Đề tài Tìm hiểu sự phê phán nho giáo của những nhà nho tiến bộ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX

MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2 A. Sơ lược về lịch sử phát triển Nho giáo ở Việt Nam 4 B. Nội dung sự phê phán Nho Giáo của những nhà nho tiến bộ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX 8 1. Sự phê phán Nho Giáo với tư cách là một học thuyết 8 2. Sự phê phán về mô hình giáo dục của Nho giáo 21 3. Từ phê phán đến việc kêu gọi, tổ chức các phong trào Chống cựu học và cổ động Tân học 31 KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 LỜI GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Hệ tư tưởng Nho giáo được du nhập vào Đất Việt khoảng thế kỉ thứ nhất sau công nguyên, do chính sách đồng hoá người Việt của đế chế Hán trong thời kỳ Bắc thuộc. Với những ưu thế của nó về các quan điểm chính trị, kinh tế và văn hoá giáo dục, hệ tư tưởng này đã dần chiếm được ưu thế trong xã hội của người Việt và trở thành bệ đỡ tư tưởng, tinh thần cho toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế, văn hoá, giáo dục của Việt Nam từ thế kỷ XV. Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, trước sự biến đổi to lớn của lịch sử và thời đại, hệ tư tưởng Nho giáo với những bất cập, hạn chế của nó đã không giải quyết được những nhiệm vụ của thời đại, đó là việc tìm vạch ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc cho người Việt. Những nhà nho tiến bộ của Việt Nam sau khi tiếp cận với dòng tư tưởng dân chủ tư sản phương tây qua các Tân thư, Tân báo, đã nhận thức được sự bất cập và những hạn chế của Nho giáo và trước sự đòi hỏi của nhiệm vụ thời đại họ đã tiến hành phê phán hệ tư tưởng Nho giáo. Tìm hiểu sự phê phán đó là một việc làm bổ ích và khoa học, nó góp phần vào việc nghiên cứu và đánh giá một cách đúng đắn về tiến trình phát triển tư tưởng và nhận thức của người Việt những năm đầu thế XX trong tiến trình lịch sử. Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình khoa học của nhiều học giả trong và ngoài nước tìm hiểu về vấn đề này, tuy nhiên lại chưa có công trình nghiên cứu riêng nào về sự phê phán đó với tư cách là một thực thể, một vấn đề khoa học. Vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu sự phê phán của các nhà nho tiến bộ đối với tư tưởng nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng biết đây là một đề tài rất khó, muốn đạt được một kết quả nghiên cứu tốt và mang tính khoa học thì người nghiên cứu nó phải làm việc thật sự nghiêm túc, khoa học. Sau một thời gian làm việc và nghiên cứu nghiêm túc, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và khoa học của Thầy giáo, chúng tôi vui mừng công bố kết quả nghiên cứu của mình trước hội đồng khoa học. Nhưng chúng tôi chắc rằng báo cáo của chúng tôi cũng chưa thật sự hoàn mĩ và đạt được kết quả như mong muốn.

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu sự phê phán nho giáo của những nhà nho tiến bộ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hề khác. Còn lại thì họ khinh bỉ hết thảy những thứ nghề khác, họ cho đó là những nghề bỉ lậu, hèn hạ. “Phàm những kẻ biết đôi chút từ chương đã vênh vang tự cho mình là sĩ, không thèm đứng ngang hàng với nông, công thương, họ cho là hèn hạ, gọi họ là dân buôn, dân thợ, dân cùng, ngu dốt, thậm chí đã có kẻ không thèm nói đến vải vóc, thóc gạo nữa”2. Dẫn theo: Chương Thâu – Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá - thông tin, HN – 1997, tr. 215, 216. . Nhưng trong số những nghề mà họ cho là bỉ lậu ấy, thì nghề nông lại đứng đầu tiên, còn thương nghiệp lại xếp cuối cùng. Tại sao vậy, tại vì cái sự buôn bán mà kiếm lời đã bị Nho giáo coi là thứ nghề lừa lọc người khác, họ cho như thế là hành động bẩn thỉu, dựa vào đầu lưỡi và sự nhẹ dạ của người khác để kiếm sống mà xếp nó ở cuối cùng. Họ đâu nhận ra được cái lợi ích của thương nghiệp là giúp cho hàng hoá được lưu thông, văn hoá được giao lưu. Thậm chí họ còn tỏ ra sợ hãi khi họ nhận ra cái sự giao lưu văn hoá qua thương nghiệp, vì như thế thì cái sự cao quý của đạo thánh nhân cũng sẽ bị đe doạ, người ta sẽ không còn theo đạo của thánh nhân nữa nếu nó không giúp họ làm giàu. Vì thế mà phải đề cao đạo thánh nhân, đề cao cái nghề học. Còn nghề thủ công nghiệp được vinh dự đứng sau nông nghiệp là vì nó cũng mang lại lợi ích bằng sức lao động chân chính của con người, song cái lợi ích của nó chưa nhiều bằng cái lợi ích của nghề nông là trực tiếp sản xuất ra cái để nuôi sống nhà nho. Đó cũng chính là những lý do để nghề nông được vinh dự đứng sau cái nghề sĩ. Vì cả nước ta và Trung Quốc, đất mẹ của đạo Nho đều là những nước lấy kinh tế nông nghiệp làm nền kinh tế chính, người ta chỉ thấy thóc gạo có thể nuôi sống con người chứ có thấy con người ăn sắt, thép, xà phòng, mà sống được đâu. Chính vì cái quan điểm kinh tế ấy mà cái mục đích của người học càng ngày càng sai lệch đi, nó khiến cho người học không còn thiết gì đến thực học, thực nghiệp nữa mà chỉ chăm chăm vào cái mục đích khoa cử, chăm chăm đi theo cái mục đích học để được làm cái nghề ăn không ngồi rồi. Chúng ta hãy xem những nhà nho tiến bộ đã viết, đã đánh giá như thế nào về cái mục đích học của giới nho sĩ: “Trường học nước ta lấy khoa cử làm mục đích, cho nên không phải ai cũng trở thành công khanh đại phu, nhưng mặc dù dốt đặc thì chí cũng vẫn ở chỗ công khanh đại phu. Họ cứ cắm đầu, cắm cổ đọc những cuốn sách trống rỗng, không thiết thực, kiến thức thiếu thốn. Học xong đi thi, hoặc mong ở chỗ văn hay, hoặc sao chép những lời cũ rích. Bất hạnh thay mà hỏng thì trở về làm kẻ sĩ, thầy đồ, chờ khoa thi sau... May mắn thì đỗ ra làm quan, không thì cũng được đứng đầu một làng, một xã, cho thế là vinh quang. Cho nên đứa trẻ học được cách làm bài cũng vênh váo tự phụ sẽ là công khanh đại phu, không thèm ngang hàng với nông, công, thương. Những nông, công, thương giàu có cũng bắt con em bỏ nghề nghiệp của mình, theo đường khoa cử, sĩ hoạn”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXb Văn hoá, HN – 1997, tr. 74. . Chính vì không chịu học theo lối học thực nghiệp, không dạy thực nghiệp, mà chỉ chăm chăm vào lối học tầm chương trích cú, chỉ đọc sách của cổ nhân để mong được làm quan, đã khiến cho đầu óc nho sĩ càng ngày càng mù mờ, càng ngày càng ngu muội đi, để đến nỗi: “Hỏi cụ việc thực, Thì cụ làm thinh. Hỏi trận pháp binh thư thì cụ ù ù cạc cạc; Hỏi địa dư quan chế thì cụ u u minh minh, Cụ chẳng biết kèn sao kêu, súng sao nổ; Cụ không hay xe sao chóng, tàu sao lanh. Khí học làm sao, hoá học làm sao, cụ dẫn Dịch tượng, Thư trù chi Cổ đế; Cơ khí là thế, điện khí là thế, cụ rằng mộc ngưu lưu mã Khổng Minh. ................................. Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc;”2. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạngViệt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 660. Ôi thật thương thay, nếu người ta cứ giữ mãi cái quan điểm kinh tế trọng nông ức thương ấy thì đất nước đến bao giờ mới phú cường, mới thoát khỏi cái gông cùm nô lệ. Chính những nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ đã nói như thế để vạch rõ cái sự bảo thủ, trì trệ, dốt nát về quan điểm kinh tế của học thuyết Nho giáo: “Các nước Âu – Mỹ đều khai hoá hết sức muộn màng nhưng lại tiến bộ cực kỳ nhanh chóng. Một trăm năm trở lại đây, họ có nhiều bước nhảy vọt về học thuật, chính trị, giáo khoa, phong tục, không mặt nào thua người, mà lại vươn lên hàng đầu. Họ tự cho họ là chủ nhân của toàn thế giới. Còn nước ta thì trong triều ngoài nội, chính trị , phong tục không thay đổi chút nào. Dụng cụ của ta đều cũ kỹ, lạc hậu, đồng ruộng hoang vu, dân đói rách, chưa bỏ thói ngang ngạnh, tính nô lệ vẫn còn”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 53. . Quan điểm chính trị, kinh tế bảo thủ, lạc hậu, mục nát như vậy là vì đâu? Nó một phần là do cái quan điểm giáo dục hiếu cổ của học thuyết Nho giáo. Chính bởi coi trọng cái tư tưởng coi xưa hơn nay, xưa là phải nay là quấy, nên quan điểm giáo dục Nho giáo là dạy cho người đời những cách sống như người xưa, họ coi người xưa và cái xã hội của người xưa, mà những nhà nho tiến bộ trong thiên Bàn về văn minh của bộ Quốc dân độc bản đã gọi là thời đại dã man làm cái lý tưởng. nên cái quan điểm giáo dục của Nho giáo đã ngày càng bị bó hẹp lại, ngày càng trở nên bảo thủ và phản động. Nó đã ngày càng xa rời quan điểm giáo dục là để mở mang dân trí, dạy cho dân đạo nghĩa của đạo Khổng - Mạnh, mà tiến tới cái quan điểm học là để đi thi, và học là để một mai kia sẽ trở nên quan. Nhưng “các thầy muốn ra làm quan, thì phải cẩn thận; chớ có đọc sách mới, xem báo mới”2. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN - 1976 , tr. 634. , vì thế mà giới nho sĩ chỉ chăm chăm vào cái lối học tầm chương, trích cú, hư văn, cử nghiệp, chỉ chăm chăm vào những pho sách của thánh hiền từ đời thượng cổ, mà bỏ qua nọi sự tiến bộ của thời đại, của xã hội do vậy mà họ đã không mở mang được đầu óc của mình, không phát huy được sự sáng tạo của bản thân trong khi học. Họ chỉ sợ nếu mà không học theo cổ nhân thì sẽ không được làm quan. Và vì thế mà họ lại càng ngày càng trở nên bảo thủ và xa rời thực tiễn của xã hội, trở thành nô lệ của đạo thánh hiền. Họ thực sự đã trở thành những cổ nhân ngay ở trong thời cận đại. Những nhà nho tiến bộ đã nhận thức được sự độc hại của cái quan điểm giáo dục làm quan ấy, vì thế họ đã lên tiếng phê phán, đả phá cái tư tưởng ấy: “Nhưng giá thử bỏ thực học, cứ theo đòi khoa cử, thử hỏi đi thi mấy người đỗ đạt, đỗ đạt mấy người được ra làm quan, làm quan mấy người hanh thông được trọn đời? Cách đó rất vụng, đạo đó rất nguy, sao bằng giáo dục phổ cập để đem ra thực dụng... Còn như nói rằng: Lòng người lấy việc làm quan là vinh hiển thì sẽ nhiễm mãi những tư tưởng hủ lậu của thói cũ mà thôi”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 74. . Còn như trong tác phẩm Cáo hủ lậu văn thì các nhà nho tiến bộ đã chửi rủa cái quan điểm giáo dục nho giáo làm quan ấy một cách thật cay độc: “Tai hại thay hủ thư! Đục nát bét các bố! Đau đớn thay hủ nho! Làm các bố lầm lỡ! Tầm mắt không trông ra khỏi làng, đã chê cười Khang – Lương! Bước chân không ra khỏi ngõ, đã coi hẹp vũ trụ! ấy thế mà lại còn đem văn rởm rất độc, mượn học quèn làm vua, tò mò chuyện yêu quái”2. Dẫn theo: Chương Thâu – Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá - Thông tin, HN – 1997, tr. 49. . Họ cho đó là cái hậu quả của hàng nghìn trăm năm học giới, mà học thuyết Nho giáo mang lại cho nền giáo dục Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam. Như vậy, qua những gì đã trình bày ở trên, chúng ta thấy sự phê phán học thuyết Nho giáo của những nhà nho tiến bộ ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX là khá toàn diện và sâu sắc. Sự phê phán đó mặc dù còn có nhiều điểm hạn chế về mặt nhận thức và lý luận, do những quan điểm sai lầm chung của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, song nó cho thấy đã có một sự phát triển tiến bộ về mặt tư duy khoa học của những nhà nho tiến bộ. “Họ đã vượt qua những hạn chế của giai cấp phong kiến xuất thân để hăng hái tiếp nhậ cái mới phục vụ cho công cuộc cứu nước”3. Dẫn theo: Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, NXB CTQG, HN – 1997, tr. 8. - đó là lời nhận xét của Giáo sư Đinh Xuân Lâm trong cuốn Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Thông qua lăng kính của tư tưởng dân chủ tư sản, họ đã chỉ ra được những điểm hạn chế cơ bản của học thuyết Nho giáo, chỉ rõ những bất cập của học thuyết Nho giáo về mặt tư tưởng cũng như về các quan điểm chính trị, kinh tế, giáo dục trước sự thay đổi và phát triển đi lên không ngừng của xã hội và thời đại. Đứng trước sự đòi hỏi của nhiệm vụ thời đại, sự phê phán đó của những nhà nho tiến bộ đối với học thuyết Nho giáo là hết sức cần thiết, và có ý nghĩa. Phê phán cái cũ để tìm ra quy luật phát triển của xã hội và thời đại, để nhận thức được cái mới đó là một công việc luôn luôn cần thiết đối với mọi xã hội, mọi thời đại, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta đang phải đối mặt với sự phát triển và lan toả mạng mẽ của nhiều luồng tư tưởng trên thế giới với những điểm tiến bộ và hạn chế của nó. 2. Sự phê phán về mô hình giáo dục của Nho giáo Với tư cách là một học thuyết đã trở thành bệ đỡ tư tưởng, tinh thần cho toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế và văn hoá, xã hội Việt Nam trong suốt thời kỳ trung đại mô hình và cách thức giáo dục Nho giáo đã có nhiều đóng góp to lớn cho việc phát triển nền văn hoá Việt Nam. Đặc biệt hệ thống mô hình giáo dục Nho giáo đã trở thành mô hình đào tạo nhân tài cho Việt Nam, mà điển hình là đào tạo ra đội ngũ quan lại phong kiến. Những phép tắc, hình thức tổ chức giáo dục và thi cử của mô hình giáo dục Nho giáo đã ngày càng được phát triển và hoàn thiện trên phạm vi toàn quốc, đạt tới sự phát triển cực thịnh vào thế kỉ XIX, khi nhà Nguyễn nắm quyền thống trị. Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trước những bước phát triển và biến đổi to lớn của thời đại, mô hình giáo dục Nho giáo đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, và tỏ ra bất cập không theo kịp sự phát triển của thời đại, thậm chí là kìm hãm sự phát triển của xã hội và thời đại. Do vậy, những nhà nho tiến bộ thời kỳ này, được tiếp xúc với mô hình giáo dục hiện đại của nền giáo dục phương Tây mà họ gọi là nền giáo dục Tân học, đã nhận thấy những hạn chế đó của nền giáo dục nho học và có ý muốn thay đổi nó cho kịp xu thế phát triển thời đại, góp phần vào việc phát triển văn hoá xã hội của Người Việt, phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Nhưng muốn thay đổi nền giáo dục cũ, thiết lập một nền giáo dục mới là chuyện không dễ dàng được xã hội chấp nhận. Trong thiên Thay đổi nếp cũ khó khăn của bộ sách Quốc dân độc bản, những nhà nho tiến bộ đã nhận thức được điều ấy, họ đã chỉ ra năm cái khó khăn cơ bản của việc thay đổi nếp cũ: “Tuy vậy, vẫn có cái khó của nó. Phép tắc cũ truyền đời nọ sang đời kia lâu ngày thành nếp. Mặt mũi chân tay đã quá quen thuộc rồi nay thay đổi thì mọi cái đều lạ lẫm, tất nhiên không ai muốn như vậy. Đó là cái thứ nhất. Thay đổi nột việc gì thì toàn cục cũng lung lay: những người làm nghề công, thương trong nước đều bàng hoàng, lo sợ. Điều tưởng tiện lợi cho dân thì trái lại làm cho dân khổ sở. Đó là cái khó thứ hai. Lại nữa, điều nói là tiện lợi cho dân thật ra chỉ tiện lợi cho số ít người, hoặc số đông người, không thể tiện lợi cho tất cả mọi người. Những ai không cho là tiện lợi sẽ xúi giục hoặc phá phách, không cho thực hiện. Đó là cái khó thứ ba. Giữa buổi giao thời cũ mới, ý kiến phân vân, phía bên này phía bên nọ, trên dưới hỗn loạn, gây thành tai hoạ. Đó là cái khó thứ tư. Cho nên thay đổi nếp cũ khó mà lại nguy hiểm. Các nước châu Âu đại để chuyển được từ chế độ chuyên chế sang chế độ cộng hoà đều phải trải qua một cuộc đại biến loạn. Đó là cái khó thứ năm”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 71. . Muốn thay đổi được cái nếp cũ của nền giáo dục Nho giáo, họ phải chỉ ra được cái lỗi thời, lạc hậu của nó, không những thế họ còn phải vạch rõ cái tinh hoa, tiến bộ của cái mới mà họ dựng lên là như thế nào. Vì thế, việc đầu tiên cần phải tiến hành là phê phán cái cũ, để chỉ ra cái lạc hậu, cái bảo thủ của cái cũ. Và chính các nhà nho tiến bộ của Việt Nam đầu thế kỷ XX, những người đã từng theo đòi “cửa Khổng, sân Trình” đã làm như thế đối với nền giáo dục nho học, cho dù họ rất đau đớn khi phải làm việc ấy. Trên cơ sở sự phê phán học thuyết nho giáo, lại được trang bị bằng những kiến thức về nền giáo dục hiện đại của phương Tây mà họ đã tận mắt chứng kiến ở Nhật Bản, thậm chí là cả ở Pháp, những nhà nho tiến bộ tiến hành đã phê phán mô hình, cách thức giáo dục Nho giáo. - Phê phán sự không hoàn thiện về mặt hệ thống của mô hình giáo dục Nho giáo: Các nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, trên cơ sở được tiếp xúc với nền văn hoá - giáo dục phương Tây qua Tân thư, Tân báo; lại tận mắt được kiểm nghiệm nó qua mô hình giáo dục của Nhật Bản, một nước đã áp dụng cái mô hình giáo dục phương Tây một cách có hiệu quả, làm cho Nhật Bản đã vươn lên thành một nước lớn mạnh, có sự phát triển về kinh tế, văn hoá xã hội; lại không bị thực dân phương Tây nô dịch, họ đã bắt đầu nhìn nhận, đánh giá về nền giáo dục Nho giáo. Họ đã nhận thấy mô hình giáo dục Nho giáo, đặc biệt là hệ thống giáo dục của nó là một hệ thống giáo dục không hoàn chỉnh, nó không có tính phổ cập trong quần chúng nhân dân: “Nước ta có khoa cử mà không có trường học, nhưng cũng chưa từng có tiếng là không có trường học”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 73. . Những nhà nho tiến bộ đã cho đó là một khuyết tật của nền giáo dục Nho giáo, nó đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, của đất nước: “Phàm một nước mà không có giáo dục quốc dân thì trăm họ u mê, không biết quốc gia là gì, chính trị là gì”2. Dẫn theo: Chương Thâu - Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá - Thông tin, HN – 1997, tr. 148. . Mà nguyên nhân cơ bản của nó là ở cái mục đích lập trường học của chính quyền phong kiến: “Mục đích lập trường học khác phương Tây. Trường học phương Tây lấy giáo dục làm chủ nghĩa, không ai không được giáo dục, cho nên ai cũng phải đến trường. Giáo dục phổ thông là dạy những kiến thức mà sĩ, nông, công, thương, đều cần biết. Nên chia ra nhiều ngành chuyên môn không bó hẹp theo một phương thức nào... Trường học nước ta lấy khoa cử làm mục đích, cho nên không phải ai cũng có chí trở thành công khanh đại phu”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 73, 74. . Cụ Phan Bội Châu khi nhận xét về hệ thống giáo dục Nho giáo đã viết trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư là “Chính không có phủ, giáo chưa ra trường”2. Dẫn theo: thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 83. , có nghĩa là trường học thì không ra trường học. Đúng là nước ta cũng có trường học thật, nhưng nó là một hệ thống trường học không hoàn thiện, và cũng không phải ai cũng được học trong trường, ví như trường Quốc Tử Giám là trường học của nhà nước mở, thì hầu như nó chỉ giành riêng cho con nhà quyền thế, còn con em nông dân thì không đủ điều kiện để mà theo học ở đó, thế còn ở địa phương thì học trò theo học tại nhà của các thầy đồ chứ làm gì có trường lớp. Với một mô hình hệ thống giáo dục như thế thì làm sao mà có thể mở mang dân trí cho dân được, chính vì thế mà: “Vua thì không biết nuôi dưỡng, thầy thì không biết dạy bảo. Vì thế người đời như một hình gỗ, một tượng đất”3. Như trên, tr. 86. . Rõ ràng là các nhà nho tiến bộ đã nhận ra được cái sự không hoàn thiện về hệ thống giáo dục đã dẫn đến cái hậu quả là dân trí thấp, xã hội không phát triển, nhân dân thì không đoàn kết. Điều đó không những là tai hại cho việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, mà nguy hiểm hơn nó dẫn tới việc bị mất mất nước và nhân dân rơi vào vòng nô lệ của những nước văn minh tiên tiến. “Nước ta giáo dục không phổ cập thì quốc dân chia rẽ ra nhiều tầng, nhiều lớp, người giỏi, người dốt cách xa nhau, không thể đem đạo lý ra để có kế hoạch thực hiện chung được, chỉ một ahi người là biết lý lẽ, còn hàng nghìn, hàng vạn người thì mơ mơ màng màng chẳng biết gì. Đặt ra một phương pháp nào đó chỉ thích hợp với hạng người này mà không thích hợp với hạng người kia thì hay ho đến đâu cũng không thi hành được. Há chẳng phải đáng tiếc lắm sao?... Nước ta hơn ba mươi tỉnh, hơn năm trăm huyện mà chưa nghe ai nói tới mở trường. Than ôi! chẳng phải là đáng giận lắm sao?”4. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩâ Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 71. . Như vậy là chính cái hệ thống giáo dục khuyết tật, không đầy đủ của nền giáo dục Nho giáo đã cản trở sự phát triển của đất nước, của xã hội. Nó đã không còn có ích đối với người Việt và sự phát triển đi lên của xã hội Việt Nam; nó không giúp người Việt đào tạo ra những nhân tài cho công cuộc dựng nước và giữ nước như trước nữa, thậm chí nó còn đào tạo ra những con người bảo thủ, lạc hậu cản trở sự phát triển của xã hội Việt Nam và vì thế mà nó cần phải bị loại bỏ để thiết lập một nền giáo dục mới với một hệ thống giáo dục hoàn thiện hơn, có tính phổ cập rộng rãi trong nhân dân, đáp ứng được cái nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân, đáp ứng được những đòi hỏi bức thiết của xã hội là phát triển. Chính những điều đó là cái mục đích phê phán hệ thống giáo dục Nho giáo của những nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX. - Phê phán phương thức giáo dục khoa chương cử nghiệp trong mô hình giáo dục Nho giáo: Phương thức giáo dục Nho giáo trong lịch sử Việt Nam đã từng được coi là một phương thức giáo dục hữu hiệu để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho việc bảo về và xây dựng đất nước. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phương thức giáo dục này đã bộc lộ ra nhiều sự bất cập và hạn chế trước sự phát triển của thời đại và xã hội, không đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Nó đã không kế thừa và phát huy được cái phương châm “học phải đi đôi với hành” của Khổng Tử – người sáng lập lên đạo Nho đã đề ra. Vì thế mà những nhà nho tiến bộ đã tiến hành phê phán nó. Trước hết, các nhà nho tiến bộ phê phán cái cách thức giáo dục chỉ chú trọng kinh nghĩa, thơ phú của phương thức giáo dục Nho giáo. Họ cho việc giáo dục mà chỉ trọng văn chương, kinh nghĩa là cái giáo dục vô dụng, không thực tế, không giúp ích gì cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thậm chí là nó còn làm cho người học thêm lúng túng, không phát huy được sức sáng tạo của bản thân: “Này nhé: nào là kinh nghĩa, là thơ, là phú, là chiếu, là biểu, là luận, là văn sách, đều là phép thi của ta cả đấy. Nhưng không biết những lối phá, thừa, khởi, thúc, thanh, luật, biền ngẫu có ích gì cho thực dụng không? Lại không biết trong bọn các cụ đồ già, các thầy thạo văn cử nghiệp, có ai biết được đến năm châu là những châu gì, thế kỷ này là thế kỷ thứ mấy? Thế rồi trong lối văn thi, cấm liên thượng phạm hạ, cấm lạc vận, thất niêm, cấm viết sai, việt sót chữ trong đầu đề, cấm thiệp tích ở trên dưới hay bốn bề xung quanh dấu giáp phùng hoặc dấu nhật trung đã đóng, cấm những chỗ đồ, di, câu, cải, không được sai suyễn. Mực thước đến thế kể cũng đã hết chỗ nói. Nhưng chẳng qua chỉ làm cho người ta bó buộc cái tính tự do, suy sút tinh thần hăng hái, để chăm vào cái học vấn rất vô dụng mà thôi!”1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá, HN – 1976, tr. 642. Thứ hai, những nhà nho tiến bộ đã phê phán cái chế độ khoa cử trong phương thức giáo dục nho giáo. Hệ thống giáo dục không hoàn thiện đã góp phần làm cho cái đạo nho trở nên quý giá vô cùng, và những người thuộc giai cấp sĩ, vì thế cũng trở nên danh giá theo “vì sĩ rồi một ngày kia sẽ trở nên quan”. Do nó cao quý, danh giá đến thế, nên những quy định về chế độ khoa cử của nó đã ngày càng được đắp cho dày thêm nên. Nó càng có nhiều quy định ngặt nghèo thì nó lại càng trở nên cao giá, và vì thế mà cái mục đích học để làm quan lại càng được người học nung nấu nhiều hơn. Và như thế người ta lại càng ngày càng vùi đầu vào cái lối học tầm chương, trích cú để mong đi thi sẽ đỗ làm quan: “Trường học nước ta lấy khoa cử làm mục đích, cho nên không phải ai cũng trở thành công khanh đại phu, nhưng mặc dù dốt đặc thì chí cũng vẫn ở chỗ công khanh đại phu. Họ cứ cắm đầu, cắm cổ vào đọc những cuốn sách trống rỗng, không thiết thực, kiến thức thiếu thốn. Học xong đi thi, hoặc mong ở chỗ văn hay, hoắc sao chép những lời cũ rích. Bất hạnh mà hỏng thì trở về làm kẻ sĩ, thầy đồ, chờ khoa thi sau”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN - 1997, tr. 74. . Như vậy là cái chế độ khoa cử của nền giáo dục Nho giáo đã trở thành cái nọc độc kìm hãm sự phát triển trí tuệ và sức sáng tạo của người học và qua đó mà kìm hãm sự phát triển của xã hội và đất nước. “Không có nọc độc của khoa cử, làm sao đến nỗi hàng trăm thứ học bị bỏ phế, nhân tâm suy yếu như vậy! Chúng ta phải căm ghét, đau đớn vì tình trạng đó, không để thiếu niên chúng ta nhiễm lây cái nọc độc ấy nữa”2. Như trên, tr. 74. . Nhận thức được cái sự độc hại đó của chế độ khoa cử Nho giáo nên những nhà nho tiến bộ đã phê phán, chửi rủa, lên án nó một cách thậm tệ, chúng ta hãy xem những lời mỉa mai sâu cay của nhà nho Đỗ Chân Thiết đối với cái tệ khoa cử Nho giáo: “Mâý bữa trước chủ hiệu Vĩnh Long phố Hàng Bồ cho tôi coi một bài trong tờ Tân Dân của Tàu. Thằng cha nào viết bài đó thật chua cay. Nó chửi khoa cử hết điều, bảo khoa cử có “lục tự”(sáu điều giống nhau): khi lại trường thi, phải đeo lều chõng, bầu tráp, có khác gì tù đeo gông đâu, thế là “nhất tự tù”(thứ nhất: giống tù); lúc vào cửa bị lục xét, y như ăn trộm, thế là “nhị tự đạo”(thứ hai: giống ăn trộm); suốt ngày ngồi trong lều, thỉnh thoảng ló đầu ra như chuột trong hang, thế là “tam tự thử”(thứ ba: giống con chuột); lều che kín, ngồi trong đó ăn uống, y như con mèo, thế là “tứ tự miêu”(thứ tư: giống con mèo); khi coi bảng, người nào thấy tên mình thì sướng quýnh, nhảy choi choi như con tôm, vậy là “ngũ tự hà”(thứ năm: giống con tôm); còn kẻ nào không thấy tên mình thì buồn thiu, co ro như con giun, thế là “lục tự giận”(thứ sáu: giống con giun)”3. Đoạn văn này chúng tôi dẫn lại theo sự trích dẫn của Chương Thâu trong cuốn “Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX”, NXB Văn hoá - thông tin, HN – 1997, tr. 53. . Trên cơ sở phê phán cái tệ khoa cử của nền giáo dục Nho giáo, chỉ rõ sự độc hại của nó là cản trở sự phát triển văn hoá, xã hội, cản trở con đường phát triển đi lên của đất nước, những nhà nho tiến bộ đã kêu gọi nhân dân, mà chủ yếu là tầng lớp thanh niên – mầm mống tương lai của đất nước chống lại cái tệ khoa cử đó, họ cho rằng: “Khoa cử và nhà trường là hai cái đối lập nhau, không thể cùng tồn tại, sớm hay muộn cũng phải bỏ đi. Thiếu niên chúng ta phải ra sức học cái hữu dụng, chớ để cái học khoa cử phá hỏng chí hướng của mình. Những người giàu có nên cho con em ra nước ngoài xin vào học các trường thực nghiệp, khuyếch trương nghề nghiệp của mình, như thế vinh quang hơn cái học khoa cử vạn lần. Còn như bỏ văn sách luận thì làm văn bát cổ, bỏ văn bát cổ lại làm văn sách luận thì nước ta sẽ không đời nào hưng thịnh được”1. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 74. . Họ đã lấy cái tinh thần yêu nước để đánh vào tinh thần của giới trí thức và kêu gọi họ cũng nên chấm dứt việc theo đòi cái tệ khoa cử hư danh. Chính vì thế mà cụ Lê Đại, khi bị đày ở Côn Lôn, được tin bạn ông thi đỗ đã viết gửi tặng bạn một đối câu đối Nghe tin bạn thi đỗ như sau: “- Quách thây chúng nó, thi mà chi, đỗ mà chi, nào những khi rượu đầy bầu, đàn đầy vách, sách đầy án, bạn đầy nhà, nghêu ngao trăng gió bốn mùa, chơi đã đủ mùi, thôi có lạ chi phường mặt trắng; - Còn có bọn ta, tù chả sợ, đày cũng chả sợ, cho đến lúc miệng như tép, mép như rồng, tiếng như cồng, mắt như chớp, xốc vác non sông một gánh, làm cho nên việc, bấy giờ sẽ hỏi bạn non xanh” 2. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 384. . Còn trong đôi câu đối ông mừng cháu ông thi đỗ thì ông viết: “- Có mây không gió, lơ lửng giữa chiều trời, một đôi khi nhắn một đôi lời, thường hỏi thăm cả làng cả xóm, cả thân thích học hàng, gắng sức đua tài, còn vẫn mơ hồ trong cựu giới; - Chẳng lợn thì gà qua loa xong buổi chợ, mười lăm tuổi học mươi lăm chữ, nếu biết nghĩ đến nước nhà, đến ông cha chú bác, giỏng tai giương mắt, thôi đừng tấp tửng cái hư danh”3. Như trên, tr. 385. . Phê phán nội dung giáo dục trong mô hình giáo dục Nho giáo: Do cái tư tưởng hiếu cổ và nội hạ ngoại di cho nên cái nội dung giáo dục của mô hình giáo dục Nho giáo đã ngày càng trở nên lỗi thời và lạc hậu. Vì hiếu cổ cho nên người ta chỉ dạy và học những lời của cổ nhân, đọc những sách của cổ nhân, mà như trong Văn tế sống thầy đồ hủ đã viết là “một vài pho sách in thượng cổ, nhai như cho nhai xương”, thậm chí là người ta còn muốn bỏ đi cuộc sống thực tại mà quay về sống như thời của cổ nhân: “Người nước ta hiếu cổ, coi nhẹ kim, thậm chí có người muốn sống như đời Hy – Hoàng trở về trước, không biết rằng Hy – Hoàng trở về trước là thời đại dã man, sao lại hâm mộ?”1. Dẫn theo: : Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 54 . Như vậy là cái nội dung giáo dục Nho giáo đã làm hình thành nên ở trong người học cái tư tưởng sùng cổ, chỉ bàn về những lời cổ nhân nói, những việc cổ nhân làm còn mặc thây hết tất cả những cái học để làm cho đất nước phú cường, hoặc giả họ có nghĩ đến thì cũng chỉ tìm tòi nó ở trong những lời của cổ nhân. Mà sách của cổ nhân, theo những nhà nho tiến bộ thì nó chỉ là hư văn, và nó chỉ viết về thời đại của cổ nhân, chứ cổ nhân có biết gì về khí học, hoá học, rồi xe lửa, tàu thuỷ đâu. Vì thế, cái sự học theo cổ nhân ấy nó làm cho người ta ngày càng xa rời thực tại, mà chỉ đắm đuối, ngủ mê với những Nghiêu, những Thuấn. Chính vì thế mà nó dẫn đến cái tình trạng là: “Trong triều, ngoài nội, chính trị, phong tục không thay đôi chút nào. Dụng cụ của ta đều cũ kỹ, lạc hậu, đồng ruộng hoang vu, dân đói rách, chưa bỏ thói ngang nghạnh, tính nô lệ vẫn còn”2. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN - 1997, tr. 53. . Cái tư tưởng chỉ dạy và học theo cổ nhân là cái hạn chế đầu tiên trong nội dung giáo dục Nho giáo đã bị những nhà nho tiến bộ đầu thế kỹ XX phê phán và lên án, họ cho rằng chính cái lòng hiếu cổ ấy làm trở ngại trí tiến thủ của người học, cản trở sức sáng tạo của người học, họ cho đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “xã hội ta trì trệ, không tiến bộ, học thuật, kỹ nghệ thì sơ sài”. Đó là căn nguyên dẫn đến việc bị trở thành nô lệ cho những nước văn minh tiên tiến: “người ngày nay mà không muốn hơn người ngày xưa thì văn minh không tiến. Nước yếu thì sẽ bị nước văn minh hơn thôn tính”. Cái hạn chế thứ hai trong nội dung giáo dục Nho giáo đã bị các nhà nho tiến bộ phê phán, đả kích, ấy là cái thói trọng đồ Tàu, vì coi Tàu là trung tâm văn minh thế giới nên nội dung giáo dục cũng lại là của Tàu: “Những món ta học và nhớ ấy chỉ là sách Tàu; những bài ta chú thích ấy chỉ là lời của cổ nhân; thứ ta thi ấy chỉ là kinh nghĩa, thơ ngũ ngôn, biền ngẫu tứ lục! Đó là điều ta trái với người về giới giáo dục” 3. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng việt Nam đầu thé kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 635. , và “người nước mình, một khi đi học là đọc ngay sách Tàu, bỏ sách nước ta không nhìn đến! “Tịch Đàm vong tổ”, thật đáng thương thay!”4. Như trên, tr. 640. . Những nhà nho tiến bộ đã cho rằng đó là một nội dung giáo dục sáo rỗng, chỉ làm cho người học thêm hoa mắt nhức đầu và ngày càng trở nên mụ mẫm đầu óc đi: “Nghĩ lại, sách Tàu chép chuyện Tàu, đã không quan hệ gì với ta lắm, rồi đến những thứ mà các tiên nho đời Tống, đời Minh vẫn gọi là vây cánh cho kinh điển thánh hiền, đại loại như các tập Thiển thuyết, Tồn nghi, Đinh nghi, Sảng tâm, Mông dẫn, Kinh án, cho đến Thí thiếp và Sách lược, đầy rẫy những lời bàn luận của các nhà đại gia, thì cũng chẳng khác gì bọn múa giáo trong buồng, lục đục bác bẻ lẫn nhau, bịa ra câu hỏi, rồi lại bịa đặt ra lời đáp, chỉ tổ làm rối tai mắt người ta và nhọc nhằn cho kẻ học phải ghi nhớ mà thôi. Xin thử nghĩ: “xuân vương chính nguyệt” chỉ là một lời chép trong kinh Xuân thu, thế mà người thì bảo là theo tháng giêng lịch nhà Hạ, kẻ thì cho là theo tháng giêng lịch nhà Chu, chẩu mỏ vào cãi vã, rút cục hàng trăm, hàng nghìn năm nay, bàn luận vẫn không ngã ngũ ra sao cả!”1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXBVăn học, HN - 1976, tr. 640. . Và chính cái sự chỉ chăm chăm vào học sách Tàu ấy là nguyên nhân trở thành nô lệ: “Bỏ chỗ gần mà chuyên rong ruổi nơi xa, ấy là cái sở học mất gốc, khinh nhà mình mà trọng người khác, thì chung quy là nô lệ”2. Dẫn theo: Chương Thâu - Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, NXB Văn hoá - Thông tin, HN – 1997, tr. 239. . Nhưng quan trọng hơn cả là các nhà nho tiến bộ đã phê phán cái nội dung giáo dục sơ sài, sáo rỗng, khoa trương bề ngoài, không chú trọng đến giáo dục cho sự phát triển thực nghiệp làm cho đất nước ngày càng suy vong, kinh tế, văn hoá xã hội không phát triển. Họ cho cái nội dung giáo dục ấy là vô dụng, và học như thế là cái sự học lệch lạc: “Giáo dục hợp pháp tức là giáo dục hợp với tôn chỉ học thuật. Ngày nay ta nói học, tức là học văn chương để cầu được ra làm quan mà thôi. Thấp hơn nữa là học để có nghề kiếm ăn. Đều là lệch lạc cả, theo lý chung thì học là để có ích cho bản thân miình và cho quốc gia, xã hội, Có ba điều, một là học về sinh, tức là học phương phá làm cho thân thể cường tráng, không bệnh tật; hai là học trị sinh, tức là học phương pháp làm cho có thức ăn, có đồ mặc và quản lý sản nghiệp; ba là học làm người, làm quốc dân, tức là học cách đối xử với quốc gia, xã hội. Đạt được ba điều ấy là cái học hữu dụng, không đạt được ba điều ấy là cái học vô dụng”3. Dẫn theo: Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB Văn hoá, HN – 1997, tr. 71, 72. . Họ đã lên án cái nội dung giáo dục không chú trọng đến thực nghiệp đã làm cho người học ngày càng trở nên ngu muội, dốt nát: “Hỏi địa lí ngày ngày mù tịt Hỏi các nghề dốt tịt trơ trơ”4. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng ViệtNam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 517. Nó làm cho người học từ chỗ ngu dốt đã dẫn đến bảo thủ, trì trệ mà cãi cùn, nói bừa, chứ không chịu thay đổi thói cổ hủ, lạc hậu, không chịu tiếp nhận cái mới như trong Văn tế sống thầy đồ hủ đã khắc hoạ: “Khí học làm sao, hoá học làm sao, cụ dẫn Dịch tượng, thư trù chi cổ đế; Cơ khí là thế, điện khí là thế, cụ rằng mộc ngưu lưu mã chi Khổng Minh"1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN - 1976, tr. 660. Và đó mới thực sự là cái nguy khốn, tai hại cho sự phát triển của đất nước, vì đất nước muốn phát triển được thì nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất cần được phát huy, đó là con người. Nhưng than ôi! Cong người đã trở nên bảo thủ, ngu muội như vậy thì còn biết dựa vào đâu. Đất nước lâm vào vòng nô lệ âu cũng là lẽ không oan uổng chút nào, một khi trong đất nước ấy còn tồn tại một nền giáo dục mà nội dung giáo dục của nó lại càng ngày càng làm cho con người và xã hội ngu đi như thế. Chính vì thế mà cụ Phan Chu Trinh trong Thất điều trần gửi cho Khải Định, đã nhận xét một cách thật xác đáng và chua cay rằng: “... Còn về giáo dục thì đồi bại quá, trong nước những người đeo lối là sĩ phu mà không biết đến một chút gì, đến nay thế nước càng ngày càng suy yếu”2. Như trên, tr. 217, 218. . Qua những gì đã trình bày ở trên, chúng ta thấy sự phê phán của những nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX đối với mô hình giáo dục nho giáo là sự phê phán mang tính hệ thống và khoa học. Nó mang tính hệ thống là bởi vì nó đã phê phán cái mô hình giáo dục Nho giáo một cách tương đối đầy đủ, trong hệ thống cấu trúc của mô hình giáo dục đó, từ hệ thống giáo dục đến phương thức giáo dục và nội dung giáo dục. Nó mang tính khoa học là vì những nhà nho tiến bộ đã đứng trên nền tảng của mộ hệ tư tưởng mới tiến bộ hơn hệ tư tưởng Nho giáo để phê phán, mặt khác sự phê phán đó còn được họ dựa trên sự kiểm nghiệm qua thực tiễn mô hình giáo dục của các nước dân chủ tư sản phương Tây. Sự phê phán một cách có ý thức, có mục đích rõ ràng, có hệ thống và khoa học như vậy đã cho thấy tinh thần cầu tiến của những nhà nho tiến bộ; cho thấy sự nhận thức tiến bộ của họ về sự phát triển của thời đại và nhu cầu của xã hội. Đó là công lao của những nhà nho tiến bộ mà chúng ta cần thiết phải ghi nhận và học hỏi trong thời đại ngày nay. 3. Từ phê phán đến việc kêu gọi, tổ chức các phong trào Chống cựu học và cổ động Tân học Kêu gọi và tổ chức Chống cựu học: Từ chỗ nhận thức được những hạn chế mang tính bảo thủ, lạc hậu và giáo điều đó của học thuyết Nho giáo và cái mô hình giáo dục của nó, các nhà nho tiến bộ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã kêu gọi và tổ chức các phong trào chống lại nền cựu học Nho giáo, chống lại những nhà nho cổ hủ muốn giữ và khôi phục chế độ giáo dục Nho giáo. Những tác phẩm như: Cáo hủ lậu văn, Văn tế sống thầy đồ hủ, Quảng học vấn, Văn minh tân học sách, hay là những thiên tranh luận về chế độ giáo dục, khoa cử như: Giải thích về việc học, Không thi hành khoa cử cũng chẳng có hại, Về giáo dục trong Quốc dân độc bản... đều được viết ra với những mục đích ấy. Để phê phán và chống lại thái độ bảo thủ, cố chấp, nhỏ nhen của những nhà hủ nho, tác phẩm Văn tế sống thầy đồ hủ đã khắc hoạ hình ảnh của những nhà nho cổ hủ như sau: “Ô hô. Cửa thánh mây mù; Rừng nho tối bụi. Trời Châu, nước Hán, khôn giặt phơi trần hủ chi áo khăn; Bến Tứ, sông Thù, khó rửa sạch ngu đi chi mặt mũi. Cung duy các cụ, hủ lậu tiên sinh; Người cụ cổ lỗ, tính cụ hiền lành. Quần cụ cháo lòng hề sạch khiếp; Áo cụ nước xuýt hề trắng tinh. Nay tam hoàng, mai ngũ đế; Trước Tứ truyện, sau Ngũ kinh. Chỉ lo về nhà nước bỏ thi, thiên hạ không ai chịu học; Hỏi thăm nơi nào tốt bổng, chúng ta kiếm chỗ nương mình. ....................... Dăm ba câu Văn cũ gia truyền dấu hơn mào dấu cứt; Một vài pho sách in thượng cổ, nhai như chó nhai xương Áo thầy mặc bốn mùa, đông the nhi hè đụp; Cơm thầy ăn hai bữa, triêu cà kỳ tịch tương. Khi giỗ tết, khi khoá thi, chực tống đồng môn lễ tiến; Tính ngày tháng, tính năm hết, chăm đòi gia chủ tiền lương.”1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 658, 659. Những nhà nho tiến bộ đã chì trích, chửi rủa cái tính chất bảo thủ, nhỏ nhen, ích kỷ đó của những thầy đồ hủ. Họ cho đó là những thứ tai hại làm cho con người trở nên ngu si, dốt nát, và đã trở thành những vật cản, cản trở sự phát triển của xã hội. Chúng ta hãy xem một đoạn trong Cáo hủ lậu văn viết về việc này: “Tiếc thay thói hủ giữ bền, Khác nào như mọt nghiến bên mình người. Đau thay thói hủ giữ hoài, Những là lầm lỡ cả đời người ta. Khỏi làng mắt thấy chửa xa, Lại toan mai mỉa hai nhà Khang, Lương. Ở nhà chân chửa ra đường, Lại toan ngang dọc bốn phương giang hồ ......................... Năm châu tên gọi hay đâu, Lại chê người rợ, mà gào ta hoa Mắt dòm chính học, chửa ra, Lại chê người bá mà nhà ta vương. Có người đáu đáu lòng thương. Mắng rằng trái thế, còn đương lỗi thời, Có người học sách Tây kia, Cười rằng trở đạo, mà lìa ngũ kinh”2. Như trên, tr. 653, 655. . Trên cơ sở sự phân tích về cái độc hại của nền giáo dục Nho học, những nhà nho tiến bộ đã kêu gọi nhân dân chống lại nền giáo dục nho học, chống lại cái tệ khoa cử Nho học. “Không có nọc độc của khoa cử, làm sao đến nỗi hàng trăm thứ học bị bỏ phế, nhân tâm suy yếu như vậy! Chúng ta phải căm ghét, đau đớn vì tình trạng đó, không thể để thiếu niên chúng ta nhiễm lây cái nọc độc ấy nữa. Khoa cử và nhà trường là hai cái đối lập nhau, không thể cùng tồn tại, sớm hay muộn cũng phải bỏ đi. Thiếu niên chúng ta phải ra sức học cái hữu dụng, chớ để cái học khoa cử phá hỏng chí hướng của mình. Những người giàu có nên cho con em ra nước ngoài xin vào học các trường thực nghiệp, khuyếch trương nghề nghiệp của mình, như thế vinh quang hơn cái học khoa cử vạn lần”1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXBVăn học, HN - 1976, tr. 74. . - Cổ động tân học: Đăng cổ tùng báo đã dẫn lời của tri phủ Hoài Đức, Trần Tán Bình sau khi sang Pháp năm 1907 để chỉ ra thực trạng của nớc nhà mà đặt ra yêu cầu cải cách: “so sánh ra thì thấy nước nhà kém người ta nhiều lắm. Nước mình sự học đã sai, nghề buôn lại hiếm, công nghệ thì chưa có, tài đức thì không, mỗi người một lòng cái nghĩa đồng bào là thế nào không biết. Thật dã man, thật hủ lậu" ( ĐCTB- 11/4/1907). Từ đó đặt ra yêu cầu cải cách, mà trước tiên bắt đầu từ giáo dục. Kêu gọi, cổ động cho tân học, nhưng tân học cụ thể là cái gì? Trước hết đó là việc kêu gọi học chữ Quốc ngữ và học những kiến thức mới về địa lý, cách trí, lịch sử.... để việc học mang tinh thần dân tộc và thực tiễn. Bài Cần học cho đúng của Nguyễn Phan Lãng được viết ra cũng với mục đích ấy: “Trước hết phải học ngay quốc ngữ, Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau. Chữ ta, ta đã thuộc làu, Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài. Sẵn cơ sở để khai tâm trí, Rồi sẽ đem các thứ giáo khoa”2. Như trên, tr. 517. Còn như trong bài “ Phi lộ” đăng trên báo Đăng cổ tùng báo đã viết về sự hạn chế của chữ Hán như sau: “Chữ Hán quả là một cái hàng rào hiểm, chắn ngang đường văn minh, làm cho kẻ đi học mỏi lưng, tốn biết bao cơm gạo mới dùng được chữ. Khi dùng được chữ thì trán đã nhăn, lưng đã còng, vì nỗi một đời học các điều cao xa quá”3. Dẫn lại theo: Đinh Xuân Lâm - Đại cương lịch sử Việt Nam – T. 2, NXB Giáo dục, HN – 2000, tr. 163 . Chữ Hán là một trong những thành tựu của nền văn minh Trung Hoa, nhưng đó là một thứ chữ tượng hình rất khó học, nhất là nó lại là một thứ văn tự nước ngoài xa lạ với tư duy của người Việt. Nếu như học chữ Quốc ngữ chỉ cần vài ba tháng là đã có thể biết đọc, biết viết, thì với chữ Hán, có khi là cả vài năm và nhiều khi, việc học là kéo dài suốt đời. Điều này đã hạn chế tầm nhận thức của quần chúng trong việc tiếp cận với hệ thống tri thức nhân loại. Việc học thuộc ngữ nghĩa của từng chữ một là một nguyên nhân hạn chế khả năng sáng tạo của người học. Chính vì nhận rõ hạn chế đó mà những nhà nho tiến bộ đã không chỉ biết có phê phán mà họ còn không ngừng cổ vũ cho nền tân học mới : “Mở tân giới, xoay nghề tân học, Đón tân trào, dựng cuộc tân dân, Tân thư, tân báo, tân văn…"1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN - 1976, tr. Các nho sĩ tiến bộ đầu thế kỉ XX đã từ việc phê phán gay gắt mô hình giáo dục Nho giáo để mạnh dạn đưa ra và cổ vũ cho một mô hình, một phương thức giáo dục mới: Mô hình giáo dục Tân học, mà trường Đông Kinh Nghĩa Thục là một ví dụ điển hình cho cái mô hình giáo dục, phương thức giáo dục mới ấy. Họ coi mô hình giáo dục mới đó là một trong những con đường và phương pháp để hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng con người, bắt đầu từ việc kêu gọi thực học, mở mang dân trí. Hãy nghe lời nhắn gửi của Lê Đại cho người cháu nhân trong đôi câu mừng cháu thi đỗ: “Nếu biết nghĩ đến nước nhà, đến ông cha chú bác, giỏng tai giương mắt, thôi đừng tấp tểnh cái hư danh”2. Như trên, tr. 385. . Thiết nghĩ, đó là lời nhắn gửi của cả một tầng lớp nho sĩ tiến bộ với xã hội. Thay đổi nền giáo dục Nho học lỗi thời đã trở thành một yêu cầu cấp thiết mà trước tiên nó đòi hỏi một tinh thần thật sự cầu thị cho việc học. Do đó phải: “Bỏ ý gian tham, bỏ lòng kiêu ngạo, Bỏ riêng, bỏ tây, bỏ vơ, bỏ váo Bỏ dại, bỏ khờ, bỏ lường, bỏ láo, Bỏ cho hết thói cũ sạch sành sanh”3. Như trên, tr. 441. . Nội dung của mô hình giáo dục mới cũng đã được các sĩ phu yêu nước tiến bộ đưa ra dù chưa đầy đủ nhưng đã mang bóng dáng của việc thực học. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những bài viết cổ động một nền giáo dục mới của tầng lớp này như: Cổ động tân học (Đặng Nguyên Cẩn), Ca trù bạch chí (Trần Đông Phong), Khuyên học chữ Quốc ngữ, Kêu hồn nước (Nguyễn Quyển).... Ta tìm thấy trong Quảng học vấn những lời kêu gọi tha thiết: “Lựa theo trình độ tân trào Chữ nào cũng học, nghĩa nào cũng tinh. Phép văn hiến nước mình phải giữ Đạo duy luân Khổng Tử phải tôn Văn minh ta học phải khôn, Theo thầy Anh Pháp, noi gương Huê kỳ”1. Dẫn theo: Thơ văn yêu nứơc và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 676. . Cổ động cho tân học, tuy nhiên những nhà nho tiến bộ cũng bắt đầu có những nhận thức đầu tiên về những hạn chế của chế độ tư bản chủ nghĩa và họ cũng đã có sự phê phán nó, tuy rằng nó chưa được sâu sắc. “Những nước ngày nay gọi là văn minh, như Âu - Mỹ ... Thế nhưng nhà tù của họ chưa bỏ trống, nạn rượu chè, hút xách chưa loại trừ hết, người bệnh tật ốm đau, bọn côn đồ hung hãn, dân mà chưa biết chữ dân đã vắng bóng. Như thế thì văn minh đã trọn vẹn chưa? Chưa”2. Dẫn theo: Văn thơ Đông kinh nghĩa thục, NXB Văn hoá, HN - 1997, tr. 55. . Mặc dù phê phán nền Nho học nhưng các nhà nho tiến bộ đương thời đã tiến hành phê phán một cách cẩn trọng và vẫn trân trọng giữ lại những tinh hoa trong học thuyết Nho giáo. Phan Bội Châu khi viết “Khổng học đăng” thì ông có ý tưởng muốn trở về với “hằng số giá trị nhân loại chân chính trong học thuyết của Khổng Mạnh, ông cho rằng có thể lấy đó làm chỗ dựa để phục hưng văn hoá dân tộc”3. Dẫn theo: Phan Bội Châu- Con người và sự nghiệp – HN - 1998, tr .343. . Ông cũng khẳng định: “Ngày xưa đi học chỉ chúi mũi vào lối hư văn khoa cử, cái đó quyết không phải là lỗi của Hán học”4. Dẫn theo: Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX, NXB Văn học, HN – 1976, tr. 159 . Cần phải nhìn nhận một cách đúng đắn rằng, Nho giáo là một học thuyết chính trị tư tưởng có giá trị, đặc biệt là những quan niệm về đạo đức của nó cho đến tận ngày nay trong thời đại chúng ta nó vẫn giữ nguyên giá trị. Song với một mô hình giáo dục, một cách thức giáo dục Nho giáo với nhiều những hạn chế, khuyết tật trước thời đại như vậy thì cần phải phê phán và thay đổi để phù với sự phát triển của thời đại. KẾT LUẬN Qua những gì đã trình bày ở những phần trên về sự phê phán của những nhà nho tiến bộ đối với tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, chúng tôi đi tới những nhận xét như sau: Về mặt tích cực: Sự phê phán tư tưởng Nho giáo của những nhà nho tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là một đóng góp tích cực và to lớn cho việc phát triển nền học thuật và văn hoá nước nhà. Họ phê phán không chỉ để phê phán mà phê phán để nhận ra những cái hạn chế bất cập của cái cũ và trên cơ sở đó tiếp nhận cái mới tiến bộ hơn. Mặt khác sự phê phán của họ cũng không phải dựa trên tinh thần kỳ thì, mà nó dựa trên một tinh thần yêu nước mãnh liệt, họ phê phán để mong có thể gìm vạch ra cho đất nước, cho dân tộc một con đường cứu nước đúng đắn hơn; giúp cho dân ta có được những sự nhìn nhân đúng đắn hơn về sự phát triển của thời đại , trên cơ sở đó họ kêu gọi nhân dân từ bỏ những nếp sống và phong tục hủ lậu để tiếp nhận một cách sống mới tốt hơn, tiến bộ hơn,Đó là một làm đúng đắn và cần thiết cho sự phát triển của đất nước, mà ngày nay trong công cuộc đổi mới chúng ta cần phải phát huy hơn nữa. Về mặt tư tưởng, sự phê phán đó của những nhà nho tiến bộ thực sự là một cuộc đấu tranh tư tưởng sâu sắc và tiến bộ. Sự phê phán một cách nghiêm túc, khoa học những hạn chế, bất cập của tư tưởng Nho giáo trước thời đại, đã đánh dấu một bước phát triển mới về nhận thức của những nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX. Đó là một đóng góp to lớn cho tiến trình phát triển tư tưởng Việt Nam trong lịch sử mà chúng ta cần phải kế thừa trong công cuộc đổi mới ngày nay để tiến kịp sự phát triển của xã hội, góp phần vào việc hoạch định đường lối phát triển cho đất nước, dân tộc. Một điều thật đáng tiệc là chúng tôi không thu thập được những tài liệu nói về sự chống đối lại phong trào Tân học của những nhà nho thủ cựu, vì thế mà diện mạo của cuộc đấu tranh tư tưởng này còn chưa khôi phục được đầy đủ. Có điều đó là vì những sách bào thời kỳ này hầu như đều không đả động gì đến sự chống đối của những nhà nho thủ cựu, nó chỉ có hình bóng trong các sáng tác dân gian, song do chưa tiến hành phê phán một cách cẩn thận những tài liệu dân gian đó nên chúng tôi chưa thể đưa nó vào kết quả nghiên cứu của mình vào trong báo cáo này được. Về mặt khoa học, việc phê phán một cách có mục đích rõ ràng, tiến bộ và có hệ thống, có ý thức của các nhà nho tiến bộ đối với tư tưởng Nho giáo là một việc làm bổ ích, là một đóng góp tích cực cho việc phát triển khoa học nước nhà, đặc biệt là về khoa học xã hội. Tinh thần kiên quyết loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu, bảo thủ để tiếp nhận cái mới, để phát triển của những nhà nho tiến bộ là một điều luôn luôn cần thiết cho mọi nghành khoa học, nhất là ngày nay, trong thời đại mà lĩnh vực khoa học kỹ thuật là tiêu điểm để đánh giá về sự phát triển của một quốc gia dân tộc thì điều đó lại càng có ý nghĩa và cần được phát huy nhiều hơn. Phê phán cái cũ mà không làm mất đi những giá trị tiến bộ của nó, vẫn phát huy được cái tiến bộ đó cho công cuộc phát triển của đất nước, của xã hội cũng là điều mà chúng ta cần phải kế thừa qua việc tìm hiểu sự phê phán Nho giáo của những nhà nho tiến ọ đầu thế kỷ XX. Chúng ta thấy các nhà nho tiến bộ tuy phê phán học thuyết Nho giáo một cách rất nghiêm túc, thậm chí có lúc khá gay gắt, song không vì thế mà họ phủi đi hoàn toàn những cái tiến bộ của học thuyết Nho giáo. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy được điều này khi đọc những bài viết mang tính chất tranh luận về học thuyết Nho giáo như: “Nền quốc văn” và “Luận về chính học cùng tà thuyết” của Ngô Đức Kế; “Chính học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không?” của Huỳnh Thúc Kháng hay như “Việt Nam vong quốc sử” và “Sùng bái giai nhân” của Phan Bội châu. Với những ý nghĩa như thế, sự phê phán Nho giáo của những nhà nho tiến bộ đầu thế kỷ XX, và những phong trào Chống cựu học, cổ động Tân học như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân... mà họ tổ chức thực sự đã làm lên một cuộc cải cách văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Những hoạt động của những phong trào đó đã có sự tác động mạnh mẽ đến tầng lớp thanh, thiếu niên hội đó, đặc biệt là những thanh niên yêu nước, làm thay đổi những suy nghĩ của họ, thúc đẩy họ đến với những dòng tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ. Nó tạo ra một tầng lớp trí thức mới có nhiệt huyết, có sự tiến bộ về mặt nhận thức, tư tưởng, đó là một lực lượng cách mạng mới mà họ đã tạo ra cho cuộc cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn sau. Mặt khác sự phê phán Nho giáo của những nhà nho tiến bộ là để cổ động cho nền Tân học, song những sự phê phán của họ đối với nền Tân học của họ, cho dù là còn sơ sài, chưa nhận thấy những hạn chế mang tính bản chất của nền giáo dục tư sản phương Tây đã cho thấy trong sự tiếp nhận của họ đã có sự lựa chọn, sàng lọc đối với nền Tân học mới này. Đây là một việc làm đúng đắn, có ý thức khoa học mà ngày nay trong quá trình đổi mới chúng ta cần phát huy. Về mặt hạn chế: Ta thấy sự phê phán Nho giáo của những nhà nho tiến bộ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX tuy là có nhiều điểm tiến bộ, là những đóng góp to lớn cho việc phát triển văn hoá xã hội của nước ta thời bấy giờ, song do những hạn chế của thời đại và lịch sử, sự phê phán đó của họ cũng không tránh khỏi những hạn chế thiếu xót, đặc biệt là trong cách nhìn nhận, đánh giá sự phát triển của tình hình xã hội trong nước cũng như trên trường quốc tế. Họ không nhận thức được xu thế phát triển của thời đại. Hạn chế đầu tiên mà ta có thể thấy, đó là thái độ ảo tưởng của các nhà nho trong việc hoạch định đường lối phát triển của đất nước và xã hội. Có điều này là do họ chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, tiếp thu nó, nhưng là sự tiếp thu không toàn vẹn và gián tiếp. Nói như GS. Trần Văn Giàu trong tác phẩm Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám là: họ đã dùng một thứ đồ cổ của phương Tây để chống lại một thứ đồ cổ của phương Đông. Họ không nhận thức được một cách rõ ràng những hạn chế của tư tưởng dân chủ tư sản, coi đó là một thứ vũ khí mới để chống lại Nho giáo. Chính vì thế mà nó làm cho các nhà nho tiến bộ có lúc đã phê phán tư tưởng Nho giáo một cách tiêu cực, mà không nhận ra được những giá trị tiến bộ của nó. Hạn chế thứ hai của các nhà nho tiến bộ trong khi phê phán tư tưởng Nho giáo là họ vẫn chịu, vẫn bị cái tư tưởng bảo thủ, cái cốt cách phong kiến của Nho giáo chi phối trói buộc. Vì thế mà sự phê phán của họ đối với Nho giáo còn chưa được triệt để, chưa tìm đến tận gốc rễ của vấn đề, chưa nhận thấy được đâu là cái cổ hủ lỗi thời cần phê phán, đâu là cái tiến bộ, tinh hoa của Nho giáo cần được giữ lại. Thậm chí, như Phan Bội Châu trong Việt Nam vong quốc sử còn có vẻ tỏ ra ảo tưởng vào những phần tử nho sĩ hủ hoá, bán nước. Trong chương trình dạy học của mô hình giáo dục Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn dạy cả chữ Hán và những pho sách kinh điển của đạo nho đã cho thấy rõ ràng hơn về hạn chế này của những nhà nho tiến bộ trong việc đoạn tuyệt với Nho giáo. Hạn chế thứ ba của những nhà nho tiến bộ trong việc phê phán Nho giáo là ở chỗ họ đã không nhận thức được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân, mà chủ yếu là nông dân để hô hào, lôi kéo họ vào công cuộc đấu tranh chung mà đơn thương độc mã tiến hành phê phán Nho giáo. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả của việc cổ vũ cho phong trào Tân học. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thơ văn yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1976. 2. Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 1997. 3. Chương Thâu: Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1997. 4. Tân thư và xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 5. Đăng cổ tùng báo, số ra ngày 27 tháng 6 năm 1907. Tài liệu này hiện nay được lưu trữ tại thư viện của Trường ĐHKHXH&NV. 6. Phan Bội Châu - Con người và sự nghiệp, Hà Nội, 1998. 7. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên): Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002. 8. Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, tập 2 - Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ của lịch sử, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. 9. Đại Việt sử ký toàn thư - tập 1, 2, NXBKHXH, HN, 1993. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (74).doc