Tài nguyên du lịch : Là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, tăng thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuát dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn ( Văn hoá ) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu về chũa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Trong ngành du lịch thì tài nguyên du lịch là đối tượng lao động, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động. Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp vè thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch.
34 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành liên vùng và xã hội cao. Ngoài những khó khăn nhất định thì ngành du lịch đem lại nhiều lợi ích to lớn như: thu nhập, giải quyết việc làm, thu hút đầu tư, thu được nguồn ngoại tệ lớn, cho quốc gia và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, Bởi vậy, các quốc gia có điều kiện phát triển du lịch đều hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và hung vĩ, tài nguyên nhân văn giàu bản sắc dân tộc là nền tảng cho sự phát triển du lịch, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã chọn hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. (Điều này đã được khẳng định tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ) .
Năm 2006 là năm tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động đến nước ta trong đó có du lịch. Trong nước, tình hình thiên tai, dịch cúm gia cầm đã gây ra nhiều thiệt hại cho kinh tế, ảnh hưởng lớn đến du lịch. Tuy nhiên, bằng sự phấn đấu và sự nỗ lực của toàn ngành, dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành, các địa phương, ngành du lịch đã hình thành được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với lượng khách du lịch quốc tế đạt 3,585 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005, khách du lịch nội địa đạt 17,5 triệu lượt, tăng 6,6% so với năm 2005, thu nhập du lịch đạt 51.000 tỷ đồng, trong đó thu nhập quốc tế đạt 2,85 tỷ USD tương đương 44.000 tỷ đồng. Như vậy năm 2006, mặc dù số lượng khách quốc tế tăng trưởng không cao như dự kiến song thu nhập từ du lịch vẫn tăng cao đánh dấu bước chuyển quan trọng về chất trong hoạt động du lịch nước ta.
Một trong những tiềm năng du lịch của đất nước đó là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh tự nhiên đẹp nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới, với những giá trị đặc trưng độc đáo của mình, Vịnh đã được UNESCO 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới ( tháng 12/1994 và tháng 11/2000 ). Việc được công nhận là Di sản thế giới, một mặt là vinh dự và tự hào lớn của Viện Nam, mặt khác nó cũng mang lại cho nước ta những lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội. Đồng thời điều đó cũng đặt ra cho chúng ta những yêu cầu mới về việc bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản và nhất là việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực thiên nhiên này phục vụ cho sự phát triển du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.
Để giới thiệu tôn vinh những giá trị đặc sắc về khu di sản Hạ Long, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần vào việc bảo tồn, phát huy giá trị, sử dụng và khai thác có hiệu quả di sản, em quyết định lựa chọn đề tài : “Tìm hiểu tài nguyên du lịch Hạ Long".
Mặc dù đã tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Trung Kiên đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Sv thực hiện
Phạm Hùng Phương
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm về du lịch :
* Dưới góc độ khách du lịch :
Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên và quay trở lại, nhằm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau với những mục đích khác nhau loại trừ mục đích lao động và nhận thù lao ở nơi đến.
*Dưới góc độ nhà kinh doanh du lịch :
Du lịch là một lĩnh vực bao gồm các hoạt động tạo ra những dịch vụ và hàng hoá để thoả mãn những nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận.
*Dưới góc độ chính quyền tại điểm đến :
Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể. Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
*Dưới góc độ cộng đồng dân cư sở tại :
Du lịch vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá và phong cách của người địa phương, người nước ngoài là cơ hội để tìm kiếm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền, các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
*Theo quan điểm tổng hợp :
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội ngày càng phổ biến phát sinh các mối quan hệ kinh tế, phi kinh tế có tính tương tác giũa bốn nhóm thành tố: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư và chính quyền nơi đến du lịch.
* Theo pháp lệnh du lịch do chủ rịch nước CHXHCN Việt Nam công bố ngày 20/02/1999 :
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng trong một khoảng thơi gian nhất định.
1.2 .Khái niệm tài nguyên du lịch :
*Tài nguyên du lịch : Là tổng thể tự nhiên và văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, tăng thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuát dịch vụ du lịch.
Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn ( Văn hoá ) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu về chũa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Trong ngành du lịch thì tài nguyên du lịch là đối tượng lao động, còn dịch vụ du lịch được thể hiện như sản phẩm của quá trình lao động. Nét đặc trưng của ngành du lịch là sự trùng khớp vè thời gian giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ dịch vụ du lịch.
Xét về cơ cấu thì tài nguyên du lịch có thể phân thành 2 bộ phận : tự nhiên và nhân tạo.
*Tài nguyên du lịch tự nhiên :
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. Trong đó tài nguyên tham gia với những đặc điểm của mình mà có thể quan sát bằng mắt thường, đó chính là dạng bề mặt trái đất, động thực vật va nguồn nước. Ngoài ra, đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại hình du lịch là khí hậu, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan tới trạng thái tâm lý - thể lực của con người – đó chính là khí hậu sinh học.
Địa hình :
Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài ( nội sinh, ngoại sinh ), trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm hình thái địa hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình có sức hấp dẫn khai thác cho du lịch.
Khí hậu :
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với hoạt động du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu đáng chú ý là 2 chỉ tiêu chính: nhiệt độ không khí và độ ẩm. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hoá của không khí, áp suất của khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt ( Nhật thực, Nguyệt thực,).
Tài nguyên nước :
Tài nguyên nước bao gồm chảy trên bề mặt đất và nước ngầm. Đối với du lịch thì nguồn nước trên mặt đất có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm : Đại dương, biển, hồ, sông, suối, thác nước,
Tài nguyên động thực vật :
Bên cạnh các loại hình du lịch văn hoá, du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Như vậy thế giới động thực vật hoang dã đang ngày càng hấp dẫn nhiều du khách. Những loại động thực vật không có ở đất nước họ thường có sức hấp dẫn rất mạnh. Nhiều loại động thực vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch. Có những loại động thực vật quý hiếm là đối tương để nghiên cứu.
*Tài nguyên du lịch nhân văn :
Do con người tạo ra hay nói cách khác nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Nó bao gồm : các di sản văn hoá, các di tích văn hoá - lịch sử.
Di tích văn hoá - lịch sử :
Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử do tập thể hoặc cá nhân hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử :
Là những nơi mà chiến tranh đã đi qua, nơi sinh ra những vị anh hung dân tộc, những vị danh nhân, nơi mà là thánh địa cũ,
Di sản văn hoá :
Di sản văn hoá mang tính vật thể : là những công trình kiến trúc, những tác phẩm nghệ thuật, viện bảo tàng, những nơi thường tổ chức các cuôc thi ( phim ảnh, ca nhạc, thể thao,).
Di sản văn hoá mang tính chất phi vật thể : là những phong tục tập quán của người dân như các lễ hội, các trò chơi dân gian, giá trị về ẩm thực, những truyền thống văn hoá,
1.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển du lịch :
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch, quyết định tính mùa vụ, sự thay đổi của dòng khách du lịch. Sức hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chung và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch các loại với chất lượng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch lớn và mức độ kết hợp các loại tìa nguyên phong phú thì súc thu hút khách du lịch càng mạnh.
II. THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI HẠ LONG
2.1. Khái quát điểm du lịch Hạ Long :
Thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí vô cùng thuận lợi trong việc thu hút thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.
Là một điểm nhấn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, với những thuận lợi hiếm có về tài nguyên và điều kiện phát triển du lịch, được ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, các lợi thế và tiềm năng đang được khai thác và phát huy đúng hướng đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh, có nhiều cơ hội phát triển để trở thành một trong những đô thị sầm uất nhất Việt Nam. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long, du lịch đã được xây dựng là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế khác.
2.1.1 Vị trí địa lý :
Vịnh Hạ Long nằm ở Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là vùng biển đảo được xác định trong tọa độ 106 Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp bờ Tây Vịnh Bắc Bộ, phía Tây Nam và phía Tây giáp đảo Cát Bà ( Hải Phòng).
Du lịch thành phố Hạ Long nằm gần kề thành phố cảng Hải Phòng, đô thị lớn thứ 2 ở Miền Bắc, nằm giữa thủ đô Hà Nội và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt qua đường biển. Hạ Long cũng là điểm tập kết và trung chuyển cho các khách đi du lịch trong tỉnh tới Trà Cổ - Móng Cái, tới Vân Đồn – Cô Tô, tới Yên Hưng – Uông Bí – Đông Triều, tới các điểm lưu trú trên Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, tới các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.
Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn Hoá Thông tin xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo, trong đó 889 hòn đảo đã được đặt tên, có tuổi kiến tạo địa chất từ 250-280 triệu năm.
Khu di sản thế giới được UNESCO công nhận là nơi tập trung nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm nổi tiếng và tiêu biểu, được giới hạn bởi 3 điểm: đảo Đầu Gỗ ( phía Tây ), Hồ Ba Bầm ( phía Nam ) và đảo Cống Tây ( phía Đông ) với diện tích 434km2 gồm 775 hòn đảo, trong đó có 411 đảo đã được đặt tên.
Vùng đệm là dải bao quanh khu vực bảo vệ tuyệt đối, theo hướng Tây – Tây Bắc và Bắc - Đông Bắc, xác định bởi phía bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, kể từ kho xăng dầu B12 ( Cái Dăm ) đến cây số 11 ( xã Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả ). Chiều rộng khu đệm từ 5 – 7km tính từ đường bảo vệ tuyệt đối ra biển, phạm vi xê dịch từ 1 – 2km. Vùng phụ cận là vùng biển hoặc đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên giáp ranh vói Vườn quốc gia Cát Bà.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên :
2.1.2.1. Các đảo núi nổi tiếng :
*Núi Bài Thơ:
Cao 191m, nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long, dưới các triều đại phong kiến, núi Bài Thơ là trạm cảnh phòng của vùng biển Đông Bắc. Chân núi có chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn. Trên vách núi phía Đông Nam còn có di bút của vua Lê Thánh Tông và 6 bài thơ chữ Hán khác của các danh nhân từ thế kỷ XV – XX ca ngợi cuộc sống thái bình và cảnh đẹp của Vịnh Hạ Long. Núi Bài Thơ còn là nơi ngọn cờ búa liềm tung bay nhân ngày 1/5/1930 trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân mỏ chống thực dân Pháp.
*Đảo Ti Tốp:
Năm 1962 Bác Hồ cùng anh hùng lao động Việt Nam, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Giéc Man Ti Tốp tới thăm Hạ Long và nghỉ tại đảo. Để kỉ niệm chuyến đi này, Bác Hồ đã lấy tên Ti Tốp đặt cho hòn đảo. Đảo có bãi tắm tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, cách bến tàu du lịch 7 – 8 km.
*Hòn Gà Chọi:
Gồm 2 hòn đảo nhỏ cao 12m giống hệt một đôi gà đứng đối diện nhau đang tung cánh. Hình ảnh hòn Gà Chọi được chọn làm biểu tượng của Quảng Ninh và biểu tượng du lịch Việt Nam năm 2000. Hòn Gà Chọi ở phía Đông Nam đảo Đầu Gỗ, cách bến tàu du lịch 5km, Đảo còn có tên là hòn Trống Mái hay là hòn Cặp Gà.
*Hòn Đỉnh Hương:
Nằm ở phía Tây Nam đảo Đầu Gỗ, giống hệt như một lư hương bằng đá khổng lồ mọc lên giữa biển khơi.
*Hòn Xếp:
Nằm ở Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả. Hòn Xếp gồm các khối đá to, vuông đều đặn được xếp chồng lên nhau giống như một Kim tự tháp Ai Cập được dựng lên giữa biển khơi.
*Hòn Thiên Nga:
Một hòn đảo nhỏ đứng bồng bềnh trên vịnh biển, có hình thù going như một đôi Thiên Nga đang tình tự. Hòn Thiên Nga là một địa chỉ tham quan, chụp ảnh lý tưởng trên Vịnh Bái Tử Long.
*Hòn Con Cóc:
Là một trong những tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hoá ban tặng cho Hạ Long, hòn Con Cóc cao 8m, giống hệt một chú Cóc đang ngồi chờ mưa rơi giữa mênh mông sóng nước. Hòn Con Cóc là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng, nằm ở phía Đông Nam Vịnh Ha Long, cách bến tàu du lịch 17km.
*Hòn Đầu Người:
Cao 25m, từ xa nhìn giống như đầu người Ai Cập với chiếc mũi to, gồ ghề, nhô ra xa, cằm tỳ trên mặt nước. Một số người còn liên tưởng tới hình ảnh Nhân sư Ai Cập nhưng hòn Đầu Người đẹp và thơ mộng hơn nhiều vì có thêm yếu tố biển. Hòn Đầu Người nằm ở gần Hang Luồn, cách bến tàu du lịch 13km.
*Hòn Đũa:
Nằm trong khu vực Vịnh Bái Tử Long, cách núi Bài Thơ về phía Đông 7km, Hòn Đũa giống như một chiếc đũa thần khổng lồ trong chuyện cổ tích của An-Đéc-Xen được cắm xuống biển khơi. Đây cũng là bằng chứng sinh động về giá trị địa chất địa mạo đặc sắc của Vịnh Hạ Long. Hòn Đũa là một trong những điểm tham quan lý tưởng cho du khách và cũng là mốc giới quan trọng cho các tàu thuyền khi ra khơi.
*Ba Trái Đào:
Gồm 3 hòn núi nhỏ, cao 23m trông giống hệt 3 trái đoà. Ba Trái Đào là một địa danh nổi tiếng với bãi tắm tiên tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, cách bến tàu du lịch 22kmvề phía Đông Nam.
*Đảo Tuần Châu:
Cách bến tàu du lịch 4km vè phía Tây Nam, đảo Tuần Châu rộng khoảng 2,8km2, trên đảo có di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hoá du lịch. Đảo còn là một trung tâm du lịch với bãi biển đẹp, nhiều nhà hang, khách sạn, khu vui chơi giải trí, giữa một cộng đồng dân cư với những truyền thống, phong tục tập quán lâu đời.
*Đảo Ngọc Vừng:
Là đảo đất, rộng 12km2, cách bến tàu du lịch 34km. Xung quanh đảo có nhiều bãi biển đẹp. Đảo co núi Vạn Xuân cao 182m, có di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hạ Long rộng 4500m2, có bến cảng Cống Yên thuộc hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn từ thế kỷ XI, co di tích thành cổ nhà Mạc và nhà Nguyễn.
*Đảo Quan Lạn:
Cách thị xã Cẩm Phả 35km về phía Đông Nam. Thế kỷ XI, đảo là trung tâm thương mại quốc tế sầm uất và quan trọng nhất Việt Nam. Trên đảo hiện còn rất nhiều di tích lịch sử và kiến trúc giá trị như : Đình, miếu, chùa, bến cảng cổ, Đặc biệt, hội làng Quan lạn diễn ra từ ngày 11 – 26 tháng 6 âm lịch hang năm với các tục đua thuyền rất vui.
*Đảo Khỉ:
Đảo ở cách thị xã Cẩm Phả 4km về phía Đông Nam, còn có tên gọi là đảo Rũ. Từ năm 1962, đảo đã trở thành trại chăn nuôi khỉ. Khỉ ở đây là loại khỉ mũi đỏ. Đây là điểm tham quan của Hạ Long, đến đây du khách như được hoà mình với thiên nhiên, được sống với thế giới của “ Hoa sơn”.
2.1.2.2. Các hang động nổi tiếng:
*Động Thiên Cung:
Nằm ở phía Bắc đảo Đầu Gỗ, cách cảng tàu du lịch 4km, mới phát hiện năm 1993. Động rộng và đẹp vào loại nhất của Hạ Long, động chia làm nhiều ngăn, với vô vàn nhũ đá tạo thành các hình thù kỳ dị và hấp dẫn. Động còn gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về vua Rồng của Hạ Long.
*Hang Đầu Gỗ:
Đầu Gỗ là hang động rộng, đẹp mang nét cổ kính rêu phong, người Pháp gọi là “Động của các kì quan”. Hang nằm trên dãy đảo Đầu Gỗ, cách động Thiên Cung 300m. Tháng 10/1957, Bác Hồ tới thăm hang Đầu Gỗ, câu nói nổi tiếng của Bác về vẻ đẹp của hang động này : “ Ai cũng phải vào thăm hang động mới thấy hết cảnh đẹp. Cảnh đẹp một người không thể nói hết cho nhiều người”. Trong chuyến du hành năm 1919, vua Khải Định đã đến thăm động và lưu lại một bia ca ngợi cảnh đẹp của Hạ Long. Trong động còn có giếng tiên, cùng vô số cảnh sắc do nhũ đá tạo nên.
*Hang Sửng Sốt:
Là một trong những hang động đẹp và hoành tráng nhất trên Vịnh Hạ Long. Động gồm 3 khu với tổng diện tích trên 10.000m2. Mỗi cảnh trí trong động mang lại cho du khách một cảm giác mới lạ, ngạc nhiên. Sửng Sốt là một trong những hang động điển hình của di sản Vịnh Hạ Long.
*Hang Trinh Nữ:
Cách bến tàu du lịch khoảng 9km về phía Đông Nam, động rộng và đẹp, bao đời nay người dân địa phương coi là biểu tượng cho tình yêu chung thuỷ. Động gắn liền với huyền thoại về tình yêu của một đôi trai gái dân vạn chài, vì giữ lòng chung thuỷ với người yêu, người con gái đã bị tên địa chủ đày ra đảo xa và hoá đá tại nơi này.
*Hồ Ba Bầm:
Cách bến tàu khoảng 25km về phía Tây Nam, trên dãy đảo Đầu Bê, Hồ Ba Bầm nổi tiếng với cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình. Có 3 hồ nước lớn thông với nhau bằng 3 cửa hang. Khách du lịch muốn vào thăm phải đi bằng thuyền nan. Ngoài cảnh đẹp, nơi đây còn có quần thể động thực vật vô cùng phong phú như: khỉ, chồn, các loài san hô, lan, cọ,
*Hang Hanh:
Đây là hang dài nhất trong khu vực Vịnh Hạ Long( khoảng hơn 2km ) bắt nguồn từ chân núi Quang Hanh ăn thông ra biển. Trong hang có nhiều nhũ đá đẹp và là một môi trường đặc biệt cho một số loài cá và hải sản sinh sống. Hang thuộc địa phận Vịnh Bái Tử Long, thị xã Cẩm Phả.
*Động Mê Cung:
Cách bến tàu du lịch 12km về phía Đông Nam, là một trong những di chỉ khảo cổ thuộc giai đoạn sớm của văn hoá Soi Nhụ, có niên đại khoảng 2 vạn năm cách ngày nay. Động Mê Cung còn là một hang động đẹp, có vườn thực vật tự nhiên phong phú.
*Động Kim Quy:
Cách bến tàu du lịch khoảng 7km về phía Tây Nam, động Kim Quy là một trong những địa chỉ hấp dẫn với du khách không chỉ bởi vẻ đẹp kì ảo của hang động mà còn bởi nó làm cho người ta liên tưởng tới truyền thuyết về thần Kim Quy và câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
*Động Lâu Đài:
Thuộc địa phận Vịnh Bái Tử Long, động đẹp tựa như lâu đài nơi trần thế. Ngoài ra, đây còn có làng chài nổi tiếng trên Vịnh, còn lưu giữu nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc của vùng biển Đông Bắc. Động cách bến tàu du lịch khoảng 10km.
2.1.2.3. Bãi tắm:
Dọc theo bờ Vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát Bãi Cháy. Đây là khu nghỉ mát quanh năm lộng gió biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng trên 200C
Bãi Cháy là một dải đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn 2km ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. Qua con đường rải nhựa, sát bờ Vịnh là dải cát trắng và hàng phi lao xanh mát. Những hàng quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những rặng phi lao. Tắm biển xong du khách có thể lên bờ ngồi thưởng thức những cốc nước mát lạnh để đón luồng gió biển cùng với những cảnh đẹp của biển. Bãi Cahý là một điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
2.1.3. Thành phố với những tiềm năng du lịch nổi bật khác:
Thành phố Hạ Long là đô thị loại 2. Trong 20 năm đổi mới, nhất là từ những năm đầu thế kỉ XXI, sụ phát triển với tốc độ cao của kinh tế xã hội đã làm cho thành phố thay đổi nhanh. Sự hình thành các khu công nghiệp mới, những tăng trưởng trong sản xuất than, cơ khí, thủ công nghiệp và xuất khẩu hải sản, trong kinh tế cảng biển, đóng tàu, giao thông vận tải và thương mại đã làm cho đơì sống xã hội sôi động, mức sống của nhân dân, kể cả vật chất lẫn tinh thần đều được nâng cao cho các tiềm năng du lịch được khai thác và hoàn thiện.
*Về văn hoá:
Thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch có giá trị
Đó là khu di tích và danh thắng núi Bài Thơ, nhiều công trình văn hoá của thành phố như Cung văn hoá lao động Việt-Nhật, Cung văn hoá thiếu nhi, Bảo tang Quảng Ninh, Nhà thi đấu thể thao, là những điểm tham quan có giá trị. Về phía Tây thành phố là khu di tích và danh thắng chùa Lôi Âm-hồ Yên Lập với những ngọn tháp từ thời Lê và những đảo đẹp, những cánh rừng thông quanh năm xanh tươi rất phù hợp với nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thú của du khách.
*Về thiên nhiên:
Các cảnh quan tự nhiên của thành phố được bảo tồn và từng bước xây dựng các khu du lịch sinh thái, như khu du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đán nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang được chuẩn bị xây dựng, mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày cang tăng của du khách.
*Về thương mại:
Ngoài chợ Hạ Long I, chợ Hạ Long II cùng các trung tâm thương mại và các siêu thị đã được hoạt động có hiệu quả ở các phường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo
Thành phố đã đầu tư xây dựng chợ mới Vườn Đào ở phường Bãi Cháy, tu sửa và nâng cấp 1 số chợ khác, trước mắt sẽ xây dựng trung tâm thương mại tại khu vực Bãi Cháy. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng biển trong việc bốc dỡ vận chuyển hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, cảng du lịch quốc tế Hồng Gai sẽ được cải tạo, nâng cấp, đủ điều kiện đòn các đoàn du lịch nước ngoài đến thăm Vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long bằng tàu biển.
*Về nguồn nhân lực:
Thành phố hiện có trên 200 ngàn người. Đến năm 2010, số dân dự kiến sẽ là 400 ngàn người. Tỷ lệ lao động thông qua đào tạo hiện nay là 62%, sẽ tăng 70% vào năm 2010. Đây sẽ là nguồn lực dồi dào để phát triển các loại hình du lịch, đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế chính trị và thành phố Hạ Long sẽ là thành phố du lịch trong tương lai.
2.1.4. Những giá trị nổi bật của Vịnh Hạ Long:
2.1.4.1. Giá trị thẩm mỹ:
Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc hung vĩ và kỳ lạ của thiên nhiên. Từ xưa đến nay, Hạ Long đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ sỹ. Một vùng biển nước trong xanh, phẳng lặng được điểm xuyết lên bởi vô vàn những hòn đảo lớn nhỏ quần tụ lại. Ngắm nhìn Hạ Long ta như có cảm giác đang ngắm một tác phẩm kỳ vĩ chỉ có đá và nước. Đi giữa Hạ Long với muôn nghìn đảo đá, người ta dễ dàng tìm thấy những nét phác thảo vạn vật của tạo hoá. Hai chú gà hướng mỏ vào nhau như đang âu yếm, tình tứ ( hòn Trống Mái ); chú Đại Bàng đậu trên mỏm đá rình mồi ( hòn Đại Bàng ) hay ông già đang ngồi câu cá ( hòn Lã Vọng ), Cảnh đẹp Hạ long không chỉ phô bày ở dạng núi, sắc trời, những hòn đảo đá cũng chứa đựng những tác phẩm điêu khắc tinh xảo, độc đáo, đó là hệ thống hang động vô cùng phong phú. Mỗi hang động có một vẻ đẹp khác nhau tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn lạ lùng như: Động Thiên Cung chau chuốt, lộng lẫy như được chạm khắc từ pha lê; hang Sửng Sốt như mở ra một thế giới cổ tích, thần thoại,
2.1.4.2. Giá trị địa chất:
Nếu giá trị cảnh quan tự nhiên tuyệt vời dễ thấy đã tôn vinh khu di sản, phản ánh hình thể và màu sắc của một viên ngọc quý, thì giá trị địa chất cần được xem như là cấu trúc và chất liệu tạo nên viên ngọc ấy.
Dải ven bờ và trong lòng Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều hệ tầng trầm tích thành phần Cácbonat và lục nguyên với nhiều di tích cổ sinh vật dưới dạng hoá thạch, trong đó có các ngành, động thực vật đã bị biến mất trên Trái Đất. Lịch sử địa chất lâu dài của Vinh Hạ Long được biết ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau. Khu vực Vịnh Hạ Long đã từng là biển sâu vào các kỷ Odovic-Silua ( khoảng 500-410 triệu năm trước ), là biển nông vào các kỷ Cacbon-Pecmi ( khoảng 340-250 triệu năm trước ), biển ven bờ vào cuối kỷ Paleogen - đầu kỷ Neogen ( khoảng 26-20 triệu năm trước ) và trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh ( khoảng 2 triệu năm qua ).
Xen kẽ với các thời kỳ biển tồn tại là các thời kỳ lục địa. Vịnh Hạ Long đã trải qua những thời kỳ cổ địa lý rất đặc biệt. Kỷ Cacbon ( 340-285 triệu năm trước ) là thời gian nóng ẩm của Trái Đất, phát triển môi trường đầm lầy thực vật thuận lợi cho hình thành các bể than đá khổng lồ ở Châu Âu thì ở Vịnh Hạ Long lại là vùng biển nông, khí hậu khô nóng để hình thành nên tầng đá vôi dày. Trái lại, vào kỷ Trias ( 240-195 triệu năm trước) khi Trái Đất nói chung, Châu Âu nói riêng có khí hậu khô nóng thì khu vực Vịnh Hạ Long là những đầm lầy ẩm ướt với những cánh rừng tuế, dương xỉ khổng lồ tích tụ nhiều thế hệ, Vịnh Hạ Long ngày nay mới được hình thành trong 7-8 nghìn năm qua. Do vậy, Vịnh Hạ Long mang nhiều giá trị quý cho khoa học địa chất kỷ Nhân sinh và địa chất biển.
2.1.4.3. Giá trị văn hoá - lịch sử:
*Hạ Long - một trong những cái nôi của người Việt cổ:
Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng là nơi có một nền văn hoá lâu đời và liên tục. Đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, phân bố tập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền với nhưng nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn nổi tiếng của dân tộc ta.
- Văn hoá Soi Nhụ ( cách ngày nay 25000 năm đến 7000 năm ): Chủ yếu phân bố trong khu vực các đảo đá vôi thuộc Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, ngoài ra còn phân bố ở các hang động ven bờ thuộc các vịnh ấy.
- Văn hoá Cái Bèo ( cách ngày nay 7000 năm đén 5000 năm ): Các di chỉ thuộc nền văn hoá này phân bố trên bờ các vùng vịnh kín gió tựa lưng vào núi, mà chủ yếu là núi đá vôi. Phương thức kiếm sống của người Cái Bèo, Trước hết là định hướng khai thác biển sau đó là các phương thức truyền thống như săn bắt, hái lượm trên cạn. Trình độ chế tác công cụ lao động cũng như đồ gốm còn đơn giản, thô sơ. Đặc biệt người Cái Bèo đã khai thác biển bằng cả giao lưu trao đổi trên biển.
* Văn hoá Hạ Long ( cách ngày nay từ 4500-3500 năm ) được chia làm 2 giai đoạn: Sớm và muộn.
-Giai đoạn sớm – giai đoạn Thoi Giếng. Trong giai đoạn này, cư dân sống trên bề mặt của đồng bằng cổ pleixtoxen cao khoảng 6m so với mực nước biển hiện tại. Phương thức sống của họ là săn bắt, hái lượm. Nghệ thuật chế tác công cụ lao động cũng như đồ gốm bắt đầu tinh xảo hơn.
-Giai đoạn muộn của văn hoá Hạ Long là kết quả của mực nước biển dâng cực đại rồi sau đó rút dần. Trong giai đoạn này, người Hạ Long cư trú trên những khu vực bị biển ngăn cách thành các đảo, họ đã hoàn toàn là cư dân của biển, kỹ thuật chế tác công cụ và đồ gốm đã trở thành đặc trưng của văn hoá Hạ Long.
*Vịnh Hạ Long – nơi ghi dấu lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc :
Vịnh Hạ Long là nơi ghi dấu 3 trận thắng oanh liệt của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của 3 vị anh hùng dân tộc: Ngô Quyền ( năm 938 ); Lê Hoàn ( năm 981 ) và Trần Hưng Đạo ( năm 1288 ). Và lịch sử cũng không quên những chiến công vang dội của quân và dân Quảng Ninh qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ góp phần bảo vệ nền hoà bình cho tổ quốc.
Ngày nay Vịnh Hạ Long là nơi sinh sống cua 21 dân tộc an hem với những phong tục tập quán khác nhau – đó chính là di sản văn hoá phi vật thể của cả dân tộc. Nơi đây còn lưu giữ hàng chục di tích lịch sử, văn hoá: quần thể di tích Yên Tử, khu di tích Bài Thơ, đền Cửa Ông, bãi cọc Bạch Đằng,
2.1.4.4. Giá trị đa dạng sinh học:
Một đặc điẻm nổi bật nữa của Vịnh Hạ Long và vùng phụ cận là nó chứa đựng trong mình một một tiềm năng đa dạng sinh học to lớn. Đây là một nguồn tài nguyên quan trọng cần được giữ gìn, bảo tồn đẻ duy trì cân bằng sinh thái cho cả khu vực.
Đa dạng sinh học Hạ Long có thể chia làm 2 hệ sinh thái lớn: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ; hệ sinh thái biển và ven bờ.
*Hệ sinh thái rừng nhiệt đới:
Tổng số loài thực vật sống trên đảo ở Vịnh Hạ Long đến nay vẫn chưa xác định hết được, ước tinh phải trên một nghìn loài, phân bố không đều. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau được tìm thấy như: Các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá. Tất cả các loài thực vật này đều thích nghi tốt với điều kiện sống trên các đảo đá vôi của Vịnh Hạ Long.
*Hệ sinh thái biển và ven bờ:
Bao gồm hệ sinh thái đất ướt và hệ sinh thái biển :
+Hệ sinh thái đất ướt:
Gồm 6 dạng sinh thái :
- Sinh thái vùng triểu và vùng ngập mặn :
Khu vực Hạ Long và vùng phụ cận có 20 loài thực vật ngập mặn. Nhưng rừng ngập mặn Hạ Long còn đóng vai trò là nơi sống cho nhiều loài sinh vật khác do đó nó mang năng suất sinh thái cao. Nơi này là nơi sinh sống của 169 loài giun nhiều tơ, 16 loài rong biển, 90 loài cá, 200 loài chim và 5 loài bò sát và 1 số loài khác, ).
- Dạng sinh thái đáy cứng, rạn san hô :
Hiện nay người ta đã thống kê được 170 loài san hô trên vùng Vịnh Hạ Long. Đây là nhóm động vật thuộc ngành ruột khoang, trong đó chủ yếu thuộc lớp san hô và lớp thuỷ tức. Lớp san hô gồm 9 bộ, trong đó bộ san hô cứng có 122 loài. Tạo rạn san hô trong Vịnh Hạ Long chủ yếu là các loài của bộ san hô cứng. Rạn san hô Hạ Long cũng là cũng là nơi sinh cư của 82 loài chân bụng; 130 loài hai mảnh vỏ; 55 loà giun nhiều tơ; 57 loài cua.
- Dạng sinh thái hang động và tùng, áng :
Áng là các hồ chứa nước, nằm giữa các đảo; còn tùng là vùng nước có một cửa tương đối kín, ít song. Đây là những điều kiện tự nhiên tạo nên các hệ sinh thái đặc biệt, làm tăng giá trị cảnh quan của Vịnh.
- Dạng sinh thái đáy mềm :
Đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển. Cỏ biển ở Hạ Long có số loài không lớn: 5 loài , nhưng lại là nơi cư trú cho nhiều loài, có tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ các chất hữu cơ, làm sạch nước biển.
- Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn :
Thường phân bố ở đới triều thấp. Sinh vật sống trên các vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sùng, hải sâm, sò, ngao,
- Dạng sinh thái nhân tạo :
Đây là các điều kiện sinh thái do con người tạo ra nhằm mục đích nâng cao sản phẩm sinh học.
+ Hệ sinh thái biển:
Bao gồm : thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự du.
- Thực vật phù du :
Là động vật nhỏ trôi nổi trong nước, có thể tự dưỡng qua quá trình quang hợp. Theo kết quả điều tra thực vật phù du ở Vịnh Hạ Long có 185 loài.
- Động vật phù du :
Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, đóng vai trò mắt xích thứ hai sau thực vật phù du. Sự phân bố của động vật phù du phụ thuộc vào tầng nước và thời gian. Theo kết quả điều tra thì vùng Hạ Long – Cát Bà có 104 loài động vật phù du sinh sống.
- Động vật đáy :
Nhóm sinh vật sống ở đáy biển, cho giá trị dinh dưỡng cao. Theo thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long – Cát Bà có đến 980 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể; 200 loài giun nhiều tơ; 170 loài san hô; 13 loài da gai.
- Động vật tự du :
Là động vật hoàn toàn có khả năng tự chủ bơi lội trong nước; di cư để tìm mồi, sinh sản hay trú đông. Đến nay người ta đã xác định được 326 loài động vật tự du, trong đó có: 313 loài cá, 10 loài bò sát và 3 loài thú biển.
2.2. Quá trình công nhận Vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới :
Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
*Công nhận lần thứ nhất :
Ngày 17/12/1994, tại kỳ họp thứ 18, Uỷ ban di sản thế giới đã chính thức công nhận Vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng về mặt thẩm mỹ theo tiêu chuẩn thứ 3.
*Công nhận lần thứ hai :
Ngày 29/11/2000, việc công nhận giá trị toàn cầu nổi bật của Vịnh Hạ Long đã được Uỷ ban di sản thế giới thông qua với số phiếu thuận tuyệt đối.
2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long :
2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật :
Cơ sở hạ tầng và cơ sở du lịch được đầu tư hiện đại. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng của thành phố đã được chính phủ và tỉnh Quảng Ninh đầu tư nâng cấp về cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Hạ Long từ nhiều hướng. Thành phố có nhiều khu du lịch và khách sạn, nhà hàng hiện đại được đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như khu du lịch quốc tế Tuần Châu, Hoàng Gia, các khách sạn như Sài Gòn- Hạ Long, Hạ Long Dream, Bưu điện, Hạ Long Pearl, Hạ Long plaza, Vân Hải, Bạch Đằng, cùng với 359 cơ sở lưu trú du lịch, 6325 phòng nghỉ, 10.910 giường, 48 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao, 350 tàu du lịch có khả năng đón hàng vạn khách mỗi ngày. Tổng vốn đầu tư cho du lịch hang năm hơn 1500 tỷ đồng.
*Khách sạn :
Khu vực Bãi Cháy hiện có trên 200 khách sạn lớn nhỏ, của tư nhân, nhà nước và khách sạn liên doanh với nước ngoài, từ loại bình dân tới 4-5 sao. Giá phòng của các khách sạn trung bình khoảng 120.000đ tới 200.000đ. Khách sạn hạng tốt từ 100 – 300 USD/phòng. Trong đó phải kể tới một số khách sạn như :
+ Khách sạn Hạ Long Plaza : ( 4 sao )
Địa chỉ : 8 Hạ Long, Bãi Cháy – Tp Hạ Long.
Điện thoại : 033.845.810 – 033.845.819.
Vị trí : Khách sạn liên doanh quốc tế nằm sát bờ Vịnh Hạ Long. Có 200 phòng, hướng biển với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, sang trọng.
Giá phòng : 98 – 245 USD.
Các dịch vụ : Nhà hàng Âu, Á duy nhất tại Hạ Long, có các món ăn Nhật, Thái, Châu Âu được nấu bởi đầu bếp nước ngoài. Quầy bar, phòng họp quốc tế, sân tennis, điện thoại IDD, phòng massage và xông hơi, phòng tập thể hình, bể bơi, hơn 20 kênh truyền hình vệ tinh,
+ Khách sạn Heritage : ( 4 sao )
Địa chỉ : 88 Hạ Long, Bãi Cháy – Tp Hạ Long.
Điện thoại : 033.846.888.
Vị trí : Là khách sạn liên doanh quốc tế đầu tiên tại Quảng Ninh nằm trên bờ Vịnh Hạ Long. Có 101 phòng.
Giá phòng : 70 – 150 USD.
Các dịch vụ : Bể bơi, sân quần vợt, quầy lưu niệm, truyền hình vệ tinh nhiều kênh, vũ trường, karaoke, giặt là, y tế, dịch vụ văn phòng, điện thoại IDD, quầy rượu, phòng họp quốc tế 300 – 500 ghế, nhà hang với nhiều món ăn Âu, Á hấp dẫn.
+Khách sạn Công Đoàn : ( 3 sao )
Địa chỉ : Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Tp Hạ Long.
Điện thoại : 033.864.782 – 033.846.442.
Vị trí : Ở vị trí rất đẹp, từ các phòng của khách sạn có thể ngắm nhìn một vùng rộng lớn của Vịnh Hạ Long và khu du lịch Bãi Cháy. Có 115 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Giá phòng : 30 – 45 USD.
Các dịch vụ : Thang máy, truyền hình vệ tinh nhiều kênh, điện thoai IDD, phòng họp 200 chỗ ngồi và nhiều dịch vụ khác.
Và một số khách sạn khác như : Khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, Khu biệt thự Hoàng Gia, khách sạn Asean Hạ Long, Tuần Châu Resort,
*Nhà hàng :
Tập trung tại khu vực Bãi Cháy và ven đường Hạ Long - Hạ Long. Có thể chọn các món ăn đặc sản Âu, Á hoặc Trung Quốc tại các khách sạn hoặc các món bình dân tại các nhà hàng đặc sản bên đường. Một số nhà hang nổi tiếng :
+Nhà hàng khu vực Bãi Cháy :
- Nhà hàng 4 mùa : Công suất phục vụ 250 khách.
- Nhà hàng Panoma Restaurant : Công suất phục vụ 300 khách.
- Nhà hàng Hoa Đào : Công suất phục vụ 250 khách.
- Nhà hàng khách sạn Bưu Điện : Công suất phục vụ 400 khách.
- Nhà hàng Thu Hường : Công suất phục vụ 1000 khách.
- Cùng với một số nhà hang khác như : Nhà hàng Thanh Niên, nhà hàng Gió Biển, nhà hàng Ballroom,
+ Nhà hàng khu vực Hồng Gai :
- Nhà hàng Hương Lan : Công suất phục vụ 1000 khách.
Điện thoại :033.825.232. Nằm ở đường Trần Hưng Đạo - Phường Trần Hưng Đạo.
- Nhà hàng Hoàng Long : Công suất phục vụ 150 khách.
Điện thoại : 033.836.243. Nằm ở T29A, Phường Hồng Hà.
- Nhà hàng Nỗi Biển Mơ : Công suất phục vụ 350 khách.
Điện thoại : 033.828.951. Nằm ở Vụng Oản - Vịnh Hạ Long.
- Và một số nhà hàng khác như: Nhà hàng Ngư Đình, Nguyễn Võ, Phượng Loan
+Khu vui chơi giải trí :
- Địa chỉ một số sàn nhảy :
* Hamony Café : Đường Hạ Long, Bãi Cháy.
Điện thoại : 033.846.000.
* Queen Vosa : 70 Lê Thánh Tông. Điện thoại : 033.826.193.
- Địa chỉ nhà thi đấu, câu lạc bộ thể thao :
* Nhà thi đấu thể thao : Đường Nguyễn Văn Cừ.
Điện thoại : 033.823249.
* Cung văn hoá thiếu nhi : Đường Lê Thánh Tông, cạnh rạp chiếu bóng Hạ Long.
* Câu lạc bộ vui chơi giải trí điện tử quốc tế : Đường Hạ Long, Bãi Cháy. Điện thoại : 033.844.878.
- Địa chỉ trung tâm văn hoá :
* Bảo tàng Quảng Ninh : 165 Nguyễn Văn Cừ.
Điện thoại : 033.825.031.
* Cung văn hoá thiếu nhi : Đường Nguyễn Văn Cừ.
Điện thoại : 033.825.157.
* Rạp chiếu phim Hạ Long : Đường Lê Thánh Tông.
Điện thoại : 033.825.383.
* Nhà văn hoá Việt-Nhật : Đường Lê Thánh Tông.
Điện thoại : 033.825.431.
* Thư viện tỉnh Quảng Ninh : 174 Lê Thánh Tông.
Điện thoại :033.825.384.
- Khu Du lịch quốc tế Tuần Châu :
* Nhà biểu diễn mái vòm, biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển,
* Cung trình diễn vũ điệu nhạc nước và ánh sáng laze.
* Khu phố ẩm thực Việt Nam.
* Các loại hình vui chơi giải trí khác như : Tham quan suối Thiên Thai, leo núi, cắm trại, tắm biển,
* Những công trình đang đưa vào hoạt động : Khu biệt thự khách sạn biển với 50 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, có bãi tắm riêng, sân tennis; khu chợ quê Tuần Châu; Rạp biểu diễn xiếc thú; khu khách sạn vườn đồi với 200 phòng; công viên nước Tuần Châu;
* Những dự án trong tương lai : Đường Thuỷ Cung nối liền đảo Tuần Châu với động Thiên Cung; sân golf 18 lỗ; sân bay trực thăng; khách sạn, nhà hang nổi; Casino, làng du lịch sinh thái;
- Công viên quốc tế Hoàng Gia :
* Địa chỉ : Đường Hạ Long, Bãi Cháy, Tp Hạ Long.
* Điện thoại : 033.846658.
2.3.2. Các hoạt động du lịch được phát triển đa dạng, phong phú :
Đó là các dịch vụ du lịch lưu trú trên vịnh biển bằng tàu biển, các hoạt động thu hút đông đảo khách du lịch như biểu diễn cá heo, hải cẩu, xiếc thú, công viên nhạc nước, múa rối nước, Lượng khách du lịch tăng dần, bình quân mỗi năm tăng 24.5%. Năm 2005, số khách du lịch đến thành phố ước tính 2.5 triệu lượt khách bằng 2.5 lần so với năm 2000, trong đó có trên 800 ngàn khách quốc tế, doanh thu ước đạt 750tỷ đồng. Các chợ và khu thương mại được xây dựng và nâng cấp mới, phục vụ 1 phần nhu cầu mua sắm thiết bị thiết yếu của khách du lịch.
2.3.3. Không gian, sản phẩm và các loại hình du lịch được mở rộng :
Cùng với việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến thành phố cả bằng đường bộ và đường biển. Thành phố đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên vịnh Hạ Long và các khu vực khác thuộc địa bàn thành phố
Các loại hình du lịch cũng được phát triển phù hợp với các không gian du lịch, như du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và các hang động của Vịnh Hạ Long. Du lịch sinh thái để tìm hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển, du lịch văn hoá để đến với núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, Chùa Lôi Âm, Du lịch đô thị để đến với các phố của thành phố Hạ Long, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các bảo tàng, nhà văn hoá, Du lịch nghỉ ngơi, giải trí như đua dù, lướt ván, để đến với các công viên du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu, đảo Ti Tốp, Thành phố cũng được mở rộng không gian về các hướng như hướng Đông Nam ra Vịnh Hạ Long, bổ sung các điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ, hướng Đông Bắc kết nối với khu du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực Hồ Yên Lập, Các công ty lữ hành của thành phố cũng liên tục tổ chức các chuyến đi ngắn ngày, dài ngày cho khách du lịch ở thành phố Hạ Long và các huyện thị lân cận tới hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Những thành tựu đó đã làm cho ngành du lịch, phục vụ được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, biến du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững.
2.3.4. Công tác giữ gìn bảo tồn khu di sản :
Di sản Vịnh Hạ Long đang phải đương đàu với một loạt những khó khăn, thách thức. Đó là sức ép đô thị hoá, quá trình gia tăng dân số, sự phát triển giao thông du lịch, cảng biển, công nghiệp khai thác than, khai thác chế biến thuỷ sản
Ban quản lý khu di sản đã có những quy chế, quy định về việc bảo tồn khu di sản :
- Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến cảnh quan môi trường Vịnh Hạ Long như : chặt phá cây cối, săn bắt động vật trên các đảo,
- Cấm các hành động phá đảo núi, nhũ đá, lấy san hô, cây cảnh,
- Không được thải các chất thải, nước thải bừa bãi làm ảnh hưởng để cảnh quan tự nhiên và môi trường.
- Các phương tiện giao thông trên biển khi qua lại khu bảo vệ tuyệt đối phải có các thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm.
- Các dự án phát triển kinh tế, văn hoá xã hội phải được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Vịnh Hạ Long là một môi trường độc đáo, đặc biệt nhưng rất dễ tổn thương, chính hành vi con người tạo nên sự thay đổi. Chính vì vậy, hãy tôn trọng di sản thế giới bằng các hành động thiết thực khi bạn tới tham quan Vịnh Hạ Long.
- Khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người dân địa phương và khách du lịch.
- Khuyến khích, tổ chức các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước trong việc học tập kinh nghiệm quản lý, nghiên cứu, bảo tồn,
- Nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ Quảng Ninh để họ hiểu biết, tự hào về quê hương, đất nước và di sản.
- Khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, cảnh quan Vịnh Hạ Long.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VỊNH HẠ LONG :
*Bảo tồn tài nguyên du lịch : Thành phố có các biện pháp chỉ đạo để giữ gìn các giá trị vật chất và tinh thần của di sản Hạ Long. Để du khách có cảm giác thiên nhiên gần gũi với con người, bảo tồn các không gian lãnh thổ đặc trưng gồm không gian ở khu vực có các hang động, các đảo đá đẹp, các hệ sinh thái, các di tích văn hoá lịch sử. Hạn chế thị trường khách bình dân vì mức chi trả kém và ý thức môi trường thấp, tăng cường khách du lịch văn hoá có mức chi trả cao như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niuzilân, , các nước thuộc Châu Âu, Châu Mỹ.
*Phát triển sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch : Phát triển các sản phẩm du lịch có quy mô và chất lượng phù hợp với vị thế của thành phố, 1 trung tâm du lịch biển cấp quốc tế, nhằm thu hút khách du lịch đến quanh năm với nhiều loại hình tham quan, du lịch sinh thái, văn hoá, tạo cơ sở trung chuyển đến các vùng du lịch phụ cận và tạo thuận lợi cho khách trong tỉnh và trong nước đi su lịch ở nước ngoài.
*Phát triển các tuyến tham quan và phương tiện vận chuyển phù hợp. Ngoài các tuyến truyền thông, cần mở rộng them các tuyến xa bờ, các điểm lưu trú trên vịnh biển, các tuyến trên không, các tuyến dưới đáy Vịnh Hạ Long. Các phương tiện vận chuyển cần đảm bảo không gây tiếng ồn, khói bụi, hài hoà với cảnh quan và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống.
*Phát triển các loại hình khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, các dịch vụ ăn uống, mua sắm. Cung với việc thực hiện các dự án khách sạn nhà nghỉ, các khu thương mại với quy mô lớn ở Hùng Thắng, Tuần Châu, Yên Cư, Đại Đán, với yêu cầu kiến trúc phải phù hợp với cảnh quan, không che khuất biển, hoà hợp với các hệ sinh thái, cần đa dạng hoá khách sạn, nhà nghỉ bằng việc bổ sung các loại hình nhà nghỉ có dạng đặc biệt như nhà nổi, nhà di động trên biển, nhà nghỉ trên vách núim trên cây, Để keo dài thời gian lưu trú của khách cần nâng cao chất lượng của các khu vui chơi giải trí với các hình thức hoạt động chất lượng cao như lặn biển, lượn dù, đua thuyền, lướt ván, Các cơ sở dịch vụ ăn uông phải đạt tiêu chuẩn quốc tế về quy mô, chất lượng an toàn thực phẩm, trang thiết bị và phong cách phục vụ. Xây dựng mới các siêu thị, xây mới và nâng cấp các trung tâm thương mại lớn đẻ đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách.
*Tăng cường quảng bá trong nước va trong khu vực.
*Phát huy triệt để các lợi thế về địa lý, tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sãn có, giữ vững và đảy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
*Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về du lịch, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Tỉnh, củng cố và bổ sung một số bộ phận chuyên môn và kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành du lịch.
*Tiến hành công tác đào tạo mới , đào tạo lại nguồn nhân lực cho du lịch với chất lượng cao. Nâng cao trình độ quản lý Nhà nước ở các cấp nhằm đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch có hiệu quả.
*Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh, văn hoá, nâng cao dân trí, toạ cho du khách có ấn tượng tốt đẹp về con người, văn hoá và cảnh quan Quảng Ninh.
*Quan tâm đến vấn đề môi trường du lịch, bên cạnh việc khai thác tốt cần quan tâm đến khía cạnh bảo vệ làm tăng giá trị của tài nguyên du lịch. Ban hành các quy định hướng dẫn về vấn đề bảo vệ môi trường đối với du khách đến tham quan và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại địa bàn,
*Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sác dân tộc. Phối kết hợp với nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách và điểm du lịch.
KẾT LUẬN
Du lịch nãi chung ®· trë thµnh mét ngµnh c«ng nghiÖp d©n sù quan träng nhÊt trªn thÕ giíi. Theo Uû ban l÷ hµnh vµ Du lÞch thÕ giíi (World Travel and Tourism Committee - WTTC), du lÞch hiÖn nay lµ ngµnh c«ng nghiÖp lín nhÊt thÕ giíi. Du lÞch cßn lín h¬n c¶ c¸c ngµnh c«ng nghiÖp tù ®éng, thÐp, ®iÖn tö, hay c«ng nghiÖp.
Trong nh÷ng n¨m ®Çu cña thÕ kû 21, Du lÞch Qu¶ng Ninh nãi riªng vµ du lÞch ViÖt Nam nãi chung ®ang ®øng trªn nh÷ng c¬ héi ph¸t triÓn to lín. Víi môc tiªu ph¸t triÓn Du lÞch trë thµnh mét ngµnh kinh tÕ mòi nhän trªn c¬ së khai th¸c cã hiÖu qu¶ lîi thÕ vÒ ®iÒu kiÖn tù nhiªn, sinh th¸i, truyÒn thèng v¨n ho¸ lÞch sö, huy ®éng tèi ®a nguån lực trong níc vµ tranh thñ sù hîp t¸c hç trî quèc tÕ, gãp phÇn thùc hiÖn c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ tõng bíc níc ta trë thµnh mét trung t©m Du lÞch cã tÇm cì cña khu vùc, phÊn ®Êu n¨m 2010 Du lÞch ViÖt Nam ®îc xÕp vµo nhãm quèc gia cã ngµnh Du lÞch ph¸t triÓn trong khu vùc.
§Ó ®¹t ®îc ®iÒu nµy ®ßi hái ph¶i cã sù nç lùc cña ngµnh Du lÞch nãi chung, sù quan t©m cña §¶ng vµ Nhµ níc, sù phèi kÕt hîp ®ång bé gi÷a c¸c cÊp, c¸c ngµnh nh»m hç trî t¸c ®éng lÉn nhau cïng ph¸t triÓn vµ sù nç lùc cña b¶n th©n chóng ta. Du lÞch ViÖt Nam hoµn toµn cã thÓ ®¹t ®îc nh÷ng môc tiªu ®ã trong mét thêi gian kh«ng xa.
Môc lôc
* Lêi nãi ®Çu: 1
I. C¬ së lý luËn 3
1.1. Kh¸i niÖm vÒ Du lÞch: 3
1.2. Kh¸i niÖm vÒ tµi nguyªn thiªn nhiªn 4
1.3. Vai trß cña tµi nguyªn thiªn nhiªn ®èi víi sù ph¸t triÓn Du lÞch 6
II. Thùc tr¹ng tµi nguyªn du lÞch t¹i Hµ Long 7
2.1. Kh¸i qu¸t ®iÓm Du lÞch H¹ Long 7
2.2. Qu¸ tr×nh c«ng nhËn VÞnh H¹ Long lµ di s¶n thiªn nhiªn thÕ giíi 22
2.3. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng kinh doanh t¹i H¹ Long 22
III. §Þnh híng ph¸t triÓn 30
* KÕt LuËn 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đồng chủ biên : GS-TS Nguyễn Văn Đính ; TS Trần Thị Minh Hoà, Giáo trình Kinh tế du lịch. NXB Lao Động- Xã Hội , 2004.
Trần Đức Thanh - Nhập môn khoa học du lịch , NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội .
Văn Kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.
Tạp chí du lịch Việt Nam .
Báo du lịch số 10 ( 487 )/2007.
Khai thác internet , sử dụng các website :
www.halongcity.gov.vn/vpages/tourism.asp.
www.vietnamtourism.com.
www.quangninh.com.
www.ecotourism.org/observer.
www.dantri.com.
.
Cùng một số tài liệu tham khảo khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4862.doc