Đề tài Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập

Ta thấy từ câu 2 đến câu 7 đều thất niêm bởi chúng có lối ngắt nhịp khác nhau và đoạn nhịp cuối của từng cặp dòng phải niêm đều đối nhau về thanh, tức là tiếng thứ 6 trong câu thất ngôn luôn luôn kết hợp với tiếng trước nó để tạo thành một đoạn nhịp, còn câu 6 tiếng, tiếng thứ 5 riêng nó không thành một đoạn nhịp, nó cũng không thể kết hợp với tiếng đi trước nó mà chỉ có thể đi với tiếng thứ 6 với tư cách là phần đầu đoạn nhịp cuối. Tất cả những bài tứ tuyệt thể thất ngôn xen lục ngôn dù câu 6 tiếng ở bất kì vị trí nào thì bài thơ cũng có hiện tượng thất niêm. Loại bài bát cú có từ 2 đến 6 câu trở lên có 161 bài , trong đó có 12 bài câu 6 tiếng được xếp ở vị trí dòng 1 và dòng 8, còn lại 149 bài câu 6 tiếng ở vào những vị trí khác gây nên hiện tượng thất niêm Như vậy, hiện tượng thất niêm là hiện tượng khó tránh khỏi khi xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.

pdf59 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 7763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành nam / lều một gian No nước uống / thiếu cơm ăn Con đòi trốn / dường ai quyến Bà ngựa gầy / thiếu kẻ chăn (Thủ vĩ ngâm) ƒ Nhịp 2/2/2 (105 câu): Đêm thanh / hớp nguyệt / nghiêng chén Ngày vắng / xem hoa / bợ cây (Ngôn chí 10). ƒ Nhịp 1/3/2 (8 câu): Dành / còn để trợ / dân này (Tùng 3). ƒ Nhịp 1/2/1/2 (12 câu): Đen / gần mực / đỏ / gần son (Bảo kính cảnh giới 21). ƒ Nhịp 1/2/3 (20 câu): Trẻ / dầu chơi / con tạo hoá Già / lọ phục / thuốc trường sinh (Tự thán 8). Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 31 ƒ Nhịp 2/4 (67 câu): Gió nhặt / đưa qua trúc ở Mưa tuôn / phủ rợp thư phòng (Thuật hứng 6). ƒ Nhịp 4/2 (37 câu): Giũ bao nhiêu bụi, / bụi lầm (Ngôn chí 4). ƒ Nhịp 2/1/3 (5 câu): Quân tử / ai / chẳng mảng danh (Trúc 1). Với cường độ xuất hiện khá nhiều (179/433), cách ngắt nhịp 3/3 là một trong những cách ngắt nhịp chủ đạo của câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập. Cách ngắt nhịp này tạo nên một giọng điệu ngắn gọn, khoẻ khắn. Nhịp 2/2/2 và nhịp 2/4 là hai nhịp có tần số xuất hiện cao thứ hai và thứ ba sau nhịp 3/3. Ở đây ta thấy cách ngắt nhịp này khá quen thuộc với dân tộc ta bởi nó là cách ngắt nhịp chủ đạo trong thể thơ lục bát và song thất lục bát, tức nhịp cuối là nhịp chẵn. Chính sự xuất hiện của câu sáu chữ và cách ngắt nhịp đa dạng của nó đã kéo theo hiện tượng ngắt nhịp 3/4 trong hầu hết các bài thơ có chứa câu thơ sáu chữ. Chúng ta đều biết nhịp 3/ 4 là nhịp của hai câu bảy trong bài thơ song thất lục bát còn nhịp 4/3 mới là nhịp chủ đạo của câu thất ngôn Đường luật. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ tiếp tục bàn ở phần sau. Đến Hồng Đức quốc âm thi tập, cách ngắt nhịp phổ biến là 3/3 và 2/4. Bạch Vân quốc ngữ thi tập ta thấy cách ngắt nhịp 2/2/2 hầu như ít xuất hiện. Tới thơ Hồ Xuân Hương thì chỉ còn một cách ngắt nhịp 3/3. [Lã Nhâm Thìn. 1997. 208] Như vậy, ta thấy Nguyễn Trãi là tác giả đi tiên phong trong việc phá vỡ cấu trúc câu thơ, tức là thay đổi kết cấu vốn có của thơ Đường luật. Từ một bài thơ Đường luật khuôn mẫu, tác giả đưa vào những câu thơ sáu chữ mới lạ cùng với các vị trí khác nhau, các cách ngắt nhịp đa dạng dẫn kéo theo sự thay đổi tiết tấu của các câu thơ còn lại tạo nên sự cách tân, mới lạ và độc đáo cho tập thơ. IV. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 1. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có 186 bài trên tổng số 254 bài được xây dựng trên cơ sở dùng xen giữa câu lục ngôn và câu thất ngôn (ta gọi thể thơ này là thể thất ngôn xen lục ngôn). Như vậy, Nguyễn Trãi làm thơ theo thể này chiếm hơn 1/3 số bài trong tập thơ. Nếu so sánh với thể thất ngôn Đường luật, ta thấy giữa chúng có điểm tương đồng về các mặt: Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 32 - Tương đồng về số câu trong một bài (tám câu hoặc bốn câu). - Tương đồng về vị trí hiệp vần. - Tương đồng về các câu phải đối (câu 3-4, câu 5-6) Điều này có nghĩa là thể thất ngôn xen lục ngôn chỉ khác thể luật Đường ở chỗ là thể thơ thất ngôn xen lục ngôn có sử dụng câu sáu tiếng xen lẫn câu bảy tiếng. Còn thể luật Đường thì số tiếng của các câu trong cùng một bài phải bằng nhau (thể ngũ ngôn luật thì tất cả đều năm tiếng, thất ngôn luật thì bảy tiếng). Trong Quốc âm thi tập, số câu lục trong các bài thơ lại không đều nhau. Phần lớn các bài có từ 1 đến 2 câu (120 bài), riêng ở loại tứ tuyệt, câu lục xuất hiện tối đa cũng chỉ là hai câu. Toàn tập thơ chỉ có ba bài xuất hiện bảy câu lục. Số lượng câu lục không nhất định mà lại được sử dụng ở những vị trí khác nhau. Chính vì thế những bài thơ được Nguyễn Trãi xây dựng không có sự lặp lại tạo nên sự phong phú, đa dạng cho cả tập thơ Quốc âm . Dùng câu lục với số lượng khá lớn như vậy, có lẽ Nguyễn Trãi phải hình thành cho mình một cách cấu tạo riêng cho phù hợp với từng kiểu bài, từng nội dung muốn chuyển tải. 1.1. Giảm một chữ từ câu thất ngôn Nếu xét từng câu thất ngôn trong mỗi bài thơ thì những câu này được làm đúng theo thể luật Đường. Còn câu lục ngôn thì ta thấy những câu này không phải Nguyễn Trãi sử sụng câu lục của thơ ca dân gian Việt Nam (nhưng không loại trừ trường hợp có sự học tập và ảnh hưởng, vấn đề này sẽ được bàn tiếp ở phần sau). Qua việc tìm hiểu, chúng tôi đi đến kết luận: Câu lục ngôn được hình thành từ chính câu thất ngôn luật. Mỗi câu lục ngôn được tạo ra bằng cách là giảm đi một chữ ở câu thất ngôn Đường luật. Chữ giảm ở câu thất ngôn tuỳ từng bài, có thể là một trong các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu. Duy chỉ có chữ thứ hai và chữ thứ bảy của câu thất ngôn thì không thể giảm. Để chứng minh cho nhận xét này, trước hết xin được nhắc qua về cách thức bằng - trắc của thể thất ngôn luật Đường trong cấu tạo các kiểu câu và sắp đặt các kiểu câu đó. Trong bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật chỉ có bốn kiểu câu được luân phiên sử dụng: Kiểu X: TT BB TTB Kiểu X’: TT BB BTT Hai kiểu này đều bắt đầu bằng thanh trắc, nhưng kết thúc lại có sự khác nhau: kiểu X kết thúc là thanh bằng, kiểu X’ kết thúc là thanh trắc. Kiểu Y: BB TT TBB Kiểu Y’: BB TT BBT Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 33 Hai kiểu này đều bắt đầu bằng thanh bằng, kiểu Y kết thúc bằng thanh bằng, kiểu Y’ kết thúc bằng thanh trắc. Các kiểu câu này phải sắp đặt làm sao để đảm bảo luật “đối” và “niêm” trong mỗi bài. Luật bằng, trắc phải sử dụng “nhị tứ lục phân minh” và “nhất tam ngũ bất luận” Bài thất ngôn bát cú luật Đường, câu một nhập vận, nếu khởi đầu bằng tiếng thanh bằng (lấy tiếng thứ hai làm căn cứ), chẳng hạn như bài Ngôn chí 1 Thương / Chu / bạn / cũ / các / chưa / đôi B / B / T / T / T / B / B thì cả bài phải có dạng thức: Dạng thức 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Dạng Y X X’ Y Y’ X X’ Y Nếu khởi đầu bằng thanh trắc, chẳnh hạn như bài Mạn thuật 2 Ngẫm / ngọt / sơn / lâm / liễn / thị / triều T / T / B / B / T / T / B thì cả bài sẽ có dạng: Dạng thức 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Dạng X Y Y’ X X’ Y Y’ X Vận dụng hai dạng trên, ta thử tìm hiểu xem câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi được tạo ra bằng cách nào? Trường hợp 1: - Xét bài Ngôn chí 18 Thang lang mấy khóm một thuyền câu Cảnh lạ đêm thanh hứng bởi đâu Nguyệt mọc đầu non kình dội tiếng Khói tan mặt nước, thẫn không lầu Giang sơn dạm được đồ hai bức Thế giới đông nên ngọc một bầu Ta ắt lòng bằng Văn chính nữa Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 34 Vui xưa chẳng quản đeo âu. Bài thơ khởi đầu bằng tiếng thanh bằng, từ câu một đến câu bảy hoàn toàn đúng luật Đường. Dạng thức bảy câu đó có thể viết như sau: Câu 1 2 3 4 5 6 7 (8) Dạng Y X X’ Y Y’ X X’ (?) Câu tám là câu lục ngôn có kiểu: Vui / xưa / chẳng / quản / đeo / âu B / B / T / T / B / B Nếu ta thêm vào trước hai thanh bằng ở cuối (tức là chữ thứ năm) một thanh trắc thì nó sẽ thành câu thất ngôn kiểu Y: Vui / xưa / ắt / quản / ( ) / đeo / âu B / B / T / T / (T) / B / B Toàn bài sẽ hoàn toàn đúng với dạng thức 1- dạng thức bằng trắc của thơ luật Đường. Như thế chứng tỏ câu tám (lục ngôn) trong bài Ngôn chí 18 được tạo ra bằng cách giảm ở câu thất ngôn Đường luật một chữ, đó là chữ thứ năm thanh trắc. Trường hợp 2: - Xét bài Thuật hứng số 43 Rồi hóng mát thuở ngày trường Hoè lục đùn đùn tán rợp trương Thạch hựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phương Bài thơ có hai câu lục ngôn là câu một và câu tám. Từ câu hai đến câu bảy làm theo thể luật Đường có thể viết dưới dạng thức : Câu (1) 2 3 4 5 6 7 (8) Dạng (?) X X’ Y Y’ X X’ (?) Câu thứ nhất là câu lục ngôn có kiểu: Rồi / hóng / mát / thuở / ngày / trường B / T / T / T / B / B Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 35 Nếu thêm vào trước thanh bằng đầu câu một thanh bằng thì nó sẽ trở thành câu thất ngôn kiểu Y: ( ) / Rồi / hóng / má t / thuở / ngày / trường (B) / B / T / T / T / B / B Tương tự với câu tám, nếu thêm vào trước hai thanh bằng ở cuối một thanh trắc thì nó sẽ là câu thất ngôn kiểu B: Dân / giàu / đủ / khắp / ( ) / đòi / phương B / B / T / T / (T) / B / B Dạng thức cả bài sẽ là: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Dạng Y X X’ Y Y’ X X’ Y Như vậy cả bài sẽ trở về kết cấu của một bài thơ luật Đường. Chứng tỏ câu thứ nhất lục ngôn được tạo ra bằng cách giảm ở câu thất ngôn luật Đường một chữ, đó là chữ thứ nhất thanh trắc. Câu tám lục ngôn được tạo ra bằng cách giảm chữ thứ năm thanh bằng. Trường hợp 3: - Xét bài Thuật hứng số 6 Phú quý bao nhiêu người thế gian Mơ mơ bằng thuở giấc Hoè an Danh thơm một áng mây nổi Bạn cũ ba thu, lá tàn Lòng tiện soi, dầu nhật nguyệt Thề xưa hổ, có giang san Ấy còn cậy cục làm chi nữa Nếu cốt chưa mòng, chẫm chửa toan Bài thơ được xây dựng gồm bốn câu thất ngôn xen lẫn bốn câu lục ngôn - Câu 1: Phú / quý / bao / nhiêu / người / thế / gian T / T / B / B / B / T / B đây là câu thất ngôn kiểu X - Câu 2: Mơ / mơ / bằng / thuở / giấc / Hoè / an B / B / B / T / T / B / B đây là câu thất ngôn kiểu Y. - Câu 3: Dưới dạng câu lục ngôn, chữ đầu thanh bằng, chữ cuối thanh trắc. Nó là câu thất ngôn dạng Y’ giảm chữ thứ năm thanh bằng : Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 36 Danh / thơm / một / áng / ( ) / mây / nổi B / B / T / T / (B) / B / T - Câu 4: Là câu lục ngôn chữ đầu thanh trắc, chữ cuối thanh bằng. Nó là câu thất ngôn kiểu X giảm chữ thứ năm thanh trắc: Bạn / cũ / ba / thu,/ ( ) / lá / tàn T / T / B / B / (T) / T / B - Câu 5: là câu lục ngôn, chữ cuối thanh trắc. Nó là câu thất ngôn kiểu X’, giảm chữ thứ năm thanh bằng Lòng / tiện / soi, / dầu / ( ) / nhật / nguyệt B / T / B / B / ( B) / T / T - Câu 6: Câu lục ngôn, chữ cuối thanh bằng. Nguyên dạng là câu thất ngôn kiểu Y giảm chữ thứ tư thanh trắc Thề / xưa / hổ / ( ) / có / giang / san B / B / T / (T ) / T / B / B - Câu 7 và câu 8: Ấy / còn / cậy / cục / làm / chi / nữa T / B / T / T / B / B / T Nếu / cốt / chưa / mòng, / chẫm / chửa / toan T / T / B / B / T / T / B là câu thất ngôn kiểu Y’ và X Như vậy, toàn bài sẽ quay trở về đúng với dạng thức 2. Đây là cấu trúc của một bài thơ luật Đường. Tương tự với các câu lục ngôn trong các bài khác của tập thơ Quốc âm thi tập, ta có thể xác định được cách xây dựng các câu thơ này như sau: - ( ) / Nghỉ / chờ / thu / cực / lạ / dường ( T) / T / B / B / T / T / B (Cúc) Nguyên thể câu này thuộc kiểu X bớt đi chữ thứ nhất âm trắc - ( ) / Nợ / quân / thân / chưa / báo / được (T) / T / B / B / B / T / T (Ngôn chí 11) Nguyên thể kiểu X’, bớt đi chữ thứ nhất âm trắc. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 37 - Say / mùi / đạo / chè , / ( ) / ba / chén B / B / T / B / ( T ) / B / T (Thuật hứng 13) Nguyên thể kiểu X’, bớt đi chữ thứ năm âm trắc. Nam / chi / nở / ( ) / cực ,/ thanh / tân B / B / T / ( T) / T / B / B (Thơ mai) Nguyên thể kiểu Y, bớt đi chữ thứ tư âm trắc. Như vậy, các câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đều được tạo ra từ câu thất ngôn luật bằng cách bỏ đi một chữ trong câu ấy. Chữ bị bỏ là các chữ 1, 3, 4, 5, 6. Qua khảo sát 433 câu lục ngôn thì tỉ lệ các chữ bị bỏ có tần số xuất hiện như sau: Vị trí tiếng 1 3 4 5 6 Số lượng 121 37 31 162 82 Phần trăm(%) 28 8.5 7.1 37.4 19 Từ đó có thể đi đến kết luận: Để xây dựng câu lục ngôn thì Nguyễn Trãi đã bỏ đi một chữ trong câu thất ngôn Đường luật. Chữ thứ năm của câu thất ngôn bị Nguyễn Trãi bỏ đi nhiều nhất 162 lần, chiếm tỉ lệ 37.4%. Chữ thứ nhất đứng vị trí thứ hai với 121 lần bị bỏ chiếm 28%. Chữ thứ tư ít nhất với 31 lần chiếm 7,1%. Riêng chữ thứ hai và chữ thứ bảy không thể giảm (do quy định của luật bằng trắc). Nhưng ta có thể khẳng định, câu lục ngôn trong tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi không phải là câu lục trong thơ lục bát dân gian Việt Nam. Bởi câu lục trong thơ ca dân gian đa số các tiếng cuối là thanh bằng: - Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa ( B) Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương - Trèo lên cây bưởi hái hoa (B) Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân - Bầu ơi thương lấy bí cùng (B) Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - ..... Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 38 Còn các tiếng cuối là thanh trắc như các câu: - Tò vò mà nuôi con nhện (T) Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi. - Có tiền thì tiên hay múa (T) Không tiền thì ông táo chúa ra sân. - Em thương, không thương nỏ biết (T) Em thốt nhiều lời thảm thiết hơn thương. thì rất ít. Hơn nữa, chúng có xu hướng là hai câu thất bị biến thể trong câu thơ theo thể song thất lục bát hơn là hai câu lục bát trong thể lục bát. Còn ở thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi, câu lục ngôn có tiếng cuối là thanh trắc lại rất phổ biến: - Xa hoa ở rộng nên khó (T) (Bảo kính cảnh giới 47) - Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn (T) (Bảo kính cảnh giới 9) - Chốn ở trần gian lều lá (T) (Tự sức 2) 1.2. Xử lí hiện tượng thất niêm từ việc sử dụng câu lục ngôn xen thất ngôn Tuy nhiên, câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập cũng không phải do Nguyễn Trãi mượn từ thể lục ngôn luật Đường của Trung Quốc. Bởi vì câu lục ngôn viết theo thể này phải đúng quy cách niêm luật thơ Đường. Trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, nếu câu lục đặt trước hoặc sau liền với câu thất ngôn thì sẽ gây hiện tượng thất đối và thất niêm. Điều này thật dễ hiểu khi số chữ khác nhau và cách ngắt nhịp khác nhau. Trường hợp bài có 6, 7 câu lục ngôn viết liền nhau, tuy về số chữ bằng nhau, nhưng có thể do lối ngắt nhịp khác nhau (như đã trình bày ở phần III.3, câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập có rất nhiều cách ngắt nhịp) mà gây ra hiện tượng thất niêm hoặc thất đối. Như đã trình bày ở phần III.2, thể thất ngôn xen lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi đã giữ nguyên phép đối của thể luật Đường, điều đó có nghĩa là việc sử dụng câu sáu ở vị trí nào là do chủ ý của tác giả. Duy chỉ có bài Mạn thuật 4 trong tổng số 186 bài thất ngôn xen lục ngôn xảy ra hiện tượng thất đối ở câu 1 và câu 2 do lối ngắt nhịp khác nhau: Đủng đỉnh / chiều hôm / dắt tay Trông thế giới / phút chim bay Đó gần như là trường hợp thất đối duy nhất nhưng chúng ta cần bàn qua việc sử dụng câu lục ngôn liệu có dẫn đến hiện tượng thất niêm hay không? Việc sử dụng câu lục ngôn với câu thất ngôn đã dẫn đến hiện tượng chênh lệch âm giữa các câu trong cùng một bài. Điều này sẽ không có tránh Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 39 khỏi việc thất niêm. Nếu xét ở thể luật Đường, để hai câu có thể niêm với nhau cần thoả mãn hai điều kiện: - Số âm của hai câu đó phải bằng nhau, số âm của những đoạn nhịp tương ứng phải bằng nhau. - Trừ âm cuối dòng, âm ở đỉnh các đoạn nhịp tương ứng (cụ thể là tiếng thứ 2, 4, 6 mỗi câu) phải giống nhau về thanh bằng, trắc . Đối sánh trong Quốc âm thi tập, có rất nhiều bài Nguyễn Trãi không theo niêm thể luật Đường. Lấy ví dụ bài Trần tình 2: Vàng bạc nhà chẳng có mấy phần Lành thay cơm cám được no ăn Lọn thuở đông hằng nhờ bếp Suốt mùa hè kẻo đắp chăn Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc Cuốc cày là thứ những chen chăn Cây trời còn có bây nhiêu nữa Chi tuổi chăng hiềm kẻ khó khăn. Thể luật Đường để niêm được thì bài thơ phải đáp ứng luật bằng trắc như sau: - Dòng 3 phải là: BB TT BBT - Dòng 4 phải là: TT BB TTB nhưng tác giả lại viết: Dòng 3: Lọn / thuở / đông / hằng / nhờ / bếp T T / B / B / B / T Dòng 4: Suốt /mùa / hè / kẻo / đắp / chăn T / B / B / T / T / B đã gây nên hiện tượng thất niêm. Vậy việc dùng câu lục ngôn đã có tác động như thế nào đối với hiện tượng thất niêm? Chúng tôi tiến hành khảo sát những câu sáu tiếng trong bài là những dòng lẻ (1, 3, 5, 7) thì bài thơ sẽ dẫn đến thất niêm. Quốc âm thi tập có 112 bài có số câu 6 tiếng là số lẻ trong tổng số 186 bài thể thất ngôn xen lục ngôn. Bài có từ hai câu 6 tiếng trở lên thì chỉ trừ trường hợp hai câu 6 tiếng ấy ở vào vị trí dòng 1 và dòng 8 (niêm được với nhau với điều kiện hai câu ấy cùng một lối ngắt nhịp), ngoài ra ở những vị trí khác sẽ gây hiện tượng thất niêm. Ví dụ bài Tự thán 28: Non tây bóng ác đã mằng tằng Nhìn đỉnh tùng thu vẳng chừng Thư nhạn lạc lài khi gió Tiếng quyên khắc khoải thuở trăng Gia san cũ còn mường tượng Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 40 Thân sự già biếng nói năng Khó ngặt qua ngày xin sống Xin làm đời trị mấy đời bằng. Ta thấy từ câu 2 đến câu 7 đều thất niêm bởi chúng có lối ngắt nhịp khác nhau và đoạn nhịp cuối của từng cặp dòng phải niêm đều đối nhau về thanh, tức là tiếng thứ 6 trong câu thất ngôn luôn luôn kết hợp với tiếng trước nó để tạo thành một đoạn nhịp, còn câu 6 tiếng, tiếng thứ 5 riêng nó không thành một đoạn nhịp, nó cũng không thể kết hợp với tiếng đi trước nó mà chỉ có thể đi với tiếng thứ 6 với tư cách là phần đầu đoạn nhịp cuối. Tất cả những bài tứ tuyệt thể thất ngôn xen lục ngôn dù câu 6 tiếng ở bất kì vị trí nào thì bài thơ cũng có hiện tượng thất niêm. Loại bài bát cú có từ 2 đến 6 câu trở lên có 161 bài , trong đó có 12 bài câu 6 tiếng được xếp ở vị trí dòng 1 và dòng 8, còn lại 149 bài câu 6 tiếng ở vào những vị trí khác gây nên hiện tượng thất niêm Như vậy, hiện tượng thất niêm là hiện tượng khó tránh khỏi khi xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Tóm lại, sử dụng thể thất ngôn xen lục ngôn, Nguyễn Trãi đã phá vỡ tính quy phạm của thơ luật Đường, mở ra một hướng đi mới cho thơ ca Quốc âm nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Qua trình bày trên, ta thấy trong quá trình sáng tác tập thơ Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã tiếp thu sâu sắc thi pháp thơ luật Đường. Nhưng bên cạnh đó, trên cơ sở giai đoạn chữ Nôm đang hình thành và phát triển, Nguyễn Trãi đã “cố gắng xây dựng một lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai). Như phân tích ở trên thì câu lục ngôn trong thể thất ngôn xen lục ngôn được tạo ra từ câu thất ngôn Đường luật. Nhưng chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng Nguyễn Trãi đã học tập và vận dụng thơ ca dân gian để sáng tạo nên một hình thức nghệ thuật độc đáo. 1.3. Cách gieo vần Tìm hiểu về vần trong những câu thơ sáu chữ của Quốc âm thi tập, chúng tôi thấy có sự ảnh hưởng qua lại từ văn học dân gian đến câu câu thơ lục ngôn của Nguyễn Trãi. Những câu tục ngữ loại 6 chữ thường có 2 nhịp, giữa hai vần có thể có vần hoặc không có vần. Nhưng hiện tượng những câu 6 có gieo vần cho ta thấy sự ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ và câu lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi. Khảo sát tục ngữ và câu lục ngôn của Nguyễn Trãi, ta thấy: - Những câu tục ngữ chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ đầu nhịp sau: - Nắng chóng trưa, mưa chóng tối - Được mùa lúa, úa mùa cau - Ăn chắc, mặc bền. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 41 Những câu thơ lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cũng có cách bắt vần tương tự: - Tính ắt trần, trần nẻo sinh (Tự thuật 2) - Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm (Ngôn chí 4) - Nhật nguyệt soi, đòi chốn hiện (Tự thán 34) - Vần cách một từ trong một câu tục ngữ như: - Hay ăn thì lăn vào bếp - Nồi đồng dễ nấu, chồng xấu dễ sai - Con có cha như nhà có nóc. Quốc âm thi tập cũng có cách bắt vần này: - Thân nhàn dầu tới dầu lui (Ngôn chí 12) - Dầu phải dầu chăng mặc thế (Bảo kính cảnh giới 38) - Non cao non thấp mây buộc (Mạn thuật 4) Câu lục ngôn của Quốc âm thi tập còn có cách bắt vần mà ta thấy khá phổ biến trong tục ngữ. Ví dụ: Chữ cuối nhịp đầu bắt vần với chữ cuối nhịp sau; Tục ngữ: - Sông có khúc, người có lúc - Lấy vợ chọn tông, lấy chồng chọn giống - Giàu con út, khó con út Trong thơ Nguyễn Trãi: - Danh chăng chác, lộc chăng cầu ( Tự thuật 10) - Tham nhàn lánh đến giang san (Ngôn chí 10) - Thích lều ta, dưỡng tính ta (Ngôn chí 17) Qua so sánh ở trên, có thể thấy câu sáu chữ trong Quốc âm thi tập đã chịu ảnh hưởng nhiều từ tục ngữ trong việc sử dụng vần. Đó là trường hợp đối với tục ngữ, còn vần trong câu lục ngôn của Nguyễn Trãi với thơ lục bát và song thất lục bát thì sao? Trong Quốc âm thi tập, tác giả đã sử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 42 Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 2. - Bền tiết ngọc kể chi sương Danh thương thượng uyển còn phen kịp ( Cúc đỏ) - Lời chăng phải vuỗn khôn nghe Co que thay bấy ruột ốc (Trần tình 8) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 3 - Củi hái mây dầu trúc bó Cầm đưa gió mặc thông đàn (Tự thán 35) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 4 - Giậu cúc thu vàng nảy lác Sân mai tuyết bạc che lều (Bảo kính cảnh giới 37) - Gạch quẳnh nào bày mấy ngọc Sừng hằng những mọc qua tai (Tự thán 2) - Trong ẩn dật có cơ mầu Đạo quân thân đầu ai lỗi (Bảo kính cảnh giới 32) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 5 - Sống bao lâu đáo để màng La ỷ đạp dìu làng chợ họp (Thuật hứng 10) - Đầu kết lăng căng những hổ Thân nhàn lục cục mỗ già (Tự thán 24) - Rày mừng thiên hạ hai của Tể tướng hiền tài chúa thánh minh (Thuật hứng 20) Trường hợp vần lưng ở chữ thứ 6: - Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay Trông thế giới phút chim bay (Mạn thuật 4) - Mười hai tháng lọn mười hai Hết tấc đông trường sáng mai (Đêm trừ tịch) Qua khảo sát hiện tượng gieo vần trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, ta thấy: Vần được gieo ở hầu hết ở các chữ của câu dưới từ chữ thứ hai đến chữ thứ sáu. Vần gieo vào các chữ thứ hai, thứ ba và chữ thứ sáu tỉ lệ Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 43 không nhiều. Sử dụng cách gieo vần lưng nhiều nhất là vần cuối của câu trên hiệp và với chữ thứ tư và chữ thứ năm của câu dưới. Nhưng theo chúng tôi, có lẽ đây là những từ ngữ bắt vần một cách ngẫu nhiên chứ chưa có chủ ý của tác giả. Bởi nếu nói Nguyễn Trãi học tập cách gieo vần lưng của thể thơ lục bát dân tộc thì điều đó chưa đúng. Vì ở thể thơ lục bát của dân tộc, vần lưng có một vị trí khá ổn định. Đó là chữ thứ sáu của câu lục bắt vần với chữ thứ 6 của câu bát (có trường hợp bắt vần với chữ thứ tư của câu bát) tạo ra sự hài hoà, cân đối về nhịp và vần trong câu thơ. Đối với Nguyễn Trãi, cách bắt nhịp chữ cuối của câu sáu với chữ thứ 2, 3, 4, 5, 6 của câu dưới rõ ràng thể hiện sự tìm kiếm, chọn lựa một sự gieo vần cho phù hợp cho câu thơ của mình. Có lẽ đây là điều Nguyễn Trãi chưa học tập được sự bắt vần trong thơ ca dân tộc. Mà phải tới đại thi hào Nguyễn Du mới sử dụng thành công trong truyện Kiều. Tóm lại, hiện tượng gieo vần trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi cho thấy vần lưng trong thơ của ông chưa ổn định. Dường như tác giả đang trong quá trình thử nghiệm, tìm cho mình một lối gieo vần riêng. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều, cách bắt vần này trong những câu thơ của Nguyễn Trãi đã tạo ra một sự nhịp nhàng và hài hoà về âm và nhịp cho bài thơ. 1.4. Cách ngắt nhịp của câu thất ngôn Đó là về vần trong câu lục ngôn của Nguyễn Trãi. Bây giờ chúng ta quay trở lại vấn đề nhịp trong thể thất ngôn xen lục ngôn mà Nguyễn Trãi sử dụng trong tập Quốc âm thi tập. Như ta đã biết thể luật Đường chỉ có một lối ngắt nhịp duy nhất trong bài thơ dẫn đến sự trùng lặp về nhịp trong toàn bài. Quốc âm thi tập nhờ sử dụng câu lục ngôn với cách ngắt nhịp đa dạng kéo theo sự thay đổi nhịp trong câu thất ngôn và nhịp điệu trong toàn bài phong phú hơn. Ở đây chúng tôi không nói về nhịp của câu lục ngôn mà chúng tôi sẽ đề cập đến sự thay đổi nhịp của câu thất ngôn do sự ảnh hưởng của câu lục ngôn. Theo thống kê của ông Phạm Luận: “Quốc âm thi tập có 26 bài thất ngôn, trong đó có kiểu tiết tấu 3- 4 dùng xen với câu có kiểu tiết tấu thất ngôn luật Đường. Tỉ lệ trung bình giữa chúng là 1/5”[Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 853] Trong Quốc âm thi tập, ta bắt gặp những câu bảy tiếng có lối ngắt nhịp 3/4 ( nhịp cuối là nhịp chẵn), khác với lối ngắt nhịp 4/3 của thơ Đường luật. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là hiện tượng hai câu bảy chữ đi liền với nhau cùng một lối ngắt nhịp 3/4 : - Tóc nên bạc, / bởi lòng ưu ái Tật được tiêu, / nhờ thuốc đắng cay (Tự thuật 1) - Đất thiên tử / dưỡng tôi thiên tử Dưỡng người cho, / kẻo nhọc chân tay (Bảo kính cảnh giới 19) Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 44 - Thoi nhật nguyệt / đưa qua mấy phút Áng phồn hoa / họp mấy trăm đời (Tự thán 15) - Yên phận cũ / chăng mừng phận khác Cả lòng đi / mặc nhủ lòng về ( Bảo kính cảnh giới 14) - Rượu đối cầm / đâm thơ một thủ Ta cùng bóng / liễn nguyệt ba người (Tự thán 6) Cách ngắt nhịp 3/4 như trên chứng tỏ nhiều câu thơ thất ngôn đã không làm theo tiết tấu của câu thơ luật Đường. Cũng cần phải nói thêm, một câu thơ có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau để tạo ra những ý nghĩa mới nhất là thơ văn cổ. Nhưng những câu dẫn ra ở trên đều có chung cách ngắt nhịp là nhịp 3/4 (không tính các biến thể của nó. Ví dụ: Cũng câu thơ: Rượu đối cầm đâm thơ một thủ - Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người, cũng có thể được ngắt thành nhịp 1/ 2/ 2/ 2, nhưng nhịp cuối vẫn là nhịp chẵn) Phạm Luận đã coi nhịp lẻ trước, nhịp chẵn sau là tiết tấu của thơ Việt Nam, còn nhịp chẵn trước, nhịp lẻ sau là tiết tấu thơ ngoại lai “Lối kiến tạo tiết tấu là căn cứ để phân biệt đâu là câu thơ Việt Nam, đâu là câu thơ ngoại lai [Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 857]. Ta có thể nói, tiết tấu 3/4 là tiết tấu riêng của thơ Việt Nam. Để khẳng định điều này, trước tiên phải kể đến sự có mặt của nó trong hệ thống thơ ca dân gian Việt Nam. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu được ngắt theo kiểu 3/4 . Ví dụ: - Đêm tháng năm / chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười / chưa cười đã tối. - Bói ra ma / quét nhà ra rác. - Giặc đến nhà / đàn bà cũng đánh. - Miệng âm mô / bụng bồ dao găm - Măng không uốn / uốn tre sao đành - Một mặt người / bằng mười mặt của Trong ca dao, dân ca cũng có nhiều câu ngắt nhịp 3/4: - Đêm trăng thanh / anh mới hỏi nàng - Khóc làm chi / hài nhi con hỡi Cha con rày / bạc ngỡi thì thôi - Em đố anh / từ nam chí bắc Sông nào là sông sâu nhất - Bắc kim thang / cà lang bí rợ Cột bên kèo / là kèo bên cột Chú bán dầu / qua cầu mà té Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 45 Chú bán ếch / ở lại làm chi Con le le / đánh trống thổi kèn Thứ hai, hầu hết những câu thất ngôn có nhịp 3/4 đều có thể được tạo ra từ những câu lục ngôn. Có nghĩa là những câu lục ngôn có nhịp chẵn 2/ 2/ 2, 2/ 4 rất dễ tạo thành những câu bảy chữ có nhịp 3/ 4 bằng cách “thêm vào một âm tiết ở đầu câu, âm này có thể tự làm thành một bước thơ” [Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 857] Ví dụ: - ( Bát ) cơm xoàng / nhờ ơn xã tắc ( Gian ) lều cỏ / đội đức Đường Ngu (Ngôn chí 14) - ( Lòng ) làm lành / đổi lòng làm dữ ( Tính ) ở nhu / hơn tính ở cương (Bảo kính cảnh giới 20) - ( Ắt ) đã tròn / bằng nước ở bầu (Trần tình 4) Thứ ba, nhiều người cho rằng từ một câu thơ ngũ ngôn luật, nếu thêm vào đằng trước nó hai âm tiết thì nó sẽ trở thành một câu thất ngôn ngắt nhịp 4/3 tức nhịp chẵn trước, lẻ sau: Ví dụ: - ( Ta nếu) ở đâu / vui thú đó ( Ngày xưa) ẩn cả / lọ lâm tuyền ( Tự thán 33) - (Ngày xem) hoa rụng / chăng cài cửa (Tối rước) chim về / mựa lạc ngàn (Tự thán 25) Điều đáng nói ở đây là nhiều câu lục ngôn khi khôi phục lại vị trí được lược bớt để trở thành câu thất ngôn thì chúng vẫn có nhịp lẻ trước, chẵn sau. Ví dụ: Lòng tiện soi / dầu (còn) nhật nguyệt Thề xưa hổ / (mới) có giang san (Thuật hứng 18) Mựa cậy sang / (với) / mựa cậy tài (Tự thán 21) Góc thành nam / (có) lều một gian No nước uống / (lại) thiếu cơm ăn Con đòi trốn / (bởi) dường ai quyến Bà ngựa gầy / (do) thiếu kẻ chăn (Thủ vị ngâm) Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 46 Mai chăng bẻ, (lại) thương cành ngọc Trúc nhặt vun, (còn) tiếc cháu rồng (Thuật hứng 5) Như vậy, cách ngắt nhịp 3/4 trong tập Quốc âm thi tập phải chăng là Nguyễn Trãi đã học tập và đổi mới theo hướng dân tộc hoá? Có thể nói, Nguyễn Trãi đã học tập và tiếp thu những tinh hoa của dân tộc để làm giàu cho thơ ca của mình, tạo nên một diện mạo khá mới mẻ trong chặng đường phát triển thơ Nôm Đường luật. Tóm lại, với việc sử dụng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong tập Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã xây dựng một hệ thống kết cấu mới khác hẳn hệ thống kết cấu vốn có của thơ Đường luật. Sự thay đổi này được thể hiện ở sự thay đổi hình thức kết cấu bài thơ mà chủ yếu là tập trung vào các câu thơ. Tức là thay đổi số chữ trong một dòng (cụ thể là 6 chữ), thay đổi tiết tấu của toàn bài (khắc phục lối tiết tấu đơn nhất 4/3 của thể luật Đường) tạo ra sự phong phú, đa dạng về cách ngắt nhịp cho cả tập thơ. Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định vị thế của thơ Nôm Đường luật trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam. Đồng thời cũng đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc. Người Việt Nam không chỉ tiếp thu những thành tựu văn học đặc sắc của Trung Hoa mà bên cạnh đó còn có sự cách tân, sáng tạo làm nên một nét riêng cho diện mạo văn học dân tộc. 2. Hiệu quả của câu lục trong thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi. Làm thơ bằng Tiếng Việt khi chữ Hán vẫn còn đang ở địa vị quan phương chính thống, khi văn học chữ Nôm chưa hình thành được lối thơ riêng, Nguyễn Trãi vẫn dùng thể luật Đường để sáng tác các tác phẩm của mình. Thơ Nôm Nguyễn Trãi có những bài rất đúng quy cách của thơ Đường. Tuy nhiên, trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã có sự phá cách, cách tân tìm cho mình một thể thơ riêng - một thể thơ có khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của mình vừa đầy cá tính vừa hoà hợp theo nếp nghĩ của nhân dân. Thể thất ngôn xen lục ngôn là một thể loại mới, nó chỉ được sử dụng rộng rãi bắt đầu từ tập Quốc âm thi tập. Đây cũng là tập thơ đầu tiên được viết với số lượng khá lớn bằng tiếng nói của dân tộc. Do được viết bằng Tiếng Việt, ngôn ngữ “nôm na” của đời sống hàng ngày nên những câu thơ trong Quốc âm thi tập rất gần gũi, thân quen với người dân Việt Nam. Bởi ta bắt gặp trong đó là những hình ảnh mà văn học bác học cụ thể là những bài thơ chữ Hán chưa nhắc tới. Nguyễn Trãi đã xác định cho mình một hướng đi riêng bởi bản thân ông từng làm rất nhiều thơ văn bằng chữ Hán, ông đã nhận ra sự bó buộc của thể thơ luật Đường? Phải chăng thể thơ ấy không còn đủ khả năng để diễn tả tình ý và cảm xúc của một con người có quan niệm “lấy dân làm gốc”, thiên nhiên là bạn bè, là thầy trò, có khi là con cái. Phải chăng Nguyễn Trãi hiểu được hình thức của thơ Đường luật đã quá đơn điệu với nội dung trên nên buộc ông phải tìm đến một hình thức mới? Như chúng ta đã biết, mỗi thể thơ nói riêng và từng loại thể văn học nói chung đều chứa đựng Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 47 trong nó những khả năng diễn đạt riêng mà thể loại khác không có. Có người nhận xét: “So với câu bảy tiếng, câu 6 -8 của ta “động” hơn, thích hợp với lối kể chuyện, nó gợi một cái gì đang trôi, đang đi. Trái lại, câu thơ bảy tiếng thích hợp hơn với những trạng thái ngưng đọng tâm tình, nó gợi một cái gì dừng lại. Nếu không làm cho mọi quy định trở thành máy móc, tuyệt đối thì có thể nói thơ thất ngôn luật Đường thích hợp với lối diễn tả những khoảnh khắc trầm tư và nội dung suy tư dù có những mâu thuẫn, xung đột thì những mâu thuẫn, xung đột ấy vẫn có thể hoà giải” [Nguyễn Hữu Sơn. 2003. 847]. Như vậy nếu theo nhận xét này thì làm thơ theo thể luật Đường phải chấp nhận một hình thức cố định với những quy định nghiêm ngặt mà thể thơ đó đề ra. Còn làm thơ theo thể thơ của dân tộc ta thì nhẹ nhàng hơn, bất kì lúc nào cũng có thể xuất khẩu thành thơ. Ví dụ: Người dân Việt Nam quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, trong thời tiết nóng nực của trưa hè, một câu hò vang lên cũng đủ để xua tan mệt nhọc. Một chàng trai cũng có thể gửi lời tâm tình kín đáo của mình cho cô gái qua một câu ca dao....Nói như vậy không có nghĩa là thơ luật Đường không làm được điều đó. Nhưng cũng phải nhắc lại ở đây về đề tài mà thơ luật Đường hướng tới là những đề tài mang quan niệm phạm trù Nho, Đạo giáo nên ít nhiều nó hạn chế sự phong phú như trong thơ Nôm. Đối sánh vào tập thơ Quốc âm thi tập, ta cũng biết tập thơ này được Nguyễn Trãi viết phần lớn vào quãng thời gian ông quy ẩn tại Côn Sơn – “thời kì cuối đời của thi sĩ” (Đặng Thai Mai) có lẽ thời kì này Nguyễn Trãi có nhiều tâm sự nhất. Nỗi lòng ông chằng chịt những suy tư mà chưa tìm được cách tháo gỡ. Ông tìm đến thơ ca để ghi lại những trạng thái, tâm trạng đó. Phải chăng thể thất ngôn xen lục ngôn hứa hẹn sẽ diễn đạt lại đầy đủ nỗi lòng của ông? Việc Nguyễn Trãi đưa nhiều câu thơ sáu chữ vào bài thơ thất ngôn Đường luật tạo ra cấu trúc mới với cách ngắt nhịp đa dạng, tự do hơn. Nguyễn Trãi là tác giả sử dụng nhiều câu sáu nhất và cũng là người sử dụng thành công nhất thể loại này. Với Ức Trai, câu thơ sáu chữ mà ông sử dụng thường là những câu dồn nén cảm xúc, chứa ý và tình trong cả bài thơ. Để chứng minh điều này, trước hết chúng ta cùng xem xét bài Bảo kính cảnh giới số 43 - một bài thơ tả cảnh, tình mùa hè, một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống sinh động, gần gũi, được kết lại bằng hai câu: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phương. Sáu câu thơ trên là bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống sinh động của ngày hè được tác giả đón nhận bằng tất cả giác quan và sự say mê của một người có tâm hồn rộng mở với thiên nhiên và cuộc sống. Nhưng đến câu cuối ta lại bắt gặp cấu trúc khác thường giống như câu mở đầu: Sử dụng câu lục ngôn. “Dân giàu đủ khắp đòi phương”. Thì ra tâm tình của Nguyễn Trãi gửi cả vào một câu sáu ngắn gọn này đây. Điểm kết lại của Nguyễn Trãi trong bài thơ không phải là thiên nhiên tươi đẹp và sinh động kia mà nó lại là Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 48 con người. Những người dân mà cả cuộc đời cầm bút và chiến đấu của ông đều mong muốn họ được ấm no hạnh phúc thì cái tư tưởng ấy được thể hiện trọn vẹn trong câu sáu này. Nguyễn Trãi mong muốn cho tát cả nhân dân được ấm no, hạnh phúc nhưng đó phải là cái hạnh phúc cho tất cả mọi người, mọi nơi “khắp đòi phương”. Còn đối với bài “Tùng”, những phẩm chất cơ bản của cây Tùng cũng là những phẩm chất của người quân tử đều được thể hiện ở các câu sáu: - Một mình lạt thuở ba đông - Cội rễ bền dời chẳng động - Dành còn để trợ dân này Bài Tùng được tác giả viết theo kiểu tuyệt cú liên hoàn (câu đầu của bài thứ hai lặp lại câu cuối của bài thứ nhất). Ba bài - mỗi bài tác giả dùng một câu sáu chữ được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi bài. Để rồi câu cuối cùng rơi vào câu kết của bài và toát lên nội dung, ý tứ của toàn bài thơ. Cả cuộc đời người quân tử miệt mài phấn đấu vì mục đích thiêng liêng và cao cả “trợ dân”- dùng hết “sức hèn tài mọn” của mình để giúp dân cứu nước. Làm sao để cuộc sống của người dân nơi đâu cũng được hưởng sự yên vui, đầm ấm. Đó là niềm thao thức “đêm đêm thức trắng nẻo sơ chung” của biết bao kẻ sĩ quân tử. Thời gian Nguyễn Trãi về Côn Sơn là quãng thời gian ông thảnh thơi nhất Nguyễn Trãi đến với thiên nhiên bởi chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn nhà thơ trở nên thoải mái hơn. Thi sĩ thưởng thức thiên nhiên như một món ăn tinh thần đầy sự hấp dẫn: Đêm thanh / hớp nguyệt / nghiêng chén Ngày vắng/ xem hoa / bợ cây (Ngôn chí 10) Với nhịp 2/2/2 nhẹ nhàng không khác gì một câu thơ dân gian nhưng cũng tràn đầy thi vị của thơ Đường, Nguyễn Trãi mở ra một thế giới mới cho người đọc. Người đọc như được cùng thưởng thức chén rượu in bóng trăng mà ngỡ như mình đang “hớp trăng” chứ không còn là chén rượu suông nữa. Khi đã hoà mình vào thiên nhiên, thi nhân không còn chút bận bịu, lo lắng gì nữa. Chính lúc này, thiên nhiên đã trở nên gần gũi hơn, thân mật hơn: Củi hái mây, dầu bó cúc Cầm đưa gió, mặc thông đàn Ngày xem hoa rụng chăng cài cửa Tối rước chim về mựa lạc ngàn (Tự thán 25) Sự gần gũi thân mật đó đã tạo ra những vần thơ hết sức nhẹ nhàng, uyển chuyển. Nhịp điệu tác giả sử dụng rất có hồn. Nó gợi lên một phong thái rất mực ung dung và đĩnh đạc đường hoàng: Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 49 - Láng giềng / một áng / mây bạc Khách khứa / hai ngàn / núi xanh Có thuở / biếng / thăm bạn cũ Lòng thơ / ngàn dặm /nguyệt / ba canh (Bảo kính cảnh giới 42) Thi nhân ngắm hoa nở, nghe chim hót bằng tất cả tình cảm của mình: Dấu đường đi là đá mòn Đường hoa vắng vẻ trúc luồn Cửa song dài, xâm hơi nắng Tiếng vượn kêu, vang cách non (Ngôn chí 20) Nhất là cảnh ở Côn Sơn – nơi ông về ở ẩn bao giờ cũng toát lên vẻ thanh tịnh: Quét trúc bước qua làn suối Thưởng mai về đạp bóng trăng ( Ngôn chí 15) Việc kết hợp giữa câu sáu và câu bảy đã tạo cho thơ Nôm của Nguyễn Trãi một âm hưởng riêng: Góc thành nam, / lều một gian No nước uống, / thiếu cơn ăn Con đòi trốn, / dường ai quyến Bà ngựa gầy, / thiếu kẻ chăn Ao / bởi hẹp hòi / khôn / thả cá Nhà / quen xú xứa / ngại / nuôi vằn Triều quan/ chẳng phải, / ẩn / chẳng phải Góc thành nam, / lều một gian (Thủ vĩ Ngâm) Ngoại trừ ba câu bảy( câu 5, 6, 7) ở giữa bài ra, bài thơ được ngắt theo cùng một nhịp 3/3 một nhịp khá quen thuộc trong tập thơ Quốc âm thi tập. Chính cách ngắt nhịp của câu sáu này đã chi phối cách ngắt nhịp của ba câu bảy còn lại tạo ra nhịp điệu phong phú cho bài thơ. Xen kẽ những câu sáu tiếng và câu bảy tiếng như vậy thường tạo ra những cảm giác khác nhau trong một bài thơ. Những câu sáu được sắp xếp giữa các câu bảy thường là tác giả dùng để nhấn mạnh vào cái ý mà mình muốn đề cập tới trong bài: - Hiểm hóc cửa quyền chăng lọt lẫn Thanh nhàn án sách hãy đeo đai Dễ hay ruột bể sâu cạn Khôn biết lòng người vắn dài (Ngôn chí 5) - Ta ắt lòng bằng Văn Chính nữa Vui sơ chẳng quản đeo âu Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 50 (Ngôn chí 18) - Mắt hoà xanh, đầu dễ bạc Lưng khôn uốn, lộc nên từ Ai ai đều đã bằng câu hết Nước chẳng còn có Sử Ngư ( Mạn thuật 14) Nhiều khi việc mở đầu hoặc kết thúc bằng những câu sáu tiếng lại phù hợp với sự khoẻ khoắn, sinh động của câu thơ: - Giũ bao nhiêu bụi, bụi lầm Xăn tay áo đến tùng lâm (Ngôn chí 14) - Ngủ thì nằm, đói lại ăn Việc vàn ai hỏi áo bô cằn (Bảo kính cảnh giới 17) - Giữ thuở phong lưu pha thuở khó Lấy khi phú quý đắp khi hàn Cho hay bĩ thái là lề cũ Nếu có nguy thời có an ( Bảo kính cảnh giới 17) - Tai thường phỏng dạng câu ai đọc Rất nhân sinh bẩy tám mươi (Tự thán 6) Mặt khác, do cách sắp đặt trật tự giữa câu sáu và câu bẩy trong một bài thơ cũng tạo nên một điểm mới trong thơ Nguyễn Trãi: Non Phú Xuân cao, nước Vị thanh Mây quen, nguyệt khách, vô tình Đất thiên tử, dưỡng tôi thiên tử Đời thái bình, ca khúc thái bình Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị Tóc tơ chưa báo cha mẹ sinh Rày mừng thiên hạ hai của Tể tướng hiền tài chúa thánh minh (Thuật hứng 20) Đọc bài thơ lên, ta thấy có nhiều cảm xúc xen kẽ nhau do những câu sáu và câu bảy đảm nhiệm. Ở đó ta thấy có cái vui khi được thảnh thơi, được sống một cuộc sống thanh bình không có mưu cầu của danh lợi, có những nỗi xót xa không thực hiện được cái khát vọng mà cả cuộc đời mình ôm ấp, có cả những cái bực tức cất lên thành giọng mỉa mai những con người đang ngự trị xã hội mà không làm nên trò trống gì cho thiên hạ...Chính hiện tượng xen kẽ giữa các câu đã tạo nên những cách ngắt nhịp khác nhau, làn cho bài thơ thêm phong phú, đa dạng: Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 51 Tà dương bóng ngả thuở giang lâu Thế giới đông nên ngọc một bầu Tuyết sóc treo cây điểm phấn Cõi đông giãi nguyệt in câu Khói chìm thuỷ quốc quyên phẳng Nhạn triệu hư không gió thâu Thuyền mạn còn chèo chăng khứng đỗ Trời ban ước tối về đâu? (Ngôn chí 13) Cả bài thơ đọc lên ta bắt gặp một âm điệu trầm buồn đến khó tả. Tuổi đã già, địa vị đã hết vậy mà lòng hăng hái đem tài mọn của mình ra giúp dân giúp nước vẫn không ngừng theo thời gian, theo tuổi tác. Nhưng bốn bề đều mờ mịt, biết đi về đâu đây? Bài thơ kết lại bằng một câu câu sáu “trời ban ước tối về đâu?”, một câu hỏi mà chưa tìm ra được lời giải đáp. Chính câu sáu này tự nó đã nói lên các nỗi băn khoăn của tâm hồn thi nhân. Cũng tuỳ vào từng tâm trạng mà Nguyễn Trãi viết lên những vần thơ có những câu buồn, bài buồn, có những bài vui tươi dí dỏm: - Thế nhưng cười ta rằng đánh thơ Dại hoà vụng nết lừ khừ (Tự thán 20) - Loàn đoan ướm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng Ngoài ấy dầu còn áo lẻ Cả lòng mượn đắp lấy hơi cùng (Thơ tiếc cảnh) - Ngủ thì nằm, đói lại ăn Việc vàn ai hỏi áo bô cằn (Tự thán 40) Nguyễn Trãi yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu chính cái quê hương của những con người mộc mạc giản dị. Đi vào thơ Nôm của ông, không còn phải câu nệ những hình ảnh ước lệ tượng trưng mang tính chất quy phạm của văn học trung đại nữa mà ông đã chuyển tải vào thơ của mình cái phong vị hữu tình, thô sơ, mà đậm đà ấy. Đó là cả một bức tranh đời thường dân dã. Có lẽ thể thất ngôn xen lục ngôn đã đảm nhiệm được điều đó. Chính vì thế mà phần lớn những câu sáu trong bài đều miêu tả thiên nhiên thôn quê hiền hoà: - Tả lòng thanh, vị núc nác Vun đất ải, lảnh mồng tơi (Ngôn chí 9) - Vầu làm chèo, trúc làm nhà Được thú vui, ngày tháng qua (Trần tình 3) Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 52 - Cơm ăn dầu có dưa muối Áo mặc nài chi gấm thêu (Ngôn chí 3) - Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen (Thuật hứng 24) Phải hoà mình vào cuộc sống ở nông thôn và phải yêu quý cuộc sống ấy thì mới có thể nói về các sản vật và phong vị quê hương một cách thân thiết như thế. Quả núc nác, lảnh mùng tơi, củ khoai, rau muống, dọc mùng, bụi tre, ....là những thứ vốn rất quen thuộc với nhân dân nhưng lại khá xa lạ với văn chương bác học. Những thứ ấy được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm một cách hết sức tự nhiên. Phải chăng chính thể thất ngôn xen lục ngôn đã giúp ông làm điều đó. Tóm lại, trong Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã sử dụng với một số lượng khá lớn thể thất ngôn xen lục ngôn. Trong các bài thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ số câu lục ở mỗi bài đến vị trí của câu lục được sắp xếp như thế nào đều không có một quy định nào bắt buộc mà là do chủ ý của tác giả. Những câu lục ngôn thường được dùng ở những chỗ mà tác giả cho là trọng tâm, những chỗ mà tác giả muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình một cách nhấn mạnh, khắc sâu. Bởi như đã phân tích ở trên thì mọi câu thất ngôn đều có khả năng biến đổi để trở thành câu lục ngôn để đảm nhiệm vai trò của câu thất ngôn không đảm trách được. Việc dùng xen giữa câu lục ngôn và câu thất ngôn kéo theo sự phong phú, đa dạng về nhịp điệu cho toàn bài. Có thể nói, chính thể thất ngôn xen lục ngôn đã góp phần lớn vào việc đưa Nguyễn Trãi đến thành công. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 53 PHẦN KẾT LUẬN Tìm hiểu về đặc trưng nghệ thuật của một tập thơ là một công việc khó khăn và càng khó khăn hơn nữa khi tập thơ này thuộc hệ thống thơ văn cổ. Khi đi vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn mang tất cả công sức và tâm huyết của mình bước đầu khám phá một số vấn đề về nghệ thuật trong tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi. Tác phẩm đạt được nhiều thành tựu trên cả hai lĩnh vực nội dung và nghệ thuật. Những vấn đề được khảo sát ở phần nội dung khoá luận chỉ là một trong những đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật trong tập Quốc âm thi tập. Tuy nhiên, những vấn đề được khảo sát đó đã góp phần xây dựng một cách hệ thống về cách tiếp cận thể thơ thất ngôn xen lục ngôn - một thể loại khá mới mẻ và chỉ tồn tại trong văn học trung đại Việt Nam. Đây là một đề tài khá mới cho nên bước đầu nghiên cứu, chúng tôi đã cố gắng thực hiện những công việc sau: 1. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật phần nào giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về thơ Nôm Đường luật “một thể loại không có tuổi già” [Lã Nhâm Thìn. 1997. 39]. Đồng thời xác định được vị trí của tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi trong mối quan hệ toàn diện đó. 2. Khoá luận đã vạch ra một cái nhìn khá hoàn chỉnh về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập. Ngoài việc phân chia một cách có hệ thống các tiêu chí đánh giá trong thể thất ngôn xen lục ngôn (có thể là chưa được tối ưu), chúng tôi còn chú ý tới một số mối liên hệ giữa thể thất ngôn xen lục ngôn với thể thơ dân gian Việt Nam và thể Đường thi Trung Quốc. Nhưng trong quá trình tìm hiểu chắc chắn ít nhiều còn có sự thiếu sót và trùng lặp về nội dung. Do đó, đối với người tìm hiểu thơ Nôm Đường luật nói chung và tập thơ Nôm Quốc âm thi tập nói riêng có thể xuất phát từ thành tựu nghiên cứu nêu trên để tiếp cận và chiếm lĩnh các bài thơ từ nhiều góc độ đặc biệt là từ góc độ thể loại. 3. Được tiếp cận và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rất vui mừng khi đã đóng góp một phần công sức của mình trong việc khám phá cái hay cái đẹp của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi nói riêng và các bài thơ Nôm được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn trong Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập....nói chung. Đặc biệt có thể cung cấp thêm nguồn tư liệu cần thiết cho những ai tìm hiểu, nghiên cứu... các vấn đề liên quan đến đề tài. Nói như Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập... Lê Thị Giang DH5C1 Trang 54 vậy không có nghĩa là khoá luận không mắc phải những thiếu sót, sơ xuất và những kiến giải chủ quan. Vì thế chúng tôi mong nhận được ý kiến đánh giá và phát hiện sai sót, góp ý chân thành của thầy cô và bạn đọc để khoá luận hoàn chỉnh hơn. Nếu có điều kiện, chúng tôi xin được phép trở lại đề tài này ở mức độ khám phá sâu hơn và toàn diện hơn. Chẳng hạn như tiếp tục khảo sát thể thơ này trong Hồng Đức quốc âm thi tập, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đó cũng là ước muốn tiếp tục khẳng định tầm vóc vai trò và vị trí của thơ Nôm trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương Thâu. 1980. Trên đường tìm hiểu thơ văn Nguyễn Trãi. NxbVăn học. 2. Bùi Duy Tân. 2001. Khảo và luận một số thể loại tác giả, tác phẩm văn học Trung đại Việt Nam, tập 2. Nxb quốc gia Hà Nội. 3. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức. 2000. Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại. Nxb khoa học xã hội. 4. Đặng Thai Mai toàn tập. 1998.tập 3. Nxb Văn học. 5. Đinh Gia Khánh. 1976. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ X- XVII. Nxb văn học. 6. Đoàn Thị Thu Vân. 2001. Tiếp cận thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb trẻ. 7. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên). 2004. Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới). Nxb thế giới. 8. Dương Quảng Hàm.1993. Việt Nam văn học sử yếu. Nxb tổng hợp Đồng Tháp. 9. Hữu Mai (chủ biên). 1968. Bạch vân quốc ngữ thi tập. Nxb Văn học. 10. Nguyễn Văn Hồng (chủ biên). 1974. Hồng Đức quốc âm thi tập. Nxb văn học. 11. Lã Nhâm Thìn. 1997. Thơ Nôm Đường luật. Nxb GD. 12. Lã Nhâm Thìn. 2002. Bình giảng thơ Nôm Đường luật. Nxb GD. 13. Lê Quý Đôn toàn tập, tập 2. 1977. Nxb khoa học xã hội. 14. Lê Thu Yến (chủ biên). 2003. Văn học trung đại những công trình nghiên cứu. Nxb GD. 15. Ngô Sĩ Liên.1967. Đại Việt sử kí toàn thư. Nxb Khoa học xã hội. 16. Ngô Văn Phú. 1980. Sáu trăm năm Nguyễn Trãi. Nxb tác phẩm mới hội nhà văn. 17. Nguyễn Đăng Na (chủ biên). 2005. Văn học trung đại Việt Nam, tập 1. Nxb đại học sư phạm. 18. Nguyễn Hữu Sơn. 2003. Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm. Nxb GD. 19. Nguyễn Hữu Sơn. 2002. Về vấn đề thể thơ thất ngôn xen lục ngôn xen lục ngôn. Tạp chí văn học tháng 1- 2002. 20. Nguyễn Phạm Hùng. 1999. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X- XX. Nxb đại học quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Phạm Hùng. 2001. Trở lại vấn đề xác định vị trí của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong văn học thời trung đại. Tạp chí văn học tháng 12 – 2001. 22. Nguyễn Trãi toàn tập. 1956. Nxb Văn sử địa. 23. Nguyễn Xuân Đức. 2004. Đi tìm nguồn gốc thể loại lục bát Việt Nam. Tạp chí văn học tháng 6- 2004. 24. Nguyễn Xuân Đức. 2002. Về thể loại lục bát trong ca dao. Tạp chí văn học tháng 2 – 2002. 25. Trần Đình Sử. 2005. Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nxb đại học quốc gia. 26. Trần Ngọc Hưởng. 2003. Luận đề về Nguyễn Trãi. Nxb thanh niên. 27. Trần Tùng Chinh. 2002. Tài liệu giảng dạy, lưu hành nội bộ,. 28. Trương Chính . 1979. Hương hoa đất nước. Nxb văn học. 29. Tuấn Thành, Nguyễn Vũ. 2007. Nguyễn Trãi tác phẩm và lời bình. Nxb văn học. 30. Xuân Diệu. 2001.Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Nxb trẻ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1277.pdf