao động giản đơn, người công nhân, người thợ còn quá thấp, thực sự chưa tương xứng với sức lao động, sự hao phí và khả năng phục hồi, khiến cho thị trường lao động có khả năng bị mất cân đối nghiêm trọng. Ngoài ra, theo các kết luận mà chúng tôi đã đưa ra trước đây, xét về động cơ học tập có tính hướng nghiệp thì hiểu biết là một động cơ khá mơ hồ. Hiểu biết chỉ là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để có thể có việc làm tốt, trở nên giàu 1 study rule 25/75 75.4 57.6 8.6 23.2 5.1 77.1 2.7 24.6 42.4 91.4 76.8 94.9 22.9 97.3 Tiếp tục học lên Ra đi làm Học nghề Đi du học Ở nhà giúp gia đình Học thêm một số kiến thức/kỹ năng cần thiết khác: Tin học, ngoại ngữ Chưa có kế hoạch gì Chọn Không Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 26 _____________________________________________________________________ có, làm lãnh đạo, phục vụ đất nước. Một khi cả học sinh, phụ huynh, giáo viên, và cán bộ quản lý cùng cho rằng hiểu biết là động cơ học tập quan trọng nhất của học sinh, thì hiện tượng quá tải, quá thiên về lý thuyết trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Thực trạng này đã hằn sâu vào nếp nghĩ và khó thay đổi trong tư duy xã hội. Trong khi đó, xu hướng của chương trình dạy học hiện đại trên thế giới từ lâu đã coi trọng kỹ năng, năng lực thực tiễn hơn là kiến thức. Chúng tôi cho rằng mục tiêu giáo dục là một vấn đề rất “động”, luôn luôn là vấn đề cần nghiên cứu đổi mới, nhưng hiện không được quan tâm nghiên cứu thoả đáng. Nhà trƣờng cần làm gì? Phần lớn học sinh-sinh viên cho là nhà trường cần tổ chức tham quan thực tế (81.6%) và các câu lạc bộ nhằm giúp cho học sinh-sinh viên thực hành các kỹ năng (78.8%) cũng như tổ chức các khóa tập huấn về các kỹ năng sống (77.0%), các hoạt động sinh hoạt tập thể (73.8%). Các giải pháp khác cũng được hơn phân nữa học sinh-sinh viên đồng tình: tổ chức các bài test hướng nghiệp (68.7%); mời các chuyên gia hướng nghiệp đến tư vấn định kỳ (63.5%); mời những người thành đạt đến trường để nói chuyện (63.4%) và thành lập phòng tư vấn ngay trong trường (60.6%). Sơ đồ 7: Ý kiến của học sinh-sinh viên về các hỗ trợ của nhà trường (N=2000) 63.5 77 81.6 60.6 78.8 63.4 68.7 73.8 30.4 20.5 16.9 35.4 19.2 32 27.2 24.4 6.1 2.5 1.5 4 2 4.6 1.8 4.1 0 20 40 60 80 100 1) Mời chuyên gia hướng nghiệp đến tư vấn định kỳ 2) Tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng sống 3) Tổ chức tham quan thực tế 4) Thành lập phòng tư vấn ngay trong trường 5) Tổ chức các câu lạc bộ nhằm giúp học sinh – sinh viên có cơ hội thực hành các kỹ năng 6) Mời những người thành đạt đến trường để nói chuyện 7) Tổ chức cho học sinh – sinh viên làm các bài test hướng nghiệp 8) Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể Từ rất đồng ý đến đồng ý (%) Không đồng ý cũng không phản đối (%) Từ hoàn toàn không đồng ý đến không đồng ý (%) Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 27 _____________________________________________________________________ Có thể thấy rõ học sinh-sinh viên vẫn cho rằng các hoạt động thực tế và câu lạc bộ mà họ có thể tham gia theo sự lựa chọn vẫn có ích cho họ nhiều hơn các hoạt động tư vấn vốn được cho là „còn lý thuyết‟ hiện nay. Kết quả này khá nhất quán với kết quả về sự ảnh hưởng của nhà trường đối với việc lựa chọn hướng đi trong tương lai của học sinh-sinh viên. Ngoài ra, qua phỏng vấn và thực tế làm việc của chúng tôi ở nhiều trường cao đẳng và đại học cũng như phổ thông, hình thức tư vấn, giáo dục hướng nghiệp hiện nay còn mang nặng tính hình thức, chưa thể hiện đúng mục tiêu và chưa chuyên nghiệp. Đội ngũ làm công tác chuyên môn định hướng nghề nghiệp cho học sinh thường là các giáo viên bộ môn kỹ thuật vốn còn thiếu về số lượng và chưa đảm bảo về chất lượng. Trong khi chưa có sự giúp đỡ một cách chuyên nghiệp cho việc chọn hướng đi hay chọn nghề từ phía nhà trường thì trách nhiệm này chủ yếu được đặt lên vai phụ huynh và tự bản thân học sinh. Khi phụ huynh phải giải quyết vấn đề này, họ thường tôn trọng nguyện vọng của con em mình. Tuy nhiên, quyết định về hướng đi cho tương lai là một quyết định không dễ dàng và có thể nói còn khó khăn đối với một số phụ huynh và học sinh. Chính vì vậy, có nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc ra quyết định. Có 91.1% học sinh-sinh viên cho rằng tập trung là một khả năng rất quan trọng cho việc có được kết quả tốt trong học tập. Do đó, nhóm đã tập trung vào việc tìm hiểu các hình thức có thể giúp học sinh-sinh viên nghĩ rằng có thể tập trung hơn trong học tập. Kết quả như sau: Bảng 13: Nhận thức của học sinh-sinh viên về hình thức giúp tập trung hơn trong học tập (N=2000) (: học sinh-sinh viên lựa chọn hình thức này) Hình thức  (%) Hình thức  (%) 1. Uống trà/ cà phê 34.6 65.4 8. Nghỉ giải lao (xem tivi) 46.5 53.5 2. Gõ nhẹ lên bàn 7.3 92.8 9. Tắt điện thoại di động 21.6 78.4 3. Xoay bút bi 23.6 76.5 10. Ngủ đủ giấc 64.0 36.0 4. Nghe nhạc nhẹ 52.1 47.9 11. Tán gẫu với bạn bè 23.6 76.4 5. Ăn bánh snack 12.0 88.0 12. Học ở môi trường thật yên tĩnh 63.7 36.3 6. Uống nước giải khát 25.8 74.2 13. Viết ra giấy những gì đang học 39.3 60.7 7. Tập thể dục 27.9 72.2 14. Nhai kẹo chewing gum 37.7 62.3 Như vậy, có thể thấy phần lớn học sinh-sinh viên cho rằng ngủ đủ giấc (64%) và học trong môi trường yên tĩnh (63.7%) và nghe nhạc nhẹ (52%) là các hình Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 28 _____________________________________________________________________ thức hữu hiệu nhất giúp cho việc tập trung. Các hình thức khác được lựa chọn tiếp theo là nghỉ giải lao (46.5%), viết ra giấy những gì đang học (39.7%) và nhai gum (37.7%). Sơ đồ 8: Nhận thức của học sinh-sinh viên về hình thức giúp tập trung hơn trong học tập (N=2000) Chúng tôi cho rằng trong thời gian 2 năm qua, chúng ta đã giúp được học sinh thấy vai trò của tập trung trí tuệ và cách để tập trung trí tuệ để học tốt hơn. Việc cần làm hiện nay là giúp học sinh biết cách tập trung lo cho tương lai (chọn hướng nào, chuẩn bị hành trang gì, kỹ năng gì) ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. 35% 7% 24% 52% 12% 26% 28% 46% 22% 64% 24% 64% 39% 38% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1. Uống trà/ cà phê 2. Gõ nhẹ lên bàn 3. Xoay bút bi 4. Nghe nhạc nhẹ 5. Ăn bánh snack 6. Uống nước giải khát 7. Tập thể dục 8. Nghỉ giải lao (xem tivi) 9. Tắt điện thoại di động 10. Ngủ đủ giấc 11. Tán gẫu với bạn bè 12. Học ở môi trường thật yên tĩnh 13. Viết ra giấy những gì đang học 14. Nhai kẹo chewing gum Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 29 _____________________________________________________________________ Phần VII: Kiến nghị các giải pháp Các giải pháp trước mắt Trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy rõ rằng nhà trường đóng vai trò rất quan trọng và chủ yếu trong việc giáo dục học sinh-sinh viên. Tuy nhiên, chỉ nhà trường không sẽ rất khó có thể thực hiện công việc đó. Sự góp sức của xã hội, gia đình và các tổ chức khác sẽ là những yếu tố quan trọng nhằm giúp cho học sinh-sinh viên trong việc lập kế hoạch cho tương lai của mình. Với suy nghĩ đó, chúng tôi nghĩ rằng việc hợp tác với các công ty, xí nghiệp, đơn vị và tổ chức nào có quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cho nhà trường/viện giáo dục nhằm hướng học sinh-sinh viên đến các hoạt động giáo dục/định hướng cho họ là cần thiết. Sau đây là một số giải pháp trước mắt mà chúng tôi đề nghị: 1) Tận dụng sự hỗ trợ (về nhân lực, tài chính, về kinh nghiệm) của các tổ chức, công ty có các chương trình hợp tác với nhà trường/viện nghiên cứu nhằm tổ chức các hoạt động xã hội cần thiết cho học sinh-sinh viên; 2) Nâng cao vai trò của Đoàn thanh niên/Hội sinh viên trong công tác đoàn thể, xã hội thực sự đáp ứng nhu cầu của học sinh-sinh viên. Cần tổ chức các câu lạc bộ có các sinh hoạt tập thể thực sự bổ ích để học sinh-sinh viên có thể rèn luyện một số kỹ năng quan trọng: làm việc theo nhóm, hợp tác, thảo luận, giải quyết vấn đề, giúp học sinh-sinh viên rèn luyện thái độ mạnh dạn dấn thân, hoạch định tương lai, giao tiếp và làm việc nhóm; 3) Có thể kết hợp với Đoàn, Đội, Hội mở cuộc thi với chủ đề “dấn thân vào đời” hay “giấc mơ của tôi” để học sinh-sinh viên viết suy nghĩ của mình hoặc ra xuất bản phẩm viết theo chủ đề rèn luyện kỹ năng sống, gương người thành đạt; 4) Lập trang web để làm diễn đàn trên mạng cho học sinh-sinh viên trao đổi ý kiến với nhau và được các chuyên gia tư vấn về việc chuẩn bị vào đời… kết nối với một số trang web liên quan; Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 30 _____________________________________________________________________ 5) Đưa lên báo, lên truyền hình những tấm gương học sinh-sinh viên, mở diễn đàn để các em trao đổi ý kiến và được chuyên gia tư vấn. 6) Các trường học dành thời gian nhiều hơn cho việc tổ chức các sinh hoạt chuyên đề/ngoại khóa có ích cho học sinh-sinh viên trên cơ sở tham khảo các ý kiến và khảo sát nhu cầu của họ; tập huấn cán bộ nòng cốt cho các câu lạc bộ kỹ năng của các trường; 7) Cần tổ chức nhiều hơn các sinh hoạt giao lưu, thi thử thách kỹ năng giữa câu lạc bộ của các trường (có phát thưởng là học bổng); 8) Công tác tư vấn trong trường cần được cải tiến và nâng cao chất lượng, tránh tình trạng học sinh-sinh viên cho rằng các dịch vụ này là vô bổ cũng như không thiết thực; 9) Sử dụng và tận dụng vai trò của các chuyên gia tâm lý, tư vấn trong việc giúp học sinh-sinh viên giải quyết những tình huống khó khăn, tư vấn các kỹ năng nghề nghiệp, định hướng tương lai… Các giải pháp lâu dài 1) Khi nội dung và cơ chế có sự chuyển đổi, hình thức quản lý và điều hành cũng phải được thay đổi, và do đó, chương trình học cũng cần được thay đổi. Các cấp quản lý (Bộ, Sở và các trường) cần có các cải tiến chương trình giảng dạy và học tập hiện nay nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh-sinh viên trong việc lên kế hoạch học tập của mình. Nên có các yêu cầu nghiên cứu tiếp theo về định hướng tương lai cho học sinh-sinh viên, để giúp họ trang bị, bên cạnh kiến thức, những kỹ năng cần thiết và biết hoạch định hướng đi của mình. 2) Việt Nam đang rất cần có các nhà chương trình học chuyên nghiệp và có kinh nghiệm để có thể giúp cho Bộ Giáo dục - Đào tạo trong việc xây dựng và thiết kế các chương trình có tính liên kết, liên thông, có hệ thống và khoa học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng cần được bồi dưỡng, đào tạo lại để có thể thay đổi tư duy theo hướng dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm cũng như quan tâm đến nhu cầu của Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 31 _____________________________________________________________________ người học. Các chương trình bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cần được thiết kế cho cán bộ quản lý và giáo viên để có thể giúp họ thiết kế các chương trình học với việc chú trọng đến các kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh-sinh viên tương lai. 3) Bộ và các Sở Giáo dục - Đào tạo cần thiết kế lại các chương trình học tập hiện nay một cách linh hoạt, có sự liên thông giữa các hình thức học tập và các bậc học để học sinh có thể tích lũy kiến thức và kết quả học tập, không bị lãng phí thời gian và công sức khi muốn chuyển đổi. Bộ và các Sở Giáo dục - Đào tạo cần có các tổng kết và xem xét lại chương trình hiện nay tìm cách đưa các môn tự chọn có nội dung thiết thực, cung cấp kiến thức cơ bản và kỹ năng để vào đời thay thế cho một số nội dung mang tính hàn lâm trong các môn học hiện nay. Nên có cách tiếp cận khoa học và phù hợp với khuynh hướng toàn cầu hoá và mềm dẻo, linh hoạt. Nghiên cứu của chúng tôi kiến nghị nên có các chuẩn kiến thức (qualification framework) cho từng bậc học, (trong đó có chương trình học cấp trung học phổ thông) nhằm đảm bảo học sinh khi tốt nghiệp phải có được các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc tham gia vào thị trường lao động. Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm thực hiện triệt để hơn nữa phương thức dạy học tự chọn và tăng cường các hoạt động ngoại khóa, xã hội, tập thể và rèn luyện thể chất cho học sinh. Đối với sinh viên, cần tăng cường các hoạt động câu lạc bộ. Ngoài ra, nhà trường (đại học, cao đẳng lẫn phổ thông) không nhất thiết phải tổ chức giảng dạy đầy đủ mọi học phần mà học sinh chọn học. Thay vào đó, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp khác (như là các Viện, các Trung Tâm) có thể đảm đương một số chương trình giảng dạy và đào tạo nếu họ có chức năng và nghiên cứu. Và để quản lý các hoạt động này, vấn đề kiểm định và công nhận chất lượng chương trình đào tạo cần được quan tâm. Như kết quả khảo sát của đề tài đã cho thấy, xu hướng chung của sinh viên, đặc biệt là học sinh hiện nay là tiếp tục học lên. Vì vậy, vấn đề Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 32 _____________________________________________________________________ phân hoá học sinh được giải quyết trong giai đoạn THPT là hợp lý. Tuy nhiên, như chúng tôi thấy rõ trong kết quả khảo sát, mục tiêu học tập của học sinh-sinh viên là có được nghề nghiệp tốt trong tương lai, và theo quan điểm của họ, muốn làm được điều đó, họ chỉ cần có kiến thức (các kỹ năng cứng). Chương trình hiện nay đã tác động rất nhiều đến quan điểm đó, do chú trọng nhiều đến việc truyền tải kiến thức mà không chú trọng đến mảng giáo dục kỹ thuật và giáo dục nghệ thuật. Chúng tôi cho rằng nếu các nội dung này được học đầy đủ hơn trong giai đoạn THPT (có thể là trong các module tự chọn) thì học sinh sẽ có khả năng định hướng tương lai tốt hơn.. 5) Bộ Giáo dục – Đào tạo cần xây dựng chiến lược định hướng phân luồng học sinh THCS theo tỉ lệ học sinh cuối cấp với số vào lớp 10 dựa trên kết quả học tập cuối cấp, số còn lại có thể định hướng tư vấn nghề nghiệp để vào các trường TCCN và DN. Một lần nữa, việc đưa ra các chuẩn mực chất lượng cho từng cấp học là vô cùng quan trọng. 6) Công tác tư vấn học đường cần được quan tâm đúng mức, bắt đầu bằng việc đào tạo một đội ngũ chuyên nghiệp, am hiểu hệ thống giáo dục và thị trường lao động, có nghiên cứu và có chuyên môn nhằm có thể giúp cho phụ huynh và học sinh trong việc định hướng học tập của mình. 7) Bộ Giáo dục – Đào tạo, Bộ Lao động – Thương Binh - Xã hội cùng các Bộ ngành khác cần phối hợp để phân công trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình liên thông giữa các cấp học của giáo dục nghề nghiệp với giáo dục phổ thông và giáo dục đại học theo qui định của Bộ Giáo dục – Đào tạo về kiểm định trường. Điều này sẽ là động lực hết sức quan trọng của việc định hướng phân luồng có hiệu quả. 8) Từ các kết luận đã được chứng minh về sự yếu kém và thiếu thu hút của các trường nghề, chúng tôi cho rằng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trung tâm giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là một giải pháp phân luồng quan trọng. Việt Nam cần có Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 33 _____________________________________________________________________ các nghiên cứu để hoạch định lại mạng lưới các trường nghề và các trung tâm có tính cạnh tranh cao và phù hợp hơn với nhu cầu phát triển xã hội. Chúng tôi cũng đề nghị Chính phủ có sắp xếp hợp lý để giao công tác quản lý các trường dạy nghề về cho Bộ Giáo dục – Đào tạo nhằm thống nhất đầu mối quản lý, tạo điều kiện khởi động các chính sách đầu tư trong công tác nghiên cứu và các nguồn lực khác nhằm thúc đẩy sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp nói chung . 9) Một giải pháp khác cũng không kém phần quan trọng là nhà nước cần có các nghiên cứu về chính sách đảm bảo thu nhập, hỗ trợ và chế độ lương thưởng hợp lý cho các loại công việc khác nhau nhằm thu hút học sinh vào các trường nghề đào tạo theo nhu cầu phát triển xã hội. Một trong những nguyên nhân làm cho học sinh không thích học nghề là do có sự phân biệt rất rõ trong chế độ lượng bổng đối với những người người tốt nghiệp các trường này với những người tốt nghiệp đại học. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 34 _____________________________________________________________________ Phần VIII: Kết luận Tóm lại, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng học sinh-sinh viên Việt Nam có quan điểm rất lạc quan về tương lai, có nhiều mơ ước và muốn lập kế hoạch cho một tương lai tốt đẹp. Học sinh-sinh viên có nhận thức được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mình, tuy nhiên, vẫn còn mơ hồ về những kỹ năng sống rất quan trọng cho cuộc sống sau này do chưa được hướng dẫn đầy đủ để có thể chuẩn bị cho tương lai. Điều này là do cách thiết kế chương trình của chúng ta còn xa lạ với việc đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho từng cấp độ để định hướng học sinh và cho phép các hình thức học tập thích hợp và đa dạng. Những người tham gia khảo sát đều cho rằng các vấn đề quan trọng của chương trình hay hình thức học tập hiện nay chưa được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục, chưa đa dạng và do đó, còn hạn chế người học trong các hình thức học truyền thống cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy rằng giáo dục Việt Nam còn quá tập trung vào lý thuyết, truyền đạt kiến thức và điều này cho phép suy luận rằng sự nghèo nàn về các phương pháp giảng dạy và học tập tại Việt Nam đã hạn chế khả năng đa dạng hóa sự lựa chọn tương lai của người học, giảm thiểu rất lớn nhu cầu và khả năng cân nhắc hướng đi trong tương lai của đa số sinh viên và học sinh. Ngoài ra, những tồn tại trong công tác tư vấn của nhà trường và xã hội, những khó khăn trong việc chọn hướng đi, định hướng tương lai của học sinh cũng là hệ quả của sự nghèo nàn về phương pháp giảng dạy và học tập đang phổ biến ở Việt Nam. Thực trạng này đã không đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa học sinh-sinh viên. Học sinh-sinh viên không được cá nhân hoá việc học, trái lại bị “gò ép” vào chung một khuôn mẫu. Qua nghiên cứu trước đây và nghiên cứu này, chúng tôi có thể kết luận rằng nếu không có sự đa dạng trong cách giảng dạy và học tập, mà cụ thể là mục tiêu và động cơ học tập, thì không phát huy được ưu thế và bản sắc cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người thuộc mẫu người “bình thường” là những người ít có cơ may nhất trong việc phát triển một tương lai Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu” Tìm hiểu nhận thức và thái độ của học sinh/sinh viên về định hướng tương lai” 35 _____________________________________________________________________ tốt đẹp. Được giáo dục theo một cách thức như nhau, học sinh-sinh viên dường như có một lối suy nghĩ giống nhau trong những vấn đề liên quan đến việc định hướng tương lai, lúng túng trước ngưỡng cửa vào đời, không tự tin để chọn cho mình một lối đi riêng mà chỉ muốn quay trở lại tiếp tục việc học hành. Các kết quả khảo sát một lần nữa khẳng định những kết quả nghiên cứu trước đây của chúng tôi: học sinh-sinh viên cần được trang bị những kỹ năng mềm, những phẩm chất cần thiết để có thể tự tin và hướng về một tương lai tốt đẹp. Điều đó đòi hỏi nhà trường phải đa dạng hoá chương trình giảng dạy, để mở khả năng cho người học tự lựa chọn chương trình, tài liệu học tập và cả hình thức học tập với mục tiêu đa dạng không chỉ mang lại lợi ích cho chính người học, mà còn thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục và tiến bộ xã hội nói chung. Kết quả của đề tài cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn trong các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn hơn. Nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện cho thấy vẫn còn rất nhiều quyết định quan trọng cần phải đưa ra nhằm xác định các mục tiêu lâu dài và thiết lập một hệ thống các chính sách, chiến lược, các tiêu chí đánh giá và các kế hoạch thực hiện khoa học và phù hợp. Các nghiên cứu giáo dục cần phải được sử dụng để giúp cho việc hình thành các chính sách hợp lí. Các dữ liệu, kết quả và kiến nghị của nghiên cứu này có thể được xem là một nguồn tư liệu giúp cho việc tiếp tục phát triển hệ thống và chương trình của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbaocaotongketdetainghiencuutimhieunhanthucvamp195amp160thaidohssvvedinhhuong.pdf
Tài liệu liên quan