Đề tài Tìm hiểu nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. Thao tác hoá một số khái niệm 3 2. Nội dung bài viết 4 KẾT LUẬN 20 LỜI MỞ ĐẦU Đa số con người từ khi biết tổ chức thành xã hội đã có nhu cầu tôn giáo. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người bất lực trước sức mạnh tự nhiên, sợ hãi trước bệnh tật và cái chết, bắt gặp quá nhiều hiện tượng không thể giải thích được như sấm chớp, mây mưa . Họ chỉ biết đặt niềm tin vào các hình thức tôn giáo như Totem giáo và ma thuật. Họ cầu cứu các vị thần linh trợ giúp để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và đánh bại mọi kẻ thù. Sang xã hội có giai cấp, ngoài sự bất lực trước các hiện tượng tự nhiên, quần chúng lao động còn bất lực trước sự áp bức, bóc lột giai cấp. Con người không thể tìm được lối thoát trong xã hội thực tại mà phải tìm lối thoát trên thiên đường ở thế giới bên kia. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới, số người có nhu cầu tôn giáo chiếm tới 5/6 số dân. Nhu cầu tôn giáo không phải ngẫu nhiên mà có, nó do những điều kiện tự nhiên và xã hội tạo nên, thay đổi theo diễn biến của xã hội. Nhu cầu đó vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính cá nhân. Nó xuất phát từ sự mong muốn dựa vào sức mạnh thần bí siêu nhiên để hỗ trợ cho bản thân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhu cầu có sự khác nhau giữa các khu vực, các dân tộc. Trong một cộng đồng lại có những biểu hiện khác nhau giữa các giai tầng xã hội, các nhóm xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn . Trong các xã hội khác nhau, từng người có khi rơi vào những sự việc và quan hệ độc lập với ý muốn, nhiều khi vô thức. Chính trong mối quan hệ xã hội phức tạp đó nảy sinh những may rủi, số phận khác nhau, những bất lực, sợ hãi không giải thích được. Từ đó con người có những khao khát, hoài bão về cuộc sống sau khi chết. Nếu những cá nhân đã thế thì đối với mỗi tộc người, mỗi quốc gia cũng vậy, nhiều khi roơi vào những tình huống khác nhau tưởng như ngẫu nhiên, do số phận, do Chúa an bài. Vì vậy nhu cầu tôn giáo rất đa dạng đối với những cá nhân trong một cộng đồng, giữa những cộng đồng trong cùng một giai đoạn lịch sử.

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân LỜI MỞ ĐẦU Đa số con người từ khi biết tổ chức thành xã hội đã có nhu cầu tôn giáo. Trong xã hội nguyên thuỷ, con người bất lực trước sức mạnh tự nhiên, sợ hãi trước bệnh tật và cái chết, bắt gặp quá nhiều hiện tượng không thể giải thích được như sấm chớp, mây mưa... Họ chỉ biết đặt niềm tin vào các hình thức tôn giáo như Totem giáo và ma thuật. Họ cầu cứu các vị thần linh trợ giúp để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và đánh bại mọi kẻ thù. Sang xã hội có giai cấp, ngoài sự bất lực trước các hiện tượng tự nhiên, quần chúng lao động còn bất lực trước sự áp bức, bóc lột giai cấp. Con người không thể tìm được lối thoát trong xã hội thực tại mà phải tìm lối thoát trên thiên đường ở thế giới bên kia. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới, số người có nhu cầu tôn giáo chiếm tới 5/6 số dân. Nhu cầu tôn giáo không phải ngẫu nhiên mà có, nó do những điều kiện tự nhiên và xã hội tạo nên, thay đổi theo diễn biến của xã hội. Nhu cầu đó vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính cá nhân. Nó xuất phát từ sự mong muốn dựa vào sức mạnh thần bí siêu nhiên để hỗ trợ cho bản thân vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Nhu cầu có sự khác nhau giữa các khu vực, các dân tộc. Trong một cộng đồng lại có những biểu hiện khác nhau giữa các giai tầng xã hội, các nhóm xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn... Trong các xã hội khác nhau, từng người có khi rơi vào những sự việc và quan hệ độc lập với ý muốn, nhiều khi vô thức. Chính trong mối quan hệ xã hội phức tạp đó nảy sinh những may rủi, số phận khác nhau, những bất lực, sợ hãi không giải thích được. Từ đó con người có những khao khát, hoài bão về cuộc sống sau khi chết. Nếu những cá nhân đã thế thì đối với mỗi tộc người, mỗi quốc gia cũng vậy, nhiều khi roơi vào những tình huống khác nhau tưởng như ngẫu nhiên, do số phận, do Chúa an bài. Vì vậy nhu cầu tôn giáo rất đa dạng đối với những cá nhân trong một cộng đồng, giữa những cộng đồng trong cùng một giai đoạn lịch sử. Ngày nay con người có một cuộc sống tốt hơn, được trang bị vốn kiến thức và hiểu biêt sâu rộng hơn, xã hội cũng có rất nhiều thay đổi, nhưng nhu cầu tôn giáo không vì thế mà mất đi. Trái lại, trong thời gian gần đây, nhiều hiện tượng tôn giáo mới đã xuất hiện, bên cạnh đó là sự phục hưng của các hiện tượng tôn giáo tín ngưỡng truyền thống. Với mong muốn hiểu rõ hơn hiện tượng này tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân”. Các số liệu trình bày trong bài viết là do Viện nghiên cứu tôn giáo cung cấp. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thao tác hoá một số khái niệm Khái niệm nhu cầu: Theo từ điển Tiếng Việt, nhu cầu là cái cần dùng bắt buộc. Dưới góc độ xã hội học, nhu cầu là trạng thái tâm lý bên trong, mà tình trạng bên trong này làm cho những kết cục nào đó thể hiện là hấp dẫn. Nhu cầu chưa được thoả mãn tạo nên sự căng thẳng, áp lực cá nhân. Những áp lực này tạo ra việc tìm kiếm những hành vi để tìm đến mục tiêu cụ thể mà nếu đạt được các mục tiêu cụ thể này thì sẽ giảm bớt căng thẳng. Nhu cầu là cái bên trong, trạng thái tâm lý đòi hỏi và muốn được thoả mãn về một cái gì đó được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi tìm đến mục tiêu cụ thể. Tuỳ từng hoàn cảnh lịch sử mà có nhu cầu khác nhau, từng tầng lớp cũng có nhu cầu khác nhau, nhưng nhìn chung cơ bản nhu cầu ở mỗi người đều có là: nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu giải trí. Khái niệm nhân dân: Theo Đại từ điển tiếng Việt: Nhân dân là bộ phận đông đảo gồm những người thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, chủ yếu là những người lao động, phân biệt với bộ phận khác là giai cấp và tầng lớp thống trị xã hội. Khái niệm tôn giáo: Theo Đại từ điển tiếng Việt: Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vào lòng tin và sự sùng bái thượng đế, thần linh. Theo Đặng Nghiêm Vạn (Tình hình tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam): Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo), nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế, cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kì lịch sử, hoàn cảnh địc lý, văn hoá khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng và xã hội tôn giáo khác nhau. Khái niệm tín ngưỡng: Theo Đại từ điển tiếng Việt: Tín ngưỡng là lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo. 2. Nội dung bài viết Theo số liệu được biết, hiện nay nước ta có khoảng 20 triệu tín đồ các tôn giáo chính. Nếu quan niệm tôn giáo như định nghĩa ở trên, bao gồm cả tôn giáo dân tộc như đạo thờ tổ tiên... thì gần như tất cả người dân đều theo chí ít một tôn giáo. Với câu hỏi: Ông bà (anh chị) có nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng hay không chúng ta thu được kết quả như sau: Đối với người được hỏi theo đạo Kitô và Cao Đài: Có Không Lưỡng lự Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Hà Nội 100 98,8 0 1,2 0 0 TP HCM 94,25 90,45 5,7 9,5 0 0 Huế 100 100 0 0 0 0 Tây Ninh 100 98 0 2 0 0 Đối với người được hỏi không theo đạo Kitô và Cao Đài Có Không Lưỡng lự Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Hà Nội 42,3 51,5 20,9 15,4 36,8 33,1 TP HCM 58,5 64,5 41,5 35,5 0 0 Huế 83,6 83,2 16,4 16,8 0 0 Như vậy, chúng ta có thể thấy đại đa số người dân được hỏi ở ba thành phố lớn và tỉnh Tây Ninh đều có nhu cầu tôn giáo, nhưng mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố như khu vực, giới tính, phụ thuộc vào việc họ có phải là người theo đạo hay không... Người dân cố đô có nhu cầu nhiều hơn cả. Ngay những người dân thường không theo đạo nhưng nhu cầu tôn giáo của họ vẫn lên tới hơn 83%, và sự chênh lệch về giới là không đáng kể. Lẽ dĩ nhiên những người theo đạo thì nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của họ rất lớn, chiếm gần 100%. Những bên cạnh đó ta thấy một số rất nhỏ trong số họ không có nhu này. Có thể lý giải rằng đó là những người sinh ra trong những gia đình theo đạo, và từ nhỏ, khi chưa có ý thức thì họ cũng đã quen thuộc với những sinh hoạt của người xứ đạo. Và như vậy họ cũng theo đạo như một lẽ tự nhiên, trong khi bản thân không có nhu cầu. Đối với người dân thường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng lớn hơn khá rõ rệt ở phụ nữ. Người phụ nữ thường hay lo xa, cộng thêm tâm lý “có kiêng có lành”, do vậy họ thường tìm đến với các đấng siêu nhiên mong phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình tai qua nạn khỏi, có sức khoẻ, gặp nhiều may mắn... Ở Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung, người dân thường tham gia nhiều hành vi tôn giáo tín ngưỡng và ma thuật khác nhau. Bộ phận công giáo Bộ phận không công giáo Trí thức Bình dân Hà Nội 2,26 1,88 2,00 TP HCM 2,92 2,39 2,72 Huế 2,89 2,56 2,70 Các hành vi tôn giáo tín ngưỡng và ma thuật ở đây có thể là: Đi lễ nhà thờ, đền, chùa..., bói toán, xem tử vi, ngoại cảm, thờ cúng ông bà...Số lượng hành vi tôn giáo tín ngưỡng trung bình mỗi người tham gia là 2 cho đến gần 3. Người dân Hà Nội tham gia ít hành vi tôn giáo tín ngưỡng hơn, vì người Hà Nội không lưu truyền nhiều phong tục như người Huế, và cũng không tiếp thu nhiều loại tôn giáo như người miền Nam. Huế là đất cố đô nên các tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc, ví dụ như đạo thờ cúng được thực hiện phức tạp hơn, qua nhiều bước hơn. Vẫn là đạo thờ tổ tiên đó, nhưng khi ra tới ngoài bắc hay vào trong nam thì nó đã được giản lược đi rất nhiều. Còn mảnh đất phía Nam, do không có bề dày lịch sử, truyền thống nên dễ dàng tiếp thu văn hoá cũng như tôn giáo mới. Đây là khu vực có nhiều loại hình tôn giáo tồn tại, theo đó mà người dân tham gia vào nhiều loại hình hành vi tôn giáo tín ngưỡng khác nhau. Tầng lớp trí thức không công giáo tham gia những hành vi tôn giáo tín ngưỡng ít nhất. Đó là điều dễ hiểu, vì thông thường, học vấn càng cao thì người ta càng ít gặp những điều bất ổn, rủi ro trong cuộc sống, và họ càng ít phải viện đến những đấng siêu nhiên, thần thánh. Tầng lớp bình dân do học thức kém, kéo theo đó là việc làm và thu nhập không ổn định, họ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ rủi ro ập đến như mất việc, thiếu tiền, bệnh tật. Cuộc sống bấp bênh khiến họ chỉ còn biêt trông chờ vào sự may rủi của số phận. Họ đi cầu, khấn, xem bói toán... mong muốn sẽ có một cuộc sống suôn sẻ hơn và tránh được tai họa. Khi bản thân không thể làm gì hơn thì buộc họ phải trông chờ vào đấng cứu thế ở trên trời, mong rằng lòng thành của mình sẽ có ngày được đền đáp. Việc tham gia vào nhiều hành vi tôn giáo tín ngưỡng khác nhau đã bộc lộ tính phiếm thần của người dân Việt Nam. Đặc biệt, bộ phận Công giáo cũng tham gia các hành vi tôn giáo khác như thờ cúng tổ tiên. Xem xét nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng trong 13 nhu cầu thiết thân của một con người ( công bằng xã hội, luật pháp, gia đình, đất nước, việc làm, học vấn tay nghề, dân chủ, bạn bè tin cậy, tình yêu, tiền bạc, kinh tế thị trường, văn nghệ thể thao ) thu được kết quả: Khu vực Trí thức không Kitô giáo Quần chúng không Kitô giáo Không Kitô giáo nói chung Số TT ưu tiên % Số TT ưu tiên % Số TT ưu tiên % Hà Nội 13 22,0 13 20,7 13 19,75 TPHCM 13 20,9 13 25,2 13 23,45 Huế 13 18,40 11 42,60 12 38,37 Như vậy, chỉ có một số lượng ít những người không theo đạo coi tôn giáo là nhu cầu thiết thân. Tôn giáo tín ngưỡng là một phần trong cuộc sống của họ, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần, nhưng nếu xếp trong thứ thự ưu tiên thì nó chỉ được đứng thứ 13 (đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và cao hơn một chút, đứng thứ 12 (đối với người Huế). Họ tham gia vào các hành vi tôn giáo tín ngưỡng gần như một thói quen, ít hiểu giáo lý, thấy nhu cầu tôn giáo là cần, nhưng lại ít coi trọng nó. Họ còn phải dành sự ưu tiên cho các nhu cầu khác quan trọng hơn, như học vấn tay nghề, công bằng xã hội, gia đình... Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Đây chỉ là những con người rất đời thường, họ không thể sống được nếu không có việc làm ổn định, không thể hạnh phúc nếu không có gia đình... nhưng họ có thể sống nếu không có tôn giáo tín ngưỡng. Chúng ta phải nhấn mạnh rằng, đối với những người đó, tôn giáo tín ngưỡng chỉ là một trong những yếu tố góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của họ mà thôi. Điều đó giống như tình hình ở châu Âu, nơi mà đạo Kitô dược coi là truyền thống nhưng nay đang trong tình trạng giải Kitô hoá, theo hai cuộc điều tra ở 6 nước châu Âu cách nhau 10 năm, kết quả dường như giống nhau. Số người tuyên bố theo đạo Kitô (Công giáo hay Tin Lành) đều từ 82% đến 97% trở lên, nhưng nếu coi là gắn bó, thiết thân thì cũng lại xếp nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng xuống hàng thứ 14 tức hàng cuối cùng so với các nhu cầu khác (riêng ở Anh là thứ 12, ý và Tây Ban Nha là thứ 13). Nhưng ở Việt Nam thì có sự khác biệt rõ rệt giữa những người không theo đạo và những người theo đạo. Những người theo Kitô giáo và đạo Cao Đài thực sự coi tôn giáo là nhu cầu thiết thân. Họ dành cho nó vị trí số 1 (Huế và Tây Ninh) hoặc vị trí số 2 (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Con số những người coi tôn giáo tín ngưỡng là nhu cầu thiết thân chiếm từ 70% đến hơn 90%. Hà Nội TP HCM Huế Tây Ninh Kitô giáo nói chung Kitô giáo nói chung Kitô giáo nói chung Cao Đài Số TT ưu tiên % Số TT ưu tiên % Số TT ưu tiên % Số TT ưu tiên % 2 84,6 2 69,8 1 92,6 1 86,5 Qua hai bảng trên ta thấy một kết quả khá thống nhất là bộ phận Công giáo và đạo Cao Đài được hỏi coi trọng nhu cầu tôn giáo hơn bộ phận không công giáo bởi lẽ ở bộ phận thứ hai này tâm linh tôn giáo bàng bạc hơn. Đối với họ, tôn giáo là cần thiết nhưng vẫn kém hơn các nhu cầu khác. Để xem xét cụ thể nhu cầu tôn giáo, chúng ta cần đi sâu phân tích những hoạt động cũng như những quan niệm của tín đồ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 khía cạnh: Đức tin và hành vi cụ thể mang tính chất thuần tuý tôn giáo, đạo thờ cúng tổ tiên, những hành vi tôn giáo tín ngưỡng truyền thống và mới nảy sinh. Đức tin và hành vi cụ thể mang tính chất thuần tuý tôn giáo Qua câu hỏi có tin vào sự hiện diện của đức Phật, Chúa Giêsu và các thánh thần khác không, ta thu được kết quả: Bảng: Mức độ tin vào sự hiện diện của đức Phật, Chúa, Thánh thần Tin Ngờ vực Không tin Kitô giáo Hà Nội 98,5% 1,5% 0 TP HCM 94,4% 0 5,6% Huế 100% 0 0 Không Kitô giáo Hà Nội 5,8% 32,7% 61,5% TP HCM 28,7% 12,5% 58,5% Huế 45,9% 12,9% 41,1% Tây Ninh 78,7% 18,2% 2% Đối với những người được hỏi theo đạo Công giáo thì đa số họ tin vào sự hiện diện của Chúa. Đặc biệt ở Huế, số người tin vào điều này chiếm tới 100%. Chỉ có 1,5% số người được hỏi ở Hà Nội còn ngờ vực và 5,6% ở thành phố Hồ Chí Minh là khẳng định không tin. Trái lại, những người không theo đạo ít tin vào điều này. Đặc biệt ở Hà Nội, có tới 61,5% số người được hỏi không tin rằng có sự hiện diện của Chúa, Đức Phật hay các Thánh thần. Những người theo đạo thì đại đa số tin vào sự xuất hiện của các thánh thần, Chúa, đức Phật... Còn đối với những người không theo đạo, niềm tin đó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính...Thông thường, những người có học thức cao, những người thuộc tầng lớp trí thức ít tin vào điều này hơn. Ngoài ra, phụ nữ tin nhiều hơn nam giới, người cao tuổi tin nhiều hơn thanh niên. Bảng: Mức độ thường xuyên đi lễ nhà thờ, chùa, đền, miếu Thường xuyên Thỉnh thoảng Không đi Không Kitô giáo Hà Nội 55,4 1,2 43,4 TP HCM 54,2% 0 45,8 Huế 60,4% 13,3% 26,3% Kitô giáo Hà Nội 99,5 0 0,5 TP HCM 93,8 0 6,2 Huế 100 0 0 Qua câu hỏi có đi lễ nhà thờ, chùa, đền, miếu... không, ta thấy cũng có sự khác biệt giữa các tầng lớp nhân dân.Những người dân không theo đạo lẽ dĩ nhiên họ không thường xuyên đi lễ, thông thường họ chỉ đi vào những dịp đặc biệt như ngày rằm mồng một, ngày hội, Giáng sinh... Nhưng họ đi cũng không hẳn vì lý do tôn giáo. Như chúng ta dã biết, đền chùa, miếu, nhà thờ thường là những nơi có phong cảnh đẹp, là những di tích lịch sử nổi tiếng, vì vậy nó còn là địa điểm tham quan du lịch, là niềm tự hào của các địa phương. Ví dụ như Huế là nơi có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, gắn với các vương triều xưa, trong dó có rất nhiều đền chùa. Vì vậy có thể hiểu được vì sao người Huế tỉ lệ trả lời có đi lễ cao hơn những khu vực khác (60,4% thường xuyên đi lễ và 13,3% thỉnh thoảng có đi), trong khi đó ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh con số này chỉ có hơn 50%. Với câu hỏi có thường xuyên đi lễ nhà thờ không, chúng ta thấy tỉ lệ trả lời thường xuyên là rất cao đối với những người theo đạo Công giáo. 100% người Huế thường xuyên đi lễ nhà thờ. Tỉ lệ này thấp hơn một chút ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh có tới 6,2% người dân theo đạo công giáo nhưng lại không bao giờ đi lễ nhà thờ. Đây là một thành phố lớn phát triển bậc nhất của cả nước, có lẽ họ cũng bị cuốn theo nhịp điệu gấp gáp của thành phố mà không còn chút thời gian nào ngoài công việc nữa chăng? Nếu đi sâu thêm, chúng ta thử xét việc thực hành nghi lễ của giáo dân. Các nghi lễ cơ bản bao gồm: tham dự Thánh lễ, chịu phép Thánh lễ và xưng tội. Tham dự Thánh lễ tức là tham gia các buổi lễ ngày chủ nhật hay lễ trọng, đồng thời phải đọc Kinh sớm tối. Chịu phép Thánh thể là những người phải tham dự Thánh lễ nhưng phải sạch tội, không lỗi đạo, hay mắc tội trọng mà chưa được giải tội. Xưng tội là khi có lỗi lầm nhưng đã ăn năn, nói lên tội lỗi của mình để linh mục giải tội. Lễ xưng tội được coi là một trong những hành vi quan trọng nhất của tín đồ Kitô giáo. Nhưng ngày nay nó không còn phổ biến ở các nước châu Âu. Mặc dù vậy, ở Việt Nam, tỉ lệ những người theo đạo thường xuyên xưng tội trước Chúa vẫn chiếm tỉ lệ cao (86% - 95%). Mặt khác, về việc tham dự thánh lễ và chịu phép thánh lễ thì chỉ được hơn một nửa số giáo dân ở Hà Nội thực hiện thường xuyên, Trong khi đó, đại đa số giáo dân ở thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thường xuyên cả 3 nghi lễ trên. Bảng: Mức độ thường xuyên thực hiện các nghi lễ Mức độ Nội dung Thường xuyên Không thường xuyên Không tham gia Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Tham dự Thánh lễ 56,4% 96,32% 37,4% 2,2% 6,2% 1,5% Chịu phép Thánh lễ 56,4% 90,4% 32,5% 6% 11.1% 3,6% Xưng tội 85,8% 94,9 3,8% 0 10,6% 5,1% Đối với câu hỏi có tin vào cuộc sống sau khi chết không, tỉ lệ trả lời như sau: Bảng: Mức độ tin vào cuộc sống sau khi chết Tin Ngờ vực Không tin Không Kitô giáo Hà Nội 8,1% 32,2% 59,7% TP HCM 24,7% 40% 35,3% Huế 47% 27,6% 25,4% Kitô giáo Cao Đài Hà Nội 96,3% 1,6% 2,1% TP HCM 81,1% 8.9% 10,1% Huế 98,5% 1,5% 0 Tây Ninh 81,7% 14% 4,3% Câu hỏi này bình thường phản ánh tâm linh của nhiều tôn giáo tín ngưỡng. Theo lý thuyết Kitô giáo thì con người sau khi chết cả xác lẫn hồn đều về bên cạnh Chúa, tương tự như vậy, theo giáo lý của đạo Cao Đài, mỗi người có một chân linh, sau khi chết sẽ về cùng Đấng Chí Tôn. Qua câu hỏi này ta thấy sự cạn hiểu về giáo lý vẫn chiếm một phần nhỏ trong các tín đồ. Đặc biêt ở Tây Ninh, có gần 1/5 số lượng tín đồ không chắc chắn về một cuộc sống sau khi chết, tức là đi ngược lại với giáo lý của đạo. Ngoài ra, ta còn nhận thấy tỉ lệ này bị chi phố bởi tuổi tác. ở Tây Ninh, thế hệ trên 55 tuổi có tỉ lệ tin là 91,5%, thế hệ trung niên 78,2%, và thế hệ thanh niên chỉ có70,5% (số liệu điều tra XXH 1993). Chứng tỏ lòng sùng đạo tăng lên theo tuổi tác. Đó là điều dễ hiểu, vì thế hệ trẻ ngày nay học cao hiểu rộng, họ sớm tiếp xúc với cái mới, khoa học kĩ thuật và thông tin, vì vậy họ cũng thận trọng hơn trong mọi điều phán xét. Người dân thường ít tin vào điều này hơn hẳn. Đặc biệt là người Hà Nội, chỉ có 8,1% tin rằng có cuộc sống sau khi chết. Nhưng chúng ta thấy có tới 30% - 40% dân chúng còn ngờ vực. Ngày nay khoa học kĩ thuật đã có những phát triển vượt bậc, dân trí cũng được nâng lên rất nhiều. Nhưng cuộc sống quanh ta vẫn có những hiện tượng không gì lý giải được. Đâu đó vẫn có những chuyện gọi hồn người đã khuất, tìm mộ, hay có những em bé kể lại vanh vách cuộc sống của mình từ kiếp trước. Đây là một trò lừa bịp hay là sự thật, khoa học chưa lý giải được còn người dân thường thì vẫn bán tín bán nghi. Đối với câu hỏi có tin vào sự tồn tại thần thánh, ma quỷ không, chúng ta thu được kết quả trả lời: Bảng: Mức độ tin vào sự tồn tại của thần thánh, ma quỷ Tin Ngờ vực Không tin Không Kitô giáo Hà Nội 12% 35,2% 52,8% TP HCM 30% 17.2% 52,6% Huế 28% 24,2% 47,8% Kitô giáo, Cao Đài Hà Nội 96,8% 2,1% 1,5% TP HCM 80,3% 0 19,7% Huế 88,05% 1,7% 10,05% Tây Ninh 89,2% 5,4% 5,4% Một điều dễ nhận thấy là những người không theo đạo khó tin vào điều này. Có tới 50% trong số họ khẳng định không tin sự tồn tại của thần thánh ma quỷ. Rõ ràng ma quỷ thì không bao giờ thấy xuất hiện, còn những hiện tượng trước kia hay đổ do ma quỷ gây ra thì ngày nay phần nhiều đã tìm được nguyên nhân. Ví dụ như ngày trước mỗi khi ốm đau người ta thường cúng để xua đuổi ma quỷ, cầu xin thần thánh phù hộ. Nhưng ngày nay, nhất là ở những thành phố lớn, có nhiều bệnh viện, nhiều bác sĩ, nguồn gốc căn bệnh sẽ được làm rõ và chữa trị kịp thời. Còn đối với những người theo đạo, niềm tin thần thánh ma quỷ là vấn đề cốt tử của đạo. Hằng ngày các tín đồ tiếp cận với họ trên bàn thờ trong Đền Thánh, Thánh thất hay tại nhà, đáng lý tỉ lệ tin phải là 100%. Ngoài ra, cũng tương tự như các câu hỏi ở phần trên, câu hỏi này cũng có kết quả phụ thuộc vào tuổi tác. Những người trẻ tuổi cũng ít tin vào thần thánh ma quỷ hơn những người già. Qua các câu hỏi trên chúng ta rút ra nhận xét: Ở bộ phận không Kitô giáo, niềm tin tôn giáo không đồng đều, nó bị chi phối bởi yếu tố tuổi tác, khu vực cư trú, học vấn, nghề nghiệp... Người Huế luôn có niềm tin lớn nhất, có lẽ do đây là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, ít bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường. Họ có ý thức gìn giữ lưu truyền lại những phong tục của một thời cố đô. Những người có học vấn cao và thanh niên ít có niềm tin tôn giáo vì họ sớm tiếp thu những tri thức mới, họ có tầm nhìn mở rộng, có khả năng lý giải các hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách khoa học. Những người có nghề nghiệp và cuộc sống ổn định không quan tâm đến tôn giáo như những người có cuộc sống bấp bênh, sống ngày nay còn phải lo không biết ngày mai ra sao. Cuộc sống bấp bênh, tự mình không cứu được mình nên người ta mới hay phải viện đến tôn giáo tín ngưỡng, họ hi vọng có một thế lực siêu nhiên nào đó rủ lòng thương, quan tâm và cứu vớt họ thoát khỏi những khó khăn đời thường. Tâm linh tôn giáo của bộ phận không Kitô giáo là bàng bạc, khác hẳn với bộ phận Kitô giáo của 3 thành phố và của tín đồ đạo Cao Đài của huyện Hoà Thành, Tây Ninh.Tuy nhiên, ở bộ phận này cũng đồng thời còn bộ lộ sự ít thông hiểu giáo lý. Ta đã thấy một số trường hợp niềm tin của họ đi ngược hẳn với giáo lý. Tương tự như đối với bộ phận không Kitô giáo, niềm tin của họ cũng bị chi phối bởi yếu tố tuổi tác, giới tính và nghề nghiệp... Thực hiện đạo thờ cúng tổ tiên Sau đây chúng ta sẽ đi sâu thêm một chút về những niềm tin và hành vi tôn giáo tín ngưỡng xa rời giáo lý và đạo luật của đạo Kitô nhưng lại gần gũi với truyền thống tôn giáo tín ngưỡng dân tộc, cụ thể ở đây là việc thực hiện đạo thờ cúng tổ tiên: Thờ tổ tiên là đạo truyền thống của người Việt Nam. Người Việt Nam thường lập bàn thờ cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất. Công việc này có ý nghĩa sâu sắc, nó vừa thể hiện tâm lý nhớ đến nguồn gốc, nhớ công ơn người sinh thành, vừa thể hiện mong muốn những người thân đã khuất sẽ phù hộ độ trì cho con cháu được khoẻ mạnh, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt... Người ta quan niệm rằng con cháu nếu chăm sóc phần mộ cũng như quan tâm tới việc cúng lễ chu đáo thì người đã khuất ở thế giới bên kia cũng được yên lòng. Nếu con cháu luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, không quên công ơn của những người đã khuất thì những người đó sẽ luôn phù hộ cho con cháu, tức là cho rằng có một sợi dây ràng buộc giữa những người đã khuất và con cháu của họ. Mỗi khi thực hiện các hành vi cúng lễ, họ cho rằng đó là lúc linh hồn người chết về quây quần cùng con cháu, chứng kiến lòng thành và sẽ luôn che chở đùm bọc cho con cháu. Ngoài ra, người ta còn quan niệm “sống gửi thác về”, cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm bợ thôi, sau khi chết sẽ được gặp lại những người thân yêu đã khuất, vì vậy họ luôn mong muốn được tổ tiên phù hộ để làm tròn trách nhiệm nơi trần thế, đến khi về nơi chín suối khỏi hổ thẹn với ông bà, tổ tiên. Đạo thờ cúng tổ tiên thể hiện không chỉ trong việc cúng bái giỗ chạp, nó còn thể hiện ở mọi phong tục liên quan đến những thời điểm quan trọng nhất trong chu kì đời sống của một con người như sinh đẻ, kết hôn, ma chay.Về phương diện đạo đức, đạo thờ tổ tiên còn góp phần khích lệ con cháu làm điều tốt lành, cố gắng đạt nhiều thành tích để làm vẻ vang cho dòng họ và gia đình. Nếu lược bỏ những yếu tố lỗi thời như: động mồ động mả, tìm chỗ mả phát, xem hướng đất... cũng như giảm các nghi lễ phức tạp, tốn thời gian và tiền bạc thì đây là một đạo có nhiều yếu tố tích cực. Đạo được hầu hết người Việt Nam dù thuộc tộc người nào cũng đều thực hiện. Cùng với việc thờ cúng ông bà tổ tiên, đạo này còn thờ những người anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với làng xã... Đó có thể là ông tổ làng nghề, người có công truyền nghề cho dân làng, đó có thể là vị tướng có công phá giặc cứu dân, vị vua được dân tin yêu... Điều đó tạo ra một mối liên kết tâm linh giữa những người sống chung trong một cộng đồng lãnh thổ và những người sống chung trong một cộng đồng huyết thống. Vậy đạo thờ cúng tổ tiên đã được các bộ phận nhân dân thực hiện như thế nào, chúng ta cùng xét bảng sau: Bảng: Mức độ thực hiện đạo thờ cúng tổ tiên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Không Kitô Hà Nội 82,2% 17,4% 0,6% TP HCM 84,3% 11% 4,7% Huế 92,2% 4,8% 3% Kitô giáo Hà Nội 64,21% 22,1% 14,73% TP HCM 88,9% 4,8% 6,3% Huế 87,4% 5,86% 6,5% Một lần nữa chúng ta có thể khẳng định vị trí quan trọng của đạo thờ tổ tiên trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Những người theo và không theo đạo Kitô cũng đều thường xuyên thực hiện. Các yếu tố về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn cũng không mấy ảnh hưởng. Điều này có thể giải thích như sau: đạo thờ cúng tổ tiên mang tính cộng đồng của từng gia đình, dòng họ, phần khác nó còn quan hệ rộng rãi với xã hội, nhát là trong dịp cưới xin, ma chay, giỗ trọng... Điều đó khác với những câu hỏi về niềm tin hay hành vi có tính cá nhân. Hơn nữa đạo thờ tổ tiên tức là thờ những người có quan hệ huyết thống gần gũi, có quan hệ trực tiếp đối với mỗi chúng ta Nó không chỉ là đạo mà còn là cách để chúng ta nhớ đến những người chúng ta từng gắn bó. Điều này khác hẳn với thờ Chúa, Phật, thánh thần... những người ta chưa gặp bao giờ. Ngày trước, giáo dân không được phép theo đạo tổ tiên, vì đối với đạo Kitô thì Chúa là đấng tối cao, sinh ra muôn loài, những người theo đạo chỉ được thờ Chúa. Chính do kỉ luật nghiệt ngã của đạo, nhiều người phải gửi bát hương sang nhà khác, thậm chí làng khác hay giấu giếm trong kho thóc. Ngày nay, nhờ Đạo dụ của Giáo hoàng năm 1949 và nhất là tinh thần cộng đồng Vatican II, tình hình đã đổi khác. Đạo tổ tiên đã ăn sâu vào gốc rễ tâm linh của người Việt Nam buộc những tôn giáo khác như đạo Kitô cũng phải chấp nhận. Bốn câu hỏi cuối cùng, tuy nằm trong phạm vi tôn giáo tín ngưỡng nhưng nhiều khi người dân làm theo thói quen trong những dịp nhất định. Đó là những hành vi có tính truyền thống (3 câu hỏi đầu) và mới nảy sinh (câu hỏi cuối cùng). Câu hỏi về việc tin vào số mệnh, tỉ lệ trả lời như sau: Bảng: Mức độ tin vào số mệnh Tin Ngờ vực Không tin Không Kitô giáo Huế 41,2% 14,8% 43,8% Hà Nội 36,4% 36,6% 27% TP HCM 37,2% 20,5% 42,3% Kitô giáo Huế 51,0% 7,0% 42,5% Hà Nội 45,2% 4,2% 50,5% TP HCM 28,1% 15,7% 56,1% Tây Ninh 68% 13% 19% Tin vào số mệnh là niềm tin có tính truyền thống của người Việt, nó không hẳn đồng nhất với niềm tin tôn giáo. Ngày nay ta thấy cũng không còn nhiều người tin vào số mệnh nữa. Nếu con người không biết phấn đấu thì không thể thành đạt trong cuộc sống. Có thể có những người gặp nhiều may mắn, những con số đó không nhiều, con người chỉ có thể có chỗ đững vững chắc khi dựa vào năng lực của chính mình. ở cả hai bộ phận Kitô giáo và không Kitô giáo, tỉ lệ những người tin vào số mệnh chiếm khoảng 40%-50%, chỉ riêng ở tỉnh Tây Ninh thì con số này lên tới gần 70%. Đạo Cao Đài tin rằng đời sống con người, thậm chí cả những hành vi thường ngày đều do Đấng Chí Tôn định đoạt, vì thiên nhãn (mắt trời) thấu rõ mọi việc ở trần gian.Vì vậy có tói gần 70% tín đồ theo đạo Cao Đài ở Tây Ninh tin vào số mệnh là điều không cần phải bàn cãi. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu tôn giáo thì tỉ lệ người dân tin vào số mệnh cao hơn ở những người ít tuổi, phụ nữ và những người làm nghề tự do. Điều này dễ hiểu, bởi vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, khi đã trải qua phần lớn thời gian của cuộc đời, có thời gian chiêm nghiệm lại, người ta nhận thấy rằng số phận của mình phần nhiều do mình quyết định. Còn tầng lớp thanh niên thường gặp nhiều bất ngờ trong cuộc sống, nhiều sự việc diễn ra không như ý muốn, họ dễ quy đổ cho số mệnh. Những người làm nghề tự do, đa số là buôn bán, dịch vụ, cuộc sống bấp bênh, khi gặp rủi ro hay may mắn, họ không lý giải được và cho là số phận đã an bài, bản thân cũng không thể làm gì thay đổi được. Câu hỏi về việc xem ngày giờ khi có việc hệ trọng, kết quả thu được như sau: Bảng: Mức độ thường xuyên xem ngày giờ khi có việc quan trọng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Không Kitô giáo Huế 68,8% 0 31,2% TP HCM 55,7% 0 44,3% Hà Nội 30% 31,4% 38,6% Kitô giáo Cao Đài Huế 0 0 100% TP HCM 42,1% 0 57,8% Hà Nội 9,4% 4,2% 86,3% Tây Ninh 79,2% 0 20,8% Xem giờ là một hành vi có tính tôn giáo tín ngưỡng quen thuộc đối với người Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người cũng không qua câu nệ vào việc đó, vì nếu phải chờ giờ đẹp thì có khi hỏng cả việc. Có người thực hiện nhưng cũng có người chỉ xem đẻ biết nhưng rồi vẫn cứ làm theo ngày giờ đã định. Nhiều khi công việc mang tính chất tập thể nên tự mình cũng khó có thể quyết định được. Những người theo đạo ở Hà Nội và Huế không có thói quen xem giờ, trong khi đó tình hình hoàn toàn trái ngược ở Tây Ninh. Nói chung tỉ lệ khác biệt khá lớn tuỳ theo từng khu vực, tuỳ bộ phận nhân dân. Câu hỏi về việc tin vào bói toán, tử vi, tướng số, kết quả như sau: Bảng: Mức độ tin vào bói toán, xem tướng, xem tử vi Tin Ngờ vực Không tin Không Kitô giáo Hà Nội 34,7% 21,2% 44% Huế 25,1% 13,3% 61,8% TP HCM 31,7% 3,5% 64,8% Kitô giáo Cao Đài Hà Nội 4,7% 3,6% 91,5% Huế 62% 2,11% 36% TP HCM 65,4% 0 34,6% Tây Ninh 15% 9% 76% Các tín đồ ở Huế và TP Hồ Chí Minh rất tin vào việc bói toán, tử vi, tướng số... trong khi ở Hà Nội và Tây Ninh thì ngược lại. Còn bộ phận nhân dân không theo đạo thì có khoảng 30% tin vào những điều này, một số ít còn ngờ vực và chủ yếu là không tin. ở thủ đo trong những năm gần đây, các hiện tượng bói toán, tử vi, tướng số đang phát triển. Những loại sách này thường được ấn hành trái phép, phần lớn in lại từ từ ấn phẩm ở các tỉnh phía nam. Điều ần lưu ý là những người có trình độ học vấn lại tin nhiều hơn. Theo điều tra xã hội học của Viện nghiên cứu tôn giáo, tầng lớp trí thức giáo dân chiếm tới 70,54%. Qua phỏng vấn được biết, họ thiên về tin ở tử vi, tướng số vì cho đó là có cơ sở khoa học. Câu hỏi tin vào phép lạ, ngoại cảm được hiểu là một số hiện tượng tôn giáo mới và là một yếu tố nửa thần bí, nửa khoa học đang thịnh hành. Kết quả cho thấy: Bảng: Mức độ tin vào phép lạ, ngoại cảm Tin Ngờ vực Không tin Không Kitô giáo Huế 25,1% 19,3% 55,6% Hà Nội 22,1% 44,4% 31,5% TP HCM 15,2% 32,6% 52% Kitô Giáo Huế 31% 18% 51% Hà Nội 36,5% 14,7% 48,9% TP HCM 19,8% 20,2% 60% Tây Ninh 16,5% 10% 73,5% Phần lớn bộ phận nhân dân còn nghi hoặc và không tin vào các hiện tượng này. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu tôn giáo thì những người được hỏi thuộc tầng lớp thanh niên,người có học và viên chức trả lời tin cao hơn vì hiện tượng tôn giáo này mang tính hiện đại. KẾT LUẬN Dựa vào kết quả điều tra của viện nghiên cứu tôn giáo và những phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra một số kết luận như sau: Nhu cầu tôn giáo tín ngưỡng của mọi bộ phận tầng lớp nhân dân được bộc lộ khá rõ ràng. Đất nước ta đang trong thời kì phát triển, cùng với nó là sự hưng thịnh của các tôn giáo tín ngưỡng truyền thống (tôn giáo tín ngưỡng dân tộc). Đạo thờ tổ tiên theo nghĩa hẹp được đặc biệt coi trọng như một yếu tố văn hoá. Các tín đồ Kitô giáo cũng quay trở về với đạo thờ tổ tiên. Tục thờ các thần làng, các vị anh hùng có công với nước , các tổ sư ngành nghề... đang được khôi phục cùng với các cuộc hành hương, các lễ hội diễn ra ở khắp nơi. Các hiện tượng tôn giáo mới cũng xuất hiện làm cho bộ mặt tôn giáo thêm đa dạng, phức tạp. Ở những người theo đạo Kitô, Cao Đài, nhu cầu tôn giáo được đưa lên vị trí cao, niềm tin tôn giáo ăn sâu vào tiềm thức. Trong khi đó, ở bộ phận không Kitô giáo, nhu cầu tôn giáo chỉ được xếp ở vị trí thấp. Một người tham gia nhiều hành vi tôn giáo tín ngưỡng khác nhau, qua đó bộc lộ tính phiếm thần. Tuy cả nước có những nét chung nhưng ở từng khu vực, từng tầng lớp có sự khác biệt. Huế là vùng đất giàu truyền thống văn hoá lịch sử, người dân vẫn còn lưu giữ nếp sinh hoạt cũ, và người Huế nổi lên với một niềm tin, nhu cầu tôn giáo cao hơn các khu vực khác. Ngoài ra ta còn thấy hiện tượng tầng lớp thanh niên tin vào số phận, sự may rủi khá nhiều, và hiện tượng ngoại cảm thu hút sự chú ý của tầng lớp trí thức vì họ cho rằng nó có một cơ sở khoa học nhất định... Chính phủ ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, coi đó là nhu cầu của đại đa số bộ phận nhân dân, nhưng chúng ta cũng phải luôn đề cao cảnh giác những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo vào các mục đích chính trị, gây chia rẽ, mât đoàn kết trọng nội bộ nhân dân ta. Đông thoời chúng ta cũng phải kiên quyết bài trừ những tệ nạn mê tín dị đoan, những hành vi ma thuật... núp dưới vỏ bọc tôn giáo. “Yêu nước, kính Chúa”,”Đẹp đời, tốt đạo”,”Đoàn kết những người khác tôn giáo hay không tôn giáo” là kim chỉ Nam của vấn đề tôn giáo đã được chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra và chỉ dẫn. Điều đó hoàn toàn đúng trong mọi thời kì cách mạng và nhất là trong thời kì hiện nay của đất nước. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH (46).doc
Tài liệu liên quan