Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong Cty trị giá : 877.000.000 đ ; Cổ phần bán theo giá trị ưu đãi cho người lao động nghèo trong Cty trả chậm trị giá : 120.700.000 đ.
Việc thực hiện tiến hành xác định giá trị tài sản của Cty đã được Cty thực hiện một cách nghiêm túc, tình hình tài chính của công ty lành mạnh minh bạch, rõ ràng, giúp cho tiến trình thực hiện một cách thuận lợi. Tuy nhiên, trong qua trình này, Cty cũng đã gặp khó khăn trong việc xin ý kiến chỉ đạo từ trên, do những thành viên HĐXĐGTDN là những người phải kiêm nhiệm nhiều việc nên ít có điều kiện, thời gian để thường xuyên chỉ đạo một cách kịp thời. Trong việc xử lý lao động dôi dư tại doanh nghiệp khi CPH, Ban đổi mới đã dựa trên tình hình thực tế lao động tại công ty, xác định những lao động thật cần thiết nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, trong quá trình này, Cty cũng đã nhìn nhận lại nguồn nhân lực của mình để có thể sử dụng lao động một cách có hiệu quả hơn. Qua đó Cty cũng đã xây dựng một bộ máy điều hành tinh giảm gọn nhẹ, giảm số lượng làm việc ở khối văn phòng, chú trọng hơn vào chất lượng và trình độ của lao động. Bên cạnh đó, Cty cũng đã dựa trên những qui định để giải quyết tốt những chính sách đối với lao động dôi dư, tạo điều kiện để tìm việc mới
như hỗ trợ tiền học nghề hoặc tùy theo nguyện vọng của người lao động có thể học nghề tại xưởng của công ty . Nên qua đó Cty cũng đã tạo được tâm lý ổn định cho người lao động giúp họ có thể đảm bảo cuộc sống
86 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu qui trình cph dnnn tại công ty cổ phần xáng xây dựng Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à triển khai tốt chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Phương hướng mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001_2005 đã được Đảng bộ Tỉnh Cần Thơ lần thứ 10 và được thể chế bằng quyết định số 31/2001/QĐUB ngày 9/4/2001 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Cần Thơ cụ thể “trước hết tập trung cho nông nghiệp nông thôn, phát triển đô thị có định hướng trên cơ sở phát triển nông thôn bền vững”. Để phát triển nông thôn và đảm bảo sản lượng lúa theo kế hoạch 5 năm là 160.000 – 170.000 ha có điều kiện tưới tiêu chủ động, sản lượng lúa từ 2,2 _ 2,4 triệu tấn lúa/năm, thì công trình thủy lợi về tưới tiêu là hết sức cấp bách.
Do tình hình phát triển đô thị vùng nông thôn hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng kiên cố hóa kênh mươn, đê bao ngăn lũ, khắc phục hậu quả lũ lụt, các dự án vùng nguyên liệu, mía, thủy sản, dự án khai hoang phục hóa phục vụ công
tác di dân và các dự án đầu tư của nước ngoài. Như vậy, dự báo các công trình xây dựng trong tương lai sẽ có nhiều, đây là điều kiện tốt cho Cty trong việc mở rộng thị trường.
Trong những năm qua, Cty hoạt động dưới hình thức là doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác đều phải chịu sự tác động từ nền kinh tế thị trường, không chỉ là những thuận lợi mà còn mang đến cho Cty những thách thức. So với trước đây, hiện nay là do nền kinh tế là kinh tế mở đã làm xuất hiện nhiều các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, tạo cho Cty nhiều đối thủ cạnh tranh, và việc cạnh tranh để tham gia và có thể trúng thầu là một điều khó khăn do hầu hết máy móc của Cty đều cũ kỷ lạc hậu, xuống cấp chưa được nhà nước quan tâm đầu tư nâng cấp, Cty phải tự tìm cách giải quyết để khắc phục, thời gian vừa qua Cty đã có đầu tư mới và sửa chữa một số nhưng chưa hết và còn chấp vá, dẫn đến tiến trình thi công bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.Trong khi đó, nguồn vốn của Cty còn hạn chế, vốn chủ yếu là đi vay Ngân hàng, làm cho Cty phải chịu một phần lớn chi phí về lãi vay dẫn đến làm giảm bớt lợi nhuận. Mặc khác, trong thời gian qua các tác động của môi trường kinh doanh cũng đã có những ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của Cty như: khâu giải phóng mặt bằng thi công, giá cả bất thường của vật liệu xây dựng. Tuy vậy, để tồn tại và phát triển, Cty đã phát huy tối đa sự năng động sáng tạo, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh, từng bước chuyển mình theo cơ chế thị trường, phát huy khả năng của hoạt động tài chính tự trang trải chi phí, kinh doanh có lãi. Địa bàn hoạt động đã từng bước được mở rộng từ các công trình Tỉnh, huyện và mở rộng ra các Tỉnh bạn bằng chính năng lực, chất lượng sản phẩm và uy tín của mình.
Hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty đang liên tục phát triển, những năm qua doanh thu hằng năm đều tăng và mỗi năm đều tạo ra được lợi nhuận. Vốn kinh doanh liên tục được bảo toàn và không ngừng phát triển. Nhờ
kinh doanh có hiệu quả có vốn tích lũy nên công ty đã tăng cường đầu tư sửa chữa nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Hoạt động của công ty trong xu thế ngày càng đi lên.
Như vậy ta nhận thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm, năng lực hiện có, về cơ sở vật chất, tiền vốn và con người, các điều kiện khác về uy tín của công ty tích lũy được trong quá trình hoạt động Đối chiếu với các qui định, thì Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ đã có đủ điều kiện để tiến hành CPH. Cty thuộc diện doanh nghiệp Nhà nước “thực hiện cổ phần hóa và áp dụng hình thức chuyển đổi sở hữu khác trong đó Nhà nước không giữ cổ phần chi phối”.
3. Tiến trình thực hiện CPH tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ.
Tiến trình thực hiện CPH tại Cty được thực hiện qua 4 bước: Thời gian thực hiện được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tìm hiểu qui trình CPH GVHD : thầy Huyønh Nhöït Nghóa
tại Cty CP Xáng, Xây Dựng Cần Thơ
Các bước thực hiện.
4/02
5/02
6/02
7/02
8/02
9/02
10/02
11/02
12/02
1/03
2/03
3/03
4/03
5/03
6/03
7/03
Bước 1: Chuẩn bị
- Cty lập sách dự kiến các thành viên trong BĐM
- UBND Tỉnh ra QĐ lập BĐM
- Tiến hành tập huấn
- Chuẩn bị tài liệu
Bước 2: Xây dựng PACPH
- Kiểm kê tài sản
- Làm việc với HĐXĐGT.
- Ra quyết định về gt DN
- Phổ biến PA cho CNV
Bước 3: Duyệt và triển khai PA
- Phê duyệt phương án
- Đăng ký mua cổ phần
- Thông báo bán cổ phần ra bên ngoài
- Cbị và triệu tập ĐHCĐ
Bước 4: ĐKKD và hoạt động
- Đăng ký kinh doanh
- Hoàn tất thủ tục
- Ra mắt và hoạt động.
Sơ đồ 4: Sơ đồ thời gian thực hiện tiến trình CPH tại Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.
Bước 1: Chuẩn bị
Tháng 4 năm 2002 UBND Tỉnh Cần Thơ ra thông báo số 20/TB_UB, Cty nằm trong 8 DNNN sẽ tiến hành cổ phần hóa trong năm 2002.
Cty đã nhanh chóng tiến hành chuẩn bị các bước cần thiết để chuẩn bị cổ phần hóa theo tinh thần thông báo này. Tuy nhiên trong công tác xây dựng phương án cổ phần hóa, xử lý lao động dôi dư, xác định giá trị doanh nghiệp. Vẫn còn là vấn đề mới, mặc khác, cũng trong thời điểm này Chính phủ cũng ban hành những văn bản mới về việc cổ phần hóa, nên Cty cũng đã gặp nhiều lúng túng trong việc tiếp cận các Nghị định này và vận dụng chúng một cách tốt nhất vào tình hình thực tế của Cty. Bên cạnh đó, điều khó khăn nhất là Ban lãnh đạo của Cty cần phải tạo được niềm tin cho cán bộ công nhân viên (CB_CNV) đối với Cty; nâng cao nhận thức của họ, giúp họ hiểu và biết rõ những quyền lợi của mình khi Cty trở thành Cty CP, vận động họ mua cổ phiếu để trở thành cổ đông của Cty. Do những khó khăn đó nên Cty đã không thể hoàn tất được việc thực hiện cổ phần hóa trong năm 2002.
Đến tháng 1 năm 2003 UBND Tỉnh đã tiếp tục ra thông báo số 04/TB-UB về kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 trong đó Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ nằm trong 7 DNNN thuộc diện cổ phần hóa từ kế hoạch năm 2002 chuyển sang tiếp tục thực hiện trong năm 2003.
Công việc chuẩn bị cổ phần hóa được Cty tiến hành như sau:
¾ Sau khi nhận đươc QĐ 20/TB-UB, Cty đã tiến hành lập danh sách dự kiến Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp (BĐM) để báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, Sở dựa trên báo cáo này đề nghị lên UBND Tỉnh để sau đó, UBND Tỉnh ra QĐ số 1828/QĐ-CT-UB ngày 21 tháng 5 năm 2002 về việc thành lập BĐM tại Cty Xáng, Xây dựng và Phát triển nông thôn Cần Thơ.
BĐM bao gồm các thành phần sau:
+ Trưởng ban: Giám đốc Cty
+ Thành viên: Chủ tịch Công đoàn Cty
Kế toán trưởng Cty
Cán bộ tổ chức lao động tiền lương Cty
¾ Sau khi được thành lập, BĐM đã thực hiện các việc sau:
- BĐM đã được tập huấn theo NĐ 64 & TT11 của Bộ LĐ.
- BĐM đã tiến hành chuẩn bị và hoàn tất các tài liệu hồ sơ để sẵn sàng chuẩn bị cho việc cổ phần hóa như:
+ Hồ sơ pháp lý để thành lập doanh nghiệp
+ Tình hình công nợ, xác định các khoản nợ phải trả, nợ quá hạn, mất khả năng thanh toán, đồng thời chuẩn bị các tài liệu về tài sản, nhà xưởng để có thể sẵn sàng làm việc với Hội đồng định giá tài sản.
- Lập hồ sơ, danh sách lao động có tên trong doanh nghiệp tại thời điểm thực hiện cổ phần hóa. Tổng cộng có 65 nhân viên, bên cạnh đó cũng tiến hành xác định lao động nghèo trong doanh nghiệp để lập phương án bán CP theo giá ưu đãi.
- Dự toán chi phí cổ phần hóa là 150.000.000đ.
Nhận xét : Ban đổi mới đã được thành lập với cơ cấu thành phần hợp lý, có thể giải quyết được những vấn đề phát sinh trong khi thực hiện cổ phần hóa như : đại diện cho công đoàn là chủ tịch công đoàn, là người đại diện cho người lao động trong công ty, nắm được tâm tư nguyện vọng của công nhân viên trong toàn công ty ; kế toán trưởng là người nắm vững tình hình tài chính của công ty trong những năm qua, có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính một cách nhanh chóng ; Cán bộ tổ chức lao động tiền lương, sẽ giải quyết những vấn đề chính sách có liên quan đến lao động trong công ty một cách hợp lý và nhanh chóng. Ban đổi mới là những người đi đầu trong công ty, gắn bó lâu dài với công ty nắm vững được tình hình của công ty, đồng thời cũng là những người nắm
vững qui trình cổ phần hóa, nhận thức một cách sâu rộng chủ trương cổ phần hóa Từ đó đã giúp cho việc thực hiện tiến trình cổ phẩn hóa của công ty được thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đề ra.
Bước 2: Xây dựng phương án CPH
Căn cứ pháp lý để thành lập phương án CPH:
- Căn cứ nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/6/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc chuyển DNNN thành Cty CP.
- Căn cứ nghị định 41/2002/NĐ_CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về
chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN
- Căn cứ nghị định 76/2002/TT_BTC ngày 9/9/2002 của Bộ tài chính về vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành Cty CP.
- Căn cứ thông tư 79/2002/TT_BTC ngày 12/9/2002 của Bộ tài chính hướng dẫn xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành Cty CP.
- Căn cứ biên bản của Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp của Tỉnh về việc xác định giá trị doanh nghiệp trước khi CPH tại thời điểm ngày 31/12/2002
Phương án cổ phần hóa:
• Tình hình công ty :
- Vốn kinh doanh :
* Phân theo cơ cấu vốn :
+ Vốn cố định : 6.175.206.589 đ
+ Vốn lưu động : 7.678.103.537 đ
* Phân theo nguồn vốn :
+ Vốn Nhà nước : 3.852.667.703 đ
+ Vốn vay : 9.493.118 đ
+ Các quĩ : 123.674.186 đ
- Lao động :
Tổng lao động đến thời điểm lập phương án : 65 lđ
Trong đó :
+ Cán bộ có trình độ đại học : 11 lđ
+ Công nhân : 54 lđ
+ Lao động có hợp đồng dài hạn : 58 lđ
+ Lao động có hợp đồng ngắn hạn : 7lđ
- Các vấn đề cần xem xét giải quyết :
+ Nợ khó đòi : 1.047.434.000 đ
+ Tài sản chờ thanh lý : 70.000.000 đ
• Phương án cổ phần hóa :
- Vốn điều lệ : 3.852.667.703 đ
- Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông :
+ Nhà nước : 30%
+ Người lao động trong công ty : 65%
+ Người ngoài công ty : 5%
- Trị giá 1 cổ phần thống nhất là : 100.000 đ
- Giá trị công ty được duyệt :
+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp :12.378.710.000 đ
+ Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp :
2.378.067.979 được chia làm 23.780 CP
Cổ phần bán theo giá ưu đãi cho người lao động trong Cty trị giá :
877.000.000 đ ; Cổ phần bán theo giá trị ưu đãi cho người lao động nghèo trong
Cty trả chậm trị giá : 120.700.000 đ.
Để có cơ sở để xây dựng phương án trên Cty đã tiến hành thực hiện những công việc sau :
BĐM tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của Cty và phân loại tài sản .
BĐM làm việc với BĐM Tỉnh (thành phần gồm : Ban tổ chức chính quyền Tỉnh, UB Kế hoạch , Sở LĐ, Sở tài chính vật giá, Sở địa chính, Sở xây dựng) nhằm tiến hành triển khai việc xác định giá trị doanh nghiệp .
Căn cứ vào sổ sách kế toán của Cty ; Cty xác định giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán ; BĐM và Ban định giá tài sản tại Cty đã tiến hành định giá TS của Cty như sau :
Tổng giá trị TSDN theo sổ sách kế toán :
+ TSCĐ
6.175.206.000
+ Tiền
300.581.000
+ Các khoản phải thu
7.273.065.000
+ Hàng tồn kho
13.062.000
+ TSLĐ
91.395.000
Tổng cộng
13.853.310.000
Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp đã tiến hành làm việc tại Cty Xáng Xây Dựng Cần Thơ từ ngày 13 tháng 11 năm 2002 đã tiến hành thẩm định giá trị Cty như sau:
Bảng 5 : Kết quả xác định giá trị Cty
ĐVT:1000 đồng
Chỉ tiêu
Số liệu sổ sách
kế toán
Số liệu
xác định lại
Chênh lệch
1
2
3
4
A. Tài sản đang dùng
I. TSCĐ và đầu tư dài hạn
- Tài sản cố định hữu hình
II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn.
1. Tiền
+ Tiền mặt tồn quỹ
+ Tiền giử ngân hàng
+ Tiền đang chuyển
2. Các khoản phải thu
3. Vật tư hàng hoá tồn kho
4. TSLĐ khác
Tổng giá trị thực tế của Doanh nghiệp (I+II)
III. Nợ thực tế phải trả
- Nợ phải trả
- Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi
Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại DN
- Giá trị ưu đãi cho người lao động
- Giá trị ưu đãi cho người lao động nghèo
Tổng giá trị thực tế của DN(-)nợ thực tế phải trả
B. Tài sản không cần dùng I. TSCĐ và đầu tư dài hạn II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
- Công nợ không có khả năng thu hồi
C. Tài sản chờ thanh lý
6.175.206
6.175.206
7.678.103
300.581
2.852
297.728
7.273.065
13.062
91.395
13.853.310
9.616.792
9.493.118
123.674
4.236.517
263.100
120.750
3.852.667
1.047.434
1.047.434
70.000.000
5.741.779
5.741.779
6.636.930
300.581
2.852
297.728
6.225.631
13.062
97.656
12.378.710
9.616.792
9.493.118
123.674
2.761.917
263.100
120.750
2.378.067
1.047.434
1.047.434
70.000.000
(433.426) (433.426) (1.041.173)
(1.047.434)
6.261 (1.474.599)
(1.474.599)
(1.474.599)
(nguồn:Bảng chi tiết kết quả xác định giá trị DN)
Phương pháp tính và nguyên nhân tăng giảm:
• Phương pháp tính:
Về tài sản cố định : đánh giá theo giá trị sử dụng còn lại thực tế của từng tài sản, cơ sở đánh giá cụ thể bằng hình thức kiểm tra thực tế, giá cả căn cứ mức giá hiện hành của các tài sản cùng loại trên thị trường hiện nay.
• Nguyên nhân tăng giảm:
Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp được Hội đồng xác định giá trị
doanh nghiệp xác định lại là: 12.378.710 đ; so với giá trị của sổ sách kế toán là
13.853.310.000 đ, giảm 1.474.599.000 đ. Việc giảm này là do việc xác định lại giá trị của tài sản đang dùng của doanh nghiệp cụ thể như sau:
+ Tăng : 6.261.000 đồng của tài sản lưu động.
Là giá trị còn lại của công cụ dụng cụ đã phân bổ vào chi phí, khi cổ phần hóa các công cụ này còn sử dụng được
+ Giảm : 1.480.860.724 đồng.
- Về tài sản cố định đang sử dụng : giá trị đánh giá lại là
5.741.779.000 đồng so sổ sách kế toán là 6.175.206.000 đồng giảm 433.426.724 đồng là do đánh giá lại theo giá trị hiện còn, các tài sản đánh giá giảm phần lớn là số tài sản của Cty nhận từ tài sản tiếp quản của chế độ cũ, trong quá trình sử dụng có đầu tư sửa chữa lại nhưng hiện tại giá trị sử dụng còn quá thấp cụ thể như tàu hút bùn số II, Xáng cạp 6, Xáng cạp 7.
- Ngoài các yếu tố nêu trên, các khoản phải thu cũng giảm
1.047.443.000 đồng, do khi xác định qua thực tế chi tiết tài khoản công nợ phải thu Cty đề nghị cho trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp 1.047.434.000đ; đây là khoản nợ thi công tại 02 huyện Châu Thành và Châu Thành A từ đầu năm 2000 chưa thu hồi được.
Hội đồng đã có văn bản xin ý kiến UBND Tỉnh tại Công văn số
579/STCVG ngày 10/4/2003 và UBND Tỉnh đã có Công văn số 1626/UB ngày
12/5/2003 đồng ý cho loại trừ khoản nợ phải thu của 02 huyện Châu Thành và Châu Thành A không tính vào giá trị doanh nghiệp của Cty Xáng XD và Phát triển nông thôn Cần Thơ khi cổ phần hóa, Ngoài ra theo tinh thần của Công văn này Cty cũng cần thực hện những việc sau khi thực hiện cổ phần hóa như:
- Thanh lý tài sản (cẩu Xáng cạp 5) theo đúng quy định hiện hành và nộp toàn bộ tiền bán được vào Ngân sách nhà nước. Nếu sau 03 tháng chưa bán được Cty CP cần có trách nhiệm báo cáo cho Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính Vật giá.
- Khoản nợ phải thu 1.047.434.000đ của 02 huyện Châu Thanh và Châu Thành A: Giám đốc Cty CP có trách nhiệm tích cực thu hồi nợ để nộp Ngân sách Nhà nước.
- Sau khi kết thúc công tác cổ phần hóa đề nghị Cty thực hiện quyết toán và báo cáo các chi phí cổ phần hóa với cơ quan quyết định cổ phần hóa . Các chi phí hợp lý chi cho công tác cổ phần hóa sẽ được trừ vào tiền thu được từ bán cổ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhận xét: Việc thực hiện tiến hành xác định giá trị tài sản của Cty đã được Cty thực hiện một cách nghiêm túc, tình hình tài chính của công ty lành mạnh minh bạch, rõ ràng, giúp cho tiến trình thực hiện một cách thuận lợi. Tuy nhiên, trong qua trình này, Cty cũng đã gặp khó khăn trong việc xin ý kiến chỉ đạo từ trên, do những thành viên HĐXĐGTDN là những người phải kiêm nhiệm nhiều việc nên ít có điều kiện, thời gian để thường xuyên chỉ đạo một cách kịp thời để giải quyết các vấn đề như xử lý nợ khó đòi, xác định giá trị tài sản Làm cho Cty phải chờ đợi, thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
BĐM thành lập phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại doanh nghiệp :
a. Phân loại lao động trước khi sắp xếp:
- Tổng số lao động có tên trong doanh nghiệp : 65 người.
Trong đó:
+ Số lao động ký HĐLĐ không xác định thời hạn : 58 người
+ Số lao động ký HĐLĐ thời hạn 3-5 năm: 7 người. b. Phân loại lao động tại thời điểm cổ phần hóa:
- Số lao động cần sử dụng theo yêu cầu sản xuất : 56 người
- Số lao động nghỉ hưu theo chế độ qui định của luật lao động : 3 người
- Số lao động dôi dư : 6 người.
9 Đồng thời BĐM cũng lập dự toán kinh phí chi trả cho người lao động theo chế độ như sau:
- Trợ cấp mỗi năm 2 tháng tiền lương tối thiểu.
- Trợ cấp 1 lần 5 triệu.
- Trợ cấp 6 tháng tiền lương đi tìm việc mới.
- Trợ cấp học nghề miễn phí không tính BHXH
9 Tổng kinh phí chi trả như sau:
- Tổng kinh phí chi trả: 190.351.800đ
+ Trách nhiệm doanh nghiệp chi: 69.470.500đ
+ Trách nhiệm của quỹ lao động dôi dư chi: 120.873.300đ
- Tổng kinh phí cấp từ quỹ: 176.851.300đ.
+ Trách nhiệm của quỹ chi: 120.873.300đ
+ Hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn: 55.978.500đ
Trong việc xử lý lao động dôi dư tại doanh nghiệp khi CPH, Ban đổi mới đã dựa trên tình hình thực tế lao động tại công ty, xác định những lao động thật cần thiết nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, trong quá trình này, Cty cũng đã nhìn nhận lại nguồn nhân lực của mình để có thể sử dụng lao động một cách
có hiệu quả hơn. Qua đó Cty cũng đã xây dựng một bộ máy điều hành tinh giảm gọn nhẹ, giảm số lượng làm việc ở khối văn phòng, chú trọng hơn vào chất lượng và trình độ của lao động. Bên cạnh đó, Cty cũng đã dựa trên những qui định để giải quyết tốt những chính sách đối với lao động dôi dư, tạo điều kiện để tìm việc mới như hỗ trợ tiền học nghề hoặc tùy theo nguyện vọng của người lao động có thể học nghề tại xưởng của công ty. Nên qua đó Cty cũng đã tạo được tâm lý ổn định cho người lao động giúp họ có thể đảm bảo cuộc sống
BĐM lập phương án phát hành và bán cổ phần
¾ Hình thức cổ phần hóa:
Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, trở thành Cty CP nội bộ.
+ Vốn CP theo điều lệ: 2.387.000.000đ
+ Mệnh giá: 100.000/CP
+ Số lượng CP theo điều lệ: 23.780 CP Trong đó :
• Tỷ lệ Nhà nước : 30% (713.400.000đ)
• Tỷ lệ bán cho cổ đông trong Cty: 65% (1.545.700.000đ)
• Tỷ lệ bán cho đối tượng bên ngoài Cty:5% (118.900.000đ)
¾ Mức độ khống chế số lượng mua CP
nghiệp .
Được áp dụng cho người lao động của doanh nghiệp và ngoài doanh
• Cổ đông là cá nhân: 10% tổng vốn điều lệ.
• Cổ đông là pháp nhân: 20% tổng vốn điều lệ.
¾ Các loại cp phát hành.
Cty phát hành 2 loại cổ phiếu (cp)
• Cp ghi danh:
Là cp thuộc các sở hữu là Nhà nước, thành viên HĐQT, người lao động nghèo trong Cty được mua với giá ưu đãi trả dần trong 10 năm.
Mỗi cp ghi danh phải ghi rõ họ tên, đia chỉ của pháp nhân hay cá nhân chủ sở hữu, được đóng dấu của Cty, ghi rõ số CP và số tiền đóng góp.
• Cp không ghi danh:
+ Cp phát hành cho các cổ đông không phải là các đối tương nêu trên.
+ Cp ghi danh đã chuyển nhượng.
+ Cp phát hành thêm khi Cty tăng vốn điều lệ.
+ Cp của cổ đông là người lao động nghèo trong Cty được mua với giá ưu đãi mà các cổ đông này đã trả hết nợ.
¾ Kế hoạch bán CP
• Xác định CP bán ưu đãi cho người lao động :
Gọi S1 là số lượng cp bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp tính theo mức độ tối đa.
DN.
S2 là số lượng cp thực tế được phép bán ưu đãi cho người lao động trong
T là tổng thời gian làm việc trong khu vực nhà nước của toàn bộ lao động trong danh sách có mặt thương xuyên của doanh nghiệp tai thời điểm cổ phần hóa.
G1 là tổng giá trị ưu đãi cho người lao động trong DN tính theo mức tối đa.
G2 là tổng giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động xác định theo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp .
C1 là giá trị cp bán trả chậm cho người lao động nghèo tính theo mức độ tối
đa
C2 là giá trị ưu đãi thực tế cho người lao động nghèo xác định theo giá trị
thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
H là giá trị thực tế phần vốn góp Nhà nước còn lại sau khi trừ chi phí cổ
phần hóa và giá trị vốn Nhà nước cần thiết nắm tại Cty.
Số lượng CP bán ưu đãi và giá trị ưu đãi cho người lđ được tính như sau:
a. Số lượng CP bán ưu đãi tối đa
S1 = T *10 CP
= 872*10
= 8720 CP.
b. Giá trị ưu đãi tối đa
G1 = S1 * 30.000đ
= 8.720 CP * 30.000đ
= 261.600.000đ
c. Giá trị bán trả chậm tối đa
C1 = S1 * 20% * 70.000đ
= 8720 CP * 20% * 70.000đ
=122.080.000đ
d. Giá trị vốn thực tế của Nhà nước
H = 2.378.067.979đ
Do : G1 + C1 < H
261.600.000đ +122.080.000đ < 2.378.067.979 đ
383.680.000đ < 2.378.067.979 đ
Nên theo qui định tại thông tư 76/2002/TT-BTC thì người lao động được mua CP ưu đãi và CP trả chậm theo mức tối đa.
+ Đối tượng bán CP theo giá ưu đãi : Là người có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định Cổ PHầN HÓA, được mua tối đa 10 cp cho mỗi năm công tác trên thực tế.
+ Đối tượng bán CP trả chậm : là người lao động nghèo trong doanh nghiệp ; được mua với giá ưu đãi theo phương thức trả góp trong 10 năm, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không trả lãi suất.
Người lao động được xác định nghèo theo thông tư
03/1999/TT_BLĐTBXH, là người có thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp; Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình cao nhất bằng 1/3 tiền lương bình quân tháng tính trong năm do Bộ LĐTB&XH công bố là:
900.000đ/tháng
Theo tiêu chuẩn trên Cty đã xác định số lao động nghèo trong Cty là : 12 lđ. Ta nhận thấy trong phương án cổ phần hóa của công ty không phát hành thêm
cổ phiếu mà chỉ chuyển đổi sở hữu Nhà nước sang công ty. Điều này là do công ty chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, Cty có vốn điều lệ chỉ hơn 2 tỷ chưa đủ điều kiện để có thể phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. Đây cũng là hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu CPH tại công ty.
• BĐM hoàn thiện phương án cổ phần hóa và trình duyệt lên cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ. Đồng thời, hoàn chỉnh dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty Cp để chuẩn bị trình ĐHCĐ xem xét quyết định.
Bước 3: Duyệt và triển khai phương án CPH
Sau khi xem xét thống nhất phương án cổ phần hóa của Cty, Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ trình lên UBND Tỉnh Cần Thơ. Phương án cổ phần hóa của Cty được UBND Tỉnh Cần Thơ xem xét duyệt và cho tiến hành triển khai thực hiện cổ phần hóa theo phương án được duỵêt. Đồng thời, ra
quyết định số 2039/QĐ_CT.UB chuyển Cty Xáng Xây dựng và phát triển nông thôn Cần Thơ thành Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ.
BĐM tiến hành thông báo và mở sổ đăng ký mua cp cho CB_CNV trong Cty; thông báo bán cp trên báo Cần Thơ trong 3 kỳ báo đăng. Do số lượng cp bán ra bên ngoài không nhiều nên Cty thực hiện bán dưới hình thức đấu giá tại Cty không bán thông qua các tổ chức tín dụng tài chính trung gian.
Cũng trong thời gian này, Cty cũng đã thực hiện việc vay tín chấp cho người lao động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động mua cổ phần, mổi người lao động trong Cty có thể được vay từ 5_10 triệu đồng để mua cổ phiếu. Nhờ vậy mà 100% CB_CNV trong Cty đều mua cổ phần của Cty.
¾ Tổng kết việc bán cp như sau:
- CP bán giá ưu đãi cho người lao động
+ Tỷ lệ ưu đãi: 30%
+ Giá CP: 70.000đ
+ Tổng số CP bán giá ưu đãi: 8770đ
+ Tổng giá trị ưu đãi:61.390.000đ
- CP ưu đãi bán trả chậm cho lao động ngheo trong Cty
+ Số lao động nghèo là :12
+ Giá CP: 100.000/CP
+ Tổng số CP ưu đãi: 1.207 CP
+ Tổng giá trị CP ưu đãi: 120.700.000đ
- CP bán ra bên ngoài
+ Giá CP : 100.000đ
+ Tổng CP bán ra bên ngoài:1.189 CP
+ Tổng giá trị: 118.900.000đ
Toàn bộ tiền bán cổ phần được Cty nộp vào Kho bạc Nhà nước, và
đăng ký mua tờ cổ phiếu cho cổ đông tại kho bạc Nhà nước. Trong thời gian này,
theo yêu cầu của Kho bạc Cty phải quyết toán toàn bộ chi phí cổ phần hóa, mới được phép nhận tờ cổ phiếu từ Kho bạc. Điều này Cty không thể thực hiện được, vì cho đến thời điểm này Cty vẫn chưa tổ chức Đại hội cổ đông (chi phí CPH bao gồm cả chi phí tổ chức đại hội) nên Cty không thể quyết toán được.Do đó, Cty vẫn không thể nhận được tờ cổ phiếu cho cổ đông.
BĐM báo cáo tình hình thực hiện phương án cổ phần hóa tại Cty lên cơ quan chủ quản và UBND Tỉnh, đồng thời dự kiến nhân sự chuẩn bị cho ĐHCĐ.
Triệu tập ĐHCĐ lần thứ nhất - ĐHCĐ thành lập – để bầu HĐQT và thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động của Cty CP. ĐHCĐ thành lập đã được tiến hành và đạt đủ điều kiện tiến hành ĐHCĐ thành lập theo qui định như: Thành phần tham gia ĐHCĐ thành lập là các cổ đông sở hữu ích nhất 1/2CP vốn điều lệ; số cổ đông tham gia đại diện cho hơn ¾ vốn điều lệ.
Trong ĐHCĐ thành lập đã :
+ Thảo luận và thông qua Điều lệ
+ Bầu HĐQT và Ban kiểm soát
+ Thông qua phương án sản xuất kinh doanh.
+ Quyết định bộ máy tổ chức quản lý của Cty
+ Và đề ra một số qui định khác.
¾ Tổng kết chi phí cổ phần hóa là:133.595.000đ
Nhận xét: Trong bước này Cty đã phải tiến hành trong hơn 3 tháng, việc phê duyệt kéo dài một phần là do Cty phải trình duyệt phương án thông qua nhiều cấp thẩm quyền phê duyệt, không chỉ trong bước này mà trong cả quá trình thực hiện, để có thể tiến hành các công tác liên quan đến việc CPH Cty phải thông qua nhiều cơ quan phê duyệt, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thực hiện của Cty. Chẳng hạn, để phê duyệt phương án Cty phải trình qua cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cần Thơ, sau khi được Sở phê duyệt mới trình lên Chủ tịnh UBND Tỉnh để ra quyết định Việc
phê duyệt qua nhiều cấp này đã làm cho Cty phải chờ đợi, làm mất nhiều thời gian, chưa nói đến những cơ quan giải quyết các vấn đề CPH còn phải kiêm nhiệm nhiều việc, chưa có cơ quan chuyên trách về CPH, nên đã dẫn đến việc chậm phê duyệt hay ra quyết định.
Bước 4: Đăng ký kinh doanh và ra mắt Cty CP.
- BĐM bàn giao lại cho HĐQT Cty CP: lao động tiền vốn, tài sản danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp .
- HĐQT hoàn tất các thủ tục hồ sơ đăng ký kinh doanh: Hồ sơ gồm:
+ QĐ chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
+ Điều lệ Cty CP
+ Biên bản bầu HĐQT và giám đốc điều hành
+ Giấy ĐKKD của DNNN trước cổ phần hóa
- HĐQT Cty thực hiện các công việc còn lại để nhanh chóng đưa Cty
đi vào nề nếp hoạt động dưới hình thức Cty CP như:
+ Khắc con dấu mới, nộp con dấu cũ.
+ Làm thủ tục chuyển sở hữu Nhà nước sang Cty
Trong bước này Cty đã tranh thủ thời gian để thực hiện nhanh chóng các bước hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, ngay khi nhận được quyết định của UBND Tỉnh Cty đã hoàn thành xong hồ sơ để đăng ký kinh doanh theo qui định. Mặc khác Cty cũng đã được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan chủ quản là Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cần Thơ cũng như các cơ quan Nhà nước khác như : Cơ quan thuế, Sở kế hoạch đầu tưgiúp cho Cty có thể nhanh chóng chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần
Cty đã hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Cty CP và chính thức hoạt động dưới hình thức hình thức Cty CP vào ngày 17 tháng 6 năm 2003. Cổ phiếu của công ty chưa đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán.
4. Kết quả hoạt động của Cty sau khi thực hiện cổ phần hóa:
Trong Đại Hội Cổ Đông thường niên 2003 đã ra quyết định phân phối lợi nhuận
đạt được trong năm 2003 như sau:
9 Trả cổ tức cho cổ đông 6%/6 tháng
9 Quỹ dự trữ tài chính: 10%
9 Quỹ phúc lợi: 10%
9 Quỹ khen thưởng: 10%
Với số liệu trên ta nhận thấy Cty sau cổ phần hóa đã đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo được lợi nhuận và đảm bảo việc chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ thông báo trước cũng như việc đảm bảo cho các quỹ nhằm tích trữ vốn phục vụ cho việc phát triển mở rộng qui mô sản xuất. Tuy nhiên bước đầu Cty mới đi vào hoạt động dưới hình thức Cty CP, vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý, chưa có được những quyết định cụ thể nhằm định hướng cho Cty, chẳng hạn như việc xây dựng phương án phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn, tăng vốn điều lệ, tăng vốn sản xuất.
Phân tích tình hình thanh toán:
¾ Tỷ lệ thanh toán hiện hành:
Tài sản lưu động
Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn
¾ Tỷ lệ thanh toán nhanh:
Vốn bằng tiền
Tỷ lệ thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn
¾ Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt:
Tiền mặt
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt = Nợ ngắn hạn
Bảng 6: Các tỷ số về khả năng thanh toán
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
1. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
2. Vốn bằng tiền
3. Tiền mặt
4. Nợ ngắn hạn
5. Tỷ lệ thanh toán hiện hành
6. Tỷ lệ thanh toán nhanh
7. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
6.030
5.920
300
6.758
0,8922
0,8759
0,0443
6.505
6.156
811
6.348
1,0247
0.9697
0,1277
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Cty 2 năm 2002_2003)
Nhận xét:
Từ các tỷ số trên ta nhận thấy xu hướng chung là các tỷ số thanh toán tăng hơn so với năm trước; điều này biểu hiện khả năng thanh toán của công ty ngày càng được đảm bảo, tình hình tài chính của Cty có phần khả quan hơn và lành mạnh hơn. Tuy nhiên, Cty cũng cần phải cải thiện hơn một cách hợp lý các tỷ số này nhằm đảm bảo độ tin cậy đối với các nhà đầu tư trong tương lai, khi Cty ngày càng phát triển, có thể phát hành thêm cổ phiếu hoặc khi cổ phiếu của Cty có đủ điều kiện giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Phân tích tình hình hoạt động:
Bảng 7 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm 2002_2003.
Đvt:1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Chênh lệch
Mức
Tỷ lệ %
1. Doanh thu
2. Giá vốn hàng bán
3.Lợi tức gộp
4.Doanh thu hoạt động tài chính
5.Chi phí hoạt động TC
6.Chi phí QLDN
7.Lợi nhuận thuần từ HĐKD
8.Thu nhập khác
9.Chi phí khác
10.Tổng lợi nhuận trước thuế
11.Thuế thu nhập DN
12.Lợinhuận sau thuế
13.Số CNV(đvt:người)
14.Lương bình quân
(người/tháng)
9.800.000
8.890.000
910.000
36.000
146.000
436.000
364.000
66.600
8.500
422.100
135.072
287.028
65
1.000
8.564.000
7.737.000
827.000
8.000
349.000
294.000
192.000
19.000
211.000
1.176
209.824
56
1.092
(1.236.000) (1.153.000) (83.000) (28.000)
203.000 (142.000) (172.000) (47.600) (8.500) (211.000) (133.896) (77.204) (9)
92
(12,61) (12,96) (9,12) (77,77)
139,04 (32,56) (47,25) (71,47) (100) (50,01) (99,12) (26,89) (13,84)
9,2
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Cty 2 năm 2002_2003)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy doanh thu trong năm 2003, giảm so vớI năm 2002 khoảng 1.236 triệu, tương ứng 12,61%. Mặc dù trong năm 2003 Cty đã tích cực quan hệ tìm việc làm, đã tham gia đấu thầu, trúng thầu 16 công trình với tổng số vốn 15 tỷ trong đó công trình ngoài tỉnh là 7,4 tỷ đồng; Tuy Cty đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết về phía Cty và sẳn sàng đi vào thi công tuy nhiên một số công trình vẫn không thể thi công được do bị vướn trong khâu giải phóng mặt bằng; có
những công trình Cty đã kéo xáng vào đến nơi nhưng vẫn phải nằm chờ, vừa làm phát sinh chi phí vừa làm giảm tiến độ kế hoạch thi công. Không những vậy, hiện nay Cty đang phải đối mặt với việc giá cả các nguyên vật liệu như: dầu, thépđang lên cao một cách đột biến trên thị trường, khiến cho các công trình thi công gặp nhiều khó khăn; Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng gay gắt, làm cho Cty tham gia đấu thầu ngày một khó khăn, giá thắng thầu thấp, dẫn đến lợi nhuận của Cty giảm nhiều.
Ta đi vào phân tích các chỉ số hoạt động, nhằm tìm hiểu hiệu quả hoạt
động của Cty, đánh giá hiệu quả sử dụng các TSNH & TSDH của Cty.
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho:
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân
Số ngày tồn kho:
360 ngày
Số ngày tồn kho = Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay khoản phải thu:
Doanh thu thuần
Tỷ số vòng quay khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân
Số ngày khoản phải thu:
360 ngày
Số ngày khoản phải thu = Tỷ số vòng quay khoản phải thu
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = NG TSCĐ bình quân
Bảng 8: Các tỷ số hoạt động
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
1. Doanh thu thuần
2. Hàng tồn kho bq
3.Khoản phải thu bq
4. NG TSCĐ bq
5. Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)
6. Số ngày tồn kho (ngày)
7. Số vòng quay khoản phải thu (vòng)
8. Số ngày khoản phải thu (ngày)
9. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
9.800
120
5.025,5
4.996
4,43
81,6
1,95
185
1,96
8.564
230
5.372
5.557
9,67
37,23
1,59
226
1,54
Nhận xét:
Nhìn chung hoạt động của Cty đã phần nào đi vào ổn định sau khi thực hiện cổ phần hóa. Nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao.Ta nhận thấy, số vòng quay hàng tồn kho giảm; điều này chứng tỏ Cty đã phải tăng vốn đầu tư vào dự trữ vật tư hàng hóa nhằm đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Vòng luân chuyển các khoản phải thu, tăng so với năm trước, điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ chậm hơn năm trước. Tuy nhiên trong năm nay Cty đã thi công nhiều công trình có qui mô lớn thời gian thi công kéo dài, nên các tỷ số này giảm đi là điều hợp lý. Về hiệu suất TSCĐ giảm so với năm trước, nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm so với năm trước mặc khác năm nay Cty đã tăng cường đầu tư thêm máy móc thiết bị nên đã làm nguyên giá TSCĐ tăng lên.
Bên cạnh đó, ta cũng phân tích thêm các tỷ số lợi nhuận để có thể
nắm được tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của Cty.
Lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng
ROs = Doanh thu thuần
Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản:
Lợi nhuận ròng
ROA = Tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH:
Lợi nhuận ròng
ROE = Vốn chủ sở hữu
Bảng 9 : Các tỷ số lợi nhuận.
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
1. Lợi nhuận ròng
2. Doanh thu thuần
3. Tổng tài sản
4. Vốn CSH
5. ROs
6. ROA
7. ROE
278
9.800
11.771
2.501
0,028
0,024
0,111
211
8.564
11.878
2.587
0,025
0,018
0,082
Nhận xét:
Nhìn chung ta nhận thấy; so với năm trước hiệu quả hoạt động của Cty có phần giảm; do Cty khi đi vào hoạt động dưới hình thức Cty CP còn gặp nhiều khó khăn, và lúng túng trong Công tác điều hành và quản lý; HĐQT và BGĐ chưa thích nghi với hình thức hoạt động của Cty CP nên trong phần chỉ đạo vẫn còn nhiều trở ngại. Bên cạnh đó việc tiến
hành các công trình thi công còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, dẫn đến làm giảm tiến độ thi công và có một số công trình thi công chưa được nghiệm thu nên phần nào cũng đã làm ảnh hưởng không tốt đến doanh thu của Cty trong năm nay.
Phân tích hiệu quả của cổ phần:
Thu nhập trên mỗi CP thường:
Thu nhập còn lại trong cpt
EPS = Số CP đang lưu hành
211.335.000
=
= 8887 đ
23.780
Chỉ số này đo lường mức độ tối đa hóa giá trị lợi ích CSH của các cổ đông thông qua khả năng tạo ra thu nhập trên mỗI cpt. Phản ánh mức độ sinh lờI của mỗi cpt đang lưu hànhtrong năm nay là
8.887,09đ/cp
Tỷ số giá thị trường
P/E
Giá thị trường hiện tại của 1 cp
= EPS
100.000
=
8.887,09
= 112,72
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa giá trị thị trường cp và thu nhập của cp tỷ lệ cho thấy để có 1đ thu nhập ; thị trường cần phải trả 112,27đ cho cp.
Qua ĐHCĐ thường niên cũng đã quyết định tỷ lệ chia cổ tức là
6%/6tháng/1cp; tỷ lệ này cao hơn so với lãi suất tiền gởi ngân hàng. Điều này cũng đã phần nào làm ổn định tâm lý của cổ đông, tin tưởng vào hiệu quả hoạt động của Cty yên tâm về đồng vốn của mình bỏ ra đầu tư vào Cty.
Chương IV: Nhận Xét và Kiến Nghị
Lựa chọn con đường cổ phần hóa vừa phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh các thách thức thực tế đang đặt ra; từ đó tạo ra những thuận lợi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phương hướng phát triển cho doanh nghiệp .
Thực hiện việc cổ phần hóa trong thời điểm đất nước đang chuyển mình phát triển; các doanh nghiệp Nhà nước cần phải thật sự thay đổi để có thể bắt kịp nhịp độ phát triển chung của toàn xã hội mà đỉnh cao là việc thực hiện cổ phần hóa, Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm thực hiện việc sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới từ đó mới có thể vựt dậy nền kinh tế Việt Nam. Nhằm đảm bảo cho tốc độ cổ phần hóa được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, trong năm 2002 Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, pháp chế và các qui định hướng dẫn cụ thể cho công việc cổ phần hóa. Điều này vừa đem đến những thuận lợi lại vừa đem lại những khó khăn; thuận lợi là Cty có thể tiến hành cổ phần hóa theo những qui định chế tài cụ thể về cổ phần hóa đã được ban hành một cách chặc chẽ, tạo thành hành lang pháp lý vững chắc cho Cty khi tiến hành cổ phần hóa. Có những vướng mắc trong khi tiến hành đều đã được tháo gỡ trong Nghị định mới giúp cho doanh nghiệp có thể giải quyết được vần đề một cách tốt đẹp hơn. Cái khó cho Cty là trong thời điểm này các văn bản mới được ban hành so với các văn bản cũ có nhiều thay đổi; Đôi khi tạo cho Cty sự lúng túng trong việc xử lý. Cty phải theo dõi và nắm bắt kịp thời các qui định mới ban hành để tiến hành cổ phần hóa sao cho đúng với qui định hiện hành. Đây cũng là những khó khăn chung cho các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa trong thời điểm này và cũng là khó khăn chung cho cả nước trong các lĩnh vực khác do đất nước ta đang trong quá trình đổi mới. Riêng trong việc cổ phần hóa trong thời gian qua vẫn còn “trong quá trình triển khai rút kinh nghiệm” nên các qui định vẫn chưa hoàn thiện
vẫn còn cần phải sửa đổi bổ sung; việc tiến hành triển khai còn chậm và còn nhiều lúng túng, một số cơ chế chính sách còn chưa thông thoáng, thiếu tính linh hoạt, tính thực tế, thủ tục còn nhiều phiền hà. Một số nội dung của các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai chưa rõ ràng, thiếu tính đồng bộ; nhiều vấn đề chậm được khẳng định như: cổ phần hóa là tự nguyện hay bắt buột ?.... Điều này có thể là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp thờ ơ với chủ trương cổ phần hóa; vẫn còn thái độ trông chờ, dò xét không hứng thú với việc cổ phần hóa.
Những thuận lợi trong việc thực hiện tiến trình CPH tại Cty:
- Trong Cty có sự quyết tâm đồng lòng nhất trí trong việc thực hiện chủ trương CPH, nhất là những nhận thức đúng đắn về CPH của ban lãnh đạo, những người đi đầu trong Cty, đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy nhanh tiến trình CPH tại Cty.
- Trong vấn đề giải quyết lao động dôi dư cũng được Cty thực hiện một cách hợp lý, giải quyết nhanh các chế độ đối với lao động dôi dư, tạo tâm lý tốt cho người lao động.
- Cty cũng đã làm tốt công tác vận động CB_CNV trong Cty mua cổ phần. Do phần lớn CB_CNV trong công ty đa phần là những người đã gắn bó với Cty trong nhiều năm qua, họ luôn tin tưởng vào khả năng hoạt động của công ty. Mặt khác, Cty đã thực hiện nhiều chế độ cho CB_CNV giúp họ có thể mua cổ phần của Cty như tín chấp cho người lao động có thể vay vốn ngân hàng để mua cổ phiếu, cam kết về tỷ lệ cổ tức sẽ trả cho cổ đông Đã giúp cho người lao động trong Cty hưởng ứng việc mua cổ phần, 100% CB_CNV trong Cty đều mua cổ phần.
- Công ty đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của cơ quan chủ quản cũng như các cấp có thẩm quyền, điều này cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện tiến trình một cách thuận lợi.
Theo những thuận lợi mà Cty có được, ta nhận thấy muốn đẩy nhanh tiến
độ CPH đối với các DN khi thực hiện CPH cần chú ý đến các vấn đề về người
lao động, giải quyết tốt các vấn đề chế độ chính sách cho người lao động, việc xác định và xử lý lao động dôi dư. Nhằm tạo tâm lý tốt cho người lao động, tích cực hưởng ứng tiến trình CPH tại doanh nghiệp.
Để có thể đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa, trong quá trình thực hiện cũng cần phải xem xét đến vấn đề sau: Qua thực tế thực hiện tại Cty, ta nhận thấy, mọi quá trình phê duyệt điều thông qua cấp chủ quản sau đó trình lên trên, điều này cũng hợp lý bởi như thế nó sẽ làm giảm gánh nặng cho cấp trên khi thực hiện giải quyết các vấn đề cổ phần hóa. Tuy nhiên, do phải phê duyệt nhiều cấp đã gây mất nhiều thời gian cho Cty trong tiến trình thực hiện. Mặc khác, hiện nay vẫn chưa có cơ quan hay tổ chức nào chuyên trách về vấn đề CPH, dù Tỉnh đã lập Ban đổi mới doanh nghiệp Tỉnh, nhưng ban này phải kiêm nhiệm nhiều việc nên đã không giải quyết một cách kịp thời các vấn đề phát sinh khi tiến hành CPH. Do đó, để có thể rút ngắn thời gian thực hiện, thiết nghĩ các cấp có thẩm quyền nên thành lập một ban chuyên trách về CPH, chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề về CPH cũng như có thể thực hiện phê duyệt các bước thực hiện qui trình CPH, chỉ đạo và đồng thời ra quyết định cho việc cổ phần hóa, bởi CPH là một việc làm cấp bách và lâu dài, đảm bảo cho sự phát triển của các DN nói riêng, của nền kinh tế nói chung.
Phải nhìn nhận rằng, nền kinh tế thị trường Việt Nam đang trong quá trình hình thành, kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường với xuất phát điểm thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế quan liêu bao cấp, mặc khác trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp, nhìn chung kinh tế lạc hậu nên mức thu nhập thấp bên cạnh đó trình độ dân trí còn thấp, mang nặng tâm lý sản xuất nhỏ. Về mặc tâm lý xã hội, do nền kinh tế kém phát triển, lại sống trong chế độ bao cấp nhiều năm, nên tâm lý kinh doanh, đầu tư, nhất là kinh doanh vốn tiền tệ như đầu tư vào vào mua cp vẫn là vấn đề rất xa lạ đối với đại đa số dân cư. Theo điều tra và ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng cục thống kê, số tiền để dành trong dân chúng hiện có từ 6-8 tỷ USD, trong đó 44% để mua vàng, ngoại tệ để cất trữ; 20% mua nhà đất và cải thiện điều kiện
sinh hoạt; 17% gửi tiết kiệm; chỉ có 19% được sử dụng vào các dự án đầu tư, nhưng chủ yếu là ngắn hạn.
Cùng chung tâm lý này, nên đã gây khó khăn cho Cty trong quá trình vận động CB_CNV và các đối tượng khác đăng ký mua cổ phần của Cty. Tuy nhiên, bằng uy tín lâu nay của Cty, cũng như sự gắn bó giữa CB_CNV với Cty đã giúp cho Cty bán được hết số CP theo tỷ lệ qui định.
Điều khó của Cty hiện nay, sau khi cổ phần hóa, là tạo đựơc niềm tin cho cổ đông, để có thể đảm bảo được sự ổn định trong đầu tư và tâm lý an tâm khi đầu tư vào Cty. Hiện nay, Cty cũng đã và đang gặp một vấn đề khó khăn để đảm bảo tâm lý vững tin dối với cổ đông là cho đến thời điểm này khi đã tiến hành xong cổ phần hóa; đã nhận tiền bán cp của cổ đông ; đã nộp toàn bộ số tiền đó vào Kho bạc Nhà nước; Cty cũng đã lập bảng kê và đăng ký mua cổ phiếu cho cổ đông tại Kho bạc Nhà nước, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được cổ phiếu để phát cho cổ đông; điều này cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cổ đông; điều này cũng dễ hiểu vì đa phần cổ đông của Cty là người lao động, do đó, số tiền mua cổ phần đối với họ là không nhỏ; số tiền ấy có thể là được họ vay mượn hoặc gom góp của cả gia đình, vậy mà đến giờ họ vẫn chưa thấy được tấm cổ phiếu ra sao? Tâm lý rất hoang mang. Được biết, trong Cty cũng đã xảy ra tình trạng chuyển nhượng cổ phần lẫn nhau giữa các cổ đông trong và ngoài Cty, không thông qua HĐQT. Điều này đối với các cổ đông là không nên làm, bởi khi có xảy ra bất cứ chuyện gì thì HĐQT Cty sẽ hoàn toàn không chịu trách nhiệm trước những trường hợp này. Đây cũng là một dấu hiệu không tốt vế tâm lý của cổ đông, Cty cũng cần phải đưa ra những biện pháp thích hợp để có thể xoa dịu tình hình này cũng như tạo dựng niềm tin của cổ đông đối với Cty như: Cty có thể cấp cho cổ đông giấy chứng nhận cổ đông; công nhận phần vốn góp của cổ đông vào Cty trong khi chờ đợi cp từ Kho bạc. Mặc khác, Cty cần phải xem xét việc trả cổ tức hằng năm cho cổ đông một cách sớm nhất, để tạo tâm lý an tâm cho cổ đông. Song song đó, Cty cũng phải thường xuyên làm việc với Kho bạc để nhanh chóng nhận được cp phát cho cổ đông.
Một điều đáng quan tâm nữa là mục tiêu cổ phần hóa của Cty vẫn chưa thực hiện được một cách triệt để.
- Mục tiêu đầu tiên là vốn : Cty tiến hành cổ phần hóa theo phương thức bán một phần vốn nhà nước tại Cty chứ không phát hành thêm cp mới thu hút thêm vốn; tiền bán cp sau khi thu được đem nộp hết vào Kho bạc, trong khi Cty đang cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn của Cty hầu hết phải vay ngân hàng để trang trải chi phí hoạt động cũng như mua sắm thiết bị mới; điều đáng nói ở đây là sau khi Cty CP việc vay vốn ở các ngân hàng trở nên khó khăn hơn so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước trước đây do việc vay vốn phải dựa trên vốn điều lệ, nên đã phần nào làm hạn chế vốn được vay của Cty.
Để khắc phục tình trạng này: sau khi đi vào hoạt động ổn định Cty cần phải phát hành thêm cp, trái phiếu dưới nhiều hình thức khác nhau để thu hút vốn đầu tư vào Cty. Tuy nhiên, để làm được điều này Cty cần phải phấn đấu sao cho đạt đủ điều kiện tham gia vào thị trường chứng khoán, cũng như phát hành thêm cổ phiếu theo qui định. Có như thế mới có thể làm tăng giá trị của Cty và việc thu hút vốn dễ dàng hơn.
- Mục tiêu còn lại là quyền làm chủ của cổ đông. ĐHCĐ thường niên 2003 vừa qua đã được tổ chức một cách tốt đẹp; thông qua Đại hội cũng đã đánh giá tình hình chung của Cty qua 1 năm hoạt động, thông báo cho các cổ đông tình hình tài chính của Cty, Đại hội cũng đã thông qua một số nghị quyết quan trọng và phương hướng hoạt động sắp tới của Cty.
Tuy nhiên, tinh thần làm chủ của cổ đông chưa cao, biểu hiện là sự tham dự của các cổ đông còn mang tính hình thức, chưa phát huy hết quyền làm chủ của mình, hầu hết vẫn chưa tham gia đóng góp ý kiến cho Cty, trong khi Cty đang rất cần những ý kiến đóng góp nhất là các cổ đông trong Cty để tạo sự phát triển chung cho toàn Cty.
Do đó, Cty, nhất là HĐQT cần phải đi sâu vào việc gần gũi tìm hiểu tâm tư tình cảm của người lao động, ghi nhận những ý kiến đóng góp, đồng thời cũng cần phải có hình thức khen thưởng một cách kịp thời và xứng đáng cho những sáng tạo và thành tích làm việc của người lao động; Giải thích cho người lao động hiểu rõ những quyền lợi của mình, của một cổ đông trong Cty, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như khuyến kích họ cống hiến hết mình cho sự đi lên của Cty. Bên cạnh đó, Cty cũng có thể tìm hiểu và thông qua các mối quan hệ của các cổ đông trong và ngoài Cty nhằm tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, cũng như tiếp cận những công nghệ mới Có như thế mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của Cty.
Nhìn chung, tiến trình CPH tại Cty được thực hiện một cách thuận lợi, các bước tiến hành được thực hiện theo đúng trình tự của các qui định của Nhà nước về việc CPH.
PHẦN KẾT LUẬN
^]
Cổ phần hóa là vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi chúng ta phải hết sức thận trọng khi tiến hành ở một nước mà ở đó dân chúng còn chưa hiểu biết nhiều về thị trường tài chính mà đặc biệt là thị trường chứng khoán, còn có thói quen cất trữ tiền hơn là mang tiền đi đầu tư và doanh nghiệp Nhà nước tồn tại khá lâu, tư tưởng bao cấp đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của nhiều người.
Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập như nước ta hiện nay, thì sự tồn tại và vận hành của thị trường chứng khoán và các Cty CP được xem là một động lực tích cực để phát triển nền kinh tế. Tính hiệu quả của nó so với các doanh nghiệp Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: cơ chế thu hút vốn nhanh, huy dộng từ nhiều nguồn, nhất là nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế.
Qua nghiên cứu thực tế tiến trình cổ phần hóa tại Cty CP Xáng, Xây dựng Cần Thơ, là đơn vị thực hiện cổ phần hóa theo hình thức bán một phần vốn của nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, quá trình phân tích thực trạng của Cty cho thấy Cty đã thực hiện các bước cổ phần hóa hết sức thuận lợi do Cty có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trong sản xuất kinh doanh, được sự đồng tình ủng hộ của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Với kiến thức có hạn và thời gian nghiên cứu ngắn nên các kiến nghị và phần trình bày trong luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và các cô chú đi trước.
Tháng 4/2004
SVTH: Bùi lê Thảo Ngọc
PHỤ LỤC
a
Tình hình cổ phần hoá tại các bộ ngành, tổng công ty 91 tính đến cuối năm 2002.
Bộ, ngành, Tổng công ty 91
Số DNNN đã
CPH
I. Các bộ, ngành (tính cả số doanh nghiệp thuộc TCT thành viên)
1. Bộ công nghiệp
38
2. Bộ nông nghiệp
45
3. Bộ xây dựng
14
4. Bộ Giao thông vận tải
44
5. Bộ Thuỷ sản
8
6. Bộ Y tế
3
7. Bộ Thương mại
19
8. Tổng cục Du lịch
3
II. Các Tổng công ty 91
1. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
13
2. Tổng công ty Than Việt Nam
3
3. Tổng công ty BC-VT Việt Nam
6
4. Tổng công ty Điện lực
2
5. Tổng công ty Dệt may
11
6. Tổng công ty Cà phê
2
7. Tổng công ty Xăng dầu
12
8. Tổng công ty Giấy
2
9. Tổng công ty Chè
6
10. Tổng công ty Ximăng
5
11. Tổng công ty Thép
2
12. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam
3
13. Tổng công ty Lương thực Miền Bắc
1
Số liệu về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
ở các đại phương trên phạm vi toàn quốc tính đến cuối năm 2002.
Địa phương
Số DNNN đã
CPH
1. Hà nội
82
2. Tp. Hồ Chí Minh
78
3. Hải Phòng
15
4. Đà Nẵng
11
5. Hà Giang
1
6. Cao Bằng
11
7. Lào Cai
2
8. Tuyên Quang
12
9. Thái Nguyên
5
10. Lạng Sơn
1
11. Sơn La
2
12. Yên Bái
5
13. Phú Thọ
14
14. Hoà Bình
4
15. Vĩnh Phúc
3
16. Bắc Ninh
5
17. Bắc Giang
11
18. Hà Tây
11
19. Hải Dương
6
20. Hà Nam
5
21. Nình Bình
7
22. Quảng Ninh
13
23. Thái Bình
5
24. Nam Định
37
25. Thanh Hoá
31
26. Nghệ An
21
27. Hà Tĩnh
9
28. Quảng Bình
4
29. Quảng Trị
4
30. Thừa Thiên - Huế
12
31. Quảng Nam
3
32. Quảng Ngãi
5
33. Bình Định
16
34. Khánh Hoà
14
35. Ninh Thuận
3
36. Bình Thuận
3
37. Gia Lai
4
38. Dak Lak
9
39. Lâm Đồng
15
40. Tây Ninh
2
41. Bình Dương
4
42. Đồng Nai
12
43. Bà Rịa-Vũng Tàu
6
44. Long An
2
45. Đồng Tháp
1
46. An Giang
4
47. Tiền Giang
5
48. Vĩnh Long
1
49. Cần Thơ
11
50. Kiên Giang
1
51. Trà Vinh
1
52. Bến Tre
1
53. Bạc Liêu
3
54. Cà Mau
5
55. Sóc Trăng
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
UUU
1. ĐH Quốc Gia Tp HCM; trường Đại học kinh tế, khoa TCDN & KDTT. Tài Chính
Doanh Nghiệp, nhà xuất bản Tài chính _ 1999.
2. Tập thể tác giả khoa kế toán_kiểm toán. Kế Toán Quản Trị, Nhà xuất bản thống kê_2000.
3. Các qui định của Nhà nước về Chứng khoán & Thị trường chứng khoán. Nhà xuất bản xây dựng_2000
4. Nghị định 64/2002/NĐ_CP ngày 19/6/2002. Về việc chuyển DNNN thành Cty CP
5. Nghị định 69/2002/NĐ_CP ngày 12/7/2002. Về quản lý nợ tồn đọng đối với DNNN
6. Thông tư 76/2002/TT_BTC ngày 9/9/2002. Hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành Cty CP.
7. Thông tư 11/2002/TT_ BLĐTBXH ngày 12/6/2002. Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ_CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về lao động dôi dư do sắp xếp lại DNNN.
8. Bộ tài chính:
9. Bộ kế hoạch và đầu tư:
10.
11.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8045.doc